Mỗi Ngày Một Chuyện
TRƯỚC TIỆC RƯỢU - CAO MỴ NHÂN
TRƯỚC
TIỆC RƯỢU - CAO MỴ
NHÂN
Đó là một hội thơ rất "quy mô"
được ông bà nhà giáo tên tuổi Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường tổ chức tại biệt thự,
sau đổi thành Thư viện Minh Minh Thư Uyển, số V 10 bis cư xá Bắc Hải, nay là
đường Hương Giang, quận 10 Saigon cũ, vào năm 1985.
Thường trên danh nghĩa một người giới
thiệu, tôi hay đặt tên cho những buổi hội thơ sau này ở thành phố bị bạo quyền
csvn tước đoạt, rồi áp đặt cho thành phố Saigon đó, một cái tên mà hỏi trăm
người như một, ai cũng ghét cay ghét đắng, vì nó chẳng hay ho gì, còn thêm mắc cở mỗi lần đi
năm châu thế giới, nói về thành phố Hồ.
Nên hôm đó tôi cứ giả vờ mán mường, giới
thiệu với khách dự là buổi giới thiệu cuốn " truyện Nà Khê " của nữ sĩ
Như Hiên, phu nhân giáo sư Nguyễn Duy Nhường, vị học giả, nguyên hiệu trưởng
trường trung học Tương Lai, Nha Trang .
Học giả, giáo sư Thanh Vân Nguyễn Duy
Nhường ( 1919 - 2010 ) là tác giả một cuốn Tự Điển Hán Việt, thường làm thơ cổ
điển, viết cuốn " Nụ cười gừng " mới xuất bản .
Năm đó, 1985, tại tư thất Minh Minh Thư
Uyển nêu trên, giáo sư Thanh Vân đã mời khá đông khách thuộc giới văn học nghệ
thuật, và đặc biệt có mấy vị sĩ quan cấp tá QL/VNCH mới từ trại tù cải tạo csvn
về.
Tôi chỉ đan cử số khách chính mà tôi còn
nhớ, quý vị đại tá Lê Kim Ngô ( Công binh ) đại tá Nguyễn Sùng ( Quân Nhu ) và
phu nhân, trung tá Phạm Xuân Ninh, tức nhà thơ Hà Thượng Nhân , ông Khai Trí
vv...
Phía Văn Nghệ sĩ tên tuổi như nghệ sĩ diễn
ngâm Hồ Điệp, ca nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng đi với một người bạn được giới thiệu
là dịch giả, nhà thơ Thái Bá Tân .
Phần khách "cơ hữu " vẫn là toàn
bộ hội viên hội thơ nữ lưu Quỳnh Dao, với quý nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu muội,
Vân Nương, Uyển Hương, Tôn nữ Hỷ Khương vv... và nữ sĩ Như Hiên Nguyễn Ngọc
Hiền, tức phu nhân của học giả giáo sư Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường, mà cũng là
tác giả cuốn "truyện Nà Khê" sắp giới thiệu .
Nhưng bài này cũng không đi sâu vào chi
tiết cuốn " truyện Nà Khê", chủ yếu chỉ ghi lại chút Kỷ niệm đặc
biệt, về 2 nhân vật tên tuổi đã quá cố : nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp, và ca nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn .
Hội hè đình đám nào cũng mở đầu bằng việc
giới thiệu quý khách dự ...
Hầu như xướng tên quý khách buổi "Nà
Khê " hôm ấy rất OK nếu không có sự lưu ý của đại tá VNCH Nguyễn Sùng .
Đại tá Nguyễn Sùng vốn tốt nghiệp cử nhân
luật bên Pháp, về miền nam, đồng hoá vào chức vụ Hành chánh Tài Chánh, sau
chuyển làm chỉ huy trưởng Quân Nhu QL/VNCH.
Song tôi cứ đinh ninh ông cũng viết lách,
vì là bạn của chủ nhân Minh Minh Thư Uyển, tôi giới thiệu:
" Nhà thơ Nguyễn Sùng ..."
Tôi thấy ông lắc đầu, bèn đưa ra vài danh
xưng khác, nhưng ông vẫn lắc đầu.
Tôi chợt hiểu ra, ông đang căm tức bọn quỷ
phiệt đã khiến ông khổ sở trong tù cải tạo, tôi bèn nghiêm trang giới thiệu:
" Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý vị, đại tá VNCH Nguyễn Sùng,
mới từ trại tù cải tạo về " .
Nguyễn tiên sinh cười gật đầu, thế là ai
nấy cười ồ lên, chị Hồ Điệp cười tươi nhất, vì thấy hội thơ hôm ấy phóng khoáng
vô cùng .
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn nụ cười cố hữu
của ông là chan hoà riêng biệt, nhân diện rất vô tư, như trong đời ông chưa hề
đau khổ, tức giận bao giờ.
Bấy giờ tôi mới để ý tới người khách ngồi
bên cạnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông ta mặc quần tây mầu nâu cafe' sữa, áo sơ
mi tay dài mầu trắng, dáng hình hơi mập, lưng hơi còng hay tại ngồi chả biết,
nhân diện ôn nhu, ông ta luôn nhìn xuống nhưng thẳng thắn...
Tôi thực sự chưa biết ông là ai, bạn của
Trịnh Công Sơn thì ai cũng biết rồi, mới cùng đi với nhau chứ.
Trịnh Công Sơn thấy tôi ngó ông bạn của
nhạc sĩ, anh ta đỡ lời ngay : Thái Bá Tân.
Người bạn tên Thái Bá Tân của Trịnh Công
Sơn hơi vui vẻ, kín đáo, gật đầu chào mọi người.
Tất cả khoảng 40 khách dự, ngồi trên những
chiếc chiếu trải kín sàn phòng khách lớn, trên lầu 3 biệt thự Minh Minh Thư
Uyển đó .
Ở VN sau cuộc đổi đời đi xuống, hầu như
chiếu được xử dụng thay cho bàn ghế rắc rối...bất cứ ở khuôn viên nào, cũng xài
chiếu mời khách quần tam, tụ ngũ ...nên mọi chuyện trở thành thói quen, rất tự
nhiên và còn có vẻ thân mật nữa.
Tất nhiên xướng ngôn viên, ca nhạc sĩ cũng
ngội trình bầy mặc dầu có hay không có micro.
Tuy hội thơ trên những chiếc chiếu trải
xít nhau, nhưng vẫn giữ được vẻ lịch sự riêng, và cũng là một tính chất đặc
biệt chỉ xẩy ra sau ngày Bên Cướp Cuộc hiện diện ở miền nam .
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ôm cây ghi ta
sẵn sàng cất tiếng hát, trong phong cách một nhạc sĩ trẻ dù đã 46 tuổi, quần
Jean, áo sơ mi kẻ sọc xám trắng, lúc nào cũng giữ nụ cười lạc quan.
Nhưng tôi vẫn phải điều hành theo "
thủ tục " một buổi ...lễ hội bình thường, là vẫn có những mục, tiết tấu,
để đưa quý vị thi khách nêu trên, vào nội dung buổi giới thiệu " truyện Nà Khê " của tác giả Như Hiên .
Đó là đọc và tóm tắt câu chuyện của một
gia đình người Tày ở thượng du Bắc Việt, trước 1954.
Rồi mời khách dự góp ý, thật ra là sự bày tỏ
riêng tư về tác giả cùng gia đình chủ nhân thư uyển nhiều hơn ...sách được
trình bầy qua loa.
Tất nhiên tôi không quên mời ông bạn Trịnh
Công Sơn là Thái Bá Tân cho ý kiến.
Không ngờ tôi mời " tịch xướng
", Thái Bá Tân hơi giật mình, Trịnh Công Sơn đỡ lời ngay, rằng " Anh
Thái Bá Tân chỉ chuyên phê về lãnh vực nghệ thuật ". Tức là việc phê phán
tác phẩm Nà Khê của nhà văn Như Hiên, không thuộc việc của ông ta.
Thực ra, ra mắt sách kiểu bỏ túi ở VN sau
1975 nơi các nhà quen chế độ cũ, chỉ là chuyện thứ yếu, còn chính là họp nhau
ăn uống một chút cho vui, hát hò ngâm vịnh lai rai, cho đời bớt ưu tư thời thế
thôi...
Năm 1985, chính là năm ông Nguyễn Văn Linh
lên đài tuyên bố chính sách đổi mới ...
Các tụ điểm ca nhạc ngoài phố đã bắt đầu
hát mấy bài tiền chiến, đôi khi mấy bài mang âm hưởng gió mưa thời thế, cũng
được thấp thoáng vang đưa từ các ngõ hẻm vv...
Tôi phải giới thiệu xen kẽ 2 tiết mục thơ
và nhạc do chỉ 2 nhân vật tên tuổi trước 1975 ở miền nam, là ngâm sĩ Hồ Điệp và
Trịnh Công Sơn thay phiên trình bầy.
Có điều là tới buổi đó Trịnh Công Sơn mới
biết giọng ngâm Hồ Điệp, anh ta nói với tôi một câu đùa, chị Hồ Điệp trả lời là
" phạm thượng ", ý nói Trịnh
Công Sơn còn trẻ hơn chị , năm đó 1985, nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp 55 tuổi,
nhưng rất trẻ trung.
Nghệ sĩ trình diễn nào cũng thích độc
quyền thả giọng bay bổng không ngừng, nên khi Trịnh Công Sơn đã ôm đàn là định
hát 2,3 bài, chị Hồ Điệp thì ngâm một số bài thơ hơi dài, nên Trịnh Công Sơn cứ
vừa cười vừa lắc đầu ...chị Hồ Điệp vừa cười vừa ngâm.
Khiến có lúc tôi phải giả vờ ngắt giọng
của nhị vị, vì tôi thì rất được bạn thơ ca ...nể chút, tại là người giữ chương
trình cho buổi hội ngộ được chan hoà vui vẻ.
Sau hết là lời cám ơn và thay mặt chủ nhân
mời quý khách hạ sơn dự tiệc rượu .
Mọi người lục tục xuống thang gác, 2 lối
đi trong và ngoài thư uyển Minh Minh ấy.
Chiếc bàn dài được trang trọng với những
món ăn gia đình chủ nhân nấu, đủ thịt thà tôm cá vv...song đặc biệt nhất vẫn là
những chai rượu tây đắt tiền, vì học giả giáo sư Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường có
trưởng nam ở Paris đã mấy chục năm trước rồi.
Nghe tiếng nói cười rộn ràng, tôi kịp thấy
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở chỗ ngồi ghế giữa bàn tiệc, nhưng không thấy người
bạn, Thái Bá Tân.
Tôi hỏi Trịnh Công Sơn là ông bạn ấy đâu
rồi, nhạc sĩ trả lời:
" Anh ấy có việc đi rồi ", thực
ra, có lẽ Thái Bá Tân nghĩ chúng tôi đều ở bên kia giới tuyến của ông, ông ngại
không cụng ly vì chẳng lẽ trong bàn tiệc ông cũng không nói năng như lúc ở
chiếu bình văn thơ trước đó sao .
Sân biệt thự Minh Minh Thư Uyển chật nghẹt
xe honda, tôi nhìn ra cửa lớn, Thái Bá Tân vừa lên xe phóng đi thì phải ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRƯỚC TIỆC RƯỢU - CAO MỴ NHÂN
TRƯỚC
TIỆC RƯỢU - CAO MỴ
NHÂN
Đó là một hội thơ rất "quy mô"
được ông bà nhà giáo tên tuổi Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường tổ chức tại biệt thự,
sau đổi thành Thư viện Minh Minh Thư Uyển, số V 10 bis cư xá Bắc Hải, nay là
đường Hương Giang, quận 10 Saigon cũ, vào năm 1985.
Thường trên danh nghĩa một người giới
thiệu, tôi hay đặt tên cho những buổi hội thơ sau này ở thành phố bị bạo quyền
csvn tước đoạt, rồi áp đặt cho thành phố Saigon đó, một cái tên mà hỏi trăm
người như một, ai cũng ghét cay ghét đắng, vì nó chẳng hay ho gì, còn thêm mắc cở mỗi lần đi
năm châu thế giới, nói về thành phố Hồ.
Nên hôm đó tôi cứ giả vờ mán mường, giới
thiệu với khách dự là buổi giới thiệu cuốn " truyện Nà Khê " của nữ sĩ
Như Hiên, phu nhân giáo sư Nguyễn Duy Nhường, vị học giả, nguyên hiệu trưởng
trường trung học Tương Lai, Nha Trang .
Học giả, giáo sư Thanh Vân Nguyễn Duy
Nhường ( 1919 - 2010 ) là tác giả một cuốn Tự Điển Hán Việt, thường làm thơ cổ
điển, viết cuốn " Nụ cười gừng " mới xuất bản .
Năm đó, 1985, tại tư thất Minh Minh Thư
Uyển nêu trên, giáo sư Thanh Vân đã mời khá đông khách thuộc giới văn học nghệ
thuật, và đặc biệt có mấy vị sĩ quan cấp tá QL/VNCH mới từ trại tù cải tạo csvn
về.
Tôi chỉ đan cử số khách chính mà tôi còn
nhớ, quý vị đại tá Lê Kim Ngô ( Công binh ) đại tá Nguyễn Sùng ( Quân Nhu ) và
phu nhân, trung tá Phạm Xuân Ninh, tức nhà thơ Hà Thượng Nhân , ông Khai Trí
vv...
Phía Văn Nghệ sĩ tên tuổi như nghệ sĩ diễn
ngâm Hồ Điệp, ca nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng đi với một người bạn được giới thiệu
là dịch giả, nhà thơ Thái Bá Tân .
Phần khách "cơ hữu " vẫn là toàn
bộ hội viên hội thơ nữ lưu Quỳnh Dao, với quý nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu muội,
Vân Nương, Uyển Hương, Tôn nữ Hỷ Khương vv... và nữ sĩ Như Hiên Nguyễn Ngọc
Hiền, tức phu nhân của học giả giáo sư Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường, mà cũng là
tác giả cuốn "truyện Nà Khê" sắp giới thiệu .
Nhưng bài này cũng không đi sâu vào chi
tiết cuốn " truyện Nà Khê", chủ yếu chỉ ghi lại chút Kỷ niệm đặc
biệt, về 2 nhân vật tên tuổi đã quá cố : nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp, và ca nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn .
Hội hè đình đám nào cũng mở đầu bằng việc
giới thiệu quý khách dự ...
Hầu như xướng tên quý khách buổi "Nà
Khê " hôm ấy rất OK nếu không có sự lưu ý của đại tá VNCH Nguyễn Sùng .
Đại tá Nguyễn Sùng vốn tốt nghiệp cử nhân
luật bên Pháp, về miền nam, đồng hoá vào chức vụ Hành chánh Tài Chánh, sau
chuyển làm chỉ huy trưởng Quân Nhu QL/VNCH.
Song tôi cứ đinh ninh ông cũng viết lách,
vì là bạn của chủ nhân Minh Minh Thư Uyển, tôi giới thiệu:
" Nhà thơ Nguyễn Sùng ..."
Tôi thấy ông lắc đầu, bèn đưa ra vài danh
xưng khác, nhưng ông vẫn lắc đầu.
Tôi chợt hiểu ra, ông đang căm tức bọn quỷ
phiệt đã khiến ông khổ sở trong tù cải tạo, tôi bèn nghiêm trang giới thiệu:
" Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý vị, đại tá VNCH Nguyễn Sùng,
mới từ trại tù cải tạo về " .
Nguyễn tiên sinh cười gật đầu, thế là ai
nấy cười ồ lên, chị Hồ Điệp cười tươi nhất, vì thấy hội thơ hôm ấy phóng khoáng
vô cùng .
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn nụ cười cố hữu
của ông là chan hoà riêng biệt, nhân diện rất vô tư, như trong đời ông chưa hề
đau khổ, tức giận bao giờ.
Bấy giờ tôi mới để ý tới người khách ngồi
bên cạnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông ta mặc quần tây mầu nâu cafe' sữa, áo sơ
mi tay dài mầu trắng, dáng hình hơi mập, lưng hơi còng hay tại ngồi chả biết,
nhân diện ôn nhu, ông ta luôn nhìn xuống nhưng thẳng thắn...
Tôi thực sự chưa biết ông là ai, bạn của
Trịnh Công Sơn thì ai cũng biết rồi, mới cùng đi với nhau chứ.
Trịnh Công Sơn thấy tôi ngó ông bạn của
nhạc sĩ, anh ta đỡ lời ngay : Thái Bá Tân.
Người bạn tên Thái Bá Tân của Trịnh Công
Sơn hơi vui vẻ, kín đáo, gật đầu chào mọi người.
Tất cả khoảng 40 khách dự, ngồi trên những
chiếc chiếu trải kín sàn phòng khách lớn, trên lầu 3 biệt thự Minh Minh Thư
Uyển đó .
Ở VN sau cuộc đổi đời đi xuống, hầu như
chiếu được xử dụng thay cho bàn ghế rắc rối...bất cứ ở khuôn viên nào, cũng xài
chiếu mời khách quần tam, tụ ngũ ...nên mọi chuyện trở thành thói quen, rất tự
nhiên và còn có vẻ thân mật nữa.
Tất nhiên xướng ngôn viên, ca nhạc sĩ cũng
ngội trình bầy mặc dầu có hay không có micro.
Tuy hội thơ trên những chiếc chiếu trải
xít nhau, nhưng vẫn giữ được vẻ lịch sự riêng, và cũng là một tính chất đặc
biệt chỉ xẩy ra sau ngày Bên Cướp Cuộc hiện diện ở miền nam .
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ôm cây ghi ta
sẵn sàng cất tiếng hát, trong phong cách một nhạc sĩ trẻ dù đã 46 tuổi, quần
Jean, áo sơ mi kẻ sọc xám trắng, lúc nào cũng giữ nụ cười lạc quan.
Nhưng tôi vẫn phải điều hành theo "
thủ tục " một buổi ...lễ hội bình thường, là vẫn có những mục, tiết tấu,
để đưa quý vị thi khách nêu trên, vào nội dung buổi giới thiệu " truyện Nà Khê " của tác giả Như Hiên .
Đó là đọc và tóm tắt câu chuyện của một
gia đình người Tày ở thượng du Bắc Việt, trước 1954.
Rồi mời khách dự góp ý, thật ra là sự bày tỏ
riêng tư về tác giả cùng gia đình chủ nhân thư uyển nhiều hơn ...sách được
trình bầy qua loa.
Tất nhiên tôi không quên mời ông bạn Trịnh
Công Sơn là Thái Bá Tân cho ý kiến.
Không ngờ tôi mời " tịch xướng
", Thái Bá Tân hơi giật mình, Trịnh Công Sơn đỡ lời ngay, rằng " Anh
Thái Bá Tân chỉ chuyên phê về lãnh vực nghệ thuật ". Tức là việc phê phán
tác phẩm Nà Khê của nhà văn Như Hiên, không thuộc việc của ông ta.
Thực ra, ra mắt sách kiểu bỏ túi ở VN sau
1975 nơi các nhà quen chế độ cũ, chỉ là chuyện thứ yếu, còn chính là họp nhau
ăn uống một chút cho vui, hát hò ngâm vịnh lai rai, cho đời bớt ưu tư thời thế
thôi...
Năm 1985, chính là năm ông Nguyễn Văn Linh
lên đài tuyên bố chính sách đổi mới ...
Các tụ điểm ca nhạc ngoài phố đã bắt đầu
hát mấy bài tiền chiến, đôi khi mấy bài mang âm hưởng gió mưa thời thế, cũng
được thấp thoáng vang đưa từ các ngõ hẻm vv...
Tôi phải giới thiệu xen kẽ 2 tiết mục thơ
và nhạc do chỉ 2 nhân vật tên tuổi trước 1975 ở miền nam, là ngâm sĩ Hồ Điệp và
Trịnh Công Sơn thay phiên trình bầy.
Có điều là tới buổi đó Trịnh Công Sơn mới
biết giọng ngâm Hồ Điệp, anh ta nói với tôi một câu đùa, chị Hồ Điệp trả lời là
" phạm thượng ", ý nói Trịnh
Công Sơn còn trẻ hơn chị , năm đó 1985, nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp 55 tuổi,
nhưng rất trẻ trung.
Nghệ sĩ trình diễn nào cũng thích độc
quyền thả giọng bay bổng không ngừng, nên khi Trịnh Công Sơn đã ôm đàn là định
hát 2,3 bài, chị Hồ Điệp thì ngâm một số bài thơ hơi dài, nên Trịnh Công Sơn cứ
vừa cười vừa lắc đầu ...chị Hồ Điệp vừa cười vừa ngâm.
Khiến có lúc tôi phải giả vờ ngắt giọng
của nhị vị, vì tôi thì rất được bạn thơ ca ...nể chút, tại là người giữ chương
trình cho buổi hội ngộ được chan hoà vui vẻ.
Sau hết là lời cám ơn và thay mặt chủ nhân
mời quý khách hạ sơn dự tiệc rượu .
Mọi người lục tục xuống thang gác, 2 lối
đi trong và ngoài thư uyển Minh Minh ấy.
Chiếc bàn dài được trang trọng với những
món ăn gia đình chủ nhân nấu, đủ thịt thà tôm cá vv...song đặc biệt nhất vẫn là
những chai rượu tây đắt tiền, vì học giả giáo sư Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường có
trưởng nam ở Paris đã mấy chục năm trước rồi.
Nghe tiếng nói cười rộn ràng, tôi kịp thấy
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở chỗ ngồi ghế giữa bàn tiệc, nhưng không thấy người
bạn, Thái Bá Tân.
Tôi hỏi Trịnh Công Sơn là ông bạn ấy đâu
rồi, nhạc sĩ trả lời:
" Anh ấy có việc đi rồi ", thực
ra, có lẽ Thái Bá Tân nghĩ chúng tôi đều ở bên kia giới tuyến của ông, ông ngại
không cụng ly vì chẳng lẽ trong bàn tiệc ông cũng không nói năng như lúc ở
chiếu bình văn thơ trước đó sao .
Sân biệt thự Minh Minh Thư Uyển chật nghẹt
xe honda, tôi nhìn ra cửa lớn, Thái Bá Tân vừa lên xe phóng đi thì phải ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)