Truyện Ngắn & Phóng Sự

Truyện Nhiều Kỳ Cuối Tuần: Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 6 - Topa

( HNPĐ ) Tờ giấy chứng nhận bệnh trạng thì quá dễ rồi. Người phải bị sống trong nước Việt Nam cộng phỉ nếu ai có tiền thì mua tiên cũng còn được huống hồ chi ba cái giấy lẻ tẻ này.



( HNPĐ ) Tờ giấy chứng nhận bệnh trạng thì quá dễ rồi. Người phải bị sống trong nước Việt Nam cộng phỉ nếu ai có tiền thì mua tiên cũng còn được huống hồ chi ba cái giấy lẻ tẻ này. Tôi đã hậu hỉ cho vị bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy hai trăm ngàn (200.0000) trong khi giá tiền khám bệnh chỉ năm ngàn (5.000) và, bác sĩ liền ký giấy ngay cho tôi.
Từ phòng khám bệnh đi ra cổng, tôi cứ nghĩ đến ngày tôi rời khỏi cái đất nước khốn nạn này mà trong lòng vui sướng quá. Ngày mai thứ năm, buổi sáng tôi sẽ đi gặp mấy tên phỉ để nhận lại giấy tờ rồi sau đó tôi sẽ đến ngay phòng vé máy bay. Hy vọng tôi sẽ có chuyến bay cùng ngày, nếu trễ thì ngày hôm sau cũng được. Và, thứ hai tuần tới tôi đã có thể tiếp tục những công việc đang chờ đợi tôi. Tôi đưa tay ngoắc chiếc xích lô đạp đang chạy tới. “Cho tôi về chợ Bà Chiểu.”
Tôi đứng bên này đường, con đường ngày trước tên Chi Lăng nay đã bị thay tên Phan Đăng Lưu là ai mà tôi không hề biết. Tên Lưu này dĩ nhiên phải là tên cộng phỉ và phải có công trạng lớn lắm; phải giết hoặc ra lệnh giết thật nhiều đồng bào vô tội nên mới được chọn đặt cho con đường trước chợ Bà Chiểu. Đây là lần đầu tiên tôi đến chợ Bà Chiểu. Tôi đến đây vì muốn nhìn thấy nhà lao Gia Định xem nó ra làm sao, có rùng rợn lắm không. Mặt trước nhà lao cũng giống như các cơ quan của nhà cầm quyền. Nghĩa là cũng có lính gác cổng trang nghiêm chứ không có vẻ gì rùng rợn cả. Nhưng, qua các sách báo đã phổ biến thì bên trong vô cùng rùng rợn… sau ngày mất Sàigòn. Việt Nam sau ngày bị bọn phỉ chiếm đóng thì nhà tù mọc lên khắp nơi. Bọn cộng phỉ đã từng kịch liệt lên án nhà lao này lúc còn người Pháp cai trị; là tàn ác là dã man. Qua những người từng ở đây và đã tường thuật lại, tôi hiểu được được sự tàn bạo của bọn phỉ đối với đồng bào miền Nam gấp ngàn lần những gì mà bọn phỉ từng lên án. Nội việc nhà cầm quyền cộng phỉ gạt những người sĩ quan miền Nam đã chịu buông súng, nói là đi học tập muời ngày, một tháng, nhưng rồi bắt giam hết mà có nhiều người phải bị giam gần cả hai chục năm trời. Xem như những người tù đó bị mất toi một phần ba cuộc đời; nếu tính trung bình đời người Việt Nam thọ sáu mươi năm. Trong khi bị giam họ lại bị bắt buộc làm việc thật nặng nề trên núi cao hoặc trong rừng sâu nhiều hiểm nguy, nhưng lại không cho mặc đủ ấm và cho ăn thật ít lại luôn luôn khủng bố tinh thần. Đối xử với người cùng màu da và tiếng nói hết sức tàn ác, hết sức dã man, hết sức man rợ… bọn cộng phỉ Bắc Việt hơn hẳn các quốc gia trong khối cộng sản.
Tôi đi bộ từ chợ Bà Chiểu theo hướng Lăng Ông cho đến khi nhìn thấy khách sạn tôi ở xuất hiện từ xa. Tôi đứng lại nhìn về khách sạn mà cho đến hôm nay cũng chỉ có tôi là người khách độc nhất. Nhớ lại hôm tôi ra khỏi trại tạm giam, anh Khương - tên người chủ khách sạn- cùng vợ đang ngồi nơi phòng khách thì thấy tôi từ ngoài đi vào với thân hình ốm nhom và râu ria mọc lởm chởm trên cái mặt xanh lè; đã làm cho cà hai anh chị nhảy dựng lên như dưới chỗ ngồi của hai người có gắn lò xo: “Anh bị sao vậy? Anh đi đâu mấy ngày nay làm chúng tôi lo quá.” Tôi vừa thở như cố lấy hơi vừa trả lời vì đang làm ra vẻ còn mệt lắm: “Tôi đến phòng xuất nhập cảnh thì tình cờ gặp lại mấy người bạn rồi đi chơi với họ. Không ngờ tôi bị tiêu chảy đến không làm sao cầm lại được. Nhưng hôm nay thì… khá rồi.” – “Anh cần bác sĩ đến khám không?” – “Không. Cám ơn anh chị nhiều. Chiều nay nhờ chị mua cho tôi tô cháo lòng với mấy cái bánh giò chéo quẩy, nha chị.” – “Mới bị… ăn như vậy sợ không tốt đâu. Để tôi nấu cháo thịt với nhiều hành ,tiêu và gừng ăn cho ấm bụng.” Tôi gật đầu và mỉm cười với người đàn bà thật hiền và thật dễ thương, rồi đi thẳng lên lầu. Tôi cần ngủ một giấc rồi sau đó tắm rửa và cạo râu. Ngày mai tôi sẽ đến bệnh viện xin giấy chứng bệnh rồi đi đổi tiền để tối đến đi gặp tên phỉ Mai Quốc Anh.

28/2/1991

Sáng hôm nay thứ năm , tôi cầm tờ chứng nhận của bác sĩ và hí ha hí hửng đi gặp tên Phạm Cang. Sau khi tôi đưa cho hắn tờ giấy chứng nhận của bác sĩ và ba triệu ba trăm ngàn đồng tiền Hồ thổ tả (3.300.000), thì được nghe Cang nói mà tôi thì cứ như người trong chuyện phim của Liên Xô thời  mới mất miền Nam: “Năm người từ trên trời rơi xuống.” Tôi cũng như người từ trên trời rơi xuống khi nghe Cang từ tốn nói: “Chúng tôi sẽ nộp ngay giấy này cho bên Viện kiểm sát trong buổi sáng hôm nay. Hy vọng họ sẽ giải quyết thật sớm cho anh”  Tôi giật mình đến hoảng hốt và hỏi lại: “Nghĩa là tôi vẫn chưa được nhận lại passport sao anh?” – “Chưa. Anh mới được tại ngoại thôi, còn phải chờ xem Viện kiểm sát quyết định là anh phải đóng phạt hay ra tòa thì khi đó anh mới được nhận lại passport.” Tôi muốn la lên thật lớn cho hả tức. Mới hai ngày trước “thằng khốn nạn” này còn quả quyết là tôi sẽ nhận lại giấy tờ, thế mà bây giờ… Bọn phỉ đã quay tôi giống như cái chong chóng. Tối hôm qua tôi đã… lỡ đưa cho tên Mai Quốc Anh gần mười triệu đồng vì tưởng là xong. Tôi nói với Phạm Cang giọng nói thật thiểu não: “Tôi hết tiền rồi. Tôi đâu ngờ phải bị tốn kém nhiều vậy thì làm sao có tiền để đóng phạt.” Gương mặt của “thằng khốn nạn” vẫn trơ trơ và còn làm ra vẻ ban ơn cho tôi. “Tôi sẽ giúp anh bằng cách ngay bây giờ chính tôi sẽ qua bên Viện kiểm sát nộp giấy này đồng thời tôi đề nghị cho anh được về sớm vì công việc bên kia đang cần anh. Khoảng… thứ hai đầu tuần anh đến gặp tôi, tôi sẽ cho anh biết kết quả.”  Phạm Cang quay người đi nên tôi cũng lẳng lặng đi thẳng ra cổng và cũng không quay đầu nhìn lại phía sau.
Trái tim tôi đau quặn thắt nên tôi thấy bầu trời như xám xịt lại. Lời nói của Phạm Cang tuy nhẹ nhàng nhưng như những mũi kim ghim vào trái tim làm bùng lên những cơn u uất và hận thù. Nỗi hận thù rồi như tâm bệnh sẽ theo tôi đến tận cùng cuộc đời. Làm sao tôi có thể tha thứ cho bọn người không bao giờ biết nói sự thật và chỉ muốn hãm hại người khác.
Ba ngày cuối tuần tôi phải làm gì cho mau qua để thứ hai tới tôi sẽ có mặt ở chỗ mà tôi ghê tởm này. Tôi chợt nhớ đến phòng tạm giam với những song sắt nhưng không một chút sợ hãi. Nếu mai này tôi thoát ra được nơi này, tôi sẽ tìm một tổ chức chống bọn phỉ và sẽ tham gia. Tôi sẽ cùng đồng bào đấu tranh với bọn cộng phỉ cho đến ngày toàn thắng.
Từ 3C bến Bạch Đằng tôi định đi bộ về khách sạn, nhưng mới đi đến Thảo Cầm Viên thì chịu không nổi vì mồ hôi tuôn ra nhiều quá. Nếu không bị những chuyện buồn phiền thì tôi sẽ vào Thảo Cầm Viên xem các chuồng thú của Việt Nam ra sao. Tôi nghĩ các con thú ốm lắm vì người còn không đủ ăn thì làm sao chúng no được. Không chừng các con thú đã bị ăn thịt hết rồi cũng nên. Tôi lưỡng lự muốn vào xem nhưng trong lòng không thấy hứng thú nên ngoắc chiếc xích lô đạp đang đậu bên kia đường.
Tôi không tin mình sẽ nhận lại được giấy tờ sớm. Lọt vào tay bọn người chuyên ăn dơ này thì chúng sẽ lột đến cái quần lót của mình để ăn rồi mới tha. Tôi sẽ đi đâu và làm gì trong ba ngày cuối tuần cho mau qua. Một tên bộ đội có gương mặt đầy thịt vừa đi ngang qua mặt tôi làm cho tôi nhớ đến tên Trưởng ban Quân báo Sáu Giàu . Phải rồi, sao mình không ghé qua chỗ nhà Sáu Giàu xem hắn bây giờ ra sao. Ghé ngang qua thôi chứ đừng gặp mặt. Cây súng K54 mà hắn đã đưa cho tôi cũng có thể là cái cớ… Biết đâu chừng. Tôi quyết định sáng ngày mai sẽ đi xem người sĩ quan Trưởng ban Quân Báo Quận 3 năm xưa bây giờ ra sao.
Nếu thứ hai mà tôi vẫn chưa nhận lại được giấy tờ thì tôi phải nói cho anh Khương chủ khách sạn biết hết sự thật. Anh cần passport của tôi để trình cho Phường làm gia hạn tạm trú nên tôi không thể im lặng được nữa.
Tôi bước nhanh lên lầu. Cô bé giúp việc cho vợ chồng anh Khương thoáng nhìn thấy tôi liền chạy lại tủ điện mở công tắc cho máy lạnh trong phòng tôi chuyển động.

1/3/1991

Ngồi trong quán café nhìn ra chỗ giữ xe đạp trong chợ Bàn Cờ, tôi thấy một người đàn ông già ăn mặc thật luộm thuộm; chân mang đôi giầy bata cũ mèm và rách. Thân hình ông thì ốm nhom nhưng miệng của ông luôn nở nụ cười khi thấy khách đến gởi xe. Người gởi xe sẽ được ông già trao cho tấm thẻ bằng nhôm hình trái xoan có đóng số nổi và được sơn màu đỏ, sau đó ông ghi số trên tấm thẻ mà ông vừa trao cho khách lên cái yên xe và dựng vào chỗ trống.
Vì là buổi chợ sớm mai nên có đông người đi chợ vì vậy ông già rất bận rộn với công việc. Ông già giữ xe đạp đó chính là Sáu Giàu, là Trưởng ban Quân Báo oai phong và hùng dũng năm xưa mà ông và tôi đã có những ngày tuyệt vời bên nhau. Đó là thời gian sống đẹp nhất và vui nhất của tôi sau ngày mất miền Nam. Tôi khó quên được hình ảnh người bộ đội mập mạp ngày gặp tôi vốn thuộc giai cấp bần cố nông, xuất thân từ thằng bé chăn trâu rồi đi theo Việt Cộng lúc mười một tuổi. Với cái tuổi còn quá nhỏ mà lại không được đến trường, nên ông bị dụ dỗ cầm súng để giết hại đồng bào của ông. Vậy mà… mười một năm đã trôi qua rồi. Từng là tên sĩ quan có quyền hành, đồng thời cũng là người dẫn đầu đoàn xe chở người  đi vượt biển. Và, bây giờ đây là ông già giữ xe đạp để kiếm từng đồng từng cắc cho vợ con có chén cơm ăn. Dù tôi có nhiều kỷ niệm cũng như cảm tình với ông, nhưng, tôi thừa hiểu chỉ nên thương hại ông thôi chứ không nên gặp lại ông.
Bản chất gian xảo và lừa thầy phản bạn của bọn phỉ không bao giờ thay đổi.
Ông người Tàu chủ quán “lẩu tay cầm” - là lẩu thập cẩm hầm với thuốc bắc được để trong cái nồi bằng đất nhỏ có tay cầm và được giữ nóng trên lò than nhỏ - không thể nhớ ra tôi, nhưng, tôi nói tôi là bạn của Sáu Giàu và ngày trước thường đến đây ăn “lẩu tay cầm”. Ông người Tàu vốn thực tế nên khi nghe tôi từng là thực khách quen thuộc và khen món lẩu rất ngon liền nói cho tôi nghe, đại khái là, “Đầu năm 1981 có một thời gian ông Sáu bị tù khoảng một năm. Sau khi được tự do thì bị sa thải khỏi quân đội. Một thời gian ngắn sau đó thì được cho giữ xe đạp ở chợ Bàn Cờ để kiếm sống.”
Cuộc đời của Sáu Giàu xem ra buồn thảm quá. Có lẽ sẽ buồn thảm cho đến ngày ông từ giã cõi đời này, ngoại trừ bọn cộng phỉ bị đánh đổ lúc ông còn thở thì may ra cuộc sống của ông mới khá hơn được. Những gì tôi chứng kiến sáng hôm nay về Sáu Giàu, tôi hoàn toàn không mảy may xúc động. Nói cho cùng, ông có ăn thì phải có chịu. Lẽ công bằng là vậy.

4/3/1991

Đúng tám giờ ba mươi sáng hôm nay thứ hai, tôi đến gặp Phạm Cang như  cuộc hẹn. Bây giờ tôi phải chấp nhận những gì mà bọn phỉ này muốn ở nơi tôi. Dù không chấp nhận cũng không được. Tôi đang sống sung sướng và tự do bên trời Âu thì phải trở về đây để rồi bị vùi dập bởi bọn người mà mình từng kinh tởm và khinh bỉ. Cuộc đời của tôi còn dài thì tôi vẫn còn cơ hội để trả lại những gì mà bọn phỉ đã hành xử tệ hại với tôi. Tôi có thể trốn thoát khỏi nơi đây bằng một lần vượt biển nữa vì Mỹ vẫn còn cấm vận bọn này. Nhưng, tôi thấy chưa cần thiết vì tôi vẫn còn điều kiện để tiếp tục ở lại đây. Một điều mà tôi chắc chắn là, bọn phỉ không bao giờ dám giam cầm tôi. Không bị giam cầm thì tôi vẫn có thể vượt biển qua Hồng Kông một khi bị dồn đến con đường cùng.
Phạm Cang đi cùng một tên phỉ đến gặp tôi và giới thiệu: “Anh đây là Thiếu úy bên Phòng phản gián. Anh Thiếu úy muốn gặp anh để trao đổi một vài tin tức về những người Việt ở Hà Lan.” Tên Thiếu úy bắt tay tôi: “Chào anh… mình qua bên trụ sở… cũng gần đây nói chuyện cho được thoải mái anh… nhé.” Mấy tên phỉ mà tôi tiếp xúc cho đến nay, không ai muốn gọi tên tôi mà chỉ gọi anh rồi thôi. Khi mới đến mướn phòng khách sạn tôi cũng chỉ nói tên Tắc với anh chị chủ khách sạn; chứ làm sao mà nói tên Tắc-Kè cho được. Chỉ khi anh chị nhìn vào passport thì mới biết tên đầy đủ của tôi là Phạm Công Tắc-Kè.
Tên Thiếu úy đi trước làm tôi phải đi theo mà không thể hỏi Phạm Cang công việc bên Viện kiểm sát tiến hay lùi đến đâu rồi. Nếu muốn hỏi thì cũng không biết hắn đâu nữa. Có lẽ hắn đã lánh mặt để khỏi phải trả lời tôi về những gì hắn đã hứa. Tên Thiếu úy đi xe Honda nên mời tôi lên ngồi phía sau. Xe chạy đến một tòa nhà lớn trên đường Trần Hưng Đạo thì quẹo vào. Như những cơ quan khác của nhà cầm quyền này, nơi đây canh gác cũng rất nghiêm ngặt với ba tên vệ binh trang bị vũ khí đầy mình. Đây là trụ sở phản gián của thành phố. Khi tôi vừa ngồi xuống ghế thì từ ngõ ngách nào đó xuất hiện một tên và, không cần hỏi han gì cả, hắn bấm máy chụp hình tôi lia lịa đủ mọi góc cạnh. Tôi định phản ứng thì bỗng như có tiếng nói bên tai tôi vang lên: “Cứ ngồi yên tại chỗ Tắc à. Mày phải biết là bọn chúngsẽ phản ứng ra sao để đánh giá về mày đấy.” Tôi ngồi im và còn ngẩng mặt lên nhìn ngay ống kính chứ không tránh né. Chụp xong thì có một tên khác đem đến cho tôi ly café đá. Trong khi tên Thiếu uý đi cùng tôi bắt đầu hỏi thì bốn năm tên khác đứng ngồi chung quanh nhìn tôi đồng thời chúng đặt máy thâu âm trước mặt tôi. Mở đầu, tên Thiếu úy nói: “Chúng tôi rất vui mừng chào đón anh về thăm quê hương. Mặc dù anh đang có vấn đề với bên Phòng an ninh điểu tra, nhưng chuyện đó rồi cũng sẽ được giải quyết cho anh sớm thôi. Chúng tôi được Đại úy Phan Anh Minh giới thiệu, anh là người thông minh và hiểu biết, nên chúng tôi mời anh đến đây, xin anh cho chúng tôi biết về những đảng phái và những người đứng đầu các đảng phái đó; cũng như nguyện vọng và tâm tư của bà con mình bên đó. Đại loại như bà con mình nghĩ gì về sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa bên các nước Đông Âu. Chúng tôi rất mong anh cho biết sự thật. Việc anh được về sớm hay muộn là tùy thuộc vào những điều mà anh sẽ cho chúng tôi biết. Chúng tôi hứa sẽ tạo điều kiện để anh được giải quyết sớm với bên Phòng an ninh điều tra.” Vẫn là những luận điệu vừa vuốt ve vừa dọa nạt. Vừa cho kẹo vừa chưởi. Nếu bây giờ tôi… dựng chuyện ra để nói thì sẽ bị sơ hở ngay. Nếu tôi nói tôi không biết không nghe gì cả thì tôi sợ bọn hèn hạ này trả thù. Tôi đã có cách. Tôi nói “Chuyện này rất dài dòng nên cần phải có thời gian. Một hai ngày nữa khi tôi khỏe tôi sẽ viết rõ ràng ra trên giấy trắng mực đen để các anh tường tận. Hiện tại tôi không thể ngồi lâu được. Có lẽ các anh cũng biết là tôi đang bị bệnh, hơn nữa đầu óc của tôi đang quá căng thẳng về chuyện rắc rối với bên Phòng an ninh điều tra. Tôi không thể nói điều gì ra đây ngay bây giờ với các anh được.” Tên Thiếu uý có thừa khôn ngoan và kinh nghiệm nên hắn làm vẻ mặt thật vui và cười thật tươi: “Được anh hứa giúp như vậy thì anh em chúng tôi yên tâm lắm. Từ nay chúng ta sẽ thường xuyên liên lạc gặp gỡ để trao đổi với nhau. Bây giờ anh mệt thì anh cứ về nghỉ. Khi nào anh viết xong thì xin anh đem đến đây và anh em mình sẽ gặp lại nhau. Anh… có cần chúng tôi đưa về không vì sẵn có xe đây...” – “Cám ơn anh. Tôi muốn đi  xích lô. Tôi muốn ngắm cảnh… nhiều nơi nữa.” – “Anh uống café đá cho mát chút đã.” Tôi nhìn ly café đá và đứng lên chứ không uống. Tên Thiếu úy đi với tôi ra cổng và đón xe cho tôi.
Ai mà ngờ được, biên bản lời khai hôm nào tôi viết… Sau đó Phan Anh Minh đi vào phòng nhìn tôi rồi đi ra mà tôi tưởng hắn chỉ muốn nhìn xem con mồi là tôi như thế nào. Bây giờ tôi biết tôi sẽ còn ở lại đây ít ra cũng phải đôi ba tuần lễ hay cả tháng nữa không chừng. Tôi sợ bị bọn phỉ làm tiền mà không biết kiếm ở đâu ra. Tôi đem về đây cũng khá nhiều tiền mà mục đích là để chữa trị bệnh cho Mẹ Hai. Nếu như sau đó Mẹ Hai mất thì tôi sẽ lo đám táng thật chu toàn. Tôi đã từng nghĩ sẽ xây cho Mẹ Hai cái mộ thật lớn và thật đẹp. Tiền tuy nhiều nhưng cứ ngồi không ăn hoài thì đến núi còn phải lở; đằng này còn phải chung chi cho bọn phỉ mà chưa biết là bao nhiêu mới vừa mới đủ. Tôi quyết định về khách sạn ngay bây giờ thay vì đi ngồi quán.
Về đến khách sạn tôi gặp anh Khương đang đứng tưới nước mấy chậu kiểng: “Anh Khương ơi, anh lên phòng cho tôi nói chuyện một chút nha.” Anh Khương có lẽ nhìn thấy cái mặt của tôi… không giống ai, nên anh hỏi trong khi cái vòi nước bị chệch sang bên và chỉa vào cái máy phát điện. “Có chuyện gì gấp không anh?” Tôi gật đầu và bước đi thẳng lên lầu.
Anh Khương đi đến khóa vòi nước và bước thật nhanh theo tôi. Vừa vào đến trong phòng anh đã hỏi tôi dồn dập vì có lẽ anh cũng đã cảm nhận được là tôi đang gặp chuyện không vui. Tôi kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Tôi phải kể cho anh nghe để anh giúp tôi trong vấn đề tạm trú mà tôi thì đang trong tình trạng được tại ngoại nên passport vẫn còn bị giữ.
Anh Khương ngạc nhiên quá nên cứ hả cái miệng ra khi tôi đang nói. Có lẽ anh không ngờ mấy ngày qua tôi lại bị tạm giam. Anh hỏi: “Theo anh thì… anh định tính như thế nào?” – “Tôi sẽ viết tờ trình cho phòng phản gián ngay hôm nay. Ngày mai tôi đến đó nộp cho họ rồi ghé qua Phòng an ninh điều tra gặp Phạm Cang xem sự thể ra sao.” - : “Anh cứ làm như vậy đi. Còn việc công an khu vực ở đây… để tôi lo. Chuyện này anh đừng ngại. Một hai chầu nhậu là xong ngay. À, anh đừng nói cho vợ tôi biết chuyện này nghe. Đàn bà… không kín đáo như tụi mình.” Tôi như người đang bị trôi trên biển lâu ngày. Bỗng thấy một cái thùng bằng nhựa cũng đang trôi trên biển và trong thùng lại có chứa nước ngọt nữa. Cái thùng có nước đó đã làm cho tôi tạm quên những gì đã và đang xảy ra. Tôi tạm quên Phạm Cang. Tôi tạm quên Mai Quốc Anh. Tôi tạm quên tên Thiếu úy bên Phòng phản gián. Tôi nằm ngửa ra giường và nhắm mắt lại. Tôi muốn ngủ một chút cho tinh thần tỉnh táo lại vì cái đầu của tôi bị căng quá làm cho nhức. Anh Khương đóng nhẹ cửa lại và bước đi xuống lầu.

5/3/1991

Tôi đã viết xong “Bản tường trình” về các đảng phái cùng “tâm tư” của bà con “Việt kiều” bên Vương Quốc Hòa Lan mà tôi đang sinh sống. Đây là bản tường trình bá láp mà người đọc nó sẽ… chửi ầm lên, hoặc chửi thầm. Tên của mỗi vị chủ tịch đảng tôi đều lấy tên của mỗi quốc gia mà đặt cho để dễ nhớ. Thí dụ ông Lê Văn Mỹ là Chủ tịch đảng Dân Chủ. Ông Trần Văn Pháp là Chủ tịch đảng Vì Dân. Ông Nguyễn Văn Nga…vân vân. Còn “tâm tư” của bà con là: Vì bà con thiếu thông tin nên chưa hiểu rõ mà vì vậy đã tỏ ra rất vui mừng về sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu… “Bản tường trình” này tôi viết khá dài và đã học thuộc lòng nên dù có phải bị yêu cầu viết lại nhiều lần tôi cũng sẽ viết đúng đến chín mươi chín phẩy chín mươi chín phần một trăm. Cũng vì nôn nóng cho mau được thoát khỏi địa ngục Việt Nam nên tôi phải viết để làm vừa lòng họ. Cũng may là tôi còn khôn ngoan để không phải bị hổ thẹn với lương tâm.
Tôi đến cổng Phòng phản gián và nhờ mấy người lính gác cửa cầm “Bản tường trình” vào cho tên Thiếu úy. Tôi không muốn gặp mặt hắn vì tôi đã hình dung ra khuôn mặt của hắn khi đọc “Bản tường trình.” Tôi đi qua Phòng an ninh điều tra thành phố xin gặp Phạm Cang. Trong hoàn cảnh thê lương này, tôi chỉ mong Phạm Cang có một lần thành thật cho tôi biết về tình trạng của tôi, là đủ. Chỉ cần biết đúng sự thật là tôi sẽ tính được tôi sẽ làm gì. Tiếc thay, đã là phỉ thì phải hành xử đúng như phỉ. Nếu hành xử khác đi thì chính tên phỉ đó sẽ bị đồng bọn thanh trừng.
Tôi đang nhớ căn nhà và cái vườn của tôi quá. Nhớ quá nên tôi cũng có nói với anh Khương là tôi muốn vượt biển vì bọn phỉ chưa được các nước cho bang giao. Anh Khương khuyên tôi: “Kiếm một chiếc ghe thì không khó nếu mình có tiền. Nhưng, tôi khuyên anh Tắc hãy kiên nhẫn vì bọn này chỉ muốn tiền thôi nhưng còn ngại nói ra. Tôi tin là chỉ trong thời gian ngắn bọn này sẽ nói ra số tiền và rồi anh sẽ được nhận lại giấy tờ.”
Phạm Cang để tôi chờ cũng cả tiếng đồng hồ mói ló mặt đến. Hắn làm như đến để báo tin vui cho tôi nên miệng cứ cười tươi như hoa nở. “Rồi. Lãnh đạo quyết định là, thứ hai ngày 18 tháng 3 lúc tám giờ sáng anh đem tiền nộp phạt là, mười ba triệu hai trăm tám chục ngàn đồng (13.280.000). Số tiền này tương đương với bốn cây vàng…”- “Sao lâu quá vậy? Còn đến… hai tuần nữa…” Phỉ Phạm Cang mỉm nụ cười đầy vẻ đểu cáng. Hắn nói: “Thì hôm nọ anh nói là anh không đem nhiều tiền về nên lãnh đạo để anh thư thả lo chạy vay mượn… người nào đó mà anh quen.” Giọng Phạm Cang vang vang như tôi chẳng có gì phải lo lắng trên cõi đời này. Tôi luôn rất chú ý và lắng nghe từng lời hắn nói để không bị dính bẫy. Hắn vừa nói người nào đó mà tôi quen; đó cũng là cái bẫy chứ không phải là câu nói tình cờ. Số tiền hơn mười ba triệu thì tôi đang có sẵn. Nhưng, lại phải đóng kịch chứ không thể nói đang có sẵn tiền.

18/3/1991

Tôi ôm bọc tiền trước ngực. Bọc tiền hơn mười ba triệu đồng được tôi cột dây thun và để trong bao nylon. Tôi đi đến Phòng an ninh điều tra thành phố cũng bằng xe xích lô. Khoảng mười ngày qua tôi thấy có mấy người lạ mặt đến đứng bên kia đường nhìn qua khách sạn. Thoạt tiên tôi đơn thuần nghĩ những người đứng đó chỉ là tình cờ, nhưng khi thấy họ đứng đó lâu hằng mấy tiếng đồng hồ thì tôi nghĩ đó là những nhân viên của Phòng phản gián muốn xem tôi đi những đâu và gặp những ai.
Tôi phải xuất hiện để cho họ yên tâm là tôi không liên lạc với ai cả. Tôi ra khỏi khách sạn và đi bộ đến chợ Bà Chiểu. Mấy người đó đi theo tôi và khi nhìn thấy tôi vào trong quán café bên cạnh rạp hát Cao Đổng Hưng thì họ cũng đi vào. Từ đó tôi vẫn thỉnh thoảng nhìn thấy những người lạ đứng bên kia đường nhìn qua khách sạn. Tên Thiếu úy Phòng Phản Gián cũng không liên lạc với tôi. Đọc “Bản tường trình” của tôi viết rồi thì gặp tôi cũng chỉ sẽ nhận được những bản tường trình bá láp tiếp theo thôi. Tôi đánh giá cao công việc và trình độ của viên Thíếu úy vì vậy tôi trở nên lỳ lợm và cảm thấy không sợ. Chỉ vì muốn sớm ra khỏi nước Việt Nam nên tôi hay sợ điều này điều nọ. Dáng vẻ bên ngoài của tôi nhìn cũng sáng sủa, cũng có vẻ trí thức và hiền. Nhưng, thế giới nội tại của tôi đang nổi lên sự chống đối mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào. Tôi tưởng tượng tôi đang là chiến sĩ phục quốc mà chẳng may nên phải trải qua những khổ nạn của hiện tại vì là người được lựa chọn để thi hành một công việc quan trọng đang chờ mà cho đến nay tôi chưa được biết rõ; hay chưa có thể hình dung ra được. Từ những ngày đầu tiên mất nước tôi không hề có ý nghĩ chống lại bọn người này, nhưng, những con người của chế độ này cứ đẩy cho tôi phải đi đến con đường phải chống đối chúng.
Tôi đang đứng trước cổng Phòng an ninh điều tra và xin gặp Phạm Cang. Phạm Cang hôm nay lại vui cười nhiều và điều đó làm cho tôi lo lắng thêm. Tiếp xúc với hắn nhiều lần tôi đã biết nhìn thái độ của hắn mà đoán được việc sắp đến. “Đây là số tiền mười ba triệu hai trăm tám chục ngàn. Anh kiểm lại đi.” Phạm Cang vẫn vui vẫn cười khi đón bọc tiền và liền đếm ngay tại bàn. Tôi ngồi gác chân trái lên chân phải nhìn hắn đếm tiền. Từ hôm đầu tiên bị đưa vào đây tôi vẫn có cách ngồi như vậy. Tôi vẫn giữ cung cách này. Đó là cung cách đầy kiêu hãnh và thách thức của tôi. Có đôi lần tôi nhìn thấy ánh mắt của mấy tên này nhìn vào chân tôi khi thấy tôi ngồi kiểu như không một chút tỏ ra nể nang hay sợ sệt. Khi tôi ngồi “làm việc” với bọn phỉ này thì tôi luôn ngồi sát cạnh bàn chứ không như những người khác phải ngồi cách xa cái bàn khoảng đôi ba thước.
Phạm Cang đứng lên và cầm bọc tiền đi ra khỏi phòng khi đã đếm xong. Tôi vẫn ngồi tại chỗ. Dăm ba phút sau Cang trở lại nói tôi ký vào tờ: “Biên bản thu giữ đồ vật, tài sản.” Nội dung biên bản viết tay: “Về những đồ vật, tài sản đem nộp là vì: Theo yêu cầu của cơ  quan điều tra, tôi xin nộp lại số tiền đã được hưởng trong việc tổ chức người khác trốn ra nước ngoài.” Sau khi tôi đã ký tên, Phạm Cang nói: “Bây giờ anh đi ngay qua bên Viện kiểm sát thành phố và đưa cho họ tờ biên bản này. Anh đi ngay đi.” Tôi nhìn vào đồng hồ tay. Bây giờ là mười giờ năm phút. Tôi đi nhanh ra cổng đón xe.
Hai mươi phút sau tôi đã có mặt tại văn phòng Viện kiểm sát thành phố, tức Pháp Đình Saigon khi trước.Trong khi ngồi chờ người đến tiếp tôi, tôi đọc lại tờ biên bản mà trong lòng có chút lo âu. Tôi không tin bọn phỉ này nên tôi cứ nghi ngờ. Có điều gì khác thường trong tờ biên bản này không? Tôi cố tìm nhưng không thể biết được. Lời lẽ xem ra chẳng có gì bí ẩn. Tôi nghĩ, không dễ dàng được nhận lại giấy tờ ngày hôm nay. Mỗi lần tên phỉ Phạm Cang “ra đòn” là mỗi lần hắn làm vẻ mặt vui tươi như… chuyện không có gì mà ầm ĩ. Tôi linh cảm là mình lại bị gạt, nhưng, gạt như thế nào thì tôi đành chịu vì không thể đoán biết được.
Tấm màn mỏng treo nơi cửa sổ phòng bỗng lay động mạnh nhưng không phải vì gió. Căn phòng nằm trong dãy nhà có những căn phòng khác bao quanh và nếu có gió thì những tấm màn kia phải lay động trước khi tấm màn phòng chỗ tôi ngồi lay động. Không một ngọn gió nào thổi tới đây được, ngoại trừ nếu mở quạt máy trên trần nhà. Nhưng, hiện các cánh quạt vẫn bất động. Đây là sự chuyển động không phải vì gió, tôi chắc chắn như vậy. Tôi nghĩ mình bị căng thẳng quá nên thấy vậy chứ làm gì có chuyện ‘lạ” xảy ra giữa ban ngày. Tôi định đứng lên đi tìm cho ra lẽ điều mình nghi ngờ thì một người đàn ông đi vào phòng và gật đầu chào tôi. “Thưa ông tôi vừa từ bên cơ quan điều tra 3C Tôn Đức Thắng đến đây. Bên đó nói tôi đến trình tờ biên bản này cho Viện kiểm sát thành phố.” Người đàn ông tuổi trung niên đón nhận tờ giấy và chăm chú đọc. Một lúc thật lâu sau, ông ngẩng mặt lên nhìn tôi và nói: “Được rồi, tôi sẽ chuyển lên cho lãnh đạơ rồi sẽ thông báo đến anh sau.” – “Xin ông vui lòng cho tôi biết khi nào thì tôi nhận lại được giấy tờ?” – “Chúng tôi không giữ bất cứ giấy tờ nào của anh cả. Chúng tôi chờ nhận kết luận điều tra bên 3C Tôn Đức Thắng rồi mới quyết định ngày xử.” Nghe ông này nói mà tôi cứ tưởng mình như người… từ trên trời rơi xuống.
Bước chân đi ra cổng mà tôi cứ như người say rượu nên bước chân đi không vững. Tôi không biết bây giờ mình phải gặp ai hay gặp cơ quan nào. Tôi như trái banh nên cứ bị đá qua đá lại mà chưa “được” lọt lưới.
Vừa về đến khách sạn, tôi liền gọi phôn cho Phạm Cang. Tôi phải gọi cho Phạm Cang vì hắn là Trung úy Đội trưởng đội xét hỏi. Còn Mai Quốc Anh là Thiếu úy cán bộ xét hỏi. Tôi kể lại chuyện tôi đến Viện kiểm sát. Nghe xong Phạm Cang nói như vui lắm: “Như vậy là hay lắm. Chúng tôi sẽ gởi bản đề nghị miễn truy tố anh qua bên đó vì anh đã giao nộp một phần tiền bên này rồi. Khi nào có tin thì tôi sẽ gởi giấy báo đến chỗ anh tạm trú. Hoặc, lâu lâu anh gọi phôn lại đây hỏi kết quả nhé.” Phạm Cang gác điện thoại mà không cho tôi hỏi thêm câu nào.
Phải chờ thôi chứ không biết phải làm gì hơn được. Tôi nằm ngửa ra giường và nhắm mắt lại. Tôi vừa nhắm mắt thì như thấy tấm màn trong phòng Viện kiểm sát lay động. Cái màn rung rinh gợn nếp không phải vì gió mà vì… sóng gió vẫn còn đến với tôi vì đó là điềm báo đặc biệt chỉ cho tôi biết. Tư tưởng của tôi trở nên hỗn loạn. Nếu muốn ghi lại hình ảnh chính xác của cái màn thì trước tiên phải là màu. Cái màn màu đỏ được treo trong Viện kiểm sát là ngụ ý những ai không chấp nhận xã hội chủ nghĩa thì chính nơi đây sẽ trừng phạt bằng những bản án tù đầy và chết chóc. Những người chiến sĩ quả cảm của miền Nam đã trở về phục quốc và đã bị tù và bị xử tử hình… bởi chính những con người từ nơi này.

8/4/1991

Sáng hôm nay thứ hai đầu tuần, lúc chín giờ sáng tôi có mặt tại Phòng điều tra gặp Phạm Cang theo lời mời từ chiều thứ sáu tuần rồi. Gặp Phạm Cang sáng hôm nay tôi cảm thấy sờ sợ nhưng tôi không biết tôi sợ gì. Tôi đang trực diện với tình cảnh quá tối đen nên tôi sợ. Vào lúc ấy hình ảnh tôi ngày nào sáng sáng phải đi bộ đến Vương Cung Thành Đường khi mặt trời chưa lên… Tôi liền chợt tỉnh và cầu nguyện. Tôi cầu nguyện vì tôi biết rõ là tôi đang bị hại nên cần đấng tối cao giúp thêm sức chịu đựng. Cầu nguyện xong thì lòng tôi tràn ngập vui sướng. Niềm vui đó đã cho tôi một sức mạnh vì tôi vô tội và đây chỉ là sự thử thách. Mặc khác, nếu tôi là người xấu xa thì tôi đã không còn ngồi đây, vào sáng hôm nay.
Phạm Cang cũng với gương mặt làm như đang có chuyện vui cho tôi. “Lại có chuyện nữa rồi.” Tôi thầm nhủ vậy nhưng tôi đã khéo léo làm ra vẻ đang sống trong một trạng thái rất bình an và rất vui. Nếu tôi có làm ra vẻ sầu khổ thì bọn này, nếu muốn giết tôi thì chúng vẫn sẵn sàng giết chứ không bao giờ biết động lòng thương xót. Hai chữ từ bi hoàn toàn không có trong tự điển của bọn phỉ. Tôi phải giả vờ với chính mình vì, thật ra tôi vô tội mà. Phạm Cang rõ ràng đã khó khăn khi phải nói ra một điều trong khi thấy thái độ của tôi là bình thường. “Lãnh đạo đã quyết định phải giải quyết cho anh. Đây là quyết định cuối cùng để anh được về bên kia làm ăn chứ không thể kéo dài mãi được. Anh phải đóng phạt một số tiền là, mười chín triệu tám trăm ngàn (19.800.0000) số tiền này tương đương với sáu lạng vàng. Thôi, anh cố gắng một lần cuối… cho xong.” – “Khi nào thì tôi phải đóng số tiền đó?” – “Trong tuần này hay đầu tuần tới… tùy anh.” – “Tôi sẽ cố gắng và tôi sẽ phôn gặp anh nếu tôi kiếm đủ tiền.” Tôi chào Phạm Cang và ra về. Tôi không có điều gì phải nói thêm nữa. Tôi tin lần này là lần cuối và bọn chúng sẽ không còn có cớ nào để bắt tôi phải đóng thêm được nữa. Sau lần này mà tôi vẫn còn bị làm tiền thì chính anh Khương sẽ giúp tôi. Anh có người bạn có chiếc ghe chở hàng từ Saigon ra Vũng Tàu.
Thứ hai ngày 15/4/1991 tôi đến gặp Phạm cang và nộp đủ mười chín triệu tám trăm ngàn đồng. Phạm Cang nói sẽ gọi phôn đến khách sạn cho tôi biết ngày nào thì đến nhận lại giấy tờ.

23/4/1991

Anh Khương nhìn thấy mặt mũi của tôi bơ phờ nên anh liền đi theo lên phòng mà không hỏi han gì cả. Tôi vừa đi gọi phôn cho Phạm Cang về. Sau khi anh và tôi vào hẳn trong phòng, tôi nói: “Tám ngày trôi qua rồi kể từ khi tôi nộp tiền lần cuối. Họ hứa sẽ giải quyết cho tôi trước ngày nghỉ lễ 30 tháng tư. Bây giờ họ nói phải qua lễ chứ không thể sớm hơn được vì chỉ còn một tuần nữa nên các cơ quan đều bận rộn trong việc chuẩn bị. Anh Khương có nghĩ là họ cố tình kéo dài để làm tiền tôi thêm một lần nữa không? Thật sự thì tôi cũng còn tiền nhưng nếu đưa ra nữa thì sẽ vẫn bị làm tiền tiếp.”- “Người bạn có chiếc ghe chở hàng chưa về lại Saigon. Từ nay anh đừng lòi ra cho bọn chúng một đồng nào nữa. Trong khi chờ đợi thì tôi phải nhờ… người bạn khác của tôi may ra người này có thể giúp ý kiến cho anh. Người này hiện làm Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Anh ấy ngày trước có thời gian cùng học luật với tôi. Anh ấy là nhà báo thì may ra anh ấy có thể có ý kiến hay giúp được anh. Anh ấy tên là Huỳnh Sơn Phước. Tôi sẽ điện thoại cho anh ấy ngay bây giờ. Nếu anh ấy chịu tiếp anh thì tôi hẹn cho anh gặp tối nay tại nhà hàng Vy trên đường Ký Con. Anh cũng cần gặp qua anh ấy trước khi cho ảnh đến đây.” Anh Khương đi ra đến cửa phòng thì đứng lại rồi tiết lộ cho tôi biết chủ nhân của nhà hàng Vy  mà tôi sẽ gặp nhà báo Huỳnh Sơn Phước. “Chủ nhà hàng Vy là con trai ông Huỳnh Văn Trọng, người điệp viên trong vai cố vấn trong Phủ Đầu Rồng… Anh Tắc có biết về chuyện đó không?” – “Có anh. Tôi có đọc… sơ qua từ lâu lắm rồi.” Anh Khương mở cửa và đi ra. Anh sốt sắng lo cho tôi như người anh ruột lo cho em vậy.
Anh Khương đi rồi tôi liền nằm ngửa ra giường mà đầu óc cứ quay cuồng với những ý nghĩ không đầu không đuôi. Phan Anh Minh - Phạm Cang - Mai Quốc Anh, tôi sẽ không bao giờ quên ba người này trong cuộc đời. Tay chân tôi run rẩy và trán tôi ướt đẫm mồ hôi mặc dù  máy lạnh đang mở số mạnh nhất. Tôi chắp tay cầu nguyện: “Cho đến hôm nay con chịu đựng hết nỗi rồi. Xin Đức Mẹ hãy che chở và cho con thêm sức mạnh để chịu đựng chờ khi qua khỏi.” Tim tôi bỗng chốc đã đập lại như bình thường và, cuối cùng thì sự lo lắng cũng tan biến dần đi.

Có tiếng anh Khương gõ cửa. Tôi ngồi bật lên và đi nhanh đến mở cửa phòng. “Rồi, tôi hẹn cho anh tối nay sáu giờ. Tôi nói tôi có người bạn là Việt kiều muốn gặp anh. Tôi hy vọng, tôi tin là anh ấy sẽ giúp được cho anh.” – “Anh Phước có đặc điểm gì đặc biệt để nhận biết không anh Khương?” – “Dáng người mập và không cao lắm. Anh ấy là dân Hội An nên nói có hơi… nặng chút chút thôi.” – “Anh Khương cho tôi xin ly cam vắt không đường và ly café đá nha anh.” – “Bà xã tôi có nấu canh chua cá bông lau ăn với bún ngon lắm. Khi nào anh muốn ăn thì cho tôi biết nha.”

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Truyện Nhiều Kỳ Cuối Tuần: Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 6 - Topa

( HNPĐ ) Tờ giấy chứng nhận bệnh trạng thì quá dễ rồi. Người phải bị sống trong nước Việt Nam cộng phỉ nếu ai có tiền thì mua tiên cũng còn được huống hồ chi ba cái giấy lẻ tẻ này.



( HNPĐ ) Tờ giấy chứng nhận bệnh trạng thì quá dễ rồi. Người phải bị sống trong nước Việt Nam cộng phỉ nếu ai có tiền thì mua tiên cũng còn được huống hồ chi ba cái giấy lẻ tẻ này. Tôi đã hậu hỉ cho vị bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy hai trăm ngàn (200.0000) trong khi giá tiền khám bệnh chỉ năm ngàn (5.000) và, bác sĩ liền ký giấy ngay cho tôi.
Từ phòng khám bệnh đi ra cổng, tôi cứ nghĩ đến ngày tôi rời khỏi cái đất nước khốn nạn này mà trong lòng vui sướng quá. Ngày mai thứ năm, buổi sáng tôi sẽ đi gặp mấy tên phỉ để nhận lại giấy tờ rồi sau đó tôi sẽ đến ngay phòng vé máy bay. Hy vọng tôi sẽ có chuyến bay cùng ngày, nếu trễ thì ngày hôm sau cũng được. Và, thứ hai tuần tới tôi đã có thể tiếp tục những công việc đang chờ đợi tôi. Tôi đưa tay ngoắc chiếc xích lô đạp đang chạy tới. “Cho tôi về chợ Bà Chiểu.”
Tôi đứng bên này đường, con đường ngày trước tên Chi Lăng nay đã bị thay tên Phan Đăng Lưu là ai mà tôi không hề biết. Tên Lưu này dĩ nhiên phải là tên cộng phỉ và phải có công trạng lớn lắm; phải giết hoặc ra lệnh giết thật nhiều đồng bào vô tội nên mới được chọn đặt cho con đường trước chợ Bà Chiểu. Đây là lần đầu tiên tôi đến chợ Bà Chiểu. Tôi đến đây vì muốn nhìn thấy nhà lao Gia Định xem nó ra làm sao, có rùng rợn lắm không. Mặt trước nhà lao cũng giống như các cơ quan của nhà cầm quyền. Nghĩa là cũng có lính gác cổng trang nghiêm chứ không có vẻ gì rùng rợn cả. Nhưng, qua các sách báo đã phổ biến thì bên trong vô cùng rùng rợn… sau ngày mất Sàigòn. Việt Nam sau ngày bị bọn phỉ chiếm đóng thì nhà tù mọc lên khắp nơi. Bọn cộng phỉ đã từng kịch liệt lên án nhà lao này lúc còn người Pháp cai trị; là tàn ác là dã man. Qua những người từng ở đây và đã tường thuật lại, tôi hiểu được được sự tàn bạo của bọn phỉ đối với đồng bào miền Nam gấp ngàn lần những gì mà bọn phỉ từng lên án. Nội việc nhà cầm quyền cộng phỉ gạt những người sĩ quan miền Nam đã chịu buông súng, nói là đi học tập muời ngày, một tháng, nhưng rồi bắt giam hết mà có nhiều người phải bị giam gần cả hai chục năm trời. Xem như những người tù đó bị mất toi một phần ba cuộc đời; nếu tính trung bình đời người Việt Nam thọ sáu mươi năm. Trong khi bị giam họ lại bị bắt buộc làm việc thật nặng nề trên núi cao hoặc trong rừng sâu nhiều hiểm nguy, nhưng lại không cho mặc đủ ấm và cho ăn thật ít lại luôn luôn khủng bố tinh thần. Đối xử với người cùng màu da và tiếng nói hết sức tàn ác, hết sức dã man, hết sức man rợ… bọn cộng phỉ Bắc Việt hơn hẳn các quốc gia trong khối cộng sản.
Tôi đi bộ từ chợ Bà Chiểu theo hướng Lăng Ông cho đến khi nhìn thấy khách sạn tôi ở xuất hiện từ xa. Tôi đứng lại nhìn về khách sạn mà cho đến hôm nay cũng chỉ có tôi là người khách độc nhất. Nhớ lại hôm tôi ra khỏi trại tạm giam, anh Khương - tên người chủ khách sạn- cùng vợ đang ngồi nơi phòng khách thì thấy tôi từ ngoài đi vào với thân hình ốm nhom và râu ria mọc lởm chởm trên cái mặt xanh lè; đã làm cho cà hai anh chị nhảy dựng lên như dưới chỗ ngồi của hai người có gắn lò xo: “Anh bị sao vậy? Anh đi đâu mấy ngày nay làm chúng tôi lo quá.” Tôi vừa thở như cố lấy hơi vừa trả lời vì đang làm ra vẻ còn mệt lắm: “Tôi đến phòng xuất nhập cảnh thì tình cờ gặp lại mấy người bạn rồi đi chơi với họ. Không ngờ tôi bị tiêu chảy đến không làm sao cầm lại được. Nhưng hôm nay thì… khá rồi.” – “Anh cần bác sĩ đến khám không?” – “Không. Cám ơn anh chị nhiều. Chiều nay nhờ chị mua cho tôi tô cháo lòng với mấy cái bánh giò chéo quẩy, nha chị.” – “Mới bị… ăn như vậy sợ không tốt đâu. Để tôi nấu cháo thịt với nhiều hành ,tiêu và gừng ăn cho ấm bụng.” Tôi gật đầu và mỉm cười với người đàn bà thật hiền và thật dễ thương, rồi đi thẳng lên lầu. Tôi cần ngủ một giấc rồi sau đó tắm rửa và cạo râu. Ngày mai tôi sẽ đến bệnh viện xin giấy chứng bệnh rồi đi đổi tiền để tối đến đi gặp tên phỉ Mai Quốc Anh.

28/2/1991

Sáng hôm nay thứ năm , tôi cầm tờ chứng nhận của bác sĩ và hí ha hí hửng đi gặp tên Phạm Cang. Sau khi tôi đưa cho hắn tờ giấy chứng nhận của bác sĩ và ba triệu ba trăm ngàn đồng tiền Hồ thổ tả (3.300.000), thì được nghe Cang nói mà tôi thì cứ như người trong chuyện phim của Liên Xô thời  mới mất miền Nam: “Năm người từ trên trời rơi xuống.” Tôi cũng như người từ trên trời rơi xuống khi nghe Cang từ tốn nói: “Chúng tôi sẽ nộp ngay giấy này cho bên Viện kiểm sát trong buổi sáng hôm nay. Hy vọng họ sẽ giải quyết thật sớm cho anh”  Tôi giật mình đến hoảng hốt và hỏi lại: “Nghĩa là tôi vẫn chưa được nhận lại passport sao anh?” – “Chưa. Anh mới được tại ngoại thôi, còn phải chờ xem Viện kiểm sát quyết định là anh phải đóng phạt hay ra tòa thì khi đó anh mới được nhận lại passport.” Tôi muốn la lên thật lớn cho hả tức. Mới hai ngày trước “thằng khốn nạn” này còn quả quyết là tôi sẽ nhận lại giấy tờ, thế mà bây giờ… Bọn phỉ đã quay tôi giống như cái chong chóng. Tối hôm qua tôi đã… lỡ đưa cho tên Mai Quốc Anh gần mười triệu đồng vì tưởng là xong. Tôi nói với Phạm Cang giọng nói thật thiểu não: “Tôi hết tiền rồi. Tôi đâu ngờ phải bị tốn kém nhiều vậy thì làm sao có tiền để đóng phạt.” Gương mặt của “thằng khốn nạn” vẫn trơ trơ và còn làm ra vẻ ban ơn cho tôi. “Tôi sẽ giúp anh bằng cách ngay bây giờ chính tôi sẽ qua bên Viện kiểm sát nộp giấy này đồng thời tôi đề nghị cho anh được về sớm vì công việc bên kia đang cần anh. Khoảng… thứ hai đầu tuần anh đến gặp tôi, tôi sẽ cho anh biết kết quả.”  Phạm Cang quay người đi nên tôi cũng lẳng lặng đi thẳng ra cổng và cũng không quay đầu nhìn lại phía sau.
Trái tim tôi đau quặn thắt nên tôi thấy bầu trời như xám xịt lại. Lời nói của Phạm Cang tuy nhẹ nhàng nhưng như những mũi kim ghim vào trái tim làm bùng lên những cơn u uất và hận thù. Nỗi hận thù rồi như tâm bệnh sẽ theo tôi đến tận cùng cuộc đời. Làm sao tôi có thể tha thứ cho bọn người không bao giờ biết nói sự thật và chỉ muốn hãm hại người khác.
Ba ngày cuối tuần tôi phải làm gì cho mau qua để thứ hai tới tôi sẽ có mặt ở chỗ mà tôi ghê tởm này. Tôi chợt nhớ đến phòng tạm giam với những song sắt nhưng không một chút sợ hãi. Nếu mai này tôi thoát ra được nơi này, tôi sẽ tìm một tổ chức chống bọn phỉ và sẽ tham gia. Tôi sẽ cùng đồng bào đấu tranh với bọn cộng phỉ cho đến ngày toàn thắng.
Từ 3C bến Bạch Đằng tôi định đi bộ về khách sạn, nhưng mới đi đến Thảo Cầm Viên thì chịu không nổi vì mồ hôi tuôn ra nhiều quá. Nếu không bị những chuyện buồn phiền thì tôi sẽ vào Thảo Cầm Viên xem các chuồng thú của Việt Nam ra sao. Tôi nghĩ các con thú ốm lắm vì người còn không đủ ăn thì làm sao chúng no được. Không chừng các con thú đã bị ăn thịt hết rồi cũng nên. Tôi lưỡng lự muốn vào xem nhưng trong lòng không thấy hứng thú nên ngoắc chiếc xích lô đạp đang đậu bên kia đường.
Tôi không tin mình sẽ nhận lại được giấy tờ sớm. Lọt vào tay bọn người chuyên ăn dơ này thì chúng sẽ lột đến cái quần lót của mình để ăn rồi mới tha. Tôi sẽ đi đâu và làm gì trong ba ngày cuối tuần cho mau qua. Một tên bộ đội có gương mặt đầy thịt vừa đi ngang qua mặt tôi làm cho tôi nhớ đến tên Trưởng ban Quân báo Sáu Giàu . Phải rồi, sao mình không ghé qua chỗ nhà Sáu Giàu xem hắn bây giờ ra sao. Ghé ngang qua thôi chứ đừng gặp mặt. Cây súng K54 mà hắn đã đưa cho tôi cũng có thể là cái cớ… Biết đâu chừng. Tôi quyết định sáng ngày mai sẽ đi xem người sĩ quan Trưởng ban Quân Báo Quận 3 năm xưa bây giờ ra sao.
Nếu thứ hai mà tôi vẫn chưa nhận lại được giấy tờ thì tôi phải nói cho anh Khương chủ khách sạn biết hết sự thật. Anh cần passport của tôi để trình cho Phường làm gia hạn tạm trú nên tôi không thể im lặng được nữa.
Tôi bước nhanh lên lầu. Cô bé giúp việc cho vợ chồng anh Khương thoáng nhìn thấy tôi liền chạy lại tủ điện mở công tắc cho máy lạnh trong phòng tôi chuyển động.

1/3/1991

Ngồi trong quán café nhìn ra chỗ giữ xe đạp trong chợ Bàn Cờ, tôi thấy một người đàn ông già ăn mặc thật luộm thuộm; chân mang đôi giầy bata cũ mèm và rách. Thân hình ông thì ốm nhom nhưng miệng của ông luôn nở nụ cười khi thấy khách đến gởi xe. Người gởi xe sẽ được ông già trao cho tấm thẻ bằng nhôm hình trái xoan có đóng số nổi và được sơn màu đỏ, sau đó ông ghi số trên tấm thẻ mà ông vừa trao cho khách lên cái yên xe và dựng vào chỗ trống.
Vì là buổi chợ sớm mai nên có đông người đi chợ vì vậy ông già rất bận rộn với công việc. Ông già giữ xe đạp đó chính là Sáu Giàu, là Trưởng ban Quân Báo oai phong và hùng dũng năm xưa mà ông và tôi đã có những ngày tuyệt vời bên nhau. Đó là thời gian sống đẹp nhất và vui nhất của tôi sau ngày mất miền Nam. Tôi khó quên được hình ảnh người bộ đội mập mạp ngày gặp tôi vốn thuộc giai cấp bần cố nông, xuất thân từ thằng bé chăn trâu rồi đi theo Việt Cộng lúc mười một tuổi. Với cái tuổi còn quá nhỏ mà lại không được đến trường, nên ông bị dụ dỗ cầm súng để giết hại đồng bào của ông. Vậy mà… mười một năm đã trôi qua rồi. Từng là tên sĩ quan có quyền hành, đồng thời cũng là người dẫn đầu đoàn xe chở người  đi vượt biển. Và, bây giờ đây là ông già giữ xe đạp để kiếm từng đồng từng cắc cho vợ con có chén cơm ăn. Dù tôi có nhiều kỷ niệm cũng như cảm tình với ông, nhưng, tôi thừa hiểu chỉ nên thương hại ông thôi chứ không nên gặp lại ông.
Bản chất gian xảo và lừa thầy phản bạn của bọn phỉ không bao giờ thay đổi.
Ông người Tàu chủ quán “lẩu tay cầm” - là lẩu thập cẩm hầm với thuốc bắc được để trong cái nồi bằng đất nhỏ có tay cầm và được giữ nóng trên lò than nhỏ - không thể nhớ ra tôi, nhưng, tôi nói tôi là bạn của Sáu Giàu và ngày trước thường đến đây ăn “lẩu tay cầm”. Ông người Tàu vốn thực tế nên khi nghe tôi từng là thực khách quen thuộc và khen món lẩu rất ngon liền nói cho tôi nghe, đại khái là, “Đầu năm 1981 có một thời gian ông Sáu bị tù khoảng một năm. Sau khi được tự do thì bị sa thải khỏi quân đội. Một thời gian ngắn sau đó thì được cho giữ xe đạp ở chợ Bàn Cờ để kiếm sống.”
Cuộc đời của Sáu Giàu xem ra buồn thảm quá. Có lẽ sẽ buồn thảm cho đến ngày ông từ giã cõi đời này, ngoại trừ bọn cộng phỉ bị đánh đổ lúc ông còn thở thì may ra cuộc sống của ông mới khá hơn được. Những gì tôi chứng kiến sáng hôm nay về Sáu Giàu, tôi hoàn toàn không mảy may xúc động. Nói cho cùng, ông có ăn thì phải có chịu. Lẽ công bằng là vậy.

4/3/1991

Đúng tám giờ ba mươi sáng hôm nay thứ hai, tôi đến gặp Phạm Cang như  cuộc hẹn. Bây giờ tôi phải chấp nhận những gì mà bọn phỉ này muốn ở nơi tôi. Dù không chấp nhận cũng không được. Tôi đang sống sung sướng và tự do bên trời Âu thì phải trở về đây để rồi bị vùi dập bởi bọn người mà mình từng kinh tởm và khinh bỉ. Cuộc đời của tôi còn dài thì tôi vẫn còn cơ hội để trả lại những gì mà bọn phỉ đã hành xử tệ hại với tôi. Tôi có thể trốn thoát khỏi nơi đây bằng một lần vượt biển nữa vì Mỹ vẫn còn cấm vận bọn này. Nhưng, tôi thấy chưa cần thiết vì tôi vẫn còn điều kiện để tiếp tục ở lại đây. Một điều mà tôi chắc chắn là, bọn phỉ không bao giờ dám giam cầm tôi. Không bị giam cầm thì tôi vẫn có thể vượt biển qua Hồng Kông một khi bị dồn đến con đường cùng.
Phạm Cang đi cùng một tên phỉ đến gặp tôi và giới thiệu: “Anh đây là Thiếu úy bên Phòng phản gián. Anh Thiếu úy muốn gặp anh để trao đổi một vài tin tức về những người Việt ở Hà Lan.” Tên Thiếu úy bắt tay tôi: “Chào anh… mình qua bên trụ sở… cũng gần đây nói chuyện cho được thoải mái anh… nhé.” Mấy tên phỉ mà tôi tiếp xúc cho đến nay, không ai muốn gọi tên tôi mà chỉ gọi anh rồi thôi. Khi mới đến mướn phòng khách sạn tôi cũng chỉ nói tên Tắc với anh chị chủ khách sạn; chứ làm sao mà nói tên Tắc-Kè cho được. Chỉ khi anh chị nhìn vào passport thì mới biết tên đầy đủ của tôi là Phạm Công Tắc-Kè.
Tên Thiếu úy đi trước làm tôi phải đi theo mà không thể hỏi Phạm Cang công việc bên Viện kiểm sát tiến hay lùi đến đâu rồi. Nếu muốn hỏi thì cũng không biết hắn đâu nữa. Có lẽ hắn đã lánh mặt để khỏi phải trả lời tôi về những gì hắn đã hứa. Tên Thiếu úy đi xe Honda nên mời tôi lên ngồi phía sau. Xe chạy đến một tòa nhà lớn trên đường Trần Hưng Đạo thì quẹo vào. Như những cơ quan khác của nhà cầm quyền này, nơi đây canh gác cũng rất nghiêm ngặt với ba tên vệ binh trang bị vũ khí đầy mình. Đây là trụ sở phản gián của thành phố. Khi tôi vừa ngồi xuống ghế thì từ ngõ ngách nào đó xuất hiện một tên và, không cần hỏi han gì cả, hắn bấm máy chụp hình tôi lia lịa đủ mọi góc cạnh. Tôi định phản ứng thì bỗng như có tiếng nói bên tai tôi vang lên: “Cứ ngồi yên tại chỗ Tắc à. Mày phải biết là bọn chúngsẽ phản ứng ra sao để đánh giá về mày đấy.” Tôi ngồi im và còn ngẩng mặt lên nhìn ngay ống kính chứ không tránh né. Chụp xong thì có một tên khác đem đến cho tôi ly café đá. Trong khi tên Thiếu uý đi cùng tôi bắt đầu hỏi thì bốn năm tên khác đứng ngồi chung quanh nhìn tôi đồng thời chúng đặt máy thâu âm trước mặt tôi. Mở đầu, tên Thiếu úy nói: “Chúng tôi rất vui mừng chào đón anh về thăm quê hương. Mặc dù anh đang có vấn đề với bên Phòng an ninh điểu tra, nhưng chuyện đó rồi cũng sẽ được giải quyết cho anh sớm thôi. Chúng tôi được Đại úy Phan Anh Minh giới thiệu, anh là người thông minh và hiểu biết, nên chúng tôi mời anh đến đây, xin anh cho chúng tôi biết về những đảng phái và những người đứng đầu các đảng phái đó; cũng như nguyện vọng và tâm tư của bà con mình bên đó. Đại loại như bà con mình nghĩ gì về sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa bên các nước Đông Âu. Chúng tôi rất mong anh cho biết sự thật. Việc anh được về sớm hay muộn là tùy thuộc vào những điều mà anh sẽ cho chúng tôi biết. Chúng tôi hứa sẽ tạo điều kiện để anh được giải quyết sớm với bên Phòng an ninh điều tra.” Vẫn là những luận điệu vừa vuốt ve vừa dọa nạt. Vừa cho kẹo vừa chưởi. Nếu bây giờ tôi… dựng chuyện ra để nói thì sẽ bị sơ hở ngay. Nếu tôi nói tôi không biết không nghe gì cả thì tôi sợ bọn hèn hạ này trả thù. Tôi đã có cách. Tôi nói “Chuyện này rất dài dòng nên cần phải có thời gian. Một hai ngày nữa khi tôi khỏe tôi sẽ viết rõ ràng ra trên giấy trắng mực đen để các anh tường tận. Hiện tại tôi không thể ngồi lâu được. Có lẽ các anh cũng biết là tôi đang bị bệnh, hơn nữa đầu óc của tôi đang quá căng thẳng về chuyện rắc rối với bên Phòng an ninh điều tra. Tôi không thể nói điều gì ra đây ngay bây giờ với các anh được.” Tên Thiếu uý có thừa khôn ngoan và kinh nghiệm nên hắn làm vẻ mặt thật vui và cười thật tươi: “Được anh hứa giúp như vậy thì anh em chúng tôi yên tâm lắm. Từ nay chúng ta sẽ thường xuyên liên lạc gặp gỡ để trao đổi với nhau. Bây giờ anh mệt thì anh cứ về nghỉ. Khi nào anh viết xong thì xin anh đem đến đây và anh em mình sẽ gặp lại nhau. Anh… có cần chúng tôi đưa về không vì sẵn có xe đây...” – “Cám ơn anh. Tôi muốn đi  xích lô. Tôi muốn ngắm cảnh… nhiều nơi nữa.” – “Anh uống café đá cho mát chút đã.” Tôi nhìn ly café đá và đứng lên chứ không uống. Tên Thiếu úy đi với tôi ra cổng và đón xe cho tôi.
Ai mà ngờ được, biên bản lời khai hôm nào tôi viết… Sau đó Phan Anh Minh đi vào phòng nhìn tôi rồi đi ra mà tôi tưởng hắn chỉ muốn nhìn xem con mồi là tôi như thế nào. Bây giờ tôi biết tôi sẽ còn ở lại đây ít ra cũng phải đôi ba tuần lễ hay cả tháng nữa không chừng. Tôi sợ bị bọn phỉ làm tiền mà không biết kiếm ở đâu ra. Tôi đem về đây cũng khá nhiều tiền mà mục đích là để chữa trị bệnh cho Mẹ Hai. Nếu như sau đó Mẹ Hai mất thì tôi sẽ lo đám táng thật chu toàn. Tôi đã từng nghĩ sẽ xây cho Mẹ Hai cái mộ thật lớn và thật đẹp. Tiền tuy nhiều nhưng cứ ngồi không ăn hoài thì đến núi còn phải lở; đằng này còn phải chung chi cho bọn phỉ mà chưa biết là bao nhiêu mới vừa mới đủ. Tôi quyết định về khách sạn ngay bây giờ thay vì đi ngồi quán.
Về đến khách sạn tôi gặp anh Khương đang đứng tưới nước mấy chậu kiểng: “Anh Khương ơi, anh lên phòng cho tôi nói chuyện một chút nha.” Anh Khương có lẽ nhìn thấy cái mặt của tôi… không giống ai, nên anh hỏi trong khi cái vòi nước bị chệch sang bên và chỉa vào cái máy phát điện. “Có chuyện gì gấp không anh?” Tôi gật đầu và bước đi thẳng lên lầu.
Anh Khương đi đến khóa vòi nước và bước thật nhanh theo tôi. Vừa vào đến trong phòng anh đã hỏi tôi dồn dập vì có lẽ anh cũng đã cảm nhận được là tôi đang gặp chuyện không vui. Tôi kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Tôi phải kể cho anh nghe để anh giúp tôi trong vấn đề tạm trú mà tôi thì đang trong tình trạng được tại ngoại nên passport vẫn còn bị giữ.
Anh Khương ngạc nhiên quá nên cứ hả cái miệng ra khi tôi đang nói. Có lẽ anh không ngờ mấy ngày qua tôi lại bị tạm giam. Anh hỏi: “Theo anh thì… anh định tính như thế nào?” – “Tôi sẽ viết tờ trình cho phòng phản gián ngay hôm nay. Ngày mai tôi đến đó nộp cho họ rồi ghé qua Phòng an ninh điều tra gặp Phạm Cang xem sự thể ra sao.” - : “Anh cứ làm như vậy đi. Còn việc công an khu vực ở đây… để tôi lo. Chuyện này anh đừng ngại. Một hai chầu nhậu là xong ngay. À, anh đừng nói cho vợ tôi biết chuyện này nghe. Đàn bà… không kín đáo như tụi mình.” Tôi như người đang bị trôi trên biển lâu ngày. Bỗng thấy một cái thùng bằng nhựa cũng đang trôi trên biển và trong thùng lại có chứa nước ngọt nữa. Cái thùng có nước đó đã làm cho tôi tạm quên những gì đã và đang xảy ra. Tôi tạm quên Phạm Cang. Tôi tạm quên Mai Quốc Anh. Tôi tạm quên tên Thiếu úy bên Phòng phản gián. Tôi nằm ngửa ra giường và nhắm mắt lại. Tôi muốn ngủ một chút cho tinh thần tỉnh táo lại vì cái đầu của tôi bị căng quá làm cho nhức. Anh Khương đóng nhẹ cửa lại và bước đi xuống lầu.

5/3/1991

Tôi đã viết xong “Bản tường trình” về các đảng phái cùng “tâm tư” của bà con “Việt kiều” bên Vương Quốc Hòa Lan mà tôi đang sinh sống. Đây là bản tường trình bá láp mà người đọc nó sẽ… chửi ầm lên, hoặc chửi thầm. Tên của mỗi vị chủ tịch đảng tôi đều lấy tên của mỗi quốc gia mà đặt cho để dễ nhớ. Thí dụ ông Lê Văn Mỹ là Chủ tịch đảng Dân Chủ. Ông Trần Văn Pháp là Chủ tịch đảng Vì Dân. Ông Nguyễn Văn Nga…vân vân. Còn “tâm tư” của bà con là: Vì bà con thiếu thông tin nên chưa hiểu rõ mà vì vậy đã tỏ ra rất vui mừng về sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu… “Bản tường trình” này tôi viết khá dài và đã học thuộc lòng nên dù có phải bị yêu cầu viết lại nhiều lần tôi cũng sẽ viết đúng đến chín mươi chín phẩy chín mươi chín phần một trăm. Cũng vì nôn nóng cho mau được thoát khỏi địa ngục Việt Nam nên tôi phải viết để làm vừa lòng họ. Cũng may là tôi còn khôn ngoan để không phải bị hổ thẹn với lương tâm.
Tôi đến cổng Phòng phản gián và nhờ mấy người lính gác cửa cầm “Bản tường trình” vào cho tên Thiếu úy. Tôi không muốn gặp mặt hắn vì tôi đã hình dung ra khuôn mặt của hắn khi đọc “Bản tường trình.” Tôi đi qua Phòng an ninh điều tra thành phố xin gặp Phạm Cang. Trong hoàn cảnh thê lương này, tôi chỉ mong Phạm Cang có một lần thành thật cho tôi biết về tình trạng của tôi, là đủ. Chỉ cần biết đúng sự thật là tôi sẽ tính được tôi sẽ làm gì. Tiếc thay, đã là phỉ thì phải hành xử đúng như phỉ. Nếu hành xử khác đi thì chính tên phỉ đó sẽ bị đồng bọn thanh trừng.
Tôi đang nhớ căn nhà và cái vườn của tôi quá. Nhớ quá nên tôi cũng có nói với anh Khương là tôi muốn vượt biển vì bọn phỉ chưa được các nước cho bang giao. Anh Khương khuyên tôi: “Kiếm một chiếc ghe thì không khó nếu mình có tiền. Nhưng, tôi khuyên anh Tắc hãy kiên nhẫn vì bọn này chỉ muốn tiền thôi nhưng còn ngại nói ra. Tôi tin là chỉ trong thời gian ngắn bọn này sẽ nói ra số tiền và rồi anh sẽ được nhận lại giấy tờ.”
Phạm Cang để tôi chờ cũng cả tiếng đồng hồ mói ló mặt đến. Hắn làm như đến để báo tin vui cho tôi nên miệng cứ cười tươi như hoa nở. “Rồi. Lãnh đạo quyết định là, thứ hai ngày 18 tháng 3 lúc tám giờ sáng anh đem tiền nộp phạt là, mười ba triệu hai trăm tám chục ngàn đồng (13.280.000). Số tiền này tương đương với bốn cây vàng…”- “Sao lâu quá vậy? Còn đến… hai tuần nữa…” Phỉ Phạm Cang mỉm nụ cười đầy vẻ đểu cáng. Hắn nói: “Thì hôm nọ anh nói là anh không đem nhiều tiền về nên lãnh đạo để anh thư thả lo chạy vay mượn… người nào đó mà anh quen.” Giọng Phạm Cang vang vang như tôi chẳng có gì phải lo lắng trên cõi đời này. Tôi luôn rất chú ý và lắng nghe từng lời hắn nói để không bị dính bẫy. Hắn vừa nói người nào đó mà tôi quen; đó cũng là cái bẫy chứ không phải là câu nói tình cờ. Số tiền hơn mười ba triệu thì tôi đang có sẵn. Nhưng, lại phải đóng kịch chứ không thể nói đang có sẵn tiền.

18/3/1991

Tôi ôm bọc tiền trước ngực. Bọc tiền hơn mười ba triệu đồng được tôi cột dây thun và để trong bao nylon. Tôi đi đến Phòng an ninh điều tra thành phố cũng bằng xe xích lô. Khoảng mười ngày qua tôi thấy có mấy người lạ mặt đến đứng bên kia đường nhìn qua khách sạn. Thoạt tiên tôi đơn thuần nghĩ những người đứng đó chỉ là tình cờ, nhưng khi thấy họ đứng đó lâu hằng mấy tiếng đồng hồ thì tôi nghĩ đó là những nhân viên của Phòng phản gián muốn xem tôi đi những đâu và gặp những ai.
Tôi phải xuất hiện để cho họ yên tâm là tôi không liên lạc với ai cả. Tôi ra khỏi khách sạn và đi bộ đến chợ Bà Chiểu. Mấy người đó đi theo tôi và khi nhìn thấy tôi vào trong quán café bên cạnh rạp hát Cao Đổng Hưng thì họ cũng đi vào. Từ đó tôi vẫn thỉnh thoảng nhìn thấy những người lạ đứng bên kia đường nhìn qua khách sạn. Tên Thiếu úy Phòng Phản Gián cũng không liên lạc với tôi. Đọc “Bản tường trình” của tôi viết rồi thì gặp tôi cũng chỉ sẽ nhận được những bản tường trình bá láp tiếp theo thôi. Tôi đánh giá cao công việc và trình độ của viên Thíếu úy vì vậy tôi trở nên lỳ lợm và cảm thấy không sợ. Chỉ vì muốn sớm ra khỏi nước Việt Nam nên tôi hay sợ điều này điều nọ. Dáng vẻ bên ngoài của tôi nhìn cũng sáng sủa, cũng có vẻ trí thức và hiền. Nhưng, thế giới nội tại của tôi đang nổi lên sự chống đối mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào. Tôi tưởng tượng tôi đang là chiến sĩ phục quốc mà chẳng may nên phải trải qua những khổ nạn của hiện tại vì là người được lựa chọn để thi hành một công việc quan trọng đang chờ mà cho đến nay tôi chưa được biết rõ; hay chưa có thể hình dung ra được. Từ những ngày đầu tiên mất nước tôi không hề có ý nghĩ chống lại bọn người này, nhưng, những con người của chế độ này cứ đẩy cho tôi phải đi đến con đường phải chống đối chúng.
Tôi đang đứng trước cổng Phòng an ninh điều tra và xin gặp Phạm Cang. Phạm Cang hôm nay lại vui cười nhiều và điều đó làm cho tôi lo lắng thêm. Tiếp xúc với hắn nhiều lần tôi đã biết nhìn thái độ của hắn mà đoán được việc sắp đến. “Đây là số tiền mười ba triệu hai trăm tám chục ngàn. Anh kiểm lại đi.” Phạm Cang vẫn vui vẫn cười khi đón bọc tiền và liền đếm ngay tại bàn. Tôi ngồi gác chân trái lên chân phải nhìn hắn đếm tiền. Từ hôm đầu tiên bị đưa vào đây tôi vẫn có cách ngồi như vậy. Tôi vẫn giữ cung cách này. Đó là cung cách đầy kiêu hãnh và thách thức của tôi. Có đôi lần tôi nhìn thấy ánh mắt của mấy tên này nhìn vào chân tôi khi thấy tôi ngồi kiểu như không một chút tỏ ra nể nang hay sợ sệt. Khi tôi ngồi “làm việc” với bọn phỉ này thì tôi luôn ngồi sát cạnh bàn chứ không như những người khác phải ngồi cách xa cái bàn khoảng đôi ba thước.
Phạm Cang đứng lên và cầm bọc tiền đi ra khỏi phòng khi đã đếm xong. Tôi vẫn ngồi tại chỗ. Dăm ba phút sau Cang trở lại nói tôi ký vào tờ: “Biên bản thu giữ đồ vật, tài sản.” Nội dung biên bản viết tay: “Về những đồ vật, tài sản đem nộp là vì: Theo yêu cầu của cơ  quan điều tra, tôi xin nộp lại số tiền đã được hưởng trong việc tổ chức người khác trốn ra nước ngoài.” Sau khi tôi đã ký tên, Phạm Cang nói: “Bây giờ anh đi ngay qua bên Viện kiểm sát thành phố và đưa cho họ tờ biên bản này. Anh đi ngay đi.” Tôi nhìn vào đồng hồ tay. Bây giờ là mười giờ năm phút. Tôi đi nhanh ra cổng đón xe.
Hai mươi phút sau tôi đã có mặt tại văn phòng Viện kiểm sát thành phố, tức Pháp Đình Saigon khi trước.Trong khi ngồi chờ người đến tiếp tôi, tôi đọc lại tờ biên bản mà trong lòng có chút lo âu. Tôi không tin bọn phỉ này nên tôi cứ nghi ngờ. Có điều gì khác thường trong tờ biên bản này không? Tôi cố tìm nhưng không thể biết được. Lời lẽ xem ra chẳng có gì bí ẩn. Tôi nghĩ, không dễ dàng được nhận lại giấy tờ ngày hôm nay. Mỗi lần tên phỉ Phạm Cang “ra đòn” là mỗi lần hắn làm vẻ mặt vui tươi như… chuyện không có gì mà ầm ĩ. Tôi linh cảm là mình lại bị gạt, nhưng, gạt như thế nào thì tôi đành chịu vì không thể đoán biết được.
Tấm màn mỏng treo nơi cửa sổ phòng bỗng lay động mạnh nhưng không phải vì gió. Căn phòng nằm trong dãy nhà có những căn phòng khác bao quanh và nếu có gió thì những tấm màn kia phải lay động trước khi tấm màn phòng chỗ tôi ngồi lay động. Không một ngọn gió nào thổi tới đây được, ngoại trừ nếu mở quạt máy trên trần nhà. Nhưng, hiện các cánh quạt vẫn bất động. Đây là sự chuyển động không phải vì gió, tôi chắc chắn như vậy. Tôi nghĩ mình bị căng thẳng quá nên thấy vậy chứ làm gì có chuyện ‘lạ” xảy ra giữa ban ngày. Tôi định đứng lên đi tìm cho ra lẽ điều mình nghi ngờ thì một người đàn ông đi vào phòng và gật đầu chào tôi. “Thưa ông tôi vừa từ bên cơ quan điều tra 3C Tôn Đức Thắng đến đây. Bên đó nói tôi đến trình tờ biên bản này cho Viện kiểm sát thành phố.” Người đàn ông tuổi trung niên đón nhận tờ giấy và chăm chú đọc. Một lúc thật lâu sau, ông ngẩng mặt lên nhìn tôi và nói: “Được rồi, tôi sẽ chuyển lên cho lãnh đạơ rồi sẽ thông báo đến anh sau.” – “Xin ông vui lòng cho tôi biết khi nào thì tôi nhận lại được giấy tờ?” – “Chúng tôi không giữ bất cứ giấy tờ nào của anh cả. Chúng tôi chờ nhận kết luận điều tra bên 3C Tôn Đức Thắng rồi mới quyết định ngày xử.” Nghe ông này nói mà tôi cứ tưởng mình như người… từ trên trời rơi xuống.
Bước chân đi ra cổng mà tôi cứ như người say rượu nên bước chân đi không vững. Tôi không biết bây giờ mình phải gặp ai hay gặp cơ quan nào. Tôi như trái banh nên cứ bị đá qua đá lại mà chưa “được” lọt lưới.
Vừa về đến khách sạn, tôi liền gọi phôn cho Phạm Cang. Tôi phải gọi cho Phạm Cang vì hắn là Trung úy Đội trưởng đội xét hỏi. Còn Mai Quốc Anh là Thiếu úy cán bộ xét hỏi. Tôi kể lại chuyện tôi đến Viện kiểm sát. Nghe xong Phạm Cang nói như vui lắm: “Như vậy là hay lắm. Chúng tôi sẽ gởi bản đề nghị miễn truy tố anh qua bên đó vì anh đã giao nộp một phần tiền bên này rồi. Khi nào có tin thì tôi sẽ gởi giấy báo đến chỗ anh tạm trú. Hoặc, lâu lâu anh gọi phôn lại đây hỏi kết quả nhé.” Phạm Cang gác điện thoại mà không cho tôi hỏi thêm câu nào.
Phải chờ thôi chứ không biết phải làm gì hơn được. Tôi nằm ngửa ra giường và nhắm mắt lại. Tôi vừa nhắm mắt thì như thấy tấm màn trong phòng Viện kiểm sát lay động. Cái màn rung rinh gợn nếp không phải vì gió mà vì… sóng gió vẫn còn đến với tôi vì đó là điềm báo đặc biệt chỉ cho tôi biết. Tư tưởng của tôi trở nên hỗn loạn. Nếu muốn ghi lại hình ảnh chính xác của cái màn thì trước tiên phải là màu. Cái màn màu đỏ được treo trong Viện kiểm sát là ngụ ý những ai không chấp nhận xã hội chủ nghĩa thì chính nơi đây sẽ trừng phạt bằng những bản án tù đầy và chết chóc. Những người chiến sĩ quả cảm của miền Nam đã trở về phục quốc và đã bị tù và bị xử tử hình… bởi chính những con người từ nơi này.

8/4/1991

Sáng hôm nay thứ hai đầu tuần, lúc chín giờ sáng tôi có mặt tại Phòng điều tra gặp Phạm Cang theo lời mời từ chiều thứ sáu tuần rồi. Gặp Phạm Cang sáng hôm nay tôi cảm thấy sờ sợ nhưng tôi không biết tôi sợ gì. Tôi đang trực diện với tình cảnh quá tối đen nên tôi sợ. Vào lúc ấy hình ảnh tôi ngày nào sáng sáng phải đi bộ đến Vương Cung Thành Đường khi mặt trời chưa lên… Tôi liền chợt tỉnh và cầu nguyện. Tôi cầu nguyện vì tôi biết rõ là tôi đang bị hại nên cần đấng tối cao giúp thêm sức chịu đựng. Cầu nguyện xong thì lòng tôi tràn ngập vui sướng. Niềm vui đó đã cho tôi một sức mạnh vì tôi vô tội và đây chỉ là sự thử thách. Mặc khác, nếu tôi là người xấu xa thì tôi đã không còn ngồi đây, vào sáng hôm nay.
Phạm Cang cũng với gương mặt làm như đang có chuyện vui cho tôi. “Lại có chuyện nữa rồi.” Tôi thầm nhủ vậy nhưng tôi đã khéo léo làm ra vẻ đang sống trong một trạng thái rất bình an và rất vui. Nếu tôi có làm ra vẻ sầu khổ thì bọn này, nếu muốn giết tôi thì chúng vẫn sẵn sàng giết chứ không bao giờ biết động lòng thương xót. Hai chữ từ bi hoàn toàn không có trong tự điển của bọn phỉ. Tôi phải giả vờ với chính mình vì, thật ra tôi vô tội mà. Phạm Cang rõ ràng đã khó khăn khi phải nói ra một điều trong khi thấy thái độ của tôi là bình thường. “Lãnh đạo đã quyết định phải giải quyết cho anh. Đây là quyết định cuối cùng để anh được về bên kia làm ăn chứ không thể kéo dài mãi được. Anh phải đóng phạt một số tiền là, mười chín triệu tám trăm ngàn (19.800.0000) số tiền này tương đương với sáu lạng vàng. Thôi, anh cố gắng một lần cuối… cho xong.” – “Khi nào thì tôi phải đóng số tiền đó?” – “Trong tuần này hay đầu tuần tới… tùy anh.” – “Tôi sẽ cố gắng và tôi sẽ phôn gặp anh nếu tôi kiếm đủ tiền.” Tôi chào Phạm Cang và ra về. Tôi không có điều gì phải nói thêm nữa. Tôi tin lần này là lần cuối và bọn chúng sẽ không còn có cớ nào để bắt tôi phải đóng thêm được nữa. Sau lần này mà tôi vẫn còn bị làm tiền thì chính anh Khương sẽ giúp tôi. Anh có người bạn có chiếc ghe chở hàng từ Saigon ra Vũng Tàu.
Thứ hai ngày 15/4/1991 tôi đến gặp Phạm cang và nộp đủ mười chín triệu tám trăm ngàn đồng. Phạm Cang nói sẽ gọi phôn đến khách sạn cho tôi biết ngày nào thì đến nhận lại giấy tờ.

23/4/1991

Anh Khương nhìn thấy mặt mũi của tôi bơ phờ nên anh liền đi theo lên phòng mà không hỏi han gì cả. Tôi vừa đi gọi phôn cho Phạm Cang về. Sau khi anh và tôi vào hẳn trong phòng, tôi nói: “Tám ngày trôi qua rồi kể từ khi tôi nộp tiền lần cuối. Họ hứa sẽ giải quyết cho tôi trước ngày nghỉ lễ 30 tháng tư. Bây giờ họ nói phải qua lễ chứ không thể sớm hơn được vì chỉ còn một tuần nữa nên các cơ quan đều bận rộn trong việc chuẩn bị. Anh Khương có nghĩ là họ cố tình kéo dài để làm tiền tôi thêm một lần nữa không? Thật sự thì tôi cũng còn tiền nhưng nếu đưa ra nữa thì sẽ vẫn bị làm tiền tiếp.”- “Người bạn có chiếc ghe chở hàng chưa về lại Saigon. Từ nay anh đừng lòi ra cho bọn chúng một đồng nào nữa. Trong khi chờ đợi thì tôi phải nhờ… người bạn khác của tôi may ra người này có thể giúp ý kiến cho anh. Người này hiện làm Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Anh ấy ngày trước có thời gian cùng học luật với tôi. Anh ấy là nhà báo thì may ra anh ấy có thể có ý kiến hay giúp được anh. Anh ấy tên là Huỳnh Sơn Phước. Tôi sẽ điện thoại cho anh ấy ngay bây giờ. Nếu anh ấy chịu tiếp anh thì tôi hẹn cho anh gặp tối nay tại nhà hàng Vy trên đường Ký Con. Anh cũng cần gặp qua anh ấy trước khi cho ảnh đến đây.” Anh Khương đi ra đến cửa phòng thì đứng lại rồi tiết lộ cho tôi biết chủ nhân của nhà hàng Vy  mà tôi sẽ gặp nhà báo Huỳnh Sơn Phước. “Chủ nhà hàng Vy là con trai ông Huỳnh Văn Trọng, người điệp viên trong vai cố vấn trong Phủ Đầu Rồng… Anh Tắc có biết về chuyện đó không?” – “Có anh. Tôi có đọc… sơ qua từ lâu lắm rồi.” Anh Khương mở cửa và đi ra. Anh sốt sắng lo cho tôi như người anh ruột lo cho em vậy.
Anh Khương đi rồi tôi liền nằm ngửa ra giường mà đầu óc cứ quay cuồng với những ý nghĩ không đầu không đuôi. Phan Anh Minh - Phạm Cang - Mai Quốc Anh, tôi sẽ không bao giờ quên ba người này trong cuộc đời. Tay chân tôi run rẩy và trán tôi ướt đẫm mồ hôi mặc dù  máy lạnh đang mở số mạnh nhất. Tôi chắp tay cầu nguyện: “Cho đến hôm nay con chịu đựng hết nỗi rồi. Xin Đức Mẹ hãy che chở và cho con thêm sức mạnh để chịu đựng chờ khi qua khỏi.” Tim tôi bỗng chốc đã đập lại như bình thường và, cuối cùng thì sự lo lắng cũng tan biến dần đi.

Có tiếng anh Khương gõ cửa. Tôi ngồi bật lên và đi nhanh đến mở cửa phòng. “Rồi, tôi hẹn cho anh tối nay sáu giờ. Tôi nói tôi có người bạn là Việt kiều muốn gặp anh. Tôi hy vọng, tôi tin là anh ấy sẽ giúp được cho anh.” – “Anh Phước có đặc điểm gì đặc biệt để nhận biết không anh Khương?” – “Dáng người mập và không cao lắm. Anh ấy là dân Hội An nên nói có hơi… nặng chút chút thôi.” – “Anh Khương cho tôi xin ly cam vắt không đường và ly café đá nha anh.” – “Bà xã tôi có nấu canh chua cá bông lau ăn với bún ngon lắm. Khi nào anh muốn ăn thì cho tôi biết nha.”

ToPa (Hòa Lan)
( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm