Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức? ( Bọn cuồng Nhật VC nên nhớ hơn 2 triệu người VN chết đói Năm Ất Dậu )

Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á t

1404162737975.cached

Nguồn: Jeff Kingston, “Unlike Germany Japan’s right still wrong on wartime history”, The Japan Times, 09/05/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á từ lâu đã là một nỗi đau kéo dài, chia rẽ người Nhật về những gì đã xảy ra và lý do của những điều ấy, một dòng quan điểm trốn tránh vấn đề trách nhiệm chiến tranh theo những cách khiến các nước láng giềng Đông Á, vốn đã phải chịu đựng nhiều nhất từ sự xâm lược và chinh phục của Nhật Bản, phản đối.

Vậy thì tại sao Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp khác của Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democcratic Party – LDP), cùng với Thị trưởng Osaka – Toru Hashimoto, lại khơi dậy vấn đề lịch sử của Nhật Bản vào thời điểm mà căng thẳng khu vực đang leo thang?

Thomas Berger đã viết một cuốn sách phân tích kỹ lưỡng và mang tính khiêu khích về việc cách Đức, Áo và Nhật đã phải vật lộn như thế nào để đối diện với những góc tối trong lịch sử của họ, và quan điểm về tội ác chiến tranh và hành động chuộc lỗi đã thay đổi ra sao trong thời kỳ hậu 1945. Ở cả ba nước, quan điểm cho rằng mình là nạn nhân tỏ ra hấp dẫn hơn nhiều so với quan điểm thừa nhận gánh nặng vai trò kẻ gây ra tội ác cho những nạn nhân khác. Tất cả đều “trong một thời gian dài không hề có chút ăn năn về những tội ác khủng khiếp mà họ đã gây ra.”

WAR, GUILT, AND WORLD POLITICS AFTER WORLD WAR II, by Thomas U. Berger. Cambridge University Press, 2012, 259 pp., $29.99 (paperback).

Về khả năng tái tạo lịch sử, Berger viết một cách kín đáo, “thành tựu vĩ đại nhất của Áo trong thế kỷ XX là thuyết phục thế giới rằng Beethoven là người Áo và Hitler là người Đức.” Mãi cho đến những năm 1990, Áo mới xóa bỏ “thần thoại” vốn phổ biến rằng họ là nạn nhân, và thừa nhận trách nhiệm về những tội ác tồi tệ nhất của Đệ tam Đế chế (The Third Reich). Dòng quan điểm quốc tế ngày càng tăng về nhân quyền và mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu đã tạo ra một áp lực lớn buộc họ phải có một lập trường hối lỗi hơn về lịch sử thời chiến, nhưng đó là một trận chiến lâu dài chống lại “cảm giác thoải mái từ chứng mất trí nhớ tập thể” (the comforts of collective amnesia.)

Dù Đức được xem như là “mô hình ăn năn” (the model penitent,) Berger vẫn xem xét những khó khăn mà các chính trị gia nước này đã vượt qua, các diễn biến quốc tế đã thúc đẩy chương trình nghị sự này và sự hòa giải tốt đẹp mà nó mang lại.

Giống như ở Nhật Bản, hầu hết các thành phố của Đức nằm trong đống đổ nát. Việc hơn 6,5 triệu người Đức đã thiệt mạng trong chiến tranh và con số này ở Nhật là 3 triệu người, đã giải thích tại sao thảm họa mà họ chịu đựng đã làm lu mờ những tội ác họ gây ra. Ở cả hai nước, mức độ kinh hoàng của tội ác mà quân đội của họ gây ra chỉ trở nên rõ ràng sau khi họ thua trận, và người dân cũng không cảm thấy họ phải chịu trách nhiệm hay phải kiểm soát các hành động của chính phủ. Thiếu thốn sau chiến tranh ở cả hai nước có nghĩa rằng có những vấn đề còn cấp bách hơn tội ác chiến tranh, và thậm chí nếu có giận dữ chống lại các chính phủ đã khiến họ rơi vào thảm họa, thì cũng có cả bất bình về những hành động tàn bạo của phe Đồng Minh vốn còn chưa được giải quyết bởi các tòa án về tội ác chiến tranh. Những thủ tục tố tụng này nhằm thuyết phục người dân về tội lỗi của quốc gia họ bằng cách truy tố các tội phạm chiến tranh, nhưng chúng đã thất bại vì được xem là một việc làm nhằm áp đặt công lý từ kẻ chiến thắng. Chúng được xem là chỉ nhằm hợp pháp hóa các bản án đã được định trước, đưa ra các bản án dựa trên những luật lệ vốn chưa tồn tại khi các tội ác diễn ra. Những cuộc thanh trừng tiếp theo gặp phải nhiều mâu thuẫn, tăng cường sự hoài nghi của Đức và Nhật về việc thừa nhận trách nhiệm.

Trong quá trình cố gắng xây dựng lại các quốc gia bị chiến tranh tàn phá, quân Đồng minh cũng phải khai thác năng lực của “giới tinh hoa bị nhúng chàm” (tainted elites), tiếp tục thúc đẩy sự hoài nghi của công chúng. Berger chỉ ra rằng trong trường hợp của Nhật Bản, quyết định không truy tố Nhật Hoàng Hirohito để đổi lấy sự ủng hộ của ông với các cải cách của Đồng Minh và Hiến pháp mới, gây ra nhiều nghi vấn, vì lẽ cuộc chiến này được tiến hành nhân danh ông và đã được ông cho phép.

Berger xem Nhật như là “mô hình không ăn năn” (the model impenitent.) Dù Nhật Bản đã xin lỗi hoặc đưa ra tuyên bố chính thức cho thấy sự thống hối, nhưng những hối hận như thế “thường bị phá hoại bởi những ‘tiếng trống của chủ nghĩa xét lại’ đều đặn phát ra từ cánh hữu.” Hòa giải vẫn còn bị lảng tránh vì “lời xin lỗi của Nhật đã bị giới hạn về phạm vi, gặp phải sự phản đối ở trong nước, và hoàn toàn không thành công trong việc cải thiện quan hệ giữa Nhật với các nước láng giềng châu Á của mình.”

Vậy tại sao Nhật Bản lại không hối lỗi? Berger giải thích rằng cánh hữu cũng có lý, vì quân Đức đã giết chóc nhiều hơn, họ tiêu diệt toàn bộ nhiều nhóm người để diệt chủng, trong khi bằng chứng về những tội ác của Nhật thì ít hơn nhiều. Thêm nữa, Nhật phần nào có thể tranh luận rằng họ đã cố gắng để giải phóng châu Á khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, trong khi Đức thì không có lý do cao quý nào như vậy. Việc quy trách nhiệm cũng còn chưa rõ ràng, điều mà Masao Maruyama gọi là “cấu trúc của sự vô trách nhiệm” (the structure of irresponsibility,) vì ở Nhật không có Hitler hay Đảng Quốc xã. Kết quả là, Nhật đã thể hiện “một cảm giác hối lỗi yếu hơn nhiều.” Và những trò hề công lý của Tòa án Tokyo đã không thể khuyến khích cảm giác tội lỗi về mặt đạo đức.

Hơn nữa, nhiều người trong số những người đã đẩy Nhật vào cuộc chiến đã “xâm nhập vào cơ cấu quyền lực” sau chiến tranh; họ có lợi ích trong việc dập tắt một sự thừa nhận thẳng thắn. Sẽ thuận tiện hơn nếu đổ lỗi cho một phe nhóm quân phiệt vì đã gây nên một cuộc chiến sai lầm, và từ năm 1951, Bộ Giáo dục Nhật đã nhiều lần can thiệp để xóa sạch quá khứ được mô tả trong sách giáo khoa.

Vì Chiến tranh Lạnh, Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Nhật Bản và do đó đã hạ thấp những vấn đề lịch sử. Sự hiện diện an ninh của Mỹ và việc tiếp cận thị trường Mỹ rộng lớn cũng có nghĩa rằng Nhật không có các động lực và các mối đe dọa giống như những gì khiến Đức phải ăn năn. Năm 1965, Nhật đã ký một thỏa thuận với Hàn Quốc, trả những khoản tiền lớn để chôn vùi vấn đề lịch sử và cho đến năm 1980, Trung Quốc đã có “lập trường khoan dung rõ rệt về vấn đề tội lỗi của Nhật Bản.”

Nhưng sự đa dạng hóa công luận ở cả hai nước kể từ những năm 1980, sức mạnh kinh tế đang lớn mạnh của họ, và những xu hướng quốc tế về quy chuẩn nhân quyền đã làm thay đổi các điều khoản của thỏa thuận trong quá khứ; sự ăn năn tối thiểu của Nhật Bản đã không còn đứng vững được nữa. Đối với cánh hữu, tình thế khó khăn là làm thế nào để theo đuổi lợi ích quốc gia trong khu vực bằng cách bày tỏ sự hối lỗi chân thành và thực hiện những cử chỉ chuộc tội mà không đánh mất niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước.

Vì thế, chính trị bản sắc đã phá hoại lịch sử và sự hòa giải. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể hiểu được những chất vấn có mục đích nhắm vào việc xin lỗi về sự xâm lược và vấn đề phụ nữ giải khuây, và lý do tại sao những người bảo thủ vẫn cứ cố gắng tìm kiếm một phẩm giá không rõ ràng bằng cách phủ nhận hoặc gây nên tình trạng mù mờ, dù những nỗ lực như vậy có thể không thuyết phục và tự chuốc lấy thất bại.

Jeff Kingston là giám đốc Nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple, cơ sở Nhật Bản. Đây là bài điểm cuốn sách War, Guilt, and World Politics after World War II, tác giả Thomas U. Berger, Cambridge University Press, 2012, 259 pp.

http://nghiencuuquocte.org/2015/05/21/tai-sao-nhat-it-hoi-loi-ve-toi-ac-chien-tranh-hon-duc/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức? ( Bọn cuồng Nhật VC nên nhớ hơn 2 triệu người VN chết đói Năm Ất Dậu )

Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á t

1404162737975.cached

Nguồn: Jeff Kingston, “Unlike Germany Japan’s right still wrong on wartime history”, The Japan Times, 09/05/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á từ lâu đã là một nỗi đau kéo dài, chia rẽ người Nhật về những gì đã xảy ra và lý do của những điều ấy, một dòng quan điểm trốn tránh vấn đề trách nhiệm chiến tranh theo những cách khiến các nước láng giềng Đông Á, vốn đã phải chịu đựng nhiều nhất từ sự xâm lược và chinh phục của Nhật Bản, phản đối.

Vậy thì tại sao Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp khác của Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democcratic Party – LDP), cùng với Thị trưởng Osaka – Toru Hashimoto, lại khơi dậy vấn đề lịch sử của Nhật Bản vào thời điểm mà căng thẳng khu vực đang leo thang?

Thomas Berger đã viết một cuốn sách phân tích kỹ lưỡng và mang tính khiêu khích về việc cách Đức, Áo và Nhật đã phải vật lộn như thế nào để đối diện với những góc tối trong lịch sử của họ, và quan điểm về tội ác chiến tranh và hành động chuộc lỗi đã thay đổi ra sao trong thời kỳ hậu 1945. Ở cả ba nước, quan điểm cho rằng mình là nạn nhân tỏ ra hấp dẫn hơn nhiều so với quan điểm thừa nhận gánh nặng vai trò kẻ gây ra tội ác cho những nạn nhân khác. Tất cả đều “trong một thời gian dài không hề có chút ăn năn về những tội ác khủng khiếp mà họ đã gây ra.”

WAR, GUILT, AND WORLD POLITICS AFTER WORLD WAR II, by Thomas U. Berger. Cambridge University Press, 2012, 259 pp., $29.99 (paperback).

Về khả năng tái tạo lịch sử, Berger viết một cách kín đáo, “thành tựu vĩ đại nhất của Áo trong thế kỷ XX là thuyết phục thế giới rằng Beethoven là người Áo và Hitler là người Đức.” Mãi cho đến những năm 1990, Áo mới xóa bỏ “thần thoại” vốn phổ biến rằng họ là nạn nhân, và thừa nhận trách nhiệm về những tội ác tồi tệ nhất của Đệ tam Đế chế (The Third Reich). Dòng quan điểm quốc tế ngày càng tăng về nhân quyền và mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu đã tạo ra một áp lực lớn buộc họ phải có một lập trường hối lỗi hơn về lịch sử thời chiến, nhưng đó là một trận chiến lâu dài chống lại “cảm giác thoải mái từ chứng mất trí nhớ tập thể” (the comforts of collective amnesia.)

Dù Đức được xem như là “mô hình ăn năn” (the model penitent,) Berger vẫn xem xét những khó khăn mà các chính trị gia nước này đã vượt qua, các diễn biến quốc tế đã thúc đẩy chương trình nghị sự này và sự hòa giải tốt đẹp mà nó mang lại.

Giống như ở Nhật Bản, hầu hết các thành phố của Đức nằm trong đống đổ nát. Việc hơn 6,5 triệu người Đức đã thiệt mạng trong chiến tranh và con số này ở Nhật là 3 triệu người, đã giải thích tại sao thảm họa mà họ chịu đựng đã làm lu mờ những tội ác họ gây ra. Ở cả hai nước, mức độ kinh hoàng của tội ác mà quân đội của họ gây ra chỉ trở nên rõ ràng sau khi họ thua trận, và người dân cũng không cảm thấy họ phải chịu trách nhiệm hay phải kiểm soát các hành động của chính phủ. Thiếu thốn sau chiến tranh ở cả hai nước có nghĩa rằng có những vấn đề còn cấp bách hơn tội ác chiến tranh, và thậm chí nếu có giận dữ chống lại các chính phủ đã khiến họ rơi vào thảm họa, thì cũng có cả bất bình về những hành động tàn bạo của phe Đồng Minh vốn còn chưa được giải quyết bởi các tòa án về tội ác chiến tranh. Những thủ tục tố tụng này nhằm thuyết phục người dân về tội lỗi của quốc gia họ bằng cách truy tố các tội phạm chiến tranh, nhưng chúng đã thất bại vì được xem là một việc làm nhằm áp đặt công lý từ kẻ chiến thắng. Chúng được xem là chỉ nhằm hợp pháp hóa các bản án đã được định trước, đưa ra các bản án dựa trên những luật lệ vốn chưa tồn tại khi các tội ác diễn ra. Những cuộc thanh trừng tiếp theo gặp phải nhiều mâu thuẫn, tăng cường sự hoài nghi của Đức và Nhật về việc thừa nhận trách nhiệm.

Trong quá trình cố gắng xây dựng lại các quốc gia bị chiến tranh tàn phá, quân Đồng minh cũng phải khai thác năng lực của “giới tinh hoa bị nhúng chàm” (tainted elites), tiếp tục thúc đẩy sự hoài nghi của công chúng. Berger chỉ ra rằng trong trường hợp của Nhật Bản, quyết định không truy tố Nhật Hoàng Hirohito để đổi lấy sự ủng hộ của ông với các cải cách của Đồng Minh và Hiến pháp mới, gây ra nhiều nghi vấn, vì lẽ cuộc chiến này được tiến hành nhân danh ông và đã được ông cho phép.

Berger xem Nhật như là “mô hình không ăn năn” (the model impenitent.) Dù Nhật Bản đã xin lỗi hoặc đưa ra tuyên bố chính thức cho thấy sự thống hối, nhưng những hối hận như thế “thường bị phá hoại bởi những ‘tiếng trống của chủ nghĩa xét lại’ đều đặn phát ra từ cánh hữu.” Hòa giải vẫn còn bị lảng tránh vì “lời xin lỗi của Nhật đã bị giới hạn về phạm vi, gặp phải sự phản đối ở trong nước, và hoàn toàn không thành công trong việc cải thiện quan hệ giữa Nhật với các nước láng giềng châu Á của mình.”

Vậy tại sao Nhật Bản lại không hối lỗi? Berger giải thích rằng cánh hữu cũng có lý, vì quân Đức đã giết chóc nhiều hơn, họ tiêu diệt toàn bộ nhiều nhóm người để diệt chủng, trong khi bằng chứng về những tội ác của Nhật thì ít hơn nhiều. Thêm nữa, Nhật phần nào có thể tranh luận rằng họ đã cố gắng để giải phóng châu Á khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, trong khi Đức thì không có lý do cao quý nào như vậy. Việc quy trách nhiệm cũng còn chưa rõ ràng, điều mà Masao Maruyama gọi là “cấu trúc của sự vô trách nhiệm” (the structure of irresponsibility,) vì ở Nhật không có Hitler hay Đảng Quốc xã. Kết quả là, Nhật đã thể hiện “một cảm giác hối lỗi yếu hơn nhiều.” Và những trò hề công lý của Tòa án Tokyo đã không thể khuyến khích cảm giác tội lỗi về mặt đạo đức.

Hơn nữa, nhiều người trong số những người đã đẩy Nhật vào cuộc chiến đã “xâm nhập vào cơ cấu quyền lực” sau chiến tranh; họ có lợi ích trong việc dập tắt một sự thừa nhận thẳng thắn. Sẽ thuận tiện hơn nếu đổ lỗi cho một phe nhóm quân phiệt vì đã gây nên một cuộc chiến sai lầm, và từ năm 1951, Bộ Giáo dục Nhật đã nhiều lần can thiệp để xóa sạch quá khứ được mô tả trong sách giáo khoa.

Vì Chiến tranh Lạnh, Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Nhật Bản và do đó đã hạ thấp những vấn đề lịch sử. Sự hiện diện an ninh của Mỹ và việc tiếp cận thị trường Mỹ rộng lớn cũng có nghĩa rằng Nhật không có các động lực và các mối đe dọa giống như những gì khiến Đức phải ăn năn. Năm 1965, Nhật đã ký một thỏa thuận với Hàn Quốc, trả những khoản tiền lớn để chôn vùi vấn đề lịch sử và cho đến năm 1980, Trung Quốc đã có “lập trường khoan dung rõ rệt về vấn đề tội lỗi của Nhật Bản.”

Nhưng sự đa dạng hóa công luận ở cả hai nước kể từ những năm 1980, sức mạnh kinh tế đang lớn mạnh của họ, và những xu hướng quốc tế về quy chuẩn nhân quyền đã làm thay đổi các điều khoản của thỏa thuận trong quá khứ; sự ăn năn tối thiểu của Nhật Bản đã không còn đứng vững được nữa. Đối với cánh hữu, tình thế khó khăn là làm thế nào để theo đuổi lợi ích quốc gia trong khu vực bằng cách bày tỏ sự hối lỗi chân thành và thực hiện những cử chỉ chuộc tội mà không đánh mất niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước.

Vì thế, chính trị bản sắc đã phá hoại lịch sử và sự hòa giải. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể hiểu được những chất vấn có mục đích nhắm vào việc xin lỗi về sự xâm lược và vấn đề phụ nữ giải khuây, và lý do tại sao những người bảo thủ vẫn cứ cố gắng tìm kiếm một phẩm giá không rõ ràng bằng cách phủ nhận hoặc gây nên tình trạng mù mờ, dù những nỗ lực như vậy có thể không thuyết phục và tự chuốc lấy thất bại.

Jeff Kingston là giám đốc Nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple, cơ sở Nhật Bản. Đây là bài điểm cuốn sách War, Guilt, and World Politics after World War II, tác giả Thomas U. Berger, Cambridge University Press, 2012, 259 pp.

http://nghiencuuquocte.org/2015/05/21/tai-sao-nhat-it-hoi-loi-ve-toi-ac-chien-tranh-hon-duc/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm