Nhân Vật

Trump, Putin, Tập Cận Bình

Bài viết « Trump, Nga và Trung Quốc » của tờ báo nổi tiếng hiếu chiến Hoàn Cầu Thời Báođược Le Courrier International trích dịch, cho thấy ông Trump bắt đầu làm Bắc Kinh phải lo lắng.

Bắc Kinh lo ngại khi Trump xích lại gần Matxcơva

1

Bài viết « Trump, Nga và Trung Quốc » của tờ báo nổi tiếng hiếu chiến Hoàn Cầu Thời Báođược Le Courrier International trích dịch, cho thấy ông Trump bắt đầu làm Bắc Kinh phải lo lắng.

Tờ báo cho biết : « Dư luận Trung Quốc lo ngại rằng sự cải thiện quan hệ Nga-Mỹ sẽ bất lợi cho quan hệ Trung-Mỹ ». Tuy nhiên Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định Nga-Mỹ « sẽ vấp phải những nghịch lý về cơ cấu quan trọng, như hồ sơ Ukraina, việc tăng cường lực lượng NATO ở Đông Âu và Biển Baltic – sẽ đe dọa an ninh cho Nga và cả Syria. Đây là « lằn ranh vàng » đối với Putin, và nếu ông Trump hoàn toàn nhượng bộ, các đồng minh châu Âu của Mỹ sẽ cảm thấy bị Washington phản bội ».

Hơn nữa, « Trung Quốc luôn tôn trọng ông Putin, ngay cả trong những thời kỳ khó khăn nhất đối với Nga ». Cũng theo tờ báo, « Nga chưa bao giờ phản bội chính sách ngoại giao độc lập của mình qua việc hạ mình hợp tác với các chiến lược Mỹ. Nếu muốn tiếp tục ở lại trên trường thế giới, chắc chắn Nga không muốn trở thành ‘văn phòng quốc tế’ của Trump ».

Dân chủ phương Tây xuống dốc, độc tài lên ngôi

Nhìn từ góc độ châu Âu, nhà bình luận Christian Makarian của tuần báo L’Express tỏ ra âu lo về « Sự cố nghiêm trọng của phương Tây ». Tác giả nhận định : « Chúng ta đang chứng kiến sự lên ngôi trên trường quốc tế của các chế độ độc tài, vốn không có cùng lý tưởng chung với thế giới ».

Bối cảnh đầu năm 2017 không thấy dấu hiệu gì tốt đẹp. Ở Mỹ, ông Barack Obama trong những ngày cuối nhiệm kỳ cố gắng ngăn trở ông Donald Trump không đảo ngược lại mọi chính sách. Tại châu Âu, các nhà lãnh đạo lần lượt rơi rụng (David Cameron, Matteo Renzi…), từ bỏ ý định tái tranh cử (François Hollande) hay đang gặp khó khăn đáng kể (Angela Merkel, Theresa May…).

Còn những lý tưởng chung, « mã di truyền » của các nền dân chủ không còn được các nước giàu cũng như nghèo ưa chuộng. Nhất là cân bằng quốc tế chủ yếu dựa trên vai trò hiệu chỉnh của Liên Hiệp Quốc, đôi khi lại ngả sang phía thuận lợi cho các chế độ coi thường các nguyên tắc nhân bản.

Trong tình hình đó, nổi lên những chính phủ và lãnh đạo cứng rắn. Chẳng hạn như Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan, mới cách đây một năm là kẻ thù nhưng nay lại bắt tay nhau chống lại Mỹ (vì không chịu cho dẫn độ giáo chủ Gülen, kẻ thù không đội trời chung của ông Erdogan) và châu Âu (vì ủng hộ Ukraina, theo như Putin).

Những vụ hợp tác vì lợi ích trước mắt như thế làm thay đổi sự cân bằng trên thế giới. Ví dụ điển hình là nghị quyết Liên Hiệp Quốc về ngưng bắn tại Syria, được nhất trí thông qua ngày 31/12/2016 là sản phẩm của thỏa hiệp Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran. Làm thế nào có thể từ chối việc chấm dứt thảm kịch Syria mà phương Tây từ lâu luôn đòi hỏi, trong khi đó là do những kẻ xúi giục chiến tranh đề nghị ? Đây là lần đầu tiên có được một thỏa hiệp về Trung Đông, nhưng cả Mỹ và châu Âu lại vắng mặt, thậm chí phe Ả Rập cũng không được tham dự. Tác giả kết luận, như vậy năm 2017 các dân tộc tự do cần phải giữ vững tinh thần.

Tập Cận Bình tiếp tục trị vì sau hai nhiệm kỳ ?

Quay lại với chính trị Trung Quốc, trong bài « Năm chọn lựa », tuần báo The Economist cho rằng trong 20 năm qua các lãnh đạo ở nước này luôn được bàn bạc để chọn trước trên thượng tầng đảng cộng sản, nhưng năm 2017 thì khác hẳn.

Nếu các quy định bất thành văn xưa nay được tôn trọng, thì trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào khoảng tháng 10, tháng 11 năm nay, 5/7 ủy viên thường trực Bộ Chính trị và 4/11 ủy viên Quân ủy trung ương sẽ về hưu. Tổng bí thư đảng không làm quá hai nhiệm kỳ, ủy viên Bộ Chính trị không quá 68 tuổi vào thời điểm đại hội. Tiến trình tuy rườm rà nhưng bảo đảm cho một sự chuyển đổi thế hệ một cách êm thắm. Tuy nhiên có vẻ như Tập Cận Bình làm ngơ khái niệm « lãnh đạo tập thể », bằng cách tập trung quyền lực trong tay mình, hơn cả Mao Trạch Đông trước đây.

Theo nhiều lời đồn đãi, ông Tập không muốn rút lui vào hậu trường khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2022. Ông có thể không còn là chủ tịch nước (chức vụ này có quy định rõ không quá hai nhiệm kỳ), nhưng tiếp tục làm tổng bí thư. Nếu phá vỡ tiền lệ, ông Tập có thể tại vị lâu hơn, nhưng có thể khởi đầu cho một hệ thống chính trị mang nặng dấu ấn cá nhân hơn, và bất ổn hơn.

Theo RFI


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trump, Putin, Tập Cận Bình

Bài viết « Trump, Nga và Trung Quốc » của tờ báo nổi tiếng hiếu chiến Hoàn Cầu Thời Báođược Le Courrier International trích dịch, cho thấy ông Trump bắt đầu làm Bắc Kinh phải lo lắng.

Bắc Kinh lo ngại khi Trump xích lại gần Matxcơva

1

Bài viết « Trump, Nga và Trung Quốc » của tờ báo nổi tiếng hiếu chiến Hoàn Cầu Thời Báođược Le Courrier International trích dịch, cho thấy ông Trump bắt đầu làm Bắc Kinh phải lo lắng.

Tờ báo cho biết : « Dư luận Trung Quốc lo ngại rằng sự cải thiện quan hệ Nga-Mỹ sẽ bất lợi cho quan hệ Trung-Mỹ ». Tuy nhiên Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định Nga-Mỹ « sẽ vấp phải những nghịch lý về cơ cấu quan trọng, như hồ sơ Ukraina, việc tăng cường lực lượng NATO ở Đông Âu và Biển Baltic – sẽ đe dọa an ninh cho Nga và cả Syria. Đây là « lằn ranh vàng » đối với Putin, và nếu ông Trump hoàn toàn nhượng bộ, các đồng minh châu Âu của Mỹ sẽ cảm thấy bị Washington phản bội ».

Hơn nữa, « Trung Quốc luôn tôn trọng ông Putin, ngay cả trong những thời kỳ khó khăn nhất đối với Nga ». Cũng theo tờ báo, « Nga chưa bao giờ phản bội chính sách ngoại giao độc lập của mình qua việc hạ mình hợp tác với các chiến lược Mỹ. Nếu muốn tiếp tục ở lại trên trường thế giới, chắc chắn Nga không muốn trở thành ‘văn phòng quốc tế’ của Trump ».

Dân chủ phương Tây xuống dốc, độc tài lên ngôi

Nhìn từ góc độ châu Âu, nhà bình luận Christian Makarian của tuần báo L’Express tỏ ra âu lo về « Sự cố nghiêm trọng của phương Tây ». Tác giả nhận định : « Chúng ta đang chứng kiến sự lên ngôi trên trường quốc tế của các chế độ độc tài, vốn không có cùng lý tưởng chung với thế giới ».

Bối cảnh đầu năm 2017 không thấy dấu hiệu gì tốt đẹp. Ở Mỹ, ông Barack Obama trong những ngày cuối nhiệm kỳ cố gắng ngăn trở ông Donald Trump không đảo ngược lại mọi chính sách. Tại châu Âu, các nhà lãnh đạo lần lượt rơi rụng (David Cameron, Matteo Renzi…), từ bỏ ý định tái tranh cử (François Hollande) hay đang gặp khó khăn đáng kể (Angela Merkel, Theresa May…).

Còn những lý tưởng chung, « mã di truyền » của các nền dân chủ không còn được các nước giàu cũng như nghèo ưa chuộng. Nhất là cân bằng quốc tế chủ yếu dựa trên vai trò hiệu chỉnh của Liên Hiệp Quốc, đôi khi lại ngả sang phía thuận lợi cho các chế độ coi thường các nguyên tắc nhân bản.

Trong tình hình đó, nổi lên những chính phủ và lãnh đạo cứng rắn. Chẳng hạn như Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan, mới cách đây một năm là kẻ thù nhưng nay lại bắt tay nhau chống lại Mỹ (vì không chịu cho dẫn độ giáo chủ Gülen, kẻ thù không đội trời chung của ông Erdogan) và châu Âu (vì ủng hộ Ukraina, theo như Putin).

Những vụ hợp tác vì lợi ích trước mắt như thế làm thay đổi sự cân bằng trên thế giới. Ví dụ điển hình là nghị quyết Liên Hiệp Quốc về ngưng bắn tại Syria, được nhất trí thông qua ngày 31/12/2016 là sản phẩm của thỏa hiệp Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran. Làm thế nào có thể từ chối việc chấm dứt thảm kịch Syria mà phương Tây từ lâu luôn đòi hỏi, trong khi đó là do những kẻ xúi giục chiến tranh đề nghị ? Đây là lần đầu tiên có được một thỏa hiệp về Trung Đông, nhưng cả Mỹ và châu Âu lại vắng mặt, thậm chí phe Ả Rập cũng không được tham dự. Tác giả kết luận, như vậy năm 2017 các dân tộc tự do cần phải giữ vững tinh thần.

Tập Cận Bình tiếp tục trị vì sau hai nhiệm kỳ ?

Quay lại với chính trị Trung Quốc, trong bài « Năm chọn lựa », tuần báo The Economist cho rằng trong 20 năm qua các lãnh đạo ở nước này luôn được bàn bạc để chọn trước trên thượng tầng đảng cộng sản, nhưng năm 2017 thì khác hẳn.

Nếu các quy định bất thành văn xưa nay được tôn trọng, thì trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào khoảng tháng 10, tháng 11 năm nay, 5/7 ủy viên thường trực Bộ Chính trị và 4/11 ủy viên Quân ủy trung ương sẽ về hưu. Tổng bí thư đảng không làm quá hai nhiệm kỳ, ủy viên Bộ Chính trị không quá 68 tuổi vào thời điểm đại hội. Tiến trình tuy rườm rà nhưng bảo đảm cho một sự chuyển đổi thế hệ một cách êm thắm. Tuy nhiên có vẻ như Tập Cận Bình làm ngơ khái niệm « lãnh đạo tập thể », bằng cách tập trung quyền lực trong tay mình, hơn cả Mao Trạch Đông trước đây.

Theo nhiều lời đồn đãi, ông Tập không muốn rút lui vào hậu trường khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2022. Ông có thể không còn là chủ tịch nước (chức vụ này có quy định rõ không quá hai nhiệm kỳ), nhưng tiếp tục làm tổng bí thư. Nếu phá vỡ tiền lệ, ông Tập có thể tại vị lâu hơn, nhưng có thể khởi đầu cho một hệ thống chính trị mang nặng dấu ấn cá nhân hơn, và bất ổn hơn.

Theo RFI


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm