Nhân Vật

Tướng Có kể về cuộc đời sự nghiệp _ Lữ Giang

Theo tin của báo Tuổi Trẻ online ở trong nước ngày 4.7.2012, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, người đã tham gia vào nhiều biến cố và giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời VNCH, đã qua đời ở trong nước ngày 3.7.2012 tại Sài Gòn, hưởng thọ 87 tuổi.

 
Một số người đã hỏi tôi một số vấn đề liên quan đến Tướng Nguyễn Hữu Có. Tôi có biết nhiều chuyện về ông, nhưng tôi nghĩ rằng trong lúc này điều tốt hơn cả là nghe chính ông kể lại cuộc đời của mình trong bài “Gặp Chúa trong tù cải tạo” đăng trên website tinlanhhyvong.com. Vì bài này khá dài, chúng tôi sẽ cho phổ biến trong ba kỳ.

 

GẶP CHÚA TRONG TÙ CẢI TẠO

 

Tác giả: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có
 

 

(Phần I)

 

 
Thân Thế và Sự Nghiệp

 

Từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, tôi không theo một tôn giáo nào cả. Gia đình tôi chỉ thờ cúng ông bà.Năm 1958, tôi đã được 15 năm trong binh nghiệp. Với cấp bậc Đại tá tôi giữ chức vụ Tư Lệnh Quân khu I, gồm 9 tỉnh miền Đông Nam bộ. Lúc đó các thầy tướng số và các nhà sư khuyên tôi nên lập trang thờ các vị thần hộ mệnh. Tôi tin vào lời khuyên và bắt đầu thờ Ông (Quan Công - Lưu Bị - Trương Phi), Đức Phật Thích Ca và Phật Bà Quan Âm. Mặc dù thờ Phật, nhưng tôi không hề đi chùa, không đọc kinh Phật, nên chẳng hiểu biết giáo lý Phật giáo. Sự thờ phượng của tôi chỉ với mục đích bảo hộ bản thân. Vì bận công việc hằng ngày, tôi không có thời giờ tìm hiểu các vấn đề cơ bản trong Phật giáo, nhất là sự ăn năn, sự tha tội, và sự cứu rỗi linh hồn.

 

Cuối năm 1963, tôi được vinh thăng Thiếu tướng vì có công trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Cuộc đời binh nghiệp của tôi từ đây có những bước tiến vọt đáng kể:

 

· 1964-1965: Làm Tư Lệnh Quân đoàn IV, rồi làm Tư Lệnh Quân đoàn III.
 

 

· 1965-1966: Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hoà - Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng.

 

Địa vị tôi càng cao càng vững vàng tôi càng tin nơi các đấng hộ mệnh. Tôi biệt riêng ra một phòng ở tư thất, dành cho việc thờ cúng. Tôi cũng thờ thêm nhiều vị Phật khác như: Phật Di Lặc, Phật Bà Chúa Xứ, Phật Đầu Xà (Thái Lan), các Thần Tài, Thổ Địa, v.v. Tôi chi tiền rộng rãi mua sắm hương đèn, hoa quả, còn việc thờ cúng thì giao cho quản gia và người chị vợ trách nhiệm mỗi đêm thắp hương, niệm Phật. Các vị thượng khách khi đến Việt Nam, biết tôi mộ đạo (dù chỉ bằng hình thức), đã tặng tôi nhiều tượng Phật quí thỉnh từ các Chùa ở Lào, Thái Lan và Miên. Tôi cũng đeo trong người hàng chục tượng Phật nhỏ bằng vàng, ngà voi , đá quí do nhiều người gởi tặng, để lúc nào tôi cũng được che chở hộ mạng. Gia đình tôi quan niệm rằng nếu muốn cho linh hồn mình được cứu rỗi trong đời sau thì đời nầy phải lo đạo đức, làm lành lánh dữ, dâng hiến cho các chùa và làm công tác từ thiện.

 

Đời binh nghiệp và chính trị của tôi lên đến tột đỉnh từ giữa năm 1965 đến đầu năm 1967. Với địa vị đứng hàng thứ ba sau hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, tôi chẳng những có thanh thế trong nước, mà còn có tiếng tăm ở nước ngoài. Tôi đã đi thăm và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước trên thế giới. Ở Châu Á tôi đã đi thăm Thái Lan, Đài Loan, Phi Luật Tân và Đại Hàn. Ở Châu Âu, tôi đã đến các nước Anh, Đức và Ý. Đặc biệt tôi đã được Đức Giáo Hoàng Paul VI tiếp kiến tại Toà Thánh Vatican. Ở Châu Phi, tôi đã thăm và gặp gỡ các vị Tổng Thống Bourguiba của Tunisie, Tổng Thống Houphouet của Côte d Ivoire. Ở Hoa Kỳ, tôi đã được mời thăm 1 số lớn căn cứ quân sự Mỹ tại Hawai và trên đất liền.
 

 

 
Những Bước Thăng Trầm

 

 
Thử thách thứ nhất

 

Cuộc đời không có gì bền vững cả! Địa vị, danh vọng, tiền bạc, hạnh phúc, v.v. chúng đến khi gặp thời và ra đi khi vận hết. Năm 1967, với địa vị Phó Thủ Tướng chính phủ, kiêm Tổng Trưởng Quốc phòng, tôi được hai tướng Thiệu, Kỳ yêu cầu tôi đi Đài Loan với tư cách đại diện Quân đội và Chính phủ Việt Nam để cảm ơn Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan về những sự giúp đỡ quân sự, ngoại giao, và sự chân tình ủng hộ công cuộc chống cộng của Miền Nam Việt Nam.

 

Trong chuyến công du bảy ngày nầy tôi còn được giao phó:
 

 

- Khai trương đường bay Air Việt Nam Sài Gòn - Tapei.
 

 

- Thăm trường Đại học Quân sự và trường Võ bị.
 

 

- Nghiên cứu tổ chức, hoạt động Hội Cựu chiến binh Đài Loan.
 

 

Tôi được đón tiếp như một thượng khách với các nghi lễ đầy đủ. Báo chí Đài Loan cũng đề cao ca tụng tôi. Cuộc công du đang diễn ra tốt đẹp thì đến ngày thứ ba, bất trắc đã xảy ra cho tôi. Đại sứ Việt Nam tại Đài Loan là tướng Trần Thượng Khiêm và Đại sứ Trung Hoa Quốc Gia tại Việt Nam là Hồ Liên xin đến gặp tôi tại khách sạn ban đêm để trao cho tôi bản tin nhận được từ Sài Gòn. Tôi bị Hội Đồng Quân Lực xét xử và cách chức Phó Thủ Tướng và Tổng Trưởng Quốc Phòng, đồng thời bị giải ngũ khỏi quân đội. Tôi hơi bàng hoàng vì trước ngày tôi lên đường, mọi việc có vẻ bình thường. Tôi lấy lại bình tĩnh và nhận định đây là một âm mưu gạt tôi ra nước ngoài để loại tôi ra khỏi chính quyền. Hôm sau tướng Nguyễn Văn Thiệu gửi điện văn qua yêu cầu tôi sau khi chấm dứt công tác ở Đài Loan, tiếp tục dẫn phái đoàn đi thăm Đại Hàn. Tôi liên lạc điện thoại về Sài Gòn nói chuyện trực tiếp với Tướng Thiệu. Tôi trình bày rằng tôi không thể đi Đại Hàn được vì các anh đã "cách chức tôi", hơn nữa cuộc công du nầy chưa chuẩn bị. Thiệu cố ý ép tôi đi Đại Hàn với dụng ý đưa tôi đi xa để khỏi trở về nước. Nhưng tôi xin được đến Hong Kong tị nạn chính trị. Cuối cùng Thiệu ưng thuận.
 

 

Ngày 20 tháng giêng năm 1967, tôi rời Đài Bắc với lễ nghi tiễn đưa bình thường. Tôi rất cảm kích về sự chân tình của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan đã thông cảm hoàn cảnh tôi. Về đến khách sạn Fortuna ở đường Nathan thì có thiếu tướng Linh Quang Viên điện thoại đến xin gặp. Anh Viên được Thiệu cử sang Hong Kong gấp để trao cho tôi bức thư Thiệu viết tay với nội dung ngắn gọn đầy sự hăm dọa. Thiệu khuyên tôi tạm ở nước ngoài, để anh em bên nhà sắp xếp công việc. Nếu tôi tìm cách trở về thì Thiệu không bảo đảm sinh mạng. Anh Viên là người ôn hoà được tôi yêu mến. Anh đang giữ chức vụ Bộ trưởng bộ An Ninh. Tôi vui vẻ bảo với anh Viên về trình với Thiệu, tôi sẽ không làm gì gây khó khăn cho anh em bên nhà, miễn các anh em xử đẹp với tôi thôi.
 

 

Tôi mau chóng ổn định cuộc sống ở Hong Kong. Tôi thuê được một căn hộ nhỏ để tôi và hai sĩ quan tùy viên trung tín ở chung. Đó là đại uý Đoàn Văn Sanh và Nguyễn Văn Hưỡn (về sau tôi cho Sanh về nước, còn Hưỡn ở với tôi một năm). Tôi dần dần có nhiều bạn bè ở Hong Kong. Một số bạn bè do tòa Tổng lãnh sự Đài Loan giới thiệu (tổ chức chìm không có văn phòng). Họ là những người giàu có trong Tổ chức Quốc Dân Đảng ở Hong Kong. Những người nầy tìm cách an ủi tôi bằng những cuộc chiêu đãi vui chơi, ăn uống, du ngoạn. Có một số khác là người Việt Nam sinh sống lập nghiệp ở Hong Kong, trong số nầy đáng kể nhất là cụ Lưu Đức Trung, 67 tuổi, trước làm cố vấn cho vua Bảo Đại, lúc cựu Hoàng Đế nầy sống lưu vong ở Hong Kong (1946-1949).
 

 

Một người nữa là Hồng Hữu Ba (40 tuổi) quê ở Bạc Liêu, có vợ người Hoa làm ở bệnh viện Hong Kong, còn ông làm Chấp sự Hội Thánh Tin Lành Hong Kong. Ông Ba thường đến nhà tôi để chia sẻ về Đức Chúa Trời, về Đấng Cưứ Thế Jesus. Ông ba tặng tôi quyển Kinh Thánh Tân Ước và khuyên tôi nên đọc và suy gẫm lời Chúa. Tôi ghi nhận lòng tốt và sự sốt sắng của ông Ba, nhưng thú thật lúc đó cửa tâm hồn còn đóng kín, ánh sáng chân lý chưa lọt được vào trong. Tôi chẳng chú tâm tìm hiểu và cũng lười đọc Kinh Thánh.
 

 

Tôi tạm yên vui với cảnh sống Hong Kong. Vợ con tôi mỗi năm sang thăm và ở lại với tôi vài lần. Gia đình tôi bên nhà cũng yên ổn sau vài tuần gặp khó khăn ban đầu. Với thời gian thì việc gì cũng qua. Việc của tôi bị lãng quên khỏa lấp với những sự việc mới.
 

 

Sau khi đắc cử Tổng Thống, Thiệu triệu hồi tôi về nước, Tướng Trần Thiện Khiêm đại sứ ở Đài Loan, Tướng Đổ Cao Trí đại sứ ở Đại Hàn. Giữa năm 1969 Thiệu cũng nhờ Tướng Trần Văn Đôn (Nghị Sĩ) sau khi đi công tác ở Đài Loan ghé Hong Kong. Ngài cho tôi biết Thiệu đã đồng ý cho tôi về nước. Nhưng mãi đến 29-01-1970 Thiệu mới gởi điện cho tôi trở về.
 

 

Ba năm ở Hong Kong đã làm cho tôi đủ thời gian suy gẫm định hướng tương lại cuộc đời. Tôi quyết định sau khi trở về nước sẽ xoá hết mọi thù hiềm, quên đi chuyện cũ. Tôi dứt khoát không tham gia chính trị và chỉ lo làm ăn nuôi sống gia đình.
 

 

 
Thử thách thứ hai

 

Trong năm 1970 tôi lập một trại nuôi gà ở xã Phước Long, Thủ Đức, thu nhập tạm đủ cho gia đình chi dùng. Cuối năm 1970, do giao dịch với Tín Nghĩa ngân hàng, tôi gặp lại anh Nguyễn Tấn Đời và nối lại tình bạn cũ ngày trước. Anh Đời mời tôi hợp tác với Tín Nghĩa ngân hàng. Tôi chấp nhận ngay, vì việc chăn nuôi cũng bấp bênh, không có tương lai. Sau khi học việc một thời gian, anh Đời cho tôi làm phó tổng giám đốc các chi nhánh. Với chức vụ nầy tôi thường đi thanh tra các chi nhánh ở Sài Gòn và các tỉnh, từ 9 lúc ban đầu phát triển đến 22 chi nhánh, lúc Tín Nghĩa Ngân hàng bị rút giấy phép. Tháng 4 năm 1973, Tín Nghĩa ngân hàng bị rút giấy phép hoạt động vì Đoàn Thanh tra ngân hàng đã thấy nhiều hồ sơ cho vay bất hợp lệ. Anh Đời và các nhân viên chủ chốt bị bắt giam ở Chí Hoà và bị truy tố ra toà. Tôi cũng bị truy tố ra tòa, nhưng được tại ngoại, có lẽ vì tôi không dính líu đến việc làm ăn và cho vay ở trụ sở Trung Ương. Thế là tôi bị mất việc, phải xoay ra nghề khác sinh sống. Tôi mở một tiệm buôn xe đạp ở Sài Gòn, và lập một cơ sở chế biến khô mực xuất khẩu ở Vũng Tàu.

 

 
Thử thách thứ ba

 

 
Năm 1975, sau khi Phước Long rồi Ban Mê Thuộc bị thất thủ. Tôi bắt đầu lo lắng cho số phận miền Nam Việt Nam. Khi Chính Phủ quyết định rút bỏ Kontum, Pleiku, tình hình quân sự suy sụp mau chóng. Trọn tháng 4, tôi đã bỏ hết công việc làm ăn để tìm phương tiện đưa gia đình ra nước ngoài. Nhưng số phận tôi đã an bài. Tất cả những lo liệu của tôi đều thất bại. Gia đình chúng tôi bị kẹt sau ngày miền Nam hoàn toàn thất thủ. Tôi không trách bạn bè sao không giúp đở vì trước cảnh dầu sôi lữa bỏng, ai cũng lo cho bản thân mình trước đã. Là kẻ chiến bại còn ở lại, tôi phải chấp nhận mọi tình huống nguy hiểm xảy ra. Trước hết là mất tài sản, tôi được lệnh lên Đà Lạt và ra Vũng Tàu giao nhà cho Uỷ Ban quân quản. Cơ quan nầy từ chối không chấp cho tôi biên lai nhận nhà. Đây là một sự tước đoạt cứ không phải là chuyển giao. Nhà tôi đang ở 181-Cách Mạng cũng giao cho ông chủ mới. Lúc đó mạng sống của tôi còn không bảo đãm được nữa là nói chi đến tài sản. Cuối cùng là lệnh gọi đi trình diện cải tạo. Từ đây những ngày dài vô tận và vô cùng đen tối đã bao trùm lên tôi và gia đình tôi.

(Còn tiếp)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tướng Có kể về cuộc đời sự nghiệp _ Lữ Giang

Theo tin của báo Tuổi Trẻ online ở trong nước ngày 4.7.2012, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, người đã tham gia vào nhiều biến cố và giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời VNCH, đã qua đời ở trong nước ngày 3.7.2012 tại Sài Gòn, hưởng thọ 87 tuổi.

 
Một số người đã hỏi tôi một số vấn đề liên quan đến Tướng Nguyễn Hữu Có. Tôi có biết nhiều chuyện về ông, nhưng tôi nghĩ rằng trong lúc này điều tốt hơn cả là nghe chính ông kể lại cuộc đời của mình trong bài “Gặp Chúa trong tù cải tạo” đăng trên website tinlanhhyvong.com. Vì bài này khá dài, chúng tôi sẽ cho phổ biến trong ba kỳ.

 

GẶP CHÚA TRONG TÙ CẢI TẠO

 

Tác giả: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có
 

 

(Phần I)

 

 
Thân Thế và Sự Nghiệp

 

Từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, tôi không theo một tôn giáo nào cả. Gia đình tôi chỉ thờ cúng ông bà.Năm 1958, tôi đã được 15 năm trong binh nghiệp. Với cấp bậc Đại tá tôi giữ chức vụ Tư Lệnh Quân khu I, gồm 9 tỉnh miền Đông Nam bộ. Lúc đó các thầy tướng số và các nhà sư khuyên tôi nên lập trang thờ các vị thần hộ mệnh. Tôi tin vào lời khuyên và bắt đầu thờ Ông (Quan Công - Lưu Bị - Trương Phi), Đức Phật Thích Ca và Phật Bà Quan Âm. Mặc dù thờ Phật, nhưng tôi không hề đi chùa, không đọc kinh Phật, nên chẳng hiểu biết giáo lý Phật giáo. Sự thờ phượng của tôi chỉ với mục đích bảo hộ bản thân. Vì bận công việc hằng ngày, tôi không có thời giờ tìm hiểu các vấn đề cơ bản trong Phật giáo, nhất là sự ăn năn, sự tha tội, và sự cứu rỗi linh hồn.

 

Cuối năm 1963, tôi được vinh thăng Thiếu tướng vì có công trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Cuộc đời binh nghiệp của tôi từ đây có những bước tiến vọt đáng kể:

 

· 1964-1965: Làm Tư Lệnh Quân đoàn IV, rồi làm Tư Lệnh Quân đoàn III.
 

 

· 1965-1966: Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng Hoà - Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng.

 

Địa vị tôi càng cao càng vững vàng tôi càng tin nơi các đấng hộ mệnh. Tôi biệt riêng ra một phòng ở tư thất, dành cho việc thờ cúng. Tôi cũng thờ thêm nhiều vị Phật khác như: Phật Di Lặc, Phật Bà Chúa Xứ, Phật Đầu Xà (Thái Lan), các Thần Tài, Thổ Địa, v.v. Tôi chi tiền rộng rãi mua sắm hương đèn, hoa quả, còn việc thờ cúng thì giao cho quản gia và người chị vợ trách nhiệm mỗi đêm thắp hương, niệm Phật. Các vị thượng khách khi đến Việt Nam, biết tôi mộ đạo (dù chỉ bằng hình thức), đã tặng tôi nhiều tượng Phật quí thỉnh từ các Chùa ở Lào, Thái Lan và Miên. Tôi cũng đeo trong người hàng chục tượng Phật nhỏ bằng vàng, ngà voi , đá quí do nhiều người gởi tặng, để lúc nào tôi cũng được che chở hộ mạng. Gia đình tôi quan niệm rằng nếu muốn cho linh hồn mình được cứu rỗi trong đời sau thì đời nầy phải lo đạo đức, làm lành lánh dữ, dâng hiến cho các chùa và làm công tác từ thiện.

 

Đời binh nghiệp và chính trị của tôi lên đến tột đỉnh từ giữa năm 1965 đến đầu năm 1967. Với địa vị đứng hàng thứ ba sau hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, tôi chẳng những có thanh thế trong nước, mà còn có tiếng tăm ở nước ngoài. Tôi đã đi thăm và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước trên thế giới. Ở Châu Á tôi đã đi thăm Thái Lan, Đài Loan, Phi Luật Tân và Đại Hàn. Ở Châu Âu, tôi đã đến các nước Anh, Đức và Ý. Đặc biệt tôi đã được Đức Giáo Hoàng Paul VI tiếp kiến tại Toà Thánh Vatican. Ở Châu Phi, tôi đã thăm và gặp gỡ các vị Tổng Thống Bourguiba của Tunisie, Tổng Thống Houphouet của Côte d Ivoire. Ở Hoa Kỳ, tôi đã được mời thăm 1 số lớn căn cứ quân sự Mỹ tại Hawai và trên đất liền.
 

 

 
Những Bước Thăng Trầm

 

 
Thử thách thứ nhất

 

Cuộc đời không có gì bền vững cả! Địa vị, danh vọng, tiền bạc, hạnh phúc, v.v. chúng đến khi gặp thời và ra đi khi vận hết. Năm 1967, với địa vị Phó Thủ Tướng chính phủ, kiêm Tổng Trưởng Quốc phòng, tôi được hai tướng Thiệu, Kỳ yêu cầu tôi đi Đài Loan với tư cách đại diện Quân đội và Chính phủ Việt Nam để cảm ơn Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan về những sự giúp đỡ quân sự, ngoại giao, và sự chân tình ủng hộ công cuộc chống cộng của Miền Nam Việt Nam.

 

Trong chuyến công du bảy ngày nầy tôi còn được giao phó:
 

 

- Khai trương đường bay Air Việt Nam Sài Gòn - Tapei.
 

 

- Thăm trường Đại học Quân sự và trường Võ bị.
 

 

- Nghiên cứu tổ chức, hoạt động Hội Cựu chiến binh Đài Loan.
 

 

Tôi được đón tiếp như một thượng khách với các nghi lễ đầy đủ. Báo chí Đài Loan cũng đề cao ca tụng tôi. Cuộc công du đang diễn ra tốt đẹp thì đến ngày thứ ba, bất trắc đã xảy ra cho tôi. Đại sứ Việt Nam tại Đài Loan là tướng Trần Thượng Khiêm và Đại sứ Trung Hoa Quốc Gia tại Việt Nam là Hồ Liên xin đến gặp tôi tại khách sạn ban đêm để trao cho tôi bản tin nhận được từ Sài Gòn. Tôi bị Hội Đồng Quân Lực xét xử và cách chức Phó Thủ Tướng và Tổng Trưởng Quốc Phòng, đồng thời bị giải ngũ khỏi quân đội. Tôi hơi bàng hoàng vì trước ngày tôi lên đường, mọi việc có vẻ bình thường. Tôi lấy lại bình tĩnh và nhận định đây là một âm mưu gạt tôi ra nước ngoài để loại tôi ra khỏi chính quyền. Hôm sau tướng Nguyễn Văn Thiệu gửi điện văn qua yêu cầu tôi sau khi chấm dứt công tác ở Đài Loan, tiếp tục dẫn phái đoàn đi thăm Đại Hàn. Tôi liên lạc điện thoại về Sài Gòn nói chuyện trực tiếp với Tướng Thiệu. Tôi trình bày rằng tôi không thể đi Đại Hàn được vì các anh đã "cách chức tôi", hơn nữa cuộc công du nầy chưa chuẩn bị. Thiệu cố ý ép tôi đi Đại Hàn với dụng ý đưa tôi đi xa để khỏi trở về nước. Nhưng tôi xin được đến Hong Kong tị nạn chính trị. Cuối cùng Thiệu ưng thuận.
 

 

Ngày 20 tháng giêng năm 1967, tôi rời Đài Bắc với lễ nghi tiễn đưa bình thường. Tôi rất cảm kích về sự chân tình của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch và chính phủ Đài Loan đã thông cảm hoàn cảnh tôi. Về đến khách sạn Fortuna ở đường Nathan thì có thiếu tướng Linh Quang Viên điện thoại đến xin gặp. Anh Viên được Thiệu cử sang Hong Kong gấp để trao cho tôi bức thư Thiệu viết tay với nội dung ngắn gọn đầy sự hăm dọa. Thiệu khuyên tôi tạm ở nước ngoài, để anh em bên nhà sắp xếp công việc. Nếu tôi tìm cách trở về thì Thiệu không bảo đảm sinh mạng. Anh Viên là người ôn hoà được tôi yêu mến. Anh đang giữ chức vụ Bộ trưởng bộ An Ninh. Tôi vui vẻ bảo với anh Viên về trình với Thiệu, tôi sẽ không làm gì gây khó khăn cho anh em bên nhà, miễn các anh em xử đẹp với tôi thôi.
 

 

Tôi mau chóng ổn định cuộc sống ở Hong Kong. Tôi thuê được một căn hộ nhỏ để tôi và hai sĩ quan tùy viên trung tín ở chung. Đó là đại uý Đoàn Văn Sanh và Nguyễn Văn Hưỡn (về sau tôi cho Sanh về nước, còn Hưỡn ở với tôi một năm). Tôi dần dần có nhiều bạn bè ở Hong Kong. Một số bạn bè do tòa Tổng lãnh sự Đài Loan giới thiệu (tổ chức chìm không có văn phòng). Họ là những người giàu có trong Tổ chức Quốc Dân Đảng ở Hong Kong. Những người nầy tìm cách an ủi tôi bằng những cuộc chiêu đãi vui chơi, ăn uống, du ngoạn. Có một số khác là người Việt Nam sinh sống lập nghiệp ở Hong Kong, trong số nầy đáng kể nhất là cụ Lưu Đức Trung, 67 tuổi, trước làm cố vấn cho vua Bảo Đại, lúc cựu Hoàng Đế nầy sống lưu vong ở Hong Kong (1946-1949).
 

 

Một người nữa là Hồng Hữu Ba (40 tuổi) quê ở Bạc Liêu, có vợ người Hoa làm ở bệnh viện Hong Kong, còn ông làm Chấp sự Hội Thánh Tin Lành Hong Kong. Ông Ba thường đến nhà tôi để chia sẻ về Đức Chúa Trời, về Đấng Cưứ Thế Jesus. Ông ba tặng tôi quyển Kinh Thánh Tân Ước và khuyên tôi nên đọc và suy gẫm lời Chúa. Tôi ghi nhận lòng tốt và sự sốt sắng của ông Ba, nhưng thú thật lúc đó cửa tâm hồn còn đóng kín, ánh sáng chân lý chưa lọt được vào trong. Tôi chẳng chú tâm tìm hiểu và cũng lười đọc Kinh Thánh.
 

 

Tôi tạm yên vui với cảnh sống Hong Kong. Vợ con tôi mỗi năm sang thăm và ở lại với tôi vài lần. Gia đình tôi bên nhà cũng yên ổn sau vài tuần gặp khó khăn ban đầu. Với thời gian thì việc gì cũng qua. Việc của tôi bị lãng quên khỏa lấp với những sự việc mới.
 

 

Sau khi đắc cử Tổng Thống, Thiệu triệu hồi tôi về nước, Tướng Trần Thiện Khiêm đại sứ ở Đài Loan, Tướng Đổ Cao Trí đại sứ ở Đại Hàn. Giữa năm 1969 Thiệu cũng nhờ Tướng Trần Văn Đôn (Nghị Sĩ) sau khi đi công tác ở Đài Loan ghé Hong Kong. Ngài cho tôi biết Thiệu đã đồng ý cho tôi về nước. Nhưng mãi đến 29-01-1970 Thiệu mới gởi điện cho tôi trở về.
 

 

Ba năm ở Hong Kong đã làm cho tôi đủ thời gian suy gẫm định hướng tương lại cuộc đời. Tôi quyết định sau khi trở về nước sẽ xoá hết mọi thù hiềm, quên đi chuyện cũ. Tôi dứt khoát không tham gia chính trị và chỉ lo làm ăn nuôi sống gia đình.
 

 

 
Thử thách thứ hai

 

Trong năm 1970 tôi lập một trại nuôi gà ở xã Phước Long, Thủ Đức, thu nhập tạm đủ cho gia đình chi dùng. Cuối năm 1970, do giao dịch với Tín Nghĩa ngân hàng, tôi gặp lại anh Nguyễn Tấn Đời và nối lại tình bạn cũ ngày trước. Anh Đời mời tôi hợp tác với Tín Nghĩa ngân hàng. Tôi chấp nhận ngay, vì việc chăn nuôi cũng bấp bênh, không có tương lai. Sau khi học việc một thời gian, anh Đời cho tôi làm phó tổng giám đốc các chi nhánh. Với chức vụ nầy tôi thường đi thanh tra các chi nhánh ở Sài Gòn và các tỉnh, từ 9 lúc ban đầu phát triển đến 22 chi nhánh, lúc Tín Nghĩa Ngân hàng bị rút giấy phép. Tháng 4 năm 1973, Tín Nghĩa ngân hàng bị rút giấy phép hoạt động vì Đoàn Thanh tra ngân hàng đã thấy nhiều hồ sơ cho vay bất hợp lệ. Anh Đời và các nhân viên chủ chốt bị bắt giam ở Chí Hoà và bị truy tố ra toà. Tôi cũng bị truy tố ra tòa, nhưng được tại ngoại, có lẽ vì tôi không dính líu đến việc làm ăn và cho vay ở trụ sở Trung Ương. Thế là tôi bị mất việc, phải xoay ra nghề khác sinh sống. Tôi mở một tiệm buôn xe đạp ở Sài Gòn, và lập một cơ sở chế biến khô mực xuất khẩu ở Vũng Tàu.

 

 
Thử thách thứ ba

 

 
Năm 1975, sau khi Phước Long rồi Ban Mê Thuộc bị thất thủ. Tôi bắt đầu lo lắng cho số phận miền Nam Việt Nam. Khi Chính Phủ quyết định rút bỏ Kontum, Pleiku, tình hình quân sự suy sụp mau chóng. Trọn tháng 4, tôi đã bỏ hết công việc làm ăn để tìm phương tiện đưa gia đình ra nước ngoài. Nhưng số phận tôi đã an bài. Tất cả những lo liệu của tôi đều thất bại. Gia đình chúng tôi bị kẹt sau ngày miền Nam hoàn toàn thất thủ. Tôi không trách bạn bè sao không giúp đở vì trước cảnh dầu sôi lữa bỏng, ai cũng lo cho bản thân mình trước đã. Là kẻ chiến bại còn ở lại, tôi phải chấp nhận mọi tình huống nguy hiểm xảy ra. Trước hết là mất tài sản, tôi được lệnh lên Đà Lạt và ra Vũng Tàu giao nhà cho Uỷ Ban quân quản. Cơ quan nầy từ chối không chấp cho tôi biên lai nhận nhà. Đây là một sự tước đoạt cứ không phải là chuyển giao. Nhà tôi đang ở 181-Cách Mạng cũng giao cho ông chủ mới. Lúc đó mạng sống của tôi còn không bảo đãm được nữa là nói chi đến tài sản. Cuối cùng là lệnh gọi đi trình diện cải tạo. Từ đây những ngày dài vô tận và vô cùng đen tối đã bao trùm lên tôi và gia đình tôi.

(Còn tiếp)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm