Hãy cứu lấy Trường Sa! |
Nguyên văn trên khẩu hiệu là: Mừng Quốc Khánh 2/9 Mừng Ngày Mất Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
(https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48829610)
Vì không được Hoa Kỳ viện trợ để chống Pháp, trả thù cho Cha – một lần nữa – ông Hồ Chí Minh lại cổ xúy toàn dân miền Bắc “xẻ Trường Sơn”, thề “sinh Bắc tử Nam” để “đánh Mỹ ‘kíu’ nước”.
Thế thì việc ông Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam vào hai cuộc chiến khốc liệt vừa qua có phải phát sinh từ tình yêu Quê Hương và dân tộc hay không?…”
… Dòng ý tưởng phức tạp của Huyến vừa đến đây, Huyến nghe giọng nữ, hỏi bằng tiếng Anh:
-Xin lỗi ông, tôi có thể ngồi đây, được không ạ?
Huyến ngẩn nhìn người phụ nữ Á Đông rồi reo vui:
-Ô, bà Ngọc! Bà có gì mà phải thăm bác sĩ vậy?
-Dạ, chào ông Huyến! Tôi đi khám định kỳ thôi. Ông trông khác hẳn những lúc tôi thấy ông trong “gym” cho nên tôi chả nhận ra.
Huyến nhìn hai bên. Bên trái của Huyến là chiếc bàn nhỏ để sách báo; bên phải của Huyến là chiếc ghế trống. Xách tay của Huyến đang “nằm” trên ghế trống. Vừa lấy xách tay để xuống nển xi-măng Huyến vừa đáp:
-Mời bà ngồi. Sorry, lúc nãy tôi không thấy nhiều bệnh nhân như bây giờ cho nên tôi để xách tay của tôi vào ghế này.
Ngọc ngồi xuống. Huyến tiếp:
-Gặp trong “gym” chỉ cười và chào nhau chứ không nói nhiều được cho nên tôi chẳng cho bà hay là “lục phủ ngũ tạng” của tôi “nát bét” rồi; lại thêm một mảnh đạn còn ghim sau cổ, bác sĩ Mỹ mà cũng không dám “đụng tới”!
-Ông bị mảnh đạn ghim vào cổ trong trận nào?
-Có trận nào đâu; bị “lãng xẹt” mới tức chứ!
-Sao bị thương mà ông gọi là “lãng xẹt”?
-Chỉ một đêm, trước khi tôi theo chiến hạm tuần tiễu Hoàng Sa và Trường Sa thì Việt cộng pháo kích trúng nhà bên cạnh. Nhà đó bốc cháy; nhà tôi cũng bị ảnh hưởng và tôi bị mảnh pháo kích ghim sau cổ.
-Ô, ông là Hải Quân V.N.C.H.! Vui quá!
-Bà có vẻ có nhiều cảm tình đối với Hải Quân. Cảm ơn bà.
-“Mấy ông lính” thuộc quân, binh chủng nào tôi cũng thích và dành nhiều thiện cảm; riêng về Hải Quân thì hình ảnh con tàu lênh đênh ngoài biển vắng khiến tôi nghĩ đến hai chữ “alone together” trong tiếng Anh.
-Bà nói đúng. Những khi đến phiên trực, từ đài chỉ huy, nhìn thủy thủ đoàn âm thầm chu toàn bổn phận của họ, tôi cảm nhận được tâm trạng “alone together”!
-Thế là chuyến công tác Hoàng Sa và Trường Sa ông không thể tham dự được, đúng không?
-Vâng. Không ngờ, sau chuyến công tác “hụt” đó, tôi không bao giờ được thấy lại Hoàng Sa và Trường Sa nữa!
Là một phụ nữ ít để ý đến chính trị, Ngọc ngạc nhiên:
-Ủa, tôi tưởng Trung cộng chiếm Hoàng Sa rồi mà?
-Đúng! Trung cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974; sau này Trung cộng “lăm le” tranh giành Trường Sa nữa! Để tôi tìm bài này cho bà xem. Ai trách Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì trách chứ tôi thấy ông Thiệu thấy xa, trông rộng.
Chỉ một chốc, Huyến tìm ra bài Hải Quân V.N.C.H. Mở Cuộc Hành Quân Trần Hưng Đạo 48 Tái Khẳng Định Chủ Quyền Quần Đảo Trường Sa 2-1974, tác giả Thềm Sơn Hà, rồi nói với Ngọc:
-Đây, bà đọc đoạn tôi tô màu thì sẽ biết.
Ngọc Nói “cảm ơn ông” rồi im lặng đọc: “…Lo ngại về việc T.C. có thể tiến chiếm Trường Sa sau khi đã củng cố Hoàng Sa (2) (cũng như lần khai hỏa ở Hoàng Sa, không cần hội ý trước với Hoa Kỳ), Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã làm cho Hoa Kỳ sửng sốt khi vào ngày 30 tháng 1-1974 (10 ngày sau khi mất Hoàng Sa), ông đã ra lịnh cho Hải quân V.N.C.H. mở cuộc hành quân Trần Hưng Đạo 48 trực chỉ Trường Sa đổ quân chiếm đóng thêm 5 đảo (3)…
Trong ấn bản”Conway’s All the world Fighting Ships 1947-1982 – Part II ấn hành năm 1983” đã viết về Hải quân V.N.C.H. như sau : “H.Q.V.N.C.H. đã chứng tỏ sự dũng cảm trong tháng 1-1974. Trung Cộng đưa một tiểu đoàn xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa {…} Mười ngày sau đó chiến hạm Viêt Nam Cộng Hòa đã đổ quân lên quần đảo Trường Sa vài trăm hải lý về hướng Nam để ngăn ngừa bị T.C. cưỡng chiếm”
Mặc dù đây là một quyết định rất mạo hiểm của Tổng Thống Thiệu, nhưng chính quyết định này của ông đã nới rộng chủ quyền của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa và đã khiến T.C. hoản lại ý định bành trướng đế quốc của họ xuống Trường Sa cho đến năm 1988…”
(http://hoangsaparacels.blogspot.com/2019/09/hai-quan-vnch-mo-cuoc-hanh-quan-th-48.html#more)
-Thế thì Hải Quân V.N.C.H. đã chính thức dựng bia chủ quyền trên đảo Trường Sa từ ngày 22-08-1956; năm 1974 Hải Quân V.N.C.H. lại đổ quân lên đảo Trường Sa để đề phòng Trung cộng từ Hoàng Sa kéo xuống!
-Vâng!
-Nếu bằng chứng hẳn hoi như thế này thì giữa Hoàng Sa và Trường Sa có liên hệ mật thiết mà ít ai biết. Sự liên hệ đó là: Đảo Trường Sa thuộc lãnh hải của V.N.C.H. từ năm 1956. Vì mất Hoàng Sa vào tay Trung cộng, ngày 19 tháng 01 năm 1974, cho nên – 10 ngày sau – Tổng Thống V.N.C.H. Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Hải Quân V.N.C.H. đổ bộ lên Trường Sa để ngăn chận Trung cộng kéo xuống Trường Sa.
-Đúng vậy.
-Hiện tại tình trạng Trường Sa như thế nào, thưa ông?
Huyến im lặng, tìm trong xấp giấy in rồi đưa cho Ngọc:
-Bà đọc đoạn này – nhất là câu cuối – của Giáo sư Carl Thayer nói với BBC Tiếng Việt thì sẽ rõ hơn:
Ngọc lại nói “cảm ơn ông” rồi chăm chú đọc: "… Báo cáo của AMTI – Asia Maritime Transparency Initiative – nói rằng Việt Nam đang hoàn thiện đường băng dài 1.300m, và cho lắp đặt radar cho phép Việt Nam có thể thu phát các tín hiệu liên lạc từ các tàu, thuyền của Trung Quốc. Tôi cho rằng đây là một cuộc chơi công bằng."
"Tôi không cho rằng có nước nào sẽ phật lòng về động thái này của Việt Nam. Việt Nam đã ở đó từ trước 2002. Thực tế là Việt Nam đã hiện diện tại một số vị trí ở Biển Đông từ trước Giải phóng Miền Nam, và đã có lịch sử đánh bắt, khai thác cá tại ngư trường này…"
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47876569
Nửa đùa nửa thật, Ngọc than:
-Cái ông Carl Thayer này! Ổng sợ ai mà ổng không dám nói là V.N.C.H. hay là miền Nam Việt Nam mà ổng lại nói tránh đi là “trước giải phóng miền Nam”, Trời!
Cả hai lại im lặng, cảm thấy buồn buồn. Một chốc sau, Huyến than:
-Bên Việt Nam, Trung cộng trở lại bãi Tư Chính; tại Hoa Kỳ, mấy người đang tìm mọi lý lẽ để “bức tử” quần đảo Trường Sa!
-C.s.V.N. phản ứng như thế nào về sự kiện tàu Hải Dương của Trung cộng trở lại Việt Nam, thưa ông?
-C.s.V.N. phản ứng như thế nào đối với Trung cộng về tàu Hải Dương, tôi không cần biết; vì lịch sử cận đại đã chứng minh, chưa bao giờ c.s.V.N. dám có thái độ bất khuất đối với Trung cộng như Hải Quân V.N.C.H. đối với Trung cộng trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 – mà tôi lại rất đau lòng khi chín người trong Ủy Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Hoàng Sa (U.B.X.D.Đ.T.N.H.S.) “bức tử” Trường Sa!
Ngọc tò mò:
-Ai bầu chín ông đó vào U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. mà chín ông đó có nhiều quyền hạn quá vậy?
Sáu sĩ quan Hải Quân VNCH đã nói "Không" với Trường Sa để bảo vệ Luận Án: Chủ Đề là Hoàng Sa, KHÔNG có Trường Sa trên bản đồ vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam, e rằng …. lạc đề. |
-Chỉ sáu ông Hải Quân mà “bức tử” được Trường Sa? Thế tập thể Hải Quân để yên cho sáu ông ấy thực hành ý định “bức tử” Trường Sa à? Vô lý!
Huyến lắc đầu, chán nản:
-Đã rã ngũ gần nửa thế kỷ rồi; bây giờ đâu ai nghe ai nữa!
-Tôi nghĩ Hải Quân V.N.C.H. có truyền thống rất tốt đẹp. Ngay như thời gian di tản năm 1975, Hải Quân luôn luôn nêu cao truyền thống; thế mà bây giờ, một di tích lịch sử nêu cao gương anh dũng của Hải Quân V.N.C.H. mà tại sao đại gia đình Hải Quân không có phản ứng gì cả trước quyết định tạo nhiều tranh cãi của sáu ông Hải Quân đó? Không lẽ Hải Quân đã quên rằng chính Hải Quân V.N.C.H. đã dựng bia chủ quyền, đã trấn đóng, tuần tra và bảo vệ Trường Sa hay sao?
Huyến giải thích:
-U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. đưa ra lý do – đại ý – như thế này:
a.- Đài tưởng niệm Hoàng Sa mà để thêm đảo Trường Sa vào nữa thì sẽ mất ý nghĩa, mất tính cách “độc tôn”!
b.- Đảo Trường Sa có “dính dấp” đến sự hèn nhát của bộ đội c.s.V.N.; vì bộ đội c.s.V.N. được lệnh không bắn trả khi Trung công tấn công, năm 1988. Nếu để Trường Sa lên Tượng Đài thì sẽ bị hiểu lầm là U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. vinh danh c.s.V.N.; cũng có vài người bảo nếu để Trường Sa lên đồ án thì phải để đảo Côn Sơn, đảo Phú Quốc, Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn, v.v…lên đồ án Hoàng Sa.
-Thưa ông, nếu U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. muốn giữ tính cách “độc tôn” của trận Hải Chiến Hoàng Sa thì chỉ cần vẽ quần đảo Hoàng Sa và vị trí chiến lược của các chiến hạm Hải Quân V.N.C.H. và chiến hạm của Trung cộng là đủ – không cần vẽ trọn vẹn bản đồ Việt Nam.
Ngược lại, nếu để đảo Trường Sa lên đồ án Hoàng Sa mà U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. ngại bị “lên án” là vinh danh sự hèn nhát của bộ đội c.s.V.N.; có ý “hòa hợp hòa giải” hoặc nhận tiền của c.s.V.N., v.v… thì khi U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. vẽ trọn vẹn nước Việt Nam – gồm cả miền Bắc Việt Nam, nơi có xác của ông Hồ Chí Minh, cả triệu triệu xác của những người “sinh Bắc tử Nam” và những địa danh đẫm máu dưới bước chân “oai hùng!” của bộ đội c.s.V.N. – U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. nghĩ gì? U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. có ý vinh danh ông Hồ Chí Minh và sự ngang ngược, hùng hỗ, ác độc của bộ đội c.s.V.N. trong những chiến dịch tàn ác như Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa, pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy, Con Đường Số 7, v.v… và sự đọa đày quân nhân, công chức cùng gia đình người miền Nam Việt Nam hay không?
Còn những đảo khác như Phú Quốc, Côn Sơn, Cù Lao Ré, v.v… không để lên đồ án Hoàng Sa cũng không sao; vì các đảo này không trực tiếp “nằm” trong sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung cộng hay bất cứ nước nào khác.
-Phản ứng của cộng đồng người Việt tỵ nạn thì như thế nào, thưa ông?
-Vài cơ quan truyền thông đã góp ý. Tôi nghĩ, cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng như người Việt trong nước có quyền được biết và góp ý trong vấn đề đảo Trường Sa bị “bức tử”. Sáu nhân vật trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. không có thẩm quyền – vì sáu người này không được công chúng bầu ra và ngân quỹ xây Tượng Đài cũng do đồng bào và gia đình Hải Quân quyên góp chứ không phải tiền túi của sáu người này – trong quyết định “bức tử quần đảo Trường Sa!
Im lặng. Huyến thở dài, tiếp:
-U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. mượn lời của giáo sư Nguyễn Văn Canh để kết thúc Thông Báo Số 4. Nhưng U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. lại quên đi những người bạn, thượng cấp hoặc thuộc cấp cùng màu áo đã đổ bộ lên Trường Sa, xây bia chủ quyền trên Trường Sa, tuần tiểu và bảo vệ Trường Sa từ năm 1956. Hơn nữa, khi nghĩ về hoặc thực hiện điều gì cho Quê Mẹ không ai căn cứ vào lời của một giáo sư – dù cho giáo sư này có bằng cấp cao nhất thế giới – mà người ta chỉ nghĩ đến Quê Mẹ bằng tình cảm và bằng trái tim! Điều tai hại nặng nề nữa là: Trong Thông Báo Số 4, U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. còn gọi những người không cùng lập trường với sáu vị trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. là… “ngây thơ”. Đây là tĩnh từ đầy xúc phạm!
-Tôi hiểu. Nếu ai vận động được đồng bào trong và ngoài nước góp ý thì tuyệt quá!
-Đó chính là ước muốn của tôi.
-Nhưng phải liên lạc với ai, thưa anh?
-Bà chờ cho chút.
Huyến mở iPhone tìm. Chỉ một thoáng thôi, Huyến cười:
-Đây rồi. Mọi người có thể liên lạc về: U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. theo địa chỉ email:
uybanxaydung@daituongniemhoangsa.org
để góp ý về sự kiện “bức tử” Trường Sa.
Huyến vừa nói ngang đây, cô y tá mở cửa, gọi: “Mr. Nguyen”. Huyến vội vàng đứng lên. Ngọc nhắc:
-Ông nhớ nhắn giùm với quý vỵ trong U.B.X.D.Đ.T.N.H.S.: Nếu U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. muốn giữ tính cách “độc tôn” của trận Hải Chiến Hoàng Sa thì U.B.X.D.Đ.T.N.H.S. chỉ cần vẽ quần đảo Hoàng Sa, vị trí chiến lược của các chiến hạm Hải Quân V.N.C.H. và chiến hạm của Trung cộng là đủ – đừng vẽ bản đồ Việt Nam thì khỏi “dính dáng” đến c.s.V.N..
-Vâng. Tôi sẽ. Hẹn gặp bà ở “gym”!
Nhìn theo nhân dáng không còn tráng kiện của Huyến, Ngọc ngậm ngùi nghĩ đến những người từng mặc quân phục Hải Quân V.N.C.H., từng anh dũng chống lại Trung cộng tại Hoàng Sa, từng xây bia chủ quyền trên Trường Sa, từng đổ bộ lên Trường Sa và từng tuần tiễu quanh Trường Sa để bảo vệ phần đất lạc loài của Quê Mẹ thân yêu!