Truyện Ngắn & Phóng Sự
Thương nhớ một dòng Sông - Nguyên Quân
Thương nhớ một dòng Sông
Mấy ngày nay ông bà giáo Hiến cứ thường nhắc đi, nhắc
lại : “Mới đó thôi, vậy mà vợ chồng mình sống tại chợ xã nầy được hai
mươi lăm năm rồi, phải không mình?”. Con số hai mươi lăm năm quá đủ là
cái kỷ niệm khó quên đối với một đời người. Với những loại kỷ niệm quý
hiếm như vầy, người Kitô giáo thường xin lễ cầu nguyện rồi làm tiệc ăn
mừng gọi là lễ Ngân Khánh theo phong cách Tây âu và cũng không quên cầu
xin có thêm một lần hai mươi lăm năm như thế nữa. Ông bà nầy chắc không
biết chuyện đó đâu, nhưng trông họ có vẻ ray rức, y như là họ nghĩ họ
còn thiếu làm một cái gì. Dạo gần đây, ông bà hay hồi tưởng cái thuở xa
xưa như một thước phim quay chậm : Nhớ cái khi nhận được vụ lệnh từ Nha
Giáo dục Nhà nước bổ nhiệm ông xuống dạy học ở xã Nhu Gia thuộc tỉnh Sóc
Trăng, ôi nó đã làm ông bà hết sức bồn chồn lo lắng bởi vì họ chẳng hề
biết cái xứ đó là ở đâu, rồi đến đó sẽ sống ra sao đây v.v…Thấy mà
thương cho họ, vì ông là người xứ Chơn Thành, còn bà là dân Bến Cát Thủ
Dầu Một, cả đời chưa hề rời xa cái nơi cắt rún chôn nhao. Tình huống đã
như vậy rồi bắt buộc họ phải dò la tin tức, hỏi thăm hết người nầy đến
người khác và bất cứ ai mà họ quen biết, cuối cùng được biết Nhu Gia tọa
lạc trên Quốc lộ 4 đi từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu, cách tỉnh lỵ Sóc Trăng
chừng hơn mươi cây số, đặc biệt nữa thị trấn nầy còn nằm bên bờ dòng
sông Nhu Gia là một trong những con sông lớn, lưu lượng chảy hiền hòa,
đẹp có tiếng ở miền Hậu Giang, cũng vì thế thị trấn nhỏ nầy mang luôn
cái tên con sông ấy.
Hành trang của họ về nơi mới chỉ
có một chiếc rương cây nhỏ, hai túi vải mang vai. Buổi trưa ngày hôm
trước, họ ra ga Bến Cát đón xe lửa về Sài Gòn, rồi ngồi cyclo đạp đến
bến xe lục tỉnh. Theo lời chỉ dẫn của vài người tốt bụng, thầy Hiến tìm
được phòng bán vé xe đi miền tây, thầy mua liền 2 vé chuyến xe sớm nhất
vào ngày mai chạy từ Sài Gòn đến Bạc Liêu. Biết thầy sẽ xuống tại xã Nhu
Gia nên người bán vé bớt cho thầy chút đỉnh tiền rồi còn chỉ chỗ cho
hai vợ chồng thầy vào đấy mướn ghế bố nghỉ tạm đêm nay, bởi vì 4 giờ
sáng vợ chồng thầy phải có mặt tại đây để lên xe đi về miệt dưới đó. Đây
cũng là lần đầu tiên vợ chồng họ chạm trán lối sống 'ăn quán, ngủ đình'
cho biết mùi đời với thiên hạ. Sau khi mướn được chỗ ngủ, họ gởi chiếc
rương cây nhờ ông bà chủ nhà trông coi hộ, còn hai túi xách thì họ mang
theo đi tìm hàng cơm, hàng cháo gần đây để ăn lót dạ tối nầy.....
Hôm sau chừng lối hơn một giờ trưa, xe đã tới Nhu Gia, gả
sốp phơ (chauffeur) cho xe dừng lại để ông bà nầy xuống, người hai bên
phố thấy chuyến xe từ Sài Gòn về, họ thử nhìn xem có phải bà con mình
không. Anh lơ (gọi ngắn lại từ chữ Contrôleur) leo lên mui xe chuyển
xuống chiếc rương cây cho vợ chồng thầy. Ông bà giáo nói lời cám ơn và
vẫy tay chào từ biệt mọi người trên xe. Nhìn về phía trước chừng 20
thước dường như có hàng quán, vợ chồng họ quyết định đến đó, vẫn lối di
chuyển y như cũ nghĩa là mỗi người mang một túi xách trên vai, còn rương
cây thì mỗi người nắm vào chiếc khoen gắn ở hai đầu chiếc rương để cùng
khiêng. Thật ra thì chiếc rương nầy cũng chẳng nặng nề gì, chỉ cồng
kềnh chút thôi vì mợ giáo chỉ nhét vào trong đó những thứ như : mùng,
mền, gối và một ít quần áo mặc trong nhà. Đây là quán nước của bà Mười,
quán cũng có bán thêm cơm dĩa vào buổi trưa, vợ chồng họ cảm thấy đói
bụng nên gọi hai dĩa cơm thịt nướng và hai ly trà đá uống giải khát.
Giờ nầy quán đã thưa khách nên vợ chồng thầy bắt chuyện làm quen với bà
chủ quán và hỏi thăm đường luôn thể :
-- Thưa bà,
tôi là thầy giáo được trên nha bổ nhiệm xuống đây dạy học, vậy xin bà
làm ơn chỉ đường đi tới trường Sơ học tại xã nhà, tôi cần đến đó để
trình diện thầy hiệu trưởng trường nầy, bà ạ.
Thì ra
bà Mười đoán ông nầy có thể là công chức hoặc thầy giáo chi đây, quả
không sai bởi bà nhìn cái lối ăn mặc áo bỏ vào quần mang giày sandale là
khác với người dân bản địa, nhưng trông ra vợ chồng họ có vẻ là người
hiền lành chân chất, mới thấy mặt là có cảm tình ngay nên bà vui vẻ chỉ
dẫn rất là tường tận :
-- Nhìn thầy tôi đoán ngay là
thầy giáo rồi. Nè thầy, con đường bên hông tiệm tôi là đi vô phố chợ,
thầy bỏ con đường nầy nghen mà tiếp tục đi trên con lộ cái chừng 80
thước nữa thì gặp một ngã ba giống y như vậy, thầy quẹo phải, đi vô
chừng 100 thước thì thầy sẽ thấy trường Sơ học nằm bên phải. Thằng cháu
ngoại của tôi cũng đang học ở đó. Tánh bà Mười là vậy đó : hào hiệp, bộc
trực và hay thương người đúng là mẫu người dân nam bộ, một khi đã ra
tay giúp ai thì giúp tận lực, bà nói thêm :
-- Thầy
đi một mình được rồi, để mợ giáo ở lại đây chơi với tôi, có mất 'mở' tôi
đền cho. Nói thật nghen, thấy hai người tôi thương quá, chắc là hai
người không có bà con, họ hàng thân thích gì ở đây đâu hén, đúng vậy
không nào. Chợ xã nhỏ mà thầy cô, không có nhà ngủ hay phòng trọ gì ráo
trọi, nếu thầy hiệu trưởng không lo được chỗ ở cho người mới như thầy,
thì hai vợ chồng cứ tạm trú với gia đình tôi vài hôm để tìm nhà mướn,
chẳng có phiền hà gì chuyện đó đâu, xin thầy cô đừng ngại. À, tôi thứ
mười cứ gọi tôi là dì Mười đi, thế là tôi vui rồi, chớ đừng gọi cô Mười
nghen vì tôi thường thấy dì cậu tuy bên họ ngoại nhưng lại thương cháu
con thiệt tình hơn cô chú bên họ nội đó đa…Vợ chồng thầy nghe bà Mười
nói tía lia một hơi, thấy tức cười nhưng rất cảm động và vui trong lòng
bởi đi xa mà gặp được người tử tế, tốt bụng như vậy thì còn gì bằng.
Khoảng bốn giờ chiều thầy Hiến trở lại với thầy hiệu
trưởng Cảnh, thầy Hiến giới thiệu để mọi người biết nhau rồi khoe luôn
với dì Mười là thầy hiệu trưởng cho tụi cháu ở tạm cái căn nhà nghỉ mát
của thầy ở phía bên kia sông. Bà Mười nghe vậy cũng mừng cho họ, rồi bà
bảo thằng cháu nhỏ chừng 13, 14 tuổi sẵn sàng đẩy chiếc xe cút kít của
bà để chở giúp cái rương cây và hai cái túi xách tay của vợ chồng họ tới
nhà mới. Thầy Hiến móc bóp để trả tiền cơm nước lúc ban trưa, bà Mười
gạt ngang và nói :
-- Ý, đâu có được nà, tôi mới nhận
cô bé Hạnh (vợ thầy Hiến) là cháu của tôi rồi đó nghen, vậy làm sao tôi
nở lấy tiền cơm của hai người. Thôi hai cháu về bên đó đi, mai mốt nhớ
qua thăm Mười nghen Hạnh. Ờ đợi một chút, Mười làm hai ổ bánh mì thịt
cho hai đứa đem theo để ăn đở dạ chiều nay rồi sáng mai chắc là phải đi
chợ mới nấu ăn được. Ở đây người viết xin mở ngoặc đơn để giải thích
thêm ( Người miền quê, thường mấy cái vai vế như 'dì, cậu hoặc chị ’ họ
hay xưng cái thứ bậc của họ trong gia đình mỗi khi nói chuyện với em
hoặc với cháu. Ví dụ như : “Để đó đi, Hai tức là chị Hai, sẽ làm cho”).
Đó là cách bày tỏ tình thương mến thương của họ chăng ?
-- Cám ơn bà Mười. Ông hiệu trưởng Cảnh đã tiếp lời bà,
đoạn ông nói tiếp : "Trong nhà đó có đủ bếp núc, xoang nồi chảo. Gạo
chắc còn dăm ba lít trong khạp nhỏ và một mớ cá khô trong tủ lưới gác
măng giê (garde-manger) đủ để ông bà trẻ nầy no bụng được vài hôm. Thôi
hãy cám ơn bà Mười rồi mình đi nghen hai bạn".
Thầy
Cảnh dắt chiếc xe đạp đi trước với thầy Hiến, mợ Hạnh đi phía sau lưng
chồng còn thằng cháu bà Mười đẩy chiếc xe đi sau cùng. Bốn người đi
ngược trở lại, rồi lên chiếc cầu cao mà buổi trưa xe đò vừa chạy ngang
qua đây thì dừng lại cho vợ chồng thầy xuống. Đến giữa cầu, coi như là
đỉnh cao nhất của thị trấn, từ đây sẽ nhìn thấy rõ tám hướng bốn phương,
gió sông thổi vùn vụt, mát rười rượi làm mọi người cảm thấy thật thư
thái dễ chịu, thầy Cảnh dừng lại một lúc để chỉ dẫn khái quát về chợ xã
Nhu Gia :
-- Phía nam chiếc cầu nầy và bên phải quốc
lộ đi xuống Bạc Liêu là phố chợ. Muốn vào chợ thì sau khi xuống dóc cầu,
chú thím gặp ngã ba đầu tiên, quẹo phải là vô chợ, hoặc ngã ba thứ nhì
tức là bên hông cái quán của bà Mười cũng dẫn vào chợ được. Còn bờ bắc
bên kia mà mình sắp đi đến đó thì không có nhiều nhà cửa và không được
phồn thịnh như ở bờ hữu ngạn con sông, chú thím có thấy cái villa hai
tầng lầu, lợp ngói đỏ bên tay phải quốc lộ không, đấy là ngôi nhà của
ông bà đại điền chủ xứ Nhu Gia, lớn nhất trong xã. Gia đình tôi cũng cư
ngụ gần đó thôi, rồi có ngày vợ chồng tôi sẽ mời chú thím đến nhà chơi
cho biết, còn nhà mới của chú thím là ở bên trái quốc lộ, nằm dọc mé
sông và cách cây cầy nầy chừng lối 120 thước. Thôi mình đi tiếp nghen...
Vợ chồng thầy Hiến có vẻ thích thú căn nhà lá bé nhỏ xinh
xinh nầy. Bề ngang chỉ chừng 4 thước thôi, dài độ 12 thước nằm trong
vuông đất 15 x 70 thước, cất thụt vô sâu tức là gần mé sông hơn là con
lộ nhỏ dẫn vô cái xóm nầy, đặc biệt nữa mặt tiền sao lại hướng ra sông,
điều nầy đã làm mợ giáo Hạnh thắc mắc, bèn hỏi chồng rồi được chồng giải
thích :
-- Người đời thường ví von cái nghề dạy học
như là cái nghề bán cháo phổi. Kẻ làm thầy giáo rất lao tâm tổn lực nên
họ cần hít thở cái không khí trong lành cho tốt tim gan phèo phổi. Chính
vì lẽ đó thầy Cảnh cho làm mặt chính của căn nhà hướng ra sông để đón
gió mát, vã lại đây là nơi nghỉ ngơi dưỡng sức cuối tuần thôi, chớ có
phải là nhà ổng bả sinh sống đâu.
Sau khi quan sát kỹ
bên trong, mợ giáo vui lắm vì có đầy đủ vật dụng để xài, tạm thời không
phải mua sắm thứ gì thêm, ở nhà trước đã có chiếc bàn, loại bàn viết
của thầy giáo trong lớp học, đơn giản chỉ có mặt bàn và 4 chân, hai đầu
bàn có hai ghế có chỗ dựa lưng, còn hai bên hông là 4 ghế đẩu mặt vuông,
tất cả làm bằng gỗ tạp được đánh vét ni (vernir) màu vàng nghệ. Vợ
chồng thầy nghĩ sẽ dùng nơi nầy làm chỗ tiếp khách, vừa là bàn ăn và là
chỗ thầy chấm bài vở học trò hằng đêm. Nhà giữa là chỗ ngủ, trong buồng
có chiếc chõng tre, phía trên phủ chiếu cũ và cũng có mùng mềm gối được
xếp gọn trong góc, mợ giáo sẽ dùng tạm chiếc chiếu nầy đêm nay, mai
xuống phố sẽ mua chiếu mới, còn mùng mềm gối thì họ đã có trong rương.
Còn nhà sau, có lẽ nơi nầy mợ giáo hài lòng nhứt vì có đủ nồi chảo và
chén dĩa sành. Quan sát xong, vợ chồng họ cùng nhau quét dọn lau chùi
lại cho sạch sẽ, họ đoán dường như gia đình thầy Cảnh ít khi tới lui nơi
đây nên để bụi bậm bám đầy, mạng nhện treo lơ lửng khắp chốn. Chừng hơn
30 phút thì chuyện dọn dẹp coi như tạm xong, họ lấy quần áo từ chiếc
túi xách treo lên cho thẳng thớm và tìm cách mắc mùng sẵn, xong rồi vén
mí mùng đắp lên nóc, đợi tối đến chỉ việc buông xổ xuống là chun vô ngủ
thôi. Kế tiếp mợ giáo xuống bếp nấu nước pha trà uống sau khi họ ăn hết 2
ổ bánh mì của dì Mười cho.
Bây giờ mới hơn 6 giờ
chiều, bên ngoài ánh nắng vẫn còn chói chang họ thử ra bờ sông dạo mát,
họ đứng trên chiếc cầu ván ngắn bắt ra sông, dường như đây là chỗ câu cá
của thầy Cảnh chăng, nhìn dòng nước trong trẻo lững lờ trôi, lại có vài
dề lục bình lớn nổi bồng bềnh trên đó ví như một kẻ phiêu bạc bất cần
đời, cứ để mặc cho sóng nước đưa mình trôi giạt về bất cứ phương trời
nào. Thỉnh thoảng thấy vài con chim bói cá hay chim bù cắt bay lượn tới
lui đang rình bắt mồi trên khúc sông vắng. Thình lình một chim bói cá
lao vụt xuống mặt sông, dùng chiếc mỏ dài gắp lên một con cá nhỏ, trông
thật là ngoạn mục. Rồi nhìn qua phía bên kia sông thấy nhà cửa san sát,
ghe xuồng tấp nập ven sông, tưởng chừng phố chợ nầy chắc là sung túc lắm
đây, làm họ có thiện cảm ngay cái xã nhỏ bé hiền hòa nầy.
Cũng ở nơi đây, họ mới có dịp chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp lúc hoàng hôn.
Khi ấy khí trời đã không còn oi bức nữa, nhìn về phương tây qua cái lăng
kính vô hình do hơi nước tạo nên, họ thấy mặt trời to lớn hơn nhiều so
lúc ban trưa, mà lại có màu vàng cam rực rỡ ôi đẹp làm sao, rồi đang
chìm dần cuối tận chân trời, trông y như là một bức tranh hội họa vậy.
Bóng đêm bắt đầu buông phủ. Họ vào nhà thắp cái đèn lớn để trên mặt bàn.
Mèn đét ơi, đúng lúc nầy ban nhạc đồng quê bắt đầu hợp tấu một khúc
nhạc rất ư là réo rắt u buồn, nghe thật là áo não thê lương vô hình
chung làm khổ đôi vợ chồng nầy không ít, đừng quên hai vị khách nầy đang
mang tâm trạng kẻ tha hương đấy nhé. Tội hơn hết là mợ giáo sợ điếng
mật xanh bởi những tiếng kêu quái ác nầy, mợ tưởng chừng như là tiếng ma
quỷ đang réo gọi hồn ai, làm mợ run bấn người và luôn miệng hỏi chồng :
-- Những con gì kêu, nghe sợ quá vậy hả mình? Em chịu hết nỗi, thôi tắt đèn đi ngủ nghen mình.
Thầy Hiến thổi tắt đèn rồi dìu vợ vào phòng ngủ, thầy nghĩ
mình cũng cần nghỉ ngơi sớm vì cả hai ba ngày nay phần thì lo thu xếp
mọi thứ, phần đi đường quá xa nên khiến họ đã thấm mệt rồi. Thầy chợt
nghe tiếng tim vợ đập thình thịch thì mới hay cô nàng quá ư sợ hãi bởi
những tiếng kêu của loài ếch, nhái, ễnh ương nên thầy cảm thấy rất
thương người đầu gối tay ấp và đã cùng mình sớt chia bao nhiêu khổ nhọc
bấy lâu nay. Thầy lót tay trái cho vợ kê đầu và xoay qua ôm lấy nàng vỗ
về :
-- Có gì đâu mà sợ hả em. Để anh phân tích và
giải thích tiếng kêu của từng con một cho em nghe. Tiếng 'ren rét’ thật
là inh ỏi giống y tiếng con ve sầu ở trên miệt mình, đó tiếng vỗ cánh
của những con vạc sành, con nầy thuộc họ cào cào, châu chấu thường đậu
trên bờ dậu ở quanh nhà. Còn tiếng 'huênh, hoang’ nghe thật buồn thảm là
của con ễnh ương, hình dạng nó giống y như là con cóc nghĩa là bụng bự
chang bang, miệng rộng choàng hoạt, chân sau hơi ngắn chứ không dài như
loài ếch nhái, con nầy cũng sống cùng môi trường như loài : ếch, nhái,
bồ tọt, chàng hiu. Sau cùng những tiếng 'quạp, quạp’ là của con cóc tía
đó thôi. Nói chung chúng là những loài vật nhỏ bé, hiền lành không có
khả năng làm hại được ai, chỉ cần nghe tiếng chân người đến gần thì
chúng vội cao bay xa chạy ngay. Mợ giáo được chồng ôm ấp, vuốt ve an ủi
và giảng giải cặn kẽ tiếng kêu của từng con vật nên thấy bớt sợ hãi
nhiều lắm nhưng mợ muốn biết thêm :
-- Tại sao lúc trời còn sáng không nghe nó kêu, rồi nó kêu như vậy đến bao giờ mới thôi, hả mình ?
-- Vạn vật đất trời sinh ra hàng muôn triệu loài sinh vật
khác nhau, vì vậy tạo hóa đã phân chia là có loài sinh hoạt ban ngày thì
cũng có loài phải sống vào ban đêm. Những con mình nghe nó kêu tức là
loài sống về đêm đó. Nó chỉ kêu chừng vài giờ lúc đầu hôm thôi, sau đó
sẽ im bẵng. Mai em đi chợ nhớ mua một ít bông gòn nhét tai nếu em thấy
những tiếng kêu nầy làm em khó chịu…
Vài năm sau, ông bà giáo Hiến đã thực thụ làm chủ cái nhà nầy sau khi
hết nợ bằng cách trả góp hàng tháng. Thầy hiệu trưởng Cảnh đã nghỉ hưu
hơn một năm rồi, thầy bán cái nhà mà gia đình thầy đang ở và bán luôn
cái nhà lá nhỏ ở mé sông cho giáo Hiến, để rồi về Mỹ Tho tức là nơi quê
cha đất tổ mà an hưởng tuổi già. Nhớ lúc ban đầu mới tới đây thầy Hiến
đi dạy hàng ngày, mợ giáo vì chậm sanh con nên có phần rãnh rỗi bèn xin
chồng qua giúp dì Mười buôn bán hầu có thêm đồng ra, đồng vào để phụ với
chồng trả góp tiền nhà cho mau chóng . Bà Mười từ khi có mợ giáo đến
phụ thì việc buôn bán có phần phấn chấn ra, nên bà càng quí mến mợ giáo.
Khách hàng của bà ưa thích những món bánh ăn sáng do mợ giáo làm như là
: bánh ú mặn gói lá chuối cột dây lạt, bên trong là gạo nếp trộn đậu
đen với dừa nạo, nhân làm bằng đậu xanh đãi vỏ bọc lấy một ít thịt ba
rọi ướp gia vị thơm ngon, sau đó đem luộc chín, mỗi cái to chừng một nắm
tay đủ no bụng cho người lao động vào buổi sáng. Khi khác mợ làm bánh
da lợn mặn bằng bột gạo hấp nhiều tầng chồng chất lên nhau trong cái
khuông nhôm tròn lớn, bột bánh nầy mềm dẽo y như bột bánh giò của xứ
Bắc, trên mặt rãi đều tôm chấy, tôm khô và ít ngò rí trông thật hấp dẫn.
Bánh được cắt xéo theo dạng hình thoi, hình bình hành đặt lên dĩa xong
rồi tùy ý thích của khách, muốn chan thêm nước mắm pha với giấm ớt tỏi
đường hay xì dầu pha cũng theo công thức đó, sau cùng mợ rãi lên mặt một
ít đậu phọng ran giã nát và rắc tí ngò xắt khúc, xong đem lên cho khách
dùng. Còn vào buổi xế trưa khách đến uống cà phê sẽ được thưởng thức
bánh bông lan ngon sốp và thơm mùi trứng gà hoặc bánh quai chèo chiên
giòn rụm. Nói chung mợ giáo giới thiệu ở nơi đây những món ăn sáng cũng
như bánh ngọt là đặc sản của quê mợ, rất may là nó được rất nhiều người
hoan hỷ tiếp nhận, như vậy cũng mừng cho mợ...
Rồi vào một ngày nọ lúc chạng vạng, người ta thấy có người đàn ông một tay xách chiếc giỏ đệm đan còn tay kia bế vác một đứa bé ngủ khì ngoẹo đầu vào cổ của cha nó. Gả bước rất nhanh đi về hướng nhà ông bà giáo Hiến, gả mở cửa rào rồi thẳng vào nhà đang lúc hai vợ chồng giáo Hiến ngồi trò chuyện tại chiếc bàn ở nhà trước sau bữa cơm chiều. Cả hai vợ chồng họ hết sức ngạc nhiên và mừng rỡ cùng kêu ồ một tiếng rồi gọi “anh Hai”. Họ mời anh giáo Cương tức người đàn ông nầy ngồi xuống vừa nói chuyện vừa uống trà cho khỏe. Đứa bé không còn được bố ẵm và đi nhanh đã tạo cho nó cái cảm giác êm ái như nằm trong chiếc võng đu đưa, nên nó thức dậy, mợ giáo dang tay ra xin bế cháu. Mợ thấy cháu ướt đít nên hỏi anh Hai : có tã vải trong giỏ không, mợ sẽ thay cho cháu và mợ hỏi luôn cái bình sữa. Con bé gái thật kháu khỉnh chừng 8, 9 tháng tuổi, nó nhìn mợ giáo châm châm thỉnh thoảng nhoẻn miệng cười để lộ hai răng cửa vừa nhú lên trông thật dễ thương quá chừng chừng. Sau khi bé bú hết bình sữa mới, mợ trao nó cho chồng giữ và mời anh Hai đi tắm rửa cho khỏe. Lúc đó thì cơm đã chín, mợ hâm nóng lại nồi thịt kho trứng và nấu ấm nước để pha thêm trà là có thể dọn lên cho giáo Cương ăn tối được rồi. Nghe câu chuyện người anh lớn của thầy giáo Hiến kể, ôi sao lắm đau thương, đại khái là như vầy: vợ thầy Cương sau khi sanh bé Khánh An thì đau yếu bệnh hoạn liên miên kéo dài đến 4,5 tháng, thuốc thang chạy chữa rất nhiều nhưng không dứt được bệnh, cuối cùng thì bà mất cách đây đã hơn ba tháng rồi. Khi ấy giáo Cương đành phải gởi Khánh An cho bên ngoại nuôi hộ. Tuần vừa qua thầy đã làm cái giỗ 100 ngày cho vợ rồi rước bé An về nhà để chuẩn bị đem nó đi thăm chú thím Tư của nó tức là vợ chồng giáo Hiến. Lời thầy nói với hai em như một trối trăng thật đầm đìa nước mắt :
-- Anh không biết có sống được lâu để lo cho Khánh An hay không. Anh
cũng không muốn gởi nó cho bên ngoại. Người đời thường nói lá rụng về
cội, mất cha thì bám chú, mất vú mới bú đỡ dì, anh chỉ muốn Khánh An
phải được sự chăm sóc gần gũi thương yêu bên họ nội của nó hơn. Họa hoằn
khi hai em từ chối thì chừng đó anh mới tính cách khác, hiện tại anh
chưa làm khai sinh cho nó …Nói được đến đó, giáo Cương quá xúc động nên
lời nói bắt đầu rời rạc đứt khoảng…
Nãy giờ mợ giáo
đang chơi với bé Khánh An nhưng luôn để tai lắng nghe câu chuyện của
người anh chồng, nước mắt mợ cứ lã chã tuôn rơi theo từng câu nói của
giáo Cương, mợ khóc vì quá xúc động và vì cảm thương cho số phận của bé
Khánh An chỉ mới ngần ấy tháng tuổi thôi, đã phải mồ côi mẹ. Mợ ôm xiết
nó vào lòng, hôn tới tấp lên trên trán, trên má nó, rõ ràng mợ đã bộc lộ
tình yêu thương thật sự của mợ đối với Khánh An rồi. Mợ về với thầy
Hiến hơn 3 năm mà chưa sanh con, điều nầy đã làm mợ khó ăn, khó nói với
họ hàng đôi bên, ai cũng biết người đời thường lên án quy lỗi là tại
người phụ nữ không sinh con, chớ ít ai chịu hiểu lỗi đó lắm lúc lại từ
phía đàn ông ? Nói tóm lại vợ chồng mợ mong con như trời nắng hạn lâu
ngày đang trông mưa đây. Hôm nay được ông anh chồng muốn vợ chồng mợ
nuôi nấng bé Khánh An thì dù có nằm mơ cũng không tưởng ra được chuyện
đó nữa, mợ thật là vui sướng hoan hỷ nên vô tình lên tiếng trả lời anh
mà quên hỏi qua ý kiến của chồng mình :
-- Em xin
hứa với anh Hai là vợ chồng em xem nó như con. Bởi nó cùng là huyết
thống của chồng em thì giống con của em sinh ra vậy thôi, tất nhiên
chúng em rất yêu thương nó. Tụi em sẽ làm giấy khai sinh cho nó, còn cái
tên Khánh An quá đẹp, mình cũng giữ luôn tên đó trên tờ khai sinh của
con nghen mình.
Thầy giáo Hiến rất ngạc nhiên và vui
mừng không ít, bởi không ngờ vợ mình hân hoan tiếp nhận Khánh An một
cách sốt sắng đến như vậy. Thầy đang lo, lỡ nàng từ chối thì thầy sẽ
thấy rất ê mặt và xấu hổ, không biết phải ăn nói làm sao với ông anh
ruột của mình đây. Đêm đã khuya, mợ giáo lại trao bé An cho chồng giữ,
mợ mắc mùng trên chiếc ghế bố xếp cho anh Hai và thúc dục mọi người đi
nghỉ đi, rồi mợ giành lại bé An đem nó vào phòng ngủ chung với vợ chồng
mợ. Trọn đêm nầy vì quá vui nên mợ không tài nào chợp mắt được, nhìn
chiếc đồng hồ báo thức đã gần 4 giờ sáng, mợ xuống bếp nấu nồi nếp nhỏ,
nướng 4,5 cọng lạp xưởng để chồng và anh Hai ăn sáng, mợ cũng bắt luôn
lên bếp cái nồi cháo cho bé An mà cháo thì không thể nấu ít được sẽ dính
đáy nồi, bắt buộc phải nấu nhiều, không sao mợ sẽ ăn với bé. Khoảng gần
5 giờ mợ đánh thức chồng và anh Hai dậy uống cà phê, ăn sáng để anh Hai
kịp đón chuyến xe từ Bạc Liêu lên, về Sai Gòn. Đêm rồi vợ chồng mợ hết
sức nài nỉ anh Hai ở lại chơi thêm vài ngày nữa nhưng giáo Cương nhất
quyết phải về, anh xin lỗi và cho biết : ngày mốt anh có cuộc gặp gỡ
quan trọng gì với ai đó. Mợ giáo hỏi ý kiến chồng và anh Hai có nên
đánh thức Khánh An dậy để ba nó nựng nịu hôn hít trước khi từ giã không.
Giáo Cương vội khoát tay, nói :
-- Để nó ngủ đi em,
chớ em mà đem nó ra đây làm anh bịn rịn khó rời xa nó lắm. Rồi đây chốn
xa xăm anh luôn cầu nguyện cho nó luôn được khỏe mạnh, chóng lớn ngoan
hiền nhất là biết hiếu thảo với hai em. Câu nói tuy ngắn gọn của giáo
Cương nhưng làm cả 3 người đều rơi nước mắt.
Từ ngày
có thêm bé An, gia đình bé nhỏ nầy hết sức vui vẻ hạnh phúc. Thầy Hiến,
sau khi đi dạy xong thì muốn về nhà ngay để chơi với con hoặc phụ vợ làm
chút ít việc nhà, còn mợ Hạnh đi bất cứ đâu cũng ẵm bồng nó theo, không
chịu rời xa nó nửa bước, mợ tự tay may cũng như mua sắm nhiều áo quần
mới, nhiều đồ chơi bằng nhựa cho Khánh An, mợ không quên đem nó ra mắt
‘bà ngoại Mười', dì Mười ẵm nựng và khen cháu mặt mũi rất sáng sủa, ‘dễ
ghét’ quá chừng chừng, bà còn nói :
-- Mười đoan chắc vợ giáo Hiến sang năm sẽ sinh thêm đứa nữa cho mà coi.
-- Thiệt vậy sao, hả dì.
--
Thường là vậy đó con. Những người chậm sinh nở, hãy thử xin một đứa con
nuôi đi thì một vài năm sau họ sẽ đẻ con ngay. Người ta tin đây là lối
trắc nghiệm của mụ bà, vì mụ bà muốn biết gia đình đó có thật sự yêu
quý trẻ con không, trước khi gởi đến cho họ thêm vài đứa nữa. Mười đã
thấy ba bốn trường hợp như vậy rồi đó đa....
Hơn một năm trôi qua, rồi bỗng một hôm nọ cũng vào lúc chạng vạng có
một cậu bé chừng 13, 14 tuổi đến gõ cửa nhà thầy trong lúc gia đình bé
nhỏ của giáo Hiến quây quần bên nhau, ông bà giáo tiếp cậu ấy thì được
cậu bé báo tin là chú giáo Cương đã mất rồi. Cậu ta tường thuật cặn kẽ
như sau: Giáo Cương sau khi gởi đứa con gái cho vợ chồng người em trai
nuôi nấng thì gia nhập phong trào Thanh Niên Tiền Phong vào chiến khu
chống Pháp, vùng hoạt động của ông là ở Lộc Ninh, rồi qua một cuộc bố
ráp quy mô của bọn thực dân Tây, thầy Cương bị trúng đạn thương tích rất
là trầm trọng, biết không sống được nữa thầy bèn thố lộ địa chỉ em ruột
của thầy là ở đây, và xin ai đó làm ơn thông báo dùm. Thi thể của thầy
Cương đã được chôn cất trong nghĩa trang liệt sĩ ở vùng đó, hiện thời
thì không tiện cho chú thím (tức là ông bà giáo Hiến) đến đó thăm viếng
mộ được đâu. Hai vợ chồng họ vò đầu bứt tóc khóc than rất thảm thiết, họ
không quên nói cám ơn cậu bé và hỏi luôn cậu cái ngày anh Cương mất để
vợ chồng thầy sẽ cúng giỗ hàng năm cho anh. Sau đó mợ giáo xuống bếp sửa
soạn cơm tối cho cậu, giữ cậu ở lại ngủ một đêm, rồi sáng mai về nhà
sớm và mợ cũng dúi vào tay cậu ấy một ít tiền để đi đường.
Cậu bé đi rồi hai vợ chồng thầy lại khóc than vật vã,
Khánh An chưa biết gì nhiều nhưng trông nó cũng buồn lây. Mợ giáo ôm lấy
nó hôn lấy hôn để vì cảm thương thân phận của nó đã mồ côi mẹ, bây giờ
lại mất cha nữa. Cũng nhân tiện hôm nay là chúa nhật, thầy Hiến bảo vợ
đi chợ mua chút cá thịt, bánh trái hoa quả về làm mâm cơm cúng anh và kể
từ hôm nay vợ chồng mình sẽ thờ anh Hai bên cạnh song thân hai bên nội
ngoại. Thầy cũng thử tính nhẩm cái ngày từ trần của mẹ Khánh An, ô hay
sao có sự trùng hợp kỳ lạ như vậy, tính ra anh chị mất cùng ngày, cùng
tháng chỉ cách nhau hai năm thôi, như vậy cũng tiện vì khi cúng anh,
mình vái luôn chị nữa để vong linh hai người họ cùng về sum họp vui vẻ.
Trước ly hương của giáo Cương, bên bé An được mẹ vấn khăn tang nhỏ trên
trán, vợ chồng thầy xin hứa với anh chị là sẽ nuôi bé An ăn học thành
tài, rồi trước khi gả chồng cho nó, chúng em sẽ nói cho nó biết ba má
của nó là ai, để nó đích thân thờ phượng anh chị...
Dì Mười bảo mợ giáo sẽ sinh em bé vào năm sau. Thì cũng đúng một phần,
thật ra không phải năm sau đâu mà hơn hai năm sau nữa, mợ mới cấn thai.
Ôi thôi vợ chồng thầy mừng tíu tít, nay bé Khánh An đã hơn 3 tuổi rất
khôn ngoan, nói chuyện thật giỏi, bé rất vui khi được biết mình sắp có
em, bé hỏi :
-- Em bé sẽ ngủ với ai hả ba mẹ ?
Chính câu hỏi của bé An đã gợi cho vợ chồng thầy có ý
nghĩ là cần cái nhà lớn hơn vì nhân số gia đình nầy đã tăng rồi. Thế là
vợ chồng họ bàn tính cái chuyện cất nhà mới để đón nhận em bé chào đời.
Xin bạn đọc hiểu thêm vào thời kỳ đó đồng lương giáo chức tuy không
phải là nhiều nhưng đối với thời giá khi ấy thì rất là dễ sống. Vã lại
vợ chồng thầy là dân miệt trên là cái nơi dù có làm đầu tắt mặt tối đi
nữa cũng chưa chắc kiếm được nhiều tiền nên người trên đó đã quen cái
tính chắt chiu cần kiệm. Hiện tại ông bà nầy đã để dành kha khá tiền rồi
đấy, tính ra thì họ có thể xây nhà gạch được, nhưng sau đó họ không còn
tiền để mua sắm bàn ghế, giường, tủ mới trong nhà. Thôi thì họ quyết
định phải dựng cái nền cho thật vững chắc để sau nầy sẽ xây tường gạch
thay thế cho 4 mặt vách ván bổ kho, mái thì lợp ngói cho sạch sẽ, bề
ngang rộng chừng 6m, dài chừng 20m sẽ cất sát với con lộ dẫn vô xóm nầy,
giống như những nhà bên cạnh họ. Chứ không cất trên nền nhà cũ, nghĩa
là thụt vô sâu phía sau, gần mé sông.
Gia đình họ
dọn vào nhà mới được chừng ba tháng thì mợ giáo đập bầu. Họ rất vui mừng
vì có thêm một công chúa nữa. Lạ một điều là em bé mới sinh rất giống
Khánh An, gia đình họ xem đây là một báo vật hiếm quý của trời ban, nên
đặt tên bé là Quý An. Trong nhà ba mẹ nó thường gọi chị em nó là An
chị, An em cho nó tiện. An chị giờ đã tròn 4 tuổi rất thương em hay xin
mẹ được giữ chai sữa cho em bú, luôn lẽo đẽo bên mẹ coi mẹ có sai bảo
chuyện gì không. Mợ giáo rất mê tính dị đoan, luôn cho An em mặc khín áo
quần cũ của chị nó bỏ ra, để em bé được mạnh giỏi. Rồi theo năm tháng
chúng nó lớn dần, đi học .....…
Mấy ngày nay rãnh rỗi, ông bà thử kiểm điểm lại những
thành tích gì mình có được sau 25 năm tha phương lập nghiệp tại xứ Nhu
Gia nầy. Thước phim nói về cuộc sống của họ cũng sắp gần hết. Khánh An
ra trường Nữ hộ sinh Quốc Gia trước khi Quý An ra trường sư phạm Vỉnh
Long đúng 4 năm. Cái chuyện Khánh An chọn học ngành hộ sinh đã làm mợ
giáo ngạc nhiên không ít, mợ hỏi : “Con gái mới lớn lên, sao lại chọn
học ngành mụ vậy con ?”. Khánh An cho biết cô rất trăn trở trước những
chuyện sinh nở khó khăn, kém vệ sinh, kém hiểu biết của người dân miền
quê vô hình chung làm cho lắm sản phụ hoặc nhiều bé sơ sinh phải thiệt
mạng một cách oan uổng. Mợ giáo định nói : Má con ngày xưa sau khi sanh
con ra có lẽ bị …mà chết tức tưởi như vậy đó. Rất may, mợ kịp thời dừng
lại …
Sau khi ra trường Khánh An được bổ nhiệm làm
việc tại quận Thạnh Trị, cũng nơi đây cô gặp thầy Lộc là cán sự Y Tế
đang làm Trưởng Chi ở quận nầy. Khánh An rất hiếu thảo, cô định mỗi
tháng cô tiêu xài một nữa tiền lương thôi còn một nữa cô sẽ phụ giúp cha
mẹ nuôi An em ăn học tới nơi tới chốn nhưng ba mẹ cô không chịu như
vậy, họ nói nếu cô thương em thì thường xuyên lên Sóc Trăng thăm nó, mua
cho nó chút bánh quà, cần nhất là khuyên bảo em cố gắng học hành cho
thật tốt là được rồi. Trở lại chuyện thầy thuốc Lộc và Khánh An, hai
người nầy có vẻ tâm đầu ý hợp nên họ bàn nhau tiến tới hôn nhân. Tin
nầy đã làm ông bà giáo mừng lắm, hai người quyết định phải nâng cấp ngôi
nhà nầy ngay bây giờ để xứng với sui gia, bằng cách xây tường gạch
chung quanh thay thế 4 vách ván bổ kho, rồi sàn nhà sẽ lót gạch bông che
phủ lớp gạch tàu phía dưới và nối dài thêm cái mái nhà sau chừng 7m
nữa, lợp bằng loại toile lạnh, sẽ là chỗ nghỉ mát xả hơi và cũng là nơi
để gia đình đôi khi cần ăn uống bên ngoài, thay đổi không khí cho vui.
Bây giờ nhà cửa đã sửa xong xuôi, lễ hỏi của Khánh An chừng độ một tháng
nữa. Thứ bảy nầy Khánh An về nhà để dự lễ kỵ cơm vợ chồng thầy giáo
Cương.
Khánh An đứng sau lưng ba mẹ, cô nghe rõ từng lời ba mẹ khấn bác Hai như sau :
-- Thưa với anh chị, Khánh An nay đã ăn học thành tài rồi
và đã có người đến hỏi cưới nó cho con trai của họ. Theo như lời vợ
chồng em đã hứa với anh chị : thì đây đúng là lúc hai em phải cho nó
biết anh chị mới chính là người sinh ra nó. Xin anh chị phò hộ cho nó…
Khánh An thật hụt hẵng gần như chết điếng theo từng lời nói
của ba mẹ, nàng quá xúc động, mặt tái xanh, nước mắt đầm đìa, nàng khóc
rất to rồi hết ôm bà giáo đến ông giáo, miệng luôn hỏi :
-- Chuyện đó là thật sao ba, mẹ ? Con là con bác Hai ? Con không tin chuyện đó đâu. Con không tin, con không tin…
Ông giáo ôm con, Khánh An được dịp ngã đầu vào ngực cha khóc sướt mướt, ông vuốt tóc con, hôn lên trán rồi vỗ về :
-- Con có là con của 'ba má Hai’ hay con của ba mẹ đây,
chuyện đó đâu có gì khác biệt vì mình đều là con cháu dòng họ Vũ Minh :
Vũ Minh Cương, Vũ Minh Hiến gốc gác ở Chơn Thành. Con hãy bình tâm nghe
ba mẹ nói đây : Ông chậm rãi kể rõ ngọn ngành : cách đây 19 năm, vào một
đêm mưa gió có một người đàn ông một tay bế đứa con, tay kia xách chiếc
giỏ, đi vào nhà nầy…rồi chừng hơn một năm sau cũng vào một đêm tối trời
có một cậu bé đến đưa tin chẳng lành…Con thấy đó, ba mẹ rất ít con, chỉ
có An chị và An em thôi vì thế ba mẹ hết mực yêu quí hai đứa. Còn cái
chuyện ba mẹ phải hứa với ba má Hai cốt là để an ủi vong linh hai người
họ, cho họ an lòng siêu thoát. Khi nào An em về nhà, ba mẹ dạy nó kể từ
nay phải gọi bác Hai bằng ba má Hai cũng giống như con để họ vui vì họ
cũng có 2 công chúa giống như ba mẹ vậy…
Thật là hiệu
nghiệm vô song vì trên đời nầy không có lời an ủi vổ về nào mà tạo cái
ấm áp hoặc được xoa dịu êm ái bằng lời của chính mẹ cha mình. Khánh An
cảm thấy dễ chịu hẵn, nàng rời cha quay sang ôm mẹ, thỏ thẻ với mẹ rằng :
-- Tội nghiệp ba má Hai quá hở mẹ. Con nhớ ra rồi, cái
ngày con báo cho ba mẹ biết là con đã thi đậu vào trường Hộ Sinh Quốc
Gia, thì mẹ hỏi con sao lại chọn học ngành đó ? Sau đó con thấy mẹ ấm ớ
như muốn nói với con điều gì đó nhưng lại thôi, thì ra mẹ muốn cho con
biết má Hai mất cũng vì bị nhiễm trùng lúc sanh nở nhưng mẹ chực nhớ đây
chưa phải là lúc để nói với con điều đó, đúng vậy không mẹ ? Còn con,
sau khi hết trung học không biết có phải má Hai xúi giục con đeo đuổi
con đường ấy để tạo phước đức cho gia đình mình chăng, mà sao tự nhiên
con lại ưa thích cái nghề nầy, mới lạ chớ. Còn chuyện nữa, con muốn hỏi
ba mẹ là : khi con có chồng rồi, con rước ba má Hai về thờ có được
không, thưa ba mẹ ?
Ông giáo cười xòa, xoa đầu con rồi bông đùa nói :
-- Con gái rượu của tôi định bắt chước nàng Kiều Nguyệt
Nga về cái khâu bưng theo bàn thờ khi bước chân vào nhà chồng đây mà.
Nghe ba nói nè : Gia đình Lộc chỉ có nó là con trai, cha mẹ nó còn sống
sờ sờ, con đem ba má Hai vào thờ thì coi sao đặng, thôi thì lâu nay ảnh
chỉ vẫn ở với ba mẹ quen rồi, thì không nên dời đổi, con ạ. Đợi khi nào
ba mẹ qua đời thì con muốn làm gì đó thì làm.
--
Chừng đó con sẽ thờ luôn 4 ông bà gồm ba má Hai và ba mẹ vì con là con
trưởng trong gia đình nầy mà. Đúng không ba mẹ ? Lúc ấy ai dám ngăn cản
con, con quyết sẽ ăn thua đủ cho mà coi…
Và rồi Quý
An ra trường vào năm 1961, cũng được bổ nhiệm về dạy ở quận Thạnh Trị đã
được một năm nay, chuyện đó làm ông bà giáo vui lắm vì như thế ông bà
không phải lo nơi ăn chốn ở cho cô con gái út. Thắm thoát đó, bây giờ An
chị đã có hai đứa con trai, thằng lớn Thượng Khanh gần 4 tuổi, cậu nhỏ
Thượng Ân đã hơn hai mươi tháng, hai nhóc con nầy rất quyến luyến ông bà
ngoại. Còn hai chị em nhà ngày càng lớn càng giống nhau từ mặt mũi, vóc
dáng chiều cao vì vậy người ngoài dễ nhầm lẫn, như có lần Quý An đang
dạo trong chợ
Phú Lộc, bỗng dưng có một bà nọ tới nắm lấy tay cô, tỏ vẻ mừng rỡ rồi
lại khen cô rối rít nữa chớ, vì cứ tưởng cô đã đỡ đẻ cho con dâu của bà,
khiến Quý An phải đính chánh mệt hơi. Nhưng tánh nết hai cô nầy có
phần khác : Quý An nhu mì hiền hậu và cần mẫn giống y như mẹ vậy, còn
Khánh An thông minh, lịch thiệp, tự tin, luôn ý thức trách nhiệm. Trong
gia đình An chị là đứa con rất hiếu thảo thường giúp ba mẹ giải quyết ổn
thỏa mọi vấn đề xem ra khó khăn đối với họ, ngoài ra cô còn là người
chị tốt rất thương em, luôn đỡ đần dẫn dắt em. Cách đây vài tháng cô đã
giới thiệu người em họ của thầy Lộc là giáo sư Toàn đang dạy học tại Bạc
Liêu với lại em gái của mình để hai đàng quen biết nhau, hiện tại hai
người họ đang trong vòng tìm hiểu nhau, xem ra cũng hợp ý lắm biết đâu
sẽ tiến xa hơn. Hôm tuần rồi vợ chồng An chị với hai con, và An em có về
nhà chơi, được ba mẹ cho biết gia đình mình đã sống tại Nhu Gia nầy
đúng 25 năm rồi đấy, thế là bà chị cả Khánh An bàn với cô em út Quý An
quyết định phải tổ chức một cái tiệc thật trọng đại để ăn mừng ba mẹ
mình đã có hai mươi lăm năm lập nghiệp tại nơi đây, cô chị còn hứa sẽ
mời ba má chồng đến chung vui cùng ba mẹ và có cả giáo sư Toàn …
Nguyên Quân 225
Thương nhớ một dòng Sông - Nguyên Quân
Mấy ngày nay ông bà giáo Hiến cứ thường nhắc đi, nhắc
lại : “Mới đó thôi, vậy mà vợ chồng mình sống tại chợ xã nầy được hai
mươi lăm năm rồi, phải không mình?”. Con số hai mươi lăm năm quá đủ là
cái kỷ niệm khó quên đối với một đời người. Với những loại kỷ niệm quý
hiếm như vầy, người Kitô giáo thường xin lễ cầu nguyện rồi làm tiệc ăn
mừng gọi là lễ Ngân Khánh theo phong cách Tây âu và cũng không quên cầu
xin có thêm một lần hai mươi lăm năm như thế nữa. Ông bà nầy chắc không
biết chuyện đó đâu, nhưng trông họ có vẻ ray rức, y như là họ nghĩ họ
còn thiếu làm một cái gì. Dạo gần đây, ông bà hay hồi tưởng cái thuở xa
xưa như một thước phim quay chậm : Nhớ cái khi nhận được vụ lệnh từ Nha
Giáo dục Nhà nước bổ nhiệm ông xuống dạy học ở xã Nhu Gia thuộc tỉnh Sóc
Trăng, ôi nó đã làm ông bà hết sức bồn chồn lo lắng bởi vì họ chẳng hề
biết cái xứ đó là ở đâu, rồi đến đó sẽ sống ra sao đây v.v…Thấy mà
thương cho họ, vì ông là người xứ Chơn Thành, còn bà là dân Bến Cát Thủ
Dầu Một, cả đời chưa hề rời xa cái nơi cắt rún chôn nhao. Tình huống đã
như vậy rồi bắt buộc họ phải dò la tin tức, hỏi thăm hết người nầy đến
người khác và bất cứ ai mà họ quen biết, cuối cùng được biết Nhu Gia tọa
lạc trên Quốc lộ 4 đi từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu, cách tỉnh lỵ Sóc Trăng
chừng hơn mươi cây số, đặc biệt nữa thị trấn nầy còn nằm bên bờ dòng
sông Nhu Gia là một trong những con sông lớn, lưu lượng chảy hiền hòa,
đẹp có tiếng ở miền Hậu Giang, cũng vì thế thị trấn nhỏ nầy mang luôn
cái tên con sông ấy.
Hành trang của họ về nơi mới chỉ
có một chiếc rương cây nhỏ, hai túi vải mang vai. Buổi trưa ngày hôm
trước, họ ra ga Bến Cát đón xe lửa về Sài Gòn, rồi ngồi cyclo đạp đến
bến xe lục tỉnh. Theo lời chỉ dẫn của vài người tốt bụng, thầy Hiến tìm
được phòng bán vé xe đi miền tây, thầy mua liền 2 vé chuyến xe sớm nhất
vào ngày mai chạy từ Sài Gòn đến Bạc Liêu. Biết thầy sẽ xuống tại xã Nhu
Gia nên người bán vé bớt cho thầy chút đỉnh tiền rồi còn chỉ chỗ cho
hai vợ chồng thầy vào đấy mướn ghế bố nghỉ tạm đêm nay, bởi vì 4 giờ
sáng vợ chồng thầy phải có mặt tại đây để lên xe đi về miệt dưới đó. Đây
cũng là lần đầu tiên vợ chồng họ chạm trán lối sống 'ăn quán, ngủ đình'
cho biết mùi đời với thiên hạ. Sau khi mướn được chỗ ngủ, họ gởi chiếc
rương cây nhờ ông bà chủ nhà trông coi hộ, còn hai túi xách thì họ mang
theo đi tìm hàng cơm, hàng cháo gần đây để ăn lót dạ tối nầy.....
Hôm sau chừng lối hơn một giờ trưa, xe đã tới Nhu Gia, gả
sốp phơ (chauffeur) cho xe dừng lại để ông bà nầy xuống, người hai bên
phố thấy chuyến xe từ Sài Gòn về, họ thử nhìn xem có phải bà con mình
không. Anh lơ (gọi ngắn lại từ chữ Contrôleur) leo lên mui xe chuyển
xuống chiếc rương cây cho vợ chồng thầy. Ông bà giáo nói lời cám ơn và
vẫy tay chào từ biệt mọi người trên xe. Nhìn về phía trước chừng 20
thước dường như có hàng quán, vợ chồng họ quyết định đến đó, vẫn lối di
chuyển y như cũ nghĩa là mỗi người mang một túi xách trên vai, còn rương
cây thì mỗi người nắm vào chiếc khoen gắn ở hai đầu chiếc rương để cùng
khiêng. Thật ra thì chiếc rương nầy cũng chẳng nặng nề gì, chỉ cồng
kềnh chút thôi vì mợ giáo chỉ nhét vào trong đó những thứ như : mùng,
mền, gối và một ít quần áo mặc trong nhà. Đây là quán nước của bà Mười,
quán cũng có bán thêm cơm dĩa vào buổi trưa, vợ chồng họ cảm thấy đói
bụng nên gọi hai dĩa cơm thịt nướng và hai ly trà đá uống giải khát.
Giờ nầy quán đã thưa khách nên vợ chồng thầy bắt chuyện làm quen với bà
chủ quán và hỏi thăm đường luôn thể :
-- Thưa bà,
tôi là thầy giáo được trên nha bổ nhiệm xuống đây dạy học, vậy xin bà
làm ơn chỉ đường đi tới trường Sơ học tại xã nhà, tôi cần đến đó để
trình diện thầy hiệu trưởng trường nầy, bà ạ.
Thì ra
bà Mười đoán ông nầy có thể là công chức hoặc thầy giáo chi đây, quả
không sai bởi bà nhìn cái lối ăn mặc áo bỏ vào quần mang giày sandale là
khác với người dân bản địa, nhưng trông ra vợ chồng họ có vẻ là người
hiền lành chân chất, mới thấy mặt là có cảm tình ngay nên bà vui vẻ chỉ
dẫn rất là tường tận :
-- Nhìn thầy tôi đoán ngay là
thầy giáo rồi. Nè thầy, con đường bên hông tiệm tôi là đi vô phố chợ,
thầy bỏ con đường nầy nghen mà tiếp tục đi trên con lộ cái chừng 80
thước nữa thì gặp một ngã ba giống y như vậy, thầy quẹo phải, đi vô
chừng 100 thước thì thầy sẽ thấy trường Sơ học nằm bên phải. Thằng cháu
ngoại của tôi cũng đang học ở đó. Tánh bà Mười là vậy đó : hào hiệp, bộc
trực và hay thương người đúng là mẫu người dân nam bộ, một khi đã ra
tay giúp ai thì giúp tận lực, bà nói thêm :
-- Thầy
đi một mình được rồi, để mợ giáo ở lại đây chơi với tôi, có mất 'mở' tôi
đền cho. Nói thật nghen, thấy hai người tôi thương quá, chắc là hai
người không có bà con, họ hàng thân thích gì ở đây đâu hén, đúng vậy
không nào. Chợ xã nhỏ mà thầy cô, không có nhà ngủ hay phòng trọ gì ráo
trọi, nếu thầy hiệu trưởng không lo được chỗ ở cho người mới như thầy,
thì hai vợ chồng cứ tạm trú với gia đình tôi vài hôm để tìm nhà mướn,
chẳng có phiền hà gì chuyện đó đâu, xin thầy cô đừng ngại. À, tôi thứ
mười cứ gọi tôi là dì Mười đi, thế là tôi vui rồi, chớ đừng gọi cô Mười
nghen vì tôi thường thấy dì cậu tuy bên họ ngoại nhưng lại thương cháu
con thiệt tình hơn cô chú bên họ nội đó đa…Vợ chồng thầy nghe bà Mười
nói tía lia một hơi, thấy tức cười nhưng rất cảm động và vui trong lòng
bởi đi xa mà gặp được người tử tế, tốt bụng như vậy thì còn gì bằng.
Khoảng bốn giờ chiều thầy Hiến trở lại với thầy hiệu
trưởng Cảnh, thầy Hiến giới thiệu để mọi người biết nhau rồi khoe luôn
với dì Mười là thầy hiệu trưởng cho tụi cháu ở tạm cái căn nhà nghỉ mát
của thầy ở phía bên kia sông. Bà Mười nghe vậy cũng mừng cho họ, rồi bà
bảo thằng cháu nhỏ chừng 13, 14 tuổi sẵn sàng đẩy chiếc xe cút kít của
bà để chở giúp cái rương cây và hai cái túi xách tay của vợ chồng họ tới
nhà mới. Thầy Hiến móc bóp để trả tiền cơm nước lúc ban trưa, bà Mười
gạt ngang và nói :
-- Ý, đâu có được nà, tôi mới nhận
cô bé Hạnh (vợ thầy Hiến) là cháu của tôi rồi đó nghen, vậy làm sao tôi
nở lấy tiền cơm của hai người. Thôi hai cháu về bên đó đi, mai mốt nhớ
qua thăm Mười nghen Hạnh. Ờ đợi một chút, Mười làm hai ổ bánh mì thịt
cho hai đứa đem theo để ăn đở dạ chiều nay rồi sáng mai chắc là phải đi
chợ mới nấu ăn được. Ở đây người viết xin mở ngoặc đơn để giải thích
thêm ( Người miền quê, thường mấy cái vai vế như 'dì, cậu hoặc chị ’ họ
hay xưng cái thứ bậc của họ trong gia đình mỗi khi nói chuyện với em
hoặc với cháu. Ví dụ như : “Để đó đi, Hai tức là chị Hai, sẽ làm cho”).
Đó là cách bày tỏ tình thương mến thương của họ chăng ?
-- Cám ơn bà Mười. Ông hiệu trưởng Cảnh đã tiếp lời bà,
đoạn ông nói tiếp : "Trong nhà đó có đủ bếp núc, xoang nồi chảo. Gạo
chắc còn dăm ba lít trong khạp nhỏ và một mớ cá khô trong tủ lưới gác
măng giê (garde-manger) đủ để ông bà trẻ nầy no bụng được vài hôm. Thôi
hãy cám ơn bà Mười rồi mình đi nghen hai bạn".
Thầy
Cảnh dắt chiếc xe đạp đi trước với thầy Hiến, mợ Hạnh đi phía sau lưng
chồng còn thằng cháu bà Mười đẩy chiếc xe đi sau cùng. Bốn người đi
ngược trở lại, rồi lên chiếc cầu cao mà buổi trưa xe đò vừa chạy ngang
qua đây thì dừng lại cho vợ chồng thầy xuống. Đến giữa cầu, coi như là
đỉnh cao nhất của thị trấn, từ đây sẽ nhìn thấy rõ tám hướng bốn phương,
gió sông thổi vùn vụt, mát rười rượi làm mọi người cảm thấy thật thư
thái dễ chịu, thầy Cảnh dừng lại một lúc để chỉ dẫn khái quát về chợ xã
Nhu Gia :
-- Phía nam chiếc cầu nầy và bên phải quốc
lộ đi xuống Bạc Liêu là phố chợ. Muốn vào chợ thì sau khi xuống dóc cầu,
chú thím gặp ngã ba đầu tiên, quẹo phải là vô chợ, hoặc ngã ba thứ nhì
tức là bên hông cái quán của bà Mười cũng dẫn vào chợ được. Còn bờ bắc
bên kia mà mình sắp đi đến đó thì không có nhiều nhà cửa và không được
phồn thịnh như ở bờ hữu ngạn con sông, chú thím có thấy cái villa hai
tầng lầu, lợp ngói đỏ bên tay phải quốc lộ không, đấy là ngôi nhà của
ông bà đại điền chủ xứ Nhu Gia, lớn nhất trong xã. Gia đình tôi cũng cư
ngụ gần đó thôi, rồi có ngày vợ chồng tôi sẽ mời chú thím đến nhà chơi
cho biết, còn nhà mới của chú thím là ở bên trái quốc lộ, nằm dọc mé
sông và cách cây cầy nầy chừng lối 120 thước. Thôi mình đi tiếp nghen...
Vợ chồng thầy Hiến có vẻ thích thú căn nhà lá bé nhỏ xinh
xinh nầy. Bề ngang chỉ chừng 4 thước thôi, dài độ 12 thước nằm trong
vuông đất 15 x 70 thước, cất thụt vô sâu tức là gần mé sông hơn là con
lộ nhỏ dẫn vô cái xóm nầy, đặc biệt nữa mặt tiền sao lại hướng ra sông,
điều nầy đã làm mợ giáo Hạnh thắc mắc, bèn hỏi chồng rồi được chồng giải
thích :
-- Người đời thường ví von cái nghề dạy học
như là cái nghề bán cháo phổi. Kẻ làm thầy giáo rất lao tâm tổn lực nên
họ cần hít thở cái không khí trong lành cho tốt tim gan phèo phổi. Chính
vì lẽ đó thầy Cảnh cho làm mặt chính của căn nhà hướng ra sông để đón
gió mát, vã lại đây là nơi nghỉ ngơi dưỡng sức cuối tuần thôi, chớ có
phải là nhà ổng bả sinh sống đâu.
Sau khi quan sát kỹ
bên trong, mợ giáo vui lắm vì có đầy đủ vật dụng để xài, tạm thời không
phải mua sắm thứ gì thêm, ở nhà trước đã có chiếc bàn, loại bàn viết
của thầy giáo trong lớp học, đơn giản chỉ có mặt bàn và 4 chân, hai đầu
bàn có hai ghế có chỗ dựa lưng, còn hai bên hông là 4 ghế đẩu mặt vuông,
tất cả làm bằng gỗ tạp được đánh vét ni (vernir) màu vàng nghệ. Vợ
chồng thầy nghĩ sẽ dùng nơi nầy làm chỗ tiếp khách, vừa là bàn ăn và là
chỗ thầy chấm bài vở học trò hằng đêm. Nhà giữa là chỗ ngủ, trong buồng
có chiếc chõng tre, phía trên phủ chiếu cũ và cũng có mùng mềm gối được
xếp gọn trong góc, mợ giáo sẽ dùng tạm chiếc chiếu nầy đêm nay, mai
xuống phố sẽ mua chiếu mới, còn mùng mềm gối thì họ đã có trong rương.
Còn nhà sau, có lẽ nơi nầy mợ giáo hài lòng nhứt vì có đủ nồi chảo và
chén dĩa sành. Quan sát xong, vợ chồng họ cùng nhau quét dọn lau chùi
lại cho sạch sẽ, họ đoán dường như gia đình thầy Cảnh ít khi tới lui nơi
đây nên để bụi bậm bám đầy, mạng nhện treo lơ lửng khắp chốn. Chừng hơn
30 phút thì chuyện dọn dẹp coi như tạm xong, họ lấy quần áo từ chiếc
túi xách treo lên cho thẳng thớm và tìm cách mắc mùng sẵn, xong rồi vén
mí mùng đắp lên nóc, đợi tối đến chỉ việc buông xổ xuống là chun vô ngủ
thôi. Kế tiếp mợ giáo xuống bếp nấu nước pha trà uống sau khi họ ăn hết 2
ổ bánh mì của dì Mười cho.
Bây giờ mới hơn 6 giờ
chiều, bên ngoài ánh nắng vẫn còn chói chang họ thử ra bờ sông dạo mát,
họ đứng trên chiếc cầu ván ngắn bắt ra sông, dường như đây là chỗ câu cá
của thầy Cảnh chăng, nhìn dòng nước trong trẻo lững lờ trôi, lại có vài
dề lục bình lớn nổi bồng bềnh trên đó ví như một kẻ phiêu bạc bất cần
đời, cứ để mặc cho sóng nước đưa mình trôi giạt về bất cứ phương trời
nào. Thỉnh thoảng thấy vài con chim bói cá hay chim bù cắt bay lượn tới
lui đang rình bắt mồi trên khúc sông vắng. Thình lình một chim bói cá
lao vụt xuống mặt sông, dùng chiếc mỏ dài gắp lên một con cá nhỏ, trông
thật là ngoạn mục. Rồi nhìn qua phía bên kia sông thấy nhà cửa san sát,
ghe xuồng tấp nập ven sông, tưởng chừng phố chợ nầy chắc là sung túc lắm
đây, làm họ có thiện cảm ngay cái xã nhỏ bé hiền hòa nầy.
Cũng ở nơi đây, họ mới có dịp chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp lúc hoàng hôn.
Khi ấy khí trời đã không còn oi bức nữa, nhìn về phương tây qua cái lăng
kính vô hình do hơi nước tạo nên, họ thấy mặt trời to lớn hơn nhiều so
lúc ban trưa, mà lại có màu vàng cam rực rỡ ôi đẹp làm sao, rồi đang
chìm dần cuối tận chân trời, trông y như là một bức tranh hội họa vậy.
Bóng đêm bắt đầu buông phủ. Họ vào nhà thắp cái đèn lớn để trên mặt bàn.
Mèn đét ơi, đúng lúc nầy ban nhạc đồng quê bắt đầu hợp tấu một khúc
nhạc rất ư là réo rắt u buồn, nghe thật là áo não thê lương vô hình
chung làm khổ đôi vợ chồng nầy không ít, đừng quên hai vị khách nầy đang
mang tâm trạng kẻ tha hương đấy nhé. Tội hơn hết là mợ giáo sợ điếng
mật xanh bởi những tiếng kêu quái ác nầy, mợ tưởng chừng như là tiếng ma
quỷ đang réo gọi hồn ai, làm mợ run bấn người và luôn miệng hỏi chồng :
-- Những con gì kêu, nghe sợ quá vậy hả mình? Em chịu hết nỗi, thôi tắt đèn đi ngủ nghen mình.
Thầy Hiến thổi tắt đèn rồi dìu vợ vào phòng ngủ, thầy nghĩ
mình cũng cần nghỉ ngơi sớm vì cả hai ba ngày nay phần thì lo thu xếp
mọi thứ, phần đi đường quá xa nên khiến họ đã thấm mệt rồi. Thầy chợt
nghe tiếng tim vợ đập thình thịch thì mới hay cô nàng quá ư sợ hãi bởi
những tiếng kêu của loài ếch, nhái, ễnh ương nên thầy cảm thấy rất
thương người đầu gối tay ấp và đã cùng mình sớt chia bao nhiêu khổ nhọc
bấy lâu nay. Thầy lót tay trái cho vợ kê đầu và xoay qua ôm lấy nàng vỗ
về :
-- Có gì đâu mà sợ hả em. Để anh phân tích và
giải thích tiếng kêu của từng con một cho em nghe. Tiếng 'ren rét’ thật
là inh ỏi giống y tiếng con ve sầu ở trên miệt mình, đó tiếng vỗ cánh
của những con vạc sành, con nầy thuộc họ cào cào, châu chấu thường đậu
trên bờ dậu ở quanh nhà. Còn tiếng 'huênh, hoang’ nghe thật buồn thảm là
của con ễnh ương, hình dạng nó giống y như là con cóc nghĩa là bụng bự
chang bang, miệng rộng choàng hoạt, chân sau hơi ngắn chứ không dài như
loài ếch nhái, con nầy cũng sống cùng môi trường như loài : ếch, nhái,
bồ tọt, chàng hiu. Sau cùng những tiếng 'quạp, quạp’ là của con cóc tía
đó thôi. Nói chung chúng là những loài vật nhỏ bé, hiền lành không có
khả năng làm hại được ai, chỉ cần nghe tiếng chân người đến gần thì
chúng vội cao bay xa chạy ngay. Mợ giáo được chồng ôm ấp, vuốt ve an ủi
và giảng giải cặn kẽ tiếng kêu của từng con vật nên thấy bớt sợ hãi
nhiều lắm nhưng mợ muốn biết thêm :
-- Tại sao lúc trời còn sáng không nghe nó kêu, rồi nó kêu như vậy đến bao giờ mới thôi, hả mình ?
-- Vạn vật đất trời sinh ra hàng muôn triệu loài sinh vật
khác nhau, vì vậy tạo hóa đã phân chia là có loài sinh hoạt ban ngày thì
cũng có loài phải sống vào ban đêm. Những con mình nghe nó kêu tức là
loài sống về đêm đó. Nó chỉ kêu chừng vài giờ lúc đầu hôm thôi, sau đó
sẽ im bẵng. Mai em đi chợ nhớ mua một ít bông gòn nhét tai nếu em thấy
những tiếng kêu nầy làm em khó chịu…
Vài năm sau, ông bà giáo Hiến đã thực thụ làm chủ cái nhà nầy sau khi
hết nợ bằng cách trả góp hàng tháng. Thầy hiệu trưởng Cảnh đã nghỉ hưu
hơn một năm rồi, thầy bán cái nhà mà gia đình thầy đang ở và bán luôn
cái nhà lá nhỏ ở mé sông cho giáo Hiến, để rồi về Mỹ Tho tức là nơi quê
cha đất tổ mà an hưởng tuổi già. Nhớ lúc ban đầu mới tới đây thầy Hiến
đi dạy hàng ngày, mợ giáo vì chậm sanh con nên có phần rãnh rỗi bèn xin
chồng qua giúp dì Mười buôn bán hầu có thêm đồng ra, đồng vào để phụ với
chồng trả góp tiền nhà cho mau chóng . Bà Mười từ khi có mợ giáo đến
phụ thì việc buôn bán có phần phấn chấn ra, nên bà càng quí mến mợ giáo.
Khách hàng của bà ưa thích những món bánh ăn sáng do mợ giáo làm như là
: bánh ú mặn gói lá chuối cột dây lạt, bên trong là gạo nếp trộn đậu
đen với dừa nạo, nhân làm bằng đậu xanh đãi vỏ bọc lấy một ít thịt ba
rọi ướp gia vị thơm ngon, sau đó đem luộc chín, mỗi cái to chừng một nắm
tay đủ no bụng cho người lao động vào buổi sáng. Khi khác mợ làm bánh
da lợn mặn bằng bột gạo hấp nhiều tầng chồng chất lên nhau trong cái
khuông nhôm tròn lớn, bột bánh nầy mềm dẽo y như bột bánh giò của xứ
Bắc, trên mặt rãi đều tôm chấy, tôm khô và ít ngò rí trông thật hấp dẫn.
Bánh được cắt xéo theo dạng hình thoi, hình bình hành đặt lên dĩa xong
rồi tùy ý thích của khách, muốn chan thêm nước mắm pha với giấm ớt tỏi
đường hay xì dầu pha cũng theo công thức đó, sau cùng mợ rãi lên mặt một
ít đậu phọng ran giã nát và rắc tí ngò xắt khúc, xong đem lên cho khách
dùng. Còn vào buổi xế trưa khách đến uống cà phê sẽ được thưởng thức
bánh bông lan ngon sốp và thơm mùi trứng gà hoặc bánh quai chèo chiên
giòn rụm. Nói chung mợ giáo giới thiệu ở nơi đây những món ăn sáng cũng
như bánh ngọt là đặc sản của quê mợ, rất may là nó được rất nhiều người
hoan hỷ tiếp nhận, như vậy cũng mừng cho mợ...
Rồi vào một ngày nọ lúc chạng vạng, người ta thấy có người đàn ông một tay xách chiếc giỏ đệm đan còn tay kia bế vác một đứa bé ngủ khì ngoẹo đầu vào cổ của cha nó. Gả bước rất nhanh đi về hướng nhà ông bà giáo Hiến, gả mở cửa rào rồi thẳng vào nhà đang lúc hai vợ chồng giáo Hiến ngồi trò chuyện tại chiếc bàn ở nhà trước sau bữa cơm chiều. Cả hai vợ chồng họ hết sức ngạc nhiên và mừng rỡ cùng kêu ồ một tiếng rồi gọi “anh Hai”. Họ mời anh giáo Cương tức người đàn ông nầy ngồi xuống vừa nói chuyện vừa uống trà cho khỏe. Đứa bé không còn được bố ẵm và đi nhanh đã tạo cho nó cái cảm giác êm ái như nằm trong chiếc võng đu đưa, nên nó thức dậy, mợ giáo dang tay ra xin bế cháu. Mợ thấy cháu ướt đít nên hỏi anh Hai : có tã vải trong giỏ không, mợ sẽ thay cho cháu và mợ hỏi luôn cái bình sữa. Con bé gái thật kháu khỉnh chừng 8, 9 tháng tuổi, nó nhìn mợ giáo châm châm thỉnh thoảng nhoẻn miệng cười để lộ hai răng cửa vừa nhú lên trông thật dễ thương quá chừng chừng. Sau khi bé bú hết bình sữa mới, mợ trao nó cho chồng giữ và mời anh Hai đi tắm rửa cho khỏe. Lúc đó thì cơm đã chín, mợ hâm nóng lại nồi thịt kho trứng và nấu ấm nước để pha thêm trà là có thể dọn lên cho giáo Cương ăn tối được rồi. Nghe câu chuyện người anh lớn của thầy giáo Hiến kể, ôi sao lắm đau thương, đại khái là như vầy: vợ thầy Cương sau khi sanh bé Khánh An thì đau yếu bệnh hoạn liên miên kéo dài đến 4,5 tháng, thuốc thang chạy chữa rất nhiều nhưng không dứt được bệnh, cuối cùng thì bà mất cách đây đã hơn ba tháng rồi. Khi ấy giáo Cương đành phải gởi Khánh An cho bên ngoại nuôi hộ. Tuần vừa qua thầy đã làm cái giỗ 100 ngày cho vợ rồi rước bé An về nhà để chuẩn bị đem nó đi thăm chú thím Tư của nó tức là vợ chồng giáo Hiến. Lời thầy nói với hai em như một trối trăng thật đầm đìa nước mắt :
-- Anh không biết có sống được lâu để lo cho Khánh An hay không. Anh
cũng không muốn gởi nó cho bên ngoại. Người đời thường nói lá rụng về
cội, mất cha thì bám chú, mất vú mới bú đỡ dì, anh chỉ muốn Khánh An
phải được sự chăm sóc gần gũi thương yêu bên họ nội của nó hơn. Họa hoằn
khi hai em từ chối thì chừng đó anh mới tính cách khác, hiện tại anh
chưa làm khai sinh cho nó …Nói được đến đó, giáo Cương quá xúc động nên
lời nói bắt đầu rời rạc đứt khoảng…
Nãy giờ mợ giáo
đang chơi với bé Khánh An nhưng luôn để tai lắng nghe câu chuyện của
người anh chồng, nước mắt mợ cứ lã chã tuôn rơi theo từng câu nói của
giáo Cương, mợ khóc vì quá xúc động và vì cảm thương cho số phận của bé
Khánh An chỉ mới ngần ấy tháng tuổi thôi, đã phải mồ côi mẹ. Mợ ôm xiết
nó vào lòng, hôn tới tấp lên trên trán, trên má nó, rõ ràng mợ đã bộc lộ
tình yêu thương thật sự của mợ đối với Khánh An rồi. Mợ về với thầy
Hiến hơn 3 năm mà chưa sanh con, điều nầy đã làm mợ khó ăn, khó nói với
họ hàng đôi bên, ai cũng biết người đời thường lên án quy lỗi là tại
người phụ nữ không sinh con, chớ ít ai chịu hiểu lỗi đó lắm lúc lại từ
phía đàn ông ? Nói tóm lại vợ chồng mợ mong con như trời nắng hạn lâu
ngày đang trông mưa đây. Hôm nay được ông anh chồng muốn vợ chồng mợ
nuôi nấng bé Khánh An thì dù có nằm mơ cũng không tưởng ra được chuyện
đó nữa, mợ thật là vui sướng hoan hỷ nên vô tình lên tiếng trả lời anh
mà quên hỏi qua ý kiến của chồng mình :
-- Em xin
hứa với anh Hai là vợ chồng em xem nó như con. Bởi nó cùng là huyết
thống của chồng em thì giống con của em sinh ra vậy thôi, tất nhiên
chúng em rất yêu thương nó. Tụi em sẽ làm giấy khai sinh cho nó, còn cái
tên Khánh An quá đẹp, mình cũng giữ luôn tên đó trên tờ khai sinh của
con nghen mình.
Thầy giáo Hiến rất ngạc nhiên và vui
mừng không ít, bởi không ngờ vợ mình hân hoan tiếp nhận Khánh An một
cách sốt sắng đến như vậy. Thầy đang lo, lỡ nàng từ chối thì thầy sẽ
thấy rất ê mặt và xấu hổ, không biết phải ăn nói làm sao với ông anh
ruột của mình đây. Đêm đã khuya, mợ giáo lại trao bé An cho chồng giữ,
mợ mắc mùng trên chiếc ghế bố xếp cho anh Hai và thúc dục mọi người đi
nghỉ đi, rồi mợ giành lại bé An đem nó vào phòng ngủ chung với vợ chồng
mợ. Trọn đêm nầy vì quá vui nên mợ không tài nào chợp mắt được, nhìn
chiếc đồng hồ báo thức đã gần 4 giờ sáng, mợ xuống bếp nấu nồi nếp nhỏ,
nướng 4,5 cọng lạp xưởng để chồng và anh Hai ăn sáng, mợ cũng bắt luôn
lên bếp cái nồi cháo cho bé An mà cháo thì không thể nấu ít được sẽ dính
đáy nồi, bắt buộc phải nấu nhiều, không sao mợ sẽ ăn với bé. Khoảng gần
5 giờ mợ đánh thức chồng và anh Hai dậy uống cà phê, ăn sáng để anh Hai
kịp đón chuyến xe từ Bạc Liêu lên, về Sai Gòn. Đêm rồi vợ chồng mợ hết
sức nài nỉ anh Hai ở lại chơi thêm vài ngày nữa nhưng giáo Cương nhất
quyết phải về, anh xin lỗi và cho biết : ngày mốt anh có cuộc gặp gỡ
quan trọng gì với ai đó. Mợ giáo hỏi ý kiến chồng và anh Hai có nên
đánh thức Khánh An dậy để ba nó nựng nịu hôn hít trước khi từ giã không.
Giáo Cương vội khoát tay, nói :
-- Để nó ngủ đi em,
chớ em mà đem nó ra đây làm anh bịn rịn khó rời xa nó lắm. Rồi đây chốn
xa xăm anh luôn cầu nguyện cho nó luôn được khỏe mạnh, chóng lớn ngoan
hiền nhất là biết hiếu thảo với hai em. Câu nói tuy ngắn gọn của giáo
Cương nhưng làm cả 3 người đều rơi nước mắt.
Từ ngày
có thêm bé An, gia đình bé nhỏ nầy hết sức vui vẻ hạnh phúc. Thầy Hiến,
sau khi đi dạy xong thì muốn về nhà ngay để chơi với con hoặc phụ vợ làm
chút ít việc nhà, còn mợ Hạnh đi bất cứ đâu cũng ẵm bồng nó theo, không
chịu rời xa nó nửa bước, mợ tự tay may cũng như mua sắm nhiều áo quần
mới, nhiều đồ chơi bằng nhựa cho Khánh An, mợ không quên đem nó ra mắt
‘bà ngoại Mười', dì Mười ẵm nựng và khen cháu mặt mũi rất sáng sủa, ‘dễ
ghét’ quá chừng chừng, bà còn nói :
-- Mười đoan chắc vợ giáo Hiến sang năm sẽ sinh thêm đứa nữa cho mà coi.
-- Thiệt vậy sao, hả dì.
--
Thường là vậy đó con. Những người chậm sinh nở, hãy thử xin một đứa con
nuôi đi thì một vài năm sau họ sẽ đẻ con ngay. Người ta tin đây là lối
trắc nghiệm của mụ bà, vì mụ bà muốn biết gia đình đó có thật sự yêu
quý trẻ con không, trước khi gởi đến cho họ thêm vài đứa nữa. Mười đã
thấy ba bốn trường hợp như vậy rồi đó đa....
Hơn một năm trôi qua, rồi bỗng một hôm nọ cũng vào lúc chạng vạng có
một cậu bé chừng 13, 14 tuổi đến gõ cửa nhà thầy trong lúc gia đình bé
nhỏ của giáo Hiến quây quần bên nhau, ông bà giáo tiếp cậu ấy thì được
cậu bé báo tin là chú giáo Cương đã mất rồi. Cậu ta tường thuật cặn kẽ
như sau: Giáo Cương sau khi gởi đứa con gái cho vợ chồng người em trai
nuôi nấng thì gia nhập phong trào Thanh Niên Tiền Phong vào chiến khu
chống Pháp, vùng hoạt động của ông là ở Lộc Ninh, rồi qua một cuộc bố
ráp quy mô của bọn thực dân Tây, thầy Cương bị trúng đạn thương tích rất
là trầm trọng, biết không sống được nữa thầy bèn thố lộ địa chỉ em ruột
của thầy là ở đây, và xin ai đó làm ơn thông báo dùm. Thi thể của thầy
Cương đã được chôn cất trong nghĩa trang liệt sĩ ở vùng đó, hiện thời
thì không tiện cho chú thím (tức là ông bà giáo Hiến) đến đó thăm viếng
mộ được đâu. Hai vợ chồng họ vò đầu bứt tóc khóc than rất thảm thiết, họ
không quên nói cám ơn cậu bé và hỏi luôn cậu cái ngày anh Cương mất để
vợ chồng thầy sẽ cúng giỗ hàng năm cho anh. Sau đó mợ giáo xuống bếp sửa
soạn cơm tối cho cậu, giữ cậu ở lại ngủ một đêm, rồi sáng mai về nhà
sớm và mợ cũng dúi vào tay cậu ấy một ít tiền để đi đường.
Cậu bé đi rồi hai vợ chồng thầy lại khóc than vật vã,
Khánh An chưa biết gì nhiều nhưng trông nó cũng buồn lây. Mợ giáo ôm lấy
nó hôn lấy hôn để vì cảm thương thân phận của nó đã mồ côi mẹ, bây giờ
lại mất cha nữa. Cũng nhân tiện hôm nay là chúa nhật, thầy Hiến bảo vợ
đi chợ mua chút cá thịt, bánh trái hoa quả về làm mâm cơm cúng anh và kể
từ hôm nay vợ chồng mình sẽ thờ anh Hai bên cạnh song thân hai bên nội
ngoại. Thầy cũng thử tính nhẩm cái ngày từ trần của mẹ Khánh An, ô hay
sao có sự trùng hợp kỳ lạ như vậy, tính ra anh chị mất cùng ngày, cùng
tháng chỉ cách nhau hai năm thôi, như vậy cũng tiện vì khi cúng anh,
mình vái luôn chị nữa để vong linh hai người họ cùng về sum họp vui vẻ.
Trước ly hương của giáo Cương, bên bé An được mẹ vấn khăn tang nhỏ trên
trán, vợ chồng thầy xin hứa với anh chị là sẽ nuôi bé An ăn học thành
tài, rồi trước khi gả chồng cho nó, chúng em sẽ nói cho nó biết ba má
của nó là ai, để nó đích thân thờ phượng anh chị...
Dì Mười bảo mợ giáo sẽ sinh em bé vào năm sau. Thì cũng đúng một phần,
thật ra không phải năm sau đâu mà hơn hai năm sau nữa, mợ mới cấn thai.
Ôi thôi vợ chồng thầy mừng tíu tít, nay bé Khánh An đã hơn 3 tuổi rất
khôn ngoan, nói chuyện thật giỏi, bé rất vui khi được biết mình sắp có
em, bé hỏi :
-- Em bé sẽ ngủ với ai hả ba mẹ ?
Chính câu hỏi của bé An đã gợi cho vợ chồng thầy có ý
nghĩ là cần cái nhà lớn hơn vì nhân số gia đình nầy đã tăng rồi. Thế là
vợ chồng họ bàn tính cái chuyện cất nhà mới để đón nhận em bé chào đời.
Xin bạn đọc hiểu thêm vào thời kỳ đó đồng lương giáo chức tuy không
phải là nhiều nhưng đối với thời giá khi ấy thì rất là dễ sống. Vã lại
vợ chồng thầy là dân miệt trên là cái nơi dù có làm đầu tắt mặt tối đi
nữa cũng chưa chắc kiếm được nhiều tiền nên người trên đó đã quen cái
tính chắt chiu cần kiệm. Hiện tại ông bà nầy đã để dành kha khá tiền rồi
đấy, tính ra thì họ có thể xây nhà gạch được, nhưng sau đó họ không còn
tiền để mua sắm bàn ghế, giường, tủ mới trong nhà. Thôi thì họ quyết
định phải dựng cái nền cho thật vững chắc để sau nầy sẽ xây tường gạch
thay thế cho 4 mặt vách ván bổ kho, mái thì lợp ngói cho sạch sẽ, bề
ngang rộng chừng 6m, dài chừng 20m sẽ cất sát với con lộ dẫn vô xóm nầy,
giống như những nhà bên cạnh họ. Chứ không cất trên nền nhà cũ, nghĩa
là thụt vô sâu phía sau, gần mé sông.
Gia đình họ
dọn vào nhà mới được chừng ba tháng thì mợ giáo đập bầu. Họ rất vui mừng
vì có thêm một công chúa nữa. Lạ một điều là em bé mới sinh rất giống
Khánh An, gia đình họ xem đây là một báo vật hiếm quý của trời ban, nên
đặt tên bé là Quý An. Trong nhà ba mẹ nó thường gọi chị em nó là An
chị, An em cho nó tiện. An chị giờ đã tròn 4 tuổi rất thương em hay xin
mẹ được giữ chai sữa cho em bú, luôn lẽo đẽo bên mẹ coi mẹ có sai bảo
chuyện gì không. Mợ giáo rất mê tính dị đoan, luôn cho An em mặc khín áo
quần cũ của chị nó bỏ ra, để em bé được mạnh giỏi. Rồi theo năm tháng
chúng nó lớn dần, đi học .....…
Mấy ngày nay rãnh rỗi, ông bà thử kiểm điểm lại những
thành tích gì mình có được sau 25 năm tha phương lập nghiệp tại xứ Nhu
Gia nầy. Thước phim nói về cuộc sống của họ cũng sắp gần hết. Khánh An
ra trường Nữ hộ sinh Quốc Gia trước khi Quý An ra trường sư phạm Vỉnh
Long đúng 4 năm. Cái chuyện Khánh An chọn học ngành hộ sinh đã làm mợ
giáo ngạc nhiên không ít, mợ hỏi : “Con gái mới lớn lên, sao lại chọn
học ngành mụ vậy con ?”. Khánh An cho biết cô rất trăn trở trước những
chuyện sinh nở khó khăn, kém vệ sinh, kém hiểu biết của người dân miền
quê vô hình chung làm cho lắm sản phụ hoặc nhiều bé sơ sinh phải thiệt
mạng một cách oan uổng. Mợ giáo định nói : Má con ngày xưa sau khi sanh
con ra có lẽ bị …mà chết tức tưởi như vậy đó. Rất may, mợ kịp thời dừng
lại …
Sau khi ra trường Khánh An được bổ nhiệm làm
việc tại quận Thạnh Trị, cũng nơi đây cô gặp thầy Lộc là cán sự Y Tế
đang làm Trưởng Chi ở quận nầy. Khánh An rất hiếu thảo, cô định mỗi
tháng cô tiêu xài một nữa tiền lương thôi còn một nữa cô sẽ phụ giúp cha
mẹ nuôi An em ăn học tới nơi tới chốn nhưng ba mẹ cô không chịu như
vậy, họ nói nếu cô thương em thì thường xuyên lên Sóc Trăng thăm nó, mua
cho nó chút bánh quà, cần nhất là khuyên bảo em cố gắng học hành cho
thật tốt là được rồi. Trở lại chuyện thầy thuốc Lộc và Khánh An, hai
người nầy có vẻ tâm đầu ý hợp nên họ bàn nhau tiến tới hôn nhân. Tin
nầy đã làm ông bà giáo mừng lắm, hai người quyết định phải nâng cấp ngôi
nhà nầy ngay bây giờ để xứng với sui gia, bằng cách xây tường gạch
chung quanh thay thế 4 vách ván bổ kho, rồi sàn nhà sẽ lót gạch bông che
phủ lớp gạch tàu phía dưới và nối dài thêm cái mái nhà sau chừng 7m
nữa, lợp bằng loại toile lạnh, sẽ là chỗ nghỉ mát xả hơi và cũng là nơi
để gia đình đôi khi cần ăn uống bên ngoài, thay đổi không khí cho vui.
Bây giờ nhà cửa đã sửa xong xuôi, lễ hỏi của Khánh An chừng độ một tháng
nữa. Thứ bảy nầy Khánh An về nhà để dự lễ kỵ cơm vợ chồng thầy giáo
Cương.
Khánh An đứng sau lưng ba mẹ, cô nghe rõ từng lời ba mẹ khấn bác Hai như sau :
-- Thưa với anh chị, Khánh An nay đã ăn học thành tài rồi
và đã có người đến hỏi cưới nó cho con trai của họ. Theo như lời vợ
chồng em đã hứa với anh chị : thì đây đúng là lúc hai em phải cho nó
biết anh chị mới chính là người sinh ra nó. Xin anh chị phò hộ cho nó…
Khánh An thật hụt hẵng gần như chết điếng theo từng lời nói
của ba mẹ, nàng quá xúc động, mặt tái xanh, nước mắt đầm đìa, nàng khóc
rất to rồi hết ôm bà giáo đến ông giáo, miệng luôn hỏi :
-- Chuyện đó là thật sao ba, mẹ ? Con là con bác Hai ? Con không tin chuyện đó đâu. Con không tin, con không tin…
Ông giáo ôm con, Khánh An được dịp ngã đầu vào ngực cha khóc sướt mướt, ông vuốt tóc con, hôn lên trán rồi vỗ về :
-- Con có là con của 'ba má Hai’ hay con của ba mẹ đây,
chuyện đó đâu có gì khác biệt vì mình đều là con cháu dòng họ Vũ Minh :
Vũ Minh Cương, Vũ Minh Hiến gốc gác ở Chơn Thành. Con hãy bình tâm nghe
ba mẹ nói đây : Ông chậm rãi kể rõ ngọn ngành : cách đây 19 năm, vào một
đêm mưa gió có một người đàn ông một tay bế đứa con, tay kia xách chiếc
giỏ, đi vào nhà nầy…rồi chừng hơn một năm sau cũng vào một đêm tối trời
có một cậu bé đến đưa tin chẳng lành…Con thấy đó, ba mẹ rất ít con, chỉ
có An chị và An em thôi vì thế ba mẹ hết mực yêu quí hai đứa. Còn cái
chuyện ba mẹ phải hứa với ba má Hai cốt là để an ủi vong linh hai người
họ, cho họ an lòng siêu thoát. Khi nào An em về nhà, ba mẹ dạy nó kể từ
nay phải gọi bác Hai bằng ba má Hai cũng giống như con để họ vui vì họ
cũng có 2 công chúa giống như ba mẹ vậy…
Thật là hiệu
nghiệm vô song vì trên đời nầy không có lời an ủi vổ về nào mà tạo cái
ấm áp hoặc được xoa dịu êm ái bằng lời của chính mẹ cha mình. Khánh An
cảm thấy dễ chịu hẵn, nàng rời cha quay sang ôm mẹ, thỏ thẻ với mẹ rằng :
-- Tội nghiệp ba má Hai quá hở mẹ. Con nhớ ra rồi, cái
ngày con báo cho ba mẹ biết là con đã thi đậu vào trường Hộ Sinh Quốc
Gia, thì mẹ hỏi con sao lại chọn học ngành đó ? Sau đó con thấy mẹ ấm ớ
như muốn nói với con điều gì đó nhưng lại thôi, thì ra mẹ muốn cho con
biết má Hai mất cũng vì bị nhiễm trùng lúc sanh nở nhưng mẹ chực nhớ đây
chưa phải là lúc để nói với con điều đó, đúng vậy không mẹ ? Còn con,
sau khi hết trung học không biết có phải má Hai xúi giục con đeo đuổi
con đường ấy để tạo phước đức cho gia đình mình chăng, mà sao tự nhiên
con lại ưa thích cái nghề nầy, mới lạ chớ. Còn chuyện nữa, con muốn hỏi
ba mẹ là : khi con có chồng rồi, con rước ba má Hai về thờ có được
không, thưa ba mẹ ?
Ông giáo cười xòa, xoa đầu con rồi bông đùa nói :
-- Con gái rượu của tôi định bắt chước nàng Kiều Nguyệt
Nga về cái khâu bưng theo bàn thờ khi bước chân vào nhà chồng đây mà.
Nghe ba nói nè : Gia đình Lộc chỉ có nó là con trai, cha mẹ nó còn sống
sờ sờ, con đem ba má Hai vào thờ thì coi sao đặng, thôi thì lâu nay ảnh
chỉ vẫn ở với ba mẹ quen rồi, thì không nên dời đổi, con ạ. Đợi khi nào
ba mẹ qua đời thì con muốn làm gì đó thì làm.
--
Chừng đó con sẽ thờ luôn 4 ông bà gồm ba má Hai và ba mẹ vì con là con
trưởng trong gia đình nầy mà. Đúng không ba mẹ ? Lúc ấy ai dám ngăn cản
con, con quyết sẽ ăn thua đủ cho mà coi…
Và rồi Quý
An ra trường vào năm 1961, cũng được bổ nhiệm về dạy ở quận Thạnh Trị đã
được một năm nay, chuyện đó làm ông bà giáo vui lắm vì như thế ông bà
không phải lo nơi ăn chốn ở cho cô con gái út. Thắm thoát đó, bây giờ An
chị đã có hai đứa con trai, thằng lớn Thượng Khanh gần 4 tuổi, cậu nhỏ
Thượng Ân đã hơn hai mươi tháng, hai nhóc con nầy rất quyến luyến ông bà
ngoại. Còn hai chị em nhà ngày càng lớn càng giống nhau từ mặt mũi, vóc
dáng chiều cao vì vậy người ngoài dễ nhầm lẫn, như có lần Quý An đang
dạo trong chợ
Phú Lộc, bỗng dưng có một bà nọ tới nắm lấy tay cô, tỏ vẻ mừng rỡ rồi
lại khen cô rối rít nữa chớ, vì cứ tưởng cô đã đỡ đẻ cho con dâu của bà,
khiến Quý An phải đính chánh mệt hơi. Nhưng tánh nết hai cô nầy có
phần khác : Quý An nhu mì hiền hậu và cần mẫn giống y như mẹ vậy, còn
Khánh An thông minh, lịch thiệp, tự tin, luôn ý thức trách nhiệm. Trong
gia đình An chị là đứa con rất hiếu thảo thường giúp ba mẹ giải quyết ổn
thỏa mọi vấn đề xem ra khó khăn đối với họ, ngoài ra cô còn là người
chị tốt rất thương em, luôn đỡ đần dẫn dắt em. Cách đây vài tháng cô đã
giới thiệu người em họ của thầy Lộc là giáo sư Toàn đang dạy học tại Bạc
Liêu với lại em gái của mình để hai đàng quen biết nhau, hiện tại hai
người họ đang trong vòng tìm hiểu nhau, xem ra cũng hợp ý lắm biết đâu
sẽ tiến xa hơn. Hôm tuần rồi vợ chồng An chị với hai con, và An em có về
nhà chơi, được ba mẹ cho biết gia đình mình đã sống tại Nhu Gia nầy
đúng 25 năm rồi đấy, thế là bà chị cả Khánh An bàn với cô em út Quý An
quyết định phải tổ chức một cái tiệc thật trọng đại để ăn mừng ba mẹ
mình đã có hai mươi lăm năm lập nghiệp tại nơi đây, cô chị còn hứa sẽ
mời ba má chồng đến chung vui cùng ba mẹ và có cả giáo sư Toàn …
Nguyên Quân 225