Những tối thứ bảy lãng mạn, tình tứ, ngắn ngủi là quãng thời gian mà những người lao động đến với nhau, mong tìm được một nửa của cuộc đời.
Bánh trung thu Sài Gòn bán tháo để dọn hàng
Chiều ngày 8/9, hàng loạt gian hàng bánh trung
thu tại TP.HCM đại hạ giá để kịp dọn hàng, loại 1 trứng chỉ có 17.000
đồng, quầy hàng nào cũng treo biển mua 1 tặng 3.
Zen Nguyễn
********************
Công nương Anh mang bầu lần hai
Cung điện Kensington sáng 8/9 thông báo Công
nương Kate Middleton đang mang thai lần hai, báo hiệu một niềm vui mới
cho Hoàng gia Anh.
 |
Công nương Kate và Hoàng tử William cùng con trai George đang đón chờ thành viên mới. Ảnh: PA |
Theo Daily Mail, Công nương Kate, 32 tuổi, cùng
Hoàng tử William đang mong chờ đứa con thứ hai trong năm tới. Tuy nhiên,
bà mẹ trẻ của tiểu hoàng tử một tuổi George đang suy nhược do ốm nghén.
Không
như lần mang thai đầu được điều trị trong bệnh viện, các bác sĩ đang
chăm sóc riêng cho Công nương Kate tại điện Kensington. Nguồn tin cho
hay nữ công tước vẫn chưa trải qua 12 tuần quan trọng đầu tiên của thai
kỳ.
Một nguồn tin cấp cao từ hoàng gia Anh cho biết: “Hoàng tử và
công nương chỉ biết tin này mới đây. Công nương Kate thậm chí còn chưa
mang thai đến tuần thứ 12. Thông tin được tiết lộ khi công nương cảm
thấy không khỏe nên không thể cùng chồng tham dự một buổi lễ tại Oxford
hôm 8/9. Nhằm tránh những buổi lễ sắp tới bị ảnh hưởng, hoàng tử và công
nương đã rất khó khăn khi quyết định công bố việc này”.
“Hoàng
gia Anh rất vui mừng khi biết tin công nương đang mong chờ đứa con thứ
hai”. Ngoài hai bên gia đình, Thủ tướng Anh David Cameron cũng nhanh
chóng gửi lời chúc mừng đến vợ chồng Hoàng tử William, cung
điện Kensington cho hay.
Tin vui được loan báo trước chuyến thăm
cá nhân đầu tiên của Công nương Kate đến Cộng hòa Malta vào cuối tháng
9. Thông tin chính thức về chuyến thăm sẽ được công bố gần thời điểm dự
kiến diễn ra sự kiện.
Theo Xuân Mai/Người Lao Động
**************
'Chợ tình osin' giữa Sài Gòn
Những tối thứ bảy lãng mạn, tình tứ, ngắn ngủi
là quãng thời gian mà những người lao động đến với nhau, mong tìm được
một nửa của cuộc đời.
Chẳng biết tự bao giờ cái
góc công viên bé xíu quanh phố Cao Văn Lầu, Phan Văn Khỏe, Phạm Đình Hổ
thuộc phường 2, quận 6, TPHCM đã trở thành điểm hò hẹn của những người
giúp việc, quản gia, phụ hồ, xe ôm. Những tối thứ bảy lãng mạn, tình tứ,
ngắn ngủi là quãng thời gian mà những người lao động đến với nhau, mong
tìm được một nửa của cuộc đời.
Nơi gặp gỡ của tấm lòng
19h
mỗi tối thứ 7, người giúp việc ở các khu vực xa như Tân Bình, Tân Phú,
quận 11… thường xuất hiện sớm nhất. Công viên Phạm Đình Hổ nằm đúng ngã
ba đường, rộng mấy trăm mét vuông, một góc là những trò chơi thiếu nhi,
phần còn lại là điểm hẹn của “chợ tình osin” - theo cách gọi quen thuộc
của những người dân quanh đó.
 |
Nhiều đôi lứa thích thú ngồi ngắm khu vui chơi của thiếu nhi, và mơ ước về những ngôi nhà hạnh phúc. |
Anh Nguyễn Văn Phúc (ở đường Tháp Mười, quận 6) cho biết:
Khoảng 3 năm nay, những người ở quê lên giúp việc cho các gia đình khá
giả ở khu Chợ Lớn, nghe đâu nhiều người gốc Khmer ra đây hóng mát rồi
lâu dần thành quen. Có người từ Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau…, có người từ
Phú Yên, Bình Thuận, Nha Trang đi tìm những người bạn tâm giao để chia
sẻ những khó khăn vất vả, bù đắp cho nhau những thiếu thốn về vật chất,
tinh thần. Nhiều đôi yêu nhau, sau được các gia chủ tạo điều kiện, đã
thành vợ chồng. Cái duyên ấy - được cho là “điềm lành” lan tỏa - khiến
những người giúp việc, quản gia, phụ hồ, xe ôm khắp thành phố, cứ đêm
thứ 7 lại chọn nơi đây thành điểm hò hẹn, giao lưu, tìm bạn.
20h,
góc công viên náo nhiệt và sôi động. Những đám đông chừng hơn chục
người, tập hợp các bạn trẻ từ 25-30 tuổi, đa phần là nữ, có bạn chỉ hẹn 1
người nhưng cũng kéo 3-4 người đi cùng để câu chuyện thêm rôm rả. Những
câu chuyện tâm sự, sau một tuần đầy ắp, giờ "nổ" tung trời. Xa hơn,
trong những góc khuất tĩnh lặng, những đôi ngồi gần nhau rủ rỉ, họ chừng
tuổi 35-45, nhưng tuyệt nhiên không có những hành vi vô tư sàm sỡ như
thường thấy ở vài công viên khác.
Chị
Muôn Thị Hợi (35 tuổi, quê ở Sóc Trăng) cho biết, chị giúp việc nhà cho
một gia chủ tại phố Nguyễn Văn Luông, quận 6, tính chị thật thà nên
được gia chủ quan tâm, vì thế chị cũng hết lòng đối đáp. Quay đi ngoảnh
lại thế mà gần 7 năm, chị đã quá lứa lỡ thì. Cách đây 3 tháng, qua một
người bạn, chị quen với anh Huỳnh Văn Ợt, người cùng quê. Gia chủ biết
chuyện cũng vun vén cho chị. Chị Hợi bảo: “Tụi tui đã có những buổi hẹn
hò tại công viên này. Anh ấy làm quản gia, dọn vườn và cắt tỉa cây cảnh
cho chủ ở quận 3, lương chừng 3-4 triệu đồng. Chủ nhà tụi tui đồng ý,
nếu thấy hợp thì năm sau về quê làm đám cưới, xong vẫn được lên làm
việc”.
 |
Chị Muôn Thị Hợi đang chờ đợi người bạn tâm giao. |
Chị Nguyễn Thị Liên (30 tuổi, quê ở Cam Lộ, Quảng Trị) có
thâm niên giúp việc cho một gia chủ tại quận Tân Bình đã gần 10 năm. Chỉ
vào người bạn trai ngồi bên cạnh, chị Liên giới thiệu đầy mãn nguyện:
“Đây là bạn trai của em, anh Võ Hoàng Hảo, 32 tuổi, anh ấy làm nghề phụ
hồ, tay nghề cũng khéo, thu nhập tạm ổn và quan trọng là anh ấy sống rất
tình cảm, chân thành”. Hảo và Liên cùng quê, quen nhau đã 2 năm và họ
cũng chọn công viên Phạm Đình Hổ làm nơi hò hẹn.
Anh Hảo tâm sự,
nhớ người yêu lắm nhưng Liên làm giúp việc, chỉ có thứ 7 rảnh rang công
việc, sắp xếp hết mọi thứ mới xin phép chủ đi hẹn người yêu. Hảo và Liên
cũng tính tới hôn nhân nhưng vì thu nhập thấp, cưới xin, con cái cần
phải có thêm chút vốn để làm ăn nên cả 2 động viên nhau gắng làm thêm để
chắt bóp lo cho tương lai. “Cuộc sống còn nhiều khó khăn, số tiền chắt
chiu không biết thế nào, nhưng với chúng tôi, được gặp nhau hàng tuần,
đã là sung sướng lắm, nhất là chúng tôi lại thêm nhiều người bạn mới,
nhiều sự cảm thông mới”, anh Hảo trò chuyện.
Chị Hà Thị Lương (26
tuổi quê Cần Đước, Long An) thì e ngại khi tiếp xúc với chúng tôi. Chị
làm nghề giúp việc, chăm sóc cụ già đã ngoài 80 tuổi, tính chị hiền
lành, chu đáo nên chủ nhà rất quý. “Nghe thông tin qua bạn bè, em cũng
muốn tìm bạn song ngượng lắm, phải nói dối chủ là đi chơi, đâu dám nói
ra công viên hò hẹn tìm bạn. Phận nghèo, lại làm giúp việc nên cũng tự
ti, chẳng dám quen ai nhưng lần đầu tiên đến đây, thấy nhiều tấm lòng
chia sẻ, đùm bọc nhau, em vui lắm. Tuần sau em sẽ lại đến, mong tìm thấy
người hợp với mình”.
 |
Và giữa đám thanh niên trẻ trung, đầy ắp những tiếng cười. |
Nét đẹp giữa đời thường
Một điều khá
thú vị là trước đây có nhiều thanh niên người Khmer gặp nhau ở công viên
này. Theo phong tục, chỉ khi nào người con trai ngỏ lời, người con gái
đồng ý yêu thì cô gái mới cho nắm tay. Có lẽ vì thế mà tại điểm hò hẹn
của những người lao động bình dân, việc tìm hiểu, tâm giao, đồng cảm
diễn ra rất lành mạnh. Những câu chuyện, những tiếng cười thật thà, bình
dị của người quê khiến những người dân quanh cái công viên hình tam
giác bé xíu này cũng thấy vui khi dạo mát và ngắm nhìn họ.
Tiến sĩ
Nguyễn Bích Thúy - khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm TPHCM nói: “Những người
nông dân vì hoàn cảnh gia đình xa quê lên thành phố mưu sinh làm giúp
việc, phụ hồ, xe ôm. Họ cũng như bao người, cần một chốn để tâm sự, để
đồng cảm và công viên này thực sự là nét đẹp nhân văn giữa đời thường mà
xã hội cần trân trọng".
Còn chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai cho
rằng, điểm hò hẹn của những người lao động bình dị như một “vệt nắng
đáng yêu” trong khung trời bình yên của cuộc sống hôm nay. Tất nhiên ở
một góc xa nào đó, vẫn có kẻ lợi dụng cái gọi là “chợ tình” để làm điều
xấu, lừa phỉnh những cô gái quê, gạ gẫm mua bán dâm, song con số đó chỉ
là rất nhỏ và không thể làm mất đi hình ảnh đẹp của một tụ điểm, một nơi
hẹn hò văn hóa rất riêng của những người lao động. Cũng theo chuyên gia
Lý Thị Mai, TPHCM hiện có nhiều sân chơi cho sinh viên, những diễn đàn
cho công nhân để trao đổi, tìm hiểu nhưng những người nữ giúp việc gia
đình, những người phụ hồ, xe ôm… lại chưa được xã hội chú ý.
Hãy
nhìn ánh mắt rạng ngời của những người như chị Hợi, anh Ợt, chị Liên,
anh Hảo để thấy giữa chốn phồn hoa ồn ào, xô bồ vẫn còn những góc sáng
trong, bình yên và ngập tràn hạnh phúc.
*****************************
Kiều Chinh, mặn mòi nhan sắc Việt tại Hollywood
Được biết đến ngay từ vai diễn đầu tiên trong phim “Hồi chuông
Thiên Mụ”, diễn viên điện ảnh Kiều Chinh trở thành một trong những cái
tên được săn đón nhất tại Sài Gòn trước 1975. Bà cũng là một trong số ít
diễn viên Việt Nam tham gia phim truyền hình và điện ảnh Mỹ.
Theo chồng mới biết cuộc chơi!
Kiều
Chinh sinh năm 1937, là con út trong một gia đình có 3 người con, mẹ
mất sớm trong một trận oanh tạc bom khi Phát xít Nhật chiếm đóng Việt
Nam vào năm 1945. Cô bé Nguyễn Thị Chinh được gia đình người bạn của bố
đưa vào di cư tại miền Nam.
16 tuổi, Chinh đã
lập gia đình. Hai năm sau, đúng vào lúc nhan sắc rực rỡ nhất của “gái
một con” bà được nhóm làm phim của ông Bùi Diễm và đạo diễn Lê Dân phát
hiện trong một buổi tiệc và đưa bước vào điện ảnh qua phim “Hồi chuông
Thiên Mụ” với nghệ danh Kiều Chinh. Vai diễn tạo được ấn tượng với công
chúng.
Kiều Chinh có vẻ đẹp thánh thiện
Sau
lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh, Kiều Chinh tiếp tục gặt hái được
thành công với nhiều bộ phim: “Mưa rừng”, “Ngàn năm mây bay”, “Người
tình không chân dung”, “Chờ sáng”, “Chiếc bóng bên đường”...
Với
một gương mặt thánh thiện, thần thái sang trọng, quý phái hiếm có cùng
cách nhập vai bình dị, sâu sắc và vốn tiếng Anh lưu loát, Kiều Chinh có
lợi thế hơn các bạn diễn khi các đoàn phim nước ngoài cần diễn viên bản
xứ.
Thần thái quý phái hiếm có
Năm
1968, Kiều Chinh đóng phim “Chuyện năm Dần” (Year Of The Tiger) do Mỹ
sản xuất với nam tài tử nổi tiếng Marshall Thompson cùng một số diễn
viên khác như: Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Long, Năm Châu, Kiều Hạnh…
Sánh đôi cùng và Alan Alda trên màn ảnh
Năm
1971, vượt qua nhiều người đẹp điện ảnh của Ấn Độ, Kiều Chinh đã giành
được vai vai công chúa Kamar Souria trong bộ phim “Inside Out”. Bạn diễn
chính với Kiều Chinh là hai nam diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ: Rod
Perry (Mỹ) và Dev Anand (Ấn Độ). Vai diễn này đã từng được bàn tán như
một hiện tượng giải trí tại Ấn Độ lúc bấy giờ vì người vào vai công chúa
không phải là diễn viên bản xứ.
Kiều Chinh xuất hiện trên bìa báo nước ngoài
Vinh
quang đã đưa Kiều Chinh đi đến nhiều LHP thế giới như: Tây Đức, Ấn Độ,
Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…Năm 1973
Kiều Chinh đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất của Đại hội điện ảnh Á
Châu tại Đài Bắc.
Nữ minh tinh chụp với người hâm mộ tại sân bay
Ngoài
tài năng diễn xuất, Kiều Chinh còn là nhà sản xuất phim rất năng động.
Giao Chỉ phim là hãng phim riêng do Kiều Chinh thành lập trước năm 1975
tại Sài Gòn đã sản xuất nhiều phim được đầu tư kinh phí cao và đoạt
nhiều giải thưởng.
Bản lĩnh nơi xứ người
Sau
năm 1975, Kiều Chinh cùng gia đình chuyển sang sinh sống tại Canada. Từ
một diễn viên với danh tiếng nổi như cồn, bà phải làm đủ các nghề cơ
cực ở xứ người với số tiền công ít ỏi để nuôi gia đình.
Năm
38 tuổi, bà được bảo lãnh qua Mỹ. Đó cũng là thời điểm Kiều Chinh quyết
định quay trở lại với điện ảnh dù phải bắt đầu từ con số 0 và Hollywood
vốn là mảnh đất cực kỳ khắc nghiệt đối với những diễn viên, đặc biệt là
những diễn viên gốc Á.
Ngoài 70 tuổi, Kiều Chinh vẫn đẹp
Bắt
đầu từ nhưng vai diễn nhỏ với dăm ba lời thoại, hai năm sau Kiều Chinh
đã nhận được các vai chính trong các bộ phim truyền hình và có cơ hội
diễn xuất cùng những tài tử của Hollywood.
Tính
tới thời điểm hiện tại, Kiều Chinh đã có mặt trong 100 bộ phim và
chương trình truyền hình của Mỹ. Trong đó có những bộ phim nổi tiếng như
"The Letter" (1986), "Welcome Home (1989), "Vietnam-Texas" (1989),
"What Cooking" (2000), "Face" (2001)... Với vai diễn trong phim "Joy
Luck Club", bà lọt vào danh sách 50 diễn viên làm khán giả khóc nhiều
nhất trong lịch sử điện ảnh.
Ngoài điện ảnh,
tài năng của Kiều Chinh còn được ghi nhận ở nhiều lĩnh vực khác. Bà được
mời làm diễn giả chuyên nghiệp cho The Greater Talent Network, Inc -
một tổ chức chuyên cung cấp những diễn giả nhà nghề cho các trường đại
học và các tổ chức văn hoá trên toàn nước Mỹ.
Năm
1995, sau hơn 20 ở xứ người, Kiều Chinh đã trở về Việt Nam lần đầu
tiên. Năm 2012, Kiều Chinh xuất hiện trong bộ phim "Ngọc Viễn Đông" của
đạo diễn Việt kiều Cường Ngô. Bà đã lột tả thành công sự giằng xé, cô
đơn của một nghệ sỹ sân khấu chìm vào im lặng và lãng quên khi ánh hào
quang lùi xa.
Người mẹ trong phim "Ngọc Viễn Đông"
Ban
đầu, bộ phim này được Cường Ngô thực hiện với mục đích vinh danh cuộc
đời và sự nghiệp của Kiều Chinh. Tuy nhiên, với mong muốn "hướng sự vinh
danh tới toàn bộ các nữ nghệ sĩ đã một đời say mê nghệ thuật", bà đã đề
nghị vị đạo diễn này điều chỉnh lại nội dung của phim.
Cho
đến bây giờ, Kiều Chinh vẫn được nhắc đến như một trong những tuyệt sắc
giai nhân của điện ảnh Việt Nam. Không như nhiều giai nhân xưa sau thời
vàng son đã lựa chọn đời sống ẩn dật, Kiều Chinh vẫn rất năng động, đam
mê với nghề nghiệp, cuộc sống. Có lẽ đây là một trong những bí quyết
khiến bà giữ gìn được nét trẻ trung và diện mạo xứng với danh hiệu “Giai
nhân Sài Gòn một thuở”.
Theo Thùy Phương
Giadinh.net
*********************
Ba cha con vật lộn với chú cá kiếm khổng lồ nặng hơn 300kg
Khi đang đi câu cá cùng hai cậu con trai của mình ở bờ biển
North Palm, Florida, Mỹ, ông Brian Sattar đã bất ngờ bắt được một con cá
kiếm dài tới 4,2m và nặng hơn 300 kg.
Ba cha con ông Sattar bên chiến lợi phẩm của mình
"Tôi đã phải nhảy xuống buộc dây thừng quanh đuôi con cá để nó không
bị tuột khỏi thuyền. Con cá lớn đến mức chúng tôi không thể nhét vào
trong khoang" - ông Sattar chia sẻ với tờ ABC News.
Lúc đầu Brian Sattar chỉ nghĩ con cá kiếm nặng khoảng 180kg nhưng sau
khi đặt con cá lên cân tất cả đều sửng sốt khi biết cân nặng thực sự
của nó là 314kg.
Sau khi câu được con cá, 3 cha con đã chia sẻ chiến lợi phẩm của mình với những người trên bờ.
Theo Huy Đồng
Vietnam+
******************
Những hình ảnh hài hước chỉ có tại Việt Nam
Tại sao người ta gọi là con đường đau khổ hay món ăn hấp dẫn nhất hành tinh.
 |
Không có việc gì khó.
|
 |
Hà Nội - bể bơi lớn nhất châu Á.
|
 |
Món ăn hấp dẫn nhất hành tinh.
|
 |
Con đường đau khổ.
|
 |
An toàn mọi lúc, mọi nơi.
|
 |
Kỹ năng khi nấu ăn.
|
 |
Người nhện tranh thủ đọc báo.
|
 |
Nào ta cùng đẩy.
|
Trùm Sò (st)
*********************
Chơi liều lĩnh hậu quả nhiều
Mốt mới của bé; mẫu nam đáng thương; hay cầu hôn kiểu chân gà hẳn sẽ khiến bạn cười ngất cho mà xem.
 |
Mốt mới 2014.
|
 |
Khổ thân mẫu nam này quá.
|
 |
Hãy chói chân anh, em nhé!
|
 |
Nhìn mà "tiểu" cả ra quần, hix.
|
 |
Thương đôi guốc.
|
 |
Sọt rác đại gia.
|
 |
Uống bia thay nước lọc.
|
 |
Đôi chân dài miên man.
|
 |
Giờ thảm họa trong ngày đã tới.
|
 |
Để giày luôn khô thoáng thơm tho.
|
 |
Cần gạt kiểu Úc.
|
 |
Rạp chiếu phim ngoài trời siêu "bá đạo".
|
 |
Tự sướng cũng cực khổ lắm chứ bộ.
|
 |
Nhìn qua là đoán được hậu quả. |
Xúc Xắc (sưu tầm)
*******************
Người đàn ông chinh phục nhiều thủy quái nhất thế giới
Jeremy Wade, nhân vật chính của chương trình
truyền hình "Quỷ sông", được xem là người đàn ông hạ gục nhiều thủy quái
nhất thế giới.
 |
Jeremy Wade bên cạnh một con cá khổng lồ mới câu. |
 |
Cá sông có hàm răng như của cá sấu mà Wade chinh phục. |
 |
Wade là người dẫn chương trình, đồng thời là nhân vật chính của show truyền hình nổi tiếng River Monsters. |
 |
Một loại lưỡi câu của thổ dân mà Wade rất tò mò muốn tìm hiểu. |
 |
Wade và loại cá mút đá hút máu kỳ dị. |
 |
Những cái miệng lởm chởm gai nhọn của cá mút đá. |
 |
Wade tóm gọn 2 con cá mút đá trong tay. |
 |
Wade và con cá trê đuôi đỏ câu được ở sông Araguaia, Brazil. |
 |
Wade thả dây câu trên sông Courantyne, phía Bắc của Nam Mỹ. |
 |
Ông nhìn hộp sọ của con cá sói bằng chiếc đèn pin gắn trên trán. |
 |
Bên bờ sông Courantyne, Wade thu phục con cá Piranha bụng đỏ, loài cá ăn thịt hung dữ nhất thế giới ở Nam Mỹ. |
 |
Con cá công hung dữ, thường xuyên phá hỏng ngư cụ của dân chài, đã bị Wade tóm gọn. |
 |
Ông còn học cách săn cá bằng cung tên. |
 |
Cá đuối gai độc khổng lồ mà Wade câu được. |
 |
Cá đuối gai độc bị Wade tóm gọn. |
 |
Một con quỷ sông nằm gọn trên tay Wade. |
Theo VTCNew
***********************
Ảnh hài hước trong ngày
 |
Em ở đâu anh phi trâu đến đón.
|
 |
Cỏ đâu mà dẫm.
|
 |
Người nhện chơi net.
|
 |
Giấc ngủ trưa hè.
|
 |
Thả tụi em ra.
|
 |
Mẹ đây rồi.
|
 |
Thẳng tiến.
|
Thị Nở (st)
***************************
Lâu đài Cachtie,nỗi ám ảnh kinh hoàng của những cô gái đồng trinh !
Chủ nhân của lâu đài - nữ bá tước
Elizabeth Bathory - là nhân vật có thật trong lịch sử mà khi nhắc đến
người ta vẫn còn sợ hãi không kém gì bá tước Dracula.
Khung cảnh đổ nát của một tòa lâu đài trên đỉnh ngọn đồi ở ngôi làng
Cachtice, Slovakia giống như phim trường của bộ phim kinh dị. Tuy nhiên
ít ai biết rằng vào những ngày này 400 năm trước (21/8/1614), lâu đài là
nơi chứng kiến "nữ quỷ khát máu nhất mọi thời đại" - nữ bá tước
Elizabeth Bathory - trút hơi thở cuối cùng và chính thức khép lại thời
kỳ đen tối, u ám của cả ngôi làng.
 |
Tòa lâu đài Cachtice huyền thoại và nổi danh sử sách. Ảnh: CNN.
|
Vào ngày này, người dân Cachtice không tổ chức
kỷ niệm 400 ngày mất của "nữ quỷ" nhưng tòa lâu đài cùng quá khứ kinh
hoàng của nó vẫn thu hút sự quan tâm của hàng nghìn khách du lịch trên
thế giới.
Nơi che giấu tội ác
Sinh trưởng trong một dòng họ quý tộc lâu đời và giàu có bậc nhất
Hungary, Elizabeth Bathory là một người phụ nữ xinh đẹp và tàn ác. Dòng
họ nhà Bathory sản sinh ra nhiều nhân vật kiệt xuất, quyền lực trong
lịch sử. Người nổi tiếng nhất dòng họ Bathory là Istvan Bathory - hoàng
đế Ba Lan.
Năm 15 tuổi, Elizabeth kết hôn cùng với nhà quý tộc, bá tước Nadasdy
Ferenc, họ cùng nhau sống tại lâu đài Cachtice. Bá tước Ferenc thường
xuyên xa nhà để chinh chiến và là một người có công trạng với đất nước
Hungary. Sau khi bá tước qua đời, bá tước phu nhân Elizabeth mới ở độ
tuổi 40. Kể từ đó, bà có một nỗi sợ hãi về sự già nua và luôn tìm mọi
cách để được trường sinh bất lão.
Một truyền thuyết kể rằng trong lần chải tóc cho nữ bá tước, cô hầu gái
đã mắc lỗi nhỏ và phải nhận một cú tát mạnh đến nỗi bật máu. Máu của cô
văng ra dính vào tay bá tước. Khi lau khô, bà nhận thấy làn da ở tay
mình hình như mịn màng và trẻ lại. Kể từ đó, Elizabeth thực sự biến
thành một con quỷ khát máu. Bà liên tục tìm kiếm những cô gái trẻ đồng
trinh trong làng, bắt giữ và dùng nhục hình cho đến chết. Máu của các cô
gái được nữ bá tước dùng để tắm. Elizabeth tin rằng chỉ có cách đó, bà
mới có thể níu giữ nét xuân thì.
Ban đầu, nữ bá tước chỉ nhắm vào các cô gái ở tầng lớp khốn cùng, nhưng
sau đó bà ra tay với cả các vị tiểu thư gia đình quyền quý. Vua Hungary
cuối cùng cũng nghe được những lời cầu cứu của dân chúng và sai bá tước
Thurzo Gyory, anh họ của Elizabeth tới điều tra. Khi quân lính đột nhập
vào lâu đài, họ đã chứng kiến một hình ảnh kinh hoàng: xác chết của
những cô gái nằm giữa đại sảnh, máu bị rút hết. Một số cô khác còn thoi
thóp và số còn lại bị treo lên sẵn.
Trước sự việc ghê rợn này, nhà vua yêu cầu Elizabeth phải bị tử hình
nhưng bá tước đã thuyết phục thành công vua rằng điều đó sẽ ảnh hưởng
nặng nề đến giới quý tộc và xin hoãn phiên tòa. Vào năm 1611, tòa án
hoàng gia tối cao đã họp xét xử Elizabeth. Nhờ mang trong mình dòng máu
hoàng tộc và công lao của chồng, Elizabeth được miễn án tử nhưng bị giam
cầm suốt đời tại chính tòa lâu đài bà gây ra tội ác.
Vào ngày 21/8/1614, nữ bá tước được người lính canh gác phát hiện đã
chết trong phòng biệt giam. Thi thể của bà sau đó được chôn tại nhà thờ
trong vùng, nhưng do sự phản đối của dân làng về "con hổ cái Cachtice"
nên được chuyển đến quàn tại nơi sinh ra là thị trấn Nagyecsed. Đến lúc
chết, Elizabeth bị cáo buộc là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng
trăm cô gái đồng trinh tội nghiệp.
Người ta "ưu ái" đặt cho bà nhiều cái tên, một trong số đó là "nữ quỷ
khát máu", "nỗi nhục của quốc gia". Bên cạnh sự sợ hãi, oán hận và căm
ghét, người dân cũng lưu truyền khá nhiều huyền thoại về người phụ nữ
này. Một trong số đó là việc tất cả tài liệu liên quan đến Elizabeth
Bathory đều bị niêm phong trong hơn một thế kỷ. Tên của bà bị cấm nhắc
đến trong xã hội Hungary.
Một giả thiết khác kể lại không giống đa số phụ nữ lúc bấy giờ,
Elizabeth thừa hưởng một nền giáo dục rất tốt. Sự thông minh của bà còn
vượt hơn nhiều người đàn ông thời bấy giờ. Trong khi giới quý tộc
Hungary còn chật vật trong việc đánh vần và viết chữ thì bà đã thông
thạo tiếng Hungary, Hy Lạp, Latin và Đức.
Trong nhiều tài liệu, người ta thường cảnh báo các cô gái trẻ đừng bao
giờ bôi máu của mình lên mặt và đứng trước gương vào đêm khuya. Điều này
xuất phát từ lời chăng trối của Elizabeth về sự trở lại của bà. Người
nào thực hiện nghi lễ máu sẽ thực hiện một giao kèo: được bà ban cho sắc
đẹp trong truyền thuyết và ngược lại, cô gái đó sẽ phải hiến tế máu
hàng tháng
Tội ác của Elizabeth từng là đề tài cho rất nhiều bộ phim kinh dị, những
bộ sách mà người ta truyền tay nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhiều người cho rằng Dracula - nhân vật hư cấu lừng danh của văn sĩ
Ireland Bram Stoker - được lấy cảm hứng từ nhân vật có thật trong lịch
sử, ông hoàng xứ Romania Vald the Impaler. Tuy nhiên theo nhiều nhà
nghiên cứu về nhân vật ma cà rồng nổi tiếng, họ đưa ra một giả thuyết
mạnh mẽ rằng hình tượng này được lấy cảm hứng từ Elizabeth Bathory của
Hungary. Một trong những lý do được nhiều người tin vào giả thuyết là
bởi Vlad không hề có thói quen uống máu, còn ác quỷ Dracula lại "khát
máu". Điều này có thể dễ dàng tìm thấy qua câu chuyện về Elizabeth
Bathory.
Quá khứ được lãng quên
Cachtice hôm nay là một ngôi làngtrù phú với những hàng rào cao, các món
ăn phong phú, hấp dẫn, có truyền hình vệ tinh và những chiếc SUV đậu
cuối đường. Người dân dựng tượng Elizabeth Bathory ở quảng trường chính
ngay tại trung tâm thị trấn. Tuy nhiên, những người dân địa phương ở đây
tránh bức tượng này như "tránh tà".
 |
Bức tượng của bá tước được dựng ở quảng trường. Ảnh: CNN.
|
"Thế hệ lớn tuổi ở đây dường như vẫn còn xấu
hổ về bà ấy. Vì vậy, họ từng biểu tình khi bức tượng Elizabeth được dựng
lên ở quảng trường". Adam Pisca, 18 tuổi, một trong những người hướng
dẫn viên cho biết. Tuy vậy Adam cho biết thế hệ trẻ ngày nay không quan
trọng quá khứ: "Chúng tôi biết bà ấy từng giết hại nhiều cô gái. Nhưng
chúng tôi không quan tâm tới. Trước khi lâu đài được phục chế, chúng tôi
đã ăn thịt nướng và cắm trại trong lều qua đêm tại đây".
Lâu đài Cachtice bị bỏ hoang, bị cây rừng bao phủ và đổ nát. Tháng
6/2014, chính quyền địa phương quyết định mở cửa cho khách du lịch tham
quan sau hai năm cải tạo và phục hồi cảnh quan.
Đường đến Cachtice:
Khách sạn tốt gần nhất là ở Trencin, cách
phía bắc của làng Cachtice 30 km. Một số khách sạn tốt ở Trencin gồm có
khách sạn bốn sao Hotel Elizabeth, giá một phòng đôi vào khoảng 132 USD.
Tuy nhiên du khách không có phương tiện giao thông công cộng từ Trencin
đến lâu đài Cachtice. Taxi là phương tiện đi lại duy nhất (mất khoảng
40 USD).
Đến thăm nơi ở của "nữ quỷ", du khách có thể
bắt tàu hỏa. Có khoảng 10 tàu đến đây mỗi ngày (mất khoảng 60-80 phút
đi từ Bratislava). Giá vé vào khoảng 8-21 USD. Ngoài ra, du khách cũng
có thể đến Cachtice bằng xe bus. Thời gian đi lại khoảng 2h, giá vé vào
khoảng 8 USD.
Giờ mở cửa lâu đài: thứ hai, sáu hàng tuần
từ 10h sáng đến 17h chiều, thứ bảy, chủ nhật từ 10h sáng đến 18h tối.
Giá vé: 3,5 USD. Thời điểm mở cửa từ tháng 5-10 hàng năm.
|
Anh Minh/VnExpress
********************




























*******************