Cà Kê Dê Ngỗng

Trung Quốc có đổ tiền cứu Việt Nam?

Câu hỏi này, thậm chí mang ý nghĩa đối với một phần sự sống còn của dân tộc Việt Nam, đã tồn tại từ rất lâu và giờ đây lại một lần nữa đặc biệt xáo động trong tâm thức

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, ngày 5/11/2015.

Câu hỏi này, thậm chí mang ý nghĩa đối với một phần sự sống còn của dân tộc Việt Nam, đã tồn tại từ rất lâu và giờ đây lại một lần nữa đặc biệt xáo động trong tâm thức nhiều người đang lo lắng việc Bắc Kinh sẽ đổ tiền để cứu vãn chế độ Hà Nội – như một cách nhằm bảo vệ ý thức hệ độc đảng chuyên quyền và phản dân chủ.

Ngửa bài đe dọa

Quá nhiều người Việt vừa không thích Trung Quốc, vừa lo sợ lịch sử về nguy cơ Trung Quốc sẽ biến Việt Nam thành một thứ tỉnh lỵ thuộc Bắc Kinh vào một thời điểm nào đó, nhất là sau khi Hội nghị Thành Đô đặt mọi chuyện vào sự đã rồi và luôn là một cái cớ để Bắc Kinh tấn công Việt Nam bất kỳ lúc nào thuận lợi.

Năm 2016, một trung tâm nghiên cứu có uy tín của Hoa Kỳ là Pew đã chứng thực và lượng hóa tâm lý “thoát Trung” ấy. Khi Pew đặt câu hỏi đối với 1.000 dân Việt được hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất, có tới 74% chọn Trung Quốc. Và khi Pew đề cập quốc gia nào có thiện cảm nhất, chỉ có 16% dân Việt chọn Trung Quốc.

Nhưng ở Việt Nam đương đại, chủ nghĩa “thân Trung” vẫn tồn tại từ thời Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Chỉ có một điểm khác biệt cơ bản: nếu ít năm trước loại chủ nghĩa này còn cố gắng che giấu ý đồ và hành vi của nó, thì nay một số nhân vật người Việt đại diện cho khuynh hướng và tổ chức “thân Trung” ở Hà Nội thậm chí còn công khai tuyên truyền cho khả năng “không có chuyện chế độ (Việt Nam) sụp đổ vì Trung Quốc sẽ đổ tiền để cứu”.

Hầu như không khác với giới tuyên huấn Bắc Kinh mà từ lâu vẫn hô hào về một “Trung Quốc đang trỗi dậy” để người dân nước này không nên ngả theo phương Tây và cũng chẳng cần phải đấu tranh giành các quyền con người, các nhân vật “thân Trung” ở Hà Nội muốn lật ngửa bài để đe dọa những quan chức manh nha theo đường lối đồng minh quân sự với Mỹ và Nhật, cùng lúc khống chế phong trào dân chủ nhân quyền và tinh thần kháng Trung ở Việt Nam.

Không biết vô tình hay hữu ý, hành động “thân Trung” trên càng gia tốc và nguy hiểm hơn sau chuyến làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng tại Trung Quốc vào tháng Giêng năm 2017, kéo theo 15 hiệp định song phương và ngay lập tức vốn đầu tư của Trung Quốc vọt lên hàng thứ hai trong các kênh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Vì sao phải ‘cứu Việt Nam’?

2017 – năm bị xem là “cực kỳ khó khăn” đối với nền kinh tế Việt Nam mà thậm chí một quan chức cao cấp là Nguyễn Xuân Phúc đã phải cảnh báo về “sụp đổ tài khóa quốc gia”.

Hẳn là thế và hình như không còn lối thoát nào khác nếu chiếu theo luận thuyết “kinh tế quyết định chính trị” của Mác mà Việt Nam vẫn hàng ngày truyền tụng trong các cơ sở đào tạo “lý luận chính trị cao cấp”.

Sau triều đại bị xem là “phá chưa từng có” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sự thật về một nền kinh tế suy sụp và cận kề khủng hoảng đã không còn lời nào để bào chữa. Nếu trước đây Thủ tướng Dũng, dàn tham mưu bộ ngành của ông ta, và kể cả dàn đồng ca phụ họa của những người bên đảng còn tự an ủi rằng những “khó khăn kinh tế” như nợ xấu, nợ công, ngân sách không phải là chuyện lớn và “vẫn còn dư địa để vay tiếp và phát triển”, làm thế nào có thể lý giải được một sự thật trần trụi là ít nhất 25 tỷ USD nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn hoàn toàn bế tắc trong xử lý trong khi nợ công quốc gia không phải chỉ gần 65% GDP như đủ loại báo cáo “nâng lên một tầm cao mới” mà đã vọt lên đến 210% GDP – gấp hơn 3 lần ngưỡng nguy hiểm?

Kinh nghiệm của các quốc gia từng suýt vỡ nợ nhưng cuối cùng không vỡ là cho dù nợ công cao nhưng ngân sách và dự trữ ngoại hối vẫn còn đủ bù đắp. Cách đây vài năm, giới chuyên gia nhà nước vẫn thường lấy Nhật Bản như một bài học kinh nghiệm về tỷ lệ nợ công vượt hơn 200% GDP nhưng vẫn an toàn để cho rằng Việt Nam… cũng sẽ ổn. Nhưng lại theo kinh nghiệm của những quốc gia đã từng thực sự vỡ nợ như Argentina, nợ công kinh khủng mà ngân sách lại cạn kiệt là những tiêu chí chắc chắn dẫn đến một kịch bản vỡ nợ chắc chắn, có khi còn kéo theo sự sụp đổ của cả một chính phủ.

Việt Nam lại đang bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 9 liên tiếp, trong lúc các kênh “ngoại viện” gần như đóng lại. Ngay cả Hiệp định TPP mà giới lãnh đạo Việt Nam từng trông đợi để được “tăng 25% GDP” cũng gần như tan vỡ. Trong khi đó, một hiệp định khác – Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – cũng chưa tới đâu, cho dù đã được ký kết từ cuối năm 2015. Nghe đâu Nghị viện châu Âu còn đang rất cân nhắc có nên thông qua việc triển khai hiệp định này hay không khi chính quyền Việt Nam vẫn thẳng tay đàn áp nhân quyền.

Thậm chí vào năm 2016, lượng kiều hối của “kiều bào ta” gửi về quê hương đã sụt đến 3 tỷ USD – giảm hơn 30% so với năm 2015, báo hiệu một thời kỳ “đen tối”…

Việt Nam đang hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố đủ lớn cho một sự ra đi về “ổn định kinh tế tức ổn định chính trị”: từ năm 2015, ngân sách trung ương đã bị cảnh báo là “có thể trống rỗng”, để đến năm 2017, bên cạnh lời cảnh báo “cực kỳ khó khăn” là bắt đầu xuất hiện dự báo về khả năng nền ngân sách này “không trụ nổi đến hết năm 2018”.

Đó là nguyên do sâu xa để chế độ một đảng ở Trung Quốc, nếu không thật sự khó khăn tài chính, đã và sẽ phải đổ tiền để cứu chế độ độc đảng tại Việt Nam.

Thực chất kinh tế Trung Quốc ra sao?

Rất nhiều người cho rằng những nhân vật sâu hiểm và có tầm như Tập Cận Bình sẽ chỉ “cứu Việt Nam” nếu Trung Quốc có đủ sức.

Khách quan mà xét, Trung Quốc đã vượt qua được một thử thách rất lớn về kinh tế vào giai đoạn những năm 2012 – 2013. Từ năm 2011, người được giải Nobel kinh tế là Tiến sĩ Nouriel Roubini đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng vào năm 2013”. Tốc độ suy giảm GDP, nợ chính quyền địa phương và tình hình thiếu khả quan của các thị trường bất động sản và chứng khoán… là một số cơ sở cho nhận định bi quan như vậy của Rounini và cả một số tổ chức phân tích tài chính phương Tây. Tuy thế đến năm 2013, Trung Quốc lại bất ngờ vượt qua vực thẳm kinh tế và tài chính để sau đó nhịp độ tăng trưởng GDP có phần phục hồi. Cho tới nay, nền kinh tế quốc gia này vẫn có vẻ “ổn” và không bị quá nhiều dư luận nghi ngờ như trước đây.

Nhưng vẫn có một tử huyệt của nền tài chính Trung Quốc mà chính quyền nước này chưa bao giờ dám công bố: tỷ lệ nợ công quốc gia vọt lên đến 237% GDP, tức đến 28 ngàn tỷ USD vào năm 2016 – theo phân tích của tờ Financial Times vào tháng 4/2016 – vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Tình trạng này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính hoặc trì trệ kinh tế kéo dài ở Trung Quốc.

Tất nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn có thể tự an ủi rằng họ có một kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới – lên đến 4.000 tỷ USD vào năm 2016. Chỉ có điều, con số 4.000 tỷ này chỉ bằng 1/7 so với gánh nặng nợ công 28 ngàn tỷ.

Chưa kể vào đầu năm 2017, Trung Quốc phải thừa nhận dự trữ ngoại hối của mình đã giảm mạnh từ 4.000 tỷ về dưới mốc 3.000 tỷ USD.

Gần đây, những tin tức phản biện mới nhất về thực chất nền kinh tế Trung Quốc đến từ ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc. Vị luật sư kiêm nhà bình luận người Mỹ này nhận định “kinh tế Trung Quốc sắp rơi tự do” trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang Đại Kỷ Nguyên, theo đó ông cho rằng Trung Quốc chỉ ổn định trên bề mặt trong năm 2017, nhưng tiềm ẩn bất ổn thực sự dưới bề mặt.

Hai thông tin đặc biệt mà ông Gordon G. Chang cho biết là: Trong năm 2015, luồng vốn chuyển ra nước ngoài là cao chưa từng thấy, từ 900 tỷ đến 1.000 tỷ USD; và theo nguồn tin của ông, chỉ có 500 tỷ USD trong số 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối là còn có thể sử dụng được. Cũng theo ước tính của ông, Trung Quốc chỉ còn 1,5 nghìn tỷ USD tiền khả dụng để bảo vệ đồng Nhân dân tệ.

Ông Gordon G. Chang có ít nhất một cơ sở cho nhận định về tiền khả dụng chỉ chiếm một nửa so với con số dự trữ ngoại hối mà chính quyền Trung Quốc công bố: vào năm 2011, chính một cục trưởng thống kê của Trung Quốc, người sau đó đã về hưu, đã phải thừa nhận rằng nhiều thống kê của quốc gia này không phản ánh đúng sự thật. Cũng vào năm đó, con số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc được công bố chỉ khoảng 1.550 tỷ USD, nhưng đến năm 2014 thì Trung Quốc đã phải thừa nhận loại nợ này đã tăng gấp đôi, tức 3.000 tỷ USD.

Vài nhà phân tích ở Hồng Kông cũng cho rằng GDP thực sự ở Trung Quốc không thể tăng đến 7% như báo cáo, mà chỉ khoảng 4-5% hàng năm.

Việt Nam lại rất thường “đồng tình” với Trung Quốc về phương thức tuyên truyền về các số liệu kinh tế. Vào những năm 2009 – 2010, giới lãnh đạo Việt Nam cũng “nâng” tăng trưởng GDP lên đến 9 – 9,5% như Trung Quốc, để đến gần đây phải “co” về còn 6-6,5%.

Nhưng nói gì thì nói, tình hình kinh tế và tài chính ở Việt Nam là tồi tệ hơn nhiều so với Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc có đến 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối mà đã phải “gánh” 237% tỷ lệ nợ công, tỷ lệ nợ công ở Việt Nam vẫn lên đến 210% nhưng kho dự trữ ngoại hối chỉ có khoảng 40 tỷ USD theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (về thực chất số khả dụng trong kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam là thấp hơn khá nhiều vì có đến 1/3 trong đó là trái phiếu chính phủ Mỹ, số còn lại không được minh bạch).

Có muốn cũng không cứu được!

Trong bối cảnh đầy nguy cơ tiềm ẩn về nợ công như thế, làm thế nào Trung Quốc có thể “cứu Việt Nam”, cho dù Bắc Kinh muốn làm điều đó vào một thời điểm nào đó?

Có một bằng chứng tương đối rõ ràng về khả năng hạn chế của Trung Quốc: vào cuối năm 2016, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã phải quyết định chọn nhà đầu tư trong nước làm dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái mà không vay vốn của Trung Quốc, cho dù vốn đầu tư của dự án này chỉ khoảng 300 triệu USD và đã được Bộ Giao thông Vận tải nhiệt tình “vận động” cho vụ vay mượn này.

Một chuyên gia phản biện độc lập là ông Lê Đăng Doanh đã nói toạc thực chất nguồn gốc rất đặc biệt của số vay 300 triệu USD trên: số tiền này được lấy ra từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc, chứ không phải là hỗ trợ xuất nhập khẩu. Nghĩa là điều kiện đi kèm của khoản vay này là Việt Nam phải nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc.

Một thông tin khác cũng cho biết việc vay vốn từ Trung Quốc cho dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái không phải là dễ dàng và cũng chẳng có ưu đãi nào, còn nếu có ưu đãi (ví dụ: không cần chính phủ Việt Nam phải bảo lãnh) thì lại gắn liền với nguy cơ thao túng về kinh tế và cả chính trị mà một số quốc gia như Campuchia và ở châu Phi đã bị Bắc Kinh “gài bẫy”. Nhiều khó khăn như thế đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam chùn tay trong vay vốn. Thực tế này cũng dẫn đến một kết luận khác có thể rất quan trọng: chính sách của Trung Quốc cho Việt Nam vay tín dụng vẫn chưa thể mở rộng.

Dù có đồn đoán về việc Trung Quốc đã cho Việt Nam vay mượn hàng trăm tỷ đô la trong nhiều năm qua, nhưng từ sau chuyến đi Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2017 đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào về khả năng “Trung Quốc đổ tiền cứu Việt Nam”. Thay vào đó, dấu hiệu rõ hơn nhiều là Trung Quốc đã và đang tăng cường đầu tư vào các dự án ở Việt Nam để khống chế dự án dể từ đó mở rộng thao túng kinh tế Việt Nam lẫn chiến thuật “lấn đất”.

Trong 2 tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đã đăng ký thực hiện 123 dự án tại Việt Nam và 174 lượt mua cổ phần, chiếm 21,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, trở thành nước đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, sau Singapore.

Trên bình diện quốc tế, một dấu hiệu mang tính tham khảo đang diễn ra ở phía bên kia bán cầu. Ở nơi đó, đồng minh thân cận của Trung Quốc là “Venezuela xã hội chủ nghĩa tươi đẹp” đã chìm dưới cơn sóng thần lạm phát 700% nhanh đến mức có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có vẻ như đang tính toán lại mối quan hệ liên minh với Venezuela – quốc gia mà nước này đã cho vay khoảng 60 tỷ đôla…

Một nguồn tin quốc tế cho biết một cơ quan Trung Quốc đã nêu quan điểm: “Các cuộc họp đã đi đến nhất trí là [Trung Quốc] sẽ không đầu tư thêm vào Venezuela”, “Có một thông điệp rõ ràng từ trên xuống: cứ để mặc họ gục ngã”. Cũng theo nguồn tin này, các công ty Trung Quốc ở Venezuela đang chuyển nhân viên sang Colombia và Panama vì lý do an ninh, và cũng vì nhiều dự án của Trung Quốc ở nước này đã bị đình trệ.

Từ nhiều năm qua, chính sách cho vay tín dụng của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào mưu tính và mưu toan chính trị. Nếu chi phối được đối tượng vay, Trung Quốc mới sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn cho vay với lãi suất ưu đãi. Giới lãnh đạo Việt Nam nghĩ thế nào nếu ngay cả một chế độ thể được coi là “thần phục thiên triều” như chế độ Hun Sen ở Campuchia mà cũng chỉ được Trung Quốc viện trợ hơn 600 triệu USD trong năm 2015?

Việt Nam lại là “ca” khó hơn nhiều so với Campuchia. Muốn kinh tế Việt Nam tạm tránh khỏi sụp đổ, nền kinh tế nước này phải được bơm lập tức ít nhất 100 tỷ USD, tương đương 50% GDP của Việt Nam, để cứu hệ thống ngân hàng và trả một phần nợ công. Trung Quốc sẽ lấy ở đâu số tiền khổng lồ đó, cho dù Bắc Kinh có đủ tin cậy và muốn rót tài chính cho một phe nào đó ở Việt Nam?

* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng tren VOA

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
ANH CHỊ GIANG HỒ * Tiếng chuông Thiên Mụ Nguyễn Trường Tô Mộ Dung Y phục hận lõa lồ Hồ Thu Xuân Thảo Tòng Thị Phóng Nguyễn Xuân Fuck hậu bất độc cô * Tô Lâm tướng cướp sững cồ Trần Đại Quang đảng giang Hồ Thị Kim Thoa Đông tà tây dược kê toa Xe sang xế hộp nhận quà lót đỏ tay Bộ tài môi mép giỏi cày uốn ba tấc lưỡi không say không về chuồng * Khả Phiêu Lê lết Sầm Đức Xương Lê Đức Anh chị em xuống đường Đoàn Ngọc Hải dưới Tô Huy Rứa Nhục bồ Đoàn Dự Đoàn Thị Hương * Như đàn nhạn lạc ăn sương con cò cái vạc chủ trương Tập Cận Bình Nội Mông ngoại tạng cửa mình Hán Bành Lệ Viện chỉnh hình Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đóng lút sình Thích Chân Quang cẳng làm tình Nguyễn Thị Doan * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Trung Quốc có đổ tiền cứu Việt Nam?

Câu hỏi này, thậm chí mang ý nghĩa đối với một phần sự sống còn của dân tộc Việt Nam, đã tồn tại từ rất lâu và giờ đây lại một lần nữa đặc biệt xáo động trong tâm thức

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội, ngày 5/11/2015.

Câu hỏi này, thậm chí mang ý nghĩa đối với một phần sự sống còn của dân tộc Việt Nam, đã tồn tại từ rất lâu và giờ đây lại một lần nữa đặc biệt xáo động trong tâm thức nhiều người đang lo lắng việc Bắc Kinh sẽ đổ tiền để cứu vãn chế độ Hà Nội – như một cách nhằm bảo vệ ý thức hệ độc đảng chuyên quyền và phản dân chủ.

Ngửa bài đe dọa

Quá nhiều người Việt vừa không thích Trung Quốc, vừa lo sợ lịch sử về nguy cơ Trung Quốc sẽ biến Việt Nam thành một thứ tỉnh lỵ thuộc Bắc Kinh vào một thời điểm nào đó, nhất là sau khi Hội nghị Thành Đô đặt mọi chuyện vào sự đã rồi và luôn là một cái cớ để Bắc Kinh tấn công Việt Nam bất kỳ lúc nào thuận lợi.

Năm 2016, một trung tâm nghiên cứu có uy tín của Hoa Kỳ là Pew đã chứng thực và lượng hóa tâm lý “thoát Trung” ấy. Khi Pew đặt câu hỏi đối với 1.000 dân Việt được hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất, có tới 74% chọn Trung Quốc. Và khi Pew đề cập quốc gia nào có thiện cảm nhất, chỉ có 16% dân Việt chọn Trung Quốc.

Nhưng ở Việt Nam đương đại, chủ nghĩa “thân Trung” vẫn tồn tại từ thời Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Chỉ có một điểm khác biệt cơ bản: nếu ít năm trước loại chủ nghĩa này còn cố gắng che giấu ý đồ và hành vi của nó, thì nay một số nhân vật người Việt đại diện cho khuynh hướng và tổ chức “thân Trung” ở Hà Nội thậm chí còn công khai tuyên truyền cho khả năng “không có chuyện chế độ (Việt Nam) sụp đổ vì Trung Quốc sẽ đổ tiền để cứu”.

Hầu như không khác với giới tuyên huấn Bắc Kinh mà từ lâu vẫn hô hào về một “Trung Quốc đang trỗi dậy” để người dân nước này không nên ngả theo phương Tây và cũng chẳng cần phải đấu tranh giành các quyền con người, các nhân vật “thân Trung” ở Hà Nội muốn lật ngửa bài để đe dọa những quan chức manh nha theo đường lối đồng minh quân sự với Mỹ và Nhật, cùng lúc khống chế phong trào dân chủ nhân quyền và tinh thần kháng Trung ở Việt Nam.

Không biết vô tình hay hữu ý, hành động “thân Trung” trên càng gia tốc và nguy hiểm hơn sau chuyến làm việc của ông Nguyễn Phú Trọng tại Trung Quốc vào tháng Giêng năm 2017, kéo theo 15 hiệp định song phương và ngay lập tức vốn đầu tư của Trung Quốc vọt lên hàng thứ hai trong các kênh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Vì sao phải ‘cứu Việt Nam’?

2017 – năm bị xem là “cực kỳ khó khăn” đối với nền kinh tế Việt Nam mà thậm chí một quan chức cao cấp là Nguyễn Xuân Phúc đã phải cảnh báo về “sụp đổ tài khóa quốc gia”.

Hẳn là thế và hình như không còn lối thoát nào khác nếu chiếu theo luận thuyết “kinh tế quyết định chính trị” của Mác mà Việt Nam vẫn hàng ngày truyền tụng trong các cơ sở đào tạo “lý luận chính trị cao cấp”.

Sau triều đại bị xem là “phá chưa từng có” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sự thật về một nền kinh tế suy sụp và cận kề khủng hoảng đã không còn lời nào để bào chữa. Nếu trước đây Thủ tướng Dũng, dàn tham mưu bộ ngành của ông ta, và kể cả dàn đồng ca phụ họa của những người bên đảng còn tự an ủi rằng những “khó khăn kinh tế” như nợ xấu, nợ công, ngân sách không phải là chuyện lớn và “vẫn còn dư địa để vay tiếp và phát triển”, làm thế nào có thể lý giải được một sự thật trần trụi là ít nhất 25 tỷ USD nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn hoàn toàn bế tắc trong xử lý trong khi nợ công quốc gia không phải chỉ gần 65% GDP như đủ loại báo cáo “nâng lên một tầm cao mới” mà đã vọt lên đến 210% GDP – gấp hơn 3 lần ngưỡng nguy hiểm?

Kinh nghiệm của các quốc gia từng suýt vỡ nợ nhưng cuối cùng không vỡ là cho dù nợ công cao nhưng ngân sách và dự trữ ngoại hối vẫn còn đủ bù đắp. Cách đây vài năm, giới chuyên gia nhà nước vẫn thường lấy Nhật Bản như một bài học kinh nghiệm về tỷ lệ nợ công vượt hơn 200% GDP nhưng vẫn an toàn để cho rằng Việt Nam… cũng sẽ ổn. Nhưng lại theo kinh nghiệm của những quốc gia đã từng thực sự vỡ nợ như Argentina, nợ công kinh khủng mà ngân sách lại cạn kiệt là những tiêu chí chắc chắn dẫn đến một kịch bản vỡ nợ chắc chắn, có khi còn kéo theo sự sụp đổ của cả một chính phủ.

Việt Nam lại đang bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 9 liên tiếp, trong lúc các kênh “ngoại viện” gần như đóng lại. Ngay cả Hiệp định TPP mà giới lãnh đạo Việt Nam từng trông đợi để được “tăng 25% GDP” cũng gần như tan vỡ. Trong khi đó, một hiệp định khác – Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – cũng chưa tới đâu, cho dù đã được ký kết từ cuối năm 2015. Nghe đâu Nghị viện châu Âu còn đang rất cân nhắc có nên thông qua việc triển khai hiệp định này hay không khi chính quyền Việt Nam vẫn thẳng tay đàn áp nhân quyền.

Thậm chí vào năm 2016, lượng kiều hối của “kiều bào ta” gửi về quê hương đã sụt đến 3 tỷ USD – giảm hơn 30% so với năm 2015, báo hiệu một thời kỳ “đen tối”…

Việt Nam đang hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố đủ lớn cho một sự ra đi về “ổn định kinh tế tức ổn định chính trị”: từ năm 2015, ngân sách trung ương đã bị cảnh báo là “có thể trống rỗng”, để đến năm 2017, bên cạnh lời cảnh báo “cực kỳ khó khăn” là bắt đầu xuất hiện dự báo về khả năng nền ngân sách này “không trụ nổi đến hết năm 2018”.

Đó là nguyên do sâu xa để chế độ một đảng ở Trung Quốc, nếu không thật sự khó khăn tài chính, đã và sẽ phải đổ tiền để cứu chế độ độc đảng tại Việt Nam.

Thực chất kinh tế Trung Quốc ra sao?

Rất nhiều người cho rằng những nhân vật sâu hiểm và có tầm như Tập Cận Bình sẽ chỉ “cứu Việt Nam” nếu Trung Quốc có đủ sức.

Khách quan mà xét, Trung Quốc đã vượt qua được một thử thách rất lớn về kinh tế vào giai đoạn những năm 2012 – 2013. Từ năm 2011, người được giải Nobel kinh tế là Tiến sĩ Nouriel Roubini đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng vào năm 2013”. Tốc độ suy giảm GDP, nợ chính quyền địa phương và tình hình thiếu khả quan của các thị trường bất động sản và chứng khoán… là một số cơ sở cho nhận định bi quan như vậy của Rounini và cả một số tổ chức phân tích tài chính phương Tây. Tuy thế đến năm 2013, Trung Quốc lại bất ngờ vượt qua vực thẳm kinh tế và tài chính để sau đó nhịp độ tăng trưởng GDP có phần phục hồi. Cho tới nay, nền kinh tế quốc gia này vẫn có vẻ “ổn” và không bị quá nhiều dư luận nghi ngờ như trước đây.

Nhưng vẫn có một tử huyệt của nền tài chính Trung Quốc mà chính quyền nước này chưa bao giờ dám công bố: tỷ lệ nợ công quốc gia vọt lên đến 237% GDP, tức đến 28 ngàn tỷ USD vào năm 2016 – theo phân tích của tờ Financial Times vào tháng 4/2016 – vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Tình trạng này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính hoặc trì trệ kinh tế kéo dài ở Trung Quốc.

Tất nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn có thể tự an ủi rằng họ có một kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới – lên đến 4.000 tỷ USD vào năm 2016. Chỉ có điều, con số 4.000 tỷ này chỉ bằng 1/7 so với gánh nặng nợ công 28 ngàn tỷ.

Chưa kể vào đầu năm 2017, Trung Quốc phải thừa nhận dự trữ ngoại hối của mình đã giảm mạnh từ 4.000 tỷ về dưới mốc 3.000 tỷ USD.

Gần đây, những tin tức phản biện mới nhất về thực chất nền kinh tế Trung Quốc đến từ ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc. Vị luật sư kiêm nhà bình luận người Mỹ này nhận định “kinh tế Trung Quốc sắp rơi tự do” trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang Đại Kỷ Nguyên, theo đó ông cho rằng Trung Quốc chỉ ổn định trên bề mặt trong năm 2017, nhưng tiềm ẩn bất ổn thực sự dưới bề mặt.

Hai thông tin đặc biệt mà ông Gordon G. Chang cho biết là: Trong năm 2015, luồng vốn chuyển ra nước ngoài là cao chưa từng thấy, từ 900 tỷ đến 1.000 tỷ USD; và theo nguồn tin của ông, chỉ có 500 tỷ USD trong số 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối là còn có thể sử dụng được. Cũng theo ước tính của ông, Trung Quốc chỉ còn 1,5 nghìn tỷ USD tiền khả dụng để bảo vệ đồng Nhân dân tệ.

Ông Gordon G. Chang có ít nhất một cơ sở cho nhận định về tiền khả dụng chỉ chiếm một nửa so với con số dự trữ ngoại hối mà chính quyền Trung Quốc công bố: vào năm 2011, chính một cục trưởng thống kê của Trung Quốc, người sau đó đã về hưu, đã phải thừa nhận rằng nhiều thống kê của quốc gia này không phản ánh đúng sự thật. Cũng vào năm đó, con số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc được công bố chỉ khoảng 1.550 tỷ USD, nhưng đến năm 2014 thì Trung Quốc đã phải thừa nhận loại nợ này đã tăng gấp đôi, tức 3.000 tỷ USD.

Vài nhà phân tích ở Hồng Kông cũng cho rằng GDP thực sự ở Trung Quốc không thể tăng đến 7% như báo cáo, mà chỉ khoảng 4-5% hàng năm.

Việt Nam lại rất thường “đồng tình” với Trung Quốc về phương thức tuyên truyền về các số liệu kinh tế. Vào những năm 2009 – 2010, giới lãnh đạo Việt Nam cũng “nâng” tăng trưởng GDP lên đến 9 – 9,5% như Trung Quốc, để đến gần đây phải “co” về còn 6-6,5%.

Nhưng nói gì thì nói, tình hình kinh tế và tài chính ở Việt Nam là tồi tệ hơn nhiều so với Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc có đến 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối mà đã phải “gánh” 237% tỷ lệ nợ công, tỷ lệ nợ công ở Việt Nam vẫn lên đến 210% nhưng kho dự trữ ngoại hối chỉ có khoảng 40 tỷ USD theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước (về thực chất số khả dụng trong kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam là thấp hơn khá nhiều vì có đến 1/3 trong đó là trái phiếu chính phủ Mỹ, số còn lại không được minh bạch).

Có muốn cũng không cứu được!

Trong bối cảnh đầy nguy cơ tiềm ẩn về nợ công như thế, làm thế nào Trung Quốc có thể “cứu Việt Nam”, cho dù Bắc Kinh muốn làm điều đó vào một thời điểm nào đó?

Có một bằng chứng tương đối rõ ràng về khả năng hạn chế của Trung Quốc: vào cuối năm 2016, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã phải quyết định chọn nhà đầu tư trong nước làm dự án đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái mà không vay vốn của Trung Quốc, cho dù vốn đầu tư của dự án này chỉ khoảng 300 triệu USD và đã được Bộ Giao thông Vận tải nhiệt tình “vận động” cho vụ vay mượn này.

Một chuyên gia phản biện độc lập là ông Lê Đăng Doanh đã nói toạc thực chất nguồn gốc rất đặc biệt của số vay 300 triệu USD trên: số tiền này được lấy ra từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc, chứ không phải là hỗ trợ xuất nhập khẩu. Nghĩa là điều kiện đi kèm của khoản vay này là Việt Nam phải nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc.

Một thông tin khác cũng cho biết việc vay vốn từ Trung Quốc cho dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái không phải là dễ dàng và cũng chẳng có ưu đãi nào, còn nếu có ưu đãi (ví dụ: không cần chính phủ Việt Nam phải bảo lãnh) thì lại gắn liền với nguy cơ thao túng về kinh tế và cả chính trị mà một số quốc gia như Campuchia và ở châu Phi đã bị Bắc Kinh “gài bẫy”. Nhiều khó khăn như thế đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam chùn tay trong vay vốn. Thực tế này cũng dẫn đến một kết luận khác có thể rất quan trọng: chính sách của Trung Quốc cho Việt Nam vay tín dụng vẫn chưa thể mở rộng.

Dù có đồn đoán về việc Trung Quốc đã cho Việt Nam vay mượn hàng trăm tỷ đô la trong nhiều năm qua, nhưng từ sau chuyến đi Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2017 đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào về khả năng “Trung Quốc đổ tiền cứu Việt Nam”. Thay vào đó, dấu hiệu rõ hơn nhiều là Trung Quốc đã và đang tăng cường đầu tư vào các dự án ở Việt Nam để khống chế dự án dể từ đó mở rộng thao túng kinh tế Việt Nam lẫn chiến thuật “lấn đất”.

Trong 2 tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đã đăng ký thực hiện 123 dự án tại Việt Nam và 174 lượt mua cổ phần, chiếm 21,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, trở thành nước đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, sau Singapore.

Trên bình diện quốc tế, một dấu hiệu mang tính tham khảo đang diễn ra ở phía bên kia bán cầu. Ở nơi đó, đồng minh thân cận của Trung Quốc là “Venezuela xã hội chủ nghĩa tươi đẹp” đã chìm dưới cơn sóng thần lạm phát 700% nhanh đến mức có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có vẻ như đang tính toán lại mối quan hệ liên minh với Venezuela – quốc gia mà nước này đã cho vay khoảng 60 tỷ đôla…

Một nguồn tin quốc tế cho biết một cơ quan Trung Quốc đã nêu quan điểm: “Các cuộc họp đã đi đến nhất trí là [Trung Quốc] sẽ không đầu tư thêm vào Venezuela”, “Có một thông điệp rõ ràng từ trên xuống: cứ để mặc họ gục ngã”. Cũng theo nguồn tin này, các công ty Trung Quốc ở Venezuela đang chuyển nhân viên sang Colombia và Panama vì lý do an ninh, và cũng vì nhiều dự án của Trung Quốc ở nước này đã bị đình trệ.

Từ nhiều năm qua, chính sách cho vay tín dụng của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào mưu tính và mưu toan chính trị. Nếu chi phối được đối tượng vay, Trung Quốc mới sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn cho vay với lãi suất ưu đãi. Giới lãnh đạo Việt Nam nghĩ thế nào nếu ngay cả một chế độ thể được coi là “thần phục thiên triều” như chế độ Hun Sen ở Campuchia mà cũng chỉ được Trung Quốc viện trợ hơn 600 triệu USD trong năm 2015?

Việt Nam lại là “ca” khó hơn nhiều so với Campuchia. Muốn kinh tế Việt Nam tạm tránh khỏi sụp đổ, nền kinh tế nước này phải được bơm lập tức ít nhất 100 tỷ USD, tương đương 50% GDP của Việt Nam, để cứu hệ thống ngân hàng và trả một phần nợ công. Trung Quốc sẽ lấy ở đâu số tiền khổng lồ đó, cho dù Bắc Kinh có đủ tin cậy và muốn rót tài chính cho một phe nào đó ở Việt Nam?

* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng tren VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm