Văn Học & Nghệ Thuật
Tâm thái nhà văn của Bùi Bảo Trúc, khi viết về thơ - Du Tử Lê
Cũng vậy, khi viết về cố thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Bùi Bảo Trúc cũng cho thấy, ông có cái nhìn sâu sắc về cõi giới thi ca của tác giả này, với những cảm nhận khác hẳn đa số. Ông viết:
“…Thanh Tâm Tuyền bị hiểu lầm suốt đời và không được đối xử xứng đáng trong khi ông còn sống. Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn A Thousand Years Of Vietnamese Poetry không chọn một bài thơ nào của Thanh Tâm Tuyền để dịch và giới thiệu. Võ Phiến trong Văn Học Miền Nam / Thơ chỉ cho Thanh Tâm Tuyền 1/3 trang và chọn của ông một bài thơ (trang 3077, 3078) trong khi ngay cạnh đó, Tô Thùy Yên được dành cho hơn ba chục trang, mặc dù trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, Võ Phiến nhắc Thanh Tâm Tuyền 21 lần.
“Con đường ông đi, không đúng như tên tập thơ của ông, tập Tôi Không Còn Cô Ðộc xuất bản năm 1955, đã có nhiều người đi theo bằng những bài thơ không vần, loại thơ ông đi những bước đầu tiên khai phá, nhưng ông vẫn là người một mình cho đến lúc chết.
“Thanh Tâm Tuyền là một trong số các cây bút sáng lập tờ Sáng Tạo của Mai Thảo, tờ báo chỉ bằng mấy chục số, đã đưa tới những đổi thay hoàn toàn cho sinh hoạt văn học của Việt Nam. Ảnh hưởng của tờ tạp chí này vẫn còn thấy đến tận ngày hôm nay. Trong đó có ảnh hưởng của thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền để lại.
“Thanh Tâm Tuyền đi những bước đầu cho thơ tự do Việt Nam. Trước ông có thể cũng đã có những loay hoay của một số người với loại thơ này, nhưng phải chờ đến Thanh Tâm Tuyền, thơ tự do, con đường ông chọn để đi, thủy chung suốt chiều dài đời sống, mới bước đi những bước dài từ đó.
“Thanh Tâm Tuyền không chỉ từ bỏ những mô thức cũ, những cái khung cũ của thơ Việt Nam trước ông, mà ông còn chọn cho ông một thứ ngôn ngữ và những hình ảnh mới vào đúng lúc nền văn học Việt Nam cần những thứ máu mới, khác và lạ.
“Thanh Tâm Tuyền biết có nhiều người không ưa ông, như ông đã viết trong mấy trang đầu của tập Tôi Không Còn Cô Ðộc.
“Người ta độc ác với thơ của ông. Người ta thù ghét thơ của ông như ông đã nhận trong tập thơ vừa kể.
Mời độc giả xem video: Tưởng nhớ Bùi Bảo Trúc (Phần 1)
“Thơ của Thanh Tâm Tuyền là thứ thơ trí tuệ, giản dị mà phức tạp, rất đẹp mà không một nỗ lực làm dáng…
Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh dìu em đi xa
Ði đi, chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau…
… Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới…
“Người ta phàn nàn thơ Thanh Tâm Tuyền khó hiểu. Có và không.
“Tại sao phải hiểu đúng như người làm thơ đã viết xuống? Hiểu như thế, là bài thơ đã chết. Không còn đời sống nữa. Từ khi nó được viết xong và mực khô trên giấy.
“Những bài thơ khác tiếp tục xuất hiện mỗi lúc mỗi khác, tùy theo cách nhìn ngắm của mỗi người. Nhà thơ đẩy đứa con ra đời, và để cho nó bước đi, sống tiếp đời sống chưa hoàn thành của nó. Những bài haiku là những tảng mực ném vào giấy, người đọc cầm lấy bút vẽ tiếp, nối liền những đứt đoạn của bức tranh. Haiku tiếp tục sống những đời sống khác của chúng sau khi Basho, Buson, Etsujin, Issa đã buông bút…” (1)
……
Tôi thấy, không cần thiết phải nói gì thêm về một Bùi Bảo Trúc, nhà văn. Và, để ra khỏi bài viết ngắn này, một lần nữa, tôi lại muốn nhắc bạn đọc, thêm một điều: Ðó là bên cạnh con người nhà văn, chúng ta còn có một Bùi Bảo Trúc, nhà thơ nữa! (Dù ông làm thơ không nhiều – – Hay nhiều?) Nhưng vì ông không (chưa) muốn phổ biến một phần kín, khuất thuộc đời sống tinh thần, của cá nhân ông?
Theo tôi, đó cũng là mặt khác, phía khác của tài hoa Bùi Bảo Trúc, vậy!
……
Dưới đây là một trong rất ít những bài thơ của họ Bùi, được phổ biến. Bài “Kỷ Niệm Với Dung” đăng trên tạp chí Văn (Hoa kỳ) số 18 đề tháng 6 năm 1998, trong sưu tập của nhà thơ Thành Tôn:
Em để lại phòng anh những sợi tóc
Những sợi tóc vướng trong cái lược
Ôi cái lược sao mà nó hạnh phúc
Giữ được em cả lúc em đã xa
Em để lại những thỏi son trên mặt bàn
Dấu tích của đôi môi em còn đó
Cái thỏi son mới may mắn làm sao
Giữ mãi được môi em trong màu đỏ
Em để lại cho anh mùi nước hoa trên ghế
Chiếc ghế qua mùa đông mà vẫn còn ấm
Sao chiếc ghế lại sung sướng đến như thế
Nó giữ hoài được hơi ấm của em.
Em gửi lại nụ cười trong chiếc gương
Nơi em đứng soi trước khi về
Ðã rất nhiều lần anh muốn đập vụn nó ra
Kiếm cái bóng anh biết em còn để lại.
Em để quên chiếc áo trong tủ còn lộn trái
Chiếc áo ngủ còn rất thơm mùi em
Thôi thì để anh xếp nó lại
Bởi hơi thị Bằng cũng chẳng được thế đâu.
Bùi Bảo Trúc
(Jan. 2015)
Mời độc giả xem video: Tưởng nhớ Bùi Bảo Trúc (Phần 2)
–––––––
Chú thích:
(1) Nđd.
( Người Việt )
Bàn ra tán vào (0)
Tâm thái nhà văn của Bùi Bảo Trúc, khi viết về thơ - Du Tử Lê
Cũng vậy, khi viết về cố thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Bùi Bảo Trúc cũng cho thấy, ông có cái nhìn sâu sắc về cõi giới thi ca của tác giả này, với những cảm nhận khác hẳn đa số. Ông viết:
“…Thanh Tâm Tuyền bị hiểu lầm suốt đời và không được đối xử xứng đáng trong khi ông còn sống. Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn A Thousand Years Of Vietnamese Poetry không chọn một bài thơ nào của Thanh Tâm Tuyền để dịch và giới thiệu. Võ Phiến trong Văn Học Miền Nam / Thơ chỉ cho Thanh Tâm Tuyền 1/3 trang và chọn của ông một bài thơ (trang 3077, 3078) trong khi ngay cạnh đó, Tô Thùy Yên được dành cho hơn ba chục trang, mặc dù trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, Võ Phiến nhắc Thanh Tâm Tuyền 21 lần.
“Con đường ông đi, không đúng như tên tập thơ của ông, tập Tôi Không Còn Cô Ðộc xuất bản năm 1955, đã có nhiều người đi theo bằng những bài thơ không vần, loại thơ ông đi những bước đầu tiên khai phá, nhưng ông vẫn là người một mình cho đến lúc chết.
“Thanh Tâm Tuyền là một trong số các cây bút sáng lập tờ Sáng Tạo của Mai Thảo, tờ báo chỉ bằng mấy chục số, đã đưa tới những đổi thay hoàn toàn cho sinh hoạt văn học của Việt Nam. Ảnh hưởng của tờ tạp chí này vẫn còn thấy đến tận ngày hôm nay. Trong đó có ảnh hưởng của thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền để lại.
“Thanh Tâm Tuyền đi những bước đầu cho thơ tự do Việt Nam. Trước ông có thể cũng đã có những loay hoay của một số người với loại thơ này, nhưng phải chờ đến Thanh Tâm Tuyền, thơ tự do, con đường ông chọn để đi, thủy chung suốt chiều dài đời sống, mới bước đi những bước dài từ đó.
“Thanh Tâm Tuyền không chỉ từ bỏ những mô thức cũ, những cái khung cũ của thơ Việt Nam trước ông, mà ông còn chọn cho ông một thứ ngôn ngữ và những hình ảnh mới vào đúng lúc nền văn học Việt Nam cần những thứ máu mới, khác và lạ.
“Thanh Tâm Tuyền biết có nhiều người không ưa ông, như ông đã viết trong mấy trang đầu của tập Tôi Không Còn Cô Ðộc.
“Người ta độc ác với thơ của ông. Người ta thù ghét thơ của ông như ông đã nhận trong tập thơ vừa kể.
Mời độc giả xem video: Tưởng nhớ Bùi Bảo Trúc (Phần 1)
“Thơ của Thanh Tâm Tuyền là thứ thơ trí tuệ, giản dị mà phức tạp, rất đẹp mà không một nỗ lực làm dáng…
Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hy vọng
Nên anh dìu em đi xa
Ði đi, chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau…
… Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới…
“Người ta phàn nàn thơ Thanh Tâm Tuyền khó hiểu. Có và không.
“Tại sao phải hiểu đúng như người làm thơ đã viết xuống? Hiểu như thế, là bài thơ đã chết. Không còn đời sống nữa. Từ khi nó được viết xong và mực khô trên giấy.
“Những bài thơ khác tiếp tục xuất hiện mỗi lúc mỗi khác, tùy theo cách nhìn ngắm của mỗi người. Nhà thơ đẩy đứa con ra đời, và để cho nó bước đi, sống tiếp đời sống chưa hoàn thành của nó. Những bài haiku là những tảng mực ném vào giấy, người đọc cầm lấy bút vẽ tiếp, nối liền những đứt đoạn của bức tranh. Haiku tiếp tục sống những đời sống khác của chúng sau khi Basho, Buson, Etsujin, Issa đã buông bút…” (1)
……
Tôi thấy, không cần thiết phải nói gì thêm về một Bùi Bảo Trúc, nhà văn. Và, để ra khỏi bài viết ngắn này, một lần nữa, tôi lại muốn nhắc bạn đọc, thêm một điều: Ðó là bên cạnh con người nhà văn, chúng ta còn có một Bùi Bảo Trúc, nhà thơ nữa! (Dù ông làm thơ không nhiều – – Hay nhiều?) Nhưng vì ông không (chưa) muốn phổ biến một phần kín, khuất thuộc đời sống tinh thần, của cá nhân ông?
Theo tôi, đó cũng là mặt khác, phía khác của tài hoa Bùi Bảo Trúc, vậy!
……
Dưới đây là một trong rất ít những bài thơ của họ Bùi, được phổ biến. Bài “Kỷ Niệm Với Dung” đăng trên tạp chí Văn (Hoa kỳ) số 18 đề tháng 6 năm 1998, trong sưu tập của nhà thơ Thành Tôn:
Em để lại phòng anh những sợi tóc
Những sợi tóc vướng trong cái lược
Ôi cái lược sao mà nó hạnh phúc
Giữ được em cả lúc em đã xa
Em để lại những thỏi son trên mặt bàn
Dấu tích của đôi môi em còn đó
Cái thỏi son mới may mắn làm sao
Giữ mãi được môi em trong màu đỏ
Em để lại cho anh mùi nước hoa trên ghế
Chiếc ghế qua mùa đông mà vẫn còn ấm
Sao chiếc ghế lại sung sướng đến như thế
Nó giữ hoài được hơi ấm của em.
Em gửi lại nụ cười trong chiếc gương
Nơi em đứng soi trước khi về
Ðã rất nhiều lần anh muốn đập vụn nó ra
Kiếm cái bóng anh biết em còn để lại.
Em để quên chiếc áo trong tủ còn lộn trái
Chiếc áo ngủ còn rất thơm mùi em
Thôi thì để anh xếp nó lại
Bởi hơi thị Bằng cũng chẳng được thế đâu.
Bùi Bảo Trúc
(Jan. 2015)
Mời độc giả xem video: Tưởng nhớ Bùi Bảo Trúc (Phần 2)
–––––––
Chú thích:
(1) Nđd.
( Người Việt )