Nhân Vật
Tổng thống Ngô Đình Diệm qua cái nhìn của Peter Arnett (FB Huỳnh Duy Lộc).
"Công việc hàng ngày buộc tôi phải tìm hiểu những lực lượng chủ yếu đang tác động ở xứ sở này và vào thời ấy, lực lượng chủ yếu không phải là Việt cộng đang tiến hành chiến tranh ở vùng nông thôn mà là chính quyền Ngô Đình Diệm
Nhà báo New Zealand Peter Arnett đến Việt Nam vào năm 1962, 8 năm sau
khi ông Ngô Đình Diệm về nước làm nhà lãnh đạo của nền Đệ nhất Cộng hòa,
đã ghi chép về ông Diệm và chính quyền của ông: "Công việc hàng ngày
buộc tôi phải tìm hiểu những lực lượng chủ yếu đang tác động ở xứ sở này
và vào thời ấy, lực lượng chủ yếu không phải là Việt cộng đang
tiến hành chiến tranh ở vùng nông thôn mà là chính quyền Ngô Đình Diệm.
Tổng thống Diệm là một người thấp bé, tròn trịa, rất hiếm khi cười. Ông
lên cầm quyền vào năm 1954 và đã thách thức những lời tiên đoán của
những người cho rằng ông chỉ có thể tại vị 6 tháng. Tôi đã đến dự lễ
mừng sinh nhật ông vào ngày 7 tháng 7 tại Dinh Gia Long, đi dọc theo
những đường phố Sàigòn phấp phới cờ vàng ba sọc đỏ và đầy những bảng vẽ
khẩu hiệu. Những người dân no đủ dạo bước trên các đại lộ, mua những đồ
trang sức rẻ tiền của những người bán dạo trên lề đường và dừng chân
giải khát ở quán kem cuối phố. Một nhóm du khách nước ngoài ở khách sạn
Caravelle sững sờ khi nhìn thấy một thành phố yên bình, sung túc và đẹp
đẽ thay vì một thành phố tiêu điều vì đang có chiến tranh. Có những
người lính Mỹ trong thành phố nhưng không có người nào mang vũ khí. Họ
được lệnh phải che giấu vũ khí và không để cho người khác nhìn thấy khi ở
trong thành phố. Tôi được phép hòa mình vào dòng người gồm các nhà
ngoại giao, các nhà báo và các đoàn thể thao đến Dinh Gia Long để chúc
mừng ông Diệm. Ông mặc bộ vest may chật, mỉm cười lặng lẽ khi nhận những
lời chúc mừng của đám đông. Từ năm 1954 đến nay, hầu như năm nào cũng
có lời đồn rằng đang có một âm mưu lật đổ ông. Tuy nhiên bao giờ ông
cũng dập tắt được ngọn lửa, 3 lần vượt qua được những cuộc mưu sát, 4
cuộc nổi dậy vũ trang và một loạt âm mưu chống lại chính quyền của ông
từ trong nước và ở nước ngoài. Ẩn giấu phía sau bề mặt nghi thức là bàn
tay thép của một nhà độc tài có thể ra lệnh bắt giữ hàng loạt kẻ chống
đối và kết án qua những phiên tòa quân sự. Những người ủng hộ ông nói
rằng nếu không có sự kiểm soát này, ông đã chết từ lâu và đất nước đã
sụp đổ, nhưng những người chống đối ông không thấy có sự khác biệt nào
giữa sự cai trị tàn bạo của ông với sự cai trị của những người cộng sản.
Một bộ phận dân chúng coi ông là một người có lý tưởng cao cả và đó là
một trong những lý do khiến người Mỹ "chọn" ông để lãnh đạo miền Nam
chống cộng. Tuy nhiên ông lại là người mơ mộng và tách biệt với những
công việc thực tiễn của chính quyền, phó thác công việc này cho những
người em trai đã được ông giao quyền hành. Ngô Đình Nhu, em trai ông, là
cố vấn thân cận nhất của ông. Ông Diệm là người độc thân nên bà Nhu,
người vợ xinh đẹp và có ý chí mạnh mẽ của ông Ngô Đình Nhu, trở thành đệ
nhất phu nhân không chính thức của miền Nam. Bà là đề tài của nhiều lời
đàm tiếu; người ta đồn rằng bà thích xúi ông anh chồng làm điều này hay
điều khác. Người dân Sàigòn có một biệt danh dành cho bà là "Dragon
Lady" (Rồng cái). Bà biết điều đó nhưng chẳng thèm quan tâm, làm việc
cật lực với tư cách một dân biểu Quốc hội, lãnh đạo lực lượng phụ nữ vũ
trang mang tên Phong trào Phụ nữ liên đới và trở thành người phát ngôn
hàng đầu cho nữ quyền ở miền Nam và chỉ trích gay gắt nước Mỹ. Tôi đã
nhìn thấy bà diễu hành cùng với những phụ nữ trong đội quân tự vệ của bà
vào một ngày lộng gió, gió làm tung bay vạt chiếc áo dài màu xanh sẫm
bó sát người và ống quần satin nhưng vẫn không lay động những lọn tóc có
đính đồ trang sức của bà. Bà Nhu đã cấm khiêu vũ trong các hộp đêm của
thành phố bằng cách để cho Quốc hội thông qua một luật bảo vệ thuần
phong mỹ tục. "Nếu muốn nhảy đầm, người Mỹ cứ việc qua Hong Kong", bà
tuyên bố như thế và dọa ra lệnh bắt những người khiêu vũ tại nhà... "
(Live from the battlefield, tr.82, 83).
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=688528334536289&set=a.394138767308582.99622.100001373862196&type=1
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=688528334536289&set=a.394138767308582.99622.100001373862196&type=1
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tổng thống Ngô Đình Diệm qua cái nhìn của Peter Arnett (FB Huỳnh Duy Lộc).
"Công việc hàng ngày buộc tôi phải tìm hiểu những lực lượng chủ yếu đang tác động ở xứ sở này và vào thời ấy, lực lượng chủ yếu không phải là Việt cộng đang tiến hành chiến tranh ở vùng nông thôn mà là chính quyền Ngô Đình Diệm
Nhà báo New Zealand Peter Arnett đến Việt Nam vào năm 1962, 8 năm sau
khi ông Ngô Đình Diệm về nước làm nhà lãnh đạo của nền Đệ nhất Cộng hòa,
đã ghi chép về ông Diệm và chính quyền của ông: "Công việc hàng ngày
buộc tôi phải tìm hiểu những lực lượng chủ yếu đang tác động ở xứ sở này
và vào thời ấy, lực lượng chủ yếu không phải là Việt cộng đang
tiến hành chiến tranh ở vùng nông thôn mà là chính quyền Ngô Đình Diệm.
Tổng thống Diệm là một người thấp bé, tròn trịa, rất hiếm khi cười. Ông
lên cầm quyền vào năm 1954 và đã thách thức những lời tiên đoán của
những người cho rằng ông chỉ có thể tại vị 6 tháng. Tôi đã đến dự lễ
mừng sinh nhật ông vào ngày 7 tháng 7 tại Dinh Gia Long, đi dọc theo
những đường phố Sàigòn phấp phới cờ vàng ba sọc đỏ và đầy những bảng vẽ
khẩu hiệu. Những người dân no đủ dạo bước trên các đại lộ, mua những đồ
trang sức rẻ tiền của những người bán dạo trên lề đường và dừng chân
giải khát ở quán kem cuối phố. Một nhóm du khách nước ngoài ở khách sạn
Caravelle sững sờ khi nhìn thấy một thành phố yên bình, sung túc và đẹp
đẽ thay vì một thành phố tiêu điều vì đang có chiến tranh. Có những
người lính Mỹ trong thành phố nhưng không có người nào mang vũ khí. Họ
được lệnh phải che giấu vũ khí và không để cho người khác nhìn thấy khi ở
trong thành phố. Tôi được phép hòa mình vào dòng người gồm các nhà
ngoại giao, các nhà báo và các đoàn thể thao đến Dinh Gia Long để chúc
mừng ông Diệm. Ông mặc bộ vest may chật, mỉm cười lặng lẽ khi nhận những
lời chúc mừng của đám đông. Từ năm 1954 đến nay, hầu như năm nào cũng
có lời đồn rằng đang có một âm mưu lật đổ ông. Tuy nhiên bao giờ ông
cũng dập tắt được ngọn lửa, 3 lần vượt qua được những cuộc mưu sát, 4
cuộc nổi dậy vũ trang và một loạt âm mưu chống lại chính quyền của ông
từ trong nước và ở nước ngoài. Ẩn giấu phía sau bề mặt nghi thức là bàn
tay thép của một nhà độc tài có thể ra lệnh bắt giữ hàng loạt kẻ chống
đối và kết án qua những phiên tòa quân sự. Những người ủng hộ ông nói
rằng nếu không có sự kiểm soát này, ông đã chết từ lâu và đất nước đã
sụp đổ, nhưng những người chống đối ông không thấy có sự khác biệt nào
giữa sự cai trị tàn bạo của ông với sự cai trị của những người cộng sản.
Một bộ phận dân chúng coi ông là một người có lý tưởng cao cả và đó là
một trong những lý do khiến người Mỹ "chọn" ông để lãnh đạo miền Nam
chống cộng. Tuy nhiên ông lại là người mơ mộng và tách biệt với những
công việc thực tiễn của chính quyền, phó thác công việc này cho những
người em trai đã được ông giao quyền hành. Ngô Đình Nhu, em trai ông, là
cố vấn thân cận nhất của ông. Ông Diệm là người độc thân nên bà Nhu,
người vợ xinh đẹp và có ý chí mạnh mẽ của ông Ngô Đình Nhu, trở thành đệ
nhất phu nhân không chính thức của miền Nam. Bà là đề tài của nhiều lời
đàm tiếu; người ta đồn rằng bà thích xúi ông anh chồng làm điều này hay
điều khác. Người dân Sàigòn có một biệt danh dành cho bà là "Dragon
Lady" (Rồng cái). Bà biết điều đó nhưng chẳng thèm quan tâm, làm việc
cật lực với tư cách một dân biểu Quốc hội, lãnh đạo lực lượng phụ nữ vũ
trang mang tên Phong trào Phụ nữ liên đới và trở thành người phát ngôn
hàng đầu cho nữ quyền ở miền Nam và chỉ trích gay gắt nước Mỹ. Tôi đã
nhìn thấy bà diễu hành cùng với những phụ nữ trong đội quân tự vệ của bà
vào một ngày lộng gió, gió làm tung bay vạt chiếc áo dài màu xanh sẫm
bó sát người và ống quần satin nhưng vẫn không lay động những lọn tóc có
đính đồ trang sức của bà. Bà Nhu đã cấm khiêu vũ trong các hộp đêm của
thành phố bằng cách để cho Quốc hội thông qua một luật bảo vệ thuần
phong mỹ tục. "Nếu muốn nhảy đầm, người Mỹ cứ việc qua Hong Kong", bà
tuyên bố như thế và dọa ra lệnh bắt những người khiêu vũ tại nhà... "
(Live from the battlefield, tr.82, 83).
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=688528334536289&set=a.394138767308582.99622.100001373862196&type=1
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=688528334536289&set=a.394138767308582.99622.100001373862196&type=1