Trang Lá Cải 01 -12 -2021: MC Kỳ Duyên tái duyên cùng Trịnh Hội...
Đấu giá thanh gươm của Napoleon
***************
Cái chết bí ẩn của cô gái tài năng gốc Việt ở tầng hầm Đại học Yale
MỹThi thể nữ nghiên cứu sinh Annie Le được tìm thấy trong tầng hầm Đại học Yale, đúng ngày cô định tổ chức đám cưới.
Ngày
13/9/2009, hơn 100 nhân viên pháp y và chuyên gia giám định xuống hầm
ngầm trung tâm nghiên cứu động vật tại Đại học Yale thực hiện cuộc tìm
kiếm quy mô lớn. Mục tiêu là Annie Le, 24 tuổi, người Mỹ gốc Việt, nữ
nghiên cứu sinh tiến sĩ, mất tích năm ngày trước.
Annie từ nhỏ nổi
tiếng thông minh ham học "không đối thủ". Cô thi vào Đại học Rochester
với học bổng 160.000 USD và Đại học Yale danh giá với thành tích xuất
sắc.
Annie thường một mình đến phòng thí nghiệm từ sớm, đêm mới đi
bộ về ký túc xá, thậm chí nhiều lúc ngủ luôn trong phòng thí nghiệm. An
ninh trong khuôn viên Đại học Yale được đánh giá rất tốt với hệ thống
camera không góc chết nên người nhà không lo lắng, cho đến ngày
8/9/2009, khi chỉ còn 5 ngày nữa, Annie sẽ cùng bạn trai Jonathan tổ
chức hôn lễ.
Là người mê công việc, 10h sáng hôm đó, Annie vẫn đến
phòng thí nghiệm như thường lệ. Đến 22h, thấy cô vẫn chưa về, các bạn
cùng phòng gọi điện thoại không được nên liên lạc với Jonathan.
Anh này nói đã một ngày không liên lạc với Annie, và cả cha mẹ cô cũng vậy.
Trong
phòng thí nghiệm của Annie không có gì khác thường. Ví và điện thoại di
động của cô vẫn trên bàn làm việc. Tầng hầm có rất nhiều dự án nghiên
cứu bí mật nên Đại học Yale không lắp camera giám sát ở vị trí này. Do
đó, cảnh sát chỉ có thể xem lại video giám sát lối lên xuống hầm ngầm và
hai lối ra vào tòa nhà.
Họ thấy Annie đi xuống hầm lúc 10h, nhưng
không thấy đi lên. Thậm chí lúc 12h55', có chuông báo cháy, tất cả rời
khỏi tòa nhà, nhưng cũng không có bóng dáng Annie.
Hầm ngầm có
biện pháp bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, không lối ra nào khác. Nếu Annie
không có dưới hầm ngầm, chỉ còn một khả năng có người cho cô vào va ly
hoặc túi đồ khá lớn rồi mang ra, vì Annie rất chỉ cao 1m50. Cảnh sát lại
một lần nữa xem lại video để tìm người có thể mang Annie ra ngoài,
nhưng không phát hiện gì.
Nghiên cứu lại toàn bộ quá trình điều
tra, cảnh sát cho rằng Annie vẫn còn ở dưới hầm ngầm, vì vậy huy động
hơn 100 người cùng tìm kiếm. Họ phát hiện cửa phòng thí nghiệm có dấu
vết nghi là máu. Trên trần phòng thí nghiệm có một chiếc găng tay cao
su, một chiếc tất màu trắng, một chiếc áo khoác phòng thí nghiệm màu
vàng có dính vết máu và một hạt vòng nhỏ được cho là của Annie.
Những
phát hiện này củng cố niềm tin cho đội tìm kiếm, họ tin tưởng nữ nghiên
cứu sinh nhất định đang bị giấu ở một ngóc ngách nào đó dưới hầm.
Với
sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, thi thể cô gái 24 tuổi bị treo trên hộp kỹ
thuật có diện tích 1,5 m2 được cảnh sát phát hiện phía sau một cánh cửa
hộp kỹ thuật. Ngày Annie được tìm thấy cũng chính là ngày cô dự định tổ
chức hôn lễ.
Trên người Annie có nhiều chỗ gãy xương nhưng nguyên
nhân chết lại là bị siết cổ. Đối tượng tình nghi đầu tiên của cảnh sát
chính là cậu bạn trai Jonathan. Nhưng sau khi điều tra, cảnh sát lại
phát hiện tình cảm của Annie và Jonathan cực kì tốt, yêu nhau từ thời ở
Đại học Rochester. Hôm xảy ra vụ án, Jonathan cũng có bằng chứng ngoại
phạm hoàn hảo.
Annie hiền lành, quan hệ xã hội cực kì đơn giản. Vì
vậy cảnh sát chuyển trọng điểm điều tra đến những người có thể tự do ra
vào hầm ngầm, nơi có mức độ bảo mật cực cao và chỉ rất ít người có
quyền tiếp cận.
Hai người bị cảnh sát khoanh vùng
là Raymond Clark II, phụ trách chăm sóc các loại động vật thí nghiệm
dưới hầm và Larry, phụ trách bảo vệ các thiết bị dưới hầm ngầm. Họ có
quyền đi lại tự do khắp các ngóc ngách của hầm ngầm. Hôm đó cả hai đều
đi làm.
Raymond khai hơn 10h sáng có thấy Annie nhưng lúc 12h55'
nghe thấy tiếng cảnh báo hỏa hoạn liền chạy ra sớm. Khi tình hình ổn
định, anh ta trở lại hầm ngầm, làm việc đến hơn 16h rồi ra về. Larry
khai tương tự và khẳng định tan làm lúc 14h30' và trở về nhà.
Cảnh
sát xem lại video giám sát, xác nhận hai người không nói dối, ít nhất
là về thời gian lên xuống hầm. Có điều bởi dưới hầm không có camera,
không ai biết rốt cuộc hai người đã làm gì dưới đó.
Trong quá
trình xem lại video về Raymond, cảnh sát phát hiện khi rời khỏi tòa nhà,
dáng vẻ Raymond dường như có tâm trạng nặng nề. Đồng nghiệp đều nói
Raymond hướng nội, ít giao lưu. Tuy nhiên khi cảnh sát hỏi Raymond và
Annie có mâu thuẫn gì không, lại có người nói từng nhìn thấy tranh cãi,
nguyên nhân hình như vì bất đồng trong việc đối xử với chuột bạch, nhưng
sau đó hai người đã nhanh chóng giảng hòa.
Cảnh sát nhận thấy
dưới hầm có rất nhiều cửa an ninh nên quyết định xem lại thông tin quẹt
thẻ tại các cửa để kiểm chứng lại việc di chuyển của Raymond và Larry.
Họ phát hiện, 11h- 12h10' hôm xảy ra vụ án, Raymond ra vào phòng thí
nghiệm của Annie đến 11 lần. Anh ta lập tức bị xếp vào diện đối tượng
tình nghi số một, tiến hành điều tra trọng điểm.
Theo quy định,
trước khi đi xuống hầm ngầm, nhân viên cần quẹt thẻ và kí tên vào sổ
đăng ký tại cửa an ninh. Trong cuốn sổ đăng ký, Annie luôn kí tên bằng
bút màu xanh lá cây, Raymond thì ký tên bằng bút màu đen, nhưng sau khi
xảy ra vụ án, Raymond ký bằng màu xanh lá.
Xem lại một lần nữa
video giám sát về Raymond, cảnh sát cũng phát hiện, khi đi xuống hầm
ngầm lần đầu tiên lúc hơn 7 giờ sáng, Raymond mặc áo thí nghiệm màu vàng
nhưng lúc chạy lên khỏi hầm ngầm do có chuông báo cháy lại mặc áo màu
xanh, trên vai phải có một vết bẩn nghi là máu.
Đến lúc quay lại
hầm ngầm, vết bẩn trên vai áo Raymond biến mất. Điều này có nghĩa sau
khi xuống hầm ngầm Raymond đã thay áo, sau khi lên khỏi hầm lại thay áo
lần nữa, trong vòng một ngày ít nhất thay đến ba chiếc áo. Đây rõ ràng
là tình tiết không bình thường.
Theo
kết quả xét nghiệm, trên quần áo của Annie, chiếc tất dính máu, găng
tay cao su và chiếc áo thí nghiệm màu vàng tìm thấy ở hiện trường đều
tìm thấy ADN của Raymond.
Trước rất nhiều bằng chứng, Raymond
không phủ nhận cáo buộc của cảnh sát, nhưng im lặng. Trong phiên tòa xét
xử, Raymond xin lỗi người nhà Annie, thừa nhận "có trách nhiệm không
thể chối cãi đối với cái chết của Annie".
Ngày 17/3/2011, Raymond bị phạt 44 năm tù về tội Cố ý giết người, nhưng
không chịu nói ra lí do sát hại. Cảnh sát suy đoán rất có thể Raymond
yêu đơn phương Annie, nhưng tính cách hướng nội nên không dám ngỏ lời.
Khi được biết Annie sắp làm đám cưới, Raymond không chịu được việc cô sẽ
trở thành vợ người khác nên gây án.
Nhận định này cũng được bạn
gái cũ của Raymond ủng hộ. Cô nói Raymond mắc chứng hoang tưởng ảo giác,
có dục vọng khống chế rất mạnh, có thể đã bày tỏ tình cảm với Annie
nhưng bị từ chối nên ra tay. Tuy nhiên việc Raymond yêu đơn phương Annie
chỉ là phỏng đoán, ngoài nạn nhân và hung thủ, không ai có thể biết rõ
động cơ thực sự.
Sau cái chết của nghiên cứu sinh gốc Việt tài năng, Đại học Yale thành lập quỹ học bổng lấy tên cô. Tiền của những người quyên tặng sẽ được chuyển đến quỹ học bổng Annie Le của trường Yale. Gia đình cô mong muốn những người gửi tiền phúng điếu cô sẽ chuyển cho quỹ này.
Đây
là tổ chức giúp trẻ em của các cộng đồng có thu nhập thấp có cơ hội học
hành lên cao bằng việc hỗ trợ học phí. Annie và vị hôn phu trước đó đã
dự định gợi ý quà cưới cho họ được chuyển thành tiền cho tổ chức này.
Khang Diệp (Theo Toutiao)
***************
Đấu giá thanh gươm của Napoleon
Thanh gươm Napoleon đeo trong cuộc đảo chính năm 1799 cùng một số vũ khí khác của ông được đem ra đấu giá ở Mỹ.
Thanh
gươm này nằm trong số vũ khí cá nhân của Hoàng đế Pháp Napoleon
Bonaparte sẽ được công ty đấu giá Rock Island trụ sở tại Illinois, Mỹ,
rao bán từ ngày 3/12 tới 5/12. Số vũ khí này được định giá 1,5-3,5 triệu
USD.
Nhà
đấu giá cho hay thanh gươm là vật nổi bật nhất trong bộ sưu tập. Đây là
thanh gươm do Nicolas-Noel Boutet, giám đốc nhà máy sản xuất vũ khí
quốc gia tại Versailles, chế tạo.
Napoleon đã đeo
thanh gươm này bên mình khi tiến hành cuộc đảo chính vào tháng 11/1799,
lật đổ hội đồng lập pháp và thành lập chính quyền mới, biến ông trở
thành người quyền lực nhất nước Pháp. 5 năm sau cuộc đảo chính, Napoleon
lên ngôi Hoàng đế Pháp.
Sau khi lên ngôi Hoàng đế,
Napoleon tặng lại thanh gươm cho tướng Jean-Andoche Junot, nhưng vợ ông
này sau đó đã bán nó để trang trải nợ nần. Một bảo tàng ở London đã mua
lại thanh gươm và chủ nhân cuối cùng của nó là một nhà sưu tập người Mỹ
vừa qua đời, theo công ty Rock Island.
Napoleon
sinh năm 1769, mất năm 1821, từng xây dựng một đế chế rộng lớn thống trị
gần như cả lục địa châu Âu. Ông được xem là một trong những lãnh đạo
quân sự vĩ đại nhất lịch sử thế giới.
***********
Thắng kiện 10 triệu USD vì giẫm phải đinh gỉ trong siêu thị
MỹTập
đoàn Walmart phải bồi thường 10 triệu USD cho April Jones, người phụ nữ
mất một chân vì giẫm phải đinh gỉ trong siêu thị ở Nam Carolina.
Cô
April Jones, sống ở Florence, bang Nam Carolina, Mỹ, giẫm phải đinh ở
lối vào siêu thị Walmart hồi tháng 6/2015. Jones sau đó bị nhiễm trùng
và phải trải qua ba ca phẫu thuật cắt cụt gần hết chân phải, khiến cô
phải ngồi xe lăn nhiều năm qua.
Jones
khởi kiện Walmart năm 2017 và bồi thẩm đoàn hạt Florence hôm 26/11 đồng
ý với phán quyết tuần trước của tòa án, kết luận công ty phải bồi
thường 10 triệu USD cho Jones.
Bồi thẩm đoàn cho
biết Walmart không trình được video cho thấy nhân viên của họ thường
xuyên quét dọn lối ra vào để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Các chuyên
gia cũng chứng minh rằng cái đinh gỉ là nguyên nhân khiến Jones phải cắt
cụt chi.Luật sư của Jones cho hay số tiền này sẽ giúp cô mua chân giả,
sửa chữa nhà cửa để thuận tiện đi lại hơn và trang trải chi phí chữa
bệnh. Walmart chưa bình luận về phán quyết.
************ MC Kỳ Duyên khoe trọn vòng 1 mơn mởn bên ‘tình mới’, danh tính người đàn ông bí ẩn gây sửng sốt Theo
như mới đây, người đẹp Kỳ Duyên lại gây chú ý khi diện đồ khoe khéo
vòng 1 căng đầy, với vóc dáng thon thả, làn da ít nếp nhăn, Kỳ Duyên còn
gây chú ý nhờ 3 vòng hoàn hảo. Dù đã bước dần sang tuổi trung niên
nhưng MC Kỳ Duyên vẫn luôn giữ vững phong độ về nhan sắc.
MC Kỳ Duyên được mệnh danh là một trong những mỹ nhân không tuổi của
làng giải trí trong nước lẫn hải ngoại. Dù đã ở độ tuổi U60 nhưng nữ MC
vẫn luôn cho thấy đẳng cấp nhan sắc kiều diễm. Bên cạnh vóc dáng thon
thả, làn da ít nếp nhăn, Kỳ Duyên còn gây chú ý nhờ 3 vòng hoàn hảo.
Mới đây, một lần nữa Kỳ Duyên cho thấy đẳng cấp của mình bằng loạt ảnh
chụp cận mặt, khoe trọn nhan sắc. Như thường lệ, nữ MC lại cho thấy tâm
trạng yêu đời: “Em đến bên đời hoa vàng một đóa… Hình như lâu lắm rồi nụ
cười mới thật sự trở lại trong tôi. Cảm ơn đời và cảm ơn người”.
Trong
chiếc váy dây vàng mỏng manh, vòng 1 mơn mởn như gái đôi mươi chiếm
trọn sự chú ý. Nếu không nói tuổi, có lẽ chẳng ai ngờ đây lại là thân
hình của người phụ nữ đã bước sang tuổi 56. Thử so sánh với những mỹ
nhân trẻ trung khác trong showbiz cũng không quá chênh lệch. Gương mặt
Kỳ Duyên khi không trang điểm tỉ mỉ chẳng để lộ vẻ nhợt nhạt, ngược lại
trông rất hiền dịu.
Tuy nhiên, điều khiến cư dân mạng bàn tán
nhiều nhất phải kể đến tin vui mà Kỳ Duyên ngầm thông báo. Dòng chú
thích của nữ MC như đang muốn tiết lộ việc đã có “ tình yêu đẹp” sau
nhiều năm cô đơn. Trong bức hình cuối, một người đàn ông lấp ló bên cô,
dù giấu mặt nhưng cách chụp hình đầy thân mật đủ cho thấy quan hệ của họ
đặc biệt ra sao.
Cộng
đồng mạng bắt đầu “soi” nhiệt tình xem người đàn ông này là ai. Một số
người hâm mộ theo dõi Kỳ Duyên lâu nay khẳng định chắc chắn đây là Trịnh
Hội – chồng cũ của nữ MC. Thông tin này càng khiến mọi người đứng ngồi
không yên. Liệu có đúng là cả hai đã tái hợp sau hơn 1 thập kỷ ly hôn?
Trước
đó, vào tháng 7/2020, Kỳ Duyên từng đăng hình úp mở về chuyện nối lại
tình xưa với người cũ. Ngoại hình người đàn ông mà cô nắm tay được cho
là giống hệt Trịnh Hội. Dù vậy cả hai vẫn giữ im lặng, không lên tiếng
về tin đồn này.
Kỳ
Duyên và Trịnh Hội từng là cặp đôi trai tài gái sắc nổi tiếng hải
ngoại. Họ đến với nhau khi nữ MC đã trải qua 1 lần đổ vỡ trong hôn nhân.
Năm đó cô 39 tuổi, còn chàng luật sư kiêm MC Trịnh Hội 34 tuổi. Đáng
tiếc là 4 năm sau họ ly hôn trong sự tiếc nuối. Về sau Trịnh Hội tái hôn
với Mai Thy, Kỳ Duyên đến với David Duy Hân. Thế nhưng năm 2018 cô chia
tay doanh nhân này và hưởng thụ cuộc sống độc thân.
**************
" TẮT ĐÈN " THỜI COVID !!!
Thị
Nở cầm tay Chí Phèo, ứa lệ : " người ta đuổi anh ra khỏi Sách giáo khoa
, em cũng xin ra theo. Em không thể sống thiếu anh”. Chí Phèo vô cùng
cảm động liền ôm chặt lấy Thị Nở . Lão Hạc húng hắng ho , ngó cổ ra
ngoài căn nhà thốc gió , nói vọng sang : " Chúng mà đuổi thằng Chí ra
khỏi Sách , tao cũng xin ra theo . Tao già rồi mà không nuôi được thân ,
phải ăn bả chó tự tử , không xứng đáng làm gương cho bọn trẻ.”
Chị
Dậu cắp rá đi vay gạo ngang qua , hớt hải chạy vào : " Cụ ơi ! Cụ xin
cho con ra với , con khố rách áo ôm , không trung hậu đảm đang để nuôi
chồng con nên không xứng đáng làm gương cho ai đâu . Cụ giúp con với
nhé”.
Lão Hạc thở dài , định nói điều gì đó thì Tấm đang vớt bèo
bên bờ ao , vứt rổ chạy đến ôm mặt khóc : " Ông ơi ! Con giết con Cám
còn lấy xác nó làm mắm cho mụ dì ghẻ ăn , con không xứng là hiền lành,
tốt bụng, ông cũng xin cho con ra khỏi Sách với ". Lão Hạc ôm ngực
ho rũ rượi một hồi mắt đẫm lệ nói : " Tao có biết chữ đâu mà viết đơn
xin . Mà nếu có nhờ ai viết hộ đơn xin đi nữa thì chắc gì chúng nó đã
cho ra ".
Nghị Quế đi qua , hóng chuyện , nói chen vào : " Lão Hạc
mà xin ra được thì xin luôn cho tôi ra khỏi Sách với , mấy chục năm nay
tôi bị dân chửi không ra gì . Có phải riêng tôi là thằng xấu đâu . Bây
giờ có cả triệu thằng xấu và ác hơn tôi . Nó ăn của dân không chừa thứ
gì , ngốn cả nghìn tỷ , phá cả chục nghìn tỷ , sao không đưa chúng vào
Sách cho dân ném đá ?”
Thầy giáo Hoàng cắp tay sau đít , đứng đó
tự bao giờ , nói chen vào : " người ta đưa các ông bà vào là để phê phán
cái Xã hội Phong kiến đen tối , chứ ông bà làm gương với kính cái giề”?
Bá
Kiến đứng trước cổng , nghe được câu chuyện liền chỉ gậy nói vọng ra : "
đứa nào bảo Xã hội này đen tối tao vả cho gãy răng . Nghèo là do chúng
mày ngu . Chúng mày định làm loạn , định rủ nhau khiếu kiện đông người
hả ? Tao cho ra khỏi hộ nghèo là chết cả nút đấy . Nên nhớ tao vẫn là
chủ cái làng Vũ Đại này”.
Lão Hạc thở dài , cố nín cơn ho đang
trào lên trong cổ họng , lọm khọm chui vào nhà . Bên ngoài , gió bấc vẫn
lùa ù ù qua tấm liếp , lạnh buốt . Trời vẫn tối đen như tiền đồ Chị
Dậu.
P/S : Cụ Ngô Tất Tố dưới suối vàng ngậm cười than rằng : " Ôi ! Bốn ngàn năm ta lại là ta”
Nguyễn Thu Thủy ***************
Nửa thế kỷ kêu oan của tử tù Hong Kong
Bị
cảnh sát buộc tội giết người dù không có nhân chứng vật chứng, Âu Dương
Bình Cường nói thà bị tử hình chứ không nhận tội oan để được án chung
thân.
Ngày 17/12/1974, một nhân viên vệ sinh phát
hiện thi thể nhiều thương tích của cô gái trong thùng carton tivi vứt
bên vệ đường gần khu chung cư cao cấp "Thung lũng hạnh phúc" ở Hong
Kong.
Kết quả xét nghiệm ADN xác định nạn nhân là
Ca Ngọc Anh, 16 tuổi, đến từ Quảng Châu, học tập tại lớp học buổi tối
gần nơi tìm thấy thi thể. Ngọc Anh bị siết cổ nhưng không bị xâm hại
tình dục.
Chiếc thùng carton còn khá nguyên vẹn,
không có dấu hiệu bị kéo lê quãng đường dài, vậy có thể khẳng định địa
điểm gây án không quá xa nơi phát hiện. Một bạn học của Ngọc Anh, tên
Trần Bành Bành, khai có hẹn với nạn nhân vào 18 ngày 16/12, tức là một
ngày trước khi phát hiện sự việc. Nhưng không thấy cô, Bành đã về nhà
ngay.
Cảnh
sát cải trang làm người mua hàng để điều tra bên trong tiệm kem này thì
phát hiện bên trong có nhiều thùng carton cùng loại với chiếc thùng
giấu thi thể. Một vài đoạn dây điện và giấy vụn xuất hiện bên trong cửa
hàng cũng trùng khớp với loại có trong tóc nạn nhân. Cảnh sát nhận định,
tiệm kem An Mỹ có khả năng là hiện trường đầu tiên của vụ giết người.
Rà
soát nhân viên, họ phát hiện vào đêm xảy ra vụ án, tại tiệm kem An Mỹ
chỉ có nhân viên duy nhất làm việc là Âu Dương Bình Cường, 26 tuổi.
Cảnh
sát thấy 269 sợi vải trên người nạn nhân, trong đó có 7 sợi khớp với
vải trên bộ đồ của Cường. Thêm vào đó, trên cổ tay trái và lưng của nạn
nhân cũng phát hiện nhiều sợi giấy vụn - cùng loại giấy có trong nhà
xưởng phía sau quán kem. Những năm 1970, trong hoàn cảnh không có nhân
chứng, chứng cứ tìm hiện trường và trên cơ thể nạn nhân là những thứ duy
nhất giúp cảnh sát xác định thủ phạm.
Ngày
27/3/1975, sau quá trình thu thập chứng cứ, Cường bị bắt nhưng chỉ thừa
nhận từng tiếp xúc với nạn nhân, khẳng định không sát hại. Các đặc vụ đã
sử dụng nhiều hình thức lấy cung, thậm chí giả làm nạn nhân "hiện về".
Song từ đầu đến cuối, Cường chỉ nói một câu: "Tôi không giết người".
Tuy
các sợi vải thu được trên thi thể cùng loại với kiểu quần áo của Cường
nhưng rất có khả năng chúng đã có sẵn trên người nạn nhân từ trước. Trên
thùng carton cũng không có dấu vân tay của nghi phạm. Tại tiệm kem An
Mỹ cũng không xuất hiện dấu vân tay của nạn nhân.
Các
chứng cứ thu thập của phía cảnh sát khá mơ hồ, không đủ thuyết phục để
định tội Cường. Anh ta và vợ mới cưới có cuộc sống hôn nhân rất hạnh
phúc. Nghi phạm và Ngọc Anh cũng không quen biết nhau nên cảnh sát không
thể tìm ra động cơ gây án.
Dù vậy, Cường vẫn bị buộc tội, nhận án tử hình ngày 4/11/1975. Đây
là vụ án đầu tiên trong lịch sử tư pháp Hong Kong hung thủ bị kết tội
khi không có nhân chứng, chỉ dựa trên kết quả của pháp y.
Sau
bản án, bị cáo và vợ không ngừng kháng cáo. Vợ Cường thuê một luật sư
nổi tiếng cho chồng. Tuy nhiên, bản án tử hình vẫn được giữ nguyên. Bản
án này đã gây ra tranh cãi lớn ở Hồng Kông lúc bấy giờ và nhiều người
cho rằng Cường đã bị xử oan.
Mọi nỗ lực kháng cáo
không thành công, luật sư biện hộ còn khuyên nhận tội ngộ sát để hưởng
khoan hồng nhưng Cường một mực khẳng định bản thân trong sạch. Ngày
9/2/1977, vì vụ án gây ra làn sóng tranh cãi quá lớn, Thống đốc Hồng
Kông kết hợp với Cục hành chính đã ra quyết định ân xá cho Cường, miễn
tội chết, đổi thành chung thân.
Những năm tháng
trong tù, Cường luôn là tù nhân gương mẫu. Dồn hết sức lực để học tập và
đạt được nhiều bằng cấp. Tuy cải tạo tốt, nhưng vẫn giữ nguyên thái độ
cương quyết không nhận tội, Cường được tự do sau 28 năm.
Người vợ quá mệt mỏi sau thời gian dài đấu tranh cho chồng, đã đệ đơn ly hôn và đem con gái đến nơi khác sinh sống vào năm 1981.
Ngày
ra tù, ông đối diện với cuộc sống mới cô độc nhưng tâm thế lạc quan.
Bình tĩnh trả lời báo chí về vụ việc năm xưa, ông nói: "Vụ án đã kết
thúc, tôi không muốn nhắc lại. Chuyện quá khứ không thể thay đổi được,
chỉ mong xã hội mở lòng vị tha để tôi làm lại cuộc đời."
Sau
này, ông Cường tái hôn với một nhà văn tên Tinh Tinh, bà đã dùng câu
chuyện của chồng mình và nhiều vụ án kinh điển khác viết nên tiểu thuyết
"Những Người Nguy Hiểm" được công chúng đón nhận. Vụ án thiếu nữ trong
thùng carton năm xưa cũng được nhiều nhà làm phim khai thác.
Từ
sau khi Hong Kong quyết định không điều tra các hoạt động sai trái của
cảnh sát từ trước ngày 1/1/1977, những uẩn khúc trong vụ án mạng của
Ngọc Anh cũng theo đó mà chôn sâu, vĩnh viễn không có ai có thể tìm ra
sự thật.
Hoàng Phong (Theo SCMP, Time Out *************
Nàng công chúa trùm chăn xinh chất ngất
Bộ ba chất chơi siêu bá đạo; Hết giờ phát quà, ông già Noel đánh game tà tà...
Chuẩn men cháu nào ông nấy ^^.
Hết giờ phát quà, ông già Noel đánh game tà tà.
Đi xe máy dáng "bá đạo" ngất ngây.
Này anh ơi, anh có quả đầu hơi chất chơi đấy.
Cuối cùng cũng bắt được mày, đố chạy đường nào, tha hồ mà tra tấn :))
Từ những chiến chăn và rèm rửa, nàng ấy đã tự chế một chiếc váy lộng lẫy quá :))
Nhìn em bé trông thương ghê, gọn lỏn trong chiếc túi.
Xe bus hết chỗ ngồi nên anh ấy phải trèo leo thế này.
Hít xong phát ngất đến chiều luôn.
Anh tự tạo người yêu cho riêng mình.
Dân chơi vừa đi xe vừa nhắn tin, đừng hỏi vì sao có ngày răng hàm lẫn lộn.
Tự chế cái túi ngủ thông minh ghê.
Trời nắng thế này các anh cũng chả ngại xấu :))
Cô ấy có dáng chụp ảnh dễ thương quá :3
Hút cái điếu thuốc lào này chắc phê đến mấy ngày luôn.
Vào bếp nấu được bữa cơm mà phải ngụy trang thế này mới sợ.
Ông già Noel đi phát quà bằng phương tiện mới.
"Em cá" này có cái đuôi chất lừ.
Xem em tẩu thoát khỏi chốn này đây.
Bộ ba song kiếm hợp bích =))
Zon zon
**************
Cô gái giả chết suốt 5 năm
AustraliaBị cấm đoán chuyện yêu đương, Natasha Ryan, 14 tuổi, vờ chết suốt 5 năm và chỉ lộ diện khi hung thủ "giết" cô sắp bị kết án oan.
Khoảng
8h10 ngày 31/8/1998, Jenny lái xe đưa con gái, Natasha, đến cổng
trường, nhìn con gái vui vẻ vẫy tay chào mẹ rồi mới quay xe về. Nhưng
mới đến nhà, giáo viên của Natasha gọi điện thoại. Người mẹ lập tức có
dự cảm chẳng lành.
Cô giáo hỏi bà mẹ tại sao hôm
nay Natash không đi học. Jenny nói đưa con gái đến cổng trường, tận mắt
nhìn con đi vào trường rồi mới về. Giáo viên tái khẳng định cô bé chưa
hề đến lớp.
Jenny lập tức gọi điện thoại báo cảnh
sát rồi lái xe đến trường, thầm trách người chồng cũ. Họ ly hôn không
lâu, ông ta cưới vợ mới và mời cô bé đến dự. Trở về sau lễ cưới này, tâm
tính cô bé hoàn toàn thay đổi. Natasha trở nên trầm lặng cả ngày, không
muốn giao lưu với bất kỳ ai, sau đó bắt đầu trốn học, giao du với các
thiếu niên hư hỏng, thường xuyên cãi lời mẹ.
Hai ngày sau,
cảnh sát tìm thấy Natasha và bạn trai trong một khách sạn. Natasha được
trả về cho mẹ, còn Black bị phạt 1.000 AUD và bị cấm tiếp xúc với cô
gái. Sau khi được đưa tới một phòng khám tâm lý, Natasha tỏ ra thoải mái
hơn, không còn nổi loạn. Để tránh con gái giao du bạn xấu, mỗi ngày
Jenny đưa đón con đi học.
Ở lần bỏ trốn này, cảnh
sát lập tức tìm đến Black, nhưng anh ta khai từ sau khi bị cấm túc đã
không gặp Natasha. Sau khi khám nhà Black, cảnh sát loại chàng trai ra
khỏi diện tình nghi.
Cảnh sát cho đăng tải thông
tin lên báo chí, truyền hình, triệu tập hàng trăm sĩ quan và tình nguyện
viên tìm kiếm Natasha nhưng không có gì tiến triển sau một tháng. Nhà
chức trách cho rằng khả năng Natasha bị hại là rất cao, dần dừng lại
cuộc tìm kiếm.
Tám tháng sau, vụ mất tích của Natasha đột nhiên có manh mối mới.
Ngày 22/4/1999, một cô bé 9 tuổi ở gần nhà Natasha cũng mất tích trên
đường đi học về. Sau khi điều tra, cảnh sát rất nhanh xác định được nghi
phạm là Leonard Frazer. Frazer nhanh chóng khai đã đợi cô bé từ cổng
trường đi ra và bám theo. Khi đến một đoạn đường vắng, hắn kéo cô bé vào
lùm cỏ bên đường sát hại, ném thi thể xuống hồ nước hẻo lánh.
Khi
được hỏi về Natasha, ban đầu Frazer khăng khăng phủ nhận. Song sau khi
suy nghĩ vài phút, Frazer giao điều kiện chỉ khai nếu cảnh sát bố trí
cho hắn một phòng giam có điều kiện thật tốt. Y nguyện, Frazer cực kỳ
hài lòng, bắt đầu khai nhận hành vi tương tự.
Cảnh
sát lập tức đi tới hồ nước tìm thi thể Natasha suốt nhiều ngày song
không phát hiện bất cứ dấu vết nào của cô bé. Song Frazer cũng thừa nhận
tội nên cảnh sát nhận định Frazer chính là hung thủ sát hại Natasha và
tiến hành truy tố, kết án. Họ tự trấn an, có thể thời gian quá lâu, thi
thể nạn nhân bị động vật dưới hồ ăn mất, các vật phẩm mang theo người
cũng bị động vật thủy sinh làm hư hại.
Mẹ của Natasha dần chấp nhận sự thật con gái đã chết. Ngày 9/5/2001, bà tổ chức tang lễ cho Natasha.
Ngày
11/4/2003, gần 5 năm sau vụ mất tích, hung thủ Frazer sắp được đưa ra
xét xử. Chương trình truyền hình địa phương tổ chức buổi truyền hình
trực tiếp về vấn đề trách nhiệm của gia đình và nhà trường đối với an
toàn của học sinh.
Khi đang lên sóng, có một cuộc
điện thoại gọi tới trường quay, khăng khăng mình chính là Natasha, người
đang được nhắc đến trong chương trình. Cô nói không hề bị hại mà đã bỏ
trốn với bạn trai. Cô gọi đến vì không muốn hung thủ bị oan, cô và
Frazer chưa bao giờ gặp nhau.
Cảnh sát quyết định
tìm hiểu vấn đề. Cuộc điện thoại đến từ một số máy bàn, cách nhà Natasha
2 km. Sau khi gõ cửa, người đi ra mở cửa không ngờ lại là Black, anh ta
căng thẳng không nói được lời nào.
Cảnh sát xông
vào nhà bắt đầu lục soát, phát hiện cô gái khoảng 20 tuổi trốn trong tủ
quần áo. Sau một hồi do dự, cô gật đầu thừa nhận mình là Natasha, cũng
chính là người vừa gọi điện đến đài truyền hình.
Cảnh
sát xác định, buổi sáng hôm đó, sau khi thấy mẹ quay xe về, cô lén chạy
ra cổng trường đến tìm Black. Bạn trai giấu cô trong nhà của một người
họ hàng, cũng chính là căn nhà nơi cô được tìm thấy. Sau khi người họ
hàng chuyển đi, đôi trẻ bắt đầu sống chung.
Natasha
nói trong 5 năm qua chỉ rời ngôi nhà 6 lần, nhân lúc đêm khuya vắng vẻ,
cùng bạn trai tìm bờ hồ hẻo lánh chơi một hồi và quay về nhà trước khi
trời sáng.
Black chỉ là người giao sữa, bạn bè rất
ít cho nên cũng không mấy khi có người đến nhà chơi. Hơn nữa, chỉ cần có
người tới gần ngôi nhà này, Natasha liền trốn vào trong tủ quần áo, có
lúc phải ngồi trong đó mấy tiếng.
Khi cảnh sát hỏi
mấy năm nay làm gì trong nhà, Natasha nói rất thỏa mãn, sống hạnh phúc,
mỗi ngày đọc sách, đọc báo, lên mạng, thỉnh thoảng nấu cơm cho Black.
Jenny
tới tìm con gái, không một lời trách cứ. Natasha ôm mẹ xin lỗi, nói
rằng mỗi lần nghĩ đến vụ mất tích, cô lại thấy sợ hãi nên không dám gọi
điện cho bà.
Natasha bị phạt 1.000 AUD vì giả mất tích,
lãng phí thời gian và tiền bạc của cảnh sát. Black không bị buộc tội
bắt cóc, nhưng đã nói dối cảnh sát, vì vậy bị kết án một năm tù, phạt
16.000 AUD vì tội khai báo gian dối. Natasha và Black đều chấp nhận và
công khai xin lỗi công chúng.
Trong
thời gian Black thi hành án, Natasha ở bên ngoài chờ đợi. Khi Black ra
tù, hai người tiếp tục sống bên nhau, đến ngày 29/9/2008 thì cử hành hôn
lễ. Cha mẹ của Natasha đều đến dự lễ cưới và chúc phúc con gái. Sau đó
Natasha và Black sinh được ba người con, gia đình năm người sống hạnh
phúc.
Nhờ vụ mất tích, Natasha trở thành nổi tiếng,
chấp nhận trả lời độc quyền cho một hãng truyền thông bản địa và dễ
dàng kiếm được 200.000 AUD. Hôn lễ của Natasha và Black cũng được một
hãng truyền thông độc quyền đưa tin, ảnh.
Khang Diệp (Theo Toutiao)
**************
Những “kiệt tác” ra đời trong thời bị phong toả vì Covid-19
Giữa
lúc phong toả diễn ra ở khắp nơi để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan,
một bảo tàng ở Mỹ đã thách mọi người tái tạo tác phẩm nghệ thuật yêu
thích của họ từ các vật dụng tại nhà.
Theo Daily Mail, bảo
tàng Getty ở Los Angeles, Mỹ đã đăng tải một thông điệp trên Twitter như
sau: “Chọn tác phẩm nghệ thuật yêu thích của bạn. Tìm những thứ ở quanh
nhà bạn. Tái tạo một tác phẩm nghệ thuật bằng các món đồ đó. Và chia sẻ
với chúng tôi”.
Lời thách đố này đã được cộng đồng mạng hưởng ứng
nhiệt tình. Một người đã tái tạo tác phẩm “Cuộc sống tĩnh lặng với cá,
rau, bánh su kem và lọ dấm trên bàn” với ba nhóm thực phẩm khác nhau là
cá ngừ, pho mai và dầu oliu.
Trang Lá Cải 01 -12 -2021: MC Kỳ Duyên tái duyên cùng Trịnh Hội...
Đấu giá thanh gươm của Napoleon
***************
Cái chết bí ẩn của cô gái tài năng gốc Việt ở tầng hầm Đại học Yale
MỹThi thể nữ nghiên cứu sinh Annie Le được tìm thấy trong tầng hầm Đại học Yale, đúng ngày cô định tổ chức đám cưới.
Ngày
13/9/2009, hơn 100 nhân viên pháp y và chuyên gia giám định xuống hầm
ngầm trung tâm nghiên cứu động vật tại Đại học Yale thực hiện cuộc tìm
kiếm quy mô lớn. Mục tiêu là Annie Le, 24 tuổi, người Mỹ gốc Việt, nữ
nghiên cứu sinh tiến sĩ, mất tích năm ngày trước.
Annie từ nhỏ nổi
tiếng thông minh ham học "không đối thủ". Cô thi vào Đại học Rochester
với học bổng 160.000 USD và Đại học Yale danh giá với thành tích xuất
sắc.
Annie thường một mình đến phòng thí nghiệm từ sớm, đêm mới đi
bộ về ký túc xá, thậm chí nhiều lúc ngủ luôn trong phòng thí nghiệm. An
ninh trong khuôn viên Đại học Yale được đánh giá rất tốt với hệ thống
camera không góc chết nên người nhà không lo lắng, cho đến ngày
8/9/2009, khi chỉ còn 5 ngày nữa, Annie sẽ cùng bạn trai Jonathan tổ
chức hôn lễ.
Là người mê công việc, 10h sáng hôm đó, Annie vẫn đến
phòng thí nghiệm như thường lệ. Đến 22h, thấy cô vẫn chưa về, các bạn
cùng phòng gọi điện thoại không được nên liên lạc với Jonathan.
Anh này nói đã một ngày không liên lạc với Annie, và cả cha mẹ cô cũng vậy.
Trong
phòng thí nghiệm của Annie không có gì khác thường. Ví và điện thoại di
động của cô vẫn trên bàn làm việc. Tầng hầm có rất nhiều dự án nghiên
cứu bí mật nên Đại học Yale không lắp camera giám sát ở vị trí này. Do
đó, cảnh sát chỉ có thể xem lại video giám sát lối lên xuống hầm ngầm và
hai lối ra vào tòa nhà.
Họ thấy Annie đi xuống hầm lúc 10h, nhưng
không thấy đi lên. Thậm chí lúc 12h55', có chuông báo cháy, tất cả rời
khỏi tòa nhà, nhưng cũng không có bóng dáng Annie.
Hầm ngầm có
biện pháp bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, không lối ra nào khác. Nếu Annie
không có dưới hầm ngầm, chỉ còn một khả năng có người cho cô vào va ly
hoặc túi đồ khá lớn rồi mang ra, vì Annie rất chỉ cao 1m50. Cảnh sát lại
một lần nữa xem lại video để tìm người có thể mang Annie ra ngoài,
nhưng không phát hiện gì.
Nghiên cứu lại toàn bộ quá trình điều
tra, cảnh sát cho rằng Annie vẫn còn ở dưới hầm ngầm, vì vậy huy động
hơn 100 người cùng tìm kiếm. Họ phát hiện cửa phòng thí nghiệm có dấu
vết nghi là máu. Trên trần phòng thí nghiệm có một chiếc găng tay cao
su, một chiếc tất màu trắng, một chiếc áo khoác phòng thí nghiệm màu
vàng có dính vết máu và một hạt vòng nhỏ được cho là của Annie.
Những
phát hiện này củng cố niềm tin cho đội tìm kiếm, họ tin tưởng nữ nghiên
cứu sinh nhất định đang bị giấu ở một ngóc ngách nào đó dưới hầm.
Với
sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, thi thể cô gái 24 tuổi bị treo trên hộp kỹ
thuật có diện tích 1,5 m2 được cảnh sát phát hiện phía sau một cánh cửa
hộp kỹ thuật. Ngày Annie được tìm thấy cũng chính là ngày cô dự định tổ
chức hôn lễ.
Trên người Annie có nhiều chỗ gãy xương nhưng nguyên
nhân chết lại là bị siết cổ. Đối tượng tình nghi đầu tiên của cảnh sát
chính là cậu bạn trai Jonathan. Nhưng sau khi điều tra, cảnh sát lại
phát hiện tình cảm của Annie và Jonathan cực kì tốt, yêu nhau từ thời ở
Đại học Rochester. Hôm xảy ra vụ án, Jonathan cũng có bằng chứng ngoại
phạm hoàn hảo.
Annie hiền lành, quan hệ xã hội cực kì đơn giản. Vì
vậy cảnh sát chuyển trọng điểm điều tra đến những người có thể tự do ra
vào hầm ngầm, nơi có mức độ bảo mật cực cao và chỉ rất ít người có
quyền tiếp cận.
Hai người bị cảnh sát khoanh vùng
là Raymond Clark II, phụ trách chăm sóc các loại động vật thí nghiệm
dưới hầm và Larry, phụ trách bảo vệ các thiết bị dưới hầm ngầm. Họ có
quyền đi lại tự do khắp các ngóc ngách của hầm ngầm. Hôm đó cả hai đều
đi làm.
Raymond khai hơn 10h sáng có thấy Annie nhưng lúc 12h55'
nghe thấy tiếng cảnh báo hỏa hoạn liền chạy ra sớm. Khi tình hình ổn
định, anh ta trở lại hầm ngầm, làm việc đến hơn 16h rồi ra về. Larry
khai tương tự và khẳng định tan làm lúc 14h30' và trở về nhà.
Cảnh
sát xem lại video giám sát, xác nhận hai người không nói dối, ít nhất
là về thời gian lên xuống hầm. Có điều bởi dưới hầm không có camera,
không ai biết rốt cuộc hai người đã làm gì dưới đó.
Trong quá
trình xem lại video về Raymond, cảnh sát phát hiện khi rời khỏi tòa nhà,
dáng vẻ Raymond dường như có tâm trạng nặng nề. Đồng nghiệp đều nói
Raymond hướng nội, ít giao lưu. Tuy nhiên khi cảnh sát hỏi Raymond và
Annie có mâu thuẫn gì không, lại có người nói từng nhìn thấy tranh cãi,
nguyên nhân hình như vì bất đồng trong việc đối xử với chuột bạch, nhưng
sau đó hai người đã nhanh chóng giảng hòa.
Cảnh sát nhận thấy
dưới hầm có rất nhiều cửa an ninh nên quyết định xem lại thông tin quẹt
thẻ tại các cửa để kiểm chứng lại việc di chuyển của Raymond và Larry.
Họ phát hiện, 11h- 12h10' hôm xảy ra vụ án, Raymond ra vào phòng thí
nghiệm của Annie đến 11 lần. Anh ta lập tức bị xếp vào diện đối tượng
tình nghi số một, tiến hành điều tra trọng điểm.
Theo quy định,
trước khi đi xuống hầm ngầm, nhân viên cần quẹt thẻ và kí tên vào sổ
đăng ký tại cửa an ninh. Trong cuốn sổ đăng ký, Annie luôn kí tên bằng
bút màu xanh lá cây, Raymond thì ký tên bằng bút màu đen, nhưng sau khi
xảy ra vụ án, Raymond ký bằng màu xanh lá.
Xem lại một lần nữa
video giám sát về Raymond, cảnh sát cũng phát hiện, khi đi xuống hầm
ngầm lần đầu tiên lúc hơn 7 giờ sáng, Raymond mặc áo thí nghiệm màu vàng
nhưng lúc chạy lên khỏi hầm ngầm do có chuông báo cháy lại mặc áo màu
xanh, trên vai phải có một vết bẩn nghi là máu.
Đến lúc quay lại
hầm ngầm, vết bẩn trên vai áo Raymond biến mất. Điều này có nghĩa sau
khi xuống hầm ngầm Raymond đã thay áo, sau khi lên khỏi hầm lại thay áo
lần nữa, trong vòng một ngày ít nhất thay đến ba chiếc áo. Đây rõ ràng
là tình tiết không bình thường.
Theo
kết quả xét nghiệm, trên quần áo của Annie, chiếc tất dính máu, găng
tay cao su và chiếc áo thí nghiệm màu vàng tìm thấy ở hiện trường đều
tìm thấy ADN của Raymond.
Trước rất nhiều bằng chứng, Raymond
không phủ nhận cáo buộc của cảnh sát, nhưng im lặng. Trong phiên tòa xét
xử, Raymond xin lỗi người nhà Annie, thừa nhận "có trách nhiệm không
thể chối cãi đối với cái chết của Annie".
Ngày 17/3/2011, Raymond bị phạt 44 năm tù về tội Cố ý giết người, nhưng
không chịu nói ra lí do sát hại. Cảnh sát suy đoán rất có thể Raymond
yêu đơn phương Annie, nhưng tính cách hướng nội nên không dám ngỏ lời.
Khi được biết Annie sắp làm đám cưới, Raymond không chịu được việc cô sẽ
trở thành vợ người khác nên gây án.
Nhận định này cũng được bạn
gái cũ của Raymond ủng hộ. Cô nói Raymond mắc chứng hoang tưởng ảo giác,
có dục vọng khống chế rất mạnh, có thể đã bày tỏ tình cảm với Annie
nhưng bị từ chối nên ra tay. Tuy nhiên việc Raymond yêu đơn phương Annie
chỉ là phỏng đoán, ngoài nạn nhân và hung thủ, không ai có thể biết rõ
động cơ thực sự.
Sau cái chết của nghiên cứu sinh gốc Việt tài năng, Đại học Yale thành lập quỹ học bổng lấy tên cô. Tiền của những người quyên tặng sẽ được chuyển đến quỹ học bổng Annie Le của trường Yale. Gia đình cô mong muốn những người gửi tiền phúng điếu cô sẽ chuyển cho quỹ này.
Đây
là tổ chức giúp trẻ em của các cộng đồng có thu nhập thấp có cơ hội học
hành lên cao bằng việc hỗ trợ học phí. Annie và vị hôn phu trước đó đã
dự định gợi ý quà cưới cho họ được chuyển thành tiền cho tổ chức này.
Khang Diệp (Theo Toutiao)
***************
Đấu giá thanh gươm của Napoleon
Thanh gươm Napoleon đeo trong cuộc đảo chính năm 1799 cùng một số vũ khí khác của ông được đem ra đấu giá ở Mỹ.
Thanh
gươm này nằm trong số vũ khí cá nhân của Hoàng đế Pháp Napoleon
Bonaparte sẽ được công ty đấu giá Rock Island trụ sở tại Illinois, Mỹ,
rao bán từ ngày 3/12 tới 5/12. Số vũ khí này được định giá 1,5-3,5 triệu
USD.
Nhà
đấu giá cho hay thanh gươm là vật nổi bật nhất trong bộ sưu tập. Đây là
thanh gươm do Nicolas-Noel Boutet, giám đốc nhà máy sản xuất vũ khí
quốc gia tại Versailles, chế tạo.
Napoleon đã đeo
thanh gươm này bên mình khi tiến hành cuộc đảo chính vào tháng 11/1799,
lật đổ hội đồng lập pháp và thành lập chính quyền mới, biến ông trở
thành người quyền lực nhất nước Pháp. 5 năm sau cuộc đảo chính, Napoleon
lên ngôi Hoàng đế Pháp.
Sau khi lên ngôi Hoàng đế,
Napoleon tặng lại thanh gươm cho tướng Jean-Andoche Junot, nhưng vợ ông
này sau đó đã bán nó để trang trải nợ nần. Một bảo tàng ở London đã mua
lại thanh gươm và chủ nhân cuối cùng của nó là một nhà sưu tập người Mỹ
vừa qua đời, theo công ty Rock Island.
Napoleon
sinh năm 1769, mất năm 1821, từng xây dựng một đế chế rộng lớn thống trị
gần như cả lục địa châu Âu. Ông được xem là một trong những lãnh đạo
quân sự vĩ đại nhất lịch sử thế giới.
***********
Thắng kiện 10 triệu USD vì giẫm phải đinh gỉ trong siêu thị
MỹTập
đoàn Walmart phải bồi thường 10 triệu USD cho April Jones, người phụ nữ
mất một chân vì giẫm phải đinh gỉ trong siêu thị ở Nam Carolina.
Cô
April Jones, sống ở Florence, bang Nam Carolina, Mỹ, giẫm phải đinh ở
lối vào siêu thị Walmart hồi tháng 6/2015. Jones sau đó bị nhiễm trùng
và phải trải qua ba ca phẫu thuật cắt cụt gần hết chân phải, khiến cô
phải ngồi xe lăn nhiều năm qua.
Jones
khởi kiện Walmart năm 2017 và bồi thẩm đoàn hạt Florence hôm 26/11 đồng
ý với phán quyết tuần trước của tòa án, kết luận công ty phải bồi
thường 10 triệu USD cho Jones.
Bồi thẩm đoàn cho
biết Walmart không trình được video cho thấy nhân viên của họ thường
xuyên quét dọn lối ra vào để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Các chuyên
gia cũng chứng minh rằng cái đinh gỉ là nguyên nhân khiến Jones phải cắt
cụt chi.Luật sư của Jones cho hay số tiền này sẽ giúp cô mua chân giả,
sửa chữa nhà cửa để thuận tiện đi lại hơn và trang trải chi phí chữa
bệnh. Walmart chưa bình luận về phán quyết.
************ MC Kỳ Duyên khoe trọn vòng 1 mơn mởn bên ‘tình mới’, danh tính người đàn ông bí ẩn gây sửng sốt Theo
như mới đây, người đẹp Kỳ Duyên lại gây chú ý khi diện đồ khoe khéo
vòng 1 căng đầy, với vóc dáng thon thả, làn da ít nếp nhăn, Kỳ Duyên còn
gây chú ý nhờ 3 vòng hoàn hảo. Dù đã bước dần sang tuổi trung niên
nhưng MC Kỳ Duyên vẫn luôn giữ vững phong độ về nhan sắc.
MC Kỳ Duyên được mệnh danh là một trong những mỹ nhân không tuổi của
làng giải trí trong nước lẫn hải ngoại. Dù đã ở độ tuổi U60 nhưng nữ MC
vẫn luôn cho thấy đẳng cấp nhan sắc kiều diễm. Bên cạnh vóc dáng thon
thả, làn da ít nếp nhăn, Kỳ Duyên còn gây chú ý nhờ 3 vòng hoàn hảo.
Mới đây, một lần nữa Kỳ Duyên cho thấy đẳng cấp của mình bằng loạt ảnh
chụp cận mặt, khoe trọn nhan sắc. Như thường lệ, nữ MC lại cho thấy tâm
trạng yêu đời: “Em đến bên đời hoa vàng một đóa… Hình như lâu lắm rồi nụ
cười mới thật sự trở lại trong tôi. Cảm ơn đời và cảm ơn người”.
Trong
chiếc váy dây vàng mỏng manh, vòng 1 mơn mởn như gái đôi mươi chiếm
trọn sự chú ý. Nếu không nói tuổi, có lẽ chẳng ai ngờ đây lại là thân
hình của người phụ nữ đã bước sang tuổi 56. Thử so sánh với những mỹ
nhân trẻ trung khác trong showbiz cũng không quá chênh lệch. Gương mặt
Kỳ Duyên khi không trang điểm tỉ mỉ chẳng để lộ vẻ nhợt nhạt, ngược lại
trông rất hiền dịu.
Tuy nhiên, điều khiến cư dân mạng bàn tán
nhiều nhất phải kể đến tin vui mà Kỳ Duyên ngầm thông báo. Dòng chú
thích của nữ MC như đang muốn tiết lộ việc đã có “ tình yêu đẹp” sau
nhiều năm cô đơn. Trong bức hình cuối, một người đàn ông lấp ló bên cô,
dù giấu mặt nhưng cách chụp hình đầy thân mật đủ cho thấy quan hệ của họ
đặc biệt ra sao.
Cộng
đồng mạng bắt đầu “soi” nhiệt tình xem người đàn ông này là ai. Một số
người hâm mộ theo dõi Kỳ Duyên lâu nay khẳng định chắc chắn đây là Trịnh
Hội – chồng cũ của nữ MC. Thông tin này càng khiến mọi người đứng ngồi
không yên. Liệu có đúng là cả hai đã tái hợp sau hơn 1 thập kỷ ly hôn?
Trước
đó, vào tháng 7/2020, Kỳ Duyên từng đăng hình úp mở về chuyện nối lại
tình xưa với người cũ. Ngoại hình người đàn ông mà cô nắm tay được cho
là giống hệt Trịnh Hội. Dù vậy cả hai vẫn giữ im lặng, không lên tiếng
về tin đồn này.
Kỳ
Duyên và Trịnh Hội từng là cặp đôi trai tài gái sắc nổi tiếng hải
ngoại. Họ đến với nhau khi nữ MC đã trải qua 1 lần đổ vỡ trong hôn nhân.
Năm đó cô 39 tuổi, còn chàng luật sư kiêm MC Trịnh Hội 34 tuổi. Đáng
tiếc là 4 năm sau họ ly hôn trong sự tiếc nuối. Về sau Trịnh Hội tái hôn
với Mai Thy, Kỳ Duyên đến với David Duy Hân. Thế nhưng năm 2018 cô chia
tay doanh nhân này và hưởng thụ cuộc sống độc thân.
**************
" TẮT ĐÈN " THỜI COVID !!!
Thị
Nở cầm tay Chí Phèo, ứa lệ : " người ta đuổi anh ra khỏi Sách giáo khoa
, em cũng xin ra theo. Em không thể sống thiếu anh”. Chí Phèo vô cùng
cảm động liền ôm chặt lấy Thị Nở . Lão Hạc húng hắng ho , ngó cổ ra
ngoài căn nhà thốc gió , nói vọng sang : " Chúng mà đuổi thằng Chí ra
khỏi Sách , tao cũng xin ra theo . Tao già rồi mà không nuôi được thân ,
phải ăn bả chó tự tử , không xứng đáng làm gương cho bọn trẻ.”
Chị
Dậu cắp rá đi vay gạo ngang qua , hớt hải chạy vào : " Cụ ơi ! Cụ xin
cho con ra với , con khố rách áo ôm , không trung hậu đảm đang để nuôi
chồng con nên không xứng đáng làm gương cho ai đâu . Cụ giúp con với
nhé”.
Lão Hạc thở dài , định nói điều gì đó thì Tấm đang vớt bèo
bên bờ ao , vứt rổ chạy đến ôm mặt khóc : " Ông ơi ! Con giết con Cám
còn lấy xác nó làm mắm cho mụ dì ghẻ ăn , con không xứng là hiền lành,
tốt bụng, ông cũng xin cho con ra khỏi Sách với ". Lão Hạc ôm ngực
ho rũ rượi một hồi mắt đẫm lệ nói : " Tao có biết chữ đâu mà viết đơn
xin . Mà nếu có nhờ ai viết hộ đơn xin đi nữa thì chắc gì chúng nó đã
cho ra ".
Nghị Quế đi qua , hóng chuyện , nói chen vào : " Lão Hạc
mà xin ra được thì xin luôn cho tôi ra khỏi Sách với , mấy chục năm nay
tôi bị dân chửi không ra gì . Có phải riêng tôi là thằng xấu đâu . Bây
giờ có cả triệu thằng xấu và ác hơn tôi . Nó ăn của dân không chừa thứ
gì , ngốn cả nghìn tỷ , phá cả chục nghìn tỷ , sao không đưa chúng vào
Sách cho dân ném đá ?”
Thầy giáo Hoàng cắp tay sau đít , đứng đó
tự bao giờ , nói chen vào : " người ta đưa các ông bà vào là để phê phán
cái Xã hội Phong kiến đen tối , chứ ông bà làm gương với kính cái giề”?
Bá
Kiến đứng trước cổng , nghe được câu chuyện liền chỉ gậy nói vọng ra : "
đứa nào bảo Xã hội này đen tối tao vả cho gãy răng . Nghèo là do chúng
mày ngu . Chúng mày định làm loạn , định rủ nhau khiếu kiện đông người
hả ? Tao cho ra khỏi hộ nghèo là chết cả nút đấy . Nên nhớ tao vẫn là
chủ cái làng Vũ Đại này”.
Lão Hạc thở dài , cố nín cơn ho đang
trào lên trong cổ họng , lọm khọm chui vào nhà . Bên ngoài , gió bấc vẫn
lùa ù ù qua tấm liếp , lạnh buốt . Trời vẫn tối đen như tiền đồ Chị
Dậu.
P/S : Cụ Ngô Tất Tố dưới suối vàng ngậm cười than rằng : " Ôi ! Bốn ngàn năm ta lại là ta”
Nguyễn Thu Thủy ***************
Nửa thế kỷ kêu oan của tử tù Hong Kong
Bị
cảnh sát buộc tội giết người dù không có nhân chứng vật chứng, Âu Dương
Bình Cường nói thà bị tử hình chứ không nhận tội oan để được án chung
thân.
Ngày 17/12/1974, một nhân viên vệ sinh phát
hiện thi thể nhiều thương tích của cô gái trong thùng carton tivi vứt
bên vệ đường gần khu chung cư cao cấp "Thung lũng hạnh phúc" ở Hong
Kong.
Kết quả xét nghiệm ADN xác định nạn nhân là
Ca Ngọc Anh, 16 tuổi, đến từ Quảng Châu, học tập tại lớp học buổi tối
gần nơi tìm thấy thi thể. Ngọc Anh bị siết cổ nhưng không bị xâm hại
tình dục.
Chiếc thùng carton còn khá nguyên vẹn,
không có dấu hiệu bị kéo lê quãng đường dài, vậy có thể khẳng định địa
điểm gây án không quá xa nơi phát hiện. Một bạn học của Ngọc Anh, tên
Trần Bành Bành, khai có hẹn với nạn nhân vào 18 ngày 16/12, tức là một
ngày trước khi phát hiện sự việc. Nhưng không thấy cô, Bành đã về nhà
ngay.
Cảnh
sát cải trang làm người mua hàng để điều tra bên trong tiệm kem này thì
phát hiện bên trong có nhiều thùng carton cùng loại với chiếc thùng
giấu thi thể. Một vài đoạn dây điện và giấy vụn xuất hiện bên trong cửa
hàng cũng trùng khớp với loại có trong tóc nạn nhân. Cảnh sát nhận định,
tiệm kem An Mỹ có khả năng là hiện trường đầu tiên của vụ giết người.
Rà
soát nhân viên, họ phát hiện vào đêm xảy ra vụ án, tại tiệm kem An Mỹ
chỉ có nhân viên duy nhất làm việc là Âu Dương Bình Cường, 26 tuổi.
Cảnh
sát thấy 269 sợi vải trên người nạn nhân, trong đó có 7 sợi khớp với
vải trên bộ đồ của Cường. Thêm vào đó, trên cổ tay trái và lưng của nạn
nhân cũng phát hiện nhiều sợi giấy vụn - cùng loại giấy có trong nhà
xưởng phía sau quán kem. Những năm 1970, trong hoàn cảnh không có nhân
chứng, chứng cứ tìm hiện trường và trên cơ thể nạn nhân là những thứ duy
nhất giúp cảnh sát xác định thủ phạm.
Ngày
27/3/1975, sau quá trình thu thập chứng cứ, Cường bị bắt nhưng chỉ thừa
nhận từng tiếp xúc với nạn nhân, khẳng định không sát hại. Các đặc vụ đã
sử dụng nhiều hình thức lấy cung, thậm chí giả làm nạn nhân "hiện về".
Song từ đầu đến cuối, Cường chỉ nói một câu: "Tôi không giết người".
Tuy
các sợi vải thu được trên thi thể cùng loại với kiểu quần áo của Cường
nhưng rất có khả năng chúng đã có sẵn trên người nạn nhân từ trước. Trên
thùng carton cũng không có dấu vân tay của nghi phạm. Tại tiệm kem An
Mỹ cũng không xuất hiện dấu vân tay của nạn nhân.
Các
chứng cứ thu thập của phía cảnh sát khá mơ hồ, không đủ thuyết phục để
định tội Cường. Anh ta và vợ mới cưới có cuộc sống hôn nhân rất hạnh
phúc. Nghi phạm và Ngọc Anh cũng không quen biết nhau nên cảnh sát không
thể tìm ra động cơ gây án.
Dù vậy, Cường vẫn bị buộc tội, nhận án tử hình ngày 4/11/1975. Đây
là vụ án đầu tiên trong lịch sử tư pháp Hong Kong hung thủ bị kết tội
khi không có nhân chứng, chỉ dựa trên kết quả của pháp y.
Sau
bản án, bị cáo và vợ không ngừng kháng cáo. Vợ Cường thuê một luật sư
nổi tiếng cho chồng. Tuy nhiên, bản án tử hình vẫn được giữ nguyên. Bản
án này đã gây ra tranh cãi lớn ở Hồng Kông lúc bấy giờ và nhiều người
cho rằng Cường đã bị xử oan.
Mọi nỗ lực kháng cáo
không thành công, luật sư biện hộ còn khuyên nhận tội ngộ sát để hưởng
khoan hồng nhưng Cường một mực khẳng định bản thân trong sạch. Ngày
9/2/1977, vì vụ án gây ra làn sóng tranh cãi quá lớn, Thống đốc Hồng
Kông kết hợp với Cục hành chính đã ra quyết định ân xá cho Cường, miễn
tội chết, đổi thành chung thân.
Những năm tháng
trong tù, Cường luôn là tù nhân gương mẫu. Dồn hết sức lực để học tập và
đạt được nhiều bằng cấp. Tuy cải tạo tốt, nhưng vẫn giữ nguyên thái độ
cương quyết không nhận tội, Cường được tự do sau 28 năm.
Người vợ quá mệt mỏi sau thời gian dài đấu tranh cho chồng, đã đệ đơn ly hôn và đem con gái đến nơi khác sinh sống vào năm 1981.
Ngày
ra tù, ông đối diện với cuộc sống mới cô độc nhưng tâm thế lạc quan.
Bình tĩnh trả lời báo chí về vụ việc năm xưa, ông nói: "Vụ án đã kết
thúc, tôi không muốn nhắc lại. Chuyện quá khứ không thể thay đổi được,
chỉ mong xã hội mở lòng vị tha để tôi làm lại cuộc đời."
Sau
này, ông Cường tái hôn với một nhà văn tên Tinh Tinh, bà đã dùng câu
chuyện của chồng mình và nhiều vụ án kinh điển khác viết nên tiểu thuyết
"Những Người Nguy Hiểm" được công chúng đón nhận. Vụ án thiếu nữ trong
thùng carton năm xưa cũng được nhiều nhà làm phim khai thác.
Từ
sau khi Hong Kong quyết định không điều tra các hoạt động sai trái của
cảnh sát từ trước ngày 1/1/1977, những uẩn khúc trong vụ án mạng của
Ngọc Anh cũng theo đó mà chôn sâu, vĩnh viễn không có ai có thể tìm ra
sự thật.
Hoàng Phong (Theo SCMP, Time Out *************
Nàng công chúa trùm chăn xinh chất ngất
Bộ ba chất chơi siêu bá đạo; Hết giờ phát quà, ông già Noel đánh game tà tà...
Chuẩn men cháu nào ông nấy ^^.
Hết giờ phát quà, ông già Noel đánh game tà tà.
Đi xe máy dáng "bá đạo" ngất ngây.
Này anh ơi, anh có quả đầu hơi chất chơi đấy.
Cuối cùng cũng bắt được mày, đố chạy đường nào, tha hồ mà tra tấn :))
Từ những chiến chăn và rèm rửa, nàng ấy đã tự chế một chiếc váy lộng lẫy quá :))
Nhìn em bé trông thương ghê, gọn lỏn trong chiếc túi.
Xe bus hết chỗ ngồi nên anh ấy phải trèo leo thế này.
Hít xong phát ngất đến chiều luôn.
Anh tự tạo người yêu cho riêng mình.
Dân chơi vừa đi xe vừa nhắn tin, đừng hỏi vì sao có ngày răng hàm lẫn lộn.
Tự chế cái túi ngủ thông minh ghê.
Trời nắng thế này các anh cũng chả ngại xấu :))
Cô ấy có dáng chụp ảnh dễ thương quá :3
Hút cái điếu thuốc lào này chắc phê đến mấy ngày luôn.
Vào bếp nấu được bữa cơm mà phải ngụy trang thế này mới sợ.
Ông già Noel đi phát quà bằng phương tiện mới.
"Em cá" này có cái đuôi chất lừ.
Xem em tẩu thoát khỏi chốn này đây.
Bộ ba song kiếm hợp bích =))
Zon zon
**************
Cô gái giả chết suốt 5 năm
AustraliaBị cấm đoán chuyện yêu đương, Natasha Ryan, 14 tuổi, vờ chết suốt 5 năm và chỉ lộ diện khi hung thủ "giết" cô sắp bị kết án oan.
Khoảng
8h10 ngày 31/8/1998, Jenny lái xe đưa con gái, Natasha, đến cổng
trường, nhìn con gái vui vẻ vẫy tay chào mẹ rồi mới quay xe về. Nhưng
mới đến nhà, giáo viên của Natasha gọi điện thoại. Người mẹ lập tức có
dự cảm chẳng lành.
Cô giáo hỏi bà mẹ tại sao hôm
nay Natash không đi học. Jenny nói đưa con gái đến cổng trường, tận mắt
nhìn con đi vào trường rồi mới về. Giáo viên tái khẳng định cô bé chưa
hề đến lớp.
Jenny lập tức gọi điện thoại báo cảnh
sát rồi lái xe đến trường, thầm trách người chồng cũ. Họ ly hôn không
lâu, ông ta cưới vợ mới và mời cô bé đến dự. Trở về sau lễ cưới này, tâm
tính cô bé hoàn toàn thay đổi. Natasha trở nên trầm lặng cả ngày, không
muốn giao lưu với bất kỳ ai, sau đó bắt đầu trốn học, giao du với các
thiếu niên hư hỏng, thường xuyên cãi lời mẹ.
Hai ngày sau,
cảnh sát tìm thấy Natasha và bạn trai trong một khách sạn. Natasha được
trả về cho mẹ, còn Black bị phạt 1.000 AUD và bị cấm tiếp xúc với cô
gái. Sau khi được đưa tới một phòng khám tâm lý, Natasha tỏ ra thoải mái
hơn, không còn nổi loạn. Để tránh con gái giao du bạn xấu, mỗi ngày
Jenny đưa đón con đi học.
Ở lần bỏ trốn này, cảnh
sát lập tức tìm đến Black, nhưng anh ta khai từ sau khi bị cấm túc đã
không gặp Natasha. Sau khi khám nhà Black, cảnh sát loại chàng trai ra
khỏi diện tình nghi.
Cảnh sát cho đăng tải thông
tin lên báo chí, truyền hình, triệu tập hàng trăm sĩ quan và tình nguyện
viên tìm kiếm Natasha nhưng không có gì tiến triển sau một tháng. Nhà
chức trách cho rằng khả năng Natasha bị hại là rất cao, dần dừng lại
cuộc tìm kiếm.
Tám tháng sau, vụ mất tích của Natasha đột nhiên có manh mối mới.
Ngày 22/4/1999, một cô bé 9 tuổi ở gần nhà Natasha cũng mất tích trên
đường đi học về. Sau khi điều tra, cảnh sát rất nhanh xác định được nghi
phạm là Leonard Frazer. Frazer nhanh chóng khai đã đợi cô bé từ cổng
trường đi ra và bám theo. Khi đến một đoạn đường vắng, hắn kéo cô bé vào
lùm cỏ bên đường sát hại, ném thi thể xuống hồ nước hẻo lánh.
Khi
được hỏi về Natasha, ban đầu Frazer khăng khăng phủ nhận. Song sau khi
suy nghĩ vài phút, Frazer giao điều kiện chỉ khai nếu cảnh sát bố trí
cho hắn một phòng giam có điều kiện thật tốt. Y nguyện, Frazer cực kỳ
hài lòng, bắt đầu khai nhận hành vi tương tự.
Cảnh
sát lập tức đi tới hồ nước tìm thi thể Natasha suốt nhiều ngày song
không phát hiện bất cứ dấu vết nào của cô bé. Song Frazer cũng thừa nhận
tội nên cảnh sát nhận định Frazer chính là hung thủ sát hại Natasha và
tiến hành truy tố, kết án. Họ tự trấn an, có thể thời gian quá lâu, thi
thể nạn nhân bị động vật dưới hồ ăn mất, các vật phẩm mang theo người
cũng bị động vật thủy sinh làm hư hại.
Mẹ của Natasha dần chấp nhận sự thật con gái đã chết. Ngày 9/5/2001, bà tổ chức tang lễ cho Natasha.
Ngày
11/4/2003, gần 5 năm sau vụ mất tích, hung thủ Frazer sắp được đưa ra
xét xử. Chương trình truyền hình địa phương tổ chức buổi truyền hình
trực tiếp về vấn đề trách nhiệm của gia đình và nhà trường đối với an
toàn của học sinh.
Khi đang lên sóng, có một cuộc
điện thoại gọi tới trường quay, khăng khăng mình chính là Natasha, người
đang được nhắc đến trong chương trình. Cô nói không hề bị hại mà đã bỏ
trốn với bạn trai. Cô gọi đến vì không muốn hung thủ bị oan, cô và
Frazer chưa bao giờ gặp nhau.
Cảnh sát quyết định
tìm hiểu vấn đề. Cuộc điện thoại đến từ một số máy bàn, cách nhà Natasha
2 km. Sau khi gõ cửa, người đi ra mở cửa không ngờ lại là Black, anh ta
căng thẳng không nói được lời nào.
Cảnh sát xông
vào nhà bắt đầu lục soát, phát hiện cô gái khoảng 20 tuổi trốn trong tủ
quần áo. Sau một hồi do dự, cô gật đầu thừa nhận mình là Natasha, cũng
chính là người vừa gọi điện đến đài truyền hình.
Cảnh
sát xác định, buổi sáng hôm đó, sau khi thấy mẹ quay xe về, cô lén chạy
ra cổng trường đến tìm Black. Bạn trai giấu cô trong nhà của một người
họ hàng, cũng chính là căn nhà nơi cô được tìm thấy. Sau khi người họ
hàng chuyển đi, đôi trẻ bắt đầu sống chung.
Natasha
nói trong 5 năm qua chỉ rời ngôi nhà 6 lần, nhân lúc đêm khuya vắng vẻ,
cùng bạn trai tìm bờ hồ hẻo lánh chơi một hồi và quay về nhà trước khi
trời sáng.
Black chỉ là người giao sữa, bạn bè rất
ít cho nên cũng không mấy khi có người đến nhà chơi. Hơn nữa, chỉ cần có
người tới gần ngôi nhà này, Natasha liền trốn vào trong tủ quần áo, có
lúc phải ngồi trong đó mấy tiếng.
Khi cảnh sát hỏi
mấy năm nay làm gì trong nhà, Natasha nói rất thỏa mãn, sống hạnh phúc,
mỗi ngày đọc sách, đọc báo, lên mạng, thỉnh thoảng nấu cơm cho Black.
Jenny
tới tìm con gái, không một lời trách cứ. Natasha ôm mẹ xin lỗi, nói
rằng mỗi lần nghĩ đến vụ mất tích, cô lại thấy sợ hãi nên không dám gọi
điện cho bà.
Natasha bị phạt 1.000 AUD vì giả mất tích,
lãng phí thời gian và tiền bạc của cảnh sát. Black không bị buộc tội
bắt cóc, nhưng đã nói dối cảnh sát, vì vậy bị kết án một năm tù, phạt
16.000 AUD vì tội khai báo gian dối. Natasha và Black đều chấp nhận và
công khai xin lỗi công chúng.
Trong
thời gian Black thi hành án, Natasha ở bên ngoài chờ đợi. Khi Black ra
tù, hai người tiếp tục sống bên nhau, đến ngày 29/9/2008 thì cử hành hôn
lễ. Cha mẹ của Natasha đều đến dự lễ cưới và chúc phúc con gái. Sau đó
Natasha và Black sinh được ba người con, gia đình năm người sống hạnh
phúc.
Nhờ vụ mất tích, Natasha trở thành nổi tiếng,
chấp nhận trả lời độc quyền cho một hãng truyền thông bản địa và dễ
dàng kiếm được 200.000 AUD. Hôn lễ của Natasha và Black cũng được một
hãng truyền thông độc quyền đưa tin, ảnh.
Khang Diệp (Theo Toutiao)
**************
Những “kiệt tác” ra đời trong thời bị phong toả vì Covid-19
Giữa
lúc phong toả diễn ra ở khắp nơi để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan,
một bảo tàng ở Mỹ đã thách mọi người tái tạo tác phẩm nghệ thuật yêu
thích của họ từ các vật dụng tại nhà.
Theo Daily Mail, bảo
tàng Getty ở Los Angeles, Mỹ đã đăng tải một thông điệp trên Twitter như
sau: “Chọn tác phẩm nghệ thuật yêu thích của bạn. Tìm những thứ ở quanh
nhà bạn. Tái tạo một tác phẩm nghệ thuật bằng các món đồ đó. Và chia sẻ
với chúng tôi”.
Lời thách đố này đã được cộng đồng mạng hưởng ứng
nhiệt tình. Một người đã tái tạo tác phẩm “Cuộc sống tĩnh lặng với cá,
rau, bánh su kem và lọ dấm trên bàn” với ba nhóm thực phẩm khác nhau là
cá ngừ, pho mai và dầu oliu.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .