Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trận An Lão và Đời Bay Bổng - Trần Chấn Hải
Người lính miền Nam chiến đấu không thù hận, họ chỉ bảo vệ sư yên ấm cuả một miền đất nước tự do đang hoà bình thịnh vượng,
LTG: Người lính miền Nam chiến đấu không thù hận, họ chỉ bảo vệ sư yên ấm cuả một miền đất nước tự do đang hoà bình thịnh vượng, cho con cái ăn học nên người, cùng góp tay xây dựng một đất nước non trẻ mới giành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Cộng sản Bắc Việt tay sai cuả đế quốc Nga, Trung Cộng đã phá đi sự bình yên đó.
Khi còn mài đũng quần trên ghế trường tiểu học, trong một buổi trưa thật ấm áp, dưới bầu trời xanh trong vắt, tiếng ve sầu reo inh tai điểm thêm tiếng võng kẽo kẹt, tôi chợt thủ thỉ với ba tôi: “ Ba ơi, ba bảo anh Sơn đừng lái máy bay ném bom vào tàu cuả con nhá.”
Ba tôi cười lớn, hàm râu kẽm rung rung, ông cụ ngưng chân đưa võng, khẽ véo tai tôi:
- Lúc đó làm sao ba bảo anh con được.
Nhìn khuôn mặt ngớ ngẩn cuả tôi, ba tôi lại được dịp cười ha hả.
Khẩu khí hồi còn là cậu bé tí teo thế mà đã phần nào trở thành hiện thực, anh tôi đã trở thành một quan sát viên kiêm phi công máy bay L19, còn tôi là một sĩ quan hải quân phục vụ trên các chiến hạm tuần duyên, chuyển vận và sau đó thuyên chuyển qua giang đoàn tuần thám.
Sau cuộc chiến, là một trong hơn 1 triệu quân bị thua trận một cách quái gở, tôi đã trải qua hơn 6 năm "học tập" thưà sống thiếu chết, từ "kẻ ăn bám" trở thành con người "tốt” dưới mái trường “cải tạo” XNCN, tôi đã "được" nhà nước” cách mạng” tỏ lượng "khoan hồng" tha cho trở về nhà tù lớn. Sống dở, chết dở được vài năm, nhờ vào những kinh nghiệm đi biển do hải quân dạy dỗ, tôi đã ù té chạy ra biển, vượt biên đến những 7 lần mới tìm được bến tự do.
Vào năm 1964, vừa mới thụ huấn Khoá Quan Sát Viên Không Quân, chuẩn uý Sơn được đổi về Phi Đoàn 114 trấn đóng tại Pleiku. Mặt trận Tây Nguyên càng ngày càng trở nên khốc liệt, chuẩn uý Sơn được biệt phái cho Tiểu Khu Tuy Hoà, Không Quân Việt Nam vào thời kỳ này lâm vào tình trạng thiếu hụt phi công và máy bay quan sát nên Chuẩn Uý Sơn phải bay trên phi cơ L19 cuả không quân Mỹ. Hôm ấy Đại Uý Lape, cố vấn Không Quân cuả tiểu khu Tuy Hoà và Chuẩn Uý Sơn được lệnh bay ra Qui Nhơn để nhận lệnh hành quân, ngay sau đó họ được chỉ thị bay đến vùng núi rừng An Lão, chiếc L19 trôi nhẹ nhàng từ vùng biển ấm, nắng vàng đến nơi sơn cùng thuỷ tận.
Trung Đoàn 40 Bộ Binh được điều động để chiếm lại quận lỵ An Lão đang bị quân đội cộng sản Bắc Việt chiếm đóng.
Ở trên cao chuẩn uý Sơn thấy các thiết vận xa và bộ binh dàn trận rất đông nhưng cứ đứng một chỗ mà không thấy tiến lên. Hỏi ra thẩm quyền dưới đất mới cho biết là có một Trung Đoàn Việt Cộng lập thế công đồn, đả viện nằm phục kích trên các cao điểm cuả các quả đồi hiểm yếu. Vì hoả lực cuả họ rất mạnh gồm các vũ khí chống chiến xa và súng cối hạng nặng nên cứ tiến lên là nó bắn nên bộ binh phải dội ngược trở lại, nên đã cầm chân Trung Đoàn 40 gây khó khăn cho cuộc giải vây thị trấn An Lão.
Sau khi đảo nhiều vòng bay thám thính trận điạ, chuẩn uý Sơn không tìm thấy dấu vết cuả đơn vị việt cộng tham chiến, anh mới nói với đại uý Lape:
- Bây giờ đại uý cứ bay ở trên cao như thế này thì tôi chả thấy gì cả, anh thử bay xuống thấp để tôi có thể nhìn rõ và quan sát kỹ hơn. Đại uý Lape đồng ý và điều khiển tay lái chúc mũi máy bay, bay rà sát trên các ngọn cây dọc theo các triền đồi, sau vài vòng bay mà hai anh em vẫn không nhận ra vị trí cuả địch vì cây rừng quá rậm rạp và bọn VC nguỵ trang quá khéo. Chuẩn Uý Sơn lúc đó mới dùng máy bộ đàm liên lạc với bộ binh và nói:
- Các bạn cần phải tiến quân để khi đó xem địch phản ứng thế nào chúng tôi mới có thể phát giác ra địch.
Khoảng 10 phút sau, bộ binh bắt đầu tiến lên, họ đi theo sau các thiết vận xa, thận trọng tiến vào con đường độc đạo hai bên là ruộng luá trống trải dẫn đến một dãy đồi sừng sững. Khi toán quân đến gần ngọn đồi thứ nhất, bỗng chuẩn uý Sơn nghe những tiếng nổ đùng đùng, và trông thấy những cột bụi khói màu đen bốc lên quanh các thiết vận xa. Địch bắn rất gắt, các thiết vận xa chiụ không nổi phải bỏ đường cái, quay đầu ủi xuống ruộng luá rút lui, kéo theo các toán bộ binh tùng thiết.
Lúc đó trên không có một phi tuần 4 khu trục cơ AD6 mang bom đạn đày đủ bay vần vũ trên trời, Chuẩn Uý Sơn nói với họ:
- Các anh hãy yểm trợ cho tôi, chúng tôi chuẩn bị bay thấp để quan sát.”
Đại Uý Lape chúc mũi máy bay lao xuống , những ngọn cây trôi vùn vụt dưới cánh, nhìn kỹ dưới các lùm cây, Chuẩn Uý Sơn thấy rất nhiều dãy hố cá nhân và việt cộng quá đông lúc nhúc ẩn núp trong đó. Anh gọi máy liên lạc với Phi Tuần Trưởng AD6:
-Bây giờ tôi sẽ thả trái khói vào các vị trí cuả VC, các anh hãy theo dõi.
Cùng một lúc hai tay Chuẩn Uý Sơn thủ sẵn hai trái khói, khi máy bay bay dọc đến ngọn đồi thứ sáu, anh vung tay vứt liên tiếp hai trái khói trên đầu địch. Thấy trái khóí bốc lên mù mịt, địch hoảng loạn nhảy vọt ra khỏi các hố cá nhân. Chuẩn uý Sơn ngạc nhiên thấy một tên trong bọn mặc quần áo trắng toát nhảy dựng lên như một con ếch, và tự hỏi tên này điên hay sao mà đi đánh trận lại mặc đồ trắng. Sơn gọi máy nói với AD6:
-Các anh thấy chưa?,
Phi tuần AD6 trả lời:
-Thấy rồi, thấy rồi.
Chuẩn Uý nói với họ:
-Bây giờ các anh đánh từ trái khói dọc về phiá nam 500m và tôi sẽ điều chỉnh sau.
Lập tức 4 khu trục cơ AD6 lần lượt đảo cánh nhào xuống các ngọn đồi, nhả những tràng đại bác nổ chát chuá và những chuỗi bom sang loáng xuống đầu địch. Họ quần thảo trên trận điạ trong vòng một tiếng đồng hồ, khói lưả bốc lên dữ dội kèm theo những tiếng nổ long trời, lở đất.
Sau khi phi tuần AD6 làm cỏ trận điạ đã bay về Pleiku, chiếc trinh sát cơ L19 bay vòng trở lại, chuẩn uý Sơn thấy 6 quả đồi tan hoang, cây cối gẫy đổ ngổn ngang, trơ những mảng cháy nám đen bốc khói nghi ngút, phơi trên triền đồi lỗ chỗ chi chít các hố cá nhân và xác người không toàn thây, tay chân vắt vẻo trên các ngọn cây bị bom đạn cắt cụt ngọn, toàn cảnh chiến trường trông rất là thê lương, tâm hồn người lính trùng lại, một nỗi buồn dâng lên man mác trên bãi sa trường sau cuộc can qua.
Ngay sau đó Đại Uý Lape lại liên lạc được với một phi đội gunship. Toán trực thăng gồm 6 chiếc này kéo đến tiếp tục nã đạn đại liên và rocket vào những vị trí việt cộng còn ẩn trốn. Trên cao chuẩn uý Sơn nhìn xuống chúng như những con chuồn chuồn đang riả mồi vội vã.
Sau đó vì trời tối nên đại uý Lape và Chuẩn uý Sơn phải đem máy bay trở về căn cứ. Hai ngày sau đơn vị bộ binh mới cho biết là lực lượng địch bị chết và bị thương rất nhiều, bỏ lại những vũ khí hạng nặng như sung cối, súng chống chiến xa, thượng liên, cao xạ mà bình thường khi đụng trận họ không bao giờ để lại.
Đời phi công cuả Chuẩn Uý Sơn tiếp tục trong những năm 65-66, với lần biệt phái tại Tuy Hoà, chiến sự trở nên khốc liệt, cứ sau mỗi chuyến bay là phi cơ bị ít nhất hai ba lỗ đạn do địch bắn lên. Chiến thuật lấy nông thôn bao vây thành thị cuả địch càng ngày càng xiết chặt với những giao thông hào chi chit tiến gần vào các thành phố, quận lỵ.
Trong một chuyến công tác, chuẩn uý Sơn được lệnh điều động đến thám thính một đoàn xe bị phục kích trên quốc lộ 19 cách chân đèo Mân khoảng 2 cây số, nằm giữa đèo Man Yang và An Khê, cùng bay với một anh bạn pilot cùng phi đoàn, lâu quá không còn nhớ tên, hai anh em phát giác ra một đoàn quân mặc áo vàng từ trong rừng tuá ra mặt đường, chuẩn uý Sơn lấy làm lạ sao họ lại mặc quân phục vàng, hai anh em bàn nhau bay sát ngọn cây để xem cho kỹ, khi vưà bay đến vị trí chiếc xe đầu tiên bị giặc phục kích bắn cháy, chuẩn uý Sơn chợt nghe hàng loạt đạn đổ đùng đoàng, tiếng va chạm cuả kim khí nghe chói tai; hoá ra chiếc L19 cuả hai anh em bay đang bị nhắm bắn, cả một đơn vị việt cộng dùng tất cả hoả lực nỗ lực bắn hạ cho bằng được vì họ biết đã bị lộ vị trí. Hai anh em phải gò lưng, nín thở, mồ hôi lạnh toát ra nhễ nhại, ghì tay lái bay là sát mặt đường đến cả hai, ba cây số mới cất đầu lên để tránh những lằn đạn dữ dội nhắm vào phi cơ, sau khi thoát hiểm, nhìn quanh máy bay thấy lỗ chỗ cả mấy chục lỗ đạn nhưng may mắn cả hai không hề hấn gì. Liền sau đó cả khu rừng mà toán việt cộng ẩn trú bị các khu trục cơ AD6 oanh tạc tan nát.
Một lần khác tại Biên Hoà, chiếc phi cơ L19 cuả chuẩn uý Sơn được lệnh thám thính tại một toạ độ do bộ binh yêu cầu, khi lên đến nơi, từ trên không chuẩn uý Sơn thấy chung quanh là đồng ruộng cò bay thẳng cánh, nhưng có một con lạch chạy ngang, bao phủ bằng những tàng cây xanh mọc um tùm, chuẩn uý Sơn quan sát kỹ thấy một toán việt cộng lúc nhúc ẩn núp dưới những lùm cây. Chiếc L19 bay sát ngọn cây dọc theo con lạch, tiếng động cơ rền rĩ và cánh quạt chém gió khiến toán việt cộng bấn loạn bỏ chạy như vịt. Cùng lúc đó có một phi tuần 2 khu trục cơ AD6 bay vần vũ trên không, chuẩn uý Sơn liền gọi máy yêu cầu họ đánh dọc theo con lạch, lập tức hàng loạt bom đạn phóng xuống từ những con chim sắt dội dữ dội trên đầu địch, những tiếng bom nổ chát chuá kèm khói lưả tuá lên trên không, bao chùm các ngọn cây tạo không khí ngột ngạt mùi thuốc súng. Sau khi bom đạn dứt, từ trên cao chuẩn uý Sơn đếm được cả mấy chục xác VC mặc bà ba đen nằm phơi thây dọc theo bờ lạch.
Trong một chuyến biệt phái cho Tiểu Khu Tuy Hoà, Đại Uý Lape và chuẩn uý Sơn bay dọc theo bờ biển khi tới ven làng Tân Quỳnh, họ phát giác tại mũi Cao Biền có khoảng ba chục người mặc áo đen đang đào hố cá nhân, thấy máy bay qua lại nhẩy xuống hố ẩn núp, khi ấy trời đã xế chiều. Gọi máy cho Quận trưởng Tuy An để xác nhận xem có phải là quân bạn không, thì được quận trưởng cho biết đó là toán VC đang chuẩn bị phục kích toán Biệt Động Quân và yêu cầu chuẩn uý Sơn gọi khu trục đến oanh tạc. Chuẩn uý Sơn nói với ông quận trưởng:
-Trời cũng gần tối rồi, nếu gọi Không Quân từ Pleiku xuống sẽ mất thời gian, tôi biết quận có hai khẩu 105 ly, xin ông cho khai hoả và tôi sẽ điều chỉnh toạ độ.
Sau vài loạt đạn chạm nổ, thấy toán việt cộng không hề hấn gì, chuẩn uý Sơn đề nghị đạn nổ cao, sau hơn chục trái đạn cũng không thấy hiệu quả, lúc đó ông quận trưởng mới nói chuẩn uý Sơn:
-Tôi có đạn VT nổ chụp, loại đạn này bắn đến mục tiêu với độ cao khoảng 20 mét, sẽ nổ và mảnh sẽ chụp xuống đầu địch.
-Như vậy thì tốt quá, ông cho bắn ngay, chuẩn uý Sơn trả lời đồng thời điều chỉnh lại toạ độ vị trí cuả địch.
Sau vài loạt đạn đại bác nổ chụp toán việt cộng mặc áo đen hoàn toàn bị tiêu diệt.
Hai bố con tươi cười dưới cánh chiếc L 19 tại March Field Air Museum, Riverside, California
Vào năm 1968, khi được bổ nhiệm làm sĩ quan liên lạc Không Quân cho Sư Đòan 18 Bộ Binh, thiếu uý Sơn mang theo gia đình ngụ tại trại gia binh phi trường Long Khánh. Một hôm có lệnh hành quân khẩn cấp, viên sĩ quan quan sát trực không có mặt tại đơn vị; thiếu uý Sơn phải bay thế, bé Thuỷ, con gái đầu lòng mới được hơn một tuổi, mẹ cháu lại mới vưà ra khỏi nhà đi chợ, không có ai trông coi. Không nỡ để con ở nhà một mình, thiếu uý Sơn đánh liều bế con lên chiếc máy bay quan sát để ngồi cạnh bố. Bé Thuỷ được bay trên không, tò mò nhìn chung quanh, được nhìn đồng ruộng xanh mướt từ trên cao, cô bé mở tròn mắt tỏ ra rất thích thú, thỉnh thoảng lấy ngón tay khều bố khi thấy những đám mây trắng như bông bay dật dờ quanh thân tàu. Khi bố phát giác ra vị trí địch, phi cơ chúc mũi xuống bắn rocket, cô bé cười lên khanh khách và chăm chú nhìn những khu trục cơ sau khi trút bom đạn bay ngang. Lần đầu tiên trong đời bé Thuỷ nếm mùi lưả đạn chiến trường. Có ai biết được đời lính VNCH gắn bó với gia đình họ như thế nào chăng?
Cũng như đa số anh em ra cùng trường vào những năm 64, 65, trạc tuổi cuả họ chỉ chừng độ 22, 23, tâm hồn còn đày lý tưởng trong sáng, chuẩn uý Sơn chỉ ham đánh giặc, gan dạ, liều lĩnh, thích lập thành tích nhưng không màng báo cáo các chiến công; ngay cả khi máy bay bị thương lỗ chỗ đạn địch bay về tới phi trường cũng chỉ giao cho toán kỹ thuật sưả chưã. Thời gian đồn trú tại Biên Hòa, sau giờ làm việc anh chỉ mau phóng Honda về Sài Gòn ăn cơm canh cua, rau đay, cà pháo chấm mắm tôm do chính thay mẹ nấu cho con trai ăn.
Sau ngày 30/4/1975 cũng vì tính tình thuần hậu, cả tin nên Thiếu Tá phi công Sơn cùng 4 anh em trong gia đình đã đi trình diện “học tập” cải tạo, đem theo từ 10 ngày cho đến 15 ngày lương thực để rồi thời gian “học” kéo dài đền gần 13 năm đằng đẵng, đày khổ nhục, đói khát, bệnh tật qua các trại tù Long Giao, Suối Máu, Yên Bái, Liên trại 2,Hoàng Liên Sơn, nông trường Trần Phú Nghĩa Lộ, Tháp Bà, Vĩnh Phú, Nam Hà.… và may mắn thay, sau khi ra tù Thiếu Tá Sơn đã được can thiệp qua Mỹ tị nạn theo diện tù nhân chính trị.
Tại Joplin, Missourie, Thiếu Tá Sơn đã được một người bạn Mỹ mời bay thử chiếc máy bay Cessna riêng cuả ông ta, Sau hơn 20 năm không cầm tay lái, anh không do dự điều khiển chiếc máy bay bay bổng trên cao, ngang qua những đám mây cumulus trắng xoá như bông, cả một trời kỷ niệm lại hiện ra như mới ngày hôm qua. Anh bùi ngùi nhớ lại bà cụ đã hy sinh cả cuộc đời vất vả nuôi con, khi ông cụ vào tù ra khám như cơm bưã vì "tội" tham gia đảng phái quốc gia chống Pháp và chống Việt Minh và xót xa thương tiếc người anh cả đáng kính tận tuỵ phục vụ Hải quân, quý mến gia đình và các em, đã mất tích trên biển trên đường vượt biển tìm tự do.
Người lính già đầu bạc
Kể mãi trận nguyên phong
Nổi tiếng kín đáo nhất trong gia đình, tôi ngạc nhiên khi nhìn ông anh thao thao kể lại chuyện xưa với các bạn râu tóc bạc phơ khi có sinh hoạt cuả các phi đoàn quan sát KQVN. Tôi vô cùng thán phục những chiến công tưởng chừng như huyền thoại, và những sự hiểm nguy rình rập những phi công máy bay trinh sát L19 từng giây, từng phút. Vai trò đặc biệt quan trọng cuả người quan sát viên trên các chiến trường, điều pháo, khiển không góp phần không nhỏ cho việc định đoạt thắng bại trên các mặt trận.
Kẻ thắng thường huyênh hoang những câu chuyện do văn nô viết ra khiến người biết tự trọng phải xấu hổ như du kích đu càng hạ máy bay trực thăng, dùng súng trường, cung nỏ hạ hàng ngàn máy bay địch. Người quân nhân phục vụ trong quân lực VNCH tuy thua trận nhưng vẫn trung trinh với Tổ Quốc, tấm lòng trong sáng, trung thực, luôn luôn giữ gìn khí tiết cuả những người lính đã từng xả thân chiến đấu dưới lá cờ vàng tự do, bởi lẽ đó, tôi viết lên đây qua lời kể trung thực không thêm bớt, quên thì nói quên cuả một người anh thực thà như đếm, để cảm ơn ông đã “quên” thả bom vào chiến hạm “ tưởng tượng” cuả tôi khi còn bé.
Trần Chấn Hải
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trận An Lão và Đời Bay Bổng - Trần Chấn Hải
Người lính miền Nam chiến đấu không thù hận, họ chỉ bảo vệ sư yên ấm cuả một miền đất nước tự do đang hoà bình thịnh vượng,
LTG: Người lính miền Nam chiến đấu không thù hận, họ chỉ bảo vệ sư yên ấm cuả một miền đất nước tự do đang hoà bình thịnh vượng, cho con cái ăn học nên người, cùng góp tay xây dựng một đất nước non trẻ mới giành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Cộng sản Bắc Việt tay sai cuả đế quốc Nga, Trung Cộng đã phá đi sự bình yên đó.
Khi còn mài đũng quần trên ghế trường tiểu học, trong một buổi trưa thật ấm áp, dưới bầu trời xanh trong vắt, tiếng ve sầu reo inh tai điểm thêm tiếng võng kẽo kẹt, tôi chợt thủ thỉ với ba tôi: “ Ba ơi, ba bảo anh Sơn đừng lái máy bay ném bom vào tàu cuả con nhá.”
Ba tôi cười lớn, hàm râu kẽm rung rung, ông cụ ngưng chân đưa võng, khẽ véo tai tôi:
- Lúc đó làm sao ba bảo anh con được.
Nhìn khuôn mặt ngớ ngẩn cuả tôi, ba tôi lại được dịp cười ha hả.
Khẩu khí hồi còn là cậu bé tí teo thế mà đã phần nào trở thành hiện thực, anh tôi đã trở thành một quan sát viên kiêm phi công máy bay L19, còn tôi là một sĩ quan hải quân phục vụ trên các chiến hạm tuần duyên, chuyển vận và sau đó thuyên chuyển qua giang đoàn tuần thám.
Sau cuộc chiến, là một trong hơn 1 triệu quân bị thua trận một cách quái gở, tôi đã trải qua hơn 6 năm "học tập" thưà sống thiếu chết, từ "kẻ ăn bám" trở thành con người "tốt” dưới mái trường “cải tạo” XNCN, tôi đã "được" nhà nước” cách mạng” tỏ lượng "khoan hồng" tha cho trở về nhà tù lớn. Sống dở, chết dở được vài năm, nhờ vào những kinh nghiệm đi biển do hải quân dạy dỗ, tôi đã ù té chạy ra biển, vượt biên đến những 7 lần mới tìm được bến tự do.
Vào năm 1964, vừa mới thụ huấn Khoá Quan Sát Viên Không Quân, chuẩn uý Sơn được đổi về Phi Đoàn 114 trấn đóng tại Pleiku. Mặt trận Tây Nguyên càng ngày càng trở nên khốc liệt, chuẩn uý Sơn được biệt phái cho Tiểu Khu Tuy Hoà, Không Quân Việt Nam vào thời kỳ này lâm vào tình trạng thiếu hụt phi công và máy bay quan sát nên Chuẩn Uý Sơn phải bay trên phi cơ L19 cuả không quân Mỹ. Hôm ấy Đại Uý Lape, cố vấn Không Quân cuả tiểu khu Tuy Hoà và Chuẩn Uý Sơn được lệnh bay ra Qui Nhơn để nhận lệnh hành quân, ngay sau đó họ được chỉ thị bay đến vùng núi rừng An Lão, chiếc L19 trôi nhẹ nhàng từ vùng biển ấm, nắng vàng đến nơi sơn cùng thuỷ tận.
Trung Đoàn 40 Bộ Binh được điều động để chiếm lại quận lỵ An Lão đang bị quân đội cộng sản Bắc Việt chiếm đóng.
Ở trên cao chuẩn uý Sơn thấy các thiết vận xa và bộ binh dàn trận rất đông nhưng cứ đứng một chỗ mà không thấy tiến lên. Hỏi ra thẩm quyền dưới đất mới cho biết là có một Trung Đoàn Việt Cộng lập thế công đồn, đả viện nằm phục kích trên các cao điểm cuả các quả đồi hiểm yếu. Vì hoả lực cuả họ rất mạnh gồm các vũ khí chống chiến xa và súng cối hạng nặng nên cứ tiến lên là nó bắn nên bộ binh phải dội ngược trở lại, nên đã cầm chân Trung Đoàn 40 gây khó khăn cho cuộc giải vây thị trấn An Lão.
Sau khi đảo nhiều vòng bay thám thính trận điạ, chuẩn uý Sơn không tìm thấy dấu vết cuả đơn vị việt cộng tham chiến, anh mới nói với đại uý Lape:
- Bây giờ đại uý cứ bay ở trên cao như thế này thì tôi chả thấy gì cả, anh thử bay xuống thấp để tôi có thể nhìn rõ và quan sát kỹ hơn. Đại uý Lape đồng ý và điều khiển tay lái chúc mũi máy bay, bay rà sát trên các ngọn cây dọc theo các triền đồi, sau vài vòng bay mà hai anh em vẫn không nhận ra vị trí cuả địch vì cây rừng quá rậm rạp và bọn VC nguỵ trang quá khéo. Chuẩn Uý Sơn lúc đó mới dùng máy bộ đàm liên lạc với bộ binh và nói:
- Các bạn cần phải tiến quân để khi đó xem địch phản ứng thế nào chúng tôi mới có thể phát giác ra địch.
Khoảng 10 phút sau, bộ binh bắt đầu tiến lên, họ đi theo sau các thiết vận xa, thận trọng tiến vào con đường độc đạo hai bên là ruộng luá trống trải dẫn đến một dãy đồi sừng sững. Khi toán quân đến gần ngọn đồi thứ nhất, bỗng chuẩn uý Sơn nghe những tiếng nổ đùng đùng, và trông thấy những cột bụi khói màu đen bốc lên quanh các thiết vận xa. Địch bắn rất gắt, các thiết vận xa chiụ không nổi phải bỏ đường cái, quay đầu ủi xuống ruộng luá rút lui, kéo theo các toán bộ binh tùng thiết.
Lúc đó trên không có một phi tuần 4 khu trục cơ AD6 mang bom đạn đày đủ bay vần vũ trên trời, Chuẩn Uý Sơn nói với họ:
- Các anh hãy yểm trợ cho tôi, chúng tôi chuẩn bị bay thấp để quan sát.”
Đại Uý Lape chúc mũi máy bay lao xuống , những ngọn cây trôi vùn vụt dưới cánh, nhìn kỹ dưới các lùm cây, Chuẩn Uý Sơn thấy rất nhiều dãy hố cá nhân và việt cộng quá đông lúc nhúc ẩn núp trong đó. Anh gọi máy liên lạc với Phi Tuần Trưởng AD6:
-Bây giờ tôi sẽ thả trái khói vào các vị trí cuả VC, các anh hãy theo dõi.
Cùng một lúc hai tay Chuẩn Uý Sơn thủ sẵn hai trái khói, khi máy bay bay dọc đến ngọn đồi thứ sáu, anh vung tay vứt liên tiếp hai trái khói trên đầu địch. Thấy trái khóí bốc lên mù mịt, địch hoảng loạn nhảy vọt ra khỏi các hố cá nhân. Chuẩn uý Sơn ngạc nhiên thấy một tên trong bọn mặc quần áo trắng toát nhảy dựng lên như một con ếch, và tự hỏi tên này điên hay sao mà đi đánh trận lại mặc đồ trắng. Sơn gọi máy nói với AD6:
-Các anh thấy chưa?,
Phi tuần AD6 trả lời:
-Thấy rồi, thấy rồi.
Chuẩn Uý nói với họ:
-Bây giờ các anh đánh từ trái khói dọc về phiá nam 500m và tôi sẽ điều chỉnh sau.
Lập tức 4 khu trục cơ AD6 lần lượt đảo cánh nhào xuống các ngọn đồi, nhả những tràng đại bác nổ chát chuá và những chuỗi bom sang loáng xuống đầu địch. Họ quần thảo trên trận điạ trong vòng một tiếng đồng hồ, khói lưả bốc lên dữ dội kèm theo những tiếng nổ long trời, lở đất.
Sau khi phi tuần AD6 làm cỏ trận điạ đã bay về Pleiku, chiếc trinh sát cơ L19 bay vòng trở lại, chuẩn uý Sơn thấy 6 quả đồi tan hoang, cây cối gẫy đổ ngổn ngang, trơ những mảng cháy nám đen bốc khói nghi ngút, phơi trên triền đồi lỗ chỗ chi chít các hố cá nhân và xác người không toàn thây, tay chân vắt vẻo trên các ngọn cây bị bom đạn cắt cụt ngọn, toàn cảnh chiến trường trông rất là thê lương, tâm hồn người lính trùng lại, một nỗi buồn dâng lên man mác trên bãi sa trường sau cuộc can qua.
Ngay sau đó Đại Uý Lape lại liên lạc được với một phi đội gunship. Toán trực thăng gồm 6 chiếc này kéo đến tiếp tục nã đạn đại liên và rocket vào những vị trí việt cộng còn ẩn trốn. Trên cao chuẩn uý Sơn nhìn xuống chúng như những con chuồn chuồn đang riả mồi vội vã.
Sau đó vì trời tối nên đại uý Lape và Chuẩn uý Sơn phải đem máy bay trở về căn cứ. Hai ngày sau đơn vị bộ binh mới cho biết là lực lượng địch bị chết và bị thương rất nhiều, bỏ lại những vũ khí hạng nặng như sung cối, súng chống chiến xa, thượng liên, cao xạ mà bình thường khi đụng trận họ không bao giờ để lại.
Đời phi công cuả Chuẩn Uý Sơn tiếp tục trong những năm 65-66, với lần biệt phái tại Tuy Hoà, chiến sự trở nên khốc liệt, cứ sau mỗi chuyến bay là phi cơ bị ít nhất hai ba lỗ đạn do địch bắn lên. Chiến thuật lấy nông thôn bao vây thành thị cuả địch càng ngày càng xiết chặt với những giao thông hào chi chit tiến gần vào các thành phố, quận lỵ.
Trong một chuyến công tác, chuẩn uý Sơn được lệnh điều động đến thám thính một đoàn xe bị phục kích trên quốc lộ 19 cách chân đèo Mân khoảng 2 cây số, nằm giữa đèo Man Yang và An Khê, cùng bay với một anh bạn pilot cùng phi đoàn, lâu quá không còn nhớ tên, hai anh em phát giác ra một đoàn quân mặc áo vàng từ trong rừng tuá ra mặt đường, chuẩn uý Sơn lấy làm lạ sao họ lại mặc quân phục vàng, hai anh em bàn nhau bay sát ngọn cây để xem cho kỹ, khi vưà bay đến vị trí chiếc xe đầu tiên bị giặc phục kích bắn cháy, chuẩn uý Sơn chợt nghe hàng loạt đạn đổ đùng đoàng, tiếng va chạm cuả kim khí nghe chói tai; hoá ra chiếc L19 cuả hai anh em bay đang bị nhắm bắn, cả một đơn vị việt cộng dùng tất cả hoả lực nỗ lực bắn hạ cho bằng được vì họ biết đã bị lộ vị trí. Hai anh em phải gò lưng, nín thở, mồ hôi lạnh toát ra nhễ nhại, ghì tay lái bay là sát mặt đường đến cả hai, ba cây số mới cất đầu lên để tránh những lằn đạn dữ dội nhắm vào phi cơ, sau khi thoát hiểm, nhìn quanh máy bay thấy lỗ chỗ cả mấy chục lỗ đạn nhưng may mắn cả hai không hề hấn gì. Liền sau đó cả khu rừng mà toán việt cộng ẩn trú bị các khu trục cơ AD6 oanh tạc tan nát.
Một lần khác tại Biên Hoà, chiếc phi cơ L19 cuả chuẩn uý Sơn được lệnh thám thính tại một toạ độ do bộ binh yêu cầu, khi lên đến nơi, từ trên không chuẩn uý Sơn thấy chung quanh là đồng ruộng cò bay thẳng cánh, nhưng có một con lạch chạy ngang, bao phủ bằng những tàng cây xanh mọc um tùm, chuẩn uý Sơn quan sát kỹ thấy một toán việt cộng lúc nhúc ẩn núp dưới những lùm cây. Chiếc L19 bay sát ngọn cây dọc theo con lạch, tiếng động cơ rền rĩ và cánh quạt chém gió khiến toán việt cộng bấn loạn bỏ chạy như vịt. Cùng lúc đó có một phi tuần 2 khu trục cơ AD6 bay vần vũ trên không, chuẩn uý Sơn liền gọi máy yêu cầu họ đánh dọc theo con lạch, lập tức hàng loạt bom đạn phóng xuống từ những con chim sắt dội dữ dội trên đầu địch, những tiếng bom nổ chát chuá kèm khói lưả tuá lên trên không, bao chùm các ngọn cây tạo không khí ngột ngạt mùi thuốc súng. Sau khi bom đạn dứt, từ trên cao chuẩn uý Sơn đếm được cả mấy chục xác VC mặc bà ba đen nằm phơi thây dọc theo bờ lạch.
Trong một chuyến biệt phái cho Tiểu Khu Tuy Hoà, Đại Uý Lape và chuẩn uý Sơn bay dọc theo bờ biển khi tới ven làng Tân Quỳnh, họ phát giác tại mũi Cao Biền có khoảng ba chục người mặc áo đen đang đào hố cá nhân, thấy máy bay qua lại nhẩy xuống hố ẩn núp, khi ấy trời đã xế chiều. Gọi máy cho Quận trưởng Tuy An để xác nhận xem có phải là quân bạn không, thì được quận trưởng cho biết đó là toán VC đang chuẩn bị phục kích toán Biệt Động Quân và yêu cầu chuẩn uý Sơn gọi khu trục đến oanh tạc. Chuẩn uý Sơn nói với ông quận trưởng:
-Trời cũng gần tối rồi, nếu gọi Không Quân từ Pleiku xuống sẽ mất thời gian, tôi biết quận có hai khẩu 105 ly, xin ông cho khai hoả và tôi sẽ điều chỉnh toạ độ.
Sau vài loạt đạn chạm nổ, thấy toán việt cộng không hề hấn gì, chuẩn uý Sơn đề nghị đạn nổ cao, sau hơn chục trái đạn cũng không thấy hiệu quả, lúc đó ông quận trưởng mới nói chuẩn uý Sơn:
-Tôi có đạn VT nổ chụp, loại đạn này bắn đến mục tiêu với độ cao khoảng 20 mét, sẽ nổ và mảnh sẽ chụp xuống đầu địch.
-Như vậy thì tốt quá, ông cho bắn ngay, chuẩn uý Sơn trả lời đồng thời điều chỉnh lại toạ độ vị trí cuả địch.
Sau vài loạt đạn đại bác nổ chụp toán việt cộng mặc áo đen hoàn toàn bị tiêu diệt.
Hai bố con tươi cười dưới cánh chiếc L 19 tại March Field Air Museum, Riverside, California
Vào năm 1968, khi được bổ nhiệm làm sĩ quan liên lạc Không Quân cho Sư Đòan 18 Bộ Binh, thiếu uý Sơn mang theo gia đình ngụ tại trại gia binh phi trường Long Khánh. Một hôm có lệnh hành quân khẩn cấp, viên sĩ quan quan sát trực không có mặt tại đơn vị; thiếu uý Sơn phải bay thế, bé Thuỷ, con gái đầu lòng mới được hơn một tuổi, mẹ cháu lại mới vưà ra khỏi nhà đi chợ, không có ai trông coi. Không nỡ để con ở nhà một mình, thiếu uý Sơn đánh liều bế con lên chiếc máy bay quan sát để ngồi cạnh bố. Bé Thuỷ được bay trên không, tò mò nhìn chung quanh, được nhìn đồng ruộng xanh mướt từ trên cao, cô bé mở tròn mắt tỏ ra rất thích thú, thỉnh thoảng lấy ngón tay khều bố khi thấy những đám mây trắng như bông bay dật dờ quanh thân tàu. Khi bố phát giác ra vị trí địch, phi cơ chúc mũi xuống bắn rocket, cô bé cười lên khanh khách và chăm chú nhìn những khu trục cơ sau khi trút bom đạn bay ngang. Lần đầu tiên trong đời bé Thuỷ nếm mùi lưả đạn chiến trường. Có ai biết được đời lính VNCH gắn bó với gia đình họ như thế nào chăng?
Cũng như đa số anh em ra cùng trường vào những năm 64, 65, trạc tuổi cuả họ chỉ chừng độ 22, 23, tâm hồn còn đày lý tưởng trong sáng, chuẩn uý Sơn chỉ ham đánh giặc, gan dạ, liều lĩnh, thích lập thành tích nhưng không màng báo cáo các chiến công; ngay cả khi máy bay bị thương lỗ chỗ đạn địch bay về tới phi trường cũng chỉ giao cho toán kỹ thuật sưả chưã. Thời gian đồn trú tại Biên Hòa, sau giờ làm việc anh chỉ mau phóng Honda về Sài Gòn ăn cơm canh cua, rau đay, cà pháo chấm mắm tôm do chính thay mẹ nấu cho con trai ăn.
Sau ngày 30/4/1975 cũng vì tính tình thuần hậu, cả tin nên Thiếu Tá phi công Sơn cùng 4 anh em trong gia đình đã đi trình diện “học tập” cải tạo, đem theo từ 10 ngày cho đến 15 ngày lương thực để rồi thời gian “học” kéo dài đền gần 13 năm đằng đẵng, đày khổ nhục, đói khát, bệnh tật qua các trại tù Long Giao, Suối Máu, Yên Bái, Liên trại 2,Hoàng Liên Sơn, nông trường Trần Phú Nghĩa Lộ, Tháp Bà, Vĩnh Phú, Nam Hà.… và may mắn thay, sau khi ra tù Thiếu Tá Sơn đã được can thiệp qua Mỹ tị nạn theo diện tù nhân chính trị.
Tại Joplin, Missourie, Thiếu Tá Sơn đã được một người bạn Mỹ mời bay thử chiếc máy bay Cessna riêng cuả ông ta, Sau hơn 20 năm không cầm tay lái, anh không do dự điều khiển chiếc máy bay bay bổng trên cao, ngang qua những đám mây cumulus trắng xoá như bông, cả một trời kỷ niệm lại hiện ra như mới ngày hôm qua. Anh bùi ngùi nhớ lại bà cụ đã hy sinh cả cuộc đời vất vả nuôi con, khi ông cụ vào tù ra khám như cơm bưã vì "tội" tham gia đảng phái quốc gia chống Pháp và chống Việt Minh và xót xa thương tiếc người anh cả đáng kính tận tuỵ phục vụ Hải quân, quý mến gia đình và các em, đã mất tích trên biển trên đường vượt biển tìm tự do.
Người lính già đầu bạc
Kể mãi trận nguyên phong
Nổi tiếng kín đáo nhất trong gia đình, tôi ngạc nhiên khi nhìn ông anh thao thao kể lại chuyện xưa với các bạn râu tóc bạc phơ khi có sinh hoạt cuả các phi đoàn quan sát KQVN. Tôi vô cùng thán phục những chiến công tưởng chừng như huyền thoại, và những sự hiểm nguy rình rập những phi công máy bay trinh sát L19 từng giây, từng phút. Vai trò đặc biệt quan trọng cuả người quan sát viên trên các chiến trường, điều pháo, khiển không góp phần không nhỏ cho việc định đoạt thắng bại trên các mặt trận.
Kẻ thắng thường huyênh hoang những câu chuyện do văn nô viết ra khiến người biết tự trọng phải xấu hổ như du kích đu càng hạ máy bay trực thăng, dùng súng trường, cung nỏ hạ hàng ngàn máy bay địch. Người quân nhân phục vụ trong quân lực VNCH tuy thua trận nhưng vẫn trung trinh với Tổ Quốc, tấm lòng trong sáng, trung thực, luôn luôn giữ gìn khí tiết cuả những người lính đã từng xả thân chiến đấu dưới lá cờ vàng tự do, bởi lẽ đó, tôi viết lên đây qua lời kể trung thực không thêm bớt, quên thì nói quên cuả một người anh thực thà như đếm, để cảm ơn ông đã “quên” thả bom vào chiến hạm “ tưởng tượng” cuả tôi khi còn bé.
Trần Chấn Hải