Mỗi Ngày Một Chuyện
Ứng viên tổng thống Mỹ “đua” nhau công kích Trung Quốc
- Việc Trung Quốc trở thành đề tài tranh luận chính trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ không phải là điều gì mới mẻ. Tuy nhiên, chưa bao giờ, chiến dịch công kích Trung Quốc lại mạnh mẽ như trong cuộc bầu cử năm nay, các nhà quan sát nhận định.
Cuối tuần trước, ông Mitt Romney - ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, tuyên bố, ông sẽ “liệt” Trung Quốc vào “nước thao túng tiền tệ” ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức tổng thống. Nếu bị gán “cái mác” này, Trung Quốc có thể phải đối diện với các biện pháp trừng phạt. Ứng cử viên Romney còn cáo buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã “đổ trách nhiệm cho người khác” sau khi Bộ Tài chính Mỹ hoãn công bố một bản báo cáo về thương mại quốc tế và tỉ giá hối đoái, trong đó cơ quan này sẽ phải quyết định liệu Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không.
Trung Quốc đã trở thành đối tượng bị chỉ trích mạnh mẽ và quyết liệt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay mặc dù việc các ứng cử viên tổng thống Mỹ thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc trong chiến dịch bầu cử không phải là điều gì mới lạ. Trong kỳ bầu cử nào cũng vậy, các ứng cử viên tổng thống đều tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc nhưng sau đó họ lại chuyển về chính sách mềm dẻo hơn.
Ông Ronald Reagan từng liên tục chỉ trích đối thủ Jimmy Carter về việc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Tuy nhiên, quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc thời chính quyền Reagan lại nở rộ. Chuyện cũng diễn ra tương tự với ông Bill Cliton. Trong chiến dịch tranh cử năm 1992, ông Clinton cam kết sẽ đứng lên chống Trung Quốc trong cả vấn đề thương mại và nhân quyền nhưng thương mại giữa hai nước Trung-Mỹ đã mở rộng một cách nhanh chóng khi ông này lên cầm quyền.
Tuy nhiên, các nhà phân tích trên một số tờ báo phương Tây cho rằng, sự cứng rắn của các ứng cử viên tổng thống Mỹ đối với Trung Quốc lần này có thể không chỉ là một động thái chính trị.
Ứng cử viên Đảng Cộng hoà Romney đã lựa chọn rất nhiều cố vấn là những người nổi tiếng vì có quan điểm chống Trung Quốc như ông John Bolton – cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Tuần này, Mỹ đã đưa ra một bản báo cáo, trong đó gán hai công ty viễn thông Trung Quốc - Huawei và ZTE là các mối đe doạ an ninh quốc gia đối với Mỹ. Động thái này có thể là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Tổng thống Obama đối với Trung Quốc.
Các chuyên gia nhận định, việc công kích Trung Quốc là “điều không thể tránh khỏi” đối với các ứng cử viên tổng thống Mỹ nhằm thuyết phục thêm nhiều cử tri bỏ phiếu cho họ.
Ông Romney đã lên án chính quyền Tổng thống Obama về việc đã “quá mềm mỏng với Bắc Kinh” trong vấn đề thương mại và nhân quyền. Trong khi đó, một quảng cáo trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Obama đã cáo buộc ứng cử viên Đảng Cộng hoà chuyển công ăn việc làm của người Mỹ cho Trung Quốc khi ông này làm việc cho tập đoàn tài chính Bain Capital. Các thành viên Đảng Dân chủ cũng cáo buộc ông Romney nếu làm tổng thống sẽ không bảo vệ các công ty Mỹ khi họ cạnh tranh với phía đối thủ Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia tin rằng, hai kỳ phùng địch thủ Obama và Romney tiếp tục sẽ “chiến đấu” với nhau trong vấn đề Trung Quốc trong hai cuộc tranh luận trực tiếp còn lại. Ứng cử viên Đảng Cộng hoà Romney sẽ tiếp tục “tấn công” đối thủ Obama về việc ông này quá "mềm yếu" trong việc xử lý những “hành vi thương mại xấu, bất công bằng” của Trung Quốc. Ông Obama cũng sẽ có những đòn đáp trả quyết liệt không kém.
Obama, Romney bám đuổi nhau sát nút
Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa Tổng thống Barack Obama và đối thủ Romney đang vô cùng sít sao và gay cấn. Hiện tại, ông Obama chỉ dẫn trước ông Romney với khoảng cách cực kỳ mỏng manh sau khi đương kim Tổng thống có màn thể hiện thiếu thuyết phục trong cuộc tranh luận đầu tiên với đối thủ.
Theo cuộc thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos tiến hành, Tổng thống Obama hiện giờ đang dẫn trước ông Romney chỉ 2% điểm với tỉ lệ ủng hộ tương đương của hai ứng cử viên là 47% và 45%.
Khoảng cách giữa ông Obama và ông Romney quá nhỏ đến mức hai bên được xem như là ngang nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch này đang có chiều hướng tăng dần lên theo hướng có lợi cho ông Obama. Cuối tuần, tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Obama đã nhích lên 1% điểm sau khi ông từng thụt phía sau đối thủ Romney sau cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên hôm 3/10.
"Ứng cử viên Romney đã nhận được một cú huých từ cuộc tranh luận đầu tiên. Tuy nhiên, theo bản chất tự nhiên, cú huých này sẽ dần giảm đi", Phó Chủ tịch Ipsos – bà Julia Clark cho biết. "Chúng ta đang chứng kiến Tổng thống đang lấy lại được chỗ đứng khi họ chuẩn bị bước vào vòng tranh luận thứ hai. Họ sẽ bước vào cuộc tranh luận trực tiếp mới trên cơ sở ngang nhau", bà Clark nhận định.
Theo lịch trình, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ có cuộc “đấu” tay đôi trực diện mới vào đêm mai (17/10) theo giờ địa phương, tức là vào sáng ngày 18/10 theo giờ Hà Nội. Cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai giữa ông Obama và đối thủ Romney sẽ diễn ra tại trường Đại học Hofstra ở New York. Trong cuộc đấu này, đương kim Tổng thống Obama rất cần một chiến thắng để giành lại động lực cho chiến dịch tái tranh cử của ông. Cuộc tranh luận trực tiếp thứ 3 sẽ diễn ra vào ngày 22/10 ở Boca Raton, Florida.
Kiệt Linh - (theo Chinadaily, AP, Reuters)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ứng viên tổng thống Mỹ “đua” nhau công kích Trung Quốc
- Việc Trung Quốc trở thành đề tài tranh luận chính trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ không phải là điều gì mới mẻ. Tuy nhiên, chưa bao giờ, chiến dịch công kích Trung Quốc lại mạnh mẽ như trong cuộc bầu cử năm nay, các nhà quan sát nhận định.
Cuối tuần trước, ông Mitt Romney - ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, tuyên bố, ông sẽ “liệt” Trung Quốc vào “nước thao túng tiền tệ” ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức tổng thống. Nếu bị gán “cái mác” này, Trung Quốc có thể phải đối diện với các biện pháp trừng phạt. Ứng cử viên Romney còn cáo buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã “đổ trách nhiệm cho người khác” sau khi Bộ Tài chính Mỹ hoãn công bố một bản báo cáo về thương mại quốc tế và tỉ giá hối đoái, trong đó cơ quan này sẽ phải quyết định liệu Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không.
Trung Quốc đã trở thành đối tượng bị chỉ trích mạnh mẽ và quyết liệt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay mặc dù việc các ứng cử viên tổng thống Mỹ thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc trong chiến dịch bầu cử không phải là điều gì mới lạ. Trong kỳ bầu cử nào cũng vậy, các ứng cử viên tổng thống đều tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc nhưng sau đó họ lại chuyển về chính sách mềm dẻo hơn.
Ông Ronald Reagan từng liên tục chỉ trích đối thủ Jimmy Carter về việc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Tuy nhiên, quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc thời chính quyền Reagan lại nở rộ. Chuyện cũng diễn ra tương tự với ông Bill Cliton. Trong chiến dịch tranh cử năm 1992, ông Clinton cam kết sẽ đứng lên chống Trung Quốc trong cả vấn đề thương mại và nhân quyền nhưng thương mại giữa hai nước Trung-Mỹ đã mở rộng một cách nhanh chóng khi ông này lên cầm quyền.
Tuy nhiên, các nhà phân tích trên một số tờ báo phương Tây cho rằng, sự cứng rắn của các ứng cử viên tổng thống Mỹ đối với Trung Quốc lần này có thể không chỉ là một động thái chính trị.
Ứng cử viên Đảng Cộng hoà Romney đã lựa chọn rất nhiều cố vấn là những người nổi tiếng vì có quan điểm chống Trung Quốc như ông John Bolton – cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Tuần này, Mỹ đã đưa ra một bản báo cáo, trong đó gán hai công ty viễn thông Trung Quốc - Huawei và ZTE là các mối đe doạ an ninh quốc gia đối với Mỹ. Động thái này có thể là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Tổng thống Obama đối với Trung Quốc.
Các chuyên gia nhận định, việc công kích Trung Quốc là “điều không thể tránh khỏi” đối với các ứng cử viên tổng thống Mỹ nhằm thuyết phục thêm nhiều cử tri bỏ phiếu cho họ.
Ông Romney đã lên án chính quyền Tổng thống Obama về việc đã “quá mềm mỏng với Bắc Kinh” trong vấn đề thương mại và nhân quyền. Trong khi đó, một quảng cáo trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Obama đã cáo buộc ứng cử viên Đảng Cộng hoà chuyển công ăn việc làm của người Mỹ cho Trung Quốc khi ông này làm việc cho tập đoàn tài chính Bain Capital. Các thành viên Đảng Dân chủ cũng cáo buộc ông Romney nếu làm tổng thống sẽ không bảo vệ các công ty Mỹ khi họ cạnh tranh với phía đối thủ Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia tin rằng, hai kỳ phùng địch thủ Obama và Romney tiếp tục sẽ “chiến đấu” với nhau trong vấn đề Trung Quốc trong hai cuộc tranh luận trực tiếp còn lại. Ứng cử viên Đảng Cộng hoà Romney sẽ tiếp tục “tấn công” đối thủ Obama về việc ông này quá "mềm yếu" trong việc xử lý những “hành vi thương mại xấu, bất công bằng” của Trung Quốc. Ông Obama cũng sẽ có những đòn đáp trả quyết liệt không kém.
Obama, Romney bám đuổi nhau sát nút
Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa Tổng thống Barack Obama và đối thủ Romney đang vô cùng sít sao và gay cấn. Hiện tại, ông Obama chỉ dẫn trước ông Romney với khoảng cách cực kỳ mỏng manh sau khi đương kim Tổng thống có màn thể hiện thiếu thuyết phục trong cuộc tranh luận đầu tiên với đối thủ.
Theo cuộc thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos tiến hành, Tổng thống Obama hiện giờ đang dẫn trước ông Romney chỉ 2% điểm với tỉ lệ ủng hộ tương đương của hai ứng cử viên là 47% và 45%.
Khoảng cách giữa ông Obama và ông Romney quá nhỏ đến mức hai bên được xem như là ngang nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch này đang có chiều hướng tăng dần lên theo hướng có lợi cho ông Obama. Cuối tuần, tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Obama đã nhích lên 1% điểm sau khi ông từng thụt phía sau đối thủ Romney sau cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên hôm 3/10.
"Ứng cử viên Romney đã nhận được một cú huých từ cuộc tranh luận đầu tiên. Tuy nhiên, theo bản chất tự nhiên, cú huých này sẽ dần giảm đi", Phó Chủ tịch Ipsos – bà Julia Clark cho biết. "Chúng ta đang chứng kiến Tổng thống đang lấy lại được chỗ đứng khi họ chuẩn bị bước vào vòng tranh luận thứ hai. Họ sẽ bước vào cuộc tranh luận trực tiếp mới trên cơ sở ngang nhau", bà Clark nhận định.
Theo lịch trình, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ sẽ có cuộc “đấu” tay đôi trực diện mới vào đêm mai (17/10) theo giờ địa phương, tức là vào sáng ngày 18/10 theo giờ Hà Nội. Cuộc tranh luận trực tiếp thứ hai giữa ông Obama và đối thủ Romney sẽ diễn ra tại trường Đại học Hofstra ở New York. Trong cuộc đấu này, đương kim Tổng thống Obama rất cần một chiến thắng để giành lại động lực cho chiến dịch tái tranh cử của ông. Cuộc tranh luận trực tiếp thứ 3 sẽ diễn ra vào ngày 22/10 ở Boca Raton, Florida.
Kiệt Linh - (theo Chinadaily, AP, Reuters)