Truyện Ngắn & Phóng Sự

Trăng Gầy - Nguyễn Trọng Hoàn

LTS: Nhằm giúp độc giả cần tra cứu, tìm đọc các bài đã post trên HNPD từ năm 2003, chúng tôi đang gom lại và sẽ " cất giữ" vào trang Trừ bị này. Như vậy, ngoài những bài chính trong ngày, sẽ có nhiều bài cũ sẽ được post vào đây. Mong bạn đọc thông cảm HNPD )

TRĂNG GẦY.
Nguyễn Trọng Hoàn

I. Các bạn đọc đề tựa của bài này, sẽ có bạn thắt mắc: Trăng làm sao lại gầy? Thưa các bạn. . .
. . . Cho đến bây giờ, khi xa vùng lửa đạn, xa trại giam đã nhiều năm, tôi vẫn còn bị mảnh trăng ấy cứ lẽo đẽo đi theo và vẫn nhớ như in một mảnh trăng èo uột, xanh mét , có khi vàng quệch, chênh chếch, lúc nào cũng như mỉa mai, diễu cợt những đau khổ của thế nhân. Và lúc nào cũng vậy, nhìn kỹ chung quanh, y như có những làn mây nhờ nhờ lạnh lẽo như một mảnh khăn tang, quấn hờ hững . . .
Còn nữa, bạn đã “ bị” nghe tiếng con chim vạc kêu sương bao giờ chưa? Tôi lại vẫn bực mình vì không thể là một nhà văn để kể hết cho bạn nghe âm thanh não nuột, như những hợp âm của một bản trường ca gồm những khổ đau bất hạnh ấy . .
Rồi tiếng kêu than ấy, lại rơi vào những đêm có mảnh trăng gầy thì ôi thôi, sao nó thê lương quá thể đi thôi. . .
Chưa hết, nó lại diễn ra vào những đêm hành quân, vào những đêm trong những trại giam Việt Bắc, sao nó làm “ rung rinh con tim nhân thế” lắm bạn ạ.
Ấy đấy, tôi không biết viết truyện dài, cũng không biết viết truyện ngắn, thế mà hình như tôi đã giới thiệu đến bạn hai cái khung của một câu chuyện rồi đấy: Ðó là không gian và thời gian. . .
Còn nhân vật ư? Tôi phải khoe với các bạn rằng. Tôi có một kho tàng nhân vật, một kho tàng chứa đầy nước mắt với những tình tiết éo le. Không cần phải hư cấu, mà hư cấu ư? Ðó là một công việc rất khó khăn mà chỉ có những bộ óc vĩ đại mới có thể nặn ra được! Những nhân vật và những chuyện có dính dáng đến họ, tôi đã thu gom được trong những tháng ngày lửa đạn hào hùng, trong những ngày “nhá” cơm tù nhục nhã. Cần giới thiệu họ với các bạn lúc nào, tôi cứ việc “moi” họ ra thôi, y như một bà nội trợ lấy thực phẩm đông lạnh trong freezer ra ấy mà!
Khốn nỗi, có thực phẩm nhưng pha chế làm sao để thành thức ăn, đó mới là chuyện khó, và viết văn cũng vậy, cũng như làm bếp vậy, biết pha chế mới thành nhà văn giỏi được.
Còn tôi, tôi lại không có cái sở trường ấy. . . Nhưng trong cuộc sống, tôi có một ưu điểm duy nhất là biết mình nên ngừng ở chỗ nào, nên ngừng ở lúc nào. Tôi phải ngừng dông dài với các bạn để . . .
Tôi phải giới thiệu nhân vật chính chứ? Mà bạn ạ, đã có nhân vật chính, phải thể hiện một lô các nhân vật phụ, càng nhiều nhân vật phụ, càng làm cho câu chuyện thêm rôm rả, thêm có nhiều tình tiết. Càng éo le bao nhiêu càng hấp dẫn bấy nhiêu! Kẹt một nỗi, tôi vốn là kẻ háo danh, nên sau nhân vật chính, nhân vật phụ lại là . . Tôi... Và tôi bắt đầu kể về anh. . .

Cũng xin một lần này thôi, tôi không nêu tên anh ra đây được, dù rằng chuyện tôi kể, xin lấy danh dự một “ nhà văn” hạng xoàng mà thề với các bạn rằng, chuyện tôi viết không phịa bất cứ một chi tiết nào cả, ngoài việc tôi sửa tên anh, đơn giản chỉ vì tôi muốn để anh yên, muốn bạn bè thân nhân của anh đừng vì một vài chi tiết tôi nêu ra, lại đặt một vài dấu hỏi về anh. Và vì mới đây thôi, mới tháng trước thôi, tôi gặp lại một người. . .

II. Người ấy.

Hồi xưa, lúc còn ở Việt Nam, tôi có một thói quen gần như lạ lùng: Mỗi khi gập một điều gì không được như ý, bị vợ mắng, bị con cái nói hỗn, bị “ sếp “ đì, tôi thường tìm cách về một miền quê nào đó để tìm lại người bạn tri kỷ, đó là mảnh trăng gầy.

Ôi ông trăng nghèo, xin ông tha tội cho tôi, thật tình, tôi không phải có thành kiến với người như thế đâu, nhưng mỗi lần nhìn con mắt xanh xao vàng vọt của ông, nhìn cuộc sống lam lũ khó khăn của người dân quê, nhìn tình cảm cho và nhận chất phác của người quanh năm suốt tháng chân lấm tay bùn, tôi mới thấy, những toan tính, bon chen của tôi là phù phiếm, rồi tự nhủ với chính tôi là tôi còn sướng chán , còn may mắn hơn ối vạn người. Sự so sánh ấy giúp tôi lấy lại quân bằng và tôi lại trở về thành phố, lại như một con thiêu thân lao vào những việc. . Phù du.

Trong những tháng ngày trận mạc, những đêm bên chiến hào, sau một ngày mệt lả quần thảo với kẻ thù, tôi thường ngồi hút thuốc nhìn trăng, với thói quen nhà binh là chụm cả bàn tay lại, che ánh sáng của đốm lửa rồi thả khói, những làn khói thuốc như những mảng sương mờ, che lạt ánh trăng, làm nhòa những giọt nước mắt khóc thương những đồng đội mà chỉ mới tối hôm qua thôi, mới sáng nay thôi, ngay lúc chiều đây thôi, còn ngồi ăn chung với mình, còn ngồi tán gẫu với mình, còn đầy ắp những dự định trong những lần về phép sắp đến. . .
“...Ông thày ạ, em sẽ nghe lời ông thày, em sẽ thổ lộ tình cảm của em với con nhỏ đó, có chết chóc gì mà phải sợ chứ ông thày nhỉ?”
. . . “ Kỳ lãnh lương này, tiền anh em đóng góp “ cứu nguy” cho em. tiền Ðại đội cho, em sẽ tìm bằng được con vợ em, em sẽ trang trải những hụi sống, hụi chết cho nó, em sẽ nói với vợ em, trên cuộc đời bèo bọt này chẳng có gì là quan trọng cả, chẳng có gì vĩnh cửu cả ngoài tình yêu đôi lứa. Rồi em sẽ mang nó về trại gia binh, chúng em sẽ làm lại từ đầu. Nó gần sanh rồi, trốn chui, trốn lủi cũng tội.
. .”
Ánh trăng trong những lần đóng quân dã ngoại, giúp cho người lính gác quan sát phía trước, nhưng cũng mang cho người thức những cảm giác xa vắng, lạnh giá trong tâm hồn. Bên cạnh sự lạnh lẽo ấy có những lời thì thầm ấy của Năm Gà Mổ, của Thịnh Sẹo, với những dự định như thế, bị trôi tuột đi theo những đường nhắm bắn của súng thù, những giọt nước của con côi, vợ dại. .

Qua bên Mỹ, tôi vẫn thấy trăng gầy, tôi tìm nó dễ nhất trong cái hậu viên của người bạn thân. . .
. . . Buổi chiều hôm ấy, đang ngồi ngắm mấy cây bôn-sai mấy chậu tiểu cảnh, thì Niệm chạy vào, nói hốt hoảng:
- Ðang có người khách mà bạn không thể ngờ được! Loan tìm đến thăm bà xã tao, mày có ra mặt không?
Tôi quơ vội mấy tờ báo và ly cà phê đến cuối vườn, nơi có cây bưởi đang đâm hoa và những tàn lá thấp:
Bỗng tôi rụng rời khi con vợ của Niệm tôm tốp:
- Chị Loan ra ngoài này xem mấy hòn non bộ của anh Niệm này.
Niệm cứu nguy cho tôi:
- Chị Loan ngồi trên ghế này đi!
Tôi thu mình ngồi im, khoảng cách từ chỗ ba người ngồi đến chỗ tôi nấp, đủ để tôi nghe rất rõ tiếng nói chuyện của họ. Tiếng của Loan vẫn như ngày nào, trầm trầm, tắc nghẹn như cố thoát ra khỏi “ cục nấc” trong cuống họng.
Bỗng tôi giật mình:
. . . Anh có tin tức gì của anh Hoàn không? Em có viết thư về Việt Nam, chị Ninh bảo gia đình ảnh sang bên này từ năm Chín-mươi cơ.
Tiếng Niệm:
- Tôi có đăng trên mấy tờ báo kiếm nó nhưng không thấy ai trả lời, cũng chẳng có ai biết nó bây giờ ở đâu. Không biết có qua được đây chưa, hay đang cuốc đất trồng khoai ở một vùng kinh tế mới nào đó. . .
Bỗng tôi dại hẳn đi, khi nghe tiếng Loan thảng thốt:
- Hoa bưởi, hoa bưởi, nhà anh chị có cây bưởi đang đâm hoa phải không? Em mê mùi hoa bưởi lắm.
Các bạn có bao giờ trốn khách, lại bị khách bắt gặp chưa?
Tôi vừa xấu hổ vừa tê tái. Loan ôm mặt, mặt nàng tái xanh, Loan khóc:
- Anh Hoàn, sao anh cứ trốn em mãi như thế này. . .

III. Hoa Bưởi.

Mỗi tuần, nếu việc khám xét chiều thứ Bẩy diễn ra suôn sẻ nếu không bị mấy bố giáo sư bên Văn hóa vụ cấm túc, chúng tôi được ra phố từ sáng cho tới chiều tối mới phải về. . Chuồng!
Ðà Lạt rộng cho những khóa đàn anh của tôi, nhưng hẹp với đám sinh viên năm thứ nhất như tôi. Vì bạn đi một vòng, mỏi chân, vào quán cà phê, lại đi vòng vòng. . Bởi lẽ đó cho nên không có sinh viên nào không có những mẹ nuôi, chị nuôi, em nuôi. Chị và mẹ nuôi thì hiếm, chứ em nuôi thì nhiều vô kể. Xin các bạn đừng hiểu nhầm tôi và những đồng môn của tôi. chúng tôi không có cái dã tâm “mượn” các gia đình ấy làm chỗ nghỉ chân đâu đấy!
Chiều thứ bẩy ấy, anh đến phòng tôi:
- Ngày mai Hoàn có đi phố với tôi không? Ðến nhà mẹ nuôi anh chơi, thấy tuần nào chú cứ lang thang, lếch thếch cũng tội.
Mẹ nuôi tất phải có con. Con của mẹ nuôi là em nuôi của mình. . . Anh giới thiệu tôi với bà mẹ xong, thì ông bố cầm quyển sách đi vào:
Ông không nhìn tôi, oang oang:
- Lần trước, giá cậu không “ hớ” con xe với bác, cậu đâu có thua?
Anh giới thiệu tôi:
- Cháu mới sưu tầm được một kỳ vương trong trường, đem ra đây hầu cờ bác.
Nghe những tiếng cười trong veo ngoài vườn, tôi mới té ngửa: Hóa ra bố đàn anh này, chẳng tốt lành gì, dẫn độ mình ra đây để cầm chân “ Con kỳ đà già” này, cho bố ấy tự do “ hành hiệp” đây!
Ông bố kéo xềnh xệch tôi đến cái bàn bên cạnh cửa sổ có những cành lựu, có hoa đỏ như máu, có những nhánh nhỏ xòe ngay trên một bàn cờ tướng có quân cờ đã xếp sẵn.
- Hậu sanh khả úy! Cho chú em chọn xanh hay đỏ rồi cho chú đi trước luôn.
Tôi đưa tay:
- Kính lão đắc thọ! Xin mời bác. . .
“ Thằng cha này, già rồi còn háo thắng” mới đi một vài nước, tôi đã có cái cảm nhận ngay như vậy,. . . “ Phải dằn mặt đối phương mới được. . .”

Bỗng tôi ngẩng đầu lên, qua những chùm hoa lưu đỏ thẫm, một khuôn mặt xanh xao, đôi mắt đẹp, thăm thẳm như một đại dương, óng ánh những tia phản chiếu của một vừng đông, toả ra những màng mỏng, y như màng nhện, lóng lánh như có chất nhựa đang cuốn hút, thu bắt lấy tôi.
Lòng háo thắng cũng còn biết can gián tôi: “ Chớ có dại chiếu tướng những ông bố có con gái đẹp”.
Tôi tính “ nhả” cho ông ăn con tốt, nhưng từ lúc tập đánh cờ tướng, tôi còn nằm lòng lời dặn dò của ông Ba hớt tóc, thày dạy cờ của tôi: “ Phàm những người làm quan, khi đánh cờ, tập cho mình một thói quen tốt, là đừng bao giờ thí tốt cả. . . Tội lắm!” Thôi, “nhả” cho ông ấy ăn con pháo vậy!
Rồi ngẩng đầu lên, vẫn thấy đôi mắt ấy. . .
Cho đến ván thứ năm, thứ sáu, vai tôi đau nhừ. Tôi đang thầm trách ông đàn anh láu cá dùng tôi làm vật tế thần, thì có tiếng trong veo:
- Mời bố và anh ra dùng cơm.
Bàn này thì tôi phải thắng! Ông bố ấm ức đứng dậy trước:
- Cậu này còn nhỏ mà đánh cờ sắc nước lắm, lại biết kẻ trên người dưới.
Cô chị hích vào anh, còn cô em thì chìa tay về phía tôi:
- Em là Loan, nghe anh Huấn nói nhiều về anh, nay mới gặp!

Tôi nhìn kỹ Loan. Bỗng dưng tôi nghĩ đến một bức tượng mỹ nhân ở trong những viện bảo tàng. Tôi bỗng có cảm tưởng toàn thân, nhất là đôi mắt kia, giống như một lòng giếng sâu mù mịt, có vật gì như đang chông chênh, đang tắt lạnh, đang hun hút lao xuống vực sâu . . .
Sau bữa ăn, mẹ nàng “giải phóng” cho chúng tôi:
- Thôi cho các cô cậu đi chơi. Con Loan mặc thêm áo vào kẻo lạnh.
Sau ngày hôm ấy, tôi và anh phân công, cứ mỗi tuần một đứa phải “trực chiến” với ông già để một đứa tư do tán gẫu với cả hai chị em. Tôi biết anh và chị Hạnh đã yêu nhau, và cả hai như muốn gán ghép cho tôi với Loan.
Chị Hạnh bảo tôi:
- Em nó đang bệnh, phải nghỉ học, nó rất buồn, cậu Hoàn phải năng ghé nhà chơi với nó. . .

Một hôm, vào dịp một khóa đại niên trưởng ra trường, ngày vui cho họ nhưng cũng là một ngày vui cho những khóa đàn em vì chúng tôi thả giàn trốn phố. . . Tôi đang đánh cờ với bố nàng, anh vào đứng bên, quan sát một hồi, anh nói khích:
- Bác cho phép cháu nói, bàn này, phải vào tay cháu, bác thua là cái chắc.
Tôi được tha ngay, đứng dậy, thấy đôi mắt hấp háy của anh tôi mới biết Loan đang chờ tôi ngoài vườn. Tôi thấy nàng đang lui cui lượm những bông bưởi rơi vãi , hai vai nàng nhô cao, chiếc áo cánh màu xanh nhạt làm gò má nàng cao hơn, mét hơn:
- Anh Hoàn ơi, anh thích hoa bưởi không?
- Thích chứ! Hoa bưởi vừa đẹp vừa xinh chứ, anh thích lắm, mẹ anh thường hay ướp hoa với bột sắn. .
- Thế nhưng_ nàng nghẹn ngào_Sao người ta lại hay ví cây bưởi, nhất là hoa của nó như một hàm ý của sự tan vỡ là làm sao hở anh?
Tôi chưa biết trả lời nàng ra sao thì bỗng nghe nàng nói:
- Sao anh cứ nhìn em như thế, sao anh không hôn em đi!

Lúc ấy tôi chưa biết yêu, lại chỉ đọc những sách truyện về tình cảm của những người yêu nhau, chỉ thấy người con trai chủ động trong việc này. Lời nói của nàng như có đường, như có keo. . .
. . . Cho đến giờ này, khi ngồi đây viết lại những ký ức xa lắc xa lơ đó, tôi vẫn nhớ như in bầu trời chiều chạng vạng của Ðà Lạt ngày hôm ấy, sương chiều tỏa ngập khu vườn như muốn che chắn cho chúng tôi ôm chặt lấy nhau, cho nhau những nụ hôn đắm đuối! . . .
Tôi dùng chữ đắm đuối như thế có đúng không nhỉ? Vì với nàng chắc chắn là nụ hôn đầu. Còn với tôi, thật xấu hổ, bạn đừng cười. Nó chóng vánh đến độ tôi không có thời gian để xem cảm giác ấy nó có giống như trong sách báo ca tụng hay không? Không biết có phải là tình yêu không? Bằng chứng cho đến giờ này, nếu tôi là nhà văn có tài, tôi cũng không thể nhớ cái dư vị ấy để kể cho bạn nghe nó ra sao nữa.
Bỗng Loan đẩy tôi ra, lấy tay ngắt một nụ hoa bưởi:
- Em bệnh phổi, anh hôn em, anh có sợ lây không?
Tôi bỗng rùng mình nhưng cùng một lúc, tôi lại xấu hổ vì sự thiếu dũng cảm của một người con trai. Tôi khẳng khái:
- Anh đã chọn binh nghiệp làm nghề, anh sợ chi chết với chóc? Vả lại, anh cũng muốn chia sẻ với Loan căn bệnh trầm kha em đang phải mang vác.
Sương chiều lại sà xuống, chúng tôi lại ôm lấy nhau. . .
Một mảnh trăng gầy vắt chéo trên ngọn thông già giống như một vành môi héo hắt.
Ðó là nụ hôn cuối cùng của chúng tôi. Tôi và Loan xa nhau do lỗi của tôi, những lỗi lầm không đáng có nhưng rất dễ xẩy ra ở tuổi trẻ. . .

IV. Hội ngộ.

Tướng Phan Trọng Chinh lấy một ngón tay, nâng gọng kính trắng, dùng que chỉ bảng, chỉ vào bản đồ hành quân có mầu xanh xanh của một nhánh sông Vàm Cỏ với một bên là địa giới của tỉnh Hậu Nghĩa và bên kia là mật khu Ba Thu với những vòng tròn mầu đỏ có kèm theo những mũi tên cong cong:
- Tiểu đoàn 2, sau khi chiếm xong mục tiêu 23, 25, 27, sẽ làm thành một tuyến án ngữ cho một tiểu đoàn Cọp Biển đánh từ phía Tây bắc đánh xuống. Sau khi bắt tay được với đơn vị bạn nói trên, thẩm quyền hai bên gập nhau để “ lót ổ”. . .
“ Lót ổ”, có nghĩa là dừng lại để đóng quân, có nghĩa là được nghỉ một đêm.
Tôi vừa tính ngả lưng xuống võng thì anh hiệu thính viên đưa cho tôi cái combiné:
- Có thẩm quyền bên Cọp Biển muốn gặp thẩm quyền.

Tôi nhận ra ngay tiếng của anh, dù rằng từ ngày ra trường chúng tôi không gặp nhau chỉ nghe loáng thoáng chuyện của anh: Chị Hạnh chết trong một tai nạn xe hơi tại đèo Ngoạn Mục, và anh đã lấy Loan . Tôi chỉ biết có thế thôi. . .
Tôi cùng vài người lính cận vệ và một sĩ quan tham mưu, băng ngang một cánh rừng nhỏ, đến bộ chỉ huy Tiểu đoàn của anh.
Anh kia rồi, tôi thấy sống lưng dài như lưng hổ của anh đang cúi xuống. Lại gần, tôi thấy anh đang lúi húi bên cạnh viên sĩ quan trợ y để băng bó cho một tù binh. Tôi thầm nghĩ: “ Anh vẫn đôn hậu như ngày xưa”. Viên sĩ quan Ban 3 của tôi cười ré lên:
- Trúng ngay “ Bộ chỉ huy”! Như thế này, mai mốt về Bắc, làm sao lấy vợ hở chú mày?
Bỗng nhiên, tôi như có linh cảm kiểu nói đùa ấy, hình như có xúc phạm đến ai. . . Tôi lừ mắt nhìn viên sĩ quan, rồi cúi xuống vỗ vỗ vào đầu người tù binh bị thương đang khóc nức nở:
- Càng khoẻ chú em ạ, lấy vợ lấy chồng, lấy gông đeo cổ chứ bổ béo cái con mẹ gì!

Chúng tôi kéo nhau ra góc rừng, anh gìa hẳn đi, mặt tái mét. Sau cái ôm thật chặt, thật ấm áp của những người lính gặp lại nhau trên mặt trận là những ngỡ ngàng. . . Ai sẽ nói trước những điều khó nói với nhau đây nhỉ?
Một hồi lâu, tôi mạnh dạn:
- Bọn địch chưa dám giở trò gì đêm nay đâu, anh em mình đóng quân, lấy con lộ đỏ kia làm giới hạn, hai bộ chỉ huy mình dựa lưng vào nhau, tối nay mình tâm sự chơi. . .
Tối hôm ấy, anh qua bên tôi nhưng tôi lại vào đề trước:
- Chị Loan có khỏe không anh?
Anh khoác tay:
- Việc ngày xưa, chú có giận anh không?
- Sao lại giận anh cơ chứ? Em và Loan xa nhau ngay khi còn ở trong trường cơ mà?_ Tôi nói tỉnh bơ_Mà thật ra giữa em với Loan nào đã có gì đâu!
Tôi muốn xoay câu chuyện đi một hướng khác:
- Anh chị được mấy cháu rồi?
Anh quay mặt đi chỗ khác:
- Chị mới sanh.
Rồi anh cười:
- Ngày hôm qua, thôi nôi thằng bé mà mình về không được !
Ðôi mắt anh thẫn thờ như đang nhìn vào cái gì đó ở xa, xa tít. Tôi bỗng giật mình dưới làn lông mày chữ mác, có ánh sáng kỳ bí y như ánh mắt của Loan ở Ðà Lạt ngày ấy. Hai con mắt thăm thẳm như hai lòng giếng sâu mù mịt. . . Có một cái gì chông chênh đang như tắt lạnh, đang như hun hút rơi. . .

Cho đến khi viết lại những hồi ức này, tôi vẫn còn rùng mình khi nhớ ra khuôn mặt nhăn nhúm đêm hôm ấy của anh. Anh nói như gió thoảng:
- Mình tuy là một Tiểu đoàn trưởng nổi tiếng nhưng đã là thương phế binh, một người đàn ông tồi lâu rồi! Cậu có biết không?
Tôi cười:
- Không bị bệnh lậu, không là con trai. Không bị thương đâu phải là lính hả anh?
Anh nắm lấy tay tôi:
- Mình ra ngoài cho thoáng, tiếng máy truyền tin trong này ồn ào quá.
Anh đứng tựa lưng vào một thân cây thốt nốt giọng bi ai:
- Khi Hạnh hấp hối có dặn lại mình: Con Loan bệnh hoạn, tính nết đa sầu đa cảm, anh thương em, nên thương lấy Loan. Ðược hai năm đầu hạnh phúc, nào ngờ. . .
Cho đến bây giờ viết lại những xúc cảm của buổi tối hôm ấy, tôi vẫn còn thảng thốt, tôi nhớ như in từng câu nói, mà hình như cố gắng lắm anh mới nói ra khỏi thanh quản được:
- Chú có nhớ anh cán binh hồi chiều không, những vết thương nghiệt ngã ấy đã cướp mất cái hạnh phúc rất thường nhưng rất cần thiết trong cuộc sống lứa đôi đấy, Hai năm sau ngày lấy Loan, mình bị thương y như vậy. . .
Tôi nghe xong, vừa đau đớn, vừa ngạc nhiên:
- Anh “bị” như thế, sao anh nói chị mới sanh?
Anh cười chua chát:
- Mình rất sợ những lần về phép, trực diện với những khát khao của nàng, mình thấy thương nàng hết sức. Còn “ việc kia” phải thông cảm cho Loan, nàng cũng là đàn bà, có những đòi hỏi thường tình của đàn bà.

Các bạn cứ thấy tôi hay nhắc đến trăng, tôi vốn là đứa thiếu tự tin. Khi gặp những cảm xúc đột ngột, tôi thường cố trấn tĩnh bằng cách tìm một cái gì to rộng, bao la như thể những cái đó, có thể che chở được cho tôi.
Tôi ngẩng đầu lên bầu trời xa hút tìm trăng, không có. Tìm một vài vì sao, cũng không có. Xa xa về hướng núi Bà, những trái hỏa châu, như những chiếc đèn lồng đang bị gió thổi đu đưa, cái thấp cái cao, tỏa ra những tia sáng vàng vọt đứt quảng, lấp loá, rưng rưng như những giọt nước mắt
Có người lính truyền tin chạy ra nói với anh:
- Thưa Trung tá, bên Trung tá có một thẩm quyền muốn nói chuyện với Trung tá.
Anh vỗ vỗ vai tôi:
- Thôi, còn sống còn gặp lại.
Tôi nắm lấy tay anh bùi ngùi:
- Vâng, còn sống còn gặp. Cho em gửi lời thăm chị. . .

V. TRĂNG LẠI GẦY

Hình như có ông trời thì phải, lại có thể ông ấy muốn tôi viết về anh nên đã cho tôi và anh gặp lại nhau vào thời điểm khổ nhục nhất của những kẻ bại trận: Tôi và anh ở chung trong một trại tù ở tận Việt Bắc.

Ðó là trại 3, liên trại 4 ở Hoàng Liên Sơn. Tôi và anh lại ở chung Ðội 4, đội chia ra thành nhiều tổ, anh ở tổ cưa xẻ, tôi ở tổ rau xanh.
Người ta bảo: Nhất thổ nhì mộc. Thế nhưng, tổ mộc của anh, nhàn nhã hơn tổ của tôi nhiều. Sau khi đóng bàn ghế cho trại, thì công việc chính là đóng mấy chiếc hòm, tủ cho riêng các cán bộ có chức phận. . .
Bây giờ “ hòa bình” đã lập lại, cũng phải vun vén, tư túi như ai mới được chứ? Ðó là lý do tổ của anh được những cán bộ trong trại ưu ái.. Ngoài phần ăn, mỗi người còn được thêm một bát cơm trắng, vì thế anh thường “ chi viện” cho tôi những củ khoai, củ sắn. Anh thường làm tôi yên tâm: “ Chú cứ cầm lấy ăn đi, anh ăn như thế đủ lắm rồi”. Tôi cũng biết, với một người có cân lượng như anh, ăn uống như thế này thật là thiếu thốn, nhưng cố từ chối không được. Vả lại, tôi cũng bị đói quá nên cũng phải nhận.
Có tên Phó trại, sắp về phép nhờ tổ mộc đóng cho anh ta một chiếc tủ nhỏ đựng quần áo, đóng xong hắn cho cả tổ mộc một chõ xôi. Anh được một nắm.

Nắm xôi phần của anh ấy, đã gây cho tôi và anh một chuỗi những phiền toái và nhục nhã. . .
. . . Tôi chui vào một bụi cây, mới mở gói lá chuối ra, thì một tên cảnh vệ ập tới:
- Cả tuần nay trại ăn sắn! Xôi đâu mà anh có?
Tôi đâu có thể nói là của anh cho tôi. Do dự một chút, tôi nói:
- Tôi đổi một chút tư trang của tôi cho dân trong bản. . .
Tôi bị trói thúc ké và bị dẫn về trại ngay lập tức. . .
Khi tên cán bộ dẫn giải tôi đi ngang tổ mộc. . . Anh lắc đầu. Tôi vừa nheo mắt, cũng vừa lắc đầu như một ám hiệu cho anh biết tôi đã nhận hết, anh đừng khai báo gì cả. . .

. . . Tôi nằm trong hang biệt giam, hai chân bị cùm, hai tay bị còng, trong một tư thế nửa nằm nửa ngồi, cứ thế suốt một ngày, đến bửa ăn, tên cảnh vệ tháo còng, cùm cho tôi ăn, ăn xong, khóa tiếp. . .
Sáng hôm sau, tôi thấy Nguyễn Trọng Nhi, một Thiếu tá Nhẩy dù khiêng lỉnh kỉnh những cây, gỗ vào hang. Anh không nhìn tôi, lúi húi lắp ráp một cái cùm khác bên cạnh chỗ tôi nằm. . .
(Cùm là hai cây gỗ, đặt song song với nhau trên hai cây trụ, cũng bằng gỗ, được khoét hai lỗ tròn vừa bằng cổ chân. Phạm nhân ngồi xuống, đưa hai chân lên, hai cổ chân vào hai cái lỗ ấy, tên cảnh vệ chỉ việc đóng thanh gỗ phía trên lại, cài chốt. Sau đó mới còng hai tay, tùy theo tội nặng nhẹ mà hai tay bị cùm đằng sau hay đằng trước)
Tôi tự nghĩ:
- Ước gì có “ Con nhạn” nào sắp bị vào đây, biết kể chuyện chưởng, thì đỡ cho mình quá!
Nguyễn Trọng Nhi lúi húi làm, thỉnh thoảng chờ cho tên cảnh vệ quay đi chỗ khác, anh quay nhìn tôi, hình như anh muốn với tôi điều gì thì phải.
Chờ cho tên cảnh vệ ra ngoài làm gì đó. Anh nói nhỏ:
- Chỗ của thằng Huấn đấy!
Nói xong, anh vội thu dọn đồ nghề, vờ lấy thanh gỗ gần chỗ tôi nằm rồi khẽ đập vào vai tôi rồi theo tên cảnh vệ đi ra. . .
Chỉ một lát sau, lại tiếng tên cảnh vệ:
- Vào đây, sướng không muốn, “ nại” quan hệ “ nôi” thôi.
“ Yên vị” tôi hỏi anh:
- Anh bị chuyện gì vậy?
Anh nói:
- Còn chuyện gì nữa! Cậu ngu lắm, nhận gì thì nhận, sao lại nhận là mua bán đổi chác với dân bản? Tội ấy to lắm! Cậu có biết chúng nó giam cậu bao lâu không?
- Thì bất quá, vài tuần là cùng chứ gì?
- Vài tuần, sức khỏe như thế này, chịu sao nổi vài tuần, nó đọc quyết định rồi đấy. Một tháng!
Tôi rùng mình, một tháng trời, với tư thế nửa nằm nửa ngồi như thế này. . .
- Tớ đành phải nhận đã cho cậu cái nắm xôi đó, thế là hai đứa mình cưa đôi!
Tôi nói như hét:
- Tôi làm tôi chịu, mắc mớ gì anh mà anh nhận, tôi còn khỏe mạnh còn anh bị thương như thế, làm sao chịu nổi cực hình này?
Tôi ngừng liền , rồi liếc nhìn chiếc chậu sành để bên cạnh, chậu thau ấy, tôi chỉ cần nghêng mình là có thể đi tiểu được ( vì ban ngay chỉ bị cùm tay phía trước). Còn anh, vết thương tai ác kia thì làm sao đây?

Tôi bỗng nhớ đến mỗi lần vào khu nhà tắm công cộng ( Nói là cái nhà cho nó oai, chứ gồm nhiều ống nứa, nối lại với nhau, dẫn nước suối từ lưng chừng núi xuống Thế là túm nhau lại tắm) Trại toàn là nam tù nhân nên ai ai cũng trần truồng, chỉ có anh là luôn mặc một chiếc quân đùi.
Một hôm, trong lúc sinh hoạt, tên cán bộ văn xã ra lệnh:
- . . . Còn về sinh hoạt nội quy, từ nay tắm táp, mọi người phải mặc quần “ nót” vào, các anh quen thói sa đọa, sao cứ tồng ngông như thế! Trông chướng lắm. . .
Tan hàng, Hùng Sùi cười hô hố:
- Từ nay tắm lại phải mặc quần “ nót”! Tư trang đi học đủ cho một tháng, quần “ nót” mục mẹ hết rồi ! A, ha! Nhưng lại đỡ cho những “ Hoạn quan” biết mấy?
Tôi thấy mặt anh tái ngắt, anh cúi ngay đầu xuống. Một cảm giác vừa tê tái, vừa nóng giận cực độ bùng lên, tôi kéo Hùng Sùi ra gốc đá, nắm lấy cổ áo anh ta. Tôi ghé sát vào mặt Hùng, gằn từng tiếng:
- Anh nói ai là hoạn quan?
- Tôi có nói anh đâu mà anh động lòng? Muốn đánh nhau hả? Anh nhìn lại cái thân cò ma của anh, chịu nổi mấy cú đấm của tôi?
Hùng Sùi đẩy mạnh một cái, rồi dứ dứ nắm tay to tướng vào trước mặt tôi, tôi nhổ một bãi nước bọt:
- Anh cực kỳ vô liêm sỉ, người ta bị thương là do đạn thù, chính ra anh phải xót thương họ mới phải, sao nỡ ăn nói như thế?
Hùng Sùi trân trân nhìn tôi, tôi chờ sự phản ứng của anh ta, chắc tôi sẽ lãnh đòn rồi, thằng cha này tính nóng như lửa ! Nhưng kìa ! Gương mặt Hùng chuyển sang mầu tái tím, đôi mắt rưng rưng:
- Tớ bậy thật, tớ không thể ngờ tại sao mình lại hàm hồ đến thế.
Rồi Hùng vỗ liên tiếp vào miệng:
- Cái miệng ăn mắm ăn muối, khốn nạn, khốn nạn.

Trở lại cái “ phòng giam”, nỗi lo lắng về việc vệ sinh của anh đã được anh giải quyết rất khốn khổ. Thường cho dù ăn ngô, ăn sắn, hay ăm cơm, mỗi bữa, một tù nhân đựợc một bát rau luộc với muối. Anh chỉ vớt ăn cái, còn bỏ nước. Khi nào anh khát lắm, tôi thấy anh chỉ nhấp một chút nước cho đỡ khô miệng. . .
Một hôm, ăn “ cơm” chiều xong, tên cảnh vệ nói:
- Hôm nay, theo lệnh trên, nhân ngày lễ lớn, các anh khỏi phải cùm, phải còng, có thể ra ngoài nơi giam giữ, nhưng không được đi ra khỏi ngoài hàng rào. . .
Tôi với anh ngồi trước cửa hang, hai tay cứ liên tục xoa bóp những chỗ phồng trên hai ống chân, bỗng tôi thấy anh nhẩy xuống đất cầm cục đá, ném lên trời, nơi có một ông trăng gầy đét đang ngồi lắt lẻo trên ngọn xoan già:
- Cậu có biết tại sao tớ cứ bị cái mặt mẹt này, nó ám ảnh tớ mãi như thế này không?

Trong se se lạnh, giọng của anh trầm hẳn xuống:
. . . “ Ðất nước hai đầu phình ra, mầu mỡ, đến quê mình thì tự nhiệm thắt lại, khe khắt, nghiệt ngã nên nghèo lắm. . . Giống như chỗ bẩn thì lắm vi trùng! Nghèo đói quá, khổ hận quá, sinh ra tôn giáo và Cộng sản và ở đây, Cộng sản lây lan như một bệnh dịch. Các thanh niên bỏ trốn ra bưng. Còn mình thì được gia đình cho ra Huế học. “ Học trò trường Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi chẳng đừng”. . . Và mình gặp Bằng Lăng, chúng mình yêu nhau, thề non hẹn biển. . .
Cho đến một đêm ( Anh lại lấy cục đá ném lên trời) cũng đêm trăng như thế này, nàng đến mình. Giọng nàng sũng nước mắt:
- Anh có yêu em không?
- Sao em lại hỏi anh câu đó? Em không biết lòng anh đối với em như thế nào sao Lăng?
Lăng ôm ghì lấy mình van lơn:
- Không, anh phải trả lời cho em mới được!
Mình quả quyết:
- Anh yêu em, yêu, như chưa từng yêu ai trên cõi đời này cả!
- Anh có thể bỏ tất cả, trốn theo em được không ?
- Việc gì phải trốn, anh có thể về nói với gia đình, trầu cau hỏi cưới đàng hoàng
- Em muốn anh đi với em vào bưng, theo Cách mạng, anh thấy không, tổ quốc đang. . .
Cho đến giờ phút này, mình còn nhớ như in khuôn mặt đẫm lệ của nàng khi mình từ chối, mình không còn nhớ mình nói điều gì, chỉ còn nhớ chiếc bóng của nàng chạy ra cửa, vừa chạy vừa gạt nước mắt. . .
Nhưng bi kịch này, không nằm yên ở cuộc chia tay ấy. . .
Nàng vừa bước ra khỏi ngoại thành thì bị bắt, rồi bị giam tại nhà lao Mang Cá. Mình biết tin ấy khi nghe bạn bè trong lớp xì xào, họ nhìn mình với con mắt nửa nghi ngờ, nửa sợ hãi.
Lúc ấy, Huế đang oằn mình trở lạnh, những cơn mưa phùn làm trời đất tê tái, thâm xịt.Mình đi thăm nàng với một túi gồm áo lạnh và những đồ vật dụng cá nhân.
Người cảnh sát dẫn nàng ra, áo lam, khuôn mặt tái xanh. Mình lao tới chộp lấy tay nàng
- Sao ra cơ khổ này hả em?
Và cho đến bây giờ, tôi còn nhớ như in đôi mắt bốc lửa của nàng nhìn tôi ngày hôm ấy. Nàng hất mạnh tay mình ra, rồi dằn từng tiếng:
- Tôi không thể ngờ trên thế gian này lại có người ti tiện như anh, chỉ mình anh là biết tôi đi! Ai chỉ điểm ư? Thì chỉ có anh là biết. . .

Ánh trăng bị một đám mây to che khuất lại đang từ từ hiện ra, sáng đến nỗi tôi có thể trông thấy mờ mờ những mái nhà sàn nhấp nhô trong màn sương mờ đục dưới bản. . . Sáng đến độ, tôi có thể nhìn thấy những nét méo mó trên gương mặt khắc khổ của anh. . .
Tôi nhìn anh ái ngại. Bây giờ thì tôi mới biết cái gì thăm thẳm như từ vực sâu, luôn lấp ló trên cặp lông mày, lúc nào cũng như muốn toát ra những khổ ải ở anh. . .
Như phần mở đầu, tôi có mô tả qua, tiếng vạc sành kêu sương trong những đêm cô tịch như đêm này ( Ôi! Không phải chúng kêu đâu, hình như chúng gọi nhau thì phải, con trống gọi con mái, một giọng khàn đục tha thiết gửi nhớ thương đến một con mái chờ trông. Có khi là con mái rất xa lạ, hoặc con mái trễ cuộc hẹn hò? Vì không giống như những loài chim khác, vạc không biết lối đi về ban đêm bởi thính giác, thị giác chúng rất tồi. . . Chúng chỉ biết ra rả gọi nhau để truyền tải nỗi nhớ nhung và lòng khao khát mà thôi)

Lại có một chi tiết, không khéo, tôi lại mang tiếng là đơm đặt: Hai ngày sau tên cảnh vệ sùng sục đi vào hang, hắn mở cùm còng cho anh rồi ném về phía anh một gói giấy báo:
- Anh thay đồ gấp, đi gặp cấp trên.
. . . “ Chỉ vì một nắm xôi thôi, lại chưa được ăn vào miệng sao nhiều rắc rối thế này?” Tôi cứ loay hoay trong những câu đại loại như thế. . . Nhưng chỉ một lát sau anh về, vẻ mặt anh chứng tỏ anh xúc động rất mạnh. Nhưng tôi càng ngỡ ngàng hơn, khi nghe anh nói:
- Thượng tá quân báo Hồ Hải Bằng Lăng đến thăm Trung tá tù nhân Hùynh Văn Huấn. . .
Bạn đọc đến đây, chắc sẽ nghĩ đến những trách móc, những chì chiết của những việc làm ngày xưa cũ, rồi thế nào cũng đến cái màn an ủi nhau, “ động viên” nhau học tập tốt, cải tạo tốt phải không? Bạn lầm rồi, y như hôm ấy anh và tôi đã lầm. . .

Những đợt thăm nuôi này, kế tiếp đợt thăm nuôi khác, anh không hề nhận được một chút quà thăm nuôi hay thư từ gì của Loan nữa. . . Bạn cũng không bao giờ tưởng tượng nổi, nỗi tủi thân của những người tù, khi nhìn thấy những người không được thăm nuôi đâu nhỉ? Trong khi chúng tôi đang rối rít với những tấm áo ấm, nồng nàn tình cảm gia đình. . . Thì họ, trong đó có anh, lẳng lặng tránh ra những hang đá vắng để lau những giọt nước mắt. . .
Biết những nỗi tủi thân ấy, mỗi lần nhận được quà, tôi đem thẳng đến láng của anh, hai anh em mở ra ăn, chia nhau những vật dụng như muốn san sẻ đồng đều cho nhau những hạnh phúc cùng cả những bất hạnh ( Nhưng cho đến bây giờ, tôi mới biết những cử chỉ ấy của tôi chỉ làm khuấy thêm nỗi xót xa, nỗi tủi phận trong anh mà thôi)

Vợ tôi lại lặn lội ra thăm tôi lần nữa, mới gặp nhau, mắt nàng long lên:
- Lần sau, anh đừng nói em đến thăm con mụ Loan nửa nghe, nó lấy chồng rồi, lại lấy cán gộc mới chết chứ. . .
Ðàn bà đến là buồn cười, trong những cử chỉ, giọng nói về một người đàn bà trắc nết nào đó, y như có lấp ló niềm kiêu hãnh về lòng đoan chính của họ. . .
Tôi chia đôi bánh thuốc lào, rồi chạy nhanh xuống anh. Tôi quyết định cứ huỵch toẹt ra cho rồi, đằng nào ảnh chẳng biết_Tôi nghĩ như vậy! ( Bạn ạ! Tại sao tôi lại viết chi tiết bánh thuốc lào ở đây. lại đi kèm với cái tin xui xẻo ấy của anh? Bạn không biết đấy thôi! Tôi làm một thí dụ này nhé: Ở bên Mỹ no cơm ấm cật này, nếu tôi đang bị mất job, lại mất chiếc xe. Có một ông bụt Mỹ nào đó đến cho tôi một cái xe đời mới nhất, tôi không mừng bằng ở Việt Bắc, trong cái giá lạnh của gió mùa đông bắc và cái hiu hắt giá băng của nỗi nhớ nhà, bạn cho tôi mấy “ bi” thuốc lào!)
Nhìn bánh thuốc lào, mắt anh sáng lên:
- Ðủ rồi, thế là đủ rồi, đủ say cho quên cuộc đời chó đẻ này rồi Hoàn ạ. . . Cậu muốn kể cho mình về Loan phải không? Mình nghe hết rồi. . .
Cái tin một bà vợ nào đó, vất bỏ lại đằng sau nổi nhục nhằn của người chồng đang ở trong tù, để đi tìm một cuộc sống khác ổn định, vẫn là câu chuyện đầu tiên khi các bà không bỏ chồng kể cho chồng nghe, như một lời nhắn: “ Em đã được vinh hạnh anh chia cho cái vinh hoa ngày trước. Em sẽ cùng anh uống chung chén đắng sau này.. .”

Một tháng sau, anh chết!

Tôi sẽ không kể việc anh chết thê thảm và lạ lùng như thế nào, dễ hiểu thôi! Tôi mà kể ra, có thể có người nào đó, biết đó là anh, vì chưa từng có cái chết nào trong tù lại thảm khốc và hãi hùng đến như vậy. . .
Tôi chỉ xin bạn theo bóng tôi đến một mỏm đá sau láng. . .
. . . Trong khi các bạn tù đang nhốn nháo về tin anh chết. Tôi lẳng lặng ra mỏm đá mà tôi với anh từng ngồi. Lại hai hình ảnh và âm thanh với những ám ảnh như truyền kiếp cứ quấn lấy tôi: Trăng gầy và tiếng vạc kêu sương! Hợp âm ấy, như con ác phụ Kim Loan đã bám suốt đời anh. . . Trăng gầy, hôm nay vàng vọt, mây chung quanh như một giải băng tang lạnh lẻo. Bỗng nhiên có một cơn gió xoáy ập đến, gió xoáy vào những góc cây, những hốc đá. . . Mặc dù trời nhờ nhờ tối, tôi cũng biết cơn xoáy ấy đang mang theo đất cát và những chiếc lá khô cùng những tiếng gió rít bay vút lên không trung thăm thẳm. . .
Tôi khóc, tiếng gió rít mang theo tiếng thì thầm trong tiếng nấc của tôi:
- Xin anh yên nghĩ, những ngày đã qua của anh, chẳng có gì anh phải hối tiếc cả ! Anh sống làm chi cho thêm khổ, xin anh đi bình an. . .
Tôi gục đầu, lại có tiếc vạc sành khắc khoải..

VI. VAI GẦY.

Tôi đang đối mặt với Loan. . .
Như tôi kể cho bạn ở trên. Xin bạn hãy thông cảm cho sự tức giận của tôi mà tha thứ cho ý nghĩ này của tôi lúc ấy: Giá tôi có thể nhào tới, tát vào cái khuôn mặt kia một vài cái, tôi cũng có thể làm.
. . . Tôi gằn từng tiếng:
- Còn tôi, không cần dò hỏi về chị, tôi cũng biết chị đi theo diện HO của người chồng bạc phước đã chết trong trại cải tạo. Còn xót xa hơn, sau đó chị còn bảo lãnh cho thằng Việt cộng ấy sang đây với chị nữa kìa. . .

Loan gục đầu khóc rồi nàng hất mạnh lọn tóc dài ra đằng sau, cười chua chát. Nàng mở bóp, lấy ra một phong bì đã cũ nát, trong đó có bức hình đen trắng:
. . . Bằng Lăng, người con gái Huế kiều mị năm nào, trong bộ quân phục đang đứng bên anh, bộ đồ tù còn nhăn nếp mới. . . Tôi lật mặt sau:
“...Thưa chị Loan: Báo tin cho chị tôi đã tìm thấy người yêu cũ của tôi rồi. Tôi đang tìm cách bảo lãnh anh ra. Chúng tôi sẽ nối lại cuộc đời đã bị dang dở ngày xưa. . . Mong chị sớm quên anh.
Và một dòng tái bút: Từ nay chị khỏi phải thăm nuôi anh nữa, tôi sẽ làm công việc ấy thay cho chị. . .
Các bạn thấy kinh hãi chưa, đàn bà, lại là đàn bà Việt Cộng, họ trả thù nhau tàn khốc như vậy đó!
Tôi nhìn Loan, nàng đang gục đầu, hai vai gầy nhô cao, rung lên theo tiếng nấc.

Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trăng Gầy - Nguyễn Trọng Hoàn

LTS: Nhằm giúp độc giả cần tra cứu, tìm đọc các bài đã post trên HNPD từ năm 2003, chúng tôi đang gom lại và sẽ " cất giữ" vào trang Trừ bị này. Như vậy, ngoài những bài chính trong ngày, sẽ có nhiều bài cũ sẽ được post vào đây. Mong bạn đọc thông cảm HNPD )

TRĂNG GẦY.
Nguyễn Trọng Hoàn

I. Các bạn đọc đề tựa của bài này, sẽ có bạn thắt mắc: Trăng làm sao lại gầy? Thưa các bạn. . .
. . . Cho đến bây giờ, khi xa vùng lửa đạn, xa trại giam đã nhiều năm, tôi vẫn còn bị mảnh trăng ấy cứ lẽo đẽo đi theo và vẫn nhớ như in một mảnh trăng èo uột, xanh mét , có khi vàng quệch, chênh chếch, lúc nào cũng như mỉa mai, diễu cợt những đau khổ của thế nhân. Và lúc nào cũng vậy, nhìn kỹ chung quanh, y như có những làn mây nhờ nhờ lạnh lẽo như một mảnh khăn tang, quấn hờ hững . . .
Còn nữa, bạn đã “ bị” nghe tiếng con chim vạc kêu sương bao giờ chưa? Tôi lại vẫn bực mình vì không thể là một nhà văn để kể hết cho bạn nghe âm thanh não nuột, như những hợp âm của một bản trường ca gồm những khổ đau bất hạnh ấy . .
Rồi tiếng kêu than ấy, lại rơi vào những đêm có mảnh trăng gầy thì ôi thôi, sao nó thê lương quá thể đi thôi. . .
Chưa hết, nó lại diễn ra vào những đêm hành quân, vào những đêm trong những trại giam Việt Bắc, sao nó làm “ rung rinh con tim nhân thế” lắm bạn ạ.
Ấy đấy, tôi không biết viết truyện dài, cũng không biết viết truyện ngắn, thế mà hình như tôi đã giới thiệu đến bạn hai cái khung của một câu chuyện rồi đấy: Ðó là không gian và thời gian. . .
Còn nhân vật ư? Tôi phải khoe với các bạn rằng. Tôi có một kho tàng nhân vật, một kho tàng chứa đầy nước mắt với những tình tiết éo le. Không cần phải hư cấu, mà hư cấu ư? Ðó là một công việc rất khó khăn mà chỉ có những bộ óc vĩ đại mới có thể nặn ra được! Những nhân vật và những chuyện có dính dáng đến họ, tôi đã thu gom được trong những tháng ngày lửa đạn hào hùng, trong những ngày “nhá” cơm tù nhục nhã. Cần giới thiệu họ với các bạn lúc nào, tôi cứ việc “moi” họ ra thôi, y như một bà nội trợ lấy thực phẩm đông lạnh trong freezer ra ấy mà!
Khốn nỗi, có thực phẩm nhưng pha chế làm sao để thành thức ăn, đó mới là chuyện khó, và viết văn cũng vậy, cũng như làm bếp vậy, biết pha chế mới thành nhà văn giỏi được.
Còn tôi, tôi lại không có cái sở trường ấy. . . Nhưng trong cuộc sống, tôi có một ưu điểm duy nhất là biết mình nên ngừng ở chỗ nào, nên ngừng ở lúc nào. Tôi phải ngừng dông dài với các bạn để . . .
Tôi phải giới thiệu nhân vật chính chứ? Mà bạn ạ, đã có nhân vật chính, phải thể hiện một lô các nhân vật phụ, càng nhiều nhân vật phụ, càng làm cho câu chuyện thêm rôm rả, thêm có nhiều tình tiết. Càng éo le bao nhiêu càng hấp dẫn bấy nhiêu! Kẹt một nỗi, tôi vốn là kẻ háo danh, nên sau nhân vật chính, nhân vật phụ lại là . . Tôi... Và tôi bắt đầu kể về anh. . .

Cũng xin một lần này thôi, tôi không nêu tên anh ra đây được, dù rằng chuyện tôi kể, xin lấy danh dự một “ nhà văn” hạng xoàng mà thề với các bạn rằng, chuyện tôi viết không phịa bất cứ một chi tiết nào cả, ngoài việc tôi sửa tên anh, đơn giản chỉ vì tôi muốn để anh yên, muốn bạn bè thân nhân của anh đừng vì một vài chi tiết tôi nêu ra, lại đặt một vài dấu hỏi về anh. Và vì mới đây thôi, mới tháng trước thôi, tôi gặp lại một người. . .

II. Người ấy.

Hồi xưa, lúc còn ở Việt Nam, tôi có một thói quen gần như lạ lùng: Mỗi khi gập một điều gì không được như ý, bị vợ mắng, bị con cái nói hỗn, bị “ sếp “ đì, tôi thường tìm cách về một miền quê nào đó để tìm lại người bạn tri kỷ, đó là mảnh trăng gầy.

Ôi ông trăng nghèo, xin ông tha tội cho tôi, thật tình, tôi không phải có thành kiến với người như thế đâu, nhưng mỗi lần nhìn con mắt xanh xao vàng vọt của ông, nhìn cuộc sống lam lũ khó khăn của người dân quê, nhìn tình cảm cho và nhận chất phác của người quanh năm suốt tháng chân lấm tay bùn, tôi mới thấy, những toan tính, bon chen của tôi là phù phiếm, rồi tự nhủ với chính tôi là tôi còn sướng chán , còn may mắn hơn ối vạn người. Sự so sánh ấy giúp tôi lấy lại quân bằng và tôi lại trở về thành phố, lại như một con thiêu thân lao vào những việc. . Phù du.

Trong những tháng ngày trận mạc, những đêm bên chiến hào, sau một ngày mệt lả quần thảo với kẻ thù, tôi thường ngồi hút thuốc nhìn trăng, với thói quen nhà binh là chụm cả bàn tay lại, che ánh sáng của đốm lửa rồi thả khói, những làn khói thuốc như những mảng sương mờ, che lạt ánh trăng, làm nhòa những giọt nước mắt khóc thương những đồng đội mà chỉ mới tối hôm qua thôi, mới sáng nay thôi, ngay lúc chiều đây thôi, còn ngồi ăn chung với mình, còn ngồi tán gẫu với mình, còn đầy ắp những dự định trong những lần về phép sắp đến. . .
“...Ông thày ạ, em sẽ nghe lời ông thày, em sẽ thổ lộ tình cảm của em với con nhỏ đó, có chết chóc gì mà phải sợ chứ ông thày nhỉ?”
. . . “ Kỳ lãnh lương này, tiền anh em đóng góp “ cứu nguy” cho em. tiền Ðại đội cho, em sẽ tìm bằng được con vợ em, em sẽ trang trải những hụi sống, hụi chết cho nó, em sẽ nói với vợ em, trên cuộc đời bèo bọt này chẳng có gì là quan trọng cả, chẳng có gì vĩnh cửu cả ngoài tình yêu đôi lứa. Rồi em sẽ mang nó về trại gia binh, chúng em sẽ làm lại từ đầu. Nó gần sanh rồi, trốn chui, trốn lủi cũng tội.
. .”
Ánh trăng trong những lần đóng quân dã ngoại, giúp cho người lính gác quan sát phía trước, nhưng cũng mang cho người thức những cảm giác xa vắng, lạnh giá trong tâm hồn. Bên cạnh sự lạnh lẽo ấy có những lời thì thầm ấy của Năm Gà Mổ, của Thịnh Sẹo, với những dự định như thế, bị trôi tuột đi theo những đường nhắm bắn của súng thù, những giọt nước của con côi, vợ dại. .

Qua bên Mỹ, tôi vẫn thấy trăng gầy, tôi tìm nó dễ nhất trong cái hậu viên của người bạn thân. . .
. . . Buổi chiều hôm ấy, đang ngồi ngắm mấy cây bôn-sai mấy chậu tiểu cảnh, thì Niệm chạy vào, nói hốt hoảng:
- Ðang có người khách mà bạn không thể ngờ được! Loan tìm đến thăm bà xã tao, mày có ra mặt không?
Tôi quơ vội mấy tờ báo và ly cà phê đến cuối vườn, nơi có cây bưởi đang đâm hoa và những tàn lá thấp:
Bỗng tôi rụng rời khi con vợ của Niệm tôm tốp:
- Chị Loan ra ngoài này xem mấy hòn non bộ của anh Niệm này.
Niệm cứu nguy cho tôi:
- Chị Loan ngồi trên ghế này đi!
Tôi thu mình ngồi im, khoảng cách từ chỗ ba người ngồi đến chỗ tôi nấp, đủ để tôi nghe rất rõ tiếng nói chuyện của họ. Tiếng của Loan vẫn như ngày nào, trầm trầm, tắc nghẹn như cố thoát ra khỏi “ cục nấc” trong cuống họng.
Bỗng tôi giật mình:
. . . Anh có tin tức gì của anh Hoàn không? Em có viết thư về Việt Nam, chị Ninh bảo gia đình ảnh sang bên này từ năm Chín-mươi cơ.
Tiếng Niệm:
- Tôi có đăng trên mấy tờ báo kiếm nó nhưng không thấy ai trả lời, cũng chẳng có ai biết nó bây giờ ở đâu. Không biết có qua được đây chưa, hay đang cuốc đất trồng khoai ở một vùng kinh tế mới nào đó. . .
Bỗng tôi dại hẳn đi, khi nghe tiếng Loan thảng thốt:
- Hoa bưởi, hoa bưởi, nhà anh chị có cây bưởi đang đâm hoa phải không? Em mê mùi hoa bưởi lắm.
Các bạn có bao giờ trốn khách, lại bị khách bắt gặp chưa?
Tôi vừa xấu hổ vừa tê tái. Loan ôm mặt, mặt nàng tái xanh, Loan khóc:
- Anh Hoàn, sao anh cứ trốn em mãi như thế này. . .

III. Hoa Bưởi.

Mỗi tuần, nếu việc khám xét chiều thứ Bẩy diễn ra suôn sẻ nếu không bị mấy bố giáo sư bên Văn hóa vụ cấm túc, chúng tôi được ra phố từ sáng cho tới chiều tối mới phải về. . Chuồng!
Ðà Lạt rộng cho những khóa đàn anh của tôi, nhưng hẹp với đám sinh viên năm thứ nhất như tôi. Vì bạn đi một vòng, mỏi chân, vào quán cà phê, lại đi vòng vòng. . Bởi lẽ đó cho nên không có sinh viên nào không có những mẹ nuôi, chị nuôi, em nuôi. Chị và mẹ nuôi thì hiếm, chứ em nuôi thì nhiều vô kể. Xin các bạn đừng hiểu nhầm tôi và những đồng môn của tôi. chúng tôi không có cái dã tâm “mượn” các gia đình ấy làm chỗ nghỉ chân đâu đấy!
Chiều thứ bẩy ấy, anh đến phòng tôi:
- Ngày mai Hoàn có đi phố với tôi không? Ðến nhà mẹ nuôi anh chơi, thấy tuần nào chú cứ lang thang, lếch thếch cũng tội.
Mẹ nuôi tất phải có con. Con của mẹ nuôi là em nuôi của mình. . . Anh giới thiệu tôi với bà mẹ xong, thì ông bố cầm quyển sách đi vào:
Ông không nhìn tôi, oang oang:
- Lần trước, giá cậu không “ hớ” con xe với bác, cậu đâu có thua?
Anh giới thiệu tôi:
- Cháu mới sưu tầm được một kỳ vương trong trường, đem ra đây hầu cờ bác.
Nghe những tiếng cười trong veo ngoài vườn, tôi mới té ngửa: Hóa ra bố đàn anh này, chẳng tốt lành gì, dẫn độ mình ra đây để cầm chân “ Con kỳ đà già” này, cho bố ấy tự do “ hành hiệp” đây!
Ông bố kéo xềnh xệch tôi đến cái bàn bên cạnh cửa sổ có những cành lựu, có hoa đỏ như máu, có những nhánh nhỏ xòe ngay trên một bàn cờ tướng có quân cờ đã xếp sẵn.
- Hậu sanh khả úy! Cho chú em chọn xanh hay đỏ rồi cho chú đi trước luôn.
Tôi đưa tay:
- Kính lão đắc thọ! Xin mời bác. . .
“ Thằng cha này, già rồi còn háo thắng” mới đi một vài nước, tôi đã có cái cảm nhận ngay như vậy,. . . “ Phải dằn mặt đối phương mới được. . .”

Bỗng tôi ngẩng đầu lên, qua những chùm hoa lưu đỏ thẫm, một khuôn mặt xanh xao, đôi mắt đẹp, thăm thẳm như một đại dương, óng ánh những tia phản chiếu của một vừng đông, toả ra những màng mỏng, y như màng nhện, lóng lánh như có chất nhựa đang cuốn hút, thu bắt lấy tôi.
Lòng háo thắng cũng còn biết can gián tôi: “ Chớ có dại chiếu tướng những ông bố có con gái đẹp”.
Tôi tính “ nhả” cho ông ăn con tốt, nhưng từ lúc tập đánh cờ tướng, tôi còn nằm lòng lời dặn dò của ông Ba hớt tóc, thày dạy cờ của tôi: “ Phàm những người làm quan, khi đánh cờ, tập cho mình một thói quen tốt, là đừng bao giờ thí tốt cả. . . Tội lắm!” Thôi, “nhả” cho ông ấy ăn con pháo vậy!
Rồi ngẩng đầu lên, vẫn thấy đôi mắt ấy. . .
Cho đến ván thứ năm, thứ sáu, vai tôi đau nhừ. Tôi đang thầm trách ông đàn anh láu cá dùng tôi làm vật tế thần, thì có tiếng trong veo:
- Mời bố và anh ra dùng cơm.
Bàn này thì tôi phải thắng! Ông bố ấm ức đứng dậy trước:
- Cậu này còn nhỏ mà đánh cờ sắc nước lắm, lại biết kẻ trên người dưới.
Cô chị hích vào anh, còn cô em thì chìa tay về phía tôi:
- Em là Loan, nghe anh Huấn nói nhiều về anh, nay mới gặp!

Tôi nhìn kỹ Loan. Bỗng dưng tôi nghĩ đến một bức tượng mỹ nhân ở trong những viện bảo tàng. Tôi bỗng có cảm tưởng toàn thân, nhất là đôi mắt kia, giống như một lòng giếng sâu mù mịt, có vật gì như đang chông chênh, đang tắt lạnh, đang hun hút lao xuống vực sâu . . .
Sau bữa ăn, mẹ nàng “giải phóng” cho chúng tôi:
- Thôi cho các cô cậu đi chơi. Con Loan mặc thêm áo vào kẻo lạnh.
Sau ngày hôm ấy, tôi và anh phân công, cứ mỗi tuần một đứa phải “trực chiến” với ông già để một đứa tư do tán gẫu với cả hai chị em. Tôi biết anh và chị Hạnh đã yêu nhau, và cả hai như muốn gán ghép cho tôi với Loan.
Chị Hạnh bảo tôi:
- Em nó đang bệnh, phải nghỉ học, nó rất buồn, cậu Hoàn phải năng ghé nhà chơi với nó. . .

Một hôm, vào dịp một khóa đại niên trưởng ra trường, ngày vui cho họ nhưng cũng là một ngày vui cho những khóa đàn em vì chúng tôi thả giàn trốn phố. . . Tôi đang đánh cờ với bố nàng, anh vào đứng bên, quan sát một hồi, anh nói khích:
- Bác cho phép cháu nói, bàn này, phải vào tay cháu, bác thua là cái chắc.
Tôi được tha ngay, đứng dậy, thấy đôi mắt hấp háy của anh tôi mới biết Loan đang chờ tôi ngoài vườn. Tôi thấy nàng đang lui cui lượm những bông bưởi rơi vãi , hai vai nàng nhô cao, chiếc áo cánh màu xanh nhạt làm gò má nàng cao hơn, mét hơn:
- Anh Hoàn ơi, anh thích hoa bưởi không?
- Thích chứ! Hoa bưởi vừa đẹp vừa xinh chứ, anh thích lắm, mẹ anh thường hay ướp hoa với bột sắn. .
- Thế nhưng_ nàng nghẹn ngào_Sao người ta lại hay ví cây bưởi, nhất là hoa của nó như một hàm ý của sự tan vỡ là làm sao hở anh?
Tôi chưa biết trả lời nàng ra sao thì bỗng nghe nàng nói:
- Sao anh cứ nhìn em như thế, sao anh không hôn em đi!

Lúc ấy tôi chưa biết yêu, lại chỉ đọc những sách truyện về tình cảm của những người yêu nhau, chỉ thấy người con trai chủ động trong việc này. Lời nói của nàng như có đường, như có keo. . .
. . . Cho đến giờ này, khi ngồi đây viết lại những ký ức xa lắc xa lơ đó, tôi vẫn nhớ như in bầu trời chiều chạng vạng của Ðà Lạt ngày hôm ấy, sương chiều tỏa ngập khu vườn như muốn che chắn cho chúng tôi ôm chặt lấy nhau, cho nhau những nụ hôn đắm đuối! . . .
Tôi dùng chữ đắm đuối như thế có đúng không nhỉ? Vì với nàng chắc chắn là nụ hôn đầu. Còn với tôi, thật xấu hổ, bạn đừng cười. Nó chóng vánh đến độ tôi không có thời gian để xem cảm giác ấy nó có giống như trong sách báo ca tụng hay không? Không biết có phải là tình yêu không? Bằng chứng cho đến giờ này, nếu tôi là nhà văn có tài, tôi cũng không thể nhớ cái dư vị ấy để kể cho bạn nghe nó ra sao nữa.
Bỗng Loan đẩy tôi ra, lấy tay ngắt một nụ hoa bưởi:
- Em bệnh phổi, anh hôn em, anh có sợ lây không?
Tôi bỗng rùng mình nhưng cùng một lúc, tôi lại xấu hổ vì sự thiếu dũng cảm của một người con trai. Tôi khẳng khái:
- Anh đã chọn binh nghiệp làm nghề, anh sợ chi chết với chóc? Vả lại, anh cũng muốn chia sẻ với Loan căn bệnh trầm kha em đang phải mang vác.
Sương chiều lại sà xuống, chúng tôi lại ôm lấy nhau. . .
Một mảnh trăng gầy vắt chéo trên ngọn thông già giống như một vành môi héo hắt.
Ðó là nụ hôn cuối cùng của chúng tôi. Tôi và Loan xa nhau do lỗi của tôi, những lỗi lầm không đáng có nhưng rất dễ xẩy ra ở tuổi trẻ. . .

IV. Hội ngộ.

Tướng Phan Trọng Chinh lấy một ngón tay, nâng gọng kính trắng, dùng que chỉ bảng, chỉ vào bản đồ hành quân có mầu xanh xanh của một nhánh sông Vàm Cỏ với một bên là địa giới của tỉnh Hậu Nghĩa và bên kia là mật khu Ba Thu với những vòng tròn mầu đỏ có kèm theo những mũi tên cong cong:
- Tiểu đoàn 2, sau khi chiếm xong mục tiêu 23, 25, 27, sẽ làm thành một tuyến án ngữ cho một tiểu đoàn Cọp Biển đánh từ phía Tây bắc đánh xuống. Sau khi bắt tay được với đơn vị bạn nói trên, thẩm quyền hai bên gập nhau để “ lót ổ”. . .
“ Lót ổ”, có nghĩa là dừng lại để đóng quân, có nghĩa là được nghỉ một đêm.
Tôi vừa tính ngả lưng xuống võng thì anh hiệu thính viên đưa cho tôi cái combiné:
- Có thẩm quyền bên Cọp Biển muốn gặp thẩm quyền.

Tôi nhận ra ngay tiếng của anh, dù rằng từ ngày ra trường chúng tôi không gặp nhau chỉ nghe loáng thoáng chuyện của anh: Chị Hạnh chết trong một tai nạn xe hơi tại đèo Ngoạn Mục, và anh đã lấy Loan . Tôi chỉ biết có thế thôi. . .
Tôi cùng vài người lính cận vệ và một sĩ quan tham mưu, băng ngang một cánh rừng nhỏ, đến bộ chỉ huy Tiểu đoàn của anh.
Anh kia rồi, tôi thấy sống lưng dài như lưng hổ của anh đang cúi xuống. Lại gần, tôi thấy anh đang lúi húi bên cạnh viên sĩ quan trợ y để băng bó cho một tù binh. Tôi thầm nghĩ: “ Anh vẫn đôn hậu như ngày xưa”. Viên sĩ quan Ban 3 của tôi cười ré lên:
- Trúng ngay “ Bộ chỉ huy”! Như thế này, mai mốt về Bắc, làm sao lấy vợ hở chú mày?
Bỗng nhiên, tôi như có linh cảm kiểu nói đùa ấy, hình như có xúc phạm đến ai. . . Tôi lừ mắt nhìn viên sĩ quan, rồi cúi xuống vỗ vỗ vào đầu người tù binh bị thương đang khóc nức nở:
- Càng khoẻ chú em ạ, lấy vợ lấy chồng, lấy gông đeo cổ chứ bổ béo cái con mẹ gì!

Chúng tôi kéo nhau ra góc rừng, anh gìa hẳn đi, mặt tái mét. Sau cái ôm thật chặt, thật ấm áp của những người lính gặp lại nhau trên mặt trận là những ngỡ ngàng. . . Ai sẽ nói trước những điều khó nói với nhau đây nhỉ?
Một hồi lâu, tôi mạnh dạn:
- Bọn địch chưa dám giở trò gì đêm nay đâu, anh em mình đóng quân, lấy con lộ đỏ kia làm giới hạn, hai bộ chỉ huy mình dựa lưng vào nhau, tối nay mình tâm sự chơi. . .
Tối hôm ấy, anh qua bên tôi nhưng tôi lại vào đề trước:
- Chị Loan có khỏe không anh?
Anh khoác tay:
- Việc ngày xưa, chú có giận anh không?
- Sao lại giận anh cơ chứ? Em và Loan xa nhau ngay khi còn ở trong trường cơ mà?_ Tôi nói tỉnh bơ_Mà thật ra giữa em với Loan nào đã có gì đâu!
Tôi muốn xoay câu chuyện đi một hướng khác:
- Anh chị được mấy cháu rồi?
Anh quay mặt đi chỗ khác:
- Chị mới sanh.
Rồi anh cười:
- Ngày hôm qua, thôi nôi thằng bé mà mình về không được !
Ðôi mắt anh thẫn thờ như đang nhìn vào cái gì đó ở xa, xa tít. Tôi bỗng giật mình dưới làn lông mày chữ mác, có ánh sáng kỳ bí y như ánh mắt của Loan ở Ðà Lạt ngày ấy. Hai con mắt thăm thẳm như hai lòng giếng sâu mù mịt. . . Có một cái gì chông chênh đang như tắt lạnh, đang như hun hút rơi. . .

Cho đến khi viết lại những hồi ức này, tôi vẫn còn rùng mình khi nhớ ra khuôn mặt nhăn nhúm đêm hôm ấy của anh. Anh nói như gió thoảng:
- Mình tuy là một Tiểu đoàn trưởng nổi tiếng nhưng đã là thương phế binh, một người đàn ông tồi lâu rồi! Cậu có biết không?
Tôi cười:
- Không bị bệnh lậu, không là con trai. Không bị thương đâu phải là lính hả anh?
Anh nắm lấy tay tôi:
- Mình ra ngoài cho thoáng, tiếng máy truyền tin trong này ồn ào quá.
Anh đứng tựa lưng vào một thân cây thốt nốt giọng bi ai:
- Khi Hạnh hấp hối có dặn lại mình: Con Loan bệnh hoạn, tính nết đa sầu đa cảm, anh thương em, nên thương lấy Loan. Ðược hai năm đầu hạnh phúc, nào ngờ. . .
Cho đến bây giờ viết lại những xúc cảm của buổi tối hôm ấy, tôi vẫn còn thảng thốt, tôi nhớ như in từng câu nói, mà hình như cố gắng lắm anh mới nói ra khỏi thanh quản được:
- Chú có nhớ anh cán binh hồi chiều không, những vết thương nghiệt ngã ấy đã cướp mất cái hạnh phúc rất thường nhưng rất cần thiết trong cuộc sống lứa đôi đấy, Hai năm sau ngày lấy Loan, mình bị thương y như vậy. . .
Tôi nghe xong, vừa đau đớn, vừa ngạc nhiên:
- Anh “bị” như thế, sao anh nói chị mới sanh?
Anh cười chua chát:
- Mình rất sợ những lần về phép, trực diện với những khát khao của nàng, mình thấy thương nàng hết sức. Còn “ việc kia” phải thông cảm cho Loan, nàng cũng là đàn bà, có những đòi hỏi thường tình của đàn bà.

Các bạn cứ thấy tôi hay nhắc đến trăng, tôi vốn là đứa thiếu tự tin. Khi gặp những cảm xúc đột ngột, tôi thường cố trấn tĩnh bằng cách tìm một cái gì to rộng, bao la như thể những cái đó, có thể che chở được cho tôi.
Tôi ngẩng đầu lên bầu trời xa hút tìm trăng, không có. Tìm một vài vì sao, cũng không có. Xa xa về hướng núi Bà, những trái hỏa châu, như những chiếc đèn lồng đang bị gió thổi đu đưa, cái thấp cái cao, tỏa ra những tia sáng vàng vọt đứt quảng, lấp loá, rưng rưng như những giọt nước mắt
Có người lính truyền tin chạy ra nói với anh:
- Thưa Trung tá, bên Trung tá có một thẩm quyền muốn nói chuyện với Trung tá.
Anh vỗ vỗ vai tôi:
- Thôi, còn sống còn gặp lại.
Tôi nắm lấy tay anh bùi ngùi:
- Vâng, còn sống còn gặp. Cho em gửi lời thăm chị. . .

V. TRĂNG LẠI GẦY

Hình như có ông trời thì phải, lại có thể ông ấy muốn tôi viết về anh nên đã cho tôi và anh gặp lại nhau vào thời điểm khổ nhục nhất của những kẻ bại trận: Tôi và anh ở chung trong một trại tù ở tận Việt Bắc.

Ðó là trại 3, liên trại 4 ở Hoàng Liên Sơn. Tôi và anh lại ở chung Ðội 4, đội chia ra thành nhiều tổ, anh ở tổ cưa xẻ, tôi ở tổ rau xanh.
Người ta bảo: Nhất thổ nhì mộc. Thế nhưng, tổ mộc của anh, nhàn nhã hơn tổ của tôi nhiều. Sau khi đóng bàn ghế cho trại, thì công việc chính là đóng mấy chiếc hòm, tủ cho riêng các cán bộ có chức phận. . .
Bây giờ “ hòa bình” đã lập lại, cũng phải vun vén, tư túi như ai mới được chứ? Ðó là lý do tổ của anh được những cán bộ trong trại ưu ái.. Ngoài phần ăn, mỗi người còn được thêm một bát cơm trắng, vì thế anh thường “ chi viện” cho tôi những củ khoai, củ sắn. Anh thường làm tôi yên tâm: “ Chú cứ cầm lấy ăn đi, anh ăn như thế đủ lắm rồi”. Tôi cũng biết, với một người có cân lượng như anh, ăn uống như thế này thật là thiếu thốn, nhưng cố từ chối không được. Vả lại, tôi cũng bị đói quá nên cũng phải nhận.
Có tên Phó trại, sắp về phép nhờ tổ mộc đóng cho anh ta một chiếc tủ nhỏ đựng quần áo, đóng xong hắn cho cả tổ mộc một chõ xôi. Anh được một nắm.

Nắm xôi phần của anh ấy, đã gây cho tôi và anh một chuỗi những phiền toái và nhục nhã. . .
. . . Tôi chui vào một bụi cây, mới mở gói lá chuối ra, thì một tên cảnh vệ ập tới:
- Cả tuần nay trại ăn sắn! Xôi đâu mà anh có?
Tôi đâu có thể nói là của anh cho tôi. Do dự một chút, tôi nói:
- Tôi đổi một chút tư trang của tôi cho dân trong bản. . .
Tôi bị trói thúc ké và bị dẫn về trại ngay lập tức. . .
Khi tên cán bộ dẫn giải tôi đi ngang tổ mộc. . . Anh lắc đầu. Tôi vừa nheo mắt, cũng vừa lắc đầu như một ám hiệu cho anh biết tôi đã nhận hết, anh đừng khai báo gì cả. . .

. . . Tôi nằm trong hang biệt giam, hai chân bị cùm, hai tay bị còng, trong một tư thế nửa nằm nửa ngồi, cứ thế suốt một ngày, đến bửa ăn, tên cảnh vệ tháo còng, cùm cho tôi ăn, ăn xong, khóa tiếp. . .
Sáng hôm sau, tôi thấy Nguyễn Trọng Nhi, một Thiếu tá Nhẩy dù khiêng lỉnh kỉnh những cây, gỗ vào hang. Anh không nhìn tôi, lúi húi lắp ráp một cái cùm khác bên cạnh chỗ tôi nằm. . .
(Cùm là hai cây gỗ, đặt song song với nhau trên hai cây trụ, cũng bằng gỗ, được khoét hai lỗ tròn vừa bằng cổ chân. Phạm nhân ngồi xuống, đưa hai chân lên, hai cổ chân vào hai cái lỗ ấy, tên cảnh vệ chỉ việc đóng thanh gỗ phía trên lại, cài chốt. Sau đó mới còng hai tay, tùy theo tội nặng nhẹ mà hai tay bị cùm đằng sau hay đằng trước)
Tôi tự nghĩ:
- Ước gì có “ Con nhạn” nào sắp bị vào đây, biết kể chuyện chưởng, thì đỡ cho mình quá!
Nguyễn Trọng Nhi lúi húi làm, thỉnh thoảng chờ cho tên cảnh vệ quay đi chỗ khác, anh quay nhìn tôi, hình như anh muốn với tôi điều gì thì phải.
Chờ cho tên cảnh vệ ra ngoài làm gì đó. Anh nói nhỏ:
- Chỗ của thằng Huấn đấy!
Nói xong, anh vội thu dọn đồ nghề, vờ lấy thanh gỗ gần chỗ tôi nằm rồi khẽ đập vào vai tôi rồi theo tên cảnh vệ đi ra. . .
Chỉ một lát sau, lại tiếng tên cảnh vệ:
- Vào đây, sướng không muốn, “ nại” quan hệ “ nôi” thôi.
“ Yên vị” tôi hỏi anh:
- Anh bị chuyện gì vậy?
Anh nói:
- Còn chuyện gì nữa! Cậu ngu lắm, nhận gì thì nhận, sao lại nhận là mua bán đổi chác với dân bản? Tội ấy to lắm! Cậu có biết chúng nó giam cậu bao lâu không?
- Thì bất quá, vài tuần là cùng chứ gì?
- Vài tuần, sức khỏe như thế này, chịu sao nổi vài tuần, nó đọc quyết định rồi đấy. Một tháng!
Tôi rùng mình, một tháng trời, với tư thế nửa nằm nửa ngồi như thế này. . .
- Tớ đành phải nhận đã cho cậu cái nắm xôi đó, thế là hai đứa mình cưa đôi!
Tôi nói như hét:
- Tôi làm tôi chịu, mắc mớ gì anh mà anh nhận, tôi còn khỏe mạnh còn anh bị thương như thế, làm sao chịu nổi cực hình này?
Tôi ngừng liền , rồi liếc nhìn chiếc chậu sành để bên cạnh, chậu thau ấy, tôi chỉ cần nghêng mình là có thể đi tiểu được ( vì ban ngay chỉ bị cùm tay phía trước). Còn anh, vết thương tai ác kia thì làm sao đây?

Tôi bỗng nhớ đến mỗi lần vào khu nhà tắm công cộng ( Nói là cái nhà cho nó oai, chứ gồm nhiều ống nứa, nối lại với nhau, dẫn nước suối từ lưng chừng núi xuống Thế là túm nhau lại tắm) Trại toàn là nam tù nhân nên ai ai cũng trần truồng, chỉ có anh là luôn mặc một chiếc quân đùi.
Một hôm, trong lúc sinh hoạt, tên cán bộ văn xã ra lệnh:
- . . . Còn về sinh hoạt nội quy, từ nay tắm táp, mọi người phải mặc quần “ nót” vào, các anh quen thói sa đọa, sao cứ tồng ngông như thế! Trông chướng lắm. . .
Tan hàng, Hùng Sùi cười hô hố:
- Từ nay tắm lại phải mặc quần “ nót”! Tư trang đi học đủ cho một tháng, quần “ nót” mục mẹ hết rồi ! A, ha! Nhưng lại đỡ cho những “ Hoạn quan” biết mấy?
Tôi thấy mặt anh tái ngắt, anh cúi ngay đầu xuống. Một cảm giác vừa tê tái, vừa nóng giận cực độ bùng lên, tôi kéo Hùng Sùi ra gốc đá, nắm lấy cổ áo anh ta. Tôi ghé sát vào mặt Hùng, gằn từng tiếng:
- Anh nói ai là hoạn quan?
- Tôi có nói anh đâu mà anh động lòng? Muốn đánh nhau hả? Anh nhìn lại cái thân cò ma của anh, chịu nổi mấy cú đấm của tôi?
Hùng Sùi đẩy mạnh một cái, rồi dứ dứ nắm tay to tướng vào trước mặt tôi, tôi nhổ một bãi nước bọt:
- Anh cực kỳ vô liêm sỉ, người ta bị thương là do đạn thù, chính ra anh phải xót thương họ mới phải, sao nỡ ăn nói như thế?
Hùng Sùi trân trân nhìn tôi, tôi chờ sự phản ứng của anh ta, chắc tôi sẽ lãnh đòn rồi, thằng cha này tính nóng như lửa ! Nhưng kìa ! Gương mặt Hùng chuyển sang mầu tái tím, đôi mắt rưng rưng:
- Tớ bậy thật, tớ không thể ngờ tại sao mình lại hàm hồ đến thế.
Rồi Hùng vỗ liên tiếp vào miệng:
- Cái miệng ăn mắm ăn muối, khốn nạn, khốn nạn.

Trở lại cái “ phòng giam”, nỗi lo lắng về việc vệ sinh của anh đã được anh giải quyết rất khốn khổ. Thường cho dù ăn ngô, ăn sắn, hay ăm cơm, mỗi bữa, một tù nhân đựợc một bát rau luộc với muối. Anh chỉ vớt ăn cái, còn bỏ nước. Khi nào anh khát lắm, tôi thấy anh chỉ nhấp một chút nước cho đỡ khô miệng. . .
Một hôm, ăn “ cơm” chiều xong, tên cảnh vệ nói:
- Hôm nay, theo lệnh trên, nhân ngày lễ lớn, các anh khỏi phải cùm, phải còng, có thể ra ngoài nơi giam giữ, nhưng không được đi ra khỏi ngoài hàng rào. . .
Tôi với anh ngồi trước cửa hang, hai tay cứ liên tục xoa bóp những chỗ phồng trên hai ống chân, bỗng tôi thấy anh nhẩy xuống đất cầm cục đá, ném lên trời, nơi có một ông trăng gầy đét đang ngồi lắt lẻo trên ngọn xoan già:
- Cậu có biết tại sao tớ cứ bị cái mặt mẹt này, nó ám ảnh tớ mãi như thế này không?

Trong se se lạnh, giọng của anh trầm hẳn xuống:
. . . “ Ðất nước hai đầu phình ra, mầu mỡ, đến quê mình thì tự nhiệm thắt lại, khe khắt, nghiệt ngã nên nghèo lắm. . . Giống như chỗ bẩn thì lắm vi trùng! Nghèo đói quá, khổ hận quá, sinh ra tôn giáo và Cộng sản và ở đây, Cộng sản lây lan như một bệnh dịch. Các thanh niên bỏ trốn ra bưng. Còn mình thì được gia đình cho ra Huế học. “ Học trò trường Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi chẳng đừng”. . . Và mình gặp Bằng Lăng, chúng mình yêu nhau, thề non hẹn biển. . .
Cho đến một đêm ( Anh lại lấy cục đá ném lên trời) cũng đêm trăng như thế này, nàng đến mình. Giọng nàng sũng nước mắt:
- Anh có yêu em không?
- Sao em lại hỏi anh câu đó? Em không biết lòng anh đối với em như thế nào sao Lăng?
Lăng ôm ghì lấy mình van lơn:
- Không, anh phải trả lời cho em mới được!
Mình quả quyết:
- Anh yêu em, yêu, như chưa từng yêu ai trên cõi đời này cả!
- Anh có thể bỏ tất cả, trốn theo em được không ?
- Việc gì phải trốn, anh có thể về nói với gia đình, trầu cau hỏi cưới đàng hoàng
- Em muốn anh đi với em vào bưng, theo Cách mạng, anh thấy không, tổ quốc đang. . .
Cho đến giờ phút này, mình còn nhớ như in khuôn mặt đẫm lệ của nàng khi mình từ chối, mình không còn nhớ mình nói điều gì, chỉ còn nhớ chiếc bóng của nàng chạy ra cửa, vừa chạy vừa gạt nước mắt. . .
Nhưng bi kịch này, không nằm yên ở cuộc chia tay ấy. . .
Nàng vừa bước ra khỏi ngoại thành thì bị bắt, rồi bị giam tại nhà lao Mang Cá. Mình biết tin ấy khi nghe bạn bè trong lớp xì xào, họ nhìn mình với con mắt nửa nghi ngờ, nửa sợ hãi.
Lúc ấy, Huế đang oằn mình trở lạnh, những cơn mưa phùn làm trời đất tê tái, thâm xịt.Mình đi thăm nàng với một túi gồm áo lạnh và những đồ vật dụng cá nhân.
Người cảnh sát dẫn nàng ra, áo lam, khuôn mặt tái xanh. Mình lao tới chộp lấy tay nàng
- Sao ra cơ khổ này hả em?
Và cho đến bây giờ, tôi còn nhớ như in đôi mắt bốc lửa của nàng nhìn tôi ngày hôm ấy. Nàng hất mạnh tay mình ra, rồi dằn từng tiếng:
- Tôi không thể ngờ trên thế gian này lại có người ti tiện như anh, chỉ mình anh là biết tôi đi! Ai chỉ điểm ư? Thì chỉ có anh là biết. . .

Ánh trăng bị một đám mây to che khuất lại đang từ từ hiện ra, sáng đến nỗi tôi có thể trông thấy mờ mờ những mái nhà sàn nhấp nhô trong màn sương mờ đục dưới bản. . . Sáng đến độ, tôi có thể nhìn thấy những nét méo mó trên gương mặt khắc khổ của anh. . .
Tôi nhìn anh ái ngại. Bây giờ thì tôi mới biết cái gì thăm thẳm như từ vực sâu, luôn lấp ló trên cặp lông mày, lúc nào cũng như muốn toát ra những khổ ải ở anh. . .
Như phần mở đầu, tôi có mô tả qua, tiếng vạc sành kêu sương trong những đêm cô tịch như đêm này ( Ôi! Không phải chúng kêu đâu, hình như chúng gọi nhau thì phải, con trống gọi con mái, một giọng khàn đục tha thiết gửi nhớ thương đến một con mái chờ trông. Có khi là con mái rất xa lạ, hoặc con mái trễ cuộc hẹn hò? Vì không giống như những loài chim khác, vạc không biết lối đi về ban đêm bởi thính giác, thị giác chúng rất tồi. . . Chúng chỉ biết ra rả gọi nhau để truyền tải nỗi nhớ nhung và lòng khao khát mà thôi)

Lại có một chi tiết, không khéo, tôi lại mang tiếng là đơm đặt: Hai ngày sau tên cảnh vệ sùng sục đi vào hang, hắn mở cùm còng cho anh rồi ném về phía anh một gói giấy báo:
- Anh thay đồ gấp, đi gặp cấp trên.
. . . “ Chỉ vì một nắm xôi thôi, lại chưa được ăn vào miệng sao nhiều rắc rối thế này?” Tôi cứ loay hoay trong những câu đại loại như thế. . . Nhưng chỉ một lát sau anh về, vẻ mặt anh chứng tỏ anh xúc động rất mạnh. Nhưng tôi càng ngỡ ngàng hơn, khi nghe anh nói:
- Thượng tá quân báo Hồ Hải Bằng Lăng đến thăm Trung tá tù nhân Hùynh Văn Huấn. . .
Bạn đọc đến đây, chắc sẽ nghĩ đến những trách móc, những chì chiết của những việc làm ngày xưa cũ, rồi thế nào cũng đến cái màn an ủi nhau, “ động viên” nhau học tập tốt, cải tạo tốt phải không? Bạn lầm rồi, y như hôm ấy anh và tôi đã lầm. . .

Những đợt thăm nuôi này, kế tiếp đợt thăm nuôi khác, anh không hề nhận được một chút quà thăm nuôi hay thư từ gì của Loan nữa. . . Bạn cũng không bao giờ tưởng tượng nổi, nỗi tủi thân của những người tù, khi nhìn thấy những người không được thăm nuôi đâu nhỉ? Trong khi chúng tôi đang rối rít với những tấm áo ấm, nồng nàn tình cảm gia đình. . . Thì họ, trong đó có anh, lẳng lặng tránh ra những hang đá vắng để lau những giọt nước mắt. . .
Biết những nỗi tủi thân ấy, mỗi lần nhận được quà, tôi đem thẳng đến láng của anh, hai anh em mở ra ăn, chia nhau những vật dụng như muốn san sẻ đồng đều cho nhau những hạnh phúc cùng cả những bất hạnh ( Nhưng cho đến bây giờ, tôi mới biết những cử chỉ ấy của tôi chỉ làm khuấy thêm nỗi xót xa, nỗi tủi phận trong anh mà thôi)

Vợ tôi lại lặn lội ra thăm tôi lần nữa, mới gặp nhau, mắt nàng long lên:
- Lần sau, anh đừng nói em đến thăm con mụ Loan nửa nghe, nó lấy chồng rồi, lại lấy cán gộc mới chết chứ. . .
Ðàn bà đến là buồn cười, trong những cử chỉ, giọng nói về một người đàn bà trắc nết nào đó, y như có lấp ló niềm kiêu hãnh về lòng đoan chính của họ. . .
Tôi chia đôi bánh thuốc lào, rồi chạy nhanh xuống anh. Tôi quyết định cứ huỵch toẹt ra cho rồi, đằng nào ảnh chẳng biết_Tôi nghĩ như vậy! ( Bạn ạ! Tại sao tôi lại viết chi tiết bánh thuốc lào ở đây. lại đi kèm với cái tin xui xẻo ấy của anh? Bạn không biết đấy thôi! Tôi làm một thí dụ này nhé: Ở bên Mỹ no cơm ấm cật này, nếu tôi đang bị mất job, lại mất chiếc xe. Có một ông bụt Mỹ nào đó đến cho tôi một cái xe đời mới nhất, tôi không mừng bằng ở Việt Bắc, trong cái giá lạnh của gió mùa đông bắc và cái hiu hắt giá băng của nỗi nhớ nhà, bạn cho tôi mấy “ bi” thuốc lào!)
Nhìn bánh thuốc lào, mắt anh sáng lên:
- Ðủ rồi, thế là đủ rồi, đủ say cho quên cuộc đời chó đẻ này rồi Hoàn ạ. . . Cậu muốn kể cho mình về Loan phải không? Mình nghe hết rồi. . .
Cái tin một bà vợ nào đó, vất bỏ lại đằng sau nổi nhục nhằn của người chồng đang ở trong tù, để đi tìm một cuộc sống khác ổn định, vẫn là câu chuyện đầu tiên khi các bà không bỏ chồng kể cho chồng nghe, như một lời nhắn: “ Em đã được vinh hạnh anh chia cho cái vinh hoa ngày trước. Em sẽ cùng anh uống chung chén đắng sau này.. .”

Một tháng sau, anh chết!

Tôi sẽ không kể việc anh chết thê thảm và lạ lùng như thế nào, dễ hiểu thôi! Tôi mà kể ra, có thể có người nào đó, biết đó là anh, vì chưa từng có cái chết nào trong tù lại thảm khốc và hãi hùng đến như vậy. . .
Tôi chỉ xin bạn theo bóng tôi đến một mỏm đá sau láng. . .
. . . Trong khi các bạn tù đang nhốn nháo về tin anh chết. Tôi lẳng lặng ra mỏm đá mà tôi với anh từng ngồi. Lại hai hình ảnh và âm thanh với những ám ảnh như truyền kiếp cứ quấn lấy tôi: Trăng gầy và tiếng vạc kêu sương! Hợp âm ấy, như con ác phụ Kim Loan đã bám suốt đời anh. . . Trăng gầy, hôm nay vàng vọt, mây chung quanh như một giải băng tang lạnh lẻo. Bỗng nhiên có một cơn gió xoáy ập đến, gió xoáy vào những góc cây, những hốc đá. . . Mặc dù trời nhờ nhờ tối, tôi cũng biết cơn xoáy ấy đang mang theo đất cát và những chiếc lá khô cùng những tiếng gió rít bay vút lên không trung thăm thẳm. . .
Tôi khóc, tiếng gió rít mang theo tiếng thì thầm trong tiếng nấc của tôi:
- Xin anh yên nghĩ, những ngày đã qua của anh, chẳng có gì anh phải hối tiếc cả ! Anh sống làm chi cho thêm khổ, xin anh đi bình an. . .
Tôi gục đầu, lại có tiếc vạc sành khắc khoải..

VI. VAI GẦY.

Tôi đang đối mặt với Loan. . .
Như tôi kể cho bạn ở trên. Xin bạn hãy thông cảm cho sự tức giận của tôi mà tha thứ cho ý nghĩ này của tôi lúc ấy: Giá tôi có thể nhào tới, tát vào cái khuôn mặt kia một vài cái, tôi cũng có thể làm.
. . . Tôi gằn từng tiếng:
- Còn tôi, không cần dò hỏi về chị, tôi cũng biết chị đi theo diện HO của người chồng bạc phước đã chết trong trại cải tạo. Còn xót xa hơn, sau đó chị còn bảo lãnh cho thằng Việt cộng ấy sang đây với chị nữa kìa. . .

Loan gục đầu khóc rồi nàng hất mạnh lọn tóc dài ra đằng sau, cười chua chát. Nàng mở bóp, lấy ra một phong bì đã cũ nát, trong đó có bức hình đen trắng:
. . . Bằng Lăng, người con gái Huế kiều mị năm nào, trong bộ quân phục đang đứng bên anh, bộ đồ tù còn nhăn nếp mới. . . Tôi lật mặt sau:
“...Thưa chị Loan: Báo tin cho chị tôi đã tìm thấy người yêu cũ của tôi rồi. Tôi đang tìm cách bảo lãnh anh ra. Chúng tôi sẽ nối lại cuộc đời đã bị dang dở ngày xưa. . . Mong chị sớm quên anh.
Và một dòng tái bút: Từ nay chị khỏi phải thăm nuôi anh nữa, tôi sẽ làm công việc ấy thay cho chị. . .
Các bạn thấy kinh hãi chưa, đàn bà, lại là đàn bà Việt Cộng, họ trả thù nhau tàn khốc như vậy đó!
Tôi nhìn Loan, nàng đang gục đầu, hai vai gầy nhô cao, rung lên theo tiếng nấc.

Nguyễn Trọng Hoàn
( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm