Mỗi Ngày Một Chuyện
TUỲ ANH - CAO MỴ NHÂN
TUỲ ANH
- CAO MỴ NHÂN
Ông bà niên trưởng ấy mời tôi xuống thủ đô tị nạn ăn trưa thứ bảy này, niên
trưởng đã 90, còn phu nhân mới 85, nên chẳng ai lái xe.
Mặc dầu ngày qua Mỹ cách đây 25 năm, bấy giờ niên trưởng 65, phu nhân 60. Ôi
cái tuổi còn đầy sức sống, ông bà ở housing từ thủa đó tới giờ. Và cùng biết
lái xe mới văn minh chớ.
Để di chuyển ông bà và tôi, từ thành phố Hawthorne này xuống Little Saigon, tìm
cho ra cái tiệm có phở xào dòn trên đường Bolsa, hai cụ phải "thắt lưng
buộc bụng" trả cho ông taxi VN gốc cũng HO như niên trưởng, nhưng trẻ hơn
tới gần 2 giáp, lái xe khứ hồi, có cả thời gian chờ đợi là 30 USD, giá
rẻ.
Niên trưởng và phu nhân lại cứ ríu rít bên nhau, nên nói tôi ngồi ghế trước,
nhị vị ngồi băng sau, để dễ bề chăm sóc nhau kiểu tuổi già, như ho sặc, hay là
bóp bàn tay bỗng dưng quíu lại...
Niên trưởng bảo là: " này cô Cao Mỵ Nhân, cô có thấy bọn tôi, có ai được
Loan Phụng hoà minh như 2 người tôi không? Vậy mà bà ấy cứ cằn nhằn là tôi bây
giờ lẩm cẩm quá đấy".
Dạ không, niên trưởng và phu nhân còn tinh tường lắm chứ, lẩm cẩm gì đâu
ạ.
Cô quen thân với vợ chồng tôi từ hồi nào, thì nói vậy, chứ mấy ông đàn em tôi,
các ổng cũng già rồi, thấy rõ cái chậm chạp của mỗi người, mà hễ gặp nhau là
hết lời chê bai...
Nào là: "Bố ơi, bố ơi, bố đã nản hết cỡ thợ mộc chưa? Tụi con thì chán cái
mớ đời đi, thằng nào thằng nấy, chán vô hoả tháp, mà chán luôn cả hình ảnh nằm
ngửa mặt, ngắm trăng sao ở giữa lãnh địa đồi hồng, đồi xanh... lắm rồi..."
Thử hỏi có ai ở đời muốn hay thích cảnh đó đâu, có người cám cảnh trời ơi đó
quá, thầm tiếc giá ngày xưa đi lính, được " Tổ Quốc ghi ơn ", lại có
ý nghĩa hơn chứ phải không ?
Dạ, thôi thì mỗi người mỗi nghĩ, trăm cách nghĩ, không có ai nghĩ giống
ai bao giờ đâu.
Xe đậu trước cửa nhà hàng XX, toàn bộ tiếp viên đều mặc sơ mi mầu đen, quần
Jean, kể cả ông chủ hay quản lý chả biết, và toàn là nam, không mượn nữ, cũng
khá độc đáo.
Niên trưởng thì thào: "Nè, toàn là du sinh xuất phát từ Thăng Long thành
hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan nhà cô đó. Phen này chắc khổ với ông Trâm
quá", là ông Trump, tân president Huê Kỳ đó mà.
Phu nhân niên trưởng chép miệng: "Chẳng ai diệt được tụi nó đâu, chúng bám
dai như đỉa đói ấy, mình đã sang tới đây, mà cũng không yên nữa..."
Sự kiện làm tôi ăn cũng mất ngon, phu nhân tiếp lời:
"Nè cô đừng giận nhé, tiệm này tương đối chúng nó không lòi cái đuôi Bắc
Bộ phủ ra, chứ dưới kia kìa, mấy con nhỏ đó hễ mở miệng là the thé lên, tại sao
chỉ có mấy chục năm mà chúng ăn cái gì khiến nói năng quê mùa như vậy chứ".
Không phải "tố khổ" đâu nhá, trước 30- 4- 1975, nghe mấy ông bà Bắc
di cư, chúng tôi còn đôi chút cảm tình, chứ sau ngày trên, họ xuất hiện hằng
loạt với cái ngôn ngữ đảo lộn, thú thiệt, ngó họ, tôi chán cái mớ đời đi
cô ạ."
Hai cụ niên trưởng, phu nhân kêu chung một đĩa phở xào bự, tôi ngán mỡ dầu quá,
nên dùng tô phở nhỏ, bò tái chín để gọi là tẩm bổ cái thân gầy, chứ có tha
thiết ăn với uống gì đâu.
Quý cụ nhìn tôi, lắc đầu: "Tại sao cô lười ăn thế, phải ăn mới có sức ở
đời chứ, lúc nào cũng ăn như mèo thế kia, thấy khổ quá, chán ăn à?"
Kể ra thì cũng chán ăn thật, nhất là thịt cá, cứ cái màn mắm ruốc chưng mỡ tỏi,
ăn với rau sống, khế hườm, chuối chát...là tôi có thể "và" 2,3 chén
cơm luôn.
Bà chị trên tôi một bậc trong hội thơ Quỳnh Dao, là nữ sĩ Tôn nữ Hỷ Khương, ái
nữ của thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877- 1961), ngoài tài ngâm vịnh thi ca,
chị làm mắm cà thiệt khéo, có nghĩa là thiệt ngon đó quý vị ạ.
Thế thì cứ cái kiểu cơm nóng hay cơm nguội cũng được, ăn với mắm cà, là thực
khách như tôi ăn đã, quên chết vì khoái khẩu quá rồi.
Tôi ngồi ngẩn người ra, tất nhiên vẫn không quên tô phở, khiến niên trưởng và
bà hiền thê của quan 5 ngỡ ngàng, hỏi sao tôi bỗng trầm mặc thế, nếu phở đó dở
quá thì kêu món khác vậy.
Tâm hồn tôi vừa "đi vắng" ít phút, vội vã trỏ về thực tại, bị ngay
niên trưởng phỏng vấn chớp nhoáng: "hồi đi tù cải tạo, các bà các cô ăn
uống thế nào? "
Phe ta hỏi thì có gì đâu mà ngại, tôi cười toe: "Trung tá à, chắc trung
tâm nữ đỡ hơn các trại tù quý anh hai rồi, chúng em chỉ ăn độn khoai mì có thời
gian đầu thôi.
Năm thứ hai là tụi này tự "cải thiện" canh tác hoa mầu, nuôi heo, đan
giỏ lác, mây tre vv...nên có tiền tăng phần ẩm thực một chút, cơ bản vẫn là bí
đỏ, đậu đũa và rau muống đấy.
Sở dĩ có chút khác quý niên trưởng và huynh đệ chi binh là vì trung tâm nữ tù
chính trị tổng số chỉ có 300 tù nhân vừa nữ quân nhân, vừa nữ cảnh sát quốc gia
VNCH.
Kế tới là ở ngay sát nách đô thành Saigon Chợ Lớn xưa, khí hậu trong nam điều
hoà, không phải giá rét như quý sĩ quan VNCH bị nhốt ở các phần đất khắc nghiệt
ngoài Bắc Kỳ Quốc đâu.
Niên trưởng dừng đũa ngó tôi:
Ở gần Saigon nhưng bị nhốt, thì có khác gì tụi tôi chớ, cô nói đi, điều khổ
nhất của các bà các cô là gì?
Ôi dân ta từ hồi nào đã có câu: "Nhất nhật tại tù, Thiên thu tại ngoại",
còn gì khổ hơn là đi tù chớ quan 5 ? Có điều một ngày ở trong tù ví như ngàn
năm ở ngoài đời, là những gì thân thuộc, quen thuộc đã không còn ở cạnh ta.
Riêng em nhớ 4 đứa con đến thảm khốc, các chị kia cũng vậy, các cô thì mất hết
thanh xuân trong tù.
Có một cô sau hai năm mới ra tù đã tự tử, vì đúng nghĩa chán ngấy cái xã hội
què quặt XHCN lạc hậu, tưởng ở thời kỳ đồ đá đó huynh biết không? Cô bé này
trước ngày đổi đời bi thảm 30- 4-1975 là Trung uý xuất thân từ một trường y tá
Hoa Kỳ, du học 4 năm lận.
Ông bà niên trưởng nhìn nhau, như thầm tiếc cho một thiếu nữ Chế độ VNCH bị áp
lực thời đại nghịch lý quá độ.
Niên trưởng Đỗ Quý Nh. có thời là bạn lính của Hoạ sĩ Trung Tá Tạ Tỵ, ông thở
dài tâm sự: "Ông năm Tạ Tỵ cùng hiền thê về VN sống được ít lâu, rồi mất,
ông ấy là hoạ sĩ có tiếng thì sống và chết yên ổn vậy, chứ cô biết không, ông
Hợp kia kìa, nghĩ già rồi, cũng bỏ về VN để chết, có yên đâu...
"Ở Long An thôi, địa phương nó bắt con cháu lên tận Toà Đại Sứ Mỹ xác nhận
và làm thủ tục giấy tờ gì đó, mới được yên ổn ra đi về cõi Vĩnh hằng đấy, khổ
cho con cháu họ hàng lắm, thôi tụi tôi cứ ai đâu ở đấy, sống đã chọn nơi này
làm quê hương, thì chết cũng đành ở lại nơi này cho sướng..."
Nghe niên trưởng lý luận về nỗi đời mai hậu tới đây, thì phu nhân phát buồn
cười thú vị:
" Nè ông, đã nói: ở lại nơi này cho sướng, mà còn rên cũng đành chi nữa,
rõ là lẩn thẩn. Tôi nghĩ vậy nè cô Cao Mỵ Nhân, nhà người ta thì họ hàng đông
đảo, con cháu đầy nhà, mới lo được mấy chuyện như nêu trên, chớ bọn tôi, là cứ
việc ở lại nơi này với Peek, hay cái làng gì ông Đá Vàng rao bán lâu nay, mua
ngay kẻo hết nhà ở cõi âm đó, cho gọn gàng, mau chóng, để con cháu xoá sạch bàn
cờ hết nước đung đưa, cho chúng làm gia phả mới sau này phải không ông
NH?
Niên trưởng ngó trời cao một cách âm thầm, buồn bã :
Thì trước sau bà cũng tính thôi, bà đâu tôi đó, ý quên tôi đâu bà đó, tôi hẹn
đi trước để công ty địa ốc "âm vô cực" mời chào tổ ấm mới của mình
chớ phải không bà?
Có tiếng cười hết sức lạc quan ở sau lưng bàn ăn, vị cựu HO trẻ hơn đã tới đón
chúng tôi về, ông ta góp lời:
"Hơi đâu nói chuyện chưa xẩy ra, thế kỷ này còn đang phát triển, biến thi
thể vãng sanh qua những cái hồ nước nhược, thơ mộng vô cùng, tới lúc đó, chúng
ta tiễn nhau như ngắm nhìn chậu cá kiểng thôi...vì hoả táng đã làm ô nhiễm khí
quyển quá rồi.
Thưa về hay đi một vòng thăm ...dân lưu vong cho biết sự tình hả quý vị?
Niên trưởng đang trong trạng thái lừng khừng nhất của cuộc đời cụ, cụ trả lời
hậu sinh: "Tuỳ anh".
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TUỲ ANH - CAO MỴ NHÂN
TUỲ ANH
- CAO MỴ NHÂN
Ông bà niên trưởng ấy mời tôi xuống thủ đô tị nạn ăn trưa thứ bảy này, niên
trưởng đã 90, còn phu nhân mới 85, nên chẳng ai lái xe.
Mặc dầu ngày qua Mỹ cách đây 25 năm, bấy giờ niên trưởng 65, phu nhân 60. Ôi
cái tuổi còn đầy sức sống, ông bà ở housing từ thủa đó tới giờ. Và cùng biết
lái xe mới văn minh chớ.
Để di chuyển ông bà và tôi, từ thành phố Hawthorne này xuống Little Saigon, tìm
cho ra cái tiệm có phở xào dòn trên đường Bolsa, hai cụ phải "thắt lưng
buộc bụng" trả cho ông taxi VN gốc cũng HO như niên trưởng, nhưng trẻ hơn
tới gần 2 giáp, lái xe khứ hồi, có cả thời gian chờ đợi là 30 USD, giá
rẻ.
Niên trưởng và phu nhân lại cứ ríu rít bên nhau, nên nói tôi ngồi ghế trước,
nhị vị ngồi băng sau, để dễ bề chăm sóc nhau kiểu tuổi già, như ho sặc, hay là
bóp bàn tay bỗng dưng quíu lại...
Niên trưởng bảo là: " này cô Cao Mỵ Nhân, cô có thấy bọn tôi, có ai được
Loan Phụng hoà minh như 2 người tôi không? Vậy mà bà ấy cứ cằn nhằn là tôi bây
giờ lẩm cẩm quá đấy".
Dạ không, niên trưởng và phu nhân còn tinh tường lắm chứ, lẩm cẩm gì đâu
ạ.
Cô quen thân với vợ chồng tôi từ hồi nào, thì nói vậy, chứ mấy ông đàn em tôi,
các ổng cũng già rồi, thấy rõ cái chậm chạp của mỗi người, mà hễ gặp nhau là
hết lời chê bai...
Nào là: "Bố ơi, bố ơi, bố đã nản hết cỡ thợ mộc chưa? Tụi con thì chán cái
mớ đời đi, thằng nào thằng nấy, chán vô hoả tháp, mà chán luôn cả hình ảnh nằm
ngửa mặt, ngắm trăng sao ở giữa lãnh địa đồi hồng, đồi xanh... lắm rồi..."
Thử hỏi có ai ở đời muốn hay thích cảnh đó đâu, có người cám cảnh trời ơi đó
quá, thầm tiếc giá ngày xưa đi lính, được " Tổ Quốc ghi ơn ", lại có
ý nghĩa hơn chứ phải không ?
Dạ, thôi thì mỗi người mỗi nghĩ, trăm cách nghĩ, không có ai nghĩ giống
ai bao giờ đâu.
Xe đậu trước cửa nhà hàng XX, toàn bộ tiếp viên đều mặc sơ mi mầu đen, quần
Jean, kể cả ông chủ hay quản lý chả biết, và toàn là nam, không mượn nữ, cũng
khá độc đáo.
Niên trưởng thì thào: "Nè, toàn là du sinh xuất phát từ Thăng Long thành
hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan nhà cô đó. Phen này chắc khổ với ông Trâm
quá", là ông Trump, tân president Huê Kỳ đó mà.
Phu nhân niên trưởng chép miệng: "Chẳng ai diệt được tụi nó đâu, chúng bám
dai như đỉa đói ấy, mình đã sang tới đây, mà cũng không yên nữa..."
Sự kiện làm tôi ăn cũng mất ngon, phu nhân tiếp lời:
"Nè cô đừng giận nhé, tiệm này tương đối chúng nó không lòi cái đuôi Bắc
Bộ phủ ra, chứ dưới kia kìa, mấy con nhỏ đó hễ mở miệng là the thé lên, tại sao
chỉ có mấy chục năm mà chúng ăn cái gì khiến nói năng quê mùa như vậy chứ".
Không phải "tố khổ" đâu nhá, trước 30- 4- 1975, nghe mấy ông bà Bắc
di cư, chúng tôi còn đôi chút cảm tình, chứ sau ngày trên, họ xuất hiện hằng
loạt với cái ngôn ngữ đảo lộn, thú thiệt, ngó họ, tôi chán cái mớ đời đi
cô ạ."
Hai cụ niên trưởng, phu nhân kêu chung một đĩa phở xào bự, tôi ngán mỡ dầu quá,
nên dùng tô phở nhỏ, bò tái chín để gọi là tẩm bổ cái thân gầy, chứ có tha
thiết ăn với uống gì đâu.
Quý cụ nhìn tôi, lắc đầu: "Tại sao cô lười ăn thế, phải ăn mới có sức ở
đời chứ, lúc nào cũng ăn như mèo thế kia, thấy khổ quá, chán ăn à?"
Kể ra thì cũng chán ăn thật, nhất là thịt cá, cứ cái màn mắm ruốc chưng mỡ tỏi,
ăn với rau sống, khế hườm, chuối chát...là tôi có thể "và" 2,3 chén
cơm luôn.
Bà chị trên tôi một bậc trong hội thơ Quỳnh Dao, là nữ sĩ Tôn nữ Hỷ Khương, ái
nữ của thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877- 1961), ngoài tài ngâm vịnh thi ca,
chị làm mắm cà thiệt khéo, có nghĩa là thiệt ngon đó quý vị ạ.
Thế thì cứ cái kiểu cơm nóng hay cơm nguội cũng được, ăn với mắm cà, là thực
khách như tôi ăn đã, quên chết vì khoái khẩu quá rồi.
Tôi ngồi ngẩn người ra, tất nhiên vẫn không quên tô phở, khiến niên trưởng và
bà hiền thê của quan 5 ngỡ ngàng, hỏi sao tôi bỗng trầm mặc thế, nếu phở đó dở
quá thì kêu món khác vậy.
Tâm hồn tôi vừa "đi vắng" ít phút, vội vã trỏ về thực tại, bị ngay
niên trưởng phỏng vấn chớp nhoáng: "hồi đi tù cải tạo, các bà các cô ăn
uống thế nào? "
Phe ta hỏi thì có gì đâu mà ngại, tôi cười toe: "Trung tá à, chắc trung
tâm nữ đỡ hơn các trại tù quý anh hai rồi, chúng em chỉ ăn độn khoai mì có thời
gian đầu thôi.
Năm thứ hai là tụi này tự "cải thiện" canh tác hoa mầu, nuôi heo, đan
giỏ lác, mây tre vv...nên có tiền tăng phần ẩm thực một chút, cơ bản vẫn là bí
đỏ, đậu đũa và rau muống đấy.
Sở dĩ có chút khác quý niên trưởng và huynh đệ chi binh là vì trung tâm nữ tù
chính trị tổng số chỉ có 300 tù nhân vừa nữ quân nhân, vừa nữ cảnh sát quốc gia
VNCH.
Kế tới là ở ngay sát nách đô thành Saigon Chợ Lớn xưa, khí hậu trong nam điều
hoà, không phải giá rét như quý sĩ quan VNCH bị nhốt ở các phần đất khắc nghiệt
ngoài Bắc Kỳ Quốc đâu.
Niên trưởng dừng đũa ngó tôi:
Ở gần Saigon nhưng bị nhốt, thì có khác gì tụi tôi chớ, cô nói đi, điều khổ
nhất của các bà các cô là gì?
Ôi dân ta từ hồi nào đã có câu: "Nhất nhật tại tù, Thiên thu tại ngoại",
còn gì khổ hơn là đi tù chớ quan 5 ? Có điều một ngày ở trong tù ví như ngàn
năm ở ngoài đời, là những gì thân thuộc, quen thuộc đã không còn ở cạnh ta.
Riêng em nhớ 4 đứa con đến thảm khốc, các chị kia cũng vậy, các cô thì mất hết
thanh xuân trong tù.
Có một cô sau hai năm mới ra tù đã tự tử, vì đúng nghĩa chán ngấy cái xã hội
què quặt XHCN lạc hậu, tưởng ở thời kỳ đồ đá đó huynh biết không? Cô bé này
trước ngày đổi đời bi thảm 30- 4-1975 là Trung uý xuất thân từ một trường y tá
Hoa Kỳ, du học 4 năm lận.
Ông bà niên trưởng nhìn nhau, như thầm tiếc cho một thiếu nữ Chế độ VNCH bị áp
lực thời đại nghịch lý quá độ.
Niên trưởng Đỗ Quý Nh. có thời là bạn lính của Hoạ sĩ Trung Tá Tạ Tỵ, ông thở
dài tâm sự: "Ông năm Tạ Tỵ cùng hiền thê về VN sống được ít lâu, rồi mất,
ông ấy là hoạ sĩ có tiếng thì sống và chết yên ổn vậy, chứ cô biết không, ông
Hợp kia kìa, nghĩ già rồi, cũng bỏ về VN để chết, có yên đâu...
"Ở Long An thôi, địa phương nó bắt con cháu lên tận Toà Đại Sứ Mỹ xác nhận
và làm thủ tục giấy tờ gì đó, mới được yên ổn ra đi về cõi Vĩnh hằng đấy, khổ
cho con cháu họ hàng lắm, thôi tụi tôi cứ ai đâu ở đấy, sống đã chọn nơi này
làm quê hương, thì chết cũng đành ở lại nơi này cho sướng..."
Nghe niên trưởng lý luận về nỗi đời mai hậu tới đây, thì phu nhân phát buồn
cười thú vị:
" Nè ông, đã nói: ở lại nơi này cho sướng, mà còn rên cũng đành chi nữa,
rõ là lẩn thẩn. Tôi nghĩ vậy nè cô Cao Mỵ Nhân, nhà người ta thì họ hàng đông
đảo, con cháu đầy nhà, mới lo được mấy chuyện như nêu trên, chớ bọn tôi, là cứ
việc ở lại nơi này với Peek, hay cái làng gì ông Đá Vàng rao bán lâu nay, mua
ngay kẻo hết nhà ở cõi âm đó, cho gọn gàng, mau chóng, để con cháu xoá sạch bàn
cờ hết nước đung đưa, cho chúng làm gia phả mới sau này phải không ông
NH?
Niên trưởng ngó trời cao một cách âm thầm, buồn bã :
Thì trước sau bà cũng tính thôi, bà đâu tôi đó, ý quên tôi đâu bà đó, tôi hẹn
đi trước để công ty địa ốc "âm vô cực" mời chào tổ ấm mới của mình
chớ phải không bà?
Có tiếng cười hết sức lạc quan ở sau lưng bàn ăn, vị cựu HO trẻ hơn đã tới đón
chúng tôi về, ông ta góp lời:
"Hơi đâu nói chuyện chưa xẩy ra, thế kỷ này còn đang phát triển, biến thi
thể vãng sanh qua những cái hồ nước nhược, thơ mộng vô cùng, tới lúc đó, chúng
ta tiễn nhau như ngắm nhìn chậu cá kiểng thôi...vì hoả táng đã làm ô nhiễm khí
quyển quá rồi.
Thưa về hay đi một vòng thăm ...dân lưu vong cho biết sự tình hả quý vị?
Niên trưởng đang trong trạng thái lừng khừng nhất của cuộc đời cụ, cụ trả lời
hậu sinh: "Tuỳ anh".
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)