Mỗi Ngày Một Chuyện
TRONG MỘT KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
TRONG MỘT KỶ NIỆM - CAO MỴ
NHÂN
Cuộc đấu tranh chống chính phủ của Phật giáo miền Trung, đưa bàn thờ Phật ra
đường, chặn lưu thông trong thành phố, năm 1966, mà kể như 2 thành phố bị ảnh
hưởng nặng nhất là Huế và Đà Nẵng.
Quân nhân các cấp VNCH phục vụ ở QĐI/QKI bị khá nhiều giao động...
Thủa ấy, chúng ta thường nghe những câu nói quen tai như:
Dân tộc VN với 80% dân chúng theo đạo Phật.
Đạo Phật đồng hành với sự trưởng thành của dân tộc.
Hãy chống lại hoặc ly khai với chính phủ "Thiệu Kỳ Có" . ..vv và
vv...
Đó cũng là cái nền " đấu tranh " của Phật giáo miền Trung, và cuộc
tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của Việt Cộng, với sự nằm vùng của một số sinh
viên học sinh Huế, do một phần nhỏ ...trí thức, tiểu tư sản Huế khá nhiều
tên tuổi quen thuộc trực tiếp giật dây.
Để chặn đứng mưu toan xé nhỏ và xâm nhập chính phủ do VC âm mưu chủ trương, quý
vị cấp tướng VNCH trẻ trung, tích cực, hồi đó 1966, đã chớp nhoáng hành quân
dẹp ...loạn để bảo vệ chính nghĩa Quốc gia, hay là để tiếp tục xây dựng nền Cộng
Hoà đệ nhị (1963 - 1975).
Tôi còn nhớ những câu nói thực sự đáng nể, kỷ luật và đầy tính xây dựng nền
tảng xã hội miền Nam, của thiếu tướng không quân đã được chính QL/VNCH chỉ định
làm ...thủ tướng hồi đó, 51 năm về trước, là:
Đừng để thế giới nhìn vào: "Một quân đội trong một quân đội, và một
chính phủ trong một chính phủ."
Và sau đó thì quý tướng của chính phủ "quân đội" với nội các
" chiến tranh" bấy giờ, đã bất thần hiện diện ở Huế và Đà Nẵng, để ...địa
phương "trở tay không kịp " .
Đúng ra theo nhận xét khách quan, thì cho dẫu nhị vị tướng năng nổ thời đó là
quý tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ , và Nguyễn Ngọc Loan đem lực lượng Nhẩy Dù
ra bình định QKI, có công khai đi nữa, quân nhân các cấp thuộc QĐI/QKI chắc
chắn không có chuyện cản trở hay bất tuân, nhưng tướng Kỳ nhất định dẹp bỏ sự
lằng nhằng của địa phương cứ ầu ơ ví dầu, sốt ruột quá.
Quý vị chỉ cần biết buổi họp sau cùng trước cuộc bình định lãnh thổ miền Trung,
ở phòng hội Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI buổi sáng đầu tuần, mà tất cả các trưởng phòng,
ban cùng đơn vị trưởng các đơn vị trực thuộc QĐI/QKI đang người nào việc nấy ro
ro báo cáo Trung Tướng Tư Lệnh...
Thì một máy bay, tôi không nhớ loại gì nữa, bay ào thật sát mái lầu Bộ Tư Lệnh,
và còn lượn vài vòng, rồi mới bay vào sân bay quân sự Đà Nẵng.
Các cấp sĩ quan kể cả tướng, xuống tới cấp nhỏ nhất và duy nhất là tôi, Thiếu
uý trưởng phòng xã hội QĐI/QKI, đều chẳng lẽ lại nói là "phách lạc
hồn xiêu" thì mất mặt KBC 4109 quá.
Nhưng ai cũng ngơ ngác, không biết không tặc hay những quả bom bất bình, sẽ
được trút xuống cái mái ngói đỏ thân thương của trại Nguyễn Tri Phương bấy giờ,
1966, thì thế nào đây?
Tôi cứ phải điền năm tháng vào bài tôi, để lỡ các niên trưởng hay huynh đệ tri
binh lục vấn là: "này, này, có đúng không đó".
Tôi sẽ chỉ cho quý vị người cũng nhớ như tôi, là Trung tá KQ PHạm Gia An, thuộc
Không Đoàn 41 KQ, sau đổi là Sư Đoàn I KQ, đang ở cách tôi có mấy con đường
thôi nhé, quý vị có thể hỏi thăm được.
Thế rồi thì ai hiện diện trong phòng họp cũng nhìn Trung tá, sau lên đại tá
Dương Thiệu Hùng, Chỉ Huy Trưởng Không Đoàn 41 KQ , xem thử thái độ quan
năm KQ ...nghĩ thế nào?
Nhưng lạ lắm, Tư lệnh QĐI/QKI hình như biết ngay, đến thiếu uý quèn, lại
đàn bà như tôi mà còn ...biết, thì xin lỗi quý quan trong hội trường có lạ gì
sự việc này.
Đó là cảnh cáo đầu tiên của Tướng Kỳ, Chủ tịch Ủy ban hành pháp Trung ương đã
chỉ thị, hay là thân mật hơn, đã bàn nhỏ với " tư lệnh KO vùng 1 Chiến
thuật " là phải thế, tình hình đất nước không thể cứ vòng vo mất thì giờ
quá.
Trung tá Dương Thiệu Hùng chỉ huy trưởng Không Đoàn 41 KQ với cái nhìn mà cho
tới bây giờ tôi vẫn thấy như ở trước mắt, ông lặng thinh không ngó ai, tất cả
ngó nhau ..,
Trung tướng Tư Lệnh QĐI/QKI của ...tôi bấy giờ không phải là Trung tướng Ngô
Quang Trưởng đâu nhé, ông thở dài rất nhẹ, mà ai cũng nghe được mới chết chứ,
tư lệnh với cái hất đầu quen thuộc, mỉm cười chút xíu nhưng rõ nét sót sa:
"Thôi được, không có gì thì anh em giải tán ..."
Trung tướng cũng chẳng cần nói với Trung tá Hùng KQ là về Không Đoàn coi lại
vấn đề, bởi còn gì không hiểu nữa. Tất cả chào nhau ra về ..
Hồi đó tôi còn ...nhỏ so với bây giờ, lại ở phương vị mà được rất nhiều niên
trưởng, đàn anh thương mến, nhưng tôi cũng thông cảm nỗi buồn trước nhất là
của Tư Lệnh tôi, sau tới các vị sĩ quan cao cấp hiện diện ở phòng họp hôm đó
...
Một vị vỗ vai tôi: "Sợ hả, hù thôi, không có gì đâu " .
Tư Lệnh Bon Papa của đa số huynh đệ chi binh trẻ chúng tôi với giọng
Quảng Trị, mà lúc nào tướng cũng nói thật to, khi thấy tôi cứ lởn vởn đi sau
cùng, vì mình tép riu, tướng đùa: " Sợ không, về làm việc đi
..."
Tôi rất là nhậy cảm, chỉ nghe tướng Tư Lệnh nói vậy , tôi đã ngậm ngùi thương
tất cả những người làm lính chung quanh tôi , tôi suýt khóc.
Nhưng ai cũng biết tính tôi, nhà văn Duy Lam, bấy giờ là thiếu tá Nguyễn Kim
Tuấn, Chánh Văn phòng Tư Lệnh QĐI/QKI của ...tôi, cười thực sự :
" Cô này sợ hết hồn rồi, còn lâu bom mới rớt ở đây".
Đã rõ ý định của Trung ương, nhưng làm gì hơn. Ngoại trừ một số quân nhân Phật
Tử chính hiệu lập hẳn một "mặt trận" bất tín nhiệm chính phủ,
do đại tá Đàm Quang Yêu lãnh đạo, thiếu tá Trai phụ tá điều hợp chương trình,
sát cánh cùng các Phật tử ở ngôi chùa Tỉnh Hội đường Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, nơi
đã để mấy chiếc quan tài chứa mấy người nổ súng chống đối mà chưa rõ rệt phòng
tuyến ...
Còn thì tất cả vẫn ai ở tiền đồn kích giặc VC thì vẫn ở, ai ở hậu cứ như chúng
tôi thì vẫn công tác bình thường .
Thế mà, mới tinh mơ hôm sau, là cả một rừng mũ đỏ bao quanh các ngả đường cần
thiết để bình định thành phố .
Tất nhiên không thể không đi làm .
Chẳng biết trên văn phòng Tư Lệnh, văn phòng Tham Mưu Trưởng thế nào, chứ các
phòng thì tất cả các cửa phòng liên hệ đều có Anh em ta từ trung ương ra, súng
ống trên tay, nụ cười phảng phất ... liêu trai trước mặt ...khiến chúng tôi, là
phòng xã hội thôi, dông tuốt về nhà .
Buổi trưa, nghe điện thoại từ sĩ quan trực kêu :
"Thiếu uý Cao Mỵ Nhân cùng tất cả Nhân viên phòng xã hội Quân Đoàn vô
trình diện khối Chiến tranh Chính Trị đúng 12 giờ, mọi lý do bê trễ đều không
được chấp thuận " .
Bầu đoàn lại. ..líu ríu vô Quân Đoàn .
Nhưng đã ...rắc rối còn rối tinh lên ...
Các chị và các cô phòng xã hội thì ai nấy ngồi chết trân chờ lệnh mới, còn tôi
nhận được mấy dòng" Tâm thư " : Cao Mỵ Nhân, hãy điều hành công tác
xã hội bình thường và giữ đúng quân phong, quân kỷ .
Thiếu tá Hoàng Ngọc Liên .
Trời ơi, tôi vừa mừng vì ông anh Văn nghệ họ hàng gốc Dù, thi sĩ thiếu tá Hoàng
Ngọc Liên, về sau lên Trung tá và ra khỏi binh chủng Dù, qua giữ chức tham mưu
phó CTCT / BĐQ . Lại vừa ...tức vì ổng trong đội quân đi dẹp loạn miền
Trung, mà dù đúng sai , tôi vẫn là quân địa phương .
Tôi chưa nghĩ thế nào, thì mấy chuỗi cười rộ lên một lượt : Hoàng Ngọc Liên ,
thiếu tá Nam, đại uý Văn Cao cục TLC mà người ta đùa là nhạc sĩ Văn cao ...
Thiếu tá Hoàng Ngọc Liên quen tôi từ hồi tôi còn đi học bấy giờ ông Trung uý
Dù, nói : " đã nói rồi, không được đi lính, không nghe lời, bây giờ ...làm
thơ đi " . Mọi người cười ồ lên, chán quá .
Vậy chứ sau đó tôi vẫn làm thơ ...tình như thường :
Ngày đi tròn tuổi ngọc
Anh cười thương sót em
Tay ngà che mặt khóc
Hồn anh rách nát thêm ...
(Cao Mỵ Nhân 1966)
Thi sĩ Hoàng Ngọc Liên hỏi tôi cảm nhận từ ý gì khi viết bài thơ " Em còn
không Mai A 1966 " ấy .
Tôi lơ đãng trả lời: " Vì hình ảnh thấp thoáng mới đây thôi, người
sĩ quan Dù đang ở dãy Văn phòng đối diện kia, Mỵ vừa thấy lại anh ta sau 5 năm
xa cách ..."
Ai, ai, Dù thì ai tôi cũng biết, cô đừng đùa chứ .
Thiếu tá không biết đâu, là Dù nhưng không làm văn thơ như thiếu tá , thì sao
thi sĩ biết được .
Chỉ cần nói tên, 15 phút sau là tướng mạo công vụ có trước mặt .
Thủa còn trẻ nên hiếu thắng, lại thêm cái tính chanh chòi của tôi, đang ở trong
" tạm giữ " của quân Dù ra bình định Miền Trung năm đó , tôi vẫn nhún
vai :
Vâng, Thiếu tá tìm đi, anh ta là Bùi Duy Ch. , thiếu uý .
Thi sĩ Hoàng Ngọc Liên kẻ cả:
Tưởng là cô Mỵ quen người như tôi, thì biết ngay, bọn " đàn em
" này, thì không biết thật .
Mà thôi, đâu đâu, cô dẫn tôi đi kiếm thử .
Kiếm làm gì, Mỵ còn đang muốn trốn đây .
Và tôi đã trốn thật trong bao nhiêu năm kể từ ngày ấy, mùa bão loạn miền
Trung, mùa kỷ niệm khó quên trong đời ...binh nghiệp vô cùng tiếc nhớ ...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRONG MỘT KỶ NIỆM - CAO MỴ NHÂN
TRONG MỘT KỶ NIỆM - CAO MỴ
NHÂN
Cuộc đấu tranh chống chính phủ của Phật giáo miền Trung, đưa bàn thờ Phật ra
đường, chặn lưu thông trong thành phố, năm 1966, mà kể như 2 thành phố bị ảnh
hưởng nặng nhất là Huế và Đà Nẵng.
Quân nhân các cấp VNCH phục vụ ở QĐI/QKI bị khá nhiều giao động...
Thủa ấy, chúng ta thường nghe những câu nói quen tai như:
Dân tộc VN với 80% dân chúng theo đạo Phật.
Đạo Phật đồng hành với sự trưởng thành của dân tộc.
Hãy chống lại hoặc ly khai với chính phủ "Thiệu Kỳ Có" . ..vv và
vv...
Đó cũng là cái nền " đấu tranh " của Phật giáo miền Trung, và cuộc
tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của Việt Cộng, với sự nằm vùng của một số sinh
viên học sinh Huế, do một phần nhỏ ...trí thức, tiểu tư sản Huế khá nhiều
tên tuổi quen thuộc trực tiếp giật dây.
Để chặn đứng mưu toan xé nhỏ và xâm nhập chính phủ do VC âm mưu chủ trương, quý
vị cấp tướng VNCH trẻ trung, tích cực, hồi đó 1966, đã chớp nhoáng hành quân
dẹp ...loạn để bảo vệ chính nghĩa Quốc gia, hay là để tiếp tục xây dựng nền Cộng
Hoà đệ nhị (1963 - 1975).
Tôi còn nhớ những câu nói thực sự đáng nể, kỷ luật và đầy tính xây dựng nền
tảng xã hội miền Nam, của thiếu tướng không quân đã được chính QL/VNCH chỉ định
làm ...thủ tướng hồi đó, 51 năm về trước, là:
Đừng để thế giới nhìn vào: "Một quân đội trong một quân đội, và một
chính phủ trong một chính phủ."
Và sau đó thì quý tướng của chính phủ "quân đội" với nội các
" chiến tranh" bấy giờ, đã bất thần hiện diện ở Huế và Đà Nẵng, để ...địa
phương "trở tay không kịp " .
Đúng ra theo nhận xét khách quan, thì cho dẫu nhị vị tướng năng nổ thời đó là
quý tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ , và Nguyễn Ngọc Loan đem lực lượng Nhẩy Dù
ra bình định QKI, có công khai đi nữa, quân nhân các cấp thuộc QĐI/QKI chắc
chắn không có chuyện cản trở hay bất tuân, nhưng tướng Kỳ nhất định dẹp bỏ sự
lằng nhằng của địa phương cứ ầu ơ ví dầu, sốt ruột quá.
Quý vị chỉ cần biết buổi họp sau cùng trước cuộc bình định lãnh thổ miền Trung,
ở phòng hội Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI buổi sáng đầu tuần, mà tất cả các trưởng phòng,
ban cùng đơn vị trưởng các đơn vị trực thuộc QĐI/QKI đang người nào việc nấy ro
ro báo cáo Trung Tướng Tư Lệnh...
Thì một máy bay, tôi không nhớ loại gì nữa, bay ào thật sát mái lầu Bộ Tư Lệnh,
và còn lượn vài vòng, rồi mới bay vào sân bay quân sự Đà Nẵng.
Các cấp sĩ quan kể cả tướng, xuống tới cấp nhỏ nhất và duy nhất là tôi, Thiếu
uý trưởng phòng xã hội QĐI/QKI, đều chẳng lẽ lại nói là "phách lạc
hồn xiêu" thì mất mặt KBC 4109 quá.
Nhưng ai cũng ngơ ngác, không biết không tặc hay những quả bom bất bình, sẽ
được trút xuống cái mái ngói đỏ thân thương của trại Nguyễn Tri Phương bấy giờ,
1966, thì thế nào đây?
Tôi cứ phải điền năm tháng vào bài tôi, để lỡ các niên trưởng hay huynh đệ tri
binh lục vấn là: "này, này, có đúng không đó".
Tôi sẽ chỉ cho quý vị người cũng nhớ như tôi, là Trung tá KQ PHạm Gia An, thuộc
Không Đoàn 41 KQ, sau đổi là Sư Đoàn I KQ, đang ở cách tôi có mấy con đường
thôi nhé, quý vị có thể hỏi thăm được.
Thế rồi thì ai hiện diện trong phòng họp cũng nhìn Trung tá, sau lên đại tá
Dương Thiệu Hùng, Chỉ Huy Trưởng Không Đoàn 41 KQ , xem thử thái độ quan
năm KQ ...nghĩ thế nào?
Nhưng lạ lắm, Tư lệnh QĐI/QKI hình như biết ngay, đến thiếu uý quèn, lại
đàn bà như tôi mà còn ...biết, thì xin lỗi quý quan trong hội trường có lạ gì
sự việc này.
Đó là cảnh cáo đầu tiên của Tướng Kỳ, Chủ tịch Ủy ban hành pháp Trung ương đã
chỉ thị, hay là thân mật hơn, đã bàn nhỏ với " tư lệnh KO vùng 1 Chiến
thuật " là phải thế, tình hình đất nước không thể cứ vòng vo mất thì giờ
quá.
Trung tá Dương Thiệu Hùng chỉ huy trưởng Không Đoàn 41 KQ với cái nhìn mà cho
tới bây giờ tôi vẫn thấy như ở trước mắt, ông lặng thinh không ngó ai, tất cả
ngó nhau ..,
Trung tướng Tư Lệnh QĐI/QKI của ...tôi bấy giờ không phải là Trung tướng Ngô
Quang Trưởng đâu nhé, ông thở dài rất nhẹ, mà ai cũng nghe được mới chết chứ,
tư lệnh với cái hất đầu quen thuộc, mỉm cười chút xíu nhưng rõ nét sót sa:
"Thôi được, không có gì thì anh em giải tán ..."
Trung tướng cũng chẳng cần nói với Trung tá Hùng KQ là về Không Đoàn coi lại
vấn đề, bởi còn gì không hiểu nữa. Tất cả chào nhau ra về ..
Hồi đó tôi còn ...nhỏ so với bây giờ, lại ở phương vị mà được rất nhiều niên
trưởng, đàn anh thương mến, nhưng tôi cũng thông cảm nỗi buồn trước nhất là
của Tư Lệnh tôi, sau tới các vị sĩ quan cao cấp hiện diện ở phòng họp hôm đó
...
Một vị vỗ vai tôi: "Sợ hả, hù thôi, không có gì đâu " .
Tư Lệnh Bon Papa của đa số huynh đệ chi binh trẻ chúng tôi với giọng
Quảng Trị, mà lúc nào tướng cũng nói thật to, khi thấy tôi cứ lởn vởn đi sau
cùng, vì mình tép riu, tướng đùa: " Sợ không, về làm việc đi
..."
Tôi rất là nhậy cảm, chỉ nghe tướng Tư Lệnh nói vậy , tôi đã ngậm ngùi thương
tất cả những người làm lính chung quanh tôi , tôi suýt khóc.
Nhưng ai cũng biết tính tôi, nhà văn Duy Lam, bấy giờ là thiếu tá Nguyễn Kim
Tuấn, Chánh Văn phòng Tư Lệnh QĐI/QKI của ...tôi, cười thực sự :
" Cô này sợ hết hồn rồi, còn lâu bom mới rớt ở đây".
Đã rõ ý định của Trung ương, nhưng làm gì hơn. Ngoại trừ một số quân nhân Phật
Tử chính hiệu lập hẳn một "mặt trận" bất tín nhiệm chính phủ,
do đại tá Đàm Quang Yêu lãnh đạo, thiếu tá Trai phụ tá điều hợp chương trình,
sát cánh cùng các Phật tử ở ngôi chùa Tỉnh Hội đường Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, nơi
đã để mấy chiếc quan tài chứa mấy người nổ súng chống đối mà chưa rõ rệt phòng
tuyến ...
Còn thì tất cả vẫn ai ở tiền đồn kích giặc VC thì vẫn ở, ai ở hậu cứ như chúng
tôi thì vẫn công tác bình thường .
Thế mà, mới tinh mơ hôm sau, là cả một rừng mũ đỏ bao quanh các ngả đường cần
thiết để bình định thành phố .
Tất nhiên không thể không đi làm .
Chẳng biết trên văn phòng Tư Lệnh, văn phòng Tham Mưu Trưởng thế nào, chứ các
phòng thì tất cả các cửa phòng liên hệ đều có Anh em ta từ trung ương ra, súng
ống trên tay, nụ cười phảng phất ... liêu trai trước mặt ...khiến chúng tôi, là
phòng xã hội thôi, dông tuốt về nhà .
Buổi trưa, nghe điện thoại từ sĩ quan trực kêu :
"Thiếu uý Cao Mỵ Nhân cùng tất cả Nhân viên phòng xã hội Quân Đoàn vô
trình diện khối Chiến tranh Chính Trị đúng 12 giờ, mọi lý do bê trễ đều không
được chấp thuận " .
Bầu đoàn lại. ..líu ríu vô Quân Đoàn .
Nhưng đã ...rắc rối còn rối tinh lên ...
Các chị và các cô phòng xã hội thì ai nấy ngồi chết trân chờ lệnh mới, còn tôi
nhận được mấy dòng" Tâm thư " : Cao Mỵ Nhân, hãy điều hành công tác
xã hội bình thường và giữ đúng quân phong, quân kỷ .
Thiếu tá Hoàng Ngọc Liên .
Trời ơi, tôi vừa mừng vì ông anh Văn nghệ họ hàng gốc Dù, thi sĩ thiếu tá Hoàng
Ngọc Liên, về sau lên Trung tá và ra khỏi binh chủng Dù, qua giữ chức tham mưu
phó CTCT / BĐQ . Lại vừa ...tức vì ổng trong đội quân đi dẹp loạn miền
Trung, mà dù đúng sai , tôi vẫn là quân địa phương .
Tôi chưa nghĩ thế nào, thì mấy chuỗi cười rộ lên một lượt : Hoàng Ngọc Liên ,
thiếu tá Nam, đại uý Văn Cao cục TLC mà người ta đùa là nhạc sĩ Văn cao ...
Thiếu tá Hoàng Ngọc Liên quen tôi từ hồi tôi còn đi học bấy giờ ông Trung uý
Dù, nói : " đã nói rồi, không được đi lính, không nghe lời, bây giờ ...làm
thơ đi " . Mọi người cười ồ lên, chán quá .
Vậy chứ sau đó tôi vẫn làm thơ ...tình như thường :
Ngày đi tròn tuổi ngọc
Anh cười thương sót em
Tay ngà che mặt khóc
Hồn anh rách nát thêm ...
(Cao Mỵ Nhân 1966)
Thi sĩ Hoàng Ngọc Liên hỏi tôi cảm nhận từ ý gì khi viết bài thơ " Em còn
không Mai A 1966 " ấy .
Tôi lơ đãng trả lời: " Vì hình ảnh thấp thoáng mới đây thôi, người
sĩ quan Dù đang ở dãy Văn phòng đối diện kia, Mỵ vừa thấy lại anh ta sau 5 năm
xa cách ..."
Ai, ai, Dù thì ai tôi cũng biết, cô đừng đùa chứ .
Thiếu tá không biết đâu, là Dù nhưng không làm văn thơ như thiếu tá , thì sao
thi sĩ biết được .
Chỉ cần nói tên, 15 phút sau là tướng mạo công vụ có trước mặt .
Thủa còn trẻ nên hiếu thắng, lại thêm cái tính chanh chòi của tôi, đang ở trong
" tạm giữ " của quân Dù ra bình định Miền Trung năm đó , tôi vẫn nhún
vai :
Vâng, Thiếu tá tìm đi, anh ta là Bùi Duy Ch. , thiếu uý .
Thi sĩ Hoàng Ngọc Liên kẻ cả:
Tưởng là cô Mỵ quen người như tôi, thì biết ngay, bọn " đàn em
" này, thì không biết thật .
Mà thôi, đâu đâu, cô dẫn tôi đi kiếm thử .
Kiếm làm gì, Mỵ còn đang muốn trốn đây .
Và tôi đã trốn thật trong bao nhiêu năm kể từ ngày ấy, mùa bão loạn miền
Trung, mùa kỷ niệm khó quên trong đời ...binh nghiệp vô cùng tiếc nhớ ...
CAO MỴ NHÂN
(HNPD)