Mỗi Ngày Một Chuyện
VÀI NÉT TA BÀ - CAO MỴ NHÂN
VÀI NÉT TA BÀ - CAO MỴ NHÂN
Trong
những bản kê khai lý lịch của quý vị đã nên danh, nên phận trước đám đông bây
giờ, đã gọi là Tiểu Sử. Thí dụ Tiểu sử các ca nhạc sĩ chẳng hạn.
Tất
nhiên các quý vị tên tuổi như nhạc sĩ lớn này, ca sĩ lớn kia, có tính cách tài hoa vượt không gian,
vượt thời gian ... Thí dụ : nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Nhật Trường Trần Thiện
Thanh vv...thì
cũng phải thôi.
Tôi
vốn hay tò mò
đọc tiểu sử các nhân vật nổi đình nổi đám, thuộc chế độ VNCH I và II , những
tiểu sử đó được đăng trên báo chí, in trong sách truyện xuất bản, và nay được
công khai đọc trên đài truyền thanh, truyền hình trong nước .
Nếu
nhà nước CSVN nhìn xa trông rộng rằng sẽ có một ngày như hôm nay, cho phép các
xướng ngôn viên truyền thông được nhắc tới danh nghĩa Việt Nam Cộng Hoà, thì
chiến hào ngăn cách đôi bờ Nam Bắc chẳng đến nỗi sâu thăm thẳm như hiện
nay
Trưa
nay tôi thử nghe tiểu sử của nhạc sĩ đại tá VNCH Nguyễn Văn Đông, tác giả 2 bài
nhạc lính hay hết biết là Chiều Mưa Biên Giới và Sắc Hoa Mầu Nhớ, xem họ có sửa
đổi theo ý Cách mạng Cộng sản, hay thế nào.
Thì
được biết là họ cho cái ban gì đó viết nguyên tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông,
từ lúc sanh ra đời ở miền nam, 14 tuổi vô trường Thiếu sinh quân VNCH, rồi ra
trường, rồi đi tác chiến, rồi lên lon, và nhất là ngang nhiên đề cập tới cấp
bậc Đại tá VNCH của ông.
Tôi
nghĩ quý vị văn nghệ sĩ, hay công cán chính VNCH là phải tự phát nêu ra, phải
tự trọng, tôn trọng lý lịch mình ...mình mới giữ được chí khí, mới không hổ
thẹn với lương tâm.
Bản
tiểu sử của nhạc sĩ đại tá VNCH Nguyễn Văn Đông không hề bỏ sót một năm tháng
nào hiện diện ở miền nam nói chung, và nhất là trong Quân Lực VNCH nói riêng.
Bởi
vì thời gian 21 năm từ 1954 đến 1975, tức là 9 năm thời đệ nhất Cộng Hoà và 12
năm thời đệ nhị Cộng Hoà, chẳng có lý nào quý vị Úm ba la như làm xiếc được.
Cách
đây cả chục năm hơn, nhà thơ họ Hoàng, Trung tá Không quân VNCH, đã về VN in
một cuốn thơ. Ông muốn in, muốn ấn sao với các lý do của ông, thì không phải
mục tiêu của bài này.
Tôi chỉ lạ là phần tiểu sử, ông đã ro ro
kể từ thủa được sanh ra, ở ngoài Bắc, rồi 1954 ngừng lại, đánh đùng ông hiện diện ở
Saigon 1975, thế là thế nào.
Chẳng
lẽ lúc đó ông ở
trên mây, mà lỡ có ở trên
mây, cũng phải ghi đi mây về gió chứ, lẽ nào nhà thơ trung tá Không quân VNCH
ấy, bỏ qua 21 năm ( 1954-1975 ), khoảng thời gian quan trọng nhất trong lý lịch
một quân nhân VNCH.
Trường
hợp trung tá không quân VNCH họ Hoàng in thơ ở VN còn manh nha qua Hoa Kỳ ra
mắt năm ấy, nhưng chưa thực hiện được đã bị thiên hạ đàm tiểu.
Song
le có đàm tiếu không, ông coi như pha, còn hăm là đã in tập thơ thứ 2. cũng ở
trong nước nữa.
Thực
ra trong nước hay ngoài nước đối với những thực thể như Trịnh Nguyễn phân tranh
cách đây mấy trăm năm thì không nói làm gì, đó chính là anh em một nhà, còn
nay: Quốc nội, Hải ngoại là chiến tranh giữa 2 hệ tư tưởng, nếu những ai yêu
Chủ nghĩa của mình, thì không thể mơ màng sống chung hoà bình với đối lập được.
Ấy
thế mà vẫn có những người trẻ hơn quý vị nêu trên, đại tá VNCH Nguyễn Văn Đông,
ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh vv...làm như đeo lon (cấp bậc VNCH) là
cả một cực hình.
Họ
về VN lén lút, cung cấp tiểu sử cho địa phương phổ biến, như những công tử
trắng trong, nào là tuổi thiếu niên hoa mộng ở Thăng Long, nào là ôm ấp hình
ảnh Tháp Rùa, chùa Một Cột ...khiến phải về ngó lại cho thỏa lòng mong ước.
Làm
như thế để được gì, nếu không phải là để nhặt thêm một chút tình cảm lẻ của đám
người cũng như họ, muốn phản bội chính họ dù không ai yêu cầu, trở thành những
danh tác phi chính trị.
Lướt
qua một số bản tiểu sử của quý vị có thời trưởng trụ nghề nghiệp trong đại tộc
KaKi, nay chẳng những quay mặt đi, còn thể hiện những hiện tượng quái gở, xu
nịnh ba nhân vật
không đại diện được cho một lý tưởng nào, cuối cùng ...cũng công cốc, tự chiêu
niệm trong đáy hoàng hôn.
Tôi
chỉ là "nữ nhân thường tình", mà cảm thấy mắc cở khi ngắm cảnh
tượng nhị vị thi, nhạc sĩ gọi là trong hạng tuổi trẻ trung xưa, trước
30-4-1975, ôi chao, xuất hiện ở Hà Nội để chỉ được vài ông nhà văn đỏ cấp đại
khái chủ nghĩa đón chào một cách e dè, cùng dăm ba khách yêu thơ, nhạc đem tới
mấy cụm hoa, giỏ hoa trao tặng để mục đích ...chụp ảnh với chú, với anh tuỳ theo cấp độ tuổi
tác.
Nhưng
nhị vị này thì "so so" nên quý nàng tuổi hoa sữa Hà thành ấp ủ hình
ảnh " chú " cho có vẻ thân mật chế độ.
Có
lẽ tiền bán thơ, bán nhạc tương đối đủ chi trả nửa vòng vé 180 độ vòng cầu
thôi.
Thế
thì về làm gì? Không về, ông còn là văn nghệ sĩ có tên tuổi VNCH. Nay về, tình
cảm VNCH kém sút đi, mà lòng ái mộ của "nhân dân lao động " cũng chưa
chắc thẩm thấu tâm tư tình cảm họ, vì trước mặt họ lúc nào cũng có các anh Ba,
các chị Bảy đã từng tuyên bố đánh giặc Mỹ tới cái lai quần vẫn đánh.
Ôi
tôi nghĩ rằng, một ông trốn khỏi nước miền Nam từ 30-4-1975 thì còn tha thứ
được, chứ ông kia, cũng sương sương ít năm tù cải tạo, có lẽ nào quên béng thủa
:
Mỗi
ngày một "gô" nước nhà pha
Nửa
để pha trà, nửa rửa mặt... (thơ Mr. Hồ ở trong tù gì đó)
Còn
"gô" là cái hộp sữa Guigoz, tù cải tạo nếu có, thì dùng thay cho
soong nồi nấu ăn, nhất là nấu nước pha nhúm trà gia đình thăm nuôi cho.
Thế
nên, chẳng phải Thượng Đế cho người sang, kẻ hèn ngay đâu, Ngài tặng chung cho
chúng ta cái bánh xe tiến hoá của Trời Đất, thế nhân cứ bám vào đó, bánh xe cứ
quay bình thường một ngày như mọi ngày...
Nếu
du hình dạng cuộc đời vào đúng khuôn khổ bánh xe thì OK ngay thôi, mà lia chia,
gai góc vv...là bánh xe tiến hoá xén gọn hay hất tung vật thể, hình hài ra khỏi
cái khuôn mẫu bình thường của Ngài, Thượng đế cao vời ...
Do
đó, tiểu sử hay lý lịch càng ...thận trọng với chúng ta, càng giúp cho chúng ta
định giá được niềm sang, nỗi hèn một cách vừa khách quan vừa chủ
quan,không bị chao đảo khi đứng chung ở chốn ta bà này ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VÀI NÉT TA BÀ - CAO MỴ NHÂN
VÀI NÉT TA BÀ - CAO MỴ NHÂN
Trong
những bản kê khai lý lịch của quý vị đã nên danh, nên phận trước đám đông bây
giờ, đã gọi là Tiểu Sử. Thí dụ Tiểu sử các ca nhạc sĩ chẳng hạn.
Tất
nhiên các quý vị tên tuổi như nhạc sĩ lớn này, ca sĩ lớn kia, có tính cách tài hoa vượt không gian,
vượt thời gian ... Thí dụ : nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Nhật Trường Trần Thiện
Thanh vv...thì
cũng phải thôi.
Tôi
vốn hay tò mò
đọc tiểu sử các nhân vật nổi đình nổi đám, thuộc chế độ VNCH I và II , những
tiểu sử đó được đăng trên báo chí, in trong sách truyện xuất bản, và nay được
công khai đọc trên đài truyền thanh, truyền hình trong nước .
Nếu
nhà nước CSVN nhìn xa trông rộng rằng sẽ có một ngày như hôm nay, cho phép các
xướng ngôn viên truyền thông được nhắc tới danh nghĩa Việt Nam Cộng Hoà, thì
chiến hào ngăn cách đôi bờ Nam Bắc chẳng đến nỗi sâu thăm thẳm như hiện
nay
Trưa
nay tôi thử nghe tiểu sử của nhạc sĩ đại tá VNCH Nguyễn Văn Đông, tác giả 2 bài
nhạc lính hay hết biết là Chiều Mưa Biên Giới và Sắc Hoa Mầu Nhớ, xem họ có sửa
đổi theo ý Cách mạng Cộng sản, hay thế nào.
Thì
được biết là họ cho cái ban gì đó viết nguyên tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông,
từ lúc sanh ra đời ở miền nam, 14 tuổi vô trường Thiếu sinh quân VNCH, rồi ra
trường, rồi đi tác chiến, rồi lên lon, và nhất là ngang nhiên đề cập tới cấp
bậc Đại tá VNCH của ông.
Tôi
nghĩ quý vị văn nghệ sĩ, hay công cán chính VNCH là phải tự phát nêu ra, phải
tự trọng, tôn trọng lý lịch mình ...mình mới giữ được chí khí, mới không hổ
thẹn với lương tâm.
Bản
tiểu sử của nhạc sĩ đại tá VNCH Nguyễn Văn Đông không hề bỏ sót một năm tháng
nào hiện diện ở miền nam nói chung, và nhất là trong Quân Lực VNCH nói riêng.
Bởi
vì thời gian 21 năm từ 1954 đến 1975, tức là 9 năm thời đệ nhất Cộng Hoà và 12
năm thời đệ nhị Cộng Hoà, chẳng có lý nào quý vị Úm ba la như làm xiếc được.
Cách
đây cả chục năm hơn, nhà thơ họ Hoàng, Trung tá Không quân VNCH, đã về VN in
một cuốn thơ. Ông muốn in, muốn ấn sao với các lý do của ông, thì không phải
mục tiêu của bài này.
Tôi chỉ lạ là phần tiểu sử, ông đã ro ro
kể từ thủa được sanh ra, ở ngoài Bắc, rồi 1954 ngừng lại, đánh đùng ông hiện diện ở
Saigon 1975, thế là thế nào.
Chẳng
lẽ lúc đó ông ở
trên mây, mà lỡ có ở trên
mây, cũng phải ghi đi mây về gió chứ, lẽ nào nhà thơ trung tá Không quân VNCH
ấy, bỏ qua 21 năm ( 1954-1975 ), khoảng thời gian quan trọng nhất trong lý lịch
một quân nhân VNCH.
Trường
hợp trung tá không quân VNCH họ Hoàng in thơ ở VN còn manh nha qua Hoa Kỳ ra
mắt năm ấy, nhưng chưa thực hiện được đã bị thiên hạ đàm tiểu.
Song
le có đàm tiếu không, ông coi như pha, còn hăm là đã in tập thơ thứ 2. cũng ở
trong nước nữa.
Thực
ra trong nước hay ngoài nước đối với những thực thể như Trịnh Nguyễn phân tranh
cách đây mấy trăm năm thì không nói làm gì, đó chính là anh em một nhà, còn
nay: Quốc nội, Hải ngoại là chiến tranh giữa 2 hệ tư tưởng, nếu những ai yêu
Chủ nghĩa của mình, thì không thể mơ màng sống chung hoà bình với đối lập được.
Ấy
thế mà vẫn có những người trẻ hơn quý vị nêu trên, đại tá VNCH Nguyễn Văn Đông,
ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh vv...làm như đeo lon (cấp bậc VNCH) là
cả một cực hình.
Họ
về VN lén lút, cung cấp tiểu sử cho địa phương phổ biến, như những công tử
trắng trong, nào là tuổi thiếu niên hoa mộng ở Thăng Long, nào là ôm ấp hình
ảnh Tháp Rùa, chùa Một Cột ...khiến phải về ngó lại cho thỏa lòng mong ước.
Làm
như thế để được gì, nếu không phải là để nhặt thêm một chút tình cảm lẻ của đám
người cũng như họ, muốn phản bội chính họ dù không ai yêu cầu, trở thành những
danh tác phi chính trị.
Lướt
qua một số bản tiểu sử của quý vị có thời trưởng trụ nghề nghiệp trong đại tộc
KaKi, nay chẳng những quay mặt đi, còn thể hiện những hiện tượng quái gở, xu
nịnh ba nhân vật
không đại diện được cho một lý tưởng nào, cuối cùng ...cũng công cốc, tự chiêu
niệm trong đáy hoàng hôn.
Tôi
chỉ là "nữ nhân thường tình", mà cảm thấy mắc cở khi ngắm cảnh
tượng nhị vị thi, nhạc sĩ gọi là trong hạng tuổi trẻ trung xưa, trước
30-4-1975, ôi chao, xuất hiện ở Hà Nội để chỉ được vài ông nhà văn đỏ cấp đại
khái chủ nghĩa đón chào một cách e dè, cùng dăm ba khách yêu thơ, nhạc đem tới
mấy cụm hoa, giỏ hoa trao tặng để mục đích ...chụp ảnh với chú, với anh tuỳ theo cấp độ tuổi
tác.
Nhưng
nhị vị này thì "so so" nên quý nàng tuổi hoa sữa Hà thành ấp ủ hình
ảnh " chú " cho có vẻ thân mật chế độ.
Có
lẽ tiền bán thơ, bán nhạc tương đối đủ chi trả nửa vòng vé 180 độ vòng cầu
thôi.
Thế
thì về làm gì? Không về, ông còn là văn nghệ sĩ có tên tuổi VNCH. Nay về, tình
cảm VNCH kém sút đi, mà lòng ái mộ của "nhân dân lao động " cũng chưa
chắc thẩm thấu tâm tư tình cảm họ, vì trước mặt họ lúc nào cũng có các anh Ba,
các chị Bảy đã từng tuyên bố đánh giặc Mỹ tới cái lai quần vẫn đánh.
Ôi
tôi nghĩ rằng, một ông trốn khỏi nước miền Nam từ 30-4-1975 thì còn tha thứ
được, chứ ông kia, cũng sương sương ít năm tù cải tạo, có lẽ nào quên béng thủa
:
Mỗi
ngày một "gô" nước nhà pha
Nửa
để pha trà, nửa rửa mặt... (thơ Mr. Hồ ở trong tù gì đó)
Còn
"gô" là cái hộp sữa Guigoz, tù cải tạo nếu có, thì dùng thay cho
soong nồi nấu ăn, nhất là nấu nước pha nhúm trà gia đình thăm nuôi cho.
Thế
nên, chẳng phải Thượng Đế cho người sang, kẻ hèn ngay đâu, Ngài tặng chung cho
chúng ta cái bánh xe tiến hoá của Trời Đất, thế nhân cứ bám vào đó, bánh xe cứ
quay bình thường một ngày như mọi ngày...
Nếu
du hình dạng cuộc đời vào đúng khuôn khổ bánh xe thì OK ngay thôi, mà lia chia,
gai góc vv...là bánh xe tiến hoá xén gọn hay hất tung vật thể, hình hài ra khỏi
cái khuôn mẫu bình thường của Ngài, Thượng đế cao vời ...
Do
đó, tiểu sử hay lý lịch càng ...thận trọng với chúng ta, càng giúp cho chúng ta
định giá được niềm sang, nỗi hèn một cách vừa khách quan vừa chủ
quan,không bị chao đảo khi đứng chung ở chốn ta bà này ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)