Truyện Ngắn & Phóng Sự
Trần Mộng Tú: Tâm An
Chữ này nghe sao giản dị thế, cả hai chữ đều vần bằng, nên khi đọc lên giọng ta trầm xuống, ta có thể nói thầm vào tai nhau rất khẽ nghe cũng vẫn rõ ràng.
Gửi
những người bạn thân yêu của tôi.
Chữ
này nghe sao giản dị thế, cả hai chữ đều vần bằng, nên khi đọc lên giọng
ta trầm xuống, ta có thể nói thầm vào tai nhau rất khẽ nghe cũng vẫn
rõ ràng.
Chữ
Tâm và chữ An để đặt tên cho con cũng rất đẹp. Người ta hay dùng hai
chữ này đi đôi với nhau hay dùng riêng lẻ, hay ghép vào một chữ khác,
đều hay. Các nhà lãnh đạo tinh thần, thầy giáo dậy văn chương hay
dùng trong những bài giảng: Tâm Hương, Tâm Linh, Tâm Tịnh, Tâm Phúc, Tâm Thanh,v.v…
Hoặc: An Bình, An Lạc, An Hòa, An Khang…
Nhưng
thật sự trong đời sống hàng ngày chúng ta có với được tới hai chữ
“Tâm An” không? Tại sao các linh mục, các nhà sư khi tới thăm người sắp
qua đời cũng nói câu đầu tiên là: “Anh hay chị hãy sửa soạn cho mình
được tâm an vào những giờ sau cùng của đời người.” Và người sắp ra đi
đó cũng nhờ những vị hỗ trợ tinh thần “Giúp cho con đi được tâm an”.
Như
vậy có phải là chúng ta hàng ngày sống với cái “tâm động” hay không?
Chúng ta có cả ngàn lý do để động
tâm. Động tâm gồm cả: yêu quá mức, giận hờn, nghi kỵ, oán hận, ghen
tuông, tự ái, kiêu hãnh, mặc cảm… Làm sao con người sống một đời
không va chạm với ngần ấy thứ. Tránh cách nào cũng va vào một vài thứ.
Ngay cả những bậc tu hành cũng phải mỗi ngày cầu nguyện, tĩnh tâm
để mang mình ra khỏi những con lốc đó.
Có
bao nhiêu vị chân tu đích thực với được hai chữ “Tâm An”.
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Trần Mộng Tú: Tâm An
Chữ này nghe sao giản dị thế, cả hai chữ đều vần bằng, nên khi đọc lên giọng ta trầm xuống, ta có thể nói thầm vào tai nhau rất khẽ nghe cũng vẫn rõ ràng.
Gửi
những người bạn thân yêu của tôi.
Chữ
này nghe sao giản dị thế, cả hai chữ đều vần bằng, nên khi đọc lên giọng
ta trầm xuống, ta có thể nói thầm vào tai nhau rất khẽ nghe cũng vẫn
rõ ràng.
Chữ
Tâm và chữ An để đặt tên cho con cũng rất đẹp. Người ta hay dùng hai
chữ này đi đôi với nhau hay dùng riêng lẻ, hay ghép vào một chữ khác,
đều hay. Các nhà lãnh đạo tinh thần, thầy giáo dậy văn chương hay
dùng trong những bài giảng: Tâm Hương, Tâm Linh, Tâm Tịnh, Tâm Phúc, Tâm Thanh,v.v…
Hoặc: An Bình, An Lạc, An Hòa, An Khang…
Nhưng
thật sự trong đời sống hàng ngày chúng ta có với được tới hai chữ
“Tâm An” không? Tại sao các linh mục, các nhà sư khi tới thăm người sắp
qua đời cũng nói câu đầu tiên là: “Anh hay chị hãy sửa soạn cho mình
được tâm an vào những giờ sau cùng của đời người.” Và người sắp ra đi
đó cũng nhờ những vị hỗ trợ tinh thần “Giúp cho con đi được tâm an”.
Như
vậy có phải là chúng ta hàng ngày sống với cái “tâm động” hay không?
Chúng ta có cả ngàn lý do để động
tâm. Động tâm gồm cả: yêu quá mức, giận hờn, nghi kỵ, oán hận, ghen
tuông, tự ái, kiêu hãnh, mặc cảm… Làm sao con người sống một đời
không va chạm với ngần ấy thứ. Tránh cách nào cũng va vào một vài thứ.
Ngay cả những bậc tu hành cũng phải mỗi ngày cầu nguyện, tĩnh tâm
để mang mình ra khỏi những con lốc đó.
Có
bao nhiêu vị chân tu đích thực với được hai chữ “Tâm An”.
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Nguyễn Mộng Khôi chuyển