Mỗi Ngày Một Chuyện
VẾT TÍCH CHIẾN TRANH - CAO MỴ
VẾT
TÍCH CHIẾN TRANH - CAO MỴ NHÂN
Nhân câu chuyện Hàn Quốc đã trỗi dậy trong đau khổ ,
vượt lên trên nghèo khó , để mặc nhiên được xếp vào đội ngũ 24 nước , đang mỗi
lúc mỗi giầu mạnh thêm trên thế giới .
Tôi chợt nhớ một lần xa xưa , hồi tôi làm việc ở miền Trung đẹp tươi của ...tôi
, có câu chuyện liên hệ tới nước , gọi là Đại Hàn .
Bấy giờ vào khoảng những năm cuối thập niên 60 thế kỷ trước , chúng tôi phải
tới Toà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng , để dự một buổi tiếp tân của các nước
đồng minh , trong đó có Đại Hàn .
Tôi được xếp ngồi cạnh " Cô Tull " Hoa Kỳ . Cô Tull được giới thiệu
là phụ tá chính trị ông giám đốc toà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Đà Nẵng .
Có dịp tôi hỏi thăm " Cô Tull " rằng : cô đã đi nhiều nước , thì cô
thấy nước nào nghèo nhất ?
Cô Tull , toà Tổng Lãnh Sự Hoa kỳ ngẫm nghĩ , rồi trả lời có vẻ đoan chắc lắm
: " Cao Ly " .
Nghe câu trả lời ấy , và nhìn bộ dạng cô Tull, tôi biết là cô nói rất thành
thật, bởi vì chỉ là chuyện vãn nơi phòng tiếp tân , chứ có phải phỏng vấn đâu
mà có sự xếp đặt .
Cũng vào thời gian đó , Nam Hàn gởi qua Nam VN , 2 sư đoàn Bộ binh : Thanh Long
và Mãnh Hổ .
Thanh Long đồn trú tại lằn ranh giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín , thuộc Quân
khu I VNCH
Bạch Hổ đồn trú tại Bình Định , Quy Nhơn , thuộc Quân khu II .
Ngày chúng tôi được lệnh ra cửa sông Hàn Đà Nẵng đón sư đoàn Thanh Long , họ
đến VN bằng đường biển .
Bộ tham mưu lên bến buổi chiều hôm đó , có một toán quân y , toàn phụ nữ ,
trong số đó có 2 nữ Bác sĩ.
Quân trang , quân dụng khiêm tốn , khác với quân đội Hoa Kỳ thì nhìn đâu cũng
thấy chan hoà phương tiện vật chất .
Từ đó tôi bị ám ảnh câu nói của " cô Tull ", chắc chắn Đại Hàn hay
xưa ta thường gọi Cao Ly , thì không thể giầu hơn miền Nam ta được .
Sau đó , việc ai nấy làm , mặc dầu có mấy lần chúng tôi vô thăm viếng và Ủy lạo
thương bệnh binh của họ , nơi một bệnh viện dã chiến Đại Hàn ,là một dãy nhà
tiền chế được thiết lập giữa một rừng thông không cao ngọn lắm .
Kể cả khi gọi là " đình chiến " , sau những mất mát , thất
thoát không đáng kể , sư đoàn Thanh Long trở về Hàn Quốc , để lại cho thành phố
Đà Nẵng một công viên trên đường Hùng Vương, giữa nơi thị tứ đông đảo, sầm uất.
Trong công viên , chỉ có một cái đình nhỏ mái cong kiểu Đại Hàn , trên những
cái cột , không tường vách , sàn đổ ciment với những chấm hoa được mài bóng ,
để có thể vô đó chụp hình hay tạm thư giãn ,nếu muốn thăm viếng , du lịch
vv...
Tất nhiên những kỷ niệm chiến tranh , nào có thể bền bỉ với thời gian .
Qua 2 cuộc di tản chiến thuật ở miền Trung gồm : Mùa hè đỏ lửa 1972 , và VC xâm
chiếm miền Nam năm 1975 , dân chúng các tỉnh ở nam bắc Hải Vân , đã kéo
về Đà Nẵng tạm trú chờ ổn định về lại vùng đất họ sống xưa nay , nên công viên
Đại Hàn là nơi Thuận tiện nhất , cho họ dựng lều cư ngụ .
Cuối cùng thì mái cong , cột thẳng, cũng chỉ còn vết tích một thời chinh chiến
mà thôi .
Dòng đời cứ miên viễn trôi qua , sau mấy mươi năm , ngay từ khi tôi còn kẹt
trong nước , tới bây giờ ra hải ngoại , tôi bỗng ...sững sờ trước những tin tức
về đất nước Nam Hàn ngày nay , giầu mạnh , tiên tiến , văn minh thế nào .
Để mà dấu đi những ...tủi buồn mỗi lần nhớ lại câu nói của " Cô Tull
" ở toà tổng lãnh sự Hoa Kỳ Đà Nẵng , một Korea ( Cao Ly
) nghèo nàn , giờ đã trở thành cường quốc , ít nhất là đứng hàng đầu ở đông nam
Châu Á ...hiện nay .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VẾT TÍCH CHIẾN TRANH - CAO MỴ
VẾT
TÍCH CHIẾN TRANH - CAO MỴ NHÂN
Nhân câu chuyện Hàn Quốc đã trỗi dậy trong đau khổ ,
vượt lên trên nghèo khó , để mặc nhiên được xếp vào đội ngũ 24 nước , đang mỗi
lúc mỗi giầu mạnh thêm trên thế giới .
Tôi chợt nhớ một lần xa xưa , hồi tôi làm việc ở miền Trung đẹp tươi của ...tôi
, có câu chuyện liên hệ tới nước , gọi là Đại Hàn .
Bấy giờ vào khoảng những năm cuối thập niên 60 thế kỷ trước , chúng tôi phải
tới Toà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng , để dự một buổi tiếp tân của các nước
đồng minh , trong đó có Đại Hàn .
Tôi được xếp ngồi cạnh " Cô Tull " Hoa Kỳ . Cô Tull được giới thiệu
là phụ tá chính trị ông giám đốc toà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Đà Nẵng .
Có dịp tôi hỏi thăm " Cô Tull " rằng : cô đã đi nhiều nước , thì cô
thấy nước nào nghèo nhất ?
Cô Tull , toà Tổng Lãnh Sự Hoa kỳ ngẫm nghĩ , rồi trả lời có vẻ đoan chắc lắm
: " Cao Ly " .
Nghe câu trả lời ấy , và nhìn bộ dạng cô Tull, tôi biết là cô nói rất thành
thật, bởi vì chỉ là chuyện vãn nơi phòng tiếp tân , chứ có phải phỏng vấn đâu
mà có sự xếp đặt .
Cũng vào thời gian đó , Nam Hàn gởi qua Nam VN , 2 sư đoàn Bộ binh : Thanh Long
và Mãnh Hổ .
Thanh Long đồn trú tại lằn ranh giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín , thuộc Quân
khu I VNCH
Bạch Hổ đồn trú tại Bình Định , Quy Nhơn , thuộc Quân khu II .
Ngày chúng tôi được lệnh ra cửa sông Hàn Đà Nẵng đón sư đoàn Thanh Long , họ
đến VN bằng đường biển .
Bộ tham mưu lên bến buổi chiều hôm đó , có một toán quân y , toàn phụ nữ ,
trong số đó có 2 nữ Bác sĩ.
Quân trang , quân dụng khiêm tốn , khác với quân đội Hoa Kỳ thì nhìn đâu cũng
thấy chan hoà phương tiện vật chất .
Từ đó tôi bị ám ảnh câu nói của " cô Tull ", chắc chắn Đại Hàn hay
xưa ta thường gọi Cao Ly , thì không thể giầu hơn miền Nam ta được .
Sau đó , việc ai nấy làm , mặc dầu có mấy lần chúng tôi vô thăm viếng và Ủy lạo
thương bệnh binh của họ , nơi một bệnh viện dã chiến Đại Hàn ,là một dãy nhà
tiền chế được thiết lập giữa một rừng thông không cao ngọn lắm .
Kể cả khi gọi là " đình chiến " , sau những mất mát , thất
thoát không đáng kể , sư đoàn Thanh Long trở về Hàn Quốc , để lại cho thành phố
Đà Nẵng một công viên trên đường Hùng Vương, giữa nơi thị tứ đông đảo, sầm uất.
Trong công viên , chỉ có một cái đình nhỏ mái cong kiểu Đại Hàn , trên những
cái cột , không tường vách , sàn đổ ciment với những chấm hoa được mài bóng ,
để có thể vô đó chụp hình hay tạm thư giãn ,nếu muốn thăm viếng , du lịch
vv...
Tất nhiên những kỷ niệm chiến tranh , nào có thể bền bỉ với thời gian .
Qua 2 cuộc di tản chiến thuật ở miền Trung gồm : Mùa hè đỏ lửa 1972 , và VC xâm
chiếm miền Nam năm 1975 , dân chúng các tỉnh ở nam bắc Hải Vân , đã kéo
về Đà Nẵng tạm trú chờ ổn định về lại vùng đất họ sống xưa nay , nên công viên
Đại Hàn là nơi Thuận tiện nhất , cho họ dựng lều cư ngụ .
Cuối cùng thì mái cong , cột thẳng, cũng chỉ còn vết tích một thời chinh chiến
mà thôi .
Dòng đời cứ miên viễn trôi qua , sau mấy mươi năm , ngay từ khi tôi còn kẹt
trong nước , tới bây giờ ra hải ngoại , tôi bỗng ...sững sờ trước những tin tức
về đất nước Nam Hàn ngày nay , giầu mạnh , tiên tiến , văn minh thế nào .
Để mà dấu đi những ...tủi buồn mỗi lần nhớ lại câu nói của " Cô Tull
" ở toà tổng lãnh sự Hoa Kỳ Đà Nẵng , một Korea ( Cao Ly
) nghèo nàn , giờ đã trở thành cường quốc , ít nhất là đứng hàng đầu ở đông nam
Châu Á ...hiện nay .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)