Trang lá cải

Trang Lá Cải Thứ Sáu Ngày 31 -01-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Người Hà Nội vốn kín đáo nên khi nói có một bãi tắm tiên giữa lòng Thủ đô thì nhiều người không tin là nó có thật.

****************************

Sài Gòn ngày đầu năm: Phố vắng tanh, Chùa tấp nập

Một vẻ đẹp lạ lùng hiếm có của thành phố Hồ Chí Minh - thành phố không ngủ - trong ngày đầu tiên của năm mới Giáp Ngọ. Những hình ảnh do độc giả gửi tặng Infonet.

Theo chia sẻ của độc giả Đoàn Minh (TP.HCM), nhịp sống hối hả của thành phố mang tên bác trong ngày đầu năm Giáp Ngọ đã hoàn toàn biến mất và thay vào đó là những con phố vắng hoe với bầu không khí yên tĩnh và trong lành lạ thường.

Điều đặc biệt, tuy là ngày đầu năm nhưng nhịp sống của một số người vẫn không thay đổi. Ở một góc công viên, vẫn còn những cụ già tiếp tục trận cầu lông thường lệ, vẫn có những quán cafe mở cửa đón khách dù đã nửa buổi sáng mà chưa thấy ai ngồi... Một vẻ đẹp thuần khiết đến lạ lùng của Thành phố.

8h sáng, những con đường thường ngày đang tắc nghẽn giờ đây vắng lặng như tờ. 
Duy chỉ có cổng chùa là tấp nập khách đi lễ đầu xuân.
Cổng chợ Bến Thành 
Ngày đầu năm, quán cafe này vẫn tiếp tục mở cửa đón khách.
Trận cầu lông của các cụ vẫn diễn ra như thường lệ dù đây là sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán.
Dường như cả thành phố đang "đi vắng"

Trong khi phố phường vắng lặng thì những ngôi chùa trong lòng thành phố lại bắt đầu đông đúc. Khách thập phương đổ về cầu may mắn cho cả một năm mới. 

Bộ ảnh tại chùa Viên Giác - 193 Bùi Thị Xuân - Tân Bình 

Chắp tay cầu Phật với lòng thành kính.
Khách xin viết sớ đầu xuân tại Chùa.

Đoàn Minh



********************

Lì xì bằng… “chuyện ấy”

Mừng năm mới, không ít cặp đôi kỷ niệm bằng cách “yêu nhau thắm thiết”, thậm chí có cặp thích thú với cuộc yêu kéo dài… 2 năm. Nhưng lại có người kiêng gần gũi bạn đời vì cho rằng động vào cái “của khỉ” ấy vào đầu năm mới sẽ dông cả năm.


Các chuyên gia lại cho rằng, kiêng cữ hay hoạt náo vào năm mới thì cần phải lựa sức khỏe và tâm trạng thì mới đạt được “khắc xuân ngàn vàng”.

Sợ… đen cả năm

Anh Lê Văn Quảng (Nghệ An) được nhiều thầy phán là có “căn đồng”. Anh cũng rất hay đi chùa, đi hầu đồng để cầu may mắn, xin tài lộc. Cuối năm, anh lại càng bận rộn chuyện đi chùa để trả nợ thánh thần, các cô các cậu mà anh đã từng xin lộc. Suốt từ tháng Chạp đến ngoài tháng Giêng, ngoài giờ làm việc, anh đều dành tâm sức cho lễ lạt. Để tâm tịnh, thể xác thanh sạch, anh kiêng rất nhiều thứ mà theo anh, ăn vào sẽ đen đủi như kiêng tỏi, kiêng mắm tôm thịt chó, kiêng thịt vịt, kiêng mực…

Ngay cả đối với chuyện vợ chồng, anh Quảng cũng kiêng từ rằm tháng Chạp qua rằm tháng Giêng. Anh ngủ riêng, việc đụng chạm vợ cũng hạn chế đến mức tối đa. Chị Bích – vợ anh Quảng bức xúc: “Cứ sát ngày Tết, khi vợ chồng người ta sum vầy, vui vẻ, thắm thiết với nhau thì tôi lại cảm thấy cô đơn. Anh ấy không gần gũi với vợ, kiêng luôn cả việc chạm vào vợ. Anh ấy luôn nói chạm vào tôi thì sẽ đen đủi cả năm, đàn bà rách việc, bẩn thỉu. Tôi có cảm giác, tôi giống như một thứ gì đó đáng kinh tởm khiến chồng phải xa lánh vậy. Làm gì có Thần thánh, Phật pháp gì lại bắt vợ chồng không được yêu thương lẫn nhau”.

chuyện ấy, vợ chồng, đầu năm, kiêng

 
Một trong những điều khiến chị đau lòng hơn nữa là ngay cả chuyện vợ chồng, anh cũng tỏ ra dè dặt. Yêu vợ thì được nhưng anh Quảng nhất định không bao giờ chủ động “cởi” mà luôn giục vợ tự động trút xiêm y, còn anh chỉ “ăn sẵn”. Theo anh, chạm vào mấy cái đồ đàn bà ấy cũng đen, không làm được việc gì ra hồn… Tuy nhiên, nếu chị Bích không chiều thì anh Quảng cũng nổi đóa, la mắng vợ “có thằng nào nên chán chồng”. “Anh ấy có học thức nhưng không hiểu sao lại có suy nghĩ kì cục và ngớ ngẩn như vậy. Tôi cố gắng chịu đựng vì hai đứa con. Nhưng nỗi cô đơn ngày càng lớn dần trong tôi, không chỉ giết chết tình yêu mà sự tin tưởng, kính trọng chồng cũng chẳng còn” – chị Bích chia sẻ.

chuyện ấy, vợ chồng, đầu năm, kiêng

Nhiều cặp vợ chồng phải quyết làm chuyện ấy lúc giao thừa (ảnh minh họa)

Năm nào, chị Lê Thu Hồng (Đống Đa, Hà Nội) cũng được chồng “mừng tuổi” bằng chuyện ấy. Theo anh Minh – chồng chị, vào khoảng khắc giao thừa, khi tinh khí đất trời giao hòa thì chuyện âm dương cũng vô cùng mỹ mãn. Vì thế, đến phút gần giao thừa, anh Minh lại kéo tụt vợ vào buồng, tranh thủ “đón năm mới”. Anh Minh cũng rất thú vị với “cuộc yêu kéo dài 2 năm của mình”, như thể đó là cách để khoe sức mạnh đàn ông.

Có nhiều phen, chị Hồng xấu hổ vì đang mải cùng mẹ chồng bày lễ ngoài ban công để cúng tổ tiên, ông bà, nhưng chồng chị nhất định không chịu “bỏ qua” một lần. Thậm chí, anh Minh còn lấy lý do đau bụng, đau đầu, cần vợ vào buồng để lấy thuốc cho uống. Mẹ chồng thấy con trai nhăn nhó, cuống quýt, tưởng thật, cũng hối thúc con dâu đi lo cho con trai. Không để ý thấy con dâu mặt đỏ tới tận chân tóc.

“Nào tôi có thấy sung sướng, vui vẻ gì. Mẹ chồng thì đang bận rộn cúng lễ. Bố chồng lo rót rượu, chuẩn bị phong bì lì xì để đợi con cháu cùng nâng li, mừng năm mới. Còn hai vợ chồng thì lại hì hụi làm chuyện ấy trong phòng. Việc hành sự cũng sấp ngửa vì sợ cha mẹ gọi, lại trong tâm trạng căng thẳng, nóng lòng, tôi chỉ cố chiều chồng cho xong. Chưa kể cả ngày lo cơm nước, đi chùa, cơ thể cũng đã mỏi rã rời” – chị Hồng nhăn nhó. Không những thế, chồng chị Hồng thường yêu vợ trong tình trạng uống rượu đã ngà ngà say, mùi rượu nồng nặc, hành xử thô lỗ, càng khiến chị chán ngán.

Nhưng năm vừa rồi, anh Minh hút chết vì “quà mừng tuổi” của mình. Để tăng thêm hưng phấn, với quyết tâm tặng vợ “món quà to”, như “đại bác mừng năm mới”, anh Minh đã uống mấy cốc rượu thuốc ngâm cá ngựa, dâm dương hoắc, vốn được mệnh danh là rượu “ông uống bà khen”.

Chưa đến giờ G mà anh Minh đã đi lại bồn chồn, chỉ muốn kéo vợ về phòng. Tuy nhiên, đang giữa cuộc vui, ti vi bắt đầu bắn pháo hoa thì anh Minh bỗng dưng lạnh người, gần như xỉu trên người vợ. Vốn cũng được mẹ truyền cho ít kinh nghiệm, chị Hồng bình tĩnh cắn mạnh vào những đầu ngón tay của chồng để giúp anh tỉnh lại. Sau đó, chị phải kêu người nhà đi pha nước gừng cho chồng uống và đưa đi cấp cứu. Tết mất vui, còn chị Hồng cũng xấu hổ với bố mẹ chồng.

Lựa cơm gắp mắm

chuyện ấy, vợ chồng, đầu năm, kiêng

 
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, tình trạng đàn ông đang “quan hệ” bỗng dưng lạnh ngắt tay chân, mồ hôi đầm đìa, gần như ngất xỉu là do nam giới “làm việc quá sức”, lại nhậu nhẹt, uống rượu nhiều, sức khỏe suy sụp, dân gian thường gọi là chứng “thượng mã phong”. Các trường hợp nặng có thể gây co quắt chân tay, bất tỉnh, cấm khẩu, nếu không cấp cứu kịp thời có thể mất mạng. Do đó, khi cơ thể mệt mỏi, uống nhiều rượu thì nam giới không nên “cố quá” dễ thành “quá cố”.

Theo TS-bác sĩ Vương Văn Vệ, Giám đốc bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, không hề có tục lệ, nghiên cứu nào nói rằng vợ chồng phải kiêng quan hệ với nhau vào giờ khắc nào trong năm. Tuy nhiên, việc yêu đương phải dựa trên sức khỏe và tâm trạng của cả hai.

Vào năm mới, khi các bà vợ bận rộn, dồn sức lực vào việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cỗ bàn cúng lễ thường mệt mỏi, không có tâm trạng nào để dành cho chuyện yêu đương. Còn các ông chồng thường sa đà vào nhậu nhẹt, sức lực cũng cạn kiệt, vì thế không nên vì mong muốn “mừng tuổi” hay “đón chào năm mới” mà cố gắng yêu cho “xong việc”. Điều đó không đem lại cảm xúc thăng hoa, may mắn mà còn có thể khiến vợ chồng lục đục, xuôi duội cả cảm xúc vì phải cố gắng chiều chuộng lẫn nhau trong khi cơ thể mỏi mệt, tâm trạng không thoải mái.

“Chẳng bà vợ nào lưng đau, vai mỏi sau một ngày cơm nước, dọn dẹp mà lại hứng thú với chuyện giường chiếu cả. Vì thế, các ông chồng cần lựa cơm gắp mắm cho đẹp lòng anh, vui lòng ả” – TS Vệ cho biết.

Trái với nỗi căng thẳng của chị Hồng, chị Dịu (Ba Đình, Hà Nội) lại vui mừng hớn hở khi được chồng đột xuất “mừng tuổi” vào năm mới. Ngay từ khi cưới, anh Hưng- chồng chị thường có thói quen tặng vợ quà vào năm mới. Nhưng năm trước, do bận đi thu nợ, anh Hưng quên béng mua quà tặng vợ. Vì thế, anh lên kế hoạch “mừng tuổi” cho vợ thật bất ngờ. Ngay từ sáng sớm, chị Dịu đã thấy chồng hí hởn, bí bí mật mật về món quà. Nhưng đợi mãi đến gần giao thừa cũng chẳng thấy đâu, chị Dịu đang buồn bực, muốn giận lây chồng.

chuyện ấy, vợ chồng, đầu năm, kiêng


Nhưng sau khi chúc mừng năm mới với bố mẹ, quay về phòng ngủ, chị Dịu sững sờ khi thấy tưng bừng ánh nến và tiếng nhạc du dương. Anh Hưng trong trạng thái của Adam, chỉ “mặc” duy nhất có chiếc nơ đỏ to tướng ở chỗ nhạy cảm. Chồng chị nở nụ cười đầy ẩn í, lao tới bên vợ và thì thào “quà mừng tuổi cho em đấy”. Tim chị Dịu bỗng loạn nhịp và mắt mờ đi trong cảm xúc. Khoảng khắc đầu năm mới đó, vợ chồng chị đã có một đêm xuân ngây ngất, mãnh liệt. Món quà “mừng tuổi” của chồng đã khiến chị Dịu mê mẩn, “đòi” mãi trong nhiều ngày sau đó. Kết quả là món quà mừng tuổi đó, cuối năm, chị Dịu đã sinh một cô gái bụ bẫm, kháu khỉnh.

Vợ vừa mới sinh, vẫn trong thời gian “án binh bất động”, vì thế anh Hưng cảm thấy bí bách, sốt ruột. Nghe bài hát xuân réo rắt, anh Hưng nháy mắt với vợ: “Nhất định năm mới em phải mừng tuổi anh đấy nhé”. Chị Dịu đỏ bừng mặt, thấy yêu chồng phơi phới…

(Theo NLĐO)



************************


Chào xuân Giáp Ngọ


Đúng khoảnh khắc giao thừa, hàng chục nghìn giàn pháo hoa trên cả nước đồng loạt khai hỏa, chào xuân Giáp Ngọ, trong niềm hân hoan của người dân.

Không khí đón Giao thừa Tết Giáp Ngọ

  • Trong khoảnh khắc thiêng liêng tống cựu nghênh tân, đón năm Giáp Ngọ, Zing.vn xin chúc độc giả một năm mới an lành, tràn đầy hạnh phúc!
  • Ảnh: Trường Nguyên

  • Ảnh: Trường Nguyên

  • Những bông pháo rực sáng, hy vọng đây sẽ là dấu hiệu cho một năm mới an lành.
  • Vẻ thích thú trên gương mặt người xem pháo hoa trong thời khắc đón chào năm mới. Ảnh: Hoàng Thành.

     

  • Pháo hoa tại Sài Gòn. Ảnh: Trường Nguyên

  • Chùm hoa ánh sáng ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Thành.
  • Đôi bạn trẻ rạng rỡ xem màn trình diễn pháo hoa bên Hồ Gươm. Ảnh: Hoàng Thành.
  • "Long Xuyên năm nay bắn pháo hoa sớm, nhưng có thể đã bị trục trặc, bắn chỉ khoảng hơn 3 phút", độc giả Minh Duy Nguyen Tri cho biết qua thư điện tử.

     

  • Ảnh: Hoàng Anh.
  • Pháo hoa rạng rỡ từ Hồ Tây, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh.
  • Đúng 0h mùng 1 Tết Giáp Ngọ, tại bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) một bé trai kháu khỉnh đã chào đời trong niềm vui vô bờ của cha mẹ và người thân. Ảnh: Khánh Trung

  • Bé Huyền và Khánh có phong bao lì xì ngay từ thời khắc giao thừa tại một gia đình ở Hà Nội.

     

     

  • Tại TP.Biên Hòa, vì trên đường quá chật chội nên nhiều thanh niên lội xuống sông để xem pháo hoa. Ảnh: Như Quỳnh

  • "Em/anh chúc anh/em năm mới với thiệt nhiều niềm vui mới, nhiều may mắn và thành công mới… nhưng “người thương” thì luôn luôn “cũ” thôi nha! Chúc anh/em mở mắt ra luôn gặp những điều vui vẻ, còn nhắm mắt lại thì mơ thấy toàn những giấc mơ đẹp… về tụi mình anh/em nhé", lời chúc hay nhân dịp năm mới cho những ai đang yêu.

  • "Đúng 0h mùng 1 Tết Nguyên đán, pháo hoa đã nổ vang trời Sài Gòn. Hàng chục ngàn người rạng rỡ chào đón năm mới", PV Trường Nguyên cho biết.

  • Đúng 0h. Hàng chục ngàn giàn pháo hoa đã khai hỏa trong tiếng hô hân hoan của người dân ở các tỉnh thành. Tại Hà Nội, người dân từ phía bên kia sông Hồng có thể nghe thấy tiếng pháo râm ran từ hồ Gươm. Phóng viên Thu Hồng cho biết.
  • Mâm cúng Giao thừa tại một gia đình ở Hà Đông, Hà Nội.
  • Lắng nghe ca khúc Phút giao thừa lặng lẽ.


     

  • Tại Hà Nội, nhiều nhà bắt đầu cúng thần linh trước thời điểm giao thừa. Ảnh: Độc giả Thanh Hien Nguyen.

     

  • 23h30, trên nhiều tuyến đường ở Biên Hòa hoa được bán phá giá thu hút nhiều người mua. Ảnh: Như Quỳnh

  • Lái tàu Đinh Đức Quy sẽ lái chuyến tàu cuối cùng rời ga Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh.

  • Những chỗ có thể ngồi bên Hồ Gươm đều đã được giành hết. Ảnh: Thu Hồng.
  • 5h sáng mai, chiến sĩ tên Cường này sẽ có mặt tại Vinh để đón Tết cùng gia đình, anh vừa kịp ra ga bắt chuyến tàu SE3 sau giờ trực. Ảnh: Hoàng Anh.

     

     

  • Cảnh sát cơ động Hà Nội ra quân làm nhiệm vụ trong đêm Giao thừa. Ảnh: Tuấn Mark.

  • Tại Đà Nẵng, PV V.Hải cho biết thời tiết lúc 23h20 vào khoảng 17-20 độ C, trời hơi se lạnh, rất thuận tiện để mọi người ra đường đón giao thừa. Hiện nay, khu vực đường Bạch Đằng đã chật kín người.

  • Pháo hoa ở Long Xuyên lúc 22h. Ảnh: Độc giả Nhật Trường.

  • Đội bán muối đã sẵn sàng "làm ăn" đầu năm bên Hồ Gươm, Hà Nội. Phóng viên Thu Hồng cho biết.
  • Đêm Giao thừa ấm áp. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn trung ương, đêm Giao thừa năm nay, tại hầu hết các khu vực trong cả nước đều có thời tiết đẹp, không quá lạnh, không có mưa. Trong và sau dịp tết Tết Giáp Ngọ, các tỉnh miền Bắc vẫn ấm áp, các tỉnh miền Trung và miền Nam phổ biến không mưa, ngày trời nắng và nền nhiệt độ khá cao.

  • Năm nay TP.Biên Hòa bắn pháo hoa ở cầu Hóa An (P.Bửu Long). Nhiều quán cà phê ven bờ sông Đồng Nai trở thành địa điểm lý tưởng coi pháo hoa của giới trẻ. Ảnh: Như Quỳnh

  • 23h đêm 30 Tết, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng bất ngờ đến Ga Hà Nội tiễn đoàn tàu SE 3 hành trình Hà Nội – TP.HCM. Đây là chuyến tàu sẽ đón Giao thừa khoảng 1h sau khi khởi hành, ở địa phận Hà Nam. Theo Tiền Phong.

     

  • Tại sân bay quốc nội Tân Sơn Nhất, chỉ còn chưa đến 1 giờ nữa là giao thừa nhưng vẫn còn nhiều hành khách vạ vật, nằm ngủ chờ đến 5h sáng mùng 1 Tết để bay về Hà Nội. Ảnh: Khánh Trung

  • Pháo hoa ở Long Xuyên đã khai hỏa từ 22h. Ảnh: Độc giả Nhật Trường.

  • 23h05, không khí đón giao thừa ở TP.HCM đang rất sôi động, nhộn nhịp. Tại sân khấu nổi kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, các chương trình ca nhạc vẫn đang diễn ra để phục vụ người dân. Xung quanh khu vực này, rất nhiều người dân tìm vị trí tốt nhất xem pháo hoa sẽ được bắn từ đường hầm vượt sông Sài Gòn phía quận 2. Theo: VOV.

     

  • Anh lính trẻ canh dàn pháo bên Hồ Gươm. Pháo hoa ở các miền đã sẵn sàng cho giờ phút đặc biệt. Ảnh: Tuấn Mark.


     

  • Hình ảnh tấp nập từ Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: Tuấn Mark.

  • Các PV Zing.vn cho hay, tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ,... dòng người đổ ra phố mỗi lúc một đông hơn để cùng nhau đợi chờ thời khắc giao mùa thiêng liêng và xem bắn pháo hoa.

  • Hoàn tất bữa cơm cuối cùng trong năm thật nhanh, cả gia đình anh Trần Văn Quang (phố Quán Sứ, Hà Nội) gồm 6 người đã cùng nhau lên hồ Hoàn Kiếm để chờ đợi giây phút chuyển giao giữa hai năm. Chen lấn giữa dòng người, anh chia sẻ: “Đã 5 năm nay, cả gia đình chúng tôi đều lên hồ để đợi xem pháo hoa và chung vui cùng mọi người. Đây là thời khắc để cả nhà có thể sum họp và chia sẻ với nhau, nguyện cầu một năm mới may mắn”. Theo VietnamPlus.

  • Lực lượng cảnh sát giao thông tục trực tại ngã tư đường phố ở Hà Nội trong đêm Giao thừa. Ảnh: VietnamPlus.

     

  • Khác với sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) rất nhộn nhịp lúc 23h đêm giao thừa. Nhiều chuyến ba hạ cánh đưa hàng trăm Kiều bào về quê ăn Tết. Ảnh: Khánh Trung

  • Phóng viên Thu Hồng cho biết, tại khu mua sắm Tràng Tiền Plaza, không khí rất nhộn nhịp. Người đi chơi, xem bắn pháo hoa đêm Giao thừa đang chen nhau tại lối vào trung tâm thương mại này để chụp ảnh.
  • Do quá đông người nên các nhà vệ sinh công cộng ở Sài Gòn bị quá tải, mọi người phải xếp hàng dài chờ đến lượt. Ảnh: Trường Nguyên

  • Tại TP.Biên Hòa, nhiều gia đình đưa con đi cúng chùa trong đêm giao thừa. Ảnh: Như Quỳnh

  • "Năm mới chúc toà soạn Zing.vn một năm đầy phát triển và thăng tiến. Năm mới chúc mọi người thật hạnh phúc, nhiều niềm vui bên mọi người. Mình có câu muốn nói: "Cuộc sống của bạn sẽ không thay đổi cho đến khi bạn thay đổi chính bản thân mình", hãy thay đổi những khiếm khuyết để thành công trong năm mới nha mọi người. Nhảy cao, tiến nhanh như ngựa". Độc giả Trung Nghia chia sẻ từ email ptn***@icloud.com.

  • 22h40, tại PT Huế, người dân đổ dồn về khu vực quảng trường Ngọ Môn Huế để xem chương trình văn hóa nghệ thuật chào năm mới và đón giao thừa Giáp Ngọ. Sân khấu lớn nằm dưới chân Kỳ đài Huế chật kín người xem. Huế không có mưa lạnh nên lượng người ra đường trong đêm 30 Tết đông hơn mọi năm. Khắp mọi ngã đường đều chật kín người qua lại. Theo VOV.

  • Các điểm bắn pháo hoa ở TP.HCM. Đồ họa: Tùy Phong.


  • Nhiều tỉnh miền Tây đã bắn pháo hoa sớm trước Giao thừa. Người dân Bạc Liêu được ngắm pháo hoa từ 23h30, còn ở An Giang, bữa tiệc ánh sáng được bắt đầu từ 21h30.

  • Các điểm bắn pháo hoa Giao thừa tại Hà Nội. Đồ họa: Tùy Phong.

  • Lúc 22h30, những hành khách cuối cùng tại ga Sài Gòn lên tàu SE4 để về các tỉnh miền Trung và Hà Nội. Tàu lăn bánh lúc 23h đêm 30 Tết. Đến chiều mùng 1, tàu mới đến ga cuối cùng. Ảnh: Khánh Trung

  • Tại TP Cần Thơ, thời tiết hôm nay mát mẻ, thích hợp cho người dân vui xuân. Từ tối, dòng người từ khắp nơi trong, ngoài TP Cần Thơ đổ về đường 30/4 đến đại lộ Hòa Bình để chiêm ngưỡng đường đèn nghệ thuật với đủ sắc màu và dừng chân tại Đường hoa nghệ thuật tại giao lộ Đại lộ Hòa Bình và đường Võ Văn Tần. Không chỉ khách trong nước mà nhiều du khách nước ngoài tập trung về công viên tượng đài Bác Hồ khu vực bến Ninh Kiều để vui Tết. Theo VOV.

  • Ở miền Trung, hàng nghìn người đổ về Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP Vinh, Nghệ An để đón giao thừa, xem bắn pháo hoa. Ảnh: Nguyễn Tú.

  • Chiều 30/1 (30 Tết âm lịch) tại đường hoa Nguyễn Huệ, (quận 1, TP.HCM), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã đến tham quan đường hoa và đường sách cùng với hàng ngàn người dân TP.HCM đi du xuân. Theo: Tuổi Trẻ


     

  • Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa.

  • Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa.

  • Giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới - một̀ thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà.

  • Ngay trước thời khắc giao thừa, 20h50 ptối 30/1, trong khi đang làm nhiệm vụ tại chốt trực Cửa Nam, tổ công tác Y8/141 (Công an TP Hà Nội) được đón một vị khách bất ngờ: Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

    Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã đến động viên anh em, chiến sỹ 141 Công an Hà Nội trực đêm 30 Tết. Cùng đi có Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Công an Hà Nội. Theo Người Đưa Tin.

  • Lúc 22h10, tại ga Sài Gòn vẫn còn nhiều hành khách đợi chuyến tàu cuối về quê. Tết này, họ đón giao thừa trên tàu. Ảnh: Khánh Trung

  • 22h đêm 30 Tết, trên đường phố Sài Gòn Vẫn còn người ngồi trên vỉa hè ăn xin. Một thanh niên đi xe SH ghé vào lì xì cho 2 người hành khất trên đường Hai Bà Trưng, quận 1. Ảnh: Khánh Trung

  • Hai giờ trước, không khí tại Quảng trường 10/3 (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã sẵn sàng cho một đêm pháo hoa đầy rực rỡ. Ảnh: Báo Đắk Lắk.

  • 22h, tại tỉnh Đắk Lắk, những tràng pháo hoa muôn màu sắc đã bừng sáng ở 2 địa điểm là Quảng trường huyện Krông Pắk và Quảng trường Buôn Ma Thuột.
  • Tại điểm bắn pháo hoa ở Sài Gòn, nhiều người đã tìm được chỗ đẹp và ngồi đợi đến 12h khuya. Ảnh: Trường Nguyên.

  • "Lúc này, các tuyến đường tại quận 1, TP.HCM như Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Nguyễn Huệ… chật cứng người và xe cộ. Mọi người rất vui và hớn hở trong thời khắc giao giữa năm cũ và mới. Trước khi xem bắn pháo hoa, ai cũng tranh thủ lưu lại những hình ảnh đẹp trên đường hoa Nguyễn Huệ", PV Trường Nguyên cho biết.

  • Hình ảnh hiếm thấy tại sân bay Nội Bài (Hà Nội). Nhà ga không còn một bóng người. Ảnh: Hoàng Thành.
  • Ngày cuối năm, người dân thủ đô đổ xô đi mua xăng dự trữ cho ngày đầu năm mới du xuân. Lợi dụng tình hình đó, một nhóm người xuất hiện tại cây xăng số 1 Hàng Bún (quận Ba Đình, Hà Nội) để dùng can mua xăng tại trạm xăng để bán lại cho những khách hàng vội vàng, không có thời gian xếp hàng vì quá tải. Phóng viên Nguyễn Hoàn cho biết.

     

  • Tại Quảng Nam, lúc 21h đêm Giao thừa, hàng ngàn bạn trẻ xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Duy Châu. Ảnh: Văn Nguyễn

  • Thời điểm này, không khí sum họp hiện hữu trong phần lớn các gia đình ở Việt Nam, nơi bữa cơm tất niên truyền thống vừa được diễn ra.

    Người Hà Nội sum họp trong bữa cơm tất niên

    Chuẩn bị cho thời khắc chia tay năm cũ, vợ chồng anh Hùng, chị Thủy ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã mời anh chị em họ hàng đến cùng chung tay nấu cỗ để dâng lên ban thờ thắp hương.

     
  • Lúc này, ở sân bay Nội Bài, những hành khách cuối cùng từ Singapore đã về đến nơi, hối hả về nhà để đón khoảnh khắc đặc biệt nhất năm.

    Những sinh viên trên chuyến bay cuối cùng về Việt Nam ăn Tết

    Tối nay, những sinh viên cuối cùng bay từ Singapore đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Họ được gặp người thân trước thời khắc giao thừa xuân Giáp Ngọ chỉ vài giờ đồng hồ.

  • Đoạn đường từ đại lộ Võ Văn Kiệt ra đường Tôn Đức Thăngs bị phong tỏa để không gian cho người dân xem pháo hoa.

     

  • Còn gần 3 giờ nữa mới đến giao thừa và thời điểm bắn pháo hoa nhưng hàng chục ngàn người Sài Gòn đã đổ về trung tâm quận 1.

  • Người dân tranh thủ đi tham quan đường hoa Nguyễn Huệ trước khi chọn chỗ ưng ý xem bắn pháo hoa.

  • Một em bé làm dáng để ba mẹ chụp ảnh vào lúc 7h tối 30 Tết.

  • Em bé cười tươi khi được ba cõng trên vai đi xem đường hoa.

  • Một sân khấu nổi rất đẹp trên kênh Tàu Hủ.

     



************************

Ảnh kỳ quặc của những chiếc xe gặp nạn

Những kiểu xe gặp nạn độc nhất vô nhị khắp thế giới.

Ô tô làm xiếc.
Thuyền lên bờ.
Xe tập bay.
Làm sao đỗ được như vậy?
Xe sang thành xe nát.
Cái tội không nhìn đường.
Vào cửa hàng kiểu này cho nhanh.


***********************


Tháp đá tuyệt đẹp tại mũi Downpatrick, Ai-len


Đứng tại mũi Downpatrick, người ta có thể quan sát tháp đá Dun Briste tuyệt đẹp bị cắt lìa khỏi đại lục từ kỷ Cacbon

.

Nằm gần bờ biển Ireland, cách ngôi làng phía Bắc Ballycastle của quận Mayo khoảng 5km, mũi đất nhô cao nổi bật giữa biển khơi được gọi là mũi Downpatrick. Khi đứng tại mũi đất này, bạn không chỉ quan sát tháp đá Dun Briste nhiều màu sắc, cao 126m trên mực nước biển mà còn ngắm quang cảnh tuyệt đẹp của Đại Tây Dương (hướng tầm mắt đến những chiếc sừng hươu của vịnh Broadhaven - một nhóm gồm 5 hòn đảo đá nhỏ nằm ở phía Tây và cả những vách đá cao dọc theo bờ biển).
Mũi Downpatrick có nguồn gốc từ tên vị Thánh Patrick. Chính Ngài là người đã thành lập nhà thờ tại mũi trong một thời gian dài trước đó. Ngày nay, tàn tích của nhà thờ cùng một cây thánh giá bằng đá và một giếng nước thánh nằm tại đỉnh của mũi Downpatrick vẫn có thể nhìn thấy. 
Mũi Downpatrick từng là một điểm đến hành hương nổi tiếng ở Ireland và ngày nay vẫn còn những đám đông tụ họp tại mũi vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 7, được gọi là ngày chủ nhật Garland.  Người ta đến để dự lễ mi-xa tại địa điểm thiêng liêng này.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, người ta đã xây dựng một ngôi nhà quan sát để bảo vệ bờ biển tại mũi. Ngày nay ngôi nhà này được nhiều loài chim biển sử dụng như trạm dừng chân, khám xét những vách đá cao gần đó trước khi chúng tìm nơi trú ngụ.
Bị cắt lìa khỏi đất liền và nằm cách bờ biển khoảng 80m là một núi đá cao ấn tượng được gọi là “Dun Briste” hay “Pháo đài bị vỡ". Núi đá cao ngoài biển khơi này đã tách ra khỏi lục địa trong năm 1393 và đây được cho là kết quả mà biển cả tạo ra. Vào thời điểm xảy ra việc tách rời đó, có nhiều người sống trên tháp đá. Họ đã được những con tàu cá qua lại giải cứu bằng dây thừng.
Tháp đá cao này rất đẹp, nếu đứng từ mũi Downpatrick quan sát có thể nhìn thấy lớp địa tầng đá nhiều màu sắc xếp chồng lên nhau.
Những vách đá trong khu vực bao gồm cả núi đá Dun Briste được hình thành trong giai đoạn kỷ Cacbon, một thuật ngữ địa chất được dùng cho khoảng thời gian cách đây 350 triệu năm, khi nhiệt độ nước biển xung quanh Ireland cao hơn nhiều so với ngày nay.
Tuy nhiên trong văn hóa dân gian địa phương của Ireland có một câu chuyện kể về sự hình thành đá khác. Truyền thuyết kể lại rằng từng có một thủ lĩnh ngoại giáo sống tại mũi đất đã lâu mà không muốn chuyển đi bất cứ đâu, nên thánh Patrick khuyên ông cải đạo theo Thiên chúa giáo nhưng ông từ chối. Điều này khiến thánh Patrick giận, ngài đập cây gậy phép của mình xuống đất khiến cho một đoạn của mũi đất nơi vị thủ lĩnh này sống nứt ra và đi vào đại dương. Mũi đất bị nứt ra đó là tháp đá Dun Briste hiện nay.
Mũi Downpatrick là nơi được nhiều người thường xuyên viếng thăm mỗi năm. Họ đến đây chủ yếu để ngắm chim, quan sát và ghi nhận màu sắc cũng như những dạng đá khác nhau tại những vị trí trên mặt tầng tháp đá khi chúng chuyển đổi theo mùa. Trong tháng 5 và đầu tháng 6, mũi chính là vùng đất màu mỡ của loài cây thạch thung dung phát triển, chúng đơm hoa phô sắc hồng tươi rực rỡ trên đại dương.


********************************

Vỉa hè lát đá ngoạn mục ở hòn đảo Tasmania, Australia

Bờ đá tại hòn đảo Tasmania được thiên nhiên đẽo gọt tựa như một vỉa hè lát đá tuyệt đẹp chạy dài ra biển.

Eo đất hẹp nối bán đảo Tasman với đất liền Tasmania (Australia) được bao phủ bởi địa hình đẹp, gồ ghề và một số cấu trúc đá có sự hình thành địa chất bất thường, trong đó có một hiện tượng xói mòn đặc biệt được gọi là “Vỉa hè lát đá”.
Nét đặc trưng hiếm có này xảy ra trên diện tích đá bằng phẳng ở eo đất hẹp Eaglehawk Neck, khi trông vào rất giống nhân tạo, nhưng trên thực tế vỉa hè lát đá được hình thành bởi những nguyên nhân tự nhiên.
Sở dĩ người ta gọi "Vỉa hè lát đá" là vì những tảng đá ở đây đã bị đứt gãy, tạo thành các khối đa giác xuất hiện đá lát hay gạch lát giống như người ta lót ở vỉa hè.
Độ bằng phẳng của mặt đá này khiến người ta nghĩ do những con sóng mang theo cát, sỏi đến xói mòn hay bởi phản ứng hóa học của nước biển.
Đá hấp thụ nước biển trong thời gian thủy triều dâng cao và trở nên khô khi thủy triều xuống thấp. Trong khi đó những tinh thể muối vẫn bám lại trên mặt đá, tích tụ cao và làm tan rã những tảng đá - một quá trình hình thành những lưu vực nông.
Tại eo đất Eaglehawk Neck có hai loại hình đá được hình thành là dạng lòng chảo và ổ bánh mì.
Dạng lòng chảo là một loạt chỗ lõm thụt xuống trong đá, thường hình thành ngoài rìa bờ biển. Phần đá nằm ngoài rìa này thường xuyên tắm trong những đợt thủy triều dâng cao, và khi thủy triều xuống thấp thì bề mặt đá trở nên khô ráo kèm theo một lớp muối khổng lồ. Do đó, lớp đá ở đây dễ bị xói mòn, tạo ra những chỗ lõm nhiều và nhanh hơn phần đá nằm ở bên trong.
Dạng ổ bánh mì xuất hiện ở phần đá gần với bờ biển. Tại khu vực này, đá được ngâm trong nước biển một thời gian dài hơn so với khu vực đá ở rìa bờ biển. Chính vì vậy mà phần đá ở đây không thể khô ráo, làm hạn chế quá trình kết tinh muối. Thêm vào đó, nước biển mang theo cát bào mòn thường xuyên được đẩy qua các khe nứt làm cho chúng bị xói mòn nhanh hơn so với phần còn lại của khối đá gần bờ biển, để lại một cấu trúc đá giống như ổ bánh mì nhô, phồng ra.


*********************

Một trong những Gallery đẹp nhất của em này


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


************************

Vẻ đẹp ngộp thở của vườn quốc gia Croatia

Vườn quốc gia Plitvice Lakes (Croatia) thuộc dãy núi Dinaric Alps, được thành lập vào năm 1945 với diện tích lên tới 296,85km2.

Đây là địa danh thu hút đông đảo khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới và được UNESCO bảo vệ.

Nơi đây nổi tiếng với những những thác nước, rừng, hồ và hệ động thực vật đa dạng. Đến với Plitvice Lakes, du khách chắc hẳn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Những hồ nước trong xanh màu ngọc đôi khi thay “màu áo” do tác động của ánh sáng mặt trời, khoáng chất và các sinh vật trong nước, hòa với sắc xanh của cỏ cây tạo nên một bức tranh hoàn mỹ.

Du khách có rất nhiều lựa chọn để trải nghiệm thiên nhiên ở Plitvice Lakes: từ đi bộ đường dài, đi xe điện, đạp xe, trượt tuyết, chèo thuyền hay đi trên những cây cầu.

Bạn có thể quan sát được rất nhiều loài động vật quý hiếm bao gồm gấu nâu, chó sói, đại bàng, rùa biển châu Âu, mèo rừng, linh miêu và rất nhiều loài động vật khác.

Với không gian rộng lớn, vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo và đa rạng khiến vườn quốc gia Plitvice Lakes là một trong những những địa điểm tuyệt vời bạn nên đến ít nhất một lần trong đời.

Đi thuyền trên hồ Plitvice.

Công viên Plitvice có rất nhiều hồ và thác nước nhỏ.

Theo Khám Phá



**********************



Món thịt thối có dòi ở Sơn La

Người Khơ Mú để thịt thối, có dòi, rồi họ chế biến món thịt ấy thành món ăn tên là Kính Coong. Với họ, miếng thịt có mùi thối luôn là một hương vị đặc biệt, càng thối càng ngon.

Từ trung tâm thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn, Sơn La) vào đến xã Phiêng Cằm phải mất non nửa ngày đường, vượt gần trăm cây số đường rừng hiểm trở, lầy lội bùn đất.

Vì hiểu được những gian nguy, nhọc nhằn của người miền xuôi để lên được “đặc khu” ở độ cao trên 1.000m, nên người Thái, người Mông và người Khơ Mú ở miền biên viễn này rất quý khách.

Anh Trần Quý, người Kinh, một giáo viên ở thành phố Sơn La cắm bản đã được gần 5 năm, khi nghe tôi hỏi về món thịt thối, anh cười lớn: “Ngon và có hương vị đặc biệt lắm, tớ sẽ dẫn cậu đi xem cho biết”.

Từ trung tâm xã, vượt qua mấy con dốc dài nữa, chúng tôi mới đến được bản Thẳm Hưn. Bản có 20 nóc nhà, toàn bộ đều là người dân tộc Khơ Mú. Cuộc sống nơi đây có cảm giác yên bình như chưa hề có sự tác động của thế giới văn mình bên ngoài.

Đối với người Khơ Mú, miếng thịt thối luôn có hương vị đặc biệt.

Anh Quý dẫn chúng tôi vào một ngôi nhà sàn đơn sơ ở cuối bản. Căn nhà trống hoác, không có đồ vật gì đáng giá ngoài một chiếc tivi cũ kỹ.

Bên bếp lửa cháy rừng rực tỏa hơi ấm ở giữa nhà, hai người phụ nữ đang ngồi sưởi ấm. Thấy khách lạ, họ mỉm cười một cách thân thiện. Quý cho biết đó là chị Quàng Thị Khăm, chủ nhà, và mẹ là bà Cút Thị Ơn. Những người đàn ông trong gia đình đã lên nương rẫy, đến tối muộn mới về.

Phía trên bếp, tôi thấy treo lủng lẳng mấy miếng thịt đã ngả màu thâm tím, lẫn cả bèo nhèo và nội tạng. Tưởng đó là món thịt treo gác bếp như kiểu truyền thống của người Thái, người Mông, nhưng khi tôi lại gần quan sát, thì mùi thum thủm xộc thẳng vào mũi.

Chị Khăm mỉm cười: “Ngửi thối chứ ăn thì tuyệt ngon. Đó là nguyên liệu để nấu món Kính Coong”.

Hiểu theo tiếng Khơ Mú, thì Coong có nghĩa là tổng hợp của hầu hết các loại rau củ quả, ớt, hành tỏi, cà rừng, mắc khén... nấu với thịt thối. Kính có nghĩa là một loại canh thập cẩm. Nôm na, Kính Coong theo cách hiểu của ngôn ngữ phổ thông có nghĩa là canh thịt thối.

Chị Khăm chia sẻ, đấy là món ăn truyền thống từ lâu đời của dân tộc mình, cũng là món không thể thiếu của người Khơ Mú trong những dịp cưới xin, lễ tết.

Đối với họ, miếng thịt có mùi thối luôn là một hương vị đặc biệt, càng thối càng ngon, và những ai ăn quen sẽ nghiện.

Để có thể tạo ra mùi thối, họ treo thịt lên gác bếp hàng tuần, rồi hàng ngày vẩy nước để tạo độ ẩm, thu hút ruồi nhặng bay đến đậu vào làm tổ, mang theo cả vi sinh vật. Họ chỉ treo những phần thịt dễ bị thối nhất như nội tạng, thịt bụng...

Thịt không được tẩm ướp muối, gia vị, và phải treo trong thời gian ít nhất là 10 ngày để xuất hiện mùi thối đặc trưng. Thịt càng thối, càng có nhiều dòi thì món ăn càng ngon.

Để nấu được món Kính Coong, người ta phải đổ nước hầm nát nhừ, rồi cho các loại rau củ quả, thêm một ít bột gạo cho sóng sánh.

Thịt phải treo ít nhất 10 ngày mới tạo được mùi thối.

Tôi đặt câu hỏi đã có trường hợp nào đau bụng hay ngộ độc thức ăn chưa? Chị Khăm mỉm cười cho biết, do được ăn món này từ nhỏ nên chị đã quá quen thuộc với nó, và cũng chưa hề có ai trong bản xảy ra bất cứ sự cố gì.

Xưa kia, sản vật rừng còn nhiều, thì Kính Coong là món ăn phổ biến. Mỗi loại thịt có độ thối nhanh chậm khác nhau, vị thối khác nhau. Họ thường lấy thịt lợn, trâu bò, nai, hoẵng.... để treo lên gác bếp. Thịt chuột được ưa chuộng nhất bởi nó dễ gây mùi thối nhất. Có những trường hợp lên rừng, gặp 1 con vật đã chết lâu, người Khơ Mú vẫn lấy thịt về dùng.

Giờ rừng đã cạn kiệt, thú hoang ít, nên chỉ những gia đình trong bản có điều kiện mới giết lợn giết gà, ủ thối để làm món Kính Coong.

Miếng thịt luôn được vẩy nước để có độ ẩm, thu hút ruồi nhặng bay đến làm tổ.

Những miếng thịt được treo trên bếp lửa nhà chị Khăm đã được 1 tuần và có mùi. Chị bảo sẽ đi hái rau củ và bữa tối sẽ nấu Kính Coong mời chúng tôi ăn.

Anh Quý cười lớn: “Chủ nhà coi chúng ta là khách quý rồi đó nhé. Trong một bữa tiệc tiếp đãi khách quý mà thiếu món này thì coi như chủ nhà có lỗi. Còn nếu khách vì bất kỳ lý do gì mà từ chối không ăn thì cũng coi như đã phụ lòng gia chủ”.

Kính Coong là món ăn được nấu từ hỗn hợp thịt thối và rất nhiều loại rau của quả.

Tuy nhiên, vì công việc, phải về thành phố Sơn La trước khi trời tối, mà cung đường Phiêng Cằm quả là khủng khiếp, nên chúng tôi đành phải khước từ lời mời của gia chủ.

Ra đến thành phố, trò chuyện với một anh bạn cũ chuyên đi công tác tới những vùng sâu xa sát biên giới, anh cho biết đã từng được thưởng thức món này.

“Mùi vị đặc trưng khó tả lắm, những người đã ăn quen thì thấy rất ngon và nhớ mãi, nhưng với khách lạ thì đây lại là món ăn kinh hãi để đời”, anh bạn chia sẻ.

Anh nhớ mãi không quên cái lần đi công tác ở Phiêng Cằm cách đây mấy năm, được thết đãi món Kính Coong. Đang ăn ngon lành thì chợt anh nhìn thấy mấy con dòi trắng nhởn, nổi lềnh phềnh giữa bát canh. Anh sợ hãi đến mức suýt nôn thốc nôn tháo. Đến mấy bữa sau, anh vẫn còn chưa cầm nổi bát cơm.

Theo VTC
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lại



****************************

Tục giỗ người sống ngày cận Tết ở Quảng Bình

Cứ đến cuối năm, người dân ở huyện miền núi Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) dù nghèo khó đến đâu cũng phải có mâm cơm thịnh soạn để “giỗ sống” ông bà, cha mẹ.

Dù sinh sống ở xa nhưng trước đây khi bố mẹ còn sống năm nào cứ đến những ngày giáp Tết, ông Đinh Lương Giáo (Hoàn Lão, Bố Trạch) không quên làm một mâm cơm vượt chặng đường hơn 100km lên quê nhà ở xã Xuân Hoá (Minh Hoá) để dâng lên bậc sinh thành.

Bây giờ bố mẹ ông đã về với tổ tiên ông bà, thì đến lượt những đứa con của ông Giáo, dù đều lấy chồng xa cũng không bao giờ quên mâm cơm này đối với ông. Ông Giáo bảo, đó là một tâp tục đẹp của người dân Minh Hoá.

Anh Đinh Xuân Phòng ở Quy Đạt, huyện Minh Hoá xới cơm cho bố trong bữa cơm “giỗ sống”.

Ông Đinh Thanh Dự, một người chuyên nghiên cứu văn hoá ở huyện Minh Hoá nói: “Đã thành lệ, đã là người dân Minh Hoá thì dù người giàu hay người nghèo, mỗi dịp cuối năm đều phải tự tay làm một bữa cơm bưng đến nhà bố mẹ để tỏ lòng hiếu thảo. Dù ông bà, cha mẹ không đòi hỏi, nhưng bổn phận con cái khi đã có cửa nhà riêng, đã làm chủ được cuộc sống thì không thể bỏ qua lệ này. Nếu không lo nổi bữa cơm tươm tất theo tục “giỗ sống” thì cả làng sẽ chê cười, năm mới lộc tài sẽ chẳng ghé nhà”.

Nói về tục “giỗ sống”, ông Đinh Xuân Niên, một bậc cao niên ở thị trấn Quy Đạt, giải thích: “Bất kể nam hay nữ, khi đã có gia đình phải tuân thủ luật tục này một cách tự giác. Gần đến cuối năm, anh em sẽ họp lại ở nhà con trai trưởng để bàn chuyện bưng cơm cho cha mẹ, ông bà. Mọi người sẽ bàn để các món ăn và ngày bưng cơm không trùng nhau, tổ chức làm sao để cha mẹ được vui lòng. 

Mâm cơm không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng thường là những món mà ông bà, cha mẹ yêu thích. Khi mâm cơm được dâng lên, con cháu lần lượt sẽ nói với ông bà cha mẹ những lời sám hối nếu như trong năm qua mình phạm phải điều gì làm bậc sinh thành buồn lòng. Rồi cả nhà cùng dùng chung bữa cơm thân mật để cầu mong năm mới gia đình đầm ấm, nương rẫy tốt tươi”.

Không biết bữa cơm hiếu nghĩa có từ bao giờ. Theo ông Đinh Thanh Dự, ngày xưa, ở vùng rừng núi Minh Hóa dân cư thưa thớt, nghèo nàn. Có một người lên rừng đặt bẫy đơm thú được con lợn lòi to. Anh đem về chọn những miếng thịt ngon nhất dâng mẹ già ăn với cơm thổi từ lúa rẫy mới. 

Năm sau vào gần dịp Tết Nguyên đán, nhớ lại bữa cơm đầm ấm năm qua, mẹ già bệnh nặng buột miệng thở dài: “Giá mà được ăn một bữa ngon như năm trước thì có nhắm mắt cũng thỏa lòng!”. Vợ anh nghe được đem chuyện kể lại cho chồng. Hai vợ chồng anh thương mẹ, bèn lấy thóc giống còn lại đem giã gạo thổi cơm. 

Anh chồng đi câu cá ngoài suối xa, còn con gà rừng cuối cùng đang đẻ cũng thịt luôn nấu cho mẹ ăn. Lạ thay, mẹ anh dần dần khỏi bệnh và mạnh khỏe trở lại. Năm sau đó, cây lúa trên rẫy lại tốt tươi, mẹ anh lại vui vẻ bên đàn cháu!

Dân làng nói, nhờ có người con hiếu thảo như anh nên được trời đất phù hộ cho dân bản được mùa. Tục ấy từ đó truyền lại đến ngày nay.

Theo Dân Việt
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lạ

***********************

Bãi tắm tiên giữa lòng Hà Nội

Người Hà Nội vốn kín đáo nên khi nói có một bãi tắm tiên giữa lòng Thủ đô thì nhiều người không tin là nó có thật.

Bãi tắm tiên, hay nói theo cách văn hoa là “tắm nude” nằm ngay dưới chân cầu Long Biên, một cây cây cầu đã hơn 100 năm tuổi của Hà Nội. Bãi tắm này có hai khu với số lượng thành viên “tắm tiên” vào mùa hè lên đến hàng trăm người.

“Tiên cảnh” của những gã tắm tiên

Tôi tình cờ biết đến bãi tắm tiên này vì hay đi lang thang ở khu vực bãi giữa dưới chân câu Long Biên. Đó là một không gian rất khác với Hà Nội thường nhật dù chỉ cách Bờ Hồ có chưa đầy 2 cây số.

Không gian ở đây rất khác vì gần Tháp Rùa đến thế mà nó giống như một làng quê có bãi mía, cánh đồng trồng ngô, có những người nông dân ngày ngày trồng tưới, chăm sóc cho thửa ruộng nằm trên bãi bồi do phù sa sông Hồng tạo nên.

Không biết từ bao giờ những bãi tắm tiên này hình thành, chỉ biết rằng số lượng thành viên cứ đông dần lên khi họ có chung một thú vui và sở thích: tắm truồng và ngắm nhìn Hà Nội từ giữa dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa.

Các thành viên câu lạc bộ (CLB) tắm tiên tụ họp theo ca sáng và ca chiều. Vào mùa hè, ca chiều đông đúc hơn trong khi đó mùa đông để tránh rét, CLB tắm tiên lại tụ họp từ 10h sáng - 12h trưa.

Anh Hoàng Anh quả quyết: “Tôi đã tham gia bãi tắm tiên này được gần chục năm nay và hầu như chưa ngày nào nghỉ. Những người ra đây không hẹn nhau, cũng không tụ họp ở những địa điểm khác, không gian khiến chúng tôi quen biết nhau, gặp nhau và giao lưu chỉ nằm duy nhất ở bãi tắm sông Hồng này”.

Các thành viên bãi tắm tiên ở nhiều độ tuổi khác nhau, già có, trẻ có. Cao niên nhất có người đã hơn 70 tuổi, còn trẻ nhất mới chỉ đôi mươi. Nghề nghiệp của họ cũng rất khác nhau, đa phần đều là công chức về hưu.

Ông Nguyễn Văn Bình, nguyên là một thầy giáo của một trường trung học ở Hà Nội - thường được “cư dân” tắm tiên gọi là “giáo Bình”, bảo: “Điểm chung gần như là duy nhất của hội tắm tiên là tất cả đều yêu thiên nhiên và thích đi… xe đạp, không thích những nơi ồn ào, xô bồ”.

Theo ông “giáo Bình”, bãi tắm tiên ở chân cầu Long Biên không chỉ giúp những người yêu thiên nhiên được hoà mình vào dòng chảy tự nhiên nhất mà còn được ngắm nhìn rất nhiều cảnh đẹp của Hà Nội.

Từ đây, nhìn về phía Nam là cầu Chương Dương, rồi cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì, phóng tầm mắt về phía Bắc có cây cầu Nhật Tân đang sắp đến ngày hợp long. Ngoái lại phía sau là khu phố cổ Hà Nội giờ cũng mọc lên nhiều cao ốc như vẻ đẹp chấm phá trong bức tranh Hà Nội cổ xưa

“Nhiều người nghĩ chúng tôi bệnh hoạn”

Không phải cư dân Hà Nội nào cũng biết về bãi tắm tiên giữa lòng Thủ đô này, mà kể cả có biết không phải ai cũng đủ “dũng cảm” để xuống đây nhập hội.

Trong ánh mắt và ý nghĩ của nhiều người thì những người đàn ông tắm tiên ở đây là dở hơi, bất bình thường, thậm chí bệnh hoạn. Họ nghĩ rằng chỉ nhưng gã trai có vấn đề về giới tính mới thoải mái nude trước mặt nhau, thoải mái khoe cơ thể cho nhau xem và đôi khi họ bàn tán cả về chủ đề “súng ống” của nhau.

Ông “giáo Bình” lúc đầu cũng không hoan nghênh những kẻ lạ mặt như tôi tìm đến hỏi về những câu chuyện xung quanh vì cũng đã có nhiêu dư luận bàn tán không hay về bãi tắm và không gian của họ.

Nhưng sự thật mà tôi phát hiện ra ở bãi tắm tiên này ngược hẳn với những gì dư luận vẫn nghĩ. Họ không những không phải là những người “bệnh hoạn” mà còn là những người nhờ tắm tiên, nhờ sống hoà mình vào thiên nhiên mà đã đầy lùi được bệnh tật.

Không ít những người đàn ông trước khi đến bãi tắm này mang trong mình những căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, huyết áp cao. Nhiều người béo phì, dùng đủ mọi biện pháp ăn kiêng vẫn không thay đổi được tình hình. Tuy nhiên, bãi tắm này như một phép màu đã thay đổi cuộc sống của họ.

“Đó là lý do giải thích tại sao, dù mùa đông lạnh cắt da cắt thịt nhiệt độ Hà Nội chỉ còn 5 độ C bãi tắm này vẫn xôm tụ, ngày lễ, ngày Tết cũng không có gì ngoại lệ”, ông “giáo Bình” chia sẻ.

Ở đây, những người đàn ông mình trần như nhộng, làn da đen nhẻm vì cháy nắng cùng nhau bơi, cùng nhau tập thể dục, có người ngồi thiền, luyện yoga, có người tập chạy dọc bãi sông. Hình như khi được hoà mình vào thiên nhiên, nhiều căn bệnh do thời đại và sinh hoạt tạo nên tan biến.

“Khi tắm truồng cũng là lúc chúng tôi được lắng nghe cơ thể mình”, một người phân tích và nói thêm “vì thế việc tắm tiên mang lại rất nhiều lợi ích về cảm giác và tinh thần chứ không chỉ là thể chất”.

Sau nhiều lần xuống với bãi tắm tiên này trở thành người bạn của các thành viên CLB, chính tôi đã được rủ xuống đây với lý do: “Nếu quan tâm tới bản thân và sức khoẻ của chính mình thì đây là một địa chỉ tuyệt vời. Hai tiếng mỗi ngày đều đặn trong vài tháng bạn sẽ thấy sức khoẻ của mình thay đổi rõ ràng theo chiều hướng tích cực”, nhiều thành viên khuyên tôi như thế.

Họ, trước đây cũng từng đi bơi ở những bể bơi bình dân có, cao cấp có, sang trọng cũng có trong thành phố nhưng rồi tất cả không thể chịu được cảnh bơi trong bể nước tù túng. Có một chi tiết lý thú nữa mà tôi tình cờ phát hiện, hầu hết các thành viên đến bơi ở đây đều đi xe đạp và đặc biệt tất cả đều là dân Hà Nội “gốc” chứ không chỉ có “mác” Hà Nội hay “hộ khẩu” Hà Nội.

Tôi nhớ, nhà văn Nguyễn Việt Hà, tác giả của tập tạp văn “Con trai phố cổ” có một bài viết rất hay nói về bọn con tra sinh ra và lớn lên phố cổ Hà Nội. Anh gọi họ là những “gã cao bồi”. Ở bãi bồi ven sông này hình như cũng có những gã cao bồi mà tôi dám chắc thiếu họ Hà Nội sẽ mất đi nhiều lắm sự thi vị.

Năm nào cũng có “rái cá” chết đuối

Điều duy nhất khiến tôi sợ khi đến bãi tắm này không phải là những người đàn ông mình trần, tất cả cùng nhau sinh hoạt trong không gian của họ như sống ở thời… nguyên thủy mà là việc năm nào ở bãi tắm này cũng có người chết đuối.

Anh Lê Đức Long kể: “Những người đã xuống đây đều là những người bơi giỏi, có một số thành viên còn được gọi là rái cá sông Hồng nhưng vẫn có những tai nạn đáng tiếc”.

Nhìn con nước sông Hồng êm đềm, hiền hoà là vậy nhưng năm nào cũng có người mất mạng trong tay hà bá. Chính vì thế, dù bơi không quần áo nhưng nhiều người vẫn quả quyết, tốt nhất khi đã xuống sông là phải có chiếc phao để đề phòng bất chắc.

Theo Người lao động




********************

Ai ko biết hoa atiso thì vào xem nhé

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


**********************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá Cải Thứ Sáu Ngày 31 -01-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Người Hà Nội vốn kín đáo nên khi nói có một bãi tắm tiên giữa lòng Thủ đô thì nhiều người không tin là nó có thật.

****************************

Sài Gòn ngày đầu năm: Phố vắng tanh, Chùa tấp nập

Một vẻ đẹp lạ lùng hiếm có của thành phố Hồ Chí Minh - thành phố không ngủ - trong ngày đầu tiên của năm mới Giáp Ngọ. Những hình ảnh do độc giả gửi tặng Infonet.

Theo chia sẻ của độc giả Đoàn Minh (TP.HCM), nhịp sống hối hả của thành phố mang tên bác trong ngày đầu năm Giáp Ngọ đã hoàn toàn biến mất và thay vào đó là những con phố vắng hoe với bầu không khí yên tĩnh và trong lành lạ thường.

Điều đặc biệt, tuy là ngày đầu năm nhưng nhịp sống của một số người vẫn không thay đổi. Ở một góc công viên, vẫn còn những cụ già tiếp tục trận cầu lông thường lệ, vẫn có những quán cafe mở cửa đón khách dù đã nửa buổi sáng mà chưa thấy ai ngồi... Một vẻ đẹp thuần khiết đến lạ lùng của Thành phố.

8h sáng, những con đường thường ngày đang tắc nghẽn giờ đây vắng lặng như tờ. 
Duy chỉ có cổng chùa là tấp nập khách đi lễ đầu xuân.
Cổng chợ Bến Thành 
Ngày đầu năm, quán cafe này vẫn tiếp tục mở cửa đón khách.
Trận cầu lông của các cụ vẫn diễn ra như thường lệ dù đây là sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán.
Dường như cả thành phố đang "đi vắng"

Trong khi phố phường vắng lặng thì những ngôi chùa trong lòng thành phố lại bắt đầu đông đúc. Khách thập phương đổ về cầu may mắn cho cả một năm mới. 

Bộ ảnh tại chùa Viên Giác - 193 Bùi Thị Xuân - Tân Bình 

Chắp tay cầu Phật với lòng thành kính.
Khách xin viết sớ đầu xuân tại Chùa.

Đoàn Minh



********************

Lì xì bằng… “chuyện ấy”

Mừng năm mới, không ít cặp đôi kỷ niệm bằng cách “yêu nhau thắm thiết”, thậm chí có cặp thích thú với cuộc yêu kéo dài… 2 năm. Nhưng lại có người kiêng gần gũi bạn đời vì cho rằng động vào cái “của khỉ” ấy vào đầu năm mới sẽ dông cả năm.


Các chuyên gia lại cho rằng, kiêng cữ hay hoạt náo vào năm mới thì cần phải lựa sức khỏe và tâm trạng thì mới đạt được “khắc xuân ngàn vàng”.

Sợ… đen cả năm

Anh Lê Văn Quảng (Nghệ An) được nhiều thầy phán là có “căn đồng”. Anh cũng rất hay đi chùa, đi hầu đồng để cầu may mắn, xin tài lộc. Cuối năm, anh lại càng bận rộn chuyện đi chùa để trả nợ thánh thần, các cô các cậu mà anh đã từng xin lộc. Suốt từ tháng Chạp đến ngoài tháng Giêng, ngoài giờ làm việc, anh đều dành tâm sức cho lễ lạt. Để tâm tịnh, thể xác thanh sạch, anh kiêng rất nhiều thứ mà theo anh, ăn vào sẽ đen đủi như kiêng tỏi, kiêng mắm tôm thịt chó, kiêng thịt vịt, kiêng mực…

Ngay cả đối với chuyện vợ chồng, anh Quảng cũng kiêng từ rằm tháng Chạp qua rằm tháng Giêng. Anh ngủ riêng, việc đụng chạm vợ cũng hạn chế đến mức tối đa. Chị Bích – vợ anh Quảng bức xúc: “Cứ sát ngày Tết, khi vợ chồng người ta sum vầy, vui vẻ, thắm thiết với nhau thì tôi lại cảm thấy cô đơn. Anh ấy không gần gũi với vợ, kiêng luôn cả việc chạm vào vợ. Anh ấy luôn nói chạm vào tôi thì sẽ đen đủi cả năm, đàn bà rách việc, bẩn thỉu. Tôi có cảm giác, tôi giống như một thứ gì đó đáng kinh tởm khiến chồng phải xa lánh vậy. Làm gì có Thần thánh, Phật pháp gì lại bắt vợ chồng không được yêu thương lẫn nhau”.

chuyện ấy, vợ chồng, đầu năm, kiêng

 
Một trong những điều khiến chị đau lòng hơn nữa là ngay cả chuyện vợ chồng, anh cũng tỏ ra dè dặt. Yêu vợ thì được nhưng anh Quảng nhất định không bao giờ chủ động “cởi” mà luôn giục vợ tự động trút xiêm y, còn anh chỉ “ăn sẵn”. Theo anh, chạm vào mấy cái đồ đàn bà ấy cũng đen, không làm được việc gì ra hồn… Tuy nhiên, nếu chị Bích không chiều thì anh Quảng cũng nổi đóa, la mắng vợ “có thằng nào nên chán chồng”. “Anh ấy có học thức nhưng không hiểu sao lại có suy nghĩ kì cục và ngớ ngẩn như vậy. Tôi cố gắng chịu đựng vì hai đứa con. Nhưng nỗi cô đơn ngày càng lớn dần trong tôi, không chỉ giết chết tình yêu mà sự tin tưởng, kính trọng chồng cũng chẳng còn” – chị Bích chia sẻ.

chuyện ấy, vợ chồng, đầu năm, kiêng

Nhiều cặp vợ chồng phải quyết làm chuyện ấy lúc giao thừa (ảnh minh họa)

Năm nào, chị Lê Thu Hồng (Đống Đa, Hà Nội) cũng được chồng “mừng tuổi” bằng chuyện ấy. Theo anh Minh – chồng chị, vào khoảng khắc giao thừa, khi tinh khí đất trời giao hòa thì chuyện âm dương cũng vô cùng mỹ mãn. Vì thế, đến phút gần giao thừa, anh Minh lại kéo tụt vợ vào buồng, tranh thủ “đón năm mới”. Anh Minh cũng rất thú vị với “cuộc yêu kéo dài 2 năm của mình”, như thể đó là cách để khoe sức mạnh đàn ông.

Có nhiều phen, chị Hồng xấu hổ vì đang mải cùng mẹ chồng bày lễ ngoài ban công để cúng tổ tiên, ông bà, nhưng chồng chị nhất định không chịu “bỏ qua” một lần. Thậm chí, anh Minh còn lấy lý do đau bụng, đau đầu, cần vợ vào buồng để lấy thuốc cho uống. Mẹ chồng thấy con trai nhăn nhó, cuống quýt, tưởng thật, cũng hối thúc con dâu đi lo cho con trai. Không để ý thấy con dâu mặt đỏ tới tận chân tóc.

“Nào tôi có thấy sung sướng, vui vẻ gì. Mẹ chồng thì đang bận rộn cúng lễ. Bố chồng lo rót rượu, chuẩn bị phong bì lì xì để đợi con cháu cùng nâng li, mừng năm mới. Còn hai vợ chồng thì lại hì hụi làm chuyện ấy trong phòng. Việc hành sự cũng sấp ngửa vì sợ cha mẹ gọi, lại trong tâm trạng căng thẳng, nóng lòng, tôi chỉ cố chiều chồng cho xong. Chưa kể cả ngày lo cơm nước, đi chùa, cơ thể cũng đã mỏi rã rời” – chị Hồng nhăn nhó. Không những thế, chồng chị Hồng thường yêu vợ trong tình trạng uống rượu đã ngà ngà say, mùi rượu nồng nặc, hành xử thô lỗ, càng khiến chị chán ngán.

Nhưng năm vừa rồi, anh Minh hút chết vì “quà mừng tuổi” của mình. Để tăng thêm hưng phấn, với quyết tâm tặng vợ “món quà to”, như “đại bác mừng năm mới”, anh Minh đã uống mấy cốc rượu thuốc ngâm cá ngựa, dâm dương hoắc, vốn được mệnh danh là rượu “ông uống bà khen”.

Chưa đến giờ G mà anh Minh đã đi lại bồn chồn, chỉ muốn kéo vợ về phòng. Tuy nhiên, đang giữa cuộc vui, ti vi bắt đầu bắn pháo hoa thì anh Minh bỗng dưng lạnh người, gần như xỉu trên người vợ. Vốn cũng được mẹ truyền cho ít kinh nghiệm, chị Hồng bình tĩnh cắn mạnh vào những đầu ngón tay của chồng để giúp anh tỉnh lại. Sau đó, chị phải kêu người nhà đi pha nước gừng cho chồng uống và đưa đi cấp cứu. Tết mất vui, còn chị Hồng cũng xấu hổ với bố mẹ chồng.

Lựa cơm gắp mắm

chuyện ấy, vợ chồng, đầu năm, kiêng

 
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, tình trạng đàn ông đang “quan hệ” bỗng dưng lạnh ngắt tay chân, mồ hôi đầm đìa, gần như ngất xỉu là do nam giới “làm việc quá sức”, lại nhậu nhẹt, uống rượu nhiều, sức khỏe suy sụp, dân gian thường gọi là chứng “thượng mã phong”. Các trường hợp nặng có thể gây co quắt chân tay, bất tỉnh, cấm khẩu, nếu không cấp cứu kịp thời có thể mất mạng. Do đó, khi cơ thể mệt mỏi, uống nhiều rượu thì nam giới không nên “cố quá” dễ thành “quá cố”.

Theo TS-bác sĩ Vương Văn Vệ, Giám đốc bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, không hề có tục lệ, nghiên cứu nào nói rằng vợ chồng phải kiêng quan hệ với nhau vào giờ khắc nào trong năm. Tuy nhiên, việc yêu đương phải dựa trên sức khỏe và tâm trạng của cả hai.

Vào năm mới, khi các bà vợ bận rộn, dồn sức lực vào việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cỗ bàn cúng lễ thường mệt mỏi, không có tâm trạng nào để dành cho chuyện yêu đương. Còn các ông chồng thường sa đà vào nhậu nhẹt, sức lực cũng cạn kiệt, vì thế không nên vì mong muốn “mừng tuổi” hay “đón chào năm mới” mà cố gắng yêu cho “xong việc”. Điều đó không đem lại cảm xúc thăng hoa, may mắn mà còn có thể khiến vợ chồng lục đục, xuôi duội cả cảm xúc vì phải cố gắng chiều chuộng lẫn nhau trong khi cơ thể mỏi mệt, tâm trạng không thoải mái.

“Chẳng bà vợ nào lưng đau, vai mỏi sau một ngày cơm nước, dọn dẹp mà lại hứng thú với chuyện giường chiếu cả. Vì thế, các ông chồng cần lựa cơm gắp mắm cho đẹp lòng anh, vui lòng ả” – TS Vệ cho biết.

Trái với nỗi căng thẳng của chị Hồng, chị Dịu (Ba Đình, Hà Nội) lại vui mừng hớn hở khi được chồng đột xuất “mừng tuổi” vào năm mới. Ngay từ khi cưới, anh Hưng- chồng chị thường có thói quen tặng vợ quà vào năm mới. Nhưng năm trước, do bận đi thu nợ, anh Hưng quên béng mua quà tặng vợ. Vì thế, anh lên kế hoạch “mừng tuổi” cho vợ thật bất ngờ. Ngay từ sáng sớm, chị Dịu đã thấy chồng hí hởn, bí bí mật mật về món quà. Nhưng đợi mãi đến gần giao thừa cũng chẳng thấy đâu, chị Dịu đang buồn bực, muốn giận lây chồng.

chuyện ấy, vợ chồng, đầu năm, kiêng


Nhưng sau khi chúc mừng năm mới với bố mẹ, quay về phòng ngủ, chị Dịu sững sờ khi thấy tưng bừng ánh nến và tiếng nhạc du dương. Anh Hưng trong trạng thái của Adam, chỉ “mặc” duy nhất có chiếc nơ đỏ to tướng ở chỗ nhạy cảm. Chồng chị nở nụ cười đầy ẩn í, lao tới bên vợ và thì thào “quà mừng tuổi cho em đấy”. Tim chị Dịu bỗng loạn nhịp và mắt mờ đi trong cảm xúc. Khoảng khắc đầu năm mới đó, vợ chồng chị đã có một đêm xuân ngây ngất, mãnh liệt. Món quà “mừng tuổi” của chồng đã khiến chị Dịu mê mẩn, “đòi” mãi trong nhiều ngày sau đó. Kết quả là món quà mừng tuổi đó, cuối năm, chị Dịu đã sinh một cô gái bụ bẫm, kháu khỉnh.

Vợ vừa mới sinh, vẫn trong thời gian “án binh bất động”, vì thế anh Hưng cảm thấy bí bách, sốt ruột. Nghe bài hát xuân réo rắt, anh Hưng nháy mắt với vợ: “Nhất định năm mới em phải mừng tuổi anh đấy nhé”. Chị Dịu đỏ bừng mặt, thấy yêu chồng phơi phới…

(Theo NLĐO)



************************


Chào xuân Giáp Ngọ


Đúng khoảnh khắc giao thừa, hàng chục nghìn giàn pháo hoa trên cả nước đồng loạt khai hỏa, chào xuân Giáp Ngọ, trong niềm hân hoan của người dân.

Không khí đón Giao thừa Tết Giáp Ngọ

  • Trong khoảnh khắc thiêng liêng tống cựu nghênh tân, đón năm Giáp Ngọ, Zing.vn xin chúc độc giả một năm mới an lành, tràn đầy hạnh phúc!
  • Ảnh: Trường Nguyên

  • Ảnh: Trường Nguyên

  • Những bông pháo rực sáng, hy vọng đây sẽ là dấu hiệu cho một năm mới an lành.
  • Vẻ thích thú trên gương mặt người xem pháo hoa trong thời khắc đón chào năm mới. Ảnh: Hoàng Thành.

     

  • Pháo hoa tại Sài Gòn. Ảnh: Trường Nguyên

  • Chùm hoa ánh sáng ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Thành.
  • Đôi bạn trẻ rạng rỡ xem màn trình diễn pháo hoa bên Hồ Gươm. Ảnh: Hoàng Thành.
  • "Long Xuyên năm nay bắn pháo hoa sớm, nhưng có thể đã bị trục trặc, bắn chỉ khoảng hơn 3 phút", độc giả Minh Duy Nguyen Tri cho biết qua thư điện tử.

     

  • Ảnh: Hoàng Anh.
  • Pháo hoa rạng rỡ từ Hồ Tây, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh.
  • Đúng 0h mùng 1 Tết Giáp Ngọ, tại bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) một bé trai kháu khỉnh đã chào đời trong niềm vui vô bờ của cha mẹ và người thân. Ảnh: Khánh Trung

  • Bé Huyền và Khánh có phong bao lì xì ngay từ thời khắc giao thừa tại một gia đình ở Hà Nội.

     

     

  • Tại TP.Biên Hòa, vì trên đường quá chật chội nên nhiều thanh niên lội xuống sông để xem pháo hoa. Ảnh: Như Quỳnh

  • "Em/anh chúc anh/em năm mới với thiệt nhiều niềm vui mới, nhiều may mắn và thành công mới… nhưng “người thương” thì luôn luôn “cũ” thôi nha! Chúc anh/em mở mắt ra luôn gặp những điều vui vẻ, còn nhắm mắt lại thì mơ thấy toàn những giấc mơ đẹp… về tụi mình anh/em nhé", lời chúc hay nhân dịp năm mới cho những ai đang yêu.

  • "Đúng 0h mùng 1 Tết Nguyên đán, pháo hoa đã nổ vang trời Sài Gòn. Hàng chục ngàn người rạng rỡ chào đón năm mới", PV Trường Nguyên cho biết.

  • Đúng 0h. Hàng chục ngàn giàn pháo hoa đã khai hỏa trong tiếng hô hân hoan của người dân ở các tỉnh thành. Tại Hà Nội, người dân từ phía bên kia sông Hồng có thể nghe thấy tiếng pháo râm ran từ hồ Gươm. Phóng viên Thu Hồng cho biết.
  • Mâm cúng Giao thừa tại một gia đình ở Hà Đông, Hà Nội.
  • Lắng nghe ca khúc Phút giao thừa lặng lẽ.


     

  • Tại Hà Nội, nhiều nhà bắt đầu cúng thần linh trước thời điểm giao thừa. Ảnh: Độc giả Thanh Hien Nguyen.

     

  • 23h30, trên nhiều tuyến đường ở Biên Hòa hoa được bán phá giá thu hút nhiều người mua. Ảnh: Như Quỳnh

  • Lái tàu Đinh Đức Quy sẽ lái chuyến tàu cuối cùng rời ga Hà Nội. Ảnh: Hoàng Anh.

  • Những chỗ có thể ngồi bên Hồ Gươm đều đã được giành hết. Ảnh: Thu Hồng.
  • 5h sáng mai, chiến sĩ tên Cường này sẽ có mặt tại Vinh để đón Tết cùng gia đình, anh vừa kịp ra ga bắt chuyến tàu SE3 sau giờ trực. Ảnh: Hoàng Anh.

     

     

  • Cảnh sát cơ động Hà Nội ra quân làm nhiệm vụ trong đêm Giao thừa. Ảnh: Tuấn Mark.

  • Tại Đà Nẵng, PV V.Hải cho biết thời tiết lúc 23h20 vào khoảng 17-20 độ C, trời hơi se lạnh, rất thuận tiện để mọi người ra đường đón giao thừa. Hiện nay, khu vực đường Bạch Đằng đã chật kín người.

  • Pháo hoa ở Long Xuyên lúc 22h. Ảnh: Độc giả Nhật Trường.

  • Đội bán muối đã sẵn sàng "làm ăn" đầu năm bên Hồ Gươm, Hà Nội. Phóng viên Thu Hồng cho biết.
  • Đêm Giao thừa ấm áp. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn trung ương, đêm Giao thừa năm nay, tại hầu hết các khu vực trong cả nước đều có thời tiết đẹp, không quá lạnh, không có mưa. Trong và sau dịp tết Tết Giáp Ngọ, các tỉnh miền Bắc vẫn ấm áp, các tỉnh miền Trung và miền Nam phổ biến không mưa, ngày trời nắng và nền nhiệt độ khá cao.

  • Năm nay TP.Biên Hòa bắn pháo hoa ở cầu Hóa An (P.Bửu Long). Nhiều quán cà phê ven bờ sông Đồng Nai trở thành địa điểm lý tưởng coi pháo hoa của giới trẻ. Ảnh: Như Quỳnh

  • 23h đêm 30 Tết, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng bất ngờ đến Ga Hà Nội tiễn đoàn tàu SE 3 hành trình Hà Nội – TP.HCM. Đây là chuyến tàu sẽ đón Giao thừa khoảng 1h sau khi khởi hành, ở địa phận Hà Nam. Theo Tiền Phong.

     

  • Tại sân bay quốc nội Tân Sơn Nhất, chỉ còn chưa đến 1 giờ nữa là giao thừa nhưng vẫn còn nhiều hành khách vạ vật, nằm ngủ chờ đến 5h sáng mùng 1 Tết để bay về Hà Nội. Ảnh: Khánh Trung

  • Pháo hoa ở Long Xuyên đã khai hỏa từ 22h. Ảnh: Độc giả Nhật Trường.

  • 23h05, không khí đón giao thừa ở TP.HCM đang rất sôi động, nhộn nhịp. Tại sân khấu nổi kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, các chương trình ca nhạc vẫn đang diễn ra để phục vụ người dân. Xung quanh khu vực này, rất nhiều người dân tìm vị trí tốt nhất xem pháo hoa sẽ được bắn từ đường hầm vượt sông Sài Gòn phía quận 2. Theo: VOV.

     

  • Anh lính trẻ canh dàn pháo bên Hồ Gươm. Pháo hoa ở các miền đã sẵn sàng cho giờ phút đặc biệt. Ảnh: Tuấn Mark.


     

  • Hình ảnh tấp nập từ Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: Tuấn Mark.

  • Các PV Zing.vn cho hay, tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ,... dòng người đổ ra phố mỗi lúc một đông hơn để cùng nhau đợi chờ thời khắc giao mùa thiêng liêng và xem bắn pháo hoa.

  • Hoàn tất bữa cơm cuối cùng trong năm thật nhanh, cả gia đình anh Trần Văn Quang (phố Quán Sứ, Hà Nội) gồm 6 người đã cùng nhau lên hồ Hoàn Kiếm để chờ đợi giây phút chuyển giao giữa hai năm. Chen lấn giữa dòng người, anh chia sẻ: “Đã 5 năm nay, cả gia đình chúng tôi đều lên hồ để đợi xem pháo hoa và chung vui cùng mọi người. Đây là thời khắc để cả nhà có thể sum họp và chia sẻ với nhau, nguyện cầu một năm mới may mắn”. Theo VietnamPlus.

  • Lực lượng cảnh sát giao thông tục trực tại ngã tư đường phố ở Hà Nội trong đêm Giao thừa. Ảnh: VietnamPlus.

     

  • Khác với sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) rất nhộn nhịp lúc 23h đêm giao thừa. Nhiều chuyến ba hạ cánh đưa hàng trăm Kiều bào về quê ăn Tết. Ảnh: Khánh Trung

  • Phóng viên Thu Hồng cho biết, tại khu mua sắm Tràng Tiền Plaza, không khí rất nhộn nhịp. Người đi chơi, xem bắn pháo hoa đêm Giao thừa đang chen nhau tại lối vào trung tâm thương mại này để chụp ảnh.
  • Do quá đông người nên các nhà vệ sinh công cộng ở Sài Gòn bị quá tải, mọi người phải xếp hàng dài chờ đến lượt. Ảnh: Trường Nguyên

  • Tại TP.Biên Hòa, nhiều gia đình đưa con đi cúng chùa trong đêm giao thừa. Ảnh: Như Quỳnh

  • "Năm mới chúc toà soạn Zing.vn một năm đầy phát triển và thăng tiến. Năm mới chúc mọi người thật hạnh phúc, nhiều niềm vui bên mọi người. Mình có câu muốn nói: "Cuộc sống của bạn sẽ không thay đổi cho đến khi bạn thay đổi chính bản thân mình", hãy thay đổi những khiếm khuyết để thành công trong năm mới nha mọi người. Nhảy cao, tiến nhanh như ngựa". Độc giả Trung Nghia chia sẻ từ email ptn***@icloud.com.

  • 22h40, tại PT Huế, người dân đổ dồn về khu vực quảng trường Ngọ Môn Huế để xem chương trình văn hóa nghệ thuật chào năm mới và đón giao thừa Giáp Ngọ. Sân khấu lớn nằm dưới chân Kỳ đài Huế chật kín người xem. Huế không có mưa lạnh nên lượng người ra đường trong đêm 30 Tết đông hơn mọi năm. Khắp mọi ngã đường đều chật kín người qua lại. Theo VOV.

  • Các điểm bắn pháo hoa ở TP.HCM. Đồ họa: Tùy Phong.


  • Nhiều tỉnh miền Tây đã bắn pháo hoa sớm trước Giao thừa. Người dân Bạc Liêu được ngắm pháo hoa từ 23h30, còn ở An Giang, bữa tiệc ánh sáng được bắt đầu từ 21h30.

  • Các điểm bắn pháo hoa Giao thừa tại Hà Nội. Đồ họa: Tùy Phong.

  • Lúc 22h30, những hành khách cuối cùng tại ga Sài Gòn lên tàu SE4 để về các tỉnh miền Trung và Hà Nội. Tàu lăn bánh lúc 23h đêm 30 Tết. Đến chiều mùng 1, tàu mới đến ga cuối cùng. Ảnh: Khánh Trung

  • Tại TP Cần Thơ, thời tiết hôm nay mát mẻ, thích hợp cho người dân vui xuân. Từ tối, dòng người từ khắp nơi trong, ngoài TP Cần Thơ đổ về đường 30/4 đến đại lộ Hòa Bình để chiêm ngưỡng đường đèn nghệ thuật với đủ sắc màu và dừng chân tại Đường hoa nghệ thuật tại giao lộ Đại lộ Hòa Bình và đường Võ Văn Tần. Không chỉ khách trong nước mà nhiều du khách nước ngoài tập trung về công viên tượng đài Bác Hồ khu vực bến Ninh Kiều để vui Tết. Theo VOV.

  • Ở miền Trung, hàng nghìn người đổ về Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP Vinh, Nghệ An để đón giao thừa, xem bắn pháo hoa. Ảnh: Nguyễn Tú.

  • Chiều 30/1 (30 Tết âm lịch) tại đường hoa Nguyễn Huệ, (quận 1, TP.HCM), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã đến tham quan đường hoa và đường sách cùng với hàng ngàn người dân TP.HCM đi du xuân. Theo: Tuổi Trẻ


     

  • Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa.

  • Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa.

  • Giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới - một̀ thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà.

  • Ngay trước thời khắc giao thừa, 20h50 ptối 30/1, trong khi đang làm nhiệm vụ tại chốt trực Cửa Nam, tổ công tác Y8/141 (Công an TP Hà Nội) được đón một vị khách bất ngờ: Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

    Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã đến động viên anh em, chiến sỹ 141 Công an Hà Nội trực đêm 30 Tết. Cùng đi có Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT Công an Hà Nội. Theo Người Đưa Tin.

  • Lúc 22h10, tại ga Sài Gòn vẫn còn nhiều hành khách đợi chuyến tàu cuối về quê. Tết này, họ đón giao thừa trên tàu. Ảnh: Khánh Trung

  • 22h đêm 30 Tết, trên đường phố Sài Gòn Vẫn còn người ngồi trên vỉa hè ăn xin. Một thanh niên đi xe SH ghé vào lì xì cho 2 người hành khất trên đường Hai Bà Trưng, quận 1. Ảnh: Khánh Trung

  • Hai giờ trước, không khí tại Quảng trường 10/3 (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã sẵn sàng cho một đêm pháo hoa đầy rực rỡ. Ảnh: Báo Đắk Lắk.

  • 22h, tại tỉnh Đắk Lắk, những tràng pháo hoa muôn màu sắc đã bừng sáng ở 2 địa điểm là Quảng trường huyện Krông Pắk và Quảng trường Buôn Ma Thuột.
  • Tại điểm bắn pháo hoa ở Sài Gòn, nhiều người đã tìm được chỗ đẹp và ngồi đợi đến 12h khuya. Ảnh: Trường Nguyên.

  • "Lúc này, các tuyến đường tại quận 1, TP.HCM như Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Nguyễn Huệ… chật cứng người và xe cộ. Mọi người rất vui và hớn hở trong thời khắc giao giữa năm cũ và mới. Trước khi xem bắn pháo hoa, ai cũng tranh thủ lưu lại những hình ảnh đẹp trên đường hoa Nguyễn Huệ", PV Trường Nguyên cho biết.

  • Hình ảnh hiếm thấy tại sân bay Nội Bài (Hà Nội). Nhà ga không còn một bóng người. Ảnh: Hoàng Thành.
  • Ngày cuối năm, người dân thủ đô đổ xô đi mua xăng dự trữ cho ngày đầu năm mới du xuân. Lợi dụng tình hình đó, một nhóm người xuất hiện tại cây xăng số 1 Hàng Bún (quận Ba Đình, Hà Nội) để dùng can mua xăng tại trạm xăng để bán lại cho những khách hàng vội vàng, không có thời gian xếp hàng vì quá tải. Phóng viên Nguyễn Hoàn cho biết.

     

  • Tại Quảng Nam, lúc 21h đêm Giao thừa, hàng ngàn bạn trẻ xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Duy Châu. Ảnh: Văn Nguyễn

  • Thời điểm này, không khí sum họp hiện hữu trong phần lớn các gia đình ở Việt Nam, nơi bữa cơm tất niên truyền thống vừa được diễn ra.

    Người Hà Nội sum họp trong bữa cơm tất niên

    Chuẩn bị cho thời khắc chia tay năm cũ, vợ chồng anh Hùng, chị Thủy ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã mời anh chị em họ hàng đến cùng chung tay nấu cỗ để dâng lên ban thờ thắp hương.

     
  • Lúc này, ở sân bay Nội Bài, những hành khách cuối cùng từ Singapore đã về đến nơi, hối hả về nhà để đón khoảnh khắc đặc biệt nhất năm.

    Những sinh viên trên chuyến bay cuối cùng về Việt Nam ăn Tết

    Tối nay, những sinh viên cuối cùng bay từ Singapore đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Họ được gặp người thân trước thời khắc giao thừa xuân Giáp Ngọ chỉ vài giờ đồng hồ.

  • Đoạn đường từ đại lộ Võ Văn Kiệt ra đường Tôn Đức Thăngs bị phong tỏa để không gian cho người dân xem pháo hoa.

     

  • Còn gần 3 giờ nữa mới đến giao thừa và thời điểm bắn pháo hoa nhưng hàng chục ngàn người Sài Gòn đã đổ về trung tâm quận 1.

  • Người dân tranh thủ đi tham quan đường hoa Nguyễn Huệ trước khi chọn chỗ ưng ý xem bắn pháo hoa.

  • Một em bé làm dáng để ba mẹ chụp ảnh vào lúc 7h tối 30 Tết.

  • Em bé cười tươi khi được ba cõng trên vai đi xem đường hoa.

  • Một sân khấu nổi rất đẹp trên kênh Tàu Hủ.

     



************************

Ảnh kỳ quặc của những chiếc xe gặp nạn

Những kiểu xe gặp nạn độc nhất vô nhị khắp thế giới.

Ô tô làm xiếc.
Thuyền lên bờ.
Xe tập bay.
Làm sao đỗ được như vậy?
Xe sang thành xe nát.
Cái tội không nhìn đường.
Vào cửa hàng kiểu này cho nhanh.


***********************


Tháp đá tuyệt đẹp tại mũi Downpatrick, Ai-len


Đứng tại mũi Downpatrick, người ta có thể quan sát tháp đá Dun Briste tuyệt đẹp bị cắt lìa khỏi đại lục từ kỷ Cacbon

.

Nằm gần bờ biển Ireland, cách ngôi làng phía Bắc Ballycastle của quận Mayo khoảng 5km, mũi đất nhô cao nổi bật giữa biển khơi được gọi là mũi Downpatrick. Khi đứng tại mũi đất này, bạn không chỉ quan sát tháp đá Dun Briste nhiều màu sắc, cao 126m trên mực nước biển mà còn ngắm quang cảnh tuyệt đẹp của Đại Tây Dương (hướng tầm mắt đến những chiếc sừng hươu của vịnh Broadhaven - một nhóm gồm 5 hòn đảo đá nhỏ nằm ở phía Tây và cả những vách đá cao dọc theo bờ biển).
Mũi Downpatrick có nguồn gốc từ tên vị Thánh Patrick. Chính Ngài là người đã thành lập nhà thờ tại mũi trong một thời gian dài trước đó. Ngày nay, tàn tích của nhà thờ cùng một cây thánh giá bằng đá và một giếng nước thánh nằm tại đỉnh của mũi Downpatrick vẫn có thể nhìn thấy. 
Mũi Downpatrick từng là một điểm đến hành hương nổi tiếng ở Ireland và ngày nay vẫn còn những đám đông tụ họp tại mũi vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 7, được gọi là ngày chủ nhật Garland.  Người ta đến để dự lễ mi-xa tại địa điểm thiêng liêng này.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, người ta đã xây dựng một ngôi nhà quan sát để bảo vệ bờ biển tại mũi. Ngày nay ngôi nhà này được nhiều loài chim biển sử dụng như trạm dừng chân, khám xét những vách đá cao gần đó trước khi chúng tìm nơi trú ngụ.
Bị cắt lìa khỏi đất liền và nằm cách bờ biển khoảng 80m là một núi đá cao ấn tượng được gọi là “Dun Briste” hay “Pháo đài bị vỡ". Núi đá cao ngoài biển khơi này đã tách ra khỏi lục địa trong năm 1393 và đây được cho là kết quả mà biển cả tạo ra. Vào thời điểm xảy ra việc tách rời đó, có nhiều người sống trên tháp đá. Họ đã được những con tàu cá qua lại giải cứu bằng dây thừng.
Tháp đá cao này rất đẹp, nếu đứng từ mũi Downpatrick quan sát có thể nhìn thấy lớp địa tầng đá nhiều màu sắc xếp chồng lên nhau.
Những vách đá trong khu vực bao gồm cả núi đá Dun Briste được hình thành trong giai đoạn kỷ Cacbon, một thuật ngữ địa chất được dùng cho khoảng thời gian cách đây 350 triệu năm, khi nhiệt độ nước biển xung quanh Ireland cao hơn nhiều so với ngày nay.
Tuy nhiên trong văn hóa dân gian địa phương của Ireland có một câu chuyện kể về sự hình thành đá khác. Truyền thuyết kể lại rằng từng có một thủ lĩnh ngoại giáo sống tại mũi đất đã lâu mà không muốn chuyển đi bất cứ đâu, nên thánh Patrick khuyên ông cải đạo theo Thiên chúa giáo nhưng ông từ chối. Điều này khiến thánh Patrick giận, ngài đập cây gậy phép của mình xuống đất khiến cho một đoạn của mũi đất nơi vị thủ lĩnh này sống nứt ra và đi vào đại dương. Mũi đất bị nứt ra đó là tháp đá Dun Briste hiện nay.
Mũi Downpatrick là nơi được nhiều người thường xuyên viếng thăm mỗi năm. Họ đến đây chủ yếu để ngắm chim, quan sát và ghi nhận màu sắc cũng như những dạng đá khác nhau tại những vị trí trên mặt tầng tháp đá khi chúng chuyển đổi theo mùa. Trong tháng 5 và đầu tháng 6, mũi chính là vùng đất màu mỡ của loài cây thạch thung dung phát triển, chúng đơm hoa phô sắc hồng tươi rực rỡ trên đại dương.


********************************

Vỉa hè lát đá ngoạn mục ở hòn đảo Tasmania, Australia

Bờ đá tại hòn đảo Tasmania được thiên nhiên đẽo gọt tựa như một vỉa hè lát đá tuyệt đẹp chạy dài ra biển.

Eo đất hẹp nối bán đảo Tasman với đất liền Tasmania (Australia) được bao phủ bởi địa hình đẹp, gồ ghề và một số cấu trúc đá có sự hình thành địa chất bất thường, trong đó có một hiện tượng xói mòn đặc biệt được gọi là “Vỉa hè lát đá”.
Nét đặc trưng hiếm có này xảy ra trên diện tích đá bằng phẳng ở eo đất hẹp Eaglehawk Neck, khi trông vào rất giống nhân tạo, nhưng trên thực tế vỉa hè lát đá được hình thành bởi những nguyên nhân tự nhiên.
Sở dĩ người ta gọi "Vỉa hè lát đá" là vì những tảng đá ở đây đã bị đứt gãy, tạo thành các khối đa giác xuất hiện đá lát hay gạch lát giống như người ta lót ở vỉa hè.
Độ bằng phẳng của mặt đá này khiến người ta nghĩ do những con sóng mang theo cát, sỏi đến xói mòn hay bởi phản ứng hóa học của nước biển.
Đá hấp thụ nước biển trong thời gian thủy triều dâng cao và trở nên khô khi thủy triều xuống thấp. Trong khi đó những tinh thể muối vẫn bám lại trên mặt đá, tích tụ cao và làm tan rã những tảng đá - một quá trình hình thành những lưu vực nông.
Tại eo đất Eaglehawk Neck có hai loại hình đá được hình thành là dạng lòng chảo và ổ bánh mì.
Dạng lòng chảo là một loạt chỗ lõm thụt xuống trong đá, thường hình thành ngoài rìa bờ biển. Phần đá nằm ngoài rìa này thường xuyên tắm trong những đợt thủy triều dâng cao, và khi thủy triều xuống thấp thì bề mặt đá trở nên khô ráo kèm theo một lớp muối khổng lồ. Do đó, lớp đá ở đây dễ bị xói mòn, tạo ra những chỗ lõm nhiều và nhanh hơn phần đá nằm ở bên trong.
Dạng ổ bánh mì xuất hiện ở phần đá gần với bờ biển. Tại khu vực này, đá được ngâm trong nước biển một thời gian dài hơn so với khu vực đá ở rìa bờ biển. Chính vì vậy mà phần đá ở đây không thể khô ráo, làm hạn chế quá trình kết tinh muối. Thêm vào đó, nước biển mang theo cát bào mòn thường xuyên được đẩy qua các khe nứt làm cho chúng bị xói mòn nhanh hơn so với phần còn lại của khối đá gần bờ biển, để lại một cấu trúc đá giống như ổ bánh mì nhô, phồng ra.


*********************

Một trong những Gallery đẹp nhất của em này


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


************************

Vẻ đẹp ngộp thở của vườn quốc gia Croatia

Vườn quốc gia Plitvice Lakes (Croatia) thuộc dãy núi Dinaric Alps, được thành lập vào năm 1945 với diện tích lên tới 296,85km2.

Đây là địa danh thu hút đông đảo khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới và được UNESCO bảo vệ.

Nơi đây nổi tiếng với những những thác nước, rừng, hồ và hệ động thực vật đa dạng. Đến với Plitvice Lakes, du khách chắc hẳn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Những hồ nước trong xanh màu ngọc đôi khi thay “màu áo” do tác động của ánh sáng mặt trời, khoáng chất và các sinh vật trong nước, hòa với sắc xanh của cỏ cây tạo nên một bức tranh hoàn mỹ.

Du khách có rất nhiều lựa chọn để trải nghiệm thiên nhiên ở Plitvice Lakes: từ đi bộ đường dài, đi xe điện, đạp xe, trượt tuyết, chèo thuyền hay đi trên những cây cầu.

Bạn có thể quan sát được rất nhiều loài động vật quý hiếm bao gồm gấu nâu, chó sói, đại bàng, rùa biển châu Âu, mèo rừng, linh miêu và rất nhiều loài động vật khác.

Với không gian rộng lớn, vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo và đa rạng khiến vườn quốc gia Plitvice Lakes là một trong những những địa điểm tuyệt vời bạn nên đến ít nhất một lần trong đời.

Đi thuyền trên hồ Plitvice.

Công viên Plitvice có rất nhiều hồ và thác nước nhỏ.

Theo Khám Phá



**********************



Món thịt thối có dòi ở Sơn La

Người Khơ Mú để thịt thối, có dòi, rồi họ chế biến món thịt ấy thành món ăn tên là Kính Coong. Với họ, miếng thịt có mùi thối luôn là một hương vị đặc biệt, càng thối càng ngon.

Từ trung tâm thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn, Sơn La) vào đến xã Phiêng Cằm phải mất non nửa ngày đường, vượt gần trăm cây số đường rừng hiểm trở, lầy lội bùn đất.

Vì hiểu được những gian nguy, nhọc nhằn của người miền xuôi để lên được “đặc khu” ở độ cao trên 1.000m, nên người Thái, người Mông và người Khơ Mú ở miền biên viễn này rất quý khách.

Anh Trần Quý, người Kinh, một giáo viên ở thành phố Sơn La cắm bản đã được gần 5 năm, khi nghe tôi hỏi về món thịt thối, anh cười lớn: “Ngon và có hương vị đặc biệt lắm, tớ sẽ dẫn cậu đi xem cho biết”.

Từ trung tâm xã, vượt qua mấy con dốc dài nữa, chúng tôi mới đến được bản Thẳm Hưn. Bản có 20 nóc nhà, toàn bộ đều là người dân tộc Khơ Mú. Cuộc sống nơi đây có cảm giác yên bình như chưa hề có sự tác động của thế giới văn mình bên ngoài.

Đối với người Khơ Mú, miếng thịt thối luôn có hương vị đặc biệt.

Anh Quý dẫn chúng tôi vào một ngôi nhà sàn đơn sơ ở cuối bản. Căn nhà trống hoác, không có đồ vật gì đáng giá ngoài một chiếc tivi cũ kỹ.

Bên bếp lửa cháy rừng rực tỏa hơi ấm ở giữa nhà, hai người phụ nữ đang ngồi sưởi ấm. Thấy khách lạ, họ mỉm cười một cách thân thiện. Quý cho biết đó là chị Quàng Thị Khăm, chủ nhà, và mẹ là bà Cút Thị Ơn. Những người đàn ông trong gia đình đã lên nương rẫy, đến tối muộn mới về.

Phía trên bếp, tôi thấy treo lủng lẳng mấy miếng thịt đã ngả màu thâm tím, lẫn cả bèo nhèo và nội tạng. Tưởng đó là món thịt treo gác bếp như kiểu truyền thống của người Thái, người Mông, nhưng khi tôi lại gần quan sát, thì mùi thum thủm xộc thẳng vào mũi.

Chị Khăm mỉm cười: “Ngửi thối chứ ăn thì tuyệt ngon. Đó là nguyên liệu để nấu món Kính Coong”.

Hiểu theo tiếng Khơ Mú, thì Coong có nghĩa là tổng hợp của hầu hết các loại rau củ quả, ớt, hành tỏi, cà rừng, mắc khén... nấu với thịt thối. Kính có nghĩa là một loại canh thập cẩm. Nôm na, Kính Coong theo cách hiểu của ngôn ngữ phổ thông có nghĩa là canh thịt thối.

Chị Khăm chia sẻ, đấy là món ăn truyền thống từ lâu đời của dân tộc mình, cũng là món không thể thiếu của người Khơ Mú trong những dịp cưới xin, lễ tết.

Đối với họ, miếng thịt có mùi thối luôn là một hương vị đặc biệt, càng thối càng ngon, và những ai ăn quen sẽ nghiện.

Để có thể tạo ra mùi thối, họ treo thịt lên gác bếp hàng tuần, rồi hàng ngày vẩy nước để tạo độ ẩm, thu hút ruồi nhặng bay đến đậu vào làm tổ, mang theo cả vi sinh vật. Họ chỉ treo những phần thịt dễ bị thối nhất như nội tạng, thịt bụng...

Thịt không được tẩm ướp muối, gia vị, và phải treo trong thời gian ít nhất là 10 ngày để xuất hiện mùi thối đặc trưng. Thịt càng thối, càng có nhiều dòi thì món ăn càng ngon.

Để nấu được món Kính Coong, người ta phải đổ nước hầm nát nhừ, rồi cho các loại rau củ quả, thêm một ít bột gạo cho sóng sánh.

Thịt phải treo ít nhất 10 ngày mới tạo được mùi thối.

Tôi đặt câu hỏi đã có trường hợp nào đau bụng hay ngộ độc thức ăn chưa? Chị Khăm mỉm cười cho biết, do được ăn món này từ nhỏ nên chị đã quá quen thuộc với nó, và cũng chưa hề có ai trong bản xảy ra bất cứ sự cố gì.

Xưa kia, sản vật rừng còn nhiều, thì Kính Coong là món ăn phổ biến. Mỗi loại thịt có độ thối nhanh chậm khác nhau, vị thối khác nhau. Họ thường lấy thịt lợn, trâu bò, nai, hoẵng.... để treo lên gác bếp. Thịt chuột được ưa chuộng nhất bởi nó dễ gây mùi thối nhất. Có những trường hợp lên rừng, gặp 1 con vật đã chết lâu, người Khơ Mú vẫn lấy thịt về dùng.

Giờ rừng đã cạn kiệt, thú hoang ít, nên chỉ những gia đình trong bản có điều kiện mới giết lợn giết gà, ủ thối để làm món Kính Coong.

Miếng thịt luôn được vẩy nước để có độ ẩm, thu hút ruồi nhặng bay đến làm tổ.

Những miếng thịt được treo trên bếp lửa nhà chị Khăm đã được 1 tuần và có mùi. Chị bảo sẽ đi hái rau củ và bữa tối sẽ nấu Kính Coong mời chúng tôi ăn.

Anh Quý cười lớn: “Chủ nhà coi chúng ta là khách quý rồi đó nhé. Trong một bữa tiệc tiếp đãi khách quý mà thiếu món này thì coi như chủ nhà có lỗi. Còn nếu khách vì bất kỳ lý do gì mà từ chối không ăn thì cũng coi như đã phụ lòng gia chủ”.

Kính Coong là món ăn được nấu từ hỗn hợp thịt thối và rất nhiều loại rau của quả.

Tuy nhiên, vì công việc, phải về thành phố Sơn La trước khi trời tối, mà cung đường Phiêng Cằm quả là khủng khiếp, nên chúng tôi đành phải khước từ lời mời của gia chủ.

Ra đến thành phố, trò chuyện với một anh bạn cũ chuyên đi công tác tới những vùng sâu xa sát biên giới, anh cho biết đã từng được thưởng thức món này.

“Mùi vị đặc trưng khó tả lắm, những người đã ăn quen thì thấy rất ngon và nhớ mãi, nhưng với khách lạ thì đây lại là món ăn kinh hãi để đời”, anh bạn chia sẻ.

Anh nhớ mãi không quên cái lần đi công tác ở Phiêng Cằm cách đây mấy năm, được thết đãi món Kính Coong. Đang ăn ngon lành thì chợt anh nhìn thấy mấy con dòi trắng nhởn, nổi lềnh phềnh giữa bát canh. Anh sợ hãi đến mức suýt nôn thốc nôn tháo. Đến mấy bữa sau, anh vẫn còn chưa cầm nổi bát cơm.

Theo VTC
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lại



****************************

Tục giỗ người sống ngày cận Tết ở Quảng Bình

Cứ đến cuối năm, người dân ở huyện miền núi Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) dù nghèo khó đến đâu cũng phải có mâm cơm thịnh soạn để “giỗ sống” ông bà, cha mẹ.

Dù sinh sống ở xa nhưng trước đây khi bố mẹ còn sống năm nào cứ đến những ngày giáp Tết, ông Đinh Lương Giáo (Hoàn Lão, Bố Trạch) không quên làm một mâm cơm vượt chặng đường hơn 100km lên quê nhà ở xã Xuân Hoá (Minh Hoá) để dâng lên bậc sinh thành.

Bây giờ bố mẹ ông đã về với tổ tiên ông bà, thì đến lượt những đứa con của ông Giáo, dù đều lấy chồng xa cũng không bao giờ quên mâm cơm này đối với ông. Ông Giáo bảo, đó là một tâp tục đẹp của người dân Minh Hoá.

Anh Đinh Xuân Phòng ở Quy Đạt, huyện Minh Hoá xới cơm cho bố trong bữa cơm “giỗ sống”.

Ông Đinh Thanh Dự, một người chuyên nghiên cứu văn hoá ở huyện Minh Hoá nói: “Đã thành lệ, đã là người dân Minh Hoá thì dù người giàu hay người nghèo, mỗi dịp cuối năm đều phải tự tay làm một bữa cơm bưng đến nhà bố mẹ để tỏ lòng hiếu thảo. Dù ông bà, cha mẹ không đòi hỏi, nhưng bổn phận con cái khi đã có cửa nhà riêng, đã làm chủ được cuộc sống thì không thể bỏ qua lệ này. Nếu không lo nổi bữa cơm tươm tất theo tục “giỗ sống” thì cả làng sẽ chê cười, năm mới lộc tài sẽ chẳng ghé nhà”.

Nói về tục “giỗ sống”, ông Đinh Xuân Niên, một bậc cao niên ở thị trấn Quy Đạt, giải thích: “Bất kể nam hay nữ, khi đã có gia đình phải tuân thủ luật tục này một cách tự giác. Gần đến cuối năm, anh em sẽ họp lại ở nhà con trai trưởng để bàn chuyện bưng cơm cho cha mẹ, ông bà. Mọi người sẽ bàn để các món ăn và ngày bưng cơm không trùng nhau, tổ chức làm sao để cha mẹ được vui lòng. 

Mâm cơm không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng thường là những món mà ông bà, cha mẹ yêu thích. Khi mâm cơm được dâng lên, con cháu lần lượt sẽ nói với ông bà cha mẹ những lời sám hối nếu như trong năm qua mình phạm phải điều gì làm bậc sinh thành buồn lòng. Rồi cả nhà cùng dùng chung bữa cơm thân mật để cầu mong năm mới gia đình đầm ấm, nương rẫy tốt tươi”.

Không biết bữa cơm hiếu nghĩa có từ bao giờ. Theo ông Đinh Thanh Dự, ngày xưa, ở vùng rừng núi Minh Hóa dân cư thưa thớt, nghèo nàn. Có một người lên rừng đặt bẫy đơm thú được con lợn lòi to. Anh đem về chọn những miếng thịt ngon nhất dâng mẹ già ăn với cơm thổi từ lúa rẫy mới. 

Năm sau vào gần dịp Tết Nguyên đán, nhớ lại bữa cơm đầm ấm năm qua, mẹ già bệnh nặng buột miệng thở dài: “Giá mà được ăn một bữa ngon như năm trước thì có nhắm mắt cũng thỏa lòng!”. Vợ anh nghe được đem chuyện kể lại cho chồng. Hai vợ chồng anh thương mẹ, bèn lấy thóc giống còn lại đem giã gạo thổi cơm. 

Anh chồng đi câu cá ngoài suối xa, còn con gà rừng cuối cùng đang đẻ cũng thịt luôn nấu cho mẹ ăn. Lạ thay, mẹ anh dần dần khỏi bệnh và mạnh khỏe trở lại. Năm sau đó, cây lúa trên rẫy lại tốt tươi, mẹ anh lại vui vẻ bên đàn cháu!

Dân làng nói, nhờ có người con hiếu thảo như anh nên được trời đất phù hộ cho dân bản được mùa. Tục ấy từ đó truyền lại đến ngày nay.

Theo Dân Việt
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lạ

***********************

Bãi tắm tiên giữa lòng Hà Nội

Người Hà Nội vốn kín đáo nên khi nói có một bãi tắm tiên giữa lòng Thủ đô thì nhiều người không tin là nó có thật.

Bãi tắm tiên, hay nói theo cách văn hoa là “tắm nude” nằm ngay dưới chân cầu Long Biên, một cây cây cầu đã hơn 100 năm tuổi của Hà Nội. Bãi tắm này có hai khu với số lượng thành viên “tắm tiên” vào mùa hè lên đến hàng trăm người.

“Tiên cảnh” của những gã tắm tiên

Tôi tình cờ biết đến bãi tắm tiên này vì hay đi lang thang ở khu vực bãi giữa dưới chân câu Long Biên. Đó là một không gian rất khác với Hà Nội thường nhật dù chỉ cách Bờ Hồ có chưa đầy 2 cây số.

Không gian ở đây rất khác vì gần Tháp Rùa đến thế mà nó giống như một làng quê có bãi mía, cánh đồng trồng ngô, có những người nông dân ngày ngày trồng tưới, chăm sóc cho thửa ruộng nằm trên bãi bồi do phù sa sông Hồng tạo nên.

Không biết từ bao giờ những bãi tắm tiên này hình thành, chỉ biết rằng số lượng thành viên cứ đông dần lên khi họ có chung một thú vui và sở thích: tắm truồng và ngắm nhìn Hà Nội từ giữa dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa.

Các thành viên câu lạc bộ (CLB) tắm tiên tụ họp theo ca sáng và ca chiều. Vào mùa hè, ca chiều đông đúc hơn trong khi đó mùa đông để tránh rét, CLB tắm tiên lại tụ họp từ 10h sáng - 12h trưa.

Anh Hoàng Anh quả quyết: “Tôi đã tham gia bãi tắm tiên này được gần chục năm nay và hầu như chưa ngày nào nghỉ. Những người ra đây không hẹn nhau, cũng không tụ họp ở những địa điểm khác, không gian khiến chúng tôi quen biết nhau, gặp nhau và giao lưu chỉ nằm duy nhất ở bãi tắm sông Hồng này”.

Các thành viên bãi tắm tiên ở nhiều độ tuổi khác nhau, già có, trẻ có. Cao niên nhất có người đã hơn 70 tuổi, còn trẻ nhất mới chỉ đôi mươi. Nghề nghiệp của họ cũng rất khác nhau, đa phần đều là công chức về hưu.

Ông Nguyễn Văn Bình, nguyên là một thầy giáo của một trường trung học ở Hà Nội - thường được “cư dân” tắm tiên gọi là “giáo Bình”, bảo: “Điểm chung gần như là duy nhất của hội tắm tiên là tất cả đều yêu thiên nhiên và thích đi… xe đạp, không thích những nơi ồn ào, xô bồ”.

Theo ông “giáo Bình”, bãi tắm tiên ở chân cầu Long Biên không chỉ giúp những người yêu thiên nhiên được hoà mình vào dòng chảy tự nhiên nhất mà còn được ngắm nhìn rất nhiều cảnh đẹp của Hà Nội.

Từ đây, nhìn về phía Nam là cầu Chương Dương, rồi cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì, phóng tầm mắt về phía Bắc có cây cầu Nhật Tân đang sắp đến ngày hợp long. Ngoái lại phía sau là khu phố cổ Hà Nội giờ cũng mọc lên nhiều cao ốc như vẻ đẹp chấm phá trong bức tranh Hà Nội cổ xưa

“Nhiều người nghĩ chúng tôi bệnh hoạn”

Không phải cư dân Hà Nội nào cũng biết về bãi tắm tiên giữa lòng Thủ đô này, mà kể cả có biết không phải ai cũng đủ “dũng cảm” để xuống đây nhập hội.

Trong ánh mắt và ý nghĩ của nhiều người thì những người đàn ông tắm tiên ở đây là dở hơi, bất bình thường, thậm chí bệnh hoạn. Họ nghĩ rằng chỉ nhưng gã trai có vấn đề về giới tính mới thoải mái nude trước mặt nhau, thoải mái khoe cơ thể cho nhau xem và đôi khi họ bàn tán cả về chủ đề “súng ống” của nhau.

Ông “giáo Bình” lúc đầu cũng không hoan nghênh những kẻ lạ mặt như tôi tìm đến hỏi về những câu chuyện xung quanh vì cũng đã có nhiêu dư luận bàn tán không hay về bãi tắm và không gian của họ.

Nhưng sự thật mà tôi phát hiện ra ở bãi tắm tiên này ngược hẳn với những gì dư luận vẫn nghĩ. Họ không những không phải là những người “bệnh hoạn” mà còn là những người nhờ tắm tiên, nhờ sống hoà mình vào thiên nhiên mà đã đầy lùi được bệnh tật.

Không ít những người đàn ông trước khi đến bãi tắm này mang trong mình những căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, huyết áp cao. Nhiều người béo phì, dùng đủ mọi biện pháp ăn kiêng vẫn không thay đổi được tình hình. Tuy nhiên, bãi tắm này như một phép màu đã thay đổi cuộc sống của họ.

“Đó là lý do giải thích tại sao, dù mùa đông lạnh cắt da cắt thịt nhiệt độ Hà Nội chỉ còn 5 độ C bãi tắm này vẫn xôm tụ, ngày lễ, ngày Tết cũng không có gì ngoại lệ”, ông “giáo Bình” chia sẻ.

Ở đây, những người đàn ông mình trần như nhộng, làn da đen nhẻm vì cháy nắng cùng nhau bơi, cùng nhau tập thể dục, có người ngồi thiền, luyện yoga, có người tập chạy dọc bãi sông. Hình như khi được hoà mình vào thiên nhiên, nhiều căn bệnh do thời đại và sinh hoạt tạo nên tan biến.

“Khi tắm truồng cũng là lúc chúng tôi được lắng nghe cơ thể mình”, một người phân tích và nói thêm “vì thế việc tắm tiên mang lại rất nhiều lợi ích về cảm giác và tinh thần chứ không chỉ là thể chất”.

Sau nhiều lần xuống với bãi tắm tiên này trở thành người bạn của các thành viên CLB, chính tôi đã được rủ xuống đây với lý do: “Nếu quan tâm tới bản thân và sức khoẻ của chính mình thì đây là một địa chỉ tuyệt vời. Hai tiếng mỗi ngày đều đặn trong vài tháng bạn sẽ thấy sức khoẻ của mình thay đổi rõ ràng theo chiều hướng tích cực”, nhiều thành viên khuyên tôi như thế.

Họ, trước đây cũng từng đi bơi ở những bể bơi bình dân có, cao cấp có, sang trọng cũng có trong thành phố nhưng rồi tất cả không thể chịu được cảnh bơi trong bể nước tù túng. Có một chi tiết lý thú nữa mà tôi tình cờ phát hiện, hầu hết các thành viên đến bơi ở đây đều đi xe đạp và đặc biệt tất cả đều là dân Hà Nội “gốc” chứ không chỉ có “mác” Hà Nội hay “hộ khẩu” Hà Nội.

Tôi nhớ, nhà văn Nguyễn Việt Hà, tác giả của tập tạp văn “Con trai phố cổ” có một bài viết rất hay nói về bọn con tra sinh ra và lớn lên phố cổ Hà Nội. Anh gọi họ là những “gã cao bồi”. Ở bãi bồi ven sông này hình như cũng có những gã cao bồi mà tôi dám chắc thiếu họ Hà Nội sẽ mất đi nhiều lắm sự thi vị.

Năm nào cũng có “rái cá” chết đuối

Điều duy nhất khiến tôi sợ khi đến bãi tắm này không phải là những người đàn ông mình trần, tất cả cùng nhau sinh hoạt trong không gian của họ như sống ở thời… nguyên thủy mà là việc năm nào ở bãi tắm này cũng có người chết đuối.

Anh Lê Đức Long kể: “Những người đã xuống đây đều là những người bơi giỏi, có một số thành viên còn được gọi là rái cá sông Hồng nhưng vẫn có những tai nạn đáng tiếc”.

Nhìn con nước sông Hồng êm đềm, hiền hoà là vậy nhưng năm nào cũng có người mất mạng trong tay hà bá. Chính vì thế, dù bơi không quần áo nhưng nhiều người vẫn quả quyết, tốt nhất khi đã xuống sông là phải có chiếc phao để đề phòng bất chắc.

Theo Người lao động




********************

Ai ko biết hoa atiso thì vào xem nhé

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


**********************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm