(AFP) - Ukraina cáo buộc Nga ngăn chặn đàm phán trao đổi tù nhân.
Hôm nay, 30/11/2023, ủy viên Nhân quyền của Ukraina, phát biểu trước
Quốc Hội, tố cáo: ‘‘Mọi nỗ lực từ phía Kiev đều vấp phải thái độ bất hợp
tác của Nga’’. Lần trao đổi tù binh cuối cùng giữa hai bên diễn ra vào
tháng 8/2023.
(AFP) - Tối cao Pháp Viện Nga quyết cấm phong trào của người đồng tính và chuyển giới hoạt động. Phán quyết có hiệu lực ngay lập tức kể từ hôm 30/11/2023. "Phong trào Xã hội Quốc tế LGBT" bị tư pháp Nga xếp vào danh sách các tổ chức "cực đoan".
(AFP) - Pháp : Bộ trưởng Tư Pháp được tuyên trắng án. Tòa
án đặc biệt chuyên xét xử các quan chức cao cấp của chính quyền Pháp
(Cour de Justice de la République) hôm 29/11/2023 phán quyết rằng bộ
trưởng Tư Pháp Eric Dupond-Moretti ‘‘không phạm tội’’ trong vụ xử về ‘‘lạm dụng quyền lực’’.
(AFP) - Nạn nhân các đường dây buôn người tại Miến Điện bị ép bán nội tạng.
Tổ chức Blue Dragon hoạt động tại Việt Nam hôm 30/11/2023 báo động
những nạn nhân của các đường dây buôn người tại Miến Điện, phần lớn là
người Trung Quốc và Việt Nam, bị cưỡng bức làm việc cho các tổ chức lừa
đảo trên mạng. Nếu không đạt chỉ tiêu, những người này phải bán nội tạng
cho đủ số tiền quy định. Theo tổ chức này, ít nhất có khoảng 120.000
nạn nhân của các đường dây buôn người như trên đang bị cầm giữ tại Miến
Điện.
(AFP) - Pháp được chọn tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông 2030.
Hôm 29/11/2023, Ủy Ban Olympic Quốc Tế CIO thông báo Pháp là ứng viên
duy nhất được giữ lại để tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông 2030, sau khi đã
loại đơn của Thụy Điển và Thụy Sĩ. Thành phố Albertville, miền đông nước
Pháp, từng là điểm hẹn của các vận động viên quốc tế tại Thế Vận Hội
Mùa Đông 1992. Tổng thống Macron xem quyết định của CIO là một thành
công lớn "làm tỏa sáng thêm hình ảnh của Pháp với thế giới và là bệ phóng cho giới yêu thể thao của Pháp".
**********
Biển Baltic và những thách thức chiến lược cho Nga
Minh Anh
9–11 minutes
Cuộc
chiến kéo dài tại Ukraina đã dẫn đến việc tái cấu trúc địa chính trị
triệt để tại vùng biển Baltic, cũng như những biến đổi sâu sắc về thế
cân bằng quân sự giữa Nga và NATO. Tại vùng biển này, Nga đã bị mất thế
mạnh và năng lực đe dọa các nước láng giềng với việc triển khai sức mạnh
quân sự. Trên đây là một trong số các nhận định của nhà nghiên cứu địa
chính trị Pavel Baev, Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo.
Biển Baltic
là vùng biển rìa lục địa nằm ở Bắc Âu. Với diện tích rộng 364.800 km²,
nhỏ hơn Địa Trung Hải đến sáu lần, biển Baltic xếp hạng thứ 40 thế giới
về diện tích các vùng biển trên thế giới. Xét trên phương diện này, rõ
ràng biển Baltic có một tầm quan trọng khá khiêm tốn.
Từ « ao nhà » Đức, Liên Xô đến « ao nhà » NATO
Tuy
nhiên, vùng biển « chật hẹp, khép kín » này, với một lối ra duy nhất là
eo biển Skagerrak để đi ra biển Bắc và được bao bọc bởi chín quốc gia
là Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Đức và Đan
Mạch, cho thấy đây là khu vực có những mối liên lạc, các lợi ích cốt lõi
và tham vọng chồng chéo.
Chuyên gia địa chính trị Fabrice Ravel,
trong chuyên mục « Rendez-vous de la Geopolitique » (Điểm hẹn địa chính
trị), do ESCE – International Business School thực hiện, khi nhắc lại
từng giai đoạn lịch sử, đã chỉ ra rằng vùng biển Baltic còn là một chỉ
dấu cho thấy cường quốc thống trị trong khu vực:.
« Từ ngày
18/01/1871 cho đến ngày 11/11/1918, dưới thời đế chế Đức, người ta thấy
rõ là đế chế Đức đã thiết lập toàn bộ thế thống trị của mình, nhất là ở
phần phía nam của biển Baltic, đi từ Schleswig – Holstein, qua vùng
Poméranie, rồi chúng ta có Tây Phổ và Đông Phổ. Do vậy, biển Baltic thời
đó hoàn toàn là "ao nhà" của Đức.
Rồi trong giai đoạn
giữa hai cuộc chiến, mà thông qua việc tái cấu trúc, đã có những tranh
giành lẫn nhau về quyền lãnh đạo. Nhưng từ năm 1945, biển Baltic là "ao
nhà" của Liên Xô. Bởi vì người ta thấy rõ là điều quan trọng đối với ông
Stalin thời đó là đòi lấy vùng Kaliningrad.
Bởi vì, trên
thực tế, tại vịnh Phần Lan, nước biển bị đóng băng. Thế nên, điều chắc
chắn đối với Nga là phải có được lối ra các vùng biển nước ấm 12 tháng
trong năm. Vì vậy, khi kéo dài Hiệp ước Vacxava với Ba Lan và Cộng hòa
Dân chủ Đức, Liên Xô đã có thể mở rộng thế mạnh của mình tại Ba Lan và
Đông Đức. Và trên thực tế, biển Baltic đã trở thành "ao nhà" của Liên
Xô. Xin nhắc lại là nước Đức thời đó đã bị cắt làm hai trong suốt thời
kỳ Chiến tranh lạnh sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Rồi tình hình
sau đó lại thay đổi, với sự sụp đổ của Bức tường Berlin, Chiến tranh
lạnh kết thúc, Ba Lan gia nhập NATO năm 1999 và các nước vùng Baltic vào
NATO năm 2004, "ao nhà" thuộc về NATO. »
Cho đến trước khi
xảy ra cuộc chiến xâm lược Ukraina, biển Baltic vẫn luôn là một điểm
nóng, một trục tương tác giữa Nga và phương Tây, cụ thể là NATO. Nhưng
chiến dịch sáp nhập chớp nhoáng bán đảo Crimee của Matxcơva năm 2014 đã
thật sự gây sốc cho giới quân sự phương Tây, khi chợt nhận ra thế yếu
của mình trên mặt trận Baltic.
Phân tích lại một cách kỹ lưỡng các
cuộc tập trận chiến lược Zapad-2013 vào tháng 9/2013, các cuộc tập trận
không quân của Nga tháng 4/2013, NATO phát hiện là có thể mất ba đồng
minh Baltic Estonia, Latvia và Litva chỉ trong vòng 60 giờ nếu Nga chiếm
được hành lang Suwalki, nằm giữa Ba Lan và Litva, nhưng nối thành phố
Kaliningrad của Nga với Belarus, một đồng minh của Matxcơva. Còn Thụy
Điển có thể sẽ phải điều động một đội quân đồn trú mới có thể bảo vệ
quần đảo Gotland, trước một cuộc đổ bộ của Nga từ Kaliningrad cách đấy
tầm 350 km, theo một mô hình giả định.
Tuy nhiên, theo giáo sư
Pavel Baev, chuyên gia địa chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình ở
Oslo, nếu như ông nhìn nhận một chiến dịch tấn công quy mô lớn tại mặt
trận Baltic chưa bao giờ là một phần trong số các tham vọng chính trị,
hay như là ý định chiến lược của Nga trong suốt nửa cuối thập niên 2010,
thì mặt trận này dường như đang bị Nga « bỏ rơi », và có khả năng làm
suy yếu vị thế chiến lược vùng lãnh thổ Kaliningrad.
Ông viết : « Phần
lớn ưu tiên chiến lược của Nga là dành cho Bắc Cực khi cho tăng cường
mạnh mẽ hiện diện quân sự tại đây. Nga xem khu vực này như là một "trục
chiến lược riêng biệt", khác hoàn toàn với mặt trận Baltic, không những
trên phương diện địa lý (do triển vọng trở thành con đường hàng hải phía
bắc), mà cả về mặt chiến lược. Khu vực này tập trung nhiều nguồn lực
hạt nhân, chủ yếu ở bán đảo Kola. Tầm quan trọng của khu vực này còn
được thể hiện rõ qua việc Nga chính thức cho thành lập Bộ tư lệnh chiến
lược hỗn hợp mới cho hạm đội Biển Bắc và cấp cho bộ chỉ huy này quy chế
huyện quân sự vào tháng Giêng năm 2021.
Cuộc chiến xâm
lược Ukraina luôn là ưu tiên tuyệt đối trong kế hoạch và chuẩn bị quân
sự, bao gồm cả những nỗ lực to lớn tái thiết cơ sở hạ tầng quân sự tại
bán đảo Crimee, cũng như việc triển khai nhiều đơn vị và nguồn lực mới
sang « pháo đài » này, được cho là để ngự trị Hắc Hải. »
*********
Nhiều quan chức bỏ ra ngoài khi ngoại trưởng Nga công kích ở OSCE
TRẦN PHƯƠNG
4–5 minutes
Nhiều
quan chức bỏ ra ngoài khi ngoại trưởng Nga chỉ trích Tổ chức An ninh và
Hợp tác châu Âu (OSCE) đang trở thành một 'phần phụ' của NATO và Liên
minh châu Âu.
Trước
những người đồng cấp tại phiên họp cấp ngoại trưởng của OSCE, nhóm an
ninh khu vực lớn nhất thế giới này, ở Bắc Macedonia ngày 30-11, Ngoại
trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra nhiều phát biểu gây tranh cãi.
"Thật
không may, giới tinh hoa chính trị phương Tây, vốn tự cho mình có quyền
quyết định số phận của nhân loại, đã đưa ra lựa chọn thiển cận không có
lợi cho OSCE mà có lợi cho NATO... Một trong những thành phần quan
trọng của chính sách này là sự mở rộng liều lĩnh của NATO sang phía
Đông, bắt đầu sau khi Tổ chức Hiệp ước Warsaw tan rã", ông Lavrov nói.
Nhà
ngoại giao Nga chỉ trích phương Tây vì đã tiến hành "cuộc chiến tranh
lai" chống lại Nga và nói rằng Liên minh châu Âu đã trở thành một "dự án
chính trị hung hăng".
Theo tờ Guardian, một số quan chức đã rời khỏi cuộc họp khi ngoại trưởng Nga phát biểu.
Đáp
lại những chỉ trích về cuộc chiến Nga - Ukraine, ông Lavrov phản bác
với chỉ trích rằng OSCE đang trở thành một "phần phụ" của liên minh NATO
và Liên minh châu Âu.
Ông cho rằng OSCE đang trên bờ vực thẳm và phương Tây đang giết chết cơ hội hồi sinh tổ chức này, theo Hãng tin Reuters.
"Hãy
đối mặt với sự thật rằng tổ chức này đang ở trên bờ vực thẳm. Một câu
hỏi đơn giản được đặt ra: liệu việc đầu tư vào việc hồi sinh tổ chức này
có hợp lý không?", ông Lavrov nói.
Ông rời khỏi cuộc họp ngay sau khi phát biểu.
Được
thành lập vào năm 1975 để tạo diễn đàn đối thoại giữa các khối phương
Đông và phương Tây, OSCE đang gặp khó khăn khi cuộc chiến của Nga -
Ukraine nổ ra vào tháng 2-2022 đã gây ra một loạt căng thẳng nội bộ
nhóm.
Đầu tuần này, Ukraine và các đồng minh Estonia, Latvia, Ba
Lan và Lithuania tuyên bố sẽ tẩy chay hội nghị bộ trưởng thường niên,
trong đó Warsaw tuyên bố sự hiện diện của Nga là "không thể chấp nhận
được".
Ukraine muốn OSCE trục xuất Nga, như Hội đồng châu Âu đã
làm, cảnh báo tổ chức này sẽ phải đối mặt với "cái chết từ từ" nếu
Matxcơva vẫn còn trong nhóm.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt
tại bữa tối trước hội nghị thượng đỉnh cùng đại diện của các quốc gia
OSCE khác, tuy nhiên không tham dự cuộc họp ngày 30-11.
Trước đó,
nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, ông Josep Borrell, cho
biết ông hiểu sự bất an của một số quốc gia nhưng hoan nghênh quyết định
của Bắc Macedonia khi mời ông Lavrov tham gia.
"Đây sẽ là một dịp
tốt để ông ấy (Lavrov) lắng nghe trực tiếp từ những người tham gia cuộc
họp này lý do tại sao Nga lại bị lên án và cô lập", ông Borrell nói.
**********
Hy vọng Israel và Hamas ngừng bắn thêm 2 ngày
TRẦN PHƯƠNG
Ai
Cập cho biết các bên đàm phán đang thảo luận về việc ngừng bắn thêm 2
ngày sau khi lệnh ngừng bắn ngày 30-11 kết thúc. Trong khi đó Israel vẫn
đang thảo luận về 'giai đoạn tiếp theo' của cuộc chiến.
Ngày
30-11, người đứng đầu cơ quan truyền thông nhà nước Ai Cập Diaa Rashwan
tuyên bố nhà đàm phán Ai Cập và Qatar đang thúc đẩy việc gia hạn lệnh
ngừng bắn ở Gaza thêm 2 ngày. Cùng với đó là nhiều tù binh, con tin
Israel và Palestine hơn sẽ được thả và tăng cường cung cấp viện trợ nhân
đạo.
"Ai Cập sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức để đảm bảo dòng viện trợ
nhân đạo được tiếp tục đến phía bắc và phía nam Dải Gaza", Hãng tin
Reuters dẫn tuyên bố của phía Ai Cập.
Israel và phong trào Hồi
giáo Hamas đang trong ngày ngừng bắn thứ bảy kể từ cuối tuần trước.
Trong ngày 30-11, giờ địa phương, Hamas dự kiến thả thêm 10 con tin để
đổi lấy 30 tù nhân từ phía Israel. Lượng cứu trợ nhân đạo vào Gaza cũng
sẽ tương tự 6 ngày trước.
Lệnh ngừng bắn ngày 30-11 đạt được vào
phút cuối trước khi hết hạn vào sáng cùng ngày sau khi Israel xác nhận
đã nhận được danh sách con tin được thả trong ngày.
Trước đó, Tel Aviv đã khẳng định tiếp tục ngừng bắn nếu Hamas thả ít nhất 10 con tin mỗi ngày.
Các nước trên thế giới đang tiếp tục nỗ lực kéo dài ngừng bắn ở Dải Gaza để đưa hàng cứu trợ vào khu vực này.
Có
mặt tại Israel lần thứ 3 kể từ khi nổ ra xung đột vào ngày 7-10, Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng quá trình ngừng bắn đang có kết quả và
hy vọng sẽ kéo dài thỏa thuận.
Tuy nhiên, Israel đến nay vẫn kiên
quyết với mục tiêu của cuộc chiến ở Gaza. Trên mạng xã hội X, người
phát ngôn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảm ơn Mỹ vì đã hỗ trợ
trong việc "loại bỏ Hamas".
Ngoài ra, ông Netanyahu thảo luận với ông Blinken về "giai đoạn tiếp theo" của cuộc chiến.
Sau
cuộc gặp giữa ông Blinken và ông Netanyahu, Bộ Ngoại giao Mỹ nói ông
Blinken đã "tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với quyền của Israel
trong việc tự bảo vệ mình khỏi bạo lực khủng bố theo luật nhân đạo quốc
tế, và kêu gọi Israel thực hiện mọi biện pháp có thể để tránh gây tổn
hại cho dân thường".
Ngày 7-10, Hamas đánh vào Israel làm chết hơn
1.200 người và bắt giữ khoảng 240 con tin. Các đợt tấn công đáp trả của
Tel Aviv sau đó làm chết hơn 15.000 người ở Dải Gaza và gây ra cuộc
khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại đây.
COP28 khai mạc với chiến thắng của quỹ thảm họa khí hậu
Reuters
4–5 minutes
Hội
nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã giành được chiến
thắng sớm vào thứ Năm (30/11), với việc các đại biểu thông qua một quỹ
mới nhằm giúp các quốc gia nghèo đối phó với những thảm họa khí hậu tốn
kém.
Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber nói quyết định này đã gửi một
“tín hiệu tích cực về động lực tới thế giới và tới công việc của chúng
tôi ở Dubai”.
Khi thành lập quỹ vào ngày đầu tiên của hội nghị
COP28 kéo dài hai tuần, các đại biểu đã mở cửa cho các chính phủ công bố
các khoản đóng góp.
Và nhiều nước đã làm như vậy, khởi động một
loạt cam kết nhỏ mà các quốc gia hy vọng sẽ tạo ra một số tiền đáng kể,
bao gồm 100 triệu USD từ nước chủ nhà COP28 là Các Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất, 100 triệu USD từ Đức, ít nhất 51 triệu USD từ Anh, 17,5
triệu USD từ Hoa Kỳ và 10 triệu USD từ Nhật Bản.
Bước đột phá sớm
về một quỹ thảm họa mà các quốc gia nghèo hơn đã yêu cầu trong nhiều năm
có thể giúp thúc đẩy các thỏa hiệp khác được thực hiện trong hội nghị
thượng đỉnh kéo dài hai tuần.
Nhưng một số nhóm tỏ ra thận trọng,
lưu ý rằng vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm cả việc
quỹ sẽ được tài trợ như thế nào trong tương lai.
Harjeet Singh,
người đứng đầu chiến lược chính trị toàn cầu tại Climate Action Network
International, nói: “Việc không có chu kỳ bổ sung được xác định đặt ra
những câu hỏi nghiêm túc về tính bền vững lâu dài của quỹ”.
Ông
nói: “Trách nhiệm hiện nay thuộc về các quốc gia giàu có trong việc đáp
ứng các nghĩa vụ tài chính của họ theo cách tương xứng với vai trò của
họ trong cuộc khủng hoảng khí hậu”.
Adnan Amin, Giám đốc điều hành
của hội nghị thượng đỉnh COP28, nói với Reuters trong tháng này rằng
mục đích là đảm bảo hàng trăm triệu đô la cho quỹ thảm họa khí hậu trong
sự kiện này.
Giáo hoàng Phanxicô, người bị buộc phải hủy chuyến
đi tới COP28 vì đau bệnh, đã gửi một thông điệp trên nền tảng truyền
thông xã hội X: “Cầu mong những người tham gia #COP28 trở thành những
nhà chiến lược tập trung vào lợi ích chung và tương lai của con cái họ,
thay vì chỉ tập trung vào lợi ích của một số quốc gia hoặc doanh nghiệp
nhất định. Cầu mong họ thể hiện sự cao quý của chính trị chứ không phải
những điều hổ thẹn của nó”.
VẤN ĐỀ NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH
Trước
đó vào thứ Năm, ông Jaber đã khai mạc hội nghị thượng đỉnh bằng cách
kêu gọi các nước và các công ty nhiên liệu hóa thạch hợp tác với nhau để
đáp ứng các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.
Các chính phủ đang
chuẩn bị cho các cuộc đàm phán kéo dài về việc có nên đồng ý lần đầu
tiên về việc loại bỏ dần việc sử dụng than, dầu và khí đốt phát thải
CO2, nguồn phát thải chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu hay
không.
Ông Jaber, đồng thời là Giám đốc điều hành của công ty dầu
khí quốc gia ADNOC của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nhắm mục
tiệu đạt được một bầu khí hòa giải sau nhiều tháng bị chỉ trích về việc
bổ nhiệm ông làm người đứng đầu COP28.
Ông thừa nhận rằng có “quan
điểm mạnh mẽ” về ý tưởng đưa những ý kiến về nhiên liệu hóa thạch và
năng lượng tái tạo vào văn bản đàm phán.
Ông nói: “Điều cần thiết
là không có vấn đề nào bị bỏ sót. Và vâng, như tôi đã nói, chúng ta phải
tìm cách và đảm bảo có sự tham gia về vai trò của nhiên liệu hóa
thạch”.
Ông ca ngợi quyết định của đất nước mình trong việc “chủ
động tham gia” với các công ty nhiên liệu hóa thạch và lưu ý rằng nhiều
công ty dầu khí quốc gia đã áp dụng các mục tiêu đạt phát thải ròng bằng
0 vào năm 2050.
“Tôi rất biết ơn vì họ đã bước lên tham gia hành
trình thay đổi cuộc chơi này”, ông Jaber nói. “Tuy nhiên, tôi phải nói
rằng điều đó là chưa đủ và tôi biết rằng họ có thể làm được nhiều hơn
thế”.
Một nhiệm vụ quan trọng khác tại hội nghị thượng đỉnh là các
nước sẽ đánh giá tiến bộ của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu về khí
hậu toàn cầu, chủ yếu là mục tiêu của Thỏa thuận Paris về hạn chế tình
trạng nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C (3,6 độ F).Quá trình này, được
gọi là kiểm định toàn cầu, sẽ mang lại một kế hoạch cấp cao cho các
quốc gia biết họ cần phải làm gì.
**********
Nhật Bản yêu cầu quân đội Mỹ đình chỉ máy bay Osprey sau vụ tai nạn nghiêm trọng
Reuters
3–4 minutes
Nhật
Bản cho biết họ đã yêu cầu Hoa Kỳ đình chỉ tất cả các chuyến bay V-22
Osprey không khẩn cấp trên lãnh thổ của mình sau khi một chiếc rơi xuống
biển hôm thứ Tư (29/11) ở miền tây Nhật Bản, đánh dấu vụ tai nạn máy
bay quân sự Mỹ gây tử vong đầu tiên ở nước này trong 5 năm.
Không
quân Hoa Kỳ cho biết hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ tai nạn của chiếc
máy bay đang thực hiện một nhiệm vụ huấn luyện thường lệ, khiến ít nhất
một người thiệt mạng. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn để tìm 7 thành viên còn
lại của phi đoàn vẫn đang được tiến hành.
Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Bản Minoru Kihara nói tại quốc hội hôm thứ Năm: “Việc xảy ra một vụ
tai nạn như vậy gây lo lắng rất lớn cho người dân trong khu vực... và
chúng tôi đang yêu cầu phía Mỹ chỉ thực hiện các chuyến bay Ospreys tại
Nhật Bản sau khi những chuyến bay này được xác nhận là an toàn”.
Một
quan chức khác của Bộ Quốc phòng cho biết Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
(SDF), đơn vị cũng vận hành Ospreys, sẽ đình chỉ các chuyến bay của máy
bay vận tải này cho đến khi các chi tiết của vụ việc được làm rõ.
Phát
biểu với các phóng viên vào buổi tối, ông Kihara xác nhận các báo cáo
nói rằng quân đội Hoa Kỳ vẫn đang vận hành Osprey của họ, đồng thời cho
biết văn phòng phòng thủ khu vực của Nhật Bản đã đếm được 20 lần hạ cánh
và cất cánh của Osprey xung quanh các căn cứ của Hoa Kỳ tính đến 3:30
chiều thứ Năm.
Người phát ngôn của lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản không trả lời lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
“Trọng
tâm của chúng tôi là các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang diễn ra và
chúng tôi cầu nguyện cho họ trở về an toàn”, Rahm Emanuel, đại sứ Mỹ tại
Nhật Bản, nói trong một bài đăng trên X.
Các nhân chứng cho biết,
động cơ bên trái của máy bay dường như bốc cháy khi nó chuẩn bị hạ cánh
khẩn cấp trong điều kiện thời tiết quang đãng và gió nhẹ.
Được
chế tạo bởi Boeing và Bell Helicopter, loại máy bay V-22 có thể hạ cánh
và cất cánh như trực thăng và bay như máy bay có cánh cố định, được vận
hành bởi Không quân, Thủy quân lục chiến và Hải quân Hoa Kỳ cũng như
SDF.
Việc triển khai máy bay ở Nhật Bản đã gây tranh cãi, với
những người chỉ trích sự hiện diện của quân đội Mỹ ở các hòn đảo phía
tây nam nói rằng nó dễ xảy ra tai nạn. Mỹ và Nhật Bản nói rằng nó an
toàn.
“Thật đáng tiếc và điều đó không nên xảy ra,” ông Kihara nói
với các phóng viên vào tối thứ Năm, khi được hỏi suy nghĩ của ông về vụ
tai nạn xảy ra ở khu vực phía tây nam Nhật Bản, nơi phần lớn Thủy quân
lục chiến Hoa Kỳ đóng quân.
Nhật Bản là nơi tập trung sức mạnh
quân sự của Hoa Kỳ ở nước ngoài lớn nhất. Quốc gia này là nơi có nhóm
hàng không mẫu hạm tấn công được triển khai ở tiền phương duy nhất của
Hoa Kỳ, trung tâm không vận châu Á, các phi đội máy bay chiến đấu và lực
lượng viễn chinh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Vào tháng 8, một
chiếc Osprey của Hoa Kỳ đã bị rơi ngoài khơi bờ biển phía bắc Australia
khi đang vận chuyển quân đội trong một cuộc tập trận quân sự thường kỳ,
khiến 3 binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thiệt mạng.
Theo Bộ
Quốc phòng, vụ tai nạn máy bay quân sự Mỹ gây tử vong gần đây nhất ở
Nhật Bản là vào năm 2018, khi một vụ va chạm trên không trong một cuộc
tập trận khiến 6 người thiệt mạng.
Tòa án tối cao Nga cấm phong trào LGBT vì ‘cực đoan’
Reuters
~3 minutes
Tòa
án Tối cao Nga hôm thứ Năm (30/11) ra phán quyết rằng các nhà hoạt động
LGBT sẽ bị coi là những kẻ cực đoan, trong một động thái mà đại diện
của những người đồng tính nam và chuyển giới lo ngại sẽ dẫn đến việc bắt
giữ và truy tố.
Một phóng viên của Reuters tại tòa nghe thông báo
rằng họ đã chấp thuận yêu cầu từ Bộ Tư pháp công nhận cái mà họ gọi là
“phong trào xã hội LGBT quốc tế” là cực đoan và cấm các hoạt động của tổ
chức này.
Động thái này là một phần trong khuôn khổ tăng cường
hạn chế ở Nga đối với việc thể hiện xu hướng tính dục và giới tính, bao
gồm luật cấm khuyến khích quan hệ tình dục “phi truyền thống” và cấm
thay đổi giới tính về mặt pháp lý hoặc y tế.
Tổng thống Vladimir
Putin, dự kiến sẽ sớm thông báo rằng ông sẽ ứng cử cho một nhiệm kỳ 6
năm mới vào tháng 3, từ lâu đã tìm cách quảng bá hình ảnh nước Nga như
một quốc gia bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trái ngược với một
phương Tây “suy đồi”.
Trong một bài phát biểu năm ngoái, ông nói
rằng phương Tây cứ thoải mái áp dụng “các xu hướng mới lạ, theo quan
điểm của tôi, như hàng chục giới tính và các cuộc diễu hành đồng tính”
nhưng không có quyền áp đặt chúng lên các nước khác.
Người phát
ngôn của Putin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên trước khi phán
quyết của tòa án được công bố rằng Điện Kremlin “không theo dõi” vụ việc
và không có bình luận gì về việc này.
Tòa án Tối cao mất khoảng 5
giờ để đưa ra phán quyết sau khi khai mạc phiên họp lúc 10 giờ sáng.
Giới truyền thông không được tham dự quá trình tố tụng, nhưng các phóng
viên được phép vào để nghe quyết định.
Các nhà hoạt động LGBT coi
quyết định này là điều không thể tránh khỏi sau yêu cầu ngày 17/11 của
Bộ Tư pháp, trong đó nói, mà không đưa ra ví dụ, rằng “nhiều dấu hiệu và
biểu hiện khác nhau của khuynh hướng cực đoan, bao gồm cả việc kích
động bất hòa xã hội và tôn giáo” đã được xác định trong cuộc điều tra về
hoạt động của phong trào LGBT ở Nga.
Alexei Sergeyev, một nhà
hoạt động LGBT ở St Petersburg, nói với Reuters TV trong một cuộc phỏng
vấn hồi đầu tháng này: “Tất nhiên điều đó rất đáng báo động nhưng tôi
không nghĩ mối đe dọa này lại nghiêm trọng và thực tế đến vậy”.
Hơn
100 nhóm đã bị cấm ở Nga vì bị coi là “cực đoan”. Các danh sách trước
đây, chẳng hạn như phong trào tôn giáo Nhân chứng Giê-hô-va và các tổ
chức có liên hệ với chính trị gia đối lập Alexei Navalny, đã mở màn cho
các vụ bắt giữ.
(AFP) - Ukraina cáo buộc Nga ngăn chặn đàm phán trao đổi tù nhân.
Hôm nay, 30/11/2023, ủy viên Nhân quyền của Ukraina, phát biểu trước
Quốc Hội, tố cáo: ‘‘Mọi nỗ lực từ phía Kiev đều vấp phải thái độ bất hợp
tác của Nga’’. Lần trao đổi tù binh cuối cùng giữa hai bên diễn ra vào
tháng 8/2023.
(AFP) - Tối cao Pháp Viện Nga quyết cấm phong trào của người đồng tính và chuyển giới hoạt động. Phán quyết có hiệu lực ngay lập tức kể từ hôm 30/11/2023. "Phong trào Xã hội Quốc tế LGBT" bị tư pháp Nga xếp vào danh sách các tổ chức "cực đoan".
(AFP) - Pháp : Bộ trưởng Tư Pháp được tuyên trắng án. Tòa
án đặc biệt chuyên xét xử các quan chức cao cấp của chính quyền Pháp
(Cour de Justice de la République) hôm 29/11/2023 phán quyết rằng bộ
trưởng Tư Pháp Eric Dupond-Moretti ‘‘không phạm tội’’ trong vụ xử về ‘‘lạm dụng quyền lực’’.
(AFP) - Nạn nhân các đường dây buôn người tại Miến Điện bị ép bán nội tạng.
Tổ chức Blue Dragon hoạt động tại Việt Nam hôm 30/11/2023 báo động
những nạn nhân của các đường dây buôn người tại Miến Điện, phần lớn là
người Trung Quốc và Việt Nam, bị cưỡng bức làm việc cho các tổ chức lừa
đảo trên mạng. Nếu không đạt chỉ tiêu, những người này phải bán nội tạng
cho đủ số tiền quy định. Theo tổ chức này, ít nhất có khoảng 120.000
nạn nhân của các đường dây buôn người như trên đang bị cầm giữ tại Miến
Điện.
(AFP) - Pháp được chọn tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông 2030.
Hôm 29/11/2023, Ủy Ban Olympic Quốc Tế CIO thông báo Pháp là ứng viên
duy nhất được giữ lại để tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông 2030, sau khi đã
loại đơn của Thụy Điển và Thụy Sĩ. Thành phố Albertville, miền đông nước
Pháp, từng là điểm hẹn của các vận động viên quốc tế tại Thế Vận Hội
Mùa Đông 1992. Tổng thống Macron xem quyết định của CIO là một thành
công lớn "làm tỏa sáng thêm hình ảnh của Pháp với thế giới và là bệ phóng cho giới yêu thể thao của Pháp".
**********
Biển Baltic và những thách thức chiến lược cho Nga
Minh Anh
9–11 minutes
Cuộc
chiến kéo dài tại Ukraina đã dẫn đến việc tái cấu trúc địa chính trị
triệt để tại vùng biển Baltic, cũng như những biến đổi sâu sắc về thế
cân bằng quân sự giữa Nga và NATO. Tại vùng biển này, Nga đã bị mất thế
mạnh và năng lực đe dọa các nước láng giềng với việc triển khai sức mạnh
quân sự. Trên đây là một trong số các nhận định của nhà nghiên cứu địa
chính trị Pavel Baev, Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo.
Biển Baltic
là vùng biển rìa lục địa nằm ở Bắc Âu. Với diện tích rộng 364.800 km²,
nhỏ hơn Địa Trung Hải đến sáu lần, biển Baltic xếp hạng thứ 40 thế giới
về diện tích các vùng biển trên thế giới. Xét trên phương diện này, rõ
ràng biển Baltic có một tầm quan trọng khá khiêm tốn.
Từ « ao nhà » Đức, Liên Xô đến « ao nhà » NATO
Tuy
nhiên, vùng biển « chật hẹp, khép kín » này, với một lối ra duy nhất là
eo biển Skagerrak để đi ra biển Bắc và được bao bọc bởi chín quốc gia
là Thụy Điển, Phần Lan, Nga, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Đức và Đan
Mạch, cho thấy đây là khu vực có những mối liên lạc, các lợi ích cốt lõi
và tham vọng chồng chéo.
Chuyên gia địa chính trị Fabrice Ravel,
trong chuyên mục « Rendez-vous de la Geopolitique » (Điểm hẹn địa chính
trị), do ESCE – International Business School thực hiện, khi nhắc lại
từng giai đoạn lịch sử, đã chỉ ra rằng vùng biển Baltic còn là một chỉ
dấu cho thấy cường quốc thống trị trong khu vực:.
« Từ ngày
18/01/1871 cho đến ngày 11/11/1918, dưới thời đế chế Đức, người ta thấy
rõ là đế chế Đức đã thiết lập toàn bộ thế thống trị của mình, nhất là ở
phần phía nam của biển Baltic, đi từ Schleswig – Holstein, qua vùng
Poméranie, rồi chúng ta có Tây Phổ và Đông Phổ. Do vậy, biển Baltic thời
đó hoàn toàn là "ao nhà" của Đức.
Rồi trong giai đoạn
giữa hai cuộc chiến, mà thông qua việc tái cấu trúc, đã có những tranh
giành lẫn nhau về quyền lãnh đạo. Nhưng từ năm 1945, biển Baltic là "ao
nhà" của Liên Xô. Bởi vì người ta thấy rõ là điều quan trọng đối với ông
Stalin thời đó là đòi lấy vùng Kaliningrad.
Bởi vì, trên
thực tế, tại vịnh Phần Lan, nước biển bị đóng băng. Thế nên, điều chắc
chắn đối với Nga là phải có được lối ra các vùng biển nước ấm 12 tháng
trong năm. Vì vậy, khi kéo dài Hiệp ước Vacxava với Ba Lan và Cộng hòa
Dân chủ Đức, Liên Xô đã có thể mở rộng thế mạnh của mình tại Ba Lan và
Đông Đức. Và trên thực tế, biển Baltic đã trở thành "ao nhà" của Liên
Xô. Xin nhắc lại là nước Đức thời đó đã bị cắt làm hai trong suốt thời
kỳ Chiến tranh lạnh sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Rồi tình hình
sau đó lại thay đổi, với sự sụp đổ của Bức tường Berlin, Chiến tranh
lạnh kết thúc, Ba Lan gia nhập NATO năm 1999 và các nước vùng Baltic vào
NATO năm 2004, "ao nhà" thuộc về NATO. »
Cho đến trước khi
xảy ra cuộc chiến xâm lược Ukraina, biển Baltic vẫn luôn là một điểm
nóng, một trục tương tác giữa Nga và phương Tây, cụ thể là NATO. Nhưng
chiến dịch sáp nhập chớp nhoáng bán đảo Crimee của Matxcơva năm 2014 đã
thật sự gây sốc cho giới quân sự phương Tây, khi chợt nhận ra thế yếu
của mình trên mặt trận Baltic.
Phân tích lại một cách kỹ lưỡng các
cuộc tập trận chiến lược Zapad-2013 vào tháng 9/2013, các cuộc tập trận
không quân của Nga tháng 4/2013, NATO phát hiện là có thể mất ba đồng
minh Baltic Estonia, Latvia và Litva chỉ trong vòng 60 giờ nếu Nga chiếm
được hành lang Suwalki, nằm giữa Ba Lan và Litva, nhưng nối thành phố
Kaliningrad của Nga với Belarus, một đồng minh của Matxcơva. Còn Thụy
Điển có thể sẽ phải điều động một đội quân đồn trú mới có thể bảo vệ
quần đảo Gotland, trước một cuộc đổ bộ của Nga từ Kaliningrad cách đấy
tầm 350 km, theo một mô hình giả định.
Tuy nhiên, theo giáo sư
Pavel Baev, chuyên gia địa chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình ở
Oslo, nếu như ông nhìn nhận một chiến dịch tấn công quy mô lớn tại mặt
trận Baltic chưa bao giờ là một phần trong số các tham vọng chính trị,
hay như là ý định chiến lược của Nga trong suốt nửa cuối thập niên 2010,
thì mặt trận này dường như đang bị Nga « bỏ rơi », và có khả năng làm
suy yếu vị thế chiến lược vùng lãnh thổ Kaliningrad.
Ông viết : « Phần
lớn ưu tiên chiến lược của Nga là dành cho Bắc Cực khi cho tăng cường
mạnh mẽ hiện diện quân sự tại đây. Nga xem khu vực này như là một "trục
chiến lược riêng biệt", khác hoàn toàn với mặt trận Baltic, không những
trên phương diện địa lý (do triển vọng trở thành con đường hàng hải phía
bắc), mà cả về mặt chiến lược. Khu vực này tập trung nhiều nguồn lực
hạt nhân, chủ yếu ở bán đảo Kola. Tầm quan trọng của khu vực này còn
được thể hiện rõ qua việc Nga chính thức cho thành lập Bộ tư lệnh chiến
lược hỗn hợp mới cho hạm đội Biển Bắc và cấp cho bộ chỉ huy này quy chế
huyện quân sự vào tháng Giêng năm 2021.
Cuộc chiến xâm
lược Ukraina luôn là ưu tiên tuyệt đối trong kế hoạch và chuẩn bị quân
sự, bao gồm cả những nỗ lực to lớn tái thiết cơ sở hạ tầng quân sự tại
bán đảo Crimee, cũng như việc triển khai nhiều đơn vị và nguồn lực mới
sang « pháo đài » này, được cho là để ngự trị Hắc Hải. »
*********
Nhiều quan chức bỏ ra ngoài khi ngoại trưởng Nga công kích ở OSCE
TRẦN PHƯƠNG
4–5 minutes
Nhiều
quan chức bỏ ra ngoài khi ngoại trưởng Nga chỉ trích Tổ chức An ninh và
Hợp tác châu Âu (OSCE) đang trở thành một 'phần phụ' của NATO và Liên
minh châu Âu.
Trước
những người đồng cấp tại phiên họp cấp ngoại trưởng của OSCE, nhóm an
ninh khu vực lớn nhất thế giới này, ở Bắc Macedonia ngày 30-11, Ngoại
trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra nhiều phát biểu gây tranh cãi.
"Thật
không may, giới tinh hoa chính trị phương Tây, vốn tự cho mình có quyền
quyết định số phận của nhân loại, đã đưa ra lựa chọn thiển cận không có
lợi cho OSCE mà có lợi cho NATO... Một trong những thành phần quan
trọng của chính sách này là sự mở rộng liều lĩnh của NATO sang phía
Đông, bắt đầu sau khi Tổ chức Hiệp ước Warsaw tan rã", ông Lavrov nói.
Nhà
ngoại giao Nga chỉ trích phương Tây vì đã tiến hành "cuộc chiến tranh
lai" chống lại Nga và nói rằng Liên minh châu Âu đã trở thành một "dự án
chính trị hung hăng".
Theo tờ Guardian, một số quan chức đã rời khỏi cuộc họp khi ngoại trưởng Nga phát biểu.
Đáp
lại những chỉ trích về cuộc chiến Nga - Ukraine, ông Lavrov phản bác
với chỉ trích rằng OSCE đang trở thành một "phần phụ" của liên minh NATO
và Liên minh châu Âu.
Ông cho rằng OSCE đang trên bờ vực thẳm và phương Tây đang giết chết cơ hội hồi sinh tổ chức này, theo Hãng tin Reuters.
"Hãy
đối mặt với sự thật rằng tổ chức này đang ở trên bờ vực thẳm. Một câu
hỏi đơn giản được đặt ra: liệu việc đầu tư vào việc hồi sinh tổ chức này
có hợp lý không?", ông Lavrov nói.
Ông rời khỏi cuộc họp ngay sau khi phát biểu.
Được
thành lập vào năm 1975 để tạo diễn đàn đối thoại giữa các khối phương
Đông và phương Tây, OSCE đang gặp khó khăn khi cuộc chiến của Nga -
Ukraine nổ ra vào tháng 2-2022 đã gây ra một loạt căng thẳng nội bộ
nhóm.
Đầu tuần này, Ukraine và các đồng minh Estonia, Latvia, Ba
Lan và Lithuania tuyên bố sẽ tẩy chay hội nghị bộ trưởng thường niên,
trong đó Warsaw tuyên bố sự hiện diện của Nga là "không thể chấp nhận
được".
Ukraine muốn OSCE trục xuất Nga, như Hội đồng châu Âu đã
làm, cảnh báo tổ chức này sẽ phải đối mặt với "cái chết từ từ" nếu
Matxcơva vẫn còn trong nhóm.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt
tại bữa tối trước hội nghị thượng đỉnh cùng đại diện của các quốc gia
OSCE khác, tuy nhiên không tham dự cuộc họp ngày 30-11.
Trước đó,
nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, ông Josep Borrell, cho
biết ông hiểu sự bất an của một số quốc gia nhưng hoan nghênh quyết định
của Bắc Macedonia khi mời ông Lavrov tham gia.
"Đây sẽ là một dịp
tốt để ông ấy (Lavrov) lắng nghe trực tiếp từ những người tham gia cuộc
họp này lý do tại sao Nga lại bị lên án và cô lập", ông Borrell nói.
**********
Hy vọng Israel và Hamas ngừng bắn thêm 2 ngày
TRẦN PHƯƠNG
Ai
Cập cho biết các bên đàm phán đang thảo luận về việc ngừng bắn thêm 2
ngày sau khi lệnh ngừng bắn ngày 30-11 kết thúc. Trong khi đó Israel vẫn
đang thảo luận về 'giai đoạn tiếp theo' của cuộc chiến.
Ngày
30-11, người đứng đầu cơ quan truyền thông nhà nước Ai Cập Diaa Rashwan
tuyên bố nhà đàm phán Ai Cập và Qatar đang thúc đẩy việc gia hạn lệnh
ngừng bắn ở Gaza thêm 2 ngày. Cùng với đó là nhiều tù binh, con tin
Israel và Palestine hơn sẽ được thả và tăng cường cung cấp viện trợ nhân
đạo.
"Ai Cập sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức để đảm bảo dòng viện trợ
nhân đạo được tiếp tục đến phía bắc và phía nam Dải Gaza", Hãng tin
Reuters dẫn tuyên bố của phía Ai Cập.
Israel và phong trào Hồi
giáo Hamas đang trong ngày ngừng bắn thứ bảy kể từ cuối tuần trước.
Trong ngày 30-11, giờ địa phương, Hamas dự kiến thả thêm 10 con tin để
đổi lấy 30 tù nhân từ phía Israel. Lượng cứu trợ nhân đạo vào Gaza cũng
sẽ tương tự 6 ngày trước.
Lệnh ngừng bắn ngày 30-11 đạt được vào
phút cuối trước khi hết hạn vào sáng cùng ngày sau khi Israel xác nhận
đã nhận được danh sách con tin được thả trong ngày.
Trước đó, Tel Aviv đã khẳng định tiếp tục ngừng bắn nếu Hamas thả ít nhất 10 con tin mỗi ngày.
Các nước trên thế giới đang tiếp tục nỗ lực kéo dài ngừng bắn ở Dải Gaza để đưa hàng cứu trợ vào khu vực này.
Có
mặt tại Israel lần thứ 3 kể từ khi nổ ra xung đột vào ngày 7-10, Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng quá trình ngừng bắn đang có kết quả và
hy vọng sẽ kéo dài thỏa thuận.
Tuy nhiên, Israel đến nay vẫn kiên
quyết với mục tiêu của cuộc chiến ở Gaza. Trên mạng xã hội X, người
phát ngôn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảm ơn Mỹ vì đã hỗ trợ
trong việc "loại bỏ Hamas".
Ngoài ra, ông Netanyahu thảo luận với ông Blinken về "giai đoạn tiếp theo" của cuộc chiến.
Sau
cuộc gặp giữa ông Blinken và ông Netanyahu, Bộ Ngoại giao Mỹ nói ông
Blinken đã "tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với quyền của Israel
trong việc tự bảo vệ mình khỏi bạo lực khủng bố theo luật nhân đạo quốc
tế, và kêu gọi Israel thực hiện mọi biện pháp có thể để tránh gây tổn
hại cho dân thường".
Ngày 7-10, Hamas đánh vào Israel làm chết hơn
1.200 người và bắt giữ khoảng 240 con tin. Các đợt tấn công đáp trả của
Tel Aviv sau đó làm chết hơn 15.000 người ở Dải Gaza và gây ra cuộc
khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại đây.
COP28 khai mạc với chiến thắng của quỹ thảm họa khí hậu
Reuters
4–5 minutes
Hội
nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã giành được chiến
thắng sớm vào thứ Năm (30/11), với việc các đại biểu thông qua một quỹ
mới nhằm giúp các quốc gia nghèo đối phó với những thảm họa khí hậu tốn
kém.
Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber nói quyết định này đã gửi một
“tín hiệu tích cực về động lực tới thế giới và tới công việc của chúng
tôi ở Dubai”.
Khi thành lập quỹ vào ngày đầu tiên của hội nghị
COP28 kéo dài hai tuần, các đại biểu đã mở cửa cho các chính phủ công bố
các khoản đóng góp.
Và nhiều nước đã làm như vậy, khởi động một
loạt cam kết nhỏ mà các quốc gia hy vọng sẽ tạo ra một số tiền đáng kể,
bao gồm 100 triệu USD từ nước chủ nhà COP28 là Các Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất, 100 triệu USD từ Đức, ít nhất 51 triệu USD từ Anh, 17,5
triệu USD từ Hoa Kỳ và 10 triệu USD từ Nhật Bản.
Bước đột phá sớm
về một quỹ thảm họa mà các quốc gia nghèo hơn đã yêu cầu trong nhiều năm
có thể giúp thúc đẩy các thỏa hiệp khác được thực hiện trong hội nghị
thượng đỉnh kéo dài hai tuần.
Nhưng một số nhóm tỏ ra thận trọng,
lưu ý rằng vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm cả việc
quỹ sẽ được tài trợ như thế nào trong tương lai.
Harjeet Singh,
người đứng đầu chiến lược chính trị toàn cầu tại Climate Action Network
International, nói: “Việc không có chu kỳ bổ sung được xác định đặt ra
những câu hỏi nghiêm túc về tính bền vững lâu dài của quỹ”.
Ông
nói: “Trách nhiệm hiện nay thuộc về các quốc gia giàu có trong việc đáp
ứng các nghĩa vụ tài chính của họ theo cách tương xứng với vai trò của
họ trong cuộc khủng hoảng khí hậu”.
Adnan Amin, Giám đốc điều hành
của hội nghị thượng đỉnh COP28, nói với Reuters trong tháng này rằng
mục đích là đảm bảo hàng trăm triệu đô la cho quỹ thảm họa khí hậu trong
sự kiện này.
Giáo hoàng Phanxicô, người bị buộc phải hủy chuyến
đi tới COP28 vì đau bệnh, đã gửi một thông điệp trên nền tảng truyền
thông xã hội X: “Cầu mong những người tham gia #COP28 trở thành những
nhà chiến lược tập trung vào lợi ích chung và tương lai của con cái họ,
thay vì chỉ tập trung vào lợi ích của một số quốc gia hoặc doanh nghiệp
nhất định. Cầu mong họ thể hiện sự cao quý của chính trị chứ không phải
những điều hổ thẹn của nó”.
VẤN ĐỀ NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH
Trước
đó vào thứ Năm, ông Jaber đã khai mạc hội nghị thượng đỉnh bằng cách
kêu gọi các nước và các công ty nhiên liệu hóa thạch hợp tác với nhau để
đáp ứng các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.
Các chính phủ đang
chuẩn bị cho các cuộc đàm phán kéo dài về việc có nên đồng ý lần đầu
tiên về việc loại bỏ dần việc sử dụng than, dầu và khí đốt phát thải
CO2, nguồn phát thải chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu hay
không.
Ông Jaber, đồng thời là Giám đốc điều hành của công ty dầu
khí quốc gia ADNOC của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nhắm mục
tiệu đạt được một bầu khí hòa giải sau nhiều tháng bị chỉ trích về việc
bổ nhiệm ông làm người đứng đầu COP28.
Ông thừa nhận rằng có “quan
điểm mạnh mẽ” về ý tưởng đưa những ý kiến về nhiên liệu hóa thạch và
năng lượng tái tạo vào văn bản đàm phán.
Ông nói: “Điều cần thiết
là không có vấn đề nào bị bỏ sót. Và vâng, như tôi đã nói, chúng ta phải
tìm cách và đảm bảo có sự tham gia về vai trò của nhiên liệu hóa
thạch”.
Ông ca ngợi quyết định của đất nước mình trong việc “chủ
động tham gia” với các công ty nhiên liệu hóa thạch và lưu ý rằng nhiều
công ty dầu khí quốc gia đã áp dụng các mục tiêu đạt phát thải ròng bằng
0 vào năm 2050.
“Tôi rất biết ơn vì họ đã bước lên tham gia hành
trình thay đổi cuộc chơi này”, ông Jaber nói. “Tuy nhiên, tôi phải nói
rằng điều đó là chưa đủ và tôi biết rằng họ có thể làm được nhiều hơn
thế”.
Một nhiệm vụ quan trọng khác tại hội nghị thượng đỉnh là các
nước sẽ đánh giá tiến bộ của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu về khí
hậu toàn cầu, chủ yếu là mục tiêu của Thỏa thuận Paris về hạn chế tình
trạng nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C (3,6 độ F).Quá trình này, được
gọi là kiểm định toàn cầu, sẽ mang lại một kế hoạch cấp cao cho các
quốc gia biết họ cần phải làm gì.
**********
Nhật Bản yêu cầu quân đội Mỹ đình chỉ máy bay Osprey sau vụ tai nạn nghiêm trọng
Reuters
3–4 minutes
Nhật
Bản cho biết họ đã yêu cầu Hoa Kỳ đình chỉ tất cả các chuyến bay V-22
Osprey không khẩn cấp trên lãnh thổ của mình sau khi một chiếc rơi xuống
biển hôm thứ Tư (29/11) ở miền tây Nhật Bản, đánh dấu vụ tai nạn máy
bay quân sự Mỹ gây tử vong đầu tiên ở nước này trong 5 năm.
Không
quân Hoa Kỳ cho biết hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ tai nạn của chiếc
máy bay đang thực hiện một nhiệm vụ huấn luyện thường lệ, khiến ít nhất
một người thiệt mạng. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn để tìm 7 thành viên còn
lại của phi đoàn vẫn đang được tiến hành.
Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Bản Minoru Kihara nói tại quốc hội hôm thứ Năm: “Việc xảy ra một vụ
tai nạn như vậy gây lo lắng rất lớn cho người dân trong khu vực... và
chúng tôi đang yêu cầu phía Mỹ chỉ thực hiện các chuyến bay Ospreys tại
Nhật Bản sau khi những chuyến bay này được xác nhận là an toàn”.
Một
quan chức khác của Bộ Quốc phòng cho biết Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
(SDF), đơn vị cũng vận hành Ospreys, sẽ đình chỉ các chuyến bay của máy
bay vận tải này cho đến khi các chi tiết của vụ việc được làm rõ.
Phát
biểu với các phóng viên vào buổi tối, ông Kihara xác nhận các báo cáo
nói rằng quân đội Hoa Kỳ vẫn đang vận hành Osprey của họ, đồng thời cho
biết văn phòng phòng thủ khu vực của Nhật Bản đã đếm được 20 lần hạ cánh
và cất cánh của Osprey xung quanh các căn cứ của Hoa Kỳ tính đến 3:30
chiều thứ Năm.
Người phát ngôn của lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Nhật Bản không trả lời lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
“Trọng
tâm của chúng tôi là các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang diễn ra và
chúng tôi cầu nguyện cho họ trở về an toàn”, Rahm Emanuel, đại sứ Mỹ tại
Nhật Bản, nói trong một bài đăng trên X.
Các nhân chứng cho biết,
động cơ bên trái của máy bay dường như bốc cháy khi nó chuẩn bị hạ cánh
khẩn cấp trong điều kiện thời tiết quang đãng và gió nhẹ.
Được
chế tạo bởi Boeing và Bell Helicopter, loại máy bay V-22 có thể hạ cánh
và cất cánh như trực thăng và bay như máy bay có cánh cố định, được vận
hành bởi Không quân, Thủy quân lục chiến và Hải quân Hoa Kỳ cũng như
SDF.
Việc triển khai máy bay ở Nhật Bản đã gây tranh cãi, với
những người chỉ trích sự hiện diện của quân đội Mỹ ở các hòn đảo phía
tây nam nói rằng nó dễ xảy ra tai nạn. Mỹ và Nhật Bản nói rằng nó an
toàn.
“Thật đáng tiếc và điều đó không nên xảy ra,” ông Kihara nói
với các phóng viên vào tối thứ Năm, khi được hỏi suy nghĩ của ông về vụ
tai nạn xảy ra ở khu vực phía tây nam Nhật Bản, nơi phần lớn Thủy quân
lục chiến Hoa Kỳ đóng quân.
Nhật Bản là nơi tập trung sức mạnh
quân sự của Hoa Kỳ ở nước ngoài lớn nhất. Quốc gia này là nơi có nhóm
hàng không mẫu hạm tấn công được triển khai ở tiền phương duy nhất của
Hoa Kỳ, trung tâm không vận châu Á, các phi đội máy bay chiến đấu và lực
lượng viễn chinh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Vào tháng 8, một
chiếc Osprey của Hoa Kỳ đã bị rơi ngoài khơi bờ biển phía bắc Australia
khi đang vận chuyển quân đội trong một cuộc tập trận quân sự thường kỳ,
khiến 3 binh sĩ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thiệt mạng.
Theo Bộ
Quốc phòng, vụ tai nạn máy bay quân sự Mỹ gây tử vong gần đây nhất ở
Nhật Bản là vào năm 2018, khi một vụ va chạm trên không trong một cuộc
tập trận khiến 6 người thiệt mạng.
Tòa án tối cao Nga cấm phong trào LGBT vì ‘cực đoan’
Reuters
~3 minutes
Tòa
án Tối cao Nga hôm thứ Năm (30/11) ra phán quyết rằng các nhà hoạt động
LGBT sẽ bị coi là những kẻ cực đoan, trong một động thái mà đại diện
của những người đồng tính nam và chuyển giới lo ngại sẽ dẫn đến việc bắt
giữ và truy tố.
Một phóng viên của Reuters tại tòa nghe thông báo
rằng họ đã chấp thuận yêu cầu từ Bộ Tư pháp công nhận cái mà họ gọi là
“phong trào xã hội LGBT quốc tế” là cực đoan và cấm các hoạt động của tổ
chức này.
Động thái này là một phần trong khuôn khổ tăng cường
hạn chế ở Nga đối với việc thể hiện xu hướng tính dục và giới tính, bao
gồm luật cấm khuyến khích quan hệ tình dục “phi truyền thống” và cấm
thay đổi giới tính về mặt pháp lý hoặc y tế.
Tổng thống Vladimir
Putin, dự kiến sẽ sớm thông báo rằng ông sẽ ứng cử cho một nhiệm kỳ 6
năm mới vào tháng 3, từ lâu đã tìm cách quảng bá hình ảnh nước Nga như
một quốc gia bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trái ngược với một
phương Tây “suy đồi”.
Trong một bài phát biểu năm ngoái, ông nói
rằng phương Tây cứ thoải mái áp dụng “các xu hướng mới lạ, theo quan
điểm của tôi, như hàng chục giới tính và các cuộc diễu hành đồng tính”
nhưng không có quyền áp đặt chúng lên các nước khác.
Người phát
ngôn của Putin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên trước khi phán
quyết của tòa án được công bố rằng Điện Kremlin “không theo dõi” vụ việc
và không có bình luận gì về việc này.
Tòa án Tối cao mất khoảng 5
giờ để đưa ra phán quyết sau khi khai mạc phiên họp lúc 10 giờ sáng.
Giới truyền thông không được tham dự quá trình tố tụng, nhưng các phóng
viên được phép vào để nghe quyết định.
Các nhà hoạt động LGBT coi
quyết định này là điều không thể tránh khỏi sau yêu cầu ngày 17/11 của
Bộ Tư pháp, trong đó nói, mà không đưa ra ví dụ, rằng “nhiều dấu hiệu và
biểu hiện khác nhau của khuynh hướng cực đoan, bao gồm cả việc kích
động bất hòa xã hội và tôn giáo” đã được xác định trong cuộc điều tra về
hoạt động của phong trào LGBT ở Nga.
Alexei Sergeyev, một nhà
hoạt động LGBT ở St Petersburg, nói với Reuters TV trong một cuộc phỏng
vấn hồi đầu tháng này: “Tất nhiên điều đó rất đáng báo động nhưng tôi
không nghĩ mối đe dọa này lại nghiêm trọng và thực tế đến vậy”.
Hơn
100 nhóm đã bị cấm ở Nga vì bị coi là “cực đoan”. Các danh sách trước
đây, chẳng hạn như phong trào tôn giáo Nhân chứng Giê-hô-va và các tổ
chức có liên hệ với chính trị gia đối lập Alexei Navalny, đã mở màn cho
các vụ bắt giữ.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .