Mỗi Ngày Một Chuyện
TRONG MỘT ĐOẠN ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
TRONG
MỘT ĐOẠN ĐỜI
- CAO MỴ NHÂN
2 giờ trưa ...trời bắt đầu dịu xuống, tôi
lim dim mắt, định ngủ lơ mơ một chút, thì chuông cửa vút lên vài tiếng lẻ . Ai
vậy kìa, dứt khoát là tôi không mở cửa rồi ...
Mình đã đi trông nhà dùm, chủ nhân lớn,
nhỏ đều vắng mặt, vả lại ở nước tột đỉnh văn minh, khoa học như nước Mỹ này, đến nhân viên quảng
cáo còn bấm chuông kêu người trong nhà ra mở cửa, để chỉ nhận một vài tờ giấy
thông báo mấy căn nhà hàng xóm xa, gần đã bán được giá cao, thì ai vậy kìa ?
Nhất định không mở cửa, mà cũng không ra
cửa xem ai, muốn gì vv...nữa .
Nhưng ngoài tiếng chuông kêu cửa, còn có
tiếng sáo hút gió trong trẻo, nhịp nhàng như người huýt sáo đang dạo một khúc
nhạc vui vẻ lắm .
Cậu bé 16 tuổi ra phía cửa, trao đổi vài
câu English với người bấm chuông cửa, cũng là người huýt sáo hoan ca...nêu
trên.
Danny nhờ tôi ra mở cửa hông vườn, cho
người đứng ngoài cửa đó vô cắt cỏ, hắn ta là dân Mễ lao động, như lâu nay người
mình hay nói với nhau.
Thế rồi thì không phải 1 người, mà "
ê kíp" đó có tới 3 người. Họ có một xe thùng lớn đằng sau để đựng đồ nghề:
Máy cắt cỏ, máy hút lá cây và bụi bậm trong các kẽ ngách, các thứ chổi, bồ cào,
đồ xúc rác vv...
Một người cứ cắt, một người cứ hút, một
người cứ tỉa riềm vạt cỏ mọc lìa chia ra lối đi .
Trong nhà chỉ có 2 đứa trẻ 16 ban nãy, 10
tuổi em gái cậu trên, và tôi .
Bố mẹ nó đi làm đã đành, mà bà ngoại họ Lã
cùng với một người bác trai cũng cư ngụ ở đây đang " đi chơi các bang miền đông Hoa Kỳ, nên tôi tạm
tới đây ngồi chơi xơi nước mấy hôm, cho các cháu nêu trên khỏi sợ ...ma.
Nếu biết rằng tôi cũng quá đờ
Ngó nhà hoang vắng, sợ lơ mơ
Mong ngày chóng hết, chào gia chủ
Trở lại " Hoa thôn " để viết
thơ...
" Hoa thôn" tức city of
Hawthorne, nơi tôi đang sinh sống với " Quán thơ, tháng ngày còn lại"
( tên một tập thơ của Cao Mỵ Nhân ).
Còn tới Làng El Camino, ngôi nhà thứ hai
này, để chia sẻ sự lo lắng với con cái bận rộn chứ.
Song, tôi chẳng yên thân làm tròn công tác
trông nhà, giữ cháu, mà nhảy một phát ra sân vườn làm quen người đàn bà duy
nhất trong cái "ê kíp " cắt cỏ đương nêu.
Tôi nhìn kỹ người phụ nữ, bà ta chỉ độ quanh 50 tuổi thôi, nhưng lam lũ quá, nên khó đoán tuổi. Tất nhiên là mặc bộ đồ đại lao động,
dày cộp nhưng rách vài chỗ .
Chẳng phải bà ta không có đồ lành lặn, mà
vì phải mặc rách, mới làm lụng dễ dàng được .
Bà đó nói là toàn bộ gia đình bà làm việc
này. Người con trai hay huýt sáo vui vẻ, chồng bà đang tỉa cái hàng rào, bà chỉ
quét đã đừ rồi .
Cũng vẫn bà ta kể rằng: " Đi xe và đi
bộ, tổng cộng hơn 2 tháng từ Venezuela tới đây, khổ lắm "
Trời, còn ai khổ hơn người VN chứ, tôi nói
nhưng gia đình bà không thấy cái chết trước mặt , chỉ khổ cực thôi, còn người
VN thì Khổ đau cơ.
Họ làm cũng khá nhanh, họ nói tiếng Hispanic khá hay ...
Tôi hỏi chơi bà ta: " Bà có biết
Besame Mucho không? "
Bà sáng mắt lên, nói rằng bài hát đó lừng
danh từ thời mẹ của bà còn trẻ cơ.
Tôi cũng sáng mắt lên, và lập tức hát cho
bà ta nghe bằng tiếng Mễ luôn. Tôi nói tôi biết bài đó từ trước khi tôi có
chồng lận.
Hồi đó, tôi ở Pleiku là một miền núi VN,
tôi nghe cô ca sĩ người Ý hát trong cái đĩa bự 78 tours. Besame
...Besame...Mucho ...vút lên, rồi nhạc thả dàn ra quay cuồng nhẩy múa...
Bà cũng cứ nhìn tôi, xem tôi là...ai .
Người con trai huýt gió ban nãy, bèn ngứa chân " nhập " Flamenco, vừa huýt gió vừa búng tay ...
Họ cắt cỏ nhanh quá, độ 1 giờ thôi, 50 ₫
/ngày .
Tôi sẽ kể cho anh nghe, vì anh vừa cho tôi
thưởng thức bài
Zingarella hay quá, cái âm điệu Tây Ban Nha, còn phó bản tiếng Pháp nữa .
Cả một trời lãng mạn chịu không nổi .
Nếu biết rằng tôi thích trữ tình
Chao ơi, người ấy chẳng làm thinh
Còn cho nghe khúc du ca tuyệt
Đã khiến lòng tôi buồn thất kinh...
Ngán chưa? " Anh thân kính , anh vô
cùng huyễn hoặc " anh chẳng cần tán tụng, mê đắm, cuồng si gì, cũng đã
sống trong chan hoà hạnh phúc, vì cái điều có sẵn trong anh, chính là sự thật
lòng, khiêm tốn và hết sức khoan dung, khiến không ai nỡ phản bội anh.
Anh là phiến ngọc thiên thu, mình đã tìm
ra trong thoáng chốc, để sẽ thất thoát mặc nhiên, như một cánh hạc bay ngang,
cánh dù chợt tới, nhưng không chuyên chở mình...
Anh cười: " Thì cứ ngó theo được rồi,
anh dư biết mình ...khổ luỵ như thế, nhưng tại sao mình lại muốn vậy? Cứ làm
thiên thần đi, đừng làm tà mị ..."
Nhưng, với anh, mình thích làm tà mị ...
Bởi có làm tà mị, tâm hồn thánh thiện,
tinh khiết của anh mới nổi bật cạnh mình được chứ.
Thì anh là con cái Chúa, anh sống với
thiên nhiên, tự nhiên, không quyến rũ những gì không phải của anh ...
Ôi thôi, anh sống hồn nhiên với những gì
Chúa ban, mình thì chẳng khác gì Satan trong Secrets Of The Heart của nhà đại
ngôn sứ thần bí Ả Rập: Khalil Gibran ( 1883- 1931).
Ờ được rồi, thì cứ cho là Satan tà mị đi,
bước tiếp người thơ sẽ xử sự thế nào, để làm gì nơi thế gian này ?
Mình khóc nức lên: " Satan vốn tà mị
ma quái, nhưng là hiện thân của say đắm, mê si, hãy để cho mình tận dụng chức
năng đó ..."
Làm thơ ? Lại cũng chỉ để làm thơ thôi,
thì xưa nay đã viết toàn thơ tình như thế, có đâu cần ...tôi, là anh, anh thân
kính, anh vô cùng huyễn hoặc suốt ngày, suốt tháng ...
Hoàng hôn đã tới phía tây, bóng tối từ từ
lan dài trên bờ cỏ biếc vừa được tưới tắm buổi chiều, đám thợ cắt cỏ lạc quan
trong cuộc sống ...họ sống vậy trong một đoạn đời ...
Mình nhớ lại câu nói của gã cắt cỏ hồi
chiều, khi nghe mình hát qua loa Besame Mucho : " The small languge, the
great literature" .
Có phải cậu bé 12 tuổi Khalil Gibran
Gibran, nguyên tên Ả Rập, còn nói ngọng, mà bỗng sau trở thành " thiên sứ
" văn chương ...thần thoại thế giới không ?
Đúng là thần bí, thần bí...Biết vậy, anh
còn du mình vào cõi mơ hồ lâu nay ...anh thật ....." thật thần bí được
rồi..."
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRONG MỘT ĐOẠN ĐỜI - CAO MỴ NHÂN
TRONG
MỘT ĐOẠN ĐỜI
- CAO MỴ NHÂN
2 giờ trưa ...trời bắt đầu dịu xuống, tôi
lim dim mắt, định ngủ lơ mơ một chút, thì chuông cửa vút lên vài tiếng lẻ . Ai
vậy kìa, dứt khoát là tôi không mở cửa rồi ...
Mình đã đi trông nhà dùm, chủ nhân lớn,
nhỏ đều vắng mặt, vả lại ở nước tột đỉnh văn minh, khoa học như nước Mỹ này, đến nhân viên quảng
cáo còn bấm chuông kêu người trong nhà ra mở cửa, để chỉ nhận một vài tờ giấy
thông báo mấy căn nhà hàng xóm xa, gần đã bán được giá cao, thì ai vậy kìa ?
Nhất định không mở cửa, mà cũng không ra
cửa xem ai, muốn gì vv...nữa .
Nhưng ngoài tiếng chuông kêu cửa, còn có
tiếng sáo hút gió trong trẻo, nhịp nhàng như người huýt sáo đang dạo một khúc
nhạc vui vẻ lắm .
Cậu bé 16 tuổi ra phía cửa, trao đổi vài
câu English với người bấm chuông cửa, cũng là người huýt sáo hoan ca...nêu
trên.
Danny nhờ tôi ra mở cửa hông vườn, cho
người đứng ngoài cửa đó vô cắt cỏ, hắn ta là dân Mễ lao động, như lâu nay người
mình hay nói với nhau.
Thế rồi thì không phải 1 người, mà "
ê kíp" đó có tới 3 người. Họ có một xe thùng lớn đằng sau để đựng đồ nghề:
Máy cắt cỏ, máy hút lá cây và bụi bậm trong các kẽ ngách, các thứ chổi, bồ cào,
đồ xúc rác vv...
Một người cứ cắt, một người cứ hút, một
người cứ tỉa riềm vạt cỏ mọc lìa chia ra lối đi .
Trong nhà chỉ có 2 đứa trẻ 16 ban nãy, 10
tuổi em gái cậu trên, và tôi .
Bố mẹ nó đi làm đã đành, mà bà ngoại họ Lã
cùng với một người bác trai cũng cư ngụ ở đây đang " đi chơi các bang miền đông Hoa Kỳ, nên tôi tạm
tới đây ngồi chơi xơi nước mấy hôm, cho các cháu nêu trên khỏi sợ ...ma.
Nếu biết rằng tôi cũng quá đờ
Ngó nhà hoang vắng, sợ lơ mơ
Mong ngày chóng hết, chào gia chủ
Trở lại " Hoa thôn " để viết
thơ...
" Hoa thôn" tức city of
Hawthorne, nơi tôi đang sinh sống với " Quán thơ, tháng ngày còn lại"
( tên một tập thơ của Cao Mỵ Nhân ).
Còn tới Làng El Camino, ngôi nhà thứ hai
này, để chia sẻ sự lo lắng với con cái bận rộn chứ.
Song, tôi chẳng yên thân làm tròn công tác
trông nhà, giữ cháu, mà nhảy một phát ra sân vườn làm quen người đàn bà duy
nhất trong cái "ê kíp " cắt cỏ đương nêu.
Tôi nhìn kỹ người phụ nữ, bà ta chỉ độ quanh 50 tuổi thôi, nhưng lam lũ quá, nên khó đoán tuổi. Tất nhiên là mặc bộ đồ đại lao động,
dày cộp nhưng rách vài chỗ .
Chẳng phải bà ta không có đồ lành lặn, mà
vì phải mặc rách, mới làm lụng dễ dàng được .
Bà đó nói là toàn bộ gia đình bà làm việc
này. Người con trai hay huýt sáo vui vẻ, chồng bà đang tỉa cái hàng rào, bà chỉ
quét đã đừ rồi .
Cũng vẫn bà ta kể rằng: " Đi xe và đi
bộ, tổng cộng hơn 2 tháng từ Venezuela tới đây, khổ lắm "
Trời, còn ai khổ hơn người VN chứ, tôi nói
nhưng gia đình bà không thấy cái chết trước mặt , chỉ khổ cực thôi, còn người
VN thì Khổ đau cơ.
Họ làm cũng khá nhanh, họ nói tiếng Hispanic khá hay ...
Tôi hỏi chơi bà ta: " Bà có biết
Besame Mucho không? "
Bà sáng mắt lên, nói rằng bài hát đó lừng
danh từ thời mẹ của bà còn trẻ cơ.
Tôi cũng sáng mắt lên, và lập tức hát cho
bà ta nghe bằng tiếng Mễ luôn. Tôi nói tôi biết bài đó từ trước khi tôi có
chồng lận.
Hồi đó, tôi ở Pleiku là một miền núi VN,
tôi nghe cô ca sĩ người Ý hát trong cái đĩa bự 78 tours. Besame
...Besame...Mucho ...vút lên, rồi nhạc thả dàn ra quay cuồng nhẩy múa...
Bà cũng cứ nhìn tôi, xem tôi là...ai .
Người con trai huýt gió ban nãy, bèn ngứa chân " nhập " Flamenco, vừa huýt gió vừa búng tay ...
Họ cắt cỏ nhanh quá, độ 1 giờ thôi, 50 ₫
/ngày .
Tôi sẽ kể cho anh nghe, vì anh vừa cho tôi
thưởng thức bài
Zingarella hay quá, cái âm điệu Tây Ban Nha, còn phó bản tiếng Pháp nữa .
Cả một trời lãng mạn chịu không nổi .
Nếu biết rằng tôi thích trữ tình
Chao ơi, người ấy chẳng làm thinh
Còn cho nghe khúc du ca tuyệt
Đã khiến lòng tôi buồn thất kinh...
Ngán chưa? " Anh thân kính , anh vô
cùng huyễn hoặc " anh chẳng cần tán tụng, mê đắm, cuồng si gì, cũng đã
sống trong chan hoà hạnh phúc, vì cái điều có sẵn trong anh, chính là sự thật
lòng, khiêm tốn và hết sức khoan dung, khiến không ai nỡ phản bội anh.
Anh là phiến ngọc thiên thu, mình đã tìm
ra trong thoáng chốc, để sẽ thất thoát mặc nhiên, như một cánh hạc bay ngang,
cánh dù chợt tới, nhưng không chuyên chở mình...
Anh cười: " Thì cứ ngó theo được rồi,
anh dư biết mình ...khổ luỵ như thế, nhưng tại sao mình lại muốn vậy? Cứ làm
thiên thần đi, đừng làm tà mị ..."
Nhưng, với anh, mình thích làm tà mị ...
Bởi có làm tà mị, tâm hồn thánh thiện,
tinh khiết của anh mới nổi bật cạnh mình được chứ.
Thì anh là con cái Chúa, anh sống với
thiên nhiên, tự nhiên, không quyến rũ những gì không phải của anh ...
Ôi thôi, anh sống hồn nhiên với những gì
Chúa ban, mình thì chẳng khác gì Satan trong Secrets Of The Heart của nhà đại
ngôn sứ thần bí Ả Rập: Khalil Gibran ( 1883- 1931).
Ờ được rồi, thì cứ cho là Satan tà mị đi,
bước tiếp người thơ sẽ xử sự thế nào, để làm gì nơi thế gian này ?
Mình khóc nức lên: " Satan vốn tà mị
ma quái, nhưng là hiện thân của say đắm, mê si, hãy để cho mình tận dụng chức
năng đó ..."
Làm thơ ? Lại cũng chỉ để làm thơ thôi,
thì xưa nay đã viết toàn thơ tình như thế, có đâu cần ...tôi, là anh, anh thân
kính, anh vô cùng huyễn hoặc suốt ngày, suốt tháng ...
Hoàng hôn đã tới phía tây, bóng tối từ từ
lan dài trên bờ cỏ biếc vừa được tưới tắm buổi chiều, đám thợ cắt cỏ lạc quan
trong cuộc sống ...họ sống vậy trong một đoạn đời ...
Mình nhớ lại câu nói của gã cắt cỏ hồi
chiều, khi nghe mình hát qua loa Besame Mucho : " The small languge, the
great literature" .
Có phải cậu bé 12 tuổi Khalil Gibran
Gibran, nguyên tên Ả Rập, còn nói ngọng, mà bỗng sau trở thành " thiên sứ
" văn chương ...thần thoại thế giới không ?
Đúng là thần bí, thần bí...Biết vậy, anh
còn du mình vào cõi mơ hồ lâu nay ...anh thật ....." thật thần bí được
rồi..."
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)