Trang lá cải
Trang Lá Cải Thứ Năm Ngày 01 -8-2013 : Chân Dung Của Bác Hồ Trong Bài Cuối Trang Này.
****************************
Chợ đùa với tử thần ở Hà Nội
Nghe tiếng còi tàu kéo inh ỏi, người mua kẻ bán vẫn bình thản, như chẳng có chuyện gì xảy ra, chỉ đến khi tàu đã đến sát ngoài vài chục mét, những người bán hàng mới vội vàng dọn hàng cho tàu qua.
Nằm ngay trên đường ray tàu hỏa chạy qua địa bàn thôn Trù 1, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, chợ cóc được họp thường xuyên vào các giờ cố định từ 5h – 12h và từ 15h – 19h tất cả các ngày trong tuần.
Cổ Nhuế tuy là một xã, nhưng mật độ dân cư ở đây lại rất đông đúc, đặc biệt là lượng sinh viên ở các trường lân cận và lực lượng lao động ở các nhà máy. Chính vì thế chợ lúc nào cũng hoạt động với rất nhiều các sản phẩm. Từ hoa quả, thịt, cá, đến cả đồ gia dụng, quần áo... đều được các chủ gánh hàng bày biện ngay trên đường tàu.
Người mua kẻ bán cứ tấp nập, xe máy, xe đạp, ngang nhiên dựng sát đường ray, hàng hóa bày ngổn ngang, bất chấp việc tàu có thể chạy qua bất cứ lúc nào.
Phút chốc, nghe tiếng còi tàu kéo inh ỏi, người mua kẻ bán vẫn bình thản, như chẳng có chuyện gì xảy ra, chỉ đến khi tàu đã đến sát ngoài vài chục mét, những người bán hàng mới vội vàng dọn hàng cho tàu qua.
Cách chợ cóc chỉ tầm hơn 100m, là chợ xã Cổ Nhuế, mặc dù chợ chính ở rất gần, song thói quen mua bán của người dân quanh đây vẫn không từ bỏ, đó là lý do, mặc dù chợ đã bị cấm, nhưng vẫn tồn tại được vài năm trở lại đây.
Hình ảnh đông đúc của khu "chợ đường ray".
Cảnh đông đúc thường thấy ở khu "chợ đường ray" |
Người mua kẻ bán tấp nập. |
Điều đáng nói là chợ họp ngay trên đường ray tàu hỏa.
|
Hàng quán bủa vây đường ray. |
Không ngần ngại vứt đồ bán hàng lên đường ray tàu. |
Người bán cứ bán, người mua cứ mua, thờ ơ với sự nguy hiểm khi có tàu đến. |
Chợ họp gần như cả ngày, mỗi khi có tàu đến là những tiểu thương lại nháo nhác bê hàng chạy. |
Một số ít tiểu thương ngồi cách xa đường ray vì sợ tàu đâm. |
Mặc dù khi tàu đến kéo còi nhưng do chợ quá ồn ào nên nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra. |
Khu chợ chính của xã ở rất gần nhưng người dân vẫn thích họp chợ trên đường ray. |
Cứ thế hằng ngày, hàng trăm người đang đùa giỡn mạng sống của chính mình. |
Mai Huy
Theo Infonet
***********************
Con đường lên bàn thoát y của những vũ nữ quán karaoke
Chuyện đời của những cô gái thoát y lắm lúc cũng quẩn quanh như cái mặt bàn rộng chưa đầy 3m2 là “sàn diễn”, cũng là nơi họ kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình.
Sàn diễn trên bàn
Gần tàn cuộc nhậu túy lúy, ông anh xã hội hô: “Đi hát”. Cả đám đàn ông nồng nặc hơi men chui lên xe ô tô đến địa điểm kế tiếp. Trên xe, ông anh tiếp lời: “Mệt rồi, nên hôm nay các chú không phải hát nữa”. Đi hát mà không hát thì đi làm gì? Tiếng trả lời thủng thẳng: “Không hát thì ngồi xem, thế thôi”.
Màn thoát y đổ bia lên người tại một tụ điểm ở TP.HCM. |
“Sô diễn” theo lời quảng cáo của ông anh dẫn đường là vô cùng thú vị và vui vẻ được diễn ra tại một quán karaoke trên đường Nguyên Hồng (Hà Nội). Phòng hát chỉ có đúng một màn hình tivi, hai chiếc bàn to có một bàn được đặt sẵn cốc, bim bim, hoa quả, bánh kẹo còn một bàn để trống.
Đèn phòng hát bật sáng, nhạc chưa mở nhưng tay quản lý đã xuất hiện cùng một loạt chân dài theo đúng nghĩa đen. Tất cả đều mặc loại váy ngắn liền thân, đi giày cao gót và trang điểm bắt mắt. Đại ca của nhóm không nói gì, giơ ba ngón tay lên rồi lần lượt chỉ vào ba cô gái. Vị chủ tiệc mới cất lời: “Không cần nhiều em, chỉ cần các em rót rượu và diễn hết mình, vui vẻ là được”.
Như đã quen với vị khách giang hồ từng nhiều lần xuất hiện ở quán, ba chân dài không ai bảo ai bắt đầu công việc. Một cô bật tivi, lựa chọn danh sách bài hát toàn những bản “remix” theo kiểu nhạc sàn, một cô rót rượu phục vụ khách, người còn lại bóc khăn ướt để ngay ngắn trước mặt khách.
Tiếng nhạc sàn kích động được mở lên. Sau tiếng dô cho lượt rượu đầu tiên, chủ tiệc phát lệnh ngắn gọn: “Cởi đi em”. Đây là lúc bắt đầu của buổi thác loạn với tâm điểm là chiếc bàn rộng chưa đầy 3m2 được đặt giữa phòng hát. Chúng tôi cũng tỏ được câu chuyện đến phòng karaoke nhưng không phải hát mà để… xem múa.
Không để khách phải đợi lâu, ba “vũ nữ” chân vẫn nguyên giày cao gót bước lên bàn bắt đầu uốn éo theo điệu nhạc và từ từ… tụt váy. Đám khách có người là khách quen và “có uy” nên không phải tốn phí mào đầu cho quán hát. Nghĩa là, để được thưởng thức màn thoát y của vũ nữ ít ra khách phải mở gần 2 két bia hay đã sang chai rượu thứ hai. Đồng thời, khách còn phải bỏ tiền mua đồ của vũ nữ, để từng món từng món rơi xuống mặt bàn sau mỗi tờ tiền dúi vào người cô gái.
Đám bạn đi cùng cười ngả ngớn và làm đủ thứ trò, nhưng chuyện đến Z thì ở phòng hát cấm tiệt. Sau mỗi bản nhạc, các vũ nữ bước xuống bàn quệt mồ hôi kéo vội váy lên rồi sà vào ngồi cạnh khách.
Sau khi uống hết 2 thùng bia, cô gái bắt đầu phi lên bàn trình diễn màn thoát y vũ. |
Cái nghèo, cái khó bó thân em
Thúy Ngọc là “nghệ danh” được nhân vật tự giới thiệu. Chẳng để chúng tôi phải hỏi tiếp, cô nói luôn: “Em thích cái tên vậy đó”. Câu nói như gián tiếp thông tin rằng đó không phải là tên thật của cô gái, đồng thời người nói cũng nhắc nhở luôn rằng không muốn nói về tên thật của mình.
Ngọc bảo cô mới sa chân vào chốn đèn mờ gần 2 năm. Vẻ ngoài của Ngọc còn trẻ, chưa có những dấu vết tàn trong chốn phấn hương. “Sao em lại đi làm việc này?”. Cô gái chưa đầy hai mươi nhìn thẳng chúng tôi đáp: “Kiếm tiền chứ sao anh. Anh bảo đứa con gái thất học từ lớp 8 làm nghề gì để mỗi tháng gửi về cho gia đình gần chục chai (triệu đồng) đặng má còn nuôi hai đứa em đang tuổi ăn học”.
Cô gái bảo quê mình ở Hậu Giang còn nghèo lắm, “ông bà già” chỉ trông chờ vào mấy công lúa. Cô nghỉ học rồi đến lúc 15 tuổi thì lên TP.HCM đi rửa bát thuê cho một quán ăn. Công việc chỉ đủ nuôi sống một mình cô nhưng cũng là bước đệm để một cô gái mới lớn ở vùng miệt vườn khó khăn chứng kiến ánh sáng chói lòa ở đô thị, cùng với nó là những cám dỗ khó chối từ.
Một người chị cùng địa phương biết chuyện rủ Ngọc đi làm massage ở tận Hà Nội. Ngọc gọi điện hỏi ý kiến mẹ rồi từ TP.HCM ra Hà Nội để bắt đầu con đường “buôn hương, bán phấn”. Điểm massage trên đường Trần Khát Chân cũng chỉ là điểm dừng tạm thời của Ngọc. Đó là nơi Ngọc làm quen dần với các chị em cùng nghề, tìm hiểu xem làm thế nào để kiếm được tiền nhanh nhất có thể. Được sự giới thiệu của một người bạn, Ngọc chuyển nghiệp từ đấm bóp sang nơi có ánh đèn màu nhấp nháy, tiếng nhạc sôi động và “sàn diễn” là chiếc bàn đặt giữa phòng hát này.
Chuyện vào nghề vũ nữthoát y của Thùy Dung, cô gái 23 tuổi nhưng đã tỏ ra khá dày dạn trong nghề không quá khác với Thúy Ngọc. Vẫn là nhà nghèo, thất học và sa chân vào chốn đèn màu. Nhưng câu chuyện của Dung có nhiều gập ghềnh hơn.
Dung quê ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang) lớn lên trong gia đình 4 anh em. Dung là con đầu và thất học từ năm lớp 3. Bỏ học, Dung bươn trải ở bến xe TP.Mỹ Tho kiếm tiền phụ giúp gia đình. Quyết định cho Dung rời quê để đi làm ăn xa được gia đình đưa ra khi cô gái tròn 14 tuổi.
Dung kể: “Má cho em xuống Vũng Tàu phụ buôn bán cà phê cho một người quen. Vì thấy em xinh xắn, nên bà chủ cũng trả tiền kha khá cho ba mẹ trước một năm. Khách vào quán càng đông, nhiều thằng nó đeo em như sam. Cái tuổi quá nhỏ để em nhận thức được đâu là những kẻ lừa dối, ăn chơi qua đường. Em mất đời con gái cho một kẻ như thế sau khi ngấm những lời dụ dỗ như mật ngọt rót vào tai”.
Sau cái lần bị lừa tình ấy, Dung quay về Mỹ Tho vào làm tiếp viên quán bia ôm. Dung kể: “Gia đình không hay biết gì, mà chỉ biết em đi làm nhà hàng gì đó, khuya về nhà lảo đảo say khướt”. Cái nhà hàng bia ôm này cũng chính là điểm đầu cho quãng đường trượt dài của cô gái Mỹ Tho. Vì làm ở đây, cô đã phải đi tập trung phục hồi nhân phẩm trong một năm. Cô kể lại: “Nhiều lúc nghĩ lại mình dại dột, thiếu suy nghĩ mà làm khổ cả gia đình anh ạ, cả năm trời gia đình thăm nuôi ”.
18 tuổi, Dung rời trại phục hồi nhân phẩm rồi bỏ nhà lên TP.HCM. Bản thân cô gái cũng xác định “phục hồi” lại cuộc đời mình, sống bằng lao động, sức lực chân chính. Dung xin việc ở một xưởng in ở quận 6, TP.HCM. Nhưng cuộc đời không dễ dàng với Dung, lại một lần nữa cô gái rơi vào bẫy tình. Lần này, kẻ “Sở Khanh” không chỉ lấy đi tình cảm của cô gái mà còn cuỗm sạch khoản tiền ít ỏi Dung dành. Cú sốc nặng cùng với cảnh quẫn bách vì không có tiền, Dung tìm đến quán massage gửi thân qua ngày.
Vào làm tiếp viên massage cũng chẳng yên, không “làm bậy” thì khách không boa, mà làm thì bị quản lý lúc thì xin tiền, lúc thì hăm dọa, đủ thứ đường. Một đêm trên về nhà trọ, một vị khách dừng xe cho Dung đi nhờ. Từ đó, Dung chấp nhận một cuộc tình già nhân ngãi, non vợ chồng với người đàn ông đã quá tuổi trung niên.
Dung không phải đi làm massage nữa mà được người tình già bao trọn. Dung không phải bỏ tiền thuê nhà trọ, sáng ngủ nướng thoải mái, thi thoảng đi chợ nấu cơm đón “chồng hờ” về ăn hay được rước đi ăn nhà hàng. Đêm đến, cô tháp tùng “chồng” trong những buổi thác loạn trong tiếng nhạc giậm giật ở vũ trường.
Dung bảo, thật ra cuộc tình cũng chẳng có điều gì đáng nói vì cơ bản hai bên cần ở người khác cái mà bản thân. Nhưng điều mà Dung nhớ nhất là cuộc tình này đã khiến cô “bén mùi” sàn nhảy, quen màu đèn nhấp nháy. Sau khi gã chồng hờ bỏ đi, Dung chính thức trở thành “gái nhảy”.
Theo Lao Động
***********************
Dẫn chàng bước vào "động thiên thai"
Dẫn chàng bước vào "động thiên thai"
Thay vì việc nằm im thụ động chờ chàng mời gọi và tấn công, bạn hoàn toàn có thể dẫn dụ chàng theo ý mình.
Mẫu phụ nữ hiện đại trên giường hiện nay không phải là phụ thuộc vào đàn ông bởi điều đó sẽ khiến cho chàng chán. Khi có nhu cầu, bạn có thể chủ động mời gọi và dụ dỗ chàng lao vào cuộc ân ái với bạn. Chỉ cần một chút khéo léo và nhẹ nhàng, bạn có thể điều khiển được anh ấy.
Dưới đây là những cách khiến bạn dẫn dụ được anh ấy lên giường cùng:
7. Dùng nước hoa
Hương thơm quyến rũ là một trong những liều thuốc dẫn dụ chàng hiệu quả. Hãy tắm rửa sạch sẽ, chọn mùi nước hoa nồng nàn, quyến rũ, khi đó, chỉ cần ngửi thấy mùi của bạn, anh ấy sẽ khó lòng kiếm chế mà muốn lao ngay đến để "thưởng thức" hương thơm say đắm. Còn chần chừ gì mà bạn không thử điều đó?
6. Mặc nội y quyến rũ
Nội y là một trong những phụ trợ không thể thiếu giúp cho bạn trở nên gợi cảm và đáng yêu khi lên giường. Người phụ nữ biết chăm chút nội y chứng tỏ là một người cẩn trọng, tinh tế và khéo léo. Và nó làm cho bạn trở nên hấp dẫn vô cùng. Nếu có nội y quyến rũ, có thể anh ấy sẽ còn trêu chọc, nghịch ngợm với chúng trước khi ân ái với bạn.
4. Vuốt ve chàng
Vuốt ve đôi khi có tác dụng hơn cả những màn mơn trớn khác. Cơ thể chàng sẽ nóng rực và nóng bừng lên khi được bạn vuốt ve, âu yếm. Ngực, đùi, vai, và chắc chắn "cậu bé" của anh ấy là nơi chờ đợi bàn tay của bạn. Bên cạnh vuốt ve, bạn cũng có thể cấu nhẹ, cào nhẹ hay cắn lên người của chàng. Một chút đau đớn có thể khiến cho anh ấy "tan chảy".
3. Hôn sâu
Nụ hôn sâu là nền tảng cho một lần "lâm trận" thành công và thăng hoa. Khi hôn anh ấy, kết hợp với những hơi thở gấp gáp, cào cấu lên người chàng, bạn đã đủ khiến cho anh ấy muốn "vào cuộc" hay lập tức. Khó người đàn ông nào có thể thoát khỏi ma lực của một nụ hôn sâu và nồng nàn, bỏng cháy.
2. Tự cởi đồ
1. Rên rỉ
Rên rỉ là một trong những cách dẫn dụ chàng hiệu quả nhất. Khi "lâm trận", nghe những tiếng rên đầy ma lực, người đàn ông nào có thể không làm theo ý bạn? Tốc độ, nhịp điệu, kĩ chiến thuật "yêu" sẽ được chàng thể hiện như bạn mong muốn nếu như bạn biết cách rên và khen ngợi chàng.
****************
Hang Thoát y chốn thâm sơn cùng cốc
TP - Hang Dơi giữa rừng già thâm u Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên có sức hút kỳ lạ không chỉ bởi cái tên gây tò mò mà người Mạ đã đặt cho nó - Hang Thoát y - mà còn vì những truyền thuyết ly kỳ cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh.
Thác nước gần hang Thoát y. |
Gian truân đường đến
Hai mươi năm trước, sau khi nghe những câu chuyện hấp dẫn từ các già làng Điểu K’Bá và K’Khen, các giám đốc của Sở Du lịch, Đài PT-TH và Bảo tàng Lâm Đồng cùng Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên quyết định thành lập đoàn để khảo sát nhằm khai mở tuyến du lịch hấp dẫn đến miền đất này. Lực lượng của đoàn khá hùng hậu với hơn 20 thành viên.
Chúng tôi đi xuồng ngược sông Đồng Nai. Gió lồng lộng mát rượi, những tia nắng mặt trời xuyên qua tán cây rậm rạp rừng nguyên sinh chiếu rọi xuống dòng nước trong xanh tạo thành những vệt sáng lấp lóa. Thảng hoặc những nhành phong lan mềm mại buông rủ qua những kẽ đá, hốc cây cổ thụ rêu phong đẹp như tranh.
Hai chiếc xuồng máy cập bến thôn 3, xã Phước Cát 2. Sau khi lội bộ 10 km xuyên rừng, ai nấy mệt mỏi bơ phờ và quân số dần rơi rụng gần một nửa. Đến con suối thuộc thôn 4, cô gái tên T. bỗng khóc nức nở bởi một tiểu đội vắt đã chui vào người, thi nhau hút máu. Đường càng lúc càng khó đi. Người dẫn đường liên tục vung xà gạc phát quang dây gai, bụi rậm. Nhiều lúc chúng tôi phải khom lưng bò trên sườn đồi bởi lối đi quá nhỏ và dốc.
Khi đang lội bộ trong Rừng Quýt, cách hang Thoát y chừng 2 km, người dẫn đường và cán bộ lâm nghiệp phát hiện một số dấu chân thú và bãi phân cực lớn. Các anh vui mừng cho rằng đó có thể là dấu vết của tê giác Java một sừng cực kỳ nguy cấp (có tên trong sách đỏ) chỉ còn tồn tại ở VQG Ujung Kulon (Indonesia) và Cát Tiên (Việt Nam). Thông tin này khiến già K’Bá mừng đến chảy nước mắt và thổ lộ: Trước kia mình trót giết hại 2 con tê giác vì nghĩ rằng còn nhiều bầy thú một sừng trong rừng. Đến khi Quỹ bảo vệ Động vật hoang dã thế giới (WWF) thông báo quần thể tê giác ở Cát Tiên ước chỉ còn vài ba con, mình ân hận quá!
Kỳ bí hang Thoát y
Trở lại Cát Tiên lần này, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi bởi con tê giác cuối cùng đã bị giết chết (năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam). Bởi tin rằng sừng tê giác là một loại thần dược nên các tay thợ săn chuyên nghiệp đã săn lùng ráo riết loài thú này để lấy sừng bán với giá trên mây (hàng chục ngàn USD mỗi kg bột sừng). Trong khi đó khả năng sinh sản của loài thú này rất hạn chế: Thời gian mang thai khoảng 16-19 tháng và khoảng cách giữa các lần sinh con là 4-5 năm.
Đường đến hang Thoát y. |
“Tuy không còn tê giác nhưng rừng Cát Tiên vẫn là nơi đáng khám phá bởi còn hàng trăm loài động - thực vật có tên trong sách đỏ, đặc biệt là quần thể bò tót (loài có nguy cơ tuyệt chủng cao) lớn bậc nhất thế giới với cả trăm con”- Bí thư huyện Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu tâm sự.
Bí thư huyện Cát Tiên cho biết cuối năm 2012, nghĩa là sau hơn 20 năm phát hiện, hang Thoát y đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Cơ quan chức năng đang lập hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận đây là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Tuy nhiên do đường đến hang quá xa xôi trắc trở nên chủ yếu chỉ có người địa phương tìm đến vãn cảnh và ước nguyện tình yêu vĩnh hằng. Giới truyền thông và dân phượt thảng hoặc mới tìm đến với sự hướng đạo của thanh niên bản địa. |
Chuyện vãn quên đường dài. Hàng chục km đường rừng rợp bóng các loài cây cổ thụ như gõ đỏ, giáng hương, căm xe hoặc ken kín lồ ô, tre nứa đã lùi lại phía sau. Chúng tôi dừng chân trước cửa hang đá thiên tạo dễ đến hàng ngàn năm tuổi lòa xòa những chùm dây leo song đá, mây đắng. Già K’Bá - người từng truyền lửa nhiệt tình cho chúng tôi đi tìm hang Thoát y ngày nào giờ không còn nữa nhưng truyền thuyết hấp dẫn mà già đã kể vẫn in hằn trong tâm trí.
Chuyện rằng xưa có anh chàng tốt bụng và dũng cảm tên là K’Pài. Vợ của K’Pài lẳng lơ, ngoại tình, còn em trai thì nhỏ dại, do đó quanh năm suốt tháng chàng lên rẫy trồng lúa, trỉa bắp hoặc mang dao và cung tên vào rừng săn thú. Đã thế còn phải làm hết mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Tiên nữ trong Hang Dơi biết chuyện nên thương tình mách nước cho K’Pài: Những khi mưa bão không kiếm ra thức ăn thì vào đây bắt dơi làm thịt. Tuy nhiên muốn vào trong hang và trở ra an toàn phải hoàn toàn khỏa thân; lòng không oán hận, thù hằn ai cả; ngoài ngọn đuốc bằng bùi nhùi của nứa hoặc tre, không được mang theo bất kỳ khí giới hoặc vật dụng gì.
K’Pài chỉ đường cho người trong buôn vào hang bắt dơi và dặn dò cẩn thận những điều phải kiêng cữ. Tuy nhiên, một lần do say rượu nên khi vào hang, K’Woài (buôn Jin Tơng) cởi hết khố, áo, dây buộc tóc nhưng lại quên tháo nhẫn và vòng đeo tay. Bởi thế, K’Woài bị kẹt trong hang 7 ngày 7 đêm. Đến ngày thứ 8, anh ta bị trôi xuống vũng nước đen của suối Tời; da thịt gần như rã hết; chỉ còn lại bộ xương, mặt mũi và trái tim. K’Woài sống thêm được một tuần rồi chết. Trong quãng thời gian đó, anh dặn dò con cháu không được vi phạm điều cấm kỵ của thần để tránh bị trừng phạt như mình. Từ đó, trước khi vào hang, dân làng phải đánh chiêng để xin phép thần linh; tổ chức cúng trâu, dê, heo và lấy nước từ giếng thần trước cửa hang để thờ cúng và đổ vào chóe rượu cần…
Trước cửa hang. |
Hang có 4 cửa ra vào, mỗi cửa cách nhau từ 3 - 5m. Cửa hang rộng 80cm và cao khoảng 70cm vừa đủ cho một người chui lọt. Dẫu được trấn an rằng không còn những con cá sấu vẩy mốc trắng, mắt sáng xanh hàng ngàn năm tuổi canh giữ cửa hang (như lời kể của già K’Bá) nhưng chúng tôi vẫn thấy rờn rợn khi một luồng không khí lạnh và khó chịu tỏa ra từ phía trong hang.
Đang men theo các gờ đá trơn trượt xuyên vào lòng đất bỗng cuồn cuộn đàn dơi dày đặc vụt bay ra, tới tấp đập vào người khiến ai nấy bàng hoàng, có người loạng choạng suýt ngã. Người dẫn đường nhắc nhở chúng tôi bám sát nhau để khỏi bị lạc bởi hang có nhiều ngõ ngách ăn thông với nhau; đồng thời phải cẩn thận kẻo ngã xuống vũng nước sâu trong hang. Càng đi sâu vào hang không khí càng ngột ngạt bởi mùi phân dơi lâu ngày tích tụ. Hang khá hẹp và tối om bởi ánh sáng bên ngoài hầu như không thể lọt vào. Dưới ánh đèn pin nhập nhoạng, những hình ảnh thiên tạo trên vách đá thật huyền ảo; nhiều đàn dơi đang đu mình trên vách đá, những chú dơi con bám chặt vào bụng mẹ, chỉ cần huơ tay là bắt được.
Đôi bạn trẻ trên dưới 20 tuổi nắm chặt tay nhau cùng cầu nguyện. Chàng trai K’Hoàng với đôi mắt sáng và mái tóc xoăn bồng bềnh đặc trưng của tộc người Mạ cho biết đã lội rừng suốt nửa ngày trời từ xã Đồng Nai Thượng đến đây để cầu xin vị thần trong hang chứng giám tình yêu say đắm và phù hộ cho mối tình này luôn khăng khít, bền chặt như cá với nước. Nép bên chàng trai với ngực trần vạm vỡ, nước da đen bóng là sơn nữ Ka Liên trong chiếc yếm mỏng bó sát người làm nổi bật bộ ngực căng tròn tràn đầy sức sống và vòng eo thon thả gợi cảm. Ka Liên rụt rè nói: Ông bà của em bảo rằng chỉ những đôi thực sự yêu thương nhau, cùng một niềm tin và cầu xin điều tốt lành mới được đưa nhau vào đây bởi nếu ngược lại thì cả hai sẽ làm mồi cho cá sấu chứ không thể tìm thấy đường ra khỏi hang.
“Còn ai thoát y khi vào hang không?” - tôi hỏi Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Cát Tiên Điểu K’Giắc. Ông chủ tịch 45 tuổi tươi cười hóm hỉnh: Đó là chuyện của mấy chục năm về trước. Bây giờ mát mẻ nhất cũng chỉ ở mức con trai để ngực trần còn con gái mặc yếm mỏng thôi. Tuy nhiên khi bắt gặp các đôi uyên ương âu yếm nhau trong hang thì đừng ngạc nhiên bởi người Mạ quan niệm tốt khoe, xấu che mà bộ ngực tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở sung túc tốt tươi. Được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Vài mươi phút sau, chúng tôi trở ra theo một cửa hang khác: Đi về phía hạ nguồn suối Tơi khoảng 50m thì nhìn thấy bàu nước trong vắt và bãi cát mịn màng lấp lánh ánh vàng. Theo truyền thuyết, bãi cát này, xưa là chốn để những tiên nữ giáng trần chọn nơi gặp gỡ, vui đùa nhảy múa. Bên bờ suối từng đàn hươu, nai, tê giác nhởn nhơ gặm lá non, xa xa các chú chim công xòe đuôi nhảy múa… Khung cảnh thần tiên thơ mộng và địa danh Cát Tiên hình thành từ đấy.
Hiện đường đang được mở đến cửa rừng; các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan gùi cùng các lễ hội tiêu biểu của người bản địa như cồng chiêng, đâm trâu, cúng thần rừng, thần núi, thần lửa… sẽ được phục dựng để đưa danh lam thắng cảnh này vào khai thác du lịch.
Kim Anh
***********************
Xóm âm binh, se sắt những phận đời
TP - Hàng nghìn người trong một ngôi làng nhỏ bé tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi theo nghề lặn, để rồi hàng trăm người trong số họ bỏ xác lại giữa biển cả mênh mông, hoặc trở về với nhiều thương tích, suốt đời tê liệt trên xe lăn. Dẫu biết dấn thân vào nghề lặn, có thể sẽ tử nạn hoặc tàn tật, nhưng bát cơm manh áo đã hối thúc các chàng trai vùng bãi ngang ra khơi.
Ngã 3 tại Cao Thắng, nơi có 3 thợ lặn bại liệt dựng lều bán tạp hóa kiếm sống. Ảnh: Quang Long. |
Tử nạn dưới biển sâu
Xóm Cao Thắng (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh), nhiều người gọi đùa là “xóm âm binh”. Bởi, xóm nhỏ nghèo từng một thời nổi tiếng có nhiều thanh niên trai tráng đi theo nghề lặn, cái nghề “ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ”. Với hầu hết thời gian trong ngày của các chàng trai trẻ là mò mẫm dưới đáy biển, bất chấp gió rét, mưa lạnh và hiểm nguy rình rập.
“Tại xã Kỳ Xuân, nghề lặn có từ xa xưa. Bằng kinh nghiệm sông nước của mình, các ngư dân quê tôi vẫn thường chèo thuyền ra biển để lặn tôm, sò về đổi gạo, nuôi sống gia đình. Khi nguồn thủy sản vùng biển Kỳ Anh ít đi, họ bèn kéo nhau vào các tỉnh phía Nam lặn thuê. Thời kỳ ăn nên làm ra, mỗi tháng, một thợ lặn kiếm được hàng chục triệu đồng!”, Phó Chủ tịch HĐND xã Kỳ Xuân Dương Xuân Luyện kể. Từng là một thợ lặn cự phách, đè sóng cưỡi gió, nhưng có lần ông Luyện suýt bỏ mạng vì sự cố chết người trong lúc xuống nước.
“Trước khi về làm cán bộ xã, tôi cũng từng là một ngư dân. Theo đám trai làng vào Bình Thuận, tôi xung vào đội quân lặn thuê chuyên đi nhặt sò dưới đáy biển. Thuyền chúng tôi có 6 thợ lặn, mỗi ngày đánh bắt được từ 2 đến 3 tấn sò!”, ông Luyện nói. Sò có nhiều loại, sò huyết, sò mai, sò chạng...mỗi loại sinh sống ở một mực nước khác nhau. Để lặn được sò mai, các thợ lặn phải xuống sâu từ 30 đến 50 sải nước (mỗi sải nước bằng 1,6m) và ngâm dưới biển nhiều giờ liền. Càng xuống sâu, càng nguy hiểm, sức ép khủng khiếp ở đáy biển có thể khiến thợ lặn đột tử, hoặc gây tai biến, suốt đời tàn phế.
Từng là một thợ lặn cừ khôi, giờ đây anh Bình thành người tàn phế. |
Công việc nguy hiểm, luôn cận kề cái chết nhưng ngư phủ hầu như không được trang bị thiết bị bảo vệ, thợ lặn không biết cách giảm áp trước khi ngoi lên mặt nước và lúc tai nạn xảy ra, nhiều chủ thuyền bỏ mặc nạn nhân. “Buổi sáng, cơm nước xong, thuyền chạy mấy chục hải lý rồi buông neo. Anh em thợ lặn mình trần trùng trục, mỗi người ngậm một cái vòi nối với máy nổ, kèm theo cặp chì đeo trên bụng, nhảy ùm xuống nước”, ông Dương Xuân Luyện nhớ lại. Cặp chì nặng hàng chục kg sẽ “dìm” thợ lặn xuống đáy sâu trên 30 sải nước (gần 50m tính từ mặt biển). Dưới đó, thợ lặn sẽ đi nhặt từng con sò cho vào bao lưới, từ sáng đến tối mỗi người đánh bắt được khoảng 50kg. Mạng sống của thợ lặn không phụ thuộc vào thời tiết, mà phụ thuộc vào chiếc vòi cung cấp dưỡng khí. Nhiều người đang mải mê tìm sò, bỗng nhiên trên thuyền máy ngưng hoạt động. Ngộp thở. Không ngoi lên kịp, ngư phủ đột tử. Không ít người trong số họ vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển âm u.
Chủ tịch xã Nguyễn Tiến Ngôn cho biết, tại xã Kỳ Xuân có hàng nghìn người vào các tỉnh phía Nam lặn sò thuê. Trong đó, 54 người đã tử nạn, 61 ngư phủ bị sức ép của nước dẫn đến tàn tật, nhiều người bán thân bất toại phải ngồi xe lăn. |
“Dấn thân vào nghề lặn, phải chấp nhận rủi ro. Nặng thì tử vong. Nhẹ thì tàn phế, chết dần chết mòn khi hồi hương trên chiếc xe lăn!”, một ngư phủ xót xa. Trên vùng biển Bình Thuận, khi nhóm thợ lặn của ông Dương Xuân Luyện đang mải mê tìm sò thì bỗng dưng mất dưỡng khí. Không thở được, ông Luyện phải trổ chốt, tháo cặp chì, đạp bung người lên. “Dưới mực nước sâu gần 50m tính từ đáy biển, người không có sức, lên đến nửa chừng có thể tắt thở. Lần đó, tôi may mắn thoát chết. Anh em thủy thủ dìu tôi lên thuyền, nghỉ một lúc lâu mới hồi tỉnh!”, ông Luyện bàng hoàng.
Mưa chiều giăng kín bãi ngang, khung cảnh quê nghèo càng thêm ảm đạm. Cái nghề nguy hiểm giúp nhiều ngư dân cải thiện cuộc sống một thời, nhưng đã cướp đi nhiều sinh mạng, để lại những vành tang trắng trên đầu quả phụ mất chồng, con mất cha. Ông Trần Hữu Hậu, Phó Chủ tịch xã Kỳ Xuân có anh rể Nguyễn Văn Đông (xóm Xuân Thắng) tử nạn vì nghề lặn, để lại vợ và 2 con.
Một nửa đời trai...
Ông Đậu Dẫn, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBMTTQ xã Kỳ Xuân nhớ rõ từng cảnh ngộ éo le của ngư dân vùng bãi ngang, những người bôn ba vào Nam làm nghề lặn: “Khi ra đi, họ là những thanh niên khỏe mạnh, vạm vỡ. Lúc trở về, nhiều người mang thương tật, bại liệt. Thợ lặn Phạm Văn Diên bị sức ép nước, liệt chân, bỏ làng vào Nam bán vé số dạo; Anh Trần Văn Toản (xóm Trần Phú) chưa lập gia đình, hai chân bại liệt, sống độc thân. Tại xóm Cao Thắng có 3 thợ lặn bị liệt chân nhà ở gần nhau, mở quán bán tạp hóa kiếm sống qua ngày!”. Nói rồi ông bảo một cán bộ xã Kỳ Xuân đội mưa dẫn chúng tôi vào thăm anh Toản.
Anh Trần Văn Toản đã mất tuổi xuân vì nghề lặn. |
“Tôi bị tai biến, dẫn đến liệt hai chân năm 2002, năm đó tôi tròn 23 tuổi. Anh em thợ lặn bị tai nạn nghề nghiệp, nhiều người trẻ hơn tôi, chỉ mới 17, 18 tuổi!”, Toản kể. Trong một lần lặn xuống biển bắt sò ở độ sâu gần 50m, ngư phủ ngoi lên và nhận thấy điều tồi tệ đang đến: Sau khi cởi ống thở ra, anh không thể đứng vững được nữa, ngã vật xuống. Bạn chài lập tức đưa anh trở lại độ sâu vừa lặn để “giảm áp”, nhằm cân bằng trạng thái. Một giờ, hai giờ đồng hồ ngâm mình dưới nước, triệu chứng mỏi mệt tăng dần, chàng thợ lặn không chịu nổi phải lên thuyền và tức tốc quay vào đất liền. Hơn một năm điều trị bằng cách bấm huyệt, châm cứu, chẳng khá hơn. Chàng trai trẻ hồi hương, không còn một xu dính túi. “Bố mẹ đã bán cả trâu bò, vay mượn khắp nơi kiếm tiền chữa trị cho tôi, nhưng kết quả là bán thân bất toại. Những đồng bạc tôi gom góp được suốt mấy năm đi lặn thuê cũng đội nón ra đi. Nghề lặn bạc bẽo vậy đó!”. Chàng ngư phủ cúi mặt, âm thầm.
Trong căn lều lụp xụp nằm ở rìa cánh đồng, 6 năm nay anh cô độc một mình kể từ ngày bố mẹ mất. Hai chân bại liệt, hằng ngày anh phải tự xoay xở kiếm sống bằng nghề cắt tóc, nuôi gà. Chàng ngư phủ vâm váp, sức khỏe vô địch ngày nào giờ thành phế nhân, ngày ngày đánh vật với cái kéo, sợi tóc. Đàn gà mấy chục con thỉnh thoảng lại thưa dần. Biết chủ nhà đôi chân bại liệt không đuổi được, bọn đạo chích chờ cho lũ gà lớn, đêm đến xông vào tóm cổ lôi đi. Nghe tiếng gà mẹ gà con kêu oang oác, Toản không thể nào nhổm dậy được, đành bất lực.
Đến xóm Cao Thắng, tại ngã ba đường, ba người đàn ông nhà đối diện nhau chống cằm ngồi nhìn mưa bay. Họ là những người mang thương tật vì nghề lặn sò, nặng thì xe lăn, nhẹ nhất cũng phải chống gậy cà nhắc từng bước. Anh Phan Ngọc Sâm, một trong 3 người đàn ông kể: Tai nạn ập đến vào áp Tết Nguyên Đán năm 1998, khi tôi lặn nhào xuống biển tìm sò với hy vọng “kiếm thêm ít tiền để về quê ăn tết”. Sau lần lặn đó, tôi ngoi lên và thấy hai cẳng chân tê dại. Biết mình bị sức ép nước, tôi chộp lấy ống thở, trở lại độ sâu cần thiết để giảm áp. Suốt 2 tiếng đồng hồ ngâm mình dưới biển lạnh buốt, tôi ngoi lên, cơ thể mệt rã rời. Thuyền trực hướng vào đất liền, chạy được 1,5 hải lý lại thả neo. Tôi lại được đưa xuống nước lần thứ hai, ngâm mình hơn một giờ đồng hồ. Không có chuyên biến gì và không thể chịu nổi giá rét, tôi đành phải lên thuyền.
Gió chạy dọc con đường heo hút bãi ngang, trong gió se sắt có vị mặn của biển tan vào, vị mặn tựa cuộc đời ngư phủ. Ba ngôi nhà nhỏ, lụp xụp ba cái quán bán hàng tạp hóa của ba “phế nhân” xóm Cao Thắng trở về từ biển sâu: Phan Ngọc Sâm, Phan Viết Bình, Bùi Kim Thường. “Đội quân thợ lặn được ví như âm binh, ăn cơm dương gian làm việc âm phủ, vì hầu hết thời gian trong ngày là ở dưới đáy biển. Cơm nước xong, xuống nước. Lúc nào đói lại lên ăn. Ăn xong nghỉ ngơi dưỡng sức lại nhảy ùm xuống độ sâu 50- 70m nước mò mẫm đáy biển!”, Phan Viết Bình kể.
Ám ảnh nhất là lúc thợ lặn xuống sâu 50- 70m nước, đang lặn bỗng dưng máy cung cấp dưỡng khí ngừng hoạt động. “Không thở được, ngay lúc đó thợ lặn phải trổ (rút) chốt, tháo cặp chì, bung người lên. Lên nhanh quá, áp lực thay đổi đột ngột, dễ chết! Ngoi lên chậm quá thì không đủ sức bơi tiếp, cũng chết!”, anh Bình chia sẻ. Vụ tai biến xảy ra năm anh 21 tuổi, Phan Viết Bình bị bại liệt hai chân, ngồi xe lăn. Tại xã Kỳ Xuân, nhiều trai trẻ cũng rơi vào hoàn cảnh như anh.
Hồn treo cột buồm
Xã Kỳ Xuân có 1.882 hộ gia đình, 7.446 nhân khẩu, một bộ phận lớn cư dân bản địa sống bằng nghề đánh cá, lặn sò. Phó Chủ tịch xã Kỳ Xuân Trần Hữu Hậu nói hiện nay vẫn còn nhiều người theo đuổi nghề lặn. “Nghề lặn sò, thợ lặn không phải đầu tư vốn, mỗi chuyến đi có thể kiếm được hàng chục triệu đồng, nên dù biết đó là nghề nguy hiểm nhưng khó bỏ!”. Gặp chủ thuyền tử tế, trong trường hợp xảy ra tai nạn khiến thợ lặn tàn phế, họ sẽ hỗ trợ một số tiền đưa đi chữa trị, cấp tiền tàu xe về quê. Nhưng không ít thợ lặn sau khi gặp tai nạn liền bị sa thải, bơ vơ nơi đất khách quê người với đôi chân bại liệt. Gia đình có người tử vong vì lặn sò, hầu như chủ thuyền chỉ hỗ trợ tiền đưa thi hài về quê, tiền mai táng.
Dọc bờ biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh), xã nào cũng có người làm nghề lặn thuê, nhưng đông nhất vẫn là Kỳ Xuân. Trên đường trở lại thị trấn, qua ngõ vắng, qua triền núi nhấp nhô, chúng tôi bắt gặp những căn nhà vắng bóng đàn ông, những phụ nữ bồng con đứng đợi chồng. Nhờ xuất khẩu lao động và cả nghề lặn, Kỳ Xuân thoát nghèo, song vẫn lẻ loi những cánh buồm xa, vẫn đau đáu những cảnh đời đã mất mát, đã thương đau vì nghề lặn, cái nghề nghiệt ngã...
Quang Long
*****************
Nhờ có bãi biển trải dài trên 2 000 cây số, hai dãy núi Pyrénée và Alpes ngủ vùi dưới tuyết suốt mùa đông, nhờ có nghệ thuật ẩm thực được xếp vào bậc nhất của thế giới, nhờ di sản văn hóa đa dạng, kiến trúc ngoại hạng mà nước Pháp được chọn là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, số du khách trên hành tinh đạt ngưỡng 1 tỷ người, cao gấp 4 lần so với cột mốc năm 1985. Nhiều địa điểm du lịch mới mở ra và 20 % du khách là người châu Á.
Số du khách tham quan nước Pháp đi từ kỷ lục này đến lỷ lục khác. Năm ngoái 83 triệu du khách nước ngoài đã dừng chân trên quê hương Victor Hugo. Thành tích của Pháp hơn hẳn so với số lượng du khách đã đến tham quan nước Mỹ trong cùng thời gian (61 triệu) và Tây Ban Nha (58 triệu du khách). Lượng khách đến từ châu Âu và châu Á tăng mạnh. Ngược lại thì số du khách đến từ châu Mỹ và châu Phi đã giảm đi đang kể.
Năm 2011 ngành du lịch thu về hơn 41 triệu euro, tương đương với 7 % tổng sản phẩm nội địa của Pháp. Để so sánh, hai lĩnh vực kinh tế quan trọng khác là ngành nông nghiệp và năng lượng, mỗi ngành chỉ tạo ra thêm có 30 tỷ euro hàng năm.
Lại cũng ngành du lịch bảo đảm công việc làm cho 2 triệu người lao động trên đất Pháp. Một yếu tố quan trọng khác, đây là một trong những lĩnh vực kinh tế hiếm hoi tạo nhiều cơ hội cho giới trẻ, dù không có bằng cấp cao, vẫn dễ hội nhập vào thị trường lao động.
Đối với vùng Provence Alpes Côtes d’Azur nắng ấm ở miền nam, các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch bảo đảm đến gần 12 % ngân sách của toàn vùng.
Nhưng khi nhìn kỹ hơn thì giới trong ngành nhận thấy là ngành du lịch Pháp hiện vẫn còn nhiều nhược điểm : thứ nhất là từ gần 25 năm qua, nước Pháp đã ít chú trọng vào các chương trình đầu tư để nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch. Theo Cơ quan du lịch Pháp, DGCIS, hãy còn quá nhiều khách sạn bị coi là chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Điểm yếu thứ hai và có lẽ cũng là điểm khó khắc phục hơn, đó là theo nhiều cuộc thăm dò dư luận người nước ngoài có một cái nhìn không mấy thiện cảm về người Pháp. Thật vậy con cháu của Voltaire tới nay bị chê là kém về sinh ngữ, sử dụng tiếng Anh không thông thạo như người Đức hay dân cư ở Bắc Âu. « Lạnh lùng » và « kém hiếu khách » là những tính từ mà người ngoại quốc dùng khi nói về người Pháp.
Nhược điểm thứ ba của ngành du lịch Pháp là khách quốc tế đến Pháp không tiêu xài nhiều như khi họ tham quan Hoa Kỳ hay Tây Ban Nha. Tuy thu hút được đến 83 triệu du khách nước ngoài, nhưng trong thời gian cư ngụ trên quê hương của Baudelaire họ chỉ chi ra có hơn 43 tỷ euro. Trong khi đó, với khối lượng du khách chỉ bằng ¾ so với của Pháp, nước Mỹ lại « móc túi » khách du lịch một cách hợp pháp được tới 90 tỷ, tức là cao hơn gấp đôi so với nước Pháp.
Một yếu tố giải thích cho khác biệt này là du khách quốc tế chỉ đến Pháp trong ngắn ngày (ở lại 6 hay 7 đêm), khác hẳn so với khi họ tham quan nước Mỹ rộng lớn với nhiều múi giờ khác nhau giữa hai bờ đông và tây.
Nhưng nếu so với một nước trương đối nhỏ như Tây Ban Nha thì Pháp cũng bị qua mặt : dù chỉ cầm chân được chưa đầy 59 triệu du khách năm ngoái, nhưng doanh thu của ngành du lịch Tây Ban Nha lên tới 49 tỷ euro hơn hẳn so với Pháp.
Du lịch, cơ may cho Tây Ban Nha
Vụ mùa 2013 tươi sáng hơn so với năm ngoái. Đó là nhận định của giới trong ngành về các hoạt động du lịch tại Tây Ban Nha. Vào lúc cả nền kinh tế nước này còn ảm đảm chỉ riêng có chỉ số tin tưởng của các hãng du lịch ngành khách sạn Tây Ban Nha tỏ ra lạc quan. Thậm chí là cả hai lĩnh vực kinh tế này còn mạnh dạn tuyển dụng thêm nhân viên vào lúc tỷ lệ thất nghiệp ở bên kia dãy núi Pyrénées lên tới 27 %.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, Tây Ban Nha đã mở rộng cửa đón hơn 26 triệu du khách, hầu hết là người nước ngoài. Đông nhất trong số đó là là các công dân Anh, Đức và Pháp. Theo giải tích của Tổ chức Du lịch Thế giới, bất ổn chính trị tại một số quốc gia như Tunisia, Ai Cập đã khiến nhiều nước chung quanh Địa Trung Hải như là Tây Ban Nha hay Hy Lạp, Croatie … càng trở nên hấp dẫn.
Một lợi điểm khác nữa, Tây Ban Nha được xem là điểm có đời sống tương đối rẻ hơn so với những nơi khác như Pháp hay Anh và thậm chí là so cả với nước Ý.
Tham vọng của Croatia
Đối với Croatia, du lịch là lĩnh vực kinh tế duy nhất không biết đến hai chữ « khủng hoảng » là gì. Năm ngoái doanh thu trong ngành tăng 5 % và mục tiêu của chính quyền Zagreb là đưa Croatia vào danh sách 1 trong 20 địa điểm du lịch hàng đầu thế giới, thu về 14 tỷ euro một năm vào năm 2020 trở đi.
Để đạt được mục tiêu đó Croatie dự trù đầu từ thêm 7 tỷ euro để phát triển cơ sở hạ tầng như là mở thêm khách sạn và bãi tắm … Với 18 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm, mục tiêu của chính quyền Zagreb là kéo dài mùa du lịch hàng năm, thay vì chỉ tập trung vào bốn tháng -từ tháng 6 đến tháng 9- như hiện tại, mở rộng thêm nhiều sinh hoạt để thu hút khách quốc tế như các sân golf, hay du lịch sinh thái …
Nhìn rộng ra hơn, ngành du lịch đang trên đà trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của thế giới. Tuy là đã phát triển rất nhanh từ những năm 1960 tại các nước công nghiệp, nhưng từ quãng 10 hay 15 năm trở lại đây, các nền kinh tế đang vươn lên đã bắt đầu nhập cuộc. Theo Cơ quan du lịch của Pháp, tính từ năm 2009 đến 2011, lượng du khách Brazil viếng thăm nước Pháp tăng 59 %, du khách từ Trung Quốc đến tăng 47 %.
Bên cạnh đó những quốc gia từ trước đến nay được du khách quốc tế quan tâm Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước ở châu Phi, thì còn phải kể đến những nước nhỏ như Thái Lan, Việt Nam … cũng đang trở thành những địa điểm du lịch rất được ưa chuộng của quốc tế.
Cùng lúc thì công dân của những nước này ngày càng có điều kiện để đi nước ngoài. Như phân tích của bà Sylvie Matelly, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế Chiến lược, Iris –Paris :
« Các thống kê gần đây cho thấy ngành du lịch đã phát triển ở mọt tốc độ nhanh thần kỳ. Hiện tượng này được giải thích vì những lý do như sau : 1985 chúng ta ở thời điểm trước khi kết thúc chiến tranh lanh. Đồng thời, du lịch cũng trở thành một hiện tượng được phổ biến hơn. Nhìn chung có thể nói sự bùng nổ của ngành du lịch đi trước hiện tượng toàn cầu hóa một bước. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, du khách đến từ các nước đang trỗi dậy ngày càng chiếm một vị trí quan trọng, và những quốc gia đó cũng đang trở thành những điểm đến ngày càng được ưa chuộng.Thí dụ như là số du khách á châu đông hơn so với du khách người Mỹ chẳng hạn ».
Điển hình là trường hợp của Trung Quốc, bà Sylvie Matelly thuộc viện Iris giải thích thêm :
« Dù chỉ có 10 % dân số Trung Quốc có phương tiện du lịch, nhưng với 150 triệu du khách đi tham quan nước ngài, con số đó cũng đủ để mọi người phải quan tâm đến du khách Trung Quốc. Nhưng không chỉ có Trung Quốc bởi vì khi mà đời sống của người dân, của thành phần trung lưu ở nhiều nước khác, như Indonesia, Brazil đang được cải thiện, thì người ta có khuynh hướng đi nước ngoài nhiều hơn. Đó là điều hết sức quan trọng. Số khách tham quan nước ngoài tăng nhanh là một nguồn lợi kinh tế quan trọng, nhưng kèm theo đó là có rất nhiều thách thức khác nữa, đặc biệt là đối với những quốc gia không cởi mở lắm, không có dân chủ. Thế rồi kèm theo đó phải kể đến những tác động về môi trường, về hạ tầng cơ sở … »
Du khách Á châu
Cho đến năm 2010 dân Đức là những người chịu khó du lịch nhất trên thế giới. Thế nhưng trong hơn ba năm trở lại đây chức vô địch đã về tay Trung Quốc. Trung Quốc không chỉ là một cường quốc kinh tế, thương mại và quân sự mà còn là một siêu cường về mặt du lịch. Tuy rằng mới chỉ có 10 % dân số Trung Quốc có điều kiện tham quan nước ngoài, nhưng điều đó cũng đủ để Trung Quốc qua mặt Nhật Bản.
Theo Tổ chức Du Lịch Thế giới chỉ trong 20 năm nữa lượng khách du lịch trên thế giới hàng năm sẽ là 1,8 tỷ người thay vì 1 tỷ như năm 2012. Điều đó chứng tỏ du lịch đang trở thành một lĩnh vực kinh tế then chốt của thế kỳ 21 thế nhưng 20 % du khách của toàn cầu lại là người châu Á. Chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới năm 2012 cho thấy : cách nay đúng một thập niên, chỉ có 10 triệu du khách Trung Quốc du lịch ngoại quốc. Số này đã nhảy vọt lên thành 83 triệu vào cuối năm ngoái và hơn 1 triệu người chọn đến nước Pháp.
85 % người Trung Quốc có điều kiện đi nước ngoài cho biết Pháp là ưu tiên số 1 và có đến 88 % những người đã từng đến Paris đều muốn quay trở lại Kinh đô ánh sáng.
Đây mới chỉ là điểm khới đầu. Vẫn theo Tổ chức Du lịch Thế giới, đến năm 2020, sẽ có tới 100 triệu người Trung Quốc chu du trên khắp thế giới. Hiện tại phần lớn các du khách Trung Quốc đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu. Nhưng trong thời gian gần đây, thì người dân ở những thành phố như Nam Kinh, Hạ Môn, Vũ Hán, Thành Đô đã bắt đầu có khuynh hướng đi nghỉ mát ở ngoại quốc. Do đời sống được nâng cao, lại có thêm ngày nghỉ khiến tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng có điều kiện du lịch nước ngoài. Quan trọng hơn nữa là họ cũng chịu chi nhiều tiền hơn : năm ngoái du khách Trung Quốc khi tham quan nước ngoài đã chịu chi ra 102 tỷ euro. Con số này tăng 12 % so với hồi năm 2011. Trung bình khi đến Pháp, mỗi du khách Trung Quốc xài 173 euro một ngày. Để so sánh thì người Nhật chi ra 190 euro/ngày.
Với một ngân sách chi tiêu như vậy, các cửa hiệu hạng sang của Paris từ nhiều năm qua đã lập ra hẳn một chiến lược chào hàng dành riêng cho các du khách Á châu, chẳng hạn như với những chiêu đãi viên sử dụng thông thạo tiếng Hoa, tiếng Nhật, hay tiếng Hàn. Theo cơ quan tư vấn về khuyến mãi Global Blue của Mỹ, thì nhu cầu mua sắm và sở thích cũng như mục đích du lịch của các du khách Trung Quốc chẳng hạn đang thay đổi. Cho đến những năm 2010- 2011 con cháu Mao Trạch Đông đến Pháp chủ yếu là để đi mua sắm các mặt hàng hạng sang. Nhưng gần đây, họ muốn dành nhiều thì giờ để tham quan hơn trong chuỗi ngày ngắn ngủi được dừng trên đất Pháp. Việc mua sắm đã thì đã có internet và tầng lớp giàu có ở Trung Quốc không cần phải đi sang tận thủ đô Paris mới sắm được một chiếc túi sách tay của Hermes hay Louis Vuitton …
Nhưng nhìn chung các sản phẩm « de luxe » của Pháp vẫn rất « có giá » trong con mắt của những vị nhà giàu Trung Quốc. Hiện nay có tới 2,8 triệu người Trung Quốc đã trở thành triệu phú đô la và Pháp là một trong ba điểm đến mà thành phần này chú ý tới nhiều hơn cả. Để mua sắm họ chọn Pháp là thị trường lý tưởng số 1, trước Mỹ và Singapore, Thụy Sĩ, Anh Quốc và Ý.
Nghiên cứu gần đây nhất được công bố vào đầu tháng 6/2013 của tập chí Hurun có trụ sở tại Thượng Hải, hiện có tới gần 50 % du khách Trung Quốc thiên về các tua du lịch chỉ để mua hàng hạng sang và ngân sách của họ dễ dàng lên tới 5 000 đô la mỗi một lần xuất ngoại. Bên cạnh đó thì có tới 80 % các nhà triệu phú Trung Quốc có ý định cho con cái đi du học ở ngoại quốc và kèm theo đó là dự án mua nhà ngai tại nơi con cái học ghi danh học.
Về điểm này, thì Mỹ đang đứng đầu bảng. Kế tới là Hồng Kông, Singapore hay hai thủ đô lớn khác là Luân Đôn và Sydney. Pháp không có tên trong bảng xếp hạng « Top Ten » !
Khải Hoàn Môn và đại lộ Champs Elysées - Paris về đêm
|
*********************
Dẫn chàng bước vào "động thiên thai"
Dẫn chàng bước vào "động thiên thai"
Thay vì việc nằm im thụ động chờ chàng mời gọi và tấn công, bạn hoàn toàn có thể dẫn dụ chàng theo ý mình.
Mẫu phụ nữ hiện đại trên giường hiện nay không phải là phụ thuộc vào đàn ông bởi điều đó sẽ khiến cho chàng chán. Khi có nhu cầu, bạn có thể chủ động mời gọi và dụ dỗ chàng lao vào cuộc ân ái với bạn. Chỉ cần một chút khéo léo và nhẹ nhàng, bạn có thể điều khiển được anh ấy.
Dưới đây là những cách khiến bạn dẫn dụ được anh ấy lên giường cùng:
7. Dùng nước hoa
Hương thơm quyến rũ là một trong những liều thuốc dẫn dụ chàng hiệu quả. Hãy tắm rửa sạch sẽ, chọn mùi nước hoa nồng nàn, quyến rũ, khi đó, chỉ cần ngửi thấy mùi của bạn, anh ấy sẽ khó lòng kiếm chế mà muốn lao ngay đến để "thưởng thức" hương thơm say đắm. Còn chần chừ gì mà bạn không thử điều đó?
6. Mặc nội y quyến rũ
Nội y là một trong những phụ trợ không thể thiếu giúp cho bạn trở nên gợi cảm và đáng yêu khi lên giường. Người phụ nữ biết chăm chút nội y chứng tỏ là một người cẩn trọng, tinh tế và khéo léo. Và nó làm cho bạn trở nên hấp dẫn vô cùng. Nếu có nội y quyến rũ, có thể anh ấy sẽ còn trêu chọc, nghịch ngợm với chúng trước khi ân ái với bạn.
4. Vuốt ve chàng
Vuốt ve đôi khi có tác dụng hơn cả những màn mơn trớn khác. Cơ thể chàng sẽ nóng rực và nóng bừng lên khi được bạn vuốt ve, âu yếm. Ngực, đùi, vai, và chắc chắn "cậu bé" của anh ấy là nơi chờ đợi bàn tay của bạn. Bên cạnh vuốt ve, bạn cũng có thể cấu nhẹ, cào nhẹ hay cắn lên người của chàng. Một chút đau đớn có thể khiến cho anh ấy "tan chảy".
3. Hôn sâu
Nụ hôn sâu là nền tảng cho một lần "lâm trận" thành công và thăng hoa. Khi hôn anh ấy, kết hợp với những hơi thở gấp gáp, cào cấu lên người chàng, bạn đã đủ khiến cho anh ấy muốn "vào cuộc" hay lập tức. Khó người đàn ông nào có thể thoát khỏi ma lực của một nụ hôn sâu và nồng nàn, bỏng cháy.
2. Tự cởi đồ
1. Rên rỉ
Rên rỉ là một trong những cách dẫn dụ chàng hiệu quả nhất. Khi "lâm trận", nghe những tiếng rên đầy ma lực, người đàn ông nào có thể không làm theo ý bạn? Tốc độ, nhịp điệu, kĩ chiến thuật "yêu" sẽ được chàng thể hiện như bạn mong muốn nếu như bạn biết cách rên và khen ngợi chàng.
***************
Bữa trưa hiếm hoi giữa tổng thống Obama và cựu ngoại trưởng Hillary
Trọng tâm cuộc trò chuyện giữa ông Obama và bà Hillary là ai sẽ tiếp quản vai trò lãnh đạo đất nước vào năm 2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua 29/7 có dịp hiếm hoi cùng ăn trưa với cựu ngoại trưởng Hillary Clinton vào lúc 12h00 (theo giờ địa phương), AFP đưa tin. Nhà Trắng không tiết lộ thêm chi tiết nào về cuộc gặp kín này, song giới truyền thông đồn đoán nội dung cuộc họp chủ yếu xoay quanh việc ai sẽ là người kế nhiệm vị trí lãnh đạo nước Mỹ trong năm 2016.Đối với bà Hillary, câu hỏi đặt ra là liệu cựu đệ nhất phu nhân Mỹ có tiếp tục tiến hành chiến dịch tranh cử lần 3, 8 năm sau khi bà bị tổng thống Obama đánh bại năm 2004 hay không. Về phần tổng thống Obama, câu hỏi được đặt ra là liệu ông sẽ ủng hộ bà Hillary đứng ra tranh cử hay một ai khác.
Ngoài bà Hillary Clinton, phó tổng thống Joe Biden cũng được cho là đang nhắm đến vị trí cao nhất Nhà Trắng trong năm 2016. Cả bà Hillary và ông Biden đều từng là đối thủ của ông Obama trong các cuộc tranh cử trước đây, song cả 2 đều trở thành những đồng minh thân cận nhất của ông.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest thì cho biết: "Mục đích của bữa trưa giữa bà Hillary và tổng thống Obama chủ yếu xoay quanh các vấn đề xã hội". Ông Earnest cho biết thêm bà Hillary và tổng thống Obama có tình bạn vô cùng tốt đẹp và ông Obama thường có nhiều buổi tham vấn với bà về các vấn đề chính trị trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, giới truyền thông thì không tin tưởng vào lời giải thích này và cho rằng mục đích của cuộc họp bí mật giữa ông Obama và bà Hillary chỉ duy nhất xoay quanh cuộc bầu cử năm 2016, và không có bất cứ điều gì khác.
*******************
********************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá Cải Thứ Năm Ngày 01 -8-2013 : Chân Dung Của Bác Hồ Trong Bài Cuối Trang Này.
****************************
Chợ đùa với tử thần ở Hà Nội
Nghe tiếng còi tàu kéo inh ỏi, người mua kẻ bán vẫn bình thản, như chẳng có chuyện gì xảy ra, chỉ đến khi tàu đã đến sát ngoài vài chục mét, những người bán hàng mới vội vàng dọn hàng cho tàu qua.
Nằm ngay trên đường ray tàu hỏa chạy qua địa bàn thôn Trù 1, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, chợ cóc được họp thường xuyên vào các giờ cố định từ 5h – 12h và từ 15h – 19h tất cả các ngày trong tuần.
Cổ Nhuế tuy là một xã, nhưng mật độ dân cư ở đây lại rất đông đúc, đặc biệt là lượng sinh viên ở các trường lân cận và lực lượng lao động ở các nhà máy. Chính vì thế chợ lúc nào cũng hoạt động với rất nhiều các sản phẩm. Từ hoa quả, thịt, cá, đến cả đồ gia dụng, quần áo... đều được các chủ gánh hàng bày biện ngay trên đường tàu.
Người mua kẻ bán cứ tấp nập, xe máy, xe đạp, ngang nhiên dựng sát đường ray, hàng hóa bày ngổn ngang, bất chấp việc tàu có thể chạy qua bất cứ lúc nào.
Phút chốc, nghe tiếng còi tàu kéo inh ỏi, người mua kẻ bán vẫn bình thản, như chẳng có chuyện gì xảy ra, chỉ đến khi tàu đã đến sát ngoài vài chục mét, những người bán hàng mới vội vàng dọn hàng cho tàu qua.
Cách chợ cóc chỉ tầm hơn 100m, là chợ xã Cổ Nhuế, mặc dù chợ chính ở rất gần, song thói quen mua bán của người dân quanh đây vẫn không từ bỏ, đó là lý do, mặc dù chợ đã bị cấm, nhưng vẫn tồn tại được vài năm trở lại đây.
Hình ảnh đông đúc của khu "chợ đường ray".
Cảnh đông đúc thường thấy ở khu "chợ đường ray" |
Người mua kẻ bán tấp nập. |
Điều đáng nói là chợ họp ngay trên đường ray tàu hỏa.
|
Hàng quán bủa vây đường ray. |
Không ngần ngại vứt đồ bán hàng lên đường ray tàu. |
Người bán cứ bán, người mua cứ mua, thờ ơ với sự nguy hiểm khi có tàu đến. |
Chợ họp gần như cả ngày, mỗi khi có tàu đến là những tiểu thương lại nháo nhác bê hàng chạy. |
Một số ít tiểu thương ngồi cách xa đường ray vì sợ tàu đâm. |
Mặc dù khi tàu đến kéo còi nhưng do chợ quá ồn ào nên nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra. |
Khu chợ chính của xã ở rất gần nhưng người dân vẫn thích họp chợ trên đường ray. |
Cứ thế hằng ngày, hàng trăm người đang đùa giỡn mạng sống của chính mình. |
Mai Huy
Theo Infonet
***********************
Con đường lên bàn thoát y của những vũ nữ quán karaoke
Chuyện đời của những cô gái thoát y lắm lúc cũng quẩn quanh như cái mặt bàn rộng chưa đầy 3m2 là “sàn diễn”, cũng là nơi họ kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình.
Sàn diễn trên bàn
Gần tàn cuộc nhậu túy lúy, ông anh xã hội hô: “Đi hát”. Cả đám đàn ông nồng nặc hơi men chui lên xe ô tô đến địa điểm kế tiếp. Trên xe, ông anh tiếp lời: “Mệt rồi, nên hôm nay các chú không phải hát nữa”. Đi hát mà không hát thì đi làm gì? Tiếng trả lời thủng thẳng: “Không hát thì ngồi xem, thế thôi”.
Màn thoát y đổ bia lên người tại một tụ điểm ở TP.HCM. |
“Sô diễn” theo lời quảng cáo của ông anh dẫn đường là vô cùng thú vị và vui vẻ được diễn ra tại một quán karaoke trên đường Nguyên Hồng (Hà Nội). Phòng hát chỉ có đúng một màn hình tivi, hai chiếc bàn to có một bàn được đặt sẵn cốc, bim bim, hoa quả, bánh kẹo còn một bàn để trống.
Đèn phòng hát bật sáng, nhạc chưa mở nhưng tay quản lý đã xuất hiện cùng một loạt chân dài theo đúng nghĩa đen. Tất cả đều mặc loại váy ngắn liền thân, đi giày cao gót và trang điểm bắt mắt. Đại ca của nhóm không nói gì, giơ ba ngón tay lên rồi lần lượt chỉ vào ba cô gái. Vị chủ tiệc mới cất lời: “Không cần nhiều em, chỉ cần các em rót rượu và diễn hết mình, vui vẻ là được”.
Như đã quen với vị khách giang hồ từng nhiều lần xuất hiện ở quán, ba chân dài không ai bảo ai bắt đầu công việc. Một cô bật tivi, lựa chọn danh sách bài hát toàn những bản “remix” theo kiểu nhạc sàn, một cô rót rượu phục vụ khách, người còn lại bóc khăn ướt để ngay ngắn trước mặt khách.
Tiếng nhạc sàn kích động được mở lên. Sau tiếng dô cho lượt rượu đầu tiên, chủ tiệc phát lệnh ngắn gọn: “Cởi đi em”. Đây là lúc bắt đầu của buổi thác loạn với tâm điểm là chiếc bàn rộng chưa đầy 3m2 được đặt giữa phòng hát. Chúng tôi cũng tỏ được câu chuyện đến phòng karaoke nhưng không phải hát mà để… xem múa.
Không để khách phải đợi lâu, ba “vũ nữ” chân vẫn nguyên giày cao gót bước lên bàn bắt đầu uốn éo theo điệu nhạc và từ từ… tụt váy. Đám khách có người là khách quen và “có uy” nên không phải tốn phí mào đầu cho quán hát. Nghĩa là, để được thưởng thức màn thoát y của vũ nữ ít ra khách phải mở gần 2 két bia hay đã sang chai rượu thứ hai. Đồng thời, khách còn phải bỏ tiền mua đồ của vũ nữ, để từng món từng món rơi xuống mặt bàn sau mỗi tờ tiền dúi vào người cô gái.
Đám bạn đi cùng cười ngả ngớn và làm đủ thứ trò, nhưng chuyện đến Z thì ở phòng hát cấm tiệt. Sau mỗi bản nhạc, các vũ nữ bước xuống bàn quệt mồ hôi kéo vội váy lên rồi sà vào ngồi cạnh khách.
Sau khi uống hết 2 thùng bia, cô gái bắt đầu phi lên bàn trình diễn màn thoát y vũ. |
Cái nghèo, cái khó bó thân em
Thúy Ngọc là “nghệ danh” được nhân vật tự giới thiệu. Chẳng để chúng tôi phải hỏi tiếp, cô nói luôn: “Em thích cái tên vậy đó”. Câu nói như gián tiếp thông tin rằng đó không phải là tên thật của cô gái, đồng thời người nói cũng nhắc nhở luôn rằng không muốn nói về tên thật của mình.
Ngọc bảo cô mới sa chân vào chốn đèn mờ gần 2 năm. Vẻ ngoài của Ngọc còn trẻ, chưa có những dấu vết tàn trong chốn phấn hương. “Sao em lại đi làm việc này?”. Cô gái chưa đầy hai mươi nhìn thẳng chúng tôi đáp: “Kiếm tiền chứ sao anh. Anh bảo đứa con gái thất học từ lớp 8 làm nghề gì để mỗi tháng gửi về cho gia đình gần chục chai (triệu đồng) đặng má còn nuôi hai đứa em đang tuổi ăn học”.
Cô gái bảo quê mình ở Hậu Giang còn nghèo lắm, “ông bà già” chỉ trông chờ vào mấy công lúa. Cô nghỉ học rồi đến lúc 15 tuổi thì lên TP.HCM đi rửa bát thuê cho một quán ăn. Công việc chỉ đủ nuôi sống một mình cô nhưng cũng là bước đệm để một cô gái mới lớn ở vùng miệt vườn khó khăn chứng kiến ánh sáng chói lòa ở đô thị, cùng với nó là những cám dỗ khó chối từ.
Một người chị cùng địa phương biết chuyện rủ Ngọc đi làm massage ở tận Hà Nội. Ngọc gọi điện hỏi ý kiến mẹ rồi từ TP.HCM ra Hà Nội để bắt đầu con đường “buôn hương, bán phấn”. Điểm massage trên đường Trần Khát Chân cũng chỉ là điểm dừng tạm thời của Ngọc. Đó là nơi Ngọc làm quen dần với các chị em cùng nghề, tìm hiểu xem làm thế nào để kiếm được tiền nhanh nhất có thể. Được sự giới thiệu của một người bạn, Ngọc chuyển nghiệp từ đấm bóp sang nơi có ánh đèn màu nhấp nháy, tiếng nhạc sôi động và “sàn diễn” là chiếc bàn đặt giữa phòng hát này.
Chuyện vào nghề vũ nữthoát y của Thùy Dung, cô gái 23 tuổi nhưng đã tỏ ra khá dày dạn trong nghề không quá khác với Thúy Ngọc. Vẫn là nhà nghèo, thất học và sa chân vào chốn đèn màu. Nhưng câu chuyện của Dung có nhiều gập ghềnh hơn.
Dung quê ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang) lớn lên trong gia đình 4 anh em. Dung là con đầu và thất học từ năm lớp 3. Bỏ học, Dung bươn trải ở bến xe TP.Mỹ Tho kiếm tiền phụ giúp gia đình. Quyết định cho Dung rời quê để đi làm ăn xa được gia đình đưa ra khi cô gái tròn 14 tuổi.
Dung kể: “Má cho em xuống Vũng Tàu phụ buôn bán cà phê cho một người quen. Vì thấy em xinh xắn, nên bà chủ cũng trả tiền kha khá cho ba mẹ trước một năm. Khách vào quán càng đông, nhiều thằng nó đeo em như sam. Cái tuổi quá nhỏ để em nhận thức được đâu là những kẻ lừa dối, ăn chơi qua đường. Em mất đời con gái cho một kẻ như thế sau khi ngấm những lời dụ dỗ như mật ngọt rót vào tai”.
Sau cái lần bị lừa tình ấy, Dung quay về Mỹ Tho vào làm tiếp viên quán bia ôm. Dung kể: “Gia đình không hay biết gì, mà chỉ biết em đi làm nhà hàng gì đó, khuya về nhà lảo đảo say khướt”. Cái nhà hàng bia ôm này cũng chính là điểm đầu cho quãng đường trượt dài của cô gái Mỹ Tho. Vì làm ở đây, cô đã phải đi tập trung phục hồi nhân phẩm trong một năm. Cô kể lại: “Nhiều lúc nghĩ lại mình dại dột, thiếu suy nghĩ mà làm khổ cả gia đình anh ạ, cả năm trời gia đình thăm nuôi ”.
18 tuổi, Dung rời trại phục hồi nhân phẩm rồi bỏ nhà lên TP.HCM. Bản thân cô gái cũng xác định “phục hồi” lại cuộc đời mình, sống bằng lao động, sức lực chân chính. Dung xin việc ở một xưởng in ở quận 6, TP.HCM. Nhưng cuộc đời không dễ dàng với Dung, lại một lần nữa cô gái rơi vào bẫy tình. Lần này, kẻ “Sở Khanh” không chỉ lấy đi tình cảm của cô gái mà còn cuỗm sạch khoản tiền ít ỏi Dung dành. Cú sốc nặng cùng với cảnh quẫn bách vì không có tiền, Dung tìm đến quán massage gửi thân qua ngày.
Vào làm tiếp viên massage cũng chẳng yên, không “làm bậy” thì khách không boa, mà làm thì bị quản lý lúc thì xin tiền, lúc thì hăm dọa, đủ thứ đường. Một đêm trên về nhà trọ, một vị khách dừng xe cho Dung đi nhờ. Từ đó, Dung chấp nhận một cuộc tình già nhân ngãi, non vợ chồng với người đàn ông đã quá tuổi trung niên.
Dung không phải đi làm massage nữa mà được người tình già bao trọn. Dung không phải bỏ tiền thuê nhà trọ, sáng ngủ nướng thoải mái, thi thoảng đi chợ nấu cơm đón “chồng hờ” về ăn hay được rước đi ăn nhà hàng. Đêm đến, cô tháp tùng “chồng” trong những buổi thác loạn trong tiếng nhạc giậm giật ở vũ trường.
Dung bảo, thật ra cuộc tình cũng chẳng có điều gì đáng nói vì cơ bản hai bên cần ở người khác cái mà bản thân. Nhưng điều mà Dung nhớ nhất là cuộc tình này đã khiến cô “bén mùi” sàn nhảy, quen màu đèn nhấp nháy. Sau khi gã chồng hờ bỏ đi, Dung chính thức trở thành “gái nhảy”.
Theo Lao Động
***********************
Dẫn chàng bước vào "động thiên thai"
Dẫn chàng bước vào "động thiên thai"
Thay vì việc nằm im thụ động chờ chàng mời gọi và tấn công, bạn hoàn toàn có thể dẫn dụ chàng theo ý mình.
Mẫu phụ nữ hiện đại trên giường hiện nay không phải là phụ thuộc vào đàn ông bởi điều đó sẽ khiến cho chàng chán. Khi có nhu cầu, bạn có thể chủ động mời gọi và dụ dỗ chàng lao vào cuộc ân ái với bạn. Chỉ cần một chút khéo léo và nhẹ nhàng, bạn có thể điều khiển được anh ấy.
Dưới đây là những cách khiến bạn dẫn dụ được anh ấy lên giường cùng:
7. Dùng nước hoa
Hương thơm quyến rũ là một trong những liều thuốc dẫn dụ chàng hiệu quả. Hãy tắm rửa sạch sẽ, chọn mùi nước hoa nồng nàn, quyến rũ, khi đó, chỉ cần ngửi thấy mùi của bạn, anh ấy sẽ khó lòng kiếm chế mà muốn lao ngay đến để "thưởng thức" hương thơm say đắm. Còn chần chừ gì mà bạn không thử điều đó?
6. Mặc nội y quyến rũ
Nội y là một trong những phụ trợ không thể thiếu giúp cho bạn trở nên gợi cảm và đáng yêu khi lên giường. Người phụ nữ biết chăm chút nội y chứng tỏ là một người cẩn trọng, tinh tế và khéo léo. Và nó làm cho bạn trở nên hấp dẫn vô cùng. Nếu có nội y quyến rũ, có thể anh ấy sẽ còn trêu chọc, nghịch ngợm với chúng trước khi ân ái với bạn.
4. Vuốt ve chàng
Vuốt ve đôi khi có tác dụng hơn cả những màn mơn trớn khác. Cơ thể chàng sẽ nóng rực và nóng bừng lên khi được bạn vuốt ve, âu yếm. Ngực, đùi, vai, và chắc chắn "cậu bé" của anh ấy là nơi chờ đợi bàn tay của bạn. Bên cạnh vuốt ve, bạn cũng có thể cấu nhẹ, cào nhẹ hay cắn lên người của chàng. Một chút đau đớn có thể khiến cho anh ấy "tan chảy".
3. Hôn sâu
Nụ hôn sâu là nền tảng cho một lần "lâm trận" thành công và thăng hoa. Khi hôn anh ấy, kết hợp với những hơi thở gấp gáp, cào cấu lên người chàng, bạn đã đủ khiến cho anh ấy muốn "vào cuộc" hay lập tức. Khó người đàn ông nào có thể thoát khỏi ma lực của một nụ hôn sâu và nồng nàn, bỏng cháy.
2. Tự cởi đồ
1. Rên rỉ
Rên rỉ là một trong những cách dẫn dụ chàng hiệu quả nhất. Khi "lâm trận", nghe những tiếng rên đầy ma lực, người đàn ông nào có thể không làm theo ý bạn? Tốc độ, nhịp điệu, kĩ chiến thuật "yêu" sẽ được chàng thể hiện như bạn mong muốn nếu như bạn biết cách rên và khen ngợi chàng.
****************
Hang Thoát y chốn thâm sơn cùng cốc
TP - Hang Dơi giữa rừng già thâm u Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên có sức hút kỳ lạ không chỉ bởi cái tên gây tò mò mà người Mạ đã đặt cho nó - Hang Thoát y - mà còn vì những truyền thuyết ly kỳ cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh.
Thác nước gần hang Thoát y. |
Gian truân đường đến
Hai mươi năm trước, sau khi nghe những câu chuyện hấp dẫn từ các già làng Điểu K’Bá và K’Khen, các giám đốc của Sở Du lịch, Đài PT-TH và Bảo tàng Lâm Đồng cùng Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên quyết định thành lập đoàn để khảo sát nhằm khai mở tuyến du lịch hấp dẫn đến miền đất này. Lực lượng của đoàn khá hùng hậu với hơn 20 thành viên.
Chúng tôi đi xuồng ngược sông Đồng Nai. Gió lồng lộng mát rượi, những tia nắng mặt trời xuyên qua tán cây rậm rạp rừng nguyên sinh chiếu rọi xuống dòng nước trong xanh tạo thành những vệt sáng lấp lóa. Thảng hoặc những nhành phong lan mềm mại buông rủ qua những kẽ đá, hốc cây cổ thụ rêu phong đẹp như tranh.
Hai chiếc xuồng máy cập bến thôn 3, xã Phước Cát 2. Sau khi lội bộ 10 km xuyên rừng, ai nấy mệt mỏi bơ phờ và quân số dần rơi rụng gần một nửa. Đến con suối thuộc thôn 4, cô gái tên T. bỗng khóc nức nở bởi một tiểu đội vắt đã chui vào người, thi nhau hút máu. Đường càng lúc càng khó đi. Người dẫn đường liên tục vung xà gạc phát quang dây gai, bụi rậm. Nhiều lúc chúng tôi phải khom lưng bò trên sườn đồi bởi lối đi quá nhỏ và dốc.
Khi đang lội bộ trong Rừng Quýt, cách hang Thoát y chừng 2 km, người dẫn đường và cán bộ lâm nghiệp phát hiện một số dấu chân thú và bãi phân cực lớn. Các anh vui mừng cho rằng đó có thể là dấu vết của tê giác Java một sừng cực kỳ nguy cấp (có tên trong sách đỏ) chỉ còn tồn tại ở VQG Ujung Kulon (Indonesia) và Cát Tiên (Việt Nam). Thông tin này khiến già K’Bá mừng đến chảy nước mắt và thổ lộ: Trước kia mình trót giết hại 2 con tê giác vì nghĩ rằng còn nhiều bầy thú một sừng trong rừng. Đến khi Quỹ bảo vệ Động vật hoang dã thế giới (WWF) thông báo quần thể tê giác ở Cát Tiên ước chỉ còn vài ba con, mình ân hận quá!
Kỳ bí hang Thoát y
Trở lại Cát Tiên lần này, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi bởi con tê giác cuối cùng đã bị giết chết (năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam). Bởi tin rằng sừng tê giác là một loại thần dược nên các tay thợ săn chuyên nghiệp đã săn lùng ráo riết loài thú này để lấy sừng bán với giá trên mây (hàng chục ngàn USD mỗi kg bột sừng). Trong khi đó khả năng sinh sản của loài thú này rất hạn chế: Thời gian mang thai khoảng 16-19 tháng và khoảng cách giữa các lần sinh con là 4-5 năm.
Đường đến hang Thoát y. |
“Tuy không còn tê giác nhưng rừng Cát Tiên vẫn là nơi đáng khám phá bởi còn hàng trăm loài động - thực vật có tên trong sách đỏ, đặc biệt là quần thể bò tót (loài có nguy cơ tuyệt chủng cao) lớn bậc nhất thế giới với cả trăm con”- Bí thư huyện Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu tâm sự.
Bí thư huyện Cát Tiên cho biết cuối năm 2012, nghĩa là sau hơn 20 năm phát hiện, hang Thoát y đã được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Cơ quan chức năng đang lập hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận đây là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Tuy nhiên do đường đến hang quá xa xôi trắc trở nên chủ yếu chỉ có người địa phương tìm đến vãn cảnh và ước nguyện tình yêu vĩnh hằng. Giới truyền thông và dân phượt thảng hoặc mới tìm đến với sự hướng đạo của thanh niên bản địa. |
Chuyện vãn quên đường dài. Hàng chục km đường rừng rợp bóng các loài cây cổ thụ như gõ đỏ, giáng hương, căm xe hoặc ken kín lồ ô, tre nứa đã lùi lại phía sau. Chúng tôi dừng chân trước cửa hang đá thiên tạo dễ đến hàng ngàn năm tuổi lòa xòa những chùm dây leo song đá, mây đắng. Già K’Bá - người từng truyền lửa nhiệt tình cho chúng tôi đi tìm hang Thoát y ngày nào giờ không còn nữa nhưng truyền thuyết hấp dẫn mà già đã kể vẫn in hằn trong tâm trí.
Chuyện rằng xưa có anh chàng tốt bụng và dũng cảm tên là K’Pài. Vợ của K’Pài lẳng lơ, ngoại tình, còn em trai thì nhỏ dại, do đó quanh năm suốt tháng chàng lên rẫy trồng lúa, trỉa bắp hoặc mang dao và cung tên vào rừng săn thú. Đã thế còn phải làm hết mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Tiên nữ trong Hang Dơi biết chuyện nên thương tình mách nước cho K’Pài: Những khi mưa bão không kiếm ra thức ăn thì vào đây bắt dơi làm thịt. Tuy nhiên muốn vào trong hang và trở ra an toàn phải hoàn toàn khỏa thân; lòng không oán hận, thù hằn ai cả; ngoài ngọn đuốc bằng bùi nhùi của nứa hoặc tre, không được mang theo bất kỳ khí giới hoặc vật dụng gì.
K’Pài chỉ đường cho người trong buôn vào hang bắt dơi và dặn dò cẩn thận những điều phải kiêng cữ. Tuy nhiên, một lần do say rượu nên khi vào hang, K’Woài (buôn Jin Tơng) cởi hết khố, áo, dây buộc tóc nhưng lại quên tháo nhẫn và vòng đeo tay. Bởi thế, K’Woài bị kẹt trong hang 7 ngày 7 đêm. Đến ngày thứ 8, anh ta bị trôi xuống vũng nước đen của suối Tời; da thịt gần như rã hết; chỉ còn lại bộ xương, mặt mũi và trái tim. K’Woài sống thêm được một tuần rồi chết. Trong quãng thời gian đó, anh dặn dò con cháu không được vi phạm điều cấm kỵ của thần để tránh bị trừng phạt như mình. Từ đó, trước khi vào hang, dân làng phải đánh chiêng để xin phép thần linh; tổ chức cúng trâu, dê, heo và lấy nước từ giếng thần trước cửa hang để thờ cúng và đổ vào chóe rượu cần…
Trước cửa hang. |
Hang có 4 cửa ra vào, mỗi cửa cách nhau từ 3 - 5m. Cửa hang rộng 80cm và cao khoảng 70cm vừa đủ cho một người chui lọt. Dẫu được trấn an rằng không còn những con cá sấu vẩy mốc trắng, mắt sáng xanh hàng ngàn năm tuổi canh giữ cửa hang (như lời kể của già K’Bá) nhưng chúng tôi vẫn thấy rờn rợn khi một luồng không khí lạnh và khó chịu tỏa ra từ phía trong hang.
Đang men theo các gờ đá trơn trượt xuyên vào lòng đất bỗng cuồn cuộn đàn dơi dày đặc vụt bay ra, tới tấp đập vào người khiến ai nấy bàng hoàng, có người loạng choạng suýt ngã. Người dẫn đường nhắc nhở chúng tôi bám sát nhau để khỏi bị lạc bởi hang có nhiều ngõ ngách ăn thông với nhau; đồng thời phải cẩn thận kẻo ngã xuống vũng nước sâu trong hang. Càng đi sâu vào hang không khí càng ngột ngạt bởi mùi phân dơi lâu ngày tích tụ. Hang khá hẹp và tối om bởi ánh sáng bên ngoài hầu như không thể lọt vào. Dưới ánh đèn pin nhập nhoạng, những hình ảnh thiên tạo trên vách đá thật huyền ảo; nhiều đàn dơi đang đu mình trên vách đá, những chú dơi con bám chặt vào bụng mẹ, chỉ cần huơ tay là bắt được.
Đôi bạn trẻ trên dưới 20 tuổi nắm chặt tay nhau cùng cầu nguyện. Chàng trai K’Hoàng với đôi mắt sáng và mái tóc xoăn bồng bềnh đặc trưng của tộc người Mạ cho biết đã lội rừng suốt nửa ngày trời từ xã Đồng Nai Thượng đến đây để cầu xin vị thần trong hang chứng giám tình yêu say đắm và phù hộ cho mối tình này luôn khăng khít, bền chặt như cá với nước. Nép bên chàng trai với ngực trần vạm vỡ, nước da đen bóng là sơn nữ Ka Liên trong chiếc yếm mỏng bó sát người làm nổi bật bộ ngực căng tròn tràn đầy sức sống và vòng eo thon thả gợi cảm. Ka Liên rụt rè nói: Ông bà của em bảo rằng chỉ những đôi thực sự yêu thương nhau, cùng một niềm tin và cầu xin điều tốt lành mới được đưa nhau vào đây bởi nếu ngược lại thì cả hai sẽ làm mồi cho cá sấu chứ không thể tìm thấy đường ra khỏi hang.
“Còn ai thoát y khi vào hang không?” - tôi hỏi Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Cát Tiên Điểu K’Giắc. Ông chủ tịch 45 tuổi tươi cười hóm hỉnh: Đó là chuyện của mấy chục năm về trước. Bây giờ mát mẻ nhất cũng chỉ ở mức con trai để ngực trần còn con gái mặc yếm mỏng thôi. Tuy nhiên khi bắt gặp các đôi uyên ương âu yếm nhau trong hang thì đừng ngạc nhiên bởi người Mạ quan niệm tốt khoe, xấu che mà bộ ngực tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở sung túc tốt tươi. Được chiêm ngưỡng hoặc chạm vào sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Vài mươi phút sau, chúng tôi trở ra theo một cửa hang khác: Đi về phía hạ nguồn suối Tơi khoảng 50m thì nhìn thấy bàu nước trong vắt và bãi cát mịn màng lấp lánh ánh vàng. Theo truyền thuyết, bãi cát này, xưa là chốn để những tiên nữ giáng trần chọn nơi gặp gỡ, vui đùa nhảy múa. Bên bờ suối từng đàn hươu, nai, tê giác nhởn nhơ gặm lá non, xa xa các chú chim công xòe đuôi nhảy múa… Khung cảnh thần tiên thơ mộng và địa danh Cát Tiên hình thành từ đấy.
Hiện đường đang được mở đến cửa rừng; các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan gùi cùng các lễ hội tiêu biểu của người bản địa như cồng chiêng, đâm trâu, cúng thần rừng, thần núi, thần lửa… sẽ được phục dựng để đưa danh lam thắng cảnh này vào khai thác du lịch.
Kim Anh
***********************
Xóm âm binh, se sắt những phận đời
TP - Hàng nghìn người trong một ngôi làng nhỏ bé tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi theo nghề lặn, để rồi hàng trăm người trong số họ bỏ xác lại giữa biển cả mênh mông, hoặc trở về với nhiều thương tích, suốt đời tê liệt trên xe lăn. Dẫu biết dấn thân vào nghề lặn, có thể sẽ tử nạn hoặc tàn tật, nhưng bát cơm manh áo đã hối thúc các chàng trai vùng bãi ngang ra khơi.
Ngã 3 tại Cao Thắng, nơi có 3 thợ lặn bại liệt dựng lều bán tạp hóa kiếm sống. Ảnh: Quang Long. |
Tử nạn dưới biển sâu
Xóm Cao Thắng (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh), nhiều người gọi đùa là “xóm âm binh”. Bởi, xóm nhỏ nghèo từng một thời nổi tiếng có nhiều thanh niên trai tráng đi theo nghề lặn, cái nghề “ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ”. Với hầu hết thời gian trong ngày của các chàng trai trẻ là mò mẫm dưới đáy biển, bất chấp gió rét, mưa lạnh và hiểm nguy rình rập.
“Tại xã Kỳ Xuân, nghề lặn có từ xa xưa. Bằng kinh nghiệm sông nước của mình, các ngư dân quê tôi vẫn thường chèo thuyền ra biển để lặn tôm, sò về đổi gạo, nuôi sống gia đình. Khi nguồn thủy sản vùng biển Kỳ Anh ít đi, họ bèn kéo nhau vào các tỉnh phía Nam lặn thuê. Thời kỳ ăn nên làm ra, mỗi tháng, một thợ lặn kiếm được hàng chục triệu đồng!”, Phó Chủ tịch HĐND xã Kỳ Xuân Dương Xuân Luyện kể. Từng là một thợ lặn cự phách, đè sóng cưỡi gió, nhưng có lần ông Luyện suýt bỏ mạng vì sự cố chết người trong lúc xuống nước.
“Trước khi về làm cán bộ xã, tôi cũng từng là một ngư dân. Theo đám trai làng vào Bình Thuận, tôi xung vào đội quân lặn thuê chuyên đi nhặt sò dưới đáy biển. Thuyền chúng tôi có 6 thợ lặn, mỗi ngày đánh bắt được từ 2 đến 3 tấn sò!”, ông Luyện nói. Sò có nhiều loại, sò huyết, sò mai, sò chạng...mỗi loại sinh sống ở một mực nước khác nhau. Để lặn được sò mai, các thợ lặn phải xuống sâu từ 30 đến 50 sải nước (mỗi sải nước bằng 1,6m) và ngâm dưới biển nhiều giờ liền. Càng xuống sâu, càng nguy hiểm, sức ép khủng khiếp ở đáy biển có thể khiến thợ lặn đột tử, hoặc gây tai biến, suốt đời tàn phế.
Từng là một thợ lặn cừ khôi, giờ đây anh Bình thành người tàn phế. |
Công việc nguy hiểm, luôn cận kề cái chết nhưng ngư phủ hầu như không được trang bị thiết bị bảo vệ, thợ lặn không biết cách giảm áp trước khi ngoi lên mặt nước và lúc tai nạn xảy ra, nhiều chủ thuyền bỏ mặc nạn nhân. “Buổi sáng, cơm nước xong, thuyền chạy mấy chục hải lý rồi buông neo. Anh em thợ lặn mình trần trùng trục, mỗi người ngậm một cái vòi nối với máy nổ, kèm theo cặp chì đeo trên bụng, nhảy ùm xuống nước”, ông Dương Xuân Luyện nhớ lại. Cặp chì nặng hàng chục kg sẽ “dìm” thợ lặn xuống đáy sâu trên 30 sải nước (gần 50m tính từ mặt biển). Dưới đó, thợ lặn sẽ đi nhặt từng con sò cho vào bao lưới, từ sáng đến tối mỗi người đánh bắt được khoảng 50kg. Mạng sống của thợ lặn không phụ thuộc vào thời tiết, mà phụ thuộc vào chiếc vòi cung cấp dưỡng khí. Nhiều người đang mải mê tìm sò, bỗng nhiên trên thuyền máy ngưng hoạt động. Ngộp thở. Không ngoi lên kịp, ngư phủ đột tử. Không ít người trong số họ vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển âm u.
Chủ tịch xã Nguyễn Tiến Ngôn cho biết, tại xã Kỳ Xuân có hàng nghìn người vào các tỉnh phía Nam lặn sò thuê. Trong đó, 54 người đã tử nạn, 61 ngư phủ bị sức ép của nước dẫn đến tàn tật, nhiều người bán thân bất toại phải ngồi xe lăn. |
“Dấn thân vào nghề lặn, phải chấp nhận rủi ro. Nặng thì tử vong. Nhẹ thì tàn phế, chết dần chết mòn khi hồi hương trên chiếc xe lăn!”, một ngư phủ xót xa. Trên vùng biển Bình Thuận, khi nhóm thợ lặn của ông Dương Xuân Luyện đang mải mê tìm sò thì bỗng dưng mất dưỡng khí. Không thở được, ông Luyện phải trổ chốt, tháo cặp chì, đạp bung người lên. “Dưới mực nước sâu gần 50m tính từ đáy biển, người không có sức, lên đến nửa chừng có thể tắt thở. Lần đó, tôi may mắn thoát chết. Anh em thủy thủ dìu tôi lên thuyền, nghỉ một lúc lâu mới hồi tỉnh!”, ông Luyện bàng hoàng.
Mưa chiều giăng kín bãi ngang, khung cảnh quê nghèo càng thêm ảm đạm. Cái nghề nguy hiểm giúp nhiều ngư dân cải thiện cuộc sống một thời, nhưng đã cướp đi nhiều sinh mạng, để lại những vành tang trắng trên đầu quả phụ mất chồng, con mất cha. Ông Trần Hữu Hậu, Phó Chủ tịch xã Kỳ Xuân có anh rể Nguyễn Văn Đông (xóm Xuân Thắng) tử nạn vì nghề lặn, để lại vợ và 2 con.
Một nửa đời trai...
Ông Đậu Dẫn, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBMTTQ xã Kỳ Xuân nhớ rõ từng cảnh ngộ éo le của ngư dân vùng bãi ngang, những người bôn ba vào Nam làm nghề lặn: “Khi ra đi, họ là những thanh niên khỏe mạnh, vạm vỡ. Lúc trở về, nhiều người mang thương tật, bại liệt. Thợ lặn Phạm Văn Diên bị sức ép nước, liệt chân, bỏ làng vào Nam bán vé số dạo; Anh Trần Văn Toản (xóm Trần Phú) chưa lập gia đình, hai chân bại liệt, sống độc thân. Tại xóm Cao Thắng có 3 thợ lặn bị liệt chân nhà ở gần nhau, mở quán bán tạp hóa kiếm sống qua ngày!”. Nói rồi ông bảo một cán bộ xã Kỳ Xuân đội mưa dẫn chúng tôi vào thăm anh Toản.
Anh Trần Văn Toản đã mất tuổi xuân vì nghề lặn. |
“Tôi bị tai biến, dẫn đến liệt hai chân năm 2002, năm đó tôi tròn 23 tuổi. Anh em thợ lặn bị tai nạn nghề nghiệp, nhiều người trẻ hơn tôi, chỉ mới 17, 18 tuổi!”, Toản kể. Trong một lần lặn xuống biển bắt sò ở độ sâu gần 50m, ngư phủ ngoi lên và nhận thấy điều tồi tệ đang đến: Sau khi cởi ống thở ra, anh không thể đứng vững được nữa, ngã vật xuống. Bạn chài lập tức đưa anh trở lại độ sâu vừa lặn để “giảm áp”, nhằm cân bằng trạng thái. Một giờ, hai giờ đồng hồ ngâm mình dưới nước, triệu chứng mỏi mệt tăng dần, chàng thợ lặn không chịu nổi phải lên thuyền và tức tốc quay vào đất liền. Hơn một năm điều trị bằng cách bấm huyệt, châm cứu, chẳng khá hơn. Chàng trai trẻ hồi hương, không còn một xu dính túi. “Bố mẹ đã bán cả trâu bò, vay mượn khắp nơi kiếm tiền chữa trị cho tôi, nhưng kết quả là bán thân bất toại. Những đồng bạc tôi gom góp được suốt mấy năm đi lặn thuê cũng đội nón ra đi. Nghề lặn bạc bẽo vậy đó!”. Chàng ngư phủ cúi mặt, âm thầm.
Trong căn lều lụp xụp nằm ở rìa cánh đồng, 6 năm nay anh cô độc một mình kể từ ngày bố mẹ mất. Hai chân bại liệt, hằng ngày anh phải tự xoay xở kiếm sống bằng nghề cắt tóc, nuôi gà. Chàng ngư phủ vâm váp, sức khỏe vô địch ngày nào giờ thành phế nhân, ngày ngày đánh vật với cái kéo, sợi tóc. Đàn gà mấy chục con thỉnh thoảng lại thưa dần. Biết chủ nhà đôi chân bại liệt không đuổi được, bọn đạo chích chờ cho lũ gà lớn, đêm đến xông vào tóm cổ lôi đi. Nghe tiếng gà mẹ gà con kêu oang oác, Toản không thể nào nhổm dậy được, đành bất lực.
Đến xóm Cao Thắng, tại ngã ba đường, ba người đàn ông nhà đối diện nhau chống cằm ngồi nhìn mưa bay. Họ là những người mang thương tật vì nghề lặn sò, nặng thì xe lăn, nhẹ nhất cũng phải chống gậy cà nhắc từng bước. Anh Phan Ngọc Sâm, một trong 3 người đàn ông kể: Tai nạn ập đến vào áp Tết Nguyên Đán năm 1998, khi tôi lặn nhào xuống biển tìm sò với hy vọng “kiếm thêm ít tiền để về quê ăn tết”. Sau lần lặn đó, tôi ngoi lên và thấy hai cẳng chân tê dại. Biết mình bị sức ép nước, tôi chộp lấy ống thở, trở lại độ sâu cần thiết để giảm áp. Suốt 2 tiếng đồng hồ ngâm mình dưới biển lạnh buốt, tôi ngoi lên, cơ thể mệt rã rời. Thuyền trực hướng vào đất liền, chạy được 1,5 hải lý lại thả neo. Tôi lại được đưa xuống nước lần thứ hai, ngâm mình hơn một giờ đồng hồ. Không có chuyên biến gì và không thể chịu nổi giá rét, tôi đành phải lên thuyền.
Gió chạy dọc con đường heo hút bãi ngang, trong gió se sắt có vị mặn của biển tan vào, vị mặn tựa cuộc đời ngư phủ. Ba ngôi nhà nhỏ, lụp xụp ba cái quán bán hàng tạp hóa của ba “phế nhân” xóm Cao Thắng trở về từ biển sâu: Phan Ngọc Sâm, Phan Viết Bình, Bùi Kim Thường. “Đội quân thợ lặn được ví như âm binh, ăn cơm dương gian làm việc âm phủ, vì hầu hết thời gian trong ngày là ở dưới đáy biển. Cơm nước xong, xuống nước. Lúc nào đói lại lên ăn. Ăn xong nghỉ ngơi dưỡng sức lại nhảy ùm xuống độ sâu 50- 70m nước mò mẫm đáy biển!”, Phan Viết Bình kể.
Ám ảnh nhất là lúc thợ lặn xuống sâu 50- 70m nước, đang lặn bỗng dưng máy cung cấp dưỡng khí ngừng hoạt động. “Không thở được, ngay lúc đó thợ lặn phải trổ (rút) chốt, tháo cặp chì, bung người lên. Lên nhanh quá, áp lực thay đổi đột ngột, dễ chết! Ngoi lên chậm quá thì không đủ sức bơi tiếp, cũng chết!”, anh Bình chia sẻ. Vụ tai biến xảy ra năm anh 21 tuổi, Phan Viết Bình bị bại liệt hai chân, ngồi xe lăn. Tại xã Kỳ Xuân, nhiều trai trẻ cũng rơi vào hoàn cảnh như anh.
Hồn treo cột buồm
Xã Kỳ Xuân có 1.882 hộ gia đình, 7.446 nhân khẩu, một bộ phận lớn cư dân bản địa sống bằng nghề đánh cá, lặn sò. Phó Chủ tịch xã Kỳ Xuân Trần Hữu Hậu nói hiện nay vẫn còn nhiều người theo đuổi nghề lặn. “Nghề lặn sò, thợ lặn không phải đầu tư vốn, mỗi chuyến đi có thể kiếm được hàng chục triệu đồng, nên dù biết đó là nghề nguy hiểm nhưng khó bỏ!”. Gặp chủ thuyền tử tế, trong trường hợp xảy ra tai nạn khiến thợ lặn tàn phế, họ sẽ hỗ trợ một số tiền đưa đi chữa trị, cấp tiền tàu xe về quê. Nhưng không ít thợ lặn sau khi gặp tai nạn liền bị sa thải, bơ vơ nơi đất khách quê người với đôi chân bại liệt. Gia đình có người tử vong vì lặn sò, hầu như chủ thuyền chỉ hỗ trợ tiền đưa thi hài về quê, tiền mai táng.
Dọc bờ biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh), xã nào cũng có người làm nghề lặn thuê, nhưng đông nhất vẫn là Kỳ Xuân. Trên đường trở lại thị trấn, qua ngõ vắng, qua triền núi nhấp nhô, chúng tôi bắt gặp những căn nhà vắng bóng đàn ông, những phụ nữ bồng con đứng đợi chồng. Nhờ xuất khẩu lao động và cả nghề lặn, Kỳ Xuân thoát nghèo, song vẫn lẻ loi những cánh buồm xa, vẫn đau đáu những cảnh đời đã mất mát, đã thương đau vì nghề lặn, cái nghề nghiệt ngã...
Quang Long
*****************
Nhờ có bãi biển trải dài trên 2 000 cây số, hai dãy núi Pyrénée và Alpes ngủ vùi dưới tuyết suốt mùa đông, nhờ có nghệ thuật ẩm thực được xếp vào bậc nhất của thế giới, nhờ di sản văn hóa đa dạng, kiến trúc ngoại hạng mà nước Pháp được chọn là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, số du khách trên hành tinh đạt ngưỡng 1 tỷ người, cao gấp 4 lần so với cột mốc năm 1985. Nhiều địa điểm du lịch mới mở ra và 20 % du khách là người châu Á.
Số du khách tham quan nước Pháp đi từ kỷ lục này đến lỷ lục khác. Năm ngoái 83 triệu du khách nước ngoài đã dừng chân trên quê hương Victor Hugo. Thành tích của Pháp hơn hẳn so với số lượng du khách đã đến tham quan nước Mỹ trong cùng thời gian (61 triệu) và Tây Ban Nha (58 triệu du khách). Lượng khách đến từ châu Âu và châu Á tăng mạnh. Ngược lại thì số du khách đến từ châu Mỹ và châu Phi đã giảm đi đang kể.
Năm 2011 ngành du lịch thu về hơn 41 triệu euro, tương đương với 7 % tổng sản phẩm nội địa của Pháp. Để so sánh, hai lĩnh vực kinh tế quan trọng khác là ngành nông nghiệp và năng lượng, mỗi ngành chỉ tạo ra thêm có 30 tỷ euro hàng năm.
Lại cũng ngành du lịch bảo đảm công việc làm cho 2 triệu người lao động trên đất Pháp. Một yếu tố quan trọng khác, đây là một trong những lĩnh vực kinh tế hiếm hoi tạo nhiều cơ hội cho giới trẻ, dù không có bằng cấp cao, vẫn dễ hội nhập vào thị trường lao động.
Đối với vùng Provence Alpes Côtes d’Azur nắng ấm ở miền nam, các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch bảo đảm đến gần 12 % ngân sách của toàn vùng.
Nhưng khi nhìn kỹ hơn thì giới trong ngành nhận thấy là ngành du lịch Pháp hiện vẫn còn nhiều nhược điểm : thứ nhất là từ gần 25 năm qua, nước Pháp đã ít chú trọng vào các chương trình đầu tư để nâng cấp các cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch. Theo Cơ quan du lịch Pháp, DGCIS, hãy còn quá nhiều khách sạn bị coi là chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Điểm yếu thứ hai và có lẽ cũng là điểm khó khắc phục hơn, đó là theo nhiều cuộc thăm dò dư luận người nước ngoài có một cái nhìn không mấy thiện cảm về người Pháp. Thật vậy con cháu của Voltaire tới nay bị chê là kém về sinh ngữ, sử dụng tiếng Anh không thông thạo như người Đức hay dân cư ở Bắc Âu. « Lạnh lùng » và « kém hiếu khách » là những tính từ mà người ngoại quốc dùng khi nói về người Pháp.
Nhược điểm thứ ba của ngành du lịch Pháp là khách quốc tế đến Pháp không tiêu xài nhiều như khi họ tham quan Hoa Kỳ hay Tây Ban Nha. Tuy thu hút được đến 83 triệu du khách nước ngoài, nhưng trong thời gian cư ngụ trên quê hương của Baudelaire họ chỉ chi ra có hơn 43 tỷ euro. Trong khi đó, với khối lượng du khách chỉ bằng ¾ so với của Pháp, nước Mỹ lại « móc túi » khách du lịch một cách hợp pháp được tới 90 tỷ, tức là cao hơn gấp đôi so với nước Pháp.
Một yếu tố giải thích cho khác biệt này là du khách quốc tế chỉ đến Pháp trong ngắn ngày (ở lại 6 hay 7 đêm), khác hẳn so với khi họ tham quan nước Mỹ rộng lớn với nhiều múi giờ khác nhau giữa hai bờ đông và tây.
Nhưng nếu so với một nước trương đối nhỏ như Tây Ban Nha thì Pháp cũng bị qua mặt : dù chỉ cầm chân được chưa đầy 59 triệu du khách năm ngoái, nhưng doanh thu của ngành du lịch Tây Ban Nha lên tới 49 tỷ euro hơn hẳn so với Pháp.
Du lịch, cơ may cho Tây Ban Nha
Vụ mùa 2013 tươi sáng hơn so với năm ngoái. Đó là nhận định của giới trong ngành về các hoạt động du lịch tại Tây Ban Nha. Vào lúc cả nền kinh tế nước này còn ảm đảm chỉ riêng có chỉ số tin tưởng của các hãng du lịch ngành khách sạn Tây Ban Nha tỏ ra lạc quan. Thậm chí là cả hai lĩnh vực kinh tế này còn mạnh dạn tuyển dụng thêm nhân viên vào lúc tỷ lệ thất nghiệp ở bên kia dãy núi Pyrénées lên tới 27 %.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, Tây Ban Nha đã mở rộng cửa đón hơn 26 triệu du khách, hầu hết là người nước ngoài. Đông nhất trong số đó là là các công dân Anh, Đức và Pháp. Theo giải tích của Tổ chức Du lịch Thế giới, bất ổn chính trị tại một số quốc gia như Tunisia, Ai Cập đã khiến nhiều nước chung quanh Địa Trung Hải như là Tây Ban Nha hay Hy Lạp, Croatie … càng trở nên hấp dẫn.
Một lợi điểm khác nữa, Tây Ban Nha được xem là điểm có đời sống tương đối rẻ hơn so với những nơi khác như Pháp hay Anh và thậm chí là so cả với nước Ý.
Tham vọng của Croatia
Đối với Croatia, du lịch là lĩnh vực kinh tế duy nhất không biết đến hai chữ « khủng hoảng » là gì. Năm ngoái doanh thu trong ngành tăng 5 % và mục tiêu của chính quyền Zagreb là đưa Croatia vào danh sách 1 trong 20 địa điểm du lịch hàng đầu thế giới, thu về 14 tỷ euro một năm vào năm 2020 trở đi.
Để đạt được mục tiêu đó Croatie dự trù đầu từ thêm 7 tỷ euro để phát triển cơ sở hạ tầng như là mở thêm khách sạn và bãi tắm … Với 18 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm, mục tiêu của chính quyền Zagreb là kéo dài mùa du lịch hàng năm, thay vì chỉ tập trung vào bốn tháng -từ tháng 6 đến tháng 9- như hiện tại, mở rộng thêm nhiều sinh hoạt để thu hút khách quốc tế như các sân golf, hay du lịch sinh thái …
Nhìn rộng ra hơn, ngành du lịch đang trên đà trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của thế giới. Tuy là đã phát triển rất nhanh từ những năm 1960 tại các nước công nghiệp, nhưng từ quãng 10 hay 15 năm trở lại đây, các nền kinh tế đang vươn lên đã bắt đầu nhập cuộc. Theo Cơ quan du lịch của Pháp, tính từ năm 2009 đến 2011, lượng du khách Brazil viếng thăm nước Pháp tăng 59 %, du khách từ Trung Quốc đến tăng 47 %.
Bên cạnh đó những quốc gia từ trước đến nay được du khách quốc tế quan tâm Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước ở châu Phi, thì còn phải kể đến những nước nhỏ như Thái Lan, Việt Nam … cũng đang trở thành những địa điểm du lịch rất được ưa chuộng của quốc tế.
Cùng lúc thì công dân của những nước này ngày càng có điều kiện để đi nước ngoài. Như phân tích của bà Sylvie Matelly, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế Chiến lược, Iris –Paris :
« Các thống kê gần đây cho thấy ngành du lịch đã phát triển ở mọt tốc độ nhanh thần kỳ. Hiện tượng này được giải thích vì những lý do như sau : 1985 chúng ta ở thời điểm trước khi kết thúc chiến tranh lanh. Đồng thời, du lịch cũng trở thành một hiện tượng được phổ biến hơn. Nhìn chung có thể nói sự bùng nổ của ngành du lịch đi trước hiện tượng toàn cầu hóa một bước. Chúng ta cũng nhận thấy rằng, du khách đến từ các nước đang trỗi dậy ngày càng chiếm một vị trí quan trọng, và những quốc gia đó cũng đang trở thành những điểm đến ngày càng được ưa chuộng.Thí dụ như là số du khách á châu đông hơn so với du khách người Mỹ chẳng hạn ».
Điển hình là trường hợp của Trung Quốc, bà Sylvie Matelly thuộc viện Iris giải thích thêm :
« Dù chỉ có 10 % dân số Trung Quốc có phương tiện du lịch, nhưng với 150 triệu du khách đi tham quan nước ngài, con số đó cũng đủ để mọi người phải quan tâm đến du khách Trung Quốc. Nhưng không chỉ có Trung Quốc bởi vì khi mà đời sống của người dân, của thành phần trung lưu ở nhiều nước khác, như Indonesia, Brazil đang được cải thiện, thì người ta có khuynh hướng đi nước ngoài nhiều hơn. Đó là điều hết sức quan trọng. Số khách tham quan nước ngoài tăng nhanh là một nguồn lợi kinh tế quan trọng, nhưng kèm theo đó là có rất nhiều thách thức khác nữa, đặc biệt là đối với những quốc gia không cởi mở lắm, không có dân chủ. Thế rồi kèm theo đó phải kể đến những tác động về môi trường, về hạ tầng cơ sở … »
Du khách Á châu
Cho đến năm 2010 dân Đức là những người chịu khó du lịch nhất trên thế giới. Thế nhưng trong hơn ba năm trở lại đây chức vô địch đã về tay Trung Quốc. Trung Quốc không chỉ là một cường quốc kinh tế, thương mại và quân sự mà còn là một siêu cường về mặt du lịch. Tuy rằng mới chỉ có 10 % dân số Trung Quốc có điều kiện tham quan nước ngoài, nhưng điều đó cũng đủ để Trung Quốc qua mặt Nhật Bản.
Theo Tổ chức Du Lịch Thế giới chỉ trong 20 năm nữa lượng khách du lịch trên thế giới hàng năm sẽ là 1,8 tỷ người thay vì 1 tỷ như năm 2012. Điều đó chứng tỏ du lịch đang trở thành một lĩnh vực kinh tế then chốt của thế kỳ 21 thế nhưng 20 % du khách của toàn cầu lại là người châu Á. Chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới năm 2012 cho thấy : cách nay đúng một thập niên, chỉ có 10 triệu du khách Trung Quốc du lịch ngoại quốc. Số này đã nhảy vọt lên thành 83 triệu vào cuối năm ngoái và hơn 1 triệu người chọn đến nước Pháp.
85 % người Trung Quốc có điều kiện đi nước ngoài cho biết Pháp là ưu tiên số 1 và có đến 88 % những người đã từng đến Paris đều muốn quay trở lại Kinh đô ánh sáng.
Đây mới chỉ là điểm khới đầu. Vẫn theo Tổ chức Du lịch Thế giới, đến năm 2020, sẽ có tới 100 triệu người Trung Quốc chu du trên khắp thế giới. Hiện tại phần lớn các du khách Trung Quốc đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu. Nhưng trong thời gian gần đây, thì người dân ở những thành phố như Nam Kinh, Hạ Môn, Vũ Hán, Thành Đô đã bắt đầu có khuynh hướng đi nghỉ mát ở ngoại quốc. Do đời sống được nâng cao, lại có thêm ngày nghỉ khiến tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng có điều kiện du lịch nước ngoài. Quan trọng hơn nữa là họ cũng chịu chi nhiều tiền hơn : năm ngoái du khách Trung Quốc khi tham quan nước ngoài đã chịu chi ra 102 tỷ euro. Con số này tăng 12 % so với hồi năm 2011. Trung bình khi đến Pháp, mỗi du khách Trung Quốc xài 173 euro một ngày. Để so sánh thì người Nhật chi ra 190 euro/ngày.
Với một ngân sách chi tiêu như vậy, các cửa hiệu hạng sang của Paris từ nhiều năm qua đã lập ra hẳn một chiến lược chào hàng dành riêng cho các du khách Á châu, chẳng hạn như với những chiêu đãi viên sử dụng thông thạo tiếng Hoa, tiếng Nhật, hay tiếng Hàn. Theo cơ quan tư vấn về khuyến mãi Global Blue của Mỹ, thì nhu cầu mua sắm và sở thích cũng như mục đích du lịch của các du khách Trung Quốc chẳng hạn đang thay đổi. Cho đến những năm 2010- 2011 con cháu Mao Trạch Đông đến Pháp chủ yếu là để đi mua sắm các mặt hàng hạng sang. Nhưng gần đây, họ muốn dành nhiều thì giờ để tham quan hơn trong chuỗi ngày ngắn ngủi được dừng trên đất Pháp. Việc mua sắm đã thì đã có internet và tầng lớp giàu có ở Trung Quốc không cần phải đi sang tận thủ đô Paris mới sắm được một chiếc túi sách tay của Hermes hay Louis Vuitton …
Nhưng nhìn chung các sản phẩm « de luxe » của Pháp vẫn rất « có giá » trong con mắt của những vị nhà giàu Trung Quốc. Hiện nay có tới 2,8 triệu người Trung Quốc đã trở thành triệu phú đô la và Pháp là một trong ba điểm đến mà thành phần này chú ý tới nhiều hơn cả. Để mua sắm họ chọn Pháp là thị trường lý tưởng số 1, trước Mỹ và Singapore, Thụy Sĩ, Anh Quốc và Ý.
Nghiên cứu gần đây nhất được công bố vào đầu tháng 6/2013 của tập chí Hurun có trụ sở tại Thượng Hải, hiện có tới gần 50 % du khách Trung Quốc thiên về các tua du lịch chỉ để mua hàng hạng sang và ngân sách của họ dễ dàng lên tới 5 000 đô la mỗi một lần xuất ngoại. Bên cạnh đó thì có tới 80 % các nhà triệu phú Trung Quốc có ý định cho con cái đi du học ở ngoại quốc và kèm theo đó là dự án mua nhà ngai tại nơi con cái học ghi danh học.
Về điểm này, thì Mỹ đang đứng đầu bảng. Kế tới là Hồng Kông, Singapore hay hai thủ đô lớn khác là Luân Đôn và Sydney. Pháp không có tên trong bảng xếp hạng « Top Ten » !
Khải Hoàn Môn và đại lộ Champs Elysées - Paris về đêm
|
*********************
Dẫn chàng bước vào "động thiên thai"
Dẫn chàng bước vào "động thiên thai"
Thay vì việc nằm im thụ động chờ chàng mời gọi và tấn công, bạn hoàn toàn có thể dẫn dụ chàng theo ý mình.
Mẫu phụ nữ hiện đại trên giường hiện nay không phải là phụ thuộc vào đàn ông bởi điều đó sẽ khiến cho chàng chán. Khi có nhu cầu, bạn có thể chủ động mời gọi và dụ dỗ chàng lao vào cuộc ân ái với bạn. Chỉ cần một chút khéo léo và nhẹ nhàng, bạn có thể điều khiển được anh ấy.
Dưới đây là những cách khiến bạn dẫn dụ được anh ấy lên giường cùng:
7. Dùng nước hoa
Hương thơm quyến rũ là một trong những liều thuốc dẫn dụ chàng hiệu quả. Hãy tắm rửa sạch sẽ, chọn mùi nước hoa nồng nàn, quyến rũ, khi đó, chỉ cần ngửi thấy mùi của bạn, anh ấy sẽ khó lòng kiếm chế mà muốn lao ngay đến để "thưởng thức" hương thơm say đắm. Còn chần chừ gì mà bạn không thử điều đó?
6. Mặc nội y quyến rũ
Nội y là một trong những phụ trợ không thể thiếu giúp cho bạn trở nên gợi cảm và đáng yêu khi lên giường. Người phụ nữ biết chăm chút nội y chứng tỏ là một người cẩn trọng, tinh tế và khéo léo. Và nó làm cho bạn trở nên hấp dẫn vô cùng. Nếu có nội y quyến rũ, có thể anh ấy sẽ còn trêu chọc, nghịch ngợm với chúng trước khi ân ái với bạn.
4. Vuốt ve chàng
Vuốt ve đôi khi có tác dụng hơn cả những màn mơn trớn khác. Cơ thể chàng sẽ nóng rực và nóng bừng lên khi được bạn vuốt ve, âu yếm. Ngực, đùi, vai, và chắc chắn "cậu bé" của anh ấy là nơi chờ đợi bàn tay của bạn. Bên cạnh vuốt ve, bạn cũng có thể cấu nhẹ, cào nhẹ hay cắn lên người của chàng. Một chút đau đớn có thể khiến cho anh ấy "tan chảy".
3. Hôn sâu
Nụ hôn sâu là nền tảng cho một lần "lâm trận" thành công và thăng hoa. Khi hôn anh ấy, kết hợp với những hơi thở gấp gáp, cào cấu lên người chàng, bạn đã đủ khiến cho anh ấy muốn "vào cuộc" hay lập tức. Khó người đàn ông nào có thể thoát khỏi ma lực của một nụ hôn sâu và nồng nàn, bỏng cháy.
2. Tự cởi đồ
1. Rên rỉ
Rên rỉ là một trong những cách dẫn dụ chàng hiệu quả nhất. Khi "lâm trận", nghe những tiếng rên đầy ma lực, người đàn ông nào có thể không làm theo ý bạn? Tốc độ, nhịp điệu, kĩ chiến thuật "yêu" sẽ được chàng thể hiện như bạn mong muốn nếu như bạn biết cách rên và khen ngợi chàng.
***************
Bữa trưa hiếm hoi giữa tổng thống Obama và cựu ngoại trưởng Hillary
Trọng tâm cuộc trò chuyện giữa ông Obama và bà Hillary là ai sẽ tiếp quản vai trò lãnh đạo đất nước vào năm 2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua 29/7 có dịp hiếm hoi cùng ăn trưa với cựu ngoại trưởng Hillary Clinton vào lúc 12h00 (theo giờ địa phương), AFP đưa tin. Nhà Trắng không tiết lộ thêm chi tiết nào về cuộc gặp kín này, song giới truyền thông đồn đoán nội dung cuộc họp chủ yếu xoay quanh việc ai sẽ là người kế nhiệm vị trí lãnh đạo nước Mỹ trong năm 2016.Đối với bà Hillary, câu hỏi đặt ra là liệu cựu đệ nhất phu nhân Mỹ có tiếp tục tiến hành chiến dịch tranh cử lần 3, 8 năm sau khi bà bị tổng thống Obama đánh bại năm 2004 hay không. Về phần tổng thống Obama, câu hỏi được đặt ra là liệu ông sẽ ủng hộ bà Hillary đứng ra tranh cử hay một ai khác.
Ngoài bà Hillary Clinton, phó tổng thống Joe Biden cũng được cho là đang nhắm đến vị trí cao nhất Nhà Trắng trong năm 2016. Cả bà Hillary và ông Biden đều từng là đối thủ của ông Obama trong các cuộc tranh cử trước đây, song cả 2 đều trở thành những đồng minh thân cận nhất của ông.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest thì cho biết: "Mục đích của bữa trưa giữa bà Hillary và tổng thống Obama chủ yếu xoay quanh các vấn đề xã hội". Ông Earnest cho biết thêm bà Hillary và tổng thống Obama có tình bạn vô cùng tốt đẹp và ông Obama thường có nhiều buổi tham vấn với bà về các vấn đề chính trị trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, giới truyền thông thì không tin tưởng vào lời giải thích này và cho rằng mục đích của cuộc họp bí mật giữa ông Obama và bà Hillary chỉ duy nhất xoay quanh cuộc bầu cử năm 2016, và không có bất cứ điều gì khác.
*******************
********************