Mỗi Ngày Một Chuyện
VỊ QUÂN TỬ VIỆT - CAO MỴ NHÂN
VỊ QUÂN TỬ VIỆT - CAO MỴ NHÂN
Câu chuyện đại uý X cứ lởn vởn trong đầu tôi mãi...lâu lâu nhà thơ Thái Tú Hạp
lại nhắc, sao tôi quên uỷ lạo tinh thần ông bạn ấy, để trên đời người ta
biết được rằng: quả có những anh hùng hảo hán thật, chứ không phải người viết
nào cũng cố vẽ ra một hình ảnh tưởng tượng, rồi tôn thờ đâu.
Như vậy cũng trên 25 năm rồi, ông bạn ấy tới Hoa Kỳ theo diện HO như chúng tôi,
nhưng tất nhiên là mỗi cá nhân một hoàn cảnh khác nhau.
Hay lỡ hoàn cảnh tương tự, nhưng cách đối xử một trời một vực, có thể là cao
thượng, nhưng cũng có thể là ...tiểu nhân.
Khổ nỗi trên 10 năm trong quân đội, mà hết chín năm rưỡi tôi phục vụ ở Bộ Tư
Lệnh QĐI/ QKI, là một khung trời đẹp nhất, ngó lên cao, ngó ra xa, chỉ toàn
những nét đan thanh dệt kín chân mây ...
Tôi chưa khi nào nghe ai than thở, thấy ai u buồn vì bất cứ một tình huống nào,
giữa người với người ...có thể nói đại tộc Ka Ki của ...tôi, là ...lý tưởng
nhất.
Có lẽ vì gối đầu lên súng đạn, mà huynh đệ chi binh của ...tôi, và chúng ta,
không nỡ đạp nhau xuống đất đen, cho dẫu có điều chi không ưng ý nhau đi nữa.
Nhà thơ Thái Tú Hạp kể rằng: Ông mới đi thăm đại uý X ở đường Hoàng Hôn Los
Angeles, một đại lộ danh tiếng trên thành Thiên Thần ( Bác sĩ Hoàng Văn
Đức đặt tên cho Los Angeles) .
Đại uý X vẫn sống cô đơn.
Nhà thơ Thái Tú Hạp ngậm ngùi kể: " Thời gian sau cùng, người vợ và tên cán
bộ đã hết lời xin lỗi ông X, nhưng ông X khoát tay: cuốn truyện đã tới đoạn
kết, những chi tiết nội dung không cần thiết thay đổi, bà vợ cứ ở lại sống bình
thường như đã sống lâu nay khi ông kẹt trong tù cải tạo, ông sẽ đưa bầy con qua
Hoa Kỳ theo diện tị nạn."
Tôi liên tưởng đến ngôi nhà bé nhỏ của ông bà đại uý X ở đường Phan Xích Long,
gần chùa Bà Đầm, Phú Nhuận, không thể không buông tiếng thở dài ...
Bây giờ tụi nhỏ đã trưởng thành, chúng đã đi làm và có gia đình riêng. Thi sĩ
Thái Tú Hạp kể tiếp :
" Đại uý X nói thế này: xưa tôi tham dự hành quân là có cả một hành trình
đi kích giặc, ta phải biết thật rõ tình hình địch, đồng thời cũng phải hiểu rõ
thực trạng ta nữa, gọi là tri kỷ tri bỉ đấy, nói nôm na là người nắm binh
lính, khách quân tử ...không để tâm những chi tiết nhỏ nhặt, mất thì giờ,
và khiến khách mày râu cười cho nữa chứ " .
Đèn nhà ai nấy rạng, tôi chỉ biết nói theo ...lý thuyết thế này: (là tôi nói
với nhà thơ đang kể chuyện thôi )
" Đúng rồi, ông có biết không, đàn ông thì phải cư xử khác chứ, ai lại đi
kể xấu đàn bà bao giờ, chỉ riêng mặt tình cảm thôi, đôi khi xen vào chuyện
riêng tư là mang tiếng ...nhỏ nhặt đó."
Mà thôi, tóm lại, đại uý X của chúng ta xử sự nhân cách thế, chúng ta cũng
...hãnh diện là người mặc áo lính Cộng Hoà luôn sống vị tha, khoan nhượng.
Chuyện hơn thua ở đời hậu tính, tư cách quân tử mới đáng kể phải không?
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VỊ QUÂN TỬ VIỆT - CAO MỴ NHÂN
VỊ QUÂN TỬ VIỆT - CAO MỴ NHÂN
Câu chuyện đại uý X cứ lởn vởn trong đầu tôi mãi...lâu lâu nhà thơ Thái Tú Hạp
lại nhắc, sao tôi quên uỷ lạo tinh thần ông bạn ấy, để trên đời người ta
biết được rằng: quả có những anh hùng hảo hán thật, chứ không phải người viết
nào cũng cố vẽ ra một hình ảnh tưởng tượng, rồi tôn thờ đâu.
Như vậy cũng trên 25 năm rồi, ông bạn ấy tới Hoa Kỳ theo diện HO như chúng tôi,
nhưng tất nhiên là mỗi cá nhân một hoàn cảnh khác nhau.
Hay lỡ hoàn cảnh tương tự, nhưng cách đối xử một trời một vực, có thể là cao
thượng, nhưng cũng có thể là ...tiểu nhân.
Khổ nỗi trên 10 năm trong quân đội, mà hết chín năm rưỡi tôi phục vụ ở Bộ Tư
Lệnh QĐI/ QKI, là một khung trời đẹp nhất, ngó lên cao, ngó ra xa, chỉ toàn
những nét đan thanh dệt kín chân mây ...
Tôi chưa khi nào nghe ai than thở, thấy ai u buồn vì bất cứ một tình huống nào,
giữa người với người ...có thể nói đại tộc Ka Ki của ...tôi, là ...lý tưởng
nhất.
Có lẽ vì gối đầu lên súng đạn, mà huynh đệ chi binh của ...tôi, và chúng ta,
không nỡ đạp nhau xuống đất đen, cho dẫu có điều chi không ưng ý nhau đi nữa.
Nhà thơ Thái Tú Hạp kể rằng: Ông mới đi thăm đại uý X ở đường Hoàng Hôn Los
Angeles, một đại lộ danh tiếng trên thành Thiên Thần ( Bác sĩ Hoàng Văn
Đức đặt tên cho Los Angeles) .
Đại uý X vẫn sống cô đơn.
Nhà thơ Thái Tú Hạp ngậm ngùi kể: " Thời gian sau cùng, người vợ và tên cán
bộ đã hết lời xin lỗi ông X, nhưng ông X khoát tay: cuốn truyện đã tới đoạn
kết, những chi tiết nội dung không cần thiết thay đổi, bà vợ cứ ở lại sống bình
thường như đã sống lâu nay khi ông kẹt trong tù cải tạo, ông sẽ đưa bầy con qua
Hoa Kỳ theo diện tị nạn."
Tôi liên tưởng đến ngôi nhà bé nhỏ của ông bà đại uý X ở đường Phan Xích Long,
gần chùa Bà Đầm, Phú Nhuận, không thể không buông tiếng thở dài ...
Bây giờ tụi nhỏ đã trưởng thành, chúng đã đi làm và có gia đình riêng. Thi sĩ
Thái Tú Hạp kể tiếp :
" Đại uý X nói thế này: xưa tôi tham dự hành quân là có cả một hành trình
đi kích giặc, ta phải biết thật rõ tình hình địch, đồng thời cũng phải hiểu rõ
thực trạng ta nữa, gọi là tri kỷ tri bỉ đấy, nói nôm na là người nắm binh
lính, khách quân tử ...không để tâm những chi tiết nhỏ nhặt, mất thì giờ,
và khiến khách mày râu cười cho nữa chứ " .
Đèn nhà ai nấy rạng, tôi chỉ biết nói theo ...lý thuyết thế này: (là tôi nói
với nhà thơ đang kể chuyện thôi )
" Đúng rồi, ông có biết không, đàn ông thì phải cư xử khác chứ, ai lại đi
kể xấu đàn bà bao giờ, chỉ riêng mặt tình cảm thôi, đôi khi xen vào chuyện
riêng tư là mang tiếng ...nhỏ nhặt đó."
Mà thôi, tóm lại, đại uý X của chúng ta xử sự nhân cách thế, chúng ta cũng
...hãnh diện là người mặc áo lính Cộng Hoà luôn sống vị tha, khoan nhượng.
Chuyện hơn thua ở đời hậu tính, tư cách quân tử mới đáng kể phải không?
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)