Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 22 - 10 -2024:

xxx


Hoaluc 3

************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

(AFP) – Bắc Kinh phản đối sau vụ tòa lãnh sự Trung Quốc ở Mandalay – Miến Điện, bị « hư hại » sau một vụ tấn công vào cuối tuần trước. Trong cuộc họp báo hôm 21/10/2024 bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết đã « thực sự bị sốc » sau vụ cơ sở ngoại giao ở Mandalay bị trúng lựu đạn. Tòa nhà có bị hư hại « nhẹ » nhưng nhân viên không bị thương. Bắc Kinh kêu gọi chính quyền Miến Điện tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh cho tòa nhà. Trung Quốc là một trong những điểm tựa hiếm hoi của tập đoàn quân sự Miến Điện.

(AFP) – Nga : Yulia Navalnaïa muốn tranh cử tổng thống thời hậu Putin. Trả lời phỏng vấn trên BBC, góa phụ của nhà đối lập Nga Alexeï Navalny, hôm nay 21/10/2024, tuyên bố sẽ trở lại Nga và “tham gia cuộc bầu cử với tư cách ứng cử viên tổng thống” nếu chế độ của Vladimir Putin một ngày nào đó sụp đổ. Bà Navalnaïa nhấn mạnh “sẽ làm mọi thứ trong khả năng để lật đổ chế độ của Putin sớm nhất có thể”.

(AFP) – Cuba sẽ “nghiêm trị” những kẻ “phá rối trật tự công cộng”. Chủ tịch Miguel Diaz-Canel, hôm qua 20/10/2024, cảnh báo chính phủ sẽ không dung thứ cho những người tìm cách “phá rối trật tự công cộng” và những ai vi phạm sẽ bị “nghiêm trị”, trong bối cảnh đất nước bị mất điện từ ba ngày qua.

(AFP) – Tàu chiến Mỹ và Canada đi qua eo biển Đài Loan. Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Higgins (DDG 76) và tàu khu trục lớp Halifax HMCS Vancouver (FFH 331) của Hải quân Hoàng gia Canada đã đi qua vùng biển ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc, một tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn tại khu vực nhạy cảm này. Bắc Kinh, hôm nay 21/10/2024, lên án Washington và Ottawa phá vỡ “hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.

(AFP) – Giáo sĩ Fethullah Gülen, địch thủ chính trị của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan qua đời tại Mỹ. Các nguồn tin thông thạo cho biết giáo sĩ Fethullah Gülen đã từ trần trong đêm 20/10/2024, thọ 83 tuổi. Chính quyền Ankara tố cáo giáo sĩ Fethullah Gülen là kẻ chủ mưu cuộc đảo chính hụt hồi tháng 7/2016. Gülen đã định cư hẳn tại Mỹ từ năm 1999.

(AFP) – Dự luật tài chính của Pháp cho năm 2025 được thảo luận trở lại tại Quốc Hội. Tối này vào lúc 21 giờ 30 Quốc Hội Pháp thảo luận và xem xét các điều khoản trong « phần thu ngân sách »  trong dự luật tài chính cho năm tới. Hai đảng cực tả LFI và cực hữu RN dọa bỏ phiếu chống đối. Giới thân cận với thủ tướng cánh hữu Michel Barnier không loại trừ khả năng sử dụng điều luật 49.3 để thông qua ngân sách cho năm 2025. Pháp cần tiết kiệm 60 tỷ euro với hy vọng giữ được thâm hụt ngân sách ở ngưỡng 5 % GDP.

(AFP) – Mở Phiên tòa xử tập đoàn khoáng sản Úc BHP gây thảm họa môi trường cho Brazil. Trong phiên tòa bắt đầu từ hôm nay 21/10/2024 tại Luân Đôn các bên sẽ phải thẩm định về trách nhiệm của BHP trong vụ vỡ một đập làm tràn rác bùn với nhiều chất hóa học độc hại đổ vào con sông Rio Doce của Brazil hồi năm 2015. Thảm họa môi trường này làm 19 người chết, 600 hộ gia đình mất hết cửa nhà, hàng ngàn hoang thú bị tiêu diệt và tàn phá những khu rừng nhiệt được được bảo tồn. Tổng thiệt hại về vật chất ước tính lên đến 50 tỷ đô la (36 tỷ bảng Anh).

(AFP) – Alexis Lebrun đoạt chức vô địch bóng bàn châu Âu. Cây vợt người Pháp, hôm qua 20/10/2024, đánh bại đối thủ người Đức Benedikt Duda trong trận chung kết với tỷ số 4-0 để lần đầu tiên đăng quang tại giải vô địch bóng bàn châu Âu đơn nam. Hai anh em, Alexis và Felix Lebrun cũng giành chức vô địch đôi nam châu Âu sau khi đánh bại cặp đôi người Thụy Điển với tỷ số 3-0.


***********

Giới quan sát: Ông Lương Cường được chia ghế chủ tịch nước sau áp lực ‘cân bằng quyền lực’


Tân Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Tô Lâm, ngày 21/10/2024.
Tân Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Tô Lâm, ngày 21/10/2024.

Giới quan sát nhận định rằng việc ông Lương Cường, một tướng lĩnh trong quân đội, được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam phản ánh một thực tế về phân chia quyền lực giữa các phe của quân đội và công an tại đất nước do đảng cộng sản lãnh đạo, đồng thời chấm dứt nỗ lực “tập trung quyền lực” của ông Tô Lâm, người đã kiêm nhiệm cả hai chức tổng bí thư kiêm và chủ tịch nước trong nhiều tháng.

Hôm 21/10, sau phiên bỏ phiếu kín với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết về việc bầu ông Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Lương Cường được bầu làm chủ tịch nước thay ông Tô Lâm

Công an và quân đội tranh giành quyền lực?

“Chúng ta thấy khi ông Lương Cường lên tiếp quản chức chủ tịch nước thể hiện sự cân bằng quyền lực giữa công an và quân đội, cân bằng và thiết lập lại nhóm tứ trụ gồm tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội”, ông Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy, người theo dõi những biến động chính trị cấp cao ở Hà trong thời gian qua, nêu nhận định cá nhân với VOA.

“Mặc dù có nhiều đồn đoán trước đây rằng Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ nắm giữ cả hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước, mở ra thời kỳ mới với sự thống nhất quyền lực tương tự như Trung Quốc, nhưng chuyện ông Lương Cường lên cho thấy việc cân bằng lại quyền lực, lập lại tứ trụ, cân bằng giữa công an và quân đội”, ông Vũ nêu ý kiến.

“Qua đó, cho thấy sự không bằng lòng trong nội bộ đảng về cách thức mà ông Tô Lâm xây dựng quyền lực xoay quanh hệ thống công an”, vẫn ông Vũ.

Ông Tô Lâm có thời gian dài làm việc trong ngành công an trước khi được bầu làm tổng bí thư hồi tháng 8/2024, thay thế cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là mất mát to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào và chiến sĩ cả nước”, ông Lâm phát biểu tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội hôm 21/10. “Trong bối cảnh đó, Đảng ta đã thể hiện bản lĩnh kiên cường là một khối thống nhất về ý chí và hành động, sớm kiện toàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự đồng thuận cao”.

Trước đó, vào hồi tháng 5/2024, ông Tô Lâm được bầu vào ghế chủ tịch nước thay thế cho ông Võ Văn Thưởng, người từ chức sau một cáo buộc tham nhũng.

“Khi ông Tô Lâm nắm giữ cả hai chức vụ thì có nhiều thông tin cho rằng bên quân đội không ưng, vì có sự tập trung quyền lực về phía công an và trong lịch sử thì chưa bao giờ có ông tổng bí thư là người từ công an cả, mà thông thường bên quân sự không có sự tôn trọng bên công an”, một người quan sát tình hình chính trị trong nước nêu ý kiến với VOA. Người này yêu cầu không tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Ông Tô Lâm, từng là bộ trưởng Bộ Công an, đã trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân vật quyền lực nhất kể từ khi ông Trọng mở rộng quyền lực một cách hiệu quả trong nhiệm kỳ 13 năm của mình trước khi qua đời hồi tháng 8/2024.

“Trong thời gian vừa qua, chính trường Việt Nam có nhiều cơn sóng ngầm giữa công an và quân đội. Bởi vậy, việc ông Lương Cường nắm giữ chức chủ tịch nước ngày hôm nay là một biểu hiện bên ngoài ‘rất hợp lý’ trong việc phân chia quyền lực trong những nhóm nội bộ của họ với nhau”, ông Nguyễn Viết Dũng, cựu tù nhân chính trị ở Việt Nam, nêu nhận định của ông với VOA.

Hôm 21/10, hãng tin Reuters dẫn lời giới ngoại giao tại Việt Nam nhận xét rằng động thái “nhường” ghế chủ tịch nước của ông Lâm, có thể cho thấy sự thỏa hiệp về chia sẻ quyền lực trong đảng.


Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Tô Lâm, và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 21/10/2024.
Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Tô Lâm, và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 21/10/2024.

Thế tứ trụ sẽ giúp cân bằng

Giới quan sát cho rằng việc quay trở lại cơ chế 4 trụ cột của Việt Nam có thể giúp giảm thiểu đấu đá chính trị nội bộ.

“Với động thái ngày hôm nay, ông tổng bí thư chia chức chủ tịch nước cho ông Lương Cường là một tín hiệu về phân chia quyền lực trong hai phe phái cạnh tranh chính trong chính trường Việt Nam là phe công an và phe quân đội”, ông Dũng chia sẻ thêm.

Trao đổi với trang The New York Times hôm 21/10, ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nhận định: “Điều này có thể giúp giảm bớt căng thẳng phe phái bằng cách đảm bảo rằng quân đội có vai trò nổi bật trong sự lãnh đạo của quốc gia”.

“Điều này sẽ giúp ổn định hệ thống sau một thời gian xáo trộn đáng kể”, ông Giang bình luận.

Ông Cường là chủ tịch nước thứ tư của Việt Nam kể từ năm 2023 đến nay, sau các ông Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng và Tô Lâm.

Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Cường, 67 tuổi, tự hào có 50 năm “phục vụ cách mạng”, nhắc lại rằng từ tháng 2/1975 ông đã đi bộ đội, chiến đấu để “giải phóng” miền Nam.

Ông Cường, người vừa sang Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 11/10, hứa trong bài diễn văn nhậm chức rằng ông sẽ “kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”.

Tân chủ tịch của Việt Nam từng là Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 2016. Ông trở thành ủy viên Bộ Chính trị vào tháng 1/2021, đại biểu Quốc hội khóa XV từ tháng 5/2021, và thường trực Ban Bí thư từ tháng 5/2024.

Các tướng lĩnh làm chóp bu

Một quốc gia thời bình mà có những lãnh đạo hàng đầu là các tướng lĩnh khiến nhiều người đặt nghi vấn về nội tình đất nước, giới quan sát đưa ra nhận định.

Cả hai ông Lương Cường và Tô Lâm cùng được thăng hàm đại tướng vào tháng 1/2019. Trong khi đó, ông Phạm Minh Chính, trước khi giữ chức thủ tướng chính phủ vào tháng 4/2021, từng là một trung tướng đảm nhận chức thứ trưởng Bộ Công an.

“Tôi nghĩ các nước dân chủ phương Tây sẽ e ngại với việc một đất nước thời bình mà dàn lãnh đạo lớn nhất toàn là tướng cả. Đó là một điều đáng lo ngại. Các ông tướng nói chung là không có nhiều kỹ năng kỹ trị, họ không được đào tạo để quản trị quốc gia”, một nhà quan sát trong nước đưa ra quan điểm.

Ở góc nhìn quốc tế, ông Huy Vũ nhận định rằng để một đất nước phát triển bền vững cần phải có một cơ chế phù hợp để chọn nhân tài làm lãnh đạo, chứ không nên tập trung quá nhiều vào quyền lực cứng - tức chỉ từ quân đội hay công an.

“Bên trong đảng có rất nhiều thành viên trong lĩnh vực dân sự và họ cũng rất có khả năng nhưng họ không có cơ hội để vươn lên một vị trí lãnh đạo để dẫn dắt quốc gia, đó là một thực tế!”, ông Huy Vũ đưa ra nhận xét.


***********

Tin tức thế giới 22-10: Thông tin 10.000 lính Triều Tiên giúp Nga lên đến Hội đồng bảo an LHQ

BÌNH AN

Tin tức thế giới 22-10: Liên Hiệp Quốc 'nóng' vì thông tin 10.000 lính Triều Tiên giúp Nga - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát trụ sở Quân đoàn 2 của quân đội Triều Tiên hôm 17-10 - Ảnh: REUTERS/KCNA

Liên Hiệp Quốc "nóng" vì thông tin 10.000 lính Triều Tiên giúp Nga

Ngày 21-10, Mỹ tuyên bố nếu Triều Tiên cử binh sĩ tới hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột ở Ukrainem, thì đây sẽ là diễn biến nguy hiểm và đáng lo ngại, theo Hãng tin Reuters.

"Chúng tôi đang tham vấn với các đồng minh và đối tác của mình về những tác động của động thái như vậy", Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood phát biểu trước Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Bình Nhưỡng chuẩn bị gửi 10.000 quân tới Nga. Đại sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc Sergiy Kyslytsya phát biểu trước Hội đồng Bảo an vào ngày 21-10: "Những binh sĩ này dự kiến sẽ sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine vào ngày 1-11".

Tuần trước, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đã chuyển 1.500 lính đặc nhiệm đến vùng Viễn Đông của Nga để huấn luyện và thích nghi tại các căn cứ quân sự. Họ nói những binh sĩ này có thể sẽ được triển khai để chiến đấu ở Ukraine.

"Nếu đúng như vậy, đây sẽ là một diễn biến nguy hiểm và đáng lo ngại, đồng thời đánh dấu quan hệ quân sự giữa CHDCND Triều Tiên và Nga đang được tăng cường rõ rệt" - Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood nói.

Trước đó, ngày 21-10, Điện Kremlin đã từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi liệu binh sĩ Triều Tiên có tham chiến ở Ukraine hay không, nhưng người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sự hợp tác giữa Nga và Triều Tiên không nhằm vào các nước thứ ba.

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Barbara Woodward cho biết "rất có khả năng" Triều Tiên sẽ gửi quân giúp Nga. Đại sứ Hàn Quốc tại Liên Hiệp Quốc Joonkook Hwang cũng cảnh báo Hội đồng Bảo an về những tác động của động thái như vậy.

Ukraine kêu gọi hỗ trợ ngăn chặn Nga tấn công các cảng ở Biển Đen

Ngày 21-10, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha nói ông và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thảo luận về vấn đề đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển hàng hóa ở Biển Đen, theo Hãng tin Reuters.

"Tôi đã bày tỏ sự quan tâm của Ukraine trong việc phát triển hơn nữa hợp tác giữa Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng. Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do hàng hải ở Biển Đen" - ông Sybiha nói.

Trước đó, ông Sybiha đã kêu gọi hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấn công dữ dội của Nga vào cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine ở Biển Đen, khi ông đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 21-10. Ông nói những cuộc tấn công như vậy trong những tuần gần đây đã làm hư hại 4 tàu dân sự.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị làm trung gian để chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn 2 năm rưỡi giữa Nga - Ukraine và nỗ lực duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Matxcơva và Kiev.

Israel tấn công gần bệnh viện chính phủ ở Lebanon, 4 người chết

Bộ Y tế Lebanon thông tin 1 trẻ em và 3 người lớn thiệt mạng, và 24 người khác bị thương vào ngày 21-10 khi Israel tấn công gần bệnh viện chính phủ tại thủ đô Beirut của Lebanon, theo Hãng tin Reuters.

Tin tức thế giới 22-10: Liên Hiệp Quốc 'nóng' vì thông tin 10.000 lính Triều Tiên giúp Nga - Ảnh 3.

Quân đội Israel tiếp tục không kích vào khu vực thủ đô của Lebanon. Trong ảnh, khói lửa bốc lên trên vùng ngoại ô phía nam Beirut sau một cuộc tấn công của Israel. Ảnh chụp từ Baabda, Lebanon ngày 22-10 - Ảnh: REUTERS

Theo chính quyền Lebanon, chiến dịch của Israel tại Lebanon đến nay đã khiến hơn 1,2 triệu người phải di dời nhiều lần.

Quân đội Israel tăng cường hoạt động ở phía bắc Gaza, nhiều bệnh viện bị tấn công

Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ dân địa phương cho biết các lượng quân sự Israel đã bao vây các bệnh viện và nơi trú ẩn dành cho những người di dời ở phía bắc Dải Gaza trong ngày 21-10, khi họ tăng cường hoạt động tại đây.

Binh sĩ Israel đã tập hợp những người đàn ông và ra lệnh cho những người phụ nữ rời khỏi trại tị nạn lịch sử Jabalia. Một cuộc không kích của Israel vào một ngôi nhà ở Jabalia đã khiến 5 người chết và một số người khác bị thương.

Iran: Mỹ ngầm đồng ý cho Israel tấn công Tehran, sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm

Ngày 21-10, phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc cáo buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắn tín hiệu "ngầm đồng ý và ủng hộ rõ ràng cho hành động gây hấn quân sự phi pháp của Israel nhằm vào Iran". Họ dẫn lại các bình luận của ông Biden tại Đức vào tuần trước, theo Hãng tin Reuters.

"Mỹ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về vai trò của mình trong việc kích động, xúi giục và tạo điều kiện cho bất kỳ hành động gây hấn nào của Israel chống lại Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng như về những hậu quả thảm khốc đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế", phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong lá thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cựu Tổng thống Albania Meta bị bắt với cáo buộc tham nhũng

Theo TTXVN, ngày 21-10, người phát ngôn và luật sư của cựu Tổng thống Albania Ilir Meta thông báo chính trị gia này đã bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc tham nhũng.

Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn của ông Meta, ông Tedi Blushi, cho rằng vụ bắt giữ là "không đúng đắn" và "sẽ bị tất cả những người Albania yêu nước và trung thực lên án".

SPAK - cơ quan công tố đặc biệt được thành lập để chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức ở Albania - chưa đưa ra bình luận về vụ việc, song trang tin Reporter có trụ sở tại Tirana cho biết ông Meta bị buộc tội tham nhũng, rửa tiền và che giấu tài sản cá nhân.

Khi chó robot cũng lao động

Tin tức thế giới 22-10: - Ảnh 1.

Một con chó robot - sẽ được dùng để vận chuyển các vật nặng như rác - đang được thử nghiệm tại khu danh lam thắng cảnh Thái Sơn ở TP Thái An, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, vào hôm 21-10 - Ảnh: XINHUA


********

17 phụ nữ Việt bị bắt ở Nhật vì mở 5 ‘quán bar thanh nữ’ trái luật về giải trí người lớn


The Japan Times đưa tin: 17 phụ nữ Việt bị bắt vì điều hành các quán bar trái phép ở Tokyo, 21/10/2024.
The Japan Times đưa tin: 17 phụ nữ Việt bị bắt vì điều hành các quán bar trái phép ở Tokyo, 21/10/2024.

Cảnh sát ở Tokyo, thủ đô Nhật Bản, vừa bắt giữ 17 người phụ nữ Việt Nam bị khởi tố về hành vi điều hành 5 “quán bar thanh nữ” không có giấy phép và vi phạm luật về kinh doanh trong lĩnh vực giải trí người lớn, hai trang tin Jiji Press và The Japan Times của Nhật đưa tin hôm 21/10.


Những quán bar này, nằm ở một số quận của Tokyo như Ueno và Roppongi, đã đạt doanh thu lên đến tổng cộng khoảng 440 triệu yen (2,9 triệu đô la) trong thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 9 năm nay, theo Sở Cảnh sát Đô thành Tokyo, được Jiji Press và The Japan Times dẫn lại.


Tin cho hay trong số 17 nghi phạm, lãnh đạo công ty là Duong Thi Minh Hong, 28 tuổi, sống tại khu vực Taito thuộc Tokyo, và 9 người nữa đã thừa nhận về các nội dung mà họ bị khởi tố, trong khi 7 người kia phủ nhận về một số cáo buộc.


Vẫn theo Jiji Press và The Japan Times, có cáo buộc là Duong Thi Minh Hong đã buộc một nhân viên nữ phục vụ khách hàng tại quầy ở một trong số 5 quán bar, tại quận Yushima trong khu vực Bunkyo của Tokyo, vào tháng 9 năm nay dù chưa được nhà chức trách cấp giấy phép theo pháp luật.


“Quán bar thanh nữ” là những quán mà tại đó nhân viên đứng quầy toàn là nữ, phục vụ rượu bia cho khách hàng và nói chuyện với họ.


Kể từ năm 2020, Sở Cảnh sát Đô thành Tokyo đã nhận được 23 lời than phiền, khiếu nại về 5 quán bar kể trên, bao gồm cả những nội dung nói về phí dịch vụ. Sau khi nhận được các thông tin như vậy, cảnh sát đã có một số hành động, trong đó, đã vài lần hướng dẫn về hành chính cho các quán đó, nhưng họ không khắc phục các sai sót, Jiji Press và The Japan Times tường thuật.


Hiện tại, 5 quán bar cũng đang bị điều tra về việc tuyển dụng người lao động trái phép vì một số người trong đội ngũ nhân viên quán đã đến Nhật Bản bằng visa du học.


***********

Nam Phi khuất phục sức ép của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa duyệt hàng quân danh dự tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh , ngày 2/9/2024.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa duyệt hàng quân danh dự tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh , ngày 2/9/2024.

Quyết định của Nam Phi hạ cấp quan hệ với Đài Loan một bước nữa được đưa ra khi đảng ANC của Nam Phi đang nỗ lực trấn an đồng minh lâu năm là Bắc Kinh sau khi thành lập chính phủ liên minh, các nhà phân tích nói với VOA.

Bộ Quan hệ và Hợp tác Quốc tế của Nam Phi đã xác nhận vào tuần trước rằng họ đã yêu cầu Đài Loan chuyển tòa đại sứ không chính thức - được gọi là Văn phòng Liên lạc Đài Bắc - ra khỏi thủ đô Pretoria.

Trong một tuyên bố, Bộ này cho biết văn phòng liên lạc sẽ được đổi tên thành văn phòng thương mại và chuyển đến trung tâm kinh tế Johannesburg, nơi sẽ “phản ánh đúng bản chất phi chính trị và phi ngoại giao của mối quan hệ giữa Cộng hòa Nam Phi và Đài Loan”.

Tuyên bố nói “Điều này cũng phù hợp với thông lệ ngoại giao tiêu chuẩn rằng các thủ đô là trụ sở của Tòa đại sứ nước ngoài và Cao ủy”. Tuyên bố cho biết Đài Loan đã được cho sáu tháng để chuyển đi.

Giống như hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, cũng như các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Nam Phi không chính thức công nhận Đài Loan do nhà nước dân chủ cai trị, mà đảng cộng sản Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai và có thể chiếm lại bằng vũ lực nếu cần thiết.

Tuy nhiên, Đài Loan đã có văn phòng tại Pretoria từ cuối những năm 1990, chuyên xử lý thương mại và visa. Các văn phòng tương tự tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đều có trụ sở tại thủ đô của các quốc gia đó.

Các quan chức Đài Loan nói với Cơ quan Thông tấn Trung ương Đài Loan CNA rằng họ tin rằng Nam Phi đang hành động dưới áp lực của Trung Quốc và họ hy vọng chính phủ Nam Phi sẽ xem xét lại. Họ cho biết đã được lệnh di chuyển vào cuối tháng 10.

Các quan chức từ Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng nói họ sẽ cân nhắc các biện pháp có đi có lại nếu Nam Phi cứ khăng khăng như vậy. Những biện pháp đó có thể bao gồm yêu cầu Nam Phi chuyển văn phòng ra khỏi Đài Bắc, siết chặt visa đối với người Nam Phi và đình chỉ các cuộc trao đổi giáo dục, CNA đưa tin.

Về phần mình, Trung Quốc hoan nghênh động thái này.

“Chúng tôi khen ngợi quyết định đúng đắn của Nam Phi khi chuyển Văn phòng liên lạc Đài Bắc tại Nam Phi ra khỏi thủ đô hành chính Pretoria”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói. “‘Độc lập cho Đài Loan’ không nhận được sự ủng hộ của người dân và sẽ chỉ thất bại”.

Thay đổi chính trị

Ông Paul Nantulya, một nhà phân tích chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi tại Washington, nói với VOA rằng ông nghĩ có một số lý do cho quyết định của Nam Phi.

Vào tháng 5, cuộc bầu cử quan trọng nhất kể từ khi chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc 30 năm trước đã chứng kiến ANC mất đa số tuyệt đối lần đầu tiên. Đảng giải phóng — vốn được Trung Quốc ủng hộ trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ cai trị của người da trắng thiểu số — đã buộc phải thành lập Chính phủ Thống nhất Quốc gia với các đảng đối lập không nhất thiết phải chia sẻ mối quan hệ với Bắc Kinh hoặc các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình.

ANC đã phải rất vất vả để “trấn an phía Trung Quốc rằng mối quan hệ giữa ANC và Đảng Công sản Trung Quốc sẽ tiếp tục, bất kể môi trường chính trị ở Nam Phi đã thay đổi mạnh mẽ như thế nào”, ông Nantulya cho biết.

“Vì vậy, chúng ta đã thấy ANC thực sự, thực sự thúc đẩy để duy trì mối quan hệ đó, để thuyết phục Trung Quốc rằng họ vẫn là đối tác đáng tin cậy”, ông nói.

Một phái đoàn Nam Phi đã đến một diễn đàn Trung Quốc-Châu Phi lớn ở Bắc Kinh vào tháng trước bao gồm các thành viên của Liên minh Dân chủ, hay DA, vốn từng là phe đối lập chính của Nam Phi nhưng kể từ đó đã tham gia ANC trong chính phủ đoàn kết.

DA đã chỉ trích mối quan hệ chặt chẽ của Nam Phi với Trung Quốc trong quá khứ, chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền và bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan.

Tuy nhiên, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã phát biểu sau diễn đàn rằng một trong những bộ trưởng của ông “ban đầu không mấy thiện cảm với chính sách Một Trung Quốc, lần đầu tiên đến thăm Trung Quốc… đã công khai tuyên bố rằng hiện ông ấy ủng hộ và chấp nhận chính sách Một Trung Quốc”.

“Và Chủ tịch Tập Cận Bình khá hài lòng với điều đó”, ông Ramaphosa, không nêu tên bộ trưởng nhưng được cho là đang ám chỉ đến lãnh đạo DA John Steenhuisen, cho biết.

Dưới áp lực

Tuy nhiên, sau thông báo tuần trước rằng Nam Phi đã ra lệnh cho Đài Loan di dời văn phòng liên lạc, DA đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ quan ngại.

“Chúng tôi chưa được cung cấp bất kỳ động cơ nào biện minh cho việc thay đổi đơn phương các điều khoản trong khuôn khổ song phương của chúng tôi với Đài Loan”, DA nói.

“Rõ ràng là áp lực đang được các tác nhân bên ngoài gây ra cho Pretoria trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị rộng lớn hơn và Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNU) mới thành lập”, tuyên bố nói thêm.

Trong nhiều thập niên, áp lực của Trung Quốc đối với lục địa châu Phi để tuân thủ chính sách Một Trung Quốc đã mang lại kết quả. Bây giờ chỉ có một quốc gia trong khu vực ủng hộ Đài Loan: vương quốc nhỏ Eswatini.

“Những gì chúng ta đang thấy là Trung Quốc đang phô trương sức mạnh và thực sự thúc đẩy… người ta có thể nói rằng họ đang bắt nạt các nước châu Phi không công nhận Đài Loan”, ông Sanele Sibiya, giảng viên kinh tế tại Đại học Eswatini, nói với VOA.

Ông Sibiya lưu ý rằng Nam Phi không phải là quốc gia đầu tiên đẩy các quan chức Đài Loan ra khỏi thủ đô của mình.

Một cường quốc kinh tế châu Phi khác, Nigeria, đã ra lệnh cho Đài Loan rời khỏi thủ đô Abuja vào năm 2017, được cho là do chịu áp lực từ Trung Quốc. Văn phòng đã được chuyển đến trung tâm kinh tế Lagos, bất chấp sự phản đối từ Đài Bắc.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi và đã đầu tư mạnh vào lục địa này kể từ khi chính sách cơ sở hạ tầng toàn cầu của Tập Cận Bình, Sáng kiến Vành đai và Con đường, ra đời cách đây hơn một thập niên. Tại diễn đàn vào tháng 9, Tập Cận Bình đã cam kết tài trợ 51 tỷ đô la cho châu Phi.

Gần đây, Trung Quốc đã phô trương sức mạnh liên quan đến Đài Loan. Tuần trước, họ đã triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến để bao vây hòn đảo này như một phần của cuộc tập trận mà Hoa Kỳ lên án là “không cân xứng”


**************

Chủ nghĩa dân tộc trực tuyến Trung Quốc : gậy ông đập lưng ông

Minh Phương

Chủ nghĩa dân tộc là quân bài yêu thích thường được giới cầm quyền Trung Quốc sử dụng để củng cố chế độ. Giờ đây, trong thời đại của mạng xã hội, lá bài này lại càng phát triển mạnh mẽ, có khi cực đoan và thái quá, dưới hình thức mới là tấn công và bạo lực mạng. Tuy nhiên, đây là « con dao hai lưỡi » không ít lần phản chủ, vượt khỏi tầm kiểm soát và khiến chính phủ Trung Quốc phải đau đầu. 

Các nhóm dân tộc cực đoan trực tuyến tại Trung Quốc hoạt động như thế nào ? 

Trước hết cần biết rằng một số nhóm này được tài trợ và hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc. Ví dụ như trường hợp của Đội quân 50 Xu, nhóm chuyên đăng tải các bình luận, thông điệp ủng hộ chính phủ trên mạng xã hội, nhằm thao túng dư luận và nâng cao hình ảnh của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tên của nhóm này xuất phát từ các báo cáo cho rằng Bắc Kinh trả cho các thành viên 0,5 nhân dân tệ (tương đương 0,69 đô la) cho mỗi bài đăng. Theo tờ The Guardian, có thể có tới 300.000 người làm việc toàn thời gian và bán thời gian cho nhóm này. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều nhóm trong số này hoạt động độc lập. Thậm chí, theo The Conversation, có những trường hợp các nhóm dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc tham gia vào các cuộc chiến trực tuyến, nhiều khi trái với mong muốn của đảng Cộng Sản. Các nhóm này ngày càng hung hăng và cực đoan, họ chỉ trích, quấy rối và đe dọa tất cả những gì mà họ tự cho là đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc, hoặc thậm chí là cả những cá nhân, doanh nghiệp trong nước nhưng lại được cho là không thể hiện đủ tinh thần yêu nước, như trường hợp của công ty kinh doanh nước giải khát Nongfu Spring, vốn là một doanh nghiệp nội địa rất thành công. Kênh BBC cho biết, vào tháng 3, những người theo chủ nghĩa dân tộc đã cáo buộc công ty này sử dụng các yếu tố Nhật Bản trong thiết kế sản phẩm của mình. Một trong những logo của Nongfu Spring được cho là gợi liên tưởng tới một ngôi đền Thần đạo, còn chiếc nắp có màu đỏ thì bị tố cáo là giống với màu đỏ trên quốc kỳ Nhật Bản. Ngay sau đó, trên mạng xã hội Trung Quốc đã tràn ngập những chiến dịch trực tuyến kêu gọi tẩy chay hãng nước uống này, đăng tải video quay cảnh giẫm bẹp chai Nongfu Spring hay đổ đồ uống của họ xuống bồn cầu. 

Hay như nhà văn Mạc Ngôn, tác giả người Trung Quốc duy nhất từng được trao giải Nobel Văn Học cho tới nay, cũng đã phải nhận nhiều bình luận hung hăng trên mạng xã hội. Viết những tác phẩm đậm chất hiện thực về khó khăn, thăng trầm của người dân Trung Quốc, nhưng Mạc Ngôn lại bị những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cho rằng ông không đủ lòng yêu nước, cố tình bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc để làm vừa lòng độc giả phương Tây. 

Không chỉ vậy, những nhóm này còn thành lập các liên minh hacker để thực hiện những cuộc tấn công mạng nhắm vào những “tác nhân nước ngoài”. Tờ The Conversation lấy ví dụ về trường hợp của liên minh mang tên Hacker Đỏ. Vào năm 2008, nhóm này đã thực hiện một cuộc tấn công mạng nhắm vào công ty truyền thông CNN của Mỹ sau khi đài này đưa ra báo cáo về các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh ở Tây Tạng, nơi đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1950. Trong một ví dụ khác, một nhóm có tên là Liên minh Honker đã phát động các cuộc tấn công mạng nhằm vào Philippines vì các vấn đề tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông. Liên minh Honker đã xâm nhập vào trang web của Đại học Philippines và đăng tải các khẩu hiệu ủng hộ Trung Quốc và một bản đồ cho thấy các yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc trên trang chính của trường đại học này.

Tại sao có sự phát triển mạnh mẽ như vậy ? 

Đài BBC của Anh dẫn lời bà Rose Luqiu, giảng viên tại trường báo chí thuộc Đại học Baptist Hồng Kông, nhận định rằng chính “chủ nghĩa yêu nước do nhà nước hậu thuẫn” và những lời cảnh báo liên tục của Bắc Kinh về ảnh hưởng của ngoại bang đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa cực đoan này. Trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc không ngừng gia tăng nỗ lực củng cố lòng yêu nước. Tháng 1 năm nay, Bắc Kinh đã cho ban hành “Luật giáo dục yêu nước”. Theo đó, các trường học và công ty Trung Quốc phải đưa giáo dục lòng yêu nước vào chương trình giảng dạy và các hoạt động quản lý kinh doanh và đào tạo nghề. Luật còn quy định cha mẹ cần “đưa tình yêu quê hương vào việc giáo dục trong gia đình”. Không chỉ vậy, theo bà Luqiu, chủ nghĩa dân tộc có khi còn đến từ những lo ngại về các rủi ro pháp lý vì chính quyền Trung Quốc đã hình sự hoá nhiều hành vi mà họ cho là không yêu nước. 

Ngoài giới cầm quyền, những nhà sáng tạo nội dung, các tiktoker hiện nay tại Trung Quốc cũng có xu hướng “thương mại hoá chủ nghĩa dân tộc” để thu hút thêm người theo dõi, đánh bóng tên tuổi và kiếm tiền từ lượng truy cập. Các video, những bình luận nhiều khi mang tính tự tôn dân tộc thái quá lại dễ nhận được sự ủng hộ của công chúng và dưới tác động của thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội, những quan điểm cực đoan như vậy lại càng được lan truyền rộng rãi.

Đương nhiên cũng không thể phủ nhận ngọn lửa dân tộc cực đoan này còn do sự gia tăng tư tưởng bài Trung Quốc trên khắp thế giới sau đại dịch Covid-19 cùng những căng thẳng thương mại, những lệnh trừng phạt và áp thuế với hàng hoá của Trung Quốc mà các nước phương Tây đưa ra. Theo BBC, điều này đã khiến một số người Trung Quốc cảm thấy đất nước của họ đang bị đối xử bất công. 

Vượt khỏi tầm kiểm soát của đảng Cộng Sản, những nhóm dân tộc cực đoan này gây ra những tác động như thế nào ? 

Tờ The Conversation phân tích, đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) thường dựa vào lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc để củng cố chế độ. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này đã vô tình trao cho các phong trào dân tộc chủ nghĩa một sức ảnh hưởng đáng kể. Kết quả là các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc trực tuyến đã thoát khỏi sự kiểm soát của đảng Cộng Sản, làm suy yếu và đôi khi mâu thuẫn với chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Ví dụ, vào năm 2020, khi đảng Cộng Sản Trung Quốc kêu gọi các nhóm dân tộc chủ nghĩa kiềm chế sau khi bị nước ngoài chỉ trích về việc đàn áp Hồng Kông. Tuy nhiên, các nhóm này vẫn tiến hành một chiến dịch bôi nhọ, bài ngoại trên mạng xã hội. Trong khuôn khổ chiến dịch đó, các hacker đã tiến hành các cuộc tấn công mạng, như đánh cắp tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris và đăng một bức tranh vẽ hình nước Mỹ như hiện thân của thần chết đang ghé thăm Hồng Kông. Đại sứ quán Trung Quốc đã nhanh chóng xóa bỏ hình ảnh và xin lỗi hai nước Pháp và Mỹ. Nhưng sự cố này cũng cho thấy đảng Cộng Sản gặp khó khăn trong việc kiểm soát các nhóm dân tộc chủ nghĩa trên mạng. 

Hơn nữa, theo tờ Courrier International, việc đàn áp mọi sự phê bình mang tính xây dựng có thể dẫn đến sự hình thành một dòng tư tưởng tự tôn thái quá, thậm chí là kiêu ngạo và phiến diện trong dư luận Trung Quốc. Không thể phủ nhận sự phát triển của Trung Quốc trong những năm vừa qua, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc không có gì đáng phê phán trong các chính sách của nước này. Do vậy, những bình luận, phê bình thiện chí đề cập đến những thất bại của chính phủ Trung Quốc là cần thiết để phát triển và quản lý đất nước. 

Ngoài ra, tinh thần dân tộc cực đoan và những ý thức hệ về chủ quyền được tuyên truyền quá mức cũng làm giảm đáng kể khả năng hành động của Nhà nước trong trường hợp xảy ra xung đột. Khi đó, nếu chính phủ Trung Quốc muốn thực hiện những hành động nhằm giảm căng thẳng và làm dịu tình hình ở các khu vực như Biển Đông hoặc biên giới Trung-Ấn, sẽ có thể bị các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc coi là một sự đầu hàng không thể tha thứ. 

(Nguồn : The Conversation, Courrier International, BBC)


************

Hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học COP16 khai mạc tại Cali-Colombia

Trong hai tuần kể từ ngày 21/10/2024 đại diện của hơn 190 quốc gia tập hợp về Cali, Colombia, để dự hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học COP16. Khẩu hiệu chính năm nay là các bên cần khẩn cấp « biến lời nói thành hành động ».  

Những người phụ nữ Colombia gốc Phi biểu diễn trong lễ khai mạc COP16, một hội nghị đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc, ở Cali, Colombia, ngày 20/10/2024
Những người phụ nữ Colombia gốc Phi biểu diễn trong lễ khai mạc COP16, một hội nghị đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc, ở Cali, Colombia, ngày 20/10/2024 AP - Fernando Vergara
Quảng cáo

Hội nghị được tổ chức hai năm một lần và tại Cali, tây nam Colombia, lần này được xem là dịp để rà soát lại xem rằng 23 mục tiêu được đề ra nhân hội nghị ở Côn Minh- Montréal lần trước, đã được thực hiện đến đâu.

Trong số các mục tiêu được đề ra nhân hội nghị COP15 hồi năm 2022, 196 thành viên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Đa Dạng Sinh Học -Convention on Biological Diversity CBD (Mỹ không có tên trong danh sách này) đồng ý « bảo vệ 30 % diện tích đất và biển từ nay đến năm 2030 » ; giảm 50 % những mối nguy cơ liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, giảm thiểu các khoản trợ cấp cho các ngành nghề và hoạt động mang tính tàn phá môi trường, huy động đến 200 tỷ đô la mỗi năm để bảo vệ thiên nhiên …

Theo giới quan sát, ba tuần lễ trước hội nghị về khí hậu, tổ chức tại Azerbaijan, hội nghị tại Cali nhằm chứng minh rằng những cam kết được thông qua tại Côn Minh và Montréal cách nay 2 năm, không chỉ là những lời nói suông.   

Trong cương vị nước chủ nhà, Colombia có nhiều cơ sở để đại diện rộng rãi cho khối các quốc gia đang phát triển, đòi phương Tây đóng góp nhiều hơn cho các dự án bảo tồn đa dạng sinh học. Thông tín viên đài RFI Marie Eve Detoeuf từ Bogota giải thích : 

« Với ba dãy nũi, 2 bờ biển bao quanh, rồi với rừng Amazon, sông băng, sa mạc …. Colombia là một đất nước phong phú về mặt đa dạng sinh học. Bogota muốn thu hút hút ý của cộng đồng quốc tế, muốn các công dân Colombia quan tâm đến chủ đề này và ước mơ đóng một vai trò hàng đầu trong các vòng đàm phán quốc tế.

Colombia biết rằng, hình ảnh của đất nước này bị gắn liền với các đường dây ma túy, với ông trùm Pablo Escobar, hay với các phiến quân Colombia … Chính quyền của tổng thống Gustavo Petro muốn đưa ra một hình ảnh khác để chứng minh rằng đất nước ông không chỉ có thế. Ông là một trong những vị nguyên thủ hiếm hoi trên thế giới đặt tiến trình chuyển đổi năng lượng và bảo vệ môi trường vào trung tâm chương trình hành động. Điều đó khiến ông có khá nhiều kẻ thù.

Tổng thống Colombia kỳ vọng rằng hội nghị COP16 lần này tạo thêm tính chính đáng cho chính quyền ở Bogota. Tổ chức hội nghị quốc tế là một thách thức cả về mặt tổ chức lẫn an ninh. Tại Cali, cảnh sát đề cao cảnh giác cao độ. Nếu thành công, hội nghị COP16 lần này có thể làm thay đổi tương lại của trái đất và luôn cả hình ảnh của Colombia ».


***********

Putin họp BRICS để chứng tỏ phương Tây không thể loại Nga trên trường quốc tế


Phụ tá chính sách đối ngoại của ông Putin, Yuri Ushakov, cho biết 36 quốc gia đã xác nhận tham gia cuộc họp của Khối BRICS và hơn 20 quốc gia sẽ cử nguyên thủ quốc gia.
Phụ tá chính sách đối ngoại của ông Putin, Yuri Ushakov, cho biết 36 quốc gia đã xác nhận tham gia cuộc họp của Khối BRICS và hơn 20 quốc gia sẽ cử nguyên thủ quốc gia.

Tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt tay với nhiều lãnh đạo thế giới, bao gồm Tập Cận Bình của Trung Quốc, Narendra Modi của Ấn Độ, Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ và Masoud Pezeshkian của Iran.

Tất cả những người này sẽ có mặt tại thành phố Kazan của Nga vào ngày 22/10 để tham dự cuộc họp của khối BRICS gồm các nền kinh tế đang phát triển, bất chấp những dự đoán rằng cuộc chiến ở Ukraine và lệnh bắt giữ quốc tế đối với Putin sẽ biến ông thành kẻ bị ruồng bỏ.

Liên minh này, nhằm mục đích cân bằng lại trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo, ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi nhưng bắt đầu mở rộng nhanh chóng trong năm nay. Iran, Ai Cập, Ethiopia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út đã tham gia vào tháng 1; Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Malaysia chính thức nộp đơn và một số nước khác bày tỏ mong muốn trở thành thành viên.

Các quan chức Nga đã coi cuộc họp là một thành công lớn. Phụ tá chính sách đối ngoại của ông Putin, Yuri Ushakov, cho biết 36 quốc gia đã xác nhận tham gia và hơn 20 quốc gia sẽ cử nguyên thủ quốc gia. Ông Ushakov nói ông Putin sẽ tổ chức khoảng 20 cuộc họp song phương và hội nghị thượng đỉnh có thể trở thành “sự kiện chính sách đối ngoại lớn nhất từng được tổ chức” trên đất Nga.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh, ông Putin cũng sẽ gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres vào ngày 24/10, ông Ushakov cho biết. Đây sẽ là chuyến thăm Nga đầu tiên sau hơn hai năm của ông Guterres, người đã nhiều lần chỉ trích cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Quan điểm và thỏa thuận cho Điện Kremlin

Các nhà phân tích cho biết Điện Kremlin muốn có quan điểm về việc sát cánh cùng các đồng minh toàn cầu của mình trong bối cảnh căng thẳng liên tục với phương Tây, cũng như tính thực tế của việc đàm phán các thỏa thuận với họ để củng cố nền kinh tế và nỗ lực chiến tranh của Nga.

Đối với những thành viên khác, đây là cơ hội để khuếch đại tiếng nói và câu chuyện của họ.

“Điểm hấp dẫn của BRICS là nó không đặt quá nhiều nghĩa vụ lên bạn”, ông Alexander Gabuyev, giám đốc Trung tâm Carnegie Russia Eurasia, nói. “Thực sự không có quá nhiều ràng buộc khi trở thành một phần của BRICS. Đồng thời, có thể có những cơ hội thú vị đang đến với bạn, bao gồm cả việc có nhiều thời gian gặp mặt hơn với tất cả những nhà lãnh đạo này”.

Đối với ông Putin, hội nghị thượng đỉnh này có ý nghĩa quan trọng về mặt cá nhân vì nó cho thấy sự thất bại của những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập ông, ông Gabuyev cho biết.

Cuộc họp sẽ chứng minh trong và ngoài nước rằng “Nga thực sự là một bên tham gia quan trọng đang dẫn đầu nhóm mới này, nhóm sẽ chấm dứt sự thống trị của phương Tây - đó là câu chuyện cá nhân của ông ấy”, ông nói.

Điện Kremlin sẽ có thể đàm phán với các bên tham gia chính như Ấn Độ và Trung Quốc về việc mở rộng thương mại và bỏ qua các chế tài của phương Tây. Ấn Độ là một thị trường quan trọng đối với hàng hóa của Nga, trong khi Trung Quốc là nơi Moscow hy vọng sẽ cung cấp các mặt hàng sử dụng kép và nhiều mặt hàng liên quan đến quân sự, ông Gabuyev cho biết.

Nga cũng muốn nhiều quốc gia tham gia vào dự án hệ thống thanh toán thay thế cho mạng lưới ngân hàng toàn cầu SWIFT, cho phép Moscow giao dịch với các đối tác mà không phải lo lắng về các chế tài.

“Ý tưởng của Nga là nếu bạn tạo ra một nền tảng có Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Ả Rập Xê Út, nhiều quốc gia là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ sẽ không sẵn sàng truy lùng nền tảng này và chế tài nó”, ông Gabuyev cho biết.

Mục tiêu của Iran và Trung Quốc

Nga cũng dự kiến sẽ ký một hiệp ước “đối tác chiến lược toàn diện” với Iran, củng cố mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Moscow và Tehran.

Sau cuộc xâm lược Ukraine, Iran đã cung cấp cho Moscow hàng trăm máy bay không người lái và giúp khởi động sản xuất tại Nga. Việc giao hàng máy bay không người lái của Iran, mà Moscow và Tehran đã phủ nhận, đã cho phép liên tục tấn công bằng máy bay không người lái tầm xa vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Đổi lại, Iran muốn có vũ khí tinh vi của Nga như hệ thống phòng không tầm xa và máy bay chiến đấu để giúp chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra của Israel. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối bình luận khi được hỏi liệu hiệp ước có bao gồm hỗ trợ quân sự lẫn nhau hay không.

Đối với Trung Quốc, BRICS là một trong số nhiều tổ chức quốc tế - cùng với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tập trung vào an ninh - thông qua đó Trung Quốc tìm cách thúc đẩy một giải pháp thay thế cho trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Tập Cận Bình thúc đẩy mở rộng BRICS và hội nghị thượng đỉnh Kazan sẽ củng cố các mối quan hệ kinh tế, công nghệ và quân sự trong khối mở rộng này, ông Willy Lam, một thành viên cấp cao về Trung Quốc tại Quỹ Jamestown nói.

Bắc Kinh và Moscow cũng muốn xem liệu một loại tiền tệ giao dịch quốc tế mới có thể “thách thức cái gọi là bá quyền đô la” hay không, ông Lam cho biết.

Hội nghị thượng đỉnh sẽ cho phép Tập Cận Bình và Putin phô trương mối quan hệ chặt chẽ của họ. Hai bên, những người đã tuyên bố quan hệ đối tác “không giới hạn” vài tuần trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, đã gặp nhau ít nhất hai lần trong năm nay, tại Bắc Kinh vào tháng 5 và tại hội nghị thượng đỉnh SCO ở Kazakhstan vào tháng 7.

Mặc dù họ sẽ tiếp tục thể hiện một mặt trận thống nhất, các chuyên gia đang theo dõi những dấu hiệu tinh tế cho thấy ông Tập Cận Bình đang xa lánh ông Putin về cuộc chiến.

“Trong khi ông Putin muốn mối quan hệ Trung-Nga có vẻ tốt đẹp hơn bao giờ hết, ông Tập Cận Bình cũng có thể muốn ra hiệu với các quốc gia phương Tây và những nước khác rằng Bắc Kinh chính thức vẫn ‘trung lập’ trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine và không phải là đồng minh chính thức của Moscow”, bà Eva Seiwert, chuyên gia về chính sách đối ngoại và an ninh tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, cho biết.

“Điều này sẽ rất quan trọng để truyền tải hình ảnh Trung Quốc là một người gìn giữ hòa bình nghiêm túc và hợp pháp trong cuộc xung đột Nga-Ukraine”.

Hành động cân bằng cho Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ

Một cuộc gặp dự kiến giữa ông Modi và ông Putin có thể chứng kiến một số sự cân bằng lại trong mối quan hệ của họ. Những người bạn phương Tây muốn Ấn Độ tích cực hơn trong việc thuyết phục Moscow chấm dứt chiến tranh. Ông Modi đã tránh lên án Nga trong khi nhấn mạnh vào một giải pháp hòa bình.

New Delhi coi Moscow là đối tác đã được thử thách theo thời gian từ Chiến tranh Lạnh, hợp tác về quốc phòng, dầu mỏ, năng lượng hạt nhân và không gian, mặc dù Nga có mối quan hệ chặt chẽ hơn với đối thủ chính của Ấn Độ là Trung Quốc.

Cuộc gặp của họ sẽ là cuộc gặp thứ hai trong nhiều tháng. Ông Modi đã đến thăm Nga vào tháng 7, gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tại Ukraine vào tháng 8 và đến Hoa Kỳ để gặp Tổng thống Joe Biden vào tháng 9.

“Ấn Độ không thể đơn giản từ bỏ Nga vì mối quan hệ quốc phòng sâu sắc của họ, vấn đề về sự cân bằng quyền lực trong khu vực và logic của sự liên kết đa phương”, ông Raja Mohan, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Nam Á ở Singapore, nói. “Đồng thời, họ cũng xây dựng và phát triển mối quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây vì đó là nơi logic phát triển kinh tế lớn và tăng trưởng công nghệ của Ấn Độ phụ thuộc vào quan hệ đối tác”.

Ấn Độ và Brazil chủ yếu xem BRICS thông qua lăng kính kinh tế để thúc đẩy sự phân bổ quyền lực công bằng hơn trong hệ thống quốc tế, trong khi “Trung Quốc và Nga coi đây là một diễn đàn địa chính trị”, ông Chietigi Bajpayee, nhà nghiên cứu Nam Á tại Chatham House ở London, cho biết.

Ấn Độ và Brazil cũng không muốn “bị kéo vào quỹ đạo hấp lực của Trung Quốc”, bà Theresa Fallon thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nga, Châu Âu, Châu Á nói. Một bên tham gia quan trọng khác là Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã nộp đơn xin gia nhập nhóm BRICS. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm nước thành viên NATO và ứng cử viên của Liên hiệp châu Âu này ngày càng thất vọng với phương Tây. Các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đình trệ kể từ năm 2016 do các tranh chấp với Síp và lo ngại về nhân quyền.

Mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Washington đã trở nên căng thẳng sau khi nước này bị loại khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35 sau khi mua hệ thống phòng thủ phi đạn của Nga. Ông Erdogan cũng cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác “đồng lõa” trong các hành động quân sự của Israel ở Gaza.

Việc trở thành thành viên BRICS sẽ giúp ông Erdogan “tăng cường sức mạnh của chính mình” vào thời điểm mối quan hệ với phương Tây đang ở mức thấp, ông Gonul Tol, giám đốc chương trình Thổ Nhĩ Kỳ của Viện Trung Đông có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết.

Các cường quốc tầm trung như Thổ Nhĩ Kỳ “cố gắng khai thác nhiều hơn từ cả hai phe bằng cách ở giữa các phe, bằng cách đặt một chân vào mỗi phe”, ông nói.


**********

Mỹ nói ‘sẽ cấp cho Ukraine những gì họ cần’ để chiến đấu với Nga


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin phát biểu tại Học viện Ngoại giao Ukraine ngày 21/10/2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin phát biểu tại Học viện Ngoại giao Ukraine ngày 21/10/2024.

Hoa Kỳ “sẽ cung cấp cho Ukraine những gì họ cần” để tiếp tục cuộc chiến kéo dài 32 tháng với Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tuyên bố trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 21/10.

Nhưng ông không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ sẽ chấp thuận mong muốn của Ukraine là ngay lập tức gia nhập NATO hoặc cho phép lực lượng Kyiv tiến hành các cuộc tấn công phi đạn sâu hơn vào Nga.

Ông Austin cho biết Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ukraine những gì họ cần “để chiến đấu vì sự sống còn và an ninh của mình”, nói rằng điều đó là cần thiết đối với các đồng minh phương Tây để chống lại sự xâm lược của Nga.

“Tương lai của châu Âu đang bị đe dọa”, ông Austin nói trong bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao Ukraine. “Sức mạnh của NATO đang bị đe dọa. An ninh của Hoa Kỳ đang bị đe dọa”.

Ông lưu ý rằng Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 58 tỷ đô la viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022 và một chục đồng minh phương Tây đã đóng góp thêm 51 tỷ đô la vũ khí.

Nhưng ông không đề cập đến “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy mà trong đó kêu gọi cho Ukraine gia nhập NATO hoặc cho phép nước này sử dụng phi đạn tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Hoa Kỳ lo ngại rằng việc nhắm mục tiêu vào các địa điểm sâu hơn ở Nga sẽ có nguy cơ đe dọa xảy ra xung đột trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nga.

Ông Austin nói “không có phép lạ nào. Không có khả năng đơn lẻ nào có thể xoay chuyển tình thế. Không có hệ thống nào có thể chấm dứt cuộc tấn công của [Tổng thống Nga Vladimir] Putin”.

Nhưng ông nói thêm: “Đừng nhầm lẫn. Hoa Kỳ không muốn chiến tranh với Nga”.

“Điều quan trọng là cách Ukraine phản công”, ông Austin nói với các nhân viên ngoại giao và quân sự tại học viện. “Điều quan trọng là hiệu ứng kết hợp của các khả năng quân sự của bạn. Và điều quan trọng là phải tập trung vào những gì hiệu quả”.

Khi ông Austin đến thăm Ukraine, Hoa Kỳ công bố đợt viện trợ quân sự thứ 68 kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Nga, khoảng 400 triệu đô la vũ khí mới, bao gồm đạn dược cho hệ thống phi đạn và pháo binh; hệ thống súng cối và đạn; xe bọc thép; và vũ khí chống tăng.

Trong khi giao tranh vẫn tiếp diễn, một cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga vào thành phố Zaporizhzhia ở phía nam đã giết chết 2 người và làm bị thương 15 người ở trung tâm thành phố và gây ra thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm một trường mẫu giáo và hơn 30 tòa nhà dân cư, Thống đốc khu vực Ivan Fedorov nói.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga đã làm bị thương ít nhất một người ở Kyiv, các quan chức cho biết ngày 21/10.

Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko nói trên Telegram rằng các mảnh vỡ rơi xuống từ máy bay không người lái bị phòng không Ukraine bắn hạ đã làm hư hại một số tòa nhà dân cư.

Ông Serhii Popko, người đứng đầu Cơ quan quản lý quân sự thành phố Kyiv, cho biết trên Telegram rằng có tới 12 máy bay không người lái của Nga tham gia vào cuộc tấn công, nhưng tất cả chúng đều bị phá hủy.

Máy bay không người lái của Nga cũng nhắm mục tiêu vào Mykolaiv, ở miền nam Ukraine. Thống đốc Vitalii Kim ngày 21/10 cho biết trên Telegram rằng lực lượng phòng không đã bắn hạ ba máy bay không người lái trong đêm.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/10 tuyên bố họ đã phá hủy 18 máy bay không người lái của Ukraine được phóng trong các cuộc tấn công trong đêm.

Mười một máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên vùng Rostov, trong khi bốn máy bay khác bị phá hủy trên vùng Bryansk, hai máy bay trên vùng Kursk và một máy bay trên vùng Oryol.

Các quan chức ở Kursk báo cáo rằng không có thương vong và không có thiệt hại nào được báo cáo từ các cuộc tấn công.


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 22 - 10 -2024:

xxx


Hoaluc 3

************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

(AFP) – Bắc Kinh phản đối sau vụ tòa lãnh sự Trung Quốc ở Mandalay – Miến Điện, bị « hư hại » sau một vụ tấn công vào cuối tuần trước. Trong cuộc họp báo hôm 21/10/2024 bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết đã « thực sự bị sốc » sau vụ cơ sở ngoại giao ở Mandalay bị trúng lựu đạn. Tòa nhà có bị hư hại « nhẹ » nhưng nhân viên không bị thương. Bắc Kinh kêu gọi chính quyền Miến Điện tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh cho tòa nhà. Trung Quốc là một trong những điểm tựa hiếm hoi của tập đoàn quân sự Miến Điện.

(AFP) – Nga : Yulia Navalnaïa muốn tranh cử tổng thống thời hậu Putin. Trả lời phỏng vấn trên BBC, góa phụ của nhà đối lập Nga Alexeï Navalny, hôm nay 21/10/2024, tuyên bố sẽ trở lại Nga và “tham gia cuộc bầu cử với tư cách ứng cử viên tổng thống” nếu chế độ của Vladimir Putin một ngày nào đó sụp đổ. Bà Navalnaïa nhấn mạnh “sẽ làm mọi thứ trong khả năng để lật đổ chế độ của Putin sớm nhất có thể”.

(AFP) – Cuba sẽ “nghiêm trị” những kẻ “phá rối trật tự công cộng”. Chủ tịch Miguel Diaz-Canel, hôm qua 20/10/2024, cảnh báo chính phủ sẽ không dung thứ cho những người tìm cách “phá rối trật tự công cộng” và những ai vi phạm sẽ bị “nghiêm trị”, trong bối cảnh đất nước bị mất điện từ ba ngày qua.

(AFP) – Tàu chiến Mỹ và Canada đi qua eo biển Đài Loan. Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Higgins (DDG 76) và tàu khu trục lớp Halifax HMCS Vancouver (FFH 331) của Hải quân Hoàng gia Canada đã đi qua vùng biển ngăn cách Đài Loan và Trung Quốc, một tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn tại khu vực nhạy cảm này. Bắc Kinh, hôm nay 21/10/2024, lên án Washington và Ottawa phá vỡ “hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.

(AFP) – Giáo sĩ Fethullah Gülen, địch thủ chính trị của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan qua đời tại Mỹ. Các nguồn tin thông thạo cho biết giáo sĩ Fethullah Gülen đã từ trần trong đêm 20/10/2024, thọ 83 tuổi. Chính quyền Ankara tố cáo giáo sĩ Fethullah Gülen là kẻ chủ mưu cuộc đảo chính hụt hồi tháng 7/2016. Gülen đã định cư hẳn tại Mỹ từ năm 1999.

(AFP) – Dự luật tài chính của Pháp cho năm 2025 được thảo luận trở lại tại Quốc Hội. Tối này vào lúc 21 giờ 30 Quốc Hội Pháp thảo luận và xem xét các điều khoản trong « phần thu ngân sách »  trong dự luật tài chính cho năm tới. Hai đảng cực tả LFI và cực hữu RN dọa bỏ phiếu chống đối. Giới thân cận với thủ tướng cánh hữu Michel Barnier không loại trừ khả năng sử dụng điều luật 49.3 để thông qua ngân sách cho năm 2025. Pháp cần tiết kiệm 60 tỷ euro với hy vọng giữ được thâm hụt ngân sách ở ngưỡng 5 % GDP.

(AFP) – Mở Phiên tòa xử tập đoàn khoáng sản Úc BHP gây thảm họa môi trường cho Brazil. Trong phiên tòa bắt đầu từ hôm nay 21/10/2024 tại Luân Đôn các bên sẽ phải thẩm định về trách nhiệm của BHP trong vụ vỡ một đập làm tràn rác bùn với nhiều chất hóa học độc hại đổ vào con sông Rio Doce của Brazil hồi năm 2015. Thảm họa môi trường này làm 19 người chết, 600 hộ gia đình mất hết cửa nhà, hàng ngàn hoang thú bị tiêu diệt và tàn phá những khu rừng nhiệt được được bảo tồn. Tổng thiệt hại về vật chất ước tính lên đến 50 tỷ đô la (36 tỷ bảng Anh).

(AFP) – Alexis Lebrun đoạt chức vô địch bóng bàn châu Âu. Cây vợt người Pháp, hôm qua 20/10/2024, đánh bại đối thủ người Đức Benedikt Duda trong trận chung kết với tỷ số 4-0 để lần đầu tiên đăng quang tại giải vô địch bóng bàn châu Âu đơn nam. Hai anh em, Alexis và Felix Lebrun cũng giành chức vô địch đôi nam châu Âu sau khi đánh bại cặp đôi người Thụy Điển với tỷ số 3-0.


***********

Giới quan sát: Ông Lương Cường được chia ghế chủ tịch nước sau áp lực ‘cân bằng quyền lực’


Tân Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Tô Lâm, ngày 21/10/2024.
Tân Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Tô Lâm, ngày 21/10/2024.

Giới quan sát nhận định rằng việc ông Lương Cường, một tướng lĩnh trong quân đội, được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam phản ánh một thực tế về phân chia quyền lực giữa các phe của quân đội và công an tại đất nước do đảng cộng sản lãnh đạo, đồng thời chấm dứt nỗ lực “tập trung quyền lực” của ông Tô Lâm, người đã kiêm nhiệm cả hai chức tổng bí thư kiêm và chủ tịch nước trong nhiều tháng.

Hôm 21/10, sau phiên bỏ phiếu kín với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết về việc bầu ông Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Lương Cường được bầu làm chủ tịch nước thay ông Tô Lâm

Công an và quân đội tranh giành quyền lực?

“Chúng ta thấy khi ông Lương Cường lên tiếp quản chức chủ tịch nước thể hiện sự cân bằng quyền lực giữa công an và quân đội, cân bằng và thiết lập lại nhóm tứ trụ gồm tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội”, ông Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy, người theo dõi những biến động chính trị cấp cao ở Hà trong thời gian qua, nêu nhận định cá nhân với VOA.

“Mặc dù có nhiều đồn đoán trước đây rằng Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ nắm giữ cả hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước, mở ra thời kỳ mới với sự thống nhất quyền lực tương tự như Trung Quốc, nhưng chuyện ông Lương Cường lên cho thấy việc cân bằng lại quyền lực, lập lại tứ trụ, cân bằng giữa công an và quân đội”, ông Vũ nêu ý kiến.

“Qua đó, cho thấy sự không bằng lòng trong nội bộ đảng về cách thức mà ông Tô Lâm xây dựng quyền lực xoay quanh hệ thống công an”, vẫn ông Vũ.

Ông Tô Lâm có thời gian dài làm việc trong ngành công an trước khi được bầu làm tổng bí thư hồi tháng 8/2024, thay thế cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là mất mát to lớn, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào và chiến sĩ cả nước”, ông Lâm phát biểu tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội hôm 21/10. “Trong bối cảnh đó, Đảng ta đã thể hiện bản lĩnh kiên cường là một khối thống nhất về ý chí và hành động, sớm kiện toàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự đồng thuận cao”.

Trước đó, vào hồi tháng 5/2024, ông Tô Lâm được bầu vào ghế chủ tịch nước thay thế cho ông Võ Văn Thưởng, người từ chức sau một cáo buộc tham nhũng.

“Khi ông Tô Lâm nắm giữ cả hai chức vụ thì có nhiều thông tin cho rằng bên quân đội không ưng, vì có sự tập trung quyền lực về phía công an và trong lịch sử thì chưa bao giờ có ông tổng bí thư là người từ công an cả, mà thông thường bên quân sự không có sự tôn trọng bên công an”, một người quan sát tình hình chính trị trong nước nêu ý kiến với VOA. Người này yêu cầu không tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Ông Tô Lâm, từng là bộ trưởng Bộ Công an, đã trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân vật quyền lực nhất kể từ khi ông Trọng mở rộng quyền lực một cách hiệu quả trong nhiệm kỳ 13 năm của mình trước khi qua đời hồi tháng 8/2024.

“Trong thời gian vừa qua, chính trường Việt Nam có nhiều cơn sóng ngầm giữa công an và quân đội. Bởi vậy, việc ông Lương Cường nắm giữ chức chủ tịch nước ngày hôm nay là một biểu hiện bên ngoài ‘rất hợp lý’ trong việc phân chia quyền lực trong những nhóm nội bộ của họ với nhau”, ông Nguyễn Viết Dũng, cựu tù nhân chính trị ở Việt Nam, nêu nhận định của ông với VOA.

Hôm 21/10, hãng tin Reuters dẫn lời giới ngoại giao tại Việt Nam nhận xét rằng động thái “nhường” ghế chủ tịch nước của ông Lâm, có thể cho thấy sự thỏa hiệp về chia sẻ quyền lực trong đảng.


Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Tô Lâm, và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 21/10/2024.
Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Tô Lâm, và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 21/10/2024.

Thế tứ trụ sẽ giúp cân bằng

Giới quan sát cho rằng việc quay trở lại cơ chế 4 trụ cột của Việt Nam có thể giúp giảm thiểu đấu đá chính trị nội bộ.

“Với động thái ngày hôm nay, ông tổng bí thư chia chức chủ tịch nước cho ông Lương Cường là một tín hiệu về phân chia quyền lực trong hai phe phái cạnh tranh chính trong chính trường Việt Nam là phe công an và phe quân đội”, ông Dũng chia sẻ thêm.

Trao đổi với trang The New York Times hôm 21/10, ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nhận định: “Điều này có thể giúp giảm bớt căng thẳng phe phái bằng cách đảm bảo rằng quân đội có vai trò nổi bật trong sự lãnh đạo của quốc gia”.

“Điều này sẽ giúp ổn định hệ thống sau một thời gian xáo trộn đáng kể”, ông Giang bình luận.

Ông Cường là chủ tịch nước thứ tư của Việt Nam kể từ năm 2023 đến nay, sau các ông Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng và Tô Lâm.

Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Cường, 67 tuổi, tự hào có 50 năm “phục vụ cách mạng”, nhắc lại rằng từ tháng 2/1975 ông đã đi bộ đội, chiến đấu để “giải phóng” miền Nam.

Ông Cường, người vừa sang Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 11/10, hứa trong bài diễn văn nhậm chức rằng ông sẽ “kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước”.

Tân chủ tịch của Việt Nam từng là Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 2016. Ông trở thành ủy viên Bộ Chính trị vào tháng 1/2021, đại biểu Quốc hội khóa XV từ tháng 5/2021, và thường trực Ban Bí thư từ tháng 5/2024.

Các tướng lĩnh làm chóp bu

Một quốc gia thời bình mà có những lãnh đạo hàng đầu là các tướng lĩnh khiến nhiều người đặt nghi vấn về nội tình đất nước, giới quan sát đưa ra nhận định.

Cả hai ông Lương Cường và Tô Lâm cùng được thăng hàm đại tướng vào tháng 1/2019. Trong khi đó, ông Phạm Minh Chính, trước khi giữ chức thủ tướng chính phủ vào tháng 4/2021, từng là một trung tướng đảm nhận chức thứ trưởng Bộ Công an.

“Tôi nghĩ các nước dân chủ phương Tây sẽ e ngại với việc một đất nước thời bình mà dàn lãnh đạo lớn nhất toàn là tướng cả. Đó là một điều đáng lo ngại. Các ông tướng nói chung là không có nhiều kỹ năng kỹ trị, họ không được đào tạo để quản trị quốc gia”, một nhà quan sát trong nước đưa ra quan điểm.

Ở góc nhìn quốc tế, ông Huy Vũ nhận định rằng để một đất nước phát triển bền vững cần phải có một cơ chế phù hợp để chọn nhân tài làm lãnh đạo, chứ không nên tập trung quá nhiều vào quyền lực cứng - tức chỉ từ quân đội hay công an.

“Bên trong đảng có rất nhiều thành viên trong lĩnh vực dân sự và họ cũng rất có khả năng nhưng họ không có cơ hội để vươn lên một vị trí lãnh đạo để dẫn dắt quốc gia, đó là một thực tế!”, ông Huy Vũ đưa ra nhận xét.


***********

Tin tức thế giới 22-10: Thông tin 10.000 lính Triều Tiên giúp Nga lên đến Hội đồng bảo an LHQ

BÌNH AN

Tin tức thế giới 22-10: Liên Hiệp Quốc 'nóng' vì thông tin 10.000 lính Triều Tiên giúp Nga - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát trụ sở Quân đoàn 2 của quân đội Triều Tiên hôm 17-10 - Ảnh: REUTERS/KCNA

Liên Hiệp Quốc "nóng" vì thông tin 10.000 lính Triều Tiên giúp Nga

Ngày 21-10, Mỹ tuyên bố nếu Triều Tiên cử binh sĩ tới hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột ở Ukrainem, thì đây sẽ là diễn biến nguy hiểm và đáng lo ngại, theo Hãng tin Reuters.

"Chúng tôi đang tham vấn với các đồng minh và đối tác của mình về những tác động của động thái như vậy", Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood phát biểu trước Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Bình Nhưỡng chuẩn bị gửi 10.000 quân tới Nga. Đại sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc Sergiy Kyslytsya phát biểu trước Hội đồng Bảo an vào ngày 21-10: "Những binh sĩ này dự kiến sẽ sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine vào ngày 1-11".

Tuần trước, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đã chuyển 1.500 lính đặc nhiệm đến vùng Viễn Đông của Nga để huấn luyện và thích nghi tại các căn cứ quân sự. Họ nói những binh sĩ này có thể sẽ được triển khai để chiến đấu ở Ukraine.

"Nếu đúng như vậy, đây sẽ là một diễn biến nguy hiểm và đáng lo ngại, đồng thời đánh dấu quan hệ quân sự giữa CHDCND Triều Tiên và Nga đang được tăng cường rõ rệt" - Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood nói.

Trước đó, ngày 21-10, Điện Kremlin đã từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi liệu binh sĩ Triều Tiên có tham chiến ở Ukraine hay không, nhưng người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sự hợp tác giữa Nga và Triều Tiên không nhằm vào các nước thứ ba.

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Barbara Woodward cho biết "rất có khả năng" Triều Tiên sẽ gửi quân giúp Nga. Đại sứ Hàn Quốc tại Liên Hiệp Quốc Joonkook Hwang cũng cảnh báo Hội đồng Bảo an về những tác động của động thái như vậy.

Ukraine kêu gọi hỗ trợ ngăn chặn Nga tấn công các cảng ở Biển Đen

Ngày 21-10, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha nói ông và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thảo luận về vấn đề đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển hàng hóa ở Biển Đen, theo Hãng tin Reuters.

"Tôi đã bày tỏ sự quan tâm của Ukraine trong việc phát triển hơn nữa hợp tác giữa Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng. Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do hàng hải ở Biển Đen" - ông Sybiha nói.

Trước đó, ông Sybiha đã kêu gọi hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấn công dữ dội của Nga vào cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine ở Biển Đen, khi ông đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 21-10. Ông nói những cuộc tấn công như vậy trong những tuần gần đây đã làm hư hại 4 tàu dân sự.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị làm trung gian để chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn 2 năm rưỡi giữa Nga - Ukraine và nỗ lực duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Matxcơva và Kiev.

Israel tấn công gần bệnh viện chính phủ ở Lebanon, 4 người chết

Bộ Y tế Lebanon thông tin 1 trẻ em và 3 người lớn thiệt mạng, và 24 người khác bị thương vào ngày 21-10 khi Israel tấn công gần bệnh viện chính phủ tại thủ đô Beirut của Lebanon, theo Hãng tin Reuters.

Tin tức thế giới 22-10: Liên Hiệp Quốc 'nóng' vì thông tin 10.000 lính Triều Tiên giúp Nga - Ảnh 3.

Quân đội Israel tiếp tục không kích vào khu vực thủ đô của Lebanon. Trong ảnh, khói lửa bốc lên trên vùng ngoại ô phía nam Beirut sau một cuộc tấn công của Israel. Ảnh chụp từ Baabda, Lebanon ngày 22-10 - Ảnh: REUTERS

Theo chính quyền Lebanon, chiến dịch của Israel tại Lebanon đến nay đã khiến hơn 1,2 triệu người phải di dời nhiều lần.

Quân đội Israel tăng cường hoạt động ở phía bắc Gaza, nhiều bệnh viện bị tấn công

Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ dân địa phương cho biết các lượng quân sự Israel đã bao vây các bệnh viện và nơi trú ẩn dành cho những người di dời ở phía bắc Dải Gaza trong ngày 21-10, khi họ tăng cường hoạt động tại đây.

Binh sĩ Israel đã tập hợp những người đàn ông và ra lệnh cho những người phụ nữ rời khỏi trại tị nạn lịch sử Jabalia. Một cuộc không kích của Israel vào một ngôi nhà ở Jabalia đã khiến 5 người chết và một số người khác bị thương.

Iran: Mỹ ngầm đồng ý cho Israel tấn công Tehran, sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm

Ngày 21-10, phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc cáo buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắn tín hiệu "ngầm đồng ý và ủng hộ rõ ràng cho hành động gây hấn quân sự phi pháp của Israel nhằm vào Iran". Họ dẫn lại các bình luận của ông Biden tại Đức vào tuần trước, theo Hãng tin Reuters.

"Mỹ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về vai trò của mình trong việc kích động, xúi giục và tạo điều kiện cho bất kỳ hành động gây hấn nào của Israel chống lại Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng như về những hậu quả thảm khốc đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế", phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh trong lá thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cựu Tổng thống Albania Meta bị bắt với cáo buộc tham nhũng

Theo TTXVN, ngày 21-10, người phát ngôn và luật sư của cựu Tổng thống Albania Ilir Meta thông báo chính trị gia này đã bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc tham nhũng.

Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn của ông Meta, ông Tedi Blushi, cho rằng vụ bắt giữ là "không đúng đắn" và "sẽ bị tất cả những người Albania yêu nước và trung thực lên án".

SPAK - cơ quan công tố đặc biệt được thành lập để chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức ở Albania - chưa đưa ra bình luận về vụ việc, song trang tin Reporter có trụ sở tại Tirana cho biết ông Meta bị buộc tội tham nhũng, rửa tiền và che giấu tài sản cá nhân.

Khi chó robot cũng lao động

Tin tức thế giới 22-10: - Ảnh 1.

Một con chó robot - sẽ được dùng để vận chuyển các vật nặng như rác - đang được thử nghiệm tại khu danh lam thắng cảnh Thái Sơn ở TP Thái An, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, vào hôm 21-10 - Ảnh: XINHUA


********

17 phụ nữ Việt bị bắt ở Nhật vì mở 5 ‘quán bar thanh nữ’ trái luật về giải trí người lớn


The Japan Times đưa tin: 17 phụ nữ Việt bị bắt vì điều hành các quán bar trái phép ở Tokyo, 21/10/2024.
The Japan Times đưa tin: 17 phụ nữ Việt bị bắt vì điều hành các quán bar trái phép ở Tokyo, 21/10/2024.

Cảnh sát ở Tokyo, thủ đô Nhật Bản, vừa bắt giữ 17 người phụ nữ Việt Nam bị khởi tố về hành vi điều hành 5 “quán bar thanh nữ” không có giấy phép và vi phạm luật về kinh doanh trong lĩnh vực giải trí người lớn, hai trang tin Jiji Press và The Japan Times của Nhật đưa tin hôm 21/10.


Những quán bar này, nằm ở một số quận của Tokyo như Ueno và Roppongi, đã đạt doanh thu lên đến tổng cộng khoảng 440 triệu yen (2,9 triệu đô la) trong thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 9 năm nay, theo Sở Cảnh sát Đô thành Tokyo, được Jiji Press và The Japan Times dẫn lại.


Tin cho hay trong số 17 nghi phạm, lãnh đạo công ty là Duong Thi Minh Hong, 28 tuổi, sống tại khu vực Taito thuộc Tokyo, và 9 người nữa đã thừa nhận về các nội dung mà họ bị khởi tố, trong khi 7 người kia phủ nhận về một số cáo buộc.


Vẫn theo Jiji Press và The Japan Times, có cáo buộc là Duong Thi Minh Hong đã buộc một nhân viên nữ phục vụ khách hàng tại quầy ở một trong số 5 quán bar, tại quận Yushima trong khu vực Bunkyo của Tokyo, vào tháng 9 năm nay dù chưa được nhà chức trách cấp giấy phép theo pháp luật.


“Quán bar thanh nữ” là những quán mà tại đó nhân viên đứng quầy toàn là nữ, phục vụ rượu bia cho khách hàng và nói chuyện với họ.


Kể từ năm 2020, Sở Cảnh sát Đô thành Tokyo đã nhận được 23 lời than phiền, khiếu nại về 5 quán bar kể trên, bao gồm cả những nội dung nói về phí dịch vụ. Sau khi nhận được các thông tin như vậy, cảnh sát đã có một số hành động, trong đó, đã vài lần hướng dẫn về hành chính cho các quán đó, nhưng họ không khắc phục các sai sót, Jiji Press và The Japan Times tường thuật.


Hiện tại, 5 quán bar cũng đang bị điều tra về việc tuyển dụng người lao động trái phép vì một số người trong đội ngũ nhân viên quán đã đến Nhật Bản bằng visa du học.


***********

Nam Phi khuất phục sức ép của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa duyệt hàng quân danh dự tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh , ngày 2/9/2024.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa duyệt hàng quân danh dự tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh , ngày 2/9/2024.

Quyết định của Nam Phi hạ cấp quan hệ với Đài Loan một bước nữa được đưa ra khi đảng ANC của Nam Phi đang nỗ lực trấn an đồng minh lâu năm là Bắc Kinh sau khi thành lập chính phủ liên minh, các nhà phân tích nói với VOA.

Bộ Quan hệ và Hợp tác Quốc tế của Nam Phi đã xác nhận vào tuần trước rằng họ đã yêu cầu Đài Loan chuyển tòa đại sứ không chính thức - được gọi là Văn phòng Liên lạc Đài Bắc - ra khỏi thủ đô Pretoria.

Trong một tuyên bố, Bộ này cho biết văn phòng liên lạc sẽ được đổi tên thành văn phòng thương mại và chuyển đến trung tâm kinh tế Johannesburg, nơi sẽ “phản ánh đúng bản chất phi chính trị và phi ngoại giao của mối quan hệ giữa Cộng hòa Nam Phi và Đài Loan”.

Tuyên bố nói “Điều này cũng phù hợp với thông lệ ngoại giao tiêu chuẩn rằng các thủ đô là trụ sở của Tòa đại sứ nước ngoài và Cao ủy”. Tuyên bố cho biết Đài Loan đã được cho sáu tháng để chuyển đi.

Giống như hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, cũng như các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Nam Phi không chính thức công nhận Đài Loan do nhà nước dân chủ cai trị, mà đảng cộng sản Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai và có thể chiếm lại bằng vũ lực nếu cần thiết.

Tuy nhiên, Đài Loan đã có văn phòng tại Pretoria từ cuối những năm 1990, chuyên xử lý thương mại và visa. Các văn phòng tương tự tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đều có trụ sở tại thủ đô của các quốc gia đó.

Các quan chức Đài Loan nói với Cơ quan Thông tấn Trung ương Đài Loan CNA rằng họ tin rằng Nam Phi đang hành động dưới áp lực của Trung Quốc và họ hy vọng chính phủ Nam Phi sẽ xem xét lại. Họ cho biết đã được lệnh di chuyển vào cuối tháng 10.

Các quan chức từ Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng nói họ sẽ cân nhắc các biện pháp có đi có lại nếu Nam Phi cứ khăng khăng như vậy. Những biện pháp đó có thể bao gồm yêu cầu Nam Phi chuyển văn phòng ra khỏi Đài Bắc, siết chặt visa đối với người Nam Phi và đình chỉ các cuộc trao đổi giáo dục, CNA đưa tin.

Về phần mình, Trung Quốc hoan nghênh động thái này.

“Chúng tôi khen ngợi quyết định đúng đắn của Nam Phi khi chuyển Văn phòng liên lạc Đài Bắc tại Nam Phi ra khỏi thủ đô hành chính Pretoria”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói. “‘Độc lập cho Đài Loan’ không nhận được sự ủng hộ của người dân và sẽ chỉ thất bại”.

Thay đổi chính trị

Ông Paul Nantulya, một nhà phân tích chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi tại Washington, nói với VOA rằng ông nghĩ có một số lý do cho quyết định của Nam Phi.

Vào tháng 5, cuộc bầu cử quan trọng nhất kể từ khi chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc 30 năm trước đã chứng kiến ANC mất đa số tuyệt đối lần đầu tiên. Đảng giải phóng — vốn được Trung Quốc ủng hộ trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ cai trị của người da trắng thiểu số — đã buộc phải thành lập Chính phủ Thống nhất Quốc gia với các đảng đối lập không nhất thiết phải chia sẻ mối quan hệ với Bắc Kinh hoặc các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình.

ANC đã phải rất vất vả để “trấn an phía Trung Quốc rằng mối quan hệ giữa ANC và Đảng Công sản Trung Quốc sẽ tiếp tục, bất kể môi trường chính trị ở Nam Phi đã thay đổi mạnh mẽ như thế nào”, ông Nantulya cho biết.

“Vì vậy, chúng ta đã thấy ANC thực sự, thực sự thúc đẩy để duy trì mối quan hệ đó, để thuyết phục Trung Quốc rằng họ vẫn là đối tác đáng tin cậy”, ông nói.

Một phái đoàn Nam Phi đã đến một diễn đàn Trung Quốc-Châu Phi lớn ở Bắc Kinh vào tháng trước bao gồm các thành viên của Liên minh Dân chủ, hay DA, vốn từng là phe đối lập chính của Nam Phi nhưng kể từ đó đã tham gia ANC trong chính phủ đoàn kết.

DA đã chỉ trích mối quan hệ chặt chẽ của Nam Phi với Trung Quốc trong quá khứ, chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền và bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan.

Tuy nhiên, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã phát biểu sau diễn đàn rằng một trong những bộ trưởng của ông “ban đầu không mấy thiện cảm với chính sách Một Trung Quốc, lần đầu tiên đến thăm Trung Quốc… đã công khai tuyên bố rằng hiện ông ấy ủng hộ và chấp nhận chính sách Một Trung Quốc”.

“Và Chủ tịch Tập Cận Bình khá hài lòng với điều đó”, ông Ramaphosa, không nêu tên bộ trưởng nhưng được cho là đang ám chỉ đến lãnh đạo DA John Steenhuisen, cho biết.

Dưới áp lực

Tuy nhiên, sau thông báo tuần trước rằng Nam Phi đã ra lệnh cho Đài Loan di dời văn phòng liên lạc, DA đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ quan ngại.

“Chúng tôi chưa được cung cấp bất kỳ động cơ nào biện minh cho việc thay đổi đơn phương các điều khoản trong khuôn khổ song phương của chúng tôi với Đài Loan”, DA nói.

“Rõ ràng là áp lực đang được các tác nhân bên ngoài gây ra cho Pretoria trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị rộng lớn hơn và Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNU) mới thành lập”, tuyên bố nói thêm.

Trong nhiều thập niên, áp lực của Trung Quốc đối với lục địa châu Phi để tuân thủ chính sách Một Trung Quốc đã mang lại kết quả. Bây giờ chỉ có một quốc gia trong khu vực ủng hộ Đài Loan: vương quốc nhỏ Eswatini.

“Những gì chúng ta đang thấy là Trung Quốc đang phô trương sức mạnh và thực sự thúc đẩy… người ta có thể nói rằng họ đang bắt nạt các nước châu Phi không công nhận Đài Loan”, ông Sanele Sibiya, giảng viên kinh tế tại Đại học Eswatini, nói với VOA.

Ông Sibiya lưu ý rằng Nam Phi không phải là quốc gia đầu tiên đẩy các quan chức Đài Loan ra khỏi thủ đô của mình.

Một cường quốc kinh tế châu Phi khác, Nigeria, đã ra lệnh cho Đài Loan rời khỏi thủ đô Abuja vào năm 2017, được cho là do chịu áp lực từ Trung Quốc. Văn phòng đã được chuyển đến trung tâm kinh tế Lagos, bất chấp sự phản đối từ Đài Bắc.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi và đã đầu tư mạnh vào lục địa này kể từ khi chính sách cơ sở hạ tầng toàn cầu của Tập Cận Bình, Sáng kiến Vành đai và Con đường, ra đời cách đây hơn một thập niên. Tại diễn đàn vào tháng 9, Tập Cận Bình đã cam kết tài trợ 51 tỷ đô la cho châu Phi.

Gần đây, Trung Quốc đã phô trương sức mạnh liên quan đến Đài Loan. Tuần trước, họ đã triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến để bao vây hòn đảo này như một phần của cuộc tập trận mà Hoa Kỳ lên án là “không cân xứng”


**************

Chủ nghĩa dân tộc trực tuyến Trung Quốc : gậy ông đập lưng ông

Minh Phương

Chủ nghĩa dân tộc là quân bài yêu thích thường được giới cầm quyền Trung Quốc sử dụng để củng cố chế độ. Giờ đây, trong thời đại của mạng xã hội, lá bài này lại càng phát triển mạnh mẽ, có khi cực đoan và thái quá, dưới hình thức mới là tấn công và bạo lực mạng. Tuy nhiên, đây là « con dao hai lưỡi » không ít lần phản chủ, vượt khỏi tầm kiểm soát và khiến chính phủ Trung Quốc phải đau đầu. 

Các nhóm dân tộc cực đoan trực tuyến tại Trung Quốc hoạt động như thế nào ? 

Trước hết cần biết rằng một số nhóm này được tài trợ và hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc. Ví dụ như trường hợp của Đội quân 50 Xu, nhóm chuyên đăng tải các bình luận, thông điệp ủng hộ chính phủ trên mạng xã hội, nhằm thao túng dư luận và nâng cao hình ảnh của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tên của nhóm này xuất phát từ các báo cáo cho rằng Bắc Kinh trả cho các thành viên 0,5 nhân dân tệ (tương đương 0,69 đô la) cho mỗi bài đăng. Theo tờ The Guardian, có thể có tới 300.000 người làm việc toàn thời gian và bán thời gian cho nhóm này. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều nhóm trong số này hoạt động độc lập. Thậm chí, theo The Conversation, có những trường hợp các nhóm dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc tham gia vào các cuộc chiến trực tuyến, nhiều khi trái với mong muốn của đảng Cộng Sản. Các nhóm này ngày càng hung hăng và cực đoan, họ chỉ trích, quấy rối và đe dọa tất cả những gì mà họ tự cho là đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc, hoặc thậm chí là cả những cá nhân, doanh nghiệp trong nước nhưng lại được cho là không thể hiện đủ tinh thần yêu nước, như trường hợp của công ty kinh doanh nước giải khát Nongfu Spring, vốn là một doanh nghiệp nội địa rất thành công. Kênh BBC cho biết, vào tháng 3, những người theo chủ nghĩa dân tộc đã cáo buộc công ty này sử dụng các yếu tố Nhật Bản trong thiết kế sản phẩm của mình. Một trong những logo của Nongfu Spring được cho là gợi liên tưởng tới một ngôi đền Thần đạo, còn chiếc nắp có màu đỏ thì bị tố cáo là giống với màu đỏ trên quốc kỳ Nhật Bản. Ngay sau đó, trên mạng xã hội Trung Quốc đã tràn ngập những chiến dịch trực tuyến kêu gọi tẩy chay hãng nước uống này, đăng tải video quay cảnh giẫm bẹp chai Nongfu Spring hay đổ đồ uống của họ xuống bồn cầu. 

Hay như nhà văn Mạc Ngôn, tác giả người Trung Quốc duy nhất từng được trao giải Nobel Văn Học cho tới nay, cũng đã phải nhận nhiều bình luận hung hăng trên mạng xã hội. Viết những tác phẩm đậm chất hiện thực về khó khăn, thăng trầm của người dân Trung Quốc, nhưng Mạc Ngôn lại bị những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cho rằng ông không đủ lòng yêu nước, cố tình bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc để làm vừa lòng độc giả phương Tây. 

Không chỉ vậy, những nhóm này còn thành lập các liên minh hacker để thực hiện những cuộc tấn công mạng nhắm vào những “tác nhân nước ngoài”. Tờ The Conversation lấy ví dụ về trường hợp của liên minh mang tên Hacker Đỏ. Vào năm 2008, nhóm này đã thực hiện một cuộc tấn công mạng nhắm vào công ty truyền thông CNN của Mỹ sau khi đài này đưa ra báo cáo về các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh ở Tây Tạng, nơi đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1950. Trong một ví dụ khác, một nhóm có tên là Liên minh Honker đã phát động các cuộc tấn công mạng nhằm vào Philippines vì các vấn đề tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông. Liên minh Honker đã xâm nhập vào trang web của Đại học Philippines và đăng tải các khẩu hiệu ủng hộ Trung Quốc và một bản đồ cho thấy các yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc trên trang chính của trường đại học này.

Tại sao có sự phát triển mạnh mẽ như vậy ? 

Đài BBC của Anh dẫn lời bà Rose Luqiu, giảng viên tại trường báo chí thuộc Đại học Baptist Hồng Kông, nhận định rằng chính “chủ nghĩa yêu nước do nhà nước hậu thuẫn” và những lời cảnh báo liên tục của Bắc Kinh về ảnh hưởng của ngoại bang đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa cực đoan này. Trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc không ngừng gia tăng nỗ lực củng cố lòng yêu nước. Tháng 1 năm nay, Bắc Kinh đã cho ban hành “Luật giáo dục yêu nước”. Theo đó, các trường học và công ty Trung Quốc phải đưa giáo dục lòng yêu nước vào chương trình giảng dạy và các hoạt động quản lý kinh doanh và đào tạo nghề. Luật còn quy định cha mẹ cần “đưa tình yêu quê hương vào việc giáo dục trong gia đình”. Không chỉ vậy, theo bà Luqiu, chủ nghĩa dân tộc có khi còn đến từ những lo ngại về các rủi ro pháp lý vì chính quyền Trung Quốc đã hình sự hoá nhiều hành vi mà họ cho là không yêu nước. 

Ngoài giới cầm quyền, những nhà sáng tạo nội dung, các tiktoker hiện nay tại Trung Quốc cũng có xu hướng “thương mại hoá chủ nghĩa dân tộc” để thu hút thêm người theo dõi, đánh bóng tên tuổi và kiếm tiền từ lượng truy cập. Các video, những bình luận nhiều khi mang tính tự tôn dân tộc thái quá lại dễ nhận được sự ủng hộ của công chúng và dưới tác động của thuật toán trên các nền tảng mạng xã hội, những quan điểm cực đoan như vậy lại càng được lan truyền rộng rãi.

Đương nhiên cũng không thể phủ nhận ngọn lửa dân tộc cực đoan này còn do sự gia tăng tư tưởng bài Trung Quốc trên khắp thế giới sau đại dịch Covid-19 cùng những căng thẳng thương mại, những lệnh trừng phạt và áp thuế với hàng hoá của Trung Quốc mà các nước phương Tây đưa ra. Theo BBC, điều này đã khiến một số người Trung Quốc cảm thấy đất nước của họ đang bị đối xử bất công. 

Vượt khỏi tầm kiểm soát của đảng Cộng Sản, những nhóm dân tộc cực đoan này gây ra những tác động như thế nào ? 

Tờ The Conversation phân tích, đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) thường dựa vào lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc để củng cố chế độ. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này đã vô tình trao cho các phong trào dân tộc chủ nghĩa một sức ảnh hưởng đáng kể. Kết quả là các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc trực tuyến đã thoát khỏi sự kiểm soát của đảng Cộng Sản, làm suy yếu và đôi khi mâu thuẫn với chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Ví dụ, vào năm 2020, khi đảng Cộng Sản Trung Quốc kêu gọi các nhóm dân tộc chủ nghĩa kiềm chế sau khi bị nước ngoài chỉ trích về việc đàn áp Hồng Kông. Tuy nhiên, các nhóm này vẫn tiến hành một chiến dịch bôi nhọ, bài ngoại trên mạng xã hội. Trong khuôn khổ chiến dịch đó, các hacker đã tiến hành các cuộc tấn công mạng, như đánh cắp tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris và đăng một bức tranh vẽ hình nước Mỹ như hiện thân của thần chết đang ghé thăm Hồng Kông. Đại sứ quán Trung Quốc đã nhanh chóng xóa bỏ hình ảnh và xin lỗi hai nước Pháp và Mỹ. Nhưng sự cố này cũng cho thấy đảng Cộng Sản gặp khó khăn trong việc kiểm soát các nhóm dân tộc chủ nghĩa trên mạng. 

Hơn nữa, theo tờ Courrier International, việc đàn áp mọi sự phê bình mang tính xây dựng có thể dẫn đến sự hình thành một dòng tư tưởng tự tôn thái quá, thậm chí là kiêu ngạo và phiến diện trong dư luận Trung Quốc. Không thể phủ nhận sự phát triển của Trung Quốc trong những năm vừa qua, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc không có gì đáng phê phán trong các chính sách của nước này. Do vậy, những bình luận, phê bình thiện chí đề cập đến những thất bại của chính phủ Trung Quốc là cần thiết để phát triển và quản lý đất nước. 

Ngoài ra, tinh thần dân tộc cực đoan và những ý thức hệ về chủ quyền được tuyên truyền quá mức cũng làm giảm đáng kể khả năng hành động của Nhà nước trong trường hợp xảy ra xung đột. Khi đó, nếu chính phủ Trung Quốc muốn thực hiện những hành động nhằm giảm căng thẳng và làm dịu tình hình ở các khu vực như Biển Đông hoặc biên giới Trung-Ấn, sẽ có thể bị các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc coi là một sự đầu hàng không thể tha thứ. 

(Nguồn : The Conversation, Courrier International, BBC)


************

Hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học COP16 khai mạc tại Cali-Colombia

Trong hai tuần kể từ ngày 21/10/2024 đại diện của hơn 190 quốc gia tập hợp về Cali, Colombia, để dự hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học COP16. Khẩu hiệu chính năm nay là các bên cần khẩn cấp « biến lời nói thành hành động ».  

Những người phụ nữ Colombia gốc Phi biểu diễn trong lễ khai mạc COP16, một hội nghị đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc, ở Cali, Colombia, ngày 20/10/2024
Những người phụ nữ Colombia gốc Phi biểu diễn trong lễ khai mạc COP16, một hội nghị đa dạng sinh học của Liên Hiệp Quốc, ở Cali, Colombia, ngày 20/10/2024 AP - Fernando Vergara
Quảng cáo

Hội nghị được tổ chức hai năm một lần và tại Cali, tây nam Colombia, lần này được xem là dịp để rà soát lại xem rằng 23 mục tiêu được đề ra nhân hội nghị ở Côn Minh- Montréal lần trước, đã được thực hiện đến đâu.

Trong số các mục tiêu được đề ra nhân hội nghị COP15 hồi năm 2022, 196 thành viên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Đa Dạng Sinh Học -Convention on Biological Diversity CBD (Mỹ không có tên trong danh sách này) đồng ý « bảo vệ 30 % diện tích đất và biển từ nay đến năm 2030 » ; giảm 50 % những mối nguy cơ liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, giảm thiểu các khoản trợ cấp cho các ngành nghề và hoạt động mang tính tàn phá môi trường, huy động đến 200 tỷ đô la mỗi năm để bảo vệ thiên nhiên …

Theo giới quan sát, ba tuần lễ trước hội nghị về khí hậu, tổ chức tại Azerbaijan, hội nghị tại Cali nhằm chứng minh rằng những cam kết được thông qua tại Côn Minh và Montréal cách nay 2 năm, không chỉ là những lời nói suông.   

Trong cương vị nước chủ nhà, Colombia có nhiều cơ sở để đại diện rộng rãi cho khối các quốc gia đang phát triển, đòi phương Tây đóng góp nhiều hơn cho các dự án bảo tồn đa dạng sinh học. Thông tín viên đài RFI Marie Eve Detoeuf từ Bogota giải thích : 

« Với ba dãy nũi, 2 bờ biển bao quanh, rồi với rừng Amazon, sông băng, sa mạc …. Colombia là một đất nước phong phú về mặt đa dạng sinh học. Bogota muốn thu hút hút ý của cộng đồng quốc tế, muốn các công dân Colombia quan tâm đến chủ đề này và ước mơ đóng một vai trò hàng đầu trong các vòng đàm phán quốc tế.

Colombia biết rằng, hình ảnh của đất nước này bị gắn liền với các đường dây ma túy, với ông trùm Pablo Escobar, hay với các phiến quân Colombia … Chính quyền của tổng thống Gustavo Petro muốn đưa ra một hình ảnh khác để chứng minh rằng đất nước ông không chỉ có thế. Ông là một trong những vị nguyên thủ hiếm hoi trên thế giới đặt tiến trình chuyển đổi năng lượng và bảo vệ môi trường vào trung tâm chương trình hành động. Điều đó khiến ông có khá nhiều kẻ thù.

Tổng thống Colombia kỳ vọng rằng hội nghị COP16 lần này tạo thêm tính chính đáng cho chính quyền ở Bogota. Tổ chức hội nghị quốc tế là một thách thức cả về mặt tổ chức lẫn an ninh. Tại Cali, cảnh sát đề cao cảnh giác cao độ. Nếu thành công, hội nghị COP16 lần này có thể làm thay đổi tương lại của trái đất và luôn cả hình ảnh của Colombia ».


***********

Putin họp BRICS để chứng tỏ phương Tây không thể loại Nga trên trường quốc tế


Phụ tá chính sách đối ngoại của ông Putin, Yuri Ushakov, cho biết 36 quốc gia đã xác nhận tham gia cuộc họp của Khối BRICS và hơn 20 quốc gia sẽ cử nguyên thủ quốc gia.
Phụ tá chính sách đối ngoại của ông Putin, Yuri Ushakov, cho biết 36 quốc gia đã xác nhận tham gia cuộc họp của Khối BRICS và hơn 20 quốc gia sẽ cử nguyên thủ quốc gia.

Tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bắt tay với nhiều lãnh đạo thế giới, bao gồm Tập Cận Bình của Trung Quốc, Narendra Modi của Ấn Độ, Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ và Masoud Pezeshkian của Iran.

Tất cả những người này sẽ có mặt tại thành phố Kazan của Nga vào ngày 22/10 để tham dự cuộc họp của khối BRICS gồm các nền kinh tế đang phát triển, bất chấp những dự đoán rằng cuộc chiến ở Ukraine và lệnh bắt giữ quốc tế đối với Putin sẽ biến ông thành kẻ bị ruồng bỏ.

Liên minh này, nhằm mục đích cân bằng lại trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo, ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi nhưng bắt đầu mở rộng nhanh chóng trong năm nay. Iran, Ai Cập, Ethiopia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út đã tham gia vào tháng 1; Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Malaysia chính thức nộp đơn và một số nước khác bày tỏ mong muốn trở thành thành viên.

Các quan chức Nga đã coi cuộc họp là một thành công lớn. Phụ tá chính sách đối ngoại của ông Putin, Yuri Ushakov, cho biết 36 quốc gia đã xác nhận tham gia và hơn 20 quốc gia sẽ cử nguyên thủ quốc gia. Ông Ushakov nói ông Putin sẽ tổ chức khoảng 20 cuộc họp song phương và hội nghị thượng đỉnh có thể trở thành “sự kiện chính sách đối ngoại lớn nhất từng được tổ chức” trên đất Nga.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh, ông Putin cũng sẽ gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres vào ngày 24/10, ông Ushakov cho biết. Đây sẽ là chuyến thăm Nga đầu tiên sau hơn hai năm của ông Guterres, người đã nhiều lần chỉ trích cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Quan điểm và thỏa thuận cho Điện Kremlin

Các nhà phân tích cho biết Điện Kremlin muốn có quan điểm về việc sát cánh cùng các đồng minh toàn cầu của mình trong bối cảnh căng thẳng liên tục với phương Tây, cũng như tính thực tế của việc đàm phán các thỏa thuận với họ để củng cố nền kinh tế và nỗ lực chiến tranh của Nga.

Đối với những thành viên khác, đây là cơ hội để khuếch đại tiếng nói và câu chuyện của họ.

“Điểm hấp dẫn của BRICS là nó không đặt quá nhiều nghĩa vụ lên bạn”, ông Alexander Gabuyev, giám đốc Trung tâm Carnegie Russia Eurasia, nói. “Thực sự không có quá nhiều ràng buộc khi trở thành một phần của BRICS. Đồng thời, có thể có những cơ hội thú vị đang đến với bạn, bao gồm cả việc có nhiều thời gian gặp mặt hơn với tất cả những nhà lãnh đạo này”.

Đối với ông Putin, hội nghị thượng đỉnh này có ý nghĩa quan trọng về mặt cá nhân vì nó cho thấy sự thất bại của những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập ông, ông Gabuyev cho biết.

Cuộc họp sẽ chứng minh trong và ngoài nước rằng “Nga thực sự là một bên tham gia quan trọng đang dẫn đầu nhóm mới này, nhóm sẽ chấm dứt sự thống trị của phương Tây - đó là câu chuyện cá nhân của ông ấy”, ông nói.

Điện Kremlin sẽ có thể đàm phán với các bên tham gia chính như Ấn Độ và Trung Quốc về việc mở rộng thương mại và bỏ qua các chế tài của phương Tây. Ấn Độ là một thị trường quan trọng đối với hàng hóa của Nga, trong khi Trung Quốc là nơi Moscow hy vọng sẽ cung cấp các mặt hàng sử dụng kép và nhiều mặt hàng liên quan đến quân sự, ông Gabuyev cho biết.

Nga cũng muốn nhiều quốc gia tham gia vào dự án hệ thống thanh toán thay thế cho mạng lưới ngân hàng toàn cầu SWIFT, cho phép Moscow giao dịch với các đối tác mà không phải lo lắng về các chế tài.

“Ý tưởng của Nga là nếu bạn tạo ra một nền tảng có Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Ả Rập Xê Út, nhiều quốc gia là đối tác quan trọng của Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ sẽ không sẵn sàng truy lùng nền tảng này và chế tài nó”, ông Gabuyev cho biết.

Mục tiêu của Iran và Trung Quốc

Nga cũng dự kiến sẽ ký một hiệp ước “đối tác chiến lược toàn diện” với Iran, củng cố mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Moscow và Tehran.

Sau cuộc xâm lược Ukraine, Iran đã cung cấp cho Moscow hàng trăm máy bay không người lái và giúp khởi động sản xuất tại Nga. Việc giao hàng máy bay không người lái của Iran, mà Moscow và Tehran đã phủ nhận, đã cho phép liên tục tấn công bằng máy bay không người lái tầm xa vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Đổi lại, Iran muốn có vũ khí tinh vi của Nga như hệ thống phòng không tầm xa và máy bay chiến đấu để giúp chống lại một cuộc tấn công có thể xảy ra của Israel. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối bình luận khi được hỏi liệu hiệp ước có bao gồm hỗ trợ quân sự lẫn nhau hay không.

Đối với Trung Quốc, BRICS là một trong số nhiều tổ chức quốc tế - cùng với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tập trung vào an ninh - thông qua đó Trung Quốc tìm cách thúc đẩy một giải pháp thay thế cho trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Tập Cận Bình thúc đẩy mở rộng BRICS và hội nghị thượng đỉnh Kazan sẽ củng cố các mối quan hệ kinh tế, công nghệ và quân sự trong khối mở rộng này, ông Willy Lam, một thành viên cấp cao về Trung Quốc tại Quỹ Jamestown nói.

Bắc Kinh và Moscow cũng muốn xem liệu một loại tiền tệ giao dịch quốc tế mới có thể “thách thức cái gọi là bá quyền đô la” hay không, ông Lam cho biết.

Hội nghị thượng đỉnh sẽ cho phép Tập Cận Bình và Putin phô trương mối quan hệ chặt chẽ của họ. Hai bên, những người đã tuyên bố quan hệ đối tác “không giới hạn” vài tuần trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, đã gặp nhau ít nhất hai lần trong năm nay, tại Bắc Kinh vào tháng 5 và tại hội nghị thượng đỉnh SCO ở Kazakhstan vào tháng 7.

Mặc dù họ sẽ tiếp tục thể hiện một mặt trận thống nhất, các chuyên gia đang theo dõi những dấu hiệu tinh tế cho thấy ông Tập Cận Bình đang xa lánh ông Putin về cuộc chiến.

“Trong khi ông Putin muốn mối quan hệ Trung-Nga có vẻ tốt đẹp hơn bao giờ hết, ông Tập Cận Bình cũng có thể muốn ra hiệu với các quốc gia phương Tây và những nước khác rằng Bắc Kinh chính thức vẫn ‘trung lập’ trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine và không phải là đồng minh chính thức của Moscow”, bà Eva Seiwert, chuyên gia về chính sách đối ngoại và an ninh tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, cho biết.

“Điều này sẽ rất quan trọng để truyền tải hình ảnh Trung Quốc là một người gìn giữ hòa bình nghiêm túc và hợp pháp trong cuộc xung đột Nga-Ukraine”.

Hành động cân bằng cho Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ

Một cuộc gặp dự kiến giữa ông Modi và ông Putin có thể chứng kiến một số sự cân bằng lại trong mối quan hệ của họ. Những người bạn phương Tây muốn Ấn Độ tích cực hơn trong việc thuyết phục Moscow chấm dứt chiến tranh. Ông Modi đã tránh lên án Nga trong khi nhấn mạnh vào một giải pháp hòa bình.

New Delhi coi Moscow là đối tác đã được thử thách theo thời gian từ Chiến tranh Lạnh, hợp tác về quốc phòng, dầu mỏ, năng lượng hạt nhân và không gian, mặc dù Nga có mối quan hệ chặt chẽ hơn với đối thủ chính của Ấn Độ là Trung Quốc.

Cuộc gặp của họ sẽ là cuộc gặp thứ hai trong nhiều tháng. Ông Modi đã đến thăm Nga vào tháng 7, gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskyy tại Ukraine vào tháng 8 và đến Hoa Kỳ để gặp Tổng thống Joe Biden vào tháng 9.

“Ấn Độ không thể đơn giản từ bỏ Nga vì mối quan hệ quốc phòng sâu sắc của họ, vấn đề về sự cân bằng quyền lực trong khu vực và logic của sự liên kết đa phương”, ông Raja Mohan, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Nam Á ở Singapore, nói. “Đồng thời, họ cũng xây dựng và phát triển mối quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây vì đó là nơi logic phát triển kinh tế lớn và tăng trưởng công nghệ của Ấn Độ phụ thuộc vào quan hệ đối tác”.

Ấn Độ và Brazil chủ yếu xem BRICS thông qua lăng kính kinh tế để thúc đẩy sự phân bổ quyền lực công bằng hơn trong hệ thống quốc tế, trong khi “Trung Quốc và Nga coi đây là một diễn đàn địa chính trị”, ông Chietigi Bajpayee, nhà nghiên cứu Nam Á tại Chatham House ở London, cho biết.

Ấn Độ và Brazil cũng không muốn “bị kéo vào quỹ đạo hấp lực của Trung Quốc”, bà Theresa Fallon thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nga, Châu Âu, Châu Á nói. Một bên tham gia quan trọng khác là Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã nộp đơn xin gia nhập nhóm BRICS. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm nước thành viên NATO và ứng cử viên của Liên hiệp châu Âu này ngày càng thất vọng với phương Tây. Các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đình trệ kể từ năm 2016 do các tranh chấp với Síp và lo ngại về nhân quyền.

Mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Washington đã trở nên căng thẳng sau khi nước này bị loại khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35 sau khi mua hệ thống phòng thủ phi đạn của Nga. Ông Erdogan cũng cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác “đồng lõa” trong các hành động quân sự của Israel ở Gaza.

Việc trở thành thành viên BRICS sẽ giúp ông Erdogan “tăng cường sức mạnh của chính mình” vào thời điểm mối quan hệ với phương Tây đang ở mức thấp, ông Gonul Tol, giám đốc chương trình Thổ Nhĩ Kỳ của Viện Trung Đông có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết.

Các cường quốc tầm trung như Thổ Nhĩ Kỳ “cố gắng khai thác nhiều hơn từ cả hai phe bằng cách ở giữa các phe, bằng cách đặt một chân vào mỗi phe”, ông nói.


**********

Mỹ nói ‘sẽ cấp cho Ukraine những gì họ cần’ để chiến đấu với Nga


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin phát biểu tại Học viện Ngoại giao Ukraine ngày 21/10/2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin phát biểu tại Học viện Ngoại giao Ukraine ngày 21/10/2024.

Hoa Kỳ “sẽ cung cấp cho Ukraine những gì họ cần” để tiếp tục cuộc chiến kéo dài 32 tháng với Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tuyên bố trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 21/10.

Nhưng ông không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ sẽ chấp thuận mong muốn của Ukraine là ngay lập tức gia nhập NATO hoặc cho phép lực lượng Kyiv tiến hành các cuộc tấn công phi đạn sâu hơn vào Nga.

Ông Austin cho biết Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ukraine những gì họ cần “để chiến đấu vì sự sống còn và an ninh của mình”, nói rằng điều đó là cần thiết đối với các đồng minh phương Tây để chống lại sự xâm lược của Nga.

“Tương lai của châu Âu đang bị đe dọa”, ông Austin nói trong bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao Ukraine. “Sức mạnh của NATO đang bị đe dọa. An ninh của Hoa Kỳ đang bị đe dọa”.

Ông lưu ý rằng Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 58 tỷ đô la viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022 và một chục đồng minh phương Tây đã đóng góp thêm 51 tỷ đô la vũ khí.

Nhưng ông không đề cập đến “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy mà trong đó kêu gọi cho Ukraine gia nhập NATO hoặc cho phép nước này sử dụng phi đạn tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Hoa Kỳ lo ngại rằng việc nhắm mục tiêu vào các địa điểm sâu hơn ở Nga sẽ có nguy cơ đe dọa xảy ra xung đột trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nga.

Ông Austin nói “không có phép lạ nào. Không có khả năng đơn lẻ nào có thể xoay chuyển tình thế. Không có hệ thống nào có thể chấm dứt cuộc tấn công của [Tổng thống Nga Vladimir] Putin”.

Nhưng ông nói thêm: “Đừng nhầm lẫn. Hoa Kỳ không muốn chiến tranh với Nga”.

“Điều quan trọng là cách Ukraine phản công”, ông Austin nói với các nhân viên ngoại giao và quân sự tại học viện. “Điều quan trọng là hiệu ứng kết hợp của các khả năng quân sự của bạn. Và điều quan trọng là phải tập trung vào những gì hiệu quả”.

Khi ông Austin đến thăm Ukraine, Hoa Kỳ công bố đợt viện trợ quân sự thứ 68 kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Nga, khoảng 400 triệu đô la vũ khí mới, bao gồm đạn dược cho hệ thống phi đạn và pháo binh; hệ thống súng cối và đạn; xe bọc thép; và vũ khí chống tăng.

Trong khi giao tranh vẫn tiếp diễn, một cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga vào thành phố Zaporizhzhia ở phía nam đã giết chết 2 người và làm bị thương 15 người ở trung tâm thành phố và gây ra thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm một trường mẫu giáo và hơn 30 tòa nhà dân cư, Thống đốc khu vực Ivan Fedorov nói.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga đã làm bị thương ít nhất một người ở Kyiv, các quan chức cho biết ngày 21/10.

Thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko nói trên Telegram rằng các mảnh vỡ rơi xuống từ máy bay không người lái bị phòng không Ukraine bắn hạ đã làm hư hại một số tòa nhà dân cư.

Ông Serhii Popko, người đứng đầu Cơ quan quản lý quân sự thành phố Kyiv, cho biết trên Telegram rằng có tới 12 máy bay không người lái của Nga tham gia vào cuộc tấn công, nhưng tất cả chúng đều bị phá hủy.

Máy bay không người lái của Nga cũng nhắm mục tiêu vào Mykolaiv, ở miền nam Ukraine. Thống đốc Vitalii Kim ngày 21/10 cho biết trên Telegram rằng lực lượng phòng không đã bắn hạ ba máy bay không người lái trong đêm.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/10 tuyên bố họ đã phá hủy 18 máy bay không người lái của Ukraine được phóng trong các cuộc tấn công trong đêm.

Mười một máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên vùng Rostov, trong khi bốn máy bay khác bị phá hủy trên vùng Bryansk, hai máy bay trên vùng Kursk và một máy bay trên vùng Oryol.

Các quan chức ở Kursk báo cáo rằng không có thương vong và không có thiệt hại nào được báo cáo từ các cuộc tấn công.


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm