Mỗi Ngày Một Chuyện
VƯƠNG TRÊN ÁO TRẬN - CAO MỴ NHÂN
VƯƠNG TRÊN ÁO TRẬN - CAO MỴ NHÂN
Tôi
thì chỉ có chuyện cũ thôi, vì tôi thuộc thế hệ cũ mèm, nhưng nếu mai sau, đôi
khi quý vị hậu lai muốn đi tìm cái gì cũ kỹ, lại có thể là thiếu đấy.
Chuyện cũ của tôi như vầy, nếu kết hợp với
sự việc mới, thì lại là... chuyện mới tinh thời nay.
Số
là một thập niên nay ở Hoa kỳ nói chung, và ở thủ đô tị nạn nói riêng, quý vị
thấy hình ảnh những người thương binh VNCH, được nhắc nhở nhiều...
Hằng
năm có đại hội " Cám ơn anh ", để gây quỹ cứu trợ thương phế binh VNCH
ở quê nhà .
Hình
ảnh những thương phế binh thật đa diện, ngay khi miền Nam còn sinh thời, ở các
vùng chiến thuật đã có những hội thương phế binh tự phát .
Là
quý vị ấy thành lập hội Thương phế binh mà không có một ngân khoản nào để điều
hành, rồi cứ lắt lay sinh hoạt .
Chỉ
có mấy cơ quan sau đây yểm trợ hội hay cá nhân những thương phế binh đó:
Hội
cựu chiến sĩ
Tổng
cục Chiến Tranh Chính Trị/ Cục Xã Hội .
Những
hội đoàn từ thiện :
Hội
Bảo trợ Gia Đình Binh Sĩ Trung ương và các cấp địa phương .
Hội
phụ nữ phụng sự xã hội vv...
Ở
ngoài Quân Khu I chúng tôi, có
tới 2 hội thương phế binh, một trong 2 hội đó, tên vị hội trưởng là Trung uý
TPB Ngô Búa.
Một
buổi kia, người thương binh còn một chân tên Trần Thêm, chống nạng tới Phòng Xã
Hội QĐI/QKI, không mang giấy tờ gì trong tay cả, tóc để dài ngang vai, miệng
hút thuốc lá.
Chúng
tôi chỉ ghế mời Trần Thêm ngồi . Tất nhiên anh ta phải duỗi dài cái chân còn
lại, song song với đôi nạng gỗ cũng đặt dài bên chân đó.
Trần
Thêm nói anh cần gặp một giới chức có thẩm quyền, tức tôi trưởng phòng xã hội
thì chưa đủ uy tín , hay nôm na chẳng là ...cái thớ gì.
Tôi
hỏi nhẹ nhàng rằng anh có mang giấy tờ gì theo không, để tôi trình Thượng cấp .
Trần
Thêm bắt đầu " thuyết minh " về trận chiến của anh
..,
Trong
phạm vi công tác xã hội thời chiến tranh đó , thì công tác xã hội chúng tôi là
làm những việc đó chứ việc gì .
Song,
dẫu lính có quan to đến đâu cũng phải đưa giấy tờ ra thay cho lời nói , chứ tôi lên trình tham
mưu trưởng, tham mưu phó vv ...mà chỉ thưa như kể chuyện cổ tích sao được .
Trần
Thêm mồi điếu thuốc tiếp theo, hất hàm nói :
Nếu
cô không đưa tôi đi , tôi sẽ một mình lên gặp tướng ...
Tôi
sợ sảng hồn ...là vì người bị khiển trách sẽ là tôi , chứ không phải Trần Thêm . Trung
tướng Tư Lệnh sẽ nói Phòng xã hội không chu toàn công tác.
Mà
sự thực Trần Thêm cũng không thể một mình nhẩy ào vào Văn phòng Tư lệnh hay văn phòng Tham mưu trưởng được , lính
tráng canh phòng đứng đâu, để sự kiện đó xẩy ra .
Trong
cuộc chiến, hoàn cảnh những chiến binh ngàn người như một, dù cho đánh đấm dũng
cảm tới đâu, người lính cũng không tin chắc được rằng đang hay sẽ an toàn, sẽ
không tử trận hay là không thương tật như các thương phế binh trước mặt .
Thế
nên, không phải bạn mình bị thương rồi , là mình buông súng .
Ngoài
mặt trận, lỡ chiến hữu tử vong, thương tích, những người còn dang dở lửa binh,
vác tử sĩ trên vai, cõng thương binh sau lưng, phải cấp tốc làm theo quán tính, bắt buộc
như những bộ máy, từng bước dành sự sống cho mình, đồng đội , đơn vị, quê hương, Tổ Quốc ...
Tất
cả những huynh đệ chi binh còn lại hôm nay, họ vẫn có quyền hãnh diện, vì họ đã
từng dựa lưng trên nỗi chết, để chiến đấu tới cùng.
Trần
Thêm kéo nạng ra về, dặn hôm sau trở lại Quân Đoàn. Chúng tôi nhắc anh cố mang
theo giấy tờ .
Nhưng
hôm sau Trần Thêm trở lại, giữ nguyên thái độ hôm trước, còn có vẻ hung hãn
hơn...
Một
cô nhân viên sơ ý thốt : " Anh thương binh thật, nhưng thương binh thì
cũng phải ..." ý cổ nói là cũng phải hợp lệ giấy tờ và vài lời đề nghị,
tức là xin xỏ gì đó vv..."
Cô
ấy mới nói tới đó thôi, Trần Thêm giơ một nạng gỗ lên và khoa một vòng, chắc
muốn thay cho bàn tay diễn tả, khiến ai nấy xanh mặt ...
Mấy
cô trung sĩ chưa 20 tuổi hoảng quá, hùa nhau chạy vì sợ Trần Thêm cố ý biểu
diễn ...nạng đập vô , chẳng phải đầu cũng phải tai ...và còn bị trách là không
thông cảm, khiến thương phế binh nổi giận ...
Tôi
cũng đánh " lô tô " trong bụng, vì sợ Trần Thêm tự ý ...tăng tốc phẫn
nộ, cứ bừa đường nạng, làm sao tránh đây.
Trần
Thêm đưa ra một mảnh giấy xuất ngũ với cấp số thương tật là trên 50% .
Chúng
tôi cấp tốc xuất 500.$ để cứu trợ, cùng một bịch tặng phẩm như khăn lau mặt ,
savon, kem đánh răng, bàn chải răng, dầu khuynh diệp và hộp sữa quân tiếp vụ,
diêm quẹt ...tặng anh ta.
Sau
42 năm, người thương binh trẻ nhất bây giờ đã 60 tuổi.
Nếu
lỡ có gia đình, hiền thê phải là người yêu mến cái dĩ vãng oai hùng của đấng
phu quân hẩm phận ghê lắm, hay tình nghĩa phải keo sơn đến không thể tách rời
...và con cháu vv...xum vầy .
Còn
lớn hơn tuổi đó, các anh đã thực sự bước vào buổi hoàng hôn của đời người ...
Bao
nhiêu ngang trái ...kiếp phù sinh ngắn ngủi thật buồn, nhưng vẫn thoả chí anh
hùng, là đã cống hiến một phần thân thể cho Tổ Quốc thân yêu...cho Chính nghĩa
Quốc Gia thiêng liêng ...
Cám
ơn anh, người chiến sĩ thương phế binh VNCH , quý vị và chúng tôi, vẫn canh
cánh bên lòng rằng : trong cõi đời này vẫn có một thực thể mà, chỉ có Thượng Đế
mới xoa dịu được niềm đơn lẻ, nỗi ưu tư, lòng khắc khoải ...của các anh, còn
bao nhiêu, bao nhiêu thứ khác ...chỉ là sợi tóc vương trên áo trận ...một thời
lửa đạn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
VƯƠNG TRÊN ÁO TRẬN - CAO MỴ NHÂN
VƯƠNG TRÊN ÁO TRẬN - CAO MỴ NHÂN
Tôi
thì chỉ có chuyện cũ thôi, vì tôi thuộc thế hệ cũ mèm, nhưng nếu mai sau, đôi
khi quý vị hậu lai muốn đi tìm cái gì cũ kỹ, lại có thể là thiếu đấy.
Chuyện cũ của tôi như vầy, nếu kết hợp với
sự việc mới, thì lại là... chuyện mới tinh thời nay.
Số
là một thập niên nay ở Hoa kỳ nói chung, và ở thủ đô tị nạn nói riêng, quý vị
thấy hình ảnh những người thương binh VNCH, được nhắc nhở nhiều...
Hằng
năm có đại hội " Cám ơn anh ", để gây quỹ cứu trợ thương phế binh VNCH
ở quê nhà .
Hình
ảnh những thương phế binh thật đa diện, ngay khi miền Nam còn sinh thời, ở các
vùng chiến thuật đã có những hội thương phế binh tự phát .
Là
quý vị ấy thành lập hội Thương phế binh mà không có một ngân khoản nào để điều
hành, rồi cứ lắt lay sinh hoạt .
Chỉ
có mấy cơ quan sau đây yểm trợ hội hay cá nhân những thương phế binh đó:
Hội
cựu chiến sĩ
Tổng
cục Chiến Tranh Chính Trị/ Cục Xã Hội .
Những
hội đoàn từ thiện :
Hội
Bảo trợ Gia Đình Binh Sĩ Trung ương và các cấp địa phương .
Hội
phụ nữ phụng sự xã hội vv...
Ở
ngoài Quân Khu I chúng tôi, có
tới 2 hội thương phế binh, một trong 2 hội đó, tên vị hội trưởng là Trung uý
TPB Ngô Búa.
Một
buổi kia, người thương binh còn một chân tên Trần Thêm, chống nạng tới Phòng Xã
Hội QĐI/QKI, không mang giấy tờ gì trong tay cả, tóc để dài ngang vai, miệng
hút thuốc lá.
Chúng
tôi chỉ ghế mời Trần Thêm ngồi . Tất nhiên anh ta phải duỗi dài cái chân còn
lại, song song với đôi nạng gỗ cũng đặt dài bên chân đó.
Trần
Thêm nói anh cần gặp một giới chức có thẩm quyền, tức tôi trưởng phòng xã hội
thì chưa đủ uy tín , hay nôm na chẳng là ...cái thớ gì.
Tôi
hỏi nhẹ nhàng rằng anh có mang giấy tờ gì theo không, để tôi trình Thượng cấp .
Trần
Thêm bắt đầu " thuyết minh " về trận chiến của anh
..,
Trong
phạm vi công tác xã hội thời chiến tranh đó , thì công tác xã hội chúng tôi là
làm những việc đó chứ việc gì .
Song,
dẫu lính có quan to đến đâu cũng phải đưa giấy tờ ra thay cho lời nói , chứ tôi lên trình tham
mưu trưởng, tham mưu phó vv ...mà chỉ thưa như kể chuyện cổ tích sao được .
Trần
Thêm mồi điếu thuốc tiếp theo, hất hàm nói :
Nếu
cô không đưa tôi đi , tôi sẽ một mình lên gặp tướng ...
Tôi
sợ sảng hồn ...là vì người bị khiển trách sẽ là tôi , chứ không phải Trần Thêm . Trung
tướng Tư Lệnh sẽ nói Phòng xã hội không chu toàn công tác.
Mà
sự thực Trần Thêm cũng không thể một mình nhẩy ào vào Văn phòng Tư lệnh hay văn phòng Tham mưu trưởng được , lính
tráng canh phòng đứng đâu, để sự kiện đó xẩy ra .
Trong
cuộc chiến, hoàn cảnh những chiến binh ngàn người như một, dù cho đánh đấm dũng
cảm tới đâu, người lính cũng không tin chắc được rằng đang hay sẽ an toàn, sẽ
không tử trận hay là không thương tật như các thương phế binh trước mặt .
Thế
nên, không phải bạn mình bị thương rồi , là mình buông súng .
Ngoài
mặt trận, lỡ chiến hữu tử vong, thương tích, những người còn dang dở lửa binh,
vác tử sĩ trên vai, cõng thương binh sau lưng, phải cấp tốc làm theo quán tính, bắt buộc
như những bộ máy, từng bước dành sự sống cho mình, đồng đội , đơn vị, quê hương, Tổ Quốc ...
Tất
cả những huynh đệ chi binh còn lại hôm nay, họ vẫn có quyền hãnh diện, vì họ đã
từng dựa lưng trên nỗi chết, để chiến đấu tới cùng.
Trần
Thêm kéo nạng ra về, dặn hôm sau trở lại Quân Đoàn. Chúng tôi nhắc anh cố mang
theo giấy tờ .
Nhưng
hôm sau Trần Thêm trở lại, giữ nguyên thái độ hôm trước, còn có vẻ hung hãn
hơn...
Một
cô nhân viên sơ ý thốt : " Anh thương binh thật, nhưng thương binh thì
cũng phải ..." ý cổ nói là cũng phải hợp lệ giấy tờ và vài lời đề nghị,
tức là xin xỏ gì đó vv..."
Cô
ấy mới nói tới đó thôi, Trần Thêm giơ một nạng gỗ lên và khoa một vòng, chắc
muốn thay cho bàn tay diễn tả, khiến ai nấy xanh mặt ...
Mấy
cô trung sĩ chưa 20 tuổi hoảng quá, hùa nhau chạy vì sợ Trần Thêm cố ý biểu
diễn ...nạng đập vô , chẳng phải đầu cũng phải tai ...và còn bị trách là không
thông cảm, khiến thương phế binh nổi giận ...
Tôi
cũng đánh " lô tô " trong bụng, vì sợ Trần Thêm tự ý ...tăng tốc phẫn
nộ, cứ bừa đường nạng, làm sao tránh đây.
Trần
Thêm đưa ra một mảnh giấy xuất ngũ với cấp số thương tật là trên 50% .
Chúng
tôi cấp tốc xuất 500.$ để cứu trợ, cùng một bịch tặng phẩm như khăn lau mặt ,
savon, kem đánh răng, bàn chải răng, dầu khuynh diệp và hộp sữa quân tiếp vụ,
diêm quẹt ...tặng anh ta.
Sau
42 năm, người thương binh trẻ nhất bây giờ đã 60 tuổi.
Nếu
lỡ có gia đình, hiền thê phải là người yêu mến cái dĩ vãng oai hùng của đấng
phu quân hẩm phận ghê lắm, hay tình nghĩa phải keo sơn đến không thể tách rời
...và con cháu vv...xum vầy .
Còn
lớn hơn tuổi đó, các anh đã thực sự bước vào buổi hoàng hôn của đời người ...
Bao
nhiêu ngang trái ...kiếp phù sinh ngắn ngủi thật buồn, nhưng vẫn thoả chí anh
hùng, là đã cống hiến một phần thân thể cho Tổ Quốc thân yêu...cho Chính nghĩa
Quốc Gia thiêng liêng ...
Cám
ơn anh, người chiến sĩ thương phế binh VNCH , quý vị và chúng tôi, vẫn canh
cánh bên lòng rằng : trong cõi đời này vẫn có một thực thể mà, chỉ có Thượng Đế
mới xoa dịu được niềm đơn lẻ, nỗi ưu tư, lòng khắc khoải ...của các anh, còn
bao nhiêu, bao nhiêu thứ khác ...chỉ là sợi tóc vương trên áo trận ...một thời
lửa đạn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)