Trang lá cải
Trang Lá cải ngày 02 -02 -2022: Đang tính viết HCM là thứ Mặt L. nhưng thôi, cho lành
*****************
Cuộc truy bắt 'Nam Rồng' giết người, trốn xuyên Việt
Giết người, trốn truy nã
Thực hiện cao điểm truy bắt tội phạm trốn truy nã của Bộ Công an, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự (C02) giao Phòng Truy nã, truy tìm, xác lập chuyên án truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt Nguyễn Phương Nam (35 tuổi, quê Lạng Sơn, còn gọi là Nam Rồng) về hành vi giết người.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 5-2021, Nam chở bạn gái tới nhà trọ tại phường Long Bình Tân, (Biên Hòa, Đồng Nai) chơi. Tại đây, Nam xảy ra mâu thuẫn với anh T.V.T. (32 tuổi).
Nam sau đó cùng bạn xã hội là Nguyễn Văn Hải (29 tuổi) dùng dao chém liên tiếp khiến anh T. chấn thương nặng và tử vong. Gây án xong, Hải bị bắt còn Nam bước vào "hành trình bỏ trốn".
Theo cảnh sát, Nam Rồng có 5 tiền án, tiền sự về các hành vi như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng.
Nam thường xuyên ăn chơi, lêu lổng, nghiện ma túy, là "cánh tay phải" đắc lực chuyên đi đòi nợ thuê giúp các "anh chị xã hội".
Đáng chú ý, Nam xăm trổ kín người và có xăm hình con rồng lớn trước vùng ngực nên được "dân giang hồ" gọi là "Nam Rồng".
100 ngày đêm lần theo dấu vết
Nhận nhiệm vụ khi không có bất kỳ manh mối nào về nơi ẩn náu của Nam, thượng tá Nguyễn Hùng Quân (phó Phòng truy nã, truy tìm ), thượng úy Đinh Viết Chiến (trinh sát), cùng các đồng nghiệp phải bắt đầu hành trình "lần theo từng dấu vết nhỏ nhất".
"Điều chúng tôi lo sợ nhất là trong lúc lẩn trốn, "Nam Rồng" có thể gây án mới. Vì vậy, cách ngăn chặn duy nhất là phải bắt càng nhanh càng tốt", thượng tá Quân nhận định.
Một ngày đầu tháng 7-2021, thượng úy Đinh Viết Chiến dẫn đầu một tổ công tác đi vào hiện trường xảy ra vụ án ở Biên Hòa (Đồng Nai). Tại đây tổ công tác dựng lại vụ việc, tìm hiểu và đánh giá các mối quan hệ của Nam.
Tuy nhiên, không ít lần tổ công tác vượt hàng nghìn kilomet, vào Nam ra Bắc nhưng trở về "tay trắng" khi mọi nỗ lực chưa mang lại kết quả.
Nhận định nhiều khả năng "Nam Rồng" sẽ tìm về quê nhà thăm bố mẹ, thượng úy Chiến cùng tổ trinh sát quyết định ngược lên TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) với hy vọng tìm ra những manh mối đầu tiên về hành tung của anh ta.
Mọi việc không "thuận buồm xuôi gió", các trinh sát nhiều lần vận động nhưng gia đình bị can không hợp tác, luôn tìm cách né tránh cơ quan công an.
Các trinh sát sau đó chia thành các mũi đi rà soát, gặp hàng trăm người quen của Nam, vận động "người nào biết thông tin, hành tung của bị can trốn truy nã này hãy chia sẻ, báo cho cảnh sát".
"Là đối tượng cộm cán, có nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp nên Nguyễn Phương Nam rất cảnh giác, di chuyển qua nhiều địa bàn, đi đến đâu cũng thay tên đổi họ, núp dưới vỏ bọc, sự bao che của các "anh chị xã hội" nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng", trinh sát đánh giá.Đến tháng 9-2021, ban chuyên án bất ngờ nhận được "tín hiệu" quan trọng từ quần chúng báo "Nam Rồng đang ở Hà Nội". Ngay lập tức, ban chuyên án tổ chức cuộc họp gấp, lên kế hoạch theo dõi, vây bắt.
"Việc xác định hành tung của "Nam Rồng" mất rất nhiều công sức, phải rà soát hàng trăm đầu mối.
Những ngày thời tiết mưa, lạnh, các trinh sát hầu như không chợp mắt. Chúng tôi cố gắng bám trụ địa bàn, mật phục cẩn thận, luôn đặt anh ta trong tầm ngắm, vì sợ bứt dây động rừng", trinh sát Chiến kể.
Cuộc vây bắt
Sau nhiều tháng ròng rã mật phục theo dõi, trinh sát đã khớp nối được các dữ liệu, nắm rõ quy luật hoạt động, giờ giấc đi lại của "mục tiêu".
4h sáng 7-1-2022, 8 trinh sát được trang bị súng, áo chống đạn, còng số 8… mặc thường phục, tỏa ra mai phục xung quanh khu nhà trọ Nam đang ở tại Phùng Khoang (Hà Đông, Hà Nội) để theo dõi di biến động.
Một nhóm trinh sát khác đi xe máy, mật phục trên đoạn đường dẫn đến nơi Nam đang làm việc, sẵn sàng chờ lệnh từ chỉ huy.
7h sáng cùng ngày, phát hiện Nam ra khỏi nhà, điều khiển xe máy chuẩn bị đến công ty, nhóm trinh sát liền ra tín hiệu cho đồng đội qua bộ đàm, âm thầm bám theo.
Đúng như dự tính, khi anh ta chạy xe đến ngã tư đường Nguyễn Trãi giao với Nguyễn Xiển, lợi dụng lúc dừng đèn đỏ, đường đông người, thượng úy Đinh Viết Chiến hô lớn: "Chúng tôi là cảnh sát hình sự, đề nghị bị can Nguyễn Phương Nam đứng im, giơ tay lên". Cùng lúc, các mũi trinh sát lao vào bao vây, tạo thế gọng kìm.
Thấy vậy, Nam vứt xe, bỏ chạy được 5m thì bị các trinh sát ập vào khống chế, nhanh chóng bắt giữ.
Tại cơ quan công an, Nam khai nhận, sau khi giết người, Nam trốn lên nhà một người bạn ở Đắk Lắk. Được một thời gian, biết mình bị truy nã gắt gao nên Nam vượt biên sang Campuchia.
Tại đây, Nam làm nghề canh sòng bạc casino và "bảo kê". Nhưng do tình hình dịch COVID-19 căng thẳng, không làm ăn được, hắn ta bị "mắc kẹt" ở đây nên chuyển hướng "hành nghề" trộm cắp, kiếm tiền sinh sống qua ngày, đồng thời tìm cách về lại Việt Nam.
Đến cuối 7-2021, Nam về Việt Nam và đến Bắc Giang trông quán game cho một người anh. Ba tháng sau thấy mọi việc đã yên ắng, nghĩ công an đã quên mình, anh ta liền xuống Hà Nội, lấy tên giả là Nguyễn Văn Chung, xin làm bảo vệ cho một công ty xây dựng..
Bắt 25 đối tượng trốn truy nã trong vòng 1 tháng
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Trần Ngọc Cường, trưởng Phòng Truy nã, truy tìm, cho biết từ 15-12-2021 đến 15-1, đơn vị đã bắt và vận động đầu thú 25 đối tượng trốn truy nã. Trong số có 5 tội phạm truy nã có yếu tố nước ngoài, 6 tội phạm truy nã đặc biệt nguy hiểm và 4 trường hợp trốn 17-24 năm".
"Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến công tác truy bắt tội phạm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết tâm áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp phòng chống dịch và đạt chỉ tiêu cao hơn gấp đôi so với chỉ tiêu được lãnh đạo C02 giao", đại tá Cường nói.
****************
Pháo lậu đỏ trời trắng đất Nghệ An
Người dân đốt pháo trong đêm giao thừa ở thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA
Lúc 0h sáng 1-2 (rạng sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán Nhâm Dần), ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại nhiều khu vực dân cư ở huyện Yên Thành, Nghệ An, người dân đốt pháo rầm rộ.
Ngoài pháo nổ của Bộ Quốc phòng được bán cho người dân trước đó, nhiều loại pháo lậu, pháo tự chế được người dân đem ra đường đốt.
Tại khu vực khối 1, thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, người dân đổ ra đường xem cảnh đốt pháo trong thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ. Pháo được đốt chủ yếu là dàn pháo 36 quả hoặc pháo giấy tự cuốn, gây tiếng nổ to và có tầm cao hơn 30m.
Nhiều người dân cho biết, họ mua các giàn pháo này giá từ 1-1,5 triệu đồng để đốt trong đêm giao thừa với niềm cầu mong một năm mới bình an, sung túc cho gia đình.
Sau 30 phút, xác pháo trắng dọc đường dọc tuyến tỉnh lộ 533 và 538 qua huyện Yên Thành.
Trước đó, UBND tỉnh Nghệ An ra công điện tăng cường công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nghệ An yêu cầu các xã, phường, thị trấn thành lập các tổ công tác tuần tra đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống pháo trong đêm giao thừa, bảo đảm mỗi xã, phường, thị trấn phải có ít nhất 1 tổ công tác.
Các xã, phường, thị trấn đã để xảy ra tình trạng đốt pháo nhiều trong đêm giao thừa năm 2021 bố trí ít nhất 2 tổ công tác, mỗi tổ tối thiểu 10 người để tuần tra (đến từng nhà nghi sẽ đốt pháo để gặp gỡ, tuyên truyền, nhắc nhở), ngăn chặn, bắt giữ, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về pháo.
Nếu để xảy ra tình trạng đốt pháo trên địa bàn trong đêm giao thừa, lãnh đạo huyện phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo xã phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện.
Từ tháng 10-2021 đến trước Tết Nguyên Đán 2022, cơ quan chức năng Nghệ An bắt 165 vụ, 252 người phạm tội và vi phạm pháp luật về pháo, thu 6,2 tấn pháo các loại.
***************
Vợ, dì của chủ tịch Kim xuất hiện hiếm hoi trước công chúng giữa đại dịch
Vợ và người dì có ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có lần xuất hiện hiếm hoi trên các phương tiện truyền thông nhà nước hôm 2/2, khi gia đình đang nắm quyền ở đất nước này luôn kín tiếng trong đại dịch virus corona.
Các hình ảnh trên truyền hình nhà nước cho thấy vợ của lãnh tụ Kim, bà Ri Sol Ju và dì của ông, Kim Kyong Hui, tham dự một buổi biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Nghệ thuật Mansudae ở thủ đô Bình Nhưỡng, nhân dịp Tết Nguyên đán.
Lần công khai xuất hiện trước công chúng trước đây của phu nhân chủ tịch Kim là ngày 9/9, khi bà cùng chồng đến thăm Cung điện Mặt trời Kumsusan, nơi lưu giữ các thi thể ướp của ông nội và người cha quá cố của ông Kim, nhân kỷ niệm ngày thành lập đất nước.
Hãng thông tấn KCNA cho biết: "Khi ông (Kim) xuất hiện tại khán phòng của nhà hát cùng với vợ, Ri Sol Ju, giữa tiếng nhạc chào mừng đang phát ra, khán giả cất tiếng reo hò cuồng nhiệt 'Hurray!'".
Đoạn video trên truyền hình cho thấy bà Ri, trong trang phục hanbok truyền thống màu đỏ và đen, trò chuyện và tươi cười với ông Kim trong suốt chương trình, và hai vợ chồng đã lên sân khấu để bắt tay và chụp ảnh với các nghệ sĩ.
Đoạn clip cũng cho thấy sự xuất hiện lần đầu tiên kể từ tháng 1/2020 của người dì của Chủ tịch Kim, cũng là một cựu quan chức cấp cao của Đảng Công nhân cầm quyền, Kim Kyong Hui, ngồi cạnh bà Ri tại buổi biểu diễn.
Kim Kyong Hui là nhân vật chủ chốt trong những năm đầu cầm quyền của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, nhưng đã biến mất khỏi truyền thông sau khi vị lãnh tụ của Triều Tiên ra lệnh xử tử người chồng quyền lực của bà, Jang Song Thaek, vì tội phản quốc vào năm 2013, trước khi bất ngời xuất hiện trở lại sáu năm sau đó.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) năm 2017 cho biết người dì của ông Kim đang phải điều trị một căn bệnh không xác định ở bên ngoài Bình Nhưỡng.
Còn bà Ri, vợ ông Kim, từng thu hút sự chú ý của quốc tế khi thường xuyên tháp tùng chồng trong các chuyến thăm hỏi xã giao, kinh doanh và thậm chí là quân sự. Điều này khác hẳn với cha ông, Kim Jong Il, người hiếm khi xuất hiện trước công chúng với bất kỳ người vợ nào của mình.
Bà Ri đã vắng mặt trên các phương tiện truyền thông nhà nước hơn một năm trước khi xuất hiện trở lại khi tham dự một buổi hòa nhạc vào tháng 2 năm ngoái, làm dấy lên những đồn đoán về sức khỏe của bà và khả năng bà mang thai.
Cơ quan tình báo của Hàn Quốc tin rằng ông Kim và bà Ri có ba người con, nhưng rất ít thông tin công khai về họ.
Triều Tiên chưa xác nhận bất kỳ đợt bùng phát COVID-19 nào, nhưng đã đóng cửa biên giới và thực hiện các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt bao gồm hạn chế đi lại.
******************
Danh ca Thái Châu hé lộ cuộc hôn nhân với bà xã kín tiếng
Thái Châu có cuộc sống hôn nhân viên mãn, thường được bà xã chăm chút khi hoạt động nghệ thuật BTC/ TL |
Đêm thi tiếp theo của Người kể chuyện tình có sự tranh tài của thí sinh Đông Hải, dưới sự đánh giá của giám khảo là danh ca Thái Châu, ca sĩ Ngọc Ánh và ca sĩ Nguyên Vũ.
Bước vào độ tuổi U.70, Thái Châu không chỉ giữ được ngọn lửa đam mê với nghề mà còn được nhiều người ngưỡng mộ bởi vẻ ngoài trẻ trung cùng tổ ấm đầy viên mãn bên người vợ kín tiếng. Được biết giọng ca Tình cờ gặp nhau bén duyên với bà xã từ khi còn làm việc và sinh sống ở nước ngoài.
Thái Châu vẫn giữ vẻ ngoài phong độ dù đã U.70 BTC |
Người bạn đời của nam danh ca không hoạt động nghệ thuật nhưng am hiểu về môi trường giải trí và thường xuyên có mặt ở hậu trường các buổi biểu diễn để hỗ trợ Thái Châu những việc cần thiết. Anh thú nhận: “Tình yêu là do duyên phận. Nếu gặp một bến đỗ của cuộc đời, chúng ta hãy cố gắng giữ hạnh phúc, trân trọng người luôn bên cạnh, yêu thương, lo lắng cho mình. Mình phải cố gắng giữ cho trọn vẹn mối tình, đừng để phụ lòng người ta”.
Danh ca Thái Châu cho biết chính sự quan tâm, chăm sóc tận tình của vợ mà bản thân ông thấy yêu đời hơn. Nam ca sĩ thừa nhận: “Vợ tôi chăm tôi kỹ, tỉ mỉ lắm. Cô ấy không ép buộc tôi phải tuân theo khuôn khổ hay quy định nào hết mà để tôi tự do làm những gì mình thích, tất nhiên không được quá đà. Ngoài ra, cô ấy còn nhắc nhở tôi phải biết giữ dây thanh quản, giữ da để có thể xuất hiện trước khán giả một cách chỉn chu nhất”.
Nguyên Vũ xúc động nhớ lại con đường tình yêu lãng mạn với mối tình đầu BTC |
Trong hậu trường chương trình Người kể chuyện tình, ca sĩ Nguyên Vũ thổ lộ anh có một khoảng thời gian rất đẹp trong tình yêu, gắn với một con đường kỷ niệm. Giọng ca Hoa anh đào trong gió cho hay: “Tôi từng có một mối tình thiếu niên. Mỗi ngày, hai người từ nhà đi đến trường, tôi thường ghé ngang nhà cô ấy đèo cô ấy đi học. Tôi mong ngóng những giờ đó, con đường đến trường đẹp, đi ngang qua chỗ hàng me có lá me rơi, lãng mạn”. Anh tin rằng rất nhiều người sẽ nhớ con đường đến trường đó, không riêng gì bản thân anh.
Trong chương trình, ca sĩ Ngọc Ánh chia sẻ câu chuyện đặc biệt về cuộc đời mình vào thời hoàng kim, gắn liền với “con đường chạy show”. Bởi cô là một trong những ngôi sao ca nhạc từng được người hâm mộ ưu ái gọi bằng danh xưng “nữ hoàng nhạc rock”. Theo giọng ca Anh ba Hưng, nghệ sĩ ngày xưa, độ hot được đo bằng số lượng show diễn trong một thời điểm. Và Ngọc Ánh chính là một trong những ca sĩ có số lượng show diễn kỷ lục. Cô chia sẻ: “Ngọc Ánh không có con đường kỷ niệm với tình yêu đôi lứa, chỉ có con đường từ nhà đến những tụ điểm chạy show”.
Ngọc Ánh nhớ về thời hoàng kim cùng “con đường chạy show đến các tụ điểm” BTC |
Đông Hải được biết đến với vai trò diễn viên trước khi tham gia Người kể chuyện tình. Nam diễn viên từng là thành viên của nhóm Chuồn Chuồn Giấy và từng đạt thành tích ở các cuộc thi hài. Anh tiết lộ chính ca sĩ Ý Lan đã truyền niềm đam mê ca hát cho mình. Và với chương trình Người kể chuyện tình, anh xem đây là thời điểm thích hợp để thực hiện ước mơ cầm mic hát.
Đông Hải mê hát vì thích ca sĩ Ý Lan, không ngại cạnh tranh với các thí sinh tại Người kể chuyện tình BTC |
Nam diễn viên thổ lộ: “Tôi chưa từng trải qua một trường lớp nào đào tạo chuyên nghiệp về ca hát. Những năm trước đây, tôi nhìn poster và ước thầm rằng sẽ được hát ở sân khấu này. Lời mời đến với cuộc thi này đầy bất ngờ nhưng đó là một hành trình thú vị để Đông Hải cố gắng, mang đến một hành trình trọn vẹn nhất cho khán giả. Việc cạnh tranh ở một cuộc thi ca hát với những ca sĩ chuyên nghiệp từng đạt giải thưởng quán quân, á quân cũng khiến tôi có nhiều áp lực, hồi hộp, lo lắng nhưng bên cạnh đó cũng có sự thú vị khi tôi có được cơ hội hát. Tôi tin rằng bản thân có lợi thế diễn xuất, sẽ có thể bù đắp phần nào cho giọng hát tự nhiên, chưa có nhiều kỹ thuật. Tôi cứ cố gắng, chơi hết mình”.
Sau Người kể chuyện tình, Đông Hải quyết tâm đi học hát để trau dồi kỹ năng, để hiểu hơn những nốt nhạc. Anh tâm sự: “Trước khi thi, tôi chỉ xem clip các bài hát của những ca sĩ chuyên nghiệp, nương theo để học hỏi cách xử lý bài hát. Sau sân chơi này, tôi sẽ đi học thanh nhạc và cố gắng giảm cân, để giữ gìn vóc dáng, hình ảnh trong mắt khán giả”. Được biết nam thí sinh sẽ xuất hiện trong tập 11 và trình diễn ca khúc Xin còn gọi tên nhau. Chương trình lên sóng lúc 21 giờ ngày 3.2 trên THVL1**************
Bữa tiệc tất niên lịch sử của Từ Hi Thái hậu nhà Thanh
Từ Hi Thái hậu nổi tiếng là một vị thái hậu đầy quyền lực và ưa chuộng lối sống xa hoa. Bữa tiệc Tết xuân Canh Tý (1874) của bà là một trong những minh chứng rõ ràng nhất. Theo Thanh cung khởi cư chú (Ghi chép về cuộc sống trong cung nhà Thanh) ghi lại, những chi tiết trong bữa đại tiệc đã khiến hậu thế phải rùng mình. Nó đã thể hiện sự giàu có, xa xỉ tột bậc của vương triều nhà Thanh thời bấy giờ.
Bữa tiệc Tết 7 ngày 7 đêm lịch sử
Bữa tiệc Tết xuân Canh Tý năm 1874 là bữa đại tiệc mời các sứ thần phương Tây để giải quyết các vấn đề ngoại giao của Từ Hi Thái hậu, vì vậy mà được tổ chức lớn hơn mọi năm. Danh sách khách mời gồm khoảng 400 người, bao gồm cả các quan lại lẫn các sứ thần. Đại yến tiệc được bắt đầu đúng vào 12 giờ đêm giao thừa, và kéo dài liên tục đến hết ngày mùng 7 Tết mới kết thúc. Chi phí cho bữa tiệc khoảng gần 400 ngàn lượng vàng, tương đương 6 triệu nhân dân tệ trong thời hiện đại (khoảng 21 tỷ VNĐ).
Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, chưa có yến tiệc nào được ghi nhận mà linh đình, trọng thể đến vậy. Đại tiệc Tết Canh Tý đã được chuẩn bị từ... Tết năm trước, mất hơn 11 tháng lên kế hoạch và chuẩn bị. Tổng cộng bữa ăn lịch sử này có 1750 người phục dịch.
Đêm 30 Tết, tất cả các khách mời tề tựu về Duy An Cung để dùng bữa cùng Từ Hi. Không chỉ long trọng trong các món ăn hay cách phục vụ, tiệc cũng có ca múa nhạc liên tục để góp vui.
Mỗi ngày, nhà bếp dọn lên phục vụ 400 quan khách 20 món ăn khác nhau, tổng cộng 7 ngày là 140 món. Cứ mỗi lần dùng một món mới là Thái Hậu lại gõ ngọc khánh, một viên nội giám lại vòng tay xướng tên món ăn. Cứ ăn hết một món, nhạc lại tấu lên một bản. Tất nhiên, việc ăn quá nhiều sơn hào hải vị cũng chẳng phải dễ dàng. Thế nên sau khi dùng xong đúng 5 món, thực khách lại được uống một chén rượu thuốc nước có tác dụng tiêu thực để lấy sức ăn tiếp.
Ngay từ tháng 2 năm 1873, hoàng cung đã lệnh cho mỗi tỉnh Trung Quốc phải cử 10 đầu bếp xuất sắc nhất về kinh đô hội ý thảo thực đơn. Sau gần hai tháng, các đầu bếp mới thống nhất một thực đơn gồm 140 món, trong đó có 7 món cực kỳ đặc biệt dành cho 7 ngày Tết. Những món ăn nổi tiếng nhất mà không ai dám tưởng tượng ra phải kể đến các món sau:
Sâm thử (Chuột sâm)
Đúng như tên gọi của nó, đây là món thịt chuột, nhưng là chuột nuôi bằng sâm. Những con chuột mới sinh ra sẽ được đem nuôi trong lồng kính, ngày ngày cho ăn toàn sâm thượng hạng, uống nước suối. Nhưng người ta vẫn chưa lấy những con chuột này ăn thịt. Sau khi chúng lớn, những con chuột sâm lại được phối giống với nhau sinh ra lớp chuột mới. Tiếp tục nuôi như vậy, đến đời chuột thứ 3 mới được làm thịt, mới đủ tiêu chuẩn "thập toàn đại bổ".
Chưa hết, một chi tiết nữa còn khiến hậu thế giật mình hơn là chuột sâm được phục vụ sống, tức không chế biến vì người ta tin như vậy mới hấp thụ được hết tinh hoa trong nó.
Não Hầu (Óc khỉ)
Những con khỉ bị chọn để làm thức ăn cho Từ Hi Thái hậu cùng 400 khách quý đương nhiên không phải khỉ bình thường. Chúng đều là khỉ sống ở vùng Thiên Hoa Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông, trong một rừng lê gọi là ngọc căn lê. Trái lê ở đây nổi tiếng ngon nhất cả nước, trị được bách bệnh. Lũ khỉ ăn ngọc căn lê nên thịt rất thơm ngon lại bổ dưỡng.
Để bắt được những con khỉ này không dễ vì số lượng ít. Từ Hi đã treo thưởng 110 lượng vàng cho các thợ săn khi bắt được một con khỉ trong rừng Thiên Hoa Sơn. Tương tự như Sâm thử, món này cũng phục vụ sống. Các sứ giả nước ngoài đã phải kinh hồn bạt vía khi tự múc óc khỉ từ những chú khỉ đang thoi thóp trong hộp gỗ.
Sơn Dương Trùng (Dòi dê núi)
Thái Hậu đã xuống chiếu lệnh cho các thợ săn chuyên nghiệp tỉnh Hồ Bắc vào rừng mang về cho được một cặp sơn dương lớn đặc biệt. Sau một tháng, đoàn thợ săn mới thành công bắt được 3 cặp dê rừng đủ tiêu chuẩn. Sau đó chúng được nuôi trong một khu vườn đầy cỏ hảo hạng. Cỏ nuôi dê được vận chuyển từ Vân Nam và Quảng Tây, có dược chất bổ dưỡng, được gọi mỹ miều là cỏ "đông trùng hạ thảo". Đợi những con dê sinh sản, người ta mới lấy các chú dê con ra để chế biến.
Sau khi bị giết mổ và làm sạch, quá trình chế biến dê con diễn ra trong 10 ngày. Ngày đầu tiên chúng bị ngâm trong rượu và nước gừng, ngày thứ hai là trong sữa tươi và nước sâm nhung, ngày thứ ba thì lấy cuống hoa sen quỳ trắng nhập từ Hàn Quốc về cắm vào thịt dê. Đến ngày thứ 10, những đóa hoa sen sẽ tự nhiên xuất hiện lúc nhúc những con dòi trắng nõn. Đầu bếp lấy dòi ấy chế biến thành món sơn dương trùng. Nó được cho là trị được các bệnh hiểm nghèo nhất như bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi.
Nguồn: Sohu
*************
Sợ đến nỗi chẳng dám về nhà: Nỗi lo của phụ nữ "ế" tại Trung Quốc mỗi ...
Trong văn hóa Trung Quốc, việc chăm lo cho gia đình và có con nối dõi nằm trong số những điều quan trọng nhất. Vậy nên, các bậc cha mẹ thường can thiệp rất sâu vào chuyện yêu đương của con cái khi đã đến tuổi cập kê. Chính sách một con trước kia đã khiến câu chuyện trở nên nặng nề hơn, vì con họ cũng là hy vọng duy nhất để tiếp nối dòng dõi gia tộc.
Nhưng cũng chính bởi vậy mà việc chưa lập gia đình và có con trở thành một gánh nặng, đặc biệt là với những "phụ nữ thừa" (sheng nu) - khái niệm dành cho phụ nữ gần 30 tuổi vẫn độc thân ở Trung Quốc. Càng gần Tết, áp lực càng lớn hơn, đến mức họ tìm cách lẩn tránh chính gia đình của mình.
Một số người quyết định chọn cách ở lại thành phố, không về quê. Họ thậm chí xin sếp làm thêm giờ vào dịp nghỉ lễ. Có người thì tìm cách kiếm tạm một anh bạn trai nào đó về ra mắt. Nhưng tựu trung, áp lực dồn lên họ là quá nhiều. Các bệnh viện thậm chí còn ghi nhận làn sóng người trẻ phải điều trị rối loạn lo âu gia tăng.
"Năm ngoái tôi sợ đến mức chẳng dám về nhà. Năm nay cũng thế, chẳng muốn về nhà, nhưng có lẽ chẳng tránh được," - Emily Liu, 32 tuổi, nhân viên làm việc cho một công ty nhà nước chia sẻ.
"Bố mẹ bảo rằng 'bạn học của mày có con cái hết rồi, còn mày đến bạn trai còn chẳng có,'" - cô than thở. "Đây là chủ đề duy nhất được bàn đến mỗi khi tôi về nhà. Nó thậm chí đánh động cả họ hàng nữa. Áp lực thực sự."
Áp lực từ truyền thống
Trên thực tế, cụm từ "phụ nữ thừa" là khái niệm khá phổ biến tại châu Á, nếu như gần 30 tuổi họ vẫn chưa lấy chồng. Nhưng quá trình phát triển kinh tế thần tốc của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua đã khiến nhiều phụ nữ quyết định chọn sự nghiệp thay vì kết hôn sớm, hoặc chẳng cần kết hôn. Xu hướng này đã khiến tỉ lệ sinh nở tại Trung Quốc giảm đi nhanh chóng suốt 1 thập kỷ vừa qua.
Năm 2020, chỉ có 15,2 triệu trẻ em được sinh ra tại Trung Quốc - thấp hơn 2 triệu so với 1 năm trước đó. Chính phủ Trung Quốc vì lo sợ xu hướng này sẽ trở thành một quả bom nổ chậm với độ tuổi dân số quốc gia mà từ bỏ chính sách 1 con, khuyến khích các gia đình sinh nở nhiều hơn.
Nhưng bất chấp việc có nhiều hơn 33 triệu đàn ông so với phụ nữ ở Trung Quốc, phụ nữ mới dễ bị coi là "phần thừa" hơn so với nam giới. Trong khi chiến dịch tăng tỉ lệ sinh nở chưa đạt hiệu quả, việc khuyến khích phụ nữ trẻ lập gia đình và sinh con sớm cũng chẳng khá hơn. Tỉ lệ kết hôn tại Trung Quốc đã giảm liên tiếp trong 5 năm qua, và hiện đất nước này còn tới 200 triệu người trưởng thành còn độc thân.
Bởi vậy, một số công ty đã gia nhập xu hướng để thay đổi câu chuyện này, bằng cách khuyến khích nữ nhân viên công ty hẹn hò, thậm chí là lập gia đình. Như 2 công ty tại Hàng Châu đã cho phép nhân viên nữ độc thân trên 30 tuổi có thêm 8 ngày nghỉ vào dịp Tết để có cơ hội kiếm tìm, vun vén hạnh phúc cho mình. Nghĩa là, tổng cộng họ có tới 15 ngày nghỉ. Và nếu kết hôn trước cuối năm, họ sẽ nhận được thưởng Tết nhiều gấp đôi so với bình thường.
Một trường trung học khác tại Hàng Châu cũng cho giáo viên có thêm 2,5 ngày nghỉ mỗi tháng để phục vụ chuyện yêu đương. Điều này dựa trên số liệu thực tế rằng 40% giáo viên trong trường vẫn còn độc thân, nên nhà trường muốn tạo điều kiện giúp họ - dựa trên lời của hiệu trưởng. Ngoài ra, các giáo viên đã kết hôn mà chưa có con đều sẽ có thêm ngày nghỉ để vun vén hạnh phúc gia đình
Chẳng dám về nhà
Tại Trung Quốc, nhiều phụ nữ độc thân trên 25 tuổi cảm thấy sợ phải về nhà và đối mặt với vô số áp lực cũng như mong muốn mai mối từ cha mẹ. Theo một khảo sát của trang Zhenai.com, khoảng 85% người độc thân trên 30 tuổi cho biết cha mẹ họ thúc giục phải sớm thành hôn.
Shen - cô gái 27 tuổi tại Ninh Ba đã lựa chọn con đường khá vất vả để lẩn trốn chuyện này. Cô dành nguyên một tháng trời để chỉnh sửa 10 bức ảnh ghép cô và một diễn viên nổi tiếng. Khi gửi về cho bố mẹ, họ đều rất hài lòng. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi cô phát hiện ra bài đăng của bố mình trên mạng xã hội.
"Đêm qua tôi mơ thấy con gái mình kết hôn. Tôi đã khóc rất nhiều, và tỉnh dậy nhiều lần trong đêm," - cha của Shen thổ lộ với bạn bè trên mạng xã hội. "Tôi bắt đầu tập phát biểu cho ngày trọng đại của con gái rồi."
Trông thấy những lời đó, Shen ngập tràn hối hận và quyết định thú nhận mọi chuyện qua một bài đăng khác. Lời thú nhận của Shen đã đánh động hàng triệu người độc thân khác đang có hoàn cảnh tương tự.
Một trường hợp khác là tiến sĩ họ Dong, 37 tuổi, cũng muốn tránh mặt cha mẹ vì sợ bị thúc giục. Dong thậm chí không chỉ là một "phụ nữ thừa". Cô còn rơi vào nhóm "3 cao" - học vấn cao, thu nhập cao, và tuổi tác cao - những yếu tố được cho là khiến phụ nữ khó kết hôn hơn.
Quá mệt mỏi vì những lời châm biếm từ họ hàng người thân, cô quyết định bỏ trốn công việc, xin sếp cho phép được làm xuyên Tết. Nhưng sếp của cô từ chối. Ông ngang tuổi với cha mẹ cô và cảm thấy hoàn toàn đồng cảm với họ, thay vì nhân viên của mình.
"Trốn chạy chẳng thể thay đổi được thực tại. Chỉ có thể giải quyết vấn đề bằng cách đối mặt với nó," - Dong trích lời sếp mình. "Dịp nghỉ lễ là cơ hội tốt để gặp gỡ và gia tăng mối quan hệ. Cô cần phải thử gặp gỡ nhiều người, mở lòng và có lẽ sẽ tìm thấy người phù hợp."
Nguồn: Washington Post
****************
BÀI THƠ TUYỆT ...ĐỜI
----Chệt ơi! Cho thiếp hỏi chàng:
Thiếp đâu có đẹp dịu dàng như Nga
Cũng không giàu giống Qatar…
Tại sao chàng vẫn cứ sà vào yêu?
----Việt ơi ! Nàng chớ hỏi nhiều
Tuy em không đẹp yêu kiều, mộng mơ
Nhưng ta yêu nét ngây thơ
Ngây thơ đến mức ngu ngơ của nàng
Bao phen ta lỡ sỗ sàng
Thế nhưng em vẫn nhẹ nhàng bỏ qua
Còn dâng ta cả song Sa
Mặc cho con cái lu loa khóc gào !
Thân em ta cũng sờ vào
Đầu, chân, ngực, rốn… chỗ nào cũng ngon
Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn…
Nàng đều bịt miệng các con dâng mình
----Chệt ơi ! Chàng quả có tình
Để em chờ đợi tình hình bớt căng
Em cho chàng 99 năm
Chàng tha hồ đến ăn nằm với em !
Thích gì chàng cứ dựng lên
Các con khóc mãi cũng quen thôi mà
Mai sau thống nhất một nhà
Con chàng – con thiếp đều là họ Trung !
Cảm ơn nàng nhé Việt cưng
Anh thề suốt kiếp chẳng ngừng yêu em !
Mong trời xe chỉ, kết duyên
Vợ chồng Chệt-Việt đổi tên thành Tàu
**************
Mất hết rồi!: Trung Quốc cay đắng trước tin rúng động
Các nguồn tin tình báo đã tung ra một thông tin đầy bất ngờ khiến giới chức Trung Quốc bàng hoàng. Thiệt hại mà nó mang lại có thể khiến Bắc Kinh khốn đốn.
Giới chức Mỹ từng vô cùng bất ngờ khi một báo cáo của tờ Financial Times tiết lộ rằng Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào cuối tháng 8 năm ngoái.
Cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng Trung Quốc có khả năng tấn công gần như ngay tức thì bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất trong khi không để cho đối phương kịp đoán biết và có thời gian chuẩn bị ứng phó.
Bản báo cáo đã khiến cho Mỹ - quốc gia cũng đang tiến hành chương trình phát triển vũ khí siêu thanh - tụt lại xa phía sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự việc 'rúng động' vừa được tiết lộ mới đây có thể xoay chuyển tình thế theo cách không ngờ tới.
TIN XẤU ẬP ĐẾN TRONG ĐÊM
Tờ Daily Express của Anh đưa tin, các nguồn tin tình báo đã tung ra một thông tin đầy bất ngờ trong đêm 25/1: Một nhà khoa học cấp cao của Trung Quốc đã đào tẩu sang phương Tây, mang theo những bí mật về phương tiện bay siêu vượt âm DF-17 mới nhất do nước này phát triển.
Vụ việc đã khiến giới chức Bắc Kinh bàng hoàng và sửng sốt bởi bí mật bị thất thoát vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, luật "Bí mật nhà nước" của Trung Quốc xưa nay đều rất nghiêm ngặt. Có nhiều hình phạt nếu một công dân bị kết tội làm rò rỉ thông tin mật, nhạy cảm như vậy, trong đó có cả bản án chung thân, thậm chí tử hình. Chẳng ai ngờ người đàn ông 30 tuổi lại có "lá gan" lớn đến thế.
Đáng lưu ý, theo Daily Express, cơ quan tình báo quân sự MI6 của Anh đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc đào tẩu này.
Nhân vật vừa gây rúng động Trung Quốc được mô tả là một chuyên gia kỹ thuật tên lửa, công tác tại Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Tại đây, anh ta đã tham gia phát triển chương trình phương tiện bay siêu thanh tầm trung có khả năng mang tên lửa DF-17 với tầm bắn lên tới hơn 3.000km. Phương tiện này có thể bay quanh địa cầu trước khi lao xuống từ không gian và sử dụng công nghệ dò nhiệt để tấn công bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất.
Phương tiện bay siêu thanh DF-17 trong cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh năm 2019. Ảnh: TASS
Các nguồn tin tình báo cho biết, bất chấp thành công trên, nhà khoa học này vẫn thấy rất bất bình vì... không được thăng chức. Anh ta đã tìm cách liên lạc với một cơ quan tình báo của Anh ở Hồng Kông vào cuối tháng 9 năm ngoái. Trong lần tiếp cận đầu tiên mang tính thăm dò, anh ta nói với người trung gian rằng mình đang nắm trong tay những thông tin chi tiết về phương tiện bay siêu vượt âm của Trung Quốc.
Hiểu rõ rằng bản thân sẽ phải đối mặt với án tử nếu bị phát hiện, nhà khoa học Trung Quốc yêu cầu cho cả gia đình (gồm vợ và con) đi tị nạn.
Một cuộc gọi đã được kết nối tới Vauxhall Cross - Trụ sở chính của Cơ quan tình báo London (thường được gọi là MI6). Tiếp đó, một nhóm 3 người - gồm 2 sĩ quan tình báo và 1 chuyên gia kỹ thuật - đã được điều tới Hồng Kông. Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cũng nhận được thông báo.
Sau khi xác thực được nhà khoa học này không phải là gián điệp của Trung Quốc, MI6 đã lên kế hoạch đưa gia đình anh ta tới Hồng Kông thông qua tuyến đường đặc biệt. Khi đến được địa điểm an toàn, nhà khoa học Trung Quốc phải trải qua cuộc 'thẩm vấn' của nhóm đặc vụ MI6 (gồm 2 người đàn ông, 1 người phụ nữ) và đội đặc vụ 2 người của CIA.
Ngoài những thông tin quan trọng ghi nhớ trong đầu, anh ta còn tiết lộ thêm về các dữ liệu kỹ thuật liên quan tới chương trình phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc.
Cuộc xét hỏi này kéo dài 1 ngày trước khi gia đình của nhà khoa học Trung Quốc tiếp tục được thu xếp để bay đến địa điểm an toàn hơn - đó là một căn cứ không quân của Mỹ ở Đức - sau đó tiếp tục bay đến Mỹ qua Anh.
ÁN TỬ KHÔNG NGĂN ĐƯỢC CÁC VỤ ĐÀO TẨU
Theo tờ EurAsian Times, Luật "Bí mật Nhà nước" của Trung Quốc có phạm vi bao quát rất rộng và với rất nhiều hình phạt, áp dụng từ những trường hợp làm lộ dữ liệu công nghiệp cho tới những trường hợp làm lộ ngày sinh tháng đẻ chi tiết của các lãnh đạo nhà nước.
Một trong những trường hợp nghiêm trọng nhất được ghi nhận vào năm 2016: Huang Yu, kỹ thuật viên máy tính người Trung Quốc, đã bị kết án tử hình vì tội làm rò rỉ hơn 150.000 tài liệu mật cho một thế lực nước ngoài giấu tên.
Trước đó, Huang làm việc cho một cơ quan của chính phủ có liên quan tới việc xử lý bí mật nhà nước. Các tài liệu mà anh ta bị cáo buộc cung cấp cho bên ngoài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các vấn đề quân sự, tài chính trong nước, cho tới các thông tin về Đảng cầm quyền.
Hình phạt khắc nghiệt là vậy nhưng Trung Quốc vẫn không ngăn chặn được hết các vụ đào tẩu và làm lộ bí mật nhà nước. Theo EurAsian Times, trước vụ việc rùm beng mới đây thì đã có một số trường hợp công dân Trung Quốc đào tẩu thành công và cung cấp thông tin cho các thế lực nước ngoài, đặc biệt là một số chính phủ phương Tây.
Từ trái sang: Lệnh Kế Hoạch và em trai Lệnh Hoàn Thành. Ảnh: EurAsian Times
Vào tháng 2/2016, đã xảy ra vụ việc gây chấn động Trung Quốc liên quan đến Lệnh Hoàn Thành - người được coi là "kẻ đào tẩu giá trị nhất", nắm trong tay "tử huyệt" của Trung Quốc.
Ông Lệnh Hoàn Thành là em trai của ông Lệnh Kế Hoạch - cựu Chánh văn phòng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, được xem là cánh tay phải của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Lệnh Hoàn Thành bị cáo buộc đã tiết lộ các thông tin chi tiết liên quan tới quy trình triển khai vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, đời tư của các quan chức cấp cao Trung Quốc... cho phía Mỹ.
Tháng 6 năm ngoái, tiếp tục có báo cáo về việc một điệp viên cấp cao của Trung Quốc, gọi là Dong Jingwei, đào tẩu sang Mỹ và đưa bằng chứng về phòng thí nghiệm Vũ Hán cho Washington.
ĐÒN GIÁNG MẠNH VÀO TRUNG QUỐC
Theo Daily Express, cuộc đào tẩu của nhà khoa học chương trình phương tiện bay siêu thanh sẽ cho phép Anh và Mỹ đẩy nhanh các chương trình phòng thủ chống lại loại vũ khí này. Các nguồn tin tình báo cho biết thêm rằng, với tổn thất lớn như trên, Trung Quốc có thể phải mất tới 2 năm để điều chỉnh các hệ thống của mình và "khiến cho thông tin tình báo bị rò rỉ trở nên không hiệu quả".
"Trong lĩnh vực này, 2 năm là một khoảng thời gian rất dài" - Một quan chức liên quan tới chiến dịch đào tẩu cho hay.
Cuộc đào tẩu của nhà khoa học chương trình DF-17 sẽ là đòn giáng mạnh vào Trung Quốc? (Ảnh: Twitter)
Cùng nhận định về chủ đề này, trang tin TFI cho rằng cuộc đào tẩu trên có thể trở thành bước ngoặt lớn nhất trong cuộc chạy đua vũ khí đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, bởi không giống như tên lửa đạn đạo truyền thống, tên lửa siêu thanh có độ cơ động rất cao nên nó cực khó bị phát hiện và đánh chặn.
TFI cho rằng, cuộc đào tẩu của nhà khoa học Trung Quốc thực sự là một yếu tố "thay đổi cuộc chơi". Nó không chỉ khiến cho Trung Quốc thiệt hại một nhà khoa học cao cấp trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, mà sẽ còn khuyến khích các nhà khoa học khác của Trung Quốc đào tẩu khỏi nước này.
Trước đó, Trung Quốc vốn "khét tiếng" với những chiêu trò ăn cắp công nghệ và câu kéo nhân tài từ các quốc gia khác. Cuộc đào tẩu này, vì thế, không khác gì "một cái tát" vào Bắc Kinh.
**************
***********
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá cải ngày 02 -02 -2022: Đang tính viết HCM là thứ Mặt L. nhưng thôi, cho lành
*****************
Cuộc truy bắt 'Nam Rồng' giết người, trốn xuyên Việt
Giết người, trốn truy nã
Thực hiện cao điểm truy bắt tội phạm trốn truy nã của Bộ Công an, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự (C02) giao Phòng Truy nã, truy tìm, xác lập chuyên án truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt Nguyễn Phương Nam (35 tuổi, quê Lạng Sơn, còn gọi là Nam Rồng) về hành vi giết người.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 5-2021, Nam chở bạn gái tới nhà trọ tại phường Long Bình Tân, (Biên Hòa, Đồng Nai) chơi. Tại đây, Nam xảy ra mâu thuẫn với anh T.V.T. (32 tuổi).
Nam sau đó cùng bạn xã hội là Nguyễn Văn Hải (29 tuổi) dùng dao chém liên tiếp khiến anh T. chấn thương nặng và tử vong. Gây án xong, Hải bị bắt còn Nam bước vào "hành trình bỏ trốn".
Theo cảnh sát, Nam Rồng có 5 tiền án, tiền sự về các hành vi như trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng.
Nam thường xuyên ăn chơi, lêu lổng, nghiện ma túy, là "cánh tay phải" đắc lực chuyên đi đòi nợ thuê giúp các "anh chị xã hội".
Đáng chú ý, Nam xăm trổ kín người và có xăm hình con rồng lớn trước vùng ngực nên được "dân giang hồ" gọi là "Nam Rồng".
100 ngày đêm lần theo dấu vết
Nhận nhiệm vụ khi không có bất kỳ manh mối nào về nơi ẩn náu của Nam, thượng tá Nguyễn Hùng Quân (phó Phòng truy nã, truy tìm ), thượng úy Đinh Viết Chiến (trinh sát), cùng các đồng nghiệp phải bắt đầu hành trình "lần theo từng dấu vết nhỏ nhất".
"Điều chúng tôi lo sợ nhất là trong lúc lẩn trốn, "Nam Rồng" có thể gây án mới. Vì vậy, cách ngăn chặn duy nhất là phải bắt càng nhanh càng tốt", thượng tá Quân nhận định.
Một ngày đầu tháng 7-2021, thượng úy Đinh Viết Chiến dẫn đầu một tổ công tác đi vào hiện trường xảy ra vụ án ở Biên Hòa (Đồng Nai). Tại đây tổ công tác dựng lại vụ việc, tìm hiểu và đánh giá các mối quan hệ của Nam.
Tuy nhiên, không ít lần tổ công tác vượt hàng nghìn kilomet, vào Nam ra Bắc nhưng trở về "tay trắng" khi mọi nỗ lực chưa mang lại kết quả.
Nhận định nhiều khả năng "Nam Rồng" sẽ tìm về quê nhà thăm bố mẹ, thượng úy Chiến cùng tổ trinh sát quyết định ngược lên TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) với hy vọng tìm ra những manh mối đầu tiên về hành tung của anh ta.
Mọi việc không "thuận buồm xuôi gió", các trinh sát nhiều lần vận động nhưng gia đình bị can không hợp tác, luôn tìm cách né tránh cơ quan công an.
Các trinh sát sau đó chia thành các mũi đi rà soát, gặp hàng trăm người quen của Nam, vận động "người nào biết thông tin, hành tung của bị can trốn truy nã này hãy chia sẻ, báo cho cảnh sát".
"Là đối tượng cộm cán, có nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp nên Nguyễn Phương Nam rất cảnh giác, di chuyển qua nhiều địa bàn, đi đến đâu cũng thay tên đổi họ, núp dưới vỏ bọc, sự bao che của các "anh chị xã hội" nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng", trinh sát đánh giá.Đến tháng 9-2021, ban chuyên án bất ngờ nhận được "tín hiệu" quan trọng từ quần chúng báo "Nam Rồng đang ở Hà Nội". Ngay lập tức, ban chuyên án tổ chức cuộc họp gấp, lên kế hoạch theo dõi, vây bắt.
"Việc xác định hành tung của "Nam Rồng" mất rất nhiều công sức, phải rà soát hàng trăm đầu mối.
Những ngày thời tiết mưa, lạnh, các trinh sát hầu như không chợp mắt. Chúng tôi cố gắng bám trụ địa bàn, mật phục cẩn thận, luôn đặt anh ta trong tầm ngắm, vì sợ bứt dây động rừng", trinh sát Chiến kể.
Cuộc vây bắt
Sau nhiều tháng ròng rã mật phục theo dõi, trinh sát đã khớp nối được các dữ liệu, nắm rõ quy luật hoạt động, giờ giấc đi lại của "mục tiêu".
4h sáng 7-1-2022, 8 trinh sát được trang bị súng, áo chống đạn, còng số 8… mặc thường phục, tỏa ra mai phục xung quanh khu nhà trọ Nam đang ở tại Phùng Khoang (Hà Đông, Hà Nội) để theo dõi di biến động.
Một nhóm trinh sát khác đi xe máy, mật phục trên đoạn đường dẫn đến nơi Nam đang làm việc, sẵn sàng chờ lệnh từ chỉ huy.
7h sáng cùng ngày, phát hiện Nam ra khỏi nhà, điều khiển xe máy chuẩn bị đến công ty, nhóm trinh sát liền ra tín hiệu cho đồng đội qua bộ đàm, âm thầm bám theo.
Đúng như dự tính, khi anh ta chạy xe đến ngã tư đường Nguyễn Trãi giao với Nguyễn Xiển, lợi dụng lúc dừng đèn đỏ, đường đông người, thượng úy Đinh Viết Chiến hô lớn: "Chúng tôi là cảnh sát hình sự, đề nghị bị can Nguyễn Phương Nam đứng im, giơ tay lên". Cùng lúc, các mũi trinh sát lao vào bao vây, tạo thế gọng kìm.
Thấy vậy, Nam vứt xe, bỏ chạy được 5m thì bị các trinh sát ập vào khống chế, nhanh chóng bắt giữ.
Tại cơ quan công an, Nam khai nhận, sau khi giết người, Nam trốn lên nhà một người bạn ở Đắk Lắk. Được một thời gian, biết mình bị truy nã gắt gao nên Nam vượt biên sang Campuchia.
Tại đây, Nam làm nghề canh sòng bạc casino và "bảo kê". Nhưng do tình hình dịch COVID-19 căng thẳng, không làm ăn được, hắn ta bị "mắc kẹt" ở đây nên chuyển hướng "hành nghề" trộm cắp, kiếm tiền sinh sống qua ngày, đồng thời tìm cách về lại Việt Nam.
Đến cuối 7-2021, Nam về Việt Nam và đến Bắc Giang trông quán game cho một người anh. Ba tháng sau thấy mọi việc đã yên ắng, nghĩ công an đã quên mình, anh ta liền xuống Hà Nội, lấy tên giả là Nguyễn Văn Chung, xin làm bảo vệ cho một công ty xây dựng..
Bắt 25 đối tượng trốn truy nã trong vòng 1 tháng
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Trần Ngọc Cường, trưởng Phòng Truy nã, truy tìm, cho biết từ 15-12-2021 đến 15-1, đơn vị đã bắt và vận động đầu thú 25 đối tượng trốn truy nã. Trong số có 5 tội phạm truy nã có yếu tố nước ngoài, 6 tội phạm truy nã đặc biệt nguy hiểm và 4 trường hợp trốn 17-24 năm".
"Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến công tác truy bắt tội phạm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết tâm áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp phòng chống dịch và đạt chỉ tiêu cao hơn gấp đôi so với chỉ tiêu được lãnh đạo C02 giao", đại tá Cường nói.
****************
Pháo lậu đỏ trời trắng đất Nghệ An
Người dân đốt pháo trong đêm giao thừa ở thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA
Lúc 0h sáng 1-2 (rạng sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán Nhâm Dần), ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại nhiều khu vực dân cư ở huyện Yên Thành, Nghệ An, người dân đốt pháo rầm rộ.
Ngoài pháo nổ của Bộ Quốc phòng được bán cho người dân trước đó, nhiều loại pháo lậu, pháo tự chế được người dân đem ra đường đốt.
Tại khu vực khối 1, thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, người dân đổ ra đường xem cảnh đốt pháo trong thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ. Pháo được đốt chủ yếu là dàn pháo 36 quả hoặc pháo giấy tự cuốn, gây tiếng nổ to và có tầm cao hơn 30m.
Nhiều người dân cho biết, họ mua các giàn pháo này giá từ 1-1,5 triệu đồng để đốt trong đêm giao thừa với niềm cầu mong một năm mới bình an, sung túc cho gia đình.
Sau 30 phút, xác pháo trắng dọc đường dọc tuyến tỉnh lộ 533 và 538 qua huyện Yên Thành.
Trước đó, UBND tỉnh Nghệ An ra công điện tăng cường công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nghệ An yêu cầu các xã, phường, thị trấn thành lập các tổ công tác tuần tra đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống pháo trong đêm giao thừa, bảo đảm mỗi xã, phường, thị trấn phải có ít nhất 1 tổ công tác.
Các xã, phường, thị trấn đã để xảy ra tình trạng đốt pháo nhiều trong đêm giao thừa năm 2021 bố trí ít nhất 2 tổ công tác, mỗi tổ tối thiểu 10 người để tuần tra (đến từng nhà nghi sẽ đốt pháo để gặp gỡ, tuyên truyền, nhắc nhở), ngăn chặn, bắt giữ, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về pháo.
Nếu để xảy ra tình trạng đốt pháo trên địa bàn trong đêm giao thừa, lãnh đạo huyện phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo xã phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện.
Từ tháng 10-2021 đến trước Tết Nguyên Đán 2022, cơ quan chức năng Nghệ An bắt 165 vụ, 252 người phạm tội và vi phạm pháp luật về pháo, thu 6,2 tấn pháo các loại.
***************
Vợ, dì của chủ tịch Kim xuất hiện hiếm hoi trước công chúng giữa đại dịch
Vợ và người dì có ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có lần xuất hiện hiếm hoi trên các phương tiện truyền thông nhà nước hôm 2/2, khi gia đình đang nắm quyền ở đất nước này luôn kín tiếng trong đại dịch virus corona.
Các hình ảnh trên truyền hình nhà nước cho thấy vợ của lãnh tụ Kim, bà Ri Sol Ju và dì của ông, Kim Kyong Hui, tham dự một buổi biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Nghệ thuật Mansudae ở thủ đô Bình Nhưỡng, nhân dịp Tết Nguyên đán.
Lần công khai xuất hiện trước công chúng trước đây của phu nhân chủ tịch Kim là ngày 9/9, khi bà cùng chồng đến thăm Cung điện Mặt trời Kumsusan, nơi lưu giữ các thi thể ướp của ông nội và người cha quá cố của ông Kim, nhân kỷ niệm ngày thành lập đất nước.
Hãng thông tấn KCNA cho biết: "Khi ông (Kim) xuất hiện tại khán phòng của nhà hát cùng với vợ, Ri Sol Ju, giữa tiếng nhạc chào mừng đang phát ra, khán giả cất tiếng reo hò cuồng nhiệt 'Hurray!'".
Đoạn video trên truyền hình cho thấy bà Ri, trong trang phục hanbok truyền thống màu đỏ và đen, trò chuyện và tươi cười với ông Kim trong suốt chương trình, và hai vợ chồng đã lên sân khấu để bắt tay và chụp ảnh với các nghệ sĩ.
Đoạn clip cũng cho thấy sự xuất hiện lần đầu tiên kể từ tháng 1/2020 của người dì của Chủ tịch Kim, cũng là một cựu quan chức cấp cao của Đảng Công nhân cầm quyền, Kim Kyong Hui, ngồi cạnh bà Ri tại buổi biểu diễn.
Kim Kyong Hui là nhân vật chủ chốt trong những năm đầu cầm quyền của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, nhưng đã biến mất khỏi truyền thông sau khi vị lãnh tụ của Triều Tiên ra lệnh xử tử người chồng quyền lực của bà, Jang Song Thaek, vì tội phản quốc vào năm 2013, trước khi bất ngời xuất hiện trở lại sáu năm sau đó.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) năm 2017 cho biết người dì của ông Kim đang phải điều trị một căn bệnh không xác định ở bên ngoài Bình Nhưỡng.
Còn bà Ri, vợ ông Kim, từng thu hút sự chú ý của quốc tế khi thường xuyên tháp tùng chồng trong các chuyến thăm hỏi xã giao, kinh doanh và thậm chí là quân sự. Điều này khác hẳn với cha ông, Kim Jong Il, người hiếm khi xuất hiện trước công chúng với bất kỳ người vợ nào của mình.
Bà Ri đã vắng mặt trên các phương tiện truyền thông nhà nước hơn một năm trước khi xuất hiện trở lại khi tham dự một buổi hòa nhạc vào tháng 2 năm ngoái, làm dấy lên những đồn đoán về sức khỏe của bà và khả năng bà mang thai.
Cơ quan tình báo của Hàn Quốc tin rằng ông Kim và bà Ri có ba người con, nhưng rất ít thông tin công khai về họ.
Triều Tiên chưa xác nhận bất kỳ đợt bùng phát COVID-19 nào, nhưng đã đóng cửa biên giới và thực hiện các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt bao gồm hạn chế đi lại.
******************
Danh ca Thái Châu hé lộ cuộc hôn nhân với bà xã kín tiếng
Thái Châu có cuộc sống hôn nhân viên mãn, thường được bà xã chăm chút khi hoạt động nghệ thuật BTC/ TL |
Đêm thi tiếp theo của Người kể chuyện tình có sự tranh tài của thí sinh Đông Hải, dưới sự đánh giá của giám khảo là danh ca Thái Châu, ca sĩ Ngọc Ánh và ca sĩ Nguyên Vũ.
Bước vào độ tuổi U.70, Thái Châu không chỉ giữ được ngọn lửa đam mê với nghề mà còn được nhiều người ngưỡng mộ bởi vẻ ngoài trẻ trung cùng tổ ấm đầy viên mãn bên người vợ kín tiếng. Được biết giọng ca Tình cờ gặp nhau bén duyên với bà xã từ khi còn làm việc và sinh sống ở nước ngoài.
Thái Châu vẫn giữ vẻ ngoài phong độ dù đã U.70 BTC |
Người bạn đời của nam danh ca không hoạt động nghệ thuật nhưng am hiểu về môi trường giải trí và thường xuyên có mặt ở hậu trường các buổi biểu diễn để hỗ trợ Thái Châu những việc cần thiết. Anh thú nhận: “Tình yêu là do duyên phận. Nếu gặp một bến đỗ của cuộc đời, chúng ta hãy cố gắng giữ hạnh phúc, trân trọng người luôn bên cạnh, yêu thương, lo lắng cho mình. Mình phải cố gắng giữ cho trọn vẹn mối tình, đừng để phụ lòng người ta”.
Danh ca Thái Châu cho biết chính sự quan tâm, chăm sóc tận tình của vợ mà bản thân ông thấy yêu đời hơn. Nam ca sĩ thừa nhận: “Vợ tôi chăm tôi kỹ, tỉ mỉ lắm. Cô ấy không ép buộc tôi phải tuân theo khuôn khổ hay quy định nào hết mà để tôi tự do làm những gì mình thích, tất nhiên không được quá đà. Ngoài ra, cô ấy còn nhắc nhở tôi phải biết giữ dây thanh quản, giữ da để có thể xuất hiện trước khán giả một cách chỉn chu nhất”.
Nguyên Vũ xúc động nhớ lại con đường tình yêu lãng mạn với mối tình đầu BTC |
Trong hậu trường chương trình Người kể chuyện tình, ca sĩ Nguyên Vũ thổ lộ anh có một khoảng thời gian rất đẹp trong tình yêu, gắn với một con đường kỷ niệm. Giọng ca Hoa anh đào trong gió cho hay: “Tôi từng có một mối tình thiếu niên. Mỗi ngày, hai người từ nhà đi đến trường, tôi thường ghé ngang nhà cô ấy đèo cô ấy đi học. Tôi mong ngóng những giờ đó, con đường đến trường đẹp, đi ngang qua chỗ hàng me có lá me rơi, lãng mạn”. Anh tin rằng rất nhiều người sẽ nhớ con đường đến trường đó, không riêng gì bản thân anh.
Trong chương trình, ca sĩ Ngọc Ánh chia sẻ câu chuyện đặc biệt về cuộc đời mình vào thời hoàng kim, gắn liền với “con đường chạy show”. Bởi cô là một trong những ngôi sao ca nhạc từng được người hâm mộ ưu ái gọi bằng danh xưng “nữ hoàng nhạc rock”. Theo giọng ca Anh ba Hưng, nghệ sĩ ngày xưa, độ hot được đo bằng số lượng show diễn trong một thời điểm. Và Ngọc Ánh chính là một trong những ca sĩ có số lượng show diễn kỷ lục. Cô chia sẻ: “Ngọc Ánh không có con đường kỷ niệm với tình yêu đôi lứa, chỉ có con đường từ nhà đến những tụ điểm chạy show”.
Ngọc Ánh nhớ về thời hoàng kim cùng “con đường chạy show đến các tụ điểm” BTC |
Đông Hải được biết đến với vai trò diễn viên trước khi tham gia Người kể chuyện tình. Nam diễn viên từng là thành viên của nhóm Chuồn Chuồn Giấy và từng đạt thành tích ở các cuộc thi hài. Anh tiết lộ chính ca sĩ Ý Lan đã truyền niềm đam mê ca hát cho mình. Và với chương trình Người kể chuyện tình, anh xem đây là thời điểm thích hợp để thực hiện ước mơ cầm mic hát.
Đông Hải mê hát vì thích ca sĩ Ý Lan, không ngại cạnh tranh với các thí sinh tại Người kể chuyện tình BTC |
Nam diễn viên thổ lộ: “Tôi chưa từng trải qua một trường lớp nào đào tạo chuyên nghiệp về ca hát. Những năm trước đây, tôi nhìn poster và ước thầm rằng sẽ được hát ở sân khấu này. Lời mời đến với cuộc thi này đầy bất ngờ nhưng đó là một hành trình thú vị để Đông Hải cố gắng, mang đến một hành trình trọn vẹn nhất cho khán giả. Việc cạnh tranh ở một cuộc thi ca hát với những ca sĩ chuyên nghiệp từng đạt giải thưởng quán quân, á quân cũng khiến tôi có nhiều áp lực, hồi hộp, lo lắng nhưng bên cạnh đó cũng có sự thú vị khi tôi có được cơ hội hát. Tôi tin rằng bản thân có lợi thế diễn xuất, sẽ có thể bù đắp phần nào cho giọng hát tự nhiên, chưa có nhiều kỹ thuật. Tôi cứ cố gắng, chơi hết mình”.
Sau Người kể chuyện tình, Đông Hải quyết tâm đi học hát để trau dồi kỹ năng, để hiểu hơn những nốt nhạc. Anh tâm sự: “Trước khi thi, tôi chỉ xem clip các bài hát của những ca sĩ chuyên nghiệp, nương theo để học hỏi cách xử lý bài hát. Sau sân chơi này, tôi sẽ đi học thanh nhạc và cố gắng giảm cân, để giữ gìn vóc dáng, hình ảnh trong mắt khán giả”. Được biết nam thí sinh sẽ xuất hiện trong tập 11 và trình diễn ca khúc Xin còn gọi tên nhau. Chương trình lên sóng lúc 21 giờ ngày 3.2 trên THVL1**************
Bữa tiệc tất niên lịch sử của Từ Hi Thái hậu nhà Thanh
Từ Hi Thái hậu nổi tiếng là một vị thái hậu đầy quyền lực và ưa chuộng lối sống xa hoa. Bữa tiệc Tết xuân Canh Tý (1874) của bà là một trong những minh chứng rõ ràng nhất. Theo Thanh cung khởi cư chú (Ghi chép về cuộc sống trong cung nhà Thanh) ghi lại, những chi tiết trong bữa đại tiệc đã khiến hậu thế phải rùng mình. Nó đã thể hiện sự giàu có, xa xỉ tột bậc của vương triều nhà Thanh thời bấy giờ.
Bữa tiệc Tết 7 ngày 7 đêm lịch sử
Bữa tiệc Tết xuân Canh Tý năm 1874 là bữa đại tiệc mời các sứ thần phương Tây để giải quyết các vấn đề ngoại giao của Từ Hi Thái hậu, vì vậy mà được tổ chức lớn hơn mọi năm. Danh sách khách mời gồm khoảng 400 người, bao gồm cả các quan lại lẫn các sứ thần. Đại yến tiệc được bắt đầu đúng vào 12 giờ đêm giao thừa, và kéo dài liên tục đến hết ngày mùng 7 Tết mới kết thúc. Chi phí cho bữa tiệc khoảng gần 400 ngàn lượng vàng, tương đương 6 triệu nhân dân tệ trong thời hiện đại (khoảng 21 tỷ VNĐ).
Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, chưa có yến tiệc nào được ghi nhận mà linh đình, trọng thể đến vậy. Đại tiệc Tết Canh Tý đã được chuẩn bị từ... Tết năm trước, mất hơn 11 tháng lên kế hoạch và chuẩn bị. Tổng cộng bữa ăn lịch sử này có 1750 người phục dịch.
Đêm 30 Tết, tất cả các khách mời tề tựu về Duy An Cung để dùng bữa cùng Từ Hi. Không chỉ long trọng trong các món ăn hay cách phục vụ, tiệc cũng có ca múa nhạc liên tục để góp vui.
Mỗi ngày, nhà bếp dọn lên phục vụ 400 quan khách 20 món ăn khác nhau, tổng cộng 7 ngày là 140 món. Cứ mỗi lần dùng một món mới là Thái Hậu lại gõ ngọc khánh, một viên nội giám lại vòng tay xướng tên món ăn. Cứ ăn hết một món, nhạc lại tấu lên một bản. Tất nhiên, việc ăn quá nhiều sơn hào hải vị cũng chẳng phải dễ dàng. Thế nên sau khi dùng xong đúng 5 món, thực khách lại được uống một chén rượu thuốc nước có tác dụng tiêu thực để lấy sức ăn tiếp.
Ngay từ tháng 2 năm 1873, hoàng cung đã lệnh cho mỗi tỉnh Trung Quốc phải cử 10 đầu bếp xuất sắc nhất về kinh đô hội ý thảo thực đơn. Sau gần hai tháng, các đầu bếp mới thống nhất một thực đơn gồm 140 món, trong đó có 7 món cực kỳ đặc biệt dành cho 7 ngày Tết. Những món ăn nổi tiếng nhất mà không ai dám tưởng tượng ra phải kể đến các món sau:
Sâm thử (Chuột sâm)
Đúng như tên gọi của nó, đây là món thịt chuột, nhưng là chuột nuôi bằng sâm. Những con chuột mới sinh ra sẽ được đem nuôi trong lồng kính, ngày ngày cho ăn toàn sâm thượng hạng, uống nước suối. Nhưng người ta vẫn chưa lấy những con chuột này ăn thịt. Sau khi chúng lớn, những con chuột sâm lại được phối giống với nhau sinh ra lớp chuột mới. Tiếp tục nuôi như vậy, đến đời chuột thứ 3 mới được làm thịt, mới đủ tiêu chuẩn "thập toàn đại bổ".
Chưa hết, một chi tiết nữa còn khiến hậu thế giật mình hơn là chuột sâm được phục vụ sống, tức không chế biến vì người ta tin như vậy mới hấp thụ được hết tinh hoa trong nó.
Não Hầu (Óc khỉ)
Những con khỉ bị chọn để làm thức ăn cho Từ Hi Thái hậu cùng 400 khách quý đương nhiên không phải khỉ bình thường. Chúng đều là khỉ sống ở vùng Thiên Hoa Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông, trong một rừng lê gọi là ngọc căn lê. Trái lê ở đây nổi tiếng ngon nhất cả nước, trị được bách bệnh. Lũ khỉ ăn ngọc căn lê nên thịt rất thơm ngon lại bổ dưỡng.
Để bắt được những con khỉ này không dễ vì số lượng ít. Từ Hi đã treo thưởng 110 lượng vàng cho các thợ săn khi bắt được một con khỉ trong rừng Thiên Hoa Sơn. Tương tự như Sâm thử, món này cũng phục vụ sống. Các sứ giả nước ngoài đã phải kinh hồn bạt vía khi tự múc óc khỉ từ những chú khỉ đang thoi thóp trong hộp gỗ.
Sơn Dương Trùng (Dòi dê núi)
Thái Hậu đã xuống chiếu lệnh cho các thợ săn chuyên nghiệp tỉnh Hồ Bắc vào rừng mang về cho được một cặp sơn dương lớn đặc biệt. Sau một tháng, đoàn thợ săn mới thành công bắt được 3 cặp dê rừng đủ tiêu chuẩn. Sau đó chúng được nuôi trong một khu vườn đầy cỏ hảo hạng. Cỏ nuôi dê được vận chuyển từ Vân Nam và Quảng Tây, có dược chất bổ dưỡng, được gọi mỹ miều là cỏ "đông trùng hạ thảo". Đợi những con dê sinh sản, người ta mới lấy các chú dê con ra để chế biến.
Sau khi bị giết mổ và làm sạch, quá trình chế biến dê con diễn ra trong 10 ngày. Ngày đầu tiên chúng bị ngâm trong rượu và nước gừng, ngày thứ hai là trong sữa tươi và nước sâm nhung, ngày thứ ba thì lấy cuống hoa sen quỳ trắng nhập từ Hàn Quốc về cắm vào thịt dê. Đến ngày thứ 10, những đóa hoa sen sẽ tự nhiên xuất hiện lúc nhúc những con dòi trắng nõn. Đầu bếp lấy dòi ấy chế biến thành món sơn dương trùng. Nó được cho là trị được các bệnh hiểm nghèo nhất như bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi.
Nguồn: Sohu
*************
Sợ đến nỗi chẳng dám về nhà: Nỗi lo của phụ nữ "ế" tại Trung Quốc mỗi ...
Trong văn hóa Trung Quốc, việc chăm lo cho gia đình và có con nối dõi nằm trong số những điều quan trọng nhất. Vậy nên, các bậc cha mẹ thường can thiệp rất sâu vào chuyện yêu đương của con cái khi đã đến tuổi cập kê. Chính sách một con trước kia đã khiến câu chuyện trở nên nặng nề hơn, vì con họ cũng là hy vọng duy nhất để tiếp nối dòng dõi gia tộc.
Nhưng cũng chính bởi vậy mà việc chưa lập gia đình và có con trở thành một gánh nặng, đặc biệt là với những "phụ nữ thừa" (sheng nu) - khái niệm dành cho phụ nữ gần 30 tuổi vẫn độc thân ở Trung Quốc. Càng gần Tết, áp lực càng lớn hơn, đến mức họ tìm cách lẩn tránh chính gia đình của mình.
Một số người quyết định chọn cách ở lại thành phố, không về quê. Họ thậm chí xin sếp làm thêm giờ vào dịp nghỉ lễ. Có người thì tìm cách kiếm tạm một anh bạn trai nào đó về ra mắt. Nhưng tựu trung, áp lực dồn lên họ là quá nhiều. Các bệnh viện thậm chí còn ghi nhận làn sóng người trẻ phải điều trị rối loạn lo âu gia tăng.
"Năm ngoái tôi sợ đến mức chẳng dám về nhà. Năm nay cũng thế, chẳng muốn về nhà, nhưng có lẽ chẳng tránh được," - Emily Liu, 32 tuổi, nhân viên làm việc cho một công ty nhà nước chia sẻ.
"Bố mẹ bảo rằng 'bạn học của mày có con cái hết rồi, còn mày đến bạn trai còn chẳng có,'" - cô than thở. "Đây là chủ đề duy nhất được bàn đến mỗi khi tôi về nhà. Nó thậm chí đánh động cả họ hàng nữa. Áp lực thực sự."
Áp lực từ truyền thống
Trên thực tế, cụm từ "phụ nữ thừa" là khái niệm khá phổ biến tại châu Á, nếu như gần 30 tuổi họ vẫn chưa lấy chồng. Nhưng quá trình phát triển kinh tế thần tốc của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua đã khiến nhiều phụ nữ quyết định chọn sự nghiệp thay vì kết hôn sớm, hoặc chẳng cần kết hôn. Xu hướng này đã khiến tỉ lệ sinh nở tại Trung Quốc giảm đi nhanh chóng suốt 1 thập kỷ vừa qua.
Năm 2020, chỉ có 15,2 triệu trẻ em được sinh ra tại Trung Quốc - thấp hơn 2 triệu so với 1 năm trước đó. Chính phủ Trung Quốc vì lo sợ xu hướng này sẽ trở thành một quả bom nổ chậm với độ tuổi dân số quốc gia mà từ bỏ chính sách 1 con, khuyến khích các gia đình sinh nở nhiều hơn.
Nhưng bất chấp việc có nhiều hơn 33 triệu đàn ông so với phụ nữ ở Trung Quốc, phụ nữ mới dễ bị coi là "phần thừa" hơn so với nam giới. Trong khi chiến dịch tăng tỉ lệ sinh nở chưa đạt hiệu quả, việc khuyến khích phụ nữ trẻ lập gia đình và sinh con sớm cũng chẳng khá hơn. Tỉ lệ kết hôn tại Trung Quốc đã giảm liên tiếp trong 5 năm qua, và hiện đất nước này còn tới 200 triệu người trưởng thành còn độc thân.
Bởi vậy, một số công ty đã gia nhập xu hướng để thay đổi câu chuyện này, bằng cách khuyến khích nữ nhân viên công ty hẹn hò, thậm chí là lập gia đình. Như 2 công ty tại Hàng Châu đã cho phép nhân viên nữ độc thân trên 30 tuổi có thêm 8 ngày nghỉ vào dịp Tết để có cơ hội kiếm tìm, vun vén hạnh phúc cho mình. Nghĩa là, tổng cộng họ có tới 15 ngày nghỉ. Và nếu kết hôn trước cuối năm, họ sẽ nhận được thưởng Tết nhiều gấp đôi so với bình thường.
Một trường trung học khác tại Hàng Châu cũng cho giáo viên có thêm 2,5 ngày nghỉ mỗi tháng để phục vụ chuyện yêu đương. Điều này dựa trên số liệu thực tế rằng 40% giáo viên trong trường vẫn còn độc thân, nên nhà trường muốn tạo điều kiện giúp họ - dựa trên lời của hiệu trưởng. Ngoài ra, các giáo viên đã kết hôn mà chưa có con đều sẽ có thêm ngày nghỉ để vun vén hạnh phúc gia đình
Chẳng dám về nhà
Tại Trung Quốc, nhiều phụ nữ độc thân trên 25 tuổi cảm thấy sợ phải về nhà và đối mặt với vô số áp lực cũng như mong muốn mai mối từ cha mẹ. Theo một khảo sát của trang Zhenai.com, khoảng 85% người độc thân trên 30 tuổi cho biết cha mẹ họ thúc giục phải sớm thành hôn.
Shen - cô gái 27 tuổi tại Ninh Ba đã lựa chọn con đường khá vất vả để lẩn trốn chuyện này. Cô dành nguyên một tháng trời để chỉnh sửa 10 bức ảnh ghép cô và một diễn viên nổi tiếng. Khi gửi về cho bố mẹ, họ đều rất hài lòng. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi cô phát hiện ra bài đăng của bố mình trên mạng xã hội.
"Đêm qua tôi mơ thấy con gái mình kết hôn. Tôi đã khóc rất nhiều, và tỉnh dậy nhiều lần trong đêm," - cha của Shen thổ lộ với bạn bè trên mạng xã hội. "Tôi bắt đầu tập phát biểu cho ngày trọng đại của con gái rồi."
Trông thấy những lời đó, Shen ngập tràn hối hận và quyết định thú nhận mọi chuyện qua một bài đăng khác. Lời thú nhận của Shen đã đánh động hàng triệu người độc thân khác đang có hoàn cảnh tương tự.
Một trường hợp khác là tiến sĩ họ Dong, 37 tuổi, cũng muốn tránh mặt cha mẹ vì sợ bị thúc giục. Dong thậm chí không chỉ là một "phụ nữ thừa". Cô còn rơi vào nhóm "3 cao" - học vấn cao, thu nhập cao, và tuổi tác cao - những yếu tố được cho là khiến phụ nữ khó kết hôn hơn.
Quá mệt mỏi vì những lời châm biếm từ họ hàng người thân, cô quyết định bỏ trốn công việc, xin sếp cho phép được làm xuyên Tết. Nhưng sếp của cô từ chối. Ông ngang tuổi với cha mẹ cô và cảm thấy hoàn toàn đồng cảm với họ, thay vì nhân viên của mình.
"Trốn chạy chẳng thể thay đổi được thực tại. Chỉ có thể giải quyết vấn đề bằng cách đối mặt với nó," - Dong trích lời sếp mình. "Dịp nghỉ lễ là cơ hội tốt để gặp gỡ và gia tăng mối quan hệ. Cô cần phải thử gặp gỡ nhiều người, mở lòng và có lẽ sẽ tìm thấy người phù hợp."
Nguồn: Washington Post
****************
BÀI THƠ TUYỆT ...ĐỜI
----Chệt ơi! Cho thiếp hỏi chàng:
Thiếp đâu có đẹp dịu dàng như Nga
Cũng không giàu giống Qatar…
Tại sao chàng vẫn cứ sà vào yêu?
----Việt ơi ! Nàng chớ hỏi nhiều
Tuy em không đẹp yêu kiều, mộng mơ
Nhưng ta yêu nét ngây thơ
Ngây thơ đến mức ngu ngơ của nàng
Bao phen ta lỡ sỗ sàng
Thế nhưng em vẫn nhẹ nhàng bỏ qua
Còn dâng ta cả song Sa
Mặc cho con cái lu loa khóc gào !
Thân em ta cũng sờ vào
Đầu, chân, ngực, rốn… chỗ nào cũng ngon
Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn…
Nàng đều bịt miệng các con dâng mình
----Chệt ơi ! Chàng quả có tình
Để em chờ đợi tình hình bớt căng
Em cho chàng 99 năm
Chàng tha hồ đến ăn nằm với em !
Thích gì chàng cứ dựng lên
Các con khóc mãi cũng quen thôi mà
Mai sau thống nhất một nhà
Con chàng – con thiếp đều là họ Trung !
Cảm ơn nàng nhé Việt cưng
Anh thề suốt kiếp chẳng ngừng yêu em !
Mong trời xe chỉ, kết duyên
Vợ chồng Chệt-Việt đổi tên thành Tàu
**************
Mất hết rồi!: Trung Quốc cay đắng trước tin rúng động
Các nguồn tin tình báo đã tung ra một thông tin đầy bất ngờ khiến giới chức Trung Quốc bàng hoàng. Thiệt hại mà nó mang lại có thể khiến Bắc Kinh khốn đốn.
Giới chức Mỹ từng vô cùng bất ngờ khi một báo cáo của tờ Financial Times tiết lộ rằng Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào cuối tháng 8 năm ngoái.
Cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng Trung Quốc có khả năng tấn công gần như ngay tức thì bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất trong khi không để cho đối phương kịp đoán biết và có thời gian chuẩn bị ứng phó.
Bản báo cáo đã khiến cho Mỹ - quốc gia cũng đang tiến hành chương trình phát triển vũ khí siêu thanh - tụt lại xa phía sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự việc 'rúng động' vừa được tiết lộ mới đây có thể xoay chuyển tình thế theo cách không ngờ tới.
TIN XẤU ẬP ĐẾN TRONG ĐÊM
Tờ Daily Express của Anh đưa tin, các nguồn tin tình báo đã tung ra một thông tin đầy bất ngờ trong đêm 25/1: Một nhà khoa học cấp cao của Trung Quốc đã đào tẩu sang phương Tây, mang theo những bí mật về phương tiện bay siêu vượt âm DF-17 mới nhất do nước này phát triển.
Vụ việc đã khiến giới chức Bắc Kinh bàng hoàng và sửng sốt bởi bí mật bị thất thoát vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, luật "Bí mật nhà nước" của Trung Quốc xưa nay đều rất nghiêm ngặt. Có nhiều hình phạt nếu một công dân bị kết tội làm rò rỉ thông tin mật, nhạy cảm như vậy, trong đó có cả bản án chung thân, thậm chí tử hình. Chẳng ai ngờ người đàn ông 30 tuổi lại có "lá gan" lớn đến thế.
Đáng lưu ý, theo Daily Express, cơ quan tình báo quân sự MI6 của Anh đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc đào tẩu này.
Nhân vật vừa gây rúng động Trung Quốc được mô tả là một chuyên gia kỹ thuật tên lửa, công tác tại Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Tại đây, anh ta đã tham gia phát triển chương trình phương tiện bay siêu thanh tầm trung có khả năng mang tên lửa DF-17 với tầm bắn lên tới hơn 3.000km. Phương tiện này có thể bay quanh địa cầu trước khi lao xuống từ không gian và sử dụng công nghệ dò nhiệt để tấn công bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất.
Phương tiện bay siêu thanh DF-17 trong cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh năm 2019. Ảnh: TASS
Các nguồn tin tình báo cho biết, bất chấp thành công trên, nhà khoa học này vẫn thấy rất bất bình vì... không được thăng chức. Anh ta đã tìm cách liên lạc với một cơ quan tình báo của Anh ở Hồng Kông vào cuối tháng 9 năm ngoái. Trong lần tiếp cận đầu tiên mang tính thăm dò, anh ta nói với người trung gian rằng mình đang nắm trong tay những thông tin chi tiết về phương tiện bay siêu vượt âm của Trung Quốc.
Hiểu rõ rằng bản thân sẽ phải đối mặt với án tử nếu bị phát hiện, nhà khoa học Trung Quốc yêu cầu cho cả gia đình (gồm vợ và con) đi tị nạn.
Một cuộc gọi đã được kết nối tới Vauxhall Cross - Trụ sở chính của Cơ quan tình báo London (thường được gọi là MI6). Tiếp đó, một nhóm 3 người - gồm 2 sĩ quan tình báo và 1 chuyên gia kỹ thuật - đã được điều tới Hồng Kông. Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cũng nhận được thông báo.
Sau khi xác thực được nhà khoa học này không phải là gián điệp của Trung Quốc, MI6 đã lên kế hoạch đưa gia đình anh ta tới Hồng Kông thông qua tuyến đường đặc biệt. Khi đến được địa điểm an toàn, nhà khoa học Trung Quốc phải trải qua cuộc 'thẩm vấn' của nhóm đặc vụ MI6 (gồm 2 người đàn ông, 1 người phụ nữ) và đội đặc vụ 2 người của CIA.
Ngoài những thông tin quan trọng ghi nhớ trong đầu, anh ta còn tiết lộ thêm về các dữ liệu kỹ thuật liên quan tới chương trình phương tiện bay siêu thanh của Trung Quốc.
Cuộc xét hỏi này kéo dài 1 ngày trước khi gia đình của nhà khoa học Trung Quốc tiếp tục được thu xếp để bay đến địa điểm an toàn hơn - đó là một căn cứ không quân của Mỹ ở Đức - sau đó tiếp tục bay đến Mỹ qua Anh.
ÁN TỬ KHÔNG NGĂN ĐƯỢC CÁC VỤ ĐÀO TẨU
Theo tờ EurAsian Times, Luật "Bí mật Nhà nước" của Trung Quốc có phạm vi bao quát rất rộng và với rất nhiều hình phạt, áp dụng từ những trường hợp làm lộ dữ liệu công nghiệp cho tới những trường hợp làm lộ ngày sinh tháng đẻ chi tiết của các lãnh đạo nhà nước.
Một trong những trường hợp nghiêm trọng nhất được ghi nhận vào năm 2016: Huang Yu, kỹ thuật viên máy tính người Trung Quốc, đã bị kết án tử hình vì tội làm rò rỉ hơn 150.000 tài liệu mật cho một thế lực nước ngoài giấu tên.
Trước đó, Huang làm việc cho một cơ quan của chính phủ có liên quan tới việc xử lý bí mật nhà nước. Các tài liệu mà anh ta bị cáo buộc cung cấp cho bên ngoài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các vấn đề quân sự, tài chính trong nước, cho tới các thông tin về Đảng cầm quyền.
Hình phạt khắc nghiệt là vậy nhưng Trung Quốc vẫn không ngăn chặn được hết các vụ đào tẩu và làm lộ bí mật nhà nước. Theo EurAsian Times, trước vụ việc rùm beng mới đây thì đã có một số trường hợp công dân Trung Quốc đào tẩu thành công và cung cấp thông tin cho các thế lực nước ngoài, đặc biệt là một số chính phủ phương Tây.
Từ trái sang: Lệnh Kế Hoạch và em trai Lệnh Hoàn Thành. Ảnh: EurAsian Times
Vào tháng 2/2016, đã xảy ra vụ việc gây chấn động Trung Quốc liên quan đến Lệnh Hoàn Thành - người được coi là "kẻ đào tẩu giá trị nhất", nắm trong tay "tử huyệt" của Trung Quốc.
Ông Lệnh Hoàn Thành là em trai của ông Lệnh Kế Hoạch - cựu Chánh văn phòng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, được xem là cánh tay phải của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Lệnh Hoàn Thành bị cáo buộc đã tiết lộ các thông tin chi tiết liên quan tới quy trình triển khai vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, đời tư của các quan chức cấp cao Trung Quốc... cho phía Mỹ.
Tháng 6 năm ngoái, tiếp tục có báo cáo về việc một điệp viên cấp cao của Trung Quốc, gọi là Dong Jingwei, đào tẩu sang Mỹ và đưa bằng chứng về phòng thí nghiệm Vũ Hán cho Washington.
ĐÒN GIÁNG MẠNH VÀO TRUNG QUỐC
Theo Daily Express, cuộc đào tẩu của nhà khoa học chương trình phương tiện bay siêu thanh sẽ cho phép Anh và Mỹ đẩy nhanh các chương trình phòng thủ chống lại loại vũ khí này. Các nguồn tin tình báo cho biết thêm rằng, với tổn thất lớn như trên, Trung Quốc có thể phải mất tới 2 năm để điều chỉnh các hệ thống của mình và "khiến cho thông tin tình báo bị rò rỉ trở nên không hiệu quả".
"Trong lĩnh vực này, 2 năm là một khoảng thời gian rất dài" - Một quan chức liên quan tới chiến dịch đào tẩu cho hay.
Cuộc đào tẩu của nhà khoa học chương trình DF-17 sẽ là đòn giáng mạnh vào Trung Quốc? (Ảnh: Twitter)
Cùng nhận định về chủ đề này, trang tin TFI cho rằng cuộc đào tẩu trên có thể trở thành bước ngoặt lớn nhất trong cuộc chạy đua vũ khí đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, bởi không giống như tên lửa đạn đạo truyền thống, tên lửa siêu thanh có độ cơ động rất cao nên nó cực khó bị phát hiện và đánh chặn.
TFI cho rằng, cuộc đào tẩu của nhà khoa học Trung Quốc thực sự là một yếu tố "thay đổi cuộc chơi". Nó không chỉ khiến cho Trung Quốc thiệt hại một nhà khoa học cao cấp trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, mà sẽ còn khuyến khích các nhà khoa học khác của Trung Quốc đào tẩu khỏi nước này.
Trước đó, Trung Quốc vốn "khét tiếng" với những chiêu trò ăn cắp công nghệ và câu kéo nhân tài từ các quốc gia khác. Cuộc đào tẩu này, vì thế, không khác gì "một cái tát" vào Bắc Kinh.
**************
***********