Truyện Ngắn & Phóng Sự

Tạ ơn người - Chương Khuê

( HNPĐ ) Ở đây, miền Tây Bắc nước Mỹ, hằng năm cứ mỗi độ bất chợt nhìn mấy cây phong trước nhà chỉ còn lác đác những chiếc lá vàng

 

( HNPĐ ) Ở đây, miền Tây Bắc nước Mỹ, hằng năm cứ mỗi độ bất chợt nhìn mấy cây phong trước nhà chỉ còn lác đác những chiếc lá vàng cuối cùng, tôi lại liên tưởng đến những chú gà tây trần truồng nằm đè lên nhau nơi quầy thịt trong siêu thị.

 Mới ngày nào tay xách tay ôm, ngố ngáo vợ yếu con thơ chạy nạn, sa được vào lòng bao dung của những người không phải là đồng bào, của đất nước chẳng phải là tổ quốc mình, nay dã mười lăm mùa lá vàng rơi, mười lăm Mùa Lễ Tạ Ơn.

"Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình". Xin trộm phép cụ Nguyễn Du sửa lại chút lời cô em gái nàng Kiều thuở trước, mười lăm năm ấy biết bao ân tình, gia đình tôi nhận được.

Như trận mưa rào, làm sao tôi đếm đủ từng hạt mưa rơi xuống khắp thân châu trong cơn nóng khát lã người. Từ gia đình ông bà bảo trợ:;những người đến trước; những viên chức sở Xã Hội; Y Tế; nhà thờ; thầy cô giáo dạy ESL và những lớp học khác sau này; những cô cậu sinh viên Mỹ đồng môn; những người trên đường phố , trên xe bus, trong cửa chợ, nơi công sở, bệnh viện , hãng xưởng.v.v..

Một trong những hạt mưa ân tình đậm mãi vào hồn tôi là hình ảnh cô giáo tóc vàng tươi cười và vẻ rất thân ái đứng sẵn nơi cửa trường chờ đón cha con tôi buổi sáng đầu tiên cháu nhập học mẫu giáo trường Tiểu Học Hawthorne, thành phố Everett. Cậu bé không chịu theo cô vào lớp, và cứ níu lấy quần ba. Sau nhiều lần bị cậu học trò "lạ mặt" hất tay ra, cô giáo ôm siết lấy con tôi và ra dấu bảo tôi về đị. Tôi vội vã, không dám quay đầu lại; vưà nghe tiếng gào thét của con, vừa tội nghiệp cô giáo đang chịu trận với hàm răng sâu của nó từ quê nhà mang sang chưa kịp đi nha sĩ. Chẳng hiểu cô đã "hóa phép tiên nữ" thế nào với đứa học trò màu tóc da lạ hoắc, ngôn ngữ bất đồng, lại chẳng được thơm tho mấy, so với bầy trẻ mũi lõ mắt xanh trông "đẹp như thiên thần"kia để sáng hôm sau cậu qúy tử đã vội vàng buông tôi ra và mau mắn bíu tay cô vào lớp. Nhờ vòng tay "cô như mẹ hiền" ấy , con tôi đã bước tiếp được êm ả con đường học vấn cho đến hôm nay đang là cậu sinh viên năm thứ hai của University of Washington. Một ngày nào khi con tôi đã "thành tài", cha con tôi sẽ tìm gặp lại cô giáo đầu đời của cháu, dù ngày đó không đúng vào dịp Lễ Tạ Ơn.

Dịp Lễ Tạ Ơn, từ ngày được náu thân trên nước Mỹ, năm nào tôi cũng hướng lòng mình một cách riêng về người và xứ sở đã từ ái bảo bọc gia đình tôi trong cơn họan nạn. Không có nơi dung thân này, gia đình tôi chẳng còn đường nào khác hơn là phải tiếp tục chịu trận cuộc đời lưu đày trên chính quê hương mình; với hoàn cảnh bản thân, chắc chắn, các con tôi rồi sẽ "không lớn thành người".

Tôi cũng đã không thành người được, nếu như cách đây hơn nửa thế kỷ người và đất Miền Nam đã không mở rộng vòng tay cưu mang một triệu dân từ Miền Bắc Nước Việt trong đó có gia đình tôị. "Thành người" với một tiêu chuẩn khiêm tốn nhất, là còn phân biệt được đạo lý tổ tiên, Trời Đất, với thứ lộng ngôn hóa ma ám quỷ ... "yêu biết mấy khi con học nói tiếng đầu lòng con gọi xít ta lin; thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười; thằng trời đứng xuống một bên để cho nông hội đứng lên làm trời; ta đánh mỹ ngụy là đánh cho liên xô...";

"Thành người" là không thành loại người lôi me cha, kẻ vô tội, người thi ân cho mình xưa nay ra qùy trước sân đình làng, phùng mang trợn mắt chỉa chỏ đấm đá đay nghiến hỏi mày có biết tao là ai, là thứ văn hóa "mới" hơn cả "văn hóa" phường đâm cha chém chú...

Quê tôi nép mình bên dòng sông La, thưà hưởng chút hơi hướng gần xa của những bậc tiên sinh Cao Thắng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du ... Làng Yên Phú, không biết đã từng có một thời vàng son nào như ý nghĩa cái tên làng, nhưng thế hệ anh em tôi từ lúc chào đời đến ngày sang được bên kia bờ vĩ tuyến 17, có được mấy ngày bình yên và những chén cơm trắng. Bom đạn Mỹ và gươm súng Nhật. Trận đói Ất Dậu. Thực dân Pháp trở lại Đông Dương.Tiêu Thổ Kháng Chiến. Cải Cách Ruộng Đất. Đấu tố, và lũ lụt hàng năm. Làng tôi có bãi cát ven sông, nơi vẫy vùng tuyệt vời cho bọn trẻ, nhưng mấy khi được thả cao cánh diều. Ban ngày họa hoằn mới vắng bóng khu trục cơ và máy bay Bà Già quân Pháp. Mọi sinh hoạt phải trong đêm.

Mẹ tôi, những đêm không trăng, với gồng gánh trên vai, phải mò mẫm từng bước chân xuống bến đò cách nhà khoảng chừng cây số, đi nhóm chợ bên kia sông, và trở về trước lúc trời sáng. Có những lần chợ về, bà hớt hãi chạy vào nhà, khi thì nói vưà bị một bầy lợn con bỗng dưng hiện ra rượt theo bà rồi biến mất; khi thì bảo thấy một đám người mặc đồ trắng xoá chân đi không vướng đất lởn vởn trước mặt. Những chuyện đại loại "ma nhát" đều xảy ra khi đi ngang qua khu vườn hoang ông Bát Ẩm. Khu vườn này chỉ cách nhà tôi vườn người bác ruột kế bên.Theo kể lại, nơi đây trước kia là bãi chiến trường giữa Trang Hét và lính Tây. Trang Hét là tên hai ông Trang và ông Hét được linh mục Đậu Quang Lĩnh vốn người làng Yên Phú, lúc đó đang đứng đầu một tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp từ miền nam phái về quê ngài để vận động những nhà giàu đóng góp tiền của nhằm việc mua vũ khí. Chẳng may, khi vừa đến ở trong nhà ông Bát Ẩm thì bị lộ tông tích và quân Pháp đến bao vây kêu gọi ra đầu thú. Hai ông Trang Hét đáp trả bằng những tràng đạn. Cuộc giao tranh rất dữ dội khiến quân Pháp chết và bị thương rất nhiêù (Cha tôi nói nghe rất nhiều tiếng la hét rên rỉ của thương binh Pháp lúc họ được đưa xuống tàu thuyền đang cặp bến trước nhà tôị), mà vẫn không diệt được Trang Hét; Pháp đổi chiến thuật ,cho người bò vào đốt nhà. Khi tiếng súng yên, người ta thấy xác hai người cháy đen trong tư thế chỉa súng vào đầu nhaụ.

Và cha tôi thì xuôi ngược trên nước sông La với chiếc thuyền gỗ chở thuê những hàng hoá như khoai sắn, cam, bưởị. lúa. ngô tùy theo mùa. Cũng đầy nguy hiểm.Có lần anh em tôi được đi theo thuyền và tưởng đã chết trôi mất xác khi bị tàu bay Pháp bắn xuống thuyền ( may mắn bỏ thuyền bơi lên bờ kịp và chui trốn giữa những hàng... khoai lang). Có lẽ do một phần anh em tôi còn quá nhỏ, phần bởi bận việc mưu sinh, hay vì lý do nào khác, cha tôi không bày tỏ tâm sự với con cái, nhưng đôi lúc qua chén rượu, ông đã để lộ nỗi tiếc nuối về một quá khứ nho phong nào đó...

Còn anh em chúng tôi, trường làng không có, phải băng qua đồng ruộng hoang vắng, qua nghĩa trang rờn rợn đến trường xã cách xa hàng cây số, dưới lúc mưa phùn gió Bấc, lúc ánh sao đêm, và ngồi học với ghế bàn xập xệ bên ngọn đèn dầu hiu hắt của ai nấy mang theo; sinh hoạt tuổi thơ là "tranh thủ" đào hầm trốn bom dưới gốc cây các quanh vườn ("các", tên một loại cây cao to, có trái lấy hột để làm dầu gì đó mà nay tôi cũng không còn nhớ), là "chuyên ngành" hát múa "Ai yêu bác Hồ bằng các em nhi đồng; Dân Liên Xô trên cánh đồng hoa; Mặt Trời Đông..; Kết Đoàn ...". Có lần trong giờ khoa học, vào lúc tờ mờ sáng, thầy giáo bảo cả lớp ra ngoài sân kiếm mỗi đứa hai cây que làm thành đôi đũa, rồi theo thầy đi ra đồng bắt vi trùng vưà do tàu bay Pháp thả xuống lúa đêm qua; với kết quả "đạt chỉ tiêu" là tiếng nhao nhao "con nỏ chộ chi mô cả" (con không thấy gì cả) của bầy học trò. .

Tàu bay Pháp ngày càng bắn phá nhiều hơn xuống những làng trên, xóm dưới và phía bên kia sông. Thỉnh thoảng lại có xác người chết trương sình trôi lềnh bềnh ngang qua, hay tấp vào bãi cát trước nhà tôi. Chị Thái con dì Đức trên chuyến đò về chợ ngang qua sông bị bắn chết, còn may thuyền không chìm để người nhà còn đem xác chị ấy về trên cái võng ngập máu. Chú Nam con ông bà Thông Bình thì mất xác trên đường dân công tận chiến trường Điện Biên Phủ.

Người ta đang bàn tinh chuyện dân làng phải tản cư thì tự nhiên vắng hẳn tiếng tàu bay. Tin chiến thắng Điện Biên được loan truyền. Chiến tranh chấm dứt, chúng tôi đươc đi học ban ngày, được tự do thả diều, và tha hồ vật nhau ngoài bãi cát có cây đa và cây ngô đồng.

Niềm vui đất nước hết chiến tranh đến chưa được bao lâu thì thấp thoáng không khí bất an. Bộ độ kéo về làng và chia từng nhóm dăm ba người đến ở trong hầu hết nhà dân. Ngoài đường xuất hiện những băng vải ghi "Thi Đua Phát Động Phong Trào Cải Cách Ruộng Đất". Đám nhi đồng chúng tôi liên tục tập nhảy "Kết Đoàn" và"Dân Liên Xô" để trình diễn trên sân khấu dựng ngòai trời mà từ trước đến giờ chưa hề có.

Làng Yên Phú nay đang đang diễn ra những điều mới lạ khác. Bà Cu Ước trong đám nghèo nhất làng khoe với mẹ tôi, rằng bà ta cùng một số người nữa đang được mời lên xã học tập đấu tố, và bà ta sẽ được chia phần "qủa thực" (tài sản tịch thu của địa chủ). Mẹ tôi dặn anh em tôi khi ăn cơm không được nhắc đến tiếng "cá , thịt, bò, gà, lợn" mà phải gọi bằng tên rau này dưa kia ; trong bữa ăn, mặc dầu đã kiểm soát kỹ các cữa ngõ đã được đóng kín, thỉnh thoảng ông tôi buông chén đũa đi mở hé cửa quan sát bên ngoài. Những cuộc thăm viếng chuyện trò giữa người lớn với nhau nay không còn thoải mái vui cười như trước, mà trong vội vả xầm xì âu lo...

Tin những người quen và không quen đã bị bắt bị đấu tố dồn dập từ những làng khác. Tin Dì Bang trong Hà Tĩnh vừa chết trong tù sau trận đấu tố càng khiến mẹ tôi nhất quyết không nghe theo tiếng loa ra rả kêu đi xem đấu tố. Đã 50 năm rồi mà tôi vẫn còn nhớ rõ ánh mắt hãi hùng của mẹ tôi khi bị du kích đến nhà dọa nạt bắt mẹ và tôi lúc đó đang co ro bên bếp lửa, đi xem đấu tố ông Phó Tư, ông Lý Thưởng.. (Sau khi đấu tố ông Lý Thưởng khá lâu, hỏi hoài phần "quả thực" mà không được chia, bà Cu Ước đến phàn nàn với mẹ tôi, và tỏ ra hối hận đã nghe theo lời cán bộ tố cáo ông Lý Thưởng những chuyện không hề có).

Lệnh ban ra nghiêm cấm chúng tôi không được chơi với con nhà địa chủ nữa. Anh em thằng Long con ông bà Tổng Thái trắng trẻo béo tốt hôm nào nay áo quần lếch thếch mặt mày xanh xao lem luốc, treo trước ngực thùng kẹo gừng đi cùng làng chẳng mấy ai dám bất chấp lệnh cấm mua giúp anh em nó vài cục... Bọn tôi mỗi lần thấy anh em thằng Long cũng không dám lại gần vì sợ bị báo cáo lẫn nhau.

Viết để tạ ơn ai, mà tôi cứ dông dài về tôi, về làng tôi ở tít mãi xa xăm "chốn vạc bay" nào đó. Thực ra, có lần mò trở về như thế tôi mới nhận rõ hơn được công ơn người đã đưa anh em tôi thoát khỏi phần đất tổ tiên xưa, nay bạc phước lọt vào tay bầy qủy đữ đang ra công biến thành địa ngục, và sau này là công ơn trời bể người và đất Miền Nam đã cưu mang dạy dỗ chúng tôi thành người.

Xin tạ ơn chuyến đò bà Phương đêm khuya đã lén lút chở gia đình tôi trong nỗi ngậm ngùi ly hương trốn khỏi làng Yên Phú tang thương để tìm đường xuôi Nam.

Tạ ơn con Vện nhà bác tôi bên cạnh đêm đêm nằm ngoài thềm, hôm ấy nó đã không sủa đánh thức mấy người bộ đội ở trong nhà bác khi sáu người lớn bé chúng tôi tay xách tay mang, lục đục ra khỏi nhà dưới bóng trăng chập chờn bởi gió đong đưa cành lá.

Tạ ơn dòng nước sông La đã đưa êm ả thuyền đi.

Tạ ơn đêm Quảng Bình, người đã chia bớt phần khoai lang và cho mượn nong nia làm giường chiếu qua đêm.

Tạ ơn chiếc cầu Vĩ Tuyến đã đưa ta sang được bến bờ Tự Do.

Nói sao cho đủ lời tạ ơn người, tạ ơn đời.

Thôi thì, nhân Mùa Lễ Tạ Ơn, xin mượn lời một bài hát của Trúc Hồ và Trầm Tử Thiêng để cất lên tự đáy lòng

"Thank You America, Thank You the World",

Và nhất là,

Tạ Ơn Người Miền Nam, Đất Trời Miền Nam Nước Việt đã cưu mang và giáo dục anh em tôi thành người đúng nghĩa và hưởng đầy đủ quyền của một con người

Chương Khuê
( HNPD )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tạ ơn người - Chương Khuê

( HNPĐ ) Ở đây, miền Tây Bắc nước Mỹ, hằng năm cứ mỗi độ bất chợt nhìn mấy cây phong trước nhà chỉ còn lác đác những chiếc lá vàng

 

( HNPĐ ) Ở đây, miền Tây Bắc nước Mỹ, hằng năm cứ mỗi độ bất chợt nhìn mấy cây phong trước nhà chỉ còn lác đác những chiếc lá vàng cuối cùng, tôi lại liên tưởng đến những chú gà tây trần truồng nằm đè lên nhau nơi quầy thịt trong siêu thị.

 Mới ngày nào tay xách tay ôm, ngố ngáo vợ yếu con thơ chạy nạn, sa được vào lòng bao dung của những người không phải là đồng bào, của đất nước chẳng phải là tổ quốc mình, nay dã mười lăm mùa lá vàng rơi, mười lăm Mùa Lễ Tạ Ơn.

"Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình". Xin trộm phép cụ Nguyễn Du sửa lại chút lời cô em gái nàng Kiều thuở trước, mười lăm năm ấy biết bao ân tình, gia đình tôi nhận được.

Như trận mưa rào, làm sao tôi đếm đủ từng hạt mưa rơi xuống khắp thân châu trong cơn nóng khát lã người. Từ gia đình ông bà bảo trợ:;những người đến trước; những viên chức sở Xã Hội; Y Tế; nhà thờ; thầy cô giáo dạy ESL và những lớp học khác sau này; những cô cậu sinh viên Mỹ đồng môn; những người trên đường phố , trên xe bus, trong cửa chợ, nơi công sở, bệnh viện , hãng xưởng.v.v..

Một trong những hạt mưa ân tình đậm mãi vào hồn tôi là hình ảnh cô giáo tóc vàng tươi cười và vẻ rất thân ái đứng sẵn nơi cửa trường chờ đón cha con tôi buổi sáng đầu tiên cháu nhập học mẫu giáo trường Tiểu Học Hawthorne, thành phố Everett. Cậu bé không chịu theo cô vào lớp, và cứ níu lấy quần ba. Sau nhiều lần bị cậu học trò "lạ mặt" hất tay ra, cô giáo ôm siết lấy con tôi và ra dấu bảo tôi về đị. Tôi vội vã, không dám quay đầu lại; vưà nghe tiếng gào thét của con, vừa tội nghiệp cô giáo đang chịu trận với hàm răng sâu của nó từ quê nhà mang sang chưa kịp đi nha sĩ. Chẳng hiểu cô đã "hóa phép tiên nữ" thế nào với đứa học trò màu tóc da lạ hoắc, ngôn ngữ bất đồng, lại chẳng được thơm tho mấy, so với bầy trẻ mũi lõ mắt xanh trông "đẹp như thiên thần"kia để sáng hôm sau cậu qúy tử đã vội vàng buông tôi ra và mau mắn bíu tay cô vào lớp. Nhờ vòng tay "cô như mẹ hiền" ấy , con tôi đã bước tiếp được êm ả con đường học vấn cho đến hôm nay đang là cậu sinh viên năm thứ hai của University of Washington. Một ngày nào khi con tôi đã "thành tài", cha con tôi sẽ tìm gặp lại cô giáo đầu đời của cháu, dù ngày đó không đúng vào dịp Lễ Tạ Ơn.

Dịp Lễ Tạ Ơn, từ ngày được náu thân trên nước Mỹ, năm nào tôi cũng hướng lòng mình một cách riêng về người và xứ sở đã từ ái bảo bọc gia đình tôi trong cơn họan nạn. Không có nơi dung thân này, gia đình tôi chẳng còn đường nào khác hơn là phải tiếp tục chịu trận cuộc đời lưu đày trên chính quê hương mình; với hoàn cảnh bản thân, chắc chắn, các con tôi rồi sẽ "không lớn thành người".

Tôi cũng đã không thành người được, nếu như cách đây hơn nửa thế kỷ người và đất Miền Nam đã không mở rộng vòng tay cưu mang một triệu dân từ Miền Bắc Nước Việt trong đó có gia đình tôị. "Thành người" với một tiêu chuẩn khiêm tốn nhất, là còn phân biệt được đạo lý tổ tiên, Trời Đất, với thứ lộng ngôn hóa ma ám quỷ ... "yêu biết mấy khi con học nói tiếng đầu lòng con gọi xít ta lin; thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười; thằng trời đứng xuống một bên để cho nông hội đứng lên làm trời; ta đánh mỹ ngụy là đánh cho liên xô...";

"Thành người" là không thành loại người lôi me cha, kẻ vô tội, người thi ân cho mình xưa nay ra qùy trước sân đình làng, phùng mang trợn mắt chỉa chỏ đấm đá đay nghiến hỏi mày có biết tao là ai, là thứ văn hóa "mới" hơn cả "văn hóa" phường đâm cha chém chú...

Quê tôi nép mình bên dòng sông La, thưà hưởng chút hơi hướng gần xa của những bậc tiên sinh Cao Thắng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du ... Làng Yên Phú, không biết đã từng có một thời vàng son nào như ý nghĩa cái tên làng, nhưng thế hệ anh em tôi từ lúc chào đời đến ngày sang được bên kia bờ vĩ tuyến 17, có được mấy ngày bình yên và những chén cơm trắng. Bom đạn Mỹ và gươm súng Nhật. Trận đói Ất Dậu. Thực dân Pháp trở lại Đông Dương.Tiêu Thổ Kháng Chiến. Cải Cách Ruộng Đất. Đấu tố, và lũ lụt hàng năm. Làng tôi có bãi cát ven sông, nơi vẫy vùng tuyệt vời cho bọn trẻ, nhưng mấy khi được thả cao cánh diều. Ban ngày họa hoằn mới vắng bóng khu trục cơ và máy bay Bà Già quân Pháp. Mọi sinh hoạt phải trong đêm.

Mẹ tôi, những đêm không trăng, với gồng gánh trên vai, phải mò mẫm từng bước chân xuống bến đò cách nhà khoảng chừng cây số, đi nhóm chợ bên kia sông, và trở về trước lúc trời sáng. Có những lần chợ về, bà hớt hãi chạy vào nhà, khi thì nói vưà bị một bầy lợn con bỗng dưng hiện ra rượt theo bà rồi biến mất; khi thì bảo thấy một đám người mặc đồ trắng xoá chân đi không vướng đất lởn vởn trước mặt. Những chuyện đại loại "ma nhát" đều xảy ra khi đi ngang qua khu vườn hoang ông Bát Ẩm. Khu vườn này chỉ cách nhà tôi vườn người bác ruột kế bên.Theo kể lại, nơi đây trước kia là bãi chiến trường giữa Trang Hét và lính Tây. Trang Hét là tên hai ông Trang và ông Hét được linh mục Đậu Quang Lĩnh vốn người làng Yên Phú, lúc đó đang đứng đầu một tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp từ miền nam phái về quê ngài để vận động những nhà giàu đóng góp tiền của nhằm việc mua vũ khí. Chẳng may, khi vừa đến ở trong nhà ông Bát Ẩm thì bị lộ tông tích và quân Pháp đến bao vây kêu gọi ra đầu thú. Hai ông Trang Hét đáp trả bằng những tràng đạn. Cuộc giao tranh rất dữ dội khiến quân Pháp chết và bị thương rất nhiêù (Cha tôi nói nghe rất nhiều tiếng la hét rên rỉ của thương binh Pháp lúc họ được đưa xuống tàu thuyền đang cặp bến trước nhà tôị), mà vẫn không diệt được Trang Hét; Pháp đổi chiến thuật ,cho người bò vào đốt nhà. Khi tiếng súng yên, người ta thấy xác hai người cháy đen trong tư thế chỉa súng vào đầu nhaụ.

Và cha tôi thì xuôi ngược trên nước sông La với chiếc thuyền gỗ chở thuê những hàng hoá như khoai sắn, cam, bưởị. lúa. ngô tùy theo mùa. Cũng đầy nguy hiểm.Có lần anh em tôi được đi theo thuyền và tưởng đã chết trôi mất xác khi bị tàu bay Pháp bắn xuống thuyền ( may mắn bỏ thuyền bơi lên bờ kịp và chui trốn giữa những hàng... khoai lang). Có lẽ do một phần anh em tôi còn quá nhỏ, phần bởi bận việc mưu sinh, hay vì lý do nào khác, cha tôi không bày tỏ tâm sự với con cái, nhưng đôi lúc qua chén rượu, ông đã để lộ nỗi tiếc nuối về một quá khứ nho phong nào đó...

Còn anh em chúng tôi, trường làng không có, phải băng qua đồng ruộng hoang vắng, qua nghĩa trang rờn rợn đến trường xã cách xa hàng cây số, dưới lúc mưa phùn gió Bấc, lúc ánh sao đêm, và ngồi học với ghế bàn xập xệ bên ngọn đèn dầu hiu hắt của ai nấy mang theo; sinh hoạt tuổi thơ là "tranh thủ" đào hầm trốn bom dưới gốc cây các quanh vườn ("các", tên một loại cây cao to, có trái lấy hột để làm dầu gì đó mà nay tôi cũng không còn nhớ), là "chuyên ngành" hát múa "Ai yêu bác Hồ bằng các em nhi đồng; Dân Liên Xô trên cánh đồng hoa; Mặt Trời Đông..; Kết Đoàn ...". Có lần trong giờ khoa học, vào lúc tờ mờ sáng, thầy giáo bảo cả lớp ra ngoài sân kiếm mỗi đứa hai cây que làm thành đôi đũa, rồi theo thầy đi ra đồng bắt vi trùng vưà do tàu bay Pháp thả xuống lúa đêm qua; với kết quả "đạt chỉ tiêu" là tiếng nhao nhao "con nỏ chộ chi mô cả" (con không thấy gì cả) của bầy học trò. .

Tàu bay Pháp ngày càng bắn phá nhiều hơn xuống những làng trên, xóm dưới và phía bên kia sông. Thỉnh thoảng lại có xác người chết trương sình trôi lềnh bềnh ngang qua, hay tấp vào bãi cát trước nhà tôi. Chị Thái con dì Đức trên chuyến đò về chợ ngang qua sông bị bắn chết, còn may thuyền không chìm để người nhà còn đem xác chị ấy về trên cái võng ngập máu. Chú Nam con ông bà Thông Bình thì mất xác trên đường dân công tận chiến trường Điện Biên Phủ.

Người ta đang bàn tinh chuyện dân làng phải tản cư thì tự nhiên vắng hẳn tiếng tàu bay. Tin chiến thắng Điện Biên được loan truyền. Chiến tranh chấm dứt, chúng tôi đươc đi học ban ngày, được tự do thả diều, và tha hồ vật nhau ngoài bãi cát có cây đa và cây ngô đồng.

Niềm vui đất nước hết chiến tranh đến chưa được bao lâu thì thấp thoáng không khí bất an. Bộ độ kéo về làng và chia từng nhóm dăm ba người đến ở trong hầu hết nhà dân. Ngoài đường xuất hiện những băng vải ghi "Thi Đua Phát Động Phong Trào Cải Cách Ruộng Đất". Đám nhi đồng chúng tôi liên tục tập nhảy "Kết Đoàn" và"Dân Liên Xô" để trình diễn trên sân khấu dựng ngòai trời mà từ trước đến giờ chưa hề có.

Làng Yên Phú nay đang đang diễn ra những điều mới lạ khác. Bà Cu Ước trong đám nghèo nhất làng khoe với mẹ tôi, rằng bà ta cùng một số người nữa đang được mời lên xã học tập đấu tố, và bà ta sẽ được chia phần "qủa thực" (tài sản tịch thu của địa chủ). Mẹ tôi dặn anh em tôi khi ăn cơm không được nhắc đến tiếng "cá , thịt, bò, gà, lợn" mà phải gọi bằng tên rau này dưa kia ; trong bữa ăn, mặc dầu đã kiểm soát kỹ các cữa ngõ đã được đóng kín, thỉnh thoảng ông tôi buông chén đũa đi mở hé cửa quan sát bên ngoài. Những cuộc thăm viếng chuyện trò giữa người lớn với nhau nay không còn thoải mái vui cười như trước, mà trong vội vả xầm xì âu lo...

Tin những người quen và không quen đã bị bắt bị đấu tố dồn dập từ những làng khác. Tin Dì Bang trong Hà Tĩnh vừa chết trong tù sau trận đấu tố càng khiến mẹ tôi nhất quyết không nghe theo tiếng loa ra rả kêu đi xem đấu tố. Đã 50 năm rồi mà tôi vẫn còn nhớ rõ ánh mắt hãi hùng của mẹ tôi khi bị du kích đến nhà dọa nạt bắt mẹ và tôi lúc đó đang co ro bên bếp lửa, đi xem đấu tố ông Phó Tư, ông Lý Thưởng.. (Sau khi đấu tố ông Lý Thưởng khá lâu, hỏi hoài phần "quả thực" mà không được chia, bà Cu Ước đến phàn nàn với mẹ tôi, và tỏ ra hối hận đã nghe theo lời cán bộ tố cáo ông Lý Thưởng những chuyện không hề có).

Lệnh ban ra nghiêm cấm chúng tôi không được chơi với con nhà địa chủ nữa. Anh em thằng Long con ông bà Tổng Thái trắng trẻo béo tốt hôm nào nay áo quần lếch thếch mặt mày xanh xao lem luốc, treo trước ngực thùng kẹo gừng đi cùng làng chẳng mấy ai dám bất chấp lệnh cấm mua giúp anh em nó vài cục... Bọn tôi mỗi lần thấy anh em thằng Long cũng không dám lại gần vì sợ bị báo cáo lẫn nhau.

Viết để tạ ơn ai, mà tôi cứ dông dài về tôi, về làng tôi ở tít mãi xa xăm "chốn vạc bay" nào đó. Thực ra, có lần mò trở về như thế tôi mới nhận rõ hơn được công ơn người đã đưa anh em tôi thoát khỏi phần đất tổ tiên xưa, nay bạc phước lọt vào tay bầy qủy đữ đang ra công biến thành địa ngục, và sau này là công ơn trời bể người và đất Miền Nam đã cưu mang dạy dỗ chúng tôi thành người.

Xin tạ ơn chuyến đò bà Phương đêm khuya đã lén lút chở gia đình tôi trong nỗi ngậm ngùi ly hương trốn khỏi làng Yên Phú tang thương để tìm đường xuôi Nam.

Tạ ơn con Vện nhà bác tôi bên cạnh đêm đêm nằm ngoài thềm, hôm ấy nó đã không sủa đánh thức mấy người bộ đội ở trong nhà bác khi sáu người lớn bé chúng tôi tay xách tay mang, lục đục ra khỏi nhà dưới bóng trăng chập chờn bởi gió đong đưa cành lá.

Tạ ơn dòng nước sông La đã đưa êm ả thuyền đi.

Tạ ơn đêm Quảng Bình, người đã chia bớt phần khoai lang và cho mượn nong nia làm giường chiếu qua đêm.

Tạ ơn chiếc cầu Vĩ Tuyến đã đưa ta sang được bến bờ Tự Do.

Nói sao cho đủ lời tạ ơn người, tạ ơn đời.

Thôi thì, nhân Mùa Lễ Tạ Ơn, xin mượn lời một bài hát của Trúc Hồ và Trầm Tử Thiêng để cất lên tự đáy lòng

"Thank You America, Thank You the World",

Và nhất là,

Tạ Ơn Người Miền Nam, Đất Trời Miền Nam Nước Việt đã cưu mang và giáo dục anh em tôi thành người đúng nghĩa và hưởng đầy đủ quyền của một con người

Chương Khuê
( HNPD )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm