Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
VẾT THƯƠNG - Việt Nhân
( HNPĐ ) Đã gần bốn mươi năm rồi còn gì! Thời gian có làm bạc mái đầu, nhưng không làm phai được tình quân dân, lòng người như muốn cưỡng lại qui luật tạo hóa, mà biết còn được bao lâu đây (ai hay)
(HNPĐ) “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH kỳ thứ 8 vừa diễn ra vào hôm Chủ Nhật, 3 tháng Tám, tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, với hàng ngàn đồng hương ở Nam California đến tham dự, suốt từ lúc 12 giờ trưa cho đến 7 giờ tối, và thu được hơn $500,000”. Đó là nội dung bản tin tổng kết nhạc hội hàng năm nhớ người thương binh VNCH đang còn bên quê nhà.
Lần vừa rồi kỳ 7 tổ chức trên San Jose cuối tháng 07/2013, như vậy thời gian đã tròn một năm trôi qua, trên đất người những người lính cũ vẫn còn nhớ đến bạn mình, đồng đội mình, những người dân vẫn đầy ắp sự quí mến người thương binh VNCH cũ, đang sống khó khăn bên lề chế độ xã nghĩa. Những đồng tiền chia xẻ, như thể hiện nơi họ cái ân tình không bao giờ phai… Nằm nhà không đi được, nhưng hình ảnh buổi hội những năm trước vẫn còn như in trong đầu mỗ tôi, rồi cái clip video năm nay cho thấy, những người lính một thời với nhau nay không còn trẻ nữa, cùng những mái tóc khán giả trắng nhiều hơn đen.
Đã gần bốn mươi năm rồi còn gì! Thời gian có làm bạc mái đầu, nhưng không làm phai được tình quân dân, lòng người như muốn cưỡng lại qui luật tạo hóa, mà biết còn được bao lâu đây (ai hay), để rồi tất cả đều mang chung nỗi buồn cho phận mình, xót xa cho vận nước. Năm qua bạn bè lại bỏ mỗ tôi mà đi thêm hai đứa, hai thằng đều còn bên quê nhà, chúng đều là những đứa thương binh bị loại khỏi vòng chiến trong năm 1972, lúc cuộc chiến đến hồi khốc liệt, và cũng là lúc cái tình đồng minh đã trở mặt (khốn nạn).
Hai thằng này, chúng chỉ mong đám bạn cũ đừng quên chúng, chúng nói những đồng tiền gởi về, không chối là đã cho chúng một đôi tháng nhẹ nhàng, bớt đi những nắng mưa bươn chải, thân què quặt lại tuổi đã bảy mươi, lê la đầu đường góc phố kiếm cơm, Nhưng hơn hết là làm chúng ấm lòng, bởi cái tình bạn vẫn nhớ nhau! Thực lòng tâm sự, là mỗ tôi đã có lúc không dám nghĩ về chúng nữa, ngay bản thân còn không lo nổi nói chi đến chuyện cưu mang, dăm chục một trăm gửi về bạn cũ, ngày càng ít đi như những sợi tóc đen hiếm hoi trên đầu.
Đời người ngắn ngủi, nhưng cái đoạn trường đâu chỉ là một, hay thoáng chốc! Nhớ ngày vừa thoát cũi sổ lồng (1993), sang được bến bờ tự do, chung nhau ít nhiều gửi về cho chúng, với lời dặn dò đây không phải là tiền trả công, mà nhờ chúng nó nghỉ lấy đôi bữa lên Biên Hòa làm cỏ mộ, cho những đứa đã nằm xuống chôn nơi NTQĐ. Tuổi già đời người khác gì lúc hoàng hôn sập tối, nghe tin bạn đi, một mình trong phòng vắng, ôn lấy quá khứ để thấm được hết cái vô thường của kiếp người. Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, đến nay thấm thoắt mấy tinh sương…
Hôm thứ Ba 05/08/2014 vừa qua, văn phòng dân biểu liên bang Alan Lowenthal ở DC phổ biến bức thư của ông cùng chữ ký của 18 đồng viện, yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề với chính quyền xã nghĩa về việc NTQĐ Biên Hòa nơi có 16.000 mộ của binh sĩ tử trận miền Nam đang bị bỏ hoang phế lâu nay. Ông Lowenthal: “rất là quan trọng cho thân nhân cho gia đình của những người tử trận có thể sang trang và khép lại vết thương quá khứ, chứng tỏ sự hiểu biết và chứng minh là quyền căn bản của người đã chết cũng được tôn trọng.”
Về phía Mỹ ông nói: “phải tích cực nêu vấn đề với phía Việt Nam, hãy nói với họ rằng nếu họ muốn bang giao Việt-Mỹ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn nữa, thì nên bày tỏ thiện chí trong việc tôn trọng anh linh những người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong nghĩa trang bị hoang phế đó”. Ông Lowenthal cũng đã chia xẻ với RFA: “Chuyện này không làm Việt Nam hao tốn gì hết, có chăng chỉ là sự cho phép và tạo điều kiện để VAF (Vietnamese American Foundation), có thể trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa một cách thuận lợi nhất.
Bài viết lâu rồi của mỗ tôi (tình đồng đội) về VAF, trong chuyện Thiếu Tá Nguyễn Đạt Thành bị tai biến phải ngồi xe lăn, cứ ngỡ chuyện buôn xương cốt lính trận VNCH vẫn được chúng (nhất là phe Sơn ‘heo’ thứ trưởng) khai thác tận tình. Nay nhờ bản tin này mới biết chuyện chẳng đi đến đâu, thôi thế cũng tốt, xin chúng đừng biến nơi linh thiêng này thành khu mã lạng, lấy đất bán bỏ túi là mừng rồi, ngay các khu chôn lính của bọn chúng cũng đâu được mấy chăm sóc như khu nghĩa trang lính Tàu cộng.
Lại cũng thêm một tin nữa gợi đến nỗi buồn cho người lính cũ VNCH! Chiều ngày 5/8/2014 tại thủ đô Washington có một cuộc thảo luận về chiến tranh Việt nam do Hội cựu chiến binh về sự thật lịch sử tổ chức. Tiến sĩ Robert Turner, người từng là Chủ tịch đầu tiên của Viện hòa bình Hoa kỳ do Hạ viện thành lập, trong bài phát biểu của ông cho biết sự bỏ rơi VNCH của HK sau khi QH Mỹ 1973 quyết định không can dự vào cuộc chiến Việt nam nữa. Đã dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam Việt nam, và gây nên thảm cảnh cho người dân, nhất là chuyện giam giữ quân nhân công chức VNCH trong các trại tù cải tạo
Dân biểu liên bang Alan Lowenthal ở DC, nêu lên cái mong muốn đầy tính nhân bản của mình về NTQĐ Biên Hòa - Tiến sĩ Robert Turner phê phán sự bỏ rơi miền Nam Việt Nam “một sự xấu hổ trong lịch sử Hoa Kỳ!.” Cả hai đặt thẳng vấn đề với nhà nước Mỹ, còn chuyện sẽ làm gì và có được gì không, e rồi sẽ không khác chuyện tháng 10/2011, nhà nước xã nghĩa đã từ chối một triệu đô la (của phía Mỹ), vì không muốn tìm kiếm hài cốt lính VNCH, bao nhiêu đó cho thấy đối với loài man rợ, những vuốt ve ngoại giao với chúng không thay đổi được gì.
Trong cảnh chiều tàn của anh em chúng tôi, lâu lâu lại có vài tiếng nói khơi gợi làm buốt vết thương… Thời gian đã cuốn trôi tất cả, nhưng lại không xóa đi được những ký ức trong tôi về một thời trai trẻ đời mình, bạn mình, rồi chuyện bên nhà của những đứa sống còn lây lất, và cả những đứa đã chết mà nấm mộ vẫn không yên.
Anh bạn thương binh trên San Jose, tháng bảy năm ngoái lúc mỗ tôi nằm vùi trong cơn bệnh, anh muốn chở tôi về trên ấy dự đại hội, năm nay đến hẹn anh lại không về Bolsa, ngoài vết thương trận cũ theo thời tiết vẫn hành hạ anh, nay chứng bịnh gout làm anh thêm khó đi đứng. Thôi còn nghe được tiếng nhau trên phôn là vui rồi, hai đứa an ủi nhau!.
Việt Nhân (HNPĐ)
(HNPĐ) “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH kỳ thứ 8 vừa diễn ra vào hôm Chủ Nhật, 3 tháng Tám, tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, với hàng ngàn đồng hương ở Nam California đến tham dự, suốt từ lúc 12 giờ trưa cho đến 7 giờ tối, và thu được hơn $500,000”. Đó là nội dung bản tin tổng kết nhạc hội hàng năm nhớ người thương binh VNCH đang còn bên quê nhà.
Lần vừa rồi kỳ 7 tổ chức trên San Jose cuối tháng 07/2013, như vậy thời gian đã tròn một năm trôi qua, trên đất người những người lính cũ vẫn còn nhớ đến bạn mình, đồng đội mình, những người dân vẫn đầy ắp sự quí mến người thương binh VNCH cũ, đang sống khó khăn bên lề chế độ xã nghĩa. Những đồng tiền chia xẻ, như thể hiện nơi họ cái ân tình không bao giờ phai… Nằm nhà không đi được, nhưng hình ảnh buổi hội những năm trước vẫn còn như in trong đầu mỗ tôi, rồi cái clip video năm nay cho thấy, những người lính một thời với nhau nay không còn trẻ nữa, cùng những mái tóc khán giả trắng nhiều hơn đen.
Đã gần bốn mươi năm rồi còn gì! Thời gian có làm bạc mái đầu, nhưng không làm phai được tình quân dân, lòng người như muốn cưỡng lại qui luật tạo hóa, mà biết còn được bao lâu đây (ai hay), để rồi tất cả đều mang chung nỗi buồn cho phận mình, xót xa cho vận nước. Năm qua bạn bè lại bỏ mỗ tôi mà đi thêm hai đứa, hai thằng đều còn bên quê nhà, chúng đều là những đứa thương binh bị loại khỏi vòng chiến trong năm 1972, lúc cuộc chiến đến hồi khốc liệt, và cũng là lúc cái tình đồng minh đã trở mặt (khốn nạn).
Hai thằng này, chúng chỉ mong đám bạn cũ đừng quên chúng, chúng nói những đồng tiền gởi về, không chối là đã cho chúng một đôi tháng nhẹ nhàng, bớt đi những nắng mưa bươn chải, thân què quặt lại tuổi đã bảy mươi, lê la đầu đường góc phố kiếm cơm, Nhưng hơn hết là làm chúng ấm lòng, bởi cái tình bạn vẫn nhớ nhau! Thực lòng tâm sự, là mỗ tôi đã có lúc không dám nghĩ về chúng nữa, ngay bản thân còn không lo nổi nói chi đến chuyện cưu mang, dăm chục một trăm gửi về bạn cũ, ngày càng ít đi như những sợi tóc đen hiếm hoi trên đầu.
Đời người ngắn ngủi, nhưng cái đoạn trường đâu chỉ là một, hay thoáng chốc! Nhớ ngày vừa thoát cũi sổ lồng (1993), sang được bến bờ tự do, chung nhau ít nhiều gửi về cho chúng, với lời dặn dò đây không phải là tiền trả công, mà nhờ chúng nó nghỉ lấy đôi bữa lên Biên Hòa làm cỏ mộ, cho những đứa đã nằm xuống chôn nơi NTQĐ. Tuổi già đời người khác gì lúc hoàng hôn sập tối, nghe tin bạn đi, một mình trong phòng vắng, ôn lấy quá khứ để thấm được hết cái vô thường của kiếp người. Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, đến nay thấm thoắt mấy tinh sương…
Hôm thứ Ba 05/08/2014 vừa qua, văn phòng dân biểu liên bang Alan Lowenthal ở DC phổ biến bức thư của ông cùng chữ ký của 18 đồng viện, yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề với chính quyền xã nghĩa về việc NTQĐ Biên Hòa nơi có 16.000 mộ của binh sĩ tử trận miền Nam đang bị bỏ hoang phế lâu nay. Ông Lowenthal: “rất là quan trọng cho thân nhân cho gia đình của những người tử trận có thể sang trang và khép lại vết thương quá khứ, chứng tỏ sự hiểu biết và chứng minh là quyền căn bản của người đã chết cũng được tôn trọng.”
Về phía Mỹ ông nói: “phải tích cực nêu vấn đề với phía Việt Nam, hãy nói với họ rằng nếu họ muốn bang giao Việt-Mỹ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn nữa, thì nên bày tỏ thiện chí trong việc tôn trọng anh linh những người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong nghĩa trang bị hoang phế đó”. Ông Lowenthal cũng đã chia xẻ với RFA: “Chuyện này không làm Việt Nam hao tốn gì hết, có chăng chỉ là sự cho phép và tạo điều kiện để VAF (Vietnamese American Foundation), có thể trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa một cách thuận lợi nhất.
Bài viết lâu rồi của mỗ tôi (tình đồng đội) về VAF, trong chuyện Thiếu Tá Nguyễn Đạt Thành bị tai biến phải ngồi xe lăn, cứ ngỡ chuyện buôn xương cốt lính trận VNCH vẫn được chúng (nhất là phe Sơn ‘heo’ thứ trưởng) khai thác tận tình. Nay nhờ bản tin này mới biết chuyện chẳng đi đến đâu, thôi thế cũng tốt, xin chúng đừng biến nơi linh thiêng này thành khu mã lạng, lấy đất bán bỏ túi là mừng rồi, ngay các khu chôn lính của bọn chúng cũng đâu được mấy chăm sóc như khu nghĩa trang lính Tàu cộng.
Lại cũng thêm một tin nữa gợi đến nỗi buồn cho người lính cũ VNCH! Chiều ngày 5/8/2014 tại thủ đô Washington có một cuộc thảo luận về chiến tranh Việt nam do Hội cựu chiến binh về sự thật lịch sử tổ chức. Tiến sĩ Robert Turner, người từng là Chủ tịch đầu tiên của Viện hòa bình Hoa kỳ do Hạ viện thành lập, trong bài phát biểu của ông cho biết sự bỏ rơi VNCH của HK sau khi QH Mỹ 1973 quyết định không can dự vào cuộc chiến Việt nam nữa. Đã dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam Việt nam, và gây nên thảm cảnh cho người dân, nhất là chuyện giam giữ quân nhân công chức VNCH trong các trại tù cải tạo
Dân biểu liên bang Alan Lowenthal ở DC, nêu lên cái mong muốn đầy tính nhân bản của mình về NTQĐ Biên Hòa - Tiến sĩ Robert Turner phê phán sự bỏ rơi miền Nam Việt Nam “một sự xấu hổ trong lịch sử Hoa Kỳ!.” Cả hai đặt thẳng vấn đề với nhà nước Mỹ, còn chuyện sẽ làm gì và có được gì không, e rồi sẽ không khác chuyện tháng 10/2011, nhà nước xã nghĩa đã từ chối một triệu đô la (của phía Mỹ), vì không muốn tìm kiếm hài cốt lính VNCH, bao nhiêu đó cho thấy đối với loài man rợ, những vuốt ve ngoại giao với chúng không thay đổi được gì.
Trong cảnh chiều tàn của anh em chúng tôi, lâu lâu lại có vài tiếng nói khơi gợi làm buốt vết thương… Thời gian đã cuốn trôi tất cả, nhưng lại không xóa đi được những ký ức trong tôi về một thời trai trẻ đời mình, bạn mình, rồi chuyện bên nhà của những đứa sống còn lây lất, và cả những đứa đã chết mà nấm mộ vẫn không yên.
Anh bạn thương binh trên San Jose, tháng bảy năm ngoái lúc mỗ tôi nằm vùi trong cơn bệnh, anh muốn chở tôi về trên ấy dự đại hội, năm nay đến hẹn anh lại không về Bolsa, ngoài vết thương trận cũ theo thời tiết vẫn hành hạ anh, nay chứng bịnh gout làm anh thêm khó đi đứng. Thôi còn nghe được tiếng nhau trên phôn là vui rồi, hai đứa an ủi nhau!.
Việt Nhân (HNPĐ)
VẾT THƯƠNG - Việt Nhân
( HNPĐ ) Đã gần bốn mươi năm rồi còn gì! Thời gian có làm bạc mái đầu, nhưng không làm phai được tình quân dân, lòng người như muốn cưỡng lại qui luật tạo hóa, mà biết còn được bao lâu đây (ai hay)
(HNPĐ) “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH kỳ thứ 8 vừa diễn ra vào hôm Chủ Nhật, 3 tháng Tám, tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, với hàng ngàn đồng hương ở Nam California đến tham dự, suốt từ lúc 12 giờ trưa cho đến 7 giờ tối, và thu được hơn $500,000”. Đó là nội dung bản tin tổng kết nhạc hội hàng năm nhớ người thương binh VNCH đang còn bên quê nhà.
Lần vừa rồi kỳ 7 tổ chức trên San Jose cuối tháng 07/2013, như vậy thời gian đã tròn một năm trôi qua, trên đất người những người lính cũ vẫn còn nhớ đến bạn mình, đồng đội mình, những người dân vẫn đầy ắp sự quí mến người thương binh VNCH cũ, đang sống khó khăn bên lề chế độ xã nghĩa. Những đồng tiền chia xẻ, như thể hiện nơi họ cái ân tình không bao giờ phai… Nằm nhà không đi được, nhưng hình ảnh buổi hội những năm trước vẫn còn như in trong đầu mỗ tôi, rồi cái clip video năm nay cho thấy, những người lính một thời với nhau nay không còn trẻ nữa, cùng những mái tóc khán giả trắng nhiều hơn đen.
Đã gần bốn mươi năm rồi còn gì! Thời gian có làm bạc mái đầu, nhưng không làm phai được tình quân dân, lòng người như muốn cưỡng lại qui luật tạo hóa, mà biết còn được bao lâu đây (ai hay), để rồi tất cả đều mang chung nỗi buồn cho phận mình, xót xa cho vận nước. Năm qua bạn bè lại bỏ mỗ tôi mà đi thêm hai đứa, hai thằng đều còn bên quê nhà, chúng đều là những đứa thương binh bị loại khỏi vòng chiến trong năm 1972, lúc cuộc chiến đến hồi khốc liệt, và cũng là lúc cái tình đồng minh đã trở mặt (khốn nạn).
Hai thằng này, chúng chỉ mong đám bạn cũ đừng quên chúng, chúng nói những đồng tiền gởi về, không chối là đã cho chúng một đôi tháng nhẹ nhàng, bớt đi những nắng mưa bươn chải, thân què quặt lại tuổi đã bảy mươi, lê la đầu đường góc phố kiếm cơm, Nhưng hơn hết là làm chúng ấm lòng, bởi cái tình bạn vẫn nhớ nhau! Thực lòng tâm sự, là mỗ tôi đã có lúc không dám nghĩ về chúng nữa, ngay bản thân còn không lo nổi nói chi đến chuyện cưu mang, dăm chục một trăm gửi về bạn cũ, ngày càng ít đi như những sợi tóc đen hiếm hoi trên đầu.
Đời người ngắn ngủi, nhưng cái đoạn trường đâu chỉ là một, hay thoáng chốc! Nhớ ngày vừa thoát cũi sổ lồng (1993), sang được bến bờ tự do, chung nhau ít nhiều gửi về cho chúng, với lời dặn dò đây không phải là tiền trả công, mà nhờ chúng nó nghỉ lấy đôi bữa lên Biên Hòa làm cỏ mộ, cho những đứa đã nằm xuống chôn nơi NTQĐ. Tuổi già đời người khác gì lúc hoàng hôn sập tối, nghe tin bạn đi, một mình trong phòng vắng, ôn lấy quá khứ để thấm được hết cái vô thường của kiếp người. Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, đến nay thấm thoắt mấy tinh sương…
Hôm thứ Ba 05/08/2014 vừa qua, văn phòng dân biểu liên bang Alan Lowenthal ở DC phổ biến bức thư của ông cùng chữ ký của 18 đồng viện, yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề với chính quyền xã nghĩa về việc NTQĐ Biên Hòa nơi có 16.000 mộ của binh sĩ tử trận miền Nam đang bị bỏ hoang phế lâu nay. Ông Lowenthal: “rất là quan trọng cho thân nhân cho gia đình của những người tử trận có thể sang trang và khép lại vết thương quá khứ, chứng tỏ sự hiểu biết và chứng minh là quyền căn bản của người đã chết cũng được tôn trọng.”
Về phía Mỹ ông nói: “phải tích cực nêu vấn đề với phía Việt Nam, hãy nói với họ rằng nếu họ muốn bang giao Việt-Mỹ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn nữa, thì nên bày tỏ thiện chí trong việc tôn trọng anh linh những người lính Việt Nam Cộng Hòa, trong nghĩa trang bị hoang phế đó”. Ông Lowenthal cũng đã chia xẻ với RFA: “Chuyện này không làm Việt Nam hao tốn gì hết, có chăng chỉ là sự cho phép và tạo điều kiện để VAF (Vietnamese American Foundation), có thể trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa một cách thuận lợi nhất.
Bài viết lâu rồi của mỗ tôi (tình đồng đội) về VAF, trong chuyện Thiếu Tá Nguyễn Đạt Thành bị tai biến phải ngồi xe lăn, cứ ngỡ chuyện buôn xương cốt lính trận VNCH vẫn được chúng (nhất là phe Sơn ‘heo’ thứ trưởng) khai thác tận tình. Nay nhờ bản tin này mới biết chuyện chẳng đi đến đâu, thôi thế cũng tốt, xin chúng đừng biến nơi linh thiêng này thành khu mã lạng, lấy đất bán bỏ túi là mừng rồi, ngay các khu chôn lính của bọn chúng cũng đâu được mấy chăm sóc như khu nghĩa trang lính Tàu cộng.
Lại cũng thêm một tin nữa gợi đến nỗi buồn cho người lính cũ VNCH! Chiều ngày 5/8/2014 tại thủ đô Washington có một cuộc thảo luận về chiến tranh Việt nam do Hội cựu chiến binh về sự thật lịch sử tổ chức. Tiến sĩ Robert Turner, người từng là Chủ tịch đầu tiên của Viện hòa bình Hoa kỳ do Hạ viện thành lập, trong bài phát biểu của ông cho biết sự bỏ rơi VNCH của HK sau khi QH Mỹ 1973 quyết định không can dự vào cuộc chiến Việt nam nữa. Đã dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam Việt nam, và gây nên thảm cảnh cho người dân, nhất là chuyện giam giữ quân nhân công chức VNCH trong các trại tù cải tạo
Dân biểu liên bang Alan Lowenthal ở DC, nêu lên cái mong muốn đầy tính nhân bản của mình về NTQĐ Biên Hòa - Tiến sĩ Robert Turner phê phán sự bỏ rơi miền Nam Việt Nam “một sự xấu hổ trong lịch sử Hoa Kỳ!.” Cả hai đặt thẳng vấn đề với nhà nước Mỹ, còn chuyện sẽ làm gì và có được gì không, e rồi sẽ không khác chuyện tháng 10/2011, nhà nước xã nghĩa đã từ chối một triệu đô la (của phía Mỹ), vì không muốn tìm kiếm hài cốt lính VNCH, bao nhiêu đó cho thấy đối với loài man rợ, những vuốt ve ngoại giao với chúng không thay đổi được gì.
Trong cảnh chiều tàn của anh em chúng tôi, lâu lâu lại có vài tiếng nói khơi gợi làm buốt vết thương… Thời gian đã cuốn trôi tất cả, nhưng lại không xóa đi được những ký ức trong tôi về một thời trai trẻ đời mình, bạn mình, rồi chuyện bên nhà của những đứa sống còn lây lất, và cả những đứa đã chết mà nấm mộ vẫn không yên.
Anh bạn thương binh trên San Jose, tháng bảy năm ngoái lúc mỗ tôi nằm vùi trong cơn bệnh, anh muốn chở tôi về trên ấy dự đại hội, năm nay đến hẹn anh lại không về Bolsa, ngoài vết thương trận cũ theo thời tiết vẫn hành hạ anh, nay chứng bịnh gout làm anh thêm khó đi đứng. Thôi còn nghe được tiếng nhau trên phôn là vui rồi, hai đứa an ủi nhau!.
Việt Nhân (HNPĐ)