Loài thằn lằn lớn nhất thế giới có họ gần với khủng long đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng vì mất cân bằng giới tính và điều kiện sống thu hẹp.
**********************
Dân Triều Tiên reo hò xem võ sĩ Mỹ đấu vật
Triều Tiên dường như đang muốn thế giới nhìn họ bằng cặp mắt khác thay cho hình ảnh một "quốc gia bí mật".
 |
Khán giả Triều Tiên thích thú xem màn đấu vật kiểu Mỹ tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters |
Mới đây, các nhà báo quốc tế đã được chính quyền Bình Nhưỡng
đưa đi tham quan Triều Tiên trong một chuyến đi được kiểm soát chặt chẽ.
Dù vậy họ đã được tham dự một giải đấu vật, tham quan câu lạc bộ đồng quê, công viên giải trí và các dự án trọng điểm.
Ngoại giao thể thao
Người
dân ở Triều Tiên có lẽ không quen mắt với hình ảnh một võ sĩ người Mỹ
lực lưỡng cởi trần với chỉ mỗi chiếc quần lửng. Nói đúng hơn, họ chưa
chứng kiến một trận đấu vật chuyên nghiệp trong gần 20 năm qua.
Giờ
đây, trong một cuộc thi kéo dài hai ngày cuối tháng 8 tại Bình Nhưỡng,
các cựu ngôi sao đô vật Mỹ trình diễn các màn đánh đấm đẹp mắt trong sự
reo hò và vỗ tay của khán giả Triều Tiên.
Nhiều khán giả thậm chí
còn dùng điện thoại di động chụp ảnh những gì đang diễn ra. Võ sĩ Jon
Strongman Anderson hét lớn trên võ đài: “Chúng tôi tới đây để làm những
điều to lớn hơn và tốt đẹp hơn”.
Theo CNN, có thể ông
Anderson đang ám chỉ mục đích của chuyến đi đến Bình Nhưỡng lần này, một
sự kiện được coi là “ngoại giao thể thao” do chính trị gia Nhật Antonio
Inoki (xuất thân từ võ sĩ đô vật) tổ chức.
Chuyến đi này cũng
diễn ra trong bối cảnh quan hệ Nhật - Triều đang tan băng sau căng thẳng
về việc công dân Nhật bị bắt cóc những năm 1970, 1980.
Nổi tiếng ở
Mỹ sau trận thắng huyền thoại quyền anh Muhammad Ali năm 1976, ông
Inoki đang thực hiện một sứ mệnh cá nhân nhằm cải thiện quan hệ giữa
Bình Nhưỡng và Tokyo, đặc biệt là giúp giải quyết các căng thẳng quanh
các vụ bắt cóc.
Cũng nhờ sự kiện này, báo giới quốc tế được cho
tham quan nhiều nơi, từ nơi sinh của cựu lãnh đạo Kim Nhật Thành (Kim Il
Sung) cho tới những dự án do lãnh đạo hiện tại Kim Jong Un khởi xướng.
Kể
từ khi lên nắm quyền cuối năm 2011, ông Kim Jong Un đã tìm cách để lại
dấu ấn của mình ở đất nước 25 triệu dân này. Nhà lãnh đạo trẻ đã cho
thực hiện một số dự án riêng, chi bạc triệu vào một bệnh viện nhi đồng
mới, một công viên nước có ống trượt ở Bình Nhưỡng.
Phóng viên CNN đi trong đoàn nhà báo quốc tế cũng đã miêu tả cảm giác ấn tượng về cơ sở hạ tầng ở Bình Nhưỡng.
Cánh cửa giao tiếp
Theo Global Post, những du khách nước ngoài giàu có cũng đang bị đất nước “bí ẩn” Triều Tiên mê hoặc.
Bình
Nhưỡng mới đây đã quảng cáo tour trượt tuyết đầu tiên tại đây sau khi
khai trương một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết hồi đầu năm nay.
Chiến
thuật của Bình Nhưỡng đã có hiệu quả. Mặc dù còn khiêm tốn nhưng số du
khách đến Triều Tiên đang tăng lên. Đặc biệt, số lượt thăm viếng Triều
Tiên của du khách phương Tây cũng bắt đầu nhiều hơn.
“Bao thập kỷ
qua các lệnh cấm vận đã chẳng có tác dụng gì ngoài việc khiến đời sống
người dân ở đây khó khăn hơn. Mở cửa cho du khách là cánh cửa duy nhất
để người Triều Tiên có cái nhìn về thế giới bên ngoài”, một đại diện
Công ty lữ hành Lupine Travel phân tích.
Còn một nhà ngoại giao đã
ngồi trên khán đài xem các trận đấu vật cuối tuần qua nhận định sự kiện
này đem lại cho người dân Triều Tiên một cái nhìn thoáng qua về thế
giới bên ngoài, điều mà họ không thường nhìn thấy.
Những người ủng
hộ trao đổi văn hóa nói những sự giao tiếp phi chính trị kiểu này có
thể giúp cải thiện quan hệ giữa các bên đối địch và giảm sự cô lập của
các xã hội bị coi là đóng cửa. Evans Revere, nguyên là một nhà ngoại
giao Mỹ từng có thời gian dài tiếp xúc với Bình Nhưỡng, nhận định những
sự kiện như cuộc thi đấu vật có thể giúp gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau.
Tuy
nhiên, cũng có ý kiến cho rằng những sự kiện như trên chẳng giúp ích
được gì vì giữa các bên không thật sự có liên lạc chính thức.
Washington Post dẫn
lời chuyên gia về Triều Tiên Adam Cathcart thuộc Đại học Leeds (Anh) ví
von: “Cũng giống như động mạch, nếu không có gì chảy qua, đó không phải
là một đường dẫn thật sự mà chỉ là một vách ngăn yếu ớt. Nếu không có
một cơ chế để tuân theo, nếu người đối thoại của một bên thay đổi, khi
đó bạn buộc phải bắt đầu lại từ mọi giai đoạn và khái niệm về sự tiến bộ
thông qua những cuộc thăm viếng như vậy chỉ là hão huyền”.
**********************
Dòng thác trắng xóa chảy xuyên qua 3 tầng đá
xuống một hang sâu thăm thẳm, tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp mang tên thác
Baatara Gorge.
 |
Kiệt tác này là một trong điểm du lịch hút khách nhất
Lebanon, cách thủ đô Beirut khoảng hai giờ lái xe, xuyên qua những ngọn
đồi, vườn nho, vườn olive bạt ngàn.
|
 |
Nước từ trên núi bào mòn những khối đá vôi có từ thời
tiền sử suốt hàng ngàn năm qua, tạo thành 3 dòng thác cùng chảy xuống
một hang sâu tối tăm bên dưới.
|
 |
Một mảng trời trong xanh với dòng nước trắng lấp lánh - góc chụp tuyệt đẹp từ bên dưới các vòm đá khổng lồ.
|
 |
Du khách tới đây có thể tới gần thác nước 3 tầng kỳ diệu bằng cách leo lên các mỏm đá lớn.
|
 |
Thời điểm tốt nhất để ghé thăm nơi đây là tháng 3 hoặc
tháng 4 hàng năm. Đây là lúc dòng nước chảy từ trên núi xuống mạnh nhất,
do đó, khắc sâu thêm vẻ đẹp kỳ ảo của thác nước 3 tầng.
|
 |
Phía dưới hang động cổ xưa, nơi hội tụ của dòng thác 3 tầng độc đáo.
|
 |
Khung cảnh hoang sơ như thể đã không biến đổi gì từ ngàn năm trước.
|
Theo VTC News
*****************
Hào Anh ngỗ ngược sau 4 năm được cưng chiều
Thương Hào Anh vì tuổi thơ bất hạnh nên mẹ và
cha dượng cưng chiều nhưng đáp lại ơn nuôi dưỡng là hành vi ngỗ ngược,
đuổi đấng sinh thành ra khỏi nhà của cậu.
 |
Hơn 4 năm trước hàng xóm của
chủ trại tôm giống Minh Đức ở xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) báo
tin cho công an với nội dung thường nghe thấy vợ chồng chủ trại là Huỳnh
Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm đánh đập, dùng bàn ủi nóng gí vào người cậu
bé làm công. |
 |
Cuối tháng 4/2010, Công an
huyện Đầm Dơi ập vào trại tôm giống của Giang - Thơm kiểm tra, giải
thoát Hào Anh khi cậu bé chưa đủ 14 tuổi trong tình trạng "thân tàn ma
dại". |
 |
Hào Anh bị chủ trại tôm giống
dùng kềm kẹp môi chảy máu, bẻ gãy nhiều chiếc răng. Ngoài mẹ và ngoại,
cha dượng là ông Nguyễn Xuân Hùng túc trực tại bệnh viện ngày đêm để
chăm sóc nạn nhân. |
 |
Hào Anh sau đó được chuyển lên
Trạm xá Công an tỉnh Cà Mau chăm sóc đặc biệt, có cảnh sát bảo vệ. Cha
em, người bỏ rơi mẹ Hào Anh từ lúc cậu còn ẵm ngữa đã đến thăm con nhưng
Hào Anh không nhận cha. |
 |
Vài tháng sau Hào Anh hồi phục, tăng thêm 10 kg nhưng kết quả giám định sức khỏe bị tổn hại đến trên 66,8%. |
 |
Ngày 29/6/2010, TAND tỉnh Cà
Mau xét xử sơ thẩm, phạt Huỳnh Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm mỗi người 23
năm tù về tội Cố ý gây thương tích và Hành hạ người khác. Hai người làm
công cho vợ chồng này tham gia hành hạ Hào Anh theo lệnh của chủ, mỗi
người bị phạt 18 tháng tù. Trong ảnh: Hào Anh kể tội các bị cáo. |
 |
Phiên tòa thu hút hàng chục
nghìn người đến xem. Khi hội trường Trung tâm Văn hóa Cà Mau không còn
chỗ trống, hàng nghìn người đứng ngoài nắng nghe xử qua loa phóng thanh.
Vợ chồng Giang - Thơm sau đó kháng cáo nhưng Tòa phúc thẩm TAND Tối cao
tại TP.HCM bác kháng cáo. |
 |
Vụ án kết thúc, Hào Anh được
gửi vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau chăm sóc, đi học đến lớp 5
cùng các bạn nhỏ tuổi hơn mình. |
 |
Sau lần Hào Anh trốn trung tâm
để đạp xe về chơi nhà ngoại ở huyện Cái Nước (Cà Mau), mẹ cậu là bà Phạm
Thi Thoa đã xin cho con mình về nhà, hòa nhập cộng đồng. Hai năm trước
Hào Anh đi bốc vác, kiếm tiền giúp mẹ. |
 |
Hàng ngày bà Thơm (trái) chèo
đò thuê kiếm vài chục ngàn đồng nên với số tiền 150 triệu đồng của một
nhà hảo tâm ở Vũng Tàu trao tặng và trên 700 triệu đồng do Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội Cà Mau trao hết cho Hào Anh vào đầu năm 2014
khiến người mẹ rất vui mừng. |
 |
Có nhiều tiền, Hào Anh đã mua
360 m2 đất ở khóm 4, phường 8, TP.Cà Mau cất nhà vào đầu tháng 5/2014
với tổng số tiền hơn nửa tỷ đồng. |
 |
Bốn tháng trước căn nhà hoàn thành, Hào Anh chính thức được ở trong ngôi nhà mới cùng mẹ, cha dượng và 2 em. |
 |
Niềm vui chưa được bao lâu thì
vài ngày trước Công an phường 8, TP.Cà Mau mời Hào Anh về trụ sở lập hồ
sơ xử lý về hành vi Ngược đãi cha mẹ, đuổi đấng sinh thành ra khỏi nhà
vì xin tiền không được. Một cảnh sát cho biết Hào Anh ít nhất ngược đãi
mẹ 2-3 lần và hành vi này bị xử phạt hành chính 200.000 đồng. Theo nhiều
người, Hào Anh có tuổi thơ bất hạnh nên 4 năm qua được gia đình, xã hội
cưng chiều khiến cậu trở nên ngỗ ngược, khó dạy. |
Việt Tường
**********************
Nghệ An: Tộc người ngủ ngồi vẫn sống giữa rừng
Sau 8 năm đề án di dời người Đan Lai ở huyện Con Cuông,
tỉnh Nghệ An ra khỏi rừng sâu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện
phần lớn tộc người này vẫn chưa có nơi an cư
Theo
đề án di chuyển tộc người Đan Lai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
hàng trăm hộ của tộc người này sống tại 2 bản Bùng và Khe Cồn, xã Môn
Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An được di dời đến các khu tái định cư
(TĐC) ở xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông. Thời gian thực hiện đề án từ
năm 2007-2009 nhưng đến năm 2014, chỉ 42 hộ được di dời. Trong khi
trên150 hộ khác còn đang phải sống khốn khổ ở rừng sâu thì nhiều căn nhà
tại khu TĐC lại bị bỏ hoang.
Chưa xây xong khu tái định cư
Khu TĐC số 2 ở bản Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn được khởi công vào tháng 1-2011 để đón nhận 35 hộ tộc người Đan Lai.
Hiện nay, khu TĐC này không một bóng người. Hơn 30 căn nhà sàn 2 tầng
được xây dựng kiên cố bị bỏ hoang. Các hạng mục khác như trường học, nhà
văn hóa, trạm xá, công trình nước sạch, trạm điện… không ai quản lý nên
cây cối, cỏ dại bao trùm.
Khu tái định cư số 2 của tộc người Đan Lai đang bị bỏ hoang
Từ bản Kẻ
Tắt, đi sâu vào rừng khoảng 4 km thì đến bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn - nơi
được quy hoạch khu TĐC số 3, bố trí cho 69 hộ dân Đan Lai ở. Sau nhiều
năm triển khai, hiện khu TĐC này vẫn chỉ là bãi đất trống.
Liên quan đến việc xây dựng khu TĐC cho tộc người Đan Lai ở xã Thạch
Ngàn, theo báo cáo của UBND huyện Con Cuông, đến tháng 8-2014, tổng số
nguồn vốn đã được giải ngân là trên 72 tỉ đồng. Sau 8 năm thực hiện dự
án, chỉ có khu TĐC số 1 ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn được hoàn thành
và đưa vào sử dụng.
Ông Trần Anh Tuấn, Trưởng Ban Quản lý dự án huyện Con Cuông, thừa
nhận: “Dự án bị kéo dài do nhiều nguyên nhân, như thiếu vốn, quy hoạch
ban đầu có nhiều điểm bất hợp lý... Ngoài ra, việc thi công kéo dài
khiến chi phí của công trình đội lên nhiều so với phê duyệt ban đầu”.
Ông Tuấn cho biết khu TĐC số 2 đã dừng thi công do thiếu vốn. Trong
khi đó, với khu TĐC số 3, do địa điểm quy hoạch xây dựng trước đây không
phù hợp nên đang phải tìm địa điểm khác.
Lạc hậu, đói nghèo
Tộc người Đan Lai cư trú chủ yếu ở khu vực thượng nguồn Khe Khặng, xã Môn Sơn. Do họ sống trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Pù Mát
(cách trung tâm huyện 40 km) nên muốn đến nơi này, người ta phải đi bộ
cắt rừng rồi dùng thuyền nhỏ men khe suối mất rất nhiều thời gian.
Ở tách biệt với thế giới bên ngoài nên người Đan Lai có tập tục lạc
hậu, sống đói nghèo quanh năm. Điều đáng báo động nhất là do họ ở biệt
lập trong rừng nên xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết dẫn đến suy
thoái về giống nòi.
Để cứu tộc người Đan Lai, tháng 12-2006, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 280 phê duyệt đề án Bảo tồn và phát
triển tộc người thiểu số Đan Lai sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù
Mát. Tổng kinh phí của dự án là 93,24 tỉ đồng.
Một trong những hợp phần quan trọng nhất của dự án là di chuyển 146
hộ dân tộc người thiểu số Đan Lai lúc đó ở thượng nguồn Khe Khặng đến
nơi ở mới là xã Thạch Ngàn. “Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc nên đến nay,
chúng tôi chỉ mới di chuyển được 42 hộ. 104 hộ khác vẫn chưa thể di
chuyển đến khu TĐC mới” - ông Hoàng Đình Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Con
Cuông, cho biết.
Ngoài 104 hộ dân chậm được di dời ra khỏi rừng thì từ năm 2006 đến
tháng 8-2014, đã có thêm 66 hộ dân mới tách ra ở riêng. Đời sống của họ
rất thiếu thốn, lạc hậu, tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra
phức tạp.
“Khi người Đan Lai tập trung đông trong vùng lõi, họ sẽ săn bắt, hái
lượm, khai thác gỗ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự bảo tồn của Vườn Quốc
gia Pù Mát” - ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát,
lo ngại.
Chạy trốn bạo chúa
Tộc người Đan Lai có nguồn gốc từ người
Kinh, chủ yếu là dòng họ La. Theo tương truyền, dòng họ này vốn ở miền
Hoa Quân (nay thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Bạo chúa Hoa Quân
lúc ấy buộc họ phải tìm cho ra 100 cây nứa bằng vàng, một chiếc thuyền
chèo liền mái, nếu không sẽ thảm sát tất cả. Sợ bị giết hại, cả làng họ
La gồng gánh nhau trốn chạy lên núi. Họ chạy mãi, khi đến thượng nguồn
sông Giăng, huyện Con Cuông, nơi không còn nghe thấy tiếng người, mới
dám dừng chân định cư và hình thành tộc người Đan Lai ngày nay.
Người Đan Lai có tục ngủ ngồi để đề
phòng thú dữ và bạo chúa truy đuổi. Theo một số tài liệu thì hiện tộc
này có khoảng 3.000 người.
Bài và ảnh: Đức Ngọc
***************************
Bò sát thời tiền sử hiện diện giữa biển cả
Cự
đà biển sống ở quần đảo Galapagos, nằm ở phía tây Ecuador, cách đất
liền 1.000 km. Theo các chuyên gia, loài bò sát này hiện diện ở đây từ
thời tiền sử.
 |
Môi trường sống của loài này là khu vực bãi đá, đầm lầy, rừng ngập mặn.
|
 |
Cự đà biển có tên khoa học là Amblyrhynchus cristatus.
|
 |
Chúng được nhà khoa học Bell mô tả đầu tiên vào năm 1825.
|
 |
Con đực có chiều dài cơ thể từ 1,7 – 2 m, nặng 20 kg khi
trưởng thành. Cự đà cái nhỏ hơn một chút. Chúng chỉ dài khoảng từ 0,6 – 1
m và trọng lượng cơ thể chỉ bằng nửa con đực.
|
 |
Chúng là loài gần như vô hại với con người và các sinh vật khác sống trên bãi biển.
|
 |
Món ăn ưa thích của loài này là tảo và rong biển. Chiếc
mũi phẳng và hàm răng sắc nhọn giúp chúng có thể ăn những mảng tảo bám
chặt vào đá.
|
 |
Không chỉ sống trên cạn như cự đà đất mà cự đà biển bơi
lội rất cừ khôi. Chúng có thể lặn sâu 9 – 10 m, với thời gian 30 phút để
tìm kiếm thức ăn.
|
 |
Cự đà biển bới một cái hố sâu
xuống lòng đất và đẻ trứng vào đó. Trong thời gian ấp trứng, cự đà đực
luôn thường trực để bảo vệ “vợ con” trước những kẻ thù bên ngoài.
|
 |
Cự đà biển là loài dễ tổn thương. Loài vật này đã được công ước CITES và luật pháp của Ecuador bảo vệ. |
******************
6 nhà hàng độc đáo nhất châu Phi
Du khách sẽ có
những trải nghiệm mới lạ như vừa ăn vừa ngắm cá mập, thưởng thức bữa tối
trong hang động cổ xưa... khi đến với các nhà hàng độc đáo ở châu Phi.
1. The Rock - Zanzibar, Tanzania
Nằm trên một tảng đá ở ngoài khơi phía đông nam của bờ biển Zanzibar,
The Rock là một nhà hàng nổi tiếng vì có những thực phẩm tươi sống và
quang cảnh yên bình.
Nhà hàng có công suất phục vụ tới 12 bàn ăn. Đây còn là địa điểm lý
tưởng cho ngư dân đi câu cá. Du khách có thể đi bộ đến nhà hàng khi thủy
triều rút xuống và đi bằng thuyền khi triều lên cao.
2. Ali BarBour Cave - Kenya
Nhà hàng này nổi tiếng nhờ nằm trọn bên trong một hang động san hô tự
nhiên sâu dưới mặt đất đến 10m. Nằm cách 30km về phía nam Mombasa, hang
động này đã có khoảng 120.000-180.000 năm tuổi. Nhà hàng có thực đơn khá
phong phú từ hải sản, các món thịt đến các món chay.
3. Cargo Hold - Nam Phi
Nhà hàng Cargo Hold được xây dựng thành bản sao của một chiếc tàu, có
những bàn ăn bên cạnh một bức tường kính khổng lồ. Ngồi ăn ở Cargo Hold,
du khách có thể vừa thưởng thức những món ngon vừa được ngắm cá mập bơi
ngay bên cạnh.
4. La Tante DC 10 - Ghana
Đồ ăn trên máy bay hiếm khi ngon miệng, tuy nhiên khi đến với nhà hàng
La Tante DC 10 nằm ở thủ đô Accra, Ghana, du khách sẽ có những trải
nghiệm khác.
Nhà hàng được đặt trong một chiếc máy bay cũ từng được sử dụng để bay
những chuyến xuyên lục địa, La Tante DC 10 có thể phục vụ được hơn 100
khách hàng.
5. The Big Baobab - Nam Phi
Nằm gần Modjadjiskloof ở tỉnh Limpopo, Nam Phi, Sunland Baobab Estate
là nơi có quán bar nằm trong một cây baobab. Quán bar có thể phục vụ 15
người cùng một lúc, nơi này còn là tổ của một số loài động vật và các
loài chim.
6. Moonlight Dinner Run - Victoria Falls, Zimbabwe
Nhà hàng này hứa hẹn là một điểm đến giúp du khách có được trải nghiệm
đáng nhớ. Du khách đến đây sẽ được ngồi ăn trong các toa xe lửa cũ. Hành
trình bắt đầu từ Victoria Falls và kết thúc tại trung tâm Vườn quốc gia
Zambezi.
Ở điểm dừng chân du khách được phục vụ đầy đủ các món ngon, sau đó thưởng thức rượu champagne dưới một bầu trời đầy sao.
******************
Thú vui 'xế' độ bằng gỗ của trẻ em ở vùng cao
Trên hành trình khám phá Sa Pa, du
khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống hồn nhiên của trẻ em bản địa với
những trò chơi đơn sơ nhưng đầy hấp dẫn.
Cứ mỗi mùa lúa chín, khoảng từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10, Sa
Pa trở nên vô cùng lôi cuốn. Du khách đến Sa Pa vào những ngày cuối
tháng 8, chạy xe dọc theo con đường về Tả Van, Lao Chải sẽ thấy tràn
ngập một màu vàng sậm của lúa chín điểm xuyết màu xanh của lúa sắp chín.
Tất cả bao trùm trong màu xanh của mây trời. Khung cảnh nơi đây tạo
cảm giác cho du khách như được dạo trong một bữa đại tiệc của ánh sáng
và sắc màu.
 |
Xe có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 30km/h.
|
Giữa bốn bề chỉ núi cây rừng ruộng bậc thang trải dài, chân trời rộng
đến ngút tầm mắt ấy, bạn tình cờ bắt gặp ánh mắt trong veo như mắt mèo
và tiếng cười hồn nhiên của lũ trẻ dân tộc bên đường.
Dừng lại chơi với các em, bạn sẽ phát hiện thấy một trong những niềm
vui của các em là từ chiếc xe cút kít tự chế. Những đứa trẻ người Mông ở
đây đã tự làm cho mình chiếc xe đua giống như ván trượt từ những phiến
gỗ thừa, ba chiếc vòng bi xe hỏng xin từ các hàng sửa được sử dụng một
cách khéo léo làm bánh xe. Tất cả được điều khiển bằng một tay lái hình
chữ T bằng gỗ đẽo tròn.
 |
"Xế" độ tự chế.
|
Chiếc xe cút kít bằng gỗ này để các em chơi trò đua xe đổ dốc tại những
con dốc của bản làng. Không cần nhiên liệu, không phanh, không còi, chỉ
cần ngồi trên đỉnh dốc và thả xuống, các xe có thể đạt tốc độ tối đa
khoảng 30km/h. Nhiều du khách còn hài hước so sánh chiếc xe cút kít thô
sơn với những chiếc "xế" độ hay trò chơi X-Game mạo hiểm trên thế giới.
 |
Đổ dốc ở khúc cua.
|
 |
Không có đủ dép mỗi em chia nhau dùng một chiếc dép nhựa khi cần phanh thì đạp dép xuống đường làm phanh.
|
 |
Chơi nhưng vẫn chăn Trâu được.
|
 |
Vác xe lên đỉnh dốc để bắt đầu một cuộc đua mới.
|
 |
Nhờ có chiếc vòng bi cũ xin được lắp vào trục gỗ nên xe chạy rất bon.
|
 |
Hai "nhà sáng chế" Sùng A Chung và Chàng A Ký 13 tuổi người
dân tộc Mông ở bản Hòa Sử Pán 1, xã Xử Pán, huyện Sa Pa, Lào
Cai.
|
 |
Sắc màu Sapa. |
Không có các chò trơi hiện đại như trẻ em thánh phố, lũ trẻ miền núi
chỉ có gỗ, đá và những con dốc. Chính trong sự nghèo khó ấy cùng với óc
sáng tạo tuyệt vời, những đứa trẻ này đã tự tạo cho mình món đồ chơi
bằng các vật dụng, nguyên liệu sẵn có của núi rừng. Không chỉ chơi,
trong lúc vui đùa cùng bạn, các em vẫn giúp gia đình kiếm củi, chăn
trâu, trông em…
 |
Bi bi bí bô em tập lái ô tô.
|
Em Sùng A Chung ,13 tuổi, người bản Hòa Sử Pán 1, xã Xử Pán cho
biết, chiếc xe do chính tự tay em làm. Em dùng dao đẽo gỗ và nhờ có
chiếc vòng bi cũ xin được lắp vào trục gỗ nên xe chạy rất bon. Đường vào
bản các em giờ được dự án quốc tế hỗ trợ lát bê tông nên xe đổ dốc rất
thích.
Không có đủ dép, mỗi em chia nhau dùng một chiếc dép nhựa khi cần phanh
thì đạp dép xuống đường để dừng. Nhìn đám trẻ hồn nhiên bên những chiếc
xe tự chế, du khách như được trở về thời thơ ấu của chính mình hồi đó
cũng chỉ có chơi khăng với quay gỗ…
Xem video trẻ em ở Sa Pa trượt dốc bằng xe cút kít
*******************
Xác cá heo hai đầu trôi dạt bờ biển
Một con cá heo hai đầu mới được phát hiện ở bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên đã chết khi trôi dạt vào bờ.
 |
Con cá heo hai đầu được phát hiện ở bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: East Med Media
|
Turkish Times cho hay, con cá heo được một giáo viên có tên Turgul Metin phát hiện khi đang đi học bờ biển ở Izmir, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ.
Con cá heo được cho là khoảng một tuổi và dài tầm một mét. Nó có một
thân và một đuôi, nhưng phần đầu đôi dính liền và cùng phát triển từ
thân. Mắt ở một bên đầu dường như chưa hình thành đầy đủ.
"Tôi rất bất ngờ. Tôi nhìn thấy con cá heo từ trên biển và quan sát nó
trôi dạt vào bờ. Ban đầu tôi không biết đó là gì. Tôi chưa bao giờ biết
đến một con cá heo như thế này trước đây", Telegraph dẫn lời Metin kể lại.
Con cá sau đó được đưa đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Theo Mehmet
Gokoglu, một chuyên gia sinh vật biển của Đại học Akdeniz Universitt,
các trường hợp xuất hiện cá heo dính liền là rất hiếm, tương tự như cặp
song sinh dính liền nhau.
Hồi đầu năm nay, một cặp cá voi dính liền từng được phát hiện ở
bán đảo Baja California, tây bắc Mexico. Cặp sinh đôi này thuộc loài cá
voi xám, chưa phát triển hoàn toàn và có thể bị sinh non.
Linh Anh
**************************
Nguyên nhân móng tay mọc nhanh hơn móng chân
Móng tay mọc nhanh hơn móng chân vì thường chịu va đập và nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn do nằm ở vị trí gần tim.
 |
Móng tay có thể phát triển nhanh hơn so với móng chân tùy theo đặc
điểm giới tính, chế độ ăn uống hay di truyền. Ảnh minh họa: Flickr.
|
Móng tay trên thực tế phát triển nhanh hơn so với móng chân từ hai đến
ba lần tùy theo độ tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, đặc điểm di truyền
từng người và các mùa trong năm. Trong khi móng tay mất khoảng 6 tháng
để thay thế chính nó, tính từ gốc với tốc độ 3 mm mỗi tháng, thì móng
chân mọc lại trong 12-18 tháng chỉ 1 mm mỗi tháng.
Theo USCcience, có hai lý do có thể giải thích cho câu hỏi tại sao móng tay phát triển nhanh hơn móng chân.
Giả thiết thứ nhất cho rằng vì bàn tay ở gần tim hơn so với bàn chân
nên có lượng máu lưu thông tốt hơn, nhận được nhiều oxy và dinh dưỡng
hơn. Các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến móng tay thông qua mao mạch
nằm ngay bên dưới móng.
Trong khi đó theo giả thiết thứ hai, sự khác biệt này xuất phát từ các
"chấn thương" khi móng tay gần như liên tục bị tác động bởi công việc
gõ, đánh máy, va đập và nhiều hành động khác. Chấn thương nhỏ có thể
kích thích tăng trưởng móng tay, do đó những người thuận tay phải thường
có móng tay phải phát triển nhanh hơn so với tay trái và ngược lại.
Thành phần chính của móng tay là keratin, vốn cũng được tìm thấy trong
da, tóc và sừng. Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào
đặc biệt gọi là mầm móng, có nhiều mạch máu nằm dưới quầng móng. Sự
phát triển của móng tay phụ thuộc phần lớn vào chiều dài ngón tay (ngón
tay dài hơn có mức tăng trưởng móng nhanh hơn), dinh dưỡng (ăn kiêng và
khẩu phần protein thấp sẽ khiến móng tay mọc chậm), tuổi tác (người dưới
30 tuổi có mức độ mọc móng tay nhanh hơn), và mùa (móng tay phát triển
nhanh nhất trong mùa hè).
Lê Hùng
*********************
Con trai nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương: 'Phan Thị Bích Hằng đã lợi dụng bố tôi'
Đây là lời khẳng định của ông Vũ Xuân An, con trai ruột nguyên Phó
Thủ tướng Trần Phương. Nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương đã từng nhờ bà
Phan Thị Bích Hằng giúp tìm mộ em gái - liệt sĩ Vũ Thị Kính, Đội trưởng
Đội du kích Hoàng Ngân.
Nguyên Phó Thủ tướng, GS Trần Phương -
tên thật là Vũ Văn Dung, sinh năm 1927 tại Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông có
người em gái tên là Vũ Thị Kính, người đã hy sinh anh dũng ở tuổi 21 khi
đang lãnh đạo Đội nữ du kích Hoàng Ngân.
Theo tài liệu ghi lại: Vũ Thị Kính sinh năm 1929, tham gia kháng chiến
chống Pháp từ năm 16 tuổi với bí danh Trần Thị Khang. Năm 1950 cô là
huyện ủy viên của Đảng bộ Phù Cừ, Bí thư Phụ nữ Cứu quốc huyện. Tháng 6
năm đó, địch bắt được cô từ hầm bí mật, đưa về bốt La Tiến – một bốt
khét tiếng tàn ác án ngữ phía nam tỉnh Hưng Yên, phía bắc tỉnh Thái Bình
và phía tây tỉnh Hải Dương.
Vụ tìm mộ ly kỳ khiến nguyên Phó Thủ tướng thay đổi quan điểm
Địch dùng mọi hình thức tra tấn hòng buộc cô phải đầu hàng. Trước khí
tiết không lay chuyển của cô, giặc đã giết và vứt xác nữ du kích xuống
sông Luộc. Sau ngày cô hy sinh, Đội nữ du kích Hoàng Ngân đã phát động
tuần lễ giết giặc trả thù cho cô. Huyện ủy và Đội nữ du kích Hoàng Ngân
đã tổ chức đi tìm xác cô nhưng không thấy. Vì lẽ trên, phần mộ của cô bị
thất lạc, mất dấu.
Gia đình ông Trần Phương luôn trăn trở điều này. Trên báo Tiền Phong,
ông Trần Phương tâm sự: “Mẹ tôi hỏi: Con có tìm được em không? Tôi phải
an ủi mẹ: Bao giờ hết chiến tranh con sẽ tìm kiếm, chắc là được mẹ ạ.
Nói thế mà lòng tôi như muốn khóc vì biết mình bất lực trước nỗi đau của
mẹ. Cả một dòng sông Luộc mênh mông như thế nối ra biển cả biết tìm
kiếm nơi đâu?”.
"Tôi khẳng định là không có gì ngoài bùn đất... Thậm chí, gia đình
tôi còn huy động thanh niên trong nhà bóp từng cục một trong đống đất
mang về để tìm dấu tích xương cốt nhưng chẳng thấy gì" - ông Vũ Xuân An.
Trong niềm trăn trở, day dứt khôn nguôi, gia đình GS Trần Phương đã bỏ
nhiều công sức ra để đi tìm người em gái đã khuất. Chính ông thừa nhận
trên báo Tiền Phong: “Tôi vốn được đào tạo theo tinh thần của khoa học
thực nghiệm, cái gì chứng minh được mới tin là có, cái gì chưa chứng
minh được thì dứt khoát không tin. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ tin
có linh hồn, thần thánh, ma quỷ. Ngay cả những ngày giỗ bố mẹ, tôi cũng
không làm cơm cúng, không thắp hương, chỉ sửa một lọ hoa tươi để tưởng
nhớ”. Tuy nhiên, khi nghe tin nhiều người tìm được hài cốt bằng gọi hồn,
bằng ngoại cảm, bằng thấu thị, ông đã quyết định thử tìm mộ em gái bằng
phương pháp ngoại cảm.
GS Trần Phương đã tìm cách tiếp cận các nhà ngoại cảm có tiếng tăm. Một
nhà ngoại cảm đã vẽ cho GS Phương sơ đồ tìm mộ em gái nhưng sau 4 ngày
tìm kiếm, gia đình cũng mới loay hoay gần khu vực được cho là có hài cốt
của nữ du kích Trần Thị Khang (tức Vũ Thị Kính). Không nản, GS Phương
gặp Phan Thị Bích Hằng. Bích Hằng đã mang lại niềm tin cho ông bằng
những tình tiết mà theo ông nói chỉ có ông và em gái biết.
Theo các bài báo dẫn lời ông Trần Phương, công cuộc tìm mộ bắt đầu từ
một cuộc gọi hồn. Bích Hằng yêu cầu đặt lên bàn một chiếc cốc, một vốc
gạo để cắm hương, một ngọn nến và một bức ảnh của cô Khang. Sau mấy phút
dán mắt vào tấm hình, Bích Hằng hớn hở: “Cháu chào cô. Cháu là Phan Thị
Bích Hằng. Bác Trần Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi hài cốt của cô
hiện nay ở đâu?”. Rồi Hằng quay sang GS Phương: “Có một người đàn ông đi
cùng với cô Khang…”.
Mượn thân xác Bích Hằng, cô Khang nói: “Người thanh niên đi cùng với em
chính là anh Sơn đấy. Anh vẫn thường xuyên đến gặp em”. GS Phương giật
mình. Anh Sơn chính là người anh, người bạn, người đồng chí thân thiết
nhất của ông đã hy sinh.
GS Trần Phương kể: “Rồi cô ấy chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm, với các đặc điểm
về cây cỏ xung quanh, bắt đầu từ cây nhãn ở góc vườn mà tôi nhận ra
ngay. Tôi hỏi: “Em có biết chỗ em nằm thuộc đất của ai không?”. Cô đáp:
“Em cũng không biết nữa”. Cháu Hằng hỏi: “Hài cốt của cô còn nguyên vẹn
không?”. Cô nói: “Chúng đánh em gãy xương sườn, gãy xương cánh tay và
xương đòn tay phải, gãy hai chiếc răng ở hàm trên bên phải, giập gò má
bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn, vì chôn có quan tài
đâu, răng dưới rụng nhưng răng hàm trên vẫn nguyên”.
Tôi hỏi để kiểm tra: “Răng em bây giờ màu gì?”. “Bây giờ màu đen”. Tôi
vội cãi: “Nhưng trước đây răng em trắng kia mà”. “Cô Khang” nói tiếp:
“Em chưa nói hết. Răng em đen xỉn do bùn đất ngấm vào chứ không phải đen
hạt na. Ngày xưa, các anh ấy hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, tươi
tắn nhất đội du kích. Nếu anh có đào nhầm sang mộ khác thì anh vẫn có
thể nhận ra ngay, vì hàm răng của em không thể lẫn được. Cái khuôn mặt
cũng vậy. Tuy gò má trái có bị giập, nhưng cả khuôn mặt thì vẫn còn. Anh
có thể dễ dàng nhận ra em. Nhưng khi đào anh phải cẩn thận, vì chỉ cần
xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay”.
Cuộc tìm mộ diễn ra sau đó ít lâu. Phan Thị Bích Hằng cùng đi để chỉ địa
điểm cho chính xác. Chị Hằng đến gần gốc nhãn, ngắm nghía một lát rồi
cắm hương xuống đất. Lấy bó hương làm tâm, chị vạch một ô hình chữ nhật
để đào.
Dưới sự hướng dẫn của Bích Hằng, vị trí
ngôi mộ đã được xác định và những nhát cuốc bắt đầu bổ xuống. Đào hết
lớp đất “vượt thổ” thì chị Hằng ra lệnh cho thợ ngừng đào. Chị nhảy
xuống hố lấy dầm gạt nhẹ từng lớp cát đen. Chưa đến một gang tay thì
vướng ngay vào thanh củi mục. Nạy lên, ngâm vào nước thì nhận ra đó là
một khúc tre già, ruột tre đã phân hủy hết, nhưng đốt và cật tre thì vẫn
còn nguyên. Mọi người đều kinh ngạc khi biết thông tin về cái cán
thuổng đã được báo trước.
Sau hành trình kỳ lạ tìm mộ em gái, GS Trần Phương đã trăn trở nhiều với
những câu hỏi: “Có một thế giới linh hồn ngoài thế giới của con người
đang sống không? Thế giới linh hồn đó hoạt động thế nào? Có khả năng tác
động thế nào đến thế giới của con người đang sống?”.
Trong một lần tiếp xúc với PV, vợ của ông Trần Phương cũng cho hay: Vì
ông nhà tôi là một nhà khoa học lớn, ông muốn thông qua câu chuyện này
để các nhà khoa học khác quan tâm, nghiên cứu vấn đề ngoại cảm. Phải
chăng, vì thế mà vấn đề ngoại cảm và tên tuổi của Bích Hằng được nâng
tầm?
Con trai GS Trần Phương: “Bích Hằng sử dụng chân gỗ”?
Câu chuyện về hành trình tìm mộ em gái của GS Trần Phương xuất hiện trên
các mặt báo đã gây chấn động dư luận. Có thể nói, nó đã củng cố niềm
tin của rất nhiều người về khả năng ngoại cảm của Bích Hằng bởi câu
chuyện mà ông kể ra rất logic, có nêu vật chứng… Tuy nhiên, trớ trêu
thay, chính vợ và nhất là con trai của ông – kỹ sư Vũ Xuân An - lại
không tin vào câu chuyện này và vào chính Phan Thị Bích Hằng.
Trong hai lần trò chuyện với ông Vũ Xuân An, phóng viên có đặt vấn đề
với ông An như sau: Nhà em có một ngôi mộ bị thất lạc. Hiện tại, gia
đình đang nhờ bà Phan Thị Bích Hằng tìm kiếm lại ngôi mộ này bằng phương
pháp ngoại cảm. Tuy nhiên, thông qua các mối quan hệ, em được biết anh
là người đại diện cho gia đình trong việc tìm mộ của cô anh – liệt sĩ Vũ
Thị Kính. Vì vậy, em muốn nghe ý kiến tham khảo từ anh…
Ngay khi nghe phóng viên đặt vấn đề này, ông An đã thể hiện sự bức xúc
với... bà Phan Thị Bích Hằng: “Vớ vẩn ấy mà! Hằng không tìm được mộ cô
tôi đâu. Tôi khẳng định chắc chắn 100% là như vậy! Cô ta đã sử dụng
“chân gỗ” để lừa gia đình tôi” - ông An nói.
Vậy anh là người trực tiếp đi cùng Bích Hằng để bốc phần mộ mà Bích Hằng cho là mộ của liệt sĩ Vũ Thị Kính ạ?
- Đúng, tôi là người trực tiếp đi cùng Hằng luôn. Tuy nhiên, chẳng có bất kỳ một phần xương cốt nào cả.
Tại sao em thấy trên báo, GS Trần Phương có kể là có tìm được 5 cái răng hả anh?
- Tôi khẳng định chắc chắn là không có gì ngoài bùn đất. Nếu chỉ có một
chút xương cốt thì mọi việc đã khác hoàn toàn. Thậm chí, gia đình tôi
còn huy động thanh niên trai tráng trong nhà bóp từng cục, từng cục một
trong đống đất mang về để tìm dấu tích của xương cốt nhưng chẳng thấy
gì.
“Bích Hằng không có khả năng gì, chỉ là lừa bịp. Cô ta chỉ muốn lợi dụng
bố tôi. Bích Hằng chỉ là con số 0 tròn trĩnh” - ông Vũ Xuân An cay đắng
kết luận.
Để tìm hiểu rõ hơn nguồn thông tin trên, PV đã tiếp cận với vợ ông Trần
Phương. Khi PV đề cập việc tìm ông Vũ Xuân An để hỏi về nhân vật Bích
Hằng, vợ ông Trần Phương vội can ngăn: "Cậu gặp nó cũng không giải quyết
vấn đề gì đâu. Nó ghét và không tin cô Bích Hằng, thậm chí nó còn không
cho nhắc tên cô ấy trước mặt nó. Nó là con tôi nên tôi hiểu".
Cũng theo lời bà, khi nhờ Bích Hằng tìm
mộ, ông Vũ Xuân An chính là người đã thay mặt bố mình đi bốc hài cốt của
cô mình theo lời chỉ dẫn của Bích Hằng. Sau đó, khi về ông An không tin
vào khả năng ngoại cảm của Bích Hằng nữa. “Trong nhà tôi chia ra 2
luồng ý kiến. Mấy thằng con trai tôi thì không tin vào Bích Hằng và cho
rằng cô này sắp đặt. Còn con dâu, con gái thì có vẻ tin” - vợ của ông
Trần Phương nói tiếp.
Về bản thân mình, bà tâm sự: "Tôi cũng không biết được. Nhưng thôi, cứ tin là cô nhà mình đã về để họ tộc an lòng".
Theo các bài báo viết thì khi bốc mộ cô nhà mình có tìm thấy 5 chiếc
răng. Vậy tại sao không đem xét nghiệm ADN mấy chiếc răng này để giải
tỏa khúc mắc trong gia đình?
Vợ GS Trần Phương trả lời: "Đó là do tưởng tượng thôi, chứ làm gì có
chiếc răng nào. Đến xương cũng chả còn. Chỉ là nắm đất thôi".
(Dân Việt)
******************
Cười ngặt nghẽo với bộ ảnh động vui nhộn
Ba chàng trai nghiêng người ngắm gái xinh; gấu luyện body; hay pha cúi chào bị quá sức của bé...
 |
Anh ấy tự tin quá...
|
 |
Hiệu ứng gái xinh.
|
 |
Phải luyện tập để đi "cua" gấu mới được.
|
 |
Mình thích bơi cơ.
|
 |
Tình cảm hết sảy.
|
 |
Trò chơi mạo hiểm nhất quả đất.
|
 |
Pha cúi chào hơi bị nhiệt tình quá ^^.
|
 |
Ông bố của năm!!!
|
 |
Chỉ có thể là con gái. |
Nấm (sưu tầm)
**********************
Khi đại gia đón bồ
Dân chơi về làng, bí quyết để có vòng 1 nóng bỏng, hay độc chiêu để trộm khó lòng ăn cắp xe.
 |
Cứ từ từ.
|
 |
Xem chừng đối phó với 4 cô này cũng mệt đấy.
|
 |
Các bạn nam có thế không? Hay vẫn up đều.
|
 |
Bí quyết để có vòng 1 căng tròn.
|
 |
Dân chơi về làng.
|
 |
Trông con thế này thì vui quá còn gì?
|
 |
Em nhẹ nhàng và quyến rũ.
|
 |
Vệ sinh cũng cần phải có phong cách nhé.
|
 |
Giọt nước hình khuôn mặt nè.
|
 |
Đố bạn làm được như anh chàng này.
|
 |
Nhà có nhiều chảo.
|
 |
Gửi xe bọc kín thế này thì trộm nào sờ tới nhỉ?
|
 |
Thang tự chế.
|
 |
Đằng sau cũng có người quan sát đấy nha. |
Ốc Sên
*******************
Rồng Komodo, 'quái vật thời tiền sử' sắp tuyệt chủng
Loài thằn lằn lớn nhất thế giới có họ gần với
khủng long đang đối diện nguy cơ tuyệt chủng vì mất cân bằng giới tính
và điều kiện sống thu hẹp.
 |
Rồng Komodo sống trên một vài
hòn đảo của Indonesia. Chiều dài cá thể trưởng thành có thể đạt từ 2 đến
3 mét. Chúng là loài thằn lằn lớn nhất đang tồn tại trên trái đất và
thuộc họ Kỳ đà. Ảnh: Wikipedia
|
 |
Komodo, một đảo của Indonesia, là nơi số lượng rồng
Komodo đạt mức lớn nhất. Với diện tích 1.800 m2, đảo là một phần của
vườn quốc gia Komodo. Chỉ khoảng 2.000 người sinh sống trên đảo. Người
ta gọi loài thằn lằn khổng lồ theo tên hòn đảo. Ảnh: Wikipedia
|
 |
Các nhà khoa học cho biết, rồng Komodo có họ gần với
khủng long, nhóm động vật đã tuyệt chủng từ hàng chục triệu năm trước.
Người ta phát hiện hóa thạch của một loài khá giống rồng Komodo ở
Australia nhưng chúng lớn gấp 3 đến 4 lần so với những con thằn lằn
khổng lồ đang tồn tại ở Indonesia. Ảnh: Wikipedia
|
 |
Rồng Komodo là loài động vật ăn thịt. Chúng ăn côn trùng
và cả những động vật lớn như dê, lợn và trâu rừng. Khi đói, chúng ăn
thịt cả đồng loại. Mối đe dọa lớn nhất của rồng Komodo chính là những cá
thể cùng loài có kích thước lớn hơn. Ảnh: Burrad-Lucas.com
|
|
Chúng là loài động vật vô cùng hung dữ, táo tợn và háu
ăn. Trong nhiều trường hợp rồng Komodo tấn công các làng để sát hại gia
súc. Thậm chí chúng cũng sẵn sàng tấn công và ăn thịt con người nếu có
cơ hội. Ảnh: National Geographic
|
 |
Bộ hàm cực khỏe, răng sắc cùng nước bọt nhiễm khuẩn là
những vũ khí lợi hại của rồng Komodo. Khứu giác nhạy bén giúp chúng bám
theo con mồi từ khoảng cách xa. Nhiều ngày sau khi con mồi chết, rồng
Komodo sẽ tới xác con vật đang phân hủy và ăn. Ảnh: National Geographic
|
|
Dãi của rồng Komodo thường xuyên chảy. Nước bọt của chúng
là thuốc độc vì chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Vết cắn sẽ gây ra
hiện tượng nhiễm trùng, có khả năng đoạt mạng một con trâu mộng trong
vài ngày. Ngoài ra, nước bọt của chúng còn chứa chất chống đông máu,
khiến con mồi chảy máu liên tục và nhanh chóng kiệt sức. Ảnh: Wikipedia
|
 |
Tuy nhiên, rồng Komodo có khả năng tự miễn dịch với vết
cắn của đồng loại. Hệ miễn dịch ưu việt giúp chúng dễ dàng kháng khuẩn
và chữa lành vết thương. Đây là điều kiện tối quan trọng để những con
rồng Komodo không bỏ mạng sau những cuộc chiến giành lãnh thổ hoặc bạn
tình. Ảnh: Flick
|
|
Giống như các loài bò sát khác, rồng Komodo đẻ trứng. Nhờ
bản năng sát thủ di truyền, rồng Komodo con tự kiếm ăn và sinh tồn ngay
sau khi rời tổ. Chúng có thể chạy với vận tốc 20 km/h, lặn sâu 4,5 m
dưới biển và leo trèo linh hoạt trên cây hoặc đồi, núi. Ảnh: Wikipedia
|
|
Quá trình chọn lọc tự nhiên giúp rồng Komodo có thể sống ở
những môi trường vô cùng khắc nghiệt ở những đảo núi lửa khô cằn. Hiện
tại, 3.500 cá thể rồng Komodo đang sống ở Indonesa nhưng chỉ 350 con là
rồng cái. Mất cân bằng giới tính cùng sự mở rộng nơi sinh sống của con
người đẩy loài sinh vật này tới sát nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh Wikipedia |
Hồng Minh
************************

.










.


