Truyện Ngắn & Phóng Sự

Triết lý củ khoai

Thầy liền ra cho cả lớp một bài luận văn, bình giải câu : “May thay, ngoài hạnh phúc ra, đời còn có cái gì khác nữa.” Thầy còn ghi chú thêm câu viết bằng nguyên văn tiếng Pháp để học trò có thể hiểu rõ hơn. Thầy giảng rằng, hạnh phúc như là cái bóng, mà mọi người trên thế gian nầy đều luôn luôn theo đuổi

Triết lý củ khoai

Truyện ngắn by Tràm Cà Mau

 

 

 
Năm học lớp Đệ Ngũ bậc trung học, tương đương với lớp tám bây giờ, một hôm thằng bạn nhỏ ngồi cạnh tôi thì thầm :

 

 

“Tại sao trong tiểu thuyết, mỗi khi có hai người ôm nhau, thì tác giả có đề cập đến hạnh phúc ? Hạnh phúc là cái gì mầy có biết không?”.
 
 

 

Tôi liền tay dong tay rụt rè hỏi giáo sư đang dạy môn nghị luận luân lý :
 
 

 

“Thưa thầy, hạnh phúc là cái gì?”.
 
 

 

Hỏi mà run lắm, vì lỡ ra hạnh phúc là chuyện bậy bạ, thì e lảnh phạt đủ .
 
 

 

Thầy liền ra cho cả lớp một bài luận văn, bình giải câu : “May thay, ngoài hạnh phúc ra, đời còn có cái gì khác nữa.” Thầy còn ghi chú thêm câu viết bằng nguyên văn tiếng Pháp để học trò có thể hiểu rõ hơn. Thầy giảng rằng, hạnh phúc như là cái bóng, mà mọi người trên thế gian nầy đều luôn luôn theo đuổi, cố chạy theo nhưng không bao giờ bắt gặp được cả. Bỡi vậy, cho nên may mắn quá, cuộc đời nầy còn có nhiều thứ khác nữa, để bù đắp vào cái thiếu thốn hạnh phúc, mà con người như chẵng bao giờ tìm thấy, không bao giờ nắm được.
 
 

 

Chúng tôi hiểu mập mờ rằng, hạnh phúc là cái gì đó xa lắm, là như thứ ảo ảnh, mà con người thế gian ai cũng mơ ước, quay quắt đi tìm, và chẵng bao giờ tìm thấy. Tôi thầm nghĩ, thầy bắt chúng tôi bình luận làm chi cái thứ không có và khó khăn , để thêm tốn giấy mực, tốn thì giờ. Thế là cả đám học trò nhi nhô đầu còn cắt tóc trọc, đau khổ nhăn nhó, nặn óc bình giải về hạnh phúc, cái thứ mà chúng mù mờ, chưa ý thức, chưa hiểu nổi vài ba phần trăm ý nghĩa. Thằng bạn ngồi sau lưng, thụi tôi hai cái đau điếng, để phạt cái tội hỏi thầy câu hỏi cắc cớ, làm cho cả lớp phải nhức đầu. Tôi biết tội, ngồi yên. Tôi cứ yên chí là hạnh phúc không có thật trên đời nầy, và không tội gì uổng công tìm kiếm. Dù sách vở, thơ văn, có nói nhiều đến hạnh phúc, tôi e rằng đó là chuyện mơ mộng ao ước hão huyền, chuyện bánh vẽ của những người chuyên làm thơ văn.
 
 

 

 

Nhưng khi lớn lên, được đọc kinh Phật, kinh Thánh, và nhiều sách triết lý Âu Á như Khổng, Lảo ,Chu… và luôn cả kinh Koran và kinh đạo Bahai nửa, thì tôi tìm cho tôi được một triết lý đơn sơ, mộc mạc, là cái món hổ lốn vắt ra từ tinh túy của các triết lý khác. Tôi tạm gọi là “Triết Lý Củ Khoai”. Vì nó đơn sơ như củ khoai, rẻ tiền , mộc mạc, và dễ tìm thấy như củ khoai trong đời nầy. Triết lý đó được đơm gọn lại trong một câu ngắn ngủi : “Nếu chỉ có một củ khoai thôi, thì hãy nướng nó cho thật thơm mà đớp”. Ý nghĩa của câu đó cũ mèm, hình như ai cũng biết, và có nhiều câu nói tương tự . Cái triết lý đơn giản nầy giúp tôi thấy được rằng, hạnh phúc là cái rất cụ thể, rất gần gủi, bất cứ ai, và bất cứ lúc nào, cũng có thể tìm dược hạnh phúc rất dễ dàng. Ai cho rằng hạnh phúc là cái xa vời, thì vì họ chưa nắm hết phần tinh túy của các triết lý khác, hoặc chưa từng nghe một phần của triết lý củ khoai. Nhiều sách vở khác cũng có nói đến, nhưng người đọc vô tình hoặc cố ý làm ngơ, hoặc biết rất rõ nhưng chẳng bao giờ thực hành.
 
 

 

Năm 1975 tôi mang cái “triết lý củ khoai” vào nhà tù cọng sản. Cộng sản gạt rằng, đi học tập chính trị trong vòng một tháng, cho “thông suốt đường lối của cách mạng” rồi về. Nghe dễ quá, nên bà con miền Nam mắc bẩy. Trong tù, ai cũng nôn nóng, chờ “học tập” cho xong, mà về với vợ với con, vì việc nhà còn trăm chuyện lu bu lắm, cả tháng trời ai mà lo cho. Lo nhất là hai ba tuần đã qua rồi, mà chưa thấy bài vở, chưa thấy học tập chi cả. Không lẽ khóa học phải kéo dài thêm vài tuần? Trong tù, ngoài đau khổ vì thiếu tự do, còn bị cái đói hành hạ, cái lạnh cắt da thịt từng đêm và nỗi khó nhọc hàng ngày khi làm lao động tay chân không quen mà tình trạng sức khỏe thì quá suy yếu. Còn phải đau khổ tinh thần vì làm đi làm lại bản tự khai tự thú, phải tự bịa đặt tỗi lỗi gán cho mình, để được cái gọi là “thành tâm cải tạo”. Nhưng nỗi mong chờ làm cho đám tù nhân phờ phạc mau hơn các nguyên nhân khác. Một hôm đi lao động bên ngoài vòng trại , có anh lượm được bản nháp bức thư của một lính cọng sản, trong đó viết cho cha mẹ ngoài Bắc rằng, dạo nầy con canh gác tù rất nhàn nhả, bọn chúng toàn cả cán bộ cao cấp ngụy quyền. Anh tái mặt và đem lá thư về cho vài người bạn xem, có người xem xong phát khóc vì biết mình đang ở tù chứ không phải học tập chi cả.
 
 

 

 

Phần tôi, sau một tháng chưa được về, tôi lờ mờ hiểu rằng “có cái gì không ổn đây”. Tôi chuẩn bị tinh thần để đón nhận những gì không thể tránh được. Một hôm, sau buổi cơm chiều, tôi chỉ ngọn đồi bên kia nói với người bạn tù :
 
 

 

“Cứ xem như đó là nơi chôn chúng ta khi tóc bạc lìa đời, và xem đây như là nơi chúng ta phải sống trọn đời còn lại. Hãy tìm và tạo những niềm vui nhỏ nhoi nhất mà chúng ta có được ở nơi nầy. Ráng tìm vui, buồn bả cũng vô ích, mà còn có hại cho sức khỏe.”
 
 

 

 

Nghe thế, người bạn tù của tôi gần khóc vì sợ. Tôi đem triết lý củ khoai ra giảng giải.
 
 

 

 

Về sau, nhiều người bạn tù khác gai mắt bực tức vì thấy chúng tôi vẫn tỉnh khô, vẫn thản nhiên vui vẻ cười đùa như không phải đang ở tù, như không phải đang cực nhọc, thiếu thốn, đói khát. Mặc dầu sức khỏe của chúng tôi sút kém rất mau, gầy gò, răng vẫu, mắt sâu. Chúng tôi cứ xem những bữa ăn thiếu thốn kham khổ kia là cao lương mỹ vị, tận hưởng từng miếng nhai nuốt. Khi chúng tôi bắt được con nhái bén nhỏ, ướp chút muối, nướng cho thơm ngậy, tổ chức một bửa tiệc thưởng trăng, xé con nhái làm ba. Ba anh em tù bí mật ăn trong đêm tối bên hè nhà, nhìn trăng chênh chếch, cười với nhau sung sướng và ngâm nhỏ vài đoạn cổ thi. Ngoài những sinh hoạt công khai trong tù, chúng tôi còn tổ chức được các buổi văn nghệ bỏ túi, cấp tốc. Ba bốn tù nhân hẹn nhau ở đám cỏ cao bên cầu tiêu, một người canh chừng, mấy người kia hát “nhạc củ” cho nhau nghe đở ghiền, sửa lại lời hát các bản nhạc của cọng sản, dể châm biếm cười chơi. Anh nào làm được bài thơ đắc ý, đem ngâm nga cho bạn tù chia xẻ, thưởng thức. Những khi đi lao dộng khổ sai như cuốc rẫy, khiêng đất, tôi và anh bạn, hai đứa hai đầu gánh nặng, vừa làm việc vừa đánh cờ tướng không bàn: “Pháo hai bình năm, mã bảy tấn sáu, mã hai tấn ba, xa một tấn một .vân vân.” Mãi suy nghĩ để chuyển quân trong bàn cờ, chúng tôi quên cả nhọc nhằn, cả hôi hám, cả nắng cháy, và quên luôn thời gian . Buổi lao động nhọc nhằn qua đi lúc nào mà không hay .
 
 

 

Chúng tôi chơi cờ không cao, nhưng chơi mãi rồi thành quen, không cần bàn, mà vẫn quần nhau từ sáng đến khuya. Cả những đêm học tập chính trị chán ngắt, chúng tôi ngồi như chăm chú lắm, không ai biết chúng tôi đang chơi cờ không bàn, đang dàn trận, bắt quân, dứ, chiếu, đang chống đở cho khỏi bị chiếu bí. Chúng tôi say sưa với trò chơi , chấp cán bộ cọng sản nói dai, nói dài, nói dở, nói đến khuya. Chúng tôi còn tổ chức các cuộc đua kiến, dấu dế. Bắt dế bỏ vào hộp cho chúng “học tập cải tạo”, cho chúng cắn nhau. Những con ngất ngư sắp chết, chúng tôi thả ra và nói: “Nhờ học tập tốt và thành tâm cải tạo, nhờ ý thức giác ngộ cách mạng cao, và nhờ chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, nay cho về đoàn tụ với gia đình,” Chúng tôi nháy mắt cười với nhau. Chúng tôi tạo những cuộc giải trí nho nhỏ, những buổi văn nghệ bí mật để quên ngày tháng, và thấy lo buồn tan biến đâu cả.
 
 

 

Phương châm của chúng tôi là “không”, không mong ước, không hy vọng gì cả. Không hy vọng thì khỏi thất vọng. Không mong ước thì không bồn chồn nôn nao. Khi thấy vài người bạn tù được thả – theo lối làm kiểng của cọng sản – các anh khác buồn tủi, đau đớn thất vọng cho thân phận của mình, thì chúng tôi vẫn bình tỉnh ngồi đánh cờ, chẳng xôn xao, chẳng bàn tán chi cả. Chúng tôi biết, chưa đến phiên mình, thì có bàn tán xôn xao, đoán mò, suy diễn lạc quan hay bi quan, thì chỉ thêm buồn khổ mà thôi å. Gạt hết ra ngoài tai cho yên lòng. Chúng tôi tập bình thản tâm trí, và luôn tìm cơ hội tận hưởng những thứ hạnh phúc nhỏ nhặt nhất mà chúng tôi có thể có được. Những khi có được một chậu nước nhỏ để tắm, chúng tôi cử hành cái lể tắm, tận hưởng niềm sung sướng khi cảm giác của nước mát chảy trên da thịt, trên mình mẩy, trên tóc tai, và hạnh phúc đến rên lên thành tiếng. Nước tắm trong tù quý như nước cam lồ. Chúng tôi chia cho nhau vài cọng rau hái được, và cảm được sâu xa nỗi hạnh phúc có thêm một miếng ăn trong tù, tận hưởng cái khoái khẩu, an ủi với cái tình bạn chân tình, vì ai cũng đói. Đêm đêm trước khi ngủ, tôi nghe nhiều tiếng bạn tù thở dài não lòng ngao ngán. Có lẽ họ đang lo cho vợ con bên ngoài, giờ nầy không biết làm sao mà sinh sống, mà tồn tại trong một xã hội đổi thay từ gốc rể. Tôi biết rõ, ở trong tù lo ra cho bên ngoài, ở bên ngoài lo vào cho trong tù .Không có ích chi, cũng không giải quyết được việc gì. Không lo cho vợ con bên ngoài, không phải là vô tình bạc nghĩa, mà chỉ là không làm cái việc vô ích mà thôi. Để tránh suy nghĩ và lo âu, mỗi khi vào giường, tôi tìm cách giải một bàn cờ thế, hay làm vài ba câu thơ, cũng có khi ôn lại những kỷ niện đẹp đẻ êm đềm trong quá khứ mà thấy lâng lâng, hoặc ôn lại các chuyện tiếu lâm mà cười một mình trong bóng tối. Nhờ thế mà ngủ thiếp đi rất mau.
 
 

 

Chúng tôi tập coi thường những nhọc nhằn, khó khăn và đau dớn thể xác. Chấp nhận định mệnh khắt khe mà không cần than van. Tinh thần chúng tôi vững mạnh, sáng suốt. Chúng tôi cố gắng ý thức và hưởng thụ những hạnh phúc rất nhỏ từng ngày, từng giờ, từng phút, mà ít người cảm nhận . Triết lý củ khoai đã giúp tôi qua được những tháng ngày tù đày không quá nặng nề, khó chịu từ tinh thần dến vật chất.
 
 

 

Khi ra khỏi tù, sống trong chế độ cọng sản, người người cơ cực, thiếu thốn, sầu thảm, tinh thần bị đe dọa, sinh hoạt bị dòm ngó, rình mò. Trong cái giòng xã hội đó, chúng tôi cùng chung thân phận. Thân phận chúng tôi còn bạc bẻo, yếu kém hơn, thứ phó thường dân bên lề “xã hội chủ nghĩa tiên tiến”. Nhưng nhờ triết lý củ khoai, tôi vẫn tìm được hạnh phúc từng ngày. Hạnh phúc của mỗi sáng dậy sớm, pha một chén trà nóng, uống vào lòng ấm áp, ngâm vài câu thơ, vặn đài phát thanh BBC, VOA nghe nho nhỏ. Để biết biến chuyển quốc tế, tin tức quốc nội mà cọng sản cố tình bưng bít, ngăn chặn, che dấu. Hạnh phúc khi trao đổi tin tức quốc tế, quốc nội với bạn bè, bà con và ước đoán tình hình. Hạnh phúc nhất là cởi trần nằm phơi gió hây hây ngoài công trường, có khi ngủ tới hai ba giờ chiều mới thức dậy. Tôi đem cái triết lý thô sơ đó truyền bá cho vài anh em thân thiết, và khen xã hội cọng sản đã đem đến cho con người sự làm biếng vô cùng tận. Làm biếng cũng là một hình thức hạnh phúc nho nhỏ. Thật lạ lùng, nhà nước cho đến cán bộ to nhỏ, miệng ai cũng lớn lối đại ngôn ca ngợi lao động siêng năng cần mẫn, mà tất cả mọi người đều biếng nhác, tà tà. Đúng là cha chung không ai khóc.
 
 

 

Trong xã hội cọng sản, con người không được sống yên ổn, nay chính sách nầy, mai chính sách khác, thay đổi lung tung, chẳng ai hoạch dịnh cho đời sống riêng mình dược cả. Chúng tôi vẫn tìm được nhiều hạnh phúc trong châm ngôn “không ước mơ, không hy vọng”. Phải dập tắt mọi ước mơ, mọi hy vọng để mà sống, nghe thì như vô lý, nhưng thực vậy. Cứ thuận theo giòng khổ đau mà trôi nổi với tinh thần sáng suốt. Không than van, không kể lể, không bi ai. Khi có cơ hội bắt được niềm vui thì cứ tận hưởng hết mình chút hạnh phúc đang có. Chấp nhận nhưng không buông xuôi cho số mệnh. Tìm lối thoát với tinh thần nhẹ nhàng., lạc quan, sáng suốt. Khi leo lên chiếc thuyền nhỏ bé để tìm đường đào thoát ra khỏi vòng tay cọng sản , chúng tôi cứ tự nghĩ như mình đang đi du lịch. Đề phòng tối đa, nhưng không quá nhiều lo âu sợ sệt. Cũng có sợ, nhưng sợ ở một mức độ nhẹ nhàng, đến nỗi đôi lúc còn cảm thấy thản nhiên và sung sướng, vì biết mình đang trên con đường đào thoát. Có gì mà lo? Nếu bị bắt thì ở tù lại, mà ở tù lâu thì tìm cách vượt ngục. Chiếc thuyền nhỏ đi từ bến sông Sài Gòn về miền Tây, ra cửa Ghềnh Hào. Trên đường đi, chúng tôi gặp nhiều trạm kiểm soát bắn súng kêu vào xét hỏi giấy tờ. Thấy chúng tôi vui vẻ, bình tỉnh quá, công an cọng sản không ngờ chúng tôi đi vượt biên . Như những kẻ ham chơi, chúng tôi thoát ra được hãi phận quốc tế. Thuyền chết máy giữa biển mênh mông nhiều ngày, nhưng sao trong lòng chúng tôi vẫn thấy vui, và còn cảm ơn Trời Phật đã giúp chúng tôi thoát được bàn tay cọng sản độc ác. Có chết cũng vui, thỏa nguyện. Dược chết giữa biển trời tự do. Chúng tôi vẫn kể chuyện tiếu lâm, cười đùa và có khi còn cùng nhau ca hát.
 
 

 

Khi may mắn đến được trại tị nạn, thiên hạ ai cũng nóng lòng, ăn không yên, ở không yên, mong được đi định cư sớm. Họ cứ đưa ra giả thuyết nầy, giả thuyết kia để tự gây nên nỗi lo lắng cho chính họ và cho bà con chung quanh. Lo lắng về một bệnh dịch có thể phát ra, và phái đoàn Liên Hiệp Quốc sẽ không dám dến phỏng vấn. Lo lắng quốc tế thay đổi chính sách tị nạn. Họ lo để mà lo, không có đường lối và phương sách giải quyết các mối lo âu đó.
 
 

 

Tôi bảo họ: “Hãy xem những ngày tháng nầy như đi cắm trại nghỉ hè dài hạn bên bờ biển, cơm nước có Cao Ủy Liên Hiệp Quốc nuôi báo cô, chỉ cần cái xà lỏn thôi là đủ lịch sự như mọi người, cứ vui vẻ nhẫn nại chờ ngày đi dịnh cư” . Không ai nghe lời tôi, ngày ngày họ họp nhau bàn tán, uyên bác suy diển, bày dặt dủ tin đồn dể gây cho nhau lo âu thêm, rồi đêm về mất ngủ thở dài thở ngắn. Phần tôi, thì lên đồi mắc võng nằm ngủ mơ màng trong gió hiu hiu, thưởng thức tiếng chim ca, nhìn dám mây mỏng lơ lửng bay qua bầu trời xanh, khi nóng thì nhào xuống biển nô giởn với sóng nước mát dượi, rồi nằm dài trên cát. Chán thì chơi vài ván cờ tướng, nằm nghe nhạc “chùa” vẵng từ các lều lân cận có máy hát. Buổi chiều về chòi, ăn một bụng no, uống ly trà, họp bạn bè, kể chuyện tiếu lâm, vui cười vang rân. Đêm nhóm vài cành thông khô đốt lửa ngồi quanh nhắc chuyện Việt Nam, chuyện cổ tích, chuyện vui lạ trong đời mỗi người. Nhiều người ngứa cổ, ca hát, ngâm thơ, cuộc vui kéo dài mãi đến khuya như một thời thanh bình nào đó ngồi bên lửa trại. Tôi thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng thanh thản. Không bận tâm lo âu sinh kế, thì giờ tự do không ai bó buộc, không có chuyện khẩn cấp phải làm, không ưu tư về tiền bạc, trong túi không có một xu, không bị công an dòm ngó, đe dọa, khủng bố, và không có bổn phận, trách nhiệm gì cả. Thảnh thơi, vui thú. Cuộc đời có lẻ chưa bao giờ có được những ngày tháng thần tiên như vậy. Sẵn đó, mà có mấy ai cảm nhận được ?
 
 

 

Một anh bạn trẻ đã nghe lọt tai cái triết lý củ khoai, đã cùng tôi gọi cái đảo tị nạn là miền đất thần tiên vô ưu. Nhưng với đa số, thì họ gọi dảo nầy là “Buồn Lo Bi Đát” đọc trại ra từ tên đảo là Pulau Bidong, họ cho là nơi chật chội, thiếu thốn, nóng nực, chờ mong, khổ sở, lo lắng. Tôi khó truyền bá cái triết lý củ khoai ra rộng rải, vì người nghe sẽ cho tôi là thằng khùng. Không ai tin câu nói của tôi rằng: “Dù có nóng lòng lo âu đến mấy, cũng không thể đi định cư sớm hơn một phút, mà dù tà tà vô lo đến đâu, cũng không chậm đi định cư hơn nửa giờ.” Tôi xem thời gian tại trại tị nạn như nửa năm đi cắm trại, còn sướng hơn là đi cắm trại. Trở về với thiên nhiên, quần xà lỏn, ở trần, đi chân đất, ngủ gốc cây, nằm trên cát biển, không lo âu sinh kế, và trong túi không có một đồng xu, mà cũng chẳng cần tiền bạc làm chi. Tôi chắc chắn trăm phần rằng, tôi là người sung sướng nhất đảo, vì tôi nhìn thấy được điều sung sướng, tôi cảm nhận được cái hạnh phúc to lớn thực sự tôi đang có. Còn đa số thì không thấy, không cảm được.
 
 

Tôi đến Mỹ, lang thang đi tìm việc, lội tuyết ngập nửa ống chân, rả cẳng, gió buốt lạnh cắt da thịt. Trong lòng vẫn vui, vẫn sung sướng, vì biết mình là kẽ may mắn, đang sống đời tự do. Đa số bà con bạn bè giờ nầy đang khắc khoải sống trong áp bức, xiềng xích gông cùm của cọng sản. Nhiều bạn bè đã ra đi, nhưng không đến, đã chết giữa biển khơi,chết trong rừng sâu, bị bắt bớ tù đày, hành hạ. Biết bao nhiêu triệu kẽ mong được lội bảo tuyết đi tìm việc như tôi mà không được. Tôi may mắn thế nầy, thế thì sao mà lòng không rộn rã niềm vui, ca hát cùng gió, cùng tuyết, cùng đất trời trắng phau phau .

 

Nhờ xông xáo, chỉ hơn mười ngày sau khi đến Mỹ, tôi tìm được một chân phụ bếp trong tiệm ăn Tàu. Làm việc hơn 15 tiếng mỗi ngày, làm không ngơi nghĩ. Cắt rau, gọt khoai, chặt thịt, xẻ cá, lạng tôm, chùi nồi, rửa bát, lau nhà, liền tay liền chân suốt ngày từ sáng sớm cho đến khuya mịt. Di chuyển, nhảy nhót trong cái khu bếp sực nức mùi dầu ăn, tôi nghĩ có lẽ những cao thủ võ lâm khổ luyện bí kíp chờ ngày xuống núi tranh hùng trong các tiểu thuyết kiếm hiệp, cũng chuyên cần đến thế mà thôi. Trong lòng tôi cũng tràn ngập vui sướng, hạnh phúc, vì mới đến miền đất lạ chưa được bao lâu, mà đã tự lập và sinh sống được. Tôi cũng tự phục mình, suốt đời ngồi văn phòng, mà thích nghi được việc lao động rất dễ dàng . Ông chủ tiệm rất bằng lòng cái vui vẻ, yêu đời, chăm chỉ của tôi. Một khuya trên đường về, tuyết phủ mênh mông, băng qua công viên tối, tôi trượt chân té ngữa nằm dài . Nhìn lên trời thấy trăng vằng vặc sáng với ngàn sao long lanh. Tôi thấy trời đất đẹp quá, cuộc đời đáng yêu vô cùng, và thân thể khoan khoái vì cái xương sống được nằm trong thế nghỉ ngơi sau hơn mười mấy giờ lao động tay chân. Bao nhiêu mệt nhọc trong thân thể như chảy loảng tan biến, chạy thấm vào nền tuyết sau lưng. Tôi nằm yên rất lâu ngắm trăng, và ngâm vài câu cổ thi ca ngợi trăng sao. Giá như có ai thấy được cảnh nầy, chắc họ tưởng tôi điên khùng. Cái lần té nầy, làm tôi bong gân, không đi dược, phải nghỉ làm, nhờ đó mà tôi có thì giờ, tìm ra được một công việc trong nghề cũ.
 
 

 

Khi đi làm việc, đôi khi gặp những cấp chỉ huy dốt nát, hoặc đồng sự kém cỏi mà lương cao hơn mình, tôi không lấy đó làm điều bất mãn, thắc mắc như nhiều người khác. Vì công ty thì của tư nhân, họ muốn thuê ai, giỏi dốt , trả lương cao thấp là quyền của họ. Mình chấp nhận làm việc, thì rán làm tròn bổn phận của mình, làm tốt tối đa. Nếu không bằng lòng với đồng lương, thì cứ tìm nơi khác khá hơn. Vã lại, đất nước của họ, thì ưu tiên chút đỉnh dành cho họ là phải. Mình ganh tị thì hóa ra là kẻ không biết điều . Tổ tiên họ đã đổ xương máu ra khai phá, để bị đâm chết, lột da đầu, bệnh hoạn. Biết bao nhiêu thế hệ đã đóng thuế, xây dựng nên những tiện nghi ngày hôm nay. Mình là kẻ may mắn nhảy xổm vào chia phần. Thì cũng cứ vui mà hưởng cái phần chưa được hoàn toàn bình đẳng đang có.
 
 

 

Qua những cảm nhận, so sánh hàng ngày, tôi dễ dàng tìm được cho mình cái hạnh phúc của tâm hồn yên ổn. Ở sở, tôi gắng tạo cho mình một môi trường vui vẻ, thân thiện, cởi mở. Để cảm thấy tám giờ trong ngày là thời gian dể chịu, vui, hạnh phúc, chứ không phải là thời gian ” đi cày” khổ nhọc như nhiều người quan niệm. Mình chấp nhận công việc để được lảnh lương, thì dể trả lại, ráng sức làm việc. Tập yêu thích công việc, làm việc với tinh thần vui vẻ, dù công việc có lập đi lập lại nhàm chán, thì cứ nghĩ rằng sướng quá, công việc quen tay, dễ dàng, khỏi phải suy nghĩ nhiều, khỏi phải lo âu sợ làm sai, khỏi phải năn nỉ hỏi ai. Cứ yên tâm mà làm tới. Thế thì không phải sung sướng, hạnh phúc sao ? Biến cái văn phòng của sở làm, thành một nơi ấm cúng, vui vẻ, yêu thích, thì đời mình có giá trị, hạnh phúc phong phú hơn nhiều. Những khi gặp khó khăn trắc trở, gặp những thay đổi bất thuận lợi , tôi cứ bình tỉnh chấp nhận chuyện không may, và tự bảo rằng, cuộc đời nầy như một chuổi kết hợp giửa cái may mắn và xui xẻo, giửa hạnh phúc và đau khổ , giửa thuận lợi và trắc trở. Thì cứ từ từ mà giải quyết, sẵn sàng chấp nhận cái kết quả xấu nhất. Thế là yên tâm, và đôi khi cũng nhờ cái yên tâm, mà công việc được thuận buồm xuôi mái hơn.
 
 

 

Sống ở đất nước lạ, lòng hoài hương làm nhiều người thương nhớ không nguôi, làm đau nhức con tim. Tôi biến tình cảm đó thành một thứ an ủi dịu dàng, một thứ hạnh phúc êm đềm khi nhận được thơ nhà, thơ bạn bè. Những giúp đở nho nhỏ cho người cùng khổ bên quê nhà là một thứ an ủi cho những giây phút mệt nhọc khó khăn trong công việc nơi quê người.
 
 

 

Những buổi sáng, khi chuông đồng hồ rền rỉ đánh thức dậy đi làm, nhất là những sáng thứ hai ngày mùa đông rét mướt tối tăm, nhiều người cảm thấy quá mệt nhọc, quá khó chịu, và họ “giả như” hôm nay được nghỉ thì sướng vô cùng. Còn tôi, thì mỗi sáng thức dậy với tràn ngập niềm vui, biết hôm nay ta sống thêm một ngày trong thế giới tự do, hôm nay ta còn công ăn việc làm, chưa thất nghiệp. Thế thì lòng đã phơi phới, sá chi đông giá lạnh lẻo tối tăm. Con đường đi đến sở, nhạc trong xe dịu dàng rải rắc khắp không gian. Có lần tôi bị thất nghiệp, buổi sáng thức dậy, tận sâu thẳm trong lòng tôi vẫn lâng lâng niềm hạnh phúc lạ kỳ, với ý nghĩ rằng, nhờ thất nghiệp mà còn được ngủ nướng, muộn màng, nằm dã dượi, nhìn nắng ấm dịu dàng len qua song, trải lên chiếu giường. Chốc nửa, sẽ nằm đọc truyện, uống trà, nghe nhạc cổ điển êm dịu. Chiều đi câu bên hồ. Tối nay thức khuya xem phim muộn về đêm, khỏi phải sợ ngủ gục trong sở. Việc chi mà quá lo âu về kinh tế gia đình, khéo co giản nhu cầu theo hoàn cảnh, thì không việc gì phải lo,. Vả lại, công việc làm, thì cửa nầy đóng, cửa kia sẽ mở, đâu đến nỗi chết đói mà sợ.
 
 

 

 

Nhiều người hỏi tôi sao không mua nhà để được trừ thuế mà cứ sống trong nhà thuê chật chội. Tôi trả lời là tôi đang mua hạnh phúc. Hạnh phúc mua được rẻ hơn tiền đóng thuế. Mua cái nhà khi chưa vững chắc về tài chánh là mua cả khối lo lắng lớn lao vào thân, làm mất đi cái an bình quý báu của cuộc sống. Nhiều người, vì mua nhà, sợ mất việc, cho nên hèn cả con người. Khi tôi đủ sức mua nhà mà không phải lo âu vì nợ nần, thì cũng có nhiều bạn bè bà con hỏi, sao dư khả năng để mua những căn nhà lớn hơn, khu sang trọng hơn, mà lại mua căn nhà nhỏ. Tôi nói với họ là tôi không có nhu cầu sang trọng, căn nhà nhỏ cũng đủ cho gia đình tôi trú ngụ yên ấm. Nhà càng lớn, càng phải chăm sóc ï quét tước . chùi dọn nhiều, sưả chửa nhiều, mất thì giờ hưởng thụ những thú vui khác của cuộc đời. Lại nợ nần nhiều thêm lo lắng, có hại đến hạnh phúc bình thường. Căn nhà nhỏ của chúng tôi, nếu chẳng may cả hai vợ chồng thất nghiệp, cũng chẳng có chút bối rối nào . Có thể, tôi không khôn ngoan trên nhản quan kinh tế, nhưng tôi chắc chắn không sai lầm chút nào trên quan điểm hạnh phúc nhân sinh. Vợ chồng chúng tôi thường nói với nhau, nếu bây giờ có thêm vài triệu đồng tiền mặt, thì có lẻ đời sống chúng tôi cũng chẳng thay đổi gì hơn. Cũng không ăn dược nhiều hơn một miếng, cũng khong ngủ được một lúc hai giường. Thức ăn thì bò, heo, gà, tôm, cua, cá, rau cải, bất cứ thứ nào cũng thừa khả năng mua. Không cần phải giàu lắm mới mua được. Ngồi ăn trong nhà hàng sang trọng đắt tiền, chắc chi ngon miệng hơn ngồi chồm hổm bên góc đường húp riêu.
 
 

 

Vợ tôi thường trách tôi bạn bè quá đông, bạn tốt cũng đông mà bạn xấu cũng đông . Tôi thì thấy không ai hoàn toàn tốt, mà cũng không ai hoàn toàn xấu. Đã là con người thì có xấu tốt lẫn lộn. Chơi với bạn thì chỉ nên nhìn vào cái tốt bạn có, đừng để ý đến cái xấu . Ngay cả bản thân mình, cũng đầy cả nết hư tật xấu mà chưa chừa được. Chắc chắn, cũng không ít người chê bai sau lưng mình, nhạo báng mình, mà mình không biết đó thôi. Nếu họ có chê trách mình, thì họ cũng đúng phần nào dưới nhản quan của họ. Bởi vậy, tôi thường để vài giờ tự chế diễu mình, ghi lên giấy những lố lăng, những kỳ cục, những khả ố của mình. Để mình thấy rõ mà tha thứ cho cho mình, tha thứ cho người khác dễ dàng hơn.
 
 

Thế mà người gần gũi tôi nhất, thân thiết nhất, là vợ tôi, thường chống báng cái triết lý củ khoai nhiều nhất. Nhưng nàng đâu hiểu, những hạnh phúc bình thường tràn đầy mà gia đình tôi thực sự có được, cũng nhờ cái triết lý củ khoai ấy. Thường thường ít ai thấy và cảm được những hạnh phúc mà họ đang có , chỉ khi mất đi rồi, mới nhận chân ra, và chép miệng tiếc thương. Nhiều khi vợ tôi làm những điều không phải, nói những lời khinh bạc, tôi không nổi giận la hét làm dữ như những người khác. Tôi thầm bảo, nhiều người đàn bà còn tệ hơn vợ mình cả trăm lần, mình phải chấp nhận cái tương đối để vui sống. Và lại, mình có hoàn toàn đâu mà buộc người phối ngẫu của mình phải hoàn toàn. Thế là mọi sự đều qua.

 

Điều tôi thường hay nghĩ đến là nếu. Nếu tất cả sự thực hôm nay là giấc mộng, sáng mai thức giấc, thấy mình đang còn nằm trong nhà tù cọng sản, thì thật có nhiều điều điều đáng ân hận và tiếc. Và nếu đời là một giấc mơ, thì sao chúng ta không mơ cho thật đẹp .

 

 

trietlycukhoai2
 

Tôi đọc “Triết lý củ khoai” của Tràm Cà Mau.

 

 

”Triết lý củ khoai” là một tuyễn tập gồm những truyện ngắn và những phiếm luận của tác giả Tràm Cà Mâu, một cái tên đặc sệt miền Nam nhưng tác giả lại chính là một người con dân của miền sông Hương núi Ngự, một người Huế “chay”, tức là Huế một trăm phần dầu.
Thoạt nhìn cái tựa của cuốn sách chúng ta đã thấy ngay cái chất “tếu” không những bàng bạc trong đó mà lại còn lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật như một thách đố với các bậc hiền nhân quân tử, các nhà hiền triết Đông, Tây. Triết là , một môn học được học sinh biết đến vào năm cuối của chương trình trung học. Môn học này theo tôi “nghiên kíu” thì thấy rất ít học sinh và sinh viên đại học ưa chuộng, trừ những “con người” có đôi chút gàn gàn, bướng bướng, lập dị trong tư tưởng hay trong lối sống , cách ăn mặc, trong phong cách vv… Cũng vì thế mà chữ Philosophie thường được giới sinh viên, học sinh gọi tắt là Philo rồi đọc lái lại thành Folie nghĩa là “Điên”. Tôi không dám vơ đủa cả nắm nhưng trong số các bằng hữu của tôi những người mê Triết và những giáo sư Triết tôi quen đều không nhiều thì ít đều “mát dây”. Tôi có một anh bạn, nay đã ra người thiên cỗ, vốn là giáo sư Triết tại một trường Trung học ở miền Trung, một sáng tinh sương sau khi “x bầu tâm sự”, tâm hồn và thể xác nhẹ lâng lâng anh đã phát ngôn một câu xanh rờn rằng:
“Tau vừa tìm ra lý do vì sao Đức Phật Thích Ca phải từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp con thơ để ra đi tìm ánh đạo vàng. Đấy chẳng qua vì Ngài chợt thấy con người lúc ngồi chồm hổm bài tiết đã mang một hình hài quá xấu, xấu đến não nề, xấu đau xấu đớn, xấu đến nổi không thể nào mô tả được”. Quý vị thấy ông bạn này tỉnh hay điên ? Lại một anh bạn khác cũng máu Triết đầy dẫy trong người. Sau năm 1975, trong một buổi học tập chính trị Mác Lê Nin anh ta đã đứng lên phát biểu một câu không ăn nhập gì vào đề tài của cuộc thảo luận:
“Tôi không ra đi như các bạn của tôi không phải là vì tôi đồng ý với các anh về những danh từ độc lập, tự do, hạnh phúc vv… mà vì tôi muốn ở lại với quê hương để ngày ngày nhìn lá me bay và làm thơ ca ngợi tình yêu.”
Đấy, Triết đến như thế đấy thì mấy anh chàng cán bộ ngoài Bắc chân ướt chân ráo vào Nam, hăm hở truyền bá một mớ giáo điều về Mác Xít, Lê Nin Nít học thuộc lòng như vẹt thì họ làm sao mà hiểu nổi phải không quý vị. Có mà tức hộc máu mồm khi nghe phát biểu “linh tinh” như thế !
Bây giờ đến lượt Tràm Cà Mâu, cha đẻ ra triết thuyết củ khoai ! Tác giả đã rút hết tinh tuý của các triết thuyết từ Âu sang Á như Khổng Tử, Lăo Tử, và Chu Tử vv…, đã đọc kinh Phật, kinh Thánh, kinh Koran, kinh của đạo Bà Hai và đã xào nấu tất cả lại thành một món hổ lốn thật rẻ tiền, đơn sơ mộc mạc như lời ca dao, rất dễ dàng tìm thấy trên chợ đời như trái bắp, như củ khoai nên tác giả đã đặt tên cho triết thuyết này là: ”Triết lý củ khoai” và tóm lược lại bao hàm trong một câu ngắn gọn: “Nếu chỉ có một củ khoai thôi, thì hãy nướng nó cho thật thơm mà đớp.” Tràm Cà Mâu lại giải thích tiếp: “Cái triết lý đơn giản này đã giúp tôi thấy được rằng hạnh phúc là cái rất cụ thể, rất gần gũi, bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể tìm được hạnh phúc rất dễ dàng”.
Quả thật như thế, tinh thần lạc quan của tác giả, “triết lý củ khoai” của tác giả đã thể hiện trong các câu chuyện như “Cô Bắng Nhắng”, “Tạo Nhàn”, “Tuổi già là thời sung sướng nhất”, ” Lang vườn bất đắc dĩ” và “Ngộ đạo đất trời”. Quan niệm sống nhàn nhã, vô ưu, xem đời toàn màu hồng, giải quyết mọi sự trên đời thật giản dị, giải thích tất cả khúc mắc trong cuộc sống dưới lăng kính trong suốt không gợn một vết mờ, quy tất cả mọi sự trên đời về một mối lạc quan na ná như “lạc quan tếu”, rất chi là thú vị và đơn giản. Mọi người ai cũng có thể nghĩ ra lối sống đơn sơ mộc mạc đó khi đã được tác giả trình bày ngọn nguồn minh bạch, nhưng chính mình thì vì muốn bi thảm hoá cuộc đời nên đã không nghĩ đến khía cạnh thô sơ và lạc quan đó khiến mình phải lâm vào hoàn cảnh bi đát, khắc khoải đầy lo âu của cuộc sống bấp bênh không lối thoát. Ta hãy nghe tác giả Tràm Cà Mâu mô tả cái chết của ông Tư trong “Ngộ đạo đất trời” trời:
“Vào nhà, mỗi khách viếng tang được phát một tờ giấy màu hồng, bên trên ghi bài thơ: “Khi tôi nhắm mắt”. Trên bệ thờ có cái ảnh ông Tư phóng lớn, miệng cười toe toét, tóc bù gió lộng. Trước tấm ảnh có cái hộp vuông chứa tro xương của ông Tư. Tiếng nhạc vui vang vang từ máy hát”.
“Hoạt cảnh” trên đây là do thân nhân của ông Tư tạo dựng nên theo lời căn dặn của ông Tư khi ông biết trước ông sẽ chết vì căn bệnh ung thư ngặt nghèo. Ta cùng đọc mấy câu thơ sau đây của ông Tư trong bài thơ phân phát cho bằng hữu và bà con lúc đến viếng tang để thấy cái niềm lạc quan của ông Tư hay là cái “triết lý củ khoai” của Tràm Cà Mâu mà ông Tư là môn đệ được chính thống chân truyền:
 

“Khi tôi chết, viếng tang đừng buồn bả
Cười cho to kể chuyện tếu vui đùa,
Trong sáu tấm biết chắc tôi hả dạ
Lên tinh thần ấm áp buổi tiễn đưa.”

 

 

Và còn 8 đoạn thơ với chiều dài như trên, thuần một màu sắc yêu đời và lạc quan trong cuộc sống mà theo đó chỉ có người thấm nhuần “triết lý củ khoai” mới có thể sống trọn vẹn trong hạnh phúc. Quý vị có muốn đọc trọn bài thơ trăn trối này không ? Mua ngay một cuốn “Triết lý củ khoai” sắp tái bản nay mai ! Tôi quảng cáo không công cho Tràm Cà Mâu vì sự hữu hiệu vô lường của triết thuyết này.
Thật là một trùng hợp ngẫu nhiên lý thú vì tôi vừa được một ông bạn gửi cho một tài liệu ông sưu tầm đâu đó nhận định rằng nguồn gốc của hạnh phúc là sự lạc quan trong đời sống. Quan niệm này hoàn toàn giống với “triết lý củ khoai” của Tràm Cà Mâu. Tôi xin phỏng dịch từ nguyên bản viết bằng tiếng Pha Lang Sa sang tiếng An Nam ta hầu quý vị :
Bạn không nên than thân trách phận khi phải rửa một chồng chén đủa bát dĩa mà nên nghĩ rằng bạn đang có được một căn nhà để mà ăn, mà ở chứ không phải đang đầu đường xó chợ.
Nếu bạn phải đóng thuế cho chính phủ USA , bạn không nên tức giận cho rằng “Của ta họ giật” như các “Công ty hợp doanh”ở quê nhà được viêt tắt là “CTHD”. Bạn phải nghĩ là bạn đang có công ăn việc làm chứ không phải bảy nghề như những người đang bon chen kiếm “job”.
Dọn dẹp nhà cửa đang bừa bộn sau một “party” ư ? Còn hạnh phúc nào bằng khi nghĩ đến những giờ phút trước đó bạn được bằng hữu vây quanh hàn huyên tâm sự, ăn tục nói phét để níu kéo tuổi xuân.
Áo quần của bạn đã bó chặt lấy thân hình bắt đầu phì nộn của bạn chăng? Sống để mà ăn thì ăn để mà béo mập đâu có gì phải băn khoăn lo lắng !
Cuối tuần phải cắt cỏ mờ người, lau chùi cửa kính và sàn nhà, đau lưng mỏi cổ, tay chân rũ rượi. Không có gì mà ầm ĩ ! Bạn đang có một mái nhà để trú ẩn hơn rất nhiều người phải màn trời chiếu đất, ăn ngủ ở gầm cầu, xó chợ.
Nắn nót viết thư khiếu nại, than phiền này nọ với nhà cầm quyền chăng? Bạn đang ở một nơi chốn mà bạn có tự do ngôn luận chứ không phải bị tước bỏ mọi thứ tự do như ở các nước chuyên chế đôc tài. Bạn không thấy mình hạnh phúc hơn rất nhiều người ư ?
Bạn phải trả bill tiền điện, tiền gas, tiền heat ? Điều đó chứng tỏ là bạn được ấm no. Còn gì sung sướng cho bằng !
Đang sắp hàng chờ đợi đến phiên mình, bạn nghe tiếng nói oang oang đằng sau lưng ? Không có gì phải bực mình ! Tai bạn còn thính lắm, chưa đến nổi điếc không sợ súng !
Giặt một đống áo quần dơ, ủi một mớ áo quần nhàu nhèo chứng tỏ rằng bạn có cái ăn cái mặc chứ không phải trơ thân ông cụ.
Sau một ngày làm việc, thân thể rả rời, bắp thịt đau nhừ ? Đấy là bạn đang còn khã năng làm việc nặng nhọc, chưa phải ngồi xe lăn lúc ra phi trường !Sướng chán! Oai chán !
Sáng sớm nghe đồng hồ báo thức reo inh ỏi không được ngủ nướng ? Đừng lấy thế làm buồn mà quăng đồng hồ báo thức vào thùng rác ! Bạn phải nghĩ là bạn đang còn sống trên đời !
Sau cùng, nếu chẳng may bạn thỉnh thoảng bị bà “boss” trong nhà của bạn đuổi bạn ra sofa nằm chèo queo một mình hay bị quào cấu hoặc như cựu tổng thống Hoa Kỳ lãnh nguyên một bình hoa sứt trán mang sẹo lúc ra điều trần trước lưỡng viện thì bạn cũng đừng lấy thế làm buồn. Bạn phải ngẩng cao mặt mà nhìn đời vì bạn có “phước” lắm mới ở vào tuổi của bạn mà vợ còn khỏe mạnh có thể đủ sức thượng cẳng chân hạ cẳng tay (nhằm nhè gì ba miếng võ mèo quào chó cắn đó !)chứ như ông láng giềng của bạn, bà vợ đã bệt rệt, nói năng thều thào, dáng đi xiêu vẹo như nhành liễu trước gió, làm gì đủ sức mà quần thảo nhau như bạn và người bạn trăm năm đầu gối tay quào của bạn.
Bây giò quý vị đã đồng ý với triết lý củ khoai chưa ? Nếu đồng ý thì ra ngay siêu thị mua mấy củ khoai Dương Ngọc bên ngoài vỏ màu trắng ngà, bên trong màu tím ngát hoàng hôn đem về rửa sạch sẽ, bỏ vào microwave từ 3 đến 4 phút rồi lấy ra “đớp”. Cam đoan quý vị sẽ thấy đời đáng yêu như câu thơ của một ông bạn Triết gia của tôi:
 

“Đời đẹp quá tôi buồn không kịp !”

 

 

Phải công nhận là làm bạn với triết gia, lắm lúc cũng thích thú ra phết vì được nghe những câu “ranh ngôn” rất chí lý mà mấy ai phán được ngoài mấy ông đồ gàn như tôi:
 

Hữu duyên vớ được Đồ gàn
Vô duyên vướng phải anh chàng lăng nhăng
Trong nhà chỉ chực hung hăng
Ra đường nhút nhát nói năng chán phèo
Đồ gàn mới dám chơi leo
Đồ say, Đồ tỉnh, Đồ nghèo chớ chê Trầu cau mang đến rước về
Đồ thương, Đồ quý, Đồ mê tới già.

 

 

 

 

Hoàng Lão Tà.

 

Triết Lý Củ Khoai
________________________________________________________________________________________________
 Chu Thập 
  Có người thích đồ cổ. Riêng tôi chỉ thích sưu tầm các thứ rau và cây trái của quê hương. Ngoài một ô nhỏ được khoanh vùng để “nhét” vào đủ các loại rau của vùng nhiệt đới, tôi còn có cả một mảnh vườn mà tôi gọi là “quê hương bỏ túi”.Có trái hay không, có chịu đựng nổi mùa Đông của Úc hay không, tôi không cần biết, miễn là có chút giây mơ rễ má với cây trái của Việt nam là tôi dành cho một chỗ đứng. Gần đây, tiếc một ít đất không được canh tác, tôi bèn “dậm” thêm một ít giây lang. Lang là loại giây có củ thích nghi dễ dàng với đất đai và khí hậu Úc: quanh năm ngày tháng lúc nào lá cũng xanh và nhứt là lúc nào cũng có đọt non. Thỉnh thoảng, được thưởng thức một bữa cơm với đọt lang luộc chấm với mắm nêm, đi kèm với một miếng cá kho, tôi thấy chẳng có “bữa tiệc” nào “sang” hơn.
Nhưng mới đây, mấy con “possums” lại cho tôi được thưởng thức thêm một món ăn khác dành cho những người “khoái ăn sang” (sáng ăn khoai). Cái giống chuột khổng lồ “sống về đêm” này lâu nay chỉ biết sống bằng lá cây rừng đặc sản của Úc, bỗng dưng khám phá được hương vị “ngoại lai” của rau lang.Thế là chỉ trong một đêm chúng càn quét và làm sạch cái đám rau lang của tôi. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi mới biết rằng giây lang của tôi có củ. Trước đây, tôi cứ yên trí là hễ ăn đọt thì lang không sanh củ. Chỉ cần lấy tay moi qua loa, tôi cũng kiếm được vài ký khoai lang củ nào củ nấy to tổ chảng. Có một buổi chiều, thay cho bữa cơm, tôi ngốn đến mấy củ khoai luộc. Nó mới ngon làm sao!
Thưởng thức mấy củ khoai luộc do “công lao mồ hôi nước mắt” của mình làm ra, tôi không thể không nhớ đến cái “triết lý củ khoai” của nhà văn Tràm Cà Mau. Ông giải thích như sau: “Khi lớn lên, được đọc Kinh Phật, Kinh Thánh và nhiều sách triết lý Âu Á như Khổng, Lão, Trang… và luôn cả kinh Coran và kinh đạo Bahai nữa, thì tôi tìm cho tôi được một triết lý đơn sơ, mộc mạc, là cái món hổ lốn vắt ra từ tinh túy của các triết lý khác. Tôi tạm gọi là “Triết lý Củ Khoai”. Vì nó đơn sơ như củ khoai, rẻ tiền, mộc mạc và dễ tìm thấy như củ khoai trong đời này. Triết lý đó được đơm gọn lại trong một câu ngắn ngủi: “Nếu chỉ có một củ khoai thôi, thì hãy nướng nó cho thật thơm mà đớp.” Ý nghĩa của câu đó cũ mèm, hình như ai cũng biết và có nhiều câu nói tương tự. Cái triết lý đơn giản này giúp tôi thấy được rằng hạnh phúc là cái rất cụ thể, rất gần gũi, bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể tìm được hạnh phúc rất dễ dàng. Ai cho rằng hạnh phúc là cái xa vời, thì vì họ chưa nắm hết phần tinh túy của các triết lý khác hoặc chưa từng nghe một phần của triết lý củ khoai. Nhiều sách vở khác cũng có nói đến, nhưng người đọc vô tình hoặc cố ý làm ngơ, hoặc biết rất rõ nhưng chẳng bao giờ thực hành.” (Nguyễn Mộng Giác, Bạn Văn Một Thuở, Văn Mới, California, Hoa kỳ 2005, trg.198)
Ông Tràm Cà Mau nói đến đủ cách “nướng khoai cho thật thơm”. Với tôi, chỉ cần luộc lên là đủ. Đủ để thưởng thức cái hương vị đậm đà quê hương và có được niềm hạnh phúc từ cuộc sống thanh đạm.
Muốn có hạnh phúc hãy sống thanh đạm. Đó là lời khuyên mà các nhà hiền triết ở bất cứ thời đại nào và thuộc bất cứ nền văn hóa nào cũng đều để lại. Thời trung học, nghe ông Nguyễn Khuyến tả cái cảnh “ao thu lạnh lẽo nước trong veo, một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” tôi đã thấy thích điên rồi. Tôi lại càng thấy thèm cách sống của ông Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Một mai một cuốc một cần câu.” Hay “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao.” Ai mà chẳng “ham” cái khung cảnh thôn dã thanh bình và cuộc sống thanh đạm.
Mở mắt thêm một chút, tiếp cận với triết lý Tây phương, tôi lại càng “mê” cái tính ngông triệt để của nhà hiền triết Hy lạp Diogenes qua đời vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Ông ngông đến độ đốt đuốc giữa ban ngày để gọi là đi tìm một người thanh liêm chính trực. Ông ngông đến độ từ bỏ hết mọi của cải, dùng một cái thùng gỗ làm nơi cư trú và chỉ xử dụng một cái gáo để ăn uống; nhưng một hôm thấy một cậu bé chăn cừu lấy hai tay bụm lại để múc nước từ một giòng sông, ông cũng quăng luôn cái gáo của mình. Với cuộc sống thanh đạm “cực đoan” ấy, nhà hiền triết này dạy cho các môn đệ của ông rằng sự phát triển giả tạo của xã hội không phù hợp với hạnh phúc đích thực của con người. Theo ông, muốn sống đức hạnh và hạnh phúc con người phải trở về cuộc sống đơn giản.
Ông Tràm Cà Mau hẳn không thể không nghĩ đến cuộc sống ngông cuồng dễ thương của nhà hiền triết này khi quảng bá cái “triết lý củ khoai” của ông
Mới đây, tôi lại thấy cái “triết lý củ khoai” của ông Tràm Cà Mau cũng được một người Mỹ chính hiệu “minh họa” trong một bài viết được đăng trên báo The New York Times trong số ra ngày 7 tháng 8 vừa qua. Ký giả Stephanie Rosenbloom kể lại câu chuyện của một cặp vợ chồng trẻ Mỹ nọ đang sống một cuộc sống tương đối trung lưu, nhưng do đọc được một số sách vở nói về cuộc “sống đơn giản”, đã mang đồ đạc trong nhà tặng cho các tổ chức bác ái. Ngay cả hai chiếc xe, họ cũng đem hiến tặng. Riêng người vợ cố gắng dọn sạch cái tủ quần áo cũng như mọi thứ không cần thiết trong nhà vệ sinh. Người mẹ gọi điện thoại đến cho con gái và trách móc tại sao “nông nổi” như thế.
Hiện nay, người chồng đang chuẩn bị tốt nghiệp tiến sĩ về sinh lý học. Người vợ ở nhà làm ký giả tự do. Tiền lương 24 ngàn Mỹ kim một năm của cô vừa đủ để trả các thứ hóa đơn. Điều làm cho họ cảm thấy nhẹ nhõm nhứt là mỗi năm họ không còn phải trả một món nợ đến 30 ngàn Mỹ kim nữa. Họ còn có dư tiền để đi du lịch và đóng góp vào quỹ giáo dục của các cháu. Vì không phải trả nợ cho nên người vợ không phải làm việc nhiều. Nhờ đó, mỗi tuần cô có thể bỏ ra 4 tiếng đồng hồ để làm thiện nguyện cho một chương trình giáo dục phi lợi nhuận.
Người vợ giải thích về cuộc sống đơn giản của họ như sau: “Cho rằng cần phải có nhiều hơn mới được hạnh phúc là một điều sai lầm. Tôi tin rằng có nhiều của cải vật chất không mang lại hạnh phúc.”
Cặp vợ chồng trẻ này trong khi quăng bớt những vật chất không cần thiết, vô tình, họ cũng “quẳng gánh lo đi và vui sống.”
Không biết có chịu ảnh hưởng của cái “triết lý củ khoai” của ông Tràm Cà Mau không, mà mới đây những nhà tài phiệt tại Hoa kỳ lại thi đua nhau hiến tặng tài sản của mình. Người ta không chỉ biết Bill Gates như người đã có một thời là người giàu nhứt hành tinh. Tên tuổi của ông và vợ cũng gắn liền với  Quỹ Từ Thiện “Bill & Melinda Gates Foundation” chuyên tài trợ cho những dự án giáo dục quan trọng trên thế giới, kể cả nỗ lực tận diệt bệnh sốt rét. Với tài sản 53 tỷ Mỹ kim, ông bà Gates dành cho việc từ thiện đến hơn phân nửa, 28 tỷ Mỹ kim.
Nhưng có lẽ đáng “nể” hơn phải kể đến tên tuổi của nhà tài phiệt bất động sản Warren Buffet. Ông này đã có lần qua mặt ông Gates về sự giàu có. Nhưng danh tiếng của ông được biết đến nhiều hơn khi ông trao tặng 99 phần trăm tài sản của mình cho Sáng hội “Bill & Melinda Gates”. Ông nói rằng đã giàu như ông thì có thêm hay bớt vài chục tỷ Mỹ kim cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi thực tâm khâm phục ông, thông thường, với chín trăm đồng, ai cũng muốn làm “tròn” thành một nghìn chứ chẳng ai muốn trở lại cái thời chỉ vỏn vẹn tờ năm đồng trong túi.
Ông Ted Turner, người sáng lập ra đài truyền hình CNN, cũng đã trao cho Liên Hiệp Quốc một tỷ Mỹ kim để thành lập Sáng Hội Liên Hiệp Quốc. Mới đây, ông lại tặng thêm 900 triệu Mỹ kim nữa.
Dạo tháng 6 vừa qua, hai ông Gates và Buffet đã mời các ông bà tỷ phú Hoa kỳ đến tham dự một bữa ăn, trong đó họ được thuyết phục tham gia vào điều được gọi là “The Giving Pledge”, tức lời hứa công khai trên danh dự sẽ cho đi ít nhứt một nửa tài sản của mình khi còn sống hay sau khi qua đời. Theo tạp chí Forbes, Hoa kỳ hiện đang có 403 tỷ phú. Đã có 38 người công khai ký tên vào lời Hứa Danh Dự trên đây.
Có lẽ ai cũng có thể sống đơn giản, nhưng sống đơn giản để “trao tặng” cho người khác mới là điều khó. Thiếu gì người như nhân vật “Harpagon” trong vở kịch “L’ Avare” (Người Hà Tiện) của kịch tác gia Pháp Molière, sẵn sàng sống đơn giản chỉ để ôm lấy túi tiền của mình.
Có lẽ vừa muốn sống theo cái “triết lý củ khoai” của Tràm Cà Mau, vừa nhận ra rằng cho đi mới thực sự là hạnh phúc cho nên mới đây một triệu phú tại một xã hội “duy vật” như Trung Quốc tên là Yu Pengnian đã hiến tặng 500 triệu Mỹ kim cho một tổ chức từ thiện do ông thành lập cách đây 5 năm để hỗ trợ cho việc cấp học bổng cho sinh viên, trả chi phí giải phẫu cho các bệnh nhân nghèo và tái thiết Tứ Xuyên sau trận động đất năm 2008. Tính chung, ông Yu là người Trung quốc đầu tiên đã hiến tặng 1 tỷ Mỹ kim cho công cuộc từ thiện.
Ông Yu cho biết: làm từ thiện là kết quả của nguồn gốc đói nghèo của chính mình. Sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc, ông tới Thượng hải từ thuở còn là thanh niên với hy vọng tìm được vận may. Nhưng không, ông đã trở thành người kéo xe và bán nữ trang rẻ tiền trên hè phố cho đến khi ông bị bắt vào năm 1954, vì bị cáo buộc thuộc giai cấp địa chủ. Ông bị chế độ Cộng sản kết án 3 năm tù. Sau khi được trả tự do, ông tìm đường sang Hong Kong. Mặc dù không biết tiếng Anh và cũng chẳng nói được tiếng Quảng Đông, từ việc lau dọn tại một công ty, ông đã từ từ ngoi lên đến vị trí quản lý cấp thấp và chắt chiu dành dụm để rồi cuối cùng trong thập niên 60 cùng với một số bạn bè góp tiền mua bán bất động sản và trở nên giàu có.
Chúa Giesu dạy: “ Cho thì có phúc hơn nhận lãnh”.Không rõ có đọc Kinh Thánh không, ông Yu cũng nói: “Hiến tặng tiền của làm cho tôi hạnh phúc.” (x. Mark Mackinnon, bản dịch của Trà Mi, Đàn Chim Việt on line tháng 7/2010)
Sống trong một xã hội dư dật như Úc Đại Lợi, đối với tôi, khoai lang quả là một thứ “xa xí”. Xa xí không phải vì hiếm. Ngày nay, khoai lang được bày bán ê hề và giá có thể chỉ một đô la cho một ký. Xa xí là bởi vì nó có thể gợi lại cho tôi những bữa ăn không chỉ thanh đạm mà còn là “nghèo cùng” ở Việt nam thời thiên đàng xã hội chủ nghĩa vừa mới được áp đặt trên quê hương. Xa xí là bởi có nhớ đến cái nguồn gốc “chân đóng phèn” ấy, tôi mới có thể cảm thông được với cuộc sống nghèo của không biết bao nhiều người mỗi tối vẫn còn đi ngủ với cái bụng trống không.
 

Không đủ can đảm để tự “trấn lột” như nhà hiền triết Diogenes, cũng chẳng có điều kiện để được ngồi trên chiếc thuyền câu trong cái ao trong vắt như ông Nguyễn Khuyến hay ngày nào cũng “mai, cuốc và cần câu” như ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng một vài cố gắng sống thanh đạm hằng ngày cũng cho tôi cảm nếm được niềm hạnh phúc luôn có sẵn trong cuộc sống.

Dù chưa từng trải qua một cuộc sống dư giả, nhưng ít ra tôi vẫn chưa bao giờ thấy phẩm giá của mình bị hạ thấp. Nhưng nhìn cảnh những nạn nhân thiên tai đói đến độ phải chà đạp, giành giựt nhau để có được chút vật phẩm cứu trợ, tôi thấy không có gì khổ hơn. Hình ảnh những trẻ thơ, cụ già yếu sức bị đẩy ra run rẩy vì đói, nước mắt doanh tròng giúp tôi tìm ra động lực mạnh mẽ của “triết lý củ khoai”: Nếu họ được trao tặng một củ khoai ngay bây giờ, trong cơn bĩ cực, họ cũng sẽ có được một chút hạnh phúc. Thời đại toàn cầu, chỉ cần vài cái “nhấp chuột” trên máy vi tính  là tôi đã có thể “góp một bàn tay” chia sẻ với nạn nhân của thiên tai và nghèo đói ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Xin cám ơn World Vision, Plan Australia, Hội Hồng Thập Tự, Hội Y Sĩ  Không Biên Giới, Caritas…tất cả đã và đang làm cánh tay nối dài giúp một người tầm thường vô danh như tôi có được cơ hội làm “người ôm nhân loại” vào lòng.

 


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Triết lý củ khoai

Thầy liền ra cho cả lớp một bài luận văn, bình giải câu : “May thay, ngoài hạnh phúc ra, đời còn có cái gì khác nữa.” Thầy còn ghi chú thêm câu viết bằng nguyên văn tiếng Pháp để học trò có thể hiểu rõ hơn. Thầy giảng rằng, hạnh phúc như là cái bóng, mà mọi người trên thế gian nầy đều luôn luôn theo đuổi

Triết lý củ khoai

Truyện ngắn by Tràm Cà Mau

 

 

 
Năm học lớp Đệ Ngũ bậc trung học, tương đương với lớp tám bây giờ, một hôm thằng bạn nhỏ ngồi cạnh tôi thì thầm :

 

 

“Tại sao trong tiểu thuyết, mỗi khi có hai người ôm nhau, thì tác giả có đề cập đến hạnh phúc ? Hạnh phúc là cái gì mầy có biết không?”.
 
 

 

Tôi liền tay dong tay rụt rè hỏi giáo sư đang dạy môn nghị luận luân lý :
 
 

 

“Thưa thầy, hạnh phúc là cái gì?”.
 
 

 

Hỏi mà run lắm, vì lỡ ra hạnh phúc là chuyện bậy bạ, thì e lảnh phạt đủ .
 
 

 

Thầy liền ra cho cả lớp một bài luận văn, bình giải câu : “May thay, ngoài hạnh phúc ra, đời còn có cái gì khác nữa.” Thầy còn ghi chú thêm câu viết bằng nguyên văn tiếng Pháp để học trò có thể hiểu rõ hơn. Thầy giảng rằng, hạnh phúc như là cái bóng, mà mọi người trên thế gian nầy đều luôn luôn theo đuổi, cố chạy theo nhưng không bao giờ bắt gặp được cả. Bỡi vậy, cho nên may mắn quá, cuộc đời nầy còn có nhiều thứ khác nữa, để bù đắp vào cái thiếu thốn hạnh phúc, mà con người như chẵng bao giờ tìm thấy, không bao giờ nắm được.
 
 

 

Chúng tôi hiểu mập mờ rằng, hạnh phúc là cái gì đó xa lắm, là như thứ ảo ảnh, mà con người thế gian ai cũng mơ ước, quay quắt đi tìm, và chẵng bao giờ tìm thấy. Tôi thầm nghĩ, thầy bắt chúng tôi bình luận làm chi cái thứ không có và khó khăn , để thêm tốn giấy mực, tốn thì giờ. Thế là cả đám học trò nhi nhô đầu còn cắt tóc trọc, đau khổ nhăn nhó, nặn óc bình giải về hạnh phúc, cái thứ mà chúng mù mờ, chưa ý thức, chưa hiểu nổi vài ba phần trăm ý nghĩa. Thằng bạn ngồi sau lưng, thụi tôi hai cái đau điếng, để phạt cái tội hỏi thầy câu hỏi cắc cớ, làm cho cả lớp phải nhức đầu. Tôi biết tội, ngồi yên. Tôi cứ yên chí là hạnh phúc không có thật trên đời nầy, và không tội gì uổng công tìm kiếm. Dù sách vở, thơ văn, có nói nhiều đến hạnh phúc, tôi e rằng đó là chuyện mơ mộng ao ước hão huyền, chuyện bánh vẽ của những người chuyên làm thơ văn.
 
 

 

 

Nhưng khi lớn lên, được đọc kinh Phật, kinh Thánh, và nhiều sách triết lý Âu Á như Khổng, Lảo ,Chu… và luôn cả kinh Koran và kinh đạo Bahai nửa, thì tôi tìm cho tôi được một triết lý đơn sơ, mộc mạc, là cái món hổ lốn vắt ra từ tinh túy của các triết lý khác. Tôi tạm gọi là “Triết Lý Củ Khoai”. Vì nó đơn sơ như củ khoai, rẻ tiền , mộc mạc, và dễ tìm thấy như củ khoai trong đời nầy. Triết lý đó được đơm gọn lại trong một câu ngắn ngủi : “Nếu chỉ có một củ khoai thôi, thì hãy nướng nó cho thật thơm mà đớp”. Ý nghĩa của câu đó cũ mèm, hình như ai cũng biết, và có nhiều câu nói tương tự . Cái triết lý đơn giản nầy giúp tôi thấy được rằng, hạnh phúc là cái rất cụ thể, rất gần gủi, bất cứ ai, và bất cứ lúc nào, cũng có thể tìm dược hạnh phúc rất dễ dàng. Ai cho rằng hạnh phúc là cái xa vời, thì vì họ chưa nắm hết phần tinh túy của các triết lý khác, hoặc chưa từng nghe một phần của triết lý củ khoai. Nhiều sách vở khác cũng có nói đến, nhưng người đọc vô tình hoặc cố ý làm ngơ, hoặc biết rất rõ nhưng chẳng bao giờ thực hành.
 
 

 

Năm 1975 tôi mang cái “triết lý củ khoai” vào nhà tù cọng sản. Cộng sản gạt rằng, đi học tập chính trị trong vòng một tháng, cho “thông suốt đường lối của cách mạng” rồi về. Nghe dễ quá, nên bà con miền Nam mắc bẩy. Trong tù, ai cũng nôn nóng, chờ “học tập” cho xong, mà về với vợ với con, vì việc nhà còn trăm chuyện lu bu lắm, cả tháng trời ai mà lo cho. Lo nhất là hai ba tuần đã qua rồi, mà chưa thấy bài vở, chưa thấy học tập chi cả. Không lẽ khóa học phải kéo dài thêm vài tuần? Trong tù, ngoài đau khổ vì thiếu tự do, còn bị cái đói hành hạ, cái lạnh cắt da thịt từng đêm và nỗi khó nhọc hàng ngày khi làm lao động tay chân không quen mà tình trạng sức khỏe thì quá suy yếu. Còn phải đau khổ tinh thần vì làm đi làm lại bản tự khai tự thú, phải tự bịa đặt tỗi lỗi gán cho mình, để được cái gọi là “thành tâm cải tạo”. Nhưng nỗi mong chờ làm cho đám tù nhân phờ phạc mau hơn các nguyên nhân khác. Một hôm đi lao động bên ngoài vòng trại , có anh lượm được bản nháp bức thư của một lính cọng sản, trong đó viết cho cha mẹ ngoài Bắc rằng, dạo nầy con canh gác tù rất nhàn nhả, bọn chúng toàn cả cán bộ cao cấp ngụy quyền. Anh tái mặt và đem lá thư về cho vài người bạn xem, có người xem xong phát khóc vì biết mình đang ở tù chứ không phải học tập chi cả.
 
 

 

 

Phần tôi, sau một tháng chưa được về, tôi lờ mờ hiểu rằng “có cái gì không ổn đây”. Tôi chuẩn bị tinh thần để đón nhận những gì không thể tránh được. Một hôm, sau buổi cơm chiều, tôi chỉ ngọn đồi bên kia nói với người bạn tù :
 
 

 

“Cứ xem như đó là nơi chôn chúng ta khi tóc bạc lìa đời, và xem đây như là nơi chúng ta phải sống trọn đời còn lại. Hãy tìm và tạo những niềm vui nhỏ nhoi nhất mà chúng ta có được ở nơi nầy. Ráng tìm vui, buồn bả cũng vô ích, mà còn có hại cho sức khỏe.”
 
 

 

 

Nghe thế, người bạn tù của tôi gần khóc vì sợ. Tôi đem triết lý củ khoai ra giảng giải.
 
 

 

 

Về sau, nhiều người bạn tù khác gai mắt bực tức vì thấy chúng tôi vẫn tỉnh khô, vẫn thản nhiên vui vẻ cười đùa như không phải đang ở tù, như không phải đang cực nhọc, thiếu thốn, đói khát. Mặc dầu sức khỏe của chúng tôi sút kém rất mau, gầy gò, răng vẫu, mắt sâu. Chúng tôi cứ xem những bữa ăn thiếu thốn kham khổ kia là cao lương mỹ vị, tận hưởng từng miếng nhai nuốt. Khi chúng tôi bắt được con nhái bén nhỏ, ướp chút muối, nướng cho thơm ngậy, tổ chức một bửa tiệc thưởng trăng, xé con nhái làm ba. Ba anh em tù bí mật ăn trong đêm tối bên hè nhà, nhìn trăng chênh chếch, cười với nhau sung sướng và ngâm nhỏ vài đoạn cổ thi. Ngoài những sinh hoạt công khai trong tù, chúng tôi còn tổ chức được các buổi văn nghệ bỏ túi, cấp tốc. Ba bốn tù nhân hẹn nhau ở đám cỏ cao bên cầu tiêu, một người canh chừng, mấy người kia hát “nhạc củ” cho nhau nghe đở ghiền, sửa lại lời hát các bản nhạc của cọng sản, dể châm biếm cười chơi. Anh nào làm được bài thơ đắc ý, đem ngâm nga cho bạn tù chia xẻ, thưởng thức. Những khi đi lao dộng khổ sai như cuốc rẫy, khiêng đất, tôi và anh bạn, hai đứa hai đầu gánh nặng, vừa làm việc vừa đánh cờ tướng không bàn: “Pháo hai bình năm, mã bảy tấn sáu, mã hai tấn ba, xa một tấn một .vân vân.” Mãi suy nghĩ để chuyển quân trong bàn cờ, chúng tôi quên cả nhọc nhằn, cả hôi hám, cả nắng cháy, và quên luôn thời gian . Buổi lao động nhọc nhằn qua đi lúc nào mà không hay .
 
 

 

Chúng tôi chơi cờ không cao, nhưng chơi mãi rồi thành quen, không cần bàn, mà vẫn quần nhau từ sáng đến khuya. Cả những đêm học tập chính trị chán ngắt, chúng tôi ngồi như chăm chú lắm, không ai biết chúng tôi đang chơi cờ không bàn, đang dàn trận, bắt quân, dứ, chiếu, đang chống đở cho khỏi bị chiếu bí. Chúng tôi say sưa với trò chơi , chấp cán bộ cọng sản nói dai, nói dài, nói dở, nói đến khuya. Chúng tôi còn tổ chức các cuộc đua kiến, dấu dế. Bắt dế bỏ vào hộp cho chúng “học tập cải tạo”, cho chúng cắn nhau. Những con ngất ngư sắp chết, chúng tôi thả ra và nói: “Nhờ học tập tốt và thành tâm cải tạo, nhờ ý thức giác ngộ cách mạng cao, và nhờ chính sách khoan hồng của đảng và nhà nước, nay cho về đoàn tụ với gia đình,” Chúng tôi nháy mắt cười với nhau. Chúng tôi tạo những cuộc giải trí nho nhỏ, những buổi văn nghệ bí mật để quên ngày tháng, và thấy lo buồn tan biến đâu cả.
 
 

 

Phương châm của chúng tôi là “không”, không mong ước, không hy vọng gì cả. Không hy vọng thì khỏi thất vọng. Không mong ước thì không bồn chồn nôn nao. Khi thấy vài người bạn tù được thả – theo lối làm kiểng của cọng sản – các anh khác buồn tủi, đau đớn thất vọng cho thân phận của mình, thì chúng tôi vẫn bình tỉnh ngồi đánh cờ, chẳng xôn xao, chẳng bàn tán chi cả. Chúng tôi biết, chưa đến phiên mình, thì có bàn tán xôn xao, đoán mò, suy diễn lạc quan hay bi quan, thì chỉ thêm buồn khổ mà thôi å. Gạt hết ra ngoài tai cho yên lòng. Chúng tôi tập bình thản tâm trí, và luôn tìm cơ hội tận hưởng những thứ hạnh phúc nhỏ nhặt nhất mà chúng tôi có thể có được. Những khi có được một chậu nước nhỏ để tắm, chúng tôi cử hành cái lể tắm, tận hưởng niềm sung sướng khi cảm giác của nước mát chảy trên da thịt, trên mình mẩy, trên tóc tai, và hạnh phúc đến rên lên thành tiếng. Nước tắm trong tù quý như nước cam lồ. Chúng tôi chia cho nhau vài cọng rau hái được, và cảm được sâu xa nỗi hạnh phúc có thêm một miếng ăn trong tù, tận hưởng cái khoái khẩu, an ủi với cái tình bạn chân tình, vì ai cũng đói. Đêm đêm trước khi ngủ, tôi nghe nhiều tiếng bạn tù thở dài não lòng ngao ngán. Có lẽ họ đang lo cho vợ con bên ngoài, giờ nầy không biết làm sao mà sinh sống, mà tồn tại trong một xã hội đổi thay từ gốc rể. Tôi biết rõ, ở trong tù lo ra cho bên ngoài, ở bên ngoài lo vào cho trong tù .Không có ích chi, cũng không giải quyết được việc gì. Không lo cho vợ con bên ngoài, không phải là vô tình bạc nghĩa, mà chỉ là không làm cái việc vô ích mà thôi. Để tránh suy nghĩ và lo âu, mỗi khi vào giường, tôi tìm cách giải một bàn cờ thế, hay làm vài ba câu thơ, cũng có khi ôn lại những kỷ niện đẹp đẻ êm đềm trong quá khứ mà thấy lâng lâng, hoặc ôn lại các chuyện tiếu lâm mà cười một mình trong bóng tối. Nhờ thế mà ngủ thiếp đi rất mau.
 
 

 

Chúng tôi tập coi thường những nhọc nhằn, khó khăn và đau dớn thể xác. Chấp nhận định mệnh khắt khe mà không cần than van. Tinh thần chúng tôi vững mạnh, sáng suốt. Chúng tôi cố gắng ý thức và hưởng thụ những hạnh phúc rất nhỏ từng ngày, từng giờ, từng phút, mà ít người cảm nhận . Triết lý củ khoai đã giúp tôi qua được những tháng ngày tù đày không quá nặng nề, khó chịu từ tinh thần dến vật chất.
 
 

 

Khi ra khỏi tù, sống trong chế độ cọng sản, người người cơ cực, thiếu thốn, sầu thảm, tinh thần bị đe dọa, sinh hoạt bị dòm ngó, rình mò. Trong cái giòng xã hội đó, chúng tôi cùng chung thân phận. Thân phận chúng tôi còn bạc bẻo, yếu kém hơn, thứ phó thường dân bên lề “xã hội chủ nghĩa tiên tiến”. Nhưng nhờ triết lý củ khoai, tôi vẫn tìm được hạnh phúc từng ngày. Hạnh phúc của mỗi sáng dậy sớm, pha một chén trà nóng, uống vào lòng ấm áp, ngâm vài câu thơ, vặn đài phát thanh BBC, VOA nghe nho nhỏ. Để biết biến chuyển quốc tế, tin tức quốc nội mà cọng sản cố tình bưng bít, ngăn chặn, che dấu. Hạnh phúc khi trao đổi tin tức quốc tế, quốc nội với bạn bè, bà con và ước đoán tình hình. Hạnh phúc nhất là cởi trần nằm phơi gió hây hây ngoài công trường, có khi ngủ tới hai ba giờ chiều mới thức dậy. Tôi đem cái triết lý thô sơ đó truyền bá cho vài anh em thân thiết, và khen xã hội cọng sản đã đem đến cho con người sự làm biếng vô cùng tận. Làm biếng cũng là một hình thức hạnh phúc nho nhỏ. Thật lạ lùng, nhà nước cho đến cán bộ to nhỏ, miệng ai cũng lớn lối đại ngôn ca ngợi lao động siêng năng cần mẫn, mà tất cả mọi người đều biếng nhác, tà tà. Đúng là cha chung không ai khóc.
 
 

 

Trong xã hội cọng sản, con người không được sống yên ổn, nay chính sách nầy, mai chính sách khác, thay đổi lung tung, chẳng ai hoạch dịnh cho đời sống riêng mình dược cả. Chúng tôi vẫn tìm được nhiều hạnh phúc trong châm ngôn “không ước mơ, không hy vọng”. Phải dập tắt mọi ước mơ, mọi hy vọng để mà sống, nghe thì như vô lý, nhưng thực vậy. Cứ thuận theo giòng khổ đau mà trôi nổi với tinh thần sáng suốt. Không than van, không kể lể, không bi ai. Khi có cơ hội bắt được niềm vui thì cứ tận hưởng hết mình chút hạnh phúc đang có. Chấp nhận nhưng không buông xuôi cho số mệnh. Tìm lối thoát với tinh thần nhẹ nhàng., lạc quan, sáng suốt. Khi leo lên chiếc thuyền nhỏ bé để tìm đường đào thoát ra khỏi vòng tay cọng sản , chúng tôi cứ tự nghĩ như mình đang đi du lịch. Đề phòng tối đa, nhưng không quá nhiều lo âu sợ sệt. Cũng có sợ, nhưng sợ ở một mức độ nhẹ nhàng, đến nỗi đôi lúc còn cảm thấy thản nhiên và sung sướng, vì biết mình đang trên con đường đào thoát. Có gì mà lo? Nếu bị bắt thì ở tù lại, mà ở tù lâu thì tìm cách vượt ngục. Chiếc thuyền nhỏ đi từ bến sông Sài Gòn về miền Tây, ra cửa Ghềnh Hào. Trên đường đi, chúng tôi gặp nhiều trạm kiểm soát bắn súng kêu vào xét hỏi giấy tờ. Thấy chúng tôi vui vẻ, bình tỉnh quá, công an cọng sản không ngờ chúng tôi đi vượt biên . Như những kẻ ham chơi, chúng tôi thoát ra được hãi phận quốc tế. Thuyền chết máy giữa biển mênh mông nhiều ngày, nhưng sao trong lòng chúng tôi vẫn thấy vui, và còn cảm ơn Trời Phật đã giúp chúng tôi thoát được bàn tay cọng sản độc ác. Có chết cũng vui, thỏa nguyện. Dược chết giữa biển trời tự do. Chúng tôi vẫn kể chuyện tiếu lâm, cười đùa và có khi còn cùng nhau ca hát.
 
 

 

Khi may mắn đến được trại tị nạn, thiên hạ ai cũng nóng lòng, ăn không yên, ở không yên, mong được đi định cư sớm. Họ cứ đưa ra giả thuyết nầy, giả thuyết kia để tự gây nên nỗi lo lắng cho chính họ và cho bà con chung quanh. Lo lắng về một bệnh dịch có thể phát ra, và phái đoàn Liên Hiệp Quốc sẽ không dám dến phỏng vấn. Lo lắng quốc tế thay đổi chính sách tị nạn. Họ lo để mà lo, không có đường lối và phương sách giải quyết các mối lo âu đó.
 
 

 

Tôi bảo họ: “Hãy xem những ngày tháng nầy như đi cắm trại nghỉ hè dài hạn bên bờ biển, cơm nước có Cao Ủy Liên Hiệp Quốc nuôi báo cô, chỉ cần cái xà lỏn thôi là đủ lịch sự như mọi người, cứ vui vẻ nhẫn nại chờ ngày đi dịnh cư” . Không ai nghe lời tôi, ngày ngày họ họp nhau bàn tán, uyên bác suy diển, bày dặt dủ tin đồn dể gây cho nhau lo âu thêm, rồi đêm về mất ngủ thở dài thở ngắn. Phần tôi, thì lên đồi mắc võng nằm ngủ mơ màng trong gió hiu hiu, thưởng thức tiếng chim ca, nhìn dám mây mỏng lơ lửng bay qua bầu trời xanh, khi nóng thì nhào xuống biển nô giởn với sóng nước mát dượi, rồi nằm dài trên cát. Chán thì chơi vài ván cờ tướng, nằm nghe nhạc “chùa” vẵng từ các lều lân cận có máy hát. Buổi chiều về chòi, ăn một bụng no, uống ly trà, họp bạn bè, kể chuyện tiếu lâm, vui cười vang rân. Đêm nhóm vài cành thông khô đốt lửa ngồi quanh nhắc chuyện Việt Nam, chuyện cổ tích, chuyện vui lạ trong đời mỗi người. Nhiều người ngứa cổ, ca hát, ngâm thơ, cuộc vui kéo dài mãi đến khuya như một thời thanh bình nào đó ngồi bên lửa trại. Tôi thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng thanh thản. Không bận tâm lo âu sinh kế, thì giờ tự do không ai bó buộc, không có chuyện khẩn cấp phải làm, không ưu tư về tiền bạc, trong túi không có một xu, không bị công an dòm ngó, đe dọa, khủng bố, và không có bổn phận, trách nhiệm gì cả. Thảnh thơi, vui thú. Cuộc đời có lẻ chưa bao giờ có được những ngày tháng thần tiên như vậy. Sẵn đó, mà có mấy ai cảm nhận được ?
 
 

 

Một anh bạn trẻ đã nghe lọt tai cái triết lý củ khoai, đã cùng tôi gọi cái đảo tị nạn là miền đất thần tiên vô ưu. Nhưng với đa số, thì họ gọi dảo nầy là “Buồn Lo Bi Đát” đọc trại ra từ tên đảo là Pulau Bidong, họ cho là nơi chật chội, thiếu thốn, nóng nực, chờ mong, khổ sở, lo lắng. Tôi khó truyền bá cái triết lý củ khoai ra rộng rải, vì người nghe sẽ cho tôi là thằng khùng. Không ai tin câu nói của tôi rằng: “Dù có nóng lòng lo âu đến mấy, cũng không thể đi định cư sớm hơn một phút, mà dù tà tà vô lo đến đâu, cũng không chậm đi định cư hơn nửa giờ.” Tôi xem thời gian tại trại tị nạn như nửa năm đi cắm trại, còn sướng hơn là đi cắm trại. Trở về với thiên nhiên, quần xà lỏn, ở trần, đi chân đất, ngủ gốc cây, nằm trên cát biển, không lo âu sinh kế, và trong túi không có một đồng xu, mà cũng chẳng cần tiền bạc làm chi. Tôi chắc chắn trăm phần rằng, tôi là người sung sướng nhất đảo, vì tôi nhìn thấy được điều sung sướng, tôi cảm nhận được cái hạnh phúc to lớn thực sự tôi đang có. Còn đa số thì không thấy, không cảm được.
 
 

Tôi đến Mỹ, lang thang đi tìm việc, lội tuyết ngập nửa ống chân, rả cẳng, gió buốt lạnh cắt da thịt. Trong lòng vẫn vui, vẫn sung sướng, vì biết mình là kẽ may mắn, đang sống đời tự do. Đa số bà con bạn bè giờ nầy đang khắc khoải sống trong áp bức, xiềng xích gông cùm của cọng sản. Nhiều bạn bè đã ra đi, nhưng không đến, đã chết giữa biển khơi,chết trong rừng sâu, bị bắt bớ tù đày, hành hạ. Biết bao nhiêu triệu kẽ mong được lội bảo tuyết đi tìm việc như tôi mà không được. Tôi may mắn thế nầy, thế thì sao mà lòng không rộn rã niềm vui, ca hát cùng gió, cùng tuyết, cùng đất trời trắng phau phau .

 

Nhờ xông xáo, chỉ hơn mười ngày sau khi đến Mỹ, tôi tìm được một chân phụ bếp trong tiệm ăn Tàu. Làm việc hơn 15 tiếng mỗi ngày, làm không ngơi nghĩ. Cắt rau, gọt khoai, chặt thịt, xẻ cá, lạng tôm, chùi nồi, rửa bát, lau nhà, liền tay liền chân suốt ngày từ sáng sớm cho đến khuya mịt. Di chuyển, nhảy nhót trong cái khu bếp sực nức mùi dầu ăn, tôi nghĩ có lẽ những cao thủ võ lâm khổ luyện bí kíp chờ ngày xuống núi tranh hùng trong các tiểu thuyết kiếm hiệp, cũng chuyên cần đến thế mà thôi. Trong lòng tôi cũng tràn ngập vui sướng, hạnh phúc, vì mới đến miền đất lạ chưa được bao lâu, mà đã tự lập và sinh sống được. Tôi cũng tự phục mình, suốt đời ngồi văn phòng, mà thích nghi được việc lao động rất dễ dàng . Ông chủ tiệm rất bằng lòng cái vui vẻ, yêu đời, chăm chỉ của tôi. Một khuya trên đường về, tuyết phủ mênh mông, băng qua công viên tối, tôi trượt chân té ngữa nằm dài . Nhìn lên trời thấy trăng vằng vặc sáng với ngàn sao long lanh. Tôi thấy trời đất đẹp quá, cuộc đời đáng yêu vô cùng, và thân thể khoan khoái vì cái xương sống được nằm trong thế nghỉ ngơi sau hơn mười mấy giờ lao động tay chân. Bao nhiêu mệt nhọc trong thân thể như chảy loảng tan biến, chạy thấm vào nền tuyết sau lưng. Tôi nằm yên rất lâu ngắm trăng, và ngâm vài câu cổ thi ca ngợi trăng sao. Giá như có ai thấy được cảnh nầy, chắc họ tưởng tôi điên khùng. Cái lần té nầy, làm tôi bong gân, không đi dược, phải nghỉ làm, nhờ đó mà tôi có thì giờ, tìm ra được một công việc trong nghề cũ.
 
 

 

Khi đi làm việc, đôi khi gặp những cấp chỉ huy dốt nát, hoặc đồng sự kém cỏi mà lương cao hơn mình, tôi không lấy đó làm điều bất mãn, thắc mắc như nhiều người khác. Vì công ty thì của tư nhân, họ muốn thuê ai, giỏi dốt , trả lương cao thấp là quyền của họ. Mình chấp nhận làm việc, thì rán làm tròn bổn phận của mình, làm tốt tối đa. Nếu không bằng lòng với đồng lương, thì cứ tìm nơi khác khá hơn. Vã lại, đất nước của họ, thì ưu tiên chút đỉnh dành cho họ là phải. Mình ganh tị thì hóa ra là kẻ không biết điều . Tổ tiên họ đã đổ xương máu ra khai phá, để bị đâm chết, lột da đầu, bệnh hoạn. Biết bao nhiêu thế hệ đã đóng thuế, xây dựng nên những tiện nghi ngày hôm nay. Mình là kẻ may mắn nhảy xổm vào chia phần. Thì cũng cứ vui mà hưởng cái phần chưa được hoàn toàn bình đẳng đang có.
 
 

 

Qua những cảm nhận, so sánh hàng ngày, tôi dễ dàng tìm được cho mình cái hạnh phúc của tâm hồn yên ổn. Ở sở, tôi gắng tạo cho mình một môi trường vui vẻ, thân thiện, cởi mở. Để cảm thấy tám giờ trong ngày là thời gian dể chịu, vui, hạnh phúc, chứ không phải là thời gian ” đi cày” khổ nhọc như nhiều người quan niệm. Mình chấp nhận công việc để được lảnh lương, thì dể trả lại, ráng sức làm việc. Tập yêu thích công việc, làm việc với tinh thần vui vẻ, dù công việc có lập đi lập lại nhàm chán, thì cứ nghĩ rằng sướng quá, công việc quen tay, dễ dàng, khỏi phải suy nghĩ nhiều, khỏi phải lo âu sợ làm sai, khỏi phải năn nỉ hỏi ai. Cứ yên tâm mà làm tới. Thế thì không phải sung sướng, hạnh phúc sao ? Biến cái văn phòng của sở làm, thành một nơi ấm cúng, vui vẻ, yêu thích, thì đời mình có giá trị, hạnh phúc phong phú hơn nhiều. Những khi gặp khó khăn trắc trở, gặp những thay đổi bất thuận lợi , tôi cứ bình tỉnh chấp nhận chuyện không may, và tự bảo rằng, cuộc đời nầy như một chuổi kết hợp giửa cái may mắn và xui xẻo, giửa hạnh phúc và đau khổ , giửa thuận lợi và trắc trở. Thì cứ từ từ mà giải quyết, sẵn sàng chấp nhận cái kết quả xấu nhất. Thế là yên tâm, và đôi khi cũng nhờ cái yên tâm, mà công việc được thuận buồm xuôi mái hơn.
 
 

 

Sống ở đất nước lạ, lòng hoài hương làm nhiều người thương nhớ không nguôi, làm đau nhức con tim. Tôi biến tình cảm đó thành một thứ an ủi dịu dàng, một thứ hạnh phúc êm đềm khi nhận được thơ nhà, thơ bạn bè. Những giúp đở nho nhỏ cho người cùng khổ bên quê nhà là một thứ an ủi cho những giây phút mệt nhọc khó khăn trong công việc nơi quê người.
 
 

 

Những buổi sáng, khi chuông đồng hồ rền rỉ đánh thức dậy đi làm, nhất là những sáng thứ hai ngày mùa đông rét mướt tối tăm, nhiều người cảm thấy quá mệt nhọc, quá khó chịu, và họ “giả như” hôm nay được nghỉ thì sướng vô cùng. Còn tôi, thì mỗi sáng thức dậy với tràn ngập niềm vui, biết hôm nay ta sống thêm một ngày trong thế giới tự do, hôm nay ta còn công ăn việc làm, chưa thất nghiệp. Thế thì lòng đã phơi phới, sá chi đông giá lạnh lẻo tối tăm. Con đường đi đến sở, nhạc trong xe dịu dàng rải rắc khắp không gian. Có lần tôi bị thất nghiệp, buổi sáng thức dậy, tận sâu thẳm trong lòng tôi vẫn lâng lâng niềm hạnh phúc lạ kỳ, với ý nghĩ rằng, nhờ thất nghiệp mà còn được ngủ nướng, muộn màng, nằm dã dượi, nhìn nắng ấm dịu dàng len qua song, trải lên chiếu giường. Chốc nửa, sẽ nằm đọc truyện, uống trà, nghe nhạc cổ điển êm dịu. Chiều đi câu bên hồ. Tối nay thức khuya xem phim muộn về đêm, khỏi phải sợ ngủ gục trong sở. Việc chi mà quá lo âu về kinh tế gia đình, khéo co giản nhu cầu theo hoàn cảnh, thì không việc gì phải lo,. Vả lại, công việc làm, thì cửa nầy đóng, cửa kia sẽ mở, đâu đến nỗi chết đói mà sợ.
 
 

 

 

Nhiều người hỏi tôi sao không mua nhà để được trừ thuế mà cứ sống trong nhà thuê chật chội. Tôi trả lời là tôi đang mua hạnh phúc. Hạnh phúc mua được rẻ hơn tiền đóng thuế. Mua cái nhà khi chưa vững chắc về tài chánh là mua cả khối lo lắng lớn lao vào thân, làm mất đi cái an bình quý báu của cuộc sống. Nhiều người, vì mua nhà, sợ mất việc, cho nên hèn cả con người. Khi tôi đủ sức mua nhà mà không phải lo âu vì nợ nần, thì cũng có nhiều bạn bè bà con hỏi, sao dư khả năng để mua những căn nhà lớn hơn, khu sang trọng hơn, mà lại mua căn nhà nhỏ. Tôi nói với họ là tôi không có nhu cầu sang trọng, căn nhà nhỏ cũng đủ cho gia đình tôi trú ngụ yên ấm. Nhà càng lớn, càng phải chăm sóc ï quét tước . chùi dọn nhiều, sưả chửa nhiều, mất thì giờ hưởng thụ những thú vui khác của cuộc đời. Lại nợ nần nhiều thêm lo lắng, có hại đến hạnh phúc bình thường. Căn nhà nhỏ của chúng tôi, nếu chẳng may cả hai vợ chồng thất nghiệp, cũng chẳng có chút bối rối nào . Có thể, tôi không khôn ngoan trên nhản quan kinh tế, nhưng tôi chắc chắn không sai lầm chút nào trên quan điểm hạnh phúc nhân sinh. Vợ chồng chúng tôi thường nói với nhau, nếu bây giờ có thêm vài triệu đồng tiền mặt, thì có lẻ đời sống chúng tôi cũng chẳng thay đổi gì hơn. Cũng không ăn dược nhiều hơn một miếng, cũng khong ngủ được một lúc hai giường. Thức ăn thì bò, heo, gà, tôm, cua, cá, rau cải, bất cứ thứ nào cũng thừa khả năng mua. Không cần phải giàu lắm mới mua được. Ngồi ăn trong nhà hàng sang trọng đắt tiền, chắc chi ngon miệng hơn ngồi chồm hổm bên góc đường húp riêu.
 
 

 

Vợ tôi thường trách tôi bạn bè quá đông, bạn tốt cũng đông mà bạn xấu cũng đông . Tôi thì thấy không ai hoàn toàn tốt, mà cũng không ai hoàn toàn xấu. Đã là con người thì có xấu tốt lẫn lộn. Chơi với bạn thì chỉ nên nhìn vào cái tốt bạn có, đừng để ý đến cái xấu . Ngay cả bản thân mình, cũng đầy cả nết hư tật xấu mà chưa chừa được. Chắc chắn, cũng không ít người chê bai sau lưng mình, nhạo báng mình, mà mình không biết đó thôi. Nếu họ có chê trách mình, thì họ cũng đúng phần nào dưới nhản quan của họ. Bởi vậy, tôi thường để vài giờ tự chế diễu mình, ghi lên giấy những lố lăng, những kỳ cục, những khả ố của mình. Để mình thấy rõ mà tha thứ cho cho mình, tha thứ cho người khác dễ dàng hơn.
 
 

Thế mà người gần gũi tôi nhất, thân thiết nhất, là vợ tôi, thường chống báng cái triết lý củ khoai nhiều nhất. Nhưng nàng đâu hiểu, những hạnh phúc bình thường tràn đầy mà gia đình tôi thực sự có được, cũng nhờ cái triết lý củ khoai ấy. Thường thường ít ai thấy và cảm được những hạnh phúc mà họ đang có , chỉ khi mất đi rồi, mới nhận chân ra, và chép miệng tiếc thương. Nhiều khi vợ tôi làm những điều không phải, nói những lời khinh bạc, tôi không nổi giận la hét làm dữ như những người khác. Tôi thầm bảo, nhiều người đàn bà còn tệ hơn vợ mình cả trăm lần, mình phải chấp nhận cái tương đối để vui sống. Và lại, mình có hoàn toàn đâu mà buộc người phối ngẫu của mình phải hoàn toàn. Thế là mọi sự đều qua.

 

Điều tôi thường hay nghĩ đến là nếu. Nếu tất cả sự thực hôm nay là giấc mộng, sáng mai thức giấc, thấy mình đang còn nằm trong nhà tù cọng sản, thì thật có nhiều điều điều đáng ân hận và tiếc. Và nếu đời là một giấc mơ, thì sao chúng ta không mơ cho thật đẹp .

 

 

trietlycukhoai2
 

Tôi đọc “Triết lý củ khoai” của Tràm Cà Mau.

 

 

”Triết lý củ khoai” là một tuyễn tập gồm những truyện ngắn và những phiếm luận của tác giả Tràm Cà Mâu, một cái tên đặc sệt miền Nam nhưng tác giả lại chính là một người con dân của miền sông Hương núi Ngự, một người Huế “chay”, tức là Huế một trăm phần dầu.
Thoạt nhìn cái tựa của cuốn sách chúng ta đã thấy ngay cái chất “tếu” không những bàng bạc trong đó mà lại còn lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật như một thách đố với các bậc hiền nhân quân tử, các nhà hiền triết Đông, Tây. Triết là , một môn học được học sinh biết đến vào năm cuối của chương trình trung học. Môn học này theo tôi “nghiên kíu” thì thấy rất ít học sinh và sinh viên đại học ưa chuộng, trừ những “con người” có đôi chút gàn gàn, bướng bướng, lập dị trong tư tưởng hay trong lối sống , cách ăn mặc, trong phong cách vv… Cũng vì thế mà chữ Philosophie thường được giới sinh viên, học sinh gọi tắt là Philo rồi đọc lái lại thành Folie nghĩa là “Điên”. Tôi không dám vơ đủa cả nắm nhưng trong số các bằng hữu của tôi những người mê Triết và những giáo sư Triết tôi quen đều không nhiều thì ít đều “mát dây”. Tôi có một anh bạn, nay đã ra người thiên cỗ, vốn là giáo sư Triết tại một trường Trung học ở miền Trung, một sáng tinh sương sau khi “x bầu tâm sự”, tâm hồn và thể xác nhẹ lâng lâng anh đã phát ngôn một câu xanh rờn rằng:
“Tau vừa tìm ra lý do vì sao Đức Phật Thích Ca phải từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp con thơ để ra đi tìm ánh đạo vàng. Đấy chẳng qua vì Ngài chợt thấy con người lúc ngồi chồm hổm bài tiết đã mang một hình hài quá xấu, xấu đến não nề, xấu đau xấu đớn, xấu đến nổi không thể nào mô tả được”. Quý vị thấy ông bạn này tỉnh hay điên ? Lại một anh bạn khác cũng máu Triết đầy dẫy trong người. Sau năm 1975, trong một buổi học tập chính trị Mác Lê Nin anh ta đã đứng lên phát biểu một câu không ăn nhập gì vào đề tài của cuộc thảo luận:
“Tôi không ra đi như các bạn của tôi không phải là vì tôi đồng ý với các anh về những danh từ độc lập, tự do, hạnh phúc vv… mà vì tôi muốn ở lại với quê hương để ngày ngày nhìn lá me bay và làm thơ ca ngợi tình yêu.”
Đấy, Triết đến như thế đấy thì mấy anh chàng cán bộ ngoài Bắc chân ướt chân ráo vào Nam, hăm hở truyền bá một mớ giáo điều về Mác Xít, Lê Nin Nít học thuộc lòng như vẹt thì họ làm sao mà hiểu nổi phải không quý vị. Có mà tức hộc máu mồm khi nghe phát biểu “linh tinh” như thế !
Bây giờ đến lượt Tràm Cà Mâu, cha đẻ ra triết thuyết củ khoai ! Tác giả đã rút hết tinh tuý của các triết thuyết từ Âu sang Á như Khổng Tử, Lăo Tử, và Chu Tử vv…, đã đọc kinh Phật, kinh Thánh, kinh Koran, kinh của đạo Bà Hai và đã xào nấu tất cả lại thành một món hổ lốn thật rẻ tiền, đơn sơ mộc mạc như lời ca dao, rất dễ dàng tìm thấy trên chợ đời như trái bắp, như củ khoai nên tác giả đã đặt tên cho triết thuyết này là: ”Triết lý củ khoai” và tóm lược lại bao hàm trong một câu ngắn gọn: “Nếu chỉ có một củ khoai thôi, thì hãy nướng nó cho thật thơm mà đớp.” Tràm Cà Mâu lại giải thích tiếp: “Cái triết lý đơn giản này đã giúp tôi thấy được rằng hạnh phúc là cái rất cụ thể, rất gần gũi, bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể tìm được hạnh phúc rất dễ dàng”.
Quả thật như thế, tinh thần lạc quan của tác giả, “triết lý củ khoai” của tác giả đã thể hiện trong các câu chuyện như “Cô Bắng Nhắng”, “Tạo Nhàn”, “Tuổi già là thời sung sướng nhất”, ” Lang vườn bất đắc dĩ” và “Ngộ đạo đất trời”. Quan niệm sống nhàn nhã, vô ưu, xem đời toàn màu hồng, giải quyết mọi sự trên đời thật giản dị, giải thích tất cả khúc mắc trong cuộc sống dưới lăng kính trong suốt không gợn một vết mờ, quy tất cả mọi sự trên đời về một mối lạc quan na ná như “lạc quan tếu”, rất chi là thú vị và đơn giản. Mọi người ai cũng có thể nghĩ ra lối sống đơn sơ mộc mạc đó khi đã được tác giả trình bày ngọn nguồn minh bạch, nhưng chính mình thì vì muốn bi thảm hoá cuộc đời nên đã không nghĩ đến khía cạnh thô sơ và lạc quan đó khiến mình phải lâm vào hoàn cảnh bi đát, khắc khoải đầy lo âu của cuộc sống bấp bênh không lối thoát. Ta hãy nghe tác giả Tràm Cà Mâu mô tả cái chết của ông Tư trong “Ngộ đạo đất trời” trời:
“Vào nhà, mỗi khách viếng tang được phát một tờ giấy màu hồng, bên trên ghi bài thơ: “Khi tôi nhắm mắt”. Trên bệ thờ có cái ảnh ông Tư phóng lớn, miệng cười toe toét, tóc bù gió lộng. Trước tấm ảnh có cái hộp vuông chứa tro xương của ông Tư. Tiếng nhạc vui vang vang từ máy hát”.
“Hoạt cảnh” trên đây là do thân nhân của ông Tư tạo dựng nên theo lời căn dặn của ông Tư khi ông biết trước ông sẽ chết vì căn bệnh ung thư ngặt nghèo. Ta cùng đọc mấy câu thơ sau đây của ông Tư trong bài thơ phân phát cho bằng hữu và bà con lúc đến viếng tang để thấy cái niềm lạc quan của ông Tư hay là cái “triết lý củ khoai” của Tràm Cà Mâu mà ông Tư là môn đệ được chính thống chân truyền:
 

“Khi tôi chết, viếng tang đừng buồn bả
Cười cho to kể chuyện tếu vui đùa,
Trong sáu tấm biết chắc tôi hả dạ
Lên tinh thần ấm áp buổi tiễn đưa.”

 

 

Và còn 8 đoạn thơ với chiều dài như trên, thuần một màu sắc yêu đời và lạc quan trong cuộc sống mà theo đó chỉ có người thấm nhuần “triết lý củ khoai” mới có thể sống trọn vẹn trong hạnh phúc. Quý vị có muốn đọc trọn bài thơ trăn trối này không ? Mua ngay một cuốn “Triết lý củ khoai” sắp tái bản nay mai ! Tôi quảng cáo không công cho Tràm Cà Mâu vì sự hữu hiệu vô lường của triết thuyết này.
Thật là một trùng hợp ngẫu nhiên lý thú vì tôi vừa được một ông bạn gửi cho một tài liệu ông sưu tầm đâu đó nhận định rằng nguồn gốc của hạnh phúc là sự lạc quan trong đời sống. Quan niệm này hoàn toàn giống với “triết lý củ khoai” của Tràm Cà Mâu. Tôi xin phỏng dịch từ nguyên bản viết bằng tiếng Pha Lang Sa sang tiếng An Nam ta hầu quý vị :
Bạn không nên than thân trách phận khi phải rửa một chồng chén đủa bát dĩa mà nên nghĩ rằng bạn đang có được một căn nhà để mà ăn, mà ở chứ không phải đang đầu đường xó chợ.
Nếu bạn phải đóng thuế cho chính phủ USA , bạn không nên tức giận cho rằng “Của ta họ giật” như các “Công ty hợp doanh”ở quê nhà được viêt tắt là “CTHD”. Bạn phải nghĩ là bạn đang có công ăn việc làm chứ không phải bảy nghề như những người đang bon chen kiếm “job”.
Dọn dẹp nhà cửa đang bừa bộn sau một “party” ư ? Còn hạnh phúc nào bằng khi nghĩ đến những giờ phút trước đó bạn được bằng hữu vây quanh hàn huyên tâm sự, ăn tục nói phét để níu kéo tuổi xuân.
Áo quần của bạn đã bó chặt lấy thân hình bắt đầu phì nộn của bạn chăng? Sống để mà ăn thì ăn để mà béo mập đâu có gì phải băn khoăn lo lắng !
Cuối tuần phải cắt cỏ mờ người, lau chùi cửa kính và sàn nhà, đau lưng mỏi cổ, tay chân rũ rượi. Không có gì mà ầm ĩ ! Bạn đang có một mái nhà để trú ẩn hơn rất nhiều người phải màn trời chiếu đất, ăn ngủ ở gầm cầu, xó chợ.
Nắn nót viết thư khiếu nại, than phiền này nọ với nhà cầm quyền chăng? Bạn đang ở một nơi chốn mà bạn có tự do ngôn luận chứ không phải bị tước bỏ mọi thứ tự do như ở các nước chuyên chế đôc tài. Bạn không thấy mình hạnh phúc hơn rất nhiều người ư ?
Bạn phải trả bill tiền điện, tiền gas, tiền heat ? Điều đó chứng tỏ là bạn được ấm no. Còn gì sung sướng cho bằng !
Đang sắp hàng chờ đợi đến phiên mình, bạn nghe tiếng nói oang oang đằng sau lưng ? Không có gì phải bực mình ! Tai bạn còn thính lắm, chưa đến nổi điếc không sợ súng !
Giặt một đống áo quần dơ, ủi một mớ áo quần nhàu nhèo chứng tỏ rằng bạn có cái ăn cái mặc chứ không phải trơ thân ông cụ.
Sau một ngày làm việc, thân thể rả rời, bắp thịt đau nhừ ? Đấy là bạn đang còn khã năng làm việc nặng nhọc, chưa phải ngồi xe lăn lúc ra phi trường !Sướng chán! Oai chán !
Sáng sớm nghe đồng hồ báo thức reo inh ỏi không được ngủ nướng ? Đừng lấy thế làm buồn mà quăng đồng hồ báo thức vào thùng rác ! Bạn phải nghĩ là bạn đang còn sống trên đời !
Sau cùng, nếu chẳng may bạn thỉnh thoảng bị bà “boss” trong nhà của bạn đuổi bạn ra sofa nằm chèo queo một mình hay bị quào cấu hoặc như cựu tổng thống Hoa Kỳ lãnh nguyên một bình hoa sứt trán mang sẹo lúc ra điều trần trước lưỡng viện thì bạn cũng đừng lấy thế làm buồn. Bạn phải ngẩng cao mặt mà nhìn đời vì bạn có “phước” lắm mới ở vào tuổi của bạn mà vợ còn khỏe mạnh có thể đủ sức thượng cẳng chân hạ cẳng tay (nhằm nhè gì ba miếng võ mèo quào chó cắn đó !)chứ như ông láng giềng của bạn, bà vợ đã bệt rệt, nói năng thều thào, dáng đi xiêu vẹo như nhành liễu trước gió, làm gì đủ sức mà quần thảo nhau như bạn và người bạn trăm năm đầu gối tay quào của bạn.
Bây giò quý vị đã đồng ý với triết lý củ khoai chưa ? Nếu đồng ý thì ra ngay siêu thị mua mấy củ khoai Dương Ngọc bên ngoài vỏ màu trắng ngà, bên trong màu tím ngát hoàng hôn đem về rửa sạch sẽ, bỏ vào microwave từ 3 đến 4 phút rồi lấy ra “đớp”. Cam đoan quý vị sẽ thấy đời đáng yêu như câu thơ của một ông bạn Triết gia của tôi:
 

“Đời đẹp quá tôi buồn không kịp !”

 

 

Phải công nhận là làm bạn với triết gia, lắm lúc cũng thích thú ra phết vì được nghe những câu “ranh ngôn” rất chí lý mà mấy ai phán được ngoài mấy ông đồ gàn như tôi:
 

Hữu duyên vớ được Đồ gàn
Vô duyên vướng phải anh chàng lăng nhăng
Trong nhà chỉ chực hung hăng
Ra đường nhút nhát nói năng chán phèo
Đồ gàn mới dám chơi leo
Đồ say, Đồ tỉnh, Đồ nghèo chớ chê Trầu cau mang đến rước về
Đồ thương, Đồ quý, Đồ mê tới già.

 

 

 

 

Hoàng Lão Tà.

 

Triết Lý Củ Khoai
________________________________________________________________________________________________
 Chu Thập 
  Có người thích đồ cổ. Riêng tôi chỉ thích sưu tầm các thứ rau và cây trái của quê hương. Ngoài một ô nhỏ được khoanh vùng để “nhét” vào đủ các loại rau của vùng nhiệt đới, tôi còn có cả một mảnh vườn mà tôi gọi là “quê hương bỏ túi”.Có trái hay không, có chịu đựng nổi mùa Đông của Úc hay không, tôi không cần biết, miễn là có chút giây mơ rễ má với cây trái của Việt nam là tôi dành cho một chỗ đứng. Gần đây, tiếc một ít đất không được canh tác, tôi bèn “dậm” thêm một ít giây lang. Lang là loại giây có củ thích nghi dễ dàng với đất đai và khí hậu Úc: quanh năm ngày tháng lúc nào lá cũng xanh và nhứt là lúc nào cũng có đọt non. Thỉnh thoảng, được thưởng thức một bữa cơm với đọt lang luộc chấm với mắm nêm, đi kèm với một miếng cá kho, tôi thấy chẳng có “bữa tiệc” nào “sang” hơn.
Nhưng mới đây, mấy con “possums” lại cho tôi được thưởng thức thêm một món ăn khác dành cho những người “khoái ăn sang” (sáng ăn khoai). Cái giống chuột khổng lồ “sống về đêm” này lâu nay chỉ biết sống bằng lá cây rừng đặc sản của Úc, bỗng dưng khám phá được hương vị “ngoại lai” của rau lang.Thế là chỉ trong một đêm chúng càn quét và làm sạch cái đám rau lang của tôi. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi mới biết rằng giây lang của tôi có củ. Trước đây, tôi cứ yên trí là hễ ăn đọt thì lang không sanh củ. Chỉ cần lấy tay moi qua loa, tôi cũng kiếm được vài ký khoai lang củ nào củ nấy to tổ chảng. Có một buổi chiều, thay cho bữa cơm, tôi ngốn đến mấy củ khoai luộc. Nó mới ngon làm sao!
Thưởng thức mấy củ khoai luộc do “công lao mồ hôi nước mắt” của mình làm ra, tôi không thể không nhớ đến cái “triết lý củ khoai” của nhà văn Tràm Cà Mau. Ông giải thích như sau: “Khi lớn lên, được đọc Kinh Phật, Kinh Thánh và nhiều sách triết lý Âu Á như Khổng, Lão, Trang… và luôn cả kinh Coran và kinh đạo Bahai nữa, thì tôi tìm cho tôi được một triết lý đơn sơ, mộc mạc, là cái món hổ lốn vắt ra từ tinh túy của các triết lý khác. Tôi tạm gọi là “Triết lý Củ Khoai”. Vì nó đơn sơ như củ khoai, rẻ tiền, mộc mạc và dễ tìm thấy như củ khoai trong đời này. Triết lý đó được đơm gọn lại trong một câu ngắn ngủi: “Nếu chỉ có một củ khoai thôi, thì hãy nướng nó cho thật thơm mà đớp.” Ý nghĩa của câu đó cũ mèm, hình như ai cũng biết và có nhiều câu nói tương tự. Cái triết lý đơn giản này giúp tôi thấy được rằng hạnh phúc là cái rất cụ thể, rất gần gũi, bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể tìm được hạnh phúc rất dễ dàng. Ai cho rằng hạnh phúc là cái xa vời, thì vì họ chưa nắm hết phần tinh túy của các triết lý khác hoặc chưa từng nghe một phần của triết lý củ khoai. Nhiều sách vở khác cũng có nói đến, nhưng người đọc vô tình hoặc cố ý làm ngơ, hoặc biết rất rõ nhưng chẳng bao giờ thực hành.” (Nguyễn Mộng Giác, Bạn Văn Một Thuở, Văn Mới, California, Hoa kỳ 2005, trg.198)
Ông Tràm Cà Mau nói đến đủ cách “nướng khoai cho thật thơm”. Với tôi, chỉ cần luộc lên là đủ. Đủ để thưởng thức cái hương vị đậm đà quê hương và có được niềm hạnh phúc từ cuộc sống thanh đạm.
Muốn có hạnh phúc hãy sống thanh đạm. Đó là lời khuyên mà các nhà hiền triết ở bất cứ thời đại nào và thuộc bất cứ nền văn hóa nào cũng đều để lại. Thời trung học, nghe ông Nguyễn Khuyến tả cái cảnh “ao thu lạnh lẽo nước trong veo, một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” tôi đã thấy thích điên rồi. Tôi lại càng thấy thèm cách sống của ông Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Một mai một cuốc một cần câu.” Hay “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao.” Ai mà chẳng “ham” cái khung cảnh thôn dã thanh bình và cuộc sống thanh đạm.
Mở mắt thêm một chút, tiếp cận với triết lý Tây phương, tôi lại càng “mê” cái tính ngông triệt để của nhà hiền triết Hy lạp Diogenes qua đời vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên. Ông ngông đến độ đốt đuốc giữa ban ngày để gọi là đi tìm một người thanh liêm chính trực. Ông ngông đến độ từ bỏ hết mọi của cải, dùng một cái thùng gỗ làm nơi cư trú và chỉ xử dụng một cái gáo để ăn uống; nhưng một hôm thấy một cậu bé chăn cừu lấy hai tay bụm lại để múc nước từ một giòng sông, ông cũng quăng luôn cái gáo của mình. Với cuộc sống thanh đạm “cực đoan” ấy, nhà hiền triết này dạy cho các môn đệ của ông rằng sự phát triển giả tạo của xã hội không phù hợp với hạnh phúc đích thực của con người. Theo ông, muốn sống đức hạnh và hạnh phúc con người phải trở về cuộc sống đơn giản.
Ông Tràm Cà Mau hẳn không thể không nghĩ đến cuộc sống ngông cuồng dễ thương của nhà hiền triết này khi quảng bá cái “triết lý củ khoai” của ông
Mới đây, tôi lại thấy cái “triết lý củ khoai” của ông Tràm Cà Mau cũng được một người Mỹ chính hiệu “minh họa” trong một bài viết được đăng trên báo The New York Times trong số ra ngày 7 tháng 8 vừa qua. Ký giả Stephanie Rosenbloom kể lại câu chuyện của một cặp vợ chồng trẻ Mỹ nọ đang sống một cuộc sống tương đối trung lưu, nhưng do đọc được một số sách vở nói về cuộc “sống đơn giản”, đã mang đồ đạc trong nhà tặng cho các tổ chức bác ái. Ngay cả hai chiếc xe, họ cũng đem hiến tặng. Riêng người vợ cố gắng dọn sạch cái tủ quần áo cũng như mọi thứ không cần thiết trong nhà vệ sinh. Người mẹ gọi điện thoại đến cho con gái và trách móc tại sao “nông nổi” như thế.
Hiện nay, người chồng đang chuẩn bị tốt nghiệp tiến sĩ về sinh lý học. Người vợ ở nhà làm ký giả tự do. Tiền lương 24 ngàn Mỹ kim một năm của cô vừa đủ để trả các thứ hóa đơn. Điều làm cho họ cảm thấy nhẹ nhõm nhứt là mỗi năm họ không còn phải trả một món nợ đến 30 ngàn Mỹ kim nữa. Họ còn có dư tiền để đi du lịch và đóng góp vào quỹ giáo dục của các cháu. Vì không phải trả nợ cho nên người vợ không phải làm việc nhiều. Nhờ đó, mỗi tuần cô có thể bỏ ra 4 tiếng đồng hồ để làm thiện nguyện cho một chương trình giáo dục phi lợi nhuận.
Người vợ giải thích về cuộc sống đơn giản của họ như sau: “Cho rằng cần phải có nhiều hơn mới được hạnh phúc là một điều sai lầm. Tôi tin rằng có nhiều của cải vật chất không mang lại hạnh phúc.”
Cặp vợ chồng trẻ này trong khi quăng bớt những vật chất không cần thiết, vô tình, họ cũng “quẳng gánh lo đi và vui sống.”
Không biết có chịu ảnh hưởng của cái “triết lý củ khoai” của ông Tràm Cà Mau không, mà mới đây những nhà tài phiệt tại Hoa kỳ lại thi đua nhau hiến tặng tài sản của mình. Người ta không chỉ biết Bill Gates như người đã có một thời là người giàu nhứt hành tinh. Tên tuổi của ông và vợ cũng gắn liền với  Quỹ Từ Thiện “Bill & Melinda Gates Foundation” chuyên tài trợ cho những dự án giáo dục quan trọng trên thế giới, kể cả nỗ lực tận diệt bệnh sốt rét. Với tài sản 53 tỷ Mỹ kim, ông bà Gates dành cho việc từ thiện đến hơn phân nửa, 28 tỷ Mỹ kim.
Nhưng có lẽ đáng “nể” hơn phải kể đến tên tuổi của nhà tài phiệt bất động sản Warren Buffet. Ông này đã có lần qua mặt ông Gates về sự giàu có. Nhưng danh tiếng của ông được biết đến nhiều hơn khi ông trao tặng 99 phần trăm tài sản của mình cho Sáng hội “Bill & Melinda Gates”. Ông nói rằng đã giàu như ông thì có thêm hay bớt vài chục tỷ Mỹ kim cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôi thực tâm khâm phục ông, thông thường, với chín trăm đồng, ai cũng muốn làm “tròn” thành một nghìn chứ chẳng ai muốn trở lại cái thời chỉ vỏn vẹn tờ năm đồng trong túi.
Ông Ted Turner, người sáng lập ra đài truyền hình CNN, cũng đã trao cho Liên Hiệp Quốc một tỷ Mỹ kim để thành lập Sáng Hội Liên Hiệp Quốc. Mới đây, ông lại tặng thêm 900 triệu Mỹ kim nữa.
Dạo tháng 6 vừa qua, hai ông Gates và Buffet đã mời các ông bà tỷ phú Hoa kỳ đến tham dự một bữa ăn, trong đó họ được thuyết phục tham gia vào điều được gọi là “The Giving Pledge”, tức lời hứa công khai trên danh dự sẽ cho đi ít nhứt một nửa tài sản của mình khi còn sống hay sau khi qua đời. Theo tạp chí Forbes, Hoa kỳ hiện đang có 403 tỷ phú. Đã có 38 người công khai ký tên vào lời Hứa Danh Dự trên đây.
Có lẽ ai cũng có thể sống đơn giản, nhưng sống đơn giản để “trao tặng” cho người khác mới là điều khó. Thiếu gì người như nhân vật “Harpagon” trong vở kịch “L’ Avare” (Người Hà Tiện) của kịch tác gia Pháp Molière, sẵn sàng sống đơn giản chỉ để ôm lấy túi tiền của mình.
Có lẽ vừa muốn sống theo cái “triết lý củ khoai” của Tràm Cà Mau, vừa nhận ra rằng cho đi mới thực sự là hạnh phúc cho nên mới đây một triệu phú tại một xã hội “duy vật” như Trung Quốc tên là Yu Pengnian đã hiến tặng 500 triệu Mỹ kim cho một tổ chức từ thiện do ông thành lập cách đây 5 năm để hỗ trợ cho việc cấp học bổng cho sinh viên, trả chi phí giải phẫu cho các bệnh nhân nghèo và tái thiết Tứ Xuyên sau trận động đất năm 2008. Tính chung, ông Yu là người Trung quốc đầu tiên đã hiến tặng 1 tỷ Mỹ kim cho công cuộc từ thiện.
Ông Yu cho biết: làm từ thiện là kết quả của nguồn gốc đói nghèo của chính mình. Sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc, ông tới Thượng hải từ thuở còn là thanh niên với hy vọng tìm được vận may. Nhưng không, ông đã trở thành người kéo xe và bán nữ trang rẻ tiền trên hè phố cho đến khi ông bị bắt vào năm 1954, vì bị cáo buộc thuộc giai cấp địa chủ. Ông bị chế độ Cộng sản kết án 3 năm tù. Sau khi được trả tự do, ông tìm đường sang Hong Kong. Mặc dù không biết tiếng Anh và cũng chẳng nói được tiếng Quảng Đông, từ việc lau dọn tại một công ty, ông đã từ từ ngoi lên đến vị trí quản lý cấp thấp và chắt chiu dành dụm để rồi cuối cùng trong thập niên 60 cùng với một số bạn bè góp tiền mua bán bất động sản và trở nên giàu có.
Chúa Giesu dạy: “ Cho thì có phúc hơn nhận lãnh”.Không rõ có đọc Kinh Thánh không, ông Yu cũng nói: “Hiến tặng tiền của làm cho tôi hạnh phúc.” (x. Mark Mackinnon, bản dịch của Trà Mi, Đàn Chim Việt on line tháng 7/2010)
Sống trong một xã hội dư dật như Úc Đại Lợi, đối với tôi, khoai lang quả là một thứ “xa xí”. Xa xí không phải vì hiếm. Ngày nay, khoai lang được bày bán ê hề và giá có thể chỉ một đô la cho một ký. Xa xí là bởi vì nó có thể gợi lại cho tôi những bữa ăn không chỉ thanh đạm mà còn là “nghèo cùng” ở Việt nam thời thiên đàng xã hội chủ nghĩa vừa mới được áp đặt trên quê hương. Xa xí là bởi có nhớ đến cái nguồn gốc “chân đóng phèn” ấy, tôi mới có thể cảm thông được với cuộc sống nghèo của không biết bao nhiều người mỗi tối vẫn còn đi ngủ với cái bụng trống không.
 

Không đủ can đảm để tự “trấn lột” như nhà hiền triết Diogenes, cũng chẳng có điều kiện để được ngồi trên chiếc thuyền câu trong cái ao trong vắt như ông Nguyễn Khuyến hay ngày nào cũng “mai, cuốc và cần câu” như ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng một vài cố gắng sống thanh đạm hằng ngày cũng cho tôi cảm nếm được niềm hạnh phúc luôn có sẵn trong cuộc sống.

Dù chưa từng trải qua một cuộc sống dư giả, nhưng ít ra tôi vẫn chưa bao giờ thấy phẩm giá của mình bị hạ thấp. Nhưng nhìn cảnh những nạn nhân thiên tai đói đến độ phải chà đạp, giành giựt nhau để có được chút vật phẩm cứu trợ, tôi thấy không có gì khổ hơn. Hình ảnh những trẻ thơ, cụ già yếu sức bị đẩy ra run rẩy vì đói, nước mắt doanh tròng giúp tôi tìm ra động lực mạnh mẽ của “triết lý củ khoai”: Nếu họ được trao tặng một củ khoai ngay bây giờ, trong cơn bĩ cực, họ cũng sẽ có được một chút hạnh phúc. Thời đại toàn cầu, chỉ cần vài cái “nhấp chuột” trên máy vi tính  là tôi đã có thể “góp một bàn tay” chia sẻ với nạn nhân của thiên tai và nghèo đói ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Xin cám ơn World Vision, Plan Australia, Hội Hồng Thập Tự, Hội Y Sĩ  Không Biên Giới, Caritas…tất cả đã và đang làm cánh tay nối dài giúp một người tầm thường vô danh như tôi có được cơ hội làm “người ôm nhân loại” vào lòng.

 


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm