Mỗi Ngày Một Chuyện
VẦNG CỔ NGUYỆT - CAO MỴ NHÂN
VẦNG CỔ NGUYỆT - CAO MỴ NHÂN
Vẫn chỉ vầng trăng thôi mà khi tròn lúc khuyết, mầu sắc thì có lúc vàng rực rỡ,
có lúc như ánh lửa vàng cam, hay phảng phất xanh xao, nhưng hơn một lần tôi
thấy mảnh trăng mầu bàng bạc ...
Vầng trăng bạc không phải là vàng võ, nhạt phai, không còn chút hoàng kim của
cung Hàn, điện Quảng đâu, mà mầu trăng bạc rất mông mênh, huyễn ảo trải rộng ra
không gian bát ngát ...
Trăng xanh đẹp lạ lùng, thi sĩ Cung Trầm Tưởng thầm thì với giáo sư Nguyễn Sỹ
Tế, là ở Minnesota, ông đã thấy lần nào đó, trăng mầu xanh .
Quý vị văn chương đầy mình, nhưng khi đưa ra một nhận định chưa phổ thông, thì
thường nói nhỏ, chỉ để riêng hai vị nghe thôi .
Nhưng tôi vẫn tò mò, dù đã nghe lời bài hát Thiên Thai của nhạc sĩ Văn
Cao : "Thiên Thai ... ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần
gian..." hôm đó lại vô tình được nghe thi sĩ Cung Trầm Tưởng tả cho giáo
sư Nguyễn Sỹ Tế nghe.
Là từ hồi ở bên Tiệp cơ, mùa thu năm 1994, trong dịp phái đoàn Văn Bút VNHN
tham dự đại hội Văn Bút thế giới kỳ thứ 61, khi chúng tôi đi bộ trên một dọc
phố so le, có những ngôi nhà xinh xắn chồng chất lên nhau, giống những chuồng
chim bồ câu.
Và ở trên trời cao, có một vầng trăng không vàng lắm, hơi ngả mầu lá chuối non,
nên tạm gọi trăng xanh cũng được, rằng:" Ông biết không, ở bang tôi một
lần mầu trăng đó xanh như mầu lá mạ ấy ông ạ..."
Khiến tôi nhớ mãi, phải hăm hở nghe lời nhà thơ, nhà báo Phương Triều lên
Minnesota, ra mắt thơ sau đó 8 năm, đầu mùa thu 2002.
Vì vậy ở ngoài đời cũng thực sự có mầu trăng xanh, chẳng còn là tưởng tượng,
nhưng bất chợt thôi nhé, bởi thế gian đâu phải Thiên thai .
Như trên tôi đã kể là tôi có mấy lần rồi được thấy ánh trăng bạc, không thể ví
như đĩa bạc, khay bạc, mà mầu trăng bạc này, nó khiến ta đi vào cõi mộng ...
Mầu bạc của khói sương tan loãng chỉ thấy vào hạ tuần của tháng, và thời khắc
cuối đêm, trời sắp sửa sang ngày.
Cho tới lúc mặt trời lên, nắng chiếu chói chang trên những vòm cây tầng lá lớn,
thì, vầng trăng bạc đó tan vào mây trắng của ngày lúc nào không hay.
Thi sĩ cận đại Bàng Bá Lân lại vừa thực tế vừa mộng mơ, trước một hình ảnh tát
nước đêm trăng ở một làng thôn kia :
" Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. .."
Cũng như thế, nhà thơ trung tá Cung Trầm Tưởng thầm nghĩ vầng trăng
trong trại tù cộng sản VN, bỗng trắng như mầu sữa, khi quý ông sĩ
quan VNCH phải tát nước nơi một bờ ruộng nào đó.
Rồi đói quá, nước cạn bùn khô, ngó mầu nước giống nước vo gạo, trong Nam kêu là
nước mã, những gầu nước được tát lên, chao ôi, tưởng như mầu sữa trời ạ...
Vầng trăng đã được dân tộc ta ví von như một nhân vật, hay như hình ảnh
giai nhân, để bất cứ ai cũng có thể giãi bầy tâm sự:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường ...
( Đoạn Trường Tân Thanh Nguyễn Du )
thành Thượng Đế đã khoác cho trăng những tấm áo mầu, để nàng trăng thay đổi
theo thời tiết, không gian,
khi vui, lúc buồn...
Cảnh nào, cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ...
( Đoạn Trường Tân Thanh Nguyễn Du)
Do đó, tuỳ lúc, tuỳ nơi, quý vị ngắm trăng, mà không hề trách cứ, chỉ than thở,
giãi bầy thôi, vâng, kể cả khi bom rơi đạn nổ, trăng rớt xuống chiến hào, vẫn
được chiến hữu ưu ái, vỗ về ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VẦNG CỔ NGUYỆT - CAO MỴ NHÂN
VẦNG CỔ NGUYỆT - CAO MỴ NHÂN
Vẫn chỉ vầng trăng thôi mà khi tròn lúc khuyết, mầu sắc thì có lúc vàng rực rỡ,
có lúc như ánh lửa vàng cam, hay phảng phất xanh xao, nhưng hơn một lần tôi
thấy mảnh trăng mầu bàng bạc ...
Vầng trăng bạc không phải là vàng võ, nhạt phai, không còn chút hoàng kim của
cung Hàn, điện Quảng đâu, mà mầu trăng bạc rất mông mênh, huyễn ảo trải rộng ra
không gian bát ngát ...
Trăng xanh đẹp lạ lùng, thi sĩ Cung Trầm Tưởng thầm thì với giáo sư Nguyễn Sỹ
Tế, là ở Minnesota, ông đã thấy lần nào đó, trăng mầu xanh .
Quý vị văn chương đầy mình, nhưng khi đưa ra một nhận định chưa phổ thông, thì
thường nói nhỏ, chỉ để riêng hai vị nghe thôi .
Nhưng tôi vẫn tò mò, dù đã nghe lời bài hát Thiên Thai của nhạc sĩ Văn
Cao : "Thiên Thai ... ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần
gian..." hôm đó lại vô tình được nghe thi sĩ Cung Trầm Tưởng tả cho giáo
sư Nguyễn Sỹ Tế nghe.
Là từ hồi ở bên Tiệp cơ, mùa thu năm 1994, trong dịp phái đoàn Văn Bút VNHN
tham dự đại hội Văn Bút thế giới kỳ thứ 61, khi chúng tôi đi bộ trên một dọc
phố so le, có những ngôi nhà xinh xắn chồng chất lên nhau, giống những chuồng
chim bồ câu.
Và ở trên trời cao, có một vầng trăng không vàng lắm, hơi ngả mầu lá chuối non,
nên tạm gọi trăng xanh cũng được, rằng:" Ông biết không, ở bang tôi một
lần mầu trăng đó xanh như mầu lá mạ ấy ông ạ..."
Khiến tôi nhớ mãi, phải hăm hở nghe lời nhà thơ, nhà báo Phương Triều lên
Minnesota, ra mắt thơ sau đó 8 năm, đầu mùa thu 2002.
Vì vậy ở ngoài đời cũng thực sự có mầu trăng xanh, chẳng còn là tưởng tượng,
nhưng bất chợt thôi nhé, bởi thế gian đâu phải Thiên thai .
Như trên tôi đã kể là tôi có mấy lần rồi được thấy ánh trăng bạc, không thể ví
như đĩa bạc, khay bạc, mà mầu trăng bạc này, nó khiến ta đi vào cõi mộng ...
Mầu bạc của khói sương tan loãng chỉ thấy vào hạ tuần của tháng, và thời khắc
cuối đêm, trời sắp sửa sang ngày.
Cho tới lúc mặt trời lên, nắng chiếu chói chang trên những vòm cây tầng lá lớn,
thì, vầng trăng bạc đó tan vào mây trắng của ngày lúc nào không hay.
Thi sĩ cận đại Bàng Bá Lân lại vừa thực tế vừa mộng mơ, trước một hình ảnh tát
nước đêm trăng ở một làng thôn kia :
" Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. .."
Cũng như thế, nhà thơ trung tá Cung Trầm Tưởng thầm nghĩ vầng trăng
trong trại tù cộng sản VN, bỗng trắng như mầu sữa, khi quý ông sĩ
quan VNCH phải tát nước nơi một bờ ruộng nào đó.
Rồi đói quá, nước cạn bùn khô, ngó mầu nước giống nước vo gạo, trong Nam kêu là
nước mã, những gầu nước được tát lên, chao ôi, tưởng như mầu sữa trời ạ...
Vầng trăng đã được dân tộc ta ví von như một nhân vật, hay như hình ảnh
giai nhân, để bất cứ ai cũng có thể giãi bầy tâm sự:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường ...
( Đoạn Trường Tân Thanh Nguyễn Du )
thành Thượng Đế đã khoác cho trăng những tấm áo mầu, để nàng trăng thay đổi
theo thời tiết, không gian,
khi vui, lúc buồn...
Cảnh nào, cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ...
( Đoạn Trường Tân Thanh Nguyễn Du)
Do đó, tuỳ lúc, tuỳ nơi, quý vị ngắm trăng, mà không hề trách cứ, chỉ than thở,
giãi bầy thôi, vâng, kể cả khi bom rơi đạn nổ, trăng rớt xuống chiến hào, vẫn
được chiến hữu ưu ái, vỗ về ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)