Truyện Ngắn & Phóng Sự
Thức Tỉnh
Luật vượt biển đến Hồng Kông năm 1982, sau khi cải tạo tại Tiên Lãnh được sáu năm. Chuyến đi của anh suông sẻ chỉ mất hai ngày hai đêm trên biển
Luật
vượt biển đến Hồng Kông năm 1982, sau khi cải tạo tại Tiên Lãnh được
sáu năm. Chuyến đi của anh suông sẻ chỉ mất hai ngày hai đêm trên biển.
Điều trước tiên, anh đánh điện tín về nhà báo tin cho vợ con biết anh đã
vượt thoát khỏi Việt Nam an toàn để chị mừng. Anh theo chân những người
tị nạn vào phố Hồng Kông xin việc làm, anh được một nhà hàng sắp xếp
cho anh rửa chén bát, việc làm cũng không đến nỗi khổ cực, lương tương
đối khá. Mỗi ngày người ta cho anh mang về trại thức ăn dư thừa để anh
chia cho những người không tìm được việc làm. Ở đây anh cảm thấy thoải
mái hơn khi ở quê nhà rất nhiều. Không ai quan tâm hoặc theo dõi kẻ
khác, không phạm pháp thì không sợ sệt ai. Trong trại ai cũng thân
thiện, tận tâm chỉ vẽ nhau những điều người khác không biết. Mọi người
chung quanh thương mến anh vì bản tính hiền lành. Ở Hồng Kông gần 1 năm
thì anh được phái đoàn Mỹ nhận cho đi định cư.
Thế
nhưng có một điều làm anh thắc mắc mãi, tại sao một ông thầy chùa đã
giúp đỡ anh tận tình như vậy ? Anh chưa hề quen biết ông. Anh nhớ lại
cái đêm vượt biên bị Công An phát giác, anh nhảy xuống sông vừa bơi vừa
lặn, trước khi tàu Công An kẹp sát. Lên bờ vì trời tối anh không biết
đây là nơi nào. Anh lần mò trong bóng tối chừng ba tiếng đồng hồ vẫn
không thấy đường cái. Bỗng nhiên anh trông thấy ánh đèn từ xa, anh đi
tới, thì ra đây là ngôi chùa nhỏ. Anh vào chùa gặp vị sư còn trẻ, Sư hỏi
anh cần gì ? Anh tình thật thưa rằng anh đang lạc đường và xin được
giúp đỡ. Vị Sư đưa anh vào chánh điện rồi đến thưa với thầy trụ trì.
Thầy trụ trì chừng trên dưới sáu mươi tuổi, mặc bộ đồ màu lam, nước da
ngăm đen, khuôn mặt hiền từ. Khi nhìn thấy anh Thầy có vẻ hơi giật mình.
Thầy bảo người Sư trẻ dọn cơm cho anh ăn. Trong lúc nói chuyện để anh
an tâm, Thầy cho anh biết sẽ không có ai làm phiền hay quấy rối anh. Anh
muốn ở đây bao lâu cũng được. Thầy đích thân dọn phòng cho anh ngủ. Anh
tự hỏi giữa lúc khó khăn, gạo châu củi quế, thế mà nhà chùa lại rộng
lượng quá vậy.
Sáng
dậy, anh bước ra phòng rửa mặt thì đã thấy Thầy ngồi tại bàn ăn đang
uống trà. Thầy mời anh cùng uống trà và nói chuyện. Tuyệt đối Thầy không
hỏi anh về cuộc sống hiện thời, về gia đình, về nơi ăn chốn ở. Thầy dặn
anh có ai hỏi thì bảo anh là bà con ở quê ra thăm thầy. Thầy cũng cho
anh biết ngôi chùa nhỏ nghèo nàn nên ăn uống sơ sài, không biết anh có
chịu được không ? Anh chắp tay cám ơn Thầy và nói “Được Thầy bảo bọc,
chuyện ăn uống không thành vấn đề, tất cả đều tốt với tôi. Xin Thầy đừng
bận tâm”. Khi còn ở nhà, anh và vợ con bữa đói bữa no, làm gì được như
thế nầy. Trong những ngày ở chùa, Thầy ít khi gặp anh, ít nói chuyện với
nhau ngoại trừ vào bữa ăn. Không hiểu sao Thầy cố giữ anh lại, mà không
cho biết lý do. Chừng mười ngày sau, khi ăn cơm chiều xong, Thầy bảo
anh ngồi lại để Thầy nói chuyện. Chỉ còn lại hai người đối diện nhau,
Thầy nói với anh :
-
“Khi anh bước chân vào chùa nầy, tôi đã biết anh là người trốn thoát
Công An lùng bắt vì tội vượt biên. Ở đây tôi đã gặp vài trường hợp giống
anh và tôi đã che chở nên họ về nhà an toàn. Như anh biết chùa là nơi
mở rộng vòng tay giúp đỡ cho những người sa cơ thất thế, chúng tôi làm
hết sức mình trong điều kiện cho phép. Hơn nữa vượt biên theo tôi không
phải là cái tội, họ chỉ trốn thoát chế độ không phù hợp với họ, không
chống cự, không phản đối, thì không thể bảo họ mang tội. Trường hợp của
anh khác với những người kia, khác như thế nào sau nầy anh sẽ rõ. Đêm
nay có một chuyến vượt biên uy tín mà tôi tin tưởng, tôi muốn gửi anh đi
trong chuyến nầy, mười một giờ sẽ có người tới dẫn anh đi. Tôi đã chuẩn
bị sẵn cho anh mọi thứ, gồm có hai bộ quần áo để anh thay đổi khi tới
nơi, và một lượng vàng cho anh tiêu dùng trong thời gian chờ định cư đến
nước thứ ba.”
Anh
trố mắt nhìn Thầy mà không nói nên lời, anh đi từ ngạc nhiên nầy đến
ngạc nhiên khác. Không biết lý do gì mà Thầy tận tình giúp đỡ anh như
vậy. Thầy bảo anh về phòng nằm nghỉ, chờ đến giờ có người tới đưa đi.
Thầy không cho anh nói một lời nào dù là lời cám ơn. Thầy lên chánh điện
tụng kinh. Anh nằm suy nghĩ mãi về sự giúp dỡ nầy của Thầy. Một lượng
vàng là một tài sản không nhỏ vào thời điểm đó. Thế mà Thầy lại biếu
anh, chưa kể Thầy còn phải đóng tiền cho chủ ghe để được đi, chứ không
ai cho đi không. Anh thắc mắc sao lại có một người tốt như vậy. Anh hứa
với lòng mình, sau khi An cư Lạc nghiệp ở xứ người, anh trở về thăm
thầy, anh hỏi thầy lý do tại sao thầy đã giúp đỡ anh. Anh nghĩ sẽ hoàn
trả lại số vàng bằng gấp bao nhiêu lần mà Thầy đã chi phí cho anh. Thầy
nói chùa đã từng che chở cho những người vượt biên bị bể, đã đưa họ về
nhà, đó là một việc làm tốt, một công đức cao cả mà chỉ có Bồ Tát mới
hành xử như vậy. Vì biết bao nhiêu hệ lụy sẽ gây rắc rối cho chùa và cho
Thầy nếu chính quyền biết được. Ấy vậy mà Thầy chẳng sợ gì. Niềm tin
nào đã làm cho Thầy hành động một cách liều lĩnh như thế. Sống giữa một
xã hội mà người dân chỉ còn cách trốn ra nước ngoài mới yên thân, thì
còn sợ chi chuyện bắt bớ. Tuy nhiên ở trường hợp của Thầy lại khác, Thầy
đứng ngoài mọi liên hệ với những người chạy trốn, mà lại dang tay ra đỡ
cho họ khỏi bị tù tội. Còn hoàn cảnh của anh được Thầy che chở rồi lại
tìm cách đưa đi tiếp. Qua sự việc nầy, Thầy đã tạo cho anh một niềm tin
vào cuộc đời, vẫn còn có người đầy lòng nhân ái.
Anh
nằm trong phòng không nhắm mắt được. Anh nghe tiếng tụng kinh của thầy
ngoài chính điện, giọng thầy trầm bổng uy nghi, gieo vào lòng anh một
thức tỉnh và suy tư. Anh chưa bao giờ nghe được những lời kinh có uy
quyền, thấm đẫm vào lòng anh một cách sâu xa, xoa dịu những nhọc nhằn
căng thẳng mà anh đã từng gánh chịu. Anh suy nghĩ, đây mới chính là nơi
Phật hiện diện. Không cần chi chùa phải lớn, phải nguy nga. Chính ngôi
chùa nhỏ bé nầy, ở một nơi hẻo lánh mà đã chứa lực đại hùng của Phật,
sáng tỏa trong lòng anh sự từ bi mà bây giờ anh mới ngộ ra được. Người
anh lâng lâng như đang bước vào một cõi tâm thức, tiếng kinh như thinh
lặng, đôi lúc dìu dặt, đôi lúc khoan thai, có phải chăng đang dìu anh ra
khơi trong êm ả, một chuyến đi mà anh không còn mang nỗi sợ. Rồi anh
thiếp đi lúc nào không hay.
Gần
mười một giờ đêm, Thầy vào gọi anh dậy. Thầy trao cho anh cái bọc nylon
chứa hai bộ quần áo và một lượng vàng. Thầy bảo anh cẩn thận cất vàng
vào túi quần sau cài nút lại. Trong bọc nylon có một lá thư, Thầy dặn
khi lên ghe lớn hãy đọc. Nếu trường hợp bị Công An phát hiện, bằng mọi
cách phải hủy lá thư trước. Thầy đứng ngay cửa nhìn anh ra khỏi chùa.
Người dẫn đường đưa anh ra ghe nhỏ cách đó chừng nửa giờ. Trên ghe có
khoảng mười người, rồi ghe chạy ra sông cái tấp vào ghe lớn đang chờ
sẵn. Khi leo lên ghe anh làm rớt bọc Nylon xuống sông không vớt lên
được. Như vậy lá thư và hai bộ áo quần mất từ đó.
Đúng
như lời Thầy nói, chuyến đi rất an toàn, hai ngày sau tới Hồng Kông.
Anh đổi lượng vàng ra thành 10 chỉ, để tiêu dùng trong những ngày sống ở
trại tị nạn. Anh tiện tặn vì không biết chờ đợi đến bao lâu mới đi định
cư ở nước thứ ba. Anh may mắn được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và cho đi
sớm. Một gia đình người Mỹ ở Oakland California làm sponsor cho anh. Lúc
đó Oakland chưa có người Việt nhiều, thành phố toàn người Mỹ đen và Mễ.
Dần dần những năm sau người Việt tới định cư và những quán Café mọc lên
ở đường E.14. Chính ở đây là nơi truyền những tin tức từ Việt Nam qua,
chuyện bàn luận Chính trị bắt đầu sôi nổi trên bàn Café của những chính
khách không tên tuổi. Đúng, sai không ai cần biết, có cãi vả với nhau
khi bất đồng, nhưng tất cả đều bỏ lại bàn, không ai mang trong lòng. Đó
là niềm vui duy nhất của mỗi cuối tuần cho những người Việt tha hương
sinh sống trong Thành phố. Anh share phòng với một gia đình Việt Nam, ăn
uống anh tự túc nấu lấy, nên tiết kiệm thêm một ít tiền. Anh viết thư
bảo vợ thỉnh thoảng qua chùa Mân Thái cúng Phật và thăm Thầy Trụ Trì.
Anh cho chị biết, Thầy là ân nhân của anh và gia đình, chị phải thay anh
thăm viếng Thầy thường xuyên.
Sau
khi có quốc tịch Hoa Kỳ, anh làm hồ sơ bảo lãnh vợ con. Anh thu xếp một
chuyến về Việt Nam, để trước hết thăm Thầy, sau đó hỏi về lý do Thầy đã
tận tình giúp anh. Một thắc mắc cứ canh cánh trong lòng khiến anh trăn
trở mãi. Thầy thường che chở cho những người vượt biên, nhưng Thầy chưa
bao giờ nói là đã giúp ai phương tiện và vật chất để họ tiếp tục đi như
anh. Thăm viếng gia đình, bà con hang xóm xong, anh đón xe đi Mân Thái
thăm Thầy. Chùa vẫn y nguyên như xưa, như những ngày anh sống dưới sự
bảo bọc của Thầy. Anh gặp vị sư trẻ, vị sư nầy nhận ra anh ngay. Thầy
nhìn anh, đôi mắt Thầy sáng lên đầy ngạc nhiên và vui mừng. Anh chạy đến
ôm Thầy, anh cảm thấy sung sướng, nước mắt ràn rụa. Thầy mời anh ngồi
trên chiếc bàn ăn ngày nào. Anh tình thật thưa với Thầy là lúc hối hả
leo lên tàu lớn trong đêm tối, anh đánh rơi bọc Nylon có lá thư và hai
bộ áo quần Thầy cho, nên đến bây giờ anh vẫn không biết trong thư Thầy
viết gì. Thầy cười hiền hòa và nói trong thư căn dặn anh phải giữ gìn
sức khỏe, luôn luôn nghĩ tới vợ con, chứ không có gì quan trọng. Thế
nhưng anh không nghĩ như vậy, có một điều gì bí mật mà Thầy chưa tiện
nói ra.
Anh
ở lại chùa vài ngày để trò chuyện với Thầy, luôn tiện anh xin Thầy cho
anh quy y. Thầy đồng ý. Thế là mỗi đêm, khi Thầy tụng kinh anh cũng chắp
tay ngồi phía sau, vừa nghe câu kinh Thầy tụng vừa thấy lòng mình lắng
xuống, như ngộ ra được một cái gì đó rất tâm linh mà không thể nào diễn
tả được. Mỗi lần tụng xong câu kinh Thầy gõ một tiếng chuông, rồi cúi
xuống lạy. Tiếng chuông ngân vang trong đầu anh, như dẫn dắt anh bước
vào sâu thẳm của cõi siêu hình. Dạy cho ta những đạo đức để giữ mình, để
sống với tha nhân. Anh cảm thấy những ngày ở chùa tuy ngắn ngủi nhưng
anh đã học được nhiều điều quý giá.
Một buổi tối sau khi ăn cơm xong,
Thầy và anh ngồi uống trà nói chuyện. Thầy nhìn thẳng vào mắt anh, rồi
từ từ nói :
-
“Chắc anh thắc mắc trong lòng bấy lâu nay, là tại sao tôi tận tình giúp
anh, tiếp tay làm tròn ước nguyện mong muốn của anh là vượt thoát ra
khỏi đất nước. Chẳng qua đó là cái ơn mà tôi phải trả cho anh trong thời
kỳ chinh chiến. Có lần anh đã giúp tôi mà anh tuyệt nhiên không hay
biết. Bây giờ tôi xin kể đầu dây mối nhợ của câu chuyện. Anh không còn
nhớ, nhưng với tôi chuyện gặp anh lúc đó tôi không bao giờ quên được.
Trước khi nhắc lại chuyện cũ, Tôi xin nói về tôi. Tôi có vợ và hai con,
hồi đó gia đình chúng tôi sống trong vùng mất an ninh. Tôi hoạt động
Cách mạng và làm đến chức Huyện Ủy Viên. Vợ con tôi chết trên chuyến đò
tiếp tế bị máy bay phát hiện, từ đó tôi là người không có gia đình. Tôi
được cấp trên giao cho nhiệm vụ hoạt động trong vùng Hòa Vang và Điện
Bàn. Để dễ dàng đi lại, tôi giả làm một nhà sư mặc áo nâu sòng, trên vai
luôn luôn mang cái bị chuông mõ, nhưng thực tế trong đó chứa những tài
liệu hoạt động và một khẩu súng ngắn. Tôi tránh đi lại ban ngày vì sợ dễ
bị phát giác. Thường di chuyển vào lúc mặt trời sụp tối và Du kích địa
phương báo trước cho tôi biết đoạn đường nào an toàn để đi.
Buổi
chiều tôi nhận được lệnh là sáng hôm sau tôi có một cuộc họp với thượng
cấp tại xã Thanh Trường, huyện Điện Bàn. Tôi và hai cận vệ yên tâm ra
đi, người cận vệ đi đầu bi đau bụng nên ngồi lại đi cầu, như vậy tôi trở
thành người đi đầu. Đi được một đoạn thì tôi bị một toán lính Quốc Gia
phát hiện, người đi phía sau tôi núp vào bụi cây nên thoát được. Tôi
được dẫn vào trình diện ông Trung úy Đại đội trưởng, người Chỉ huy cuộc
hành quân đó. Tôi nghĩ trong bụng, tôi không thể nào thoát được lần nầy,
thế nào họ cũng xét người và chiếc bị mang trên vai, đầy tài liệu và
cây súng ngắn trong đó... Dưới ánh đèn nho nhỏ, ông Trung úy ngước lên
nhìn tôi với khuôn mặt hiền từ, hỏi tôi một câu cho lấy lệ : “Thầy đi
đâu trong đêm tối ? Thầy có biết vùng nầy nguy hiểm lắm không ?” Tôi
thưa với ông rằng : “Xóm trên có người mới mất, tôi đến tụng kinh rồi ra
về. Không ngờ trời sụp tối mau vậy.” Người lính đứng gần hỏi ông Trung
úy có cần xét ông thầy nầy không ? Ông Trung úy nói khỏi cần, rồi sai
người lính trải Poncho cho thầy ngủ lại, sáng mai hãy về, chứ đi trong
đêm thế nào cũng bị bắn. Tôi nghĩ lúc đó có người khuất mặt che chở cho
tôi nên họ không xét người tôi. Sáng hôm sau thức dậy, ông Trung úy đưa
cho tôi một ca nước trà, rồi tôi lên đường. Suốt trên đoạn đường đi, tôi
suy nghĩ mãi về ông Trung úy. Điều gì đã làm cho ông cư xử với tôi như
vậy ? Ông có biết rằng trong đêm đó tôi có thể giết ông rồi bỏ chạy,
giữa đêm khuya tối mịt làm sao bắn trúng tôi ? Ai đã khiến tôi, ngăn cản
tôi không làm điều đó. Trong chiến tranh không từ nan bất cứ thủ đoạn
nào, giết người không một chút cắn rứt. Nhưng giữa anh và tôi, hai kẻ
thù gặp nhau ở điểm “lòng nhân ái”, không biết nó đã tiềm ẩn trong người
tự lúc nào mà khi nó tỉnh dậy lại vào lúc đúng nhất. Từ đêm đó, tôi bắt
đầu suy nghĩ về tâm linh, chiếc áo nâu sòng tôi đang mặc, phải có cái
duyên tôi mới khoác nó lên người. Trong những năm cuối cùng chiến tranh
chiếc áo như đã che chở cho tôi tránh những lằn tên mũi đạn. Tôi nguyện
trong lòng, sau khi cuộc chiến chấm dứt, thế nào tôi cũng tìm gặp anh.
Ánh mắt và khuôn mặt anh không làm sao tôi quên được. Anh đã cứu tôi
không những tại mặt trận, mà còn cứu tôi ra khỏi vũng lầy của sự hận
thù. Tôi luôn luôn âm thầm cầu nguyện cho anh thoát khỏi mọi tai ương.
Cái đêm anh bước vào chùa, khi anh ngước lên nhìn tôi, cũng ánh mắt ấy
cách đây hơn mười năm giống hệt nhau. Tôi giật mình, ân nhân năm xưa bây
giờ đã đến, tôi có bổn phận phải giúp anh, phải đưa anh thoát khỏi
nghịch cảnh mà anh và gia đình gánh chịu. Bây giờ anh đã hiểu rồi chứ ?
Đây là cơ hội cho tôi trả lại anh món nợ cũ. Điểu làm tôi suy nghĩ mãi
là cơ duyên nào đưa anh tới đây ? Có phải chăng ơn trên đã dẫn dắt anh.
Trong cuộc sống thiên hình vạn trạng, rất hiếm có trường hợp giống nhau.
Thế mà chúng ta lại rơi đúng vào sự trùng hợp nầy một cách bất ngờ."
Anh
sững sờ nhìn Thầy, một câu chuyện mà anh không hề nghĩ đến, cho đến bây
giờ Thầy nhắc. Đúng là trường hợp hi hữu, tất cả đều có sự sắp xếp của
ơn trên. Ký ức anh bắt đầu quay về khoảng không gian mười năm trước đây :
“Hồi
đó đơn vị anh hành quân ở khu vực Miếu Bông, sát Quốc lộ 1, giữa đường
từ Đà Nẵng vào Vĩnh Điện. Gần 6 giờ chiều, anh được lệnh di chuyển vào
khu vực xã Hòa Lân gần một con lộ đá từ Non Nước vào Hội An. Chính sự di
chuyển nầy đánh lạc hướng du kích địa phương và những liên lạc viên, vì
họ không ngờ đơn vị của anh di chuyển ban đêm. Ông Huyện ủy viên tưởng
rằng không có lính Quốc gia hành quân, nên ông mới đi trên lộ trình nầy.
Khi ông bị lính chận lại, ông rất ngạc nhiên tại sao một cuộc hành quân
như vậy mà du kích không phát giác được. Chỉ huy Đại đội đóng gần cái
miểu, anh treo chiếc võng bên ngoài, định nằm nghỉ thì người lính gác
dẫn một ông thầy chùa vào trình diện. Anh ngước nhìn thấy ông thầy chùa
cũng lớn tuổi, con người khắc khổ tội nghiệp. Anh không nghi ngờ gì cả,
bảo ông nghỉ lại đây cho an toàn rồi ngày mai về sớm. Đi trong đêm nguy
hiểm vì có thể gặp đơn vị Quốc gia khác đi kích, lúc đó khó tránh khỏi
rắc rối. Đơn giản là như vậy, chứ anh hoàn toàn không có ý nghĩ gì khác,
hoặc nghi ngờ ông thầy chùa là Việt Cộng. Sáng hôm sau khi ông thầy
chùa đi rồi, thì anh mới tự hỏi tại sao mình không lục xét ông thầy,
biết đâu ông là Việt Cộng thì sao ? Giữa thời buổi chiến tranh bất cứ ai
cũng có thể nghi ngờ. Nghĩ như vậy, nhưng anh không cho lính chạy theo
gọi ông trở lại. Chuyện nầy anh cũng lãng quên, bây giờ Thầy nhắc anh
mới nhớ lại.”
Anh
nhìn Thầy, nhưng hoàn toàn không còn nhớ khuôn mặt. Càng nghĩ anh càng
cảm thấy sự màu nhiệm của đức tin, có thể biến đổi được con người, xoa
dịu những vết thương tưởng chừng như không bao giờ xóa đi được. Anh lặng
người để tâm hồn lắng xuống, nhìn Thầy như cảm nhận có được một luồng
hùng lực tỏa sáng. Khuôn mặt Thầy hiền từ, ăn nói chậm rãi, từ tốn. Anh
thấy, Thầy hoàn toàn lột xác. Thường thường chính trị viên nào cũng ăn
nói lưu loát, cứng rắn, họ là những người nắm sinh mạng của đơn vị, đẩy
những chiến binh dưới quyền mình vào chỗ dầu sôi lửa bỏng. Bây giờ lời
Thầy có một hấp lực mang đến sự an lành cho mọi người. Ôi, tất cả đều
nằm trong nghiệp số.
- Thưa Thầy, thế thì lúc nào Thầy mới chính thức bước vào đường tu hành ?
Thầy nhìn anh cười. Bây giờ anh mới để ý nụ cười của Thầy hiền lành, đúng là một bậc chân tu :
-
Sau 30 tháng 4 năm 1975, khi quân Cách mạng hoàn toàn chiếm Miền Nam,
cũng vào ngày đó tôi chính thức đi tu. Những bạn bè cũ cùng chiến đấu
với tôi rất ngạc nhiên. Lúc được hưởng những sung sướng nhất, giàu sang
nhất, tôi lại chọn lấy con đường cực khổ nhất. Tôi trả lại tất cả những
chức vụ, đảng viên, những quyền hành v.v... chỉ xin một điều, hãy để cho
tôi yên, đừng quấy phá làm phiền tôi. Những ai đến thăm chùa, những ai
ngụ trong chùa xin các người đừng gây rắc rối cho họ. Những ngày tôi
theo Cách mạng, hy sinh cả vợ con, sự cống hiến của tôi đã đủ. Bây giờ
cho tôi yên phận trong tuổi già. Tôi nghĩ chỉ có con đường nầy mới giải
thoát được tôi, vợ con tôi dưới suối vàng cũng mĩm cười. Lúc đầu họ
không chịu, nhưng tôi quyết liệt quá, họ đành phải chìu ý tôi. Họ bảo
tôi lãnh đạo Phật Giáo tỉnh, tôi từ chối. Tôi muốn làm một người tu hành
đúng nghĩa nhất. Không lợi dụng chiếc áo cà-sa nữa, vì tôi đã lợi dụng
nó quá nhiều trong thời chiến tranh để che đỡ mình.
Lúc
đầu khi về chùa tôi thỉnh một bộ kinh và sắm chuông mõ, tôi tự trồng
trọt để nuôi thân. Dân địa phương họ biết tôi trước đây hoạt động cho
quân Giải Phóng nên họ rất e dè, ít người lui tới. Dần dần người nầy
truyền đạt cho người kia về tôi, họ thấy tôi không nguy hiểm mà trái lại
rất dễ thương. Từ đó chùa có một sinh khí mới, buổi tối ai rãnh thì đến
chùa tụng kinh với tôi. Đạo hữu họ cũng biết chùa che chở cho nhiều
người trốn thoát Công An, họ cho đó là việc làm đúng. Công An họ tin
rằng tôi là một đảng viên, không thể chấp chứa những thành phần phản
động. Nhưng họ không ngờ rằng tôi bây giờ đã hoàn toàn lột xác, tất cả
đều là anh em, không thù không oán. Chính vì vậy chùa đã bao che cho
những người vượt biển trốn tại đây.
- Thưa Thầy, chùa nầy đã có trước đây hay mới làm và người đệ tử theo Thầy từ lúc nào ?
-
Chùa nầy trước đây là chùa hoang, nằm trong vùng oanh kích tự do nên
không ai dám lui tới. Làng mạc tiêu điều, dân làng ra Thành phố tỵ nạn
tránh bom đạn, chùa không còn ai hương khói. Chỉ có tượng Phật lành lặn,
còn tất cả đều bị đạn bắn phá. Chính điều nầy cũng làm cho tôi bao
nhiêu đêm suy nghĩ, tượng Phật không hề hấn gì cũng lạ thật. Những năm
cuối cuộc chiến, tôi ngủ dưới bệ tượng Phật, tôi cảm thấy an tâm, hình
như có một cái gì đó che chở cho tôi. Tôi nguyện trong lòng, sau khi đất
nước hòa bình, tôi sẽ về đây tu bổ lại ngôi chùa và sinh sống. Nếu gặp
được phước duyên tôi sẽ đi tu, gia đình vợ con không còn nữa, chẳng còn
chỗ nào làm nơi nương tựa. Trong thời chiến tôi lấy nơi đây làm nơi cư
ngụ và hoạt động. Sau nầy, như mong ước, tôi tu bổ dần dần trở thành một
ngôi chùa tuy không lớn, nhưng đạo hữu đến cũng khá đông. Tôi dự định
sang năm đủ tiền, sẽ xây lại lớn hơn, để những người con Phật có nơi
khang trang hành lễ trong những ngày Vía lớn. Người Thầy trẻ phụ giúp
tôi trong chùa, lúc thầy đến mới 10 tuổi, cha mẹ thất lạc lúc chạy loạn.
Thấy tội nghiệp tôi nuôi nấng cho ăn học. Bây giờ thầy đã là Kỹ sư công
nghệ. Tôi bảo thầy có thể ra đời lấy vợ, vì chuyện ở chùa chỉ là hoàn
cảnh bức bách lúc đó. Thầy bảo là con quyết tâm tu hành theo chân sư
phụ. Thôi biết đâu cũng là cơ duyên. Tôi không bao giờ sai bảo thầy nhỏ
những gì mà tôi có thể làm được, thầy thấy tôi làm việc nầy thì thầy làm
việc khác, từ xưa đến giờ trở thành một nề nếp. Cách đây hai năm cha mẹ
của thầy trẻ từ nước ngoài về tìm thầy. Khi họ lạc nhau thầy đã 10 tuổi
nên thầy dễ dàng nhận ra cha mẹ. Cha mẹ sẽ bảo lãnh cho thầy đi, nhưng
thầy vẫn chưa quyết định. Tôi có khuyên thầy nên đi, dù sao tình ruột
thịt cũng cần thiết hơn. Tôi nghĩ thế nào thầy trẻ cũng rời khỏi chùa,
nên tôi đang tìm một người sau nầy sẽ thay tôi. Cái khó không phải là
không có người, mà người thay thế tôi có được lòng bà con, có siêng năng
tu tập, có đủ nghị lực để quán xuyến ngôi chùa không. Và điều quan
trọng nhất là đừng để chùa biến thành công cụ phụng sự Chính trị. Nhiều
đêm suy nghĩ nhưng chưa tìm được người như vậy. Thật tình thì có lo lắng
cũng không được. Thôi thì cứ để mọi chuyện từ từ, người nào có Phật
duyên tự nhiên sẽ đến.
Bây
giờ tôi già rồi, những việc nặng nhọc không làm được, người đệ tử của
tôi quán xuyến hết. Hơn nữa đạo hữu cũng khá nhiều, mỗi ngày có vài
người đến chùa làm công quả, nên tôi có thì giờ nghỉ ngơi, chỉ lo Phật
sự. Tôi tự tu hành, học trong kinh sách của Phật dạy. Phần nhiều kinh
sách viết bằng chữ Hán nên đã gây cho tôi khó khăn lúc ban đầu.
Mặc
dù Thầy không đi tu từ nhỏ, nhưng quyết tâm cố gắng của Thầy, kiên trì
học hỏi của Thầy, đã tạo cho Thầy một con người thông hiểu giáo lý nhà
Phật, có một kiến thức rộng. Thầy không có một vị sư đỡ đầu, trong Phật
Giáo gọi người nầy là Thầy Bổn Sư, nên khi gặp những rắc rối liên quan
đến sự tu hành, Thầy tìm đến những cao tăng xin chỉ dạy. Mỗi tháng hai
lần, ngày mồng Một và ngày Rằm, Thầy thuyết giảng để đạo hữu hiểu những
điều Phật dạy, để sửa mình, để tu thân. Chính quyền tại đây biết rõ về
Thầy nên không ai đến quấy rầy. Vì vậy Thầy yên tâm tu hành. Từ khi
chính thức bước vào cửa chùa, Thầy không quan tâm đến sự việc bên ngoài.
Tiếng tăm của Thầy dần dần được những Phật tử quanh vùng biết đến và từ
đó sinh hoạt Phật sự trong chùa trở nên nhộn nhịp hơn. Có người đề nghị
với Thầy nên trùng tu lại ngôi chùa cho phù hợp với số đạo hữu ngày
càng gia tăng. Thầy nhận biết điều nầy, nhưng Thầy không dám kêu gọi
đóng góp. Thầy cố tiện tặn để dành nhưng vẫn chưa đủ tiền thực hiện.
Một buổi sáng trong lúc uống trà, anh đặt một bọc tiền trên cái khay nhỏ, rồi thưa với Thầy :
-
Thưa Thầy, đây là số tiền con dành dụm từ lâu, con hứa khi về quê nhà
con sẽ nhờ Thầy dùng nó để làm việc gì mà Thầy cảm thấy cần thiết phải
làm. Con không nghĩ là trả lại cái ơn mà Thầy đã giúp, vì ơn nầy to lớn
quá con không trả nỗi. Con thấy Chùa hư hại quá nhiều, Thầy cho con góp
một tay với Thầy xây dựng lại tốt hơn. Nếu có thiếu hụt trong lúc trùng
tu, con sẽ gửi về thêm để Thầy trang trải.
Thầy
nhìn anh, Thầy cảm thấy như anh trả lại món nợ trước đây Thầy đã giúp
anh vượt biên, nhưng khi nghe anh trình bày thành thật. Thầy trầm tư,
đắn đo có nên nhận của anh hay không ? Cuối cùng Thầy quyết định :
-
Lòng tốt của anh Thầy ghi nhận. Tuy chùa cũng rất cần, nhưng nhận số
tiền nầy của anh Thầy cảm thấy áy náy quá. Thôi thì thay mặt chùa, Thầy
cám ơn anh. Thầy sẽ nhờ người vẽ kiểu rồi từ từ thực hiện theo đó. Làm
cho đến khi nào hết tiền thì ngưng, có tiền làm tiếp. Ngày xưa các vị sư
tổ xây chùa từ đời nầy qua đời khác, không có ai xây chùa chỉ một đời.
Lấy kinh nghiệm nầy, Thầy sẽ thực hiện cho đến khi nào Thầy không còn
khả năng.
Thầy
và anh bàn nhiều chuyện, trong đó để tiết kiệm tiền bạc, Thầy định làm
một lò nung gạch, đào đất trước sân chùa để làm gạch. Cái hố lấy đất sau
nầy sẽ trồng sen, trở thành một hồ sen. Thấy những dự tính của Thầy hợp
lý, anh cũng vui thích.
Trở
lại Mỹ, mỗi đêm anh ngồi trước bàn thờ tụng kinh. Lúc đầu anh không
biết tụng kinh như vậy để làm gì, sau vài tháng anh ngộ ra được một điều
cái “quả” mà anh nhận được bây giờ, gia đình yên vui, vợ con sẽ đoàn
tụ, công việc trôi chảy, chính nhờ vào cái “nhân” mà anh đã gieo. Anh
tụng kinh là nhắc nhở mình phải luôn luôn gìn giữ cái tâm ngay thẳng.
Anh không nghĩ đến những chuyện cao siêu, chỉ biết đơn giản là tu thân
tích đức. Anh cảm thấy tâm hồn anh thanh thản hơn, bỏ ra ngoài những hệ
lụy rắc rối không mang tới niềm vui cho mình, cho mọi người. Câu kinh
anh tụng trở nên nhiệm màu.
Vợ
con anh sau vài năm tới Mỹ theo diện đoàn tụ. Anh có hỏi vợ về ngôi
chùa ở Mân Thái.Vợ anh cho biết ngôi chùa đã xây xong, không lớn lắm
nhưng khang trang. Thầy có làm một tấm đá gắn trên tường khắc tên những
người đóng góp xây dựng nên ngôi chùa như một lời tri ân. Nhiều đêm
không ngủ được anh lại nghĩ tới ngôi chùa, nghĩ tới Thầy. Ngôi chùa nhỏ
nhưng chứa một tấm lòng quá lớn. Đối với gia đình anh đây cũng là thánh
địa, đã cứu giúp anh vượt qua những khó khăn. Trong chiến tranh, chỉ một
lần ngẫu nhiên gặp gỡ mà người Thầy đã giác ngộ, đã từ bỏ hết những
danh vọng, những quyền thế, xóa sạch những hận thù, những dĩ vãng đen
tối. Chấp nhận một cuộc sống thanh bần khổ cực. Mấy ai trên đời nầy làm
được như Thầy ? Công đức của Thầy theo anh, đó là một ngọn Thái-sơn mấy
ai leo tới. Năm nay Thầy đã bát tuần, như một quyển kinh đã đọc đến
những trang gần cuối. Thầy không có gì phải vướng bận khi ra đi, chắc
Thầy cũng đã sẵn sàng đi theo Phật. Cuộc đời, mọi vật rồi cũng sẽ trở
thành cát bụi, chỉ còn chăng là một tấm lòng. Anh viết thư cho quý đạo
hữu hãy báo tin cho anh biết khi Thầy viên tịch, anh sẽ thu xếp về ngay
để tiễn đưa Thầy lần cuối.
Houston, ngày 24 tháng 9 năm 2013
Phan Xuân Sinh
Mai Nguyễn chuyển
Mai Nguyễn chuyển
Thức Tỉnh
Luật vượt biển đến Hồng Kông năm 1982, sau khi cải tạo tại Tiên Lãnh được sáu năm. Chuyến đi của anh suông sẻ chỉ mất hai ngày hai đêm trên biển
Luật
vượt biển đến Hồng Kông năm 1982, sau khi cải tạo tại Tiên Lãnh được
sáu năm. Chuyến đi của anh suông sẻ chỉ mất hai ngày hai đêm trên biển.
Điều trước tiên, anh đánh điện tín về nhà báo tin cho vợ con biết anh đã
vượt thoát khỏi Việt Nam an toàn để chị mừng. Anh theo chân những người
tị nạn vào phố Hồng Kông xin việc làm, anh được một nhà hàng sắp xếp
cho anh rửa chén bát, việc làm cũng không đến nỗi khổ cực, lương tương
đối khá. Mỗi ngày người ta cho anh mang về trại thức ăn dư thừa để anh
chia cho những người không tìm được việc làm. Ở đây anh cảm thấy thoải
mái hơn khi ở quê nhà rất nhiều. Không ai quan tâm hoặc theo dõi kẻ
khác, không phạm pháp thì không sợ sệt ai. Trong trại ai cũng thân
thiện, tận tâm chỉ vẽ nhau những điều người khác không biết. Mọi người
chung quanh thương mến anh vì bản tính hiền lành. Ở Hồng Kông gần 1 năm
thì anh được phái đoàn Mỹ nhận cho đi định cư.
Thế
nhưng có một điều làm anh thắc mắc mãi, tại sao một ông thầy chùa đã
giúp đỡ anh tận tình như vậy ? Anh chưa hề quen biết ông. Anh nhớ lại
cái đêm vượt biên bị Công An phát giác, anh nhảy xuống sông vừa bơi vừa
lặn, trước khi tàu Công An kẹp sát. Lên bờ vì trời tối anh không biết
đây là nơi nào. Anh lần mò trong bóng tối chừng ba tiếng đồng hồ vẫn
không thấy đường cái. Bỗng nhiên anh trông thấy ánh đèn từ xa, anh đi
tới, thì ra đây là ngôi chùa nhỏ. Anh vào chùa gặp vị sư còn trẻ, Sư hỏi
anh cần gì ? Anh tình thật thưa rằng anh đang lạc đường và xin được
giúp đỡ. Vị Sư đưa anh vào chánh điện rồi đến thưa với thầy trụ trì.
Thầy trụ trì chừng trên dưới sáu mươi tuổi, mặc bộ đồ màu lam, nước da
ngăm đen, khuôn mặt hiền từ. Khi nhìn thấy anh Thầy có vẻ hơi giật mình.
Thầy bảo người Sư trẻ dọn cơm cho anh ăn. Trong lúc nói chuyện để anh
an tâm, Thầy cho anh biết sẽ không có ai làm phiền hay quấy rối anh. Anh
muốn ở đây bao lâu cũng được. Thầy đích thân dọn phòng cho anh ngủ. Anh
tự hỏi giữa lúc khó khăn, gạo châu củi quế, thế mà nhà chùa lại rộng
lượng quá vậy.
Sáng
dậy, anh bước ra phòng rửa mặt thì đã thấy Thầy ngồi tại bàn ăn đang
uống trà. Thầy mời anh cùng uống trà và nói chuyện. Tuyệt đối Thầy không
hỏi anh về cuộc sống hiện thời, về gia đình, về nơi ăn chốn ở. Thầy dặn
anh có ai hỏi thì bảo anh là bà con ở quê ra thăm thầy. Thầy cũng cho
anh biết ngôi chùa nhỏ nghèo nàn nên ăn uống sơ sài, không biết anh có
chịu được không ? Anh chắp tay cám ơn Thầy và nói “Được Thầy bảo bọc,
chuyện ăn uống không thành vấn đề, tất cả đều tốt với tôi. Xin Thầy đừng
bận tâm”. Khi còn ở nhà, anh và vợ con bữa đói bữa no, làm gì được như
thế nầy. Trong những ngày ở chùa, Thầy ít khi gặp anh, ít nói chuyện với
nhau ngoại trừ vào bữa ăn. Không hiểu sao Thầy cố giữ anh lại, mà không
cho biết lý do. Chừng mười ngày sau, khi ăn cơm chiều xong, Thầy bảo
anh ngồi lại để Thầy nói chuyện. Chỉ còn lại hai người đối diện nhau,
Thầy nói với anh :
-
“Khi anh bước chân vào chùa nầy, tôi đã biết anh là người trốn thoát
Công An lùng bắt vì tội vượt biên. Ở đây tôi đã gặp vài trường hợp giống
anh và tôi đã che chở nên họ về nhà an toàn. Như anh biết chùa là nơi
mở rộng vòng tay giúp đỡ cho những người sa cơ thất thế, chúng tôi làm
hết sức mình trong điều kiện cho phép. Hơn nữa vượt biên theo tôi không
phải là cái tội, họ chỉ trốn thoát chế độ không phù hợp với họ, không
chống cự, không phản đối, thì không thể bảo họ mang tội. Trường hợp của
anh khác với những người kia, khác như thế nào sau nầy anh sẽ rõ. Đêm
nay có một chuyến vượt biên uy tín mà tôi tin tưởng, tôi muốn gửi anh đi
trong chuyến nầy, mười một giờ sẽ có người tới dẫn anh đi. Tôi đã chuẩn
bị sẵn cho anh mọi thứ, gồm có hai bộ quần áo để anh thay đổi khi tới
nơi, và một lượng vàng cho anh tiêu dùng trong thời gian chờ định cư đến
nước thứ ba.”
Anh
trố mắt nhìn Thầy mà không nói nên lời, anh đi từ ngạc nhiên nầy đến
ngạc nhiên khác. Không biết lý do gì mà Thầy tận tình giúp đỡ anh như
vậy. Thầy bảo anh về phòng nằm nghỉ, chờ đến giờ có người tới đưa đi.
Thầy không cho anh nói một lời nào dù là lời cám ơn. Thầy lên chánh điện
tụng kinh. Anh nằm suy nghĩ mãi về sự giúp dỡ nầy của Thầy. Một lượng
vàng là một tài sản không nhỏ vào thời điểm đó. Thế mà Thầy lại biếu
anh, chưa kể Thầy còn phải đóng tiền cho chủ ghe để được đi, chứ không
ai cho đi không. Anh thắc mắc sao lại có một người tốt như vậy. Anh hứa
với lòng mình, sau khi An cư Lạc nghiệp ở xứ người, anh trở về thăm
thầy, anh hỏi thầy lý do tại sao thầy đã giúp đỡ anh. Anh nghĩ sẽ hoàn
trả lại số vàng bằng gấp bao nhiêu lần mà Thầy đã chi phí cho anh. Thầy
nói chùa đã từng che chở cho những người vượt biên bị bể, đã đưa họ về
nhà, đó là một việc làm tốt, một công đức cao cả mà chỉ có Bồ Tát mới
hành xử như vậy. Vì biết bao nhiêu hệ lụy sẽ gây rắc rối cho chùa và cho
Thầy nếu chính quyền biết được. Ấy vậy mà Thầy chẳng sợ gì. Niềm tin
nào đã làm cho Thầy hành động một cách liều lĩnh như thế. Sống giữa một
xã hội mà người dân chỉ còn cách trốn ra nước ngoài mới yên thân, thì
còn sợ chi chuyện bắt bớ. Tuy nhiên ở trường hợp của Thầy lại khác, Thầy
đứng ngoài mọi liên hệ với những người chạy trốn, mà lại dang tay ra đỡ
cho họ khỏi bị tù tội. Còn hoàn cảnh của anh được Thầy che chở rồi lại
tìm cách đưa đi tiếp. Qua sự việc nầy, Thầy đã tạo cho anh một niềm tin
vào cuộc đời, vẫn còn có người đầy lòng nhân ái.
Anh
nằm trong phòng không nhắm mắt được. Anh nghe tiếng tụng kinh của thầy
ngoài chính điện, giọng thầy trầm bổng uy nghi, gieo vào lòng anh một
thức tỉnh và suy tư. Anh chưa bao giờ nghe được những lời kinh có uy
quyền, thấm đẫm vào lòng anh một cách sâu xa, xoa dịu những nhọc nhằn
căng thẳng mà anh đã từng gánh chịu. Anh suy nghĩ, đây mới chính là nơi
Phật hiện diện. Không cần chi chùa phải lớn, phải nguy nga. Chính ngôi
chùa nhỏ bé nầy, ở một nơi hẻo lánh mà đã chứa lực đại hùng của Phật,
sáng tỏa trong lòng anh sự từ bi mà bây giờ anh mới ngộ ra được. Người
anh lâng lâng như đang bước vào một cõi tâm thức, tiếng kinh như thinh
lặng, đôi lúc dìu dặt, đôi lúc khoan thai, có phải chăng đang dìu anh ra
khơi trong êm ả, một chuyến đi mà anh không còn mang nỗi sợ. Rồi anh
thiếp đi lúc nào không hay.
Gần
mười một giờ đêm, Thầy vào gọi anh dậy. Thầy trao cho anh cái bọc nylon
chứa hai bộ quần áo và một lượng vàng. Thầy bảo anh cẩn thận cất vàng
vào túi quần sau cài nút lại. Trong bọc nylon có một lá thư, Thầy dặn
khi lên ghe lớn hãy đọc. Nếu trường hợp bị Công An phát hiện, bằng mọi
cách phải hủy lá thư trước. Thầy đứng ngay cửa nhìn anh ra khỏi chùa.
Người dẫn đường đưa anh ra ghe nhỏ cách đó chừng nửa giờ. Trên ghe có
khoảng mười người, rồi ghe chạy ra sông cái tấp vào ghe lớn đang chờ
sẵn. Khi leo lên ghe anh làm rớt bọc Nylon xuống sông không vớt lên
được. Như vậy lá thư và hai bộ áo quần mất từ đó.
Đúng
như lời Thầy nói, chuyến đi rất an toàn, hai ngày sau tới Hồng Kông.
Anh đổi lượng vàng ra thành 10 chỉ, để tiêu dùng trong những ngày sống ở
trại tị nạn. Anh tiện tặn vì không biết chờ đợi đến bao lâu mới đi định
cư ở nước thứ ba. Anh may mắn được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và cho đi
sớm. Một gia đình người Mỹ ở Oakland California làm sponsor cho anh. Lúc
đó Oakland chưa có người Việt nhiều, thành phố toàn người Mỹ đen và Mễ.
Dần dần những năm sau người Việt tới định cư và những quán Café mọc lên
ở đường E.14. Chính ở đây là nơi truyền những tin tức từ Việt Nam qua,
chuyện bàn luận Chính trị bắt đầu sôi nổi trên bàn Café của những chính
khách không tên tuổi. Đúng, sai không ai cần biết, có cãi vả với nhau
khi bất đồng, nhưng tất cả đều bỏ lại bàn, không ai mang trong lòng. Đó
là niềm vui duy nhất của mỗi cuối tuần cho những người Việt tha hương
sinh sống trong Thành phố. Anh share phòng với một gia đình Việt Nam, ăn
uống anh tự túc nấu lấy, nên tiết kiệm thêm một ít tiền. Anh viết thư
bảo vợ thỉnh thoảng qua chùa Mân Thái cúng Phật và thăm Thầy Trụ Trì.
Anh cho chị biết, Thầy là ân nhân của anh và gia đình, chị phải thay anh
thăm viếng Thầy thường xuyên.
Sau
khi có quốc tịch Hoa Kỳ, anh làm hồ sơ bảo lãnh vợ con. Anh thu xếp một
chuyến về Việt Nam, để trước hết thăm Thầy, sau đó hỏi về lý do Thầy đã
tận tình giúp anh. Một thắc mắc cứ canh cánh trong lòng khiến anh trăn
trở mãi. Thầy thường che chở cho những người vượt biên, nhưng Thầy chưa
bao giờ nói là đã giúp ai phương tiện và vật chất để họ tiếp tục đi như
anh. Thăm viếng gia đình, bà con hang xóm xong, anh đón xe đi Mân Thái
thăm Thầy. Chùa vẫn y nguyên như xưa, như những ngày anh sống dưới sự
bảo bọc của Thầy. Anh gặp vị sư trẻ, vị sư nầy nhận ra anh ngay. Thầy
nhìn anh, đôi mắt Thầy sáng lên đầy ngạc nhiên và vui mừng. Anh chạy đến
ôm Thầy, anh cảm thấy sung sướng, nước mắt ràn rụa. Thầy mời anh ngồi
trên chiếc bàn ăn ngày nào. Anh tình thật thưa với Thầy là lúc hối hả
leo lên tàu lớn trong đêm tối, anh đánh rơi bọc Nylon có lá thư và hai
bộ áo quần Thầy cho, nên đến bây giờ anh vẫn không biết trong thư Thầy
viết gì. Thầy cười hiền hòa và nói trong thư căn dặn anh phải giữ gìn
sức khỏe, luôn luôn nghĩ tới vợ con, chứ không có gì quan trọng. Thế
nhưng anh không nghĩ như vậy, có một điều gì bí mật mà Thầy chưa tiện
nói ra.
Anh
ở lại chùa vài ngày để trò chuyện với Thầy, luôn tiện anh xin Thầy cho
anh quy y. Thầy đồng ý. Thế là mỗi đêm, khi Thầy tụng kinh anh cũng chắp
tay ngồi phía sau, vừa nghe câu kinh Thầy tụng vừa thấy lòng mình lắng
xuống, như ngộ ra được một cái gì đó rất tâm linh mà không thể nào diễn
tả được. Mỗi lần tụng xong câu kinh Thầy gõ một tiếng chuông, rồi cúi
xuống lạy. Tiếng chuông ngân vang trong đầu anh, như dẫn dắt anh bước
vào sâu thẳm của cõi siêu hình. Dạy cho ta những đạo đức để giữ mình, để
sống với tha nhân. Anh cảm thấy những ngày ở chùa tuy ngắn ngủi nhưng
anh đã học được nhiều điều quý giá.
Một buổi tối sau khi ăn cơm xong,
Thầy và anh ngồi uống trà nói chuyện. Thầy nhìn thẳng vào mắt anh, rồi
từ từ nói :
-
“Chắc anh thắc mắc trong lòng bấy lâu nay, là tại sao tôi tận tình giúp
anh, tiếp tay làm tròn ước nguyện mong muốn của anh là vượt thoát ra
khỏi đất nước. Chẳng qua đó là cái ơn mà tôi phải trả cho anh trong thời
kỳ chinh chiến. Có lần anh đã giúp tôi mà anh tuyệt nhiên không hay
biết. Bây giờ tôi xin kể đầu dây mối nhợ của câu chuyện. Anh không còn
nhớ, nhưng với tôi chuyện gặp anh lúc đó tôi không bao giờ quên được.
Trước khi nhắc lại chuyện cũ, Tôi xin nói về tôi. Tôi có vợ và hai con,
hồi đó gia đình chúng tôi sống trong vùng mất an ninh. Tôi hoạt động
Cách mạng và làm đến chức Huyện Ủy Viên. Vợ con tôi chết trên chuyến đò
tiếp tế bị máy bay phát hiện, từ đó tôi là người không có gia đình. Tôi
được cấp trên giao cho nhiệm vụ hoạt động trong vùng Hòa Vang và Điện
Bàn. Để dễ dàng đi lại, tôi giả làm một nhà sư mặc áo nâu sòng, trên vai
luôn luôn mang cái bị chuông mõ, nhưng thực tế trong đó chứa những tài
liệu hoạt động và một khẩu súng ngắn. Tôi tránh đi lại ban ngày vì sợ dễ
bị phát giác. Thường di chuyển vào lúc mặt trời sụp tối và Du kích địa
phương báo trước cho tôi biết đoạn đường nào an toàn để đi.
Buổi
chiều tôi nhận được lệnh là sáng hôm sau tôi có một cuộc họp với thượng
cấp tại xã Thanh Trường, huyện Điện Bàn. Tôi và hai cận vệ yên tâm ra
đi, người cận vệ đi đầu bi đau bụng nên ngồi lại đi cầu, như vậy tôi trở
thành người đi đầu. Đi được một đoạn thì tôi bị một toán lính Quốc Gia
phát hiện, người đi phía sau tôi núp vào bụi cây nên thoát được. Tôi
được dẫn vào trình diện ông Trung úy Đại đội trưởng, người Chỉ huy cuộc
hành quân đó. Tôi nghĩ trong bụng, tôi không thể nào thoát được lần nầy,
thế nào họ cũng xét người và chiếc bị mang trên vai, đầy tài liệu và
cây súng ngắn trong đó... Dưới ánh đèn nho nhỏ, ông Trung úy ngước lên
nhìn tôi với khuôn mặt hiền từ, hỏi tôi một câu cho lấy lệ : “Thầy đi
đâu trong đêm tối ? Thầy có biết vùng nầy nguy hiểm lắm không ?” Tôi
thưa với ông rằng : “Xóm trên có người mới mất, tôi đến tụng kinh rồi ra
về. Không ngờ trời sụp tối mau vậy.” Người lính đứng gần hỏi ông Trung
úy có cần xét ông thầy nầy không ? Ông Trung úy nói khỏi cần, rồi sai
người lính trải Poncho cho thầy ngủ lại, sáng mai hãy về, chứ đi trong
đêm thế nào cũng bị bắn. Tôi nghĩ lúc đó có người khuất mặt che chở cho
tôi nên họ không xét người tôi. Sáng hôm sau thức dậy, ông Trung úy đưa
cho tôi một ca nước trà, rồi tôi lên đường. Suốt trên đoạn đường đi, tôi
suy nghĩ mãi về ông Trung úy. Điều gì đã làm cho ông cư xử với tôi như
vậy ? Ông có biết rằng trong đêm đó tôi có thể giết ông rồi bỏ chạy,
giữa đêm khuya tối mịt làm sao bắn trúng tôi ? Ai đã khiến tôi, ngăn cản
tôi không làm điều đó. Trong chiến tranh không từ nan bất cứ thủ đoạn
nào, giết người không một chút cắn rứt. Nhưng giữa anh và tôi, hai kẻ
thù gặp nhau ở điểm “lòng nhân ái”, không biết nó đã tiềm ẩn trong người
tự lúc nào mà khi nó tỉnh dậy lại vào lúc đúng nhất. Từ đêm đó, tôi bắt
đầu suy nghĩ về tâm linh, chiếc áo nâu sòng tôi đang mặc, phải có cái
duyên tôi mới khoác nó lên người. Trong những năm cuối cùng chiến tranh
chiếc áo như đã che chở cho tôi tránh những lằn tên mũi đạn. Tôi nguyện
trong lòng, sau khi cuộc chiến chấm dứt, thế nào tôi cũng tìm gặp anh.
Ánh mắt và khuôn mặt anh không làm sao tôi quên được. Anh đã cứu tôi
không những tại mặt trận, mà còn cứu tôi ra khỏi vũng lầy của sự hận
thù. Tôi luôn luôn âm thầm cầu nguyện cho anh thoát khỏi mọi tai ương.
Cái đêm anh bước vào chùa, khi anh ngước lên nhìn tôi, cũng ánh mắt ấy
cách đây hơn mười năm giống hệt nhau. Tôi giật mình, ân nhân năm xưa bây
giờ đã đến, tôi có bổn phận phải giúp anh, phải đưa anh thoát khỏi
nghịch cảnh mà anh và gia đình gánh chịu. Bây giờ anh đã hiểu rồi chứ ?
Đây là cơ hội cho tôi trả lại anh món nợ cũ. Điểu làm tôi suy nghĩ mãi
là cơ duyên nào đưa anh tới đây ? Có phải chăng ơn trên đã dẫn dắt anh.
Trong cuộc sống thiên hình vạn trạng, rất hiếm có trường hợp giống nhau.
Thế mà chúng ta lại rơi đúng vào sự trùng hợp nầy một cách bất ngờ."
Anh
sững sờ nhìn Thầy, một câu chuyện mà anh không hề nghĩ đến, cho đến bây
giờ Thầy nhắc. Đúng là trường hợp hi hữu, tất cả đều có sự sắp xếp của
ơn trên. Ký ức anh bắt đầu quay về khoảng không gian mười năm trước đây :
“Hồi
đó đơn vị anh hành quân ở khu vực Miếu Bông, sát Quốc lộ 1, giữa đường
từ Đà Nẵng vào Vĩnh Điện. Gần 6 giờ chiều, anh được lệnh di chuyển vào
khu vực xã Hòa Lân gần một con lộ đá từ Non Nước vào Hội An. Chính sự di
chuyển nầy đánh lạc hướng du kích địa phương và những liên lạc viên, vì
họ không ngờ đơn vị của anh di chuyển ban đêm. Ông Huyện ủy viên tưởng
rằng không có lính Quốc gia hành quân, nên ông mới đi trên lộ trình nầy.
Khi ông bị lính chận lại, ông rất ngạc nhiên tại sao một cuộc hành quân
như vậy mà du kích không phát giác được. Chỉ huy Đại đội đóng gần cái
miểu, anh treo chiếc võng bên ngoài, định nằm nghỉ thì người lính gác
dẫn một ông thầy chùa vào trình diện. Anh ngước nhìn thấy ông thầy chùa
cũng lớn tuổi, con người khắc khổ tội nghiệp. Anh không nghi ngờ gì cả,
bảo ông nghỉ lại đây cho an toàn rồi ngày mai về sớm. Đi trong đêm nguy
hiểm vì có thể gặp đơn vị Quốc gia khác đi kích, lúc đó khó tránh khỏi
rắc rối. Đơn giản là như vậy, chứ anh hoàn toàn không có ý nghĩ gì khác,
hoặc nghi ngờ ông thầy chùa là Việt Cộng. Sáng hôm sau khi ông thầy
chùa đi rồi, thì anh mới tự hỏi tại sao mình không lục xét ông thầy,
biết đâu ông là Việt Cộng thì sao ? Giữa thời buổi chiến tranh bất cứ ai
cũng có thể nghi ngờ. Nghĩ như vậy, nhưng anh không cho lính chạy theo
gọi ông trở lại. Chuyện nầy anh cũng lãng quên, bây giờ Thầy nhắc anh
mới nhớ lại.”
Anh
nhìn Thầy, nhưng hoàn toàn không còn nhớ khuôn mặt. Càng nghĩ anh càng
cảm thấy sự màu nhiệm của đức tin, có thể biến đổi được con người, xoa
dịu những vết thương tưởng chừng như không bao giờ xóa đi được. Anh lặng
người để tâm hồn lắng xuống, nhìn Thầy như cảm nhận có được một luồng
hùng lực tỏa sáng. Khuôn mặt Thầy hiền từ, ăn nói chậm rãi, từ tốn. Anh
thấy, Thầy hoàn toàn lột xác. Thường thường chính trị viên nào cũng ăn
nói lưu loát, cứng rắn, họ là những người nắm sinh mạng của đơn vị, đẩy
những chiến binh dưới quyền mình vào chỗ dầu sôi lửa bỏng. Bây giờ lời
Thầy có một hấp lực mang đến sự an lành cho mọi người. Ôi, tất cả đều
nằm trong nghiệp số.
- Thưa Thầy, thế thì lúc nào Thầy mới chính thức bước vào đường tu hành ?
Thầy nhìn anh cười. Bây giờ anh mới để ý nụ cười của Thầy hiền lành, đúng là một bậc chân tu :
-
Sau 30 tháng 4 năm 1975, khi quân Cách mạng hoàn toàn chiếm Miền Nam,
cũng vào ngày đó tôi chính thức đi tu. Những bạn bè cũ cùng chiến đấu
với tôi rất ngạc nhiên. Lúc được hưởng những sung sướng nhất, giàu sang
nhất, tôi lại chọn lấy con đường cực khổ nhất. Tôi trả lại tất cả những
chức vụ, đảng viên, những quyền hành v.v... chỉ xin một điều, hãy để cho
tôi yên, đừng quấy phá làm phiền tôi. Những ai đến thăm chùa, những ai
ngụ trong chùa xin các người đừng gây rắc rối cho họ. Những ngày tôi
theo Cách mạng, hy sinh cả vợ con, sự cống hiến của tôi đã đủ. Bây giờ
cho tôi yên phận trong tuổi già. Tôi nghĩ chỉ có con đường nầy mới giải
thoát được tôi, vợ con tôi dưới suối vàng cũng mĩm cười. Lúc đầu họ
không chịu, nhưng tôi quyết liệt quá, họ đành phải chìu ý tôi. Họ bảo
tôi lãnh đạo Phật Giáo tỉnh, tôi từ chối. Tôi muốn làm một người tu hành
đúng nghĩa nhất. Không lợi dụng chiếc áo cà-sa nữa, vì tôi đã lợi dụng
nó quá nhiều trong thời chiến tranh để che đỡ mình.
Lúc
đầu khi về chùa tôi thỉnh một bộ kinh và sắm chuông mõ, tôi tự trồng
trọt để nuôi thân. Dân địa phương họ biết tôi trước đây hoạt động cho
quân Giải Phóng nên họ rất e dè, ít người lui tới. Dần dần người nầy
truyền đạt cho người kia về tôi, họ thấy tôi không nguy hiểm mà trái lại
rất dễ thương. Từ đó chùa có một sinh khí mới, buổi tối ai rãnh thì đến
chùa tụng kinh với tôi. Đạo hữu họ cũng biết chùa che chở cho nhiều
người trốn thoát Công An, họ cho đó là việc làm đúng. Công An họ tin
rằng tôi là một đảng viên, không thể chấp chứa những thành phần phản
động. Nhưng họ không ngờ rằng tôi bây giờ đã hoàn toàn lột xác, tất cả
đều là anh em, không thù không oán. Chính vì vậy chùa đã bao che cho
những người vượt biển trốn tại đây.
- Thưa Thầy, chùa nầy đã có trước đây hay mới làm và người đệ tử theo Thầy từ lúc nào ?
-
Chùa nầy trước đây là chùa hoang, nằm trong vùng oanh kích tự do nên
không ai dám lui tới. Làng mạc tiêu điều, dân làng ra Thành phố tỵ nạn
tránh bom đạn, chùa không còn ai hương khói. Chỉ có tượng Phật lành lặn,
còn tất cả đều bị đạn bắn phá. Chính điều nầy cũng làm cho tôi bao
nhiêu đêm suy nghĩ, tượng Phật không hề hấn gì cũng lạ thật. Những năm
cuối cuộc chiến, tôi ngủ dưới bệ tượng Phật, tôi cảm thấy an tâm, hình
như có một cái gì đó che chở cho tôi. Tôi nguyện trong lòng, sau khi đất
nước hòa bình, tôi sẽ về đây tu bổ lại ngôi chùa và sinh sống. Nếu gặp
được phước duyên tôi sẽ đi tu, gia đình vợ con không còn nữa, chẳng còn
chỗ nào làm nơi nương tựa. Trong thời chiến tôi lấy nơi đây làm nơi cư
ngụ và hoạt động. Sau nầy, như mong ước, tôi tu bổ dần dần trở thành một
ngôi chùa tuy không lớn, nhưng đạo hữu đến cũng khá đông. Tôi dự định
sang năm đủ tiền, sẽ xây lại lớn hơn, để những người con Phật có nơi
khang trang hành lễ trong những ngày Vía lớn. Người Thầy trẻ phụ giúp
tôi trong chùa, lúc thầy đến mới 10 tuổi, cha mẹ thất lạc lúc chạy loạn.
Thấy tội nghiệp tôi nuôi nấng cho ăn học. Bây giờ thầy đã là Kỹ sư công
nghệ. Tôi bảo thầy có thể ra đời lấy vợ, vì chuyện ở chùa chỉ là hoàn
cảnh bức bách lúc đó. Thầy bảo là con quyết tâm tu hành theo chân sư
phụ. Thôi biết đâu cũng là cơ duyên. Tôi không bao giờ sai bảo thầy nhỏ
những gì mà tôi có thể làm được, thầy thấy tôi làm việc nầy thì thầy làm
việc khác, từ xưa đến giờ trở thành một nề nếp. Cách đây hai năm cha mẹ
của thầy trẻ từ nước ngoài về tìm thầy. Khi họ lạc nhau thầy đã 10 tuổi
nên thầy dễ dàng nhận ra cha mẹ. Cha mẹ sẽ bảo lãnh cho thầy đi, nhưng
thầy vẫn chưa quyết định. Tôi có khuyên thầy nên đi, dù sao tình ruột
thịt cũng cần thiết hơn. Tôi nghĩ thế nào thầy trẻ cũng rời khỏi chùa,
nên tôi đang tìm một người sau nầy sẽ thay tôi. Cái khó không phải là
không có người, mà người thay thế tôi có được lòng bà con, có siêng năng
tu tập, có đủ nghị lực để quán xuyến ngôi chùa không. Và điều quan
trọng nhất là đừng để chùa biến thành công cụ phụng sự Chính trị. Nhiều
đêm suy nghĩ nhưng chưa tìm được người như vậy. Thật tình thì có lo lắng
cũng không được. Thôi thì cứ để mọi chuyện từ từ, người nào có Phật
duyên tự nhiên sẽ đến.
Bây
giờ tôi già rồi, những việc nặng nhọc không làm được, người đệ tử của
tôi quán xuyến hết. Hơn nữa đạo hữu cũng khá nhiều, mỗi ngày có vài
người đến chùa làm công quả, nên tôi có thì giờ nghỉ ngơi, chỉ lo Phật
sự. Tôi tự tu hành, học trong kinh sách của Phật dạy. Phần nhiều kinh
sách viết bằng chữ Hán nên đã gây cho tôi khó khăn lúc ban đầu.
Mặc
dù Thầy không đi tu từ nhỏ, nhưng quyết tâm cố gắng của Thầy, kiên trì
học hỏi của Thầy, đã tạo cho Thầy một con người thông hiểu giáo lý nhà
Phật, có một kiến thức rộng. Thầy không có một vị sư đỡ đầu, trong Phật
Giáo gọi người nầy là Thầy Bổn Sư, nên khi gặp những rắc rối liên quan
đến sự tu hành, Thầy tìm đến những cao tăng xin chỉ dạy. Mỗi tháng hai
lần, ngày mồng Một và ngày Rằm, Thầy thuyết giảng để đạo hữu hiểu những
điều Phật dạy, để sửa mình, để tu thân. Chính quyền tại đây biết rõ về
Thầy nên không ai đến quấy rầy. Vì vậy Thầy yên tâm tu hành. Từ khi
chính thức bước vào cửa chùa, Thầy không quan tâm đến sự việc bên ngoài.
Tiếng tăm của Thầy dần dần được những Phật tử quanh vùng biết đến và từ
đó sinh hoạt Phật sự trong chùa trở nên nhộn nhịp hơn. Có người đề nghị
với Thầy nên trùng tu lại ngôi chùa cho phù hợp với số đạo hữu ngày
càng gia tăng. Thầy nhận biết điều nầy, nhưng Thầy không dám kêu gọi
đóng góp. Thầy cố tiện tặn để dành nhưng vẫn chưa đủ tiền thực hiện.
Một buổi sáng trong lúc uống trà, anh đặt một bọc tiền trên cái khay nhỏ, rồi thưa với Thầy :
-
Thưa Thầy, đây là số tiền con dành dụm từ lâu, con hứa khi về quê nhà
con sẽ nhờ Thầy dùng nó để làm việc gì mà Thầy cảm thấy cần thiết phải
làm. Con không nghĩ là trả lại cái ơn mà Thầy đã giúp, vì ơn nầy to lớn
quá con không trả nỗi. Con thấy Chùa hư hại quá nhiều, Thầy cho con góp
một tay với Thầy xây dựng lại tốt hơn. Nếu có thiếu hụt trong lúc trùng
tu, con sẽ gửi về thêm để Thầy trang trải.
Thầy
nhìn anh, Thầy cảm thấy như anh trả lại món nợ trước đây Thầy đã giúp
anh vượt biên, nhưng khi nghe anh trình bày thành thật. Thầy trầm tư,
đắn đo có nên nhận của anh hay không ? Cuối cùng Thầy quyết định :
-
Lòng tốt của anh Thầy ghi nhận. Tuy chùa cũng rất cần, nhưng nhận số
tiền nầy của anh Thầy cảm thấy áy náy quá. Thôi thì thay mặt chùa, Thầy
cám ơn anh. Thầy sẽ nhờ người vẽ kiểu rồi từ từ thực hiện theo đó. Làm
cho đến khi nào hết tiền thì ngưng, có tiền làm tiếp. Ngày xưa các vị sư
tổ xây chùa từ đời nầy qua đời khác, không có ai xây chùa chỉ một đời.
Lấy kinh nghiệm nầy, Thầy sẽ thực hiện cho đến khi nào Thầy không còn
khả năng.
Thầy
và anh bàn nhiều chuyện, trong đó để tiết kiệm tiền bạc, Thầy định làm
một lò nung gạch, đào đất trước sân chùa để làm gạch. Cái hố lấy đất sau
nầy sẽ trồng sen, trở thành một hồ sen. Thấy những dự tính của Thầy hợp
lý, anh cũng vui thích.
Trở
lại Mỹ, mỗi đêm anh ngồi trước bàn thờ tụng kinh. Lúc đầu anh không
biết tụng kinh như vậy để làm gì, sau vài tháng anh ngộ ra được một điều
cái “quả” mà anh nhận được bây giờ, gia đình yên vui, vợ con sẽ đoàn
tụ, công việc trôi chảy, chính nhờ vào cái “nhân” mà anh đã gieo. Anh
tụng kinh là nhắc nhở mình phải luôn luôn gìn giữ cái tâm ngay thẳng.
Anh không nghĩ đến những chuyện cao siêu, chỉ biết đơn giản là tu thân
tích đức. Anh cảm thấy tâm hồn anh thanh thản hơn, bỏ ra ngoài những hệ
lụy rắc rối không mang tới niềm vui cho mình, cho mọi người. Câu kinh
anh tụng trở nên nhiệm màu.
Vợ
con anh sau vài năm tới Mỹ theo diện đoàn tụ. Anh có hỏi vợ về ngôi
chùa ở Mân Thái.Vợ anh cho biết ngôi chùa đã xây xong, không lớn lắm
nhưng khang trang. Thầy có làm một tấm đá gắn trên tường khắc tên những
người đóng góp xây dựng nên ngôi chùa như một lời tri ân. Nhiều đêm
không ngủ được anh lại nghĩ tới ngôi chùa, nghĩ tới Thầy. Ngôi chùa nhỏ
nhưng chứa một tấm lòng quá lớn. Đối với gia đình anh đây cũng là thánh
địa, đã cứu giúp anh vượt qua những khó khăn. Trong chiến tranh, chỉ một
lần ngẫu nhiên gặp gỡ mà người Thầy đã giác ngộ, đã từ bỏ hết những
danh vọng, những quyền thế, xóa sạch những hận thù, những dĩ vãng đen
tối. Chấp nhận một cuộc sống thanh bần khổ cực. Mấy ai trên đời nầy làm
được như Thầy ? Công đức của Thầy theo anh, đó là một ngọn Thái-sơn mấy
ai leo tới. Năm nay Thầy đã bát tuần, như một quyển kinh đã đọc đến
những trang gần cuối. Thầy không có gì phải vướng bận khi ra đi, chắc
Thầy cũng đã sẵn sàng đi theo Phật. Cuộc đời, mọi vật rồi cũng sẽ trở
thành cát bụi, chỉ còn chăng là một tấm lòng. Anh viết thư cho quý đạo
hữu hãy báo tin cho anh biết khi Thầy viên tịch, anh sẽ thu xếp về ngay
để tiễn đưa Thầy lần cuối.
Houston, ngày 24 tháng 9 năm 2013
Phan Xuân Sinh
Mai Nguyễn chuyển
Mai Nguyễn chuyển