Cà Kê Dê Ngỗng

Trung Quốc phát động chiến tranh nhân dân trên biển để đánh với ai?

Ngày 2-8-2016, Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, kêu gọi chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển

Trúc Giang MN

   https://i1.wp.com/freebeacon.com/wp-content/uploads/2014/06/Chinese-navy-Russian-exercises.jpg      .

1* Mở bài

Ngày 2-8-2016, Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, kêu gọi chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển để đối phó với đe dọa về an ninh, về chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Lực lượng chủ yếu của loại chiến tranh nầy là dân quân biển, tức là ngư dân, được cho là ngư dân yêu nước, ngư dân tự vệ.

Vậy lực lượng nầy đánh với ai?

Chiến tranh nhân dân trên biển nầy không thể đánh trực tiếp với Mỹ, vì tàu cá không thể đương đầu với chiến hạm trang bị hỏa tiễn hiện đại nhất hiện nay.

Cũng không phải để đánh với Philippines vì Phi rất yếu về mọi mặt.

Vậy đối tượng để ngư dân Trung Quốc tấn công là Việt Nam. Có nhiều mục đích như sau:

Một là lấy thịt đè người. Dùng số lượng tàu cá khổng lồ có trang bị những vũ khí và thiết bị hiện đại để ngăn cản, không cho tàu cá Việt Nam bén mảng đến vùng biển tranh chấp. Hai là, dùng sự có mặt của tàu cá Trung Quốc để xác định và chứng tỏ chủ quyền của họ trên biển. Ba là, tàu cá cùng với những tàu bán quân sự sẽ thiết lập một hàng rào để bảo vệ việc xây dựng các đảo nhân tạo và những công trình quân sự. Đồng thời ngăn cản Hải Quân Việt Nam cứu viện nếu mặt trận nổ ra khi Trung Quốc đánh chiếm các đảo hiện do Việt Nam kiểm soát.

Ngoài ra, đội dân quân biển nầy còn thu thập tin tức tình báo về hoạt động của tàu bè trên vùng biển xa.

Trung Quốc hạn chế việc xử dụng hải quân để tránh đụng độ với hải quân các nước liên hệ, có thể làm bùng nổ chiến tranh trên biển mà cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn xảy ra.

Chiến lược biển của Trung Quốc bao gồm hai mặt trận, ba chiến trường. Mặt trận Biển Hoa Đông và Biển Đông được thực hiện trên ba chiến trường đó là Hoa Đông, Biển Đông và chiến trường trên nội địa của nước Việt Nam.

Tóm lại, chiến tranh nhân dân trên biển được phối hợp với các cuộc chiến khác như quân sự, chính trị, kinh tế… để khống chế và đặt VN vào một khu tự trị của sắc tộc thiểu số thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh, do thỉnh nguyện của Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng ở Thành Đô ngày 3-9-1990. Như vậy Trung Quốc mới làm chủ được Biển Đông và kiểm soát con đường chiến lược về hàng hải để tàu ngầm từ căn cứ Tam Á ở Hải Nam được an toàn ra khỏi Biển Đông để đương đầu với Mỹ.
.

2* Trung Quốc áp dụng chiến thuật mới: Chiến tranh nhân dân trên biển

Thường Vạn Toàn kêu gọi: “Hãy nhận thức được tình hình an ninh quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quân đội, công an và người dân cần phải sẵn sàng cho việc huy động lực lượng để bảo vệ an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.

2.1. Chiến tranh nhân dân trên biển

https://i0.wp.com/static5.businessinsider.com/image/544920bdecad044875839bc1-506-253/beijing-says-the-indonesian-navy-fired-on-chinese-fishing-boat.jpg

Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến được huy động toàn lực quốc gia bao gồm lực lượng quân sự, bán quân sự và mọi tầng lớp nhân dân chiến đấu chống “xâm lược và bảo vệ tổ quốc, lãnh thổ”.

Chiến tranh nhân dân trên biển chủ yếu là dân quân biển là lực lượng đội lốt ngư dân, do Bộ Tổng Tham mưu Quân Đội TQ trực tiếp chỉ huy. Lực lượng nầy hiện có 8 triệu người trà trộn trong 21 triệu ngư dân với 439,000 tàu cá.

2.2. Tổ chức ngư dân tự vệ

“Ngư dân tự vệ hay dân quân biển đang được mở rộng vì nhu cầu của đất nước và vì ý của ngư dân muốn tham gia vào công tác an ninh quốc phòng để bảo vệ quốc gia”, một quan chức TQ nói với hãng tin Reuters như thế.

Đảo Hải Nam là nơi tập trung các quân đoàn ngư dân tự vệ Trung Quốc.

2.3. Huấn luyện ngư dân

Khóa huấn luyện đầu tiên được tổ chức trên bộ, bao gồm cứu hộ, chiến đấu, thu thập tin tức, sau đó sẽ thực tập trên biển từ tháng 5 đến tháng 8. Chính quyền trả tiền cho ngư dân theo học quân sự. Ngư dân được cấp tiền để thay thế tàu gỗ bằng tàu vỏ thép có trang bị vũ khí. Ngư dân nghĩ rằng họ dư sức tự bảo vệ và chóng trả khi kháng cự.

Ông chủ công ty họ Trần nói với Reuters rằng, công ty của ông được cung cấp tiền để mua tàu đánh cá loại lớn, vỏ thép, trọng tải hàng trăm tấn để đánh cá xa tận dưới Trường Sa và bảo vệ chủ quyền tổ quốc, chống tàu nước ngoài xâm phạm.

Đa số người Trung Quốc tin rằng Việt Nam đã xâm chiếm biển đảo của họ. Ông Trần cho biết chính quyền Hải Nam giải thích rằng lực lượng dân quân biển đang phát triển mạnh vì “ngư dân đã có quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và quyền lợi quốc gia ở Nam Sa” (Trường Sa).

Một chuyên gia quốc tế cho biết lực lượng dân quân biển nầy có nguy cơ xung đột với hải quân các nước khác, vì cho đến nay chỉ có Hải Quân Trung Quốc mới có nguyên tắc ứng xử và liên lạc với nhau để tránh đụng độ do hiểu lầm mà ra.

Lực lượng dân quân biển với tàu cá đông đảo, trang bị vũ khí tối tân sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu cá Việt Nam.

Ngoài ngư dân ra, Trung Quốc còn đào tạo những đơn vị chuyên ngành đặc biệt với kỹ thuật cao thực hiện chiến tranh phá hoại, như tin tặc phá hoại hệ thống vi tính của đối phương. Những đơn vị nầy trà trộn trong lực lượng tàu cá của ngư dân.

2.4. 50,000 tàu cá Trung Quốc mang vũ khí tràn xuống Biển Đông     https://i2.wp.com/www.bluebird-electric.net/oceanography/ocean_pictures/china-vietnam-navy-coast-guard-south-china-sea-disputes-june-2014.jpg   Lực lượng nầy, trang bị vũ khí và được huấn luyện sẽ tràn xuống Biển Đông. Mỗi tàu có từ 7 đến 10 người, như vậy quân số nầy có từ 350,000 đến 500,000 sẽ áp đảo toàn bộ ngư dân Việt Nam.

Vũ khí được trang bị bao gồm hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống liên lạc thường trực với tàu hải cảnh khi xảy ra xung đột mà cần hỗ trợ.

Lực lượng “ngư dân yêu nước” được trang bị vũ khí, dư sức đối phó với tàu cảnh sát biển Việt Nam và với tàu của các quốc gia khác trong khu vực. Họ tin tưởng như thế.

Hồi tháng 3 năm 2016 tàu cảnh sát Indonesia chận bắt một tàu cá TQ vi phạm lãnh hải, thì lập tức tàu hải cảnh TQ xuất hiện ngăn cản. Vụ việc gây căng thẳng quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

2.5. Chiến lược “Đánh bắt, phong tỏa, chiếm giữ và kiểm soát”

Tờ Washington Post dẫn lời của GS Alan Dupont, thuộc Đại học New South Wales, phân tích rõ ràng về chiến lược bành trướng của TQ ở Biển Đông, là cho tàu cá dọn đường thăm dò, gây hấn với tàu cá nước khác dưới sự bảo kê của tàu hải cảnh. Sau đó, hải cảnh tạo vòng vây phong tỏa khu vực, không cho tàu các nước khác tới gần để tiến hành bồi đắp, xây dựng và cuối cùng quân sự hóa. Tôi gọi đó là “Chiến lược đánh bắt, phong tỏa, chiếm giữ và kiểm soát”.

Chuyên gia Trương Hoành Châu, tại trường Nghiên Cứu Quốc Tế S.Rajaratnam (Singapore) đã khẳng định: “Giới chức Trung Quốc xem ngư dân và tàu cá là một công cụ trong việc mở rộng sự hiện diện để tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp”.
.

3* Việt-Trung gờm nhau ở Trường Sa

3.1. Việt Nam đưa hỏa tiễn ra Trường Sa

Hãng Reuters dẫn nguồn tin của phóng viên Greg Torode cho biết, Việt Nam đã bí mật đưa những giàn phóng hỏa tiễn di động đến 5 căn cứ ở Biển Đông, có khả năng tấn công các đường băng và những căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa.

Các nhà phân tích quân sự cho biết hệ thống hỏa tiễn đất đối đất EXTRA mà Việt Nam mua của Israel vô cùng lợi hại.

EXTRA có thể bắn rất chính xác trong phạm vi 150km với đầu đạn 150kg. Có thể mang bom chùm để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau cùng một lúc, kể cả tàu trên biển và mục tiêu trên đất liền. Điều nầy có nghĩa là các đường băng 3,000m ở đá Chữ Thập, đá Vành Khăn, đá Subi đều nằm trong phạm vi sát hại của loại tên lửa tối tân nầy.

Tiện lợi của loại tên lửa nầy là dễ di chuyển, có hiệu quả tiêu diệt lực lượng đổ bộ của địch. Hệ thống radar nhỏ gọn có thể triển khai dễ dàng trên đảo hoặc bãi đá ngầm.

GS Carl. Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, nói rằng việc Hà Nội triển khai các giàn hỏa tiễn cho thấy tình hình nghiêm trọng ở Biển Đông. Đường băng và các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa là mối đe dọa trực tiếp đối với Việt Nam.

3.2. Tên lửa EXTRA chỉ mang tính cách phô trương mà thôi

[IMG]

              Tên lửa EXTRA

Ngày 14-8-2016, tờ báo mạng Sputnik của Nga dẫn lời của chuyên gia Vasily Kashin, thuộc Viện Nghiên Cứu Viễn Đông (Nga), cho rằng động thái của Việt Nam không có ý nghĩa gì nhiều về mặt quân sự. Chỉ có giá trị phô trương, còn khi lâm trận thì các giàn pháo của Việt Nam rất dễ bị triệt hạ.

Chuyên gia này giải thích : « Trong một trận chiến thực thụ, sự sống còn của những hệ thống tên lửa này tùy thuộc vào khả năng rút đi nhanh chóng để tránh bị phản pháo ». Cho nên, « khi quyết định bố trí các giàn phóng tên lửa này trên những thực thể chỉ rộng khoảng 100×100 mét, tức là không có chỗ để hoạt động, thì động thái đó chỉ mang tính chất phô trương mà thôi ». Tên lửa di động trên đảo hẹp không có tác dụng nào cả.

3.3. Trung Quốc phóng vệ tinh giám sát Biển Đông

Ngày 10-8-2016, ngay sau khi có tin Việt Nam đã bí mật đưa giàn hỏa tiễn bố trí tại 5 địa điểm ở Trường Sa, thì Trung Quốc phóng một vệ tinh tên Cao Phân 3 mang radar có thể chụp hình rõ nét ở mặt đất và trên biển để thu thập tin tức tình báo tại vùng biển Trường Sa.

Vệ tinh Cao Phân 3 có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, phục vụ cho việc tranh chấp chủ quyền của họ ở Biển Đông.

3.4. Trung Quốc đưa vũ khí tối tân đến đảo Hải Nam

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông

Tân Hoa Xã cho biết, Không Quân Trung Quốc đã triển khai máy bay ném bom H-6 và chiến đấu cơ Su-30 để tuần tra, trinh sát và tiếp nhiên liệu chung quanh Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Một viên chức cao cấp tiết lộ cuộc diễn tập để đáp trả mối đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

3.5. Trung Quốc nói: Việt Nam sai lầm nghiêm trọng khi đưa tên lửa ra Trường Sa

Ngày 11-8-2016, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã cảnh cáo Việt Nam, cho đó là “sai lầm nghiêm trọng và khủng khiếp”. Đồng thời nhắc lại bài học hồi năm 1979, cho rằng Trung Quốc đã thắng. “Chúng ta cần phải đánh cho họ hộc máu mũi như Đặng Tiểu Bình từng làm hồi năm 1979”. Nhắc đến bài học thứ nhất có thể ám chỉ sẽ cho bài học thứ hai.

3.6. Hai nước đưa phi cơ ra Trường Sa để cứu thương

1). Việt Nam đưa máy bay ra Trường Sa cứu người

Ngày 13-8-2016, Hải Quân Việt Nam đã đưa một thủy phi cơ ra Trường Sa để đưa một người bị thương vào đất liền chữa trị. Báo trong nước đưa tin, một binh sĩ không quân bị tai nạn khi làm bờ kè, bị đập đầu vào đá bất tỉnh. Một thủy phi cơ DHC-6 chở một nhóm quân y ra Trường Sa để đưa bịnh nhân vào đất liền chữa trị.

2). Trung Quốc đưa phi cơ quân sự xuống Trường Sa để cứu thương

Hồi tháng 4 năm 2016, một máy bay quân sự TQ đã đáp xuống đường băng đá Chữ Thập để chở một bịnh nhân.

Việc đưa máy bay ra đảo chở người chỉ là cái cớ che đậy hành động quân sự: chở quân, chở tiếp tế, cứu thương…

Trung Cộng dám đưa máy bay quân sự, nhưng Việt Cộng khiêm nhường hơn, dùng máy bay dân sự.
.

4* Cuộc chiến Việt-Trung

Cuộc chiến Việt-Trung diễn ra trên hai chiến trường. Một trên biển và một trên bộ.

Cuộc chiến do Trung Quốc tiến hành với mục đích khống chế Việt Nam, không cho “thoát Trung”, mà vẫn buộc VN ở trong tình trạng của thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm, từ 1990 đến nay. Tức là một khu tự trị của sắc tộc thiểu số thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh.

Trung Cộng muốn khống chế Việt Cộng để tàu ngầm của họ được an toàn ra khỏi Biển Đông đương đầu với Hoa Kỳ.

Vì mục đích khống chế, cho nên TQ không đánh chiếm VN. Không tiêu diệt Đảng và chế độ Cộng Sản VN. Nếu như Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng vẫn tiếp tục tung hô 4 tốt và 16 chữ vàng, tiếp tục khom lưng cúi đầu thì được cho an vị. Do tình hình mới, nhiệm vụ mới, nên được cho phép phản đối “linh tinh vô tổ chức” chỉ bằng mồm mà thôi.

Đảng CSVN đã đặt cảng Hải Phòng vào con đường tơ lụa thế kỷ 21, dùng cảng nầy để đưa hàng hóa vào những tỉnh phía nam Trung Quốc. Thì cũng có thể ký một thỏa thuận hoặc hiệp ước để cho TQ sử dụng Cam Ranh hoặc Đà Nẵng hay một cảng nào đó ở ven biển, bảo đảm an toàn cho tàu ngầm TQ ra khỏi Biển Đông để đương đầu với Mỹ.

4.1. Chiến trường Việt-Trung trên biển

https://i0.wp.com/1n6yee3yf9w6rficx2tdzl9s.wpengine.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2015/04/1566134930819.jpgTàu cá TQ lấy thịt đè người

 https://i1.wp.com/images.chinatopix.com/data/thumbs/full/92556/600/0/0/0/to-the-bottom.jpg  Indonesia đánh chìm tàu cá Việt Nam

Thực hiện chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc dùng số lượng khổng lồ của tàu cá để loại tàu cá Việt Nam ra khỏi ngư trường trên vùng biển của mình. Họ phải xuống đánh bắt cá ở vùng biển của Thái Lan và Indonesia.

Ngày 17-8-2016, nhân kỷ niệm quốc khánh lần thứ 71, tổng thống Indonesia, Joko Widodo, cho dùng thuốc nổ đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển của họ trong đó có 13 tàu cá VN. Ngoài ra cũng đã có hàng chục tàu cá VN bị đánh chìm ở Indonesia trong nhiều thời gian khác nhau.

Trên Biển Đông, TQ chiếm tài nguyên của VN, đưa ngư dân VN vào tình trạng tuyệt vọng hết con đường sinh sống. Tàu TQ đã liên tiếp đâm chìm tàu cá VN.

4.2. Chiến tranh Việt-Trung trên bộ

Cuộc chiến diễn ra không ngừng trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa…Mới đây nhất là vụ tin tặc tấn công các sân bay từ bắc chí nam VN. Tác hại rất nghiêm trọng vì họ đã có khả năng làm tê liệt hệ thống máy tính trên toàn lãnh thổ, đe dọa trầm trọng về an ninh của VN.

Ngoài ra còn vụ hai chiếc máy bay Su-30MK2 và CASA 212 bị mất tích một cách kỳ lạ. Các chuyên viên cho rằng máy bay bị “va đập”, bị “tác dụng từ bên ngoài”. Thủ phạm là ai, thì ai ai cũng biết.

Gây kinh hoàng ở biên giới Việt Trung. 16 vụ bắt cóc mổ lấy nội tạng ở biên giới. Ngày 10-8-2016, các trang mạng xã hội đưa lên một văn thư của công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho biết trong 6 tháng đầu năm đã có 16 vụ bắt cóc để mổ lấy nội tạng như: gan, thận, tim, mắt. Bọn Trung Quốc được tổ chức mỗi nhóm từ 3 đến 5 người, đi trên xe hơi không có bảng số. Đối tượng bắt cóc là gia đình có người già, trẻ em, học sinh đi học thêm, trẻ em chăn gia súc…

Một vụ gây kinh hoàng khác hồi cuối năm 2014, người lạ thả rắn lục đuôi đỏ tấn công người trên 10 tỉnh Việt Nam.

Tin tức gây kinh hoàng và bất an trong đời sống.

Cộng Sản Việt Nam vẫn còn trung thành với Tàu Cộng. Xây cung Hữu Nghị Việt Trung, vay 300 triệu USD để làm đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái. Hiệp ước Nghề cá cho phép tàu cá TQ được vào khai thác thủy sản ở vùng biển VN.
.

5* Vụ tin tặc tấn công các sân bay Việt Nam năm 2016

     Vu tin tac tan cong san bay: Khach xep hang cho dong nghet hinh anh 5

5.1. Tổng quát về cuộc tấn công

Cuộc tấn công nghiêm trọng nhất lịch sử máy tính Việt Nam xảy ra chiều ngày 29-7-2016 tại 4 phi trường trên toàn lãnh thổ từ bắc tới nam. Các sân bay bị tấn công là sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và sân bay Phú Quốc. Sự nghiêm trọng là đã khống chế toàn bộ các hệ thống thông tin liên lạc và chỉ huy trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tin tặc đã chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện và chèn thêm những lời chửi bới Việt Nam và Philippines về Biển Đông. Hệ thống phát thanh cũng vang lên những nội dung như thế.

Trang mạng Vietnam Airlines bị tin tặc xâm nhập, phổ biến công khai danh sách của 411,000 hành khách quan trọng trong chương trình Bông Sen Vàng (Golden Lotus Program). Là chương trình giữ bí mật, ghi lại danh sách khách hàng đi nhiều dặm (mile) nhất để được hưởng những tiện nghi trên phi cơ của những chuyến đi. Thông tin về khách hàng gồm có tên họ, địa chỉ, quốc tịch, chức vụ, đơn vị làm việc, số mật mã thẻ tín dụng, ngân hàng…

Cuộc tấn công nầy được đánh giá là nghiêm trọng và lớn nhất, nhất là về an ninh quốc gia. Kẻ thù có khả năng làm tê liệt toàn bộ hệ thống điện tử về thông tin, liên lạc và chỉ huy của Việt Nam.

5.2. Bối cảnh

Philippines bị tin tặc tấn công chỉ vài giờ sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA ra phán quyết Phi thắng vụ kiện, thì 68 trang mạng chính phủ bị tấn công bằng “từ chối dịch vụ” DDoS. (DDoS=Distributed Denial of Service)

Vụ tấn công các phi trường Việt Nam được cho là có dính líu đến một hành khách phụ nữ Trung Quốc, than phiền về việc một nhân viên Việt Nam đã viết chữ “Fuck you” vào hộ chiếu có hình lưỡi bò của bà. Nhưng đó không phải là lý do chủ yếu để Trung Quốc mở cuộc tấn công nầy.

5.3. Diễn biến vụ tấn công

Ngày 29-7-2016.

Lúc 13 giờ 46 phút hệ thống điện toán phi trường Tân Sơn Nhất bị tấn công.

Lúc 16 giờ 7 phút, hệ thống máy tính của phi trường Nội Bài bị tấn công.

Các hệ thống làm thủ tục đăng ký chuyến bay của hai hãng hàng không VietJet Air và Vietnam Airlines tại hai phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất không hoạt động nên nhân viên phải viết tay trên giấy, thay vì trên máy computer. Do đó các chuyến bay bị đình trệ.

Hai sân bay Đà Nẵng và Phú Quốc cũng bị tấn công tương tự.

Màn hình của website Vietnam Airlines hiện ra phù hiệu của Toán tin tặc 1937 CN với lời lẽ chửi bới VN và Philippines, và xác định Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc như sau:

      UST Museum Site Hacked By China 1937CN tEamhttp://image.xahoi.com.vn/resize_580x1100/news/2014/05/13/cac-trang-mang-bi-trung-quoc-hacker-3.jpg

“FUCK VIETNAM PHILIPPINES JOINT ACTIONT * #Op CHINA ACTION IS IGNORANCE!

VIETNAM THE PHILIPPINES ONLY THE UNITED STATES, JAPAN, RESTRICT CHINA’S PAWN* MAN TO BE LOW KEY

SOUTH CHINA SEA IS CHINA’S INHERENT TERRITORY

CHINA’S TERRITORIAL INVIOLABILITY * THIS IS A WARNING FROM CHINA 1937 CN TEAM”

5.4. Ai rước voi về giày mả tổ?

Các nhà mạng lớn Việt Nam đang xử dụng thiết bị của Trung Quốc.

Ngày 2-8-2016, tại cuộc họp báo chính phủ, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin -Truyền thông, cho báo chí biết: “Chúng ta không thể bảo đảm được an toàn và an ninh mạng nếu chúng ta vẫn còn lệ thuộc vào công nghệ Trung Quốc. Các nhà mạng lớn của Việt Nam hiện nay như VNPT, Viettel đang xử dụng công nghệ của nhà mạng ZTE và Huawei (Hoa Vi) của TQ.

Tập đoàn Huawei đã bị Mỹ và các quốc gia khác tẩy chay, cấm cửa vì hành động gián điệp.

Ông Tuấn cho rằng việc sử dụng công nghệ TQ là do “hoàn cảnh lịch sử” để lại.

Vậy ai là người rước voi về giày mả tổ, cõng rắn về cắn gà nhà?

“Hoàn cảnh lịch sử” đó là lịch sử làm tay sai của đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Trung Cộng.
.

6* Những nghi vấn về vụ viết bậy trên hộ chiếu và cá chết Formosa

6.1. Viết Fuck you trên hộ chiếu

                         http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/27/160727095138_chinese_passport_640x360_peoplesdaily_nocredit.jpg

.
Một nhân viên ở phi trường Tân Sơn Nhất, chỉ trong ba phút, mà dám viết hai chữ “Fuck you” trên hai trang 08 và 24 trong hộ chiếu của một hành khách phụ nữ Trung Hoa, viết bậy trước mặt số đông hành khách khác, nếu như không có chỉ thị hoặc cho phép của cấp trên. Vì đó là việc rất hệ trọng, có thể bể chén cơm như chơi.

Mà ngay cả cấp trên cũng không dám cả gan làm một việc tào lao không có một hiệu quả nào cả. Mà trái lại có thể bị ghép vào tội gây căng thẳng, làm rối và phức tạp thêm tình hình. Nếu như bà xẩm đó không biết tiếng Anh, hoặc không đọc thì viết bậy như thế chả có tác dụng nào cả.

Nhân viên sân bay không có bài bản chiến tranh tâm lý đối với Trung Cộng.

6.2. Vụ cá chết của Formosa

Formosa thật sự đã có xả chất độc ra biển từ 8 năm nay. Thế nhưng tại sao lại bùng nổ cá chết một lúc vào 4 tỉnh ven biển VN trong tình hình căng thẳng Việt-Trung như lúc nầy.

Trước kia cũng đã có tình trạng “dầu lạ” tràn vào các tỉnh ven biển làm thiệt hại các trại nuôi trồng thủy sản và bãi tắm du lịch.

Do đó, cá chết có thể là một nghi án. Không loại trừ khả năng Tập Cận Bình thừa cơ Formosa thải khí độc ra biển, ra tay tấn công VN. Đó là dùng một hòn đá mà ném trúng hai con chim: con chim của bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan, và con chim Nguyễn Phú Trong, đầu đảng CSVN.
.

7* Mối đe dọa mới ở biên giới phía tây, nam Việt Nam

Ngày 10-8-2016, Campuchia gởi công hàm phản đối Việt Nam xây tiền đồn công an và 5 hồ nước ở biên giới đang tranh chấp và yêu cầu phải ngưng ngay những vi phạm vào lãnh thổ Campuchia.

Hun Sen. Người đồng chí đã được CSVN dựng lên trong chính phủ bù nhìn suốt thời gian 10 năm VN chiếm đóng Campuchia (CPC), bây giờ đã ngã hẳn về phía Trung Quốc. “Việt Nam không phải là ông chủ của tôi” Hun Sen viết như thế trên facebook.

Ngày 24-7-2016, tại hội nghị bộ trưởng của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN=Association of Southeast Asian Nations), CPC là nước duy nhất trong 10 thành viên của hiệp hội, không cho đưa phán quyết của tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA=Permanent Court of Arbitration) vào tuyên bố chung của hiệp hội. Phán quyết ngày 12-7-2016 bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông.

Trước kia ở hội nghị thượng đỉnh của ASEAN năm 2012 được tổ chức tại Phnom Penh, với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Hun Sen không đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự và vào bản tuyên bố chung của hội nghị.

Ngoài ra, CPC còn đứng về phe Trung Quốc, công nhận chỉ có một quốc gia Trung Quốc. (Không công nhận Đài Loan). Về Biển Đông, tán thành chủ trương của TQ là giải quyết tranh chấp biển theo giải pháp song phương. Không công nhận tòa PCA và cũng không công nhận phán quyết của tòa ngày 12-7-2016.

Campuchia đã ngã hẳn về phía TQ rồi. CPC là tiền đồn của TQ cho nên VN phải hứng chịu thêm một áp lực ở biên giới phía tây, nam VN.
.

8* Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp trên cơ sở thương lượng, đàm phán

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, ủy viên Bộ Chính Trị cho báo chí biết, Việt Nam bảo vệ chủ quyền bằng phương pháp hòa bình, thông qua cơ sở thương lượng, đàm phán. Việt Nam kiên trì và kiên quyết khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa theo luật pháp quốc tế.

Trái lại, Trung Quốc kêu gọi chiến tranh với VN để bảo vệ an ninh và chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa).
.

9* “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”

Giết bọn giặc Việt Nam để làm lễ vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa.

9.1. Việt Nam vong ân bội nghĩa lòng lang dạ sói

Trung Quốc giáo dục nhồi sọ và tuyên truyền lừa bịp khiến cho thế hệ trẻ ngày nay ở Trung Quốc tin tưởng rằng hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là thuộc chủ quyền của TQ.

“Quần đảo Nam Sa vốn là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, giành giật làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai. Trong số các đảo bị chiếm đoạt, bọn Việt Nam vong ân bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng lớn nhất.

Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhưng không ngờ bọn VN không những không biết ơn TQ, mà trái lại còn lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực lớn thứ ba thế giới, đã liên tiếp khiêu khích Trung Quốc”.

Thường Vạn Toàn kêu gọi toàn quân, toàn dân mở cuộc chiến đánh Việt Nam để bảo vệ an ninh và chủ quyền ở Trường Sa.

9.2. “Cộng Sản Việt Nam lòng lang dạ sói, vong ân bội nghĩa”

GS Vũ Cao Đàm dịch bài viết tựa đề “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”. Phải giết bọn giặc VN để làm lễ vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa.

“Việt Nam là một quốc gia lòng lang dạ sói, tiểu nhân bỉ ổi, lừa thầy phản bạn, vong ân bội nghĩa không biết xấu hổ.

Xem ra VN muốn đi theo vết xe cũ. Nếu bài học năm 1979 chưa đủ dạy cho VN một bài học tơi bời, thì sắp tới đây chúng ta phải làm triệt để hơn, để VN có một bài học nhớ đời. Cũng là lợi ích lâu dài của TQ”.
.

9.3. Cần phải cho bài học thứ hai

“Để cho một nước lỏi con như VN xâm phạm lãnh thổ của mình thì sự khoan dung thái quá là tự hủy diệt nình. Cho nên phải dùng vũ lực tấn công VN một cách tàn nhẫn. Cần phải phá hủy triệt để các cơ sở quân sự, tất nhiên bao gồm tất cả hạ tầng cơ sở dân sự của VN.

Đối với một nước vô liêm sỉ như vậy, chúng ta không cần phải quan tâm đến đạo đức và nhân đạo làm gì. Chỉ cần hợp với lợi ích quốc gia thì đó là cuộc chiến tranh chánh nghĩa”.

Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Chính sách Quốc gia, tuyên bố: “Trung Quốc đã từng dạy cho VN một bài học và có thể dạy cho VN một bài học lớn hơn, nếu VN tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi đao thì sớm muộn gì cũng có ngày VN sẽ ngã trên lưỡi đao đó”.

“Việt Nam là bọn tham lam kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại Nam Sa. Không chiến đấu thì không thể lấy lại biên cương quốc thổ.

Như vậy, cuộc chiến Nam Sa không thể tránh khỏi. Đánh muộn không bằng đánh sớm. Bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công. Tiêu diệt bọn Cộng Sản Việt Nam”.

(GS Vũ Cao Đàm dịch từ bài “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”)
.

10* Nếu chiến tranh trên biển nổ ra thì sao? Việt Cộng có dám không?

Việt Nam đưa hỏa tiễn EXTRA vô cùng lợi hại ra Trường Sa. Thế nhưng, vô cùng lợi cũng sẽ trở nên vô cùng hại.

Để tránh bị thiệt hại nặng nề trên biển, Trung Cộng sẽ làm phân tán và làm suy yếu lực lượng Việt Cộng khắp nơi trên bộ. Cuộc tấn công toàn bộ đánh vào các mục tiêu quân sự, kinh tế, xã hội…Tàu ngầm, máy bay, hỏa tiễn trên trời, dưới đất, dưới biển đồng loạt tấn công.

Đội quân thứ năm gồm những bộ đội đội lốt công nhân ra tay. Đánh phá nhà máy điện, cắt đường dây điện thoại, cô lập bộ chỉ huy vói các đơn vị. Phá hủy cầu đường ngăn chặn việc chuyển quân và làm công tác tình báo.

Tin tặc tấn công các hệ thống máy tính như đã diễn tập trong việc tấn công các sân bay ngày 29-7-2016 vừa qua. Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị chìm dưới biển nước do các đập thượng nguồn Mekong xả nước xuống.

Chiến sự nổ ra, Việt Nam đơn độc chống người đồng chí khổng lồ vô cùng tàn bạo và nham hiểm.

Mỹ khoanh tay đứng ngoài hút gió coi chơi. Chờ cho đến thời cơ thuận lợi, có thể lôi kéo được VN thì mới nhào vô cứu nạn. Trung Cộng biết thế nên bài học thứ hai sẽ diễn ra trong một thời gian ngắn, đủ để thực hiện hội nghị Thành Đô 2 mà thôi.

Trước sau gì đảng CSVN cũng vẫn khư khư ôm đít Tàu Cộng. Không có ông lú nầy thì còn nhiều ông thế nầy ông thế kia tiếp tục ca bài 16 chữ.

Thê thảm cho dân tộc Việt Nam là thế.
.

11* Kết luận

Trung Quốc không dễ gì từ bỏ Biển Đông vì đó là lợi ích cốt lõi quyết định vận mạng sống còn của họ. Trận chiến thu hồi Nam Sa bao gồm việc đánh chiếm các đảo hiện do Việt Nam kiểm soát. Biết được như vậy nên VN mới đưa hỏa tiễn EXTRA ra Biển Đông. Và đã thực hiện một cuộc tập trận gọi là tái chiếm đảo. Tạp chí quốc phòng Anh, Jane’s Defense, tường thuật chi tiết tập trận bắn đạn thật trên báo ngày 3-8-2016.

Nếu như Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN tiếp tục ca bài 4 tốt và 16 chữ vàng thì TQ cho an vị để ký một thỏa thuận cho TQ được xử dụng một hải cảng nào đó với danh nghĩa ngụy trang là phục vụ cho kinh tế, như đã đặt cảng Hải Phòng vào con đường tơ lụa thế kỷ 21 vừa qua.

Trung Quốc sử dụng chiến thuật gậm nhấm từng phần, âm thầm thay đổi thực trạng trên các đảo hiện do họ kiểm soát. Đặt việc đã rồi.

Mua vũ khí là một việc. Triển khai vũ khí cũng là một việc. Thế nhưng có dám xử dụng vũ khí chống lại quan thầy truyền thống cũng là một việc hoàn toàn khác hẳn.

Trúc Giang

Minnesota ngày 24-8-2016

https://vietbao.com/p112a257112/trung-quoc-phat-dong-chien-tranh-nhan-dan-tren-bien-de-danh-voi-ai-


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung Quốc phát động chiến tranh nhân dân trên biển để đánh với ai?

Ngày 2-8-2016, Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, kêu gọi chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển

Trúc Giang MN

   https://i1.wp.com/freebeacon.com/wp-content/uploads/2014/06/Chinese-navy-Russian-exercises.jpg      .

1* Mở bài

Ngày 2-8-2016, Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, kêu gọi chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển để đối phó với đe dọa về an ninh, về chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Lực lượng chủ yếu của loại chiến tranh nầy là dân quân biển, tức là ngư dân, được cho là ngư dân yêu nước, ngư dân tự vệ.

Vậy lực lượng nầy đánh với ai?

Chiến tranh nhân dân trên biển nầy không thể đánh trực tiếp với Mỹ, vì tàu cá không thể đương đầu với chiến hạm trang bị hỏa tiễn hiện đại nhất hiện nay.

Cũng không phải để đánh với Philippines vì Phi rất yếu về mọi mặt.

Vậy đối tượng để ngư dân Trung Quốc tấn công là Việt Nam. Có nhiều mục đích như sau:

Một là lấy thịt đè người. Dùng số lượng tàu cá khổng lồ có trang bị những vũ khí và thiết bị hiện đại để ngăn cản, không cho tàu cá Việt Nam bén mảng đến vùng biển tranh chấp. Hai là, dùng sự có mặt của tàu cá Trung Quốc để xác định và chứng tỏ chủ quyền của họ trên biển. Ba là, tàu cá cùng với những tàu bán quân sự sẽ thiết lập một hàng rào để bảo vệ việc xây dựng các đảo nhân tạo và những công trình quân sự. Đồng thời ngăn cản Hải Quân Việt Nam cứu viện nếu mặt trận nổ ra khi Trung Quốc đánh chiếm các đảo hiện do Việt Nam kiểm soát.

Ngoài ra, đội dân quân biển nầy còn thu thập tin tức tình báo về hoạt động của tàu bè trên vùng biển xa.

Trung Quốc hạn chế việc xử dụng hải quân để tránh đụng độ với hải quân các nước liên hệ, có thể làm bùng nổ chiến tranh trên biển mà cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn xảy ra.

Chiến lược biển của Trung Quốc bao gồm hai mặt trận, ba chiến trường. Mặt trận Biển Hoa Đông và Biển Đông được thực hiện trên ba chiến trường đó là Hoa Đông, Biển Đông và chiến trường trên nội địa của nước Việt Nam.

Tóm lại, chiến tranh nhân dân trên biển được phối hợp với các cuộc chiến khác như quân sự, chính trị, kinh tế… để khống chế và đặt VN vào một khu tự trị của sắc tộc thiểu số thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh, do thỉnh nguyện của Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng ở Thành Đô ngày 3-9-1990. Như vậy Trung Quốc mới làm chủ được Biển Đông và kiểm soát con đường chiến lược về hàng hải để tàu ngầm từ căn cứ Tam Á ở Hải Nam được an toàn ra khỏi Biển Đông để đương đầu với Mỹ.
.

2* Trung Quốc áp dụng chiến thuật mới: Chiến tranh nhân dân trên biển

Thường Vạn Toàn kêu gọi: “Hãy nhận thức được tình hình an ninh quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quân đội, công an và người dân cần phải sẵn sàng cho việc huy động lực lượng để bảo vệ an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.

2.1. Chiến tranh nhân dân trên biển

https://i0.wp.com/static5.businessinsider.com/image/544920bdecad044875839bc1-506-253/beijing-says-the-indonesian-navy-fired-on-chinese-fishing-boat.jpg

Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến được huy động toàn lực quốc gia bao gồm lực lượng quân sự, bán quân sự và mọi tầng lớp nhân dân chiến đấu chống “xâm lược và bảo vệ tổ quốc, lãnh thổ”.

Chiến tranh nhân dân trên biển chủ yếu là dân quân biển là lực lượng đội lốt ngư dân, do Bộ Tổng Tham mưu Quân Đội TQ trực tiếp chỉ huy. Lực lượng nầy hiện có 8 triệu người trà trộn trong 21 triệu ngư dân với 439,000 tàu cá.

2.2. Tổ chức ngư dân tự vệ

“Ngư dân tự vệ hay dân quân biển đang được mở rộng vì nhu cầu của đất nước và vì ý của ngư dân muốn tham gia vào công tác an ninh quốc phòng để bảo vệ quốc gia”, một quan chức TQ nói với hãng tin Reuters như thế.

Đảo Hải Nam là nơi tập trung các quân đoàn ngư dân tự vệ Trung Quốc.

2.3. Huấn luyện ngư dân

Khóa huấn luyện đầu tiên được tổ chức trên bộ, bao gồm cứu hộ, chiến đấu, thu thập tin tức, sau đó sẽ thực tập trên biển từ tháng 5 đến tháng 8. Chính quyền trả tiền cho ngư dân theo học quân sự. Ngư dân được cấp tiền để thay thế tàu gỗ bằng tàu vỏ thép có trang bị vũ khí. Ngư dân nghĩ rằng họ dư sức tự bảo vệ và chóng trả khi kháng cự.

Ông chủ công ty họ Trần nói với Reuters rằng, công ty của ông được cung cấp tiền để mua tàu đánh cá loại lớn, vỏ thép, trọng tải hàng trăm tấn để đánh cá xa tận dưới Trường Sa và bảo vệ chủ quyền tổ quốc, chống tàu nước ngoài xâm phạm.

Đa số người Trung Quốc tin rằng Việt Nam đã xâm chiếm biển đảo của họ. Ông Trần cho biết chính quyền Hải Nam giải thích rằng lực lượng dân quân biển đang phát triển mạnh vì “ngư dân đã có quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và quyền lợi quốc gia ở Nam Sa” (Trường Sa).

Một chuyên gia quốc tế cho biết lực lượng dân quân biển nầy có nguy cơ xung đột với hải quân các nước khác, vì cho đến nay chỉ có Hải Quân Trung Quốc mới có nguyên tắc ứng xử và liên lạc với nhau để tránh đụng độ do hiểu lầm mà ra.

Lực lượng dân quân biển với tàu cá đông đảo, trang bị vũ khí tối tân sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu cá Việt Nam.

Ngoài ngư dân ra, Trung Quốc còn đào tạo những đơn vị chuyên ngành đặc biệt với kỹ thuật cao thực hiện chiến tranh phá hoại, như tin tặc phá hoại hệ thống vi tính của đối phương. Những đơn vị nầy trà trộn trong lực lượng tàu cá của ngư dân.

2.4. 50,000 tàu cá Trung Quốc mang vũ khí tràn xuống Biển Đông     https://i2.wp.com/www.bluebird-electric.net/oceanography/ocean_pictures/china-vietnam-navy-coast-guard-south-china-sea-disputes-june-2014.jpg   Lực lượng nầy, trang bị vũ khí và được huấn luyện sẽ tràn xuống Biển Đông. Mỗi tàu có từ 7 đến 10 người, như vậy quân số nầy có từ 350,000 đến 500,000 sẽ áp đảo toàn bộ ngư dân Việt Nam.

Vũ khí được trang bị bao gồm hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống liên lạc thường trực với tàu hải cảnh khi xảy ra xung đột mà cần hỗ trợ.

Lực lượng “ngư dân yêu nước” được trang bị vũ khí, dư sức đối phó với tàu cảnh sát biển Việt Nam và với tàu của các quốc gia khác trong khu vực. Họ tin tưởng như thế.

Hồi tháng 3 năm 2016 tàu cảnh sát Indonesia chận bắt một tàu cá TQ vi phạm lãnh hải, thì lập tức tàu hải cảnh TQ xuất hiện ngăn cản. Vụ việc gây căng thẳng quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

2.5. Chiến lược “Đánh bắt, phong tỏa, chiếm giữ và kiểm soát”

Tờ Washington Post dẫn lời của GS Alan Dupont, thuộc Đại học New South Wales, phân tích rõ ràng về chiến lược bành trướng của TQ ở Biển Đông, là cho tàu cá dọn đường thăm dò, gây hấn với tàu cá nước khác dưới sự bảo kê của tàu hải cảnh. Sau đó, hải cảnh tạo vòng vây phong tỏa khu vực, không cho tàu các nước khác tới gần để tiến hành bồi đắp, xây dựng và cuối cùng quân sự hóa. Tôi gọi đó là “Chiến lược đánh bắt, phong tỏa, chiếm giữ và kiểm soát”.

Chuyên gia Trương Hoành Châu, tại trường Nghiên Cứu Quốc Tế S.Rajaratnam (Singapore) đã khẳng định: “Giới chức Trung Quốc xem ngư dân và tàu cá là một công cụ trong việc mở rộng sự hiện diện để tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp”.
.

3* Việt-Trung gờm nhau ở Trường Sa

3.1. Việt Nam đưa hỏa tiễn ra Trường Sa

Hãng Reuters dẫn nguồn tin của phóng viên Greg Torode cho biết, Việt Nam đã bí mật đưa những giàn phóng hỏa tiễn di động đến 5 căn cứ ở Biển Đông, có khả năng tấn công các đường băng và những căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa.

Các nhà phân tích quân sự cho biết hệ thống hỏa tiễn đất đối đất EXTRA mà Việt Nam mua của Israel vô cùng lợi hại.

EXTRA có thể bắn rất chính xác trong phạm vi 150km với đầu đạn 150kg. Có thể mang bom chùm để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau cùng một lúc, kể cả tàu trên biển và mục tiêu trên đất liền. Điều nầy có nghĩa là các đường băng 3,000m ở đá Chữ Thập, đá Vành Khăn, đá Subi đều nằm trong phạm vi sát hại của loại tên lửa tối tân nầy.

Tiện lợi của loại tên lửa nầy là dễ di chuyển, có hiệu quả tiêu diệt lực lượng đổ bộ của địch. Hệ thống radar nhỏ gọn có thể triển khai dễ dàng trên đảo hoặc bãi đá ngầm.

GS Carl. Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, nói rằng việc Hà Nội triển khai các giàn hỏa tiễn cho thấy tình hình nghiêm trọng ở Biển Đông. Đường băng và các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa là mối đe dọa trực tiếp đối với Việt Nam.

3.2. Tên lửa EXTRA chỉ mang tính cách phô trương mà thôi

[IMG]

              Tên lửa EXTRA

Ngày 14-8-2016, tờ báo mạng Sputnik của Nga dẫn lời của chuyên gia Vasily Kashin, thuộc Viện Nghiên Cứu Viễn Đông (Nga), cho rằng động thái của Việt Nam không có ý nghĩa gì nhiều về mặt quân sự. Chỉ có giá trị phô trương, còn khi lâm trận thì các giàn pháo của Việt Nam rất dễ bị triệt hạ.

Chuyên gia này giải thích : « Trong một trận chiến thực thụ, sự sống còn của những hệ thống tên lửa này tùy thuộc vào khả năng rút đi nhanh chóng để tránh bị phản pháo ». Cho nên, « khi quyết định bố trí các giàn phóng tên lửa này trên những thực thể chỉ rộng khoảng 100×100 mét, tức là không có chỗ để hoạt động, thì động thái đó chỉ mang tính chất phô trương mà thôi ». Tên lửa di động trên đảo hẹp không có tác dụng nào cả.

3.3. Trung Quốc phóng vệ tinh giám sát Biển Đông

Ngày 10-8-2016, ngay sau khi có tin Việt Nam đã bí mật đưa giàn hỏa tiễn bố trí tại 5 địa điểm ở Trường Sa, thì Trung Quốc phóng một vệ tinh tên Cao Phân 3 mang radar có thể chụp hình rõ nét ở mặt đất và trên biển để thu thập tin tức tình báo tại vùng biển Trường Sa.

Vệ tinh Cao Phân 3 có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, phục vụ cho việc tranh chấp chủ quyền của họ ở Biển Đông.

3.4. Trung Quốc đưa vũ khí tối tân đến đảo Hải Nam

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông

Tân Hoa Xã cho biết, Không Quân Trung Quốc đã triển khai máy bay ném bom H-6 và chiến đấu cơ Su-30 để tuần tra, trinh sát và tiếp nhiên liệu chung quanh Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Một viên chức cao cấp tiết lộ cuộc diễn tập để đáp trả mối đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

3.5. Trung Quốc nói: Việt Nam sai lầm nghiêm trọng khi đưa tên lửa ra Trường Sa

Ngày 11-8-2016, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã cảnh cáo Việt Nam, cho đó là “sai lầm nghiêm trọng và khủng khiếp”. Đồng thời nhắc lại bài học hồi năm 1979, cho rằng Trung Quốc đã thắng. “Chúng ta cần phải đánh cho họ hộc máu mũi như Đặng Tiểu Bình từng làm hồi năm 1979”. Nhắc đến bài học thứ nhất có thể ám chỉ sẽ cho bài học thứ hai.

3.6. Hai nước đưa phi cơ ra Trường Sa để cứu thương

1). Việt Nam đưa máy bay ra Trường Sa cứu người

Ngày 13-8-2016, Hải Quân Việt Nam đã đưa một thủy phi cơ ra Trường Sa để đưa một người bị thương vào đất liền chữa trị. Báo trong nước đưa tin, một binh sĩ không quân bị tai nạn khi làm bờ kè, bị đập đầu vào đá bất tỉnh. Một thủy phi cơ DHC-6 chở một nhóm quân y ra Trường Sa để đưa bịnh nhân vào đất liền chữa trị.

2). Trung Quốc đưa phi cơ quân sự xuống Trường Sa để cứu thương

Hồi tháng 4 năm 2016, một máy bay quân sự TQ đã đáp xuống đường băng đá Chữ Thập để chở một bịnh nhân.

Việc đưa máy bay ra đảo chở người chỉ là cái cớ che đậy hành động quân sự: chở quân, chở tiếp tế, cứu thương…

Trung Cộng dám đưa máy bay quân sự, nhưng Việt Cộng khiêm nhường hơn, dùng máy bay dân sự.
.

4* Cuộc chiến Việt-Trung

Cuộc chiến Việt-Trung diễn ra trên hai chiến trường. Một trên biển và một trên bộ.

Cuộc chiến do Trung Quốc tiến hành với mục đích khống chế Việt Nam, không cho “thoát Trung”, mà vẫn buộc VN ở trong tình trạng của thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm, từ 1990 đến nay. Tức là một khu tự trị của sắc tộc thiểu số thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh.

Trung Cộng muốn khống chế Việt Cộng để tàu ngầm của họ được an toàn ra khỏi Biển Đông đương đầu với Hoa Kỳ.

Vì mục đích khống chế, cho nên TQ không đánh chiếm VN. Không tiêu diệt Đảng và chế độ Cộng Sản VN. Nếu như Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng vẫn tiếp tục tung hô 4 tốt và 16 chữ vàng, tiếp tục khom lưng cúi đầu thì được cho an vị. Do tình hình mới, nhiệm vụ mới, nên được cho phép phản đối “linh tinh vô tổ chức” chỉ bằng mồm mà thôi.

Đảng CSVN đã đặt cảng Hải Phòng vào con đường tơ lụa thế kỷ 21, dùng cảng nầy để đưa hàng hóa vào những tỉnh phía nam Trung Quốc. Thì cũng có thể ký một thỏa thuận hoặc hiệp ước để cho TQ sử dụng Cam Ranh hoặc Đà Nẵng hay một cảng nào đó ở ven biển, bảo đảm an toàn cho tàu ngầm TQ ra khỏi Biển Đông để đương đầu với Mỹ.

4.1. Chiến trường Việt-Trung trên biển

https://i0.wp.com/1n6yee3yf9w6rficx2tdzl9s.wpengine.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2015/04/1566134930819.jpgTàu cá TQ lấy thịt đè người

 https://i1.wp.com/images.chinatopix.com/data/thumbs/full/92556/600/0/0/0/to-the-bottom.jpg  Indonesia đánh chìm tàu cá Việt Nam

Thực hiện chiến tranh nhân dân trên biển, Trung Quốc dùng số lượng khổng lồ của tàu cá để loại tàu cá Việt Nam ra khỏi ngư trường trên vùng biển của mình. Họ phải xuống đánh bắt cá ở vùng biển của Thái Lan và Indonesia.

Ngày 17-8-2016, nhân kỷ niệm quốc khánh lần thứ 71, tổng thống Indonesia, Joko Widodo, cho dùng thuốc nổ đánh chìm 71 tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển của họ trong đó có 13 tàu cá VN. Ngoài ra cũng đã có hàng chục tàu cá VN bị đánh chìm ở Indonesia trong nhiều thời gian khác nhau.

Trên Biển Đông, TQ chiếm tài nguyên của VN, đưa ngư dân VN vào tình trạng tuyệt vọng hết con đường sinh sống. Tàu TQ đã liên tiếp đâm chìm tàu cá VN.

4.2. Chiến tranh Việt-Trung trên bộ

Cuộc chiến diễn ra không ngừng trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa…Mới đây nhất là vụ tin tặc tấn công các sân bay từ bắc chí nam VN. Tác hại rất nghiêm trọng vì họ đã có khả năng làm tê liệt hệ thống máy tính trên toàn lãnh thổ, đe dọa trầm trọng về an ninh của VN.

Ngoài ra còn vụ hai chiếc máy bay Su-30MK2 và CASA 212 bị mất tích một cách kỳ lạ. Các chuyên viên cho rằng máy bay bị “va đập”, bị “tác dụng từ bên ngoài”. Thủ phạm là ai, thì ai ai cũng biết.

Gây kinh hoàng ở biên giới Việt Trung. 16 vụ bắt cóc mổ lấy nội tạng ở biên giới. Ngày 10-8-2016, các trang mạng xã hội đưa lên một văn thư của công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai cho biết trong 6 tháng đầu năm đã có 16 vụ bắt cóc để mổ lấy nội tạng như: gan, thận, tim, mắt. Bọn Trung Quốc được tổ chức mỗi nhóm từ 3 đến 5 người, đi trên xe hơi không có bảng số. Đối tượng bắt cóc là gia đình có người già, trẻ em, học sinh đi học thêm, trẻ em chăn gia súc…

Một vụ gây kinh hoàng khác hồi cuối năm 2014, người lạ thả rắn lục đuôi đỏ tấn công người trên 10 tỉnh Việt Nam.

Tin tức gây kinh hoàng và bất an trong đời sống.

Cộng Sản Việt Nam vẫn còn trung thành với Tàu Cộng. Xây cung Hữu Nghị Việt Trung, vay 300 triệu USD để làm đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái. Hiệp ước Nghề cá cho phép tàu cá TQ được vào khai thác thủy sản ở vùng biển VN.
.

5* Vụ tin tặc tấn công các sân bay Việt Nam năm 2016

     Vu tin tac tan cong san bay: Khach xep hang cho dong nghet hinh anh 5

5.1. Tổng quát về cuộc tấn công

Cuộc tấn công nghiêm trọng nhất lịch sử máy tính Việt Nam xảy ra chiều ngày 29-7-2016 tại 4 phi trường trên toàn lãnh thổ từ bắc tới nam. Các sân bay bị tấn công là sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và sân bay Phú Quốc. Sự nghiêm trọng là đã khống chế toàn bộ các hệ thống thông tin liên lạc và chỉ huy trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tin tặc đã chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện và chèn thêm những lời chửi bới Việt Nam và Philippines về Biển Đông. Hệ thống phát thanh cũng vang lên những nội dung như thế.

Trang mạng Vietnam Airlines bị tin tặc xâm nhập, phổ biến công khai danh sách của 411,000 hành khách quan trọng trong chương trình Bông Sen Vàng (Golden Lotus Program). Là chương trình giữ bí mật, ghi lại danh sách khách hàng đi nhiều dặm (mile) nhất để được hưởng những tiện nghi trên phi cơ của những chuyến đi. Thông tin về khách hàng gồm có tên họ, địa chỉ, quốc tịch, chức vụ, đơn vị làm việc, số mật mã thẻ tín dụng, ngân hàng…

Cuộc tấn công nầy được đánh giá là nghiêm trọng và lớn nhất, nhất là về an ninh quốc gia. Kẻ thù có khả năng làm tê liệt toàn bộ hệ thống điện tử về thông tin, liên lạc và chỉ huy của Việt Nam.

5.2. Bối cảnh

Philippines bị tin tặc tấn công chỉ vài giờ sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA ra phán quyết Phi thắng vụ kiện, thì 68 trang mạng chính phủ bị tấn công bằng “từ chối dịch vụ” DDoS. (DDoS=Distributed Denial of Service)

Vụ tấn công các phi trường Việt Nam được cho là có dính líu đến một hành khách phụ nữ Trung Quốc, than phiền về việc một nhân viên Việt Nam đã viết chữ “Fuck you” vào hộ chiếu có hình lưỡi bò của bà. Nhưng đó không phải là lý do chủ yếu để Trung Quốc mở cuộc tấn công nầy.

5.3. Diễn biến vụ tấn công

Ngày 29-7-2016.

Lúc 13 giờ 46 phút hệ thống điện toán phi trường Tân Sơn Nhất bị tấn công.

Lúc 16 giờ 7 phút, hệ thống máy tính của phi trường Nội Bài bị tấn công.

Các hệ thống làm thủ tục đăng ký chuyến bay của hai hãng hàng không VietJet Air và Vietnam Airlines tại hai phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất không hoạt động nên nhân viên phải viết tay trên giấy, thay vì trên máy computer. Do đó các chuyến bay bị đình trệ.

Hai sân bay Đà Nẵng và Phú Quốc cũng bị tấn công tương tự.

Màn hình của website Vietnam Airlines hiện ra phù hiệu của Toán tin tặc 1937 CN với lời lẽ chửi bới VN và Philippines, và xác định Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc như sau:

      UST Museum Site Hacked By China 1937CN tEamhttp://image.xahoi.com.vn/resize_580x1100/news/2014/05/13/cac-trang-mang-bi-trung-quoc-hacker-3.jpg

“FUCK VIETNAM PHILIPPINES JOINT ACTIONT * #Op CHINA ACTION IS IGNORANCE!

VIETNAM THE PHILIPPINES ONLY THE UNITED STATES, JAPAN, RESTRICT CHINA’S PAWN* MAN TO BE LOW KEY

SOUTH CHINA SEA IS CHINA’S INHERENT TERRITORY

CHINA’S TERRITORIAL INVIOLABILITY * THIS IS A WARNING FROM CHINA 1937 CN TEAM”

5.4. Ai rước voi về giày mả tổ?

Các nhà mạng lớn Việt Nam đang xử dụng thiết bị của Trung Quốc.

Ngày 2-8-2016, tại cuộc họp báo chính phủ, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin -Truyền thông, cho báo chí biết: “Chúng ta không thể bảo đảm được an toàn và an ninh mạng nếu chúng ta vẫn còn lệ thuộc vào công nghệ Trung Quốc. Các nhà mạng lớn của Việt Nam hiện nay như VNPT, Viettel đang xử dụng công nghệ của nhà mạng ZTE và Huawei (Hoa Vi) của TQ.

Tập đoàn Huawei đã bị Mỹ và các quốc gia khác tẩy chay, cấm cửa vì hành động gián điệp.

Ông Tuấn cho rằng việc sử dụng công nghệ TQ là do “hoàn cảnh lịch sử” để lại.

Vậy ai là người rước voi về giày mả tổ, cõng rắn về cắn gà nhà?

“Hoàn cảnh lịch sử” đó là lịch sử làm tay sai của đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Trung Cộng.
.

6* Những nghi vấn về vụ viết bậy trên hộ chiếu và cá chết Formosa

6.1. Viết Fuck you trên hộ chiếu

                         http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/27/160727095138_chinese_passport_640x360_peoplesdaily_nocredit.jpg

.
Một nhân viên ở phi trường Tân Sơn Nhất, chỉ trong ba phút, mà dám viết hai chữ “Fuck you” trên hai trang 08 và 24 trong hộ chiếu của một hành khách phụ nữ Trung Hoa, viết bậy trước mặt số đông hành khách khác, nếu như không có chỉ thị hoặc cho phép của cấp trên. Vì đó là việc rất hệ trọng, có thể bể chén cơm như chơi.

Mà ngay cả cấp trên cũng không dám cả gan làm một việc tào lao không có một hiệu quả nào cả. Mà trái lại có thể bị ghép vào tội gây căng thẳng, làm rối và phức tạp thêm tình hình. Nếu như bà xẩm đó không biết tiếng Anh, hoặc không đọc thì viết bậy như thế chả có tác dụng nào cả.

Nhân viên sân bay không có bài bản chiến tranh tâm lý đối với Trung Cộng.

6.2. Vụ cá chết của Formosa

Formosa thật sự đã có xả chất độc ra biển từ 8 năm nay. Thế nhưng tại sao lại bùng nổ cá chết một lúc vào 4 tỉnh ven biển VN trong tình hình căng thẳng Việt-Trung như lúc nầy.

Trước kia cũng đã có tình trạng “dầu lạ” tràn vào các tỉnh ven biển làm thiệt hại các trại nuôi trồng thủy sản và bãi tắm du lịch.

Do đó, cá chết có thể là một nghi án. Không loại trừ khả năng Tập Cận Bình thừa cơ Formosa thải khí độc ra biển, ra tay tấn công VN. Đó là dùng một hòn đá mà ném trúng hai con chim: con chim của bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan, và con chim Nguyễn Phú Trong, đầu đảng CSVN.
.

7* Mối đe dọa mới ở biên giới phía tây, nam Việt Nam

Ngày 10-8-2016, Campuchia gởi công hàm phản đối Việt Nam xây tiền đồn công an và 5 hồ nước ở biên giới đang tranh chấp và yêu cầu phải ngưng ngay những vi phạm vào lãnh thổ Campuchia.

Hun Sen. Người đồng chí đã được CSVN dựng lên trong chính phủ bù nhìn suốt thời gian 10 năm VN chiếm đóng Campuchia (CPC), bây giờ đã ngã hẳn về phía Trung Quốc. “Việt Nam không phải là ông chủ của tôi” Hun Sen viết như thế trên facebook.

Ngày 24-7-2016, tại hội nghị bộ trưởng của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN=Association of Southeast Asian Nations), CPC là nước duy nhất trong 10 thành viên của hiệp hội, không cho đưa phán quyết của tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA=Permanent Court of Arbitration) vào tuyên bố chung của hiệp hội. Phán quyết ngày 12-7-2016 bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TQ ở Biển Đông.

Trước kia ở hội nghị thượng đỉnh của ASEAN năm 2012 được tổ chức tại Phnom Penh, với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Hun Sen không đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự và vào bản tuyên bố chung của hội nghị.

Ngoài ra, CPC còn đứng về phe Trung Quốc, công nhận chỉ có một quốc gia Trung Quốc. (Không công nhận Đài Loan). Về Biển Đông, tán thành chủ trương của TQ là giải quyết tranh chấp biển theo giải pháp song phương. Không công nhận tòa PCA và cũng không công nhận phán quyết của tòa ngày 12-7-2016.

Campuchia đã ngã hẳn về phía TQ rồi. CPC là tiền đồn của TQ cho nên VN phải hứng chịu thêm một áp lực ở biên giới phía tây, nam VN.
.

8* Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp trên cơ sở thương lượng, đàm phán

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, ủy viên Bộ Chính Trị cho báo chí biết, Việt Nam bảo vệ chủ quyền bằng phương pháp hòa bình, thông qua cơ sở thương lượng, đàm phán. Việt Nam kiên trì và kiên quyết khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa theo luật pháp quốc tế.

Trái lại, Trung Quốc kêu gọi chiến tranh với VN để bảo vệ an ninh và chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa).
.

9* “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”

Giết bọn giặc Việt Nam để làm lễ vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa.

9.1. Việt Nam vong ân bội nghĩa lòng lang dạ sói

Trung Quốc giáo dục nhồi sọ và tuyên truyền lừa bịp khiến cho thế hệ trẻ ngày nay ở Trung Quốc tin tưởng rằng hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là thuộc chủ quyền của TQ.

“Quần đảo Nam Sa vốn là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, giành giật làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai. Trong số các đảo bị chiếm đoạt, bọn Việt Nam vong ân bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng lớn nhất.

Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhưng không ngờ bọn VN không những không biết ơn TQ, mà trái lại còn lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực lớn thứ ba thế giới, đã liên tiếp khiêu khích Trung Quốc”.

Thường Vạn Toàn kêu gọi toàn quân, toàn dân mở cuộc chiến đánh Việt Nam để bảo vệ an ninh và chủ quyền ở Trường Sa.

9.2. “Cộng Sản Việt Nam lòng lang dạ sói, vong ân bội nghĩa”

GS Vũ Cao Đàm dịch bài viết tựa đề “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”. Phải giết bọn giặc VN để làm lễ vật tế cờ trong trận chiến thu hồi Nam Sa.

“Việt Nam là một quốc gia lòng lang dạ sói, tiểu nhân bỉ ổi, lừa thầy phản bạn, vong ân bội nghĩa không biết xấu hổ.

Xem ra VN muốn đi theo vết xe cũ. Nếu bài học năm 1979 chưa đủ dạy cho VN một bài học tơi bời, thì sắp tới đây chúng ta phải làm triệt để hơn, để VN có một bài học nhớ đời. Cũng là lợi ích lâu dài của TQ”.
.

9.3. Cần phải cho bài học thứ hai

“Để cho một nước lỏi con như VN xâm phạm lãnh thổ của mình thì sự khoan dung thái quá là tự hủy diệt nình. Cho nên phải dùng vũ lực tấn công VN một cách tàn nhẫn. Cần phải phá hủy triệt để các cơ sở quân sự, tất nhiên bao gồm tất cả hạ tầng cơ sở dân sự của VN.

Đối với một nước vô liêm sỉ như vậy, chúng ta không cần phải quan tâm đến đạo đức và nhân đạo làm gì. Chỉ cần hợp với lợi ích quốc gia thì đó là cuộc chiến tranh chánh nghĩa”.

Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Chính sách Quốc gia, tuyên bố: “Trung Quốc đã từng dạy cho VN một bài học và có thể dạy cho VN một bài học lớn hơn, nếu VN tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi đao thì sớm muộn gì cũng có ngày VN sẽ ngã trên lưỡi đao đó”.

“Việt Nam là bọn tham lam kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại Nam Sa. Không chiến đấu thì không thể lấy lại biên cương quốc thổ.

Như vậy, cuộc chiến Nam Sa không thể tránh khỏi. Đánh muộn không bằng đánh sớm. Bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công. Tiêu diệt bọn Cộng Sản Việt Nam”.

(GS Vũ Cao Đàm dịch từ bài “Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ”)
.

10* Nếu chiến tranh trên biển nổ ra thì sao? Việt Cộng có dám không?

Việt Nam đưa hỏa tiễn EXTRA vô cùng lợi hại ra Trường Sa. Thế nhưng, vô cùng lợi cũng sẽ trở nên vô cùng hại.

Để tránh bị thiệt hại nặng nề trên biển, Trung Cộng sẽ làm phân tán và làm suy yếu lực lượng Việt Cộng khắp nơi trên bộ. Cuộc tấn công toàn bộ đánh vào các mục tiêu quân sự, kinh tế, xã hội…Tàu ngầm, máy bay, hỏa tiễn trên trời, dưới đất, dưới biển đồng loạt tấn công.

Đội quân thứ năm gồm những bộ đội đội lốt công nhân ra tay. Đánh phá nhà máy điện, cắt đường dây điện thoại, cô lập bộ chỉ huy vói các đơn vị. Phá hủy cầu đường ngăn chặn việc chuyển quân và làm công tác tình báo.

Tin tặc tấn công các hệ thống máy tính như đã diễn tập trong việc tấn công các sân bay ngày 29-7-2016 vừa qua. Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị chìm dưới biển nước do các đập thượng nguồn Mekong xả nước xuống.

Chiến sự nổ ra, Việt Nam đơn độc chống người đồng chí khổng lồ vô cùng tàn bạo và nham hiểm.

Mỹ khoanh tay đứng ngoài hút gió coi chơi. Chờ cho đến thời cơ thuận lợi, có thể lôi kéo được VN thì mới nhào vô cứu nạn. Trung Cộng biết thế nên bài học thứ hai sẽ diễn ra trong một thời gian ngắn, đủ để thực hiện hội nghị Thành Đô 2 mà thôi.

Trước sau gì đảng CSVN cũng vẫn khư khư ôm đít Tàu Cộng. Không có ông lú nầy thì còn nhiều ông thế nầy ông thế kia tiếp tục ca bài 16 chữ.

Thê thảm cho dân tộc Việt Nam là thế.
.

11* Kết luận

Trung Quốc không dễ gì từ bỏ Biển Đông vì đó là lợi ích cốt lõi quyết định vận mạng sống còn của họ. Trận chiến thu hồi Nam Sa bao gồm việc đánh chiếm các đảo hiện do Việt Nam kiểm soát. Biết được như vậy nên VN mới đưa hỏa tiễn EXTRA ra Biển Đông. Và đã thực hiện một cuộc tập trận gọi là tái chiếm đảo. Tạp chí quốc phòng Anh, Jane’s Defense, tường thuật chi tiết tập trận bắn đạn thật trên báo ngày 3-8-2016.

Nếu như Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN tiếp tục ca bài 4 tốt và 16 chữ vàng thì TQ cho an vị để ký một thỏa thuận cho TQ được xử dụng một hải cảng nào đó với danh nghĩa ngụy trang là phục vụ cho kinh tế, như đã đặt cảng Hải Phòng vào con đường tơ lụa thế kỷ 21 vừa qua.

Trung Quốc sử dụng chiến thuật gậm nhấm từng phần, âm thầm thay đổi thực trạng trên các đảo hiện do họ kiểm soát. Đặt việc đã rồi.

Mua vũ khí là một việc. Triển khai vũ khí cũng là một việc. Thế nhưng có dám xử dụng vũ khí chống lại quan thầy truyền thống cũng là một việc hoàn toàn khác hẳn.

Trúc Giang

Minnesota ngày 24-8-2016

https://vietbao.com/p112a257112/trung-quoc-phat-dong-chien-tranh-nhan-dan-tren-bien-de-danh-voi-ai-


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm