Mỗi Ngày Một Chuyện

TỰ ĐÁNH RỚT MÌNH - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Mới chỉ nghe thế thôi, tôi đã thấy mình như người bị bỏ rơi, không bám vào chỗ nào ở nơi này được. Ngày từ Saigon ra Đà Nẵng nhận nhiệm sở mới, hình như tôi cũng lênh đênh như hôm nay, đến một xứ lạ.

TỰ ĐÁNH RỚT MÌNH   -   CAO MỴ NHÂN

 

Có lẽ nào ở cuối cái Fwy 91 ấy, có một khu nhà vườn in hệt những ngôi nhà vườn ở Huế ngày xưa, và chủ ngôi nhà này, là một thanh niên lai Mỹ Việt đang bước vào tuổi trung niên, mẹ anh ta đặt tên cho anh ta là Sâm, từ những ngày còn ở VN. 

Bà mẹ Việt của anh vốn sinh trưởng ở quận Duy Xuyên, tên Hường, ngày tôi lập gia đình ở Đà Nẵng, bà đã có chồng trước tôi vài năm, nhưng không có nghĩa là bà lớn hơn tôi, may ra thì 2 đứa bằng tuổi nhau.

Chồng bà Hường là một người trong họ nhà ông xã tôi. Chưa hết tuổi đi lính, nên ông ta xin được vô ngành cảnh sát, để không phải đi tác chiến. 

Ngoài thì giờ làm việc ở Ty Cảnh Sát, ông ấy đi tới đi lui quanh đường Độc Lập, đại lộ chính của thành phố Đà Nẵng. 

 

Cặp ấy có 2 đứa con thì rã đám, bà Hường theo người cùng làng đi bán " bar " để kiếm tiền nhiều hơn làm vợ một cảnh sát viên hào hoa phong nhã, tiền lương chỉ đủ xài cho 2 thú vui riêng của ông ta là uống bia lon và hút thuốc lá đầu lọc, sản phẩm được chuồi ra từ P/X trong quân đội Hoa Kỳ, vào thập niên 60 thế kỷ trước. 

Do thế bà Hường có một đứa bé lai Mỹ trắng.

Chính đứa bé này, là quý nhân giúp  cho gia đình bà tới Mỹ theo diện con lai, năm 1990, năm đó cậu  ta 20 tuổi, năm nay thì 48 tuổi . 

Ngó Sâm, ra hẳn một " sir " Mỹ trắng. Với 28 năm sống ở quê cha, học hành tới bến, cậu đang làm việc cho sở di trú Hoa Kỳ . 

 

Từ ngày nhận quốc tịch USA, tất cả những trớ trêu chiến tranh VN, cậu chẳng cần u hoài. Nếu không có 20 năm sống lay lắt bên quê mẹ, nói được tiếng mẹ đẻ ra, thì quả là Sâm nhìn quê hương VN như một đất trích. 

Từ ngày vừa nêu trên, cậu đã là Sam chi đó, không phải Kiều Văn Sâm như trong khai sinh VN nữa. 

Tuy vậy Sam cũng quen mấy người bạn đồng lứa con nhà HO/ VN, vì ở quê xưa, là dân cùng xóm vậy thôi . 

Tôi kể hơi dài về nhân thân Sam như mấy hôm nay người ta nói Sam là con lai ông Mỹ già kia, mà nào có được hưởng chút tiếng tăm hay của cải gì nơi ông Mỹ ấy . 

Sam nhận trợ  cấp hồi mới từ  VN qua đây, được mượn tiền để đi học, may mà học được tới nơi tới chốn, đi làm vv...chứ cứ vất vưởng như hồi còn kẹt ở VN, thì có lẽ suốt đời thầm lặng ôm nỗi buồn không tên, không tuổi cho tới chết. 

 

Tôi vừa nhìn thấy chữ " end freeway ", thì cũng bắt kịp chiếc xe lái quặt vào trong sân một ngôi nhà vườn bơ thờ hoa lá...

Mẹ cậu Sam đã chờ chúng tôi ở tam cấp cửa ra vào. Bà mặc đầm, trông trẻ hơn tuổi đến cả chục năm, cười nói hơi ồn ào: 

" Sao bà qua đây mà vẫn cứ như ở VN vậy ? " 

Tôi ngơ ngác: " Là sao hả bà, tôi không hiểu ?" 

Mẹ Sam lấy tay kéo kéo cái áo thung mầu tím của bạn cho tôi, quần cũng mầu tím nhưng lạt hơn tím áo . 

Ý nói sao tôi không mặc đầm giống bà...

Ô sao bà không nhớ tôi đã " suốt đời mặc đầm " thời gian trước 30 -4 -1975 đó à ? 

Tôi phục vụ trong Quân Đội VNCH, chẳng những mặc đầm lính, mà còn mặc đầm civil nữa chớ.

Ấy chưa kể còn mặc đầm Hướng Đạo VN kìa. 

Thành với tôi, bộ đồ quần áo tím "ton sur ton " này, là đẹp lắm rồi, vả lại đi thăm bạn bè thường chứ có đại yến, tiểu yến gì cho cam. 

Tôi hỏi thăm 2 cháu con ông chồng VN của bà. Bà cười thú vị : " dễ sợ lắm, cả 2 đứa đều có chồng Mỹ, chị em nó rủ nhau đưa chồng Mỹ về VN chào ông bà cố, rồi còn đi du lịch VN cho biết đó biết đây nữa."

" Chưa về lại đây mô " 

Rời VN, chúng còn đi Thái Lan coi voi, coi rắn nữa cơ, tôi nghĩ ở đời không tính trước được đâu, ngày xưa bà, là tôi đấy, đã từng đưa phái đoàn bà trung tướng Lễ vô làng tôi ở Duy Xuyên cứu trợ nạn lụt . 

Bà thấy làng ông trung tướng Lễ quê tôi nghèo dễ sợ chưa? 

Cha mẹ tôi, bà Hường, cũng là một nhà nghèo ở Duy Xuyên, có khi nào nghĩ được bọn tôi như vầy không hà? 

 

Bà nói gì thì nói, quả tình tôi chán cái mớ đời đi,vì có một chút họ hàng xa bên ông xã, ghé thăm bà cho có tình, có nghĩa quê hương, bản quán thôi, hình như tôi vô cảm với quý vị này. 

Tôi tự hỏi có phải cái gốc họ nghèo khổ, giờ được dịp phất lên, hay tại tôi không thật lòng thương mến họ. 

Có lẽ cả 2 lý do đều không phải.

 Vậy thì chỉ tại đi tìm cái chân thiện mỹ ở đời, sự việc phải được lọc qua một lớp vỏ dày văn hoá, mới san bằng tư duy chung chung được.

Chao ôi, có là bể khổ không? 

Tôi hỏi trống không: " Ai trồng loại hoa hồng tỉ muội này vậy ? 

Tới lượt mẹ Sam ngơ ngác: " Có ai đâu, thằng Sam nó rước ở home depot về đấy. 

Nghe mẹ nó nhắc tên Sam, nó vội chạy ra vườn xem chúng tôi định nhờ nó gì chăng. 

Biết chuyện hoa hồng tỉ muội trồng trong vườn, Sam cười: "loại hoa hồng nhỏ này, có rất nhiều trong nghĩa địa Rose Hill, những người Nhật đầu tiên gởi xác ở quê người, đã nhớ nhung nước Nhật, nên trồng hoa hồng nhỏ để thay thế hoa anh đào, cho đỡ bâng khuâng, trầm cảm..."

 

Mới chỉ nghe thế thôi, tôi đã thấy mình như người bị bỏ rơi, không bám vào chỗ nào ở nơi này được. 

Ngày từ Saigon ra Đà Nẵng nhận nhiệm sở mới, hình như tôi cũng lênh đênh như hôm nay, đến một xứ lạ. 

Phải có cái gì, điều gì lôi kéo mình, cho mình bám chặt vào, như là cha con chồng vợ vv...ruột thịt, hoạ may mới đứng vững được ...không thì dễ bị suôi tay, tự đánh rớt mình xuống vực sâu thôi. 

Sam nghe tôi nói về những ràng buộc thiêng liêng, cậu bé bỗng thở một hơi dài: " chính cháu có bố mẹ ở đây, nhưng không có những rung động thật sự , chắc phải có một tình yêu  để an ủi, vuốt ve tình cảm cháu, e mới đứng vững được ..."

Có lẽ thế thực cháu ạ ... tôi lơ đãng trả lời Sam, đứa con lai ít nhiều bị đặt giữa hai mảng  vườn văn hoá khác biệt . 

          

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TỰ ĐÁNH RỚT MÌNH - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Mới chỉ nghe thế thôi, tôi đã thấy mình như người bị bỏ rơi, không bám vào chỗ nào ở nơi này được. Ngày từ Saigon ra Đà Nẵng nhận nhiệm sở mới, hình như tôi cũng lênh đênh như hôm nay, đến một xứ lạ.

TỰ ĐÁNH RỚT MÌNH   -   CAO MỴ NHÂN

 

Có lẽ nào ở cuối cái Fwy 91 ấy, có một khu nhà vườn in hệt những ngôi nhà vườn ở Huế ngày xưa, và chủ ngôi nhà này, là một thanh niên lai Mỹ Việt đang bước vào tuổi trung niên, mẹ anh ta đặt tên cho anh ta là Sâm, từ những ngày còn ở VN. 

Bà mẹ Việt của anh vốn sinh trưởng ở quận Duy Xuyên, tên Hường, ngày tôi lập gia đình ở Đà Nẵng, bà đã có chồng trước tôi vài năm, nhưng không có nghĩa là bà lớn hơn tôi, may ra thì 2 đứa bằng tuổi nhau.

Chồng bà Hường là một người trong họ nhà ông xã tôi. Chưa hết tuổi đi lính, nên ông ta xin được vô ngành cảnh sát, để không phải đi tác chiến. 

Ngoài thì giờ làm việc ở Ty Cảnh Sát, ông ấy đi tới đi lui quanh đường Độc Lập, đại lộ chính của thành phố Đà Nẵng. 

 

Cặp ấy có 2 đứa con thì rã đám, bà Hường theo người cùng làng đi bán " bar " để kiếm tiền nhiều hơn làm vợ một cảnh sát viên hào hoa phong nhã, tiền lương chỉ đủ xài cho 2 thú vui riêng của ông ta là uống bia lon và hút thuốc lá đầu lọc, sản phẩm được chuồi ra từ P/X trong quân đội Hoa Kỳ, vào thập niên 60 thế kỷ trước. 

Do thế bà Hường có một đứa bé lai Mỹ trắng.

Chính đứa bé này, là quý nhân giúp  cho gia đình bà tới Mỹ theo diện con lai, năm 1990, năm đó cậu  ta 20 tuổi, năm nay thì 48 tuổi . 

Ngó Sâm, ra hẳn một " sir " Mỹ trắng. Với 28 năm sống ở quê cha, học hành tới bến, cậu đang làm việc cho sở di trú Hoa Kỳ . 

 

Từ ngày nhận quốc tịch USA, tất cả những trớ trêu chiến tranh VN, cậu chẳng cần u hoài. Nếu không có 20 năm sống lay lắt bên quê mẹ, nói được tiếng mẹ đẻ ra, thì quả là Sâm nhìn quê hương VN như một đất trích. 

Từ ngày vừa nêu trên, cậu đã là Sam chi đó, không phải Kiều Văn Sâm như trong khai sinh VN nữa. 

Tuy vậy Sam cũng quen mấy người bạn đồng lứa con nhà HO/ VN, vì ở quê xưa, là dân cùng xóm vậy thôi . 

Tôi kể hơi dài về nhân thân Sam như mấy hôm nay người ta nói Sam là con lai ông Mỹ già kia, mà nào có được hưởng chút tiếng tăm hay của cải gì nơi ông Mỹ ấy . 

Sam nhận trợ  cấp hồi mới từ  VN qua đây, được mượn tiền để đi học, may mà học được tới nơi tới chốn, đi làm vv...chứ cứ vất vưởng như hồi còn kẹt ở VN, thì có lẽ suốt đời thầm lặng ôm nỗi buồn không tên, không tuổi cho tới chết. 

 

Tôi vừa nhìn thấy chữ " end freeway ", thì cũng bắt kịp chiếc xe lái quặt vào trong sân một ngôi nhà vườn bơ thờ hoa lá...

Mẹ cậu Sam đã chờ chúng tôi ở tam cấp cửa ra vào. Bà mặc đầm, trông trẻ hơn tuổi đến cả chục năm, cười nói hơi ồn ào: 

" Sao bà qua đây mà vẫn cứ như ở VN vậy ? " 

Tôi ngơ ngác: " Là sao hả bà, tôi không hiểu ?" 

Mẹ Sam lấy tay kéo kéo cái áo thung mầu tím của bạn cho tôi, quần cũng mầu tím nhưng lạt hơn tím áo . 

Ý nói sao tôi không mặc đầm giống bà...

Ô sao bà không nhớ tôi đã " suốt đời mặc đầm " thời gian trước 30 -4 -1975 đó à ? 

Tôi phục vụ trong Quân Đội VNCH, chẳng những mặc đầm lính, mà còn mặc đầm civil nữa chớ.

Ấy chưa kể còn mặc đầm Hướng Đạo VN kìa. 

Thành với tôi, bộ đồ quần áo tím "ton sur ton " này, là đẹp lắm rồi, vả lại đi thăm bạn bè thường chứ có đại yến, tiểu yến gì cho cam. 

Tôi hỏi thăm 2 cháu con ông chồng VN của bà. Bà cười thú vị : " dễ sợ lắm, cả 2 đứa đều có chồng Mỹ, chị em nó rủ nhau đưa chồng Mỹ về VN chào ông bà cố, rồi còn đi du lịch VN cho biết đó biết đây nữa."

" Chưa về lại đây mô " 

Rời VN, chúng còn đi Thái Lan coi voi, coi rắn nữa cơ, tôi nghĩ ở đời không tính trước được đâu, ngày xưa bà, là tôi đấy, đã từng đưa phái đoàn bà trung tướng Lễ vô làng tôi ở Duy Xuyên cứu trợ nạn lụt . 

Bà thấy làng ông trung tướng Lễ quê tôi nghèo dễ sợ chưa? 

Cha mẹ tôi, bà Hường, cũng là một nhà nghèo ở Duy Xuyên, có khi nào nghĩ được bọn tôi như vầy không hà? 

 

Bà nói gì thì nói, quả tình tôi chán cái mớ đời đi,vì có một chút họ hàng xa bên ông xã, ghé thăm bà cho có tình, có nghĩa quê hương, bản quán thôi, hình như tôi vô cảm với quý vị này. 

Tôi tự hỏi có phải cái gốc họ nghèo khổ, giờ được dịp phất lên, hay tại tôi không thật lòng thương mến họ. 

Có lẽ cả 2 lý do đều không phải.

 Vậy thì chỉ tại đi tìm cái chân thiện mỹ ở đời, sự việc phải được lọc qua một lớp vỏ dày văn hoá, mới san bằng tư duy chung chung được.

Chao ôi, có là bể khổ không? 

Tôi hỏi trống không: " Ai trồng loại hoa hồng tỉ muội này vậy ? 

Tới lượt mẹ Sam ngơ ngác: " Có ai đâu, thằng Sam nó rước ở home depot về đấy. 

Nghe mẹ nó nhắc tên Sam, nó vội chạy ra vườn xem chúng tôi định nhờ nó gì chăng. 

Biết chuyện hoa hồng tỉ muội trồng trong vườn, Sam cười: "loại hoa hồng nhỏ này, có rất nhiều trong nghĩa địa Rose Hill, những người Nhật đầu tiên gởi xác ở quê người, đã nhớ nhung nước Nhật, nên trồng hoa hồng nhỏ để thay thế hoa anh đào, cho đỡ bâng khuâng, trầm cảm..."

 

Mới chỉ nghe thế thôi, tôi đã thấy mình như người bị bỏ rơi, không bám vào chỗ nào ở nơi này được. 

Ngày từ Saigon ra Đà Nẵng nhận nhiệm sở mới, hình như tôi cũng lênh đênh như hôm nay, đến một xứ lạ. 

Phải có cái gì, điều gì lôi kéo mình, cho mình bám chặt vào, như là cha con chồng vợ vv...ruột thịt, hoạ may mới đứng vững được ...không thì dễ bị suôi tay, tự đánh rớt mình xuống vực sâu thôi. 

Sam nghe tôi nói về những ràng buộc thiêng liêng, cậu bé bỗng thở một hơi dài: " chính cháu có bố mẹ ở đây, nhưng không có những rung động thật sự , chắc phải có một tình yêu  để an ủi, vuốt ve tình cảm cháu, e mới đứng vững được ..."

Có lẽ thế thực cháu ạ ... tôi lơ đãng trả lời Sam, đứa con lai ít nhiều bị đặt giữa hai mảng  vườn văn hoá khác biệt . 

          

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm