Truyện Ngắn & Phóng Sự

Tháng Tư, Cả Một Đời Người Trước...(...tiếp phần 2) Nguyễn Nhật Cường...

Hai ngày sau, đang trên hải trình về hướng Thuận An, với Đà Nẵng nằm xa bên tả hạm, chúng tôi lại được gọi trở ngược về Phan Thiết.

Phan Thiết

Hai ngày sau, đang trên hải trình về hướng Thuận An, với Đà Nẵng nằm xa bên tả hạm, chúng tôi lại được gọi trở ngược về Phan Thiết. Lý do: có tin máy bay VC từ hướng Hòn Cọp đã bay vào đột kích?? Trở về ngang cù lao Chàm, hạm trưởng cho lệnh thực tập tác xạ, bắn vào những hòn đá nhỏ xa bên ngoài cù lao. Hơn hai năm đi biển trên LST, mà có lẽ kể cả từ lúc lãnh tàu, lần đầu tiên những khẩu đại bác 40 ly được xử dụng đến. Chả trách mà tài thiện xạ của chúng tôi đã rủ nhau đi chơi chỗ nào mất biệt!
Đến bên ngoài Phan Thiết, HQ505 thả trôi vài hải lý cách bờ biển. Cuộc điện đàm với giới chức liên hệ trên bờ về việc đổ đạn không có câu trả lời dứt khoát. Hạm trưởng quyết định vào tận nơi thảo luận. Tôi và ba nhân viên nữa tháp tùng ông, xuống LCVP rời chiến hạm. Hơn nửa giờ luồn lỏi theo con sông nhỏ, chúng tôi vào tận trung tâm thành phố và cột tàu ở chân cầu đối diện Bộ Chỉ Huy Tỉnh. Bên trong chúng tôi được tiếp bởi một ông Thiếu Tá bộ binh, ông cho biết là VC đã xâm nhập vào trong thành phố, số đạn nếu đổ xuống có thể chỉ để lại cho VC dùng mà thôi. Với tin này, HT. Nh. và tôi rời BCH trở về nơi ba nhân viên chiến hạm đang chờ đợi. Ngần ngừ trước khi leo vào LCVP, cả nhóm đang thèm được một tô mì ở quán chợ ngay bên cạnh, nhưng trong tiếng súng mỗi lúc càng nhiều và rõ hơn chúng tôi đành vuốt bụng xuống LCVP trở về chiến hạm.

Tuy Hoà
Không xuống đạn ở Phan Thiết, chúng tôi có chỉ thị đưa vào Tuy Hòa. Một quyết định quá muộn màng. Từ xa chúng tôi đã quan sát được phi trường Tuy Hoà vật vã dưới trận mưa pháo kích. Những trái đạn rót ra tận biển, tuy thưa thớt nhưng đủ đe doạ để giữ chiến hạm nằm lại ngoài tầm tác xạ, với 2000 tấn đạn chở trên tàu chỉ cần lãnh một trái pháo, HQ505 sẽ nổ tung thành những mảnh vụn và biến mất không còn một dấu vết nào. Công điện đến, chúng tôi được gọi nhập chung với số chiến hạm có mặt trong vùng để cùng tiến vào Cà Ná,

Phan Rang, Cà Ná – Mũi Sừng Trâu
Điạ danh có tên trên hải đồ là Mũi Sừng Trâu hay Mũi Dinh. Đúng như tên đặt, vịnh Cà Ná nằm sâu hẳn vào trong, với những dãy núi thấp xếp thành vòng cung chạy dài ra hai bên như hai cái sừng, như hai cánh tay trần ôm hờ hững cả một vùng nước xanh thơ mộng. Cà Ná là bãi biển nên thơ nhất của vùng Hai duyên hải. Biển êm, trong xanh với cát trắng nõn nà. Vốc lên, trong lòng bàn tay, những hạt cát tròn nhỏ theo nhau chảy qua kẽ hở thành những dòng sữa trắng mịn màng. Chỉ có cái thiên nhiên, thơ mộng của bãi biển Thuận An ở Huế mới có thể so sánh được với Cà Ná của Phan Rang.

Buổi sáng hôm ấy bốn chiến hạm HQVN trong nhiệm sở tác chiến theo hàng một tiến vào Cà Ná. Đi đầu là hộ tống hạm HQ11, theo sau là dương vận hạm HQ503, kế đến là chiếc hải vận hạm HQ402, và sau cùng là HQ505. Trên đường vào, chúng tôi vẫn duy trì liên lạc truyền tin với các chiến hạm và đơn vị bạn trên bờ. Mọi việc tiến hành trôi chảy. Trong ống dòm từ chiến hạm, chúng tôi có thể nhìn thấy những khẩu đại bác 105 ly của pháo binh bạn đặt trên núi liên tục bắn vào phiá trong yểm trợ. Khi chiến hạm tiên phong, HQ11, vượt qua khỏi Mũi Sừng Trâu trên đường tiến vào trong vịnh, thì HQ505 mất liên lạc với đơn vị trên bờ.

Khi chiến hạm thứ ba, HQ402, vừa tiến qua khỏi Mũi Sừng Trâu và HQ505 còn cách phía sau chừng hai hải lý, thì bỗng nhiên một loạt đại pháo nổ tung khắp nơi trên vùng biển trước mặt chúng tôi. Từng cột nước lớn bung lên, theo sau bằng những tiếng nổ nặng nề. Trên pháo tháp trước mũi tàu, từ chiếc mũ liên lạc với đài chỉ huy, tôi nghe tiếng HT Nh. vội vã ra lệnh cho hai máy ngưng, rồi hai máy lùi một. Chiếc 505 vẫn dùng dằng tiến về phiá trước như con ngựa bất kham. Chỉ một vài phút ngắn ngủi trước khi chiến hạm ngưng hẳn mà tôi tưởng như dài vô tận, như thời gian đã đứng lại, ngừng trôi. Thân tàu rung bần bật từng hồi như tàu lá chuối trong cơn mưa lũ. Thần kinh căng thẳng, các mạch máu trên đầu như đánh nhịp theo từng viên đại pháo nổ tung trên biển, làm dựng lên những cột nước trắng xóa, đang di chuyển dần về phiá chiến hạm.

Chiếc HQ505 ngưng hẳn rồi chậm chạp lùi dần. Thân tàu vẫn rung bần bật với tiếng máy gầm giận dữ, trong màn khói mịt mù toả ngược lên bong, từ những ống thoát hai bên thành chiến hạm phiá sau lái. Tàu ra xa dần, khỏi tầm những viên đại pháo đang tiếp tục rót xuống. Chúng tôi nghe tin hai chiến hạm HQ11 và HQ503 trúng đạn. HQ11 đang tập tễnh trở ra nhưng HQ503 thì đã bất khiển dụng.

Mãi đến sáng hôm sau, khi bắt đầu quay trở về Vũng Tàu theo chỉ thị, chúng tôi biết thêm là HQ503 đã được HQ402 dòng ra bên ngoài để kéo về Sài Gòn. Tin sơ khởi cũng cho biết chúng tôi bị tấn công bởi đại pháo 130 và hoả tiễn 122 ly của VC từ Quốc Lộ 1 chạy sát bên vịnh, đài chỉ huy 503 trúng đạn, ba SQ và một Th.S. giám lộ tử thương tại chỗ, hạm trưởng HQ503 bị thương ở đầu. HQ11 cũng có một số thương vong khi đạn đại pháo trực xạ xuyên từ thành tàu bên này qua hẳn bên kia. Với những biến động lịch sử liên tiếp xảy ra trong những tuần sau đó, tôi đã không có dịp để biết thêm và ngay cả đi đưa đám thằng bạn cùng ở trong Cư Xá Đô Thành đã tử trận trên chiếc 503 ngày hôm đó.

Cặp cầu Vũng Tàu, những người di tản trên chiến hạm đã xuống hết. Số đạn lôi đi khắp miền Trung không chỗ thả cũng được cho xuống bến. Tôi để Tăng đi xe đò trở về Sài Gòn. Thằng em chưa hề biết mùi nhà binh, tưởng được đi du lịch miền Trung, hoá ra chỉ được nếm mùi bom đạn và chứng kiến những thảm cảnh tàn khốc, phi nhân của cuộc chiến và thiếu chút nữa thì chính nó cũng trở thành một nạn nhân chiến cuộc nếu con nhà Cần không nhìn thấy kịp lúc còn sót lại trên ghe ở cửa Đà Nẵng. Điều an ủi là dường như cậu em tôi trở về trong mối tình vưà chớm nở với một nàng nữ sinh lên tàu cùng gia đình từ ĐN.

Phan Thiết
Lấy thêm dầu nước, đi chợ xong, HQ505 rời Vũng Tàu trong Lực Lượng Giải Phóng Miền Trung dưới quyền tư lệnh mặt trận của Phó Đề Đốc HCM. HQ505 được lệnh ra Phan Thiết với nhiệm vụ di tản sư đoàn 22, BCH tại Bình Định (?). Đến bờ biển Phan Thiết, theo tiêu lệnh hải hành do hạm trưởng viết đêm hôm trước tôi cho tàu vào cách Hòn Bà hai hải lý về hướng Bắc lúc sáu giờ sáng và cho nhân viên thông báo với hạm trưởng. Lên đài chỉ huy, giật mình vì tàu đã ở khá gần bờ biển, ông vội vàng ra lệnh cho tàu ra xa hơn để tránh khỏi tầm tác xạ từ phía bờ biển. Thì ra ông muốn vào cách Hòn Bà hai hải lý về hướng Đông, nhưng có lẽ vì mệt mỏi nên đã viết lầm. May mà ông viết lộn qua hướng Bắc, chứ nếu thành hướng Tây, tức là ngay sát bờ biển, tôi ở cái tuổi háo động và hăng tiết vịt ngày ấy, chắc cũng phom phom dắt tàu vô chơi liền. Tàu ủi bãi còn được mà, sợ đếch gì !

Chờ bên ngoài hơn một tiếng thì một số ghe đánh cá đưa dân từ phiá Phan Thiết cập vào chiến hạm. Chúng tôi thả thang dây cho họ leo lên. Trong số những ngưòi đầu tiên từ ghe đến, có một người Đại Úy bộ binh, ông xin gặp hạm trưởng và yêu cầu chúng tôi vào đón Chuẩn Tướng Đ.(?), Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, đang chờ trên bãi. Nhìn vào bãi biển bằng ống dòm chúng tôi nhận ra tín hiệu của tấm gương nhỏ phản chiếu lấp lánh, nơi chuẩn tướng Đ. đang đứng cùng khoảng chục quân nhân khác. Không thể vào tận nơi, chúng tôi điều đình với một chiếc ghe vừa có người lên tàu, để vào đón, đổi lấy đầy hầm dầu cặn cho ghe khi hoàn tất. Chủ ghe đồng ý và trở vào phiá có tín hiệu. Trong lúc ghe trên đường vào, thì bãi biển bỗng náo động với những viên đạn đại bác bắn ra từ phiá trong nổ tung trên cát. Người trên bãi chạy toán loạn khắp phiá. Chuẩn tướng Đ. và đoàn tuỳ tùng di chuyển ngược lên phiá Bắc, nhưng chỉ vài phút sau, trên bãi biển, từ sau hàng dương, đã xuất hiện hai chiếc xe tăng, trông như là loại T54. Một trong hai chiếc này cùng với đám bộ binh tùng thiết VC chả mấy chốc đã theo kịp chuẩn tướng Đ, và trong ống dòm, tôi ngậm ngùi quan sát hình ảnh cuối cùng của vị chuẩn tướng bị địch quân bắt dẫn đi khuất dần vào bên trong.

Với sự hiện diện của hai chiếc chiến xa VC, mọi người trên bãi chạy ngược vào trong, bãi biển vắng hoe. Chúng tôi đã rút ra xa khỏi tầm đạn pháo. Sau khi báo cáo tình hình, chúng tôi có lệnh trở về Sài Gòn. Một niềm vui bất chợt. Trên đường trở ra từ Phan Thiết tôi thấy còn một hộ tống hạm, hình như HQ13 với hạm trưởng S., cũng vừa có mặt trong vùng.

Sài Gòn
Tàu cập bến Tân Cảng bên cầu xa lộ. Vưà cột dây, thả hạm kiều xong tôi đã có người thăm ngay. Một người bà con làm việc tại Tân Cảng lên cho biết là anh tôi, nhà văn Nguyễn Đình Thiều, mới qua đời trong một cơn đau tim bất chợt. Đang trong cái hớn hở trở lại Sài Gòn tôi bỗng buồn rũ xuống. Chỉ mới ba tuần của một chuyến công tác, sao quá nhiều biến cố. Tôi không ngờ rằng cuộc đời cuả cả hàng triệu người Việt Nam đang đi vào một giai đoạn khắc nghiệt nhất của khúc quanh lịch sử ngay trong những ngày sau đó. Trên đường về từ Tân Cảng, thành phố vẫn tưng bừng, nhộn nhịp một cách thật xa lạ đối với tôi. Anh em tôi về đến, cả nhà ai cũng mừng. Với tin những chiến hạm bị trúng đạn, mấy tuần nay, gia đình tôi đã liên tục ra vào BTL/HQ để dò hỏi tin tức của HQ505.

Chỉ mấy ngày sau, tin thất thủ của các tỉnh miền Trung, cao nguyên Ban Mê Thuột với những mẩu chuyện thảm khốc, thương tâm và hình ảnh cuộc di tản kinh hoàng, được mệnh danh là di tản chiến thuật, đã liên tiếp dội về. Đài BBC, đài VOA với những bài bình luận bi quan về tình hình chiến sự, quốc hội Mỹ cắt giảm ngân sách viện trợ, các cơ quan Mỹ chuẩn bị rời Việt Nam. Sài Gòn bỗng lên cơn sốt. Câu chuyện đầu môi của mọi người là ra đi. Nhưng đi đâu?! Đi bằng cách nào?! Có lẽ ngoại trừ một thiểu số rất nhỏ, hầu như không ai có câu trả lời!! Trong cơn sốt ấy, HQ505 lại có lệnh đi công tác Phú Quốc.

Với hình ảnh đau thương của chuyến công tác vừa qua còn hằn rõ trong ký ức. Tinh thần chung của thủy thủ đoàn xuống thật thấp. Từ lúc nhận lệnh công tác, chúng tôi đã đôi lần thảo luận với hạm trưởng Nh. để cho phép anh em được đưa gia đình đi theo. Với tin một hạm trưởng loại 800 bị an ninh giữ điều tra vì đưa thân nhân xuống tàu, hạm trưởng do dự nhiều nhưng cuối cùng ông đồng ý. Chúng tôi thông báo cho tất cả nhân viên để đưa thân nhân lên chiến hạm. Mỗi người được phát một tờ đơn trống đã có sẵn chữ ký và dấu mộc chiến hạm để có thể điền tên những người đi theo với lý do dè dặt là xin quá giang ra Phú Quốc tìm thân nhân thất lạc. Tờ giấy cần thiết để đưa gia đình vào cổng Tân Cảng dưới sự kiểm soát của Quân Vận và Quân Cảnh bộ binh.

Đa số anh em nhà ở Sài Gòn đã đưa gia đình lên tàu. Điều không may là ngày khởi hành của chúng tôi bị hoãn lại bốn hôm. Khi HQ505 rời Sài Gòn một số nhân viên đã đem gia đình trở về vì sự thiếu thốn phương tiện trên tàu trong những ngày trì hoãn chờ đợi tại bến, vì những tin lạc quan tếu về giải pháp chính trị với thành phần thứ ba!! Kể cả những ông anh tôi trong quân đội đã quyết định ở lại vì không muốn bỏ đơn vị cho đến “giờ thứ 25” và tin tưởng vào bộ Tổng Tham Mưu không bỏ rơi chiến sĩ!! Cái lầm lẫn đáng phục nhưng phải trả bằng hơn mười năm đói khổ lầm than bên cạnh cái chết trong các trại cải tạo heo hút trên miền thượng du Bắc Việt.

Tàu 505 rời bến Tân Cảng vào lúc 14:00H trưa ngày 26 tháng Tư năm 1975. Chúng tôi dàn chào dọc theo hữu hạm, cũng với hồi còi và tay chào kính thường lệ khi qua trước Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Không ai biết rằng mình đang chào vĩnh biệt Sài Gòn trong bộ quân phục tiểu lễ trắng nghiêm chỉnh và thân thương, chào lần cuối trong cái kiêu hùng của những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam ra đi thi hành nhiệm vụ.

Vũng Tàu
Buổi tối chúng tôi thả neo bên ngoài cửa Vũng Tàu chờ đợi. Cũng vào đêm đó, kho đạn thành Tuy Hạ trúng pháo kích. Đạn nổ liên tục, cháy sáng rực một góc trời. Sáng hôm sau, ngày 27 tháng Tư, hai chiếc tàu quân vận LCM bắt đầu chuyển ra những máy móc, dụng cụ cùng một số chuyên viên của đài phát thanh Mẹ Việt Nam đặt tại Vũng Tàu mà chúng tôi có nhiệm vụ đưa về Phú Quốc để tái phối trí. Đến trưa, tàu HQ từ Vũng Tàu bỗng lũ lượt kéo ra, duyên đoàn 33 di tản. Một số lên HQ505, một số khác đi thẳng về Sài Gòn. Cần định theo một chiếc tàu dầu về đón thêm gia đình nhưng lại thôi vì không biết có trở ra được không. Tối đến chúng tôi nghe tin Sài Gòn bị pháo kích.

Sáng 28, từng đoàn trực thăng của Đệ Thất Hạm Đội từ ngoài khơi ào ạt bay qua, hướng về phía Sài Gòn. Ghe chở dân và lính của đủ mọi binh chủng từ Vũng Tàu tuá ra HQ505 càng lúc càng đông. Một chiếc trực thăng của KQ đáp xuống bong tàu. Người pilot và gia đình xuống xin đi. Rồi chiếc trực thăng thứ hai đáp xuống, không còn chỗ đáp cho chiếc thứ ba. Số người chạy ra HQ505 tăng lên dần. Chiến hạm chỉ khởi hành với 10 ngày lương thực cho thuỷ thủ đoàn, tôi theo chiếc LCVP vào Vũng Tàu đi mua thêm thực phẩm. Cách bờ không xa lắm, tiếng súng nổ trên bờ trở nên dữ dội hơn. Vài viên đạn súng cối rơi ra biển, chúng tôi phải quay trở lại.

Tàu đánh cá mang cờ Công Giáo từ phiá Phước Hải theo nhau kéo từng đoàn ra khơi, nơi có dáng các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội. Một số ghe máy không đủ mạnh cập vào HQ505, mọi người lên xong, ghe được gài máy thả trôi để nhường chỗ cho những chiếc khác. Những chiếc ghe mà bình thường là cả một số vốn đầu tư thật lớn, nuôi sống gia đình ngư dân, giờ bỏ trôi lềnh bềnh đầy biển. Tôi và Cần với tánh tò mò cố hữu, xin HT cho xuống một chiếc ghe lớn để tìm thêm thực phẩm. Leo lưới đổ bộ xuống ghe, nhìn quanh chả còn gì, chỉ vài chai bia lăn lóc trong một góc. Mở nắp uống một ngụm, bia đắng ngắt, tôi đưa chai lên chọc mấy tên bạn đang đứng trên đài chỉ huy, rồi quăng xuống biển. Cần táy máy vô ga cho ghe chạy một vòng nhỏ rồi hai thằng mới chịu leo lên. Chúng tôi vẫn chưa hết tánh nghịch ngợm trẻ con, nhưng vì lỡ sanh vào thời loạn nên phải đốt giai đoạn để làm người lớn bất đắc dĩ (làm SQ nên phải ra cái đều đứng đắn để còn chỉ huy, chỉ hoét mà thôi!!)

Tình hình thị xã Vũng Tàu càng trở nên hỗn loạn hơn. HQ505 nhận được chỉ thị ngắn ngủi từ PĐĐ Đ. trên máy truyền tin cho Zulu Tango – vận chuyển tự do (đi đâu tùy ý). Chúng tôi nhìn nhau bỡ ngỡ. Tan hàng rồi sao?! Trong những băn khoăn, HQ505 rời Vũng Tàu với cả ngàn người lánh nạn, lên đường đi Phú Quốc như công tác đã ấn định. Hoàn toàn không biết tình hình bên ngoài, chúng tôi bàn nhau sẽ lên Phú Quốc, sát nhập với bất cứ lực lương nào còn sót lại, tiếp tục nỗ lực phản công.

Khuya 29 rạng ngày 30 tháng Tư, HQ505 lầm lũi tiến vào Phú Quốc, dự trù ủi bãi lúc trời sáng. Qua máy phát thanh, tình hình hầu như đã tuyệt vọng. Trên mọi đài chúng tôi chỉ còn nghe được lời chiêu dụ của Chuẩn Tướng H. kêu gọi các anh em binh sĩ buông súng, Hải Quân, Không Quân đem tàu và máy bay về hàng sẽ được khoan hồng… Có tiếng máy bay văng vẳng trên đầu, chúng tôi vội vã làm tối chiến hạm vì không còn biết đâu là bạn, đâu là thù.

Khoảng 1 giờ sáng, một chiếc PCF hấp tấp cặp vào. Gia đình Trung Tá. H. thuộc căn cứ HQ Phú Qưốc và một số anh em Hải Quân lên 505, chiếc PCF qua mũi chạy trở vào. Vài phút sau, trên máy truyền tin, ông Tr.Tá H. gọi hỏi thăm gia đình và cho biết là VC đã liên lạc, yêu cầu bàn giao căn cứ vào sáng hôm sau! Anh em HQ nào có phương tiện đang tìm cách rời căn cứ, riêng ông Đại Tá Tư Lệnh đã biến đi từ sớm. Thế là hết, hòn đảo ở cái chỏm cuối cùng của miền Nam cũng đã mất, chúng tôi không còn đất dung thân. Trên đường quay ra hải phận quốc tế, HQ505 vớt thêm được một số dân chúng và anh em binh sĩ ra từ Phú Quốc và các vùng duyên hải. Trên máy truyền tin chúng tôi được biết một số chiến hạm hẹn nhau bên ngoài đảo Côn Sơn. HQ505 chuyển hướng đi về Côn Đảo.

Chiến hạm lại lâm vào một tình thế nghiêm trọng mới. Một số anh em cơ hữu của chiến hạm không có gia đình trên tàu, giờ quyết định trở về, và muốn trở về bằng cả chiếc HQ505. Có lẽ họ tin vào những lời chiêu dụ khoan hồng đã phát lải nhải suốt đêm. Tin đồn từ những người tị nạn trên tàu cho biết là một nhóm anh em cơ hữu bàn việc phá máy và cướp tàu. Không thể không phòng bị, dù có thể chỉ là tin thất thiệt hay hăm doạ vu vơ, tôi bàn riêng với vài anh em cơ khí đã cương quyết ra đi để chuẩn bị, chia phiên canh gác hầm máy. Riêng tôi, Cần và một vài SQ cùng ý hướng cũng để ý canh chừng cho nhau trong những lúc đi ca, nhất là khi có vài SQ từ chối lên phiên. Tôi không ngờ rằng thời thế đã thay đổi cả tình huynh đệ chi binh, cũng may là chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra.

Sáng 30 tháng Tư, một chiếc tàu đánh tôm khá lớn với khả năng chở được cả trăm người cặp vào 505. Sau khi mọi người đã lên hết, chúng tôi thuyết phục được những người muốn trở về để xử dụng chiếc tàu này làm phương tiện. Chúng tôi bơm đầy dầu, tiếp tế nước uống và thực phẩm, cũng như chuyển xuống tàu nhỏ những bao bố tiền Việt, gồm lương và tiền chợ chiến hạm chưa dùng đến, cùng với số tiền đóng góp bởi những người tị nạn trên tàu đã quyết định ra đi và biết rằng những tờ giấy bạc này sẽ không còn giá trị gì với họ.

Con tàu nhỏ tháo dây. Những người bạn 505 giờ đứng trên hai chiếc tàu với hai lộ trình cách biệt, chúng tôi vẫy tay giã từ trong những giòng lệ ngập ngừng và những miệng cười gượng gạo. Tôi nhớ mãi hình ảnh Hạ Sĩ Nhất H., chuyên hớt tóc cho anh em trên chiến hạm. Anh vẫn thỉnh thoảng nấu mì từ những bịch mì vụn đem theo hay để dành cơm nguội, với những miếng khô cá thiều ngọt bùi hoặc khô cá sặc đậm đà hương vị miền Tây, mời tôi ăn những lúc xuống ca vào nửa đêm. Ba bốn đứa chia nhau từng bốc cơm nguội, khô cá, rồi vấn từng điếu thuốc từ những bánh thuốc rê những lúc tôi không còn điếu Salem trưởng giả nào sót lại. Anh dơ tay lên mũ chào tôi bằng cái chào nhà binh với đôi mắt buồn vời vợi khi hai chiếc tàu từ từ tách ra xa.

Trưa mùng 2 tháng 5, Côn Sơn đã nằm trong tầm mắt. Từ xa, chúng tôi mừng khấp khởi khi thấy dáng quen thuộc của cả chục chiến hạm HQVN đủ loại. Điều quái lạ là các chiến hạm dường như không di chuyển theo một đội hình nào. Chiếc thả trôi, chiếc đi ngược, chiếc chạy xuôi. Đến gần hơn chúng tôi mới rõ là những chiến hạm này đã hoàn toàn bỏ trống. Cùng lúc ấy chúng tôi bắt liên lạc với một khu trục hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, họ cho biết đang trên đường về Subic Bay và sẵn sàng hộ tống chúng tôi đến nơi. Họ cũng cho biết thêm là một số chiến hạm Hải Quân VN đã lên đường đi Subic ngày hôm trước sau khi họp nhau bên ngoài Côn Sơn để dồn người qua những chiến hạm còn trong tình trạng khả dụng.

Trên đường đi Subic Bay chúng tôi được tiếp tế thêm thực phẩm nên tình trạng chung của cả ngàn người trên tàu cũng tương đối thoải mái hơn so với những ngày trước đó khi tàu không còn đủ cơm cho tất cả mọi người. Biển lặng, gió êm, cuộc hành trình đến Phi Luật Tân tương đối ít biến cố, ngoại trừ môt cụ già và một em bé đã qua đời trên chiến hạm vì sưng phổi mà chúng tôi buộc phải thủy táng. Cái khổ đau của mất mát, chia ly, cũng xen lẫn với cái vui nho nhỏ cuả niềm hy vọng mới, sự chào đời của một em bé gái được bố mẹ đặt tên là Nha Trang, kỷ niệm nơi em sinh ra trong sự trìu mến đỡ đần của những người lính biển dương vận hạm Nha Trang HQ505, trong cái nâng niu của những bàn tay chai lì, gân guốc nhưng tình cảm tràn đầy như biển cả, trầm lặng nhưng thủy chung và nồng nàn như những dòng nước ấm luân lưu trong lòng Thái Bình Dương.

oOo

Tháng 4 năm 75 cũng chỉ vỏn vẹn với 30 ngày, nhưng những ấn tượng sâu đậm đến với tôi trong những ngày công tác đã hằn sâu vào tận cùng tư tưởng, làm nhạt nhoà hẳn những gì trong ký ức của cả suốt 24 năm trước đó. Có lẽ chỉ những triết gia mới có thể đem một ý nghiã, một triết lý nào đó đến cho những gì chúng tôi đã trải qua trong chuỗi ngày ngắn ngủi ấy. Những biến cố tháng 4 đã xóa mờ cái vô tư của một thanh niên, cái nhiệt tình của người Sĩ Quan trẻ, cái chất lính ở trong tôi. Dù dưới bất cứ một lý tưởng nào, tôi không thể chỉ nhìn vào chiến tranh với con mắt đơn thuần của một quân nhân. Tôi tưởng như mình vừa sống qua thêm một đời người, thêm một lần để nhận thức cái thực chất phù du, bất định của cuộc đời.

Và một buổi sáng đầu tháng 5 mà tôi không còn nhớ ngày, HQ505 đến Subic Bay. Trước khi vào vịnh, người Sĩ Quan liên lạc Hoa Kỳ yêu cầu chúng tôi hạ cờ! Từ sân sau đài chỉ huy, với hồi còi lảnh lót, cô đơn, lá cờ vàng ba sọc đỏ được từ từ kéo xuống. Ngước nhìn lá cờ chậm chậm hạ thấp dần, mắt tôi bỗng mờ đi. Cúi mặt để giấu những giọt nước mắt đang chảy dài xuống ngực áo nhà binh bạc màu. Thêm một lần nữa, tôi lại khóc trước lá quốc kỳ. Trước đây tôi khóc trong cái xúc động nhưng hãnh diện của lần đầu tiên được nhìn thấy lá cờ vàng kéo lên phất phới, oai hùng trong tiếng nhạc quốc thiều, trên sân cơ bản thao diễn của quân trường OCS bên bờ biển Newport. Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản. Cho ngày hôm qua đã mất, ngày hôm nay tủi hận và ngày mai mịt mù như làn sương khói đang vất vưởng che mờ cửa vịnh ...

Nguyễn Nhật Cường

Image may contain: one or more people, sky, boat, outdoor and water
Image may contain: ocean, sky, boat, outdoor and water
Image may contain: 1 person, outdoor
Image may contain: one or more people, ocean, text and outdoor
Image may contain: sky, ocean, outdoor and water
MHLT chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tháng Tư, Cả Một Đời Người Trước...(...tiếp phần 2) Nguyễn Nhật Cường...

Hai ngày sau, đang trên hải trình về hướng Thuận An, với Đà Nẵng nằm xa bên tả hạm, chúng tôi lại được gọi trở ngược về Phan Thiết.

Phan Thiết

Hai ngày sau, đang trên hải trình về hướng Thuận An, với Đà Nẵng nằm xa bên tả hạm, chúng tôi lại được gọi trở ngược về Phan Thiết. Lý do: có tin máy bay VC từ hướng Hòn Cọp đã bay vào đột kích?? Trở về ngang cù lao Chàm, hạm trưởng cho lệnh thực tập tác xạ, bắn vào những hòn đá nhỏ xa bên ngoài cù lao. Hơn hai năm đi biển trên LST, mà có lẽ kể cả từ lúc lãnh tàu, lần đầu tiên những khẩu đại bác 40 ly được xử dụng đến. Chả trách mà tài thiện xạ của chúng tôi đã rủ nhau đi chơi chỗ nào mất biệt!
Đến bên ngoài Phan Thiết, HQ505 thả trôi vài hải lý cách bờ biển. Cuộc điện đàm với giới chức liên hệ trên bờ về việc đổ đạn không có câu trả lời dứt khoát. Hạm trưởng quyết định vào tận nơi thảo luận. Tôi và ba nhân viên nữa tháp tùng ông, xuống LCVP rời chiến hạm. Hơn nửa giờ luồn lỏi theo con sông nhỏ, chúng tôi vào tận trung tâm thành phố và cột tàu ở chân cầu đối diện Bộ Chỉ Huy Tỉnh. Bên trong chúng tôi được tiếp bởi một ông Thiếu Tá bộ binh, ông cho biết là VC đã xâm nhập vào trong thành phố, số đạn nếu đổ xuống có thể chỉ để lại cho VC dùng mà thôi. Với tin này, HT. Nh. và tôi rời BCH trở về nơi ba nhân viên chiến hạm đang chờ đợi. Ngần ngừ trước khi leo vào LCVP, cả nhóm đang thèm được một tô mì ở quán chợ ngay bên cạnh, nhưng trong tiếng súng mỗi lúc càng nhiều và rõ hơn chúng tôi đành vuốt bụng xuống LCVP trở về chiến hạm.

Tuy Hoà
Không xuống đạn ở Phan Thiết, chúng tôi có chỉ thị đưa vào Tuy Hòa. Một quyết định quá muộn màng. Từ xa chúng tôi đã quan sát được phi trường Tuy Hoà vật vã dưới trận mưa pháo kích. Những trái đạn rót ra tận biển, tuy thưa thớt nhưng đủ đe doạ để giữ chiến hạm nằm lại ngoài tầm tác xạ, với 2000 tấn đạn chở trên tàu chỉ cần lãnh một trái pháo, HQ505 sẽ nổ tung thành những mảnh vụn và biến mất không còn một dấu vết nào. Công điện đến, chúng tôi được gọi nhập chung với số chiến hạm có mặt trong vùng để cùng tiến vào Cà Ná,

Phan Rang, Cà Ná – Mũi Sừng Trâu
Điạ danh có tên trên hải đồ là Mũi Sừng Trâu hay Mũi Dinh. Đúng như tên đặt, vịnh Cà Ná nằm sâu hẳn vào trong, với những dãy núi thấp xếp thành vòng cung chạy dài ra hai bên như hai cái sừng, như hai cánh tay trần ôm hờ hững cả một vùng nước xanh thơ mộng. Cà Ná là bãi biển nên thơ nhất của vùng Hai duyên hải. Biển êm, trong xanh với cát trắng nõn nà. Vốc lên, trong lòng bàn tay, những hạt cát tròn nhỏ theo nhau chảy qua kẽ hở thành những dòng sữa trắng mịn màng. Chỉ có cái thiên nhiên, thơ mộng của bãi biển Thuận An ở Huế mới có thể so sánh được với Cà Ná của Phan Rang.

Buổi sáng hôm ấy bốn chiến hạm HQVN trong nhiệm sở tác chiến theo hàng một tiến vào Cà Ná. Đi đầu là hộ tống hạm HQ11, theo sau là dương vận hạm HQ503, kế đến là chiếc hải vận hạm HQ402, và sau cùng là HQ505. Trên đường vào, chúng tôi vẫn duy trì liên lạc truyền tin với các chiến hạm và đơn vị bạn trên bờ. Mọi việc tiến hành trôi chảy. Trong ống dòm từ chiến hạm, chúng tôi có thể nhìn thấy những khẩu đại bác 105 ly của pháo binh bạn đặt trên núi liên tục bắn vào phiá trong yểm trợ. Khi chiến hạm tiên phong, HQ11, vượt qua khỏi Mũi Sừng Trâu trên đường tiến vào trong vịnh, thì HQ505 mất liên lạc với đơn vị trên bờ.

Khi chiến hạm thứ ba, HQ402, vừa tiến qua khỏi Mũi Sừng Trâu và HQ505 còn cách phía sau chừng hai hải lý, thì bỗng nhiên một loạt đại pháo nổ tung khắp nơi trên vùng biển trước mặt chúng tôi. Từng cột nước lớn bung lên, theo sau bằng những tiếng nổ nặng nề. Trên pháo tháp trước mũi tàu, từ chiếc mũ liên lạc với đài chỉ huy, tôi nghe tiếng HT Nh. vội vã ra lệnh cho hai máy ngưng, rồi hai máy lùi một. Chiếc 505 vẫn dùng dằng tiến về phiá trước như con ngựa bất kham. Chỉ một vài phút ngắn ngủi trước khi chiến hạm ngưng hẳn mà tôi tưởng như dài vô tận, như thời gian đã đứng lại, ngừng trôi. Thân tàu rung bần bật từng hồi như tàu lá chuối trong cơn mưa lũ. Thần kinh căng thẳng, các mạch máu trên đầu như đánh nhịp theo từng viên đại pháo nổ tung trên biển, làm dựng lên những cột nước trắng xóa, đang di chuyển dần về phiá chiến hạm.

Chiếc HQ505 ngưng hẳn rồi chậm chạp lùi dần. Thân tàu vẫn rung bần bật với tiếng máy gầm giận dữ, trong màn khói mịt mù toả ngược lên bong, từ những ống thoát hai bên thành chiến hạm phiá sau lái. Tàu ra xa dần, khỏi tầm những viên đại pháo đang tiếp tục rót xuống. Chúng tôi nghe tin hai chiến hạm HQ11 và HQ503 trúng đạn. HQ11 đang tập tễnh trở ra nhưng HQ503 thì đã bất khiển dụng.

Mãi đến sáng hôm sau, khi bắt đầu quay trở về Vũng Tàu theo chỉ thị, chúng tôi biết thêm là HQ503 đã được HQ402 dòng ra bên ngoài để kéo về Sài Gòn. Tin sơ khởi cũng cho biết chúng tôi bị tấn công bởi đại pháo 130 và hoả tiễn 122 ly của VC từ Quốc Lộ 1 chạy sát bên vịnh, đài chỉ huy 503 trúng đạn, ba SQ và một Th.S. giám lộ tử thương tại chỗ, hạm trưởng HQ503 bị thương ở đầu. HQ11 cũng có một số thương vong khi đạn đại pháo trực xạ xuyên từ thành tàu bên này qua hẳn bên kia. Với những biến động lịch sử liên tiếp xảy ra trong những tuần sau đó, tôi đã không có dịp để biết thêm và ngay cả đi đưa đám thằng bạn cùng ở trong Cư Xá Đô Thành đã tử trận trên chiếc 503 ngày hôm đó.

Cặp cầu Vũng Tàu, những người di tản trên chiến hạm đã xuống hết. Số đạn lôi đi khắp miền Trung không chỗ thả cũng được cho xuống bến. Tôi để Tăng đi xe đò trở về Sài Gòn. Thằng em chưa hề biết mùi nhà binh, tưởng được đi du lịch miền Trung, hoá ra chỉ được nếm mùi bom đạn và chứng kiến những thảm cảnh tàn khốc, phi nhân của cuộc chiến và thiếu chút nữa thì chính nó cũng trở thành một nạn nhân chiến cuộc nếu con nhà Cần không nhìn thấy kịp lúc còn sót lại trên ghe ở cửa Đà Nẵng. Điều an ủi là dường như cậu em tôi trở về trong mối tình vưà chớm nở với một nàng nữ sinh lên tàu cùng gia đình từ ĐN.

Phan Thiết
Lấy thêm dầu nước, đi chợ xong, HQ505 rời Vũng Tàu trong Lực Lượng Giải Phóng Miền Trung dưới quyền tư lệnh mặt trận của Phó Đề Đốc HCM. HQ505 được lệnh ra Phan Thiết với nhiệm vụ di tản sư đoàn 22, BCH tại Bình Định (?). Đến bờ biển Phan Thiết, theo tiêu lệnh hải hành do hạm trưởng viết đêm hôm trước tôi cho tàu vào cách Hòn Bà hai hải lý về hướng Bắc lúc sáu giờ sáng và cho nhân viên thông báo với hạm trưởng. Lên đài chỉ huy, giật mình vì tàu đã ở khá gần bờ biển, ông vội vàng ra lệnh cho tàu ra xa hơn để tránh khỏi tầm tác xạ từ phía bờ biển. Thì ra ông muốn vào cách Hòn Bà hai hải lý về hướng Đông, nhưng có lẽ vì mệt mỏi nên đã viết lầm. May mà ông viết lộn qua hướng Bắc, chứ nếu thành hướng Tây, tức là ngay sát bờ biển, tôi ở cái tuổi háo động và hăng tiết vịt ngày ấy, chắc cũng phom phom dắt tàu vô chơi liền. Tàu ủi bãi còn được mà, sợ đếch gì !

Chờ bên ngoài hơn một tiếng thì một số ghe đánh cá đưa dân từ phiá Phan Thiết cập vào chiến hạm. Chúng tôi thả thang dây cho họ leo lên. Trong số những ngưòi đầu tiên từ ghe đến, có một người Đại Úy bộ binh, ông xin gặp hạm trưởng và yêu cầu chúng tôi vào đón Chuẩn Tướng Đ.(?), Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, đang chờ trên bãi. Nhìn vào bãi biển bằng ống dòm chúng tôi nhận ra tín hiệu của tấm gương nhỏ phản chiếu lấp lánh, nơi chuẩn tướng Đ. đang đứng cùng khoảng chục quân nhân khác. Không thể vào tận nơi, chúng tôi điều đình với một chiếc ghe vừa có người lên tàu, để vào đón, đổi lấy đầy hầm dầu cặn cho ghe khi hoàn tất. Chủ ghe đồng ý và trở vào phiá có tín hiệu. Trong lúc ghe trên đường vào, thì bãi biển bỗng náo động với những viên đạn đại bác bắn ra từ phiá trong nổ tung trên cát. Người trên bãi chạy toán loạn khắp phiá. Chuẩn tướng Đ. và đoàn tuỳ tùng di chuyển ngược lên phiá Bắc, nhưng chỉ vài phút sau, trên bãi biển, từ sau hàng dương, đã xuất hiện hai chiếc xe tăng, trông như là loại T54. Một trong hai chiếc này cùng với đám bộ binh tùng thiết VC chả mấy chốc đã theo kịp chuẩn tướng Đ, và trong ống dòm, tôi ngậm ngùi quan sát hình ảnh cuối cùng của vị chuẩn tướng bị địch quân bắt dẫn đi khuất dần vào bên trong.

Với sự hiện diện của hai chiếc chiến xa VC, mọi người trên bãi chạy ngược vào trong, bãi biển vắng hoe. Chúng tôi đã rút ra xa khỏi tầm đạn pháo. Sau khi báo cáo tình hình, chúng tôi có lệnh trở về Sài Gòn. Một niềm vui bất chợt. Trên đường trở ra từ Phan Thiết tôi thấy còn một hộ tống hạm, hình như HQ13 với hạm trưởng S., cũng vừa có mặt trong vùng.

Sài Gòn
Tàu cập bến Tân Cảng bên cầu xa lộ. Vưà cột dây, thả hạm kiều xong tôi đã có người thăm ngay. Một người bà con làm việc tại Tân Cảng lên cho biết là anh tôi, nhà văn Nguyễn Đình Thiều, mới qua đời trong một cơn đau tim bất chợt. Đang trong cái hớn hở trở lại Sài Gòn tôi bỗng buồn rũ xuống. Chỉ mới ba tuần của một chuyến công tác, sao quá nhiều biến cố. Tôi không ngờ rằng cuộc đời cuả cả hàng triệu người Việt Nam đang đi vào một giai đoạn khắc nghiệt nhất của khúc quanh lịch sử ngay trong những ngày sau đó. Trên đường về từ Tân Cảng, thành phố vẫn tưng bừng, nhộn nhịp một cách thật xa lạ đối với tôi. Anh em tôi về đến, cả nhà ai cũng mừng. Với tin những chiến hạm bị trúng đạn, mấy tuần nay, gia đình tôi đã liên tục ra vào BTL/HQ để dò hỏi tin tức của HQ505.

Chỉ mấy ngày sau, tin thất thủ của các tỉnh miền Trung, cao nguyên Ban Mê Thuột với những mẩu chuyện thảm khốc, thương tâm và hình ảnh cuộc di tản kinh hoàng, được mệnh danh là di tản chiến thuật, đã liên tiếp dội về. Đài BBC, đài VOA với những bài bình luận bi quan về tình hình chiến sự, quốc hội Mỹ cắt giảm ngân sách viện trợ, các cơ quan Mỹ chuẩn bị rời Việt Nam. Sài Gòn bỗng lên cơn sốt. Câu chuyện đầu môi của mọi người là ra đi. Nhưng đi đâu?! Đi bằng cách nào?! Có lẽ ngoại trừ một thiểu số rất nhỏ, hầu như không ai có câu trả lời!! Trong cơn sốt ấy, HQ505 lại có lệnh đi công tác Phú Quốc.

Với hình ảnh đau thương của chuyến công tác vừa qua còn hằn rõ trong ký ức. Tinh thần chung của thủy thủ đoàn xuống thật thấp. Từ lúc nhận lệnh công tác, chúng tôi đã đôi lần thảo luận với hạm trưởng Nh. để cho phép anh em được đưa gia đình đi theo. Với tin một hạm trưởng loại 800 bị an ninh giữ điều tra vì đưa thân nhân xuống tàu, hạm trưởng do dự nhiều nhưng cuối cùng ông đồng ý. Chúng tôi thông báo cho tất cả nhân viên để đưa thân nhân lên chiến hạm. Mỗi người được phát một tờ đơn trống đã có sẵn chữ ký và dấu mộc chiến hạm để có thể điền tên những người đi theo với lý do dè dặt là xin quá giang ra Phú Quốc tìm thân nhân thất lạc. Tờ giấy cần thiết để đưa gia đình vào cổng Tân Cảng dưới sự kiểm soát của Quân Vận và Quân Cảnh bộ binh.

Đa số anh em nhà ở Sài Gòn đã đưa gia đình lên tàu. Điều không may là ngày khởi hành của chúng tôi bị hoãn lại bốn hôm. Khi HQ505 rời Sài Gòn một số nhân viên đã đem gia đình trở về vì sự thiếu thốn phương tiện trên tàu trong những ngày trì hoãn chờ đợi tại bến, vì những tin lạc quan tếu về giải pháp chính trị với thành phần thứ ba!! Kể cả những ông anh tôi trong quân đội đã quyết định ở lại vì không muốn bỏ đơn vị cho đến “giờ thứ 25” và tin tưởng vào bộ Tổng Tham Mưu không bỏ rơi chiến sĩ!! Cái lầm lẫn đáng phục nhưng phải trả bằng hơn mười năm đói khổ lầm than bên cạnh cái chết trong các trại cải tạo heo hút trên miền thượng du Bắc Việt.

Tàu 505 rời bến Tân Cảng vào lúc 14:00H trưa ngày 26 tháng Tư năm 1975. Chúng tôi dàn chào dọc theo hữu hạm, cũng với hồi còi và tay chào kính thường lệ khi qua trước Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Không ai biết rằng mình đang chào vĩnh biệt Sài Gòn trong bộ quân phục tiểu lễ trắng nghiêm chỉnh và thân thương, chào lần cuối trong cái kiêu hùng của những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam ra đi thi hành nhiệm vụ.

Vũng Tàu
Buổi tối chúng tôi thả neo bên ngoài cửa Vũng Tàu chờ đợi. Cũng vào đêm đó, kho đạn thành Tuy Hạ trúng pháo kích. Đạn nổ liên tục, cháy sáng rực một góc trời. Sáng hôm sau, ngày 27 tháng Tư, hai chiếc tàu quân vận LCM bắt đầu chuyển ra những máy móc, dụng cụ cùng một số chuyên viên của đài phát thanh Mẹ Việt Nam đặt tại Vũng Tàu mà chúng tôi có nhiệm vụ đưa về Phú Quốc để tái phối trí. Đến trưa, tàu HQ từ Vũng Tàu bỗng lũ lượt kéo ra, duyên đoàn 33 di tản. Một số lên HQ505, một số khác đi thẳng về Sài Gòn. Cần định theo một chiếc tàu dầu về đón thêm gia đình nhưng lại thôi vì không biết có trở ra được không. Tối đến chúng tôi nghe tin Sài Gòn bị pháo kích.

Sáng 28, từng đoàn trực thăng của Đệ Thất Hạm Đội từ ngoài khơi ào ạt bay qua, hướng về phía Sài Gòn. Ghe chở dân và lính của đủ mọi binh chủng từ Vũng Tàu tuá ra HQ505 càng lúc càng đông. Một chiếc trực thăng của KQ đáp xuống bong tàu. Người pilot và gia đình xuống xin đi. Rồi chiếc trực thăng thứ hai đáp xuống, không còn chỗ đáp cho chiếc thứ ba. Số người chạy ra HQ505 tăng lên dần. Chiến hạm chỉ khởi hành với 10 ngày lương thực cho thuỷ thủ đoàn, tôi theo chiếc LCVP vào Vũng Tàu đi mua thêm thực phẩm. Cách bờ không xa lắm, tiếng súng nổ trên bờ trở nên dữ dội hơn. Vài viên đạn súng cối rơi ra biển, chúng tôi phải quay trở lại.

Tàu đánh cá mang cờ Công Giáo từ phiá Phước Hải theo nhau kéo từng đoàn ra khơi, nơi có dáng các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội. Một số ghe máy không đủ mạnh cập vào HQ505, mọi người lên xong, ghe được gài máy thả trôi để nhường chỗ cho những chiếc khác. Những chiếc ghe mà bình thường là cả một số vốn đầu tư thật lớn, nuôi sống gia đình ngư dân, giờ bỏ trôi lềnh bềnh đầy biển. Tôi và Cần với tánh tò mò cố hữu, xin HT cho xuống một chiếc ghe lớn để tìm thêm thực phẩm. Leo lưới đổ bộ xuống ghe, nhìn quanh chả còn gì, chỉ vài chai bia lăn lóc trong một góc. Mở nắp uống một ngụm, bia đắng ngắt, tôi đưa chai lên chọc mấy tên bạn đang đứng trên đài chỉ huy, rồi quăng xuống biển. Cần táy máy vô ga cho ghe chạy một vòng nhỏ rồi hai thằng mới chịu leo lên. Chúng tôi vẫn chưa hết tánh nghịch ngợm trẻ con, nhưng vì lỡ sanh vào thời loạn nên phải đốt giai đoạn để làm người lớn bất đắc dĩ (làm SQ nên phải ra cái đều đứng đắn để còn chỉ huy, chỉ hoét mà thôi!!)

Tình hình thị xã Vũng Tàu càng trở nên hỗn loạn hơn. HQ505 nhận được chỉ thị ngắn ngủi từ PĐĐ Đ. trên máy truyền tin cho Zulu Tango – vận chuyển tự do (đi đâu tùy ý). Chúng tôi nhìn nhau bỡ ngỡ. Tan hàng rồi sao?! Trong những băn khoăn, HQ505 rời Vũng Tàu với cả ngàn người lánh nạn, lên đường đi Phú Quốc như công tác đã ấn định. Hoàn toàn không biết tình hình bên ngoài, chúng tôi bàn nhau sẽ lên Phú Quốc, sát nhập với bất cứ lực lương nào còn sót lại, tiếp tục nỗ lực phản công.

Khuya 29 rạng ngày 30 tháng Tư, HQ505 lầm lũi tiến vào Phú Quốc, dự trù ủi bãi lúc trời sáng. Qua máy phát thanh, tình hình hầu như đã tuyệt vọng. Trên mọi đài chúng tôi chỉ còn nghe được lời chiêu dụ của Chuẩn Tướng H. kêu gọi các anh em binh sĩ buông súng, Hải Quân, Không Quân đem tàu và máy bay về hàng sẽ được khoan hồng… Có tiếng máy bay văng vẳng trên đầu, chúng tôi vội vã làm tối chiến hạm vì không còn biết đâu là bạn, đâu là thù.

Khoảng 1 giờ sáng, một chiếc PCF hấp tấp cặp vào. Gia đình Trung Tá. H. thuộc căn cứ HQ Phú Qưốc và một số anh em Hải Quân lên 505, chiếc PCF qua mũi chạy trở vào. Vài phút sau, trên máy truyền tin, ông Tr.Tá H. gọi hỏi thăm gia đình và cho biết là VC đã liên lạc, yêu cầu bàn giao căn cứ vào sáng hôm sau! Anh em HQ nào có phương tiện đang tìm cách rời căn cứ, riêng ông Đại Tá Tư Lệnh đã biến đi từ sớm. Thế là hết, hòn đảo ở cái chỏm cuối cùng của miền Nam cũng đã mất, chúng tôi không còn đất dung thân. Trên đường quay ra hải phận quốc tế, HQ505 vớt thêm được một số dân chúng và anh em binh sĩ ra từ Phú Quốc và các vùng duyên hải. Trên máy truyền tin chúng tôi được biết một số chiến hạm hẹn nhau bên ngoài đảo Côn Sơn. HQ505 chuyển hướng đi về Côn Đảo.

Chiến hạm lại lâm vào một tình thế nghiêm trọng mới. Một số anh em cơ hữu của chiến hạm không có gia đình trên tàu, giờ quyết định trở về, và muốn trở về bằng cả chiếc HQ505. Có lẽ họ tin vào những lời chiêu dụ khoan hồng đã phát lải nhải suốt đêm. Tin đồn từ những người tị nạn trên tàu cho biết là một nhóm anh em cơ hữu bàn việc phá máy và cướp tàu. Không thể không phòng bị, dù có thể chỉ là tin thất thiệt hay hăm doạ vu vơ, tôi bàn riêng với vài anh em cơ khí đã cương quyết ra đi để chuẩn bị, chia phiên canh gác hầm máy. Riêng tôi, Cần và một vài SQ cùng ý hướng cũng để ý canh chừng cho nhau trong những lúc đi ca, nhất là khi có vài SQ từ chối lên phiên. Tôi không ngờ rằng thời thế đã thay đổi cả tình huynh đệ chi binh, cũng may là chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra.

Sáng 30 tháng Tư, một chiếc tàu đánh tôm khá lớn với khả năng chở được cả trăm người cặp vào 505. Sau khi mọi người đã lên hết, chúng tôi thuyết phục được những người muốn trở về để xử dụng chiếc tàu này làm phương tiện. Chúng tôi bơm đầy dầu, tiếp tế nước uống và thực phẩm, cũng như chuyển xuống tàu nhỏ những bao bố tiền Việt, gồm lương và tiền chợ chiến hạm chưa dùng đến, cùng với số tiền đóng góp bởi những người tị nạn trên tàu đã quyết định ra đi và biết rằng những tờ giấy bạc này sẽ không còn giá trị gì với họ.

Con tàu nhỏ tháo dây. Những người bạn 505 giờ đứng trên hai chiếc tàu với hai lộ trình cách biệt, chúng tôi vẫy tay giã từ trong những giòng lệ ngập ngừng và những miệng cười gượng gạo. Tôi nhớ mãi hình ảnh Hạ Sĩ Nhất H., chuyên hớt tóc cho anh em trên chiến hạm. Anh vẫn thỉnh thoảng nấu mì từ những bịch mì vụn đem theo hay để dành cơm nguội, với những miếng khô cá thiều ngọt bùi hoặc khô cá sặc đậm đà hương vị miền Tây, mời tôi ăn những lúc xuống ca vào nửa đêm. Ba bốn đứa chia nhau từng bốc cơm nguội, khô cá, rồi vấn từng điếu thuốc từ những bánh thuốc rê những lúc tôi không còn điếu Salem trưởng giả nào sót lại. Anh dơ tay lên mũ chào tôi bằng cái chào nhà binh với đôi mắt buồn vời vợi khi hai chiếc tàu từ từ tách ra xa.

Trưa mùng 2 tháng 5, Côn Sơn đã nằm trong tầm mắt. Từ xa, chúng tôi mừng khấp khởi khi thấy dáng quen thuộc của cả chục chiến hạm HQVN đủ loại. Điều quái lạ là các chiến hạm dường như không di chuyển theo một đội hình nào. Chiếc thả trôi, chiếc đi ngược, chiếc chạy xuôi. Đến gần hơn chúng tôi mới rõ là những chiến hạm này đã hoàn toàn bỏ trống. Cùng lúc ấy chúng tôi bắt liên lạc với một khu trục hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, họ cho biết đang trên đường về Subic Bay và sẵn sàng hộ tống chúng tôi đến nơi. Họ cũng cho biết thêm là một số chiến hạm Hải Quân VN đã lên đường đi Subic ngày hôm trước sau khi họp nhau bên ngoài Côn Sơn để dồn người qua những chiến hạm còn trong tình trạng khả dụng.

Trên đường đi Subic Bay chúng tôi được tiếp tế thêm thực phẩm nên tình trạng chung của cả ngàn người trên tàu cũng tương đối thoải mái hơn so với những ngày trước đó khi tàu không còn đủ cơm cho tất cả mọi người. Biển lặng, gió êm, cuộc hành trình đến Phi Luật Tân tương đối ít biến cố, ngoại trừ môt cụ già và một em bé đã qua đời trên chiến hạm vì sưng phổi mà chúng tôi buộc phải thủy táng. Cái khổ đau của mất mát, chia ly, cũng xen lẫn với cái vui nho nhỏ cuả niềm hy vọng mới, sự chào đời của một em bé gái được bố mẹ đặt tên là Nha Trang, kỷ niệm nơi em sinh ra trong sự trìu mến đỡ đần của những người lính biển dương vận hạm Nha Trang HQ505, trong cái nâng niu của những bàn tay chai lì, gân guốc nhưng tình cảm tràn đầy như biển cả, trầm lặng nhưng thủy chung và nồng nàn như những dòng nước ấm luân lưu trong lòng Thái Bình Dương.

oOo

Tháng 4 năm 75 cũng chỉ vỏn vẹn với 30 ngày, nhưng những ấn tượng sâu đậm đến với tôi trong những ngày công tác đã hằn sâu vào tận cùng tư tưởng, làm nhạt nhoà hẳn những gì trong ký ức của cả suốt 24 năm trước đó. Có lẽ chỉ những triết gia mới có thể đem một ý nghiã, một triết lý nào đó đến cho những gì chúng tôi đã trải qua trong chuỗi ngày ngắn ngủi ấy. Những biến cố tháng 4 đã xóa mờ cái vô tư của một thanh niên, cái nhiệt tình của người Sĩ Quan trẻ, cái chất lính ở trong tôi. Dù dưới bất cứ một lý tưởng nào, tôi không thể chỉ nhìn vào chiến tranh với con mắt đơn thuần của một quân nhân. Tôi tưởng như mình vừa sống qua thêm một đời người, thêm một lần để nhận thức cái thực chất phù du, bất định của cuộc đời.

Và một buổi sáng đầu tháng 5 mà tôi không còn nhớ ngày, HQ505 đến Subic Bay. Trước khi vào vịnh, người Sĩ Quan liên lạc Hoa Kỳ yêu cầu chúng tôi hạ cờ! Từ sân sau đài chỉ huy, với hồi còi lảnh lót, cô đơn, lá cờ vàng ba sọc đỏ được từ từ kéo xuống. Ngước nhìn lá cờ chậm chậm hạ thấp dần, mắt tôi bỗng mờ đi. Cúi mặt để giấu những giọt nước mắt đang chảy dài xuống ngực áo nhà binh bạc màu. Thêm một lần nữa, tôi lại khóc trước lá quốc kỳ. Trước đây tôi khóc trong cái xúc động nhưng hãnh diện của lần đầu tiên được nhìn thấy lá cờ vàng kéo lên phất phới, oai hùng trong tiếng nhạc quốc thiều, trên sân cơ bản thao diễn của quân trường OCS bên bờ biển Newport. Bây giờ, tôi không biết vì sao mình đang khóc! Cho số phận của Việt Nam. Cho những người đã nằm xuống. Cho những người còn ở lại. Cho chính mình và cho những người quanh mình vừa chính thức bước vào cuộc đời di tản. Cho ngày hôm qua đã mất, ngày hôm nay tủi hận và ngày mai mịt mù như làn sương khói đang vất vưởng che mờ cửa vịnh ...

Nguyễn Nhật Cường

Image may contain: one or more people, sky, boat, outdoor and water
Image may contain: ocean, sky, boat, outdoor and water
Image may contain: 1 person, outdoor
Image may contain: one or more people, ocean, text and outdoor
Image may contain: sky, ocean, outdoor and water
MHLT chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm