Truyện Ngắn & Phóng Sự
Tiếng ve mùa cũ
Hẳn trong chúng ta ai cũng có những con đường đáng nhớ đầy hoài niệm. Những con đường dài ngắn, ngập nắng dãi mưa dầm trong suốt tháng năm cuộc lữ. Những con đường chỉ một lần bước qua hay những con đường mòn gót giày hai buổi. Những con đường đất nhỏ nhắn giữa hàng cau hay những con đường rộng thênh thang tay với, mà bóng người yêu như xa lắm ở hai vỉa hè. Những con đường ngập hương hoa sữa hay đầy xác lá me. Những con đường có hàng cây phong thay lá vàng sang mùa hay những con đường bạch dương ngập tuyết trắng. Những con đường hai bên là phố với những hàng hiên rong rêu ngồi ngóng buồn chạy xuôi về cuối ngõ…
Với hắn con đường đẹp nhất là con đường nơi hắn từng sống những tháng năm học trò thơm thảo. Con đường nằm trong lòng thành nội Huế, đường Ðoàn Thị Ðiểm. Ðường phượng bay mù không lối vào./ Hàng cây lá xanh gần với nhau.(TCS) Dù không phải là đường phượng bay như bao người vẫn nghĩ. (Ðường phượng bay là đường Trịnh Minh Thế, chạy dọc theo công viên xanh mát bờ bắc sông Hương, kéo dài từ cửa Ngăn cho đến cầu Bạch Hổ.) Hắn vẫn xem đó là đường phượng bay. Hắn tự hào đã từng sống trên con đường ngắn tuyệt đẹp đã đi vào thi ca, âm nhạc…
Con đường này bắt đầu từ đường Ngọ Môn giữa Cửa Thượng Tứ và Cửa Ngăn, đến cuối đường là Hồ Tịnh Tâm. Từ đoạn giữa của đường ở ngã ba Mai Thúc Loan đến Hồ Tịnh đã có nhà cửa hai bên nhấp nhô, nên đẹp nhất chỉ là đoạn từ Ngọ Môn đến Mai Thúc Loan. Một bên là bờ hồ dọc Ðại Nội, một bên là hông của những công sở, trường học như Hàm Nghi, Tàng Cổ Viện, Tôn Nhơn Phủ và các con đường nhỏ của lục Bộ, Bộ Thị (Nguyễn Biểu), Bộ Tham (Ðặng Dung), Bộ Lục (Nguyễn Chí Diểu), Bộ Học (Hàn Thuyên). Có một con rãnh nhỏ thoát nước rồi đến hai hàng cây phượng và muối, đứng thẳng cao vươn những nhánh cây, chòm lá đan kết vào nhau trên cao. Vòm cây như hai bàn tay đan ngón, khum lại vào nhau để che kín một lối đi về lay lắt đẹp. Phượng và muối xen kẽ vào nhau, vai tựa vai, môi má cận, kề để trên cao có những tán lá xanh mướt dày đặc, che kín những mắc cỡ dấu yêu trai gái hẹn hò và những bước chân bối rối…
Mùa hè hoa phượng nở, cháy đỏ khát khao trong nắng vàng nám da. Trời xanh trong vắt. Hàng cây muối khiêm nhường trổ ra những chùm trái xanh tròn, để làm nền xanh cho phượng rực rỡ khoe khoang. Cơn gió hè khô nóng đi qua hoàng thành làm lao xao những bông phượng đỏ lay bay. Chấp chới trong tiếng ve râm ran giữa lặng thinh sâu lắng, những đóa sen hồng trong bờ hồ Ðại Nội trầm mặc rêu phong hé nụ tỏa hương.
Những tháng hè dài rộng, hắn hay cùng bạn học hái trái phượng, mê say những hạt phượng bùi chát nhẹ. Những bông phượng chua chua, cánh nở thắm như lan đỏ. Bứt những cọng nhụy vàng như cọng giá non, móc vào nhau như móc ngoéo ngón tay thề thốt thủy chung. Tối mang về ép vào sổ lưu niệm ngày xanh để nhớ một mùa hè sắp qua. Những hàng cây muối cũng đi vào tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Trái muối tròn, nở thành chùm như những hòn bi nhỏ bằng đầu đũa. Nhét hai trái muối vào hai đầu vỏ nhựa cây viết Bic nguyên tử, dùng cây đũa tre vót tròn đút vào một đầu thụt, trái muối bị nén ép bung ra đầu kia, tiếng nổ bôm bốp giòn tan như tiếng cười tuổi thơ, chạy núp trốn tìm sau những thân cây già nua to hơn vòng tay ôm tuổi nhỏ.
Hắn thường trèo qua bức tường thành đổ nát sau bom đạn Mậu Thân vào Ðại Nội xem tượng Cô Gái Hóng Trăng của anh đầu hắn để lại trong sân vườn Cao Ðẳng Mỹ Thuật; vào trường Quốc Gia Âm Nhạc nghe thằng H. con thầy Ngô Ganh kéo vỹ cầm day dứt… Con đường trước trường Mỹ Thuật ra cửa Hiển Nhơn có hàng cây nhãn già nua thật mát, rễ bật trên mặt đất nhăn nheo, già cỗi như năm tháng vàng son thuở nào. Những trái nhãn lồng ngọt lịm thanh tao, những hạt nhãn đen nhánh, tròn to như đôi mắt cô bé trường Ðồng Khánh hắn yêu đầu đời. Cô bé với mái tóc ngang vai như nét vẽ của ViVi trên tuần san Tuổi Hoa. Những đêm bé đi học thêm, mượn cớ ghé nhà hắn hẹn hò trong vườn nhãn giữa hai hàng chè tàu. Rồi hắn đưa cô bé dạo bước về trên con đường phượng bay. Ánh trăng hè xuyên qua những kẽ lá làm nên những chùm hoa trăng loang loáng. Ánh trăng dọi vào bức tường thành cổ như những mảng nắng khuya soi bóng một cuộc tình thơ ngây. Và tà áo dài của cô bé lay bay theo gót chân quấn quýt, trắng sáng trong đêm tối giữa vòm cây mù mịt một lối tình.
Ngang qua cửa Hiển Nhơn có hai con Lân linh hiển. Bên trong cửa là Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật và Trường Quốc Gia Âm Nhạc. Hắn hay cúi đầu khấn nguyện và ước mơ trở thành người vinh hiển. Hắn yêu thích nghệ thuật. Hắn mong ước học vẽ. Nhiều đêm hắn mơ thấy mình chắp cánh bay cao hơn những hàng cây thắp nến hai hàng, bay qua những hàng phượng vỹ và muối, vươn đôi cánh dài rộng qua tường thành nội để trở thành họa sĩ. Hắn thi vào trường Mỹ Thuật một sáng tháng Bảy. Cây viết chì 2B đen nhánh (cô bé tặng hắn đêm qua với lời chúc may mắn) chạy dài những đường nét đậm nhạt trên khung giấy vẽ. Ông già người mẫu lưng trần với chiếc quần cộc, gầy gò và kiên nhẫn ngồi yên bất động. Chỉ có khoé mắt ông nhấp nháy những ánh buồn xa xăm. Ánh sáng của ngày đổ dần bóng ông trên nền đất. Căn phòng yên ắng ngoài tiếng bút chì sột soạt. Nắng chiều oi bức, ngột ngạt nhưng đầy hy vọng.
Hắn làm bài thi suôn sẻ. Hắn hài lòng và tự tin với những nét vẽ của mình. Vài đứa bạn cùng lớp có lý lịch xấu như hắn bỏ đi uống cà phê Nội Thành ở đường Ngô Sỹ Liên, bên hông trường Nguyễn Huệ trong cùng ngày thi, bởi biết rằng lý lịch xấu chẳng thể nào đậu. Riêng hắn vẫn thơ ngây và hy vọng. Hy vọng là cái mà hắn và gia đình còn lại sau những đổi dời dâu bể, tài sản nhà cửa bị mất trắng… Hắn hy vọng bởi hắn tin nghệ thuật sẽ cứu rỗi cái đẹp. Và cái đẹp không dính dáng đến lý lịch của quá khứ. Thời nào cũng yêu quý cái đẹp. Hắn nhiều hy vọng bởi hắn có chút máu nghệ sỹ, tin tưởng ở những rung động thẩm mỹ của mình. Hắn hy vọng vì có một cô bé với đôi mắt đen như hột nhãn đang tin cậy, chờ mong ngày tình vừa chớm long lanh…
Một tháng sau mạ hắn gầy gò buông giỏ đi chợ về, ngồi rưng rưng: Ông chú họ lao công trong trường nói mi làm răng mà đậu được! Người ta chia làm 15 thứ hạng ưu tiên, nhà mình thuộc hạng 13…Cần một cái quạt bàn Sanyo khoảng năm chục ngàn thì may ra…Mà mạ thì nợ nần khắp nơi… Mà đó mới chỉ là bên trường, còn bên thành phố nữa con ơi! Họ không tin mình mô. Tao nghe họ nói hồng hơn chuyên…Mạ nói ấp úng rồi thở dài.
Hắn rớt đại học. Ước mơ làm họa sỹ của hắn như xác phượng đỏ nát nhàu trên lối về. Những tán cây cao trên đầu không che chở nổi một ước mơ xanh vừa nhú mầm đã héo ngọn. Nhiều đêm và nhiều năm sau đó hắn vẫn quẩn quanh vô ra thành nội qua con đường này. Hắn vẫn cùng đi với sương sớm mù đông hay cùng nắng khuya, đêm trăng lên để làm công việc tay chân độ nhật. Con đường như già nua và tối tăm hơn về khuya. Những ánh đèn đường hắt hiu tội nghiệp. Gió như buồn thinh thôi rong đùa cùng lá. Hàng cây hai bên đường như bức tường thành kia lặng câm, vô cảm. Thăm thẳm một nỗi cô đơn thật mù không lối vào. Thành nội dường như chật chội hơn mỗi ngày…
Hắn ra đi một đêm không trăng. Chỉ có chén trà độc ẩm kia nơi sân ga không một ai đưa tiễn. Hàng cây phượng muối chỉ còn nghe vọng tiếng còi tàu u uất. Ðoàn tàu như được thổi đi bằng hàng ngàn cánh quạt bàn. Mỗi chiếc quạt bàn Sanyo là một gia tài thời ấy. Một chiếc quạt bàn quyết định tương tai của tuổi trẻ. Mỗi chiếc quạt bàn quyết định số phận một con người… Hắn đi – rồi đi xa lắc. Ðến những nơi không có nắng khuya và phượng vỹ. Không có trái muối tròn và những hột nhãn đen nhánh như đôi mắt cô bé ngày xưa. Hắn không trở thành họa sỹ như hắn thường ước mơ. Nhưng hắn đã vẽ thật nhiều. Những bức tranh nguệch ngoạc xấu xí nhưng đầy tự do phóng túng. Bức nào cũng có chút đỏ của phượng, chút xanh lá của trái muối, chút đen nhánh của hột nhãn và đầy lay lắt ánh nắng khuya trên con đường hoài niệm.
Những riêng vệt màu nắng khuya hắn pha hoài một đời không ra. Dù với cả tấm lòng độ lượng với quá khứ hư hao.
SB – Austin, 2013
( Báo Trẻ )
Tiếng ve mùa cũ
Hẳn trong chúng ta ai cũng có những con đường đáng nhớ đầy hoài niệm. Những con đường dài ngắn, ngập nắng dãi mưa dầm trong suốt tháng năm cuộc lữ. Những con đường chỉ một lần bước qua hay những con đường mòn gót giày hai buổi. Những con đường đất nhỏ nhắn giữa hàng cau hay những con đường rộng thênh thang tay với, mà bóng người yêu như xa lắm ở hai vỉa hè. Những con đường ngập hương hoa sữa hay đầy xác lá me. Những con đường có hàng cây phong thay lá vàng sang mùa hay những con đường bạch dương ngập tuyết trắng. Những con đường hai bên là phố với những hàng hiên rong rêu ngồi ngóng buồn chạy xuôi về cuối ngõ…
Với hắn con đường đẹp nhất là con đường nơi hắn từng sống những tháng năm học trò thơm thảo. Con đường nằm trong lòng thành nội Huế, đường Ðoàn Thị Ðiểm. Ðường phượng bay mù không lối vào./ Hàng cây lá xanh gần với nhau.(TCS) Dù không phải là đường phượng bay như bao người vẫn nghĩ. (Ðường phượng bay là đường Trịnh Minh Thế, chạy dọc theo công viên xanh mát bờ bắc sông Hương, kéo dài từ cửa Ngăn cho đến cầu Bạch Hổ.) Hắn vẫn xem đó là đường phượng bay. Hắn tự hào đã từng sống trên con đường ngắn tuyệt đẹp đã đi vào thi ca, âm nhạc…
Con đường này bắt đầu từ đường Ngọ Môn giữa Cửa Thượng Tứ và Cửa Ngăn, đến cuối đường là Hồ Tịnh Tâm. Từ đoạn giữa của đường ở ngã ba Mai Thúc Loan đến Hồ Tịnh đã có nhà cửa hai bên nhấp nhô, nên đẹp nhất chỉ là đoạn từ Ngọ Môn đến Mai Thúc Loan. Một bên là bờ hồ dọc Ðại Nội, một bên là hông của những công sở, trường học như Hàm Nghi, Tàng Cổ Viện, Tôn Nhơn Phủ và các con đường nhỏ của lục Bộ, Bộ Thị (Nguyễn Biểu), Bộ Tham (Ðặng Dung), Bộ Lục (Nguyễn Chí Diểu), Bộ Học (Hàn Thuyên). Có một con rãnh nhỏ thoát nước rồi đến hai hàng cây phượng và muối, đứng thẳng cao vươn những nhánh cây, chòm lá đan kết vào nhau trên cao. Vòm cây như hai bàn tay đan ngón, khum lại vào nhau để che kín một lối đi về lay lắt đẹp. Phượng và muối xen kẽ vào nhau, vai tựa vai, môi má cận, kề để trên cao có những tán lá xanh mướt dày đặc, che kín những mắc cỡ dấu yêu trai gái hẹn hò và những bước chân bối rối…
Mùa hè hoa phượng nở, cháy đỏ khát khao trong nắng vàng nám da. Trời xanh trong vắt. Hàng cây muối khiêm nhường trổ ra những chùm trái xanh tròn, để làm nền xanh cho phượng rực rỡ khoe khoang. Cơn gió hè khô nóng đi qua hoàng thành làm lao xao những bông phượng đỏ lay bay. Chấp chới trong tiếng ve râm ran giữa lặng thinh sâu lắng, những đóa sen hồng trong bờ hồ Ðại Nội trầm mặc rêu phong hé nụ tỏa hương.
Những tháng hè dài rộng, hắn hay cùng bạn học hái trái phượng, mê say những hạt phượng bùi chát nhẹ. Những bông phượng chua chua, cánh nở thắm như lan đỏ. Bứt những cọng nhụy vàng như cọng giá non, móc vào nhau như móc ngoéo ngón tay thề thốt thủy chung. Tối mang về ép vào sổ lưu niệm ngày xanh để nhớ một mùa hè sắp qua. Những hàng cây muối cũng đi vào tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Trái muối tròn, nở thành chùm như những hòn bi nhỏ bằng đầu đũa. Nhét hai trái muối vào hai đầu vỏ nhựa cây viết Bic nguyên tử, dùng cây đũa tre vót tròn đút vào một đầu thụt, trái muối bị nén ép bung ra đầu kia, tiếng nổ bôm bốp giòn tan như tiếng cười tuổi thơ, chạy núp trốn tìm sau những thân cây già nua to hơn vòng tay ôm tuổi nhỏ.
Hắn thường trèo qua bức tường thành đổ nát sau bom đạn Mậu Thân vào Ðại Nội xem tượng Cô Gái Hóng Trăng của anh đầu hắn để lại trong sân vườn Cao Ðẳng Mỹ Thuật; vào trường Quốc Gia Âm Nhạc nghe thằng H. con thầy Ngô Ganh kéo vỹ cầm day dứt… Con đường trước trường Mỹ Thuật ra cửa Hiển Nhơn có hàng cây nhãn già nua thật mát, rễ bật trên mặt đất nhăn nheo, già cỗi như năm tháng vàng son thuở nào. Những trái nhãn lồng ngọt lịm thanh tao, những hạt nhãn đen nhánh, tròn to như đôi mắt cô bé trường Ðồng Khánh hắn yêu đầu đời. Cô bé với mái tóc ngang vai như nét vẽ của ViVi trên tuần san Tuổi Hoa. Những đêm bé đi học thêm, mượn cớ ghé nhà hắn hẹn hò trong vườn nhãn giữa hai hàng chè tàu. Rồi hắn đưa cô bé dạo bước về trên con đường phượng bay. Ánh trăng hè xuyên qua những kẽ lá làm nên những chùm hoa trăng loang loáng. Ánh trăng dọi vào bức tường thành cổ như những mảng nắng khuya soi bóng một cuộc tình thơ ngây. Và tà áo dài của cô bé lay bay theo gót chân quấn quýt, trắng sáng trong đêm tối giữa vòm cây mù mịt một lối tình.
Ngang qua cửa Hiển Nhơn có hai con Lân linh hiển. Bên trong cửa là Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật và Trường Quốc Gia Âm Nhạc. Hắn hay cúi đầu khấn nguyện và ước mơ trở thành người vinh hiển. Hắn yêu thích nghệ thuật. Hắn mong ước học vẽ. Nhiều đêm hắn mơ thấy mình chắp cánh bay cao hơn những hàng cây thắp nến hai hàng, bay qua những hàng phượng vỹ và muối, vươn đôi cánh dài rộng qua tường thành nội để trở thành họa sĩ. Hắn thi vào trường Mỹ Thuật một sáng tháng Bảy. Cây viết chì 2B đen nhánh (cô bé tặng hắn đêm qua với lời chúc may mắn) chạy dài những đường nét đậm nhạt trên khung giấy vẽ. Ông già người mẫu lưng trần với chiếc quần cộc, gầy gò và kiên nhẫn ngồi yên bất động. Chỉ có khoé mắt ông nhấp nháy những ánh buồn xa xăm. Ánh sáng của ngày đổ dần bóng ông trên nền đất. Căn phòng yên ắng ngoài tiếng bút chì sột soạt. Nắng chiều oi bức, ngột ngạt nhưng đầy hy vọng.
Hắn làm bài thi suôn sẻ. Hắn hài lòng và tự tin với những nét vẽ của mình. Vài đứa bạn cùng lớp có lý lịch xấu như hắn bỏ đi uống cà phê Nội Thành ở đường Ngô Sỹ Liên, bên hông trường Nguyễn Huệ trong cùng ngày thi, bởi biết rằng lý lịch xấu chẳng thể nào đậu. Riêng hắn vẫn thơ ngây và hy vọng. Hy vọng là cái mà hắn và gia đình còn lại sau những đổi dời dâu bể, tài sản nhà cửa bị mất trắng… Hắn hy vọng bởi hắn tin nghệ thuật sẽ cứu rỗi cái đẹp. Và cái đẹp không dính dáng đến lý lịch của quá khứ. Thời nào cũng yêu quý cái đẹp. Hắn nhiều hy vọng bởi hắn có chút máu nghệ sỹ, tin tưởng ở những rung động thẩm mỹ của mình. Hắn hy vọng vì có một cô bé với đôi mắt đen như hột nhãn đang tin cậy, chờ mong ngày tình vừa chớm long lanh…
Một tháng sau mạ hắn gầy gò buông giỏ đi chợ về, ngồi rưng rưng: Ông chú họ lao công trong trường nói mi làm răng mà đậu được! Người ta chia làm 15 thứ hạng ưu tiên, nhà mình thuộc hạng 13…Cần một cái quạt bàn Sanyo khoảng năm chục ngàn thì may ra…Mà mạ thì nợ nần khắp nơi… Mà đó mới chỉ là bên trường, còn bên thành phố nữa con ơi! Họ không tin mình mô. Tao nghe họ nói hồng hơn chuyên…Mạ nói ấp úng rồi thở dài.
Hắn rớt đại học. Ước mơ làm họa sỹ của hắn như xác phượng đỏ nát nhàu trên lối về. Những tán cây cao trên đầu không che chở nổi một ước mơ xanh vừa nhú mầm đã héo ngọn. Nhiều đêm và nhiều năm sau đó hắn vẫn quẩn quanh vô ra thành nội qua con đường này. Hắn vẫn cùng đi với sương sớm mù đông hay cùng nắng khuya, đêm trăng lên để làm công việc tay chân độ nhật. Con đường như già nua và tối tăm hơn về khuya. Những ánh đèn đường hắt hiu tội nghiệp. Gió như buồn thinh thôi rong đùa cùng lá. Hàng cây hai bên đường như bức tường thành kia lặng câm, vô cảm. Thăm thẳm một nỗi cô đơn thật mù không lối vào. Thành nội dường như chật chội hơn mỗi ngày…
Hắn ra đi một đêm không trăng. Chỉ có chén trà độc ẩm kia nơi sân ga không một ai đưa tiễn. Hàng cây phượng muối chỉ còn nghe vọng tiếng còi tàu u uất. Ðoàn tàu như được thổi đi bằng hàng ngàn cánh quạt bàn. Mỗi chiếc quạt bàn Sanyo là một gia tài thời ấy. Một chiếc quạt bàn quyết định tương tai của tuổi trẻ. Mỗi chiếc quạt bàn quyết định số phận một con người… Hắn đi – rồi đi xa lắc. Ðến những nơi không có nắng khuya và phượng vỹ. Không có trái muối tròn và những hột nhãn đen nhánh như đôi mắt cô bé ngày xưa. Hắn không trở thành họa sỹ như hắn thường ước mơ. Nhưng hắn đã vẽ thật nhiều. Những bức tranh nguệch ngoạc xấu xí nhưng đầy tự do phóng túng. Bức nào cũng có chút đỏ của phượng, chút xanh lá của trái muối, chút đen nhánh của hột nhãn và đầy lay lắt ánh nắng khuya trên con đường hoài niệm.
Những riêng vệt màu nắng khuya hắn pha hoài một đời không ra. Dù với cả tấm lòng độ lượng với quá khứ hư hao.
SB – Austin, 2013
( Báo Trẻ )