Truyện Ngắn & Phóng Sự

Tôi và. . . “Trung tướng” Nguyễn Ðộc Lập.- Nguyễn Trọng Hoàn

LTS: Nhằm giúp độc giả cần tra cứu, tìm đọc các bài đã post trên HNPD từ năm 2003, chúng tôi đang gom lại và sẽ " cất giữ" vào trang Trừ bị này. Như vậy, ngoài những bài chính trong ngày, sẽ có nhiều bài cũ sẽ được post vào đây. Mong bạn đọc thông cảm HNPD ).

Chú Cuội Nguyễn Trọng Hoàn
.

Ai từng học tập cải tạo ở Trại 3 , Liên trại 4, thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, đều biết và chắc còn nhớ, kèm thêm một nụ cười chua chát, vì đã là “ Ðồng môn” của “ Trung tướng” Nguyễn Ðộc Lập tự Lam Sơn, “Tư lệnh” Sư đoàn 23B.
Ðấy là phần giới thiệu về một thanh niên, khoảng chừng 23, 24 tuổi, người cao, gày, khuôn mặt trí thức, hai con mắt lúc nào cũng mở to, như đang tìm một cái gì đó ở cõi xa xăm.
Ðây là lý lịch trích ngang của “Trung tướng” Lập:

Họ và tên : Nguyễn Ðộc Lập.
Bí danh: Lam Sơn, tự Nguyễn Huệ
Ngày và nơi sinh: 12 tháng 9 năm 1940. Tại Tân Trụ, Long An.
Cấp bậc: Trung tướng.
Chức vụ: Tư lệnh Sư đoàn 23 B.

Chúng tôi phải nghe cái bản lý lịch này trong mỗi lần sinh hoạt tổ và đội. Thói đời, cái gì đã không muốn nghe, không muốn để ý. Hoặc khi nghe, gây cho mình cái cảm giác bực bội, khó chịu. Thì cái đó lại gây cho mình những ấn tượng. Cái ấn tượng của tôi về Lập bắt đầu từ ngay đêm 30 tháng 4 năm 1975.
Thay vì sẽ phải đi trình diện để đàng hoàng vào tù, thì tôi bị hốt ngay vào nhà giam Chí Hòa, ngay sau khi quân đội Việt Cộng vừa chiếm xong Dinh Ðộc lập
Vốn là sĩ quan tác chiến, lại bị thương nhiều lần, bị tình yêu làm choáng váng vài lần. Tôi thường có thói quen, thích ứng ngay với những tai nạn, với những nghịch cảnh, chỉ sau một vài giờ bị “ xốc..”
Tôi bị đẩy vào phòng số 3, khu ED Chí Hòa, trời nhờ nhờ tối, tay tôi ôm gói quần áo mà vợ tôi vừa khóc vừa chậy theo dúi vào tay tôi. Tôi kiếm một góc phòng, dựa lưng vào tường, bên tai còn lùng bùng tiếng khóc của vợ con. Vợ tôi, vốn là người đôn hậu, hiền lành, thế mà trước những họng súng, có gắn lưỡi lê, dí vào lưng tôi, nàng kêu gào thảm thiết y như hôm đám ma ông nhạc của tôi vậy. Tôi dặn với:
- Ðừng lo cho anh, ráng lo cho mợ và các con.
Tôi mang tiếng gào thét của vợ và các con tôi vào tận nơi có những tạp âm, trong không khí lùng bùng của phòng giam..
Lại có tiếng cửa sắt mở, tên công an cầm một xấp giấy vào, có tên bộ đội cầm súng có gắn lưỡi lê:
- Tôi điểm danh lại một lần nữa, ai có mặt, giơ tay lên và nói “có”. . . Tôi đọc thứ tự, từ cấp lớn đến cấp nhỏ
- Nguyễn Ðộc Lập, Trung tướng..
Có tiếng rất trẻ, giọng nói như dao sắc…..
- Có mặt.
- Ðỗ Kế Giai, Thiếu tướng
- Có mặt.
- Lê Văn Thân, Chuẩn tướng..
- Có mặt.
Trong những ngày tạm nhốt ở trại giam Chí Hòa. Lớp hệ thống quân giai ấy, trong những lần điểm danh, tập họp. . . Cứ diễn ra như vậy..
Rồi chuyển đến các trại Long Giao, Suối Máu. . . Ra Bắc, trại Tịch Cốc, rồi trại Ba, Liên trại Bốn , Hoàng Liên Sơn... Lập ở chung đội trồng rau xanh với tôi. Quách Vĩnh Chung, đội trưởng. Hùng Sùi đội phó. Tôi làm tổ trưởng tổ phân xanh trong đó có Lập..
Quý vị đọc bài này, ngay tiêu đề không thấy tôi giới thiệu đây là bài viết theo thể loại gì, truyện ngắn hay hồi ký, vì tôi có biết cách viết các thể loại trên là gì đâu, tôi thích viết văn.. Qua bên Mỹ, cùng với mặc cảm thất thế, ăn bám ngay cả với vợ con mình. Tôi lại càng, muốn có chút power, muốn khoe cái quá khứ vàng son, để bù lại cái thân tàn ma dại mà tôi đang mang. . . Tôi lại càng muốn viết, lại thích làm nhà văn có tên một chút.
“ Không có tài văn chương, thì chỉ nên đi buôn”. Bố tôi vẫn dặn tôi như thế.. Cho nên, tôi vẫn tránh xa cái chuyện chữ nghĩa là như vậy. Tôi có một thời gian dài trận mạc. . . Bị thương nhiều lần. Có một vài tình yêu, không thơ mộng như tiểu thuyết, nhưng cũng không quá lôi thôi, như trong chốn giang hồ. Tuy trong đó, tôi có nói dối người ta, và người ta cũng có người không thật với tôi.
Rồi tôi vừa lấy vợ, vừa đẻ con , vừa đánh giặc. . . Rồi đi tù.
Như vậy, tôi cũng có chất liệu để viết lắm chứ ? Nhưng hễ muốn viết một chuyện gì, thì y như chỉ viết được ít trang, là tắc tị. Khi đọc lại những dòng mình viết, cứ đỏ mặt bừng lên vì xấu hổ vì cái sở đoản và vụng về của mình! Từ đó, lại càng cảm phục những nhà văn đã viết cả hàng trăm trang, mà khác với tôi, họ tự tin vào khả năng của họ. Họ lại thường kiêu hãnh, thậm chí chính họ cũng gật gù, đắc ý khi đọc đi đọc lại những chữ, những dòng sáng tác của chính mình.
Tôi tạm gác phần viết về Nguyễn Ðộc Lập, để viết về một người, cùng ở tù ngoài Bắc với tôi, người này, tôi rất thích, nhiều lần trong những lúc chén chú chén anh, tôi huyên thuyên kể về anh, như một sự ngưỡng phục.
Bạn thân của tôi,có đứa lấy làm lạ, và cũng vì thế mà chúng hiểu tốt cho tôi. Tôi bị dư luận cho là tôi sinh ra chỉ biết chê người, vạch cái xấu của người để làm đề tài kê kích. Tệ hơn nữa, tôi có cảm tưởng tôi lấy việc bêu rếu người khác làm nguồn vui cho mình. Cũng còn may là, người mà tôi luôn đem ra để dè bỉu, lại luôn luôn chính là. . . Tôi!.. Do đó, tôi cố tình moi trong trí nhớ những hành động sai trái của tôi, thậm chí tác tệ của tôi, thậm chí làm người nghe phải nhăn mặt rồi quay ra thương cảm cho tôi.
Có thể cũng là do thời gian ngồi trên ghế nhà trường thì ít, mà thời gian, lăn lộn chai sạn ngoài đời thì nhiều, nên tôi có một kinh nghiệm là thay vì mình tự tâng bốc mình, điều này ít đắc nhân tâm hơn là mình chửi ngay vào chính mình..
Cái tôi là cái đáng ghét, nhưng cũng phải nói về cái tôi chút xíu chứ..
Tôi tên khai sinh là Nguyễn Trọng Hoàn, tôi biết được cái ý nghĩa tên của tôi, ngay sau khi tôi biết một chút ít chữ nghĩa. Số là tôi sinh ra trong một gia đình đông anh em. Nếu có thuyết nhân quả như nhà Phật nói, thì tổ tiên địa chủ nhà tôi, cũng có một chút vấn đề gì gì đó với trời đất, nên trong 9 anh chị em tôi, không có ai là được hoàn hảo, người thì bị khuyết tật về thân thể, người thì bị thiếu sót về tâm thức. Khi sinh ra tôi là lần thứ mười. Người ta đã phải hy sinh mẹ tôi để cứu tôi. Cái việc này, nó ảnh hưởng đến tôi như thế nào, có dịp tôi sẽ nói sau.
Bố tôi đặt tên tôi, từ tính tự đắc của ông, từ tính sòng phẳng của ông, nghĩa là ông muốn đòi lại những cái thiếu sót mà ông đã làm, khi sinh ra các anh chị tôi..
Tôi không dám mang cái ý nghĩ trên, cho nên lúc được thời, tôi tự nhận tên Hoàn của tôi có nghĩa là Hoàn Hảo. Nhưng ngay sau đó tôi lại phản bác:
- - Thế nhưng, từ tư cách đến con người tôi, chẳng có gì là hoàn hảo cả.
Một trong những cái không hoàn hảo của tôi, là tôi không làm được những gì tôi muốn, những cái tôi muốn, thì ông trời vẫn cho ngược lại. Tôi sắp nói cái nguyên nhân dẫn tôi vào lính..
. . . Hồi còn nhỏ, tôi là một thằng bé, mà dưới mắt mọi người, lẽ dĩ nhiên ngay cả với gia đình tôi thì tôi là thằng bé mất dạy. Có dịp, tôi sẽ viết về thời niên thiếu của tôi. Tôi hay đánh lộn, lại hay bị đòn, xin đừng cười cái nguyên nhân tôi bị đòn đại loại như sau:
Khi mới di cư vào Nam, gia đình tôi ở trại định cư Trung Chánh, huyện Hốc Môn, tỉnh Gia Ðịnh. Nhà chính phủ cất cho, nhà nào cũng giống nhà nào.. Có vườn sau, ở giữa vườn thường mỗi nhà làm một nhà tắm lộ thiên, với vách của nó ghép bằng những thân cây mì ( sắn) được chôn xuống đất. Cây mì, một thời gian ngắn, nẩy lá đủ để chỉ trông thấy những quần áo vắt trên ngọn cây..
Cứ chiều chiều, tôi vác một cái sào dài, đi ngang qua những cái phòng tắm ấy, thò cái sào qua hàng rào, móc lấy những cái quần ấy, hất ra xa rồi... Chạy.
Lúc ấy, tôi chưa có ý niệm gì về giới tính cả. Hình như chỉ đổi lấy một cảm giác thích thú là được nghe những tiếng hét, tiếng la thất thanh, tiếng chửi. Người ta đã nhanh chóng tìm ra tôi. Và.. Tôi bị đòn..
Kể chuyện thì phải có căn có cơ, thế rồi tôi vào lính, ông linh mục bảo rằng ông vào nhà Chúa là theo tiếng vẫy gọi của Thánh linh. Oạng sư bảo: Ôạng nhập Phật môn do duyên, do nghiệp. Người chính khách gốc lính, khoe: Tôi đi lính vì tiếng gọi của hồn thiêng sông núi. Còn lý do Nguyễn Trọng Hoàn đăng lính vì:
Năm đó là năm, tôi đang học ở một trường Hành Chánh, đang học các nguyên tắc quản trị hành chánh cho một phó đốc sự hạng 3 để sẽ cùng làm bạn với một cái bàn giấy, quanh năm suốt tháng cứ ngồn ngộn giấy tờ..
... Rồi một chiều cuối năm, cái chiều “ Không nắng cũng không mưa”. Tôi cảm thấy tâm hồn tôi trống trải như cái nhà hoang. Tôi có cha mẹ, và như trên tôi đã nói, nhà tôi rất đông anh chị em, thế mà chiều hôm ấy, tôi cảm thấy bơ vơ như kẻ lạc đường, như một người đánh rơi báu vật, tìm hoài không thấy..
Tôi đến rủ Hương đi Vĩnh Lợi xem phim. Phim Hồi Chuông Vĩnh Biệt do Audrey Hepburn đóng vai chính. Tôi rất mê người nữ diễn viên này, vì nàng có khuôn mặt hao hao giống Phương là người yêu đầu tiên của tôi, cũng có dịp tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện này... Rồi Soeur bị hiếp, bị chết ngay dưới bụng của nhiều đứa bất lương... Gác chuông nhà thờ đổ dồn làm lung lay mặt nước sông, làm cả không gian nức nở, cau có buồn đau..
Chúng tôi mang cái nỗi buồn ấy đến quán cà phê Ðức ở đường Trương Minh Giảng. Trong khi hai mái đầu đang chụm vào nhau, còn đang ray rứt, còn đang mang mang cái âm vang của tiếng chuông vút lên, rơi xuống như ánh triều dương trên đỉnh non cao...
... Thì bốn thằng người nhái say rượu bước vào. Cả bốn đứa nhìn chằm chằm vào cái gáy trắng ngần của Hương, một tên nói lớn:
- Ê, chú em kia, cho mượn cô bé sang hầu rượu bọn anh một tí..
Tôi giận tím mặt, Hương sợ hãi. Tôi nói nhỏ:
- Em chạy ra đường đi, tụi người nhái này dữ lắm..
Tôi chưa nói hết câu. Một bàn tay hộ pháp tính chộp lấy Hương. Tôi bật lên nhưng bàn tay trói gà không chặt của tôi bị gạt phăng, tiếp theo là những cú đấm túi bụi vào mặt tôi, trong tiếng rú sợ hãi của Hương..
Bỗng may, có một chiếc xe quân cảnh ập tới...
Thế là tôi bỏ trường học vào lính. Khi bắt đầu bước vào quân trường, tôi đã có ngay một cảm giác bơ vơ của một đứa trẻ bị ném vào viện mồ côi, một con chim non vừa mất mẹ. Tất cả diễn ra với tôi không một chút dịu dàng, Tôi ngơ ngác giữa những người đàn anh vừa võ biền vừa tự phụ và đám bạn cùng khóa tinh quái già dặn ...
... Ra trường, tôi lao vào trận mạc. . . Trước cái chết của những thuộc cấp và bạn bè, tôi như người say thuốc súng... Ðể sau đó, nhìn lại mình. Tôi mang cảm giác một người bị móc túi, mà thủ phạm là Chiến tranh và Quân đội ( Tôi xin phép được viết hoa hai danh từ chung này). . . Tôi đã thay đổi từ làn da đến tận xương tủy, từ tiếng nói đến tư duy. Và điều đau xót là nó làm sơ cứng tâm hồn tôi, thậm chí tôi có cảm giác nó thay đổi cả nhịp đập của trái tim tôi.
Tôi, Nguyễn Trọng Hoàn, từ đó trở đi vẫn luôn mang tâm trạng của một người lỡ chuyến đò dọc...

Ðấy phần giới thiệu lòng thòng về tôi, tôi phải dừng lại đây. Tôi phải trở về với người đàn anh của tôi, và trở về với ông “ Tướng” Nguyễn Ðộc Lập của tôi chứ..
Anh tên là Hòa, tôi đã tính đặt cho anh một cái như sở trường của tôi vẫn thường làm khi viết báo, hoặc viết tắt cái tên của anh. Vì tôi biết anh rất khó chịu khi bị ai lôi anh ra công chúng. Tôi biết có thể anh sẽ gọi phôn “ cự” tôi về việc này, nhưng tôi ỷ một điều, là anh rất quý tôi, khi gặp tôi, anh thường vỗ vai nói đúng bốn chữ: “ Thằng Hoàn tốt bụng”. Do vậy, xin anh Trần Tấn Hòa đừng giận “ Thằng Hoàn” này nhé.
Anh là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Dù. Khóa 20 Ðà Lạt. , Tôi gọi anh bằng niên trưởng, như lối gọi của những người trong trường trường tôi với nhau. Từ đáy lòng đã nẩy sinh những tình cảm khắng khít , trong đó như hàm chứa sự kính nể …
Tôi bị biệt giam vì tội tôi đánh Nguyễn Ðộc Lập, chuyện xẩy ra như thế này:
Sau một ngày rã rời lao động, những người tù rất quý những buổi tối vừa lạnh vừa đói, sau một ngày làm việc vất vả chỉ mong được chùm chăn, nằm để nhớ về vợ con, về một miền Nam ấm áp. ( Có lúc bay bổng còn tưởng tượng tôi là một trong đàn chim đang thiên di về nơi cố quận.) . . Bạn chỉ được hưởng cái giây phút ấy, khi tổ, đội bạn không có vấn đề gì trong ngày, khi người quản giáo, trước khi cho tan hàng, thường hỏi:
- ... Ðó là phần nhận xét của tôi, trong quá trình lao động ngày hôm nay, tôi đề nghị các anh hãy phát huy các mặt mạnh, và khắc phục các mặt yếu để học tập cải tạo tiến bộ... Các anh có ý kiến gì không?
Chúng tôi lo lắng nhìn Nguyễn Ðộc Lập, và mười lần như một, viên “Trung tướng Tư lệnh Sư đoàn 23B” dơ tay:
- Xin có ý kiến.
- Nói.
- Tôi, cải tạo viên Nguyễn Ðộc Lập có những ý kiến như sau:
. . . Trong ngày lao động hôm nay, những anh sau đây có lấn cấn trong tư tưởng và trong lao động cũng như chấp hành nội quy, đó là các anh: Ðẩu, anh Hùng, anh Toàn, anh tổ trưởng phân xanh, anh Hoàn, xin cán bộ cho đội sinh hoạt để phê bình, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trên..
. . .Chiều Việt Bắc vào Ðông theo gió lạnh kinh người. . . Chúng tôi tê tái.. . . Chiều tối nào cũng vậy, trong khi các đội 1,2,3, rì rầm kể lại nhau nghe những vinh nhục của thời làm quan, rì rầm kể chuyện chưởng, rì rầm với những món ăn hàm thụ, những cuộc trăng hoa, rì rầm san sẻ cho nhau nỗi nhục nhằn của người ngã ngựa. Thì đội rau xanh của tôi lại phải ngồi bó gối để kiểm điểm. Cái đầu hói bóng của Quách Vĩnh Chung, cúi xuống cái đèn dầu leo loét để viết biên bản, Quách Vĩnh Chung bắt đầu nói bằng bài học đã thuộc lòng:
- Tối hôm nay, theo lời đề nghị của anh Lập, theo quyết định của cán bộ quản giáo đội, đội có tổ chức sinh hoạt đặc biệt để kiểm điểm các anh Mai Bắc Ðẩu, Nguyễn Phước Bửu Toàn, Nguyễn Trọng Hoàn, và anh Hùng Sùi..
Có tiếng cười râm ran, chúng tôi tuy quá khổ nhọc nhưng hình như cái máu tếu táo của nguyên quận trưởng quận I vẫn làm chúng tôi quên cả tên họ của anh, mà cứ gọi anh là Hùng Sùi. Vì khi anh hăng say phát biểu, anh nói, nước bọt trong miệng anh bắn tứ tung như vòi rồng cứu hỏa. Tôi cũng sẽ kể về anh trong dịp khác.
Quách Vĩnh Chung cũng quen miệng nên mới gọi như thế. Nguyễn Ðộc Lập giơ tay tức thời:
- Tôi xin nhắc anh đội trưởng Quách Vĩnh Chung, anh là chủ trì phiên họp, anh phải nghiêm túc.. . .Cái gì là Hùng Sùi? Tôi phê bình anh Ðội trưởng, trong tư tưởng anh, anh vẫn chưa dứt bỏ được những hệ lụy của tàn dư Mỹ Ngụy. Tôi yêu cầu ghi vào biên bản..
Mấy chữ sau, trong ánh sáng lù mù của ngọn đèn dầu, đủ cho những ai ngồi gần đấy, thấy khuôn mặt của Quách Vĩnh Chung tối lại, Chung nguyên là một Trung tá, có tuổi, ăn nói từ tốn, chuẩn mực, biết phân biệt rạch ròi câu nào dùng để nói với bọn cán bộ quản giáo, câu nào nói với anh em cùng số phận với mình, thế mà sao hôm nay lại mắc cái “ khuyết điểm” ấy cơ chứ.! Quách dựa lưng vào vách, anh nhắm mắt lại, tiếp tục bài học thuộc lòng của mình.
- Tôi xin kiểm điểm tôi trước, vâng thưa các anh, về tư tưởng, tôi quán triệt đường lối, chính sách của Ðảng và nhà nước, an tâm học tập cải tạo. Về điểm yếu, đôi khi tôi vẫn còn nhớ gia đình, trong thư viết về thăm nhà, tôi vẫn còn phảng phất nỗi nhớ nhà, và ngay tối hôm nay, tôi đã phát ngôn bừa bãi, dùng từ không xứng hợp với một cải tạo viên, tôi nhận khuyết điểm trước đội, và phương hướng của tôi là khắc phục nhược điểm. phát huy ưu điểm để mau chóng tiến bộ, để được Ðảng và Nhà nước sớm cho về xum họp với gia đình.
Về lao động.... Về chấp hành nội quy... Mặt mạnh, mặt yếu. Phương hướng khắc phục...
Phần kiểm điểm của tôi xin chấm dứt, xin lần lượt mời anh...
Ðến phần kiểm điểm của Hùng Sùi. Sau bài học thuộỳc lòng, Hùng Sùi nghiêm trọng:
- Trước khi chấm dứt, xin anh Ðội trưởng viết vào biên bản ý kiến của tôi, cũng như nhiều anh em trong trại những ý như sau:
- Chúng tôi, các cải tạo viên, có mặt tại Trại 3, Liện trại 4, đều là những sĩ quan trên bốn vùng chiến thuật thuộc Ngụy quân, đồng xác nhận là: Trong quân đội mà chúng tôi phục vụ trước năm 1975 : Không hề có viên Trung tướng nào tên là Nguyễn Ðộc Lập. Cũng như không có Sư đoàn nào mang danh Sư đoàn 23B cả. Xin Ban chỉ huy trại xem xét...

Ngay chiều ngày hôm sau, một tên cán bộ văn xã( tên này, tôi có đề cập phần sau) tập họp cả trại. Hắn nói đểu:
- Qua đánh giá của các cán bộ quản giáo, cải tạo viên Nguyễn Ðộc Lập có đủ khả năng và tư cách của một viên Trung tướng, trong một đạo quân như quân đội Ngụy các anh!
Chúng tôi chưng hửng như có ai thọi trúng mạng mỡ của mình. Từ đo,Ô anh em càng thù Lập, và rỉ tai nhau không bao giờ nhắc đến cấp bậc của hắn nữa với trại giam nữa!
... Và, cứ thế cho tới hết người thứ 80 của đội rau xanh. Chúng tôi chui vào chăn, sau khi nghe anh Chung đọc biên bản sinh hoạt. Lần nào tôi cũng nghe thấy tiếng anh Tô Văn Cấp nằm bên càu nhàu nho nhỏ:
- - Khốn nạn, thằng khốn nạn...
Còn tại sao tôi lại đánh Nguyễn Ðộc Lập, việc đó dẫn tới người Niên trưởng của tôi làm sao? Tôi lại lan man rồi, lại bỏ quên cái điểm, cái diện của vị trí các nhân vật mà tôi đã giàn trải theo cảm tính rồi.

Ðấy là nhược điểm của người viết truyện ngắn, hồi ký theo thể văn nói, lại viết liên hồi kỳ trận từ đầu đến cuối không để người đọc có khoảng trống để cảm nhận nữa. . .
Vâng! Ðó là vào ngày 30 tết, không biết hứng tình hay bị “ bốc” vì tôi cũng thích được nịnh như thế này:
- Anh Hoàn làm thơ rất hay, năm hết tết đến cho một tí thơ đi...
Tôi nhìn về phía hồ Tháp Bà, có sương giăng giăng quanh ngọn núi, như một dải voan trắng quấn hờ hững quanh vòng eo thon của một cô sơn nữ. Có khói lam chiều bồng bềnh trên những mái nhà sàn quyện cùng tiếng khèn lửng lơ mời gọi. Có con đường trong bản, nơi tổ phân xanh, cứ hai người một , thằng gánh, thằng cầm xẻng, lui cui súc những bải phân trâu ỉa vãi. Giờ đây hoa đào đã nở rộ, Có biết bao Thôi Hộ bị giam nơi đây, còn người con gái định mệnh biến đi hà xứ?
Tôi bềnh bồng trong những hình ảnh ấy. rồi đọc:

Bữa cơm mắm ruốc, trưa Ba mươi.
Mặn chát, lạnh tanh khóc dở cười.
Cuộc thế đổi rời, rồng hóa rắn.
Trắng hóa thành đen, bọ hóa người..

Anh em đang trầm trồ, bỗng có ai đó đá vào chân tôi, tôi tái mặt quay lại. Nguyễn Ðộc Lập đứng ngay sau lưng tôi..
Ngay đêm trừ tịch, khi những tiếng pháo chuột lẹt đẹt của bản làng quanh trại, đang tiễn Rồng đi , đón Rắn về thì tôi bị gọi lên trại, viết bản kiểm điểm, tôi viết đến bản thứ ba, thứ tư mà tên cán bộ phụ trách văn xã vẫn không chịu buông tha...
Trong cuộc đời, bạn có thể đã gặp một người uyên bác, cao thâm. . . Và bạn đã gặp không ít đứa vô học, cả hai hạng đó bạn sẽ thoải mái khi đối tiếp với họ. Nhưng bạn sẽ rất khó khăn khi gặp cái đứa dở dở ương ương như cái tên cán bộ văn xã tôi vừa kể.
Trong tờ kiểm điểm, tôi cố bao biện cho câu cuối cùng: “Trắng hóa thành đen, bọ hóa người” khi tôi nghĩ đến những những bạn bè tôi, giai cấp chúng tôi đang xuống bùn nhơ, đất đen. Trong khi bọn thằng mõ, con sen đang thành ông, hóa bà. Thế nhưng, tên cán bộ này không lục vấn tôi câu ấy. Hắn moi hai chữ “ Cuộc thế” và kết luận tôi là có tư tưởng phản động. . .
Cho đến bản kiễm điểm thứ năm. Tiếng gà rừng sau trại, cùng gà nhà dưới bản đã bắt đầu gáy, những tiếng tù và rung rinh sương mù, rúc xa. . . Báo hiệu một năm mới chào đời. Cũng là lúc sức chịu đựng của tôi cạn kiệt.
.. Người tôi nhão ra, tên cán bộ xem chừng cũng có vẻ mệt, và hình như hắn được đi phép thì phải, nên sau một hồi thuyết giáo, hắn cho tôi về...
Tôi bước vào cổng trại, gặp ngay Nguyễn Ðộc Lập đang chắp tay sau lưng đi đi, lại lại. Thấy tôi, hắn cười đểu:
- Sao, thành tâm kiểm điểm chứ ? Ông thi sĩ !
Trời lạnh cắt da. Nỗi căm hận nuốt từ lâu, đến lúc này không còn nuốt thêm được nữa.Câu ấy của Lập làm như cả trăm ngàn cục than hồng bật dậy trong lòng tôi. Tôi nhào tới, tung những cú đấm hận thù vào người Lập. Lạ không, hắn cứ đứng im. Tôi nhổ một bãi nước bọt vào mặt hắn. Rồi ngừng tay, và vào... Biệt giam !
Trưa hôm ấy, anh Trần Tấn Hòa thuộc tổ nhà bếp mang cơm cho tôi. Ba bữa đầu năm, chúng tôi được ăn cơm. hai lưng chén cơm và ba lát thịt heo mỏng dính cho một người tù, đấy là ơn Ðảng ban cho những tù khổ sai với cả một năm trời cật lực phơi lưng cho nắng, đối bụng với đất. gầm mặt với những lời riếc móc. Riêng người bị biệt giam như tôi, khẩu phần bị cắt đi một nửa.
. . . Anh Hòa, để thau đựng cơm và đồ ăn xuống đất. . . “Phòng” biệt giam là một cái hang tối nhờ nhờ. Tôi thấy anh nhìn ra cửa hang, rồi rút trong cái áo bông ra một gói, bên ngoài là lá chuối, ấn vào lòng tôi. Anh ôm lấy đầu tôi lắc lắc. anh nói nhỏ:
-Tội nghiệp Hoàn, tết nhất còn bị cùm thế này, ăn đi, thế nào cũng có ngày anh em mình được về với vợ con. Ráng lên đi em!
Tôi ôm gói đồ ăn âm ấm vào lòng, cái thân vốn to con của anh, tóp đi vì đói. chao qua chao lại, rồi khuất vào đám sương mù ngoài cửa hang.
Lần đầu tiên tôi khóc..
Cho đến một hôm, cách đó khoảng ba tháng. Tôi đi lãnh cơm cho tổ, ngạc nhiên thấy trên cái thau cơm màu vàng ấy, không có mấy miếng cháy đặt ở trên như mọi khi... Tôi đang phân vân, bắt gập ánh mắt của anh Hòa nhìn tôi, hình như anh nháy tôi thì phải..
Tôi ôm thau cơm ra về. Nguyễn Ðộc Lập la lên:
- Tại sao phần cơm của tổ không có cháy..
Tôi nhỏ nhẹ:
- Trời mưa, mình trượt chân, đánh rơi rồi, thôi trừ vào xuất cơm của tôi..
Ðêm hôm ấy, cả trại bừng lên vì tiếng kẻng báo động. Những ánh đèn pin, đèn bão loa lóa trong các láng trại. Chúng tôi bị lùa ra sân, ngồi co ro tập họp chờ cho tụi cán bộ điểm danh..
Sáng sớm, anh Tô Văn Cấp đi lấy nước sôi về nói nhỏ:
- Anh Hòa và nhóm Nhẩy dù trốn trại đêm qua rồi.
Tôi hỏi:
- Nhà bếp có hai Hòa, Hòa nào vậy?
- Cả hai Hòa, anh Hòa khóa 16 và Hòa khóa 20, có các anh Khôi, Khoa nữa.
Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời xám xịt. Nơi đàng đông, trên ngọn cây xoan già kia, mọi khi là mặt trời hấp háy, bây giờ vắng bóng. Lậy trời cho các anh đi thoát. Cứ đi về phía chính Tây của cái hồ Tháp Bà này, là vừng hồng của Tự do, là ấm áp của vòng tay thân quyến đang vẫy gọi đấy, các anh ạ! Xin Trời Phật độ cho những bước chân đói rét can trường của các anh..
Năm hôm sau, trong lúc đội rau xanh của tôi, tăng cường cho đội 1, đang tu sửa con đường từ bến phà đến huyện Cẩm Nhân, thì từ bến phà, một toán dân quân cở chừng 20 người, dẫn giải một toán tù, toán dân quân vừa đi, vừa dùng báng súng đánh tới tấp vào những người này. Ðám bụi mịt mù ấy , càng lúc càng gần..
Tôi tái mặt khi nhìn thấy nguyên cả toán năm người của anh Hòa đã bị bắt lại. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ thấy cảnh người đánh người quá tàn bạo như vậy. Tôi cũng chưa bao giờ thấy mức chịu đựng cũng như sức sống của con người lại bền bỉ như vậy, những báng súng trường phang tới tấp vào năm người tù, vào mặt, vào ngực, vào gáy. Con mắt tôi cứ ngơ ngẩn nhìn vào một mình anh Hòa, mặt anh đầm đìa máu, anh chao người qua lại vì cái nện sau cùng của báng súng vào ngay thái dương anh. Cả cái thân hình to lớn của anh bật lên và đổ xuống như một thân cây bị chặt tung gốc….
Một tên, có lẽ là tên chỉ huy , nhẩy lên cái đống rơm cao. hét lên man rợ như cố tình cho cả đám tù đang dừng cuốc nghe thấy, hắn giơ cao khẩu súng:
- Chúng ông đã dùng mũi súng để bắn chúng mày, bây giờ lại dùng báng súng để trừng trị chúng mày. Hoan hô khẩu súng xã hội chủ nghĩa !
Buổi chiều hôm ấy, tên cán bộ quản giáo như thường lệ vẫn hỏi câu sau cùng:
.. .. Qua nhận xét đánh giá của tôi vừa rồi về các mặt yếu và mạnh ngày hôm nay, các anh có ý kiến gì không.
Chúng tôi lại lo lắng nhìn về phía Nguyễn Ðộc Lập, thì kìa, hắn lại giơ tay lên:
- Thưa cán bộ, hồi trưa, khi toán tù vượt trại bị trừng phạt đi ngang qua hiện trường lao động, tôi thấy nhiều cải tạo viên đã khóc. Tôi nghĩ, trước những hành động phản nghịch, chống lại chính sách cải tạo này, chúng ta phải lên án nó, chứ sao lại thương khóc như vậy? Trước những tư tưởng chao đảo như thế. Tôi đề nghị cán bộ cho sinh hoạt kiểm điểm.
Trong cái lạnh cắt da của những ngọn gió mùa Ðông bắc. Chúng tôi đều gục đầu xuống , phần thì thương cảm cho toán vượt trại bị đòn thù, phần ngán ngẩm cho buổi tối hôm nay lại phải ngồi... Tụng kinh!
Tôi không thể kể thêm sau đó anh Hòa phải sống cách ly như thế nào, phải lao động, phải chịu đau đớn với những vết thương hành hạ cơ thể như thế nào. Tôi muốn để dành những chi tiết này để cho những trang viết riêng về anh Hòa… sau này.
Khoảng ba tháng sau, một cuộc trốn trại nữa lại xẩy ra ở ngay tại trại tôi. Tin về người trốn trại này làm kinh ngạc toàn trại. Người trốn trại lại là “ Trung tướng” Nguyễn Ðộc Lập!
Lập trốn trại được gần một tuần, chúng tôi cũng mong sao cho anh ta được thoát. Phần vì anh đã chọn con đường trốn trại, là anh đã mặc nhiên đứng về phía chúng tôi, mặc nhiên vẽ rõ lằn ranh với ngục tù Cộng sản, mà những hành động anh làm, như tôi kể ở trên, cũng chỉ là những hỏa mù anh tung ra để che chắn cho anh, cho việc làm hôm nay của anh mà thôi.
Nhưng cũng y như toán của anh Hòa. Lập cũng bị bắt lại, cũng bị đánh thảm khốc trước mặt chúng tôi, có điều anh bị đánh một mình, không có ai chia sẻ những báng súng tàn nhẫn với anh. Lập đã bị ngất xỉu , khi mới bị lôi từ bến phà lên chưa đầy 500 mét.
Ðêm hôm ấy, tuy mặt mày sưng vù, tím bầm, Lập ngồi giữa đội, anh mất hẳn vẻ sấc sược mọi khi, anh đọc bản kiểm điểm , giọng văn gây xúc động cho toàn đội, ai ai cũng nghĩ không phải anh nhận tội với bọn Cộng Sản, mà y như anh tâm tình với chúng tôi:
- Thưa các bạn sau đây là bản kiểm điểm của tôi:
Họ và tên: Nguyễn văn Chính.
Tên thường gọi: Ðực.
Ngày và nơi sinh: 29 tháng 12 năm 1957. Thủ thừa, Long An.
Cấp bậc, chức vụ: Chuẩn úy, Trung đội trưởng
Quá trình hoạt động của bản thân:
Từ nhỏ, học sinh trường tiểu học Thủ Thừa. Rồi học sinh trung học Long An. Sau đó ra nhập quân đội. Ðơn vị Thám báo tỉnh Long An..
Năm 1974, Trong cuộc hành quân phối hợp Cảnh sát, Chi khu Thủ Thừa. Tôi đã xâm phạm tiết hạnh một nữ sinh, bóp cổ cô ta chết, và ném xuống sông. Ra tòa, bị tù cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Tôi lấy tên là Nguyễn Ðộc Lập, với cấp bậc mạo là Trung tướng. Chức vụ mạo là Tư lệnh Sư đoàn 23 B do lệnh vô hình của một sai khiến từ vô thức. Ðiều này, tôi không giải thích được..

Tiếng Lập cứ âm u..
Tôi nhìn những bóng tù nhân dựa lưng vào vách, nhập nhoạng như những bức tượng khổ hạnh. Có những hơi lạnh từ núi đá, thấm qua vách lá, thấm tận vào tâm hồn tôi.
Tiếng vạc kêu sương khắc khoải.
Qua khung cửa hẹp, bóng trăng xanh lạnh ngắt…

Nguyễn Trọng Hoàn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tôi và. . . “Trung tướng” Nguyễn Ðộc Lập.- Nguyễn Trọng Hoàn

LTS: Nhằm giúp độc giả cần tra cứu, tìm đọc các bài đã post trên HNPD từ năm 2003, chúng tôi đang gom lại và sẽ " cất giữ" vào trang Trừ bị này. Như vậy, ngoài những bài chính trong ngày, sẽ có nhiều bài cũ sẽ được post vào đây. Mong bạn đọc thông cảm HNPD ).

Chú Cuội Nguyễn Trọng Hoàn
.

Ai từng học tập cải tạo ở Trại 3 , Liên trại 4, thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, đều biết và chắc còn nhớ, kèm thêm một nụ cười chua chát, vì đã là “ Ðồng môn” của “ Trung tướng” Nguyễn Ðộc Lập tự Lam Sơn, “Tư lệnh” Sư đoàn 23B.
Ðấy là phần giới thiệu về một thanh niên, khoảng chừng 23, 24 tuổi, người cao, gày, khuôn mặt trí thức, hai con mắt lúc nào cũng mở to, như đang tìm một cái gì đó ở cõi xa xăm.
Ðây là lý lịch trích ngang của “Trung tướng” Lập:

Họ và tên : Nguyễn Ðộc Lập.
Bí danh: Lam Sơn, tự Nguyễn Huệ
Ngày và nơi sinh: 12 tháng 9 năm 1940. Tại Tân Trụ, Long An.
Cấp bậc: Trung tướng.
Chức vụ: Tư lệnh Sư đoàn 23 B.

Chúng tôi phải nghe cái bản lý lịch này trong mỗi lần sinh hoạt tổ và đội. Thói đời, cái gì đã không muốn nghe, không muốn để ý. Hoặc khi nghe, gây cho mình cái cảm giác bực bội, khó chịu. Thì cái đó lại gây cho mình những ấn tượng. Cái ấn tượng của tôi về Lập bắt đầu từ ngay đêm 30 tháng 4 năm 1975.
Thay vì sẽ phải đi trình diện để đàng hoàng vào tù, thì tôi bị hốt ngay vào nhà giam Chí Hòa, ngay sau khi quân đội Việt Cộng vừa chiếm xong Dinh Ðộc lập
Vốn là sĩ quan tác chiến, lại bị thương nhiều lần, bị tình yêu làm choáng váng vài lần. Tôi thường có thói quen, thích ứng ngay với những tai nạn, với những nghịch cảnh, chỉ sau một vài giờ bị “ xốc..”
Tôi bị đẩy vào phòng số 3, khu ED Chí Hòa, trời nhờ nhờ tối, tay tôi ôm gói quần áo mà vợ tôi vừa khóc vừa chậy theo dúi vào tay tôi. Tôi kiếm một góc phòng, dựa lưng vào tường, bên tai còn lùng bùng tiếng khóc của vợ con. Vợ tôi, vốn là người đôn hậu, hiền lành, thế mà trước những họng súng, có gắn lưỡi lê, dí vào lưng tôi, nàng kêu gào thảm thiết y như hôm đám ma ông nhạc của tôi vậy. Tôi dặn với:
- Ðừng lo cho anh, ráng lo cho mợ và các con.
Tôi mang tiếng gào thét của vợ và các con tôi vào tận nơi có những tạp âm, trong không khí lùng bùng của phòng giam..
Lại có tiếng cửa sắt mở, tên công an cầm một xấp giấy vào, có tên bộ đội cầm súng có gắn lưỡi lê:
- Tôi điểm danh lại một lần nữa, ai có mặt, giơ tay lên và nói “có”. . . Tôi đọc thứ tự, từ cấp lớn đến cấp nhỏ
- Nguyễn Ðộc Lập, Trung tướng..
Có tiếng rất trẻ, giọng nói như dao sắc…..
- Có mặt.
- Ðỗ Kế Giai, Thiếu tướng
- Có mặt.
- Lê Văn Thân, Chuẩn tướng..
- Có mặt.
Trong những ngày tạm nhốt ở trại giam Chí Hòa. Lớp hệ thống quân giai ấy, trong những lần điểm danh, tập họp. . . Cứ diễn ra như vậy..
Rồi chuyển đến các trại Long Giao, Suối Máu. . . Ra Bắc, trại Tịch Cốc, rồi trại Ba, Liên trại Bốn , Hoàng Liên Sơn... Lập ở chung đội trồng rau xanh với tôi. Quách Vĩnh Chung, đội trưởng. Hùng Sùi đội phó. Tôi làm tổ trưởng tổ phân xanh trong đó có Lập..
Quý vị đọc bài này, ngay tiêu đề không thấy tôi giới thiệu đây là bài viết theo thể loại gì, truyện ngắn hay hồi ký, vì tôi có biết cách viết các thể loại trên là gì đâu, tôi thích viết văn.. Qua bên Mỹ, cùng với mặc cảm thất thế, ăn bám ngay cả với vợ con mình. Tôi lại càng, muốn có chút power, muốn khoe cái quá khứ vàng son, để bù lại cái thân tàn ma dại mà tôi đang mang. . . Tôi lại càng muốn viết, lại thích làm nhà văn có tên một chút.
“ Không có tài văn chương, thì chỉ nên đi buôn”. Bố tôi vẫn dặn tôi như thế.. Cho nên, tôi vẫn tránh xa cái chuyện chữ nghĩa là như vậy. Tôi có một thời gian dài trận mạc. . . Bị thương nhiều lần. Có một vài tình yêu, không thơ mộng như tiểu thuyết, nhưng cũng không quá lôi thôi, như trong chốn giang hồ. Tuy trong đó, tôi có nói dối người ta, và người ta cũng có người không thật với tôi.
Rồi tôi vừa lấy vợ, vừa đẻ con , vừa đánh giặc. . . Rồi đi tù.
Như vậy, tôi cũng có chất liệu để viết lắm chứ ? Nhưng hễ muốn viết một chuyện gì, thì y như chỉ viết được ít trang, là tắc tị. Khi đọc lại những dòng mình viết, cứ đỏ mặt bừng lên vì xấu hổ vì cái sở đoản và vụng về của mình! Từ đó, lại càng cảm phục những nhà văn đã viết cả hàng trăm trang, mà khác với tôi, họ tự tin vào khả năng của họ. Họ lại thường kiêu hãnh, thậm chí chính họ cũng gật gù, đắc ý khi đọc đi đọc lại những chữ, những dòng sáng tác của chính mình.
Tôi tạm gác phần viết về Nguyễn Ðộc Lập, để viết về một người, cùng ở tù ngoài Bắc với tôi, người này, tôi rất thích, nhiều lần trong những lúc chén chú chén anh, tôi huyên thuyên kể về anh, như một sự ngưỡng phục.
Bạn thân của tôi,có đứa lấy làm lạ, và cũng vì thế mà chúng hiểu tốt cho tôi. Tôi bị dư luận cho là tôi sinh ra chỉ biết chê người, vạch cái xấu của người để làm đề tài kê kích. Tệ hơn nữa, tôi có cảm tưởng tôi lấy việc bêu rếu người khác làm nguồn vui cho mình. Cũng còn may là, người mà tôi luôn đem ra để dè bỉu, lại luôn luôn chính là. . . Tôi!.. Do đó, tôi cố tình moi trong trí nhớ những hành động sai trái của tôi, thậm chí tác tệ của tôi, thậm chí làm người nghe phải nhăn mặt rồi quay ra thương cảm cho tôi.
Có thể cũng là do thời gian ngồi trên ghế nhà trường thì ít, mà thời gian, lăn lộn chai sạn ngoài đời thì nhiều, nên tôi có một kinh nghiệm là thay vì mình tự tâng bốc mình, điều này ít đắc nhân tâm hơn là mình chửi ngay vào chính mình..
Cái tôi là cái đáng ghét, nhưng cũng phải nói về cái tôi chút xíu chứ..
Tôi tên khai sinh là Nguyễn Trọng Hoàn, tôi biết được cái ý nghĩa tên của tôi, ngay sau khi tôi biết một chút ít chữ nghĩa. Số là tôi sinh ra trong một gia đình đông anh em. Nếu có thuyết nhân quả như nhà Phật nói, thì tổ tiên địa chủ nhà tôi, cũng có một chút vấn đề gì gì đó với trời đất, nên trong 9 anh chị em tôi, không có ai là được hoàn hảo, người thì bị khuyết tật về thân thể, người thì bị thiếu sót về tâm thức. Khi sinh ra tôi là lần thứ mười. Người ta đã phải hy sinh mẹ tôi để cứu tôi. Cái việc này, nó ảnh hưởng đến tôi như thế nào, có dịp tôi sẽ nói sau.
Bố tôi đặt tên tôi, từ tính tự đắc của ông, từ tính sòng phẳng của ông, nghĩa là ông muốn đòi lại những cái thiếu sót mà ông đã làm, khi sinh ra các anh chị tôi..
Tôi không dám mang cái ý nghĩ trên, cho nên lúc được thời, tôi tự nhận tên Hoàn của tôi có nghĩa là Hoàn Hảo. Nhưng ngay sau đó tôi lại phản bác:
- - Thế nhưng, từ tư cách đến con người tôi, chẳng có gì là hoàn hảo cả.
Một trong những cái không hoàn hảo của tôi, là tôi không làm được những gì tôi muốn, những cái tôi muốn, thì ông trời vẫn cho ngược lại. Tôi sắp nói cái nguyên nhân dẫn tôi vào lính..
. . . Hồi còn nhỏ, tôi là một thằng bé, mà dưới mắt mọi người, lẽ dĩ nhiên ngay cả với gia đình tôi thì tôi là thằng bé mất dạy. Có dịp, tôi sẽ viết về thời niên thiếu của tôi. Tôi hay đánh lộn, lại hay bị đòn, xin đừng cười cái nguyên nhân tôi bị đòn đại loại như sau:
Khi mới di cư vào Nam, gia đình tôi ở trại định cư Trung Chánh, huyện Hốc Môn, tỉnh Gia Ðịnh. Nhà chính phủ cất cho, nhà nào cũng giống nhà nào.. Có vườn sau, ở giữa vườn thường mỗi nhà làm một nhà tắm lộ thiên, với vách của nó ghép bằng những thân cây mì ( sắn) được chôn xuống đất. Cây mì, một thời gian ngắn, nẩy lá đủ để chỉ trông thấy những quần áo vắt trên ngọn cây..
Cứ chiều chiều, tôi vác một cái sào dài, đi ngang qua những cái phòng tắm ấy, thò cái sào qua hàng rào, móc lấy những cái quần ấy, hất ra xa rồi... Chạy.
Lúc ấy, tôi chưa có ý niệm gì về giới tính cả. Hình như chỉ đổi lấy một cảm giác thích thú là được nghe những tiếng hét, tiếng la thất thanh, tiếng chửi. Người ta đã nhanh chóng tìm ra tôi. Và.. Tôi bị đòn..
Kể chuyện thì phải có căn có cơ, thế rồi tôi vào lính, ông linh mục bảo rằng ông vào nhà Chúa là theo tiếng vẫy gọi của Thánh linh. Oạng sư bảo: Ôạng nhập Phật môn do duyên, do nghiệp. Người chính khách gốc lính, khoe: Tôi đi lính vì tiếng gọi của hồn thiêng sông núi. Còn lý do Nguyễn Trọng Hoàn đăng lính vì:
Năm đó là năm, tôi đang học ở một trường Hành Chánh, đang học các nguyên tắc quản trị hành chánh cho một phó đốc sự hạng 3 để sẽ cùng làm bạn với một cái bàn giấy, quanh năm suốt tháng cứ ngồn ngộn giấy tờ..
... Rồi một chiều cuối năm, cái chiều “ Không nắng cũng không mưa”. Tôi cảm thấy tâm hồn tôi trống trải như cái nhà hoang. Tôi có cha mẹ, và như trên tôi đã nói, nhà tôi rất đông anh chị em, thế mà chiều hôm ấy, tôi cảm thấy bơ vơ như kẻ lạc đường, như một người đánh rơi báu vật, tìm hoài không thấy..
Tôi đến rủ Hương đi Vĩnh Lợi xem phim. Phim Hồi Chuông Vĩnh Biệt do Audrey Hepburn đóng vai chính. Tôi rất mê người nữ diễn viên này, vì nàng có khuôn mặt hao hao giống Phương là người yêu đầu tiên của tôi, cũng có dịp tôi sẽ kể bạn nghe câu chuyện này... Rồi Soeur bị hiếp, bị chết ngay dưới bụng của nhiều đứa bất lương... Gác chuông nhà thờ đổ dồn làm lung lay mặt nước sông, làm cả không gian nức nở, cau có buồn đau..
Chúng tôi mang cái nỗi buồn ấy đến quán cà phê Ðức ở đường Trương Minh Giảng. Trong khi hai mái đầu đang chụm vào nhau, còn đang ray rứt, còn đang mang mang cái âm vang của tiếng chuông vút lên, rơi xuống như ánh triều dương trên đỉnh non cao...
... Thì bốn thằng người nhái say rượu bước vào. Cả bốn đứa nhìn chằm chằm vào cái gáy trắng ngần của Hương, một tên nói lớn:
- Ê, chú em kia, cho mượn cô bé sang hầu rượu bọn anh một tí..
Tôi giận tím mặt, Hương sợ hãi. Tôi nói nhỏ:
- Em chạy ra đường đi, tụi người nhái này dữ lắm..
Tôi chưa nói hết câu. Một bàn tay hộ pháp tính chộp lấy Hương. Tôi bật lên nhưng bàn tay trói gà không chặt của tôi bị gạt phăng, tiếp theo là những cú đấm túi bụi vào mặt tôi, trong tiếng rú sợ hãi của Hương..
Bỗng may, có một chiếc xe quân cảnh ập tới...
Thế là tôi bỏ trường học vào lính. Khi bắt đầu bước vào quân trường, tôi đã có ngay một cảm giác bơ vơ của một đứa trẻ bị ném vào viện mồ côi, một con chim non vừa mất mẹ. Tất cả diễn ra với tôi không một chút dịu dàng, Tôi ngơ ngác giữa những người đàn anh vừa võ biền vừa tự phụ và đám bạn cùng khóa tinh quái già dặn ...
... Ra trường, tôi lao vào trận mạc. . . Trước cái chết của những thuộc cấp và bạn bè, tôi như người say thuốc súng... Ðể sau đó, nhìn lại mình. Tôi mang cảm giác một người bị móc túi, mà thủ phạm là Chiến tranh và Quân đội ( Tôi xin phép được viết hoa hai danh từ chung này). . . Tôi đã thay đổi từ làn da đến tận xương tủy, từ tiếng nói đến tư duy. Và điều đau xót là nó làm sơ cứng tâm hồn tôi, thậm chí tôi có cảm giác nó thay đổi cả nhịp đập của trái tim tôi.
Tôi, Nguyễn Trọng Hoàn, từ đó trở đi vẫn luôn mang tâm trạng của một người lỡ chuyến đò dọc...

Ðấy phần giới thiệu lòng thòng về tôi, tôi phải dừng lại đây. Tôi phải trở về với người đàn anh của tôi, và trở về với ông “ Tướng” Nguyễn Ðộc Lập của tôi chứ..
Anh tên là Hòa, tôi đã tính đặt cho anh một cái như sở trường của tôi vẫn thường làm khi viết báo, hoặc viết tắt cái tên của anh. Vì tôi biết anh rất khó chịu khi bị ai lôi anh ra công chúng. Tôi biết có thể anh sẽ gọi phôn “ cự” tôi về việc này, nhưng tôi ỷ một điều, là anh rất quý tôi, khi gặp tôi, anh thường vỗ vai nói đúng bốn chữ: “ Thằng Hoàn tốt bụng”. Do vậy, xin anh Trần Tấn Hòa đừng giận “ Thằng Hoàn” này nhé.
Anh là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Dù. Khóa 20 Ðà Lạt. , Tôi gọi anh bằng niên trưởng, như lối gọi của những người trong trường trường tôi với nhau. Từ đáy lòng đã nẩy sinh những tình cảm khắng khít , trong đó như hàm chứa sự kính nể …
Tôi bị biệt giam vì tội tôi đánh Nguyễn Ðộc Lập, chuyện xẩy ra như thế này:
Sau một ngày rã rời lao động, những người tù rất quý những buổi tối vừa lạnh vừa đói, sau một ngày làm việc vất vả chỉ mong được chùm chăn, nằm để nhớ về vợ con, về một miền Nam ấm áp. ( Có lúc bay bổng còn tưởng tượng tôi là một trong đàn chim đang thiên di về nơi cố quận.) . . Bạn chỉ được hưởng cái giây phút ấy, khi tổ, đội bạn không có vấn đề gì trong ngày, khi người quản giáo, trước khi cho tan hàng, thường hỏi:
- ... Ðó là phần nhận xét của tôi, trong quá trình lao động ngày hôm nay, tôi đề nghị các anh hãy phát huy các mặt mạnh, và khắc phục các mặt yếu để học tập cải tạo tiến bộ... Các anh có ý kiến gì không?
Chúng tôi lo lắng nhìn Nguyễn Ðộc Lập, và mười lần như một, viên “Trung tướng Tư lệnh Sư đoàn 23B” dơ tay:
- Xin có ý kiến.
- Nói.
- Tôi, cải tạo viên Nguyễn Ðộc Lập có những ý kiến như sau:
. . . Trong ngày lao động hôm nay, những anh sau đây có lấn cấn trong tư tưởng và trong lao động cũng như chấp hành nội quy, đó là các anh: Ðẩu, anh Hùng, anh Toàn, anh tổ trưởng phân xanh, anh Hoàn, xin cán bộ cho đội sinh hoạt để phê bình, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trên..
. . .Chiều Việt Bắc vào Ðông theo gió lạnh kinh người. . . Chúng tôi tê tái.. . . Chiều tối nào cũng vậy, trong khi các đội 1,2,3, rì rầm kể lại nhau nghe những vinh nhục của thời làm quan, rì rầm kể chuyện chưởng, rì rầm với những món ăn hàm thụ, những cuộc trăng hoa, rì rầm san sẻ cho nhau nỗi nhục nhằn của người ngã ngựa. Thì đội rau xanh của tôi lại phải ngồi bó gối để kiểm điểm. Cái đầu hói bóng của Quách Vĩnh Chung, cúi xuống cái đèn dầu leo loét để viết biên bản, Quách Vĩnh Chung bắt đầu nói bằng bài học đã thuộc lòng:
- Tối hôm nay, theo lời đề nghị của anh Lập, theo quyết định của cán bộ quản giáo đội, đội có tổ chức sinh hoạt đặc biệt để kiểm điểm các anh Mai Bắc Ðẩu, Nguyễn Phước Bửu Toàn, Nguyễn Trọng Hoàn, và anh Hùng Sùi..
Có tiếng cười râm ran, chúng tôi tuy quá khổ nhọc nhưng hình như cái máu tếu táo của nguyên quận trưởng quận I vẫn làm chúng tôi quên cả tên họ của anh, mà cứ gọi anh là Hùng Sùi. Vì khi anh hăng say phát biểu, anh nói, nước bọt trong miệng anh bắn tứ tung như vòi rồng cứu hỏa. Tôi cũng sẽ kể về anh trong dịp khác.
Quách Vĩnh Chung cũng quen miệng nên mới gọi như thế. Nguyễn Ðộc Lập giơ tay tức thời:
- Tôi xin nhắc anh đội trưởng Quách Vĩnh Chung, anh là chủ trì phiên họp, anh phải nghiêm túc.. . .Cái gì là Hùng Sùi? Tôi phê bình anh Ðội trưởng, trong tư tưởng anh, anh vẫn chưa dứt bỏ được những hệ lụy của tàn dư Mỹ Ngụy. Tôi yêu cầu ghi vào biên bản..
Mấy chữ sau, trong ánh sáng lù mù của ngọn đèn dầu, đủ cho những ai ngồi gần đấy, thấy khuôn mặt của Quách Vĩnh Chung tối lại, Chung nguyên là một Trung tá, có tuổi, ăn nói từ tốn, chuẩn mực, biết phân biệt rạch ròi câu nào dùng để nói với bọn cán bộ quản giáo, câu nào nói với anh em cùng số phận với mình, thế mà sao hôm nay lại mắc cái “ khuyết điểm” ấy cơ chứ.! Quách dựa lưng vào vách, anh nhắm mắt lại, tiếp tục bài học thuộc lòng của mình.
- Tôi xin kiểm điểm tôi trước, vâng thưa các anh, về tư tưởng, tôi quán triệt đường lối, chính sách của Ðảng và nhà nước, an tâm học tập cải tạo. Về điểm yếu, đôi khi tôi vẫn còn nhớ gia đình, trong thư viết về thăm nhà, tôi vẫn còn phảng phất nỗi nhớ nhà, và ngay tối hôm nay, tôi đã phát ngôn bừa bãi, dùng từ không xứng hợp với một cải tạo viên, tôi nhận khuyết điểm trước đội, và phương hướng của tôi là khắc phục nhược điểm. phát huy ưu điểm để mau chóng tiến bộ, để được Ðảng và Nhà nước sớm cho về xum họp với gia đình.
Về lao động.... Về chấp hành nội quy... Mặt mạnh, mặt yếu. Phương hướng khắc phục...
Phần kiểm điểm của tôi xin chấm dứt, xin lần lượt mời anh...
Ðến phần kiểm điểm của Hùng Sùi. Sau bài học thuộỳc lòng, Hùng Sùi nghiêm trọng:
- Trước khi chấm dứt, xin anh Ðội trưởng viết vào biên bản ý kiến của tôi, cũng như nhiều anh em trong trại những ý như sau:
- Chúng tôi, các cải tạo viên, có mặt tại Trại 3, Liện trại 4, đều là những sĩ quan trên bốn vùng chiến thuật thuộc Ngụy quân, đồng xác nhận là: Trong quân đội mà chúng tôi phục vụ trước năm 1975 : Không hề có viên Trung tướng nào tên là Nguyễn Ðộc Lập. Cũng như không có Sư đoàn nào mang danh Sư đoàn 23B cả. Xin Ban chỉ huy trại xem xét...

Ngay chiều ngày hôm sau, một tên cán bộ văn xã( tên này, tôi có đề cập phần sau) tập họp cả trại. Hắn nói đểu:
- Qua đánh giá của các cán bộ quản giáo, cải tạo viên Nguyễn Ðộc Lập có đủ khả năng và tư cách của một viên Trung tướng, trong một đạo quân như quân đội Ngụy các anh!
Chúng tôi chưng hửng như có ai thọi trúng mạng mỡ của mình. Từ đo,Ô anh em càng thù Lập, và rỉ tai nhau không bao giờ nhắc đến cấp bậc của hắn nữa với trại giam nữa!
... Và, cứ thế cho tới hết người thứ 80 của đội rau xanh. Chúng tôi chui vào chăn, sau khi nghe anh Chung đọc biên bản sinh hoạt. Lần nào tôi cũng nghe thấy tiếng anh Tô Văn Cấp nằm bên càu nhàu nho nhỏ:
- - Khốn nạn, thằng khốn nạn...
Còn tại sao tôi lại đánh Nguyễn Ðộc Lập, việc đó dẫn tới người Niên trưởng của tôi làm sao? Tôi lại lan man rồi, lại bỏ quên cái điểm, cái diện của vị trí các nhân vật mà tôi đã giàn trải theo cảm tính rồi.

Ðấy là nhược điểm của người viết truyện ngắn, hồi ký theo thể văn nói, lại viết liên hồi kỳ trận từ đầu đến cuối không để người đọc có khoảng trống để cảm nhận nữa. . .
Vâng! Ðó là vào ngày 30 tết, không biết hứng tình hay bị “ bốc” vì tôi cũng thích được nịnh như thế này:
- Anh Hoàn làm thơ rất hay, năm hết tết đến cho một tí thơ đi...
Tôi nhìn về phía hồ Tháp Bà, có sương giăng giăng quanh ngọn núi, như một dải voan trắng quấn hờ hững quanh vòng eo thon của một cô sơn nữ. Có khói lam chiều bồng bềnh trên những mái nhà sàn quyện cùng tiếng khèn lửng lơ mời gọi. Có con đường trong bản, nơi tổ phân xanh, cứ hai người một , thằng gánh, thằng cầm xẻng, lui cui súc những bải phân trâu ỉa vãi. Giờ đây hoa đào đã nở rộ, Có biết bao Thôi Hộ bị giam nơi đây, còn người con gái định mệnh biến đi hà xứ?
Tôi bềnh bồng trong những hình ảnh ấy. rồi đọc:

Bữa cơm mắm ruốc, trưa Ba mươi.
Mặn chát, lạnh tanh khóc dở cười.
Cuộc thế đổi rời, rồng hóa rắn.
Trắng hóa thành đen, bọ hóa người..

Anh em đang trầm trồ, bỗng có ai đó đá vào chân tôi, tôi tái mặt quay lại. Nguyễn Ðộc Lập đứng ngay sau lưng tôi..
Ngay đêm trừ tịch, khi những tiếng pháo chuột lẹt đẹt của bản làng quanh trại, đang tiễn Rồng đi , đón Rắn về thì tôi bị gọi lên trại, viết bản kiểm điểm, tôi viết đến bản thứ ba, thứ tư mà tên cán bộ phụ trách văn xã vẫn không chịu buông tha...
Trong cuộc đời, bạn có thể đã gặp một người uyên bác, cao thâm. . . Và bạn đã gặp không ít đứa vô học, cả hai hạng đó bạn sẽ thoải mái khi đối tiếp với họ. Nhưng bạn sẽ rất khó khăn khi gặp cái đứa dở dở ương ương như cái tên cán bộ văn xã tôi vừa kể.
Trong tờ kiểm điểm, tôi cố bao biện cho câu cuối cùng: “Trắng hóa thành đen, bọ hóa người” khi tôi nghĩ đến những những bạn bè tôi, giai cấp chúng tôi đang xuống bùn nhơ, đất đen. Trong khi bọn thằng mõ, con sen đang thành ông, hóa bà. Thế nhưng, tên cán bộ này không lục vấn tôi câu ấy. Hắn moi hai chữ “ Cuộc thế” và kết luận tôi là có tư tưởng phản động. . .
Cho đến bản kiễm điểm thứ năm. Tiếng gà rừng sau trại, cùng gà nhà dưới bản đã bắt đầu gáy, những tiếng tù và rung rinh sương mù, rúc xa. . . Báo hiệu một năm mới chào đời. Cũng là lúc sức chịu đựng của tôi cạn kiệt.
.. Người tôi nhão ra, tên cán bộ xem chừng cũng có vẻ mệt, và hình như hắn được đi phép thì phải, nên sau một hồi thuyết giáo, hắn cho tôi về...
Tôi bước vào cổng trại, gặp ngay Nguyễn Ðộc Lập đang chắp tay sau lưng đi đi, lại lại. Thấy tôi, hắn cười đểu:
- Sao, thành tâm kiểm điểm chứ ? Ông thi sĩ !
Trời lạnh cắt da. Nỗi căm hận nuốt từ lâu, đến lúc này không còn nuốt thêm được nữa.Câu ấy của Lập làm như cả trăm ngàn cục than hồng bật dậy trong lòng tôi. Tôi nhào tới, tung những cú đấm hận thù vào người Lập. Lạ không, hắn cứ đứng im. Tôi nhổ một bãi nước bọt vào mặt hắn. Rồi ngừng tay, và vào... Biệt giam !
Trưa hôm ấy, anh Trần Tấn Hòa thuộc tổ nhà bếp mang cơm cho tôi. Ba bữa đầu năm, chúng tôi được ăn cơm. hai lưng chén cơm và ba lát thịt heo mỏng dính cho một người tù, đấy là ơn Ðảng ban cho những tù khổ sai với cả một năm trời cật lực phơi lưng cho nắng, đối bụng với đất. gầm mặt với những lời riếc móc. Riêng người bị biệt giam như tôi, khẩu phần bị cắt đi một nửa.
. . . Anh Hòa, để thau đựng cơm và đồ ăn xuống đất. . . “Phòng” biệt giam là một cái hang tối nhờ nhờ. Tôi thấy anh nhìn ra cửa hang, rồi rút trong cái áo bông ra một gói, bên ngoài là lá chuối, ấn vào lòng tôi. Anh ôm lấy đầu tôi lắc lắc. anh nói nhỏ:
-Tội nghiệp Hoàn, tết nhất còn bị cùm thế này, ăn đi, thế nào cũng có ngày anh em mình được về với vợ con. Ráng lên đi em!
Tôi ôm gói đồ ăn âm ấm vào lòng, cái thân vốn to con của anh, tóp đi vì đói. chao qua chao lại, rồi khuất vào đám sương mù ngoài cửa hang.
Lần đầu tiên tôi khóc..
Cho đến một hôm, cách đó khoảng ba tháng. Tôi đi lãnh cơm cho tổ, ngạc nhiên thấy trên cái thau cơm màu vàng ấy, không có mấy miếng cháy đặt ở trên như mọi khi... Tôi đang phân vân, bắt gập ánh mắt của anh Hòa nhìn tôi, hình như anh nháy tôi thì phải..
Tôi ôm thau cơm ra về. Nguyễn Ðộc Lập la lên:
- Tại sao phần cơm của tổ không có cháy..
Tôi nhỏ nhẹ:
- Trời mưa, mình trượt chân, đánh rơi rồi, thôi trừ vào xuất cơm của tôi..
Ðêm hôm ấy, cả trại bừng lên vì tiếng kẻng báo động. Những ánh đèn pin, đèn bão loa lóa trong các láng trại. Chúng tôi bị lùa ra sân, ngồi co ro tập họp chờ cho tụi cán bộ điểm danh..
Sáng sớm, anh Tô Văn Cấp đi lấy nước sôi về nói nhỏ:
- Anh Hòa và nhóm Nhẩy dù trốn trại đêm qua rồi.
Tôi hỏi:
- Nhà bếp có hai Hòa, Hòa nào vậy?
- Cả hai Hòa, anh Hòa khóa 16 và Hòa khóa 20, có các anh Khôi, Khoa nữa.
Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời xám xịt. Nơi đàng đông, trên ngọn cây xoan già kia, mọi khi là mặt trời hấp háy, bây giờ vắng bóng. Lậy trời cho các anh đi thoát. Cứ đi về phía chính Tây của cái hồ Tháp Bà này, là vừng hồng của Tự do, là ấm áp của vòng tay thân quyến đang vẫy gọi đấy, các anh ạ! Xin Trời Phật độ cho những bước chân đói rét can trường của các anh..
Năm hôm sau, trong lúc đội rau xanh của tôi, tăng cường cho đội 1, đang tu sửa con đường từ bến phà đến huyện Cẩm Nhân, thì từ bến phà, một toán dân quân cở chừng 20 người, dẫn giải một toán tù, toán dân quân vừa đi, vừa dùng báng súng đánh tới tấp vào những người này. Ðám bụi mịt mù ấy , càng lúc càng gần..
Tôi tái mặt khi nhìn thấy nguyên cả toán năm người của anh Hòa đã bị bắt lại. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ thấy cảnh người đánh người quá tàn bạo như vậy. Tôi cũng chưa bao giờ thấy mức chịu đựng cũng như sức sống của con người lại bền bỉ như vậy, những báng súng trường phang tới tấp vào năm người tù, vào mặt, vào ngực, vào gáy. Con mắt tôi cứ ngơ ngẩn nhìn vào một mình anh Hòa, mặt anh đầm đìa máu, anh chao người qua lại vì cái nện sau cùng của báng súng vào ngay thái dương anh. Cả cái thân hình to lớn của anh bật lên và đổ xuống như một thân cây bị chặt tung gốc….
Một tên, có lẽ là tên chỉ huy , nhẩy lên cái đống rơm cao. hét lên man rợ như cố tình cho cả đám tù đang dừng cuốc nghe thấy, hắn giơ cao khẩu súng:
- Chúng ông đã dùng mũi súng để bắn chúng mày, bây giờ lại dùng báng súng để trừng trị chúng mày. Hoan hô khẩu súng xã hội chủ nghĩa !
Buổi chiều hôm ấy, tên cán bộ quản giáo như thường lệ vẫn hỏi câu sau cùng:
.. .. Qua nhận xét đánh giá của tôi vừa rồi về các mặt yếu và mạnh ngày hôm nay, các anh có ý kiến gì không.
Chúng tôi lại lo lắng nhìn về phía Nguyễn Ðộc Lập, thì kìa, hắn lại giơ tay lên:
- Thưa cán bộ, hồi trưa, khi toán tù vượt trại bị trừng phạt đi ngang qua hiện trường lao động, tôi thấy nhiều cải tạo viên đã khóc. Tôi nghĩ, trước những hành động phản nghịch, chống lại chính sách cải tạo này, chúng ta phải lên án nó, chứ sao lại thương khóc như vậy? Trước những tư tưởng chao đảo như thế. Tôi đề nghị cán bộ cho sinh hoạt kiểm điểm.
Trong cái lạnh cắt da của những ngọn gió mùa Ðông bắc. Chúng tôi đều gục đầu xuống , phần thì thương cảm cho toán vượt trại bị đòn thù, phần ngán ngẩm cho buổi tối hôm nay lại phải ngồi... Tụng kinh!
Tôi không thể kể thêm sau đó anh Hòa phải sống cách ly như thế nào, phải lao động, phải chịu đau đớn với những vết thương hành hạ cơ thể như thế nào. Tôi muốn để dành những chi tiết này để cho những trang viết riêng về anh Hòa… sau này.
Khoảng ba tháng sau, một cuộc trốn trại nữa lại xẩy ra ở ngay tại trại tôi. Tin về người trốn trại này làm kinh ngạc toàn trại. Người trốn trại lại là “ Trung tướng” Nguyễn Ðộc Lập!
Lập trốn trại được gần một tuần, chúng tôi cũng mong sao cho anh ta được thoát. Phần vì anh đã chọn con đường trốn trại, là anh đã mặc nhiên đứng về phía chúng tôi, mặc nhiên vẽ rõ lằn ranh với ngục tù Cộng sản, mà những hành động anh làm, như tôi kể ở trên, cũng chỉ là những hỏa mù anh tung ra để che chắn cho anh, cho việc làm hôm nay của anh mà thôi.
Nhưng cũng y như toán của anh Hòa. Lập cũng bị bắt lại, cũng bị đánh thảm khốc trước mặt chúng tôi, có điều anh bị đánh một mình, không có ai chia sẻ những báng súng tàn nhẫn với anh. Lập đã bị ngất xỉu , khi mới bị lôi từ bến phà lên chưa đầy 500 mét.
Ðêm hôm ấy, tuy mặt mày sưng vù, tím bầm, Lập ngồi giữa đội, anh mất hẳn vẻ sấc sược mọi khi, anh đọc bản kiểm điểm , giọng văn gây xúc động cho toàn đội, ai ai cũng nghĩ không phải anh nhận tội với bọn Cộng Sản, mà y như anh tâm tình với chúng tôi:
- Thưa các bạn sau đây là bản kiểm điểm của tôi:
Họ và tên: Nguyễn văn Chính.
Tên thường gọi: Ðực.
Ngày và nơi sinh: 29 tháng 12 năm 1957. Thủ thừa, Long An.
Cấp bậc, chức vụ: Chuẩn úy, Trung đội trưởng
Quá trình hoạt động của bản thân:
Từ nhỏ, học sinh trường tiểu học Thủ Thừa. Rồi học sinh trung học Long An. Sau đó ra nhập quân đội. Ðơn vị Thám báo tỉnh Long An..
Năm 1974, Trong cuộc hành quân phối hợp Cảnh sát, Chi khu Thủ Thừa. Tôi đã xâm phạm tiết hạnh một nữ sinh, bóp cổ cô ta chết, và ném xuống sông. Ra tòa, bị tù cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Tôi lấy tên là Nguyễn Ðộc Lập, với cấp bậc mạo là Trung tướng. Chức vụ mạo là Tư lệnh Sư đoàn 23 B do lệnh vô hình của một sai khiến từ vô thức. Ðiều này, tôi không giải thích được..

Tiếng Lập cứ âm u..
Tôi nhìn những bóng tù nhân dựa lưng vào vách, nhập nhoạng như những bức tượng khổ hạnh. Có những hơi lạnh từ núi đá, thấm qua vách lá, thấm tận vào tâm hồn tôi.
Tiếng vạc kêu sương khắc khoải.
Qua khung cửa hẹp, bóng trăng xanh lạnh ngắt…

Nguyễn Trọng Hoàn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm