Mỗi Ngày Một Chuyện
VÀNG NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
VÀNG NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
Thời
gian cũng cách đây ba, bốn chục năm rồi, chúng tôi đang mắc kẹt trong tù, hay
có mấy thành phần cũng đã rải rác về thành phố rồi.
Xem
ra tôi là một trong số người về sớm nhưng không phải để ở lại thành phố, mà
tiếp tục đi xây dựng nông trường.
Vì
trong lý lịch tôi sanh quán ở tận cực bắc VN, rồi lại làm việc ở miền trung,
chạy vô nam mà không có tên trong sổ gia đình ở Saigon trước 30-4-1975 ấy .
Tôi
nhớ lúc ra công an quận Phú Nhuận để xin tạm trú nơi nhà bà chị tôi trong cư xá
Kiến Thiết, gần khu nhà thờ Ba Chuông,
Tên
công an cứ lý luận kiểu " sơ đẳng " là:
..."
Người ta sinh ra ai cũng phải có cha, có mẹ, có đất để chôn rau, cắt rốn, chị ở
trên trời rớt xuống à?
Bây
giờ trong lý lịch chị, chị đẻ ra ở SA BA ( trời ơi, người ta sanh ở Chapa, sau
này họ gọi Sa Pa, mà hắn ta kêu là Sa Ba )
thì chị phải về nơi đó mà ở..."
Tôi
nghĩ nếu cứ cãi vã với tên này, thì tới năm sau, chưa chắc đã xong chuyện tạm
trú. Tôi đi nông trường cho rồi.
Dù
ở nông trường đường đường chính chính, hay có khi về thành phố, những sĩ quan
VNCH đã đi tù cải tạo về, thủa đó mơ mộng chuyện ra đi, rời khỏi đất nước
khó khăn mọi bề, để xây dựng lại tương lai...cũng khá đông.
Chúng
tôi gặp nhau tình cờ, có khi phải cố gắng đi tìm nhau để trao đổi những tin tức
cần thiết vv...
Nhưng
trong thâm tâm và ngoài cửa miệng, lúc nào hình ảnh lá cờ vàng cũng thiết tha
yêu mến, nên danh xưng sắc vàng trở thành biểu tượng chung...khiến đôi lúc chữ
" vàng " được xem như hình ảnh, khuôn thước gởi gấm, cân đo lòng dạ
thủy chung của những người một thời đứng dưới cờ vàng ba sọc đỏ VNCH.
Chữ
vàng là từ ý nghĩa mầu cờ vàng xưa...
Rồi
2 tiếng " Vàng xưa " nhanh chóng đi vào nỗi nhớ nhung của những người
thuộc chế độ cũ, VNCH.
Chữ
"vàng" được xử dụng nhiều nhất trong thơ ca, từ cổ điển đến thơ văn
mới, thí dụ :
Khói
vẫn tương tư vàng khí phách
Sương
còn khắc khoải bạc sông hồ... ( CMN )
Phấn
vàng như nhũ tươi lòng thép
Ta
bảo hoàng kim vẫn đợi chờ... ( CMN )
Vàng
chưa đậu lá ngô đồng
Nửa
năm già đã mênh mông hồn sầu ( CMN )
Thì
lâu lâu cũng gặp một người đồng chí hướng, và phải hết sức thận trọng mới biết
được vàng thau.
Một
ngày tại hội thơ Thạch Động của nhà thơ Vĩnh Mạnh Thường Quân, vốn có thời ông
làm trưởng phòng văn nghệ đài truyền hình Saigon trước cuộc đổi đời 1975.
Chúng
tôi được hạnh ngộ một tay thơ Đường mới tinh trong danh sách những người quen
thuộc Đường luật,là nhà thơ Hà Nguyễn Nguyễn, hỏi đào lý bốn phương mới hay nhà
thơ đó vốn là một đại uý không quân VNCH vừa từ trại tù cải tạo về .
Đại
uý không quân nêu trên còn tham cứu đông y. Do đó ông còn được dịp hiện diện
trong đại hội Y Võ Dưỡng Sinh do bác sĩ Trương Thìn, viện trưởng viện Y Dược
Học Dân Tộc tổ chức hội thảo vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước ở thành Hồ, tên
lạm đặt cho Saigon mà không ai ưa từ thủa bắt đầu tới nay. Hà Nguyễn Nguyễn
được giới thiệu như một lương y trong nhóm võ Bạch Hạc .
Tôi
bèn cao hứng viết bài thăm hỏi nhà thơ đại uý không quân Hà Nguyễn Nguyễn thế
này:
Nghe
anh giờ đã thạo đông y
Bệnh
cũ lâu nay chữa thuốc gì
Tai
điếc mỗi lần nghe gió thổi
Mắt
mờ từng lúc ngó mây đi
Thân
hàn cứ thích hoài sinh địa
Bụng
ấm còn ưa mãi quế chi
Đạo
cốt tiên phong mà lãng trí
Kê
đơn thiếu hẳn vị hoàng kỳ ...
( Cao Mỵ
Nhân )
Thưa
quý vị, bệnh cũ của một phi công là nghe gió tới điếc tai, nhìn mây mờ cả mắt.
Hai câu 5,6 nói việc dùng sai các vị thuốc, câu 7 khẳng định vị lương y vô cùng
lãng trí, hoá cho nên câu 8 kết, ông kê đơn thiếu hằn vị hoàng kỳ.
Hoàng
kỳ là tên một vị thuốc đông y, mà còn là cờ vàng của chúng ta đấy ạ.
Ở
cuối đường Lê văn Duyệt kéo dài lên Bảy Hiền, bên tay phải nếu đi từ Saigon, có
tiệm thuốc Bắc lớn với danh hiệu là Hoàng Kỳ chữ đỏ trên nền bảng trắng toát.
Hẳn
chủ nhân " Hoàng Kỳ Đường " phải có tâm huyết với chế độ VNCH ghê
lắm, mới dám để một bảng hiệu quyết liệt chống đối bạo quyền cộng sản như vậy
...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VÀNG NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
VÀNG NỖI NHỚ - CAO MỴ NHÂN
Thời
gian cũng cách đây ba, bốn chục năm rồi, chúng tôi đang mắc kẹt trong tù, hay
có mấy thành phần cũng đã rải rác về thành phố rồi.
Xem
ra tôi là một trong số người về sớm nhưng không phải để ở lại thành phố, mà
tiếp tục đi xây dựng nông trường.
Vì
trong lý lịch tôi sanh quán ở tận cực bắc VN, rồi lại làm việc ở miền trung,
chạy vô nam mà không có tên trong sổ gia đình ở Saigon trước 30-4-1975 ấy .
Tôi
nhớ lúc ra công an quận Phú Nhuận để xin tạm trú nơi nhà bà chị tôi trong cư xá
Kiến Thiết, gần khu nhà thờ Ba Chuông,
Tên
công an cứ lý luận kiểu " sơ đẳng " là:
..."
Người ta sinh ra ai cũng phải có cha, có mẹ, có đất để chôn rau, cắt rốn, chị ở
trên trời rớt xuống à?
Bây
giờ trong lý lịch chị, chị đẻ ra ở SA BA ( trời ơi, người ta sanh ở Chapa, sau
này họ gọi Sa Pa, mà hắn ta kêu là Sa Ba )
thì chị phải về nơi đó mà ở..."
Tôi
nghĩ nếu cứ cãi vã với tên này, thì tới năm sau, chưa chắc đã xong chuyện tạm
trú. Tôi đi nông trường cho rồi.
Dù
ở nông trường đường đường chính chính, hay có khi về thành phố, những sĩ quan
VNCH đã đi tù cải tạo về, thủa đó mơ mộng chuyện ra đi, rời khỏi đất nước
khó khăn mọi bề, để xây dựng lại tương lai...cũng khá đông.
Chúng
tôi gặp nhau tình cờ, có khi phải cố gắng đi tìm nhau để trao đổi những tin tức
cần thiết vv...
Nhưng
trong thâm tâm và ngoài cửa miệng, lúc nào hình ảnh lá cờ vàng cũng thiết tha
yêu mến, nên danh xưng sắc vàng trở thành biểu tượng chung...khiến đôi lúc chữ
" vàng " được xem như hình ảnh, khuôn thước gởi gấm, cân đo lòng dạ
thủy chung của những người một thời đứng dưới cờ vàng ba sọc đỏ VNCH.
Chữ
vàng là từ ý nghĩa mầu cờ vàng xưa...
Rồi
2 tiếng " Vàng xưa " nhanh chóng đi vào nỗi nhớ nhung của những người
thuộc chế độ cũ, VNCH.
Chữ
"vàng" được xử dụng nhiều nhất trong thơ ca, từ cổ điển đến thơ văn
mới, thí dụ :
Khói
vẫn tương tư vàng khí phách
Sương
còn khắc khoải bạc sông hồ... ( CMN )
Phấn
vàng như nhũ tươi lòng thép
Ta
bảo hoàng kim vẫn đợi chờ... ( CMN )
Vàng
chưa đậu lá ngô đồng
Nửa
năm già đã mênh mông hồn sầu ( CMN )
Thì
lâu lâu cũng gặp một người đồng chí hướng, và phải hết sức thận trọng mới biết
được vàng thau.
Một
ngày tại hội thơ Thạch Động của nhà thơ Vĩnh Mạnh Thường Quân, vốn có thời ông
làm trưởng phòng văn nghệ đài truyền hình Saigon trước cuộc đổi đời 1975.
Chúng
tôi được hạnh ngộ một tay thơ Đường mới tinh trong danh sách những người quen
thuộc Đường luật,là nhà thơ Hà Nguyễn Nguyễn, hỏi đào lý bốn phương mới hay nhà
thơ đó vốn là một đại uý không quân VNCH vừa từ trại tù cải tạo về .
Đại
uý không quân nêu trên còn tham cứu đông y. Do đó ông còn được dịp hiện diện
trong đại hội Y Võ Dưỡng Sinh do bác sĩ Trương Thìn, viện trưởng viện Y Dược
Học Dân Tộc tổ chức hội thảo vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước ở thành Hồ, tên
lạm đặt cho Saigon mà không ai ưa từ thủa bắt đầu tới nay. Hà Nguyễn Nguyễn
được giới thiệu như một lương y trong nhóm võ Bạch Hạc .
Tôi
bèn cao hứng viết bài thăm hỏi nhà thơ đại uý không quân Hà Nguyễn Nguyễn thế
này:
Nghe
anh giờ đã thạo đông y
Bệnh
cũ lâu nay chữa thuốc gì
Tai
điếc mỗi lần nghe gió thổi
Mắt
mờ từng lúc ngó mây đi
Thân
hàn cứ thích hoài sinh địa
Bụng
ấm còn ưa mãi quế chi
Đạo
cốt tiên phong mà lãng trí
Kê
đơn thiếu hẳn vị hoàng kỳ ...
( Cao Mỵ
Nhân )
Thưa
quý vị, bệnh cũ của một phi công là nghe gió tới điếc tai, nhìn mây mờ cả mắt.
Hai câu 5,6 nói việc dùng sai các vị thuốc, câu 7 khẳng định vị lương y vô cùng
lãng trí, hoá cho nên câu 8 kết, ông kê đơn thiếu hằn vị hoàng kỳ.
Hoàng
kỳ là tên một vị thuốc đông y, mà còn là cờ vàng của chúng ta đấy ạ.
Ở
cuối đường Lê văn Duyệt kéo dài lên Bảy Hiền, bên tay phải nếu đi từ Saigon, có
tiệm thuốc Bắc lớn với danh hiệu là Hoàng Kỳ chữ đỏ trên nền bảng trắng toát.
Hẳn
chủ nhân " Hoàng Kỳ Đường " phải có tâm huyết với chế độ VNCH ghê
lắm, mới dám để một bảng hiệu quyết liệt chống đối bạo quyền cộng sản như vậy
...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)