Mỗi Ngày Một Chuyện
TRONG NẮNG VUI - CAO MỴ NHÂN
TRONG NẮNG VUI - CAO MỴ NHÂN
Chỉ
có người tài xế là đàn ông. Bốn phụ nữ trên xe gồm 3 bà và 1 cô. Thực ra nếu
nói theo Tây phương, thì 4 nhân vật nữ đều là "ladies" cả rồi.
Có
điều " cô bé " bạn tôi mới năm mấy xuân xanh thôi, tôi chưa bao giờ dám
hỏi thăm tuổi tác ai, cô đang nuôi 2 con nhỏ cũng trên 18. Nên " đông
phương ta" thấy còn trẻ thì cứ kêu bằng cô cho thân tình .
Cô
bé năm mấy đó tên Vân Thuỷ, tất nhiên là một biệt hiệu trong giới MC đám cưới,
sống bằng nghề tay trái này, mà lại ung dung.
Tôi
gặp cô trong một tiệc cưới với 600 khách dự ở Paracel Restaurant cuối năm
ngoái. Bấy giờ cô đang ngập ngừng câu thơ Huy Cận trong bài " Ngậm Ngùi
":
...Lòng
em mở với quạt này
Trăm con
chim mộng về bay đầu giường ...
( Huy Cận )
Muốn
nói làm sao cho hay, văn hoa mà vẫn hiểu được dễ dàng.
Tôi
bảo rằng ngày xưa quê hương ta còn lạc hậu, không có máy lạnh đã đành, mà không
có cả quạt máy chạy vù vù để đuổi muỗi, xứ sở nhiệt đới thì muỗi cứ bay mịt mù,
khiến cái ông " anh" đó, phải xoè quạt giấy ra quạt nhè nhẹ cho cô
"em" đó ngủ lỡ bữa :
"Nắng
chia nửa bãi chiều rồi ", còn ngủ trưa nỗi gì, nên :
" Em ơi, hãy ngủ anh hầu quạt đây " ,
và quạt mở ra, lòng anh cũng mở như quạt vậy, quạt cho em ủ mộng êm đềm...
Thủa
còn tại thế, thi sĩ Hán học cổ điển Đông Hồ đã tự thỉnh và viết bằng bút lông
trên nền lụa nơi lòng quạt, tặng quý thi khách trong hội thơ Quỳnh Dao, mà giai
nhân của cụ là đại tỷ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, niên trưởng kỳ thứ 3 Quỳnh Dao
thi đàn chúng tôi, mỗi khách dự nhận một chiếc quạt lụa, nhẹ như ...tơ mây.
Qua
kính viễn vọng xa xôi, tôi thấy anh đang tủm tỉm cười : "Thế xe chạy tới
mô rồi, đang chờ nghe chuyện của 3 bà 1 cô đây " ...
Thì
vẫn đang kể nhân vật " cô Vân Thuỷ " đấy chứ.
Cô
MC đó hiện cư ngụ tại thành phố chưa đi tới, đã hình dung ra nó tươi mát thế
nào : Lake Forest, nhà cô sát bên con đường ngắn song song bờ hồ.
Vân
Thuỷ có người quen chưa thân lắm, chính là ông bạn tài xế hôm nay, đã chở chúng
tôi đi thăm thành phố đẹp hơn, ở gần đó, là Mission Viejo city, cũng
thấy thấp thoáng mấy gia đình
VN đang sinh sống nơi đây.
Từ
nhà tôi, Hawthorne , xe chạy Fwy 405 S, rồi nhập 5 S, hướng San Diego, tới
Mission Viejo ấy 1 giờ 15 phút, là không kẹt xe, chứ ông tên Toán tạm gọi tài
xế bảo rằng hằng ngày giờ đi làm, có khi ông ta phải ngồi hứng nắng cả tiếng
đồng hồ, mà không ra khỏi ba thành phố nữa .
Chúng
tôi đã ăn sáng từ ở nhà, nên chỉ định tới cái thành phố văn mình, sang trọng đó
chụp hình các cảnh đẹp cho biết, rồi về lại khu chợ VN Westminster thăm thêm
bạn bè, ăn trưa ở mấy cái tiệm mà bây giờ không biết ai là bạn, ai là ...người
lạ.
Có
tiệm tiếp viên " chơi " toàn quần đen áo bà ba,
Còn
cái đám mới "design " cho có vẻ quốc hồn quốc tuý , lại cũng
xài áo với đám "nút thắt " ở giữa, thì nên về bán quán trên " Hữu Nghị quan" cho đẹp
lòng " Xích Quỷ " .
Chúng
tôi chụp khá
nhiều hình ở city này, ông tài xế lại cũng là một nhiếp ảnh gia không cần tên
tuổi, chẳng cần triển lãm , vì ai bây giờ cũng là " nhiếp ảnh gia ",
bởi ai cũng có IPhone, Ipad vv...nhưng tôi có đủ hết, mà không làm được ...
Vẫn
bổn cũ soạn lại, là phải nhờ ông tài xế và cô MC Vân Thuỷ chụp mấy kiểu dùm.
Hai
bà bạn của tôi, thì cứ tự tôn lên hàng đại lão " Đồ Long", xem thường
vạn sự, tôi chẳng hiểu nhị vị ấy muốn gì, tuy nhị vị ấy đã nói lời phi lộ là
thấy tôi nhận lời đi chơi thì đi thôi, chứ chả thấy gì hứng thú ởthế gian này.
Chu
choa, mong quý vị ấy đừng coi mấy dòng này, theo tôi, không tha thiết cõi tạm
này, thì cứ về Tây trúc.
Do
đó quý vị không chụp ảnh, bảo là ông bà kia, cũng quanh thủ đô tị nạn Bolsa, đã
la toáng bầy con cháu chắt là : " Chụp hình làm quái gì, giữ được bao lâu,
cái hình đại nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi chụp cho ông ấy năm đó, bây giờ cất đâu
..."
Nghĩa
là chẳng ai giữ hình mãi được, trừ phi những người làm lịch sử thôi .
Hai
bà bạn tôi cười hô hố rồi xua tay: " Chụp chiếc xong chưa mau về kẻo nắng ..."
Tôi
bị " tẽn tò" giữa 4 người đàn bà. Cô Vân Thuỷ đã ngoài tuổi "
tri thiên mệnh ", tức năm nay đang U 60, nhưng giữa thời đại này là còn
...quá trẻ đấy. Cô bé ngoài 50 ngó tôi như muốn đánh giá xem " suy nghĩ
" tôi thế nào.
Tôi
vừa thích chụp hình như cô MC đó, lại vừa khó tính như 2 bà bạn tôi. Tôi khoát
tay:
Chụp
hình thỏa thích đi, cái nào đẹp thì giữ, xấu thì vứt .
Ông
Toán bấy giờ mới thêm vào câu chuyện bắt đầu không vui nữa:
Thôi
xong mọi chuyện chưa, để tôi đưa ra bờ biển gần đây, ngắm biển xanh không thể
tưởng tượng được, sóng bạc đầu đến nỗi không nhìn thấy cái chân của nó ...
Nó
nào ?
Là
những lớp sóng ấy, nắng như thế này, thì sóng reo phải biết, nhưng thú thiệt
tôi, ông tài xế đó, ở đây 40 năm rồi, mà toàn ngó đại dương xong về tắm hồ nhà.
Một
trong hai bà bạn tôi háy ông Toán một cái thật dài :
Thì
từ trại ( tị nạn) ra, là nhà tôi đóng đô ở vùng này, chẳng ai thèm tắm biển làm
gì, tắm hồ thôi à .
Bây
giờ cứ nghĩ đến đi biển là chết khiếp luôn, biển trở thành ám ảnh nhà tôi đến
nỗi không muốn nhắc tới nữa, vượt biên mà, vượt biên, bây giò thì pha pha một
chút rồi .
Chúng
tôi đã về khu Phước Lộc Thọ ăn một bữa VN tổng hợp, mỗi người kêu một tô, đĩa
gì tuỳ...
Ông
Toán tài xế, nguyên là lính thuộc đơn vị anh con bác tôi , đại tá Biệt Động
Quân Cao Văn Uỷ xưa, ông ấy thấy tôi ...xơi một tô bánh canh tôm cua nhỏ, hỏi
nhẹ:
Chị
ăn ít vậy à, sao không ăn món gì nhiều hơn ?
Ăn
thế này vừa với tôi rồi .
Ngày
xưa ông thầy tôi, là đại tá Cao Văn Uỷ, cũng ăn kiểu qua loa vậy đó.
17
năm tù, xong ông đi Úc vì vợ con bên Úc, rồi qua đây thăm quý chiến hữu BĐQ, về lại Úc, không lâu
sau ông qua đời.
Chuyến
đi chơi trong vòng 6 tiếng đồng hồ có vẻ cũng bổ ích lắm. Trước hết có dịp đi chung với nhau, chứ thời buổi này bạn
cùng vui buồn với iPhone, Ipad vv...gọn ghẽ, nhẹ nhàng, mau chóng, khá
thực tế hơn là người trần mắt thịt, dễ mất lòng nhau.
Tôi
hỏi thăm người tài xế tài tử, vì ông ta ham vui thôi, không phải nghề dạy lái
xe, taxi, ông Toán nói ở đâu thì quen đó, thích đó.
Toán
có mặt ở vùng trời này, từ khi mây còn bay lãng đãng mỗi buổi chiều, bấy giờ
mới 26 tuổi thôi, lẽ ra đi học, nhưng vì theo tầu chạy vội, nên đi có một mình.
Vâng,
bấy giờ Toán nói, thú thiệt với chị, tôi chẳng nghĩ tôi sẽ ở lại đây đâu, nghĩ
rồi cũng về, nhất là toàn bộ gia đình bên đó.
Mấy
năm sau, tôi , là Toán, bị kéo theo cái bổn phận, càng phải quên mình đi, tôi
làm việc như con trâu đúng nghĩa, cầy nát mảnh đất tị nạn để có tiền gởi về VN
cho đại gia đình tôi sinh sống. Và bây giờ như chị thấy, 10 năm sau tới Mỹ, tôi
mới lấy được vợ.
Vợ
tôi, Toán cười hí hửng, là một người làm kế toán quá giỏi , có chân trong hệ
thống 5 tiệm Phở quanh mấy
cái khu sang trọng này. Hệ thống Phở không có tên như Quyền, Phép, sông Pha,
núi Biếc vv...gì hết, trên bảng hiệu chỉ có một chữ PHỞ thôi .
Song
vì sao lại đắt hàng, mà toàn khách Mỹ với các dân tộc khác, không nhắm vào
người mình, nên cái " servir" là chính, thú thiệt
với chị, phở thì cũng trung bình thôi, nhưng phục vụ y như tiệm Mỹ, Mỹ mới ưa
vô mấy tiệm do vợ tôi làm quản lý đó.
Còn chú Toán ?
Tôi
bây giờ chẳng cần làm gì, lo quản lý vợ và các tiệm Phở cho vợ đã mệt phờ rồi .
Lâu lâu đi chơi một vòng như hôm nay nè .
Làm
được như chú, tôi cũng thích làm nữa. Vậy hôm nào, chú cho bọn tôi tới thưởng thức một
trong 5 tiệm Phở của nhà chú nhé .
Tôi
xin lỗi quý vị trước, nếu thích ăn Phở thật, tôi xin mời tất cả đến Phở "
Hoa soan bên thềm cũ " của ông bà nhạc sĩ Tuấn Khanh, bạn của chị phải
không, vừa ngon vừa cảm thấy đời còn phong độ ...
Cô
bạn MC Vân Thuỷ của tôi ngó tôi thật lâu, đoạn cô bé thở nhẹ: " Chị à, đôi
khi mọi sự chỉ nên đứng ngoài thôi, bằng chứng là anh Toán đâu
muốn chúng ta quang lâm tới mấy tiệm Phở của anh, vì chúng ta không phải
là khách ngoại quốc, hay nói một cách khác, là vì chúng ta là người nhà, mất
công anh serve..."đấy.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRONG NẮNG VUI - CAO MỴ NHÂN
TRONG NẮNG VUI - CAO MỴ NHÂN
Chỉ
có người tài xế là đàn ông. Bốn phụ nữ trên xe gồm 3 bà và 1 cô. Thực ra nếu
nói theo Tây phương, thì 4 nhân vật nữ đều là "ladies" cả rồi.
Có
điều " cô bé " bạn tôi mới năm mấy xuân xanh thôi, tôi chưa bao giờ dám
hỏi thăm tuổi tác ai, cô đang nuôi 2 con nhỏ cũng trên 18. Nên " đông
phương ta" thấy còn trẻ thì cứ kêu bằng cô cho thân tình .
Cô
bé năm mấy đó tên Vân Thuỷ, tất nhiên là một biệt hiệu trong giới MC đám cưới,
sống bằng nghề tay trái này, mà lại ung dung.
Tôi
gặp cô trong một tiệc cưới với 600 khách dự ở Paracel Restaurant cuối năm
ngoái. Bấy giờ cô đang ngập ngừng câu thơ Huy Cận trong bài " Ngậm Ngùi
":
...Lòng
em mở với quạt này
Trăm con
chim mộng về bay đầu giường ...
( Huy Cận )
Muốn
nói làm sao cho hay, văn hoa mà vẫn hiểu được dễ dàng.
Tôi
bảo rằng ngày xưa quê hương ta còn lạc hậu, không có máy lạnh đã đành, mà không
có cả quạt máy chạy vù vù để đuổi muỗi, xứ sở nhiệt đới thì muỗi cứ bay mịt mù,
khiến cái ông " anh" đó, phải xoè quạt giấy ra quạt nhè nhẹ cho cô
"em" đó ngủ lỡ bữa :
"Nắng
chia nửa bãi chiều rồi ", còn ngủ trưa nỗi gì, nên :
" Em ơi, hãy ngủ anh hầu quạt đây " ,
và quạt mở ra, lòng anh cũng mở như quạt vậy, quạt cho em ủ mộng êm đềm...
Thủa
còn tại thế, thi sĩ Hán học cổ điển Đông Hồ đã tự thỉnh và viết bằng bút lông
trên nền lụa nơi lòng quạt, tặng quý thi khách trong hội thơ Quỳnh Dao, mà giai
nhân của cụ là đại tỷ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, niên trưởng kỳ thứ 3 Quỳnh Dao
thi đàn chúng tôi, mỗi khách dự nhận một chiếc quạt lụa, nhẹ như ...tơ mây.
Qua
kính viễn vọng xa xôi, tôi thấy anh đang tủm tỉm cười : "Thế xe chạy tới
mô rồi, đang chờ nghe chuyện của 3 bà 1 cô đây " ...
Thì
vẫn đang kể nhân vật " cô Vân Thuỷ " đấy chứ.
Cô
MC đó hiện cư ngụ tại thành phố chưa đi tới, đã hình dung ra nó tươi mát thế
nào : Lake Forest, nhà cô sát bên con đường ngắn song song bờ hồ.
Vân
Thuỷ có người quen chưa thân lắm, chính là ông bạn tài xế hôm nay, đã chở chúng
tôi đi thăm thành phố đẹp hơn, ở gần đó, là Mission Viejo city, cũng
thấy thấp thoáng mấy gia đình
VN đang sinh sống nơi đây.
Từ
nhà tôi, Hawthorne , xe chạy Fwy 405 S, rồi nhập 5 S, hướng San Diego, tới
Mission Viejo ấy 1 giờ 15 phút, là không kẹt xe, chứ ông tên Toán tạm gọi tài
xế bảo rằng hằng ngày giờ đi làm, có khi ông ta phải ngồi hứng nắng cả tiếng
đồng hồ, mà không ra khỏi ba thành phố nữa .
Chúng
tôi đã ăn sáng từ ở nhà, nên chỉ định tới cái thành phố văn mình, sang trọng đó
chụp hình các cảnh đẹp cho biết, rồi về lại khu chợ VN Westminster thăm thêm
bạn bè, ăn trưa ở mấy cái tiệm mà bây giờ không biết ai là bạn, ai là ...người
lạ.
Có
tiệm tiếp viên " chơi " toàn quần đen áo bà ba,
Còn
cái đám mới "design " cho có vẻ quốc hồn quốc tuý , lại cũng
xài áo với đám "nút thắt " ở giữa, thì nên về bán quán trên " Hữu Nghị quan" cho đẹp
lòng " Xích Quỷ " .
Chúng
tôi chụp khá
nhiều hình ở city này, ông tài xế lại cũng là một nhiếp ảnh gia không cần tên
tuổi, chẳng cần triển lãm , vì ai bây giờ cũng là " nhiếp ảnh gia ",
bởi ai cũng có IPhone, Ipad vv...nhưng tôi có đủ hết, mà không làm được ...
Vẫn
bổn cũ soạn lại, là phải nhờ ông tài xế và cô MC Vân Thuỷ chụp mấy kiểu dùm.
Hai
bà bạn của tôi, thì cứ tự tôn lên hàng đại lão " Đồ Long", xem thường
vạn sự, tôi chẳng hiểu nhị vị ấy muốn gì, tuy nhị vị ấy đã nói lời phi lộ là
thấy tôi nhận lời đi chơi thì đi thôi, chứ chả thấy gì hứng thú ởthế gian này.
Chu
choa, mong quý vị ấy đừng coi mấy dòng này, theo tôi, không tha thiết cõi tạm
này, thì cứ về Tây trúc.
Do
đó quý vị không chụp ảnh, bảo là ông bà kia, cũng quanh thủ đô tị nạn Bolsa, đã
la toáng bầy con cháu chắt là : " Chụp hình làm quái gì, giữ được bao lâu,
cái hình đại nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi chụp cho ông ấy năm đó, bây giờ cất đâu
..."
Nghĩa
là chẳng ai giữ hình mãi được, trừ phi những người làm lịch sử thôi .
Hai
bà bạn tôi cười hô hố rồi xua tay: " Chụp chiếc xong chưa mau về kẻo nắng ..."
Tôi
bị " tẽn tò" giữa 4 người đàn bà. Cô Vân Thuỷ đã ngoài tuổi "
tri thiên mệnh ", tức năm nay đang U 60, nhưng giữa thời đại này là còn
...quá trẻ đấy. Cô bé ngoài 50 ngó tôi như muốn đánh giá xem " suy nghĩ
" tôi thế nào.
Tôi
vừa thích chụp hình như cô MC đó, lại vừa khó tính như 2 bà bạn tôi. Tôi khoát
tay:
Chụp
hình thỏa thích đi, cái nào đẹp thì giữ, xấu thì vứt .
Ông
Toán bấy giờ mới thêm vào câu chuyện bắt đầu không vui nữa:
Thôi
xong mọi chuyện chưa, để tôi đưa ra bờ biển gần đây, ngắm biển xanh không thể
tưởng tượng được, sóng bạc đầu đến nỗi không nhìn thấy cái chân của nó ...
Nó
nào ?
Là
những lớp sóng ấy, nắng như thế này, thì sóng reo phải biết, nhưng thú thiệt
tôi, ông tài xế đó, ở đây 40 năm rồi, mà toàn ngó đại dương xong về tắm hồ nhà.
Một
trong hai bà bạn tôi háy ông Toán một cái thật dài :
Thì
từ trại ( tị nạn) ra, là nhà tôi đóng đô ở vùng này, chẳng ai thèm tắm biển làm
gì, tắm hồ thôi à .
Bây
giờ cứ nghĩ đến đi biển là chết khiếp luôn, biển trở thành ám ảnh nhà tôi đến
nỗi không muốn nhắc tới nữa, vượt biên mà, vượt biên, bây giò thì pha pha một
chút rồi .
Chúng
tôi đã về khu Phước Lộc Thọ ăn một bữa VN tổng hợp, mỗi người kêu một tô, đĩa
gì tuỳ...
Ông
Toán tài xế, nguyên là lính thuộc đơn vị anh con bác tôi , đại tá Biệt Động
Quân Cao Văn Uỷ xưa, ông ấy thấy tôi ...xơi một tô bánh canh tôm cua nhỏ, hỏi
nhẹ:
Chị
ăn ít vậy à, sao không ăn món gì nhiều hơn ?
Ăn
thế này vừa với tôi rồi .
Ngày
xưa ông thầy tôi, là đại tá Cao Văn Uỷ, cũng ăn kiểu qua loa vậy đó.
17
năm tù, xong ông đi Úc vì vợ con bên Úc, rồi qua đây thăm quý chiến hữu BĐQ, về lại Úc, không lâu
sau ông qua đời.
Chuyến
đi chơi trong vòng 6 tiếng đồng hồ có vẻ cũng bổ ích lắm. Trước hết có dịp đi chung với nhau, chứ thời buổi này bạn
cùng vui buồn với iPhone, Ipad vv...gọn ghẽ, nhẹ nhàng, mau chóng, khá
thực tế hơn là người trần mắt thịt, dễ mất lòng nhau.
Tôi
hỏi thăm người tài xế tài tử, vì ông ta ham vui thôi, không phải nghề dạy lái
xe, taxi, ông Toán nói ở đâu thì quen đó, thích đó.
Toán
có mặt ở vùng trời này, từ khi mây còn bay lãng đãng mỗi buổi chiều, bấy giờ
mới 26 tuổi thôi, lẽ ra đi học, nhưng vì theo tầu chạy vội, nên đi có một mình.
Vâng,
bấy giờ Toán nói, thú thiệt với chị, tôi chẳng nghĩ tôi sẽ ở lại đây đâu, nghĩ
rồi cũng về, nhất là toàn bộ gia đình bên đó.
Mấy
năm sau, tôi , là Toán, bị kéo theo cái bổn phận, càng phải quên mình đi, tôi
làm việc như con trâu đúng nghĩa, cầy nát mảnh đất tị nạn để có tiền gởi về VN
cho đại gia đình tôi sinh sống. Và bây giờ như chị thấy, 10 năm sau tới Mỹ, tôi
mới lấy được vợ.
Vợ
tôi, Toán cười hí hửng, là một người làm kế toán quá giỏi , có chân trong hệ
thống 5 tiệm Phở quanh mấy
cái khu sang trọng này. Hệ thống Phở không có tên như Quyền, Phép, sông Pha,
núi Biếc vv...gì hết, trên bảng hiệu chỉ có một chữ PHỞ thôi .
Song
vì sao lại đắt hàng, mà toàn khách Mỹ với các dân tộc khác, không nhắm vào
người mình, nên cái " servir" là chính, thú thiệt
với chị, phở thì cũng trung bình thôi, nhưng phục vụ y như tiệm Mỹ, Mỹ mới ưa
vô mấy tiệm do vợ tôi làm quản lý đó.
Còn chú Toán ?
Tôi
bây giờ chẳng cần làm gì, lo quản lý vợ và các tiệm Phở cho vợ đã mệt phờ rồi .
Lâu lâu đi chơi một vòng như hôm nay nè .
Làm
được như chú, tôi cũng thích làm nữa. Vậy hôm nào, chú cho bọn tôi tới thưởng thức một
trong 5 tiệm Phở của nhà chú nhé .
Tôi
xin lỗi quý vị trước, nếu thích ăn Phở thật, tôi xin mời tất cả đến Phở "
Hoa soan bên thềm cũ " của ông bà nhạc sĩ Tuấn Khanh, bạn của chị phải
không, vừa ngon vừa cảm thấy đời còn phong độ ...
Cô
bạn MC Vân Thuỷ của tôi ngó tôi thật lâu, đoạn cô bé thở nhẹ: " Chị à, đôi
khi mọi sự chỉ nên đứng ngoài thôi, bằng chứng là anh Toán đâu
muốn chúng ta quang lâm tới mấy tiệm Phở của anh, vì chúng ta không phải
là khách ngoại quốc, hay nói một cách khác, là vì chúng ta là người nhà, mất
công anh serve..."đấy.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)