Truyện Ngắn & Phóng Sự

TƯỞNG NHỚ CHA TÔI - ĐẠI ÚY TRƯƠNG HỒNG NHƠN .

Ghi theo lời kể trung thật của người con trai cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn. Ông được vinh thăng đại úy đặc cách tại mặt trận Thủ Thừa

Darren Thăng


http://720mpreunion.org/history/graphics_common/patch_RF_lg.gif

LTG: Ghi theo lời kể trung thật của người con trai cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn. Ông được vinh thăng đại úy đặc cách tại mặt trận Thủ Thừa, tỉnh Long An vào tuần cuối cùng (ngày 23?) của tháng 4 năm 1975. Danh xưng “tôi” trong bài viết nầy được hiểu là đương sự. Những dữ kiện và diễn tiến xẩy ra đều dựa trên trí nhớ của tuổi thơ và từ thân nhân cho biết. Nếu như có điều gì sai lệnh, xin các cựu quân nhân Địa Phương Quân từng là đồng đội với cha tôi bổ túc dùm. Trân trọng đa tạ!

Đêm đã khuya, anh kể về đời binh nghiệp của thân phụ mình là cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn với niềm tự hào kiêu hãnh. Nghe giọng nói của anh mạch lạc, rõ ràng từng chữ một qua điện thoại viễn liên: “cha tôi là một sĩ quan tác chiến của QLVNCH”, tôi rất hãnh diện về ông.
Hãy viết dùm tôi câu chuyện có thật và ghi những công trận liên quan tới người, để lưu lại cho con cháu của tôi mai sau hiểu biết. Hy vọng các cháu lớn lên tìm hiểu lịch sử tại sao quốc gia Việt Nam lại bị chia đôi đất nước từ năm 1954-1975. Hai miền Nam-Bắc theo đuổi chính thể gì? Ai đã gây lên cảnh chiến tranh chết chóc tang thương? Nhận định chế độ nào được coi là chính nghĩa và bạo quyền? Mầu cờ nào các cháu sẽ công nhận là đại diện cho quốc gia Việt Nam tự do, v.v.

Thật tình đã bao năm trôi qua, tôi không thể nào quên được trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 xẩy ra tại Dakto-Tân Cảnh, mạn bắc của cao nguyên Trung phần mà gia đình tôi đã vướng vào vòng lửa đạn cho đến cuối năm 1987. Tổng thẩy là 15 năm trường sống trong hệ lụy chiến tranh. Tôi lớn lên tại mảnh đất khó nghèo đó và đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Trọn tuổi thơ của tôi, chìm đắm trong khổ đau bất hạnh như bao thường dân vô tội khác tại quận lỵ nầy.


SVSQ Trương Hồng Nhơn

Thân phụ tôi, Trương Hồng Nhơn quê quán ở quận Cần Đước, tỉnh Long An. Ông lập gia đình sớm vào năm 21 tuổi. Thời thanh niên, ông làm Điểm Hóa Viên ở cảng Sàigòn. Theo lệnh tổng động viên do nhu cầu chiến trường, ông ghi danh nhập ngũ thụ huấn tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vào cuối năm 1965 và mãn khoá vào đầu năm 1966 (có lẽ khóa 22 hay 23) với cấp bậc chuẩn úy. Cha tôi nhận sự vụ lệnh đi trình diện một đơn vị Địa Phương Quân ở tiểu khu Darlac và đóng ở ngoại ô của thị xã Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột) từ năm (1966-1970).

Sau tết Mậu Thân 1968, cha tôi được cử đi học khóa hành quân “Rừng Núi Sình Lầy” ở Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ kéo dài 6 tuần lễ (42 ngày). Ông may mắn có tên trong danh sách khóa sinh do Tổng Cục Quân Huấn tuyển chọn, vì sĩ quan Địa Phương Quân không thuộc đơn vị áp dụng chiến thuật phản du kích như các binh chủng Biệt Động Quân, Lực Lượng Đặc Biệt và Nhẩy Dù, v.v. nên ít khi có cơ hội.

Điều nầy cũng dễ hiểu vì đơn vị Địa Phương Quân bị đánh giá là sắc lính yếu, ngay cả cộng quân cũng nghĩ như vậy. Nhưng hãy khoan kết luận vội, quý vị sẽ tìm được đáp số ở cuối bài viết để xem lực lượng nầy có dũng cảm trong trận chiến cuối cùng, phá tan binh lực của cộng quân mưu toan chiếm quận Thủ Thừa, cắt Quốc Lộ 4 và áp sát thủ đô Sàigòn vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?) hay không?

Năm 1970, cha tôi là Trung Úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 408 Địa Phương Quân (không biết thuộc tiểu đoàn ĐPQ nào?) của tiểu khu Kontum. Đại Đội 408 Địa Phương Quân có nhiệm vụ trấn đóng ở các đồn chốt, gìn giữ an ninh Quốc Lộ 14 (QL) là độc đạo duy nhất từ Kontum lên quận lỵ Dakto (46 cây số), từ năm (1971 - 4/1972). Những tiền đồn heo hút trên Quốc Lộ 14, như đồn Ngô Trang (Đại Đội 408 ĐPQ từng đóng ở đó), ấp Võ Định và xã Diên Bình gợi lại trong trí nhớ tuổi thơ. Đến khi cộng quân khởi động chiến dịch Xuân-Hè 1972, thì cuộc sống của gia đình 3 người chúng tôi, bị đảo lộn toàn diện.

Ngày 15 tháng 4 năm 1972, Trung Đoàn 52 (Sư Đoàn 302 CSBV) được sự yểm trợ của các trung đoàn pháo nặng (130 ly & hỏa tiển 122 ly), đánh biển người chọc thủng phòng tuyến Charlie do Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù VNCH trấn giữ một cao độ xấp xỉ trên 900m từ ngày 2 tháng 4 năm 1972. Cao điểm Charlie là nút chặn chiến lược quan trọng kiểm soát ngã ba Đông Dương, đường tiếp vận của CSBV để xâm nhập vào tỉnh Kontum.

Vị trí khu vực đồi Charlie giáp ranh với một nhánh sông Pôkô và Quốc Lộ 14. Đây là huyết mạch cửa ngõ dẫn vào thị xã Tân Cảnh, cách đó khoảng 10km. Cộng sản mưu toan chia cắt Quốc Lộ 14, để dứt điểm phi trường Phượng Hoàng gần đó và bản doanh của Trung Đoàn 42 (Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH), thuộc tuyến phòng thủ ngoại vi của thị trấn Tân Cảnh để làm chủ tình hình phía Bắc tỉnh Kontum.

Quận lỵ Dakto (Đắk Tô) và thị trấn Tân Cảnh bỗng dưng trở nên sôi động trong chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Mặt Trận B3, như bao chiến dịch Dakto-Tân Cảnh 1967 và Dakto-Ben Het 1969 của những năm về trước. Thời điểm cuộc chiến leo thang cực độ khi quân đội Hoa Kỳ còn tham chiến mạnh mẽ ở Việt Nam.

Khi tuyến thép Charlie bị vỡ, Trung Úy Trương Hồng Nhơn nhận lệnh đưa Đại Đội 408 ĐPQ lên tăng phái cho chi khu Dakto. Đại đội đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá (có tác giả nói là Trung Tá) Quận Trưởng Lò Văn Bảo, gốc người Thái ở Bắc-Việt. Thiếu Tá Bảo xuất thân khóa 8 (Hoàng Thụy Đông) Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, vóc dáng người cao lớn và đôi mắt quắc sắc, biểu lộ nghị lực quyết chiến. Trung Úy Nhơn dẫn theo vợ con lên trên quận lỵ cùng với ông vì đời sống của người lính Địa Phương Quân, thường gắn liền với gia đình của họ.

Thực ra, Dakto không xa lạ gì với gia đình tôi cho lắm vì chúng tôi từng sống ở đó một thời gian. Ngày còn là nhi đồng, mấy anh lính dưới quyền ba tôi hay bế ẵm tôi đi xin kẹo của lính Mỹ, khi họ có dịp ghé qua địa danh nầy.

Tôi còn nhớ rõ mồn một biến cố xẩy ra tại quận Dakto vào chiều thứ Bảy ngày 22 tháng 4, năm 1972, lúc đó tôi gần 7 tuổi. Ngày hôm ấy, cơn mưa tháng tư tầm tã trút nước như xối và cộng quân lại nã pháo dữ dội ở khắp nơi trong quận. Ngồi trong lô cốt nhìn ra ngoài trời mưa quan sát, binh sĩ trú phòng chỉ thấy dân Thượng mặc áo mưa chạy lụp xụp lánh nạn tránh đạn pháo kích. Nhưng chưa thấy dấu hiệu chiến xa cộng quân tiến vô Dakto, cùng bộ binh tùng thiết.

(*a) Sau khi ba tôi đi tù cải tạo về, kể rằng có nghe tiếng máy xe tăng vang vọng ở hướng tây bắc của quận lỵ vào ban đêm, nhưng không thấy chiến xa xuất hiện. Chi khu Dakto tung nhiều toán trinh sát Địa Phương Quân vào vùng dọ thám, cũng không đạt được kết quả gì. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp (CS) giải thích trong “Ký Ức Tây Nguyên”, có 9 chiếc chiến xa T-54 đã ẩn mình ngụy trang trong khu vực ngầm của bờ sông Pôkô và bộ đội công binh mở đường K50 băng cắt qua rừng. Chiến xa xuất phát vào tối 23/4 (Chủ Nhật), lướt qua chi khu Dakto để tiến về hướng bản doanh của Trung Đoàn 42/SĐ 22 BB, gần Tân Cảnh. Đúng 4 giờ 30 rạng ngày 24/4 (thứ Hai), xe tăng cùng bộ đội tùng thiết diệt các chốt điểm, yểm trợ cho nhau và càn qua các hàng rào của căn cứ. Dựa theo dữ kiện nầy thì xe tăng địch không nhắm đánh chi khu Dakto.

Cha tôi đôn đốc binh sĩ chạy ngược chạy xuôi bảo vệ bộ chỉ huy của Thiếu Tá Bảo, sợ đặc công mò vào dinh quận trưởng tấn công. Lính tráng dưới quyền của cha tôi phòng thủ nghiêm ngặt khắp nơi. Cha tôi phái một binh sĩ gùi (cõng) tôi sau lưng và lấy tấm poncho cột chặt tôi vào người anh ta, để khi chạy loạn khỏi bị rớt. Mẹ tôi cầm giỏ quần áo đi đằng sau toán lính. Thấy cha tôi bận rộn làm nhiệm vụ lại phải vừa chăm sóc cho vợ con, bà nhận xét chồng mình khó có thể chu toàn trách nhiệm của người chỉ huy nên xin tách ra riêng. Từ đó, mẹ con chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với ông.

Mẹ con chúng tôi chạy theo đoàn người di tản vào một nhà thờ ở trong quận lỵ ngay buổi tối 22/4 (thứ Bảy) hôm đó. Nghĩ rằng nơi nầy là chốn tôn nghiêm, cộng quân không nỡ nào pháo kích vào nên trú ẩn ở đây, chắc sẽ được an toàn. Sáng Chủ Nhật ngày 23 tháng 4, năm 1972, một biến cố xẩy ra khi mẹ dẫn tôi ra ngoài khuôn viên nhà thờ hơi xa xa để đi vệ sinh. Khi trở lại thấy nhà thờ đã bị pháo địch dập nát, người dân vô tội chết nằm la liệt. Mẹ con chúng tôi đành phải theo lớp người sống sót cuốn gói ra đi, tìm một nơi trú ẩn an toàn khác.

Hòa nhập vào dòng người di tản, bỏ nhà bỏ của chạy lấy người. Đi bộ lần ra tới Quốc Lộ 14 được một ngày, nhóm thường dân cỡ 100 chừng người (Kinh và Thượng) gồm có hai mẹ con chúng tôi bị đám du kích địa phương chặn lại. Chúng lùa tất cả mọi người, nam phụ lão ấu vào rừng. Thế là từ nay thường dân vô tội của quận lỵ Dakto không nhanh chân chạy thoát được, đều bị chúng bắt như cá chậu chim lồng. Đó là vào xế trưa thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972.

Số lượng dân chúng của quận lỵ Dakto và các xã lân cận bị cầm giữ trong vùng Việt Cộng vừa mới chiếm được cũng cỡ khoảng 5-6 ngàn người (kiểm chứng qua tài liệu của cộng sản nói là 6,000 người). Binh sĩ VNCH và thanh niên trai tráng trong hạn tuổi quân dịch bị thanh lọc và bắt tách ra riêng. Chúng bắt dân kê khai lý lịch, xem ai có thân nhân liên hệ đến “Ngụy Quân Ngụy Quyền” hay không. May thay, trong đám người bị bắt chung không ai biết rõ thân thế của hai mẹ con chúng tôi nên mẹ tôi dấu biệt lý lịch gia đình, chỉ khai là thường dân mà thôi.

Thường dân gồm ông già bà lão, đàn bà và con nít bị Việt Cộng xé lẻ ra từng nhóm nhỏ và sống sơ tán ở nhiều nơi. Có nhóm thì 100, 200 hay 500 người một cho dễ bề kiểm soát. Họ đẩy tất cả mọi người vào rừng rú hay mật khu của chúng, gần vùng tam biên giới Việt-Miên-Lào. Khó có thể định hướng được các khu vực rừng núi nầy thuộc địa hạt nào. Cư dân địa phương, thì đoán chừng vị trí nầy có lẽ chỉ chung quanh phạm vi của quận lỵ Dakto mà thôi. Tuyệt nhiên không ai được phép sống trong thị trấn Dakto và Tân Cảnh, kể cả bọn chúng nữa. Sau khi Dakto bị cộng quân cưỡng chiếm vào thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972, thì quận lỵ hoàn toàn bị bỏ trống 100%.

Mấy ngày đầu bị bắt, Việt Cộng cho mỗi người một vắt cơm lạt để ăn. Sau đó du kích địa phương đi lùng những ruộng lúa hay các rẫy khoai mì (sắn) ở buôn thượng bị bỏ hoang. Rồi dẫn dân chúng đến đó vào ban đêm để nhổ. Trời tối như mực, dân chúng cứ cầm cây mì bứng lên rồi tuốt bằng tay. Mỗi người thu nhặt cho mình một mớ khoai mì “chiếm lợi phẩm” mang về xắt nhỏ ra, sấy cho khô để nấu ăn.

Nếu gặp được ruộng lúa thì Việt Cộng cho tuốt lúa. Người nào tuốt được hơn một ký thóc là hay lắm rồi. Thóc lúa rang khô rồi giã bằng cùi để tách vỏ trấu và cám ra thành hột gạo. Sau đó người ta dùng nắp vung nồi để rang gạo cho khô, cất dành để nấu ăn. Nhưng thường thường thì gặp rẫy khoai mì nhiều hơn là ruộng lúa. Ngày nào cũng ăn củ mì nên dân chúng chế biến đủ thứ món như mì luộc, canh khoai mì v.v. Nấu củ mì bằng các nồi nhôm nhặt được trong các buôn thượng đấy. Đi đến các buôn thượng nào thấy thiếu cái gì thì họ lượm cái đó mang theo để xử dụng.

Thiếu lương thực nên dân chúng đi hái rau tàu bay, rau sam, nấm rừng (tùy loại ăn được), măng tre rừng, rau dớn rừng mọc dọc theo các khe suối ở môi trường hoang dã, và cây môn thục(còn gọi là cây môn ngứa) ngâm vào nước gạo, để làm dưa chua tăng thêm phần ẩm thực. Đó là chưa kể đến tình trạng bắt được con gì ở rừng già ăn được, là ăn con nấy.

Gia vị thiếu nghiêm trọng nhất trong việc nấu nướng chính là muối biển. Đôi khi Việt Cộng chuyển đâu đó từ Lào sang một số muối hột. Phân phát 1/3 thìa cà phê cho hộ 1 người. Hai mẹ con của chúng tôi thì được một muỗng muối hột để ăn. Gia đình nào đông thì được nhiều và gia đình nào ít thì được ít, nhưng không lúc nào cũng được phân phát muối hột. Ăn phải cầm chừng kẻo hết muối để nấu ăn. Nói tóm lại, không có muối ăn cũng chết mà ăn nhiều quá thì bị phù thủng.

Chốn rừng thiêng nước độc, môi trường đầy muỗi mòng, vắt đốt, sốt rét lại không có thuốc men chữa trị gây lên các bệnh dịch cúm, sởi, cộng thêm thiếu ăn, sinh ra đủ thứ bệnh tật. Tội nghiệp nhất là đám con nít sơ sinh không có sữa để bú, thiếu vệ sinh dinh dưỡng và bị sốt rét rừng nên chết rất nhiều. Có gia đình 5-6 đứa con nhỏ đều chết hết ráo. Nói chung là người nào chết thì ráng chịu. Không ai còn nước mắt hay lòng nhân ái để mủi lòng thương hại lẫn nhau nữa.

Thường dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Không có chòi, lều và nhà sàn để ở gì cả. Nước uống, nấu nướng và tắm giặt bằng nước suối. Có thể nói là hôm nay thì ở rừng nầy, mai thì ở rừng kia. Di chuyển lên đồi xuống núi nhiều lần trong một ngày là chuyện thường tình. Di dời từ rừng nầy sang rừng khác. Có lúc thì vào ban ngày nhưng đa số thì vào ban đêm để tránh phi pháo của KLVNCH và Hoa Kỳ oanh tạc. Mỗi lần nghe tiếng động cơ máy bay trên trời, đám du kích la toán lên:

- Chạy lẹ lên, kẻo máy bay “Ngụy” đến bỏ bom đánh phá ta.

Bất cứ ai mà chậm chạp chẳng hạn như đang lúc nấu nướng làm bếp, chúng bèn tạt nước vào đống lửa bắt bỏ hết để ra đi. Quần áo mỗi người mang theo trong giỏ lúc đi di tản chỉ có vài bộ đồ, thay mặc dần dần bắt đầu đã rách rưới tả tơi. Vá được mảnh nào, chụm mảnh nọ hay xin được quần áo của ai đó thì mặc đại để che thân. Tuy nhiên, không thấy cảnh người sống thiếu áo quần bèn lấy quần lấy áo của người chết giặt lại để mặc cả.

Tôi nhớ mỗi lần đi tắm ở dưới suối, phải vắt quần áo lên trên bụi cây phơi khô. Tắm cởi chuồng xong lấy quần áo đó mặc lại. Quần áo mặc đa phần nhất y nhất quẩn một bộ đồ duy nhất. Đàn ông con trai đi tắm thì dễ rồi, nhưng đàn bà con gái đi tắm mới khổ tấm thân. Họ rủ nhau kiếm một chỗ kín đáo, canh chừng cho nhau tắm gội và giặt giũ. Không có xà bông để tắm, dân chúng tùy cơ ứng biến kiếm đâu ra được vài trái bòn hòn vò vào nước thay cho xà bông, để chà rửa thân thể.

Cuộc sống của thường dân quận lỵ Dakto bị cộng sản kèm kẹp trong vùng “giải phóng” rất lầm than cơ cực cứ quần quật như thế tính từ cuối tháng 4 năm 1972, cho đến khi Hiệp Định Đình Chiến Ba Lê thực thi sau ngày 27 tháng 1, năm 1973. Vùng nào Việt Cộng chiếm được trước đó, coi như thuộc quyền sở hữu của chúng.

Sau ngày đình chiến lịch sử đó, không ai được phép trở lại thị trấn Dakto để sống nữa kể cả những người từng có nhà ở đó, vì quận lỵ đã bị tàn phá bởi chiến tranh. Ban quân quản địa phương chia cho mỗi gia đình một khoảnh đất nhỏ ở hai bên Quốc Lộ 14 để khai hoang lập nghiệp. Dân chúng tự động kiếm cây rừng làm chòi, lợp tranh trát vách để ở. Người nầy giúp đỡ người kia, dựng nhà đùm bọc lẫn nhau để sống. Dân chúng làm rẫy canh tác như trồng lúa, trồng khoai lang, khoai mì và hoa mầu tự tạo ra thực phẩm để sinh nhai.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn rơi vào tay cộng sản thì đời sống của người dân ở Dakto tương đối dễ thở hơn lúc còn sống ở trong rừng núi một chút (4/1972). Mẹ tôi dựng một sạp nhỏ trước căn chòi của mình để bán các thứ lặt vặt như hành ớt, cá khô, mắm muối và bánh kẹo mua từ thị trấn Kontum lên, mong được sống lây lất qua ngày.

Những trẻ em thiếu nhi trong lứa tuổi học sinh được các anh chị lớn có trình độ, tình nguyện dậy các mẫu tự abc, học bản cửu chương và chỉ cách thức làm toán cộng trừ nhân chia. Các chòi gọi là lớp học được dựng lên đơn sơ, tạm bợ trên các mảnh đất trống trong khu vực kinh tế mới. Tôi buộc phải học lại lớp 1 từ đầu vào năm 1973, tuy rằng đã học gần xong lớp 2 trước đó.

Ngành giáo dục tại Dakto tương đối có tổ chức hẳn hòi sau ngày đất nước thống nhất (sic). Tôi học hết cấp II, tức là lớp 9 (cấp lớp cao nhất ở Dakto), mãn trường vào hè năm 1982. Năm đó tôi tròn 17 tuổi (học trễ lắm rồi đó nghen). Muốn theo học trường trung học cấp III (từ lớp 10-12) phải xuống thị trấn Kontum, cách huyện Dakto 46km, sống trọ ở nhà người quen để đi học. Nhiều hôm nhớ mẹ (thèm bú tí một chút đó mà) và mấy luống ruộng vườn không người trông coi, tôi cuốn gói bỏ học ngang trở về Dakto, tính ở lại để phụ giúp mẹ lo việc đồng áng. Về đến nhà mẹ tôi khuyên nhủ:

- Cha con là một sĩ quan của QLVNCH. Nay ông bị đi cải tạo, con phải lấy tấm gương đó mà ráng học để nên người.

Mẹ tôi dọn cơm ra cho ăn uống no nê rồi đi nghỉ. Hôm sau tôi lủi thủi lần ra Quốc Lộ 14 để đón xe đò trở lại thị trấn Kontum quyết tâm chăm chỉ học hành. Nhờ bền chí và cố gắng nên cuối cùng tôi xong tốt nghiệp lớp 12 vào hè năm 1985.

Tôi thi đại học và được nhận vào Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kế Hoạch Đà Nẵng. Ngày đó, danh từ gọi là Trường Trung Cấp Kế Hoạch II Kinh Tế (1985-1986). Chương trình dự trù học 3 năm nhưng họ rút lại thành 2 năm, dự định sẽ tốt nghiệp vào mùa hè năm 1988. Trước khi tốt nghiệp để đi thực tập, trường đòi hỏi mỗi học sinh 2 bìa thư có dán tem ở nơi cư trú để kiểm tra hồ sơ lý lịch học sinh. Cuối năm 1987, ban giám thị của trường thông báo cho tôi biết: “buộc đương sự thôi học, trả về địa phương vì lý đó man khai lý lịch.” Không biết ai đã thông báo lên trên huyện Dakto về lý lịch gia cảnh của tôi? Tôi đành thu xếp đồ đạc để trở về Dakto, sống với mẹ vào cuối năm đó.

Mỗi độ tháng tư về, ký ức của tôi hay nhớ lại cảnh tượng chạy loạn ở Dakto vào năm 1972. Giờ tôi hiểu ra tại sao thường dân tại Dakto đều bị Việt Cộng lùa cả đám vào trong rừng. Họ bắt giữ dân ở lại để tuyên truyền với thế giới là dân chúng bỏ bên quốc gia để về với phe cách mạng. Đồng thời nếu như bị máy bay Hoa Kỳ và phi cơ KLVNCH oanh tạc trong lúc hành quân, thì lấy dân ra làm bia đỡ đạn cho chúng. Cũng không hiểu sao, tôi lại đọc được mưu đồ xảo quyệt của chúng như thế!

Có lẽ độc giả cho rằng tôi bịa chuyện để nói lên. Nhưng nếu ai từng đọc qua bài viết, “Dakto - Đêm Cuối Cùng” của tác giả Trang Y Hạ, chỉ biết được phần đầu tấn bi kịch khổ đau của thường dân vô tôi tại quận lỵ Dakto mà thôi. Bài viết nầy là phần nối tiếp, nói về những đã gì xẩy ra sau đó.

Nhưng còn nhiều mẫu chuyện thương tâm đầy máu và nước mắt mà tôi không thể nhớ rõ chi tiết để kể lại. Tôi cũng không muốn dài dòng vụ Việt Cộng kèm kẹp dân chúng trong vùng Dakto bị chiếm, e rằng sẽ lạc đề tài bài viết về thân phụ của mình. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng rằng những ai là nhân chứng, từng sống qua thời kỳ kinh hoàng tại địa danh nầy sẽ viết lên sự thật.

Đầu năm 1988, mẹ tôi rời thị trấn Dakto để về Sàigòn sinh sống. Tôi thì theo chúng bạn đi các tỉnh khác như Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang để buôn bán và lập xí nghiệp sản xuất lạp xưởng. Chỉ khi nào về Sàigòn mua vật liệu hay máy móc mới ghé thăm thân phụ đang sống tạm trú quản thúc ở quận 4, sau khi đi tù cải tạo gần 10 năm. Hai cha con ít khi có cơ hội hàn huyên tâm sự lâu dài, vì thời gian tôi lưu lại ở Sàigòn rất cấp bách, vả lại tôi không có hộ khẩu chính thức để sống ở thành phố nầy. Tuy nhiên, đôi lần tôi có dịp hỏi ông chi tiết về các diễn biến xẩy ra làm sao, sau lần gia đình phân ly vào tối ngày thứ Bảy 22 tháng 4, năm 1972 tại Dakto.

Dựa theo tài liệu chiến tranh và qua lời ba tôi kể lại, chi khu Dakto thất thủ vào thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972(có tài liệu nói là Chủ Nhật). Thiếu Tá Lò Văn Bảo chọn Đại Đội 408 ĐPQ làm đơn vị đánh chặn (đoạn) hậu, rời chi khu sau cùng để cho bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo rút lui an toàn vào rừng, nên bị tổn thất nặng nề. Đại Đội 408 ĐPQ cùng với bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo đánh 7 ngày và 7 đêm với Việt Cộng trong rừng. Bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo và Đại Đội 408 ĐPQ chia tay phân tán mỏng ở một cánh rừng để tránh thiệt hại. Binh sĩ của Đại Đội 408 ĐPQ lớp chết lớp bị thương, lại có người không thể mang theo được. Số khác thì thất tán hay bỏ ngũ tìm đường về nhà nên cuối cùng đại đội ĐPQ chỉ còn lại độ mươi người.

Thiếu Tá Bảo dùng tần số riêng gọi vô tuyến về bộ chỉ huy của tiểu khu Kontum và xin phái trực thăng tới bốc. Đại Đội 408 ĐPQ hoàn toàn mất liên lạc với Thiếu Tá Bảo trong rừng núi vì ông ta đã đổi qua một tần số khác. Có lẽ Thiếu Tá Bảo không hề hay biết những gì đã xẩy ra cho Đại Đội 408 ĐPQ? Người hiệu thính viên của đại đội dò tần số nội bộ nhiều ngày mới nối được liên lạc với Thiếu Tá Bảo và ông ra lệnh cho cha tôi đi chuyển đến một ngọn đồi vô danh làm vị trí bãi đáp để được bốc. Khi thấy Đại Đội 408 ĐPQ còn lại một ít người, ông nghi ngờ cha tôi đã bị Việt Cộng bắt và buộc hợp tác với chúng giăng bẫy, để tóm gọn bộ chỉ huy nhẹ của ông ta. Thiếu Tá Bảo chất vấn cha tôi đủ điều và nhất định không cho lên trực thăng. Giành co đôi lát, cuối cùng ông mới đành lòng cho di tản về Kontum.

Cha tôi dưỡng sức được ít ngày, rồi lại lao vào trận tuyến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 ở Kontum (từ ngày 14/5 - 1/6/72). Sau chiến thắng mặt trận Kontum kiêu hùng, nhiều quân nhân tác chiến được thăng một cấp, nhưng phần cha tôi vẫn tiếp tục mang lon Trung Úy. Ông không hề than trách phận, chỉ nghĩ làm tròn bổn phận của một quân nhân mà thôi. Sau trận nầy, thượng cấp đề nghị cha tôi nên chuyển qua làm lính văn phòng, nhưng ông lại khước từ.

Đầu năm 1974, cha tôi thuyên chuyển về tiểu khu Long An, KBC 4008. Đêm mồng 8 rạng 9 tháng 4, năm 1975, cộng quân mở màn pháo kích và tấn công vào thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh thì đồng thời Công Trường (Sư Đoàn) 5 Việt Cộng vượt rạch Cần Đốt tấn công vào tỉnh Long An để cắt đứt Quốc Lộ 4, nối liền Sàigòn với miền tây. Địch quân chiếm được một góc sân bay, phía tây nam của phi trường Cần Đốt. Ngày giờ chúng toan tính thật trùng phùng ăn khớp với nhau.

Đây là hai tuyến phòng thủ cơ bản cuối cùng của QLVNCH, để phòng giữ cửa ngõ phía đông và phía tây của Sàigòn. Nếu cộng quân chiếm được thị xã Xuân Lộc, thì các thị xã (Biên Hòa - Bà Rịa - Vũng Tàu) kế tiếp sẽ lần lượt xụp đổ và cuối cùng là thủ đô Sàigòn. Còn nếu Việt Cộng chiếm được tỉnh Long An và cầu Bến Lức thì con đường tiếp vận thực phẩm từ miền tây vào Sàigòn sẽ bị cắt đứt. Thủ đô Sàigòn sẽ bị cô lập và loạn lạc nổi lên vì khan hiếm nhu yếu phẩm.

Theo nguồn Wikipedia, Trận Xuân Lộc diễn biến ác liệt trong vòng 12 ngày đêm. Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH cùng tiểu đoàn 3/4 Địa Phương Quân Long Khánh là chủ lực chính. Tiểu khu còn được tăng phái thêm Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân(di tản từ Quảng Đức về), Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh và Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa không yểm (tổng số quân khoảng 12,000 người), để đối phó với 4 sư đoàn Bắc Việt gồm có (SĐ6, SĐ7, SĐ341, và SĐ325). Việt Cộng còn bổ xung thêm một trung đoàn thiết giáp, một trung đoàn pháo binh và Trung Đoàn 95BB (Sư Đoàn 325 CS) (tổng số quân khoảng 40,000 người), nên có nhiều dữ liệu bách khoa toàn thư viết về trận chiến.

Riêng mặt trận Thủ Thừa, tỉnh Long An cũng không kém phần quan trọng, nhưng bị lu mờ vì diễn biến xẩy ra lại trùng phùng với thời gian của mặt trận Xuân Lộc, nên không có bách khoa toàn thư dữ liệu. Đồng thời cha tôi lại không hề kể chuyện là ông đã từng tham dự mặt trận nầy. Thật là đáng tiếc, vì thiếu chi tiết dữ kiện có liên quan đến công trận của ông.

Từ năm (1987-89) khi trưởng thành, tôi có nghe gia đình bên nội kể loáng thoáng về trận đánh Thủ Thừa. Sau đợt chiến thắng nhất thời của VNCH tại mặt trận Thủ Thừa vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?), một ông chú thuộc vai vế em họ của cha tôi, chạy hớt hải qua nhà bà nội của tôi thông báo một tin sốt dẻo:

- Cô Năm ơi…đài BBC, VOA và Sàigòn loan tin chiến thắng vang dội tại Thủ Thừa.

Bà nội tôi lên tiếng lo lắng:

- Hổng (không) biết anh Sáu (cha tôi là thứ năm trong nhà) bay, đi lính Địa Phương Quân đóng tại chi khu Tân Trụ (Tiểu Khu Long An) đang đánh nhau ở miệt Thủ Thừa (tăng cường cho mặt trận), có hề hấn gì hông (không) nữa, mà sao mấy bữa rầy (nay) một con mắt của tao cứ nháy lia lịa quá hà?

- Có lẽ anh Sáu không sao đâu!, ông chú tôi trấn an tinh thần để bà nội tôi yên tâm.

Vài ngày sau đó có lính đến nhà nhắn tin. Bên nội tôi bèn xách vài giỏ thức ăn gồm có xôi, thịt gà và trái cây đón xe đò đi lên chi khu Thủ Thừa để ăn mừng chiến thắng cùng với cha tôi. Bên nội tôi mừng rỡ khi nghe Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Long An tuyên bố:

- Trương Hồng Nhơn được thăng Đại Úy đặc cách tại mặt trận Thủ Thừa, tiểu khu Long An.

Bà nội của tôi còn kể rằng khi ra dìa (về) thấy xe đò và đủ loại xe khác phải ngưng chạy trên Quốc Lộ 4 đến chiều tối vì đường xá bị Việt Cộng đắp mô. Lực lượng Địa Phương Quân và một đơn vị thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh QLVNCH ra sức phản công dữ dội và giải tỏa mô của Việt Cộng, mới bảo đảm được sự lưu thông trên quốc lộ.

Sau ngày miền Nam mất, cha tôi đi tù cải tạo gần 10 năm qua các trại Hoàng Liên Sơn và cuối cùng là trại Cải Tạo Hàm Tân mang bí số Z30D thuộc tỉnh Thuận Hải. Ông được phóng thích vào cuối năm 1984 và sống tạm trú tại Sàigòn. Một trong những lý đó khiến ông bị đi tù gần 10 năm (so với các sĩ quan cấp úy khác), chỉ vì khí khái hiên ngang của ông. Cô tôi(người miền Nam gọi chị hay em đều bằng cô), kể lại một chuyến đi thăm nuôi cha tôi như sau:

- Sáu à, em ráng cải tạo tiến bộ theo chính sách cách mạng để mau về với gia đình nha!

Sao…chị nói xong chưa?, ông bực dọc:

- Nếu như chị lập lại lời lẽ “phục tòng” nầy với tui, thì tui sẽ bỏ vô lán ngay, cha tôi khẳng khái trả lời như thế.

Trương Hồng Nhơn bạo bệnh qua đời vào ngày 2 tháng 3, năm 1988 sau Tết Nguyên Đán Mậu Thìn. Linh cữu an táng cử hành theo nghi thức hỏa thiêu và hài cốt được mang về quê nhà ở quận (huyện) Cần Đước, tỉnh Long An.

Trước khi hoàn thành bài viết nầy, chúng tôi (tác giả & tôi) có liên lạc với niên trưởng (danh hiệu 31) hiện đang định cư ở Hoa Kỳ, để kiểm chứng dữ kiện có liên quan đến cha tôi. Cựu Thiếu Tá Trưởng Phòng Ba/Trung Tâm Hành Quân BCH Tiểu Khu Long An (danh hiệu 31), trả lời qua e-mail như sau:

- “Cá nhân tôi nghĩ ông Nhơn là Đại Đội Trưởng hay Đại Đội Phó một đại đội ĐPQ thuộc tiểu khu Long An, nhưng vì không trực tiếp chỉ huy nên không nhớ được.”

Tôi xin số điện thoại để gọi cho niên trưởng(31) và tả hình dáng cố Đại Úy Trương Hồng Nhơn có tầm vóc chiều cao trên 1.8 m(cỡ 6 ft), với nước da ngăm đen và bản tính thích “nhậu” của người miền Nam, thì danh hiệu 31 cho biết:

- À, tôi nhớ ra đã từng gặp qua thân phụ của cậu rồi!

Danh hiệu 31 nói rằng ông cố gắng liên lạc với cựu Đại Úy Võ Văn Bạch (ĐĐT), thuộc Tiểu Đoàn 334 ĐPQ(TK Long An). May ra ông nầy biết rõ về cha tôi, nhưng tôi chờ tin mãi mà chẳng thấy ai gọi lại gì cả.

Cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn nay đã quy tiên, nhưng tôi tin rằng ông cùng với dân quân Địa Phương Quân (2 tiểu đoàn ĐPQ gồm 600 lính) và 200 lính Nghĩa Quân của tiểu khu Long An (cộng thêm một đơn vị của Sư Đoàn 7 BB tăng cường?) đã anh dũng đánh thắng một đơn vị xấp xỉ cấp trung đoàn(Quốc Thái ghi lại *8) của Công Trường 5(gồm 5 ngàn quân) (*b) và lực lượng du kích địa phương tại mặt trận Thủ Thừa vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?) (không kể CS điều động thêm 2 Công Trường 6, 9 và Trung Đoàn Đồng Tháp công hãm Long An để tiến về Sàigòn).

Trong hồi ký của danh hiệu 31 có viết, “quân dân ta phải tự lực tự cường, kiểu đứng mũi chịu sào.” Ý ông ta muốn nói rằng 2 tiểu đoàn Địa Phương Quân (TK Long An) và Nghĩa Quân chỉ được trang bị M16, M79 và trung liên M60 mà phải đương đầu với cộng quân đông đảo hơn 8 lần (600 quân VNCH chống 5000+ bộ đội CSBV(*b)(cần dẫn nguồn). Bắc quân lại được trang bị hỏa lực mạnh như B40/B41, súng cối (cối 61, cối 82), đại liên phòng không 12.8 ly, trọng pháo 130 ly và chiến xa lội nước PT-76, thì làm sao lực lượng Địa Phương Quân có thể chống đỡ lâu dài được?
Là con của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, tôi muốn tìm hiểu về đời binh nghiệp của thân phụ mình là cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn. Vì không biết cha tôi thuộc đại đội hay tiểu đoàn Địa Phương Quân nào của tiểu khu Long An, nên chúng tôi (tác giả & tôi) cần kiểm chứng dữ kiện, nhưng vài cựu sĩ quan ĐPQ liên đới biết lai lịch của cha tôi chẳng màng giúp đỡ. Tôi cảm thấy thất vọng về họ. Nhìn viễn ảnh thời gian trôi mãi và bánh xe lịch sử tiếp tục lăn về phía trước sẽ xóa nhòa mất quá khứ. Nếu như không ai còn quan tâm tới, rồi tuổi trẻ Việt Nam sẽ dựa vào đâu để tìm ra sự thật?

Tài liệu tham khảo: 
1) Người ở Lại Charlie(Mùa Hè Đỏ Lửa 1972) - tác giả Phan Nhật Nam
2) Về Từ Tân Cảnh - tác giả Đại Tá Tôn Thất Hùng
3) Dakto - Đêm Cuối Cùng - tác giả Trang Y Hạ
4) Cao Nguyên: Sương Mù hay Khói Súng - tác giả Kiều Mỹ Duyên
5) Chiến Thắng Đakto - Tân Cảnh 40 năm một chặng đường - Trang thông tin điện tử Huyện Đakto (CS)
6) Ký Ức Tây Nguyên - tác giả Đặng Vũ Hiệp (CS) (*a)
7) Trận Xuân Lộc - Wikipidia tiếng Việt
8) Trận Đánh Cuối Cùng Của Địa Phương Quân(Quận Thủ Thừa, Tỉnh Long An) - tác giả Quốc Thái
9) 31 Khúc Chấp & Quốc Thái Đinh Hùng Cường(2 tác giả) Trận Đánh Cuối Cùng Của Quân Đoàn IV
10) “Giải phóng” Thủ Thừa và thị xã Tân An - đòn chia cắt chiến lược lộ 4 trong chiến dịch HCM 1975 (CS)
11) Tổng số quân của Công Trường 5 CSBV(*b), dựa vào bài viết: “Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân.”

Vài hàng về tác giả:
Là con của một quân nhân, Darren Thăng còn có bút hiệu là DD-2nd hay DD-2nd G. Quốc nạn năm 1975, anh chỉ là một thiếu niên. Anh khởi sự sáng tác từ năm 2007. Vì đam mê đời lính chiến từ khi còn nhỏ, nên anh sáng tác rất mạnh về QLVNCH. Anh có hơn 30 tác phẩm nói về người lính Việt Nam Cộng Hòa, thương cảm số phận người Kháng Chiến Quân Việt Nam sau 1975 và các bài tình cảm xã hội cũng như bình luận khác. Một bài thơ của anh: “Hãy Đợi Anh Về”, được Nhạc Sĩ/Ca Sĩ Hoàng Hoa phổ nhạc trình bày trên You Tube nghe rất cảm động.
http://www.youtube.com/watch?v=V3CwRDojxYQ . Trân thành cảm tạ độc giả xa gần thương mến tác giả và tác phẩm.

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TƯỞNG NHỚ CHA TÔI - ĐẠI ÚY TRƯƠNG HỒNG NHƠN .

Ghi theo lời kể trung thật của người con trai cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn. Ông được vinh thăng đại úy đặc cách tại mặt trận Thủ Thừa

Darren Thăng


http://720mpreunion.org/history/graphics_common/patch_RF_lg.gif

LTG: Ghi theo lời kể trung thật của người con trai cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn. Ông được vinh thăng đại úy đặc cách tại mặt trận Thủ Thừa, tỉnh Long An vào tuần cuối cùng (ngày 23?) của tháng 4 năm 1975. Danh xưng “tôi” trong bài viết nầy được hiểu là đương sự. Những dữ kiện và diễn tiến xẩy ra đều dựa trên trí nhớ của tuổi thơ và từ thân nhân cho biết. Nếu như có điều gì sai lệnh, xin các cựu quân nhân Địa Phương Quân từng là đồng đội với cha tôi bổ túc dùm. Trân trọng đa tạ!

Đêm đã khuya, anh kể về đời binh nghiệp của thân phụ mình là cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn với niềm tự hào kiêu hãnh. Nghe giọng nói của anh mạch lạc, rõ ràng từng chữ một qua điện thoại viễn liên: “cha tôi là một sĩ quan tác chiến của QLVNCH”, tôi rất hãnh diện về ông.
Hãy viết dùm tôi câu chuyện có thật và ghi những công trận liên quan tới người, để lưu lại cho con cháu của tôi mai sau hiểu biết. Hy vọng các cháu lớn lên tìm hiểu lịch sử tại sao quốc gia Việt Nam lại bị chia đôi đất nước từ năm 1954-1975. Hai miền Nam-Bắc theo đuổi chính thể gì? Ai đã gây lên cảnh chiến tranh chết chóc tang thương? Nhận định chế độ nào được coi là chính nghĩa và bạo quyền? Mầu cờ nào các cháu sẽ công nhận là đại diện cho quốc gia Việt Nam tự do, v.v.

Thật tình đã bao năm trôi qua, tôi không thể nào quên được trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 xẩy ra tại Dakto-Tân Cảnh, mạn bắc của cao nguyên Trung phần mà gia đình tôi đã vướng vào vòng lửa đạn cho đến cuối năm 1987. Tổng thẩy là 15 năm trường sống trong hệ lụy chiến tranh. Tôi lớn lên tại mảnh đất khó nghèo đó và đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Trọn tuổi thơ của tôi, chìm đắm trong khổ đau bất hạnh như bao thường dân vô tội khác tại quận lỵ nầy.


SVSQ Trương Hồng Nhơn

Thân phụ tôi, Trương Hồng Nhơn quê quán ở quận Cần Đước, tỉnh Long An. Ông lập gia đình sớm vào năm 21 tuổi. Thời thanh niên, ông làm Điểm Hóa Viên ở cảng Sàigòn. Theo lệnh tổng động viên do nhu cầu chiến trường, ông ghi danh nhập ngũ thụ huấn tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vào cuối năm 1965 và mãn khoá vào đầu năm 1966 (có lẽ khóa 22 hay 23) với cấp bậc chuẩn úy. Cha tôi nhận sự vụ lệnh đi trình diện một đơn vị Địa Phương Quân ở tiểu khu Darlac và đóng ở ngoại ô của thị xã Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột) từ năm (1966-1970).

Sau tết Mậu Thân 1968, cha tôi được cử đi học khóa hành quân “Rừng Núi Sình Lầy” ở Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ kéo dài 6 tuần lễ (42 ngày). Ông may mắn có tên trong danh sách khóa sinh do Tổng Cục Quân Huấn tuyển chọn, vì sĩ quan Địa Phương Quân không thuộc đơn vị áp dụng chiến thuật phản du kích như các binh chủng Biệt Động Quân, Lực Lượng Đặc Biệt và Nhẩy Dù, v.v. nên ít khi có cơ hội.

Điều nầy cũng dễ hiểu vì đơn vị Địa Phương Quân bị đánh giá là sắc lính yếu, ngay cả cộng quân cũng nghĩ như vậy. Nhưng hãy khoan kết luận vội, quý vị sẽ tìm được đáp số ở cuối bài viết để xem lực lượng nầy có dũng cảm trong trận chiến cuối cùng, phá tan binh lực của cộng quân mưu toan chiếm quận Thủ Thừa, cắt Quốc Lộ 4 và áp sát thủ đô Sàigòn vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?) hay không?

Năm 1970, cha tôi là Trung Úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 408 Địa Phương Quân (không biết thuộc tiểu đoàn ĐPQ nào?) của tiểu khu Kontum. Đại Đội 408 Địa Phương Quân có nhiệm vụ trấn đóng ở các đồn chốt, gìn giữ an ninh Quốc Lộ 14 (QL) là độc đạo duy nhất từ Kontum lên quận lỵ Dakto (46 cây số), từ năm (1971 - 4/1972). Những tiền đồn heo hút trên Quốc Lộ 14, như đồn Ngô Trang (Đại Đội 408 ĐPQ từng đóng ở đó), ấp Võ Định và xã Diên Bình gợi lại trong trí nhớ tuổi thơ. Đến khi cộng quân khởi động chiến dịch Xuân-Hè 1972, thì cuộc sống của gia đình 3 người chúng tôi, bị đảo lộn toàn diện.

Ngày 15 tháng 4 năm 1972, Trung Đoàn 52 (Sư Đoàn 302 CSBV) được sự yểm trợ của các trung đoàn pháo nặng (130 ly & hỏa tiển 122 ly), đánh biển người chọc thủng phòng tuyến Charlie do Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù VNCH trấn giữ một cao độ xấp xỉ trên 900m từ ngày 2 tháng 4 năm 1972. Cao điểm Charlie là nút chặn chiến lược quan trọng kiểm soát ngã ba Đông Dương, đường tiếp vận của CSBV để xâm nhập vào tỉnh Kontum.

Vị trí khu vực đồi Charlie giáp ranh với một nhánh sông Pôkô và Quốc Lộ 14. Đây là huyết mạch cửa ngõ dẫn vào thị xã Tân Cảnh, cách đó khoảng 10km. Cộng sản mưu toan chia cắt Quốc Lộ 14, để dứt điểm phi trường Phượng Hoàng gần đó và bản doanh của Trung Đoàn 42 (Sư Đoàn 22 Bộ Binh QLVNCH), thuộc tuyến phòng thủ ngoại vi của thị trấn Tân Cảnh để làm chủ tình hình phía Bắc tỉnh Kontum.

Quận lỵ Dakto (Đắk Tô) và thị trấn Tân Cảnh bỗng dưng trở nên sôi động trong chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Mặt Trận B3, như bao chiến dịch Dakto-Tân Cảnh 1967 và Dakto-Ben Het 1969 của những năm về trước. Thời điểm cuộc chiến leo thang cực độ khi quân đội Hoa Kỳ còn tham chiến mạnh mẽ ở Việt Nam.

Khi tuyến thép Charlie bị vỡ, Trung Úy Trương Hồng Nhơn nhận lệnh đưa Đại Đội 408 ĐPQ lên tăng phái cho chi khu Dakto. Đại đội đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá (có tác giả nói là Trung Tá) Quận Trưởng Lò Văn Bảo, gốc người Thái ở Bắc-Việt. Thiếu Tá Bảo xuất thân khóa 8 (Hoàng Thụy Đông) Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, vóc dáng người cao lớn và đôi mắt quắc sắc, biểu lộ nghị lực quyết chiến. Trung Úy Nhơn dẫn theo vợ con lên trên quận lỵ cùng với ông vì đời sống của người lính Địa Phương Quân, thường gắn liền với gia đình của họ.

Thực ra, Dakto không xa lạ gì với gia đình tôi cho lắm vì chúng tôi từng sống ở đó một thời gian. Ngày còn là nhi đồng, mấy anh lính dưới quyền ba tôi hay bế ẵm tôi đi xin kẹo của lính Mỹ, khi họ có dịp ghé qua địa danh nầy.

Tôi còn nhớ rõ mồn một biến cố xẩy ra tại quận Dakto vào chiều thứ Bảy ngày 22 tháng 4, năm 1972, lúc đó tôi gần 7 tuổi. Ngày hôm ấy, cơn mưa tháng tư tầm tã trút nước như xối và cộng quân lại nã pháo dữ dội ở khắp nơi trong quận. Ngồi trong lô cốt nhìn ra ngoài trời mưa quan sát, binh sĩ trú phòng chỉ thấy dân Thượng mặc áo mưa chạy lụp xụp lánh nạn tránh đạn pháo kích. Nhưng chưa thấy dấu hiệu chiến xa cộng quân tiến vô Dakto, cùng bộ binh tùng thiết.

(*a) Sau khi ba tôi đi tù cải tạo về, kể rằng có nghe tiếng máy xe tăng vang vọng ở hướng tây bắc của quận lỵ vào ban đêm, nhưng không thấy chiến xa xuất hiện. Chi khu Dakto tung nhiều toán trinh sát Địa Phương Quân vào vùng dọ thám, cũng không đạt được kết quả gì. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp (CS) giải thích trong “Ký Ức Tây Nguyên”, có 9 chiếc chiến xa T-54 đã ẩn mình ngụy trang trong khu vực ngầm của bờ sông Pôkô và bộ đội công binh mở đường K50 băng cắt qua rừng. Chiến xa xuất phát vào tối 23/4 (Chủ Nhật), lướt qua chi khu Dakto để tiến về hướng bản doanh của Trung Đoàn 42/SĐ 22 BB, gần Tân Cảnh. Đúng 4 giờ 30 rạng ngày 24/4 (thứ Hai), xe tăng cùng bộ đội tùng thiết diệt các chốt điểm, yểm trợ cho nhau và càn qua các hàng rào của căn cứ. Dựa theo dữ kiện nầy thì xe tăng địch không nhắm đánh chi khu Dakto.

Cha tôi đôn đốc binh sĩ chạy ngược chạy xuôi bảo vệ bộ chỉ huy của Thiếu Tá Bảo, sợ đặc công mò vào dinh quận trưởng tấn công. Lính tráng dưới quyền của cha tôi phòng thủ nghiêm ngặt khắp nơi. Cha tôi phái một binh sĩ gùi (cõng) tôi sau lưng và lấy tấm poncho cột chặt tôi vào người anh ta, để khi chạy loạn khỏi bị rớt. Mẹ tôi cầm giỏ quần áo đi đằng sau toán lính. Thấy cha tôi bận rộn làm nhiệm vụ lại phải vừa chăm sóc cho vợ con, bà nhận xét chồng mình khó có thể chu toàn trách nhiệm của người chỉ huy nên xin tách ra riêng. Từ đó, mẹ con chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với ông.

Mẹ con chúng tôi chạy theo đoàn người di tản vào một nhà thờ ở trong quận lỵ ngay buổi tối 22/4 (thứ Bảy) hôm đó. Nghĩ rằng nơi nầy là chốn tôn nghiêm, cộng quân không nỡ nào pháo kích vào nên trú ẩn ở đây, chắc sẽ được an toàn. Sáng Chủ Nhật ngày 23 tháng 4, năm 1972, một biến cố xẩy ra khi mẹ dẫn tôi ra ngoài khuôn viên nhà thờ hơi xa xa để đi vệ sinh. Khi trở lại thấy nhà thờ đã bị pháo địch dập nát, người dân vô tội chết nằm la liệt. Mẹ con chúng tôi đành phải theo lớp người sống sót cuốn gói ra đi, tìm một nơi trú ẩn an toàn khác.

Hòa nhập vào dòng người di tản, bỏ nhà bỏ của chạy lấy người. Đi bộ lần ra tới Quốc Lộ 14 được một ngày, nhóm thường dân cỡ 100 chừng người (Kinh và Thượng) gồm có hai mẹ con chúng tôi bị đám du kích địa phương chặn lại. Chúng lùa tất cả mọi người, nam phụ lão ấu vào rừng. Thế là từ nay thường dân vô tội của quận lỵ Dakto không nhanh chân chạy thoát được, đều bị chúng bắt như cá chậu chim lồng. Đó là vào xế trưa thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972.

Số lượng dân chúng của quận lỵ Dakto và các xã lân cận bị cầm giữ trong vùng Việt Cộng vừa mới chiếm được cũng cỡ khoảng 5-6 ngàn người (kiểm chứng qua tài liệu của cộng sản nói là 6,000 người). Binh sĩ VNCH và thanh niên trai tráng trong hạn tuổi quân dịch bị thanh lọc và bắt tách ra riêng. Chúng bắt dân kê khai lý lịch, xem ai có thân nhân liên hệ đến “Ngụy Quân Ngụy Quyền” hay không. May thay, trong đám người bị bắt chung không ai biết rõ thân thế của hai mẹ con chúng tôi nên mẹ tôi dấu biệt lý lịch gia đình, chỉ khai là thường dân mà thôi.

Thường dân gồm ông già bà lão, đàn bà và con nít bị Việt Cộng xé lẻ ra từng nhóm nhỏ và sống sơ tán ở nhiều nơi. Có nhóm thì 100, 200 hay 500 người một cho dễ bề kiểm soát. Họ đẩy tất cả mọi người vào rừng rú hay mật khu của chúng, gần vùng tam biên giới Việt-Miên-Lào. Khó có thể định hướng được các khu vực rừng núi nầy thuộc địa hạt nào. Cư dân địa phương, thì đoán chừng vị trí nầy có lẽ chỉ chung quanh phạm vi của quận lỵ Dakto mà thôi. Tuyệt nhiên không ai được phép sống trong thị trấn Dakto và Tân Cảnh, kể cả bọn chúng nữa. Sau khi Dakto bị cộng quân cưỡng chiếm vào thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972, thì quận lỵ hoàn toàn bị bỏ trống 100%.

Mấy ngày đầu bị bắt, Việt Cộng cho mỗi người một vắt cơm lạt để ăn. Sau đó du kích địa phương đi lùng những ruộng lúa hay các rẫy khoai mì (sắn) ở buôn thượng bị bỏ hoang. Rồi dẫn dân chúng đến đó vào ban đêm để nhổ. Trời tối như mực, dân chúng cứ cầm cây mì bứng lên rồi tuốt bằng tay. Mỗi người thu nhặt cho mình một mớ khoai mì “chiếm lợi phẩm” mang về xắt nhỏ ra, sấy cho khô để nấu ăn.

Nếu gặp được ruộng lúa thì Việt Cộng cho tuốt lúa. Người nào tuốt được hơn một ký thóc là hay lắm rồi. Thóc lúa rang khô rồi giã bằng cùi để tách vỏ trấu và cám ra thành hột gạo. Sau đó người ta dùng nắp vung nồi để rang gạo cho khô, cất dành để nấu ăn. Nhưng thường thường thì gặp rẫy khoai mì nhiều hơn là ruộng lúa. Ngày nào cũng ăn củ mì nên dân chúng chế biến đủ thứ món như mì luộc, canh khoai mì v.v. Nấu củ mì bằng các nồi nhôm nhặt được trong các buôn thượng đấy. Đi đến các buôn thượng nào thấy thiếu cái gì thì họ lượm cái đó mang theo để xử dụng.

Thiếu lương thực nên dân chúng đi hái rau tàu bay, rau sam, nấm rừng (tùy loại ăn được), măng tre rừng, rau dớn rừng mọc dọc theo các khe suối ở môi trường hoang dã, và cây môn thục(còn gọi là cây môn ngứa) ngâm vào nước gạo, để làm dưa chua tăng thêm phần ẩm thực. Đó là chưa kể đến tình trạng bắt được con gì ở rừng già ăn được, là ăn con nấy.

Gia vị thiếu nghiêm trọng nhất trong việc nấu nướng chính là muối biển. Đôi khi Việt Cộng chuyển đâu đó từ Lào sang một số muối hột. Phân phát 1/3 thìa cà phê cho hộ 1 người. Hai mẹ con của chúng tôi thì được một muỗng muối hột để ăn. Gia đình nào đông thì được nhiều và gia đình nào ít thì được ít, nhưng không lúc nào cũng được phân phát muối hột. Ăn phải cầm chừng kẻo hết muối để nấu ăn. Nói tóm lại, không có muối ăn cũng chết mà ăn nhiều quá thì bị phù thủng.

Chốn rừng thiêng nước độc, môi trường đầy muỗi mòng, vắt đốt, sốt rét lại không có thuốc men chữa trị gây lên các bệnh dịch cúm, sởi, cộng thêm thiếu ăn, sinh ra đủ thứ bệnh tật. Tội nghiệp nhất là đám con nít sơ sinh không có sữa để bú, thiếu vệ sinh dinh dưỡng và bị sốt rét rừng nên chết rất nhiều. Có gia đình 5-6 đứa con nhỏ đều chết hết ráo. Nói chung là người nào chết thì ráng chịu. Không ai còn nước mắt hay lòng nhân ái để mủi lòng thương hại lẫn nhau nữa.

Thường dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Không có chòi, lều và nhà sàn để ở gì cả. Nước uống, nấu nướng và tắm giặt bằng nước suối. Có thể nói là hôm nay thì ở rừng nầy, mai thì ở rừng kia. Di chuyển lên đồi xuống núi nhiều lần trong một ngày là chuyện thường tình. Di dời từ rừng nầy sang rừng khác. Có lúc thì vào ban ngày nhưng đa số thì vào ban đêm để tránh phi pháo của KLVNCH và Hoa Kỳ oanh tạc. Mỗi lần nghe tiếng động cơ máy bay trên trời, đám du kích la toán lên:

- Chạy lẹ lên, kẻo máy bay “Ngụy” đến bỏ bom đánh phá ta.

Bất cứ ai mà chậm chạp chẳng hạn như đang lúc nấu nướng làm bếp, chúng bèn tạt nước vào đống lửa bắt bỏ hết để ra đi. Quần áo mỗi người mang theo trong giỏ lúc đi di tản chỉ có vài bộ đồ, thay mặc dần dần bắt đầu đã rách rưới tả tơi. Vá được mảnh nào, chụm mảnh nọ hay xin được quần áo của ai đó thì mặc đại để che thân. Tuy nhiên, không thấy cảnh người sống thiếu áo quần bèn lấy quần lấy áo của người chết giặt lại để mặc cả.

Tôi nhớ mỗi lần đi tắm ở dưới suối, phải vắt quần áo lên trên bụi cây phơi khô. Tắm cởi chuồng xong lấy quần áo đó mặc lại. Quần áo mặc đa phần nhất y nhất quẩn một bộ đồ duy nhất. Đàn ông con trai đi tắm thì dễ rồi, nhưng đàn bà con gái đi tắm mới khổ tấm thân. Họ rủ nhau kiếm một chỗ kín đáo, canh chừng cho nhau tắm gội và giặt giũ. Không có xà bông để tắm, dân chúng tùy cơ ứng biến kiếm đâu ra được vài trái bòn hòn vò vào nước thay cho xà bông, để chà rửa thân thể.

Cuộc sống của thường dân quận lỵ Dakto bị cộng sản kèm kẹp trong vùng “giải phóng” rất lầm than cơ cực cứ quần quật như thế tính từ cuối tháng 4 năm 1972, cho đến khi Hiệp Định Đình Chiến Ba Lê thực thi sau ngày 27 tháng 1, năm 1973. Vùng nào Việt Cộng chiếm được trước đó, coi như thuộc quyền sở hữu của chúng.

Sau ngày đình chiến lịch sử đó, không ai được phép trở lại thị trấn Dakto để sống nữa kể cả những người từng có nhà ở đó, vì quận lỵ đã bị tàn phá bởi chiến tranh. Ban quân quản địa phương chia cho mỗi gia đình một khoảnh đất nhỏ ở hai bên Quốc Lộ 14 để khai hoang lập nghiệp. Dân chúng tự động kiếm cây rừng làm chòi, lợp tranh trát vách để ở. Người nầy giúp đỡ người kia, dựng nhà đùm bọc lẫn nhau để sống. Dân chúng làm rẫy canh tác như trồng lúa, trồng khoai lang, khoai mì và hoa mầu tự tạo ra thực phẩm để sinh nhai.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn rơi vào tay cộng sản thì đời sống của người dân ở Dakto tương đối dễ thở hơn lúc còn sống ở trong rừng núi một chút (4/1972). Mẹ tôi dựng một sạp nhỏ trước căn chòi của mình để bán các thứ lặt vặt như hành ớt, cá khô, mắm muối và bánh kẹo mua từ thị trấn Kontum lên, mong được sống lây lất qua ngày.

Những trẻ em thiếu nhi trong lứa tuổi học sinh được các anh chị lớn có trình độ, tình nguyện dậy các mẫu tự abc, học bản cửu chương và chỉ cách thức làm toán cộng trừ nhân chia. Các chòi gọi là lớp học được dựng lên đơn sơ, tạm bợ trên các mảnh đất trống trong khu vực kinh tế mới. Tôi buộc phải học lại lớp 1 từ đầu vào năm 1973, tuy rằng đã học gần xong lớp 2 trước đó.

Ngành giáo dục tại Dakto tương đối có tổ chức hẳn hòi sau ngày đất nước thống nhất (sic). Tôi học hết cấp II, tức là lớp 9 (cấp lớp cao nhất ở Dakto), mãn trường vào hè năm 1982. Năm đó tôi tròn 17 tuổi (học trễ lắm rồi đó nghen). Muốn theo học trường trung học cấp III (từ lớp 10-12) phải xuống thị trấn Kontum, cách huyện Dakto 46km, sống trọ ở nhà người quen để đi học. Nhiều hôm nhớ mẹ (thèm bú tí một chút đó mà) và mấy luống ruộng vườn không người trông coi, tôi cuốn gói bỏ học ngang trở về Dakto, tính ở lại để phụ giúp mẹ lo việc đồng áng. Về đến nhà mẹ tôi khuyên nhủ:

- Cha con là một sĩ quan của QLVNCH. Nay ông bị đi cải tạo, con phải lấy tấm gương đó mà ráng học để nên người.

Mẹ tôi dọn cơm ra cho ăn uống no nê rồi đi nghỉ. Hôm sau tôi lủi thủi lần ra Quốc Lộ 14 để đón xe đò trở lại thị trấn Kontum quyết tâm chăm chỉ học hành. Nhờ bền chí và cố gắng nên cuối cùng tôi xong tốt nghiệp lớp 12 vào hè năm 1985.

Tôi thi đại học và được nhận vào Hệ Trung Cấp Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kế Hoạch Đà Nẵng. Ngày đó, danh từ gọi là Trường Trung Cấp Kế Hoạch II Kinh Tế (1985-1986). Chương trình dự trù học 3 năm nhưng họ rút lại thành 2 năm, dự định sẽ tốt nghiệp vào mùa hè năm 1988. Trước khi tốt nghiệp để đi thực tập, trường đòi hỏi mỗi học sinh 2 bìa thư có dán tem ở nơi cư trú để kiểm tra hồ sơ lý lịch học sinh. Cuối năm 1987, ban giám thị của trường thông báo cho tôi biết: “buộc đương sự thôi học, trả về địa phương vì lý đó man khai lý lịch.” Không biết ai đã thông báo lên trên huyện Dakto về lý lịch gia cảnh của tôi? Tôi đành thu xếp đồ đạc để trở về Dakto, sống với mẹ vào cuối năm đó.

Mỗi độ tháng tư về, ký ức của tôi hay nhớ lại cảnh tượng chạy loạn ở Dakto vào năm 1972. Giờ tôi hiểu ra tại sao thường dân tại Dakto đều bị Việt Cộng lùa cả đám vào trong rừng. Họ bắt giữ dân ở lại để tuyên truyền với thế giới là dân chúng bỏ bên quốc gia để về với phe cách mạng. Đồng thời nếu như bị máy bay Hoa Kỳ và phi cơ KLVNCH oanh tạc trong lúc hành quân, thì lấy dân ra làm bia đỡ đạn cho chúng. Cũng không hiểu sao, tôi lại đọc được mưu đồ xảo quyệt của chúng như thế!

Có lẽ độc giả cho rằng tôi bịa chuyện để nói lên. Nhưng nếu ai từng đọc qua bài viết, “Dakto - Đêm Cuối Cùng” của tác giả Trang Y Hạ, chỉ biết được phần đầu tấn bi kịch khổ đau của thường dân vô tôi tại quận lỵ Dakto mà thôi. Bài viết nầy là phần nối tiếp, nói về những đã gì xẩy ra sau đó.

Nhưng còn nhiều mẫu chuyện thương tâm đầy máu và nước mắt mà tôi không thể nhớ rõ chi tiết để kể lại. Tôi cũng không muốn dài dòng vụ Việt Cộng kèm kẹp dân chúng trong vùng Dakto bị chiếm, e rằng sẽ lạc đề tài bài viết về thân phụ của mình. Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng rằng những ai là nhân chứng, từng sống qua thời kỳ kinh hoàng tại địa danh nầy sẽ viết lên sự thật.

Đầu năm 1988, mẹ tôi rời thị trấn Dakto để về Sàigòn sinh sống. Tôi thì theo chúng bạn đi các tỉnh khác như Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang để buôn bán và lập xí nghiệp sản xuất lạp xưởng. Chỉ khi nào về Sàigòn mua vật liệu hay máy móc mới ghé thăm thân phụ đang sống tạm trú quản thúc ở quận 4, sau khi đi tù cải tạo gần 10 năm. Hai cha con ít khi có cơ hội hàn huyên tâm sự lâu dài, vì thời gian tôi lưu lại ở Sàigòn rất cấp bách, vả lại tôi không có hộ khẩu chính thức để sống ở thành phố nầy. Tuy nhiên, đôi lần tôi có dịp hỏi ông chi tiết về các diễn biến xẩy ra làm sao, sau lần gia đình phân ly vào tối ngày thứ Bảy 22 tháng 4, năm 1972 tại Dakto.

Dựa theo tài liệu chiến tranh và qua lời ba tôi kể lại, chi khu Dakto thất thủ vào thứ Hai ngày 24 tháng 4, năm 1972(có tài liệu nói là Chủ Nhật). Thiếu Tá Lò Văn Bảo chọn Đại Đội 408 ĐPQ làm đơn vị đánh chặn (đoạn) hậu, rời chi khu sau cùng để cho bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo rút lui an toàn vào rừng, nên bị tổn thất nặng nề. Đại Đội 408 ĐPQ cùng với bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo đánh 7 ngày và 7 đêm với Việt Cộng trong rừng. Bộ chỉ huy nhẹ của Thiếu Tá Bảo và Đại Đội 408 ĐPQ chia tay phân tán mỏng ở một cánh rừng để tránh thiệt hại. Binh sĩ của Đại Đội 408 ĐPQ lớp chết lớp bị thương, lại có người không thể mang theo được. Số khác thì thất tán hay bỏ ngũ tìm đường về nhà nên cuối cùng đại đội ĐPQ chỉ còn lại độ mươi người.

Thiếu Tá Bảo dùng tần số riêng gọi vô tuyến về bộ chỉ huy của tiểu khu Kontum và xin phái trực thăng tới bốc. Đại Đội 408 ĐPQ hoàn toàn mất liên lạc với Thiếu Tá Bảo trong rừng núi vì ông ta đã đổi qua một tần số khác. Có lẽ Thiếu Tá Bảo không hề hay biết những gì đã xẩy ra cho Đại Đội 408 ĐPQ? Người hiệu thính viên của đại đội dò tần số nội bộ nhiều ngày mới nối được liên lạc với Thiếu Tá Bảo và ông ra lệnh cho cha tôi đi chuyển đến một ngọn đồi vô danh làm vị trí bãi đáp để được bốc. Khi thấy Đại Đội 408 ĐPQ còn lại một ít người, ông nghi ngờ cha tôi đã bị Việt Cộng bắt và buộc hợp tác với chúng giăng bẫy, để tóm gọn bộ chỉ huy nhẹ của ông ta. Thiếu Tá Bảo chất vấn cha tôi đủ điều và nhất định không cho lên trực thăng. Giành co đôi lát, cuối cùng ông mới đành lòng cho di tản về Kontum.

Cha tôi dưỡng sức được ít ngày, rồi lại lao vào trận tuyến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 ở Kontum (từ ngày 14/5 - 1/6/72). Sau chiến thắng mặt trận Kontum kiêu hùng, nhiều quân nhân tác chiến được thăng một cấp, nhưng phần cha tôi vẫn tiếp tục mang lon Trung Úy. Ông không hề than trách phận, chỉ nghĩ làm tròn bổn phận của một quân nhân mà thôi. Sau trận nầy, thượng cấp đề nghị cha tôi nên chuyển qua làm lính văn phòng, nhưng ông lại khước từ.

Đầu năm 1974, cha tôi thuyên chuyển về tiểu khu Long An, KBC 4008. Đêm mồng 8 rạng 9 tháng 4, năm 1975, cộng quân mở màn pháo kích và tấn công vào thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh thì đồng thời Công Trường (Sư Đoàn) 5 Việt Cộng vượt rạch Cần Đốt tấn công vào tỉnh Long An để cắt đứt Quốc Lộ 4, nối liền Sàigòn với miền tây. Địch quân chiếm được một góc sân bay, phía tây nam của phi trường Cần Đốt. Ngày giờ chúng toan tính thật trùng phùng ăn khớp với nhau.

Đây là hai tuyến phòng thủ cơ bản cuối cùng của QLVNCH, để phòng giữ cửa ngõ phía đông và phía tây của Sàigòn. Nếu cộng quân chiếm được thị xã Xuân Lộc, thì các thị xã (Biên Hòa - Bà Rịa - Vũng Tàu) kế tiếp sẽ lần lượt xụp đổ và cuối cùng là thủ đô Sàigòn. Còn nếu Việt Cộng chiếm được tỉnh Long An và cầu Bến Lức thì con đường tiếp vận thực phẩm từ miền tây vào Sàigòn sẽ bị cắt đứt. Thủ đô Sàigòn sẽ bị cô lập và loạn lạc nổi lên vì khan hiếm nhu yếu phẩm.

Theo nguồn Wikipedia, Trận Xuân Lộc diễn biến ác liệt trong vòng 12 ngày đêm. Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH cùng tiểu đoàn 3/4 Địa Phương Quân Long Khánh là chủ lực chính. Tiểu khu còn được tăng phái thêm Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân(di tản từ Quảng Đức về), Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh và Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa không yểm (tổng số quân khoảng 12,000 người), để đối phó với 4 sư đoàn Bắc Việt gồm có (SĐ6, SĐ7, SĐ341, và SĐ325). Việt Cộng còn bổ xung thêm một trung đoàn thiết giáp, một trung đoàn pháo binh và Trung Đoàn 95BB (Sư Đoàn 325 CS) (tổng số quân khoảng 40,000 người), nên có nhiều dữ liệu bách khoa toàn thư viết về trận chiến.

Riêng mặt trận Thủ Thừa, tỉnh Long An cũng không kém phần quan trọng, nhưng bị lu mờ vì diễn biến xẩy ra lại trùng phùng với thời gian của mặt trận Xuân Lộc, nên không có bách khoa toàn thư dữ liệu. Đồng thời cha tôi lại không hề kể chuyện là ông đã từng tham dự mặt trận nầy. Thật là đáng tiếc, vì thiếu chi tiết dữ kiện có liên quan đến công trận của ông.

Từ năm (1987-89) khi trưởng thành, tôi có nghe gia đình bên nội kể loáng thoáng về trận đánh Thủ Thừa. Sau đợt chiến thắng nhất thời của VNCH tại mặt trận Thủ Thừa vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?), một ông chú thuộc vai vế em họ của cha tôi, chạy hớt hải qua nhà bà nội của tôi thông báo một tin sốt dẻo:

- Cô Năm ơi…đài BBC, VOA và Sàigòn loan tin chiến thắng vang dội tại Thủ Thừa.

Bà nội tôi lên tiếng lo lắng:

- Hổng (không) biết anh Sáu (cha tôi là thứ năm trong nhà) bay, đi lính Địa Phương Quân đóng tại chi khu Tân Trụ (Tiểu Khu Long An) đang đánh nhau ở miệt Thủ Thừa (tăng cường cho mặt trận), có hề hấn gì hông (không) nữa, mà sao mấy bữa rầy (nay) một con mắt của tao cứ nháy lia lịa quá hà?

- Có lẽ anh Sáu không sao đâu!, ông chú tôi trấn an tinh thần để bà nội tôi yên tâm.

Vài ngày sau đó có lính đến nhà nhắn tin. Bên nội tôi bèn xách vài giỏ thức ăn gồm có xôi, thịt gà và trái cây đón xe đò đi lên chi khu Thủ Thừa để ăn mừng chiến thắng cùng với cha tôi. Bên nội tôi mừng rỡ khi nghe Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Long An tuyên bố:

- Trương Hồng Nhơn được thăng Đại Úy đặc cách tại mặt trận Thủ Thừa, tiểu khu Long An.

Bà nội của tôi còn kể rằng khi ra dìa (về) thấy xe đò và đủ loại xe khác phải ngưng chạy trên Quốc Lộ 4 đến chiều tối vì đường xá bị Việt Cộng đắp mô. Lực lượng Địa Phương Quân và một đơn vị thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh QLVNCH ra sức phản công dữ dội và giải tỏa mô của Việt Cộng, mới bảo đảm được sự lưu thông trên quốc lộ.

Sau ngày miền Nam mất, cha tôi đi tù cải tạo gần 10 năm qua các trại Hoàng Liên Sơn và cuối cùng là trại Cải Tạo Hàm Tân mang bí số Z30D thuộc tỉnh Thuận Hải. Ông được phóng thích vào cuối năm 1984 và sống tạm trú tại Sàigòn. Một trong những lý đó khiến ông bị đi tù gần 10 năm (so với các sĩ quan cấp úy khác), chỉ vì khí khái hiên ngang của ông. Cô tôi(người miền Nam gọi chị hay em đều bằng cô), kể lại một chuyến đi thăm nuôi cha tôi như sau:

- Sáu à, em ráng cải tạo tiến bộ theo chính sách cách mạng để mau về với gia đình nha!

Sao…chị nói xong chưa?, ông bực dọc:

- Nếu như chị lập lại lời lẽ “phục tòng” nầy với tui, thì tui sẽ bỏ vô lán ngay, cha tôi khẳng khái trả lời như thế.

Trương Hồng Nhơn bạo bệnh qua đời vào ngày 2 tháng 3, năm 1988 sau Tết Nguyên Đán Mậu Thìn. Linh cữu an táng cử hành theo nghi thức hỏa thiêu và hài cốt được mang về quê nhà ở quận (huyện) Cần Đước, tỉnh Long An.

Trước khi hoàn thành bài viết nầy, chúng tôi (tác giả & tôi) có liên lạc với niên trưởng (danh hiệu 31) hiện đang định cư ở Hoa Kỳ, để kiểm chứng dữ kiện có liên quan đến cha tôi. Cựu Thiếu Tá Trưởng Phòng Ba/Trung Tâm Hành Quân BCH Tiểu Khu Long An (danh hiệu 31), trả lời qua e-mail như sau:

- “Cá nhân tôi nghĩ ông Nhơn là Đại Đội Trưởng hay Đại Đội Phó một đại đội ĐPQ thuộc tiểu khu Long An, nhưng vì không trực tiếp chỉ huy nên không nhớ được.”

Tôi xin số điện thoại để gọi cho niên trưởng(31) và tả hình dáng cố Đại Úy Trương Hồng Nhơn có tầm vóc chiều cao trên 1.8 m(cỡ 6 ft), với nước da ngăm đen và bản tính thích “nhậu” của người miền Nam, thì danh hiệu 31 cho biết:

- À, tôi nhớ ra đã từng gặp qua thân phụ của cậu rồi!

Danh hiệu 31 nói rằng ông cố gắng liên lạc với cựu Đại Úy Võ Văn Bạch (ĐĐT), thuộc Tiểu Đoàn 334 ĐPQ(TK Long An). May ra ông nầy biết rõ về cha tôi, nhưng tôi chờ tin mãi mà chẳng thấy ai gọi lại gì cả.

Cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn nay đã quy tiên, nhưng tôi tin rằng ông cùng với dân quân Địa Phương Quân (2 tiểu đoàn ĐPQ gồm 600 lính) và 200 lính Nghĩa Quân của tiểu khu Long An (cộng thêm một đơn vị của Sư Đoàn 7 BB tăng cường?) đã anh dũng đánh thắng một đơn vị xấp xỉ cấp trung đoàn(Quốc Thái ghi lại *8) của Công Trường 5(gồm 5 ngàn quân) (*b) và lực lượng du kích địa phương tại mặt trận Thủ Thừa vào giữa tháng 4 năm 1975 (từ ngày 9-20?) (không kể CS điều động thêm 2 Công Trường 6, 9 và Trung Đoàn Đồng Tháp công hãm Long An để tiến về Sàigòn).

Trong hồi ký của danh hiệu 31 có viết, “quân dân ta phải tự lực tự cường, kiểu đứng mũi chịu sào.” Ý ông ta muốn nói rằng 2 tiểu đoàn Địa Phương Quân (TK Long An) và Nghĩa Quân chỉ được trang bị M16, M79 và trung liên M60 mà phải đương đầu với cộng quân đông đảo hơn 8 lần (600 quân VNCH chống 5000+ bộ đội CSBV(*b)(cần dẫn nguồn). Bắc quân lại được trang bị hỏa lực mạnh như B40/B41, súng cối (cối 61, cối 82), đại liên phòng không 12.8 ly, trọng pháo 130 ly và chiến xa lội nước PT-76, thì làm sao lực lượng Địa Phương Quân có thể chống đỡ lâu dài được?
Là con của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, tôi muốn tìm hiểu về đời binh nghiệp của thân phụ mình là cố Đại Úy Địa Phương Quân Trương Hồng Nhơn. Vì không biết cha tôi thuộc đại đội hay tiểu đoàn Địa Phương Quân nào của tiểu khu Long An, nên chúng tôi (tác giả & tôi) cần kiểm chứng dữ kiện, nhưng vài cựu sĩ quan ĐPQ liên đới biết lai lịch của cha tôi chẳng màng giúp đỡ. Tôi cảm thấy thất vọng về họ. Nhìn viễn ảnh thời gian trôi mãi và bánh xe lịch sử tiếp tục lăn về phía trước sẽ xóa nhòa mất quá khứ. Nếu như không ai còn quan tâm tới, rồi tuổi trẻ Việt Nam sẽ dựa vào đâu để tìm ra sự thật?

Tài liệu tham khảo: 
1) Người ở Lại Charlie(Mùa Hè Đỏ Lửa 1972) - tác giả Phan Nhật Nam
2) Về Từ Tân Cảnh - tác giả Đại Tá Tôn Thất Hùng
3) Dakto - Đêm Cuối Cùng - tác giả Trang Y Hạ
4) Cao Nguyên: Sương Mù hay Khói Súng - tác giả Kiều Mỹ Duyên
5) Chiến Thắng Đakto - Tân Cảnh 40 năm một chặng đường - Trang thông tin điện tử Huyện Đakto (CS)
6) Ký Ức Tây Nguyên - tác giả Đặng Vũ Hiệp (CS) (*a)
7) Trận Xuân Lộc - Wikipidia tiếng Việt
8) Trận Đánh Cuối Cùng Của Địa Phương Quân(Quận Thủ Thừa, Tỉnh Long An) - tác giả Quốc Thái
9) 31 Khúc Chấp & Quốc Thái Đinh Hùng Cường(2 tác giả) Trận Đánh Cuối Cùng Của Quân Đoàn IV
10) “Giải phóng” Thủ Thừa và thị xã Tân An - đòn chia cắt chiến lược lộ 4 trong chiến dịch HCM 1975 (CS)
11) Tổng số quân của Công Trường 5 CSBV(*b), dựa vào bài viết: “Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân.”

Vài hàng về tác giả:
Là con của một quân nhân, Darren Thăng còn có bút hiệu là DD-2nd hay DD-2nd G. Quốc nạn năm 1975, anh chỉ là một thiếu niên. Anh khởi sự sáng tác từ năm 2007. Vì đam mê đời lính chiến từ khi còn nhỏ, nên anh sáng tác rất mạnh về QLVNCH. Anh có hơn 30 tác phẩm nói về người lính Việt Nam Cộng Hòa, thương cảm số phận người Kháng Chiến Quân Việt Nam sau 1975 và các bài tình cảm xã hội cũng như bình luận khác. Một bài thơ của anh: “Hãy Đợi Anh Về”, được Nhạc Sĩ/Ca Sĩ Hoàng Hoa phổ nhạc trình bày trên You Tube nghe rất cảm động.
http://www.youtube.com/watch?v=V3CwRDojxYQ . Trân thành cảm tạ độc giả xa gần thương mến tác giả và tác phẩm.

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm