Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Tại sao California hay bị động đất?
Tin cho biết trận động đất ấy hơn 6.4 độ/10, trên thước đo động đất quốc tế Richter (gọi tắt là độ Richter), có nghĩa là có thể gây ra những thiệt hại nặng.
Tại sao California hay bị động đất?
Một phụ nữ nhà ở Ridgecrest, California cho biết đã tốn cả ngày dọn dẹp nhà bếp, sau trận động đất mạnh 7,1 độ tại thành phố này, hôm 6/7/2019
Buổi sáng ngày lễ Độc Lập của nước Mỹ, đang ngồi cà phê với một số bạn hữu tại khu Little Saigon, quận Cam, miền Nam California, tôi bỗng có cảm giác chóng mặt vì mặt đất, bàn ghế chao đảo, tuy không có đổ vỡ gì.
Cảm giác ấy kéo dài khoảng 15 giây rồi chấm dứt.
Phải mất vài giây tôi mới nhận ra chúng tôi đang chứng kiến tác động của một trận động đất mạnh.
Tin cho biết trận động đất ấy hơn 6.4 độ/10, trên thước đo động đất quốc tế Richter (gọi tắt là độ Richter), có nghĩa là có thể gây ra những thiệt hại nặng.
Nằm trên vết đứt gãy San Andreas, bang California hay bị động đất
May mắn cho cư dân California là trung tâm của trận động đất (chấn tâm) nằm ở một vùng thưa thớt dân cư, thị trấn Ridgecrest, cạnh sa mạc Mojave, giữa hai trung tâm đô thị lớn là Las Vegas của tiểu bang Nevada, và Los Angeles của California. Chấn tâm này cách quận Cam, California hơn 100 dặm về phía Đông Bắc.
Không có thiệt hại gì về nhân mạng, chỉ có vài đám cháy nhỏ do ống khí đốt bị vỡ.
Cư dân địa phương dùng chân để đo mức mặt đất sa mạc bị chuyển do trận động đất mạnh 7,1 độ dọc theo Quốc lộ California 178 giữa Ridgecrest và Trona California, hôm 6/6/2019
Hơn 24 giờ sau đó, cũng tại Ridgecrest, trận động đất thứ hai xảy ra với cường độ lớn hơn 7.1 độ Richter. Cũng không có thiệt hại gì về nhân mạng. Nhưng liền sau đó Thống đốc California, ông Gavin Newsom, tuyên bố trình trạng khẩn cấp cho vùng Ridgecrest và San Bernadino gần thành phố Los Angeles.
Trận động đất mạnh kỷ lục 7,1 độ xảy ra tại tiểu bang California, Mỹ. Hàng ngàn gia đình bị cắt điện, nhà cửa hư hỏng, bốc cháy, đường xá nứt gãy và nhiều người bị thương. Dưới đây là hình ảnh hậu quả trận động đất gây ra.
Một kỹ sư xây dựng chuyên về chống động đất là ông Cao Nguyễn, làm việc cho một cơ quan chính phủ California, nói với chúng tôi rằng tình trạng khẩn cấp có nghĩa là thuốc men, nước uống được chuẩn bị cho các trung tâm tạm cư, các nhóm làm việc đánh giá thiệt hại, dự báo sóng thần được triển khai.
Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (US Geological Survey) đưa ra khả năng xảy ra một trận động đất 7 độ Richter trong tuần lễ tiếp theo chỉ ở vào khoảng 20%.
Như vậy chống động đất, cho tới giờ phút này, người ta chỉ làm một số việc như vừa kể sau khi nó xảy ra, và thiết kế những ngôi nhà sau cho nó có thể chịu đựng động đất, giảm hiệt hại tối đa.
Vậy tại sao có động đất?
Mọi người cũng đều biết tiểu bang California là một vùng thường xuyên xảy ra động đất.
Động đất xảy ra là do sự di chuyển của các lục địa và đại dương. Chúng chuyển động và va chạm vào nhau, gây ra động đất.
Cho tới hiện nay, việc hình thành các lục địa và sự chuyển động của chúng được giải thích bằng học thuyết lục địa trôi, được ông Alfred Wegener, một nhà địa vật lý người Đức đưa ra hồi đầu thế kỷ 20. Học thuyết này được tiếp tục nghiên cứu và phát triển cho đến này nay.
Theo học thuyết này chúng ta hiện sống trên một lớp vỏ vô cùng mỏng của quả đất. Những vật chất có trọng lượng nhẹ thì trồi lên làm thành những lục địa chúng ta đang sống, còn những phần nặng thì chìm xuống thành một lớp vỏ dưới những đại dương.
California nằm tại vùng tiếp nối giữa vỏ đại dương Thái Bình Dương bên dưới và vỏ lục địa Bắc Mỹ bên trên.
Hai cái vỏ này đều chuyển động, ép vào nhau, đến khi sức ép quá căng sẽ gãy vỡ và động đất xẩy ra.
Tuy không biết chắc chắn khi nào động đất xảy ra, nhưng người ta có thể biết chỗ nào động đất có thể xảy ra. Những chỗ đó người ta gọi là các vết đứt gẫy (fault).
Đó là nơi các mảng vỏ Trái Đất ép vào nhau, khi các mảng này chuyển động, động đất xảy ra.
Chim bồ nông trắng bay qua vùng Salton Sea, ngay bên trên vết đứt gẫy San Andreas gần Calipatria, California vào tháng 1, 2019.
Và vết đứt gẫy San Andreas, nổi tiếng nhất nước Mỹ và toàn thế giới lại nằm ở California.
Vết đứt gẫy này chạy dọc từ Bắc xuống Nam tiểu bang California. Các thành phố lớn và phồn thịnh của tiểu bang này đều nằm dọc theo Andreas: San Francisco, San Jose, San Mateo, Millbrae…
Ốc đảo San Andreas là một trong vô số những rừng cọ bản địa chỉ được nuôi bằng nước đẩy lên bề mặt bởi áp lực ngầm tại vết đứt gẫy San Andreas, Calipatria, California, Hoa Kỳ.
Nếu các bạn có dịp đến khu vực bán đảo phía Nam thành phố San Francisco, dọc theo xa lộ 280, các bạn sẽ thấy hồ nước San Andreas sâu thẳm, nằm giữa một cánh rừng thông, khung cảnh vô cùng ngoạn mục. Trông đẹp thế nhưng là cái đẹp chết người. Vết đứt gẫy San Andreas đấy.
Vào năm 1906, vết đứt gẫy San Andreas chuyển động, gây nên một trận động đất kinh hoàng tàn phá hầu như toàn bộ thành phố San Francisco, giết hại 3,000 người. Trận động đất này được đo trên địa chấn kế Richter là hơn 7 độ, tức tương đương trận động đất ở sa mạc Mojave sau ngày lễ Độc Lập vừa qua.
Các nhà địa chất từ lâu vẫn tin rằng phần phía Nam của vết đứt gẫy San Andreas chắc chắn sẽ sinh ra một trận động đất lớn, lớn hơn bất kỳ điều gì đã xảy ra ở Nam California trong lịch sử hiện đại.
Lý do là vì từ năm 1906 đến nay, vết đứt gẫy San Andreas không chuyển động gì cả. Giới địa chất e rằng hơn cả trăm năm qua, các mảnh lục địa và đại dương ép với nhau như vậy thì sức căng phải là rất lớn, có nghĩa là trận động đất sắp tới dọc theo San Andreas, đặc biệt miền bắc California phải là rất lớn.
Vết đứt gẫy San Andreas
Nhưng California cho đến giờ tương đối vẫn ổn.
Giới lạc quan bàn bạc rằng hay là trận động đất lớn tại California đã xảy ra rồi?
Vào năm 1989, tại Loma Prieta gần thành phố du lịch Santa Cruz, và cũng không xa thung lũng điện tử Silicon Valley, San Jose, một trận động đất 7 độ Richter đã xảy ra làm 63 người chết và hàng ngàn người bị thương.
Mới đây, vào năm 2014, một trận động đất vào khoảng 6 độ Richter tàn phá một phần thị trấn rượu vang của nước Mỹ là Napa.
Ông Danny Trần, một người Việt sống lâu năm tại thành phố San Jose, thành phố có số người nói tiếng Việt đông nhất ngoài Việt Nam, cho biết trong suốt thời gian sống ở đó ông nhiều lần chứng kiến những chấn động nhỏ dưới 5 độ Richter.
Hy vọng rằng những chuyển động như vậy giảm bới phần nào sức căng của Andreas, trận động đất lớn tới đây sẽ không quá kinh hoàng như hơn 100 năm trước đó tại San Francisco.
Dù nằm trên một vùng động đất lớn, California với khí hậu vô cùng dễ chịu, và với một tập hợp cư dân phóng khoáng đa văn hóa nhất thế giới, vẫn cứ tiếp tục là tiểu bang giàu mạnh nhất nước Mỹ.
Một trận động đất lớn có thể xảy ra trong chu kỳ vài chục năm, nhưng một sản phẩm công nghệ iphone, Tesla, Android… có thể ra đời liên tục trong vài năm. Nhà cửa California vẫn thuộc hàng đắt nhất nước Mỹ, và dĩ nhiên bảo hiểm động đất cũng vô cùng đắt, chả có mấy cư dân California mua loại bảo hiểm này.
Thay vì lo lắng, hãy như Tiến sĩ địa vật lý David K. Lynch viết trong trang SanAndreasFault.org, rằng hãy mua một cái bản đồ, lên một chiếc xe tốt, đến các địa điểm kỳ thú dọc theo Andreas mà chiêm ngưỡng thiên nhiên.
Joaquin Nguyễn Hòa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Tại sao California hay bị động đất?
Tin cho biết trận động đất ấy hơn 6.4 độ/10, trên thước đo động đất quốc tế Richter (gọi tắt là độ Richter), có nghĩa là có thể gây ra những thiệt hại nặng.
Tại sao California hay bị động đất?
Một phụ nữ nhà ở Ridgecrest, California cho biết đã tốn cả ngày dọn dẹp nhà bếp, sau trận động đất mạnh 7,1 độ tại thành phố này, hôm 6/7/2019
Buổi sáng ngày lễ Độc Lập của nước Mỹ, đang ngồi cà phê với một số bạn hữu tại khu Little Saigon, quận Cam, miền Nam California, tôi bỗng có cảm giác chóng mặt vì mặt đất, bàn ghế chao đảo, tuy không có đổ vỡ gì.
Cảm giác ấy kéo dài khoảng 15 giây rồi chấm dứt.
Phải mất vài giây tôi mới nhận ra chúng tôi đang chứng kiến tác động của một trận động đất mạnh.
Tin cho biết trận động đất ấy hơn 6.4 độ/10, trên thước đo động đất quốc tế Richter (gọi tắt là độ Richter), có nghĩa là có thể gây ra những thiệt hại nặng.
Nằm trên vết đứt gãy San Andreas, bang California hay bị động đất
May mắn cho cư dân California là trung tâm của trận động đất (chấn tâm) nằm ở một vùng thưa thớt dân cư, thị trấn Ridgecrest, cạnh sa mạc Mojave, giữa hai trung tâm đô thị lớn là Las Vegas của tiểu bang Nevada, và Los Angeles của California. Chấn tâm này cách quận Cam, California hơn 100 dặm về phía Đông Bắc.
Không có thiệt hại gì về nhân mạng, chỉ có vài đám cháy nhỏ do ống khí đốt bị vỡ.
Cư dân địa phương dùng chân để đo mức mặt đất sa mạc bị chuyển do trận động đất mạnh 7,1 độ dọc theo Quốc lộ California 178 giữa Ridgecrest và Trona California, hôm 6/6/2019
Hơn 24 giờ sau đó, cũng tại Ridgecrest, trận động đất thứ hai xảy ra với cường độ lớn hơn 7.1 độ Richter. Cũng không có thiệt hại gì về nhân mạng. Nhưng liền sau đó Thống đốc California, ông Gavin Newsom, tuyên bố trình trạng khẩn cấp cho vùng Ridgecrest và San Bernadino gần thành phố Los Angeles.
Trận động đất mạnh kỷ lục 7,1 độ xảy ra tại tiểu bang California, Mỹ. Hàng ngàn gia đình bị cắt điện, nhà cửa hư hỏng, bốc cháy, đường xá nứt gãy và nhiều người bị thương. Dưới đây là hình ảnh hậu quả trận động đất gây ra.
Một kỹ sư xây dựng chuyên về chống động đất là ông Cao Nguyễn, làm việc cho một cơ quan chính phủ California, nói với chúng tôi rằng tình trạng khẩn cấp có nghĩa là thuốc men, nước uống được chuẩn bị cho các trung tâm tạm cư, các nhóm làm việc đánh giá thiệt hại, dự báo sóng thần được triển khai.
Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (US Geological Survey) đưa ra khả năng xảy ra một trận động đất 7 độ Richter trong tuần lễ tiếp theo chỉ ở vào khoảng 20%.
Như vậy chống động đất, cho tới giờ phút này, người ta chỉ làm một số việc như vừa kể sau khi nó xảy ra, và thiết kế những ngôi nhà sau cho nó có thể chịu đựng động đất, giảm hiệt hại tối đa.
Vậy tại sao có động đất?
Mọi người cũng đều biết tiểu bang California là một vùng thường xuyên xảy ra động đất.
Động đất xảy ra là do sự di chuyển của các lục địa và đại dương. Chúng chuyển động và va chạm vào nhau, gây ra động đất.
Cho tới hiện nay, việc hình thành các lục địa và sự chuyển động của chúng được giải thích bằng học thuyết lục địa trôi, được ông Alfred Wegener, một nhà địa vật lý người Đức đưa ra hồi đầu thế kỷ 20. Học thuyết này được tiếp tục nghiên cứu và phát triển cho đến này nay.
Theo học thuyết này chúng ta hiện sống trên một lớp vỏ vô cùng mỏng của quả đất. Những vật chất có trọng lượng nhẹ thì trồi lên làm thành những lục địa chúng ta đang sống, còn những phần nặng thì chìm xuống thành một lớp vỏ dưới những đại dương.
California nằm tại vùng tiếp nối giữa vỏ đại dương Thái Bình Dương bên dưới và vỏ lục địa Bắc Mỹ bên trên.
Hai cái vỏ này đều chuyển động, ép vào nhau, đến khi sức ép quá căng sẽ gãy vỡ và động đất xẩy ra.
Tuy không biết chắc chắn khi nào động đất xảy ra, nhưng người ta có thể biết chỗ nào động đất có thể xảy ra. Những chỗ đó người ta gọi là các vết đứt gẫy (fault).
Đó là nơi các mảng vỏ Trái Đất ép vào nhau, khi các mảng này chuyển động, động đất xảy ra.
Chim bồ nông trắng bay qua vùng Salton Sea, ngay bên trên vết đứt gẫy San Andreas gần Calipatria, California vào tháng 1, 2019.
Và vết đứt gẫy San Andreas, nổi tiếng nhất nước Mỹ và toàn thế giới lại nằm ở California.
Vết đứt gẫy này chạy dọc từ Bắc xuống Nam tiểu bang California. Các thành phố lớn và phồn thịnh của tiểu bang này đều nằm dọc theo Andreas: San Francisco, San Jose, San Mateo, Millbrae…
Ốc đảo San Andreas là một trong vô số những rừng cọ bản địa chỉ được nuôi bằng nước đẩy lên bề mặt bởi áp lực ngầm tại vết đứt gẫy San Andreas, Calipatria, California, Hoa Kỳ.
Nếu các bạn có dịp đến khu vực bán đảo phía Nam thành phố San Francisco, dọc theo xa lộ 280, các bạn sẽ thấy hồ nước San Andreas sâu thẳm, nằm giữa một cánh rừng thông, khung cảnh vô cùng ngoạn mục. Trông đẹp thế nhưng là cái đẹp chết người. Vết đứt gẫy San Andreas đấy.
Vào năm 1906, vết đứt gẫy San Andreas chuyển động, gây nên một trận động đất kinh hoàng tàn phá hầu như toàn bộ thành phố San Francisco, giết hại 3,000 người. Trận động đất này được đo trên địa chấn kế Richter là hơn 7 độ, tức tương đương trận động đất ở sa mạc Mojave sau ngày lễ Độc Lập vừa qua.
Các nhà địa chất từ lâu vẫn tin rằng phần phía Nam của vết đứt gẫy San Andreas chắc chắn sẽ sinh ra một trận động đất lớn, lớn hơn bất kỳ điều gì đã xảy ra ở Nam California trong lịch sử hiện đại.
Lý do là vì từ năm 1906 đến nay, vết đứt gẫy San Andreas không chuyển động gì cả. Giới địa chất e rằng hơn cả trăm năm qua, các mảnh lục địa và đại dương ép với nhau như vậy thì sức căng phải là rất lớn, có nghĩa là trận động đất sắp tới dọc theo San Andreas, đặc biệt miền bắc California phải là rất lớn.
Vết đứt gẫy San Andreas
Nhưng California cho đến giờ tương đối vẫn ổn.
Giới lạc quan bàn bạc rằng hay là trận động đất lớn tại California đã xảy ra rồi?
Vào năm 1989, tại Loma Prieta gần thành phố du lịch Santa Cruz, và cũng không xa thung lũng điện tử Silicon Valley, San Jose, một trận động đất 7 độ Richter đã xảy ra làm 63 người chết và hàng ngàn người bị thương.
Mới đây, vào năm 2014, một trận động đất vào khoảng 6 độ Richter tàn phá một phần thị trấn rượu vang của nước Mỹ là Napa.
Ông Danny Trần, một người Việt sống lâu năm tại thành phố San Jose, thành phố có số người nói tiếng Việt đông nhất ngoài Việt Nam, cho biết trong suốt thời gian sống ở đó ông nhiều lần chứng kiến những chấn động nhỏ dưới 5 độ Richter.
Hy vọng rằng những chuyển động như vậy giảm bới phần nào sức căng của Andreas, trận động đất lớn tới đây sẽ không quá kinh hoàng như hơn 100 năm trước đó tại San Francisco.
Dù nằm trên một vùng động đất lớn, California với khí hậu vô cùng dễ chịu, và với một tập hợp cư dân phóng khoáng đa văn hóa nhất thế giới, vẫn cứ tiếp tục là tiểu bang giàu mạnh nhất nước Mỹ.
Một trận động đất lớn có thể xảy ra trong chu kỳ vài chục năm, nhưng một sản phẩm công nghệ iphone, Tesla, Android… có thể ra đời liên tục trong vài năm. Nhà cửa California vẫn thuộc hàng đắt nhất nước Mỹ, và dĩ nhiên bảo hiểm động đất cũng vô cùng đắt, chả có mấy cư dân California mua loại bảo hiểm này.
Thay vì lo lắng, hãy như Tiến sĩ địa vật lý David K. Lynch viết trong trang SanAndreasFault.org, rằng hãy mua một cái bản đồ, lên một chiếc xe tốt, đến các địa điểm kỳ thú dọc theo Andreas mà chiêm ngưỡng thiên nhiên.
Joaquin Nguyễn Hòa