Truyện Ngắn & Phóng Sự

Trùng Dương - Một ngọn nến cho Trâm

Tôi tắt máy xe, ngồi lặng đi một lúc, bần thần, tự trách mình sao không gắng thu xếp đến sớm hơn một chút để nắm lấy bàn tay Trâm và nhìn vào mắt nó lần cuối. Khi Tuấn vòng tay ôm lấy vai tôi thì nước mắt tôi tự nhiên ứa ra
ặng Phương, Khánh và Tuấn

Trái, Trâm, đứng bên phải, và con gái duy nhất, Khánh, duới chân tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hoà Bình ở Santa Clara bên xa lộ 101. Giữa, Trâm và những cuốn tập scrapbooks mà Trâm cắt báo dán vào đó và thỉnh thoảng mở ra xem để học tiếng Anh. Phải, Trâm và bài luận văn ngắn viết về Mẹ bằng Anh ngữ cho một lớp Anh ngữ như ngôn ngữ thứ hai (ESL). Trâm hồn nhiên khoe với tôi bài viết được A+. (Ảnh Trùng Dương)
Khi tôi lái xe vào đến khuôn viên của bệnh viện và điện thoại báo cho thằng cháu con bà chị, Tuấn, hay để xuống đón, thì Tuấn cũng cho hay Trâm, chị họ của Tuấn và cùng tuổi 50, vừa tắt thở. “Cháu xuống đón cô ngay bây giờ,” Tuấn nói.

Tôi tắt máy xe, ngồi lặng đi một lúc, bần thần, tự trách mình sao không gắng thu xếp đến sớm hơn một chút để nắm lấy bàn tay Trâm và nhìn vào mắt nó lần cuối. Khi Tuấn vòng tay ôm lấy vai tôi thì nước mắt tôi tự nhiên ứa ra. Tôi thương đứa cháu gái ham học, mới sang tới đất Mỹ được có bẩy năm với bao dự tính học hành, cho nó và cho đứa con gái duy nhất còn trong tuổi vị thành niên. Thế nhưng gần hết thời gian ở Mỹ của Trâm là một phấn đấu không ngừng với bệnh ung thư vú đã tái phát hoành hành. Trâm bị ung thư từ hồi còn ở Saigon, đã giải phẫu cắt bỏ một bên vú, tưởng đã yên, được mấy năm, đang hăm hở đi học ở trường đại học cộng đồng, không dè bị lại.


Trâm là đứa con gái thứ năm của Anh Cả, người anh đầu đàn của một lũ 10 đứa em chúng tôi. Anh chị Cả chỉ có con gái, bẩy đứa cả thẩy. Cha mẹ tôi chẳng bao giờ quan tâm đến việc có cháu đích tôn, nên chẳng hề bận tâm tới việc anh chị Cả sinh mãi mà chỉ toàn con gái. Tôi nghĩ chị Cả tuy không nói ra nhưng thương cha mẹ tôi hơn cũng nhờ vậy. Riêng anh Cả khi còn sinh tiền cũng chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện kiếm con trai ở chỗ khác. Và anh rất thương yêu đám con gái của anh, thương đồng đều, công bằng. Mỗi khi anh nhậu nhẹt ở nhà, thế nào tụi con gái cũng có dịp ngồi nhậu với bố. Anh dậy các con nhiều điều, kể cả sửa xe gắn máy. Ngược lại, tụi nó thương và nghe lời bố răm rắp.

Bởi anh thương các con quá sức nên khi biến cố 30 tháng 4, 1975 xẩy ra, khi vài người trong chúng tôi xốn xang kiếm đường đi -- chị Năm thì vì chồng là trung tá trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà và vì chị đã từng làm việc với Mỹ; anh Sáu vì đi lính Không quân; còn tôi thì vì là người cầm bút quen với không khí tự do dù tương đối của Miền Nam; cô em Tám thì vì tự biết không quen với đời sống lao tác và vì muốn các con có nhiều cơ hội học hành phát triển, vv. --  thì anh Cả không nao núng với chuyện di tản, nghĩ mình chẳng có gì đề lo vì chả dính dáng tới chính quyền, quân đội hay Mỹ. Vả lại, anh vốn cũng nhút nhát, sợ là nếu sang được tới Mỹ, tiếng không có, nghề chuyên môn cũng không, lấy gì mà sống và nuôi vợ con, mà lúc ấy anh đã ngoài 40. Cũng như chúng tôi dạo ấy, anh hoàn toàn không biết gì về xã hội Mỹ, nơi mà ai cũng có cái gọi là “dịp may thứ hai” - second chance - để bắt đầu lại cuộc đời. Chúng tôi đâu biết rằng những người tị nạn sẽ được giúp đỡ ở những bước đầu, rồi sau đó tùy theo khả năng đi xin việc làm hoặc xin đi học lại.

Khi mấy đứa con gái lớn của anh, tuổi từ 21 trở xuống, lao xao về chuyện đi ở, anh quắc mắt nhìn chúng, nói: “Nhà này không ai đi đâu hết!” Và tụi nó đành ngồi nín khe. Rút cục cả gia đình kẹt lại. Chúng tôi, những đứa em của anh đi thoát vào mùa xuân 1975, gồm chị Năm, anh Sáu, tôi, và Tám, về sau này có thêm hai thằng Chín và Mười, đứa đi theo diện đoàn tụ, đứa diện Con Lai, và cô Út cũng cùng gia đình từ Pháp qua đoàn tụ, những lúc có dịp họp mặt, đều chép miệng tiếc cho gia đình anh Cả.

“Hồi ấy, phải chi anh ấy cho một đứa đi thôi, chỉ cần một đứa đi thôi, thì giờ này cả gia đình đã có mặt ở Mỹ, đã có dịp đi học, đi làm, thì đâu tới nỗi, kia chứ?” Chúng tôi thay phiên nói cùng một ý, năm này qua năm khác, mỗi khi ngày 30 tháng 4 tới. Trong khi hàng tháng gom góp gửi tiền giúp chị Cả.

“Hồi 75 đã vậy, mà trước khi anh Cả mất [vào năm 1982, bị tai biến mạch máu sống thêm được được vài tháng thì mất] anh Thu bạn của anh ấy tới rủ ra Bắc tìm đường đi, anh Cả nhát, không đi. Anh Thu đi thoát, sau đó bảo lãnh cho cả gia đình sang Mỹ,” chị Năm nói. Đáp lại câu hỏi sao chị biết thì chị kể anh Thu liên lạc được với chị, gọi điện thoại kể lại. Lũ còn lại chúng tôi biết chuyện, càng tức thêm vì thương chị dâu goá và các cháu. Chúng tôi thương chị Cả vì chị về làm dâu cha mẹ tôi từ khi chúng tôi còn bé tí ở Hải Phòng, được chị tắm gội, cơm nước cho (trong khi các chị lớn của tôi thay phiên nhau về nhà người khác lo cho gia đình người ta!) nên tụi nhỏ chúng tôi, từ Sáu trở xuống, coi chị Cả như chị ruột.

Rồi chúng tôi được tin Vân, con thứ hai của anh Cả, lấy chồng là gốc Tầu, có với nhau một đứa con gái, rồi anh này được người thân ở San Francisco bảo lãnh đi Mỹ. Anh ta đề nghị với vợ để anh ta lo đi trước, rồi sẽ bảo lãnh cho vợ con theo sau, với điều kiện Vân đồng ý ký giấy ly dị. Tôi không rõ lắm tại sao phải như vậy. Chỉ biết là một thời gian sau, có tin anh ta nhẩy cầu Golden Gate tự tử chết. Thêm một ngả đi bị bít. Từ đấy Vân buồn rầu, nghe nói đâm ra nghiện bia nghiện thuốc lá.

Song chưa hết. Con gái Vân, Thy, chẳng mấy chốc lên 18, rất xinh. Anh tôi, Sáu, về Saigòn lần đầu, cùng với thằng cháu con thứ tư của chị Năm, Tú, đã ly dị vợ từ nhiều năm, nên trở thành “available”. Tôi nghe kể lại là họ -- mẹ con Vân, anh Sáu và Tú -- tính toán với nhau sao đó. Theo đó, Tú giả vờ đính hôn với Thy, rồi sẽ xin cho Thy đi Mỹ đoàn tụ với “chồng”, mọi phí tổn anh Sáu nói sẽ lo. Một buổi tiệc đính hôn được dàn dựng có chụp hình, có hàng chữ “Mừng ngày thành hôn Tú & Thy” nhiều mầu sắc giăng trên tường, bên dưới là hai chú cháu đóng vai cô dâu, chú rể tương lai, với xung quanh là tiệc tùng và vài người bạn. Tú cũng về Mỹ chuẩn bị tinh thần cho người yêu và con gái, và họ đồng ý để Tú làm một việc có tính cách nhân đạo. Chị Năm biết chuyện, có tính lo xa, nên giẫy lên như ngồi phải ổ kiến lửa. Mà ngồi phải ổ kiến lửa cũng phải vì Thy sang đây sẽ ở đâu, sống ra sao, bảo hiểm sức khoẻ thế nào, bao nhiêu là vấn đề, chưa kể trong gia đình toàn những người thực thà, làm sao nói dối và nhớ được lời mình nói dối, để mà qua được mắt những nhân viên sở Di Trú đầy kinh nghiệm, lỡ lộ ra thì chết cả đám. Đã đành là chỉ cần lo cho một đứa đi lọt thôi… Bao nhiêu gia đình tị nạn đã chỉ có một người đi lọt mà sau đó cả gia đình cha mẹ anh chị em cũng kéo nhau qua được. Chỉ cần bé Thy qua, ổn định, rồi tới lúc có thể sẽ bảo lãnh mẹ là Vân, rồi Vân sẽ bảo lãnh mẹ và các em còn độc thân, và vân vân.

Chị Năm không phải lo lâu; vợ của anh Sáu cũng không phải xót tiền nhiều (mới chỉ phải chi ra đâu khoảng 1,500 đô để cái hãng lo hôn nhân với ngoại kiều xúc tiến chuyện giấy tờ); và Tú cũng không phải toan tính nhiều, vì Thy là người cuối cùng quyết định ở lại, vì người yêu nó muốn vậy. Khi tin Thy có thể đi Mỹ, cậu ta, nghe nói con nhà buôn bán có của, quýnh lên, xin bố mẹ đi hỏi cưới Thy và được ông bà bằng lòng. Chúng tôi ở ngoài này sau đó nhận được một mớ thiệp cưới đề tên của mỗi đứa và gia đình, nên cung cúc gom góp tiền gửi về mừng đứa cháu gọi chúng tôi là các ông chú các bà cô. Anh Sáu giận lắm, hình như không thèm góp tiền mừng, còn thề từ nay không thèm giúp đứa nào cái gì nữa.

Rồi năm 2005 chúng tôi bất ngờ được tin Trâm đang ở San Diego. Nó sang hồi nào và cách nào vậy? “Nào ai có biết,” chị Năm nói. “Thấy nó gọi, tưởng gọi từ Việt Nam. Nó bảo cháu là Trâm nè, cháu gọi cô từ San Diego, nó bảo chị vậy. Vợ chồng Trâm và đứa con gái được ông anh chồng bảo lãnh qua mới được một hai tuần. Nhưng nghe nói vợ chồng Trâm sẽ dọn đi San Jose vì bố mẹ chồng ở trên đó và có người em gái chồng có thì giờ có thể đưa đi lo chuyện giấy tờ, bảo hiểm sức khoẻ, học hành và kiếm việc.”

Chúng tôi cùng thở ra, gật gù, cuối cùng một đứa của cái gia đình mà chị Cả tôi tin là “bị trù yếm” ấy đã thoát được ra đến ngoài này. Chỉ cần năm năm nữa thôi, khi Trâm được nhận vô quốc tịch Mỹ, nó có thể nạp đơn xin bảo lãnh cho mẹ và các em còn độc thân sang Mỹ đòan tụ. Không nói ra, nhưng chúng tôi cùng mong đợi đến ngày đó. Nhất là Trâm, người duy nhất trong gia đình đã cuối cùng đặt chân tới vùng đất của cơ hội.

Trái, Trâm trong một trong những chuyến hoá trị tại bệnh viện Santa Clara, 2011. (Ảnh Trùng Dương) Phải, Trâm và các học sinh của một lớp học tại một tỉnh nhỏ ở Nam Việt Nam. Trâm chỉ đi dậy một thời gian ngắn, và kể đấy là thời kỳ vui sướng nhất vì học trò hồn nhiên, trong sáng và thương Trâm như một người mẹ hay chị của chúng. Rồi Trâm chuyển về Saigon làm về hành chánh, coi về tài chánh và phát lương, và dừng luôn ở chức vị đó cho đến khi dời Việt Nam đi định cư tại Mỹ. Trâm kể với tôi trong trường họ cũng muốn cất nhắc Trâm vì cháu chịu khó, đắc lực, ngay thẳng, minh bạch, nhưng “họ muốn cháu phải gia nhập Đảng Cộng sản thì mới có thể cất nhắc cháu được. Nhưng cháu không chịu vì một trong những điều kiện để gia nhập đảng là cháu phải bỏ đạo Thiên Chúa. Mà cháu thì không thể bỏ đạo, không đời nào bỏ đạo hết, cô ạ.” (Ảnh tư liệu của gia đình Trâm)

Trâm mất khi vừa được đúng 50 tuổi, tính tới ngày 7 tháng 4 năm nay, 2014, thì vừa được hai năm. Tuy vậy các chị và em ở Saigòn vẫn dấu bà mẹ già vì sợ bệnh tim của bà không kham nổi tin dữ.

Tôi đã tính viết một bài về Trâm vào những ngày tháng cuối cùng của Trâm khi cuộc phấn đấu với chứng ung thư của Trâm có dấu hiệu chiến bại, để ít ra nó được đọc về nó khi còn sống. Tôi còn nhớ ánh mắt long lanh của Trâm nhìn tôi: “Thật hả cô? Cô sẽ viết bài về cháu hả cô?” Với Trâm, đó là một vinh dự khi được bà cô viết về mình. Đã ngoài 40 lúc ấy, mà Trâm có giọng nói và cách diễn tả của một đứa trẻ với một khối óc tò mò vô hạn. Mỗi lần hai cô cháu gặp nhau là nó hỏi tôi hết điều này tới điều khác, như thể tôi là một cuốn tự điển bách khoa không bằng. Đặc biệt ở Trâm là một sự cung kính đối với các bậc trên nó hay lớn tuổi, phần lớn là do sự giáo dục khá kỹ của anh chị tôi, kể cả sau 1975.

“Nhưng cơ mà, cô, cháu… có gì đặc biệt đâu mà cô viết về cháu, hả cô?” Trâm băn khoăn, cái băn khoăn tự nhiên của một người lớn lên trong một gia đình nghèo, biết thân biết phận song vẫn đầy tự trọng.

“Cháu khiêm tốn nên không nhìn thấy, nhưng theo sự quan sát của cô thì cháu đặc biệt lắm,” tôi nói, rất chân thực. “Trước hết, cháu là đứa duy nhất trong đám bẩy chị em gái trong gia đình là người thích học hỏi, mặc dù phải giúp mẹ nấu cơm tấm bán mỗi sáng sớm, đã học xong ra làm cô giáo và sống tự lập. Cháu cũng là người duy nhất trong gia đình cháu sang được tới đây nhờ chồng cháu được người anh bảo lãnh, và cháu đã quyết chí đi học. Mặc dù bị ung thư lại, nhưng lúc nào cháu cũng lạc quan. Cứ nhìn vào đống scrapbooks của cháu thì biết, phải là người ham học lắm mới chịu khó như thế này…”
Thật vậy, Trâm có cả nửa tá cuốn tập mà nó dùng làm scrapbooks, mỗi cuốn là một đề mục: Sức khoẻ, gia chánh, giải trí, học viết tiếng Anh, vv. Trâm kể mỗi khi thấy ai vất đi những cuốn tạp chí cũ, nó đều xin về, lật xem và cắt những bài, hình nó thích, rồi dán vô các cuốn tập vở này. Tôi cũng là loại người một dạo ưa cắt dán như thế, nên thấy gần gũi với Trâm. Một lần lật một trong những cuốn scrapbooks của Trâm, tôi cảm động khi thấy có bài “New Orleans: Những mẩu chuyện sống còn” của tôi về chuyến viếng thăm New Orleans đầu tiên vào năm 2008, để có dịp quan sát sự hồi sinh của thành phố và người dân ở đây, đặc biệt cộng đồng người Việt, mà Trâm cắt ra từ tờ Việt Tribune của Trương Gia Vy, phu nhân của Nguyễn Xuân Hoàng, xuất bản ở San Jose, nơi Trâm và gia đình sinh sống từ ngày sang định cư tại Mỹ. Khi tôi xin Trâm để tôi chụp lại những hình ảnh đó, Trâm ngạc nhiên lắm, và vui vẻ bầy ra để tôi chụp hình.

Ngoài Phương, chồng Trâm, và bé Khanh, con gái Trâm, là những người đã thấy những phấn đấu của Trâm chống lại bệnh ung thư đang di căn đến các phần khác của cơ thể, còn có Tuấn, con thứ ba của chị Năm, sinh sống ở San Jose, cũng là người thường xuyên đi lại thăm nom và làm thông dịch cho Trâm. Tuấn kể với tôi Trâm đã ghi chép tất cả những gì trao đổi giữa các bác sĩ và Tuấn mà nó hiểu được hay được Tuấn dịch lại, cùng với các tên thuốc thay đổi liên miên vì bác sĩ phải chạy theo những phần của cơ thể mà vi trùng ung thư di căn tới để cho thuốc cho phù hợp, vào một cuốn sổ, thay vì phó mặc. Một lần, Tuấn kể, “Chị ấy đang ghi lại tên mấy món thuốc mới thì các bác sĩ vào để thăm bệnh. Anh Phương giục chị ấy cất cuốn tập đi, lúc khác hẵng ghi, rồi còn định cầm lấy cuốn tập từ tay chị. Chị ấy nổi quạu, giằng lại cuốn tập, nói để chị ghi xong đã. Cháu phải bảo anh Phương để chị ấy ghi xong, vì đó là cách duy nhất cho phép chị ấy có được cái cảm giác là có được cái ‘control’ trên cái cuộc sống đang vuột dần khỏi tầm tay.”

Tôi nhìn Tuấn, hơi ngạc nhiên trước lý luận đầy hiểu biết va khá sâu sắc ấy của Tuấn. Thực tình tôi không nghĩ được đến thế. Sau cái chết của Trâm, một lần hai cô cháu đi uống cà phê, Tuấn tâm sự là mấy năm chạy tới chạy lui đưa Trâm đi hết nhà thương ở Santa Clara, lại vô trung tâm y khoa ở Stanford, hết đưa đi radiation lại tới chemo, nhất là vì nhiệm vụ thông dịch tình nguyện cho người chị họ cùng tuổi, Tuấn cũng buộc phải tìm hiểu về ung thư và các vấn đề liên hệ. Do đấy, Tuấn có dịp suy ngẫm và tự thấy mình thay đổi nhiều trong tư duy. Cái thay đổi rõ rệt nhất và đã làm hài lòng chị Năm, mẹ Tuấn, đó là Tuấn bỗng trở nên tin và ngoan đạo hẳn ra, vì chủ nhật nào cũng tới đưa Trâm và Khánh đi nhà thờ khi Trâm chưa lái được xe, và sau này khi Trâm quá bệnh không còn lái xe được nữa. Sự cầm cự phấn đấu của Trâm khiến tôi cảm phục, tự hỏi nếu mình ở trường hợp của Trâm liệu mình có thể làm được như vậy, hay đành buông xuôi. Nhìn Trâm phấn đấu mà tôi cũng đã cảm thấy hụt hơi.

Một lần, có lẽ cũng đã thấm mệt vì thường xuyên phải chống trả với những đau đớn thể xác và khủng hoảng tinh thần, Trâm nhờ Tuấn hỏi bác sĩ xem có cách nào giúp Trâm ra đi. Tuấn đâm hoảng, gọi bác sĩ của Trâm. Phản ứng của bác sĩ, theo tôi, có phần thái quá khi họ sợ Trâm sẽ tự vẫn nên cấp tốc chuyển nó sang bên tâm thần. Lập tức ở đấy người ta đưa nó vô viện tâm thần và định cô lập nó. Nhưng Trâm phản ứng dữ dội, lớn tiếng nói mình không bị điên, và làm dữ khăng khăng đòi về nhà. Tất nhiên là bệnh viện phải nhượng bộ để Trâm về.

Tôi đã nghĩ tới việc rời Oregon xuống San Jose thuê một chỗ ở tạm để chạy tới chạy lui với Trâm vì ngày giờ của nó chắc không còn lâu. Nhưng tôi chưa kịp làm việc đó thì Trâm đã ra đi. Trâm ra đi khi còn bao nhiêu điều để học hỏi, còn bao nhiêu nơi trên đất Mỹ mênh mông này mà nó chỉ mới thấy trong hình và ao ước có ngày sẽ được đi thăm, và còn không lâu nữa Khánh sẽ tốt nghiệp trung học rồi vào đại học, niềm mong mỏi khôn nguôi của Trâm.

Và đã hai năm rồi, chị Cả vẫn ngóng tin con gái, chắc là âm thầm thắc mắc tại sao lâu nay nó không lên Skype chuyện trò với mẹ và các chị em như trước. Cũng có thể chị đã linh cảm là Trâm đã ra đi, nhưng có hỏi thì mấy chị em của Trâm cũng chỉ nói thoái thác, nên có lẽ chị nghĩ hỏi làm gì nữa. Con chị Năm không dám gọi điện thoại về hỏi thăm chị Cả nữa, vì sợ bị hỏi hay buột miệng nói về Trâm. Tôi hỏi chị Năm liệu dấu được bao lâu, chị Năm chỉ biết lắc đầu.

Dù gì, cháu hãy an nghỉ, nghe Trâm, cháu xứng đáng được nghỉ ngơi mặc dù cô biết cháu vẫn lo cho con. Cô sẽ bảo Khánh đọc bài này trước mộ phần cháu năm nay, ngày giỗ thứ hai của cháu, để cháu được mãn nguyện là cuối cùng cô đã giữ lời và viết về cháu, người cháu gái mà cô rất thương và cảm phục ở sự ham học hỏi, tính lạc quan, sức chịu đựng và phấn đấu không ngừng nghỉ. Và đặc biệt hơn cả là cuối cùng Khánh đã thực hiện được điều cháu mong mỏi, đó là tốt nghiệp trung học và đã được trường đại học UC Davis nhận vào học mùa thu tới, với cả học bổng. [TD, 04/2014]

Song Phương chuyển
http://www.diendantheky.net/2014/05/trung-duong-mot-ngon-nen-cho-tram.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trùng Dương - Một ngọn nến cho Trâm

Tôi tắt máy xe, ngồi lặng đi một lúc, bần thần, tự trách mình sao không gắng thu xếp đến sớm hơn một chút để nắm lấy bàn tay Trâm và nhìn vào mắt nó lần cuối. Khi Tuấn vòng tay ôm lấy vai tôi thì nước mắt tôi tự nhiên ứa ra
ặng Phương, Khánh và Tuấn

Trái, Trâm, đứng bên phải, và con gái duy nhất, Khánh, duới chân tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hoà Bình ở Santa Clara bên xa lộ 101. Giữa, Trâm và những cuốn tập scrapbooks mà Trâm cắt báo dán vào đó và thỉnh thoảng mở ra xem để học tiếng Anh. Phải, Trâm và bài luận văn ngắn viết về Mẹ bằng Anh ngữ cho một lớp Anh ngữ như ngôn ngữ thứ hai (ESL). Trâm hồn nhiên khoe với tôi bài viết được A+. (Ảnh Trùng Dương)
Khi tôi lái xe vào đến khuôn viên của bệnh viện và điện thoại báo cho thằng cháu con bà chị, Tuấn, hay để xuống đón, thì Tuấn cũng cho hay Trâm, chị họ của Tuấn và cùng tuổi 50, vừa tắt thở. “Cháu xuống đón cô ngay bây giờ,” Tuấn nói.

Tôi tắt máy xe, ngồi lặng đi một lúc, bần thần, tự trách mình sao không gắng thu xếp đến sớm hơn một chút để nắm lấy bàn tay Trâm và nhìn vào mắt nó lần cuối. Khi Tuấn vòng tay ôm lấy vai tôi thì nước mắt tôi tự nhiên ứa ra. Tôi thương đứa cháu gái ham học, mới sang tới đất Mỹ được có bẩy năm với bao dự tính học hành, cho nó và cho đứa con gái duy nhất còn trong tuổi vị thành niên. Thế nhưng gần hết thời gian ở Mỹ của Trâm là một phấn đấu không ngừng với bệnh ung thư vú đã tái phát hoành hành. Trâm bị ung thư từ hồi còn ở Saigon, đã giải phẫu cắt bỏ một bên vú, tưởng đã yên, được mấy năm, đang hăm hở đi học ở trường đại học cộng đồng, không dè bị lại.


Trâm là đứa con gái thứ năm của Anh Cả, người anh đầu đàn của một lũ 10 đứa em chúng tôi. Anh chị Cả chỉ có con gái, bẩy đứa cả thẩy. Cha mẹ tôi chẳng bao giờ quan tâm đến việc có cháu đích tôn, nên chẳng hề bận tâm tới việc anh chị Cả sinh mãi mà chỉ toàn con gái. Tôi nghĩ chị Cả tuy không nói ra nhưng thương cha mẹ tôi hơn cũng nhờ vậy. Riêng anh Cả khi còn sinh tiền cũng chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện kiếm con trai ở chỗ khác. Và anh rất thương yêu đám con gái của anh, thương đồng đều, công bằng. Mỗi khi anh nhậu nhẹt ở nhà, thế nào tụi con gái cũng có dịp ngồi nhậu với bố. Anh dậy các con nhiều điều, kể cả sửa xe gắn máy. Ngược lại, tụi nó thương và nghe lời bố răm rắp.

Bởi anh thương các con quá sức nên khi biến cố 30 tháng 4, 1975 xẩy ra, khi vài người trong chúng tôi xốn xang kiếm đường đi -- chị Năm thì vì chồng là trung tá trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà và vì chị đã từng làm việc với Mỹ; anh Sáu vì đi lính Không quân; còn tôi thì vì là người cầm bút quen với không khí tự do dù tương đối của Miền Nam; cô em Tám thì vì tự biết không quen với đời sống lao tác và vì muốn các con có nhiều cơ hội học hành phát triển, vv. --  thì anh Cả không nao núng với chuyện di tản, nghĩ mình chẳng có gì đề lo vì chả dính dáng tới chính quyền, quân đội hay Mỹ. Vả lại, anh vốn cũng nhút nhát, sợ là nếu sang được tới Mỹ, tiếng không có, nghề chuyên môn cũng không, lấy gì mà sống và nuôi vợ con, mà lúc ấy anh đã ngoài 40. Cũng như chúng tôi dạo ấy, anh hoàn toàn không biết gì về xã hội Mỹ, nơi mà ai cũng có cái gọi là “dịp may thứ hai” - second chance - để bắt đầu lại cuộc đời. Chúng tôi đâu biết rằng những người tị nạn sẽ được giúp đỡ ở những bước đầu, rồi sau đó tùy theo khả năng đi xin việc làm hoặc xin đi học lại.

Khi mấy đứa con gái lớn của anh, tuổi từ 21 trở xuống, lao xao về chuyện đi ở, anh quắc mắt nhìn chúng, nói: “Nhà này không ai đi đâu hết!” Và tụi nó đành ngồi nín khe. Rút cục cả gia đình kẹt lại. Chúng tôi, những đứa em của anh đi thoát vào mùa xuân 1975, gồm chị Năm, anh Sáu, tôi, và Tám, về sau này có thêm hai thằng Chín và Mười, đứa đi theo diện đoàn tụ, đứa diện Con Lai, và cô Út cũng cùng gia đình từ Pháp qua đoàn tụ, những lúc có dịp họp mặt, đều chép miệng tiếc cho gia đình anh Cả.

“Hồi ấy, phải chi anh ấy cho một đứa đi thôi, chỉ cần một đứa đi thôi, thì giờ này cả gia đình đã có mặt ở Mỹ, đã có dịp đi học, đi làm, thì đâu tới nỗi, kia chứ?” Chúng tôi thay phiên nói cùng một ý, năm này qua năm khác, mỗi khi ngày 30 tháng 4 tới. Trong khi hàng tháng gom góp gửi tiền giúp chị Cả.

“Hồi 75 đã vậy, mà trước khi anh Cả mất [vào năm 1982, bị tai biến mạch máu sống thêm được được vài tháng thì mất] anh Thu bạn của anh ấy tới rủ ra Bắc tìm đường đi, anh Cả nhát, không đi. Anh Thu đi thoát, sau đó bảo lãnh cho cả gia đình sang Mỹ,” chị Năm nói. Đáp lại câu hỏi sao chị biết thì chị kể anh Thu liên lạc được với chị, gọi điện thoại kể lại. Lũ còn lại chúng tôi biết chuyện, càng tức thêm vì thương chị dâu goá và các cháu. Chúng tôi thương chị Cả vì chị về làm dâu cha mẹ tôi từ khi chúng tôi còn bé tí ở Hải Phòng, được chị tắm gội, cơm nước cho (trong khi các chị lớn của tôi thay phiên nhau về nhà người khác lo cho gia đình người ta!) nên tụi nhỏ chúng tôi, từ Sáu trở xuống, coi chị Cả như chị ruột.

Rồi chúng tôi được tin Vân, con thứ hai của anh Cả, lấy chồng là gốc Tầu, có với nhau một đứa con gái, rồi anh này được người thân ở San Francisco bảo lãnh đi Mỹ. Anh ta đề nghị với vợ để anh ta lo đi trước, rồi sẽ bảo lãnh cho vợ con theo sau, với điều kiện Vân đồng ý ký giấy ly dị. Tôi không rõ lắm tại sao phải như vậy. Chỉ biết là một thời gian sau, có tin anh ta nhẩy cầu Golden Gate tự tử chết. Thêm một ngả đi bị bít. Từ đấy Vân buồn rầu, nghe nói đâm ra nghiện bia nghiện thuốc lá.

Song chưa hết. Con gái Vân, Thy, chẳng mấy chốc lên 18, rất xinh. Anh tôi, Sáu, về Saigòn lần đầu, cùng với thằng cháu con thứ tư của chị Năm, Tú, đã ly dị vợ từ nhiều năm, nên trở thành “available”. Tôi nghe kể lại là họ -- mẹ con Vân, anh Sáu và Tú -- tính toán với nhau sao đó. Theo đó, Tú giả vờ đính hôn với Thy, rồi sẽ xin cho Thy đi Mỹ đoàn tụ với “chồng”, mọi phí tổn anh Sáu nói sẽ lo. Một buổi tiệc đính hôn được dàn dựng có chụp hình, có hàng chữ “Mừng ngày thành hôn Tú & Thy” nhiều mầu sắc giăng trên tường, bên dưới là hai chú cháu đóng vai cô dâu, chú rể tương lai, với xung quanh là tiệc tùng và vài người bạn. Tú cũng về Mỹ chuẩn bị tinh thần cho người yêu và con gái, và họ đồng ý để Tú làm một việc có tính cách nhân đạo. Chị Năm biết chuyện, có tính lo xa, nên giẫy lên như ngồi phải ổ kiến lửa. Mà ngồi phải ổ kiến lửa cũng phải vì Thy sang đây sẽ ở đâu, sống ra sao, bảo hiểm sức khoẻ thế nào, bao nhiêu là vấn đề, chưa kể trong gia đình toàn những người thực thà, làm sao nói dối và nhớ được lời mình nói dối, để mà qua được mắt những nhân viên sở Di Trú đầy kinh nghiệm, lỡ lộ ra thì chết cả đám. Đã đành là chỉ cần lo cho một đứa đi lọt thôi… Bao nhiêu gia đình tị nạn đã chỉ có một người đi lọt mà sau đó cả gia đình cha mẹ anh chị em cũng kéo nhau qua được. Chỉ cần bé Thy qua, ổn định, rồi tới lúc có thể sẽ bảo lãnh mẹ là Vân, rồi Vân sẽ bảo lãnh mẹ và các em còn độc thân, và vân vân.

Chị Năm không phải lo lâu; vợ của anh Sáu cũng không phải xót tiền nhiều (mới chỉ phải chi ra đâu khoảng 1,500 đô để cái hãng lo hôn nhân với ngoại kiều xúc tiến chuyện giấy tờ); và Tú cũng không phải toan tính nhiều, vì Thy là người cuối cùng quyết định ở lại, vì người yêu nó muốn vậy. Khi tin Thy có thể đi Mỹ, cậu ta, nghe nói con nhà buôn bán có của, quýnh lên, xin bố mẹ đi hỏi cưới Thy và được ông bà bằng lòng. Chúng tôi ở ngoài này sau đó nhận được một mớ thiệp cưới đề tên của mỗi đứa và gia đình, nên cung cúc gom góp tiền gửi về mừng đứa cháu gọi chúng tôi là các ông chú các bà cô. Anh Sáu giận lắm, hình như không thèm góp tiền mừng, còn thề từ nay không thèm giúp đứa nào cái gì nữa.

Rồi năm 2005 chúng tôi bất ngờ được tin Trâm đang ở San Diego. Nó sang hồi nào và cách nào vậy? “Nào ai có biết,” chị Năm nói. “Thấy nó gọi, tưởng gọi từ Việt Nam. Nó bảo cháu là Trâm nè, cháu gọi cô từ San Diego, nó bảo chị vậy. Vợ chồng Trâm và đứa con gái được ông anh chồng bảo lãnh qua mới được một hai tuần. Nhưng nghe nói vợ chồng Trâm sẽ dọn đi San Jose vì bố mẹ chồng ở trên đó và có người em gái chồng có thì giờ có thể đưa đi lo chuyện giấy tờ, bảo hiểm sức khoẻ, học hành và kiếm việc.”

Chúng tôi cùng thở ra, gật gù, cuối cùng một đứa của cái gia đình mà chị Cả tôi tin là “bị trù yếm” ấy đã thoát được ra đến ngoài này. Chỉ cần năm năm nữa thôi, khi Trâm được nhận vô quốc tịch Mỹ, nó có thể nạp đơn xin bảo lãnh cho mẹ và các em còn độc thân sang Mỹ đòan tụ. Không nói ra, nhưng chúng tôi cùng mong đợi đến ngày đó. Nhất là Trâm, người duy nhất trong gia đình đã cuối cùng đặt chân tới vùng đất của cơ hội.

Trái, Trâm trong một trong những chuyến hoá trị tại bệnh viện Santa Clara, 2011. (Ảnh Trùng Dương) Phải, Trâm và các học sinh của một lớp học tại một tỉnh nhỏ ở Nam Việt Nam. Trâm chỉ đi dậy một thời gian ngắn, và kể đấy là thời kỳ vui sướng nhất vì học trò hồn nhiên, trong sáng và thương Trâm như một người mẹ hay chị của chúng. Rồi Trâm chuyển về Saigon làm về hành chánh, coi về tài chánh và phát lương, và dừng luôn ở chức vị đó cho đến khi dời Việt Nam đi định cư tại Mỹ. Trâm kể với tôi trong trường họ cũng muốn cất nhắc Trâm vì cháu chịu khó, đắc lực, ngay thẳng, minh bạch, nhưng “họ muốn cháu phải gia nhập Đảng Cộng sản thì mới có thể cất nhắc cháu được. Nhưng cháu không chịu vì một trong những điều kiện để gia nhập đảng là cháu phải bỏ đạo Thiên Chúa. Mà cháu thì không thể bỏ đạo, không đời nào bỏ đạo hết, cô ạ.” (Ảnh tư liệu của gia đình Trâm)

Trâm mất khi vừa được đúng 50 tuổi, tính tới ngày 7 tháng 4 năm nay, 2014, thì vừa được hai năm. Tuy vậy các chị và em ở Saigòn vẫn dấu bà mẹ già vì sợ bệnh tim của bà không kham nổi tin dữ.

Tôi đã tính viết một bài về Trâm vào những ngày tháng cuối cùng của Trâm khi cuộc phấn đấu với chứng ung thư của Trâm có dấu hiệu chiến bại, để ít ra nó được đọc về nó khi còn sống. Tôi còn nhớ ánh mắt long lanh của Trâm nhìn tôi: “Thật hả cô? Cô sẽ viết bài về cháu hả cô?” Với Trâm, đó là một vinh dự khi được bà cô viết về mình. Đã ngoài 40 lúc ấy, mà Trâm có giọng nói và cách diễn tả của một đứa trẻ với một khối óc tò mò vô hạn. Mỗi lần hai cô cháu gặp nhau là nó hỏi tôi hết điều này tới điều khác, như thể tôi là một cuốn tự điển bách khoa không bằng. Đặc biệt ở Trâm là một sự cung kính đối với các bậc trên nó hay lớn tuổi, phần lớn là do sự giáo dục khá kỹ của anh chị tôi, kể cả sau 1975.

“Nhưng cơ mà, cô, cháu… có gì đặc biệt đâu mà cô viết về cháu, hả cô?” Trâm băn khoăn, cái băn khoăn tự nhiên của một người lớn lên trong một gia đình nghèo, biết thân biết phận song vẫn đầy tự trọng.

“Cháu khiêm tốn nên không nhìn thấy, nhưng theo sự quan sát của cô thì cháu đặc biệt lắm,” tôi nói, rất chân thực. “Trước hết, cháu là đứa duy nhất trong đám bẩy chị em gái trong gia đình là người thích học hỏi, mặc dù phải giúp mẹ nấu cơm tấm bán mỗi sáng sớm, đã học xong ra làm cô giáo và sống tự lập. Cháu cũng là người duy nhất trong gia đình cháu sang được tới đây nhờ chồng cháu được người anh bảo lãnh, và cháu đã quyết chí đi học. Mặc dù bị ung thư lại, nhưng lúc nào cháu cũng lạc quan. Cứ nhìn vào đống scrapbooks của cháu thì biết, phải là người ham học lắm mới chịu khó như thế này…”
Thật vậy, Trâm có cả nửa tá cuốn tập mà nó dùng làm scrapbooks, mỗi cuốn là một đề mục: Sức khoẻ, gia chánh, giải trí, học viết tiếng Anh, vv. Trâm kể mỗi khi thấy ai vất đi những cuốn tạp chí cũ, nó đều xin về, lật xem và cắt những bài, hình nó thích, rồi dán vô các cuốn tập vở này. Tôi cũng là loại người một dạo ưa cắt dán như thế, nên thấy gần gũi với Trâm. Một lần lật một trong những cuốn scrapbooks của Trâm, tôi cảm động khi thấy có bài “New Orleans: Những mẩu chuyện sống còn” của tôi về chuyến viếng thăm New Orleans đầu tiên vào năm 2008, để có dịp quan sát sự hồi sinh của thành phố và người dân ở đây, đặc biệt cộng đồng người Việt, mà Trâm cắt ra từ tờ Việt Tribune của Trương Gia Vy, phu nhân của Nguyễn Xuân Hoàng, xuất bản ở San Jose, nơi Trâm và gia đình sinh sống từ ngày sang định cư tại Mỹ. Khi tôi xin Trâm để tôi chụp lại những hình ảnh đó, Trâm ngạc nhiên lắm, và vui vẻ bầy ra để tôi chụp hình.

Ngoài Phương, chồng Trâm, và bé Khanh, con gái Trâm, là những người đã thấy những phấn đấu của Trâm chống lại bệnh ung thư đang di căn đến các phần khác của cơ thể, còn có Tuấn, con thứ ba của chị Năm, sinh sống ở San Jose, cũng là người thường xuyên đi lại thăm nom và làm thông dịch cho Trâm. Tuấn kể với tôi Trâm đã ghi chép tất cả những gì trao đổi giữa các bác sĩ và Tuấn mà nó hiểu được hay được Tuấn dịch lại, cùng với các tên thuốc thay đổi liên miên vì bác sĩ phải chạy theo những phần của cơ thể mà vi trùng ung thư di căn tới để cho thuốc cho phù hợp, vào một cuốn sổ, thay vì phó mặc. Một lần, Tuấn kể, “Chị ấy đang ghi lại tên mấy món thuốc mới thì các bác sĩ vào để thăm bệnh. Anh Phương giục chị ấy cất cuốn tập đi, lúc khác hẵng ghi, rồi còn định cầm lấy cuốn tập từ tay chị. Chị ấy nổi quạu, giằng lại cuốn tập, nói để chị ghi xong đã. Cháu phải bảo anh Phương để chị ấy ghi xong, vì đó là cách duy nhất cho phép chị ấy có được cái cảm giác là có được cái ‘control’ trên cái cuộc sống đang vuột dần khỏi tầm tay.”

Tôi nhìn Tuấn, hơi ngạc nhiên trước lý luận đầy hiểu biết va khá sâu sắc ấy của Tuấn. Thực tình tôi không nghĩ được đến thế. Sau cái chết của Trâm, một lần hai cô cháu đi uống cà phê, Tuấn tâm sự là mấy năm chạy tới chạy lui đưa Trâm đi hết nhà thương ở Santa Clara, lại vô trung tâm y khoa ở Stanford, hết đưa đi radiation lại tới chemo, nhất là vì nhiệm vụ thông dịch tình nguyện cho người chị họ cùng tuổi, Tuấn cũng buộc phải tìm hiểu về ung thư và các vấn đề liên hệ. Do đấy, Tuấn có dịp suy ngẫm và tự thấy mình thay đổi nhiều trong tư duy. Cái thay đổi rõ rệt nhất và đã làm hài lòng chị Năm, mẹ Tuấn, đó là Tuấn bỗng trở nên tin và ngoan đạo hẳn ra, vì chủ nhật nào cũng tới đưa Trâm và Khánh đi nhà thờ khi Trâm chưa lái được xe, và sau này khi Trâm quá bệnh không còn lái xe được nữa. Sự cầm cự phấn đấu của Trâm khiến tôi cảm phục, tự hỏi nếu mình ở trường hợp của Trâm liệu mình có thể làm được như vậy, hay đành buông xuôi. Nhìn Trâm phấn đấu mà tôi cũng đã cảm thấy hụt hơi.

Một lần, có lẽ cũng đã thấm mệt vì thường xuyên phải chống trả với những đau đớn thể xác và khủng hoảng tinh thần, Trâm nhờ Tuấn hỏi bác sĩ xem có cách nào giúp Trâm ra đi. Tuấn đâm hoảng, gọi bác sĩ của Trâm. Phản ứng của bác sĩ, theo tôi, có phần thái quá khi họ sợ Trâm sẽ tự vẫn nên cấp tốc chuyển nó sang bên tâm thần. Lập tức ở đấy người ta đưa nó vô viện tâm thần và định cô lập nó. Nhưng Trâm phản ứng dữ dội, lớn tiếng nói mình không bị điên, và làm dữ khăng khăng đòi về nhà. Tất nhiên là bệnh viện phải nhượng bộ để Trâm về.

Tôi đã nghĩ tới việc rời Oregon xuống San Jose thuê một chỗ ở tạm để chạy tới chạy lui với Trâm vì ngày giờ của nó chắc không còn lâu. Nhưng tôi chưa kịp làm việc đó thì Trâm đã ra đi. Trâm ra đi khi còn bao nhiêu điều để học hỏi, còn bao nhiêu nơi trên đất Mỹ mênh mông này mà nó chỉ mới thấy trong hình và ao ước có ngày sẽ được đi thăm, và còn không lâu nữa Khánh sẽ tốt nghiệp trung học rồi vào đại học, niềm mong mỏi khôn nguôi của Trâm.

Và đã hai năm rồi, chị Cả vẫn ngóng tin con gái, chắc là âm thầm thắc mắc tại sao lâu nay nó không lên Skype chuyện trò với mẹ và các chị em như trước. Cũng có thể chị đã linh cảm là Trâm đã ra đi, nhưng có hỏi thì mấy chị em của Trâm cũng chỉ nói thoái thác, nên có lẽ chị nghĩ hỏi làm gì nữa. Con chị Năm không dám gọi điện thoại về hỏi thăm chị Cả nữa, vì sợ bị hỏi hay buột miệng nói về Trâm. Tôi hỏi chị Năm liệu dấu được bao lâu, chị Năm chỉ biết lắc đầu.

Dù gì, cháu hãy an nghỉ, nghe Trâm, cháu xứng đáng được nghỉ ngơi mặc dù cô biết cháu vẫn lo cho con. Cô sẽ bảo Khánh đọc bài này trước mộ phần cháu năm nay, ngày giỗ thứ hai của cháu, để cháu được mãn nguyện là cuối cùng cô đã giữ lời và viết về cháu, người cháu gái mà cô rất thương và cảm phục ở sự ham học hỏi, tính lạc quan, sức chịu đựng và phấn đấu không ngừng nghỉ. Và đặc biệt hơn cả là cuối cùng Khánh đã thực hiện được điều cháu mong mỏi, đó là tốt nghiệp trung học và đã được trường đại học UC Davis nhận vào học mùa thu tới, với cả học bổng. [TD, 04/2014]

Song Phương chuyển
http://www.diendantheky.net/2014/05/trung-duong-mot-ngon-nen-cho-tram.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm