Cà Kê Dê Ngỗng
Thủ khoa đại học tìm đường đi khỏi Trung Quốc
Hơn 60% số người từng đỗ thủ khoa các kỳ thi đại học ở Trung Quốc đã tìm cách ở lại nước ngoài sinh sống và làm việc, cho thấy nạn chảy máu chất xám nghiêm trọng ở nước này.
"Một số người tin rằng sự nghiệp của họ sẽ tốt hơn nếu ở nước ngoài, một số khác tìm mọi cách để ở nước ngoài chỉ vì họ cho rằng về nước thì mất mặt", Zhao Deguo, chủ biên một trang web chuyên thống kê số liệu về bậc đại học và trên đại học, cho biết.
Website của ông có dữ liệu về hơn 2.000 thủ khoa của các kỳ thi đại học trong vòng 60 năm kể từ năm 1952.
Thí sinh Trung Quốc ôn thi đại học. Ảnh: China Daily. |
Theo nghiên cúu của Zhao, có hơn một nửa số thủ khoa tìm đường đến các nước như Mỹ, Anh, Canada và Singapore sau khi tốt nghiệp đại học trong nước, và rồi không trở về Trung Quốc nữa. Đa số những người này học khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thủ khoa đầu vào đại học thường không xuất sắc trên thị trường việc làm. Rất ít thủ khoa chọn cách tự kinh doanh hoặc tham gia chính trị, mà thường trở thành các "cổ cồn trắng" hoặc "cổ cồn vàng" trong các ngành như quản trị hoặc ngân hàng, là những ngành nóng mà các sĩ tử Trung Quốc đua vào trong nhiều năm nay.
"Họ có thể kiếm được mức lương cao và địa vị xã hội cao, nhưng rất ít người trở thành các tài năng kinh doanh hay ngôi sao chính trị", ông Zhao nhận xét. "Trên thực tế, khả năng và kỹ năng để thành công trong kinh doanh hay chính trường lại không thể kiểm tra được trong các kỳ thi đại học".
Thông thường các thủ khoa có điểm cao nhất ở Trung Quốc thường được chọn để đào tạo thành các nhà hàn lâm tại Học viện Khoa học hoặc Viện Khoa học xã hội.
"Các thủ khoa đại học nên học cách để tận dụng hết tài năng của mình, làm những gì họ giỏi, chứ không nên nhắm mắt đi theo trào lưu", ông Zhao kết luận.
Ánh Dương
dolong
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thủ khoa đại học tìm đường đi khỏi Trung Quốc
Hơn 60% số người từng đỗ thủ khoa các kỳ thi đại học ở Trung Quốc đã tìm cách ở lại nước ngoài sinh sống và làm việc, cho thấy nạn chảy máu chất xám nghiêm trọng ở nước này.
"Một số người tin rằng sự nghiệp của họ sẽ tốt hơn nếu ở nước ngoài, một số khác tìm mọi cách để ở nước ngoài chỉ vì họ cho rằng về nước thì mất mặt", Zhao Deguo, chủ biên một trang web chuyên thống kê số liệu về bậc đại học và trên đại học, cho biết.
Website của ông có dữ liệu về hơn 2.000 thủ khoa của các kỳ thi đại học trong vòng 60 năm kể từ năm 1952.
Thí sinh Trung Quốc ôn thi đại học. Ảnh: China Daily. |
Theo nghiên cúu của Zhao, có hơn một nửa số thủ khoa tìm đường đến các nước như Mỹ, Anh, Canada và Singapore sau khi tốt nghiệp đại học trong nước, và rồi không trở về Trung Quốc nữa. Đa số những người này học khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thủ khoa đầu vào đại học thường không xuất sắc trên thị trường việc làm. Rất ít thủ khoa chọn cách tự kinh doanh hoặc tham gia chính trị, mà thường trở thành các "cổ cồn trắng" hoặc "cổ cồn vàng" trong các ngành như quản trị hoặc ngân hàng, là những ngành nóng mà các sĩ tử Trung Quốc đua vào trong nhiều năm nay.
"Họ có thể kiếm được mức lương cao và địa vị xã hội cao, nhưng rất ít người trở thành các tài năng kinh doanh hay ngôi sao chính trị", ông Zhao nhận xét. "Trên thực tế, khả năng và kỹ năng để thành công trong kinh doanh hay chính trường lại không thể kiểm tra được trong các kỳ thi đại học".
Thông thường các thủ khoa có điểm cao nhất ở Trung Quốc thường được chọn để đào tạo thành các nhà hàn lâm tại Học viện Khoa học hoặc Viện Khoa học xã hội.
"Các thủ khoa đại học nên học cách để tận dụng hết tài năng của mình, làm những gì họ giỏi, chứ không nên nhắm mắt đi theo trào lưu", ông Zhao kết luận.
Ánh Dương
dolong