Truyện Ngắn & Phóng Sự
Tâm Sự Đường Bay
Tôi thả bộ về hướng phi đoàn. Trời đang mưa nhẹ. Tối hôm qua mưa nhiều và nặng hạt hơn. Trên đường nước mưa còn đọng từng vũng. Cây cối hai bên đường ướt sũng nước mưa. Cảnh vật ảm đạm. Thời tiết tại Pleiku này khi mưa thì mưa dầm dề, mưa buồn da diết. Mưa nhưng không lạnh lắm. Đi bộ trong mưa cũng là cái thú mà tôi đã tìm thấy được từ khi chuyển về đây. Những hạt mưa nhẹ va vào da mặt gây lạnh khiến người tỉnh táo. Tôi hít hơi dài để hai buồng phổi chứa đầy không khí trong sạch buổi sáng. Như thường lệ, tôi dừng lại chỗ người đàn bà bán xôi, mua một gói xôi có trộn muối mè đậu phụng thơm phức, bỏ vào túi áo bay gần bắp chân bên phải. Tôi là người cẩn thận nên hay lo xa. Nếu sắp hết giờ trực bay mà bị gọi lên mục tiêu trong khi bụng đói thì thật là phiền và nguy hiểm. Khi đói mà nhào lộn thả bom thì rất dễ bị đi đong vì đầu óc thiếu sáng suốt, tay chân rả rời. Tôi lại xấu tính đói. Biết mình biết ta khỏi lo chi đói.
Đời sống một phi công khu trục tác chiến mới nhìn qua thì như những câu hát ‘’Một ngày như mọi ngày’’ (TCS). Thức dậy lo vệ sinh cá nhân, đến giờ trực bay thì lên phi đoàn, lơ ngơ, đọc sách, đánh bài, tán dóc... chờ đợi. Có lịnh điều động thì khăn gói cất cánh, liên lạc, đến tọa độ, ồn ồn ào ào, dăm ba phút trở về chốn cũ, ký tên vào sổ, kiếm gì ăn, ra phố... Cứ thế ngày tháng qua đi. Nếu ai để ý theo dõi thì ‘’Người ngỡ đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây’’ (TCS). Những trận đánh khốc liệt, những gian nan lo sợ, những nhọc nhằn gia cảnh theo thời gian in hằn trên mặt người. Ngoảnh mặt ‘’nhìn lại mình đời đã xanh rêu’’ (TCS). Cái chết như luôn luôn rình rập bên mmình. Người phi công khu trục chỉ biết rằng mình còn sống và an toàn khi ký vào sổ bay sau mỗi phi vụ. Cho nên có dịp là họ phải chơi cho thỏa thích ‘’Hôm nay đây còn vui trông thấy nhau, bên tiếng ca, tiếng đàn vượt trời cao’’ (LP). Bởi vì trên vòm trời kia, cha mẹ vợ con không thể nào giúp họ được mà chỉ còn lại các phi công bạn trong phi tuần ‘’Còn thấy gì? Sáng mai đây, thôi ta còn bạn bè!’’ Càng bay lâu người phi công càng thấy qúy bạn bè. Bạn bay càng ngày càng giảm đi vì nhảy dù thất lạc, vì chết đi tan tác giữa đám hoa mây ‘’Những người thân của ta cứ lần lượt bỏ ta đi, không bao giờ trở lại’’ (TCS) như những cánh chim lìa đàn ‘’Đôi cánh chim tơi bời rả rời. Cùng mây xám về ngang lưng trời’’ (LT)
Tôi đi được nửa đoạn đường thì mưa tạnh hẳn. Ngước nhìn bầu trời sau cơn mưa với những tia nắng mới xuyên qua các tầng mây soi xuống mặt đường, chiếu sáng trên các vũng nước nửa xanh nửa trắng vì mây. Tôi cúi xuống đưa một ngón tay chỉ vào mũi mình trong nước thầm hỏi ‘’Mầy đó à?’’ Khuấy nhẹ ngón tay, từng vòng tròn từ nhỏ lan ra thành vòng lớn, khuôn mặt tôi, áng mây và bầu trời chao đang hòa nhập vào nhau. Trời đất và ta thật có mà cũng là không. Tôi bỗng nhớ vợ thật nhiều. Không biết bây giờ nàng và thai nhi năm tháng ra sao? Nàng đang làm gì nhỉ? Có nhớ mình không? Nắng này, mưa kia và em ‘’Nắng có hồng bằng đôi môi em; Mưa có buồn bằng đôi mắt em. Tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh’’ (TCS). Em ơi! Sóng lênh đênh trong vũng nước mưa. Anh nhìn thấy anh đó, nhưng sau chuyến bay ngày hôm nay, anh có còn đây không? Trong không mà có, trong có mà không! Cám ơn em đã đến trong đời anh, tặng cho anh những giờ sống thật ‘’Ơn em, ngực ngải, môi trầm, cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan’’ (DTL). Chúng ta cùng nhau đi trong đời này, nhưng cảnh sống hai nơi và mạng người mỏng manh không phải là những gì chúng ta lựa chọn. Phải chấp nhận mà thôi ‘’Cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ’’ (TCS). Chúng ta đã từng cùng nhau cầu nguyện cho cuộc chiến mau tàn, để chúng ta còn có nhau và một đời sống thật bên nhau ‘’Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời. Để bao giờ trời đất yên vui; Xin cho tôi xin lại cuộc đời’’ (TCS). Hiện tại anh không biết rồi đời anh sẽ ra sao, đời em sẽ như thế nào! ‘’Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây...Còn bao lâu tôi xa anh, xa em, xa tôi’’ (TCS). Vì thế anh chỉ còn biết ơn những gì anh có hoặc nghĩ rằng mình đang nắm giữ ‘’Cám ơn người đã cho tôi những thương nhớ lạ lùng từ bấy lâu’’ (BG) Và anh sẽ ‘’đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy’’ để cùng em ‘’nhìn suốt một mối tình’’ để được ‘’gọi tên em mãi suốt cơn mê này’’ (TCS). Tạ ơn em! Tạ ơn em!
Mười phút sau khi đến phi đoàn, tôi nhận lệnh đi đánh tại Buôn Hô. Thái Dương 21, phi tuần hai chiếc, mỗi chiếc trang bị tám trái GP. Tôi đi quanh tàu kiểm soát tiền phi, đưa mắt tìm kiếm những bất thường trên thân tàu từ trước ra sau. Tôi đưa tay vuốt nhẹ cánh quạt, một cảm giác thân thiết lạ lùng với con tàu luôn luôn dấy lên trong lòng mỗi lần tôi kiểm soát tàu. Khi con tàu rời mặt đất lao mình vào không trung thì chỉ còn tôi với nó. Đưa tôi đi xa những thân thương trên mặt đất. Đưa tôi về gặp lại những thương yêu cũng là nó. Tôi nhờ nó để làm tròn bổn phận của một người lính, thỏa mãn chí tang bồng ngang dọc nhưng cũng rất cần nó an toàn đưa tôi về gặp lại những nhàm chán của một ngày như mọi ngày. NÓ chia xẻ những lo sợ, hồi hộp, nóng giận, những giọt mồ hôi lạnh và nóng của tôi. NÓ chứng kiến nụ cười mĩm, lắng nghe tôi hát nghêu ngao một mình trong phòng lái hoặc cùng tôi nghe nhạc yêu cầu...NÓ và tôi không một giây tách rời nhau từ lúc chúng tôi rời phi đạo. NÓ chết, tôi chết. Cánh quạt của nó còn quay, tim tôi còn đập, tôi còn sống và những gì khác liên quan với tôi sẽ sống theo. NÓ và tôi tuy hai mà một. Đã nhiều lần tôi cám ơn NÓ. NÓ đã nhiều lần gắng hết sức mình đưa tôi về đất an toàn. Tình yêu giữa tôi và NÓ càng ngày càng tăng lên đậm đà theo mức độ leo thang của cuộc chiến. Và cũng như mọi lần, hôm nay tôi vuốt nhẹ vào hồn NÓ để chúng tôi cùng nhau giao cảm, trao nhau những thân thiết trước giờ lâm trận.
Người lính cơ phi giúp tôi nai nịt xong, anh nhảy xuống khỏi cánh phi cơ, nhìn trước sau, rồi đưa tay ra dấu cho tôi quay máy. tiếng máy tàu nổ dòn hùng mạnh. tôi quan sát đồng hồ cơ chế, tất cả đều hoạt động bình thường. Tiếng nói của số 1 vang lên bên tai:
-Thái Dương 22 đây 21 gọi. Anh nghe tôi như thế nào?
-Nghe 1, 5/5
-Tốt.
Sau khi số 1 liên lạc với Pleiku đài, chúng tôi bắt đầu di chuyển ra vị trí số một để cất cánh. Người lính cơ phi đưa tay chào. Tôi chào đáp lại. Anh đưa ngón tay cái lên ra dấu chúc lành cho tôi. Tôi đáp lễ người bạn cơ phi. Tôi thấy mình mang ơn anh rất nhiều. Ngày này sang tháng nọ, anh đã săn sóc các chiếc phi cơ; anh đã cố gắng đạt mức an toàn tối đa để chúng tôi có được những chiếc phi cơ cập nhật định kỳ. Anh là bác sĩ thẩm định bịnh trạng, theo dõi và trị bịnh cho các phi cơ. Mạng sống của tôi, 50% tùy thuc vào tình trạng sức khỏe của phi cơ; 40% vào khả năng và kinh nghiệm của chính mình; 10% còn lại là sự may mắn ắt có và đủ của đời người hoa tiêu khu trục. Mỗi phi vụ là một bài thi mà người phi công khu trục phải đạt được 100% số điểm để đem đời mình về với thương yêu!
Em ơi! Từ sáng đến chiều
Được 100 số điểm phải nhiều gian nan
Lắm khi bất khả luận bàn
Giật mình thoát nạn bàng hoàng như mơ!
Từ phòng lái, tôi đưa mắt theo dõi Thái Dương 21 đang nghiêng cánh nhào xuống mục tiêu bên dưới. Hai làn khói ở hai đầu cánh hiện rõ khi số 1 kéo tàu lên. Phía bên dưới hai trái bom vừa nổ bên cạnh trái khói chỉ điểm không xa. tiếng Bắc Đẩu vang lên trên tầng số:
-Hết sẩy! Đẹp lắm số 1. Số 2, anh đánh về phía trước và bên phải của bom số 1 khoảng 10 mét cho tôi.
-22 nghe rõ, tôi trả lời, cùng một lúc mĩm cười với chính mình và tự nhủ, ‘’Bắc Đầu đi đâu cũng mang cái thước thợ mộc theo bên mình. Hay thật!’’ Tôi kéo nhẹ cần lái, nghiêng cánh đại bàng nhắm mục tiêu nhào xuống. Nhìn thấy khói bom bị gió thổi về bên trái, tôi không bấm nút bom vi mà đợi con tàu xuống thấp hơn thường lệ và khi mũi tàu qúa mục tiêu chệch về bên phải, tôi mới thả bom. Nhờ áp dụng kỹ thuật điều chỉnh hướng gió, hai quả bom tôi thả rơi theo lời Bắc Đẩu không xa. Tiếng Bắc Đẩu vang lên:
-Bravo số 2, tốt lắm bạn. Thái Dương các anh còn một ‘’pass’’ nữa cứ như cũ cho tôi.
-Nghe bạn 5/5, số 1 và tôi đồng trả lời. Chúng tôi theo phiên nhau thả hết số bom còn lại. Tôi tăng tốc độ kéo tàu vô đội hình cùng số 1 rời mục tiêu.
-Bắc Đẩu còn ở lại bao lâu nữa? Số 1 hỏi.
-Gần một tiếng nữa.
-Cẩn thận, tụi này về trước nghen.
-OK! Cám ơn Thái Dương.
-H. có đem xôi theo không? Tôi hỏi
-Tao quên không mua sáng nay.
-Để tao ném cho mày một cục nghe.
-Mẹ mày!
Chúng tôi cùng cười. Tôi thấy lòng mình vui vui vì đánh trúng mục tiêu và chúng tôi đều an toàn trên đường về. Tôi thấy vui vì giao cảm được chơn tình thân thương với các phi công bạn qua những hỏi đáp ngắn gọn, nghe rất tầm thường, nhưng hàm chứa những thân thiết săn đón cho nhau.
Nhờ anh Bắc Đẩu chỉ đường
Thái Dương bom đạn làm tương giặc Hồ
Vùng trời Tây Nguyên, nơi nào có Bắc Đẩu nơi đó có Thái Dương. Chúng tôi đã cùng nhau miệt mài sát cánh truy lùng địch, đã bảo bọc coi chừng cho nhau trên các mục tiêu oanh kích:
Bắc Đẩu coi chừng súng phòng không
Kêu to cảnh giác Thái Dương phòng
Thái Dương nhắc nhở giùm Bắc Đẩu
Bay tránh xa xa nhớ đề phòng.
-Hai đây một, tôi gọi.
-Một nghe đây, có chuyện gì vậy?
-Chúng ta có thể lên trên tầng mây để trượt tuyết một lúc được không?
-Còn đủ xăng không?
-Còn nhiều.
-OK! Nhưng phải cẩn thận nghe không?
-5/5
Tôi cho tàu đeo dính vào cùng với số 1 tìm một khoảng trống trong lớp mây dày trải rộng, trèo lên cao. Các làn mây mỏng như những tấm vải xoang phớt qua thân tàu, cho tôi cảm giác mát lạnh nhẹ nhàng. Sau khi bình phi, tôi cho tàu ra xa về phía sau bên trái của số 1 và bay sát mặt mây. Ánh sáng mặt trời chói chang soi rõ một biển mây trắng xóa như tuyết. Bầu trời trong xanh như thấp xuống gần chúng tôi hơn. Nhìn chiếc phi cơ số 1 lướt qua các cụm mây vừa lớn vừa nhỏ, đủ cả thấp cao. Đẹp quá! Tôi không biết diễn tả như thế nào cho đúng. Tôi nghiêng cánh với góc độ nhỏ cho con tàu sàng qua sàng lại, cạ bụng tàu vào mặt mây đùa giỡn. Cảnh vật yên tĩnh lạ thường. Nhìn bóng tàu lướt nhanh qua các cụm mây nhỏ dưới ánh nắng rực rỡ, tôi nghe lòng mình êm ả. Tâm thanh tịnh tự nhiên như nhiên, không vướng bận, chỉ muốn bước ra trên nền mây để đi dạo đó đây:
Trời trong thanh thản sáng trong trong
Mây trắng thiên thanh chuyển một vòng
Không khí trong lành không dấy động
Quân bình thanh nhẹ tự ngoài trong.
Chỉ cách nhau một tầng mây mà hai cảnh trời sái biệt. Bên dưới, trên mặt đất, cảnh đời đang diễn ra trong muôn vàn đau khổ vì chiến tranh. Chia cách hận thù, tranh hùng đoạt lợi. Còn nơi đây, bên trên trần mây trắng tuyết, nắng chan hòa không biên giới đường bay. Hoa mây đua nở nối dài. Cho tâm an tịnh thanh đài lộ quang.
-Chúng ta về thôi! Số 1 nói.
-5/5. Tôi trả lời trong luyến tiếc.
Tôi theo sát số 1, cùng nhau xuyên mây rời tiên cảnh tái nhập trần gian.
Sau khi đáp an toàn, chúng tôi nối đuôi nhau di chuyển về bến đậu. Nhìn thấy số 1 đang xếp cánh, tôi cũng kéo cần xếp lại cánh chim. Hình ảnh hai chiếc khu trục xếp cánh trong khi di chuyển quả thật ngạo nghễ. Sau khi tắt máy và kiểm soát hậu phi xong, tôi tháo nón bay, đội mũ, leo ra khỏi phòng lái và không quên vỗ nhẹ thân tàu thay lời cám ơn.
-Có gì trục trặc không sư phụ? Anh cơ phi hỏi.
-Không có gì, hôm nay nàng ngoan lắm. Tôi và nàng đã có những giây phút đầm ấm hạnh phúc bên nhau. Tôi trả lời. Chúng tôi cùng cười. Tôi chào anh cơ phi và lững thững về hướng phi đoàn. Số 1 đã đi cách tôi thật xa. Bây giờ tôi mới để ý đến rất đông lính cở trên một đại đi, đang ngồi ngay ngắn từng hàng cách tôi khoảng 100 mét. Tôi nhận ra đây là các chiến hữu Biệt Động Quân thuộc Tiểu Đoàn 41. tiểu đoàn mà thằng bạn thân, Năm, của tôi đã từng phục vụ. Sau này Năm rời BĐQ về đi Nghiã Quân Xã để gần vợ con. Năm đã tử trận trong một trận phục kích tại quê Quãng Nam của chúng tôi. Khi đi ngang hàng quân, tôi đưa tay chào vị Trung Úy trẻ cở tuổi tôi, đang đứng quay mặt nhìn tôi đi tới. Tôi mĩm cười:
-Kính chào Trung Úy. Tôi nói.
-Chào Trung Úy. Anh ta đáp lại.
-Tôi là N. Q. Hải. Tôi có người bạn lúc trước cũng ở đơn vị này.
-Thế à! Tôi là Nguyễn Quang P. Chúng ta cùng họ cùng chữ lót. Ngộ nhỉ!
-Đúng vậy! Không ngờ chúng ta có duyên tương ngộ nơi đây. Anh sắp đưa quân vào vùng nào vậy? Tôi hỏi.
-Chúng tôi có lẽ sẽ đến gần vùng Đức Cơ. Hy vọng sẽ được các anh yểm trợ mạnh.
-Dĩ nhiên rồi. Anh khỏi lo chuyện đó. Nếu các anh yêu cầu và chúng tôi được lịnh sẽ đến ngay.
-Xin lỗi anh, tôi phải lo chỉ thị cho xong.
-Không dám, chúc anh và các bạn nhiều may mắn.
-Mong tái ngộ.
Chúng tôi cùng đứng nghiêm chào nhau. (Sau này tôi gặp lại anh N.Q.P. tại phòng mạch của bệnh viện Pacific, nơi tôi làm việc, ở Seattle, Washington vào mùa hè năm 2001). Mỗi ngày hàng hàng lớp những người trẻ tuổi như P. như tôi đang xông pha lửa trận. Biết bao nhiêu người như chúng tôi đã và sẽ nằm xuống vĩnh viễn như Năm như N.Q.Long em ruột của tôi, vừa từ Thủ Đức ra đã tử trận tại Quãng Ngãi. Khi tôi vừa lên trung úy, có phép về thăm nhà cũng là để thắp nhang cho nó. Trước cái chết của Long, gia đình bắt đầu lo nhiều cho tôi. Trước nay tôi chưa bao giờ nói cho gia đình biết về những nguy hiểm tôi phải đối diện và sự mỏng manh về mạng sống của tôi.
Lại lững thững tôi thả bộ về phòng sau khi đã ký sổ bay. Tôi lấy gói xôi còn nguyên trong túi áo bay ra nhai từng miếng nhỏ. Mặc dù đã nguội, hương thơm của xôi vẫn còn, khiến tôi liên tưởng đến những cánh đồng bát ngát đầy lúa vàng ở quê:
Đồng ruộng mênh mông ngập lúa vàng
Hương thơm tỏa ngợp khắp trần gian
Hy sinh tận độ nuôi người sống
Thực hiện từ bi chẳng thở than
Cây lúa vươn lên từ sình nước hấp thụ tinh khí nhựt nguyệt, chịu nắng dầm mưa chờ ngày được gặt hái, bị đánh tróc vảy trầy da, cho vào nồi nấu chín, vẫn nhẫn nhục chịu đựng để đạt mục tiêu tối hậu là phục vụ làm no ấm bụng người, nuôi người khôn lớn. Hạt lúa thể hiện tròn đầy hạnh nguyện bồ tát của Trời Phật. Con người ăn cơm nhưng không đốn ngộ được hạnh từ bi của lúa, trái lại dùng lúa để no bụng để đánh giết lẫn nhau. Nhưng lúa vẫn tiếp tục nuôi người, không bỏ nuôi người như ánh nắng, mưa mát kia vẫn ban rãi từng giây phút, không phân biệt sang hèn lớn nhỏ. Tôi thấy mình mang nặng nợ trời đất và chúng sinh. Sự tiến hóa vẫn diễn ra trong từng sát na thời gian. Tình thương vô bờ bến của Đấng Tạo Hóa vẫn thường chuyển phát ban. Một ngày không thể như mọi ngày được . Pleiku sau cơn mưa trời lại sáng. Đất nước này còn dẫy đầy đau khổ nhưng tôi tin rằng Thượng Đế đã chọn Việt Nam để người Việt Nam trau dồi chữ Nhẫn, chữ Hòa để thực hiện Từ Bi thì tương lai Việt Nam sẽ sáng lạn dẫn đầu thế giới về hai phương diện vật chất và tâm linh. Tôi mĩm cười sung sướng vì biết mình được sinh ra làm người Việt Nam và đang tham gia trong chu trình tiến hóa vô gía này.
Thái Dương Nguyễn Quang Hải
( Biên Hùng chuyển )
Tâm Sự Đường Bay
Tôi thả bộ về hướng phi đoàn. Trời đang mưa nhẹ. Tối hôm qua mưa nhiều và nặng hạt hơn. Trên đường nước mưa còn đọng từng vũng. Cây cối hai bên đường ướt sũng nước mưa. Cảnh vật ảm đạm. Thời tiết tại Pleiku này khi mưa thì mưa dầm dề, mưa buồn da diết. Mưa nhưng không lạnh lắm. Đi bộ trong mưa cũng là cái thú mà tôi đã tìm thấy được từ khi chuyển về đây. Những hạt mưa nhẹ va vào da mặt gây lạnh khiến người tỉnh táo. Tôi hít hơi dài để hai buồng phổi chứa đầy không khí trong sạch buổi sáng. Như thường lệ, tôi dừng lại chỗ người đàn bà bán xôi, mua một gói xôi có trộn muối mè đậu phụng thơm phức, bỏ vào túi áo bay gần bắp chân bên phải. Tôi là người cẩn thận nên hay lo xa. Nếu sắp hết giờ trực bay mà bị gọi lên mục tiêu trong khi bụng đói thì thật là phiền và nguy hiểm. Khi đói mà nhào lộn thả bom thì rất dễ bị đi đong vì đầu óc thiếu sáng suốt, tay chân rả rời. Tôi lại xấu tính đói. Biết mình biết ta khỏi lo chi đói.
Đời sống một phi công khu trục tác chiến mới nhìn qua thì như những câu hát ‘’Một ngày như mọi ngày’’ (TCS). Thức dậy lo vệ sinh cá nhân, đến giờ trực bay thì lên phi đoàn, lơ ngơ, đọc sách, đánh bài, tán dóc... chờ đợi. Có lịnh điều động thì khăn gói cất cánh, liên lạc, đến tọa độ, ồn ồn ào ào, dăm ba phút trở về chốn cũ, ký tên vào sổ, kiếm gì ăn, ra phố... Cứ thế ngày tháng qua đi. Nếu ai để ý theo dõi thì ‘’Người ngỡ đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây’’ (TCS). Những trận đánh khốc liệt, những gian nan lo sợ, những nhọc nhằn gia cảnh theo thời gian in hằn trên mặt người. Ngoảnh mặt ‘’nhìn lại mình đời đã xanh rêu’’ (TCS). Cái chết như luôn luôn rình rập bên mmình. Người phi công khu trục chỉ biết rằng mình còn sống và an toàn khi ký vào sổ bay sau mỗi phi vụ. Cho nên có dịp là họ phải chơi cho thỏa thích ‘’Hôm nay đây còn vui trông thấy nhau, bên tiếng ca, tiếng đàn vượt trời cao’’ (LP). Bởi vì trên vòm trời kia, cha mẹ vợ con không thể nào giúp họ được mà chỉ còn lại các phi công bạn trong phi tuần ‘’Còn thấy gì? Sáng mai đây, thôi ta còn bạn bè!’’ Càng bay lâu người phi công càng thấy qúy bạn bè. Bạn bay càng ngày càng giảm đi vì nhảy dù thất lạc, vì chết đi tan tác giữa đám hoa mây ‘’Những người thân của ta cứ lần lượt bỏ ta đi, không bao giờ trở lại’’ (TCS) như những cánh chim lìa đàn ‘’Đôi cánh chim tơi bời rả rời. Cùng mây xám về ngang lưng trời’’ (LT)
Tôi đi được nửa đoạn đường thì mưa tạnh hẳn. Ngước nhìn bầu trời sau cơn mưa với những tia nắng mới xuyên qua các tầng mây soi xuống mặt đường, chiếu sáng trên các vũng nước nửa xanh nửa trắng vì mây. Tôi cúi xuống đưa một ngón tay chỉ vào mũi mình trong nước thầm hỏi ‘’Mầy đó à?’’ Khuấy nhẹ ngón tay, từng vòng tròn từ nhỏ lan ra thành vòng lớn, khuôn mặt tôi, áng mây và bầu trời chao đang hòa nhập vào nhau. Trời đất và ta thật có mà cũng là không. Tôi bỗng nhớ vợ thật nhiều. Không biết bây giờ nàng và thai nhi năm tháng ra sao? Nàng đang làm gì nhỉ? Có nhớ mình không? Nắng này, mưa kia và em ‘’Nắng có hồng bằng đôi môi em; Mưa có buồn bằng đôi mắt em. Tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh’’ (TCS). Em ơi! Sóng lênh đênh trong vũng nước mưa. Anh nhìn thấy anh đó, nhưng sau chuyến bay ngày hôm nay, anh có còn đây không? Trong không mà có, trong có mà không! Cám ơn em đã đến trong đời anh, tặng cho anh những giờ sống thật ‘’Ơn em, ngực ngải, môi trầm, cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan’’ (DTL). Chúng ta cùng nhau đi trong đời này, nhưng cảnh sống hai nơi và mạng người mỏng manh không phải là những gì chúng ta lựa chọn. Phải chấp nhận mà thôi ‘’Cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ’’ (TCS). Chúng ta đã từng cùng nhau cầu nguyện cho cuộc chiến mau tàn, để chúng ta còn có nhau và một đời sống thật bên nhau ‘’Xin cho tôi ra khỏi cuộc đời. Để bao giờ trời đất yên vui; Xin cho tôi xin lại cuộc đời’’ (TCS). Hiện tại anh không biết rồi đời anh sẽ ra sao, đời em sẽ như thế nào! ‘’Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây...Còn bao lâu tôi xa anh, xa em, xa tôi’’ (TCS). Vì thế anh chỉ còn biết ơn những gì anh có hoặc nghĩ rằng mình đang nắm giữ ‘’Cám ơn người đã cho tôi những thương nhớ lạ lùng từ bấy lâu’’ (BG) Và anh sẽ ‘’đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy’’ để cùng em ‘’nhìn suốt một mối tình’’ để được ‘’gọi tên em mãi suốt cơn mê này’’ (TCS). Tạ ơn em! Tạ ơn em!
Mười phút sau khi đến phi đoàn, tôi nhận lệnh đi đánh tại Buôn Hô. Thái Dương 21, phi tuần hai chiếc, mỗi chiếc trang bị tám trái GP. Tôi đi quanh tàu kiểm soát tiền phi, đưa mắt tìm kiếm những bất thường trên thân tàu từ trước ra sau. Tôi đưa tay vuốt nhẹ cánh quạt, một cảm giác thân thiết lạ lùng với con tàu luôn luôn dấy lên trong lòng mỗi lần tôi kiểm soát tàu. Khi con tàu rời mặt đất lao mình vào không trung thì chỉ còn tôi với nó. Đưa tôi đi xa những thân thương trên mặt đất. Đưa tôi về gặp lại những thương yêu cũng là nó. Tôi nhờ nó để làm tròn bổn phận của một người lính, thỏa mãn chí tang bồng ngang dọc nhưng cũng rất cần nó an toàn đưa tôi về gặp lại những nhàm chán của một ngày như mọi ngày. NÓ chia xẻ những lo sợ, hồi hộp, nóng giận, những giọt mồ hôi lạnh và nóng của tôi. NÓ chứng kiến nụ cười mĩm, lắng nghe tôi hát nghêu ngao một mình trong phòng lái hoặc cùng tôi nghe nhạc yêu cầu...NÓ và tôi không một giây tách rời nhau từ lúc chúng tôi rời phi đạo. NÓ chết, tôi chết. Cánh quạt của nó còn quay, tim tôi còn đập, tôi còn sống và những gì khác liên quan với tôi sẽ sống theo. NÓ và tôi tuy hai mà một. Đã nhiều lần tôi cám ơn NÓ. NÓ đã nhiều lần gắng hết sức mình đưa tôi về đất an toàn. Tình yêu giữa tôi và NÓ càng ngày càng tăng lên đậm đà theo mức độ leo thang của cuộc chiến. Và cũng như mọi lần, hôm nay tôi vuốt nhẹ vào hồn NÓ để chúng tôi cùng nhau giao cảm, trao nhau những thân thiết trước giờ lâm trận.
Người lính cơ phi giúp tôi nai nịt xong, anh nhảy xuống khỏi cánh phi cơ, nhìn trước sau, rồi đưa tay ra dấu cho tôi quay máy. tiếng máy tàu nổ dòn hùng mạnh. tôi quan sát đồng hồ cơ chế, tất cả đều hoạt động bình thường. Tiếng nói của số 1 vang lên bên tai:
-Thái Dương 22 đây 21 gọi. Anh nghe tôi như thế nào?
-Nghe 1, 5/5
-Tốt.
Sau khi số 1 liên lạc với Pleiku đài, chúng tôi bắt đầu di chuyển ra vị trí số một để cất cánh. Người lính cơ phi đưa tay chào. Tôi chào đáp lại. Anh đưa ngón tay cái lên ra dấu chúc lành cho tôi. Tôi đáp lễ người bạn cơ phi. Tôi thấy mình mang ơn anh rất nhiều. Ngày này sang tháng nọ, anh đã săn sóc các chiếc phi cơ; anh đã cố gắng đạt mức an toàn tối đa để chúng tôi có được những chiếc phi cơ cập nhật định kỳ. Anh là bác sĩ thẩm định bịnh trạng, theo dõi và trị bịnh cho các phi cơ. Mạng sống của tôi, 50% tùy thuc vào tình trạng sức khỏe của phi cơ; 40% vào khả năng và kinh nghiệm của chính mình; 10% còn lại là sự may mắn ắt có và đủ của đời người hoa tiêu khu trục. Mỗi phi vụ là một bài thi mà người phi công khu trục phải đạt được 100% số điểm để đem đời mình về với thương yêu!
Em ơi! Từ sáng đến chiều
Được 100 số điểm phải nhiều gian nan
Lắm khi bất khả luận bàn
Giật mình thoát nạn bàng hoàng như mơ!
Từ phòng lái, tôi đưa mắt theo dõi Thái Dương 21 đang nghiêng cánh nhào xuống mục tiêu bên dưới. Hai làn khói ở hai đầu cánh hiện rõ khi số 1 kéo tàu lên. Phía bên dưới hai trái bom vừa nổ bên cạnh trái khói chỉ điểm không xa. tiếng Bắc Đẩu vang lên trên tầng số:
-Hết sẩy! Đẹp lắm số 1. Số 2, anh đánh về phía trước và bên phải của bom số 1 khoảng 10 mét cho tôi.
-22 nghe rõ, tôi trả lời, cùng một lúc mĩm cười với chính mình và tự nhủ, ‘’Bắc Đầu đi đâu cũng mang cái thước thợ mộc theo bên mình. Hay thật!’’ Tôi kéo nhẹ cần lái, nghiêng cánh đại bàng nhắm mục tiêu nhào xuống. Nhìn thấy khói bom bị gió thổi về bên trái, tôi không bấm nút bom vi mà đợi con tàu xuống thấp hơn thường lệ và khi mũi tàu qúa mục tiêu chệch về bên phải, tôi mới thả bom. Nhờ áp dụng kỹ thuật điều chỉnh hướng gió, hai quả bom tôi thả rơi theo lời Bắc Đẩu không xa. Tiếng Bắc Đẩu vang lên:
-Bravo số 2, tốt lắm bạn. Thái Dương các anh còn một ‘’pass’’ nữa cứ như cũ cho tôi.
-Nghe bạn 5/5, số 1 và tôi đồng trả lời. Chúng tôi theo phiên nhau thả hết số bom còn lại. Tôi tăng tốc độ kéo tàu vô đội hình cùng số 1 rời mục tiêu.
-Bắc Đẩu còn ở lại bao lâu nữa? Số 1 hỏi.
-Gần một tiếng nữa.
-Cẩn thận, tụi này về trước nghen.
-OK! Cám ơn Thái Dương.
-H. có đem xôi theo không? Tôi hỏi
-Tao quên không mua sáng nay.
-Để tao ném cho mày một cục nghe.
-Mẹ mày!
Chúng tôi cùng cười. Tôi thấy lòng mình vui vui vì đánh trúng mục tiêu và chúng tôi đều an toàn trên đường về. Tôi thấy vui vì giao cảm được chơn tình thân thương với các phi công bạn qua những hỏi đáp ngắn gọn, nghe rất tầm thường, nhưng hàm chứa những thân thiết săn đón cho nhau.
Nhờ anh Bắc Đẩu chỉ đường
Thái Dương bom đạn làm tương giặc Hồ
Vùng trời Tây Nguyên, nơi nào có Bắc Đẩu nơi đó có Thái Dương. Chúng tôi đã cùng nhau miệt mài sát cánh truy lùng địch, đã bảo bọc coi chừng cho nhau trên các mục tiêu oanh kích:
Bắc Đẩu coi chừng súng phòng không
Kêu to cảnh giác Thái Dương phòng
Thái Dương nhắc nhở giùm Bắc Đẩu
Bay tránh xa xa nhớ đề phòng.
-Hai đây một, tôi gọi.
-Một nghe đây, có chuyện gì vậy?
-Chúng ta có thể lên trên tầng mây để trượt tuyết một lúc được không?
-Còn đủ xăng không?
-Còn nhiều.
-OK! Nhưng phải cẩn thận nghe không?
-5/5
Tôi cho tàu đeo dính vào cùng với số 1 tìm một khoảng trống trong lớp mây dày trải rộng, trèo lên cao. Các làn mây mỏng như những tấm vải xoang phớt qua thân tàu, cho tôi cảm giác mát lạnh nhẹ nhàng. Sau khi bình phi, tôi cho tàu ra xa về phía sau bên trái của số 1 và bay sát mặt mây. Ánh sáng mặt trời chói chang soi rõ một biển mây trắng xóa như tuyết. Bầu trời trong xanh như thấp xuống gần chúng tôi hơn. Nhìn chiếc phi cơ số 1 lướt qua các cụm mây vừa lớn vừa nhỏ, đủ cả thấp cao. Đẹp quá! Tôi không biết diễn tả như thế nào cho đúng. Tôi nghiêng cánh với góc độ nhỏ cho con tàu sàng qua sàng lại, cạ bụng tàu vào mặt mây đùa giỡn. Cảnh vật yên tĩnh lạ thường. Nhìn bóng tàu lướt nhanh qua các cụm mây nhỏ dưới ánh nắng rực rỡ, tôi nghe lòng mình êm ả. Tâm thanh tịnh tự nhiên như nhiên, không vướng bận, chỉ muốn bước ra trên nền mây để đi dạo đó đây:
Trời trong thanh thản sáng trong trong
Mây trắng thiên thanh chuyển một vòng
Không khí trong lành không dấy động
Quân bình thanh nhẹ tự ngoài trong.
Chỉ cách nhau một tầng mây mà hai cảnh trời sái biệt. Bên dưới, trên mặt đất, cảnh đời đang diễn ra trong muôn vàn đau khổ vì chiến tranh. Chia cách hận thù, tranh hùng đoạt lợi. Còn nơi đây, bên trên trần mây trắng tuyết, nắng chan hòa không biên giới đường bay. Hoa mây đua nở nối dài. Cho tâm an tịnh thanh đài lộ quang.
-Chúng ta về thôi! Số 1 nói.
-5/5. Tôi trả lời trong luyến tiếc.
Tôi theo sát số 1, cùng nhau xuyên mây rời tiên cảnh tái nhập trần gian.
Sau khi đáp an toàn, chúng tôi nối đuôi nhau di chuyển về bến đậu. Nhìn thấy số 1 đang xếp cánh, tôi cũng kéo cần xếp lại cánh chim. Hình ảnh hai chiếc khu trục xếp cánh trong khi di chuyển quả thật ngạo nghễ. Sau khi tắt máy và kiểm soát hậu phi xong, tôi tháo nón bay, đội mũ, leo ra khỏi phòng lái và không quên vỗ nhẹ thân tàu thay lời cám ơn.
-Có gì trục trặc không sư phụ? Anh cơ phi hỏi.
-Không có gì, hôm nay nàng ngoan lắm. Tôi và nàng đã có những giây phút đầm ấm hạnh phúc bên nhau. Tôi trả lời. Chúng tôi cùng cười. Tôi chào anh cơ phi và lững thững về hướng phi đoàn. Số 1 đã đi cách tôi thật xa. Bây giờ tôi mới để ý đến rất đông lính cở trên một đại đi, đang ngồi ngay ngắn từng hàng cách tôi khoảng 100 mét. Tôi nhận ra đây là các chiến hữu Biệt Động Quân thuộc Tiểu Đoàn 41. tiểu đoàn mà thằng bạn thân, Năm, của tôi đã từng phục vụ. Sau này Năm rời BĐQ về đi Nghiã Quân Xã để gần vợ con. Năm đã tử trận trong một trận phục kích tại quê Quãng Nam của chúng tôi. Khi đi ngang hàng quân, tôi đưa tay chào vị Trung Úy trẻ cở tuổi tôi, đang đứng quay mặt nhìn tôi đi tới. Tôi mĩm cười:
-Kính chào Trung Úy. Tôi nói.
-Chào Trung Úy. Anh ta đáp lại.
-Tôi là N. Q. Hải. Tôi có người bạn lúc trước cũng ở đơn vị này.
-Thế à! Tôi là Nguyễn Quang P. Chúng ta cùng họ cùng chữ lót. Ngộ nhỉ!
-Đúng vậy! Không ngờ chúng ta có duyên tương ngộ nơi đây. Anh sắp đưa quân vào vùng nào vậy? Tôi hỏi.
-Chúng tôi có lẽ sẽ đến gần vùng Đức Cơ. Hy vọng sẽ được các anh yểm trợ mạnh.
-Dĩ nhiên rồi. Anh khỏi lo chuyện đó. Nếu các anh yêu cầu và chúng tôi được lịnh sẽ đến ngay.
-Xin lỗi anh, tôi phải lo chỉ thị cho xong.
-Không dám, chúc anh và các bạn nhiều may mắn.
-Mong tái ngộ.
Chúng tôi cùng đứng nghiêm chào nhau. (Sau này tôi gặp lại anh N.Q.P. tại phòng mạch của bệnh viện Pacific, nơi tôi làm việc, ở Seattle, Washington vào mùa hè năm 2001). Mỗi ngày hàng hàng lớp những người trẻ tuổi như P. như tôi đang xông pha lửa trận. Biết bao nhiêu người như chúng tôi đã và sẽ nằm xuống vĩnh viễn như Năm như N.Q.Long em ruột của tôi, vừa từ Thủ Đức ra đã tử trận tại Quãng Ngãi. Khi tôi vừa lên trung úy, có phép về thăm nhà cũng là để thắp nhang cho nó. Trước cái chết của Long, gia đình bắt đầu lo nhiều cho tôi. Trước nay tôi chưa bao giờ nói cho gia đình biết về những nguy hiểm tôi phải đối diện và sự mỏng manh về mạng sống của tôi.
Lại lững thững tôi thả bộ về phòng sau khi đã ký sổ bay. Tôi lấy gói xôi còn nguyên trong túi áo bay ra nhai từng miếng nhỏ. Mặc dù đã nguội, hương thơm của xôi vẫn còn, khiến tôi liên tưởng đến những cánh đồng bát ngát đầy lúa vàng ở quê:
Đồng ruộng mênh mông ngập lúa vàng
Hương thơm tỏa ngợp khắp trần gian
Hy sinh tận độ nuôi người sống
Thực hiện từ bi chẳng thở than
Cây lúa vươn lên từ sình nước hấp thụ tinh khí nhựt nguyệt, chịu nắng dầm mưa chờ ngày được gặt hái, bị đánh tróc vảy trầy da, cho vào nồi nấu chín, vẫn nhẫn nhục chịu đựng để đạt mục tiêu tối hậu là phục vụ làm no ấm bụng người, nuôi người khôn lớn. Hạt lúa thể hiện tròn đầy hạnh nguyện bồ tát của Trời Phật. Con người ăn cơm nhưng không đốn ngộ được hạnh từ bi của lúa, trái lại dùng lúa để no bụng để đánh giết lẫn nhau. Nhưng lúa vẫn tiếp tục nuôi người, không bỏ nuôi người như ánh nắng, mưa mát kia vẫn ban rãi từng giây phút, không phân biệt sang hèn lớn nhỏ. Tôi thấy mình mang nặng nợ trời đất và chúng sinh. Sự tiến hóa vẫn diễn ra trong từng sát na thời gian. Tình thương vô bờ bến của Đấng Tạo Hóa vẫn thường chuyển phát ban. Một ngày không thể như mọi ngày được . Pleiku sau cơn mưa trời lại sáng. Đất nước này còn dẫy đầy đau khổ nhưng tôi tin rằng Thượng Đế đã chọn Việt Nam để người Việt Nam trau dồi chữ Nhẫn, chữ Hòa để thực hiện Từ Bi thì tương lai Việt Nam sẽ sáng lạn dẫn đầu thế giới về hai phương diện vật chất và tâm linh. Tôi mĩm cười sung sướng vì biết mình được sinh ra làm người Việt Nam và đang tham gia trong chu trình tiến hóa vô gía này.
Thái Dương Nguyễn Quang Hải
( Biên Hùng chuyển )