Thân Hữu Tiếp Tay...
"Văn Hóa Chửi Của Người Huế" - by Trần Văn Giang.
Lời mở đầu
"Chửi"
là một đề tài luôn thú vị và gây nhiều tranh cãi. Không phải ngẫu
nhiên, "Chửi" là cái mà người ta dễ tiếp xúc và học nhanh nhất khi mới
tiếp cận với một nền văn hoá. Ngày nay các phương tiện thông tin đại
chúng như “internet,” truyền hình, phim ảnh... có phần lạm dụng
hay tự nhiên hoá những từ ngữ tục tằn, dùng chúng như một tác nhân gây
cười. Việc làm này là con dao hai lưỡi. Nó vô hại với những ai có đủ
hiểu biết và bản lĩnh nhưng lại rất nguy hiểm cho giới trẻ mới tập tễnh
vào đời, không được kèm cặp chặt chẽ; nhưng "Chửi" cũng là một nhu cầu
tự nhiên để giải toả tâm lý, giải toả ức chế một cách nhất thời. Như
vậy liệu pháp "Chửi" có thể được xếp vào một loại... tâm lý học!
TVG
*
Hình như mọi người có lẽ đã nghe quen văn hóa chửi của người Bắc (Chửi mất gà) hay người Nam (chửi “Đồ mắc dịch”)
rồi, bây giờ tôi xin phép được giới thiệu thêm một ít văn hóa chửi của
người miền Trung, mà tiêu biểu là ở Huế, để rộng đường dư luận. Giữa đêm
khuya thanh vắng, tự nhiên thấy thèm nghe những câu chửi ni mà không có
ai ở đó chửi cho nghe (?) Không lẽ tự mình đi... chửi mình để nghe cho
đỡ nhớ Huế! Thật hết biết !!!
Chửi,
nói năng hồ đồ, tất nhiên không phải là một hành vi văn hóa. Nhưng dưới
cái nhìn xã hội học, hành vi chửi lại có một văn hóa... chửi mới chết
chứ! Vì chửi tồn tại hầu hết ở các nền văn minh từ cổ chí kim. Ở mỗi
vùng, địa phương, dân tộc có một cách chửi khác nhau. Sắc thái và cấp độ
nặng nhẹ của chửi thường thuộc về quan niệm. Cách chửi của miền Bắc
khác cách chửi của miền Trung, miền Nam. Đây là cái khác của những lối
sống, tập quán và ngôn ngữ địa phương.. v...v...
Có lần ở đội bóng Thừa Thiên-Huế, các cầu thủ Huế đã dạy cho cầu thủ bạn người Camaron nói “Cảm ơn” tiếng Huế là “Mả cha mi.” Và cầu thủ này cứ cảm ơn mọi người bằng câu “Mả cha mi” cho đến khi biết là mình bị đồng nghiệp chơi xỏ. Đây có thể chỉ là một giai thoại nhưng giai thoại này đã phản ánh bản chất giàu văn hóa của chửi kiểu Huế.
“Chửi kiểu Huế” có cái hay riêng của nó. Trước hết là cái hay của giai điệu. Nghe những câu chửi như “Mả cha mi,” “Đồ mi là đồ mi phá, ba mi về là ba mi la”... quả là nghe như hát hay. Nếu một người ngoại quốc nghe một mệ Huế chửi thì rất có thể nhầm là Mệ đang hát một khúc điệu dân ca với những nốt nhạc hiện đại đồ-rê-mi-pha-son.
Hay về giai điệu, chất nhạc, chửi kiểu Huế còn rất mực văn hóa ở nội dung chửi. Không có kiểu chửi chì chiết, tiếng bấc tiếng chì nặng nhẹ, riết róng, thóa mạ, mà chủ yếu là chửi yêu chửi nịnh, chửi lúc này là tỏ tình thương yêu. Một câu chửi như “Mả cha mi” người nghe còn hình dung như có kèm theo tiếng chửi là một cái bẹo má. Hay người mẹ Huế chửi con “Mi là đồ con tinh,” “Đồ con tinh le le,” là nói dzậy mà không phải dzậy. Có lẽ lời chửi có nội dung nặng ký nhất của xứ Huế là “Đồ vô hậu.” Điều này xuất phát từ sự chịu ảnh hưởng lâu đời của đạo Nho, xem không có con nối dõi là bất hiếu. Vì vậy khi người Huế chửi ai đó là “Đồ vô hậu,” là chửi vỡ mặt, chửi đến cùng. Nhưng chữ “Vô hậu” còn có nghĩa rộng của nó chứ không chỉ dừng lại ở nghĩa hẹp không có con nối dõi. “Vô hậu” còn là không có tương lai (như ở chữ mai hậu - mai sau, là tương lai). Chửi “mắng yêu” là một trong những sắc thái khá đặc sắc của văn hóa chửi kiểu Huế. Vì vậy rất khó diễn đạt trên giấy mà phải là trong ngữ dụng của nó mới có thể hiểu hết các sắc thái nghĩa của một câu chửi cụ thể. Khó có thể mô tả lại câu chửi “À cái mặt coi hay chưa tề” nếu như không được nghe từ một hoàn cảnh nhất định. Con gái Huế thường chửi hay hơn con trai, đàn bà chửi hay hơn đàn ông, người già chửi hay hơn người trẻ, nông thôn chửi hay hơn thành thị... Cái hay hơn ở đây là vốn chữ để chửi phong phú hơn và cách chửi dễ chịu hơn. Từng là cái nôi của trung tâm văn hóa, người Huế thích ăn nói văn hoa, sử dụng nhiều từ Hán Việt cho nên chửi kiểu Huế cũng nằm trong tầm ảnh hưởng này. Một kẻ đa nghi sẽ bị chửi là “Đồ đa nghi như Tào Tháo.” Có biết nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc Chí như thế nào thì mới hiểu được nghĩa của lời chửi. Cách dùng các điển cố, điển tích trong nội dung chửi đã làm nhẹ đi sắc thái đụng chạm của lời chửi, đó là một cách “chửi vòng” rất văn hóa mang đặc trưng kiểu Huế. Đại loại ta chửi mà mi không biết, thâm sâu đó mà nhẹ nhàng, không gây hấn, thúc bách đẩy người bị chửi đi đến chỗ nổi cục nổi hòn, xô xát làm hư việc.
Câu chửi của người Huế thường hay bắt đầu từ chữ “Đồ” như một tiếp đầu ngữ. Tính chất định tính chứ không phải là định lượng của chữ “Đồ” làm người bị chửi “hoang mang” một cách dễ chịu. Có thể hiểu câu chửi nặng sau đây “Mi là đồ chó,” nghĩa là “Đồ chó” chứ không phải là “Chó.” Dường như ở một số vùng của miền Trung cũng có kiểu chửi này nhưng không đặc trưng như ở Huế.
Dù muốn hay không thì hành vi chửi vẫn cứ tồn tại một khi còn có con người. Vì vậy tìm một nét văn hóa trong hành vi chửi kiểu Huế chính là để nhận thức sâu hơn điều gì ở nền tảng văn hóa đã tác động đến hành vi đó, làm cho chửi trở thành một lời mắng yêu. Tức tối đó mà dịu dàng đó, chửi mà không mạ lỵ, tục mà thanh tao, Và nếu chửi là một lời mắng yêu, lời khen phi văn bản thì tại sao chúng ta lại không mong ước được nghe chửi suốt ngày?
Vâng, người Huế, nhất là mấy O, mấy Mệ thì ưa ăn nói văn hoa chữ nghĩa, ưa đa sự đa lự, ưa . . . làm đày làm láo, tức ưa xảnh xẹ, ưa nói lý nói sự, nói dông nói dài. Thêm vào đó, phải nói cho hay, khi trầm khi bổng, lúc nhặt lúc khoan thì "tụng" mới phê! Cái phong cách noái lặp đi lặp lại của người Huế vừa như là một cách nhấn mạnh, vừa có vẻ dạy đời lại vừa mang nhiều ý nghĩa khác, xa xôi hơn, thâm thúy hơn nữa.
Để mô tả cái sự lanh chanh lắm, xí xọn quá, lu bu lắm. Người Huế ít khi dùng chữ lắm hay chữ quá mà dùng điệp ngữ: “Cái con nớ, lanh cha lanh chanh!” “Mấy mụ O giọn (nhọn) mồm” tức là “Mấy bà chị chồng mỏng mép” hoặc đôi khi chê em dâu: “Răng mà hắn vô phép vô tắc rứa hè” có nghĩa là “Sao mà nó vô phép quá vậy!”
Về màu sắc, người Huế thường có lối nói điệp ngữ để nhấn mạnh: “xanh lè lè,” “đỏ lòm lòm,” “đen thùi thui,” “vàng khè khè,” “tím giắt giắt (tím ngắt) “...
Bởi, “Cà rịch cà tang rứa mà đoài làm giôn!” Vậy đó, tà tà, lè phè vậy mà đòi làm rể! Còn nữa, để than trách ông trời sao mưa lâu quá, mấy O ngồi chỏ hỏ trong nhà dòm ra, chép miệng than dài than ngắn: “Mưa chi mưa mưa thúi đất thúi đai.”
Một bà mẹ mắng cô con gái hay một bà chị cả giảng “mô-ran”cho cô em thứ mà nghe cứ như là đang đọc một bài đồng giao với vần điệu, trầm bổng cũng là một trong những sinh hoạt dưới mái gia đình: “Mi phải suy đi nghĩ lại cho kỹ! Mi coi, là con gái con lứa, đừng có đụng chăng hay chớ, cũng đừng lật đa lật đật, cũng đừng có mặt sa mày sỉa. Bọ mạ thì quần ống cao ống thấp, tất ba tất bật để nuôi mình. Tau thấy mi rứa, tau cũng rầu thúi ruột thúi gan!”
Cái "thông điệp" cho thằng em trai thì: “Năm tể năm năm tê, mi còn lẩm đa lẩm đẩm, mũi rãi thò lò; chừ mi nậy rồi, phải biết ăn biết noái, biết goái biết mở, vô khuôn vô phép. Chớ mai tê mốt nọ mi nên vai nên vế, nên vợ nên chồng, làm răng mi bông lông ba la hoài như cái đồ trôi sông lạc chợ cho được?!”
Mấy Ôn, khi giáo huấn con cháu, vẫn thường trích dẫn ca dao, tục ngữ để đệm thêm cho ý tưởng của mình, chẳng hạn: “Đó, mi thấy đó: Ai ơi chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn. Mi đoảng, mi vô hậu, được bèo quên rá, được cá quên nơm; thì mi lấy ai mà bầu bạn, lấy mô mà tri kỷ!”
Lời kết
Tôi tin rằng chửi luôn gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Chửi không hẳn là chỉ có mặt xấu mà cách người ta dùng nó mới thật sự xấu xa.
Nếu các bạn nào đã có dịp tiếp xúc với văn hoá nước ngoài nhiều sẽ nhận thấy cách Chửi thay đổi rất nhiều tuỳ theo vùng văn hoá. Ví dụ như dân châu Âu Chửi không "khéo" bằng dân châu Á. Dân châu Phi chửi không "đau" bằng dân Nam Mỹ... Đại loại là như thế.
Nhưng đã gọi là Chửi thì nhất định không thể xếp vào cách ứng xử "lịch sự" hay tinh tế. Khi người ta đã phải dùng đến chửi có nghĩa là thật sự đã hết cách rồi. Quay về với cái gọi là "văn hoá chửi" của người Việt nam. Có lẽ không còn chữ nào chính xác hơn là hai chữ "cay nghiệt" để diễn tả nỗi đau về tinh thần mà người bị chửi phải chịu đựng.
Có ai "thắng" trong một cuộc chửi nhau tay đôi không? Câu trả lời là: “Có và Không.” Có trong trường hợp "vốn chửi" của hai bên không cân bằng hay tính cách cá nhân không tương đương - Ví dụ: một bên nhát, bên kia dữ dằn. Không trong trường hợp hai bên cùng chửi giỏi, giỏi cả về tâm lý. Không cũng còn nằm trong trường hợp gặp kẻ cao tay hơn không thèm chửi lại! Dĩ nhiên khái niệm "thắng/thua" luôn có nghĩa tương đối.
Trong hai hình thức chửi, thì việc chửi "như tát nước" không để lại hậu quả nghiêm trọng bằng cách chửi "thâm nho." Ta không nên chỉ nhìn nhận Chửi như một cái gì đó "xấu xa,” chối bỏ và không muốn hiểu nó. Trái lại, việc hiểu biết về chửi rất cần thiết trong cuộc sống vì nhiều lý do:
- Ta cần biết cái lợi/hại của chửi để hạn chế nó.
- Ta cần biết chửi để không sợ bị... chửi.
- Chửi cũng là một phần của cuộc sống.
Tôi xin mượn bài “Ca Dao Chửi” để kết thúc bài viết này:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà chửi cho vừa lòng nhau
Đã chửi, phải chửi thật đau
Chửi mà hiền quá còn lâu nó chừa
Chửi đúng, không được chửi bừa
Chửi cả nhà nó, không thừa một ai
Khi chửi, chửi lớn mới oai
Chửi hay là phải chửi dài, chửi lâu
Chửi đi, chửi lại mới ngầu
Chửi nhiều cho nó nhức đầu, đau tai
Chửi xong nhớ nói “bai bai”
Phóng nhanh kẻo bị ăn chai vào đầu…
_________
Bonus
Không lâu rồi, tôi có đi dự 1 buổi họp mặt của Hội Cựu Sinh Viện Việt Nam tại UCLA (UCLA Alumni) ở Orange County, CA. Tôi được hân hạnh ngồi cạnh một anh bạn cựu sinh viên UCLA người Huế. Anh ta từng là Cựu Chủ tịch của Hội VSA tại UCLA (Vietnamese Student Association at UCLA) của những năm 1990'.
Anh ta nói với tôi:
- "Anh Giang có biết là 95% dân Huế chết vì đau răng không...?"
Tôi théc méc vô cùng:
- "Tại sao Chú biết?"
- "Vì ở Huế, đi dự đám ma nào em cũng nghe người ta nói: 'Đau răng mà chết hỉ' "
Thì ra chỉ ở Huế mới có như vậy...
Trần Văn Giang ( HNPĐ )
Orange County
"Văn Hóa Chửi Của Người Huế" - by Trần Văn Giang.
Lời mở đầu
"Chửi"
là một đề tài luôn thú vị và gây nhiều tranh cãi. Không phải ngẫu
nhiên, "Chửi" là cái mà người ta dễ tiếp xúc và học nhanh nhất khi mới
tiếp cận với một nền văn hoá. Ngày nay các phương tiện thông tin đại
chúng như “internet,” truyền hình, phim ảnh... có phần lạm dụng
hay tự nhiên hoá những từ ngữ tục tằn, dùng chúng như một tác nhân gây
cười. Việc làm này là con dao hai lưỡi. Nó vô hại với những ai có đủ
hiểu biết và bản lĩnh nhưng lại rất nguy hiểm cho giới trẻ mới tập tễnh
vào đời, không được kèm cặp chặt chẽ; nhưng "Chửi" cũng là một nhu cầu
tự nhiên để giải toả tâm lý, giải toả ức chế một cách nhất thời. Như
vậy liệu pháp "Chửi" có thể được xếp vào một loại... tâm lý học!
TVG
*
Hình như mọi người có lẽ đã nghe quen văn hóa chửi của người Bắc (Chửi mất gà) hay người Nam (chửi “Đồ mắc dịch”)
rồi, bây giờ tôi xin phép được giới thiệu thêm một ít văn hóa chửi của
người miền Trung, mà tiêu biểu là ở Huế, để rộng đường dư luận. Giữa đêm
khuya thanh vắng, tự nhiên thấy thèm nghe những câu chửi ni mà không có
ai ở đó chửi cho nghe (?) Không lẽ tự mình đi... chửi mình để nghe cho
đỡ nhớ Huế! Thật hết biết !!!
Chửi,
nói năng hồ đồ, tất nhiên không phải là một hành vi văn hóa. Nhưng dưới
cái nhìn xã hội học, hành vi chửi lại có một văn hóa... chửi mới chết
chứ! Vì chửi tồn tại hầu hết ở các nền văn minh từ cổ chí kim. Ở mỗi
vùng, địa phương, dân tộc có một cách chửi khác nhau. Sắc thái và cấp độ
nặng nhẹ của chửi thường thuộc về quan niệm. Cách chửi của miền Bắc
khác cách chửi của miền Trung, miền Nam. Đây là cái khác của những lối
sống, tập quán và ngôn ngữ địa phương.. v...v...
Có lần ở đội bóng Thừa Thiên-Huế, các cầu thủ Huế đã dạy cho cầu thủ bạn người Camaron nói “Cảm ơn” tiếng Huế là “Mả cha mi.” Và cầu thủ này cứ cảm ơn mọi người bằng câu “Mả cha mi” cho đến khi biết là mình bị đồng nghiệp chơi xỏ. Đây có thể chỉ là một giai thoại nhưng giai thoại này đã phản ánh bản chất giàu văn hóa của chửi kiểu Huế.
“Chửi kiểu Huế” có cái hay riêng của nó. Trước hết là cái hay của giai điệu. Nghe những câu chửi như “Mả cha mi,” “Đồ mi là đồ mi phá, ba mi về là ba mi la”... quả là nghe như hát hay. Nếu một người ngoại quốc nghe một mệ Huế chửi thì rất có thể nhầm là Mệ đang hát một khúc điệu dân ca với những nốt nhạc hiện đại đồ-rê-mi-pha-son.
Hay về giai điệu, chất nhạc, chửi kiểu Huế còn rất mực văn hóa ở nội dung chửi. Không có kiểu chửi chì chiết, tiếng bấc tiếng chì nặng nhẹ, riết róng, thóa mạ, mà chủ yếu là chửi yêu chửi nịnh, chửi lúc này là tỏ tình thương yêu. Một câu chửi như “Mả cha mi” người nghe còn hình dung như có kèm theo tiếng chửi là một cái bẹo má. Hay người mẹ Huế chửi con “Mi là đồ con tinh,” “Đồ con tinh le le,” là nói dzậy mà không phải dzậy. Có lẽ lời chửi có nội dung nặng ký nhất của xứ Huế là “Đồ vô hậu.” Điều này xuất phát từ sự chịu ảnh hưởng lâu đời của đạo Nho, xem không có con nối dõi là bất hiếu. Vì vậy khi người Huế chửi ai đó là “Đồ vô hậu,” là chửi vỡ mặt, chửi đến cùng. Nhưng chữ “Vô hậu” còn có nghĩa rộng của nó chứ không chỉ dừng lại ở nghĩa hẹp không có con nối dõi. “Vô hậu” còn là không có tương lai (như ở chữ mai hậu - mai sau, là tương lai). Chửi “mắng yêu” là một trong những sắc thái khá đặc sắc của văn hóa chửi kiểu Huế. Vì vậy rất khó diễn đạt trên giấy mà phải là trong ngữ dụng của nó mới có thể hiểu hết các sắc thái nghĩa của một câu chửi cụ thể. Khó có thể mô tả lại câu chửi “À cái mặt coi hay chưa tề” nếu như không được nghe từ một hoàn cảnh nhất định. Con gái Huế thường chửi hay hơn con trai, đàn bà chửi hay hơn đàn ông, người già chửi hay hơn người trẻ, nông thôn chửi hay hơn thành thị... Cái hay hơn ở đây là vốn chữ để chửi phong phú hơn và cách chửi dễ chịu hơn. Từng là cái nôi của trung tâm văn hóa, người Huế thích ăn nói văn hoa, sử dụng nhiều từ Hán Việt cho nên chửi kiểu Huế cũng nằm trong tầm ảnh hưởng này. Một kẻ đa nghi sẽ bị chửi là “Đồ đa nghi như Tào Tháo.” Có biết nhân vật Tào Tháo trong Tam Quốc Chí như thế nào thì mới hiểu được nghĩa của lời chửi. Cách dùng các điển cố, điển tích trong nội dung chửi đã làm nhẹ đi sắc thái đụng chạm của lời chửi, đó là một cách “chửi vòng” rất văn hóa mang đặc trưng kiểu Huế. Đại loại ta chửi mà mi không biết, thâm sâu đó mà nhẹ nhàng, không gây hấn, thúc bách đẩy người bị chửi đi đến chỗ nổi cục nổi hòn, xô xát làm hư việc.
Câu chửi của người Huế thường hay bắt đầu từ chữ “Đồ” như một tiếp đầu ngữ. Tính chất định tính chứ không phải là định lượng của chữ “Đồ” làm người bị chửi “hoang mang” một cách dễ chịu. Có thể hiểu câu chửi nặng sau đây “Mi là đồ chó,” nghĩa là “Đồ chó” chứ không phải là “Chó.” Dường như ở một số vùng của miền Trung cũng có kiểu chửi này nhưng không đặc trưng như ở Huế.
Dù muốn hay không thì hành vi chửi vẫn cứ tồn tại một khi còn có con người. Vì vậy tìm một nét văn hóa trong hành vi chửi kiểu Huế chính là để nhận thức sâu hơn điều gì ở nền tảng văn hóa đã tác động đến hành vi đó, làm cho chửi trở thành một lời mắng yêu. Tức tối đó mà dịu dàng đó, chửi mà không mạ lỵ, tục mà thanh tao, Và nếu chửi là một lời mắng yêu, lời khen phi văn bản thì tại sao chúng ta lại không mong ước được nghe chửi suốt ngày?
Vâng, người Huế, nhất là mấy O, mấy Mệ thì ưa ăn nói văn hoa chữ nghĩa, ưa đa sự đa lự, ưa . . . làm đày làm láo, tức ưa xảnh xẹ, ưa nói lý nói sự, nói dông nói dài. Thêm vào đó, phải nói cho hay, khi trầm khi bổng, lúc nhặt lúc khoan thì "tụng" mới phê! Cái phong cách noái lặp đi lặp lại của người Huế vừa như là một cách nhấn mạnh, vừa có vẻ dạy đời lại vừa mang nhiều ý nghĩa khác, xa xôi hơn, thâm thúy hơn nữa.
Để mô tả cái sự lanh chanh lắm, xí xọn quá, lu bu lắm. Người Huế ít khi dùng chữ lắm hay chữ quá mà dùng điệp ngữ: “Cái con nớ, lanh cha lanh chanh!” “Mấy mụ O giọn (nhọn) mồm” tức là “Mấy bà chị chồng mỏng mép” hoặc đôi khi chê em dâu: “Răng mà hắn vô phép vô tắc rứa hè” có nghĩa là “Sao mà nó vô phép quá vậy!”
Về màu sắc, người Huế thường có lối nói điệp ngữ để nhấn mạnh: “xanh lè lè,” “đỏ lòm lòm,” “đen thùi thui,” “vàng khè khè,” “tím giắt giắt (tím ngắt) “...
Bởi, “Cà rịch cà tang rứa mà đoài làm giôn!” Vậy đó, tà tà, lè phè vậy mà đòi làm rể! Còn nữa, để than trách ông trời sao mưa lâu quá, mấy O ngồi chỏ hỏ trong nhà dòm ra, chép miệng than dài than ngắn: “Mưa chi mưa mưa thúi đất thúi đai.”
Một bà mẹ mắng cô con gái hay một bà chị cả giảng “mô-ran”cho cô em thứ mà nghe cứ như là đang đọc một bài đồng giao với vần điệu, trầm bổng cũng là một trong những sinh hoạt dưới mái gia đình: “Mi phải suy đi nghĩ lại cho kỹ! Mi coi, là con gái con lứa, đừng có đụng chăng hay chớ, cũng đừng lật đa lật đật, cũng đừng có mặt sa mày sỉa. Bọ mạ thì quần ống cao ống thấp, tất ba tất bật để nuôi mình. Tau thấy mi rứa, tau cũng rầu thúi ruột thúi gan!”
Cái "thông điệp" cho thằng em trai thì: “Năm tể năm năm tê, mi còn lẩm đa lẩm đẩm, mũi rãi thò lò; chừ mi nậy rồi, phải biết ăn biết noái, biết goái biết mở, vô khuôn vô phép. Chớ mai tê mốt nọ mi nên vai nên vế, nên vợ nên chồng, làm răng mi bông lông ba la hoài như cái đồ trôi sông lạc chợ cho được?!”
Mấy Ôn, khi giáo huấn con cháu, vẫn thường trích dẫn ca dao, tục ngữ để đệm thêm cho ý tưởng của mình, chẳng hạn: “Đó, mi thấy đó: Ai ơi chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn. Mi đoảng, mi vô hậu, được bèo quên rá, được cá quên nơm; thì mi lấy ai mà bầu bạn, lấy mô mà tri kỷ!”
Lời kết
Tôi tin rằng chửi luôn gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Chửi không hẳn là chỉ có mặt xấu mà cách người ta dùng nó mới thật sự xấu xa.
Nếu các bạn nào đã có dịp tiếp xúc với văn hoá nước ngoài nhiều sẽ nhận thấy cách Chửi thay đổi rất nhiều tuỳ theo vùng văn hoá. Ví dụ như dân châu Âu Chửi không "khéo" bằng dân châu Á. Dân châu Phi chửi không "đau" bằng dân Nam Mỹ... Đại loại là như thế.
Nhưng đã gọi là Chửi thì nhất định không thể xếp vào cách ứng xử "lịch sự" hay tinh tế. Khi người ta đã phải dùng đến chửi có nghĩa là thật sự đã hết cách rồi. Quay về với cái gọi là "văn hoá chửi" của người Việt nam. Có lẽ không còn chữ nào chính xác hơn là hai chữ "cay nghiệt" để diễn tả nỗi đau về tinh thần mà người bị chửi phải chịu đựng.
Có ai "thắng" trong một cuộc chửi nhau tay đôi không? Câu trả lời là: “Có và Không.” Có trong trường hợp "vốn chửi" của hai bên không cân bằng hay tính cách cá nhân không tương đương - Ví dụ: một bên nhát, bên kia dữ dằn. Không trong trường hợp hai bên cùng chửi giỏi, giỏi cả về tâm lý. Không cũng còn nằm trong trường hợp gặp kẻ cao tay hơn không thèm chửi lại! Dĩ nhiên khái niệm "thắng/thua" luôn có nghĩa tương đối.
Trong hai hình thức chửi, thì việc chửi "như tát nước" không để lại hậu quả nghiêm trọng bằng cách chửi "thâm nho." Ta không nên chỉ nhìn nhận Chửi như một cái gì đó "xấu xa,” chối bỏ và không muốn hiểu nó. Trái lại, việc hiểu biết về chửi rất cần thiết trong cuộc sống vì nhiều lý do:
- Ta cần biết cái lợi/hại của chửi để hạn chế nó.
- Ta cần biết chửi để không sợ bị... chửi.
- Chửi cũng là một phần của cuộc sống.
Tôi xin mượn bài “Ca Dao Chửi” để kết thúc bài viết này:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà chửi cho vừa lòng nhau
Đã chửi, phải chửi thật đau
Chửi mà hiền quá còn lâu nó chừa
Chửi đúng, không được chửi bừa
Chửi cả nhà nó, không thừa một ai
Khi chửi, chửi lớn mới oai
Chửi hay là phải chửi dài, chửi lâu
Chửi đi, chửi lại mới ngầu
Chửi nhiều cho nó nhức đầu, đau tai
Chửi xong nhớ nói “bai bai”
Phóng nhanh kẻo bị ăn chai vào đầu…
_________
Bonus
Không lâu rồi, tôi có đi dự 1 buổi họp mặt của Hội Cựu Sinh Viện Việt Nam tại UCLA (UCLA Alumni) ở Orange County, CA. Tôi được hân hạnh ngồi cạnh một anh bạn cựu sinh viên UCLA người Huế. Anh ta từng là Cựu Chủ tịch của Hội VSA tại UCLA (Vietnamese Student Association at UCLA) của những năm 1990'.
Anh ta nói với tôi:
- "Anh Giang có biết là 95% dân Huế chết vì đau răng không...?"
Tôi théc méc vô cùng:
- "Tại sao Chú biết?"
- "Vì ở Huế, đi dự đám ma nào em cũng nghe người ta nói: 'Đau răng mà chết hỉ' "
Thì ra chỉ ở Huế mới có như vậy...
Trần Văn Giang ( HNPĐ )
Orange County