Nghề chạm bạc đến với làng Đồng Xâm (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), một vùng ven biển dân cư thưa thớt sống bằng nghề chài lưới đã phát triển trở thành một làng nghề sầm uất. Nhưng đằng sau giai thoại về nghề chạm bạc, còn có một câu chuyện “lệ làng” khá ngặt của thợ Đồng Xâm.
Lệ làng đó là “Tuyệt đối không truyền nghề cho đàn bà con gái, không truyền nghề cho người khác làng, kẻ nào vi phạm vào điều thiêng này sẽ bị đuổi ra khỏi làng.”
Cụ tổ nghề chạm bạc đưa sầm uất về làng…Qua tìm hiểu, một số nghệ nhân lâu năm trong nghề cho biết, năm 1429 đời vua Lê Thái Tổ, làng Đường Thâm (nay là Đồng Xâm) được cụ Nguyễn Kim Lâu truyền nghề chạm bạc. Tuy nhiên, theo các tư liệu của Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh Thái Bình thì nguồn gốc của cụ tổ cũng chưa được xác minh rõ ràng và cũng không ai có thể khẳng định được cụ tổ Nguyễn Kim Lâu là người vùng nào. Trong đó có một số ý kiến cho rằng ông là người Bảo Lạc – Tuyên Quang (nay là Cao Bằng), sống vào khoảng cuối thế kỷ XIV. Ông học nghề tại Bảo Lạc Châu, nước Đại Minh, nơi có nhiều nghề thủ công phát triển. Ông đã kiên trì tầm sư học nghiệp rồi về nước đi khắp nơi hành nghề. Sau nhiều năm lưu lạc, ông tới Đồng Xâm, thấy nơi đây mến khách, hiếu học nên đã lưu lại và truyền nghề cho người dân địa phương.
Trong quá trình tìm hiểu, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã viết: “Vào cuối thế kỷ XIV, ở làng Đường Thâm, huyện Chân Định Trấn Sơn Nam có một người thợ làm nghề hàn nồi tên là Nguyễn Kim Lâu, ngày ngày quảy gánh đồ nghề cùng mấy chiếc nồi cũ kỹ bằng đồng đi hết làng trên, xã dưới hành nghề. Vì kiếm ăn ở xung quanh vùng không đủ sống nên ông ngày càng phải đi xa hơn. Bặt tăm sáu, bảy năm trời bỗng một hôm người làng thấy ông trở về. Mái tóc đã pha sương, trên vai ông nặng trĩu một đôi hòm gỗ đựng đồ nghề và của cải. Họ thấy ông giàu có hơn xưa bèn khuyên ông mua gỗ lim làm nhà ngói. Ông lắc đầu nói: “Tôi gần nửa đời người làm nghề hàn nồi mà chẳng đủ ăn. Mấy năm nay lên tận Châu Bảo Lạc học nghề chạm vàng bạc, nay tôi về muốn truyền nghề cho con em trong làng. Tôi muốn cả làng này có nghề, cả làng sẽ giàu có và có nhà gỗ lim lợp ngói. Giàu có một nhà thì ngắn ngủi, giàu có cả làng mới lâu bền.”
|
Nơi thờ tự cụ Nguyễn Kim Lâu – tổ nghề chạm bạc
|
Đến nay, sự thật ấy vẫn chưa có lời giải đáp nhưng với người dân Đồng Xâm, những sự tích ấy không quan trọng bằng việc ông Nguyễn Kim Lâu đã giúp họ có được một cái nghề, những thợ chạm bạc ở Đồng Xâm đã tôn ông là sư tổ nghề, lập đền thờ tự tại làng Thượng Gia (nay là thôn Bắc Dũng, Nam Hòa, Gia Mỹ, Thái Bình). Những người nghệ nhân nơi đây đã tạc tượng ông để thờ trong am của ngôi đền. Tượng được dát bằng 30kg đồng và chạm khắc tinh xảo. Ngôi đền thờ cụ tổ được khánh thành vào năm 1992. Hàng năm, vào ngày mùng năm tháng một (âm lịch) thợ chạm bạc Đồng Xâm ở các nơi lại tụ họp về đây sắm sửa đèn nhang lễ ông tổ của nghề mình.
Câu chuyện “lệ làng” nghiêm ngặt của thợ Đồng XâmĐồng Xâm cũng giống như các làng nghề, thủ công mỹ nghệ khác, dạy nghề theo phương pháp truyền tay. Nhưng ít tai biết rằng, trải qua mấy trăm năm nay, làng nghề Đồng Xâm đã đặt ra những quy định truyền nghề vừa thiêng liêng nhưng cũng vô cùng nghiệt ngã.
Không khỏi tò mò về bí mật truyền nghề nên chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Hữu Vụ (65 tuổi) một nghệ nhân nổi tiếng với gần 30 năm giữ trọng trách trông coi đền thờ cụ tổ nghề. Ông Vụ tiếp chuyện với chúng tôi trong căn phòng khách trưng bày rất nhiều sản phẩm chạm khắc do chính tay ông làm ra.
|
Các thợ bạc đang chế tác
|
Khi được hỏi về những câu chuyện liên quan đến bí mật truyền nghề của Đồng Xâm, ông trầm ngâm nhìn những bức tranh mà ông quý nhất, như đang nhớ về một thời vàng son của cái nghiệp này, ông trả lời: “Theo tôi được biết, từ xa xưa, người thợ Đồng Xâm dù làm ăn nơi nào cũng phải tuân thủ theo những quy ước, những điều lệ vừa thiêng liêng vừa nghiệt ngã của phường nghề. Những lời nguyền luôn là cánh cửa để bưng bít với những kẻ ngoài nghề. Trong tấm tòa đá lưu danh ghi lại lịch sử của nghề trong đền thờ cụ tổ nghề có ghi lại: Tuyệt đối không truyền nghề cho đàn bà con gái, không truyền nghề cho người làng khác, kẻ nào vi phạm vào điều thiêng này sẽ bị đuổi ra khỏi làng.”
Việc giữ gìn bí quyết nghề nghiệp dường như đã ăn sâu vào tâm khảm của mỗi người thợ chạm bạc. Ngay trong một phường nghề, bí mật chuyên môn cũng trở thành quy ước. Người thợ cả không bao giờ chỉ bảo cặn kẽ những bí mật nghề cho các thợ bậc dưới. Đặc biệt là công thức để “Ngả vảy” và hàn hai mối ghép bằng vảy bạc là điều tuyệt đối bí mật.
Cho đến nay, ít người biết đến bí mật trong mối quan hệ giữa những người thợ cùng làng. Điều đó thể hiện trong những quy định chặt chẽ giữa những người Đồng Xâm đi hành nghề trong thiên hạ. Ông Vụ đã chân tình kể: “Khi thấy một người cầm chiếc lông gà hoặc hòn than trên tay, là tín hiệu kêu cứu của người thợ bạn đang gặp nạn. Nếu người này cần tiền thì sẽ được giúp tiền, cần sức thì giúp sức, nếu anh ta chưa có công ăn việc làm thì sẽ được tạo công ăn việc làm tùy khả năng của người giúp. Những người thợ xa quê luôn nương tựa vào nhau mà sống như lời tổ phụ để lại rằng: “Bần phú tương san, hoạn nạn tương cứu”. Một số tài liệu cũng đã ghi lại: Ai vi phạm luật nghề sẽ phải chịu một trong những hình phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ, vào ngày giỗ tổ sẽ phải chịu đánh 30 roi, nếu không, về giỗ tổ phường hội sẽ mang ra phán xử luận tội.
Nhiều nghệ nhân không khỏi tiếc nuối khi nhớ lại thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất, là lúc người ta còn sùng bái sản phẩm của Đồng Xâm. Vào đầu thế kỷ XIX, những người thợ giỏi được chúa Nguyễn mời vào Cố đô Huế để chạm ngai vàng. Lúc này, người thợ được hưởng bổng lộc vua ban với những sắc phong “Thất phẩm”, “Cửu phẩm”. Thời kỳ những năm đầu thế kỷ XX, nghề chạm bạc Đồng Xâm phát triển hưng thịnh, nhận được nhiều đơn đặt hàng các nước Anh, Pháp, Bỉ… Khi hàng hóa phát triển mạnh bởi thị trường tiêu thụ mở rộng, kéo theo sự gia tăng về số lượng người làm nghề. Thời Pháp thuộc, làng Đồng Xâm có trên 95% đàn ông và khoảng 25% phụ nữ làm nghề chạm vàng, bạc. Thời bấy giờ, có ông Cửu Môn là người thợ ở thôn Thượng Hòa đã được chính phủ bảo hộ mời sang Paris dự hội chợ triển lãm và dạy nghề.
Cho đến nay, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm vẫn giữ được chỗ đứng của mình. Bằng việc đổi mới phương thức sản xuất và phương pháp dạy nghề, nhiều cơ sở đã đưa ra các sản phẩm phong phú và đa dạng về mẫu mã như hàng thờ cúng, trang sức, mỹ nghệ…
Những người dân ở Đồng Xâm luôn vững niềm tin vào sự phát triển của nghề chạm bạc. Nói về sự phát triển của làng nghề ở đây, chúng tôi được ông Phạm Văn Nhiêu (70 tuổi), một trong những nghệ nhân ưu tú và chủ một cơ sở sản xuất nổi tiếng nhất nhì Đồng Xâm chia sẻ: “Những sản phẩm của Đồng Xâm luôn giữ được một nét riêng của mình qua từng đường ve, nét chạm tinh vi, điêu luyện ở sự hoàn hảo tới mức tối đa. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh nhiều làng nghề đang điêu đứng do ảnh hưởng cơn “bão” khủng hoảng kinh tế, hàng làm ra không có thị trường tiêu thụ, thì nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn phát triển và duy trì đều đặn.”
*************************
Ảnh: Dân Trung Quốc đón Tết Giáp ngọ
|
Màn pháo hoa và múa rồng rực rỡ chào đón năm mới Giáp Ngọ của người dân Trung Quốc. |
|
Những màn biểu diễn nghệ thuật dân tộc độc đáo trên đường phố chào năm mới. |
|
Cả dãy phố cùng nhau đón Tết. |
|
Đèn lồng đỏ đón xuân. |
|
Đến chùa, miếu thắp hương cầu nguyện một năm mới may mắn. |
|
Những món quà ưa thích của trẻ em nông thôn Trung Quốc ngày tết. |
|
Một chiếc diều in hình con ngựa. |
|
Lễ hội hoa đăng. |
|
Giã xôi nếp làm bánh. |
|
Chợ tết quê. |
|
Bức tranh Mã đáo thành công với nghệ thuật cắt giấy truyền thống Trung Quốc |
**********************
Vợ ông Dũng lò vôi, đại gia Lê Ân: Chơi sang hơn người
Đình
đám nhất là sự kiện của cựu đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ, khi người đẹp này
khai trương thương hiệu thời trang sang trọng với những món đồ đắt đỏ.
Các
chuyên gia kinh tế cho biết, dù có nhiều gia đình thắt chặt chi tiêu
trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, nhưng những người có thu nhập
cao vẫn chọn những sản phẩm đắt tiền và chi tiêu nhiều hơn. Trước cảnh
ấy, không ít người lại ngậm ngùi "kẻ ăn không hết người lần chẳng ra"...
Thiên hạ “lác” mắt nhìn
Nói đến xài
sang, chi bạo xưa nay phải kể ở TP.HCM mới là "kinh đô" của các đại gia.
Thế nhưng những năm gần đây, người TP.HCM "chính hiệu" có lẽ đã bớt chi
hơn. Số người giàu thì nhiều nhưng "mác" "anh hai Sài Gòn" phần nào
được dư luận và giới báo chí "ít quan tâm" nhắc tên, thay vào đó phải kể
đến những đại gia ở các tỉnh thành khác.
|
Bà Nguyễn Phương Hằng
|
Người đầu tiên thường được nhắc đến nhiều trong thời gian qua chính là
vợ chồng đại gia Huỳnh Uy Dũng. Khi PV gõ tên cặp vợ chồng này trên
google đã có tới gần 2,3 triệu kết quả liên quan chỉ trong vòng 0,18
giây. Họ cũng vốn là những người tiêu tiền tính bằng triệu USD, đặc biệt
là tại Khu du lịch Đại Nam, có nhiều nơi được dát vàng. Nhưng thời điểm
cuối năm 2013, họ lại nổi tiếng với việc khác, khi vợ vị đại gia này có
quyết định bất ngờ tặng cho bộ đội Trường Sa vườn cây cao su, trị giá
nhiều tỷ đồng.
Theo đó, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Đại Nam cho biết, tặng vườn cao su là tấm lòng gửi tới
những chiến sỹ Trường Sa đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người cũng
nghi ngại đến việc "thiện" này của bà Hằng, vì xung quanh vườn cao su đó
cũng còn nhiều điều phải bàn.
Bên cạnh sự ồn ào của vợ chồng đại
gia đất Bình Dương, thì người dân TP. Vũng Tàu nói riêng và dư luận cả
nước nói chung cũng hết sức sửng sốt với việc chơi trội của đại gia Lê
Ân, chủ Khu du lịch Chí Linh. Là người nổi tiếng trong thời gian qua,
ngoài tài thao lược kinh doanh, thì Lê Ân cũng được nhắc đến nhiều với
việc kết hôn cùng cô vợ trẻ. Mới đây, dư luận được phen trầm trồ khi đại
gia này đã chi một số tiền lớn để mua một chiếc giường độc đáo. Đại gia
này chia sẻ, đã chi ra gần 4 tỷ đồng để mua chiếc giường đắt nhất thế
giới làm quà tặng người vợ trẻ, đẹp.
|
Một góc cửa hàng chuyên doanh hàng hiệu. |
Người Việt đứng thứ ba trong việc mua sắm hàng hiệu Theo
kết quả khảo sát trực tuyến của Công ty Niesel Việt Nam thì có tới 56%
số người Việt cho biết sẽ sẵn sàng chi cả đống tiền cho việc mua sắm
hàng hiệu. Với 29 ngàn người ở 58 quốc gia trên thế giới được khảo sát
thì Việt Nam đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc (74%) và Ấn Độ (59%). |
Theo đó, chiếc giường này có tên là Royal Bed - Giường Hoàng gia của
hãng nệm Savoir, được làm từ lông đuôi ngựa Nam Mỹ, len Cashmere Mông Cổ
và các loại lụa được dệt đặc biệt. Để hoàn thành chiếc giường phải cần
tới 700 giờ lao động và chúng có hạn sử dụng vào khoảng 25 năm. Có món
quà, phu nhân đại gia Lê Ân không khỏi xúc động và cho biết: "Những ai
săm soi, bình luận thì kệ họ, chúng tôi mua chiếc giường có giá đắt nhất
thế giới không phải vì tiêu xài phung phí hay đua đòi khi mua thứ xa
xỉ. Đặc biệt trong lúc kinh tế đang lúc khó khăn, mà đây cũng là cách
thể hiện niềm tự hào của người Việt".
Một phần không thể thiếu
trong chuyện xài sang chính là các sao. Trong thế giới showbiz tại
TP.HCM thời gian qua, những cái tên như Cường Đô la đã quá quen thuộc
với dư luận khi bỏ ra hàng núi tiền để chơi xế sang, xế độc. Thế nhưng
mới đây, xuất hiện một tay "cự phách" mới tên Phan Thành, bạn trai Midu.
Dù còn trẻ, nhưng Phan Thành cũng có một bộ siêu xe choáng ngợp, không
kém cạnh Cường Đô la. Theo thông tin mà chúng tôi có được thì Phan Thành
chính là ông chủ của khu mua sắm Saigon Square và có trong tay nhiều xế
khủng: Ferrari 458, Bentley, Roll Royce Phantom... Tổng giá trị của
những siêu xe rơi vào khoảng 60 tỷ đồng.
Năm 2013 cũng chứng kiến
nhiều sự khai trương hoành tráng, ở giới thượng lưu Sài Gòn. Đình đám
nhất là sự kiện của cựu đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ, khi người đẹp này khai
trương thương hiệu thời trang sang trọng với những món đồ đắt đỏ. Một
gian hàng rộng tới 600m2, với 3 lầu cửa hàng tọa lạc ngay trên con đường
Đồng Khởi, Q.1. Không cho biết số tiền bỏ ra nhưng nhiều người suy đoán
nó cũng phải lên tới tiền triệu đô la.
Còn người đẹp chưa chồng
cũng bật mí, đến những chi tiết nhỏ của showrom này cũng nhập từ nước
ngoài, đặc biệt là "món" da ngựa thật được đưa về từ Nam Phi xa xôi. Bên
cạnh đó, đội ngũ thiết kế cũng từ Pháp sang làm cho showrom thêm phần
xa xỉ. Ngoài khu vực mua sắm, tại đây còn có phòng hát karaoke, phòng
ăn, phòng hút thuốc... đúng nghĩa theo chốn mua sắm hạng sang. Bà Ana
Trương, Việt kiều Úc chia sẻ, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân
thắt chặt chi tiêu nhưng lại có một khu mua sắm hạng sang mọc lên như
vậy quả dân Việt lắm tiền, xài sang cũng không ít.
Phản cảm?
Ông
David Anjooubault, Tổng giám đốc Kantar Worldpanel Việt Nam cho biết,
người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đắn đo hơn trong việc mua sắm. Khoảng
hơn một nửa số hộ gia đình ở thành thị cho rằng, đây không phải là thời
điểm thích hợp để mua sắm. Dù vậy, những người có thu nhập cao vẫn chọn
những sản phẩm đắt tiền và chi tiêu nhiều hơn. Chính nhu cầu này mà
trong năm 2013, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới vẫn
đổ bộ và mở rộng thị trường tại Việt Nam. Điển hình, mới nhất là Louis
Vuitton, hãng thời trang xa xỉ hàng đầu thế giới lại mở thêm một trung
tâm mua sắm thứ hai hay như Hermes, hãng thời trang đẳng cấp của Pháp
cũng đã có mặt tại Việt Nam. Đặc biệt, Lexus cũng đã khai trương một
showrom hoành tráng tại Sài Gòn, rồi Rolls-Royce, thương hiệu xe siêu
sang của Anh cũng đã có kế hoạch đổ bộ vào Việt Nam...
Bàn về vấn
đề này tiến sỹ Alan Phan, chuyên gia kinh tế cho rằng, những cách chi
tiền khủng của các đại gia chứng minh một điều đơn giản, là những người
đó có rất nhiều tiền. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2 - 3% dân số có
nhiều tiền so với đại bộ phận tầng lớp khác. Con số này cũng tương đương
với khoảng 2 - 3 triệu người. Và số này, một khi họ đã vung tiền thì
thiên hạ phải thấy là khủng khiếp tới mức nào. Cách tiêu tiền khủng cũng
chưa nói lên được họ có phải là giới thượng lưu hay không nhưng có thể
thấy, đó là tâm lý của những người mới giàu nhưng chưa có cơ hội hưởng
thụ. Khi kiếm được số tiền lớn một cách dễ dãi thì họ cũng sẽ phóng
khoáng và chi bạo chứ không tiết kiệm, chắt chiu, tính toán như những
người phải chật vật kiếm được những đồng tiền.
Cũng theo tiến sỹ
Alan Phan thì việc xài sang là quyền của cá nhân và cũng không đáng
trách. Nhưng nó lại phản cảm, bởi trong khi xã hội còn đa số người
nghèo, từ đó gây nên sự ganh tỵ, đố kỵ không cần thiết và trở thành cái
gương soi cho lớp trẻ. Tuy nhiên, nếu so với những kinh đô xài hàng hiệu
như New York, Tokyo, Hong Kong... thì Việt Nam mới chỉ là những bước đi
đầu tiên.
(Theo Người đưa tin)**********************
Thiếu tiền...đem chồng cho thuê
Một bà nội trợ thông minh đã tìm cách cân bằng ngân sách gia đình bằng cách
cho những phụ nữ không có đàn ông trong nhà thuê chồng.
Tuy nhiên, lời rao của Reneta Kogler, 28 tuổi, từ Graz ở Styria, Áo giới hạn
nghiêm ngặt ở việc chỉ làm việc nhà, như sửa chữa đồ đạc hoặc giúp di chuyển,
nâng đồ vật nặng.
Renate cho biết: "Rất nhiều phụ nữ độc thân thực sự muốn có một người đàn ông
bên cạnh khi cần sắp xếp đồ đạc, làm vườn hay sửa chữa đồ vật trong nhà. Đề nghị
cho thuê chồng của tôi chủ yếu nhằm vào những người phụ nữ độc thân song cũng
dành cho những người phụ nữ không có sẵn đàn ông trong nhà".
Renate cho biết thêm: "Khi còn độc thân, tôi thực sự muốn có ai đó cùng nâng
đồ đạc. Tôi rất vui được chia sẻ người đàn ông của mình với những ai còn đang
đơn thân",
Renate cho biết, Andreas, 34 tuổi, chồng cô thực sự là một người nhanh nhẹn
và ai đã thuê anh này với giá 20 bảng một giờ đều nói, họ sẽ nhờ Andreas tiếp
tục trợ giúp nếu cần.
Hoài Linh (
Theo DailyMail*******************
Thế giới tưng bừng đón năm Ngọ
Trên nhiều quốc gia tại châu Á, nhiều hoạt động sôi nổi và lễ hội đặc trưng, đèn hoa rực rỡ đón chào năm mới - năm con ngựa.
Những vũ công múa lân biểu diễn tại phố người Hoa ở Manila, Philippines.
Những diễn viên mặc trang phục đời nhà Thanh diễn tập tại Bắc Kinh, Trung
Quốc.
Một người đàn ông bước vào ngôi chùa ở Jenjarom, Malaysia.
Người trẻ nô nức du xuân tại Việt Nam.
Đại sứ văn hóa trẻ tuổi đến từ Bắc Kinh mặc trang phục truyền thống, chụp
hình tại phố người Hoa ở London.
Người phụ nữ quyên góp tiền từ thiện khi đốt nhang cầu khấn trong dịp năm mới
ở Manila.
Một người phụ nữ lớn tuổi đứng ở cửa hàng bán đồ trang hoàng ngày Tết âm lịch
tại Makassar, Indonesia.
Các khách du lịch và nhân viên an ninh đi dạo trong công viên tại Bắc Kinh.
Một công nhân tại Kuala Lumpur chăm sóc cho các cây quất cảnh ở Malaysia.
Người nông dân Indonesia thu hoạch thanh long tại làng Pasuruan ở đảo Java để
chuẩn bị bán cho dịp Tết âm lịch.
Bức tượng Thần Tài cao 18m trưng bày tại khu phố thương mại sầm uất ở
Singapore.
Khu phố tại Singpapore trang hoàng lộng lẫy chào đón năm con ngựa.
Một người phụ nữ mua đồ trên con phố treo đầy đèn lồng tại Bangkok, Thái Lan.
Lê Thu (theo CNA)
**********************
Những cảnh hiếm trên phố Hà Nội sáng đầu năm mới
- Cũng như mọi năm, sáng mồng 1 Tết, phố phường Hà Nội vắng lặng. Không nhiều
người ra đường sau đêm thức muộn đón giao thừa.
Phố xá thưa thớt người, một số ít vẫn duy trì tập thể dục còn thì đa phần ra
đường sớm để tận hưởng khung cảnh thanh vắng hiếm hoi.
Những đôi uyên ương đứng giữa lòng đường chụp ảnh kỷ niệm, những tay săn ảnh,
những câu lạc bộ chơi xe máy, ô tô, xe đạp… hẹn nhau ở hồ Gươm nâng chén rượu
cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.
Một đôi uyên ương trao nhau nụ hôn đầu tiên của năm Giáp Ngọ giữa phố
Hàng Bông.
Một vòng ôm yêu thương bên bờ hồ Gươm.
Cơ hội hiếm hoi được đứng giữa lòng đường phố Hàng Trống lưu giữ hình ảnh
phố xá thanh vắng.
Thắm thiết bên hồ Gươm sáng đầu năm mới.
Không nhiều người vẫn giữ thói quen rèn sức khỏe kể cả vào ngày tết.
Hiếm ngày nào trong năm mà có thể ung dung dừng xe giữa phố Tràng Tiền
thường ngày sầm uất để chụp tấm ảnh thế này.
Ngày thường đâu có thể ngồi xổm giữa phố Hàng Đường lúc nào cũng kẹt cứng
xe cộ để “sáng tác” ảnh được.
Một cụ bà chơi xuân với chiếc xe đạp trang trí sặc sỡ trở thành tâm điểm
để các nhiếp ảnh gia bấm liên hồi.
Hội những người mê xe Vespa tụ tập tại đài phun nước bên hồ Gươm từ
sáng sớm.
Hội những người mê xe Jeep, loại ô tô quân sự của Mỹ nhâm nhi chén rượu
đầu năm mới.
Đài phun nước hồ Gươm cũng là nơi hò hẹn của câu lạc bộ những người mê
mô tô 3 bánh vào sáng mồng 1 tết hàng năm.
Nâng chén chúc tụng ngày đầu năm mới.
Người đàn ông đang thưởng thức điếu thuốc ngày đầu năm mới.
Lê Anh Dũng
******************
Nhìn là tê như con dê... Phế như con dế luôn
***********************
Bonsai đọ dáng ở hội hoa xuân
Hàng trăm cây kiểng của giới nghệ nhân Đà Nẵng đã có dịp hội tụ "đọ dáng" trong Hội hoa xuân vừa khai mạc ở công viên 29/3.
|
Khoảng 100 nghệ nhân ở Đà Nẵng đã đưa hơn 300 cây cảnh độc đáo đến dự thi và trưng bày tại Hội hoa xuân 2014.
|
|
Theo nghệ nhân Nguyễn Anh Đào (quận Thanh Khê), rất khó để định giá những cây cảnh này.
|
|
Giá trị của những cây bonsai này phụ thuộc lớn vào đôi tay của nghệ
nhân. Người chơi cây phải biết cách chăm sóc để cây chậm lớn hơn so với
bình thường, nhờ đó dễ tạo dáng và đặc biệt là có được bộ gốc cổ thụ.
|
|
Việc sáng tạo dáng cho cây cũng vô cùng phong phú, từ dáng phượng vũ, ngũ phúc đến thế đón gió, chờ đợi...
|
|
Những cây có giá trị nếu bán ra thị trường cũng ở mức giá từ 50 đến
60 triệu đồng. Và cây chỉ thực sự có giá trị khi người chơi cây hiểu
được thế cây và sự công phu của chủ nhân.
|
|
Không ít cây trưng bày vẫn đang trong quá trình tạo dáng.
|
|
Nhiều người xem đánh giá cao những cây bonsai mang dáng vóc cổ thụ, như những cây lớn thường thấy ở đình làng, cổng miếu...
|
|
Từ cây me đơn thuần, qua bàn tay nghệ nhân đã tạo ra dáng vẻ đầy nghệ thuật.
|
|
Bên cạnh những cây xanh lá, lần trưng bày này có nhiều cây với vóc dáng nhỏ bé nhưng bộ rễ hằn nguyên tuổi tác.
|
|
Nhiều nghệ nhân còn tạo dáng cây trên non bộ.
|
|
Khu vực trưng bày bonsai được căng dây, gắn bảng hiệu nhằm không để người dân vô tình làm hỏng cây.
|
|
Ban tổ chức cử người chăm sóc để cây luôn xanh tốt.
|
|
Tuy không quá nhộn nhịp như những khu vực trưng bày hoa, nhưng cây
bonsai vẫn thu hút những người ưu thích thú chơi tao nhã đến quan sát,
học hỏi cũng như bình luận về cây.
|
Nguyễn Đông
******************
Những chiêu lừa của gái bán dâm
Cách được nhiều gái bán hoa sử dụng là giả thôn nữ nhà nghèo hay sinh viên thiếu tiền đóng học để lừa khách mua trinh.
Cuối năm 2013, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công
an quận 1 (TP HCM) tạm giữ Nguyễn Thị Ánh Thùy (25 tuổi, ngụ Vĩnh Long)
để điều tra hành vi môi giới mại dâm. Trước đó, các trinh sát kiểm tra
hành chính một khách sạn, bắt quả tang 2 cô gái bán dâm cho 2 Việt kiều.
Các vị khách khai mua trinh với giá 15 triệu đồng một người, thông qua
Thùy.
Tại cơ quan điều tra, Thùy khai nhận được yêu cầu của khách thì liên hệ
với Oanh nhờ tìm 2 cô gái còn trinh và ép giá bán dâm 5 triệu đồng một
người. Sáng 23/12/2013, Oanh và Thùy dẫn 2 cô gái đến quán cà phê cho
khách xem mặt. Chiều cùng ngày, các "đào" được đưa đến khách sạn.
Theo các trinh sát, các cô gái này đều là gái bán dâm chuyên nghiệp.
Trước mặt khách, họ giả gái quê, diện áo sơ mi đơn giản, dùng màng trinh
giả.
Khi công nghệ màng trinh giả chưa "nhan nhản" như hiện nay, nhiều gái
làng chơi đã dùng "tiết lợn" như một công cụ hữu hiệu cho chiêu lừa của
mình. Nhiều đường dây đã áp dụng những chiêu trò đơn giản này.
Năm 2009, cơ quan chức năng triệt phá đường dây môi giới bán trinh của
má mì Nguyễn Thị Hồng Liễu. Ban đầu, Liễu tìm những cô gái thôn quê gia
cảnh nghèo khó rủ rê họ bán đi "cái ngàn vàng" lấy số tiền từ vài triệu
đến vài chục triệu đồng. Khi lượng khách ngày càng đông, số lượng gái
dần cạn, Liễu "biến" gái giang hồ thành gái zin chỉ với bông gòn và tiết
lợn. Với thủ đoạn trên, Liễu và đồng bọn đã lừa được khá nhiều người.
Chiêu kiếm tiền khác của gái bán dâm là trộm tài sản. Ngày 2/5/2013,
một người đàn ông trung niên khi đỗ ôtô ở khu vực ngõ 19 Liễu Giai, Hà
Nội thì có phụ nữ gõ cửa xe làm quen... Người phụ nữ đã ôm hôn ông ở khu
vực băng ghế sau. Lợi dụng lúc ông sơ hở, "vị khách" đã tháo trộm sợi
dây chuyền vàng trị giá 700 triệu đồng rồi bỏ chạy.
Công an xác định thủ phạm là Đỗ Thành Kiên,
là nam giới những đã làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính để đi bán dâm.
Nhờ thân hình đẹp, gương mặt ưa nhìn, Kiên kiếm sống bằng nghề gái gọi,
sang cả Hongkong, Singapore, Malaysia "đi khách".
|
Kiên và chiếc mặt dây chuyền trộm của khách.
|
Gần đây nhất, tháng 12/2013, một nam thanh niên đang đi trên đường
Nguyễn Văn Linh, Hà Nội thì bị một gái bán hoa dụ dỗ mua dâm. Khi đang
vui vẻ, người thanh niên này bị gái bán hoa móc trộm iPhone rồi bỏ đi.
Ngày 1/1/2014, Công an quận Long Biên, Hà Nội bắt được thủ phạm, xác
định thực chất là người đàn ông tên Nguyễn Thành Phong (25 tuổi, TP
HCM). Phong đã phẫu thuật, trang điểm để thành con gái.
Đầu năm 2014, ý thức được sắc đẹp thuộc dạng trung bình
nên một phụ nữ 32 tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội đã cùng bạn trai dùng
phần mềm chỉnh sửa ảnh để biến những bức ảnh của cô ta lung linh hơn
trước khi đăng lên mạng tìm khách mua dâm. Khi có khách, người phụ nữ
hét giá một triệu đồng một lượt. Nếu khách không đồng ý, cô ta sẽ cùng
bạn trai đánh đập, cướp tài sản.
Cũng cùng chiêu trò dùng ảnh đẹp, một đường dây mua bán dâm vừa bị cơ
quan chức năng triệt phá. Theo đó, các nghi phạm đăng ảnh kích dục của
gái bán dâm (giả vờ là "rau sạch") lên các trang web đen để tìm khách.
Theo An ninh thủ đô
********************
'Lộc trời' từ dòng nước lũ
Gỗ, củi vụn từ thượng nguồn theo dòng
nước tụ về xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) như một món quà an ủi người
dân vừa trắng tay sau chuỗi ngày bão dập, lũ dồn.
|
Chiều 17/10, nước lũ đã rút khá nhiều so với đỉnh lũ ngày hôm trước
nhưng toàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn trắng xóa nước. Nhiều xã vẫn
bị cô lập, người dân muốn đi lại chỉ có cách duy nhất là dùng thuyền.
|
|
Nước lũ đã nhấn chìm nhiều hoa màu, cuốn trôi gia súc, gia cầm của
người dân. Tuy nhiên, dòng nước lũ lại mang đến cho người dân tại xã Sơn
Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) món quà: củi và gỗ. Từ gỗ vụn cho đến những
thân cây to theo dòng nước lũ tụ về đây.
|
|
Dòng nước lũ đổ về, khi qua khúc quanh thuộc xã Sơn Bằng tạo thành
một vòng xoáy khiến củi vụn và gỗ dạt vào bờ sát Quốc lộ 8A.
|
|
Không chỉ có gỗ vụn, dòng nước hung dữ còn cuốn theo cả những thân
gỗ to từ thượng nguồn. Người dân xã Sơn Bằng tranh thủ thu lấy chút "lộc
trời" bất chấp mưa gió.
|
|
Ngoài đoạn dây thừng, công cụ giúp người dân lấy gỗ chỉ là con dao rựa.
|
|
Người dân phải ngâm mình trong nước hàng giờ đồng hồ để đưa những thân cây to lên bờ.
|
|
Gỗ theo nước lũ về ngày một nhiều, kết lại thành mảng đủ vững chắc cho người đứng lên trên.
|
|
Phụ nữ cũng cũng tham gia thu gỗ.
|
|
Người dân quanh vùng cũng chèo thuyền tới thu nhặt gỗ. Họ gần như đã trắng tay sau một đêm lũ tràn về.
|
|
Ngâm lâu trong nước nên gỗ rất nặng và đòi hỏi phải khỏe mới mang được những khúc như thế này.
|
|
Thành quả sau hàng giờ ngâm mình dưới nước...
|
|
...và đôi khi phải trả giá cả bằng máu.
|
Quý Đoàn
*********************
TUYỂN TẬP ảnh CARLI BANKS
*************************