Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới
Brett Arends, MarketWatch - Hoa Kỳ bây giờ không còn là cường quốc kinh tế số 1 trên thế giới và chỉ đứng hàng thứ nhì sau Trung Quốc.
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF cho biết năm nay sản lượng kinh tế của Trung Quốc là 17,600 tỷ dollars so với Hoa Kỳ 17,400 tỷ dollars. Ðầu thế kỷ này, năm 2000, sản lượng Hoa Kỳ hãy còn gần gấp 3 lần Trung Quốc.
|
Mãi lực thật (real purchasing-power) của Trung Quốc chiếm 16.5% kinh tế toàn cầu, của Hoa Kỳ là 16.3%.
Ðây là lần đầu tiên kể từ thời Ulysses S. Grant, tổng thống thứ 18 (1869-1877), Hoa Kỳ không là cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.
Hai năm trước, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để lên hạng nhì, đến nay tiến lên hàng đầu, nhanh hơn dự đoán của các phân tích gia kinh tế là 2017. Ðiều này do mới đây Trung Quốc đã quyết định tính Tổng Sản Lượng Nội Ðịa GDP theo tiêu chuẩn quốc tế, trước kia những hoạt động này không được tính đến.
Ðể so sánh các nền kinh tế, IMF dựa trên tỷ suất bình giá PPP (Purchasing-Power Parity), tính căn cứ trên sản lượng thay vì theo sự dao động của ngoại hối. Một món hàng, chẳng hạn ly cà phê Frappucino của Starbucks bán tại Bắc Kinh và tại Minneapolis có giá ngang nhau dù cho hối suất ngoại tệ như thế nào.
Nếu căn cứ trên hối suất quốc tế, kinh tế Mỹ hãy còn lớn hơn Trung Quốc tới 70%, nhưng theo Brett Arends của MarketWatch thì cách tính toán này là không đủ ý nghĩa. Bởi vì giả dụ đồng dollar mất giá 10% trên thị trường hối đoái quốc tế thì kinh tế Mỹ co rút lại hay sao? Và với việc đồng yen xuống giá mới đây, kinh tế Nhật không còn nữa chăng?
Tuy nhiên GDP trên mỗi đầu người ở Mỹ vẫn còn gấp 4 lần Trung Quốc có nghĩa dù chỉ còn là cường quốc kinh tế số 2, Hoa Kỳ vẫn là nên kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Nhưng đừng nên quên rằng trải qua lịch sử, quyền lực chính trị và quân sự luôn luôn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế. Anh Quốc là nước sản xuất kỹ nghệ đúng đầu thế giới trước khi trở thành cường quốc bá chủ đại dương. Kinh tế xuống dốc đưa tới sự suy yếu và sụp đổ của đế quốc Anh. Pháp và Tây Ban Nha cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Biến chuyển không xảy ra ngay một sớm một chiều, nhưng về lâu về dài tất cả mọi việc đều thay đổi, Hoa Kỳ đã lãnh đạo thế giới từ 1945 sau Thế Chiến II hay đúng hơn trên nhiều mặt là từ thế kỷ 19. Trong 200 năm từ trận Waterloo 1815 (Napoleon bị đánh bại), Anh và Hoa Kỳ - một nền quân chủ lập hiến và một nền dân chủ - khống chế thế giới. Trải qua những cơn sóng gió hai quốc gia này đã đứng tiên phong bảo vệ tự do, dân chủ và quyền hiến định. (HC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới
Brett Arends, MarketWatch - Hoa Kỳ bây giờ không còn là cường quốc kinh tế số 1 trên thế giới và chỉ đứng hàng thứ nhì sau Trung Quốc.
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF cho biết năm nay sản lượng kinh tế của Trung Quốc là 17,600 tỷ dollars so với Hoa Kỳ 17,400 tỷ dollars. Ðầu thế kỷ này, năm 2000, sản lượng Hoa Kỳ hãy còn gần gấp 3 lần Trung Quốc.
|
Mãi lực thật (real purchasing-power) của Trung Quốc chiếm 16.5% kinh tế toàn cầu, của Hoa Kỳ là 16.3%.
Ðây là lần đầu tiên kể từ thời Ulysses S. Grant, tổng thống thứ 18 (1869-1877), Hoa Kỳ không là cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.
Hai năm trước, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để lên hạng nhì, đến nay tiến lên hàng đầu, nhanh hơn dự đoán của các phân tích gia kinh tế là 2017. Ðiều này do mới đây Trung Quốc đã quyết định tính Tổng Sản Lượng Nội Ðịa GDP theo tiêu chuẩn quốc tế, trước kia những hoạt động này không được tính đến.
Ðể so sánh các nền kinh tế, IMF dựa trên tỷ suất bình giá PPP (Purchasing-Power Parity), tính căn cứ trên sản lượng thay vì theo sự dao động của ngoại hối. Một món hàng, chẳng hạn ly cà phê Frappucino của Starbucks bán tại Bắc Kinh và tại Minneapolis có giá ngang nhau dù cho hối suất ngoại tệ như thế nào.
Nếu căn cứ trên hối suất quốc tế, kinh tế Mỹ hãy còn lớn hơn Trung Quốc tới 70%, nhưng theo Brett Arends của MarketWatch thì cách tính toán này là không đủ ý nghĩa. Bởi vì giả dụ đồng dollar mất giá 10% trên thị trường hối đoái quốc tế thì kinh tế Mỹ co rút lại hay sao? Và với việc đồng yen xuống giá mới đây, kinh tế Nhật không còn nữa chăng?
Tuy nhiên GDP trên mỗi đầu người ở Mỹ vẫn còn gấp 4 lần Trung Quốc có nghĩa dù chỉ còn là cường quốc kinh tế số 2, Hoa Kỳ vẫn là nên kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Nhưng đừng nên quên rằng trải qua lịch sử, quyền lực chính trị và quân sự luôn luôn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế. Anh Quốc là nước sản xuất kỹ nghệ đúng đầu thế giới trước khi trở thành cường quốc bá chủ đại dương. Kinh tế xuống dốc đưa tới sự suy yếu và sụp đổ của đế quốc Anh. Pháp và Tây Ban Nha cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Biến chuyển không xảy ra ngay một sớm một chiều, nhưng về lâu về dài tất cả mọi việc đều thay đổi, Hoa Kỳ đã lãnh đạo thế giới từ 1945 sau Thế Chiến II hay đúng hơn trên nhiều mặt là từ thế kỷ 19. Trong 200 năm từ trận Waterloo 1815 (Napoleon bị đánh bại), Anh và Hoa Kỳ - một nền quân chủ lập hiến và một nền dân chủ - khống chế thế giới. Trải qua những cơn sóng gió hai quốc gia này đã đứng tiên phong bảo vệ tự do, dân chủ và quyền hiến định. (HC)