Ngày
1/9, Công an huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đang tạm giữ đối tượng
Trần Đình Trung (22 tuổi, trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) để điều
tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên
không gian mạng.
Trước
đó, Công an huyện Duy Xuyên phát hiện trên địa bàn có một số đối tượng
có dấu hiệu lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài
sản trên không gian mạng.
Từ đó, cơ quan công an xác lập chuyên
án tập trung lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu
tranh làm rõ. Đến ngày 31/8, Công an huyện Duy Xuyên tiến hành giữ người
trong trường hợp khẩn cấp đối với Trần Đình Trung.
Tiến hành khám xét khẩn cấp nhà đối tượng, lực lượng công an phát hiện, thu giữ một máy tính, 2 điện thoại di động.
Theo
lời khai của Trung, vào đầu tháng 6, Trung sử dụng tài khoản Zalo,
Facebook ảo để đăng tải nhiều bài viết có nội dung cho vay tiền online
thủ tục đơn giản, không cần thế chấp, giải ngân nhanh và tiến hành chạy
quảng cáo.
Khi có người dùng mạng xã hội khác liên hệ hỏi vay thì
Trung yêu cầu họ phải cung cấp thông tin giấy tờ tùy thân như chứng minh
nhân dân, căn cước công dân, chụp ảnh thẻ ngân hàng.
Từ đó, Trung
truy cập vào Website bán thẻ Zing rồi dùng thông tin tài khoản ngân
hàng (thông tin trên thẻ ATM) của người có nhu cầu vay để mua thẻ Zing,
đồng thời Trung gọi điện cho người vay lừa lấy mã OTP nhằm thực hiện
trót lọt việc thanh toán.
Sau khi mua được thẻ Zing, Trung bán thẻ
Zing này để quy đổi ra tiền mặt. Tính từ tháng 6 đến nay, Trung khai
nhận đã lừa đảo chiếm đoạt được của nhiều người với tổng số tiền khoảng
60 triệu đồng.
Qua điều tra, lực lượng công an còn phát hiện vào
đầu tháng 6, thông qua mạng Facebook, Trung phát hiện những video nhạy
cảm của chị Mai. Trung chủ động tìm Facebook của chị Mai để nhắn tin với
nội dung đe dọa nếu bị hại không chuyển tiền cho Trung thì sẽ tung
những clip nhạy cảm lên mạng cho nhiều người biết.
Qua nhiều ngày bị đe dọa, chị Mai buộc phải chuyển cho Trung số tiền 1,5 triệu đồng.
Công an huyện Duy Xuyên đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc ***********
Xách rựa đi trả thù chỉ vì mâu thuẫn sau vụ va quẹt giao thông
Trương Nguyễn
2 minutes
Ngày
2/9, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện quyết
định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với 2 cha con là Nguyễn
Tuấn Hào (47 tuổi) và con trai là Nguyễn Hoàng Gia Bảo (23 tuổi, cùng
ngụ phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột) về tội Giết người.
Theo
kết quả điều tra ban đầu, vào ngày 22/4, trong lúc đang điều khiển xe
máy trên đường Hoàng Diệu (TP Buôn Ma Thuột), giữa Hào và anh Thi Đức
Long (29 tuổi, ngụ phường Thắng Lợi) xảy ra va quẹt giao thông.
Lúc này, đôi bên có cãi nhau và Long có dùng tay đấm vào mặt Hào một cái.
Khi
Hào về nhà thì con trai của Hào là Bảo có hỏi sao cha lại bị đỏ vùng
mặt. Nghe cha kể lại sự việc, Bảo cầm sẵn cây rựa chặt cây trên tay và
nói cha lấy xe máy chở mình đi tìm Long trả thù.
Hào đã chở con
trai đi tìm gặp Long tại một quán cà phê. Tại đây, Bảo dùng rựa chém
Long, còn Hào xách ghế đánh vào người bị hại; khiến Long bị thương tích
với tỷ lệ thương tật 8%.
Tại cơ quan công an, 2 cha con Hào và Bảo
đã tỏ ra ăn năn về hành vi của mình. Trong đó, Hào bày tỏ sự hối hận
khi đã thiếu kiềm chế dẫn tới việc cả 2 cha con vướng vòng lao lý.
Sau
một thời gian tiếp nhận hồ sơ từ Công an TP Buôn Ma Thuột để điều tra,
đến nay phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã có đủ căn cứ để
bắt tạm giam 2 cha con Hào và Bảo về tội Giết người.
*************
Trắng đêm truy bắt hơn 40 "quái xế" đua xe
Doãn Công
2 minutes
Sáng
2/9, Công an tỉnh Bình Định thông tin, từ 1h-2h sáng cùng ngày, lực
lượng chức năng đã truy bắt hơn 40 thanh, thiếu niên tụ tập và đua xe
trái phép ngay ngã tư Nhơn Lý, đoạn qua Khu kinh tế Nhơn Hội.
Theo
đó, lực lượng chức năng bắt giữ 42 xe mô tô và 1 xe ô tô, trong đó trên
ô tô đang chở theo 2 xe mô tô đã được độ chế và 1 cây dao.
Qua kiểm tra, cơ quan công an còn xác định 2 đối tượng dương tính với ma túy và 3 lái xe vi phạm nồng độ cồn.
Các
đối tượng tham gia vụ đua xe trái phép này có tuổi đời còn khá trẻ,
15-20 tuổi, đến từ các tỉnh Phú Yên, Gia Lai và một số địa phương trong
tỉnh Bình Định.
Hiện Công an TP Quy Nhơn, Bình Định đang tạm giữ 43 phương tiện để tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc theo pháp luật.
Theo
lãnh đạo Đội CSGT-TT Công an TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) cho biết, các
đối tượng vi phạm chủ yếu các lỗi không đội mũ bảo hiểm, thay đổi hình
dáng, không có biển số, không có các loại giấy tờ, vi phạm nồng độ cồn
và ma túy.
************
Nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn nữ, lột quần áo quay clip tung lên mạng
PHÚ YÊN, Việt Nam (NV) –
Tối 31 Tháng Tám, trên mạng xã hội cùng lúc lan truyền hai đoạn video
clip về hành vi bạo lực của các nữ sinh cấp hai xảy ra tại huyện Phú Hòa
và thị xã Đông Hòa.
Theo báo Dân Trí, một video clip dài hơn 5
phút, ghi cảnh nhóm 5-6 nữ sinh ở huyện Phú Hòa dùng tay liên tiếp đánh
vào mặt, đầu của hai nữ sinh khác.
Ngoài ra, nhóm nữ sinh này còn sử dụng chân đạp vào bụng, dùng dép đánh vào đầu các nạn nhân, dù hai bạn học có lời van xin.
Đặc
biệt, clip thứ hai đã gây phẫn nộ công luận với độ “kinh hoàng” hơn,
ghi lại cảnh một nữ sinh bị bốn nữ sinh khác thay phiên nhau đánh đập,
giật tóc. Chưa dừng lại, nhóm này còn lột quần áo của nạn nhân rồi quay
clip để tung lên mạng xã hội.
Nói với báo Dân Trí hôm 1 Tháng
Chín, ông Trần Khắc Lễ, giám đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Phú Yên,
cho biết đã nhận được thông tin về các vụ nữ sinh đánh nhau.
“Sở
đã chỉ đạo cho trưởng Phòng Giáo Dục tại hai địa phương [huyện Phú Hòa
và thị xã Đông Hòa] tìm hiểu và báo cáo sự việc cho sở để có hướng chỉ
đạo xử lý,” ông Lễ nói.
Liên quan đến sự việc này, nói với báo
Thanh Niên, Thượng Tá Trần Khắc Quang, trưởng Công An thị xã Đông Hòa,
cho hay đã xác minh thông tin về vụ đánh nhau, cởi áo quần và quay lại
clip “gây mất trật tự an toàn xã hội.”
Theo ông Quang, sự việc xảy
ra vào trưa 17 Tháng Tám, do “mâu thuẫn trên mạng xã hội,” một nhóm bốn
nữ sinh TTTP, 13 tuổi (đã nghỉ học) cùng ba bạn khác là O., T. và M.
(đa số đang là học lớp 8 của các trường trung học cơ sở ở thị xã Đông
Hòa) hẹn gặp em HTTT, 13 tuổi, đến khu vực trường mầm non ở phường Hòa
Hiệp Bắc, thị xã Đông Hòa, để “nói chuyện” giải quyết mâu thuẫn trong
việc cùng quen một bạn nam.
Khi
hai bên nói chuyện được một lúc thì mâu thuẫn gay gắt. Sau đó, nhóm bốn
nữ sinh dùng tay, chân đánh vào đầu, mặt, lưng và cởi quần áo của em
HTTT. Một nữ sinh trong nhóm này đã lấy điện thoại quay lại clip nhằm
mục đích “đe dọa tinh thần” của em T., rồi tung lên mạng xã hội.
Công
An thị xã Đông Hòa đã mời các nữ sinh trên làm việc. Riêng em P. hiện
đang vắng mặt do vào tạm trú tại Bình Dương nên “chưa thể làm việc
được.” (Tr.N)
*************
Mượn tay bạn trai cũ để trả thù kẻ hiếp dâm
MỹNorma
Esparza nói bị Gonzalo Ramirez cưỡng hiếp sau cuộc gặp gỡ ở câu lạc bộ.
Nhiều tuần sau đó, Gonzalo chết thảm dưới sự chỉ điểm của Norma.
Đêm
15/4/1995, Gonzalo Ramirez, 24 tuổi, cùng một người bạn vui chơi tới
khuya ở câu lạc bộ Santa Ana rồi lái xe về nhà. Trên đường, một chiếc xe
van màu trắng chạy phía sau va vào xe họ.
Người bạn thúc giục
tiếp tục lái đi, nhưng Gonzalo ra khỏi xe để nói chuyện với đối phương.
Sau đó, Gonzalo bị những người đàn ông từ chiếc xe van tấn công. Người
bạn chạy đi tìm trợ giúp, nhưng khi đưa cảnh sát quay lại, Gonzalo đã
biến mất.
Rạng sáng 16/4/1995, thi thể đầy vết thương của Gonzalo
được tìm thấy bên đường Irvine, California, bọc trong một tấm khăn màu
xanh biển có chất liệu giống khăn mặt.
Các điều tra viên tìm thấy
số điện thoại của Norma Esparza được viết nguệch ngoạc trên một tờ hóa
đơn điện thoại trong túi nạn nhân và liên hệ với nữ sinh viên 20 tuổi
của trường Cao đẳng Pomona.
Norma nói đã gặp Gonzalo tại một câu lạc bộ vào tháng 3/1995 và cho số điện thoại vì nghĩ rằng "anh ấy thật thú vị".
Ngay
sáng hôm sau, Gonzalo gọi cho Norma rủ đi ăn sáng, chị của Norma và một
người bạn khác đi cùng. Ăn xong, Gonzalo chở cô về trường, sau đó đề
nghị lên phòng ký túc xá của cô để uống nước.
Theo Norma, khi vào
phòng, Gonzalo nói muốn quan hệ tình dục nhưng cô từ chối. Gonzalo trở
nên hung hăng và bắt đầu cưỡng hôn. Norma cố đẩy đối phương ra song cuối
cùng vẫn bị khống chế.
"Tôi chỉ biết tự trách mình", cô nói khi kể lại sự việc hôm đó.
Norma
không báo cảnh sát nhưng cho biết đã đến trung tâm y tế của trường đại
học vào hôm sau. Cô nói đã báo cáo những gì xảy ra với một y tá, nhưng
người này không có bất kỳ hành động trợ giúp nào.
Một báo cáo y tế
của trường đại học xác nhận rằng Norma đã đến trung tâm y tế và được cả
y tá và bác sĩ kiểm tra, nhưng bản báo cáo không đề cập gì đến cáo buộc
cưỡng hiếp, chỉ nói rằng Norma đã quan hệ tình dục không an toàn và yêu
cầu một viên thuốc tránh thai khẩn cấp.
Norma giữ bí mật về vụ
tấn công cho đến khi bạn trai cũ, Gianni Van, ghé qua phòng ký túc xá và
nghe cô giãi bày tâm sự. Nhiều tuần sau, Gonzalo chết bí ẩn.
Norma
thừa nhận với cảnh sát rằng đã nói với Gianni về cáo buộc hiếp dâm. Các
điều tra viên liên hệ với Gianni, nhưng anh ta khẳng định không biết gì
về tội ác.
Tuy nhiên, nhà chức trách phát hiện Gianni có chiếc xe
van màu trắng, tương tự chiếc xe gây va chạm vào đêm án mạng. Gianni
thừa nhận đăng ký một chiếc xe van màu trắng dưới tên mình nhưng đã cho
người khác mượn và đang để ở cửa hàng bảo dưỡng ôtô.
Sau khi khám
xét, các điều tra viên tìm thấy chiếc xe van cùng những chiếc khăn màu
xanh tương tự chiếc khăn được tìm thấy trên thi thể. Họ cũng tìm thấy
một giọt máu trong văn phòng ở cửa hàng bảo dưỡng ôtô, nhưng xét nghiệm
ADN thời điểm đó không tiên tiến như ngày nay nên không thể xác nhận máu
đó thuộc về Gonzalo.
Các điều tra viên bắt giữ Gianni vì tội giết
người vào năm 1996. Tuy nhiên, họ bất ngờ phát hiện Norma đã bí mật kết
hôn với Gianni chỉ hai tuần sau vụ giết người, như vậy họ sẽ không thể
buộc cô ra làm chứng chống lại Gianni tại tòa.
Không có lời khai của Norma, công tố viên hủy bỏ cáo buộc giết người đối với Gianni.
Trong
những năm sau đó, Norma tốt nghiệp đại học, trở thành một nhà hoạt động
chính trị và yêu học giả nổi tiếng Jorge Mancillas. Cô lấy bằng tiến sĩ
tâm lý học và giúp đỡ trẻ em từng bị lạm dụng tình dục.
Năm 2001,
Jorge cầu hôn Norma, cô đồng ý nhưng đám cưới của họ không thể diễn ra
chừng nào cô vẫn còn mối quan hệ hôn nhân với Gianni.
Cô thú nhận
với Jorge từng bị ép kết hôn nhưng không dám nói cụ thể vì sợ người yêu
gặp nguy hiểm. Bất chấp bí mật quá khứ bị Norma che giấu, Jorge quyết
tâm kết hôn với cô và nhờ luật sư giúp đỡ. Sau ba năm dàn xếp với
Gianni, Norma được ly hôn vào 2004.
Sau khi kết hôn, cặp đôi chuyển đến Pháp. Norma làm giáo sư tâm lý học tại một trường đại học và sinh một con gái.
Nhưng vào tháng 10/2012, khi trở lại Mỹ tham dự một hội nghị học thuật, Norma bị cảnh sát bắt.
Các
điều tra viên vẫn theo đuổi vụ án năm xưa và có phát hiện mới. Phòng
thí nghiệm tội phạm kiểm tra lại mẫu máu thu được từ cửa hàng bảo dưỡng
ôtô và phát hiện nó nhiều khả năng thuộc về Gonzalo.
Mặt khác,
cảnh sát vẫn theo dõi Gianni và Norma, nhanh chóng nhận được tin họ
không còn là vợ chồng. Cảnh sát viết email cho Norma yêu cầu cô "hỗ trợ"
trong vụ án giết người nhưng cô không đồng ý nhận thẩm vấn. Vì đang
sống ở châu Âu, Norma không thuộc phạm vi quyền hạn của các điều tra
viên ở California.
Để tìm nhân chứng khác, cảnh sát thẩm vấn lại
Nancy Luna, bạn của Norma, ở cùng cô vào đêm gặp Gonzalo. Nancy khai
rằng Norma đã đưa Gianni đến câu lạc bộ và chỉ điểm Gonzalo vào đêm anh
ta chết. Manh mối bất ngờ khiến nhà chức trách chuyển hướng sang Norma.
Họ kiên nhẫn chờ đợi cô trở lại Mỹ để bắt giữ.
Ban
đầu, Norma từ chối trả lời mọi câu hỏi, nhưng khi bị các điều tra viên
buộc tội giết người, cô đồng ý tiết lộ những gì mình biết.
Norma
thừa nhận đã đưa Gianni đến câu lạc bộ Santa Ana và chỉ mặt Gonzalo cho
bạn trai cũ, nhưng khẳng định không biết Gonzalo sẽ bị giết.
Norma
nói sau khi nhóm Gianni bắt cóc Gonzalo, cô được đưa đến một quán bar
ngồi chờ, sau đó họ đưa cô đến cửa hàng bảo dưỡng ôtô. Ở đó, cô thấy
Gonzalo nằm trên đất, người đầy máu, nhưng vẫn còn sống. Norma phủ nhận
liên quan vụ án, nói rằng không bao giờ muốn Gonzalo bị thương.
Sau
án mạng, Norma cho biết bị ép kết hôn với Gianni nhằm đảm bảo cô không
khai ra. "Tôi lo sợ cho cuộc sống của mình. Tôi được thông báo phải kết
hôn với anh ta khi biết Gonzalo đã bị sát hại. Tôi nghĩ rằng nếu họ có
thể làm điều đó với Gonzalo, họ sẽ làm gì tôi nếu tôi không nghe theo
họ?", Norma chia sẻ.
Cảnh sát bắt lại Gianni và hai người khác có mặt tại cửa hàng bảo dưỡng xe vào đêm hôm đó.
Bên
công tố viên đề nghị Norma một thỏa thuận để đổi lấy lời khai chống lại
Gianni và các bị cáo khác, nhưng cô sẽ phải nhận tội ngộ sát và ngồi tù
ba năm. Norma không chấp nhận và chọn đưa vụ án ra tòa công khai.
Norma
được nhiều người ủng hộ khi kể lại câu chuyện bị cưỡng hiếp. Nhưng một
bị cáo khác, Diane Tran, đã đồng ý thỏa thuận với công tố viên. Diane
tuyên bố sẵn sàng làm chứng rằng Norma không bị ép buộc làm gì và là một
phần của kế hoạch giết người.
Thám tử Dean Fulcher nhận xét Norma
rất giỏi lôi kéo, giật dây người khác, luôn tự nhận là nạn nhân trong
khi sử dụng người khác để trả thù kẻ mà cô cho là đã cưỡng hiếp mình.
Bước
ngoặt của vụ án khiến Norma phải đồng ý nhận tội ngộ sát vào tháng
7/2016, bị phạt 6 năm tù. Gianni bị kết tội giết người vào tháng 5/2015
và nhận án tù chung thân.
Tuệ Anh (Theo Oxygen, Latimes *************
PHỤ NỮ MIỀN BẮC NÓI VỀ PHỤ NỮ SÀI GÒN...
6-7 minutes
Vào
Sài Gòn sống từ 35 năm trước, mình đã thấy rất kinh ngạc, khi nhận ra
phụ nữ Sài Gòn sướng hơn phụ nữ miền bắc không biết bao nhiêu mà kể.
Nghĩ mãi vẫn chưa hiểu tại sao. Chợ búa, đồ ăn làm sẵn, mọi thứ đều tiện
dụng, mua gì cũng có ngay gần nhà, không quá vất vả bữa cơm hay việc
nhà, đầu tắt mặt tối ba bữa cơm. Nhà nào cũng có toilet riêng sạch sẽ
(dù nghèo) phụ nữ Sài Gòn đa phần giữ bếp núc rất ngăn nắp, chăn màn ga
gối văn minh, ai cũng nằm nệm êm không nằm chiếu, không ngủ chung với
con, sống chung với cả gia đình đông, lạ nhất là mẹ chồng không bao giờ
khăng khăng phải ở với con trai khi con trai lấy vợ. Họ buông tay cho
con độc lập có đời sống riêng...! Phụ nữ Sài Gòn rất thích đi ăn
tiệm, đi du lịch, họ thích thưởng thức món ăn mới, mặc đồ mới, cởi mở,
dám thay đổi, họ không cho rằng cơm nhà mình là nhất, mình là nhất. Họ
dễ tính dễ thương, ít chê bai xét nét, so đo về giá như ngoài bắc. Họ
mặc đồ xanh đỏ tím vàng quần ngắn, hay hở cả ti ra chả sợ ai nói gì. Dù
cùng mức sống, nhưng họ dám sắm máy nước nóng máy lạnh không sợ tốn
điện, dù không có vài triệu mua cành hoa đào ngắm ba ngày tết. Họ không
sợ chê nghèo, đi xe xấu, họ mặc đẹp đi chiếc xe trông thật ghê, mà vẫn
vui...! Phụ nữ Sài Gòn không ôm đồm việc nhà, nhất là không giành
lấy mọi thứ trách nhiệm, kiếm tiền dạy con, rồi kiệt sức quên bản thân,
họ chăm sóc ngoại hình kể cả người đã có chồng đông con. Phụ nữ nào cũng
có bàn trang điểm phấn son, bông tai. Ai cũng có vài cái nhẫn vàng tây;
có tí tiền là họ tiêu ngay không cất đi, không để dành, cũng không sắm
sửa mấy. Mình nhớ, đã kinh ngạc thế nào khi thấy các cô gái Sài Gòn, chả
đi đâu chả tiếp ai, cũng mặc đồ rất đẹp, tô son mỗi sáng, ở ngoài bắc,
năm 84, mà lúc nào cũng phấn son xinh đẹp, liền bị gọi ngay là ca-ve.
Họ
lười hơn, vụng hơn, nông cạn hơn, có khi nghèo hơn, nhưng tự do hơn,
hưởng thụ hơn, độc lập hơn, thẳng thắn hơn. Nhờ thế mà trẻ con cũng đỡ
áp lực hơn. Vì các bà mẹ không hy sinh mọi niềm vui cho con cái, họ làm
gương cho con mình, sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, được tự do là
chính mình....! Đặc biệt nhất ở Sài Gòn là phụ nữ cực kỳ tự do cởi
mở trong tư tưởng, họ ít chê ai ế hay sợ con mình ế. 35 năm ở đây mình
ít thấy ai đánh ghen tàn bạo hay can thiệp đến chuyện cá nhân người
khác. Dù ít học, họ cũng ít chấp nhận thói gia trưởng của đàn ông, kiểu
như em không được mặc áo hở cổ, không được đi chơi tối, em sao không lo
cho chồng con bữa cơm... Họ chiều chồng, nói ngọt, lắng nghe, nhưng
không hầu chồng, tuân lệnh chồng, coi chồng là vua chúa... Phụ nữ
Sài Gòn luôn có thói quen dành thời gian cho bản thân, thứ xa xỉ mà phụ
nữ miền bắc cho là một sự hoang phí: ăn hàng, làm nail, gội đầu tiệm,
mua sắm... Chả ai ở ngoài bắc đi du lịch riêng với bạn bè khi đã có
chồng con, du lịch Tết mà không cúng ông bà, quá kinh khủng, họ không
thể tưởng tượng ra có loại phụ nữ ích kỷ, xấu xa tệ hại như thế... đời
sống ngạt thở mà chỉ khi đi xa rồi trở về ta mới nhận ra mức độ căng
thẳng phụ nữ ở đây phải chịu đựng...! Phụ nữ Sài Gòn dù nghèo cũng
sướng hơn phụ nữ miền bắc trăm lần, họ không phải đối phó với gia đình
chồng, mẹ chồng em chồng khắc nghiệt cay đắng, luôn chì chiết chê bai.
Họ không có bố chồng khó tính và cả họ nhà chồng xét nét họ. Không ai
nói là “cô may lắm mới lấy được con tôi,” mình nhớ mình đã kinh ngạc đến
mức nào, khi nghe các cô con dâu Sài Gòn nói, họ rất yêu quý mẹ chồng
thực tâm. Yêu quý chắc vì họ không chung sống với bố mẹ chồng không va
chạm cơm nước tiền nong, mỗi năm không bị hàng chục lần nấu cỗ cúng, sấp
ngửa lo tết, hay vất vả gì khi làm dâu....! Hàng xóm, đồng nghiệp,
bạn bè không ai lên án phán xét cách sống cách ăn mặc, cách chi tiêu hay
chuyện riêng tư cá nhân. Đi xe xấu , mặc đồ xấu không bị chê bai khinh
thường. Thời tiết ở Sài Gòn cũng không làm cho phụ nữ sầu thảm được lâu,
buồn thất tình không thê lương không tuyệt vọng, họ không chịu được khổ
lâu nên ít thấy ai ôm hận đàn ông được lâu, họ chóng quên dễ tha thứ,
họ sẵn sàng bắt đầu một khởi đầu mới bất cứ khi nào....! Mỗi lần ra
bắc nhất là về quê, mình thấy thật bất công, phụ nữ miền bắc khổ vì lo
sợ người khác đánh giá mình. Ai cũng có thể phán xét người khác. Bố mẹ
can thiệp quá sâu vào chuyện riêng tư, ngăn cấm dọa dẫm, thay vì cảm
thông và chia sẻ khi gặp sự cố hay sai lầm. Con gái ế thì bố mẹ nhục
nhã, đau khổ, phụ nữ lấy chồng thì cuộc sống của họ quay quanh một ông
chồng ba bữa cơm, con cái và việc nhà lấy đi của họ nhiều thứ, phụ nữ
lấy chồng xong biến thành người hoàn toàn khác.
Sau 40 may ra họ
mới có chút thời gian cho riêng mình. À mà chưa xong, già rồi họ còn sợ
con cái mất mặt, ly hôn là chuyện nhục nhã. Có bà mẹ 50 tuổi không dám
post cái video mình hát với bạn vì con bảo mẹ phải giữ gìn hình ảnh,
không được chơi bời hát hò hay tỏ ra vui vẻ sau ly hôn....! 35 năm
trước mình đã nghĩ hẳn bắc nam Việt Nam là hai quốc gia độc lập, suy
nghĩ lối sống đặc biệt khác nhau. Sao cùng là phụ nữ, mà họ khác nhau
thế. Sau 35 năm mình thấy phụ nữ miền bắc khác trước nhiều, tuy nhiên họ
vẫn khổ hơn, kể cả người giàu, người trí thức, người đẹp. Họ bị ghen
ghét chê bai ghen tị nhiều hơn, họ chả được sống hồn nhiên tự do vô tư
như phụ nữ Sài Gòn. Có sai lầm gì to mấy cũng được thứ tha rất nhanh...
Chả ai nhớ chuyện xấu mấy, toàn khen nhau toàn quý nhau thật lòng thôi.
Nghĩ gì là nói thật ra, không phải đau dạ dày vì suy nghĩ rắc rối. Ít ai
có tính giận dỗi, nói xấu, ít ai bị bẽ mặt, họ thẳng thắn và đơn giản,
ít sĩ diện, ít đao to búa lớn, lại càng ít sợ hãi người khác. Họ thực sự
tự do. Lắm lúc mình chỉ muốn giải phóng phụ nữ miền bắc khỏi chính họ thôi, cho họ được Tự Do - được là chính mình....!
**************
Bức thư phơi bày tội ác của kẻ gây án như phim kinh dị
MỹJohn
List sát hại năm người thân rồi biến mất, sống dưới thân phận khác
trong 18 năm, chỉ để lại một bức thư ớn lạnh thú nhận tội ác.
John List, nhân viên kế toán 46 tuổi, sống cùng mẹ, vợ và ba con tại ngôi biệt thự 19 phòng ngủ ở Westfield, New Jersey.
Ngày
7/12/1971, hàng xóm báo cảnh sát vì để ý đèn nhà John sáng cả ngày lẫn
đêm suốt một tháng qua, nhưng không nhìn thấy ai ra vào. Sau khi các
bóng đèn lần lượt bị cháy, họ quyết định gọi nhà chức trách.
Khi
bước vào ngôi biệt thự rộng lớn qua cửa sổ không khóa ở tầng hầm, cảnh
sát nhìn thấy cảnh tượng như phim kinh dị. Căn nhà lạnh ngắt vì máy điều
nhiệt đã tắt. Nhạc nhà thờ đang phát qua hệ thống liên lạc nội bộ trong
mọi căn phòng.
Helen, 46 tuổi, vợ của John; con gái Patricia, 16
tuổi; các con trai John, 15 tuổi và Frederick, 13 tuổi, nằm trên túi ngủ
trong phòng khiêu vũ. Trên lầu, cảnh sát tìm thấy thi thể của bà Almas,
84 tuổi, mẹ của John. Năm nạn nhân đều bị bắn vào đầu.
Cảnh sát phát hiện một bức thư dài năm trang John để trên bàn làm việc, thú nhận về vụ tàn sát kinh hoàng, đề ngày 9/11/1971.
Cảnh sát cho rằng việc John tắt hết thiết bị sưởi giữa mùa đông khiến các thi thể vẫn giữ được tình trạng tốt sau một tháng.
Trước
khi bỏ đi, John cắt bỏ mặt mình khỏi mọi bức ảnh gia đình và đốt hộ
chiếu, nhằm khiến cảnh sát không có ảnh để truy nã. Anh ta còn viết thư
đến trường học, xin nghỉ vài tuần cho các con đến thăm bà ngoại, dừng
tất cả dịch vụ đưa thư, sữa và báo.
Phong cách sống ẩn dật của gia đình John và sự sắp đặt tỉ mỉ của anh ta khiến án mạng chỉ được phát hiện sau đó một tháng.
Các hàng xóm cho biết John lập dị, kín đáo và lạnh lùng, luôn đóng bộ vest chỉn chu.
Cuộc
hôn nhân kéo dài gần 20 năm của John và Helen không mấy hạnh phúc.
Helen từng kết hôn với một quân nhân, tái giá với "trai tân" John sau
khi chồng qua đời. Họ gặp nhiều khó khăn về tiền bạc, John phải vật lộn
để cung cấp cho gia đình lối sống thượng lưu.
Một lần, mục sư của
gia đình nghe thấy Helen nói với John rằng: "Nếu anh được bằng một nửa
chồng trước của tôi, chúng ta sẽ không gặp phải những rắc rối này".
Helen
nghiện rượu và mắc bệnh giang mai giai đoạn ba, hầu như không thể rời
khỏi giường trong khoảng thời gian trước khi bị sát hại.
Vài tháng
trước án mạng, John bị ngân hàng sa thải nhưng giấu giếm sự thật với
gia đình vì thấy xấu hổ. Anh ta mặc vest đi làm mỗi ngày, đến ga xe lửa
và ngồi đọc báo cho đến giờ về nhà.
Cảnh sát suy đoán John muốn thoát khỏi trách nhiệm gia đình và tài chính.
Thảm
án tại gia đình John gây nỗi kinh hoàng cho thị trấn giàu có Westfield,
phủ mây đen lên các cư dân và vẫn được bàn tán cho đến ngày nay.
Dù
cảnh sát tổ chức một cuộc truy lùng quy mô lớn, John vẫn bặt vô âm tín.
Xe của John bị bỏ lại tại sân bay JFK, khiến đội điều tra nghi ngờ anh
ta đã bỏ trốn khỏi đất nước.
John có gia đình ở Đức và nói tiếng
Đức khi sống ở đó trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Một nhân viên tại
lãnh sự quán Đức ở New York cho biết nhìn thấy một người đàn ông phù hợp
với mô tả về John đến hỏi về thị thực.
Thực tế, John đã chuyển
đến Denver, Colorado, bắt đầu cuộc sống mới dưới thân phận Robert
Clarke. Anh ta làm đầu bếp tại một khách sạn Holiday Inn. John để ria
mép, đội mũ lưỡi trai, mặc quần áo bình thường thay cho những bộ vest,
nhưng không cố gắng ngụy trang vẻ bề ngoài.
Năm 1978, tại một sự
kiện dành cho người độc thân của nhà thờ, John gặp Delores Miller, 35
tuổi, đã ly hôn. John nói với Delores rằng người vợ đầu tiên của anh ta
đã chết vì ung thư. Cặp đôi kết hôn 8 năm sau đó, John chuyển đến căn hộ
của Delores ở Aurora, Colorado.
18 năm trôi qua, John tin rằng đã
thoát khỏi truy lùng, bắt đầu buông lỏng cảnh giác. Anh ta bỏ bộ ria
mép và chuyển đến Richmond, Virginia với vợ, làm lại công việc kế toán.
Vụ
án của John từng là một trong những bí ẩn chưa được phá giải nổi tiếng
nhất nước Mỹ, cho đến khi được nhắc đến trên chương trình America Most Wanted vào tháng 5/1989.
Khoảng
22 triệu người trên khắp nước Mỹ đã xem tập phim này, trong đó có ảnh
của John và một bức tượng bán thân tả thực cho thấy John trông như thế
nào sau 18 năm.
Một hàng xóm từ Denver nhớ ra anh ta và gọi cho
FBI. 11 ngày sau, các đặc vụ đến Richmond để gặp Delores. Họ khẳng định
Robert Clarke chính là John List sau khi được người vợ cho xem ảnh cưới.
John
bị bắt tại nơi làm việc vào 1/6/1989. Ban đầu, anh ta một mực nhận mình
là Robert Clarke, chỉ chịu khai nhận thân phận thật trước các bằng
chứng không thể chối cãi của cảnh sát, bao gồm dấu vân tay trùng khớp
với hồ sơ của John.
Bức thư tự thú của John, được công bố rộng rãi
sau gần 20 năm, đổ lỗi các vụ giết người là do áp lực tài chính và lo
sợ gia đình từ bỏ tôn giáo. Anh ta cố biện minh cho tội ác bằng cách
tuyên bố đang cứu rỗi linh hồn họ.
Bức thư đề ngày 9/11/1971,
nhưng John cho biết ban đầu lên kế hoạch tàn sát gia đình vào 8 ngày
trước Lễ Các Thánh, bởi cảm thấy đó sẽ là "một ngày thích hợp để họ lên
thiên đường". Sau đó anh ta quyết định dời ngày vì kế hoạch du lịch bị
trì hoãn.
Chính dòng chữ này trong bức thư trở thành bằng chứng quan trọng để buộc tội John tại phiên tòa xét xử vào 18 năm sau.
Các
luật sư biện hộ rằng John không thể bị buộc tội giết người vì trạng
thái tâm thần bất ổn vào thời điểm gây án. Một bác sĩ tâm thần do tòa án
chỉ định đã làm chứng rằng John bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.
Nhưng dòng chữ trên bức thư chứng tỏ anh ta đã tính toán và lên kế
hoạch cẩn thận cho vụ giết người, chọn ngày thích hợp để ra tay.
Một
giáo viên của con gái lớn Patricia cho biết nữ sinh 16 tuổi từng kể
rằng bố cô đã lập di chúc cho gia đình vài tháng trước án mạng, hỏi các
con có muốn được hỏa táng hay không.
Trước tòa, John khai bị Helen
lừa gạt có bầu, ép phải kết hôn và giấu bệnh giang mai. John cho biết
gặp khó khăn về tiền bạc và không đủ khả năng duy trì ngôi biệt thự đã
mua vài năm trước đó với giá 50.000 USD, tương đương 464.000 USD vào
thời nay. John thừa nhận có thể xin phá sản và nhận trợ cấp, nhưng lo sợ
ảnh hưởng của nghèo đói đối với con cái.
Ngày 12/4/1990, John bị
kết án năm tội danh giết người cấp độ một. Tại phiên tòa tuyên án, John
vẫn từ chối chịu trách nhiệm cho tội ác, nhận mình bị mất trí. Tuy nhiên
cuối cùng, John phải nhận năm án tù chung thân, mức hình phạt tối đa ở
thời điểm đó.
John qua đời trong tù vào tháng 3/2008 vì bệnh viêm phổi ở tuổi 82.
Thảm
án của gia đình John List là một trong những vụ án gây chấn động nhất
trong những năm 1970, trở thành đề tài cho nhiều phim tài liệu, phim
truyền hình và điện ảnh như The Stepfather (1987), Judgment Day: The John List Story (1993), The Usual Suspects (1995), American Justice (2003), Your Worst Nightmare (2015), A Killer Next Door (2020).
Tuệ Anh (Theo Sun, Nytimes)
**********
18 năm tìm đường về nhà của cậu bé bị bắt cóc
Trung QuốcBị bắt cóc lúc 5 tuổi, Trịnh Hùng Khôn dựa vào ký ức để tìm lại gia đình và giúp cảnh sát bắt kẻ buôn người sau 18 năm.
Trịnh
Hùng Khôn sinh năm 1991, là con trai thứ hai của Trịnh Song Bình và vợ
Trịnh Viên Trân, quê ở thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông. Lên 5 tuổi,
Khôn theo bố mẹ chuyển đến sống ở quận Diêm Điền, thành phố Thâm Quyến.
Chiều
27/8/1996, Trân vừa bận rộn bán hàng vừa trông nom con trai ở sạp hoa
quả. Thấy buồn chán, Khôn đòi về nhà tìm bố. Vì sạp hàng chỉ cách nhà
200 m, Khôn cũng quen thuộc các nhà xung quanh nên Trân không lo nghĩ
nhiều, bảo con tự về.
Tối đó, không thấy con đâu, hai vợ
chồng vội nhờ người thân, bạn bè giúp tìm kiếm suốt đêm nhưng không có
kết quả. Cả hai đoán Khôn rất có thể đã bị bắt cóc.
Suốt bốn năm
sau đó, họ ngừng kinh doanh, tiêu gần hết tiền tiết kiệm, bôn ba khắp
nơi tìm con. Nhưng nhà còn bốn đứa con cần nuôi dưỡng, vợ chồng đành
phải dừng việc tìm kiếm, bắt đầu buôn bán trở lại. Năm 2000, họ mở một
cửa hàng bách hóa ở Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, chỉ có thể tranh thủ lúc
rảnh rỗi để tìm Khôn.
Trong thời gian đó, Khôn đã bị bọn bắt cóc bán đến thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông, cách nhà hơn 250 km.
Vào
buổi chiều định mệnh 27/8/1996, trên đường về nhà, Khôn vừa đi vừa chơi
loanh quanh. Trời bất chợt đổ mưa, Khôn chạy vào siêu thị trú nhờ. Một
phụ nữ trung niên bước vào. Khôn chưa bao giờ gặp người này, nhưng khi
vừa bước vào cửa, cô ta đi thẳng về phía Khôn, mỉm cười hỏi han rồi lấy
ra một khẩu súng đồ chơi trong túi xách cho cậu bé.
Dù rất thích,
Khôn lắc đầu từ chối. Cô ta bèn đặt thẳng khẩu súng vào tay Khôn, tự
nhận là bạn của mẹ Khôn, khiến cậu bé hoàn toàn mất cảnh giác. Cô ta đề
nghị đưa Khôn về nhà rồi bế cậu bé ra khỏi siêu thị. Ngay khi ra ngoài,
Khôn cảm thấy buồn ngủ và không nhớ được chuyện gì xảy ra sau đó.
Lúc
tỉnh dậy, Khôn òa khóc khi thấy mình ở một căn phòng hoàn toàn xa lạ.
Người phụ nữ đánh, tát Khôn, đe dọa không cho tiếp tục gào khóc.
Vì
đứa trẻ 5 tuổi đã có thể ghi nhớ, không bán được giá tốt, cô ta giữ
Khôn ở nhà để tiến hành "tẩy não" trước. Khôn bị bắt mỗi ngày phải ghi
nhớ nhiều tên người khác nhau, không học thuộc thì không cho ăn cơm. Qua
một thời gian, Khôn dần quên mất tên của bố mẹ và những người thân
trong gia đình.
Hơn một năm sau, bọn buôn người bán Khôn với giá
8.000 nhân dân tệ cho một ông lão ngoài 80 tuổi ở huyện Đông Nguyên,
thành phố Hà Nguyên. Con trai ông lão mất sớm nên muốn mua Khôn về làm
cháu nội. Ở đây, Khôn có tên mới là Trương Minh, được đối xử tốt hơn,
không bị đánh đập. Bốn năm sau, ông lão qua đời, Khôn lại được gửi cho
con gái của ông nuôi dưỡng.
Dù có cuộc sống mới và đã quên mất tên
bố mẹ, Khôn vẫn không thể quên mình là một đứa trẻ bị bắt cóc. Khôn
nhận thức rõ đây không phải nhà mình, quyết tâm tìm lại bố mẹ ruột.
Năm
2009, Khôn bắt đầu kế hoạch tìm kiếm gia đình. Vừa tốt nghiệp trung học
cơ sở, Khôn đã ra ngoài làm thuê kiếm tiền, từ đó không nhận một đồng
nào từ người nuôi dưỡng. Ngoài thời gian đi làm, Khôn dành hết tâm sức
cho việc tìm người thân.
Tuy nhiên, vì bị bắt cóc khi còn quá nhỏ,
Khôn không thể nhớ được giọng địa phương gốc của mình, dẫn đến việc tìm
nhầm nơi. Khôn đã đi nhiều thành phố ở Quảng Đông, sau đó đến Thâm
Quyến làm việc, cuối cùng chuyển đến Đông Hoản - đây cũng là nơi bố mẹ
Khôn đang sinh sống.
Năm 2010, Khôn và ông Bình lần lượt đăng bài
lên diễn đàn hỗ trợ tìm người thân. Tuy nhiên, tên đăng ký của Khôn là
"Trương Minh", còn vợ chồng Bình lại tìm kiếm "Trịnh Hùng Khôn".
Trong
bài đăng, Khôn mô tả đặc điểm ngoại hình của mình và một số ký ức tuổi
thơ, giúp các tình nguyện viên trên diễn đàn có thông tin để đối chiếu.
Đến
năm 2013, khi phân tích thông tin của Khôn, tình nguyện viên phát hiện
một chi tiết: "Bị xô ngã khi chơi đùa lúc 4 tuổi, để lại hai vết sẹo
trên cằm". Đồng thời, Khôn còn cho biết bố mẹ ruột bán trái cây, nhà có
sân sau và một công trường xây dựng bên cạnh. Những chi tiết này tương
đồng với nội dung bài đăng tìm con của ông Bình. Cuối cùng, tình nguyện
viên quyết định thử kết nối đôi bên.
Lúc đầu, Khôn không mấy hy vọng, nhưng sau vài cuộc trao đổi đơn giản với vợ chồng Bình, họ lập tức nhận ra nhau.
Ngày
27/1/2014, kết quả xét nghiệm ADN xác nhận họ là người thân có cùng
huyết thống. Cả gia đình được đoàn tụ sau hơn 6.000 ngày xa cách.
Sau
khi trở về quê nhận tổ tiên, Khôn nhớ ra từng bị bọn buôn người dẫn qua
một con đường nhỏ để đem đi bán, nếu trở lại huyện Đông Nguyên, Khôn
khẳng định có thể tìm thấy nhà của người phụ nữ bắt cóc mình.
Tuy nhiên, sau 18 năm, nơi này đã thay đổi rất nhiều, Khôn không tìm thấy ngôi nhà từng ở suốt một năm.
Khôn
cùng gia đình đến đồn cảnh sát trình báo. Theo manh mối của Khôn về "kẻ
buôn người sống cùng người chồng câm", cảnh sát tìm ra một phụ nữ tên
Trần Bích Quần. Nơi Quần sống cũng nằm trong khu vực Khôn tìm ra dựa
trên ký ức. Nhưng khi đến nhà Quần, cảnh sát phát hiện ngôi nhà trống
không.
Qua điều tra, Quần là người nơi khác đến chạy nạn, chung
sống với một người đàn ông câm trong làng. Họ chỉ làm nông, không kiếm
được nhiều tiền, nhưng lại là hộ đầu tiên xây được nhà mới, cho hai con
đi học nơi khác.
Dân làng cho biết nhà Quần hiếm khi mở cửa, ít
khi giao tiếp với người khác, nhưng họ đều từng nghe thấy tiếng khóc của
trẻ nhỏ truyền ra.
Cảnh
sát tìm ra Quần từ thông tin nhân viên của một công ty dịch vụ giúp
việc ở Thâm Quyến, bắt bà ta vào ngày 20/5/2015. Khi thẩm vấn, Quần thừa
nhận tội danh bắt cóc và buôn bán trẻ em.
Từ năm 1995 đến 2000,
bà ta đã bắt cóc 6 trẻ em ở quận Diêm Điền bằng thủ đoạn tương tự với
Khôn. Cảnh sát cũng tìm thấy hợp đồng mua bán trẻ em tại nhà bà ta.
Ngày
1/9, Công an huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đang tạm giữ đối tượng
Trần Đình Trung (22 tuổi, trú huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) để điều
tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên
không gian mạng.
Trước
đó, Công an huyện Duy Xuyên phát hiện trên địa bàn có một số đối tượng
có dấu hiệu lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài
sản trên không gian mạng.
Từ đó, cơ quan công an xác lập chuyên
án tập trung lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu
tranh làm rõ. Đến ngày 31/8, Công an huyện Duy Xuyên tiến hành giữ người
trong trường hợp khẩn cấp đối với Trần Đình Trung.
Tiến hành khám xét khẩn cấp nhà đối tượng, lực lượng công an phát hiện, thu giữ một máy tính, 2 điện thoại di động.
Theo
lời khai của Trung, vào đầu tháng 6, Trung sử dụng tài khoản Zalo,
Facebook ảo để đăng tải nhiều bài viết có nội dung cho vay tiền online
thủ tục đơn giản, không cần thế chấp, giải ngân nhanh và tiến hành chạy
quảng cáo.
Khi có người dùng mạng xã hội khác liên hệ hỏi vay thì
Trung yêu cầu họ phải cung cấp thông tin giấy tờ tùy thân như chứng minh
nhân dân, căn cước công dân, chụp ảnh thẻ ngân hàng.
Từ đó, Trung
truy cập vào Website bán thẻ Zing rồi dùng thông tin tài khoản ngân
hàng (thông tin trên thẻ ATM) của người có nhu cầu vay để mua thẻ Zing,
đồng thời Trung gọi điện cho người vay lừa lấy mã OTP nhằm thực hiện
trót lọt việc thanh toán.
Sau khi mua được thẻ Zing, Trung bán thẻ
Zing này để quy đổi ra tiền mặt. Tính từ tháng 6 đến nay, Trung khai
nhận đã lừa đảo chiếm đoạt được của nhiều người với tổng số tiền khoảng
60 triệu đồng.
Qua điều tra, lực lượng công an còn phát hiện vào
đầu tháng 6, thông qua mạng Facebook, Trung phát hiện những video nhạy
cảm của chị Mai. Trung chủ động tìm Facebook của chị Mai để nhắn tin với
nội dung đe dọa nếu bị hại không chuyển tiền cho Trung thì sẽ tung
những clip nhạy cảm lên mạng cho nhiều người biết.
Qua nhiều ngày bị đe dọa, chị Mai buộc phải chuyển cho Trung số tiền 1,5 triệu đồng.
Công an huyện Duy Xuyên đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc ***********
Xách rựa đi trả thù chỉ vì mâu thuẫn sau vụ va quẹt giao thông
Trương Nguyễn
2 minutes
Ngày
2/9, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện quyết
định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với 2 cha con là Nguyễn
Tuấn Hào (47 tuổi) và con trai là Nguyễn Hoàng Gia Bảo (23 tuổi, cùng
ngụ phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột) về tội Giết người.
Theo
kết quả điều tra ban đầu, vào ngày 22/4, trong lúc đang điều khiển xe
máy trên đường Hoàng Diệu (TP Buôn Ma Thuột), giữa Hào và anh Thi Đức
Long (29 tuổi, ngụ phường Thắng Lợi) xảy ra va quẹt giao thông.
Lúc này, đôi bên có cãi nhau và Long có dùng tay đấm vào mặt Hào một cái.
Khi
Hào về nhà thì con trai của Hào là Bảo có hỏi sao cha lại bị đỏ vùng
mặt. Nghe cha kể lại sự việc, Bảo cầm sẵn cây rựa chặt cây trên tay và
nói cha lấy xe máy chở mình đi tìm Long trả thù.
Hào đã chở con
trai đi tìm gặp Long tại một quán cà phê. Tại đây, Bảo dùng rựa chém
Long, còn Hào xách ghế đánh vào người bị hại; khiến Long bị thương tích
với tỷ lệ thương tật 8%.
Tại cơ quan công an, 2 cha con Hào và Bảo
đã tỏ ra ăn năn về hành vi của mình. Trong đó, Hào bày tỏ sự hối hận
khi đã thiếu kiềm chế dẫn tới việc cả 2 cha con vướng vòng lao lý.
Sau
một thời gian tiếp nhận hồ sơ từ Công an TP Buôn Ma Thuột để điều tra,
đến nay phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã có đủ căn cứ để
bắt tạm giam 2 cha con Hào và Bảo về tội Giết người.
*************
Trắng đêm truy bắt hơn 40 "quái xế" đua xe
Doãn Công
2 minutes
Sáng
2/9, Công an tỉnh Bình Định thông tin, từ 1h-2h sáng cùng ngày, lực
lượng chức năng đã truy bắt hơn 40 thanh, thiếu niên tụ tập và đua xe
trái phép ngay ngã tư Nhơn Lý, đoạn qua Khu kinh tế Nhơn Hội.
Theo
đó, lực lượng chức năng bắt giữ 42 xe mô tô và 1 xe ô tô, trong đó trên
ô tô đang chở theo 2 xe mô tô đã được độ chế và 1 cây dao.
Qua kiểm tra, cơ quan công an còn xác định 2 đối tượng dương tính với ma túy và 3 lái xe vi phạm nồng độ cồn.
Các
đối tượng tham gia vụ đua xe trái phép này có tuổi đời còn khá trẻ,
15-20 tuổi, đến từ các tỉnh Phú Yên, Gia Lai và một số địa phương trong
tỉnh Bình Định.
Hiện Công an TP Quy Nhơn, Bình Định đang tạm giữ 43 phương tiện để tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc theo pháp luật.
Theo
lãnh đạo Đội CSGT-TT Công an TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) cho biết, các
đối tượng vi phạm chủ yếu các lỗi không đội mũ bảo hiểm, thay đổi hình
dáng, không có biển số, không có các loại giấy tờ, vi phạm nồng độ cồn
và ma túy.
************
Nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn nữ, lột quần áo quay clip tung lên mạng
PHÚ YÊN, Việt Nam (NV) –
Tối 31 Tháng Tám, trên mạng xã hội cùng lúc lan truyền hai đoạn video
clip về hành vi bạo lực của các nữ sinh cấp hai xảy ra tại huyện Phú Hòa
và thị xã Đông Hòa.
Theo báo Dân Trí, một video clip dài hơn 5
phút, ghi cảnh nhóm 5-6 nữ sinh ở huyện Phú Hòa dùng tay liên tiếp đánh
vào mặt, đầu của hai nữ sinh khác.
Ngoài ra, nhóm nữ sinh này còn sử dụng chân đạp vào bụng, dùng dép đánh vào đầu các nạn nhân, dù hai bạn học có lời van xin.
Đặc
biệt, clip thứ hai đã gây phẫn nộ công luận với độ “kinh hoàng” hơn,
ghi lại cảnh một nữ sinh bị bốn nữ sinh khác thay phiên nhau đánh đập,
giật tóc. Chưa dừng lại, nhóm này còn lột quần áo của nạn nhân rồi quay
clip để tung lên mạng xã hội.
Nói với báo Dân Trí hôm 1 Tháng
Chín, ông Trần Khắc Lễ, giám đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Phú Yên,
cho biết đã nhận được thông tin về các vụ nữ sinh đánh nhau.
“Sở
đã chỉ đạo cho trưởng Phòng Giáo Dục tại hai địa phương [huyện Phú Hòa
và thị xã Đông Hòa] tìm hiểu và báo cáo sự việc cho sở để có hướng chỉ
đạo xử lý,” ông Lễ nói.
Liên quan đến sự việc này, nói với báo
Thanh Niên, Thượng Tá Trần Khắc Quang, trưởng Công An thị xã Đông Hòa,
cho hay đã xác minh thông tin về vụ đánh nhau, cởi áo quần và quay lại
clip “gây mất trật tự an toàn xã hội.”
Theo ông Quang, sự việc xảy
ra vào trưa 17 Tháng Tám, do “mâu thuẫn trên mạng xã hội,” một nhóm bốn
nữ sinh TTTP, 13 tuổi (đã nghỉ học) cùng ba bạn khác là O., T. và M.
(đa số đang là học lớp 8 của các trường trung học cơ sở ở thị xã Đông
Hòa) hẹn gặp em HTTT, 13 tuổi, đến khu vực trường mầm non ở phường Hòa
Hiệp Bắc, thị xã Đông Hòa, để “nói chuyện” giải quyết mâu thuẫn trong
việc cùng quen một bạn nam.
Khi
hai bên nói chuyện được một lúc thì mâu thuẫn gay gắt. Sau đó, nhóm bốn
nữ sinh dùng tay, chân đánh vào đầu, mặt, lưng và cởi quần áo của em
HTTT. Một nữ sinh trong nhóm này đã lấy điện thoại quay lại clip nhằm
mục đích “đe dọa tinh thần” của em T., rồi tung lên mạng xã hội.
Công
An thị xã Đông Hòa đã mời các nữ sinh trên làm việc. Riêng em P. hiện
đang vắng mặt do vào tạm trú tại Bình Dương nên “chưa thể làm việc
được.” (Tr.N)
*************
Mượn tay bạn trai cũ để trả thù kẻ hiếp dâm
MỹNorma
Esparza nói bị Gonzalo Ramirez cưỡng hiếp sau cuộc gặp gỡ ở câu lạc bộ.
Nhiều tuần sau đó, Gonzalo chết thảm dưới sự chỉ điểm của Norma.
Đêm
15/4/1995, Gonzalo Ramirez, 24 tuổi, cùng một người bạn vui chơi tới
khuya ở câu lạc bộ Santa Ana rồi lái xe về nhà. Trên đường, một chiếc xe
van màu trắng chạy phía sau va vào xe họ.
Người bạn thúc giục
tiếp tục lái đi, nhưng Gonzalo ra khỏi xe để nói chuyện với đối phương.
Sau đó, Gonzalo bị những người đàn ông từ chiếc xe van tấn công. Người
bạn chạy đi tìm trợ giúp, nhưng khi đưa cảnh sát quay lại, Gonzalo đã
biến mất.
Rạng sáng 16/4/1995, thi thể đầy vết thương của Gonzalo
được tìm thấy bên đường Irvine, California, bọc trong một tấm khăn màu
xanh biển có chất liệu giống khăn mặt.
Các điều tra viên tìm thấy
số điện thoại của Norma Esparza được viết nguệch ngoạc trên một tờ hóa
đơn điện thoại trong túi nạn nhân và liên hệ với nữ sinh viên 20 tuổi
của trường Cao đẳng Pomona.
Norma nói đã gặp Gonzalo tại một câu lạc bộ vào tháng 3/1995 và cho số điện thoại vì nghĩ rằng "anh ấy thật thú vị".
Ngay
sáng hôm sau, Gonzalo gọi cho Norma rủ đi ăn sáng, chị của Norma và một
người bạn khác đi cùng. Ăn xong, Gonzalo chở cô về trường, sau đó đề
nghị lên phòng ký túc xá của cô để uống nước.
Theo Norma, khi vào
phòng, Gonzalo nói muốn quan hệ tình dục nhưng cô từ chối. Gonzalo trở
nên hung hăng và bắt đầu cưỡng hôn. Norma cố đẩy đối phương ra song cuối
cùng vẫn bị khống chế.
"Tôi chỉ biết tự trách mình", cô nói khi kể lại sự việc hôm đó.
Norma
không báo cảnh sát nhưng cho biết đã đến trung tâm y tế của trường đại
học vào hôm sau. Cô nói đã báo cáo những gì xảy ra với một y tá, nhưng
người này không có bất kỳ hành động trợ giúp nào.
Một báo cáo y tế
của trường đại học xác nhận rằng Norma đã đến trung tâm y tế và được cả
y tá và bác sĩ kiểm tra, nhưng bản báo cáo không đề cập gì đến cáo buộc
cưỡng hiếp, chỉ nói rằng Norma đã quan hệ tình dục không an toàn và yêu
cầu một viên thuốc tránh thai khẩn cấp.
Norma giữ bí mật về vụ
tấn công cho đến khi bạn trai cũ, Gianni Van, ghé qua phòng ký túc xá và
nghe cô giãi bày tâm sự. Nhiều tuần sau, Gonzalo chết bí ẩn.
Norma
thừa nhận với cảnh sát rằng đã nói với Gianni về cáo buộc hiếp dâm. Các
điều tra viên liên hệ với Gianni, nhưng anh ta khẳng định không biết gì
về tội ác.
Tuy nhiên, nhà chức trách phát hiện Gianni có chiếc xe
van màu trắng, tương tự chiếc xe gây va chạm vào đêm án mạng. Gianni
thừa nhận đăng ký một chiếc xe van màu trắng dưới tên mình nhưng đã cho
người khác mượn và đang để ở cửa hàng bảo dưỡng ôtô.
Sau khi khám
xét, các điều tra viên tìm thấy chiếc xe van cùng những chiếc khăn màu
xanh tương tự chiếc khăn được tìm thấy trên thi thể. Họ cũng tìm thấy
một giọt máu trong văn phòng ở cửa hàng bảo dưỡng ôtô, nhưng xét nghiệm
ADN thời điểm đó không tiên tiến như ngày nay nên không thể xác nhận máu
đó thuộc về Gonzalo.
Các điều tra viên bắt giữ Gianni vì tội giết
người vào năm 1996. Tuy nhiên, họ bất ngờ phát hiện Norma đã bí mật kết
hôn với Gianni chỉ hai tuần sau vụ giết người, như vậy họ sẽ không thể
buộc cô ra làm chứng chống lại Gianni tại tòa.
Không có lời khai của Norma, công tố viên hủy bỏ cáo buộc giết người đối với Gianni.
Trong
những năm sau đó, Norma tốt nghiệp đại học, trở thành một nhà hoạt động
chính trị và yêu học giả nổi tiếng Jorge Mancillas. Cô lấy bằng tiến sĩ
tâm lý học và giúp đỡ trẻ em từng bị lạm dụng tình dục.
Năm 2001,
Jorge cầu hôn Norma, cô đồng ý nhưng đám cưới của họ không thể diễn ra
chừng nào cô vẫn còn mối quan hệ hôn nhân với Gianni.
Cô thú nhận
với Jorge từng bị ép kết hôn nhưng không dám nói cụ thể vì sợ người yêu
gặp nguy hiểm. Bất chấp bí mật quá khứ bị Norma che giấu, Jorge quyết
tâm kết hôn với cô và nhờ luật sư giúp đỡ. Sau ba năm dàn xếp với
Gianni, Norma được ly hôn vào 2004.
Sau khi kết hôn, cặp đôi chuyển đến Pháp. Norma làm giáo sư tâm lý học tại một trường đại học và sinh một con gái.
Nhưng vào tháng 10/2012, khi trở lại Mỹ tham dự một hội nghị học thuật, Norma bị cảnh sát bắt.
Các
điều tra viên vẫn theo đuổi vụ án năm xưa và có phát hiện mới. Phòng
thí nghiệm tội phạm kiểm tra lại mẫu máu thu được từ cửa hàng bảo dưỡng
ôtô và phát hiện nó nhiều khả năng thuộc về Gonzalo.
Mặt khác,
cảnh sát vẫn theo dõi Gianni và Norma, nhanh chóng nhận được tin họ
không còn là vợ chồng. Cảnh sát viết email cho Norma yêu cầu cô "hỗ trợ"
trong vụ án giết người nhưng cô không đồng ý nhận thẩm vấn. Vì đang
sống ở châu Âu, Norma không thuộc phạm vi quyền hạn của các điều tra
viên ở California.
Để tìm nhân chứng khác, cảnh sát thẩm vấn lại
Nancy Luna, bạn của Norma, ở cùng cô vào đêm gặp Gonzalo. Nancy khai
rằng Norma đã đưa Gianni đến câu lạc bộ và chỉ điểm Gonzalo vào đêm anh
ta chết. Manh mối bất ngờ khiến nhà chức trách chuyển hướng sang Norma.
Họ kiên nhẫn chờ đợi cô trở lại Mỹ để bắt giữ.
Ban
đầu, Norma từ chối trả lời mọi câu hỏi, nhưng khi bị các điều tra viên
buộc tội giết người, cô đồng ý tiết lộ những gì mình biết.
Norma
thừa nhận đã đưa Gianni đến câu lạc bộ Santa Ana và chỉ mặt Gonzalo cho
bạn trai cũ, nhưng khẳng định không biết Gonzalo sẽ bị giết.
Norma
nói sau khi nhóm Gianni bắt cóc Gonzalo, cô được đưa đến một quán bar
ngồi chờ, sau đó họ đưa cô đến cửa hàng bảo dưỡng ôtô. Ở đó, cô thấy
Gonzalo nằm trên đất, người đầy máu, nhưng vẫn còn sống. Norma phủ nhận
liên quan vụ án, nói rằng không bao giờ muốn Gonzalo bị thương.
Sau
án mạng, Norma cho biết bị ép kết hôn với Gianni nhằm đảm bảo cô không
khai ra. "Tôi lo sợ cho cuộc sống của mình. Tôi được thông báo phải kết
hôn với anh ta khi biết Gonzalo đã bị sát hại. Tôi nghĩ rằng nếu họ có
thể làm điều đó với Gonzalo, họ sẽ làm gì tôi nếu tôi không nghe theo
họ?", Norma chia sẻ.
Cảnh sát bắt lại Gianni và hai người khác có mặt tại cửa hàng bảo dưỡng xe vào đêm hôm đó.
Bên
công tố viên đề nghị Norma một thỏa thuận để đổi lấy lời khai chống lại
Gianni và các bị cáo khác, nhưng cô sẽ phải nhận tội ngộ sát và ngồi tù
ba năm. Norma không chấp nhận và chọn đưa vụ án ra tòa công khai.
Norma
được nhiều người ủng hộ khi kể lại câu chuyện bị cưỡng hiếp. Nhưng một
bị cáo khác, Diane Tran, đã đồng ý thỏa thuận với công tố viên. Diane
tuyên bố sẵn sàng làm chứng rằng Norma không bị ép buộc làm gì và là một
phần của kế hoạch giết người.
Thám tử Dean Fulcher nhận xét Norma
rất giỏi lôi kéo, giật dây người khác, luôn tự nhận là nạn nhân trong
khi sử dụng người khác để trả thù kẻ mà cô cho là đã cưỡng hiếp mình.
Bước
ngoặt của vụ án khiến Norma phải đồng ý nhận tội ngộ sát vào tháng
7/2016, bị phạt 6 năm tù. Gianni bị kết tội giết người vào tháng 5/2015
và nhận án tù chung thân.
Tuệ Anh (Theo Oxygen, Latimes *************
PHỤ NỮ MIỀN BẮC NÓI VỀ PHỤ NỮ SÀI GÒN...
6-7 minutes
Vào
Sài Gòn sống từ 35 năm trước, mình đã thấy rất kinh ngạc, khi nhận ra
phụ nữ Sài Gòn sướng hơn phụ nữ miền bắc không biết bao nhiêu mà kể.
Nghĩ mãi vẫn chưa hiểu tại sao. Chợ búa, đồ ăn làm sẵn, mọi thứ đều tiện
dụng, mua gì cũng có ngay gần nhà, không quá vất vả bữa cơm hay việc
nhà, đầu tắt mặt tối ba bữa cơm. Nhà nào cũng có toilet riêng sạch sẽ
(dù nghèo) phụ nữ Sài Gòn đa phần giữ bếp núc rất ngăn nắp, chăn màn ga
gối văn minh, ai cũng nằm nệm êm không nằm chiếu, không ngủ chung với
con, sống chung với cả gia đình đông, lạ nhất là mẹ chồng không bao giờ
khăng khăng phải ở với con trai khi con trai lấy vợ. Họ buông tay cho
con độc lập có đời sống riêng...! Phụ nữ Sài Gòn rất thích đi ăn
tiệm, đi du lịch, họ thích thưởng thức món ăn mới, mặc đồ mới, cởi mở,
dám thay đổi, họ không cho rằng cơm nhà mình là nhất, mình là nhất. Họ
dễ tính dễ thương, ít chê bai xét nét, so đo về giá như ngoài bắc. Họ
mặc đồ xanh đỏ tím vàng quần ngắn, hay hở cả ti ra chả sợ ai nói gì. Dù
cùng mức sống, nhưng họ dám sắm máy nước nóng máy lạnh không sợ tốn
điện, dù không có vài triệu mua cành hoa đào ngắm ba ngày tết. Họ không
sợ chê nghèo, đi xe xấu, họ mặc đẹp đi chiếc xe trông thật ghê, mà vẫn
vui...! Phụ nữ Sài Gòn không ôm đồm việc nhà, nhất là không giành
lấy mọi thứ trách nhiệm, kiếm tiền dạy con, rồi kiệt sức quên bản thân,
họ chăm sóc ngoại hình kể cả người đã có chồng đông con. Phụ nữ nào cũng
có bàn trang điểm phấn son, bông tai. Ai cũng có vài cái nhẫn vàng tây;
có tí tiền là họ tiêu ngay không cất đi, không để dành, cũng không sắm
sửa mấy. Mình nhớ, đã kinh ngạc thế nào khi thấy các cô gái Sài Gòn, chả
đi đâu chả tiếp ai, cũng mặc đồ rất đẹp, tô son mỗi sáng, ở ngoài bắc,
năm 84, mà lúc nào cũng phấn son xinh đẹp, liền bị gọi ngay là ca-ve.
Họ
lười hơn, vụng hơn, nông cạn hơn, có khi nghèo hơn, nhưng tự do hơn,
hưởng thụ hơn, độc lập hơn, thẳng thắn hơn. Nhờ thế mà trẻ con cũng đỡ
áp lực hơn. Vì các bà mẹ không hy sinh mọi niềm vui cho con cái, họ làm
gương cho con mình, sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, được tự do là
chính mình....! Đặc biệt nhất ở Sài Gòn là phụ nữ cực kỳ tự do cởi
mở trong tư tưởng, họ ít chê ai ế hay sợ con mình ế. 35 năm ở đây mình
ít thấy ai đánh ghen tàn bạo hay can thiệp đến chuyện cá nhân người
khác. Dù ít học, họ cũng ít chấp nhận thói gia trưởng của đàn ông, kiểu
như em không được mặc áo hở cổ, không được đi chơi tối, em sao không lo
cho chồng con bữa cơm... Họ chiều chồng, nói ngọt, lắng nghe, nhưng
không hầu chồng, tuân lệnh chồng, coi chồng là vua chúa... Phụ nữ
Sài Gòn luôn có thói quen dành thời gian cho bản thân, thứ xa xỉ mà phụ
nữ miền bắc cho là một sự hoang phí: ăn hàng, làm nail, gội đầu tiệm,
mua sắm... Chả ai ở ngoài bắc đi du lịch riêng với bạn bè khi đã có
chồng con, du lịch Tết mà không cúng ông bà, quá kinh khủng, họ không
thể tưởng tượng ra có loại phụ nữ ích kỷ, xấu xa tệ hại như thế... đời
sống ngạt thở mà chỉ khi đi xa rồi trở về ta mới nhận ra mức độ căng
thẳng phụ nữ ở đây phải chịu đựng...! Phụ nữ Sài Gòn dù nghèo cũng
sướng hơn phụ nữ miền bắc trăm lần, họ không phải đối phó với gia đình
chồng, mẹ chồng em chồng khắc nghiệt cay đắng, luôn chì chiết chê bai.
Họ không có bố chồng khó tính và cả họ nhà chồng xét nét họ. Không ai
nói là “cô may lắm mới lấy được con tôi,” mình nhớ mình đã kinh ngạc đến
mức nào, khi nghe các cô con dâu Sài Gòn nói, họ rất yêu quý mẹ chồng
thực tâm. Yêu quý chắc vì họ không chung sống với bố mẹ chồng không va
chạm cơm nước tiền nong, mỗi năm không bị hàng chục lần nấu cỗ cúng, sấp
ngửa lo tết, hay vất vả gì khi làm dâu....! Hàng xóm, đồng nghiệp,
bạn bè không ai lên án phán xét cách sống cách ăn mặc, cách chi tiêu hay
chuyện riêng tư cá nhân. Đi xe xấu , mặc đồ xấu không bị chê bai khinh
thường. Thời tiết ở Sài Gòn cũng không làm cho phụ nữ sầu thảm được lâu,
buồn thất tình không thê lương không tuyệt vọng, họ không chịu được khổ
lâu nên ít thấy ai ôm hận đàn ông được lâu, họ chóng quên dễ tha thứ,
họ sẵn sàng bắt đầu một khởi đầu mới bất cứ khi nào....! Mỗi lần ra
bắc nhất là về quê, mình thấy thật bất công, phụ nữ miền bắc khổ vì lo
sợ người khác đánh giá mình. Ai cũng có thể phán xét người khác. Bố mẹ
can thiệp quá sâu vào chuyện riêng tư, ngăn cấm dọa dẫm, thay vì cảm
thông và chia sẻ khi gặp sự cố hay sai lầm. Con gái ế thì bố mẹ nhục
nhã, đau khổ, phụ nữ lấy chồng thì cuộc sống của họ quay quanh một ông
chồng ba bữa cơm, con cái và việc nhà lấy đi của họ nhiều thứ, phụ nữ
lấy chồng xong biến thành người hoàn toàn khác.
Sau 40 may ra họ
mới có chút thời gian cho riêng mình. À mà chưa xong, già rồi họ còn sợ
con cái mất mặt, ly hôn là chuyện nhục nhã. Có bà mẹ 50 tuổi không dám
post cái video mình hát với bạn vì con bảo mẹ phải giữ gìn hình ảnh,
không được chơi bời hát hò hay tỏ ra vui vẻ sau ly hôn....! 35 năm
trước mình đã nghĩ hẳn bắc nam Việt Nam là hai quốc gia độc lập, suy
nghĩ lối sống đặc biệt khác nhau. Sao cùng là phụ nữ, mà họ khác nhau
thế. Sau 35 năm mình thấy phụ nữ miền bắc khác trước nhiều, tuy nhiên họ
vẫn khổ hơn, kể cả người giàu, người trí thức, người đẹp. Họ bị ghen
ghét chê bai ghen tị nhiều hơn, họ chả được sống hồn nhiên tự do vô tư
như phụ nữ Sài Gòn. Có sai lầm gì to mấy cũng được thứ tha rất nhanh...
Chả ai nhớ chuyện xấu mấy, toàn khen nhau toàn quý nhau thật lòng thôi.
Nghĩ gì là nói thật ra, không phải đau dạ dày vì suy nghĩ rắc rối. Ít ai
có tính giận dỗi, nói xấu, ít ai bị bẽ mặt, họ thẳng thắn và đơn giản,
ít sĩ diện, ít đao to búa lớn, lại càng ít sợ hãi người khác. Họ thực sự
tự do. Lắm lúc mình chỉ muốn giải phóng phụ nữ miền bắc khỏi chính họ thôi, cho họ được Tự Do - được là chính mình....!
**************
Bức thư phơi bày tội ác của kẻ gây án như phim kinh dị
MỹJohn
List sát hại năm người thân rồi biến mất, sống dưới thân phận khác
trong 18 năm, chỉ để lại một bức thư ớn lạnh thú nhận tội ác.
John List, nhân viên kế toán 46 tuổi, sống cùng mẹ, vợ và ba con tại ngôi biệt thự 19 phòng ngủ ở Westfield, New Jersey.
Ngày
7/12/1971, hàng xóm báo cảnh sát vì để ý đèn nhà John sáng cả ngày lẫn
đêm suốt một tháng qua, nhưng không nhìn thấy ai ra vào. Sau khi các
bóng đèn lần lượt bị cháy, họ quyết định gọi nhà chức trách.
Khi
bước vào ngôi biệt thự rộng lớn qua cửa sổ không khóa ở tầng hầm, cảnh
sát nhìn thấy cảnh tượng như phim kinh dị. Căn nhà lạnh ngắt vì máy điều
nhiệt đã tắt. Nhạc nhà thờ đang phát qua hệ thống liên lạc nội bộ trong
mọi căn phòng.
Helen, 46 tuổi, vợ của John; con gái Patricia, 16
tuổi; các con trai John, 15 tuổi và Frederick, 13 tuổi, nằm trên túi ngủ
trong phòng khiêu vũ. Trên lầu, cảnh sát tìm thấy thi thể của bà Almas,
84 tuổi, mẹ của John. Năm nạn nhân đều bị bắn vào đầu.
Cảnh sát phát hiện một bức thư dài năm trang John để trên bàn làm việc, thú nhận về vụ tàn sát kinh hoàng, đề ngày 9/11/1971.
Cảnh sát cho rằng việc John tắt hết thiết bị sưởi giữa mùa đông khiến các thi thể vẫn giữ được tình trạng tốt sau một tháng.
Trước
khi bỏ đi, John cắt bỏ mặt mình khỏi mọi bức ảnh gia đình và đốt hộ
chiếu, nhằm khiến cảnh sát không có ảnh để truy nã. Anh ta còn viết thư
đến trường học, xin nghỉ vài tuần cho các con đến thăm bà ngoại, dừng
tất cả dịch vụ đưa thư, sữa và báo.
Phong cách sống ẩn dật của gia đình John và sự sắp đặt tỉ mỉ của anh ta khiến án mạng chỉ được phát hiện sau đó một tháng.
Các hàng xóm cho biết John lập dị, kín đáo và lạnh lùng, luôn đóng bộ vest chỉn chu.
Cuộc
hôn nhân kéo dài gần 20 năm của John và Helen không mấy hạnh phúc.
Helen từng kết hôn với một quân nhân, tái giá với "trai tân" John sau
khi chồng qua đời. Họ gặp nhiều khó khăn về tiền bạc, John phải vật lộn
để cung cấp cho gia đình lối sống thượng lưu.
Một lần, mục sư của
gia đình nghe thấy Helen nói với John rằng: "Nếu anh được bằng một nửa
chồng trước của tôi, chúng ta sẽ không gặp phải những rắc rối này".
Helen
nghiện rượu và mắc bệnh giang mai giai đoạn ba, hầu như không thể rời
khỏi giường trong khoảng thời gian trước khi bị sát hại.
Vài tháng
trước án mạng, John bị ngân hàng sa thải nhưng giấu giếm sự thật với
gia đình vì thấy xấu hổ. Anh ta mặc vest đi làm mỗi ngày, đến ga xe lửa
và ngồi đọc báo cho đến giờ về nhà.
Cảnh sát suy đoán John muốn thoát khỏi trách nhiệm gia đình và tài chính.
Thảm
án tại gia đình John gây nỗi kinh hoàng cho thị trấn giàu có Westfield,
phủ mây đen lên các cư dân và vẫn được bàn tán cho đến ngày nay.
Dù
cảnh sát tổ chức một cuộc truy lùng quy mô lớn, John vẫn bặt vô âm tín.
Xe của John bị bỏ lại tại sân bay JFK, khiến đội điều tra nghi ngờ anh
ta đã bỏ trốn khỏi đất nước.
John có gia đình ở Đức và nói tiếng
Đức khi sống ở đó trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Một nhân viên tại
lãnh sự quán Đức ở New York cho biết nhìn thấy một người đàn ông phù hợp
với mô tả về John đến hỏi về thị thực.
Thực tế, John đã chuyển
đến Denver, Colorado, bắt đầu cuộc sống mới dưới thân phận Robert
Clarke. Anh ta làm đầu bếp tại một khách sạn Holiday Inn. John để ria
mép, đội mũ lưỡi trai, mặc quần áo bình thường thay cho những bộ vest,
nhưng không cố gắng ngụy trang vẻ bề ngoài.
Năm 1978, tại một sự
kiện dành cho người độc thân của nhà thờ, John gặp Delores Miller, 35
tuổi, đã ly hôn. John nói với Delores rằng người vợ đầu tiên của anh ta
đã chết vì ung thư. Cặp đôi kết hôn 8 năm sau đó, John chuyển đến căn hộ
của Delores ở Aurora, Colorado.
18 năm trôi qua, John tin rằng đã
thoát khỏi truy lùng, bắt đầu buông lỏng cảnh giác. Anh ta bỏ bộ ria
mép và chuyển đến Richmond, Virginia với vợ, làm lại công việc kế toán.
Vụ
án của John từng là một trong những bí ẩn chưa được phá giải nổi tiếng
nhất nước Mỹ, cho đến khi được nhắc đến trên chương trình America Most Wanted vào tháng 5/1989.
Khoảng
22 triệu người trên khắp nước Mỹ đã xem tập phim này, trong đó có ảnh
của John và một bức tượng bán thân tả thực cho thấy John trông như thế
nào sau 18 năm.
Một hàng xóm từ Denver nhớ ra anh ta và gọi cho
FBI. 11 ngày sau, các đặc vụ đến Richmond để gặp Delores. Họ khẳng định
Robert Clarke chính là John List sau khi được người vợ cho xem ảnh cưới.
John
bị bắt tại nơi làm việc vào 1/6/1989. Ban đầu, anh ta một mực nhận mình
là Robert Clarke, chỉ chịu khai nhận thân phận thật trước các bằng
chứng không thể chối cãi của cảnh sát, bao gồm dấu vân tay trùng khớp
với hồ sơ của John.
Bức thư tự thú của John, được công bố rộng rãi
sau gần 20 năm, đổ lỗi các vụ giết người là do áp lực tài chính và lo
sợ gia đình từ bỏ tôn giáo. Anh ta cố biện minh cho tội ác bằng cách
tuyên bố đang cứu rỗi linh hồn họ.
Bức thư đề ngày 9/11/1971,
nhưng John cho biết ban đầu lên kế hoạch tàn sát gia đình vào 8 ngày
trước Lễ Các Thánh, bởi cảm thấy đó sẽ là "một ngày thích hợp để họ lên
thiên đường". Sau đó anh ta quyết định dời ngày vì kế hoạch du lịch bị
trì hoãn.
Chính dòng chữ này trong bức thư trở thành bằng chứng quan trọng để buộc tội John tại phiên tòa xét xử vào 18 năm sau.
Các
luật sư biện hộ rằng John không thể bị buộc tội giết người vì trạng
thái tâm thần bất ổn vào thời điểm gây án. Một bác sĩ tâm thần do tòa án
chỉ định đã làm chứng rằng John bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.
Nhưng dòng chữ trên bức thư chứng tỏ anh ta đã tính toán và lên kế
hoạch cẩn thận cho vụ giết người, chọn ngày thích hợp để ra tay.
Một
giáo viên của con gái lớn Patricia cho biết nữ sinh 16 tuổi từng kể
rằng bố cô đã lập di chúc cho gia đình vài tháng trước án mạng, hỏi các
con có muốn được hỏa táng hay không.
Trước tòa, John khai bị Helen
lừa gạt có bầu, ép phải kết hôn và giấu bệnh giang mai. John cho biết
gặp khó khăn về tiền bạc và không đủ khả năng duy trì ngôi biệt thự đã
mua vài năm trước đó với giá 50.000 USD, tương đương 464.000 USD vào
thời nay. John thừa nhận có thể xin phá sản và nhận trợ cấp, nhưng lo sợ
ảnh hưởng của nghèo đói đối với con cái.
Ngày 12/4/1990, John bị
kết án năm tội danh giết người cấp độ một. Tại phiên tòa tuyên án, John
vẫn từ chối chịu trách nhiệm cho tội ác, nhận mình bị mất trí. Tuy nhiên
cuối cùng, John phải nhận năm án tù chung thân, mức hình phạt tối đa ở
thời điểm đó.
John qua đời trong tù vào tháng 3/2008 vì bệnh viêm phổi ở tuổi 82.
Thảm
án của gia đình John List là một trong những vụ án gây chấn động nhất
trong những năm 1970, trở thành đề tài cho nhiều phim tài liệu, phim
truyền hình và điện ảnh như The Stepfather (1987), Judgment Day: The John List Story (1993), The Usual Suspects (1995), American Justice (2003), Your Worst Nightmare (2015), A Killer Next Door (2020).
Tuệ Anh (Theo Sun, Nytimes)
**********
18 năm tìm đường về nhà của cậu bé bị bắt cóc
Trung QuốcBị bắt cóc lúc 5 tuổi, Trịnh Hùng Khôn dựa vào ký ức để tìm lại gia đình và giúp cảnh sát bắt kẻ buôn người sau 18 năm.
Trịnh
Hùng Khôn sinh năm 1991, là con trai thứ hai của Trịnh Song Bình và vợ
Trịnh Viên Trân, quê ở thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông. Lên 5 tuổi,
Khôn theo bố mẹ chuyển đến sống ở quận Diêm Điền, thành phố Thâm Quyến.
Chiều
27/8/1996, Trân vừa bận rộn bán hàng vừa trông nom con trai ở sạp hoa
quả. Thấy buồn chán, Khôn đòi về nhà tìm bố. Vì sạp hàng chỉ cách nhà
200 m, Khôn cũng quen thuộc các nhà xung quanh nên Trân không lo nghĩ
nhiều, bảo con tự về.
Tối đó, không thấy con đâu, hai vợ
chồng vội nhờ người thân, bạn bè giúp tìm kiếm suốt đêm nhưng không có
kết quả. Cả hai đoán Khôn rất có thể đã bị bắt cóc.
Suốt bốn năm
sau đó, họ ngừng kinh doanh, tiêu gần hết tiền tiết kiệm, bôn ba khắp
nơi tìm con. Nhưng nhà còn bốn đứa con cần nuôi dưỡng, vợ chồng đành
phải dừng việc tìm kiếm, bắt đầu buôn bán trở lại. Năm 2000, họ mở một
cửa hàng bách hóa ở Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, chỉ có thể tranh thủ lúc
rảnh rỗi để tìm Khôn.
Trong thời gian đó, Khôn đã bị bọn bắt cóc bán đến thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông, cách nhà hơn 250 km.
Vào
buổi chiều định mệnh 27/8/1996, trên đường về nhà, Khôn vừa đi vừa chơi
loanh quanh. Trời bất chợt đổ mưa, Khôn chạy vào siêu thị trú nhờ. Một
phụ nữ trung niên bước vào. Khôn chưa bao giờ gặp người này, nhưng khi
vừa bước vào cửa, cô ta đi thẳng về phía Khôn, mỉm cười hỏi han rồi lấy
ra một khẩu súng đồ chơi trong túi xách cho cậu bé.
Dù rất thích,
Khôn lắc đầu từ chối. Cô ta bèn đặt thẳng khẩu súng vào tay Khôn, tự
nhận là bạn của mẹ Khôn, khiến cậu bé hoàn toàn mất cảnh giác. Cô ta đề
nghị đưa Khôn về nhà rồi bế cậu bé ra khỏi siêu thị. Ngay khi ra ngoài,
Khôn cảm thấy buồn ngủ và không nhớ được chuyện gì xảy ra sau đó.
Lúc
tỉnh dậy, Khôn òa khóc khi thấy mình ở một căn phòng hoàn toàn xa lạ.
Người phụ nữ đánh, tát Khôn, đe dọa không cho tiếp tục gào khóc.
Vì
đứa trẻ 5 tuổi đã có thể ghi nhớ, không bán được giá tốt, cô ta giữ
Khôn ở nhà để tiến hành "tẩy não" trước. Khôn bị bắt mỗi ngày phải ghi
nhớ nhiều tên người khác nhau, không học thuộc thì không cho ăn cơm. Qua
một thời gian, Khôn dần quên mất tên của bố mẹ và những người thân
trong gia đình.
Hơn một năm sau, bọn buôn người bán Khôn với giá
8.000 nhân dân tệ cho một ông lão ngoài 80 tuổi ở huyện Đông Nguyên,
thành phố Hà Nguyên. Con trai ông lão mất sớm nên muốn mua Khôn về làm
cháu nội. Ở đây, Khôn có tên mới là Trương Minh, được đối xử tốt hơn,
không bị đánh đập. Bốn năm sau, ông lão qua đời, Khôn lại được gửi cho
con gái của ông nuôi dưỡng.
Dù có cuộc sống mới và đã quên mất tên
bố mẹ, Khôn vẫn không thể quên mình là một đứa trẻ bị bắt cóc. Khôn
nhận thức rõ đây không phải nhà mình, quyết tâm tìm lại bố mẹ ruột.
Năm
2009, Khôn bắt đầu kế hoạch tìm kiếm gia đình. Vừa tốt nghiệp trung học
cơ sở, Khôn đã ra ngoài làm thuê kiếm tiền, từ đó không nhận một đồng
nào từ người nuôi dưỡng. Ngoài thời gian đi làm, Khôn dành hết tâm sức
cho việc tìm người thân.
Tuy nhiên, vì bị bắt cóc khi còn quá nhỏ,
Khôn không thể nhớ được giọng địa phương gốc của mình, dẫn đến việc tìm
nhầm nơi. Khôn đã đi nhiều thành phố ở Quảng Đông, sau đó đến Thâm
Quyến làm việc, cuối cùng chuyển đến Đông Hoản - đây cũng là nơi bố mẹ
Khôn đang sinh sống.
Năm 2010, Khôn và ông Bình lần lượt đăng bài
lên diễn đàn hỗ trợ tìm người thân. Tuy nhiên, tên đăng ký của Khôn là
"Trương Minh", còn vợ chồng Bình lại tìm kiếm "Trịnh Hùng Khôn".
Trong
bài đăng, Khôn mô tả đặc điểm ngoại hình của mình và một số ký ức tuổi
thơ, giúp các tình nguyện viên trên diễn đàn có thông tin để đối chiếu.
Đến
năm 2013, khi phân tích thông tin của Khôn, tình nguyện viên phát hiện
một chi tiết: "Bị xô ngã khi chơi đùa lúc 4 tuổi, để lại hai vết sẹo
trên cằm". Đồng thời, Khôn còn cho biết bố mẹ ruột bán trái cây, nhà có
sân sau và một công trường xây dựng bên cạnh. Những chi tiết này tương
đồng với nội dung bài đăng tìm con của ông Bình. Cuối cùng, tình nguyện
viên quyết định thử kết nối đôi bên.
Lúc đầu, Khôn không mấy hy vọng, nhưng sau vài cuộc trao đổi đơn giản với vợ chồng Bình, họ lập tức nhận ra nhau.
Ngày
27/1/2014, kết quả xét nghiệm ADN xác nhận họ là người thân có cùng
huyết thống. Cả gia đình được đoàn tụ sau hơn 6.000 ngày xa cách.
Sau
khi trở về quê nhận tổ tiên, Khôn nhớ ra từng bị bọn buôn người dẫn qua
một con đường nhỏ để đem đi bán, nếu trở lại huyện Đông Nguyên, Khôn
khẳng định có thể tìm thấy nhà của người phụ nữ bắt cóc mình.
Tuy nhiên, sau 18 năm, nơi này đã thay đổi rất nhiều, Khôn không tìm thấy ngôi nhà từng ở suốt một năm.
Khôn
cùng gia đình đến đồn cảnh sát trình báo. Theo manh mối của Khôn về "kẻ
buôn người sống cùng người chồng câm", cảnh sát tìm ra một phụ nữ tên
Trần Bích Quần. Nơi Quần sống cũng nằm trong khu vực Khôn tìm ra dựa
trên ký ức. Nhưng khi đến nhà Quần, cảnh sát phát hiện ngôi nhà trống
không.
Qua điều tra, Quần là người nơi khác đến chạy nạn, chung
sống với một người đàn ông câm trong làng. Họ chỉ làm nông, không kiếm
được nhiều tiền, nhưng lại là hộ đầu tiên xây được nhà mới, cho hai con
đi học nơi khác.
Dân làng cho biết nhà Quần hiếm khi mở cửa, ít
khi giao tiếp với người khác, nhưng họ đều từng nghe thấy tiếng khóc của
trẻ nhỏ truyền ra.
Cảnh
sát tìm ra Quần từ thông tin nhân viên của một công ty dịch vụ giúp
việc ở Thâm Quyến, bắt bà ta vào ngày 20/5/2015. Khi thẩm vấn, Quần thừa
nhận tội danh bắt cóc và buôn bán trẻ em.
Từ năm 1995 đến 2000,
bà ta đã bắt cóc 6 trẻ em ở quận Diêm Điền bằng thủ đoạn tương tự với
Khôn. Cảnh sát cũng tìm thấy hợp đồng mua bán trẻ em tại nhà bà ta.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .